Giới thiệu lần 2 về Biết tại Đà Nẵng
Đà Nẵng, 21/04/2021
1. Đố mọi người biết Sư phụ vẽ cái gì?
Thầy Trong Suốt: Rất là rộng mở luôn. Đà Nẵng đúng là nhất Việt Nam nhỉ, đúng không?
Mọi người đồng ý là Đà Nẵng nhất Việt Nam không?
Các bạn: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Nhất không? (Mọi người vỗ tay) Ở Hà Nội có bằng thế này không?
Không bằng. Sân khấu Hà Nội sao bằng thế này được! Ít nhất là không có biển, đúng không? Hà Nội chỉ có mỗi sân khấu thôi. Được rồi. Cảnh này quá đẹp luôn!
Những bạn nào đến từ Đà Nẵng, giơ tay xem nào! (Mọi người giơ tay) Rồi, hôm nay là buổi dành cho Đà Nẵng. Các bạn Hà Nội thì không nhé, tốt nhất là quay mặt đi chỗ khác.
Hôm nay có ai trên 50 tuổi, trên 50 tuổi, giơ tay! (Một số bạn giơ tay) Dưới 15 tuổi, có ai dưới 15 tuổi không? Con bao nhiêu tuổi nhỉ? (Sư phụ hỏi một bạn) 14 ấy hả? Có ai học trình độ đại học trở lên, giơ tay xem nào! (Các bạn giơ tay) Rồi, có ai trình độ lớp 3 trở xuống, lớp 5 trở xuống? Không có ai à? Toàn giỏi nhỉ! Cái mà sư phụ sắp nói thì nó không liên quan đến tuổi tác, cũng chẳng liên quan đến trình độ. Hỏi cho vui thế thôi! Chứ còn bất chấp. Một cái là sự thật ấy, thì nó phải đúng với mọi tuổi tác, mọi trình độ, đúng không? Nếu cái mà chỉ đúng với người học giỏi, không đúng với người học dốt thì nó không phải là sự thật.
Hôm nay mình sẽ nói một cái mà nó đúng với tất cả mọi người, không liên quan đến tuổi tác, trình độ gì hết. Hôm nay trước khi bắt đầu, mọi người hãy có một cái tinh thần là quên hết những gì đã từng học, đã được học ở đâu đấy, đọc ở đâu đấy… tạm để sang một bên. Kể cả những cái sư phụ đã từng dạy cũng để sang một bên. Mình hãy đón nhận cái này một cách mới mẻ nhất, để cho mình đỡ bị lạc vào những cái kinh nghiệm cũ. Tốt nhất mình xác định là mình mới toanh, giống như một đứa bé lần đầu tiên đi học.
Có giống ngày đi học đầu tiên không? “Ngày đầu tiên đi học mẹ dắt tay đến trường” - ở đây có ai được ai dắt tay đến trường không? Sao Đức, ai dắt tay con đến đây? Hồi xưa là ai dẫn con đến trường?
Bạn Đức: Mẹ con.
Thầy Trong Suốt: Bây giờ thì sao, hôm nay thì sao? Tự đi à? Hôm nay có ai được người khác dẫn đến trường không? “Ngày đầu tiên đi học, bồ dắt tay đến trường”, có không? Giơ tay xem nào, có ai được bồ dẫn đi không? Một, hai… Ủa, Đà Nẵng không ai được bồ dẫn đi à? “Ngày đầu tiên đi học, mẹ dẫn tay đến trường”, đúng không? (Sư phụ chỉ một bạn) Con thì được mẹ dẫn tay đến trường còn gì nữa? Ba dẫn đi à, không phải mẹ à? Anh hai đúng không? Rồi, đủ người chưa để bắt đầu? Ban tổ chức đâu rồi, còn đợi ai nữa không?
Người Đà Nẵng là có thói quen đúng giờ, đúng không, nên chắc là giờ này không ai đến muộn cả. Rồi.
Hôm nay mình sẽ bàn về chủ đề là: “Cuối cùng mình thực sự là ai?” Các con sống ở trên đời này có biết mình là ai không? Các con ấy, sao? Ở đây có ai biết mình là ai không?
Sống ở trên đời phải biết mình là ai chứ? Thủy, con là ai?
Bạn Thủy: Dạ thưa Sư phụ, giờ thì con nghĩ con là Thủy ạ.
Thầy Trong Suốt: Thủy, 42 tuổi, đúng không?
Bạn Thủy: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Thủy chỉ là một cái tên thôi. 42 tuổi chỉ là một con số thôi, không phải là con. Quyên, con là ai?
Bạn Quyên: Con là Quyên ạ.
Thầy Trong Suốt: Quyên chỉ là một cái tên thôi, không phải là con. Thế đứa nào tên Quyên cũng là con à? Nói thế thì gọi Quyên phát là con chứ còn gì nữa? Đúng không, đứa nào cứ tên Quyên là con – Sai bét rồi còn gì nữa, đúng không? 42 tuổi là con à? Cứ ai 42 tuổi là con hết à? Sai rồi, người khác đi! Ưu tiên Đà Nẵng nhé!
Oanh, con là ai? Ai bảo đeo kính đen, định che mắt thì bị gọi đến, rồi!
Bạn Oanh: Dạ, con là Oanh.
Thầy Trong Suốt: Đã nói rồi, Oanh chỉ là… một cái tên thôi. Nếu nói như con thì bất kỳ ai là Oanh thì cũng là… con, thì không đúng rồi. Con tên gì ấy nhỉ? (Thầy hỏi một bạn) Cô giáo… Thôi, con nói luôn cũng được. Con là ai?
Một bạn: Dạ, con tên là Dương Thị Minh Khang.
Thầy Trong Suốt: Con là ai?
Minh Khang: Con là một vật thể ạ.
Thầy Trong Suốt: Nói như con thì vật thể nào cũng là con, đúng không? Nếu như con là một vật thể thì ai cũng là con được, vật thể nào chả là con được – Sai rồi. Bên cạnh Oanh tên là gì nhỉ? Con tên là gì ấy nhỉ?
Dương Hiền: Thưa Sư phụ, con là Dương Hiền ạ.
Thầy Trong Suốt: Dương Hiền chỉ là một cái tên. Đúng không? Thôi được rồi, mình sẽ khám phá dần, đúng không? Bây giờ mình chơi trò đố khác không? Chơi trò nữa không, nhé! Rồi, bút đâu rồi?
Trò này tên là: Đố mọi người biết sư phụ vẽ cái gì? Ai trả lời đúng được 5 cờ.
Sướng không? 5 cờ là kha khá rồi đúng không? Có thể dùng đi mấy tỉnh thành phố rồi.
Nhé, đố mọi người biết sư phụ vẽ gì, thế thôi. Trò này rất hợp với những người nghĩ bậy, hiểu không? (Thầy vẽ một hình trên tấm bảng) Rồi, nhìn rõ không? Nhìn rõ chưa? Đấy, đố mọi người sư phụ vẽ cái gì? Mọi người viết trong điện thoại nhé. Những ai biết rồi thì thôi. Ai biết rồi nghĩ tiếp cũng được, đấy là những người thích tưởng tượng. Còn tất cả mọi người viết trong điện thoại nhé. Mở điện thoại ra viết cái mình nghĩ vào trong đấy, sư phụ vẽ cái gì, đấy. Viết vào điện thoại đi. Viết vào giấy cũng được, ai có giấy viết vào giấy. Tí nữa mình sẽ đọc đáp án rồi xem ai được giải. Ai càng nghĩ bậy thì khả năng được giải càng cao. Đấy, gợi ý. (Thầy cười) Mấy phút?
Năm phút nhé, năm phút. Cố gắng nhớ lại xem đã thấy cái này ở đâu, ví dụ thế! Tìm mọi cách khác nhau.
Xong hết rồi đúng không? Dễ không? Ai có đáp án, giơ tay nào! Xem có đáp án hay chưa thôi mà. Những ai có đáp án giơ tay nào! Rồi, mọi người ghi lại điện thoại nhé. Hết chưa, xong chưa? Còn ai chưa ghi vào điện thoại không? Rồi, bắt đầu mọi người chia sẻ đi! Đấy, cứ đúng là 5 cờ. Ai bắt đầu đi, bất kỳ ai cũng được! Linh, đưa mic cho bạn Linh!
Bạn Linh: Dạ, em đoán là con chim.
Thầy Trong Suốt: Con chim? Ok, được rồi. Tốt, tốt. Bắt đầu có một đáp án. Ai có đáp án khác con chim không? Rồi, Ý đi.
Minh Ý: Dạ, con đoán là lá dừa.
Thầy Trong Suốt: Cái gì? À, cái lá dừa, đúng không? Lá dừa, rồi, tốt. Còn ai nữa không?
Còn ai ngoài chim và dừa không? Hoặc là chim cũng được. Có ai đoán chim nữa không?
Rất nhiều người nhìn thấy chim. Rồi. Có ai nhìn thấy dừa không? Có một người, à mấy người, hai người, rồi. Vậy có ý kiến khác nữa không? Là cái gì? Con là gì?
Một bạn: Con thấy hình cánh chim, với lại dấu gạch chéo.
Thầy Trong Suốt: Cánh chim và dấu gạch chéo. Rồi, bạn khác! Tuyết ở Hà Nội đi rồi, đúng không? Bạn Nga, Nga chưa đi Hà Nội à? Rồi, Nga nói đi!
Mỹ Nga: Dạ, cái đấy con liên tưởng đến rất nhiều cái ạ.
Thầy Trong Suốt: Rất nhiều cái? Rồi. Cái hay là con?
Mỹ Nga: Nó cũng bậy ạ. Cái ạ.
Thầy Trong Suốt: Cái à? Ừ, rồi, nói đi!
Mỹ Nga: Cái khe ngực ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi, khe ngực.
Mỹ Nga: Khe mông ạ
Thầy Trong Suốt: Có ai thấy giống khe mông không, giơ tay nào!
Mỹ Nga: Cánh chim.
Thầy Trong Suốt: Khe ngực, có ai không? (Một số bạn giơ tay) Được, được. Cánh chim?
Gì nữa?
Mỹ Nga: Chỉ là đường kẻ thôi ạ.
Thầy Trong Suốt: Đường kẻ. Rồi. Con ghi cả 4 đáp án à?
Mỹ Nga: Đáp án của con là: Mình nghĩ cái gì thì nó là cái đấy ạ.
Thầy Trong Suốt: À, được, đấy cũng là một đáp án. Rồi. Có ai có cái khác không? Ai khác những cái đáp án vừa xong không? Khánh Minh là cái gì? Con chim? Rồi. Bích Ngọc là cái gì? Cũng chim? Có vẻ phụ nữ thích chim phết nhỉ? Rồi, còn ai không? Đức?
Bạn Đức: Cũng là chim ạ.
Thầy Trong Suốt: Cũng chim? Đàn ông cũng thích chim, đúng không? OK. Còn ai nữa?
Ly? Con chọn gì?
Bạn Ly: Con tim ạ.
Thầy Trong Suốt: Con tim? Ừ, con tim cũng có vẻ đúng, đúng không? Rồi, bố của Vũ Trang.
Bố Vũ Trang: Dạ thưa chữ V ạ.
Thầy Trong Suốt: Chữ V? Cũng được, có lý. Rồi, còn ai ở đây nữa nhỉ? Còn ai có đáp án khác không? Thảo Nhi?
Thảo Nhi: Chim ạ.
Thầy Trong Suốt: Chim? Vợ chồng đồng quan điểm nhỉ! Được rồi, Tuệ Vy! Cái gì? Đưa mic cho bạn, sư phụ không nghe thấy bạn ấy nói gì, đưa mic cho bạn.
Tuệ Vy: Dạ, con thấy giống con bướm.
Thầy Trong Suốt: Con bướm. Hay, đúng không? Được rồi, rất tốt. Đấy, phải sáng tạo tí chứ, đúng không? Mình thích gì thì mình nói ra thôi. Rồi, bạn nào mà đáp án chưa giống, không giống những cái vừa được nói không? Có ai có một số đáp án khác không? Như là Tuệ Vy có đáp án mới là con bướm này, đúng không? Còn gì nữa? Có ai có đáp án gì khác không? Thảo!
Bạn Thảo: Dạ, con nhìn thấy cọng lông chim ạ.
Thầy Trong Suốt: Lông chim. (Mọi người cười) Có lý không? Có lý quá còn gì nữa, tại sao các con lại cười? Giống phết chứ, đúng không? Rồi, lông chim. Còn ai khác không Rồi, con tên gì ấy nhỉ?
Khải Hoàn: Dạ, con tên Khải Hoàn ạ.
Thầy Trong Suốt: Khải Hoàn, rồi hay quá. Khải Hoàn thấy gì con?
Khải Hoàn: Dạ, con nghĩ là cái đôi lông mày.
Thầy Trong Suốt: Đôi lông mày? Ừ, cũng có lý, cũng có lý. Rồi, còn ai nữa không? Cố lên! Chúng ta sẽ tổng kết sau khi tất cả mọi người cùng nói. Có ai có đáp án khác với những đáp án vừa xong không? Rồi, con nói đi! (Thầy chỉ một bạn)
Vân Anh: Con thì nhìn thấy cái này là viền môi trên, viền trên của môi.
Thầy Trong Suốt: Viền môi, à viền trên của môi.
Vân Anh: Nó cũng là đoạn ở nhân trung nữa.
Thầy Trong Suốt: Nhân trung? À, được, được, có lý. Rồi, ai nữa? Khoa! Khoa hôm trước chưa đi à?
Vũ Khoa: Chưa ạ.
Thầy Trong Suốt: À thế à? Buổi trước không đi Hà Nội à?
Vũ Khoa: Chưa ạ.
Thầy Trong Suốt: À thế rồi, những ai ở Hà Nội mà chưa đi buổi trước thì tham gia hết đi, nên tham gia.
Vũ Khoa: Con thấy như kiểu đây giống như kiểu hai ngọn cỏ ạ.
Thầy Trong Suốt: Ngọn cỏ? Cỏ là thảo, đúng không? Đi xa vẫn gì? Vẫn không thể quên người yêu được, đúng không? Được, ngọn cỏ, OK, rồi. Người yêu ở nhà sướng lắm, đúng không? Nhìn đâu cũng thấy Thảo. Được rồi. Tuyết!
Bạn Tuyết: Thưa thầy, là cánh chim bay trên rặng dừa ạ.
Thầy Trong Suốt: Cánh chim bay trên chặng dừa – Đâu, dừa đâu?
Bạn Tuyết: Dừa là ở chóp màu đỏ ạ.
Thầy Trong Suốt: Màu đỏ là dừa.
Bạn Tuyết: Màu xanh là… cánh chim ạ… rặng dừa, màu đỏ là cánh chim ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ, được, hay đấy, đúng không? Cũng có lý – Cánh chim bay trên rặng dừa. Đấy, sáng tạo chưa? Còn ai có đáp án khác không? Còn ai nữa không? Nãy giờ có nhiều bạn nói đúng rồi đấy, nhưng mà đúng một nửa, đúng một nửa thôi. Rồi, con nói đi!
(Thầy mời một bạn)
Một bạn: Dạ, con thấy thực tế là hai đường vẽ trên một tấm bảng.
Thầy Trong Suốt: Hai đường vẽ trên…
Một bạn: Một tấm bảng.
Thầy Trong Suốt: Biết đâu lại đúng hết nhỉ? Hai đường vẽ trên một tấm bảng – Được.
Còn ai nữa không? Còn ai có đáp án khác, khác cơ mà! Khác cứ nói thôi! Có ai từ Sài Gòn vào, Hà Nội mà chưa tham dự buổi trước không? Rồi, hết chưa? Theo các con có ai được năm cờ không? Có không? Nếu đúng một nửa có được năm cờ không? Đúng một nửa, có được hai cờ rưỡi không? Chúc mừng những bạn nào đã nhìn thấy cánh chim – đấy, các bạn đã được đúng một nửa của sự thật. Các bạn đã nhìn thấy được một nửa của sự thật. Mà một nửa của sự thật thì… Rất tiếc, sao? Nó lại không phải là sự thật.
Đáp án đúng nhé, nghe không? Đây là cánh chim bay giữa bầu trời. Đấy, mọi người thấy cánh chim nhưng mà lại… không nhìn thấy gì? Bầu trời. Đúng không? Mọi người có đồng ý đây là cánh chim bay giữa bầu trời không? Có ai có đáp án đúng không?
Có ai được cả hai không? Con được à? (Thầy hỏi một bạn) Mở điện thoại ra kiểm tra xem nào! Bạn nào kiểm tra luôn đi!
Nghiêm Linh: Cánh én ạ.
Thầy Trong Suốt: Cánh én cũng được, nhưng mà quan trọng là gì? Giữa bầu trời.
Nghiêm Linh: Trên bầu trời ạ.
Thầy Trong Suốt: Trên bầu trời – Quá giỏi! Con giới thiệu đi! Nhất rồi còn gì nữa? Hoan hô bạn ấy nhỉ, đúng không? (Mọi người vỗ tay) Quá giỏi! Hà Nội có ai đúng không nhỉ? À hình như có bốn, năm bạn đúng, đúng không? Rồi, con nói đi, giới thiệu đi.
Nghiêm Linh: Dạ, con thưa Sư phụ, con là Linh, con đến từ Quảng Bình.
Thầy Trong Suốt: Quảng Bình? Ai dẫn con đến đây?
Nghiêm Linh: Con đến một mình ạ.
Thầy Trong Suốt: Tự mình? Ồ, sao con biết nhóm này?
Bạn Linh: Dạ, con ở Hoa Sen Trong Suốt rồi, và trong lớp đại học của con cũng có nhiều bạn tham gia nhóm.
Thầy Trong Suốt: Lớp đại học ấy hả? Đang ở Đà Nẵng luôn?
Bạn Linh: Dạ không, ở Hà Nội. Con học ở Hà Nội.
Thầy Trong Suốt: À, rồi. Nhưng phải có ai dẫn con, duyên gì dẫn con đến nhóm này chứ?
Bạn Linh: Bạn con là Nguyễn Ngọc Hiếu, với cả Võ Minh Phương.
Thầy Trong Suốt: Ngọc Hiếu đúng không? Hiếu là ai nhỉ? Rồi, Võ gì?
Bạn Linh: Võ Minh Phương ạ.
Thầy Trong Suốt: Minh Phương, Minh Phương thì sư phụ biết. Rồi, vì sao con lại thấy cánh chim giữa bầu trời?
Bạn Linh: Con cũng không biết nữa, tự nhiên con thấy thế thôi ạ.
Thầy Trong Suốt: Thấy luôn? Một phát bật ra luôn?
Bạn Linh: Vâng.
Thầy Trong Suốt: À, rất tốt, rất tốt. Thông thường thì mọi người thấy cái gì? Cánh chim, đúng không? Con sẽ được năm cờ nhé, chúc mừng con. (Mọi người vỗ tay)
Bạn Linh: Dạ con cảm ơn ạ.
Thầy Trong Suốt: Mọi người thông thường chỉ thấy cánh chim thôi, ít người thấy bầu trời. Đúng chưa? Trong khi cái gì thực sự là bao la, rộng lớn hơn? Cái gì rõ ràng, rộng lớn hơn? Bầu trời. Đúng không? Cái gì vững bền hơn? Cánh chim nó chấp chới rơi xuống, đúng không, bầu trời thì ở đấy. Lớn hơn, rộng lớn hơn, bền vững hơn, nhưng mà lại gì?
Không để ý đến. Đúng chưa?
Sư phụ vẽ gì trên bảng? Đáp án đúng là Cánh chim bay giữa bầu trời. Mọi người thông thường chỉ thấy cánh chim thôi, ít ai thấy bầu trời. Cái gì bền vững hơn?
Cánh chim thì chấp chới, bầu trời thì luôn ở đấy, rộng lớn và bền vững.
2. Nếu các con chỉ có 2 tài sản là thân và tâm thì khổ hay sướng?
Thầy Trong Suốt: Lúc nãy sư phụ hỏi là: Con là ai? Ai cũng nói rằng: Con là một cái tên nào đấy, đúng không? Nhưng mà ngầm ám chỉ con là cái gì? Thân thể này. Suy cho cùng mình gọi là cái tên ấy thôi, nhưng mà rõ ràng một người khác cùng tên thì mình không bảo là mình, đúng không? Vì sao? Vì mình nghĩ mình là cái gì? Đây, là con người này. Có đúng không? Có đúng không nhỉ? Từ sáng đến tối mình làm cái người này, đi lại trong cái không gian này và mình tin rằng mình là cái thân thể này. Ở đây có ai sống thế không, giơ tay xem nào! (Mọi người giơ tay) Rồi, rất tốt.
Thế nhưng có một cái to lớn, bao la, ôm lấy cái thân thể này, mà nó rất bền vững, luôn ở đây, là cái gì? Cái gì ôm lấy thân thể này? Thân thể này đi qua đi lại giống con chim ấy, bay qua bay lại. Cái gì? Là cái không gian, đúng không? Ở đây có ai nghĩ mình là cái không gian không? Rất tiếc là không, đúng không? Nhưng nhỡ bạn chính là không gian, thì sao? Thậm chí bạn còn to hơn cả cái không gian này, thì sao? Chắc mình chưa bao giờ nghĩ đến, đúng chưa? Vì mình quen làm cái thân thể này quá lâu rồi. Nhưng câu hỏi là:
Làm thân thể này sướng hay khổ? Theo các con, mình làm cái thân-tâm này thì sướng hay khổ? Khổ đúng không? Đầu tiên là khổ về cái gì?
Nếu khổ thì khổ vì cái gì chứ! Bất kì một cái gì đe doạ đến thân thể này. Ví dụ con kiến làm mình khổ được không? Mình to khoẻ thế này nhưng con kiến làm mình khổ được không? Con muỗi làm mình khổ được không? Có không? Hơn một chút, các cái bệnh tật có làm mình khổ được không? Khi làm cái thân này ấy, thì khổ nhất trên đời là chịu cái bệnh tật đau đớn của thân thể. Đúng không? Ốm đau bệnh tật có khổ không? Thậm chí chưa bị nhưng mà sẽ bị. Tưởng tượng đi, có thể hôm nay chưa bị nhưng mà mình sẽ bị, có thể không? Khổ đúng không?
Thế nhưng giả sử có một ngày nào đó, có ai nói với các con là thực ra con chẳng phải thân thể này đâu. Hãy tưởng tượng đi. Có thể chính ngày hôm nay luôn đấy, có một người nói với con là ừ hình như có vẻ bạn không phải thân thể này và bạn không chịu ảnh hưởng của bệnh tật và giới hạn của một con người bình thường. Mình có sướng không? Nếu thật như thế có sướng không? Sướng không? Quá sướng đúng không?
Làm kiếp người thật ra sướng hay khổ? Quá khổ. Ai trải qua đủ lâu sẽ thấy. Kể cả những người thành công đi nữa thì khổ hay sướng? Theo con thì sao? Người rất thành đạt, có rất nhiều tài sản? Khổ hay sướng? Cũng khổ đúng không? Đúng chưa? Hôm nay mình sẽ khám phá xem cuối cùng thực sự ngoài cái việc mình có cái thân thể này ra, ngoài việc mình có cái tâm thức này ra, suy nghĩ này ra liệu mình còn có tài sản gì nữa để làm cho mình không khổ? Chứ thân thể làm mình khổ hay sướng? Theo con thì sao? Trả lời đi. Cái thân thể, cái tài sản mình cho là mình nhất đi, nó làm mình khổ hay sướng? Những ai cảm nhận được là cái thân thể ấy, cái tài sản mình cho là thuộc về mình nhất thì nó chính là cái làm mình khổ, giơ tay? (Mọi người giơ tay) Rồi, rất tốt, rất tốt.
Thế giờ cái tinh thần đi, cái tinh thần hay còn gọi là tâm thức đấy, cái mình cũng cho là mình đúng không? Cũng cho là mình, là của mình, tâm thức của tôi, tinh thần của tôi, trạng thái tinh thần của tôi, suy nghĩ của tôi, có đúng không? Cái đống tinh thần ấy, cái đống suy nghĩ này ấy, thì sau bao nhiêu năm sở hữu nó rồi, mang đi mang lại khắp nơi rồi thì nó làm mình khổ hay sướng? Thử nghĩ xem? Tinh thần của mình, những suy nghĩ của mình, những trạng thái cảm xúc của mình, mình gọi chung là tinh thần của mình, sau hàng chục năm sống rồi, trẻ nhất ở đây cũng là 14 tuổi rồi thì nó gây ra đau khổ hay là hạnh phúc? Ai thử trên 50 tuổi trả lời xem nào? Con đi, con nói đi, con là năm mấy tuổi ấy nhỉ?
55 hả?
Bạn đó: Dạ con 62 ạ.
Thầy Trong Suốt: 62 à? Ừ 62 càng tốt.
Bạn đó: Dạ con chưa nghe rõ câu hỏi của Sư phụ ạ.
Thầy Trong Suốt: Nhé, cái thân thể này con mang theo hàng chục năm nay rồi thì nó đem đến hạnh phúc hay đau khổ?
Bạn đó: Dạ con thấy đau khổ ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi, thế cái tinh thần của con, các cái trạng thái suy nghĩ của con ấy.
Tinh thần là các cái trạng thái suy nghĩ khác nhau, mình nói chung là các suy nghĩ, thì các suy nghĩ của con làm con sướng hay khổ?
Bạn đó: Dạ con thấy khổ ạ.
Thầy Trong Suốt: Thế hai cái mình cho là mình nhất, đúng không? Ai chẳng tin tôi là thân thể này, là cái tinh thần này, cuối cùng nó đem đến cho con bao nhiêu năm hạnh phúc hay đau khổ?
Bạn đó: Dạ con thấy đau khổ.
Thầy Trong Suốt: Cũng khổ đúng không?
Bạn đó: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi, ai trẻ hơn tí đi. 62 tuổi thì khổ rồi đúng không? Nhưng nhỡ 40 tuổi sướng thì sao, biết đâu. Ở đây có ai 40 không? Khoảng 40 không? Tầm 40. (Một số bạn giơ tay) Rồi, hai vợ chồng Trung với Hiếu đi. Ơ, Trung Hiếu luôn à? Hay! Hiếu nói trước đi, sao, thân tâm, thân thể và suy nghĩ nó làm cho con sướng hay khổ?
Ngọc Hiếu: Làm cho con khổ, Sư phụ.
Thầy Trong Suốt: Thế à, 40 tuổi cũng khổ à? Nhưng nó làm cho mình sướng mà, đúng không? Ví dụ được khen thì mình cười, được vỗ tay thì mình hạnh phúc mà, được chồng khen đẹp thì mình sướng.
Ngọc Hiếu: Nhưng mà sướng sau đó con thấy cũng khổ.
Thầy Trong Suốt: Vì sao?
Ngọc Hiếu: Chỉ sướng một chút đó thôi Sư phụ.
Thầy Trong Suốt: Vì?
Ngọc Hiếu: Vì ví dụ chồng con làm một cái gì đó mà con không vừa ý con vẫn thấy khổ.
Thầy Trong Suốt: À, nó chỉ sướng một lúc đúng không, xong lại khổ. Có cách nào giữ hạnh phúc mãi trong tinh thần không? Thôi, đầu tiên là có cách nào giữ sức khoẻ mãi trên thân thể không? Không đau không ốm bao giờ không? Chịu rồi đúng không? Thì mỗi thân thể không xịn thì ta chuyển sang gì? Hãy làm cho tinh thần lúc nào cũng hạnh phúc! Đúng không? Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên, đúng không? Sống tuỳ duyên thuận pháp gì đó, đúng không? Thì nó sẽ hạnh phúc chứ? Có vẻ là như vậy chứ? Có cách nào giữ cho tinh thần lúc nào cũng hạnh phúc không? Trung trả lời thử xem nào, theo con tinh thần, suy nghĩ làm con sướng hay khổ?
Bạn Trung: Dạ con thấy khổ Sư phụ.
Thầy Trong Suốt: Vì sao?
Bạn Trung: Dạ bởi vì có sướng, có vui đó, về cái bên ngoài thôi nhưng mà thật sự có những cái sự lo lắng, lo âu là cũng làm mình khổ.
Thầy Trong Suốt: Ngay khi đang hạnh phúc có thể lo lắng được không?
Bạn Trung: Dạ có ạ.
Thầy Trong Suốt: Ví dụ hôm nay vừa thành đạt, thì vừa lúc mình nhận được giải thưởng thì mình có lo lắng gì không?
Bạn Trung: Có lo lắng bị mất.
Thầy Trong Suốt: Ừ lo lắng đúng không?
Bạn Trung: Lo lắng mọi người trước mặt thì vậy nhưng mà sau lưng thì dèm pha mình, chơi xỏ mình đủ thứ.
Thầy Trong Suốt: Rồi, rất tốt. Như vậy 40 tuổi, theo con 40 tuổi thì sao?
Bạn Trung: Vẫn khổ.
Thầy Trong Suốt: Vẫn khổ nhé. Bây giờ thử trẻ hơn nhé. Ở đây có ai tầm khoảng 25 – 30 đi, tuổi xuân phơi phới đi. Mỹ Nhân! Xinh thế này chắc là 25 – 30 đúng không? Sao? Khổ hay sướng? Tinh thần làm mình sướng hay khổ? Tinh thần của cô gái 25 – 30 sướng hay khổ? Trông xinh thế này chắc phải 25 – 30 thôi chứ, đúng không? “Em là ai, cô gái hay…?” Hay gì?
Một số bạn: “Nàng tiên”.
Thầy Trong Suốt: “Hay nàng tiên” đúng không? “Em có tuổi hay em không có tuổi”, nhưng dù em có là cô gái hay nàng tiên, dù em có tuổi hay không có tuổi thì em vẫn?
Sướng hay khổ? Em Nhân?
Mỹ Nhân: Khổ.
Thầy Trong Suốt: Khổ vì sao? Tại sao thân tâm làm mình khổ? Tại sao mình là cái thân tâm này lại gây khổ?
Mỹ Nhân: Thân tâm thì chịu nhiều khổ chứ. Về thân ấy thì là đau ốm bệnh tật, cái đó là về thân. Còn về tâm thì là suy nghĩ.
Thầy Trong Suốt: Nghĩ ngược nghĩ xuôi đúng không?
Mỹ Nhân: Nghĩ ngược nghĩ xuôi, khổ trăm điều.
Thầy Trong Suốt: Ở đây ai đã từng bị tra tấn bởi suy nghĩ bao giờ chưa? Giơ tay? Dùng từ tra tấn luôn đấy nhé, trải qua chưa? (Một số bạn giơ tay) Rồi, những người không giơ tay, những người vừa xong không giơ tay, giơ tay lên xem nào? Rồi, 4 bạn này trả lời đi.
Thân và tâm khổ hay sướng? Thân thể và suy nghĩ đấy? Bạn được giải nhất vừa xong đi.
Chưa từng bị tra tấn đúng không? Số mình rất tốt, vậy thì thân tâm làm mình sướng hay khổ?
Một bạn: Dạ về hoàn cảnh của con thì thân chắc chắn sẽ khổ rồi vì đau ốm bệnh tật từ nhỏ đến lớn ạ.
Thầy Trong Suốt: Con cũng ốm à?
Bạn đó: Vâng ạ, nhưng mà chưa trải qua ốm nặng cho nên cũng chưa đến mức độ tra tấn nhưng mà cũng thấy khổ. Còn tâm thì về quan điểm của con là sướng khổ tuỳ lúc.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn đó: Và mình có cái tâm nó thay đổi, nó khác cái thân ở chỗ là tâm nó có thể giúp mình hạnh phúc thực sự được. Nên theo con nếu như biết suy nghĩ, biết điều chuyển thì dù có hoàn cảnh thế nào thì vẫn có thể hạnh phúc.
Thầy Trong Suốt: Con đang nói là “nếu như”.
Bạn đó: Dạ đúng, nếu như.
Thầy Trong Suốt: Còn đang hỏi là thực tế cơ mà.
Bạn đó: Thực tế thì cũng có khổ chưa đến mức độ tra tấn.
Thầy Trong Suốt: Ừ, nhưng theo con là cái tâm này nó có cách nào duy trì được hạnh phúc, sung sướng mãi không?
Bạn đó: Chắc là đạt đến mức độ giác ngộ thì mới thấy được còn nếu như vô minh thì vẫn khổ.
Thầy Trong Suốt: Giác ngộ, ví dụ giác ngộ đi, xong rồi một cái, một cành cây nó đâm vào chân thì có đau không?
Bạn đó: Đau nhưng mà không thấy khổ.
Thầy Trong Suốt: Không thấy khổ.
Bạn đó: Tức là nếu đạt được mức độ đó.
Thầy Trong Suốt: Đấy là con tưởng tượng hay là con có kinh nghiệm.
Bạn đó: Dạ tưởng tượng thôi.
Thầy Trong Suốt: Tưởng tượng đúng không?
Bạn đó: Không, nhưng mà thực tế thì…
Thầy Trong Suốt: Con nói kinh nghiệm của con đi, sư phụ hỏi kinh nghiệm của con mà.
Bạn đó: Một số lúc thì ví dụ bệnh của con là bệnh đau dạ dày thường xuyên.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn đó: Như trước đây mỗi lần bị là thực sự thấy khổ, nhưng mà sau đó nếu như mình cứ đắm chìm trong đau khổ thì vẫn thấy nó chẳng giải quyết được vấn đề gì cả. Nên sau là con sẽ phải nghĩ, tìm đến nghĩ chuyện khác, mặc dù vẫn đau. Nhưng mà thấy nó cũng không quá khổ như xưa nữa.
Thầy Trong Suốt: Ừ, như vậy là con chỉ bớt khổ hay là không khổ?
Bạn đó: Dạ bớt thôi ạ, chứ còn vẫn khổ.
Thầy Trong Suốt: Vẫn đúng không? Với cái bản tính vô thường của tâm thì dù con bớt khổ đi nữa, một lúc sau, do vô thường thì sao?
Bạn đó: Dạ vẫn có khổ quay lại, một cái khổ khác quay lại.
Thầy Trong Suốt: Quay ngay lập tức, đúng không? Khổ này khổ kia mò đến đúng không?
Con chưa biết thế nào là giác ngộ nên con chỉ nói kinh nghiệm của con được thôi chứ.
Bạn đó: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Thế thì thân tâm con khổ hay sướng?
Bạn đó: Hiện tại thì vẫn khổ.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, đấy sư phụ muốn nghe từ kinh nghiệm của con. Như vậy con phải thừa nhận là gì, là cái thân tâm này sướng hay khổ?
Bạn đó: Khổ ạ.
Thầy Trong Suốt: Khổ chứ đúng không? Rồi tốt. À, sĩ quan bạch mã tên là gì ấy nhỉ?
Người chồng đẹp trai của Mê Ly! Rồi, con tên gì?
Bảo Dân: Dạ con tên là Bảo Dân.
Thầy Trong Suốt: “Bão dâng” ấy hả? Bão dâng lên ấy hả?
Bảo Dân: Dạ không, “nhân dân” ạ.
Thầy Trong Suốt: Bảo Dân. Bảo Dân, rồi Bảo Dân. Sao? Đời con chắc chưa bị tra tấn tinh thần đúng không?
Bảo Dân: (Cười) Dạ.
Thầy Trong Suốt: Vì vợ mình tốt, quá giỏi, quá tốt đúng không?
Bảo Dân: Dạ đúng một phần ạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng một phần. (Cười) Thế phần nào không đúng?
Bảo Dân: Dạ, vì có những lúc là cũng làm cho con buồn hoặc là con cũng suy nghĩ, cũng buồn, cũng khổ, cho nên là con nói một phần cũng vì đó. Về tinh thần thì con cũng chưa chịu đựng những cái khổ mà gọi là tra tấn, chứ còn khổ nhỏ mình gọi là chấp nhận vì mình biết cái khổ mà nó kéo dài dai dẳng thì nó sẽ day dứt và làm cho mình càng khổ hơn. Cho nên những cái khổ nhỏ thì có thể những cái đó mình chấp nhận để mình vượt qua và mình hướng tới những điều tốt đẹp để mình tiếp tục cuộc sống thì nó đỡ hơn, không day dứt và không dằn vặt hơn trong hằng ngày ạ.
Thầy Trong Suốt: Nó đỡ hơn hay là nó hết?
Bảo Dân: Dạ đỡ hơn ạ.
Thầy Trong Suốt: Giả sử đang đỡ, con đi về nhà và vợ im lặng không nói câu nào, thì con sẽ cảm thấy sướng hay khổ?
Bảo Dân: Dạ khi đó là khổ.
Thầy Trong Suốt: Thấy chưa? Như vậy là cái đấy nó chỉ đỡ thôi đúng không? Chứ còn cái thân tâm này nó vận hành theo nhân quả, vô thường của nó. Hoàn toàn có thể đang rất hạnh phúc và vô thường ập đến, khổ trở lại.
Bảo Dân: Dạ đúng.
Thầy Trong Suốt: Đấy là kinh nghiệm sống của con hay là lý thuyết của sư phụ?
Bảo Dân: Dạ kinh nghiệm sống của con ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ, rồi, tốt tốt.
Bảo Dân: Mình phải chấp nhận những cái đó.
Thầy Trong Suốt: Rồi, à còn ai nữa? Còn ai thấy là thân tâm nữa nhỉ? Hai cháu bé. Câu này khó nhỉ, trẻ con trả lời khó. Ưu tiên Khải Hoàn đi. Theo con thân tâm sướng hay khổ?
Khải Hoàn: Dạ thân tâm đều khổ.
Thầy Trong Suốt: Khổ ấy hả? Trẻ như con thì khổ gì? Yêu đương bao giờ chưa?
Khải Hoàn: Dạ rồi.
Thầy Trong Suốt: Yêu rồi ấy hả? Bao nhiêu tuổi rồi ấy nhỉ?
Khải Hoàn: Dạ 17.
Thầy Trong Suốt: 17 thì sao? Yêu chắc rồi! “Yêu là chết…” gì? Biết câu thơ đấy không?
Khải Hoàn: Dạ con không biết.
Thầy Trong Suốt: Không biết à? Hôm nay con sẽ được biết một câu thơ cực kì quan trọng. Yêu là gì? “Yêu là chết ở trong lòng một ít” đúng không? Một tí à? Một chút. “Vì mấy khi yêu…” gì? “Mà lại được yêu”. Con có được yêu không? Người ta có yêu lại con không?
Khải Hoàn: Dạ có.
Thầy Trong Suốt: Sướng không?
Khải Hoàn: Dạ hơi sướng.
Thầy Trong Suốt: Hơi sướng. (Cười) Thế mà sao khổ được, thân tâm không khổ được, cứ yêu nhiều là hết khổ. Bí kíp quan trọng để không khổ bao giờ là cứ yêu thật nhiều vào!
Yêu càng nhiều càng không khổ, đồng ý không?
Khải Hoàn: Dạ lỡ khi hết yêu cái cũng khổ.
Thầy Trong Suốt: Đã bao giờ, con đã bao giờ khổ trong tình yêu chưa?
Khải Hoàn: Dạ rồi.
Thầy Trong Suốt: Theo con có thể khổ lại được không hay cứ một lần thôi, xong rồi thôi?
Không bao giờ khổ.
Khải Hoàn: Dạ khổ lại.
Thầy Trong Suốt: Ví dụ?
Khải Hoàn: Dạ, ví dụ là khi chia tay. Lúc đầu yêu thì hạnh phúc nhưng mà khi chia tay thì lại khổ.
Thầy Trong Suốt: Chào nhau về, chia tay theo kiểu chào nhau đi về chứ gì?
Khải Hoàn: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Chia tay kiểu đấy đúng không? Chia tay thế mà đã khổ rồi, sau này có kiểu chia tay kinh khủng hơn.
Khải Hoàn: Á, chia tay chấm dứt luôn ấy.
Thầy Trong Suốt: Chấm dứt luôn ấy hả? Trải qua rồi hả?
Khải Hoàn: Dạ rồi.
Thầy Trong Suốt: Khổ không?
Khải Hoàn: Dạ hơi khổ.
Thầy Trong Suốt: Có gì đảm bảo tương lai nó sẽ không lặp lại không?
Khải Hoàn: Dạ không. Chắc chắn sẽ lặp lại.
Thầy Trong Suốt: Thật ấy hả?
Khải Hoàn: Dạ.
Thầy Trong Suốt: 17 tuổi thế thì đau chưa? 17 tuổi đã gì? Đã biết thế nào là cái khổ của thân tâm rồi đúng không? Thân con có khổ không? Trẻ thế chắc không khổ đúng không?
Khải Hoàn: Dạ không, không có lúc nào đau nặng ạ.
Thầy Trong Suốt: Nhưng có bao giờ khổ không? Thân này này.
Khải Hoàn: Dạ có.
Thầy Trong Suốt: Ví dụ?
Khải Hoàn: Ví dụ như khi đi đá banh ấy, xong rồi…
Thầy Trong Suốt: Ngã đúng không?
Khải Hoàn: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Vậy theo con là làm thân tâm thì có thể sẽ sướng được mãi không?
Khải Hoàn: Dạ không.
Thầy Trong Suốt: Hay chắc chắn là sẽ?
Khải Hoàn: Chắc chắn là sẽ có lúc khổ.
Thầy Trong Suốt: Ví dụ như?
Khải Hoàn: Ví dụ như lúc chia tay và lúc đá banh bị ngã.
Thầy Trong Suốt: Thấy chưa? 17 tuổi giỏi không? Hoan hô không? (Mọi người vỗ tay) 17 tuổi ý thức được rồi, rất tốt, rất tốt.
À rồi, con tên gì ấy nhỉ? (Thầy hỏi một bạn khác)
Khải Nguyên: Dạ con tên là Khải Nguyên.
Thầy Trong Suốt: Khải Nguyên, rồi. Chắc là tuổi của con thì sướng chắc rồi! Chia sẻ hạnh phúc của con cho các bạn đi.
Khải Nguyên: Dạ?
Thầy Trong Suốt: Chia sẻ hạnh phúc của con cho các bạn ở đây đi, ở đây các anh chị toàn những người già nua, khổ sở thôi, con hãy thổi một luồng gió mới đi, thân tâm không bao giờ khổ cả!
Khải Nguyên: Dạ cũng có vài lúc khổ nhưng không đến nỗi phải tra tấn.
Thầy Trong Suốt: Ừ, con có lúc nào khổ không?
Khải Nguyên: Dạ có. Như là…
Thầy Trong Suốt: Thân trước đi.
Khải Nguyên: Thân là con có một lần bị sốt xuất huyết.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Khải Nguyên: Kiểu bị dằn vặt mấy ngày mà cuối cùng cũng khỏi nhanh.
Thầy Trong Suốt: Có gì đảm bảo sốt xuất huyết không quay trở lại không?
Khải Nguyên: Dạ không.
Thầy Trong Suốt: Như vậy cái thân này sẵn sàng gì? Lúc nào nó cũng sẵn sàng?
Khải Nguyên: Bị bệnh lại.
Thầy Trong Suốt: Bị khổ, bị bệnh lại, đúng không? Rồi. Thôi tâm đi, thân thì có thể khổ nhưng mà tuổi trẻ phơi phới như con thì sao khổ được đúng không? Nhất là gia đình hạnh phúc nữa, đúng chưa? Yêu đương gì chưa? Chắc chưa đúng không? Yêu chưa?
Khải Nguyên: Dạ chưa.
Thầy Trong Suốt: Đấy! Làm sao khổ được. Rồi, có khổ không? Tâm có bao giờ khổ không?
Khải Nguyên: Dạ khổ ít.
Thầy Trong Suốt: Có không?
Khải Nguyên: Dạ cũng có ạ.
Thầy Trong Suốt: Ví dụ?
Khải Nguyên: Như là, à… lỡ chọc bạn xong kiểu mất tình bạn bè.
Thầy Trong Suốt: Mất đi tình bạn, đúng không? Đấy. Mất tình bạn, khổ hay sướng?
Khải Nguyên: Dạ khổ.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Mà có gì đảm bảo là sau này sẽ không bao giờ mất tình bạn không?
Khải Nguyên: Dạ không.
Thầy Trong Suốt: Rồi, rất tốt. Như vậy làm thân tâm, ai cũng cho rằng là mình có hai thứ là thân và tâm đúng không? Nhưng cả hai đều gì? Khốn khổ cả đúng không? Càng già càng hiểu đúng không? Tara đâu rồi? Tara chắc không khổ. Theo con Tara có khổ không?
Trẻ như Tara sao khổ được. Tara! Vào ba hỏi cái này cái, vào đây, vào ba hỏi cái này!
Theo các con thì sao? Làm thân tâm của đứa bé chắc sướng đúng không? Hạnh phúc như một đức trẻ, đúng không? Vào đây con. (Thầy nói với Tara) Vào đây ba hỏi một cái xong rồi được đi, vào đây.
Rồi, lên đây, lên đây ngồi với ba, trả lời câu này xong, nếu trả lời giỏi thì được thưởng nhé. Đồng ý không, trả lời đúng chỉ cần nói thật thôi là được thưởng rồi. Đồng ý không?
Rồi ba hỏi con nhé, con có… Cuộc sống của con sướng hay khổ?
Tara: Khổ! (Mọi người cười)
Thầy Trong Suốt: Khổ? Cuộc sống của con khổ ấy hả? Vì sao? Mọi người thấy vui tươi không? Thế này mà cũng khổ hả? Nói lại đi, cuộc sống khổ hay sướng, nói lại.
Tara: Là lá la la là…
Thầy Trong Suốt: Khổ hay sướng, nếu khổ thì vì sao? Cuộc sống của con nếu con khổ thì vì sao?
Tara: Vì anh đánh con! (Mọi người cười)
Thầy Trong Suốt: Đánh thì chỉ khổ tinh thần hay khổ thân thể? Khổ tâm hay khổ thân?
Tara: Khổ tâm!
Thầy Trong Suốt: Khổ tâm ấy hả? Đánh mà khổ tâm ấy hả? Vì sao lại khổ tâm?
Tara: (Cười)
Thầy Trong Suốt: Vì sao lại khổ tâm? Đánh thì đau nhưng tinh thần mình vẫn vui chứ đúng không? Sao?
Tara: Dạ?
Thầy Trong Suốt: Đánh thì khổ tâm hay khổ thân? Vì sao lại khổ tâm?
Tara: Bởi vì… (Cười)
Thầy Trong Suốt: Con cứ nói đi, con nói gì cũng được mà, ba vẫn thưởng mà. Cứ nói đúng là được thưởng, cứ nói đi, vì sao?
Tara: Nhưng mà tâm là suy nghĩ đúng không?
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, tâm là suy nghĩ. (Cười) Vì sao lại khổ tâm?
Tara: Bởi vì mình nghĩ là anh đánh, xong rồi, mình nghĩ là có anh, xong rồi anh đánh, xong rồi…
Thầy Trong Suốt: Có anh rồi anh đánh đúng không?
Tara: Xong rồi mình nghĩ là đau!
Thầy Trong Suốt: (Cười) Nghĩ là đau? Sướng hay khổ?
Tara: Khổ.
Thầy Trong Suốt: Trong tương lai con có thể hoàn toàn hết khổ được không? Không khổ tí nào vì anh không đánh nữa chẳng hạn. Có không?
Tara: (Lắc đầu)
Thầy Trong Suốt: Sao lại không? Anh ngoan nên anh không đánh mình nữa. Có không?
Tara: Lúc đấy anh đi ra chỗ khác mất rồi.
Thầy Trong Suốt: Nhưng mà sẽ không đánh mình nữa, anh ngoan rồi. Mình sẽ không khổ bao giờ nữa vì anh không đánh mình nữa.
Tara: Nhưng mà mình không nhìn được tương lai. (Mọi người cười)
Thầy Trong Suốt: Thế à? Nghĩa là gì, anh hoàn toàn có thể gì?
Tara: Anh hoàn toàn có thể đánh!
Thầy Trong Suốt: Thấy chưa! Thôi rồi, con được thưởng 15 phút chơi ipad nhé, được chưa? Rồi, hoan hô Tara. (Mọi người vỗ tay) Như vậy là Tara sao? Cũng gì?
Mọi người: Cũng khổ.
Thầy Trong Suốt: Khổ đúng không? Trông tưởng là sướng thôi. Lúc nào cũng lo gì? Anh đánh. Mà lại không biết trước tương lai, đúng không? Đúng chưa? Hoàn toàn có thể tối nay lại gì? Lại đánh tiếp. Đấy, đứa bé mấy tuổi, Tara mấy tuổi ấy nhỉ? Sáu tuổi mà nó cũng khổ như vậy. Vậy ai thoát được bây giờ? Sáu tuổi nhé, đúng không? Ai ở đây tin là mình, nếu mình là thân tâm này thì kiểu gì cũng khổ giơ tay? (Mọi người giơ tay) Rồi rất tốt.
Thế mà từ nhỏ đến lớn mình chỉ tin rằng mình chỉ có một tài sản là gì? Thân tâm này thôi đúng không? Thân này lớn lên cùng mình, tâm này vác theo khắp cuộc đời. Nhưng mà nếu chỉ có thân tâm này thì báo trước tương lai gì? Báo trước tương lai con sướng hay khổ?
Cái thân này kiểu gì chẳng bệnh, đồng ý chưa? Điều dễ thấy nhất. Ở đây có ai dám cá là mình không bao giờ bệnh không? Thậm chí sao? Trên người có gì? Đang bệnh mà mình không biết, mình chưa đi khám thôi, thật đấy! Có khi đi khám ra một đống chuyện luôn.
Như vậy là làm cái thân này ấy, nó khổ sẵn rồi, nhưng mà cái đống tâm thức, suy nghĩ của mình ấy, có gì đảm bảo là trong tương lai nó không khổ không? Hay là nó lúc nào cũng sẵn sàng bị khổ.
Các con, các bạn ngồi đây nhưng có một tin nhắn đến, có khi đang rất vui đúng không? Một tin nhắn đến, có chuyển sang khổ ngay không? Tin nhắn gì phát là khổ ngay?
Ví dụ thử xem nào, Thủy, tin nhắn gì phát là khổ ngay? Đang ngồi vui vẻ thế này, nhưng mà có một tin gì mà chắc chắn rằng tin đấy đến thì con khổ ngay?
Thủy: Dạ con?
Thầy Trong Suốt: À, Thủy này cũng được, hai Thủy đúng không? Vũ Thủy và con là gì Thủy? Vũ Thủy trước đi!
Vũ Thủy: Dạ thưa Sư phụ, ví dụ như là tin nhắn là ba qua đời…
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Vũ Thủy: Ba mất!
Thầy Trong Suốt: Ừ, ba qua đời thì sẽ khổ ngay!
Vũ Thủy: Thì sẽ khổ ngay!
Thầy Trong Suốt: Rồi có ai tin nhắn nhẹ nhàng hơn, chưa gì đã nặng quá! Gu mặn quá, gu nhẹ đi!
Vũ Thủy: Hoặc là, hoặc là nghe tin nhắn là con trai bị té lỗ đầu, vô bệnh viện chẳng hạn…
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, con trai ngã, chưa… chưa cần vào bệnh viện, chỉ cần ngã đau thôi là mình đã đau lòng rồi! Rồi có tin nhắn gì khác nữa, Vũ My nào?
Vũ My: Con sẽ cảm thấy khổ ngay là khi, ví dụ như là ở nhà các bạn lễ tân bị khách chửi chẳng hạn.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Vũ My: Bị mất tiền hoặc là các bạn không đi làm thì mình sẽ lo lắng…
Thầy Trong Suốt: Đang ngồi đây mà tin nhắn đến khổ ngay lập tức, đúng chưa?
Vũ My: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi có ai nghĩ ra tin nhắn gì khổ nhanh hơn không? Nga, à Vương trước đi! Vương trước đi!
Hồ Vương: Alo, dạ tin nhắn con thấy buồn ngay đấy là… Là Sư phụ không truyền Pháp, dạy Pháp nữa!
Thầy Trong Suốt: À à! (Thầy cười) Hồ Vương: Ngưng cái việc đấy lại….
Thầy Trong Suốt: Được, được! Rồi, rồi.
Hồ Vương: Vì không còn cơ hội để tu tập nữa!
Thầy Trong Suốt: Ai, người khác đi, Nga đi, Nga đi!
Vũ Nga: À, dạ, con nghĩ nếu bây giờ có một tin nhắn của trưởng khoa của con bảo là đề có trục trặc về luôn… nên là khổ ngay lập tức luôn!
Thầy Trong Suốt: Khổ ngay đúng không?
Vũ Nga: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Người khác đi, à Mỹ Nga đi!
Mỹ Nga: Dạ. Ví dụ như sáng nay ạ, con đang nghe một cuộc điện thoại thì thấy cuộc gọi nhỡ của sếp ạ. Con không biết cuộc gọi gì cả nhưng con đã thấy khó chịu ngay lập tức rồi!
Thầy Trong Suốt: Chỉ cần một cuộc gọi nhỡ cũng đã gì?
Mỹ Nga: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Thậm chí không cần tin nhắn!
Mỹ Nga: Vâng. Tại vì lúc ấy nghĩ rằng ngày nghỉ mà cũng gọi mình!
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Ở đây ai có một cuộc điện thoại gọi nhỡ là khổ ngay giơ tay nào? Không cần tin nhắn nhé, chỉ cần gọi nhỡ thôi, của một người mà mình, mình biết là nhỡ phát là mình khổ ngay! Giơ xem nào! Wow thấy chưa? Dễ khổ không? Cái tâm này dễ khổ không? Thậm chí cái tâm này còn dễ khổ hơn cái thân luôn, cái thân ngồi đây đang mát đúng không? Đang mát mẻ dễ chịu, chưa có cái gì kinh khủng cả, nhưng một cú điện thoại miss call thôi, của ai thì sẽ khổ? Ví dụ? Của ai? Những người giơ tay vừa xong của ai, Đức của ai?
Bạn Đức: Dạ, người yêu cũ!
Thầy Trong Suốt: Người yêu cũ đến, miss call phát gì? Được, con ví dụ này rất hay. Còn ai nữa? Những bạn khác đi, Tuệ Vy, ai miss call sẽ khổ ngay?
Tuệ Vy: Dạ, người yêu.
Thầy Trong Suốt: Người yêu hiện tại hay người yêu cũ?
Tuệ Nghi: Dạ, người yêu hiện tại.
Thầy Trong Suốt: Cũng khổ? Wow vì sao?
Tuệ Vy: Thì lúc đó con sẽ thấy là mình đã bỏ lỡ một cuộc nói chuyện với người yêu.
Thầy Trong Suốt: Một cuộc nói chuyện thú vị với người yêu đúng không? Cũng được.
Rồi, ai nữa? Ai thấy, biết ngay là cú miss call của ai là khổ ngay? Chỉ miss call thôi nhé.
Chưa có nội dung luôn. Khánh Minh, miss call của ai phát là khổ luôn? Bạn hay là mẹ?
Khánh Minh: Dạ của mẹ ạ.
Thầy Trong Suốt: Bạn không khổ à?
Khánh Minh: Dạ không.
Thầy Trong Suốt: Kinh, được. Mẹ phát khổ ngay vì sao?
Khánh Minh: Dạ vì mẹ rất hay cằn nhằn vì cái chuyện là không nghe điện thoại, nên biết chắc là nếu như mà mình không nghe thì kiểu gì cũng…
Thầy Trong Suốt: Kiểu gì cũng khổ! Như vậy là mình khổ ngay khi đang ở đây, giữa biển xanh, cát trắng, nắng vàng này đúng không? Chỉ một cú miss call thôi! Đúng chưa? Ai nữa, ai có miss call khổ ngay? Con tên gì ấy nhỉ?
An Định: Dạ con tên là An Định.
Thầy Trong Suốt: Hả?
An Định: An Định.
Thầy Trong Suốt: An Định, ờ đúng rồi An Định.
An Định: Dạ nếu bây giờ con có cuộc gọi nhỡ con sẽ khổ nhất là điện thoại nhỡ ở ngoài nhà.
Thầy Trong Suốt: Nhà con? Vì?
An Định: Tại vì là khi con đi đây là hai đứa con của con mới sáu tháng và đang bị sốt.
Thầy Trong Suốt: Đang sốt mà vẫn bỏ con đến đây, nhẫn tâm, nhẫn tâm không? Đấy, nhìn điện thoại phát là khổ ngay. Rồi, ai nữa, Vũ Tâm?
Vũ Tâm: Dạ thưa Sư phụ là bố con hoặc là mẹ con gọi… gọi nhỡ là con thấy khổ.
Thầy Trong Suốt: Vì?
Vũ Tâm: À, bố con là hay gọi nhỡ mà con không nghe máy là lần sau gọi lại là sẽ cạch.
Mẹ thì, à con đang gửi con gái cho mẹ con, nếu mà gọi nhỡ thì thường thường con nghĩ là mẹ đang nói là con con bị gì hoặc đang gặp vấn đề gì.
Thầy Trong Suốt: Ừ, như vậy to khỏe như Vũ Tâm mà cũng gì? Quá dễ khổ, một cú miss call mà cũng khổ. Mọi người thấy dễ khổ không? Quá dễ khổ không? Như vậy nếu các con trên đời mà sống chỉ có tài sản duy nhất là thân và tâm này thì thấy thế nào rồi? Dự đoán tương lai thế nào? Trên đời tôi có hai cái tài sản duy nhất, một là thân, hai là tâm. Hãy nói cho tôi biết bạn có tài sản gì? Tôi sẽ cho bạn biết gì, bạn dễ khổ đến thế nào?
Ngồi đây, chỉ một con muỗi nó đến nó vo ve quanh tai, khổ hay sướng? Chỉ cần vo ve thôi nhé, sướng hay khổ? Bị nó đe dọa cái thân này đúng không, con muỗi vo ve thì đe dọa cái thân này, một cú miss call thì đe dọa gì? Tất cả các loại suy nghĩ đau khổ có thể mò đến từ miss call! Như vậy nếu bạn chỉ có, nếu các con chỉ có hai thứ thân và tâm thì khổ chắc chưa? Khổ chắc chưa? Đúng chưa?
Nếu các con chỉ có có 2 tài sản là thân và tâm thì quá dễ khổ.
Thân thì chỉ con muỗi vo ve là khổ. Tâm thì chỉ một cuộc gọi nhỡ là khổ.
3. Tin vui là con luôn có một tài sản thứ 3 không bao giờ khổ được là “Biết”
Thầy Trong Suốt: Tin buồn là nếu chỉ có thân và tâm thì sao? Đời quá khổ! Nhưng giả sử con còn một tài sản khác, quý hơn, mà tài sản ấy lại không bị khổ thì sao? Nếu con có một tài sản từ lúc cha sinh mẹ đẻ đến giờ có, còn quý hơn thân, tâm mà cái đó lại không bị khổ, thì sao? Tin vui hay tin buồn? Nếu dựa vào đấy thì vui hay buồn? Ai thấy vui giơ tay, nếu giả sử có ở đây, vui giơ tay! Rồi.
Mình sẽ cùng khám phá, đúng không? Xem có hay không, được chưa? Đúng là gì?
Trên đời có những thứ mình có mà mình không bao giờ để ý, ví dụ như ở đây bao nhiêu người một ngày dành một phút để nghĩ về không khí giơ tay xem nào? Một phút thôi nhé, mỗi ngày tôi dành một phút để suy nghĩ về không khí. Có ai không? Có thẩn thơ thế không? Nói một cách tương đối, rõ ràng không khí là cái mình có nhưng mình chẳng bao giờ nghĩ tới nó hết! Có đúng không, đúng không nhỉ?
Như vậy có khả năng là mình còn một loại tài sản mình cũng có mà mình không bao giờ nghĩ về nó, có thể không? Có thể có khả năng đấy không? Vì bằng chứng là không khí là một thứ lúc nào mình cũng có, không khí có quan trọng không? Nếu không có không khí thì sao? Chết rồi còn đâu nữa đúng không! Không có không khí thì không hít thở thì chết, không có không khí thì không đi lại được nữa cũng chết nốt! Nhưng mà chẳng ai nghĩ về cả, đấy.
Con chim bay ở đâu? Bầu trời sờ sờ trước mắt hay là bị che giấu? Theo mọi người thì sao? Bầu trời này có sờ sờ trước mắt không? Nhưng tất cả chỉ thấy gì thôi? Chim thôi đúng không? Không thấy bầu trời, trừ một bạn ở đây nhìn thấy bầu trời. Đấy, thì cũng vậy, như vậy, các con có một thứ, nó gọi là tài sản xưa nay của các con, có từ lúc sinh ra đến giờ, thậm chí nói một cách mạnh mẽ hơn nó có từ lúc chưa sinh ra đến giờ luôn! Chứ không phải lúc sinh ra tới giờ, luôn luôn mang theo con, luôn đi cùng con mà con không hề biết!
Muốn khám phá cái đấy không? Những ai muốn khám phá ngay bây giờ, ở đây, giơ tay xem nào? Rồi, rất tốt.
Câu hỏi… Thế hãy trả lời câu hỏi đơn giản này thôi: Các con, từng người một ấy có đang biết hay không? Có đang biết hay không? Câu hỏi đơn giản thôi, trả lời xem nào?
Các con có đang biết hay không? Ai trả lời được, giả sử nào? Câu hỏi là các con, con đấy.
Con, “con có đang biết hay không?” Sao có ai trả lời được không? Những ai bảo có đang biết giơ tay xem nào? Đang biết, đang biết… (Một số bạn giơ tay, một số không giơ tay) Những người còn lại không biết gì hết à? Còn lại không biết gì hết? Ơ, những bạn không giơ tay, không biết gì cả à? Những bạn nào vừa xong không giơ tay ấy nhỉ? Giơ tay xem nào! Những bạn vừa xong không giơ tay cơ mà! Rồi, thế con nghe lời sư phụ nói không, nghe tiếng sư phụ nói không? Nghe thấy không? Nếu không nghe thấy làm sao mà giơ tay lên được? Con có thấy mình đang giơ tay không, những bạn giơ tay vừa xong có thấy mình giơ tay không? Nếu không biết thì làm sao… lại biết mình giơ tay? Nếu không biết thì làm sao con nghe được lời sư phụ nói? Đúng không nhỉ, đơn giản không? Lại nhé, câu này dễ hơn nhé. “Các con có đang nghe hay không?”, dễ hơn này, “Con nghe hay không?”, “Có nghe không?”.
Một bạn: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Có không? Thế nghe là cái gì khác? Nghe chính là biết chứ gì nữa đúng không? Mình gọi là nghe được bởi vì mình biết gì? Biết âm thanh đúng không, thì gọi là nghe được. Đồng ý chưa? “Các con có đang nghe hay không?”, “Có đang nhìn không?” Nhắm mắt lại xem có đang nhìn không? Những người bảo có đang nhìn, nhắm mắt thử xem có đang nhìn không? Nhắm mắt lại, có đang nhìn không? Nhìn thấy cái gì?
Thấy cái gì? Thấy mảng màu đen, thậm chí là không chỉ màu đen còn có gì nữa? Có đỏ, có trắng đúng không? Có ánh sáng luôn! Các con có cảm giác mình đang ngồi trên ghế không? Hay ngồi trên đất không? Có cảm giác được cái đấy không?
Như vậy là con đang biết âm thanh, con đang biết hình ảnh, con đang cảm nhận cảm giác trên thân thể, sao lại bảo là không biết gì? Đồng ý chưa? Bây giờ hỏi lại nhé! “Con có đang biết hay không?”. Kiểm tra đi xong rồi trả lời, ai thấy có giơ tay! “Con có đang biết hay không?”, “Con có đang biết hay không?” Những ai giơ, cứ giơ đi, “Con có đang biết hay không?”. Được rồi, như vậy 100% đều đang biết, đúng không? Có đúng không?
Bây giờ sư phụ hỏi “Khả năng biết này nó xuất hiện từ khi nào trong đời con?”. Ba tuổi, bốn tuổi, sáu tuổi, học đại học mới có, hay yêu đương rồi mới có. Cái khả năng biết này – vừa xong tất cả đều thừa nhận là gì? Đang biết đúng không? Vậy cái Biết này đấy, cái khả năng biết này xuất hiện lúc nào trong đời con? Sáu tuổi, lấy chồng…? Lấy chồng mới biết ấy hả? Người ta hay nói là “biết thế thì không lấy chồng” đúng không? Như vậy phải là, lúc lấy chồng phải là không biết chứ! Biết thế thì không lấy chồng, nghĩa là lúc lấy chồng phải gì? Không biết đúng không nhỉ? Được rồi, nói đùa, nói đùa, nói thật đi. Cái khả năng biết này, cái tính Biết này đấy, mình gọi là cái tính Biết hay khả năng biết này nó xuất hiện từ lúc nào trong đời con? Ai trả lời thử xem nào! Vân Anh.
Vân Anh: Con nghĩ là ở trong bụng mẹ khi còn là bào thai, thai nhi cũng đã có tính Biết này rồi.
Thầy Trong Suốt: Kinh quá!
Vân Anh: Như thế thì em bé nghe được bố mẹ nói chuyện, rồi cử động chân tay, nên là nói biết từ lúc còn trong bụng mẹ ấy ạ.
Thầy Trong Suốt: Trong bụng mẹ đã biết rồi?
Vân Anh: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Con đã bao giờ yêu đương mù quáng chưa?
Vân Anh: Có rồi ạ.
Thầy Trong Suốt: Lúc đấy có biết không?
Vân Anh: Không ạ. (Bạn cười)
Thầy Trong Suốt: Không ấy hả?
Vân Anh: Đang yêu đương mù quáng….
Thầy Trong Suốt: Lúc yêu đương mù quáng thì không biết? Lúc trong bụng mẹ thì biết?
Đẻ ra rồi, yêu đương mù quáng lại không biết? Ok đấy là một quan điểm, rồi. Ở đây ai đã từng yêu đương mù quáng chưa, giơ tay! Rồi, giơ tay sư phụ xem, những người yêu đương mù quáng! Bạn nào trông vẻ mặt mù quáng nhất nhỉ? Cứ giơ đi, để sư phụ nhìn độ mù quáng. Chọn một bạn mù quáng nhất nhé. Nadia đi, đúng không? Yêu 12 năm không cưới, xong bỏ đúng không? Bỏ chưa? Đấy, lúc yêu đương mù quáng, con có biết hay không?
Nadia: Con vẫn biết.
Thầy Trong Suốt: Vẫn biết, biết sao lại yêu đương mù quáng?
Nadia: Thì con vẫn biết lúc đó con có cảm xúc.
Thầy Trong Suốt: Rồi. Biết là có cảm xúc. Rồi gì nữa?
Nadia: Biết là có suy nghĩ là…
Thầy Trong Suốt: Biết là có suy nghĩ! Ok, rất tốt! Lúc đang yêu mù quáng vẫn gì?
Nadia: Vẫn biết hết tất cả mọi thứ, từ cảm xúc, suy nghĩ…
Thầy Trong Suốt: Nắm tay có biết nắm tay không? Hay là lại tưởng nắm cái khác?
Nadia: Nắm tay.
Thầy Trong Suốt: Nắm tay biết nắm tay đúng không?
Nadia: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Rồi, gì nữa? Yêu… cảm xúc yêu hiện lên thì biết yêu đúng không?
Nadia: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Buồn có biết buồn không?
Nadia: Dạ, buồn có biết buồn.
Thầy Trong Suốt: Rồi, như vậy là kể cả yêu đương mù quáng thì vẫn gì? Vẫn gì…?
Nadia: Vẫn đang biết.
Thầy Trong Suốt: Đang biết! Vân Anh thế nào? Sao em bây giờ thay đổi quan điểm chưa? Lúc yêu đương mù quáng có biết không? Biết sao còn yêu? Biết thế mà vẫn yêu, mù quáng mà vẫn yêu? Vì sao?
Vân Anh: Dạ, thực ra thì lúc đấy là, có thể là cái, cái cảm xúc nó dẫn dắt nên là mình biết việc đấy. Nếu dùng được lí trí thì mình nên dừng, thôi bỏ! Nhưng vì cảm xúc thúc đẩy.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Vân Anh: Hoặc là mình tin vào cái cố chấp của bản thân mình ấy, là mình yêu người đấy mình có thể thay đổi người ấy thì mình cứ yêu ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ. Tại sao em lại kể lại được cả một câu chuyện? Lúc đấy em ngất thì em có kể được cả câu chuyện nãy giờ không? Lúc yêu đương mù quáng mà ngày nào em cũng ngất trong bệnh viện thì em có kể được câu chuyện dài từ nãy đến giờ không?
Vân Anh: Không ạ.
Thầy Trong Suốt: Vậy thì làm thế nào để em kể câu chuyện dài từ nãy đến giờ cho các bạn ở đây nghe? Em vẫn phải gì?
Vân Anh: Em vẫn phải biết ạ.
Thầy Trong Suốt: Đang biết đúng không? Như vậy cái việc em kể lại là bằng chứng sống động nhất của việc, em chứng minh là gì, kể cả khi đang yêu đương mù quáng thì?
Vân Anh: Yêu đương mù quáng… vẫn biết ạ.
Thầy Trong Suốt: Vẫn đang biết! Rồi. Vậy thì khả năng biết này xuất hiện khi nào?
Ngoài bạn Vân Anh nói rằng từ khi cha sinh mẹ đẻ đúng không? À từ lúc mà trong bụng mẹ, có ai có thời gian sớm hoặc muộn hơn không? Muộn hơn đi? Đẻ ra chẳng hạn đúng không, trước khi yêu đi thì không biết gì? Xong yêu thì bắt đầu biết, có ai thế không? Có không? Có ấy hả? Thủy ấy hả? Trước khi yêu tôi chẳng biết cái gì hết, sau khi yêu tôi biết thế nào là trời đất chẳng hạn! Sao? À, bạn Thủy nói là, con nói lại đi
Bạn Thủy: Dạ, con thấy là trước khi yêu thì giống như màu hồng ấy là người ta sẽ làm mình hạnh phúc nhưng rồi sau rồi, yêu rồi, có gia đình rồi thấy mình khổ!
Thầy Trong Suốt: Như vậy tại sao mình lại có thể nói rằng trước khi yêu thì mình thấy cuộc đời màu hồng? Nếu mình không biết gì, mình có nói được câu ấy không? Lúc trước khi yêu mà mình chẳng biết gì hết, mình ngất lịm đi từ sáng đến tối thì mình có nói được câu “Trước khi yêu thấy đời màu hồng” không? Như vậy phải thế nào mới nói được trước khi yêu thấy đời màu hồng?
Thủy: Phải trải qua, phải khổ.
Thầy Trong Suốt: Phải biết.
Thủy: Phải biết, dạ.
Thầy Trong Suốt: Là có các suy nghĩ, đúng không? Con nói rằng trước khi yêu con nghĩ là đời màu hồng. Vậy thì con, lúc đấy con phải biết chứ! Lúc con nghĩ đời màu hồng con phải biết là “À đang có suy nghĩ đời màu hồng” chứ! Đúng chưa nhỉ? Như vậy mọi người đồng ý là cái khả năng biết này – nó có tối thiểu từ lúc ra đời không? Theo các con thì em bé sơ sinh có biết không?
Một bạn: Biết.
Thầy Trong Suốt: Bằng chứng là? Sao, bà mẹ có đứa con sáu tháng đúng không, à 17 tháng rồi, sao? Theo các con trẻ con đẻ ra luôn, biết luôn không? Hay là phải truyền cho nó một tí công lực nó mới biết?
Một bạn: Dạ, theo con thì trẻ con đẻ ra là đã biết rồi.
Thầy Trong Suốt: Lí do?
Một bạn: Lí do là…
Thầy Trong Suốt: Bằng chứng?
Một bạn: Nó biết âm thanh, bởi vì là nó có thể phản ứng được các lời nói của mẹ. Nó biết hình ảnh bởi vì là nó cũng thấy, ví dụ như con thường hay quấn mẹ ấy. Ví dụ như là khi mà đẻ ra, trong một tháng, nhưng mà con lại nó sẽ đòi, cái này mình suy ra nó đã biết hình ảnh, cho nên là nó phân biệt được mẹ là ai rồi.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Nó phải biết được hình ảnh!
Một bạn: Dạ đúng rồi. Hoặc là nó cũng biết cảm giác, ví dụ như là nó ị trong, trong bỉm ấy, thì nó sẽ khóc, nó khó chịu.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, biết ấm, biết lạnh đúng không?
Một bạn: Dạ đúng rồi.
Thầy Trong Suốt: Đấy, như vậy mọi người đồng ý trẻ con cũng biết, đang biết không?
Khi mà hỏi “Có đang biết hay không”, các con ngần ngại giơ tay, nhưng mà ngay cả đứa bé sơ sinh nó cũng gì? Cũng biết, đúng không? Đồng ý chưa? Ở đây có ai có phần mềm mà tiếng chuông không nhỉ? Có phần mềm gì mà nó “Keng” một cái được ấy, sư phụ cần cái phầm mềm đấy. Một cái gọi là app ấy. Có ai có không? Mang ra đây sư phụ cái.
(Thầy và các bạn thử chuông) Rồi, mọi người để ý nhé, xem có nghe thấy gì không nhé!
(Tiếng chuông) Có nghe thấy gì không? Ai có nghe thấy giơ tay! Rồi bỏ tay xuống, lại nhé!
(Tiếng chuông) Có nghe thấy gì không? Rồi, tiếp theo này! Còn nghe thấy gì không?
(Không tiếng chuông) Còn nghe thấy gì không? Lại nhé, này… Câu đầu là “Có nghe thấy gì không?” và câu sau là “Còn nghe thấy gì không?”. Lại này, hai ba… (Tiếng chuông) Có nghe thấy gì không?
Còn nghe thấy gì không?
Những ai không giơ tay nghĩa là không nghe thấy gì nữa đâu nhé! Lại này, lại nữa này!
(Tiếng chuông) Có nghe thấy gì không?
Rồi… Còn nghe thấy gì không?
Những ai không giơ tay nghĩa là không nghe thấy gì nữa đâu nhé! Lại nhé, lại lần nữa này!
(Tiếng chuông) Có nghe thấy gì không?
Còn nghe thấy gì không?
Vẫn có người không giơ tay à? Không nghe thấy gì luôn? Lần nữa nhé, lần cuối cùng nhé!
(Tiếng chuông) Có nghe thấy gì không?
Rồi, còn nghe thấy gì không?
Những ai không giơ tay nghĩa là không nghe thấy gì nữa! Vẫn có bạn không giơ tay, cố thủ tới cùng, quyết tâm đến cùng! Thôi lần cuối cùng, lần cuối cùng nhé, sau đó sẽ giải thích nhé, lại này!
(Tiếng chuông) Có nghe thấy gì không?
Rồi, còn nghe thấy gì không?
Quay video đi để xem bạn nào không nghe… gửi cho các bạn, sau này các bạn sẽ được ghi vào hình nhé! Quay tất cả các bạn không nghe đi, các bạn không còn nghe thấy gì hết! Quay đi, đấy, một bạn không nghe thấy gì hết, hai bạn không nghe thấy gì hết. Tối thiểu là hai bạn đúng không? Ở xa sư phụ không để ý, có hai bạn đúng không? Rồi, tại sao Oanh lại không nghe thấy gì nữa? Con là trường phái không nghe nữa đúng không?
Oanh: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Trả lời xem nào!
Oanh: Dạ, lúc đầu là con nghe tiếng chuông.
Thầy Trong Suốt: Rồi!
Oanh: Sau đó là con không nghe tiếng chuông nhưng con nghe giọng Sư phụ nói.
Thầy Trong Suốt: Ủa thế sao lại không giơ tay? Câu hỏi là gì? Câu hỏi của sư phụ là “Còn nghe thấy gì không?” mà, đúng không?
Oanh: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Được rồi, bạn áo đỏ kia, áo đỏ kia kìa. Vì sao con không giơ tay? Ờ, đấy áo đỏ đấy, không nghe thấy gì à? Bạn bị không nghe được hả? À, rồi! Đúng nghĩa đen của nó. (Một số bạn cười) Bạn ấy không nghe được hoàn toàn hay là bạn vẫn có thể nghe nếu hét to?
Một bạn: Không nghe được gì cả ạ.
Một bạn khác: Text, viết text ra Sư phụ ạ! Viết text câu hỏi ra.
Thầy Trong Suốt: Không, hỏi xem!
Nhật Quang: Dạ, đây là bà xã của con bị bệnh từ nhỏ cho nên là, gọi là dạng điếc nặng, không nghe được gì cả!
Thầy Trong Suốt: Con cũng khó nghe đúng không? Con cũng thuộc loại khó nghe đúng không?
Nhật Quang: Dạ cũng nghe được…
Thầy Trong Suốt: Con ấy, con cũng thế đúng không?
Nhật Quang: Có thể nghe nhưng mà tiếng to nghe nhưng mà có thể không hiểu được gì cả!
Thầy Trong Suốt: Rồi, như vậy theo con là nghe mà không hiểu được gì hay là không nghe thấy gì?
Nhật Quang: Dạ gần giống như không nghe…
Thầy Trong Suốt: Không! Giống như là không nghe thấy nhưng thực tế từ kinh nghiệm cá nhân con ấy…
Nhật Quang: Dạ cá nhân con…?
Thầy Trong Suốt: Nghe mà nó không rõ hay là không nghe được gì?
Nhật Quang: Dạ có khi nghe mà không rõ, còn có tiếng động vẫn nghe được.
Thầy Trong Suốt: Vẫn nghe được tiếng động!
Nhật Quang: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Chỉ có không rõ nó là cái gì? Hay là không nghe thấy gì hết?
Nhật Quang: Vẫn nghe được ạ!
Thầy Trong Suốt: À, như vậy là kể cả những người mà bị khiếm, khiếm khuyết cái khả năng nghe ấy – Nghe mà không rõ ràng, như con là gì nhỉ? Nhật Quang à?
Nhật Quang: Dạ, con Nhật Quang ạ.
Thầy Trong Suốt: Thì vẫn nghe thấy tiếng động, chỉ có là gì? Chỉ có là không phân biệt rõ được đó là cái gì thôi! Như vậy là cái khả năng nghe của bạn có hay không? Có không?
Nhật Quang: Có.
Thầy Trong Suốt: Câu này khó hơn này, theo con cái người bị gọi là điếc có nghe thấy gì không?
Nhật Quang: Con nghĩ là vẫn nghe được nhưng mà chỉ là không nhận thức được thôi.
Thầy Trong Suốt: Không phân biệt được nó là cái gì – hay là chẳng nghe thấy gì hết? Zê- rô không một tiếng gì, một thứ âm thanh gì xuất hiện trên đời này hết. Với người đấy, trên đời này không có một thứ gọi là âm thanh – hay là có âm thanh nhưng không phân biệt được, ví dụ âm thanh “ù ù ù”, âm thanh “vo vo”, chứ không phân biệt được nó là cái gì?
Theo con phương án nào? Một người trong cuộc theo con phương án nào?
Nhật Quang: Đáp án của con là giống như là âm thanh nó đi qua tai thì coi như nó không tiếp nhận được, không xử lý được. Nhưng mà con nghe thấy một số trường hợp là có thể nghe được bằng ở đường khác, ví dụ như qua cái cảm xúc, nghe qua…
Thầy Trong Suốt: Ờ, mình cứ nói cái nghe đã! Theo con thì không nghe thấy một tí gì?
Trên đời của tôi chả có gì gọi là âm thanh hết hay là tôi vẫn có những âm thanh nhưng âm thanh đấy nó “ù ù ù”, “vo vo vo”, tôi không phân biệt được nó là cái gì? Thì theo con những người mà bị gọi là khiếm thị, à khiếm thính thì thuộc trạng thái nào? Không nghe thấy gì hết, trên đời tôi chả có cái gì là âm thanh hết…
Nhật Quang: Dạ là có…
Thầy Trong Suốt: Hay vẫn có âm thanh, chẳng qua tôi không phân biệt được là cái gì thôi?
Nhật Quang: Thực ra phân biệt được nhưng mà giống, giống như là tùy mức độ…
Thầy Trong Suốt: À!
Nhật Quang: Mức độ nhẹ thì có thể vẫn còn phân biệt được.
Thầy Trong Suốt: Như vậy là khác nhau ở khả năng phân biệt!
Nhật Quang: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Nhưng trên đời cái người đấy có cái gọi là âm thanh không?
Nhật Quang: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Vẫn có chứ đúng không?
Nhật Quang: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Con nói từ người trong cuộc nói ra hay con nói từ tưởng tượng?
Nhật Quang: Dạ, con chưa hiểu câu hỏi đấy.
Thầy Trong Suốt: Nghĩa là con nghĩ thế hay là con có loại kinh nghiệm đấy? Con nghĩ rằng là kiểu người khiếm thính thì vẫn có âm thanh, hay con đã có một loại kinh nghiệm mà khiếm thính vẫn có âm thanh?
Nhật Quang: Khiếm thính vẫn có khả năng cảm nhận được ạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Được, sau này có thể con viết một tờ giấy để vợ con trả lời hộ sư phụ…
Nhật Quang: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Nhưng mà cái người khiếm thính ấy vẫn có âm thanh trong cuộc đời họ như thường. Cái khác các con ấy, là gì? Là khả năng phân biệt cái âm thanh đấy ra thành âm thanh này, âm thanh kia, người này nói, người kia nói… nó khác ở đó thôi. Vì cái âm thanh của họ có gì phân biệt chỉ ra “ù ù ù” thôi, “vo vo vo” thôi, chứ không phân biệt được những lời từ nãy tới giờ sư phụ nói! Nhưng điều đó không có nghĩa là họ không nghe thấy gì hết.
Giống như là khi nhắm mắt lại ấy thì có thấy gì không? Có, chứ không phải là không thấy gì đúng không? Thấy cái gì? Tối thiểu là thấy màu – màu đen nhưng mà có những màu khác nữa. Không có bạn nào là bị mù ở đây, nhưng khi con hỏi người mù là có thấy màu đen không? Có thấy chấm trắng trong màu đen không? Họ sẽ nói “Có”. Đấy, như vậy là cái khả năng thấy nghe của con ấy, nó có – kể cả trong trường hợp con điếc hay mù. Đấy, khả năng thấy nghe là một cách, cách nói cụ thể hơn nhưng nói chung là khả năng biết. Vì Biết nó còn biết cái gì nữa, biết suy nghĩ đúng không? Biết được cảm giác trên thân thể nên là… Câu hỏi ở đây là gì? “Con có đang biết hay không?”. Câu trả lời là gì? Bao nhiêu người trả lời, bây giờ trả lời có giơ tay xem nào? “Con có đang biết hay không?” Có ai trả lời “Không” không? Những ai “Không” đi, ở đây có ai nói “Không” nữa đi.
Đức nói “Không” đi. “Con có đang biết hay không?”. Cứ nói “Không” to lên. “Con có đang biết hay không?”
Đức: Không ạ!
Thầy Trong Suốt: Khi con nói “Không” thì sao? Con vẫn gì, vẫn đang biết đúng không?
Bạn khác đi, bạn nào nói đi. Quỳnh Như! Con có đang biết hay không?, nói “Không” nhé!
Quỳnh Như: Dạ không ạ.
Thầy Trong Suốt: Con có biết hay không?
Quỳnh Như: Dạ không ạ!
Thầy Trong Suốt: Khi nói “Không” con thấy gì?
Quỳnh Như: Con biết là con đang không biết.
Thầy Trong Suốt: Con vẫn nói, con biết là con nói chữ…
Quỳnh Như: Chữ “Không” ạ.
Thầy Trong Suốt: Chữ “Không” đúng không? Như vậy thì cái câu trả lời thực ra có quan trọng không? Mình nói “có” cũng vẫn đang biết, mà nói “không” cũng gì? Vẫn đang biết!
Vậy cái Biết này có lệ thuộc vào câu trả lời không?
Nhé, hỏi là “Con có đang biết hay không?”. Thì con nói “có” con cũng biết, con nói “không” con cũng biết. Vậy cái Biết này nó có lệ thuộc vào việc suy nghĩ bảo “có” hay “không” không? Kể cả suy nghĩ bảo rằng “không” thì vẫn gì? Thì vẫn biết, như vậy cái Biết này nó có lệ thuộc vào suy nghĩ bảo “có” hay “không” không? Có không?
Quỳnh Như: Dạ không ạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, cái mà con đang biết này ấy, nó chẳng liên quan gì đến suy nghĩ cả, bằng chứng là khi con nói là “không biết” thì con vẫn gì? Vẫn biết đúng không?
Như vậy mình có thể nói là gì, cái Biết này con có nó từ lúc cha sinh mẹ đẻ. Thậm chí là như bạn Vân Anh nói là gì? Thậm chí trong bào thai, đúng không? Nó thì không phụ thuộc vào suy nghĩ, đúng chưa? Con bảo là “Có biết” hay “không biết” thì vẫn gì? Thì vẫn biết.
Là hai đúng không? Vậy con có nó khi nào? Từ lúc cha sinh mẹ đẻ ra, vậy con có nó đến khi nào? Nó ở bên con đến khi nào? Cái Biết này nó ở bên con đến khi nào? Nó ở bên con lúc con trong bào thai, lúc cha mẹ đẻ ra, và nó sẽ ở bên con đến khi nào? Ai trả lời được?
Cái Biết này chẳng liên quan gì đến suy nghĩ cả, bằng chứng là con nói “không biết” thì vẫn biết.
Đến khi nào? Trung? Theo con cái Biết này ở với con đến khi nào?
Trung: Dạ theo con thì cái Biết này đến với con, theo con đến khi con chết.
Thầy Trong Suốt: Tối thiểu là khi con chết hay là chắc chắn là khi con chết?
Trung: Tối thiểu.
Thầy Trong Suốt: Vì sao lại gọi là tối thiểu?
Trung: Là tại vì khi con chết, Cái sự Biết nó luôn tồn tại, có thể là đầu thai qua phần kiếp khác thì là… cái Biết nó vẫn theo con.
Thầy Trong Suốt: Nếu con vào trung ấm, con có biết cái gọi là tiến trình tái sinh không?
Nó có 49 ngày trung ấm.
Trung: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Trong 49 ngày đấy, thì con trải qua các trạng thái tinh thần khác nhau.
Trung: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Không có thân thể nhưng vẫn có ảo cảnh tinh thần khác nhau. Theo con lúc đấy, Biết có ở đấy không?
Trung: Dạ có!
Thầy Trong Suốt: Nếu Biết không ở đấy thì sao biết được cảnh đấy?
Trung: Dạ!
Thầy Trong Suốt: Đúng chưa?
Trung: Dạ!
Thầy Trong Suốt: Như vậy nó phải đến tối thiểu là từ lúc cha sinh mẹ đẻ, đúng không?
Và tối thiểu là lúc con chết đi, thì Biết luôn ở bên con đúng không? Còn nếu nhìn một cách dài hạn hơn thì nó có cả trước khi mẹ con đẻ ra, trong bào thai và nó có tiếp tục trong toàn bộ tiến trình tái sinh của con. Tiến trình trung ấm, tiến trình tái sinh, đồng ý không nhỉ?
Như vậy tối thiểu nhé, là nó có trong toàn bộ cuộc đời con! Chuẩn không? Đồng ý không?
Đồng ý đây là tài sản mà có sẵn của các con không? Và tài sản này có cả từ lúc đẻ đến lúc chết không? Đúng chưa?
Câu này khó hơn này: Vậy lúc ngủ cái Biết có mất đi không? Lúc con ngủ cái Biết của con nó có mất đi không? Nó đến với con lúc con đẻ ra đời, nó đi cùng con theo năm tháng, vậy lúc ngủ, lúc con ngủ, nó có mất không? Nào bạn, bạn lắc con tên gì?
An Định: An Định ạ.
Thầy Trong Suốt: An Định, An Định đúng không? Tên sư phụ đặt cho con đúng không?
Trời cho luôn, hay quá nhỉ!
An Định: Dạ, con nghĩ là trong lúc ngủ không mất.
Thầy Trong Suốt: Không mất?
An Định: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Bằng chứng?
An Định: Bằng chứng là có, trong lúc ngủ có những lúc mình mơ, khi mình tỉnh dậy mình vẫn nhớ giấc mơ đó, mình vẫn biết cảm xúc trong giấc mơ đó.
Thầy Trong Suốt: Được! Trong lúc ngủ vẫn có mơ. Nếu không biết tí nào thì có biết là có mơ không? Không biết tí nào thì có thể mơ được không? Con biết được giấc mơ. Rồi! Còn bằng chứng nào khác không? Có bằng chứng nào cho thấy ngủ là đang biết không? Bảo Ý?
Bảo Ý: Dạ con thấy là có nhiều lúc con mơ mà con dậy tự nhiên thấy nước mắt chảy tùm lum thì chứng tỏ là đang mơ mà vẫn khóc!
Thầy Trong Suốt: Đang mơ vẫn khóc! Rồi, nhưng câu hỏi là có biết không? Lúc ngủ có đang biết không? Nếu lúc ngủ con không biết gì thì người ta vỗ vai, con có tỉnh được không? Nếu con bảo lúc con ngủ, đang ngủ con không biết thì lay, vỗ vai, dội nước vào mặt có tỉnh được không? Theo con tỉnh được không? Nếu không biết gì hết như cục đá, thì vỗ vai, lay, đổ nước vào đầu, thì không tỉnh được, nhưng thực tế là? Sao? Vỗ vai có tỉnh không? Đổ nước vào mặt có tỉnh không?
Một bạn: Có ạ!
Thầy Trong Suốt: Như vậy cái Biết nó phải đang ở đấy thì con mới biết lạnh, biết nóng chứ, đúng không? Biết cú đập vào vai chứ, hiểu không nhỉ? Điều đấy là một bằng chứng cho con thấy là gì? Ngay cả khi con đang nằm ngủ trên giường ấy, thì con vẫn phải đang biết. Nếu không thì không đời nào người ta gọi con tỉnh dậy nổi. Nếu không thì cưa chân cũng chẳng sao cả! Đúng chưa nhỉ? Nếu không biết gì, không đau nữa, không đau, cưa chân có sao không? Nhưng mà lấy kim đâm vào nhiều khi cũng gì? Cũng nhói, nhói đau tỉnh dậy, đúng không? Có nhiều bạn, ở đây có ai, có ai có tính khó ngủ không? Chỉ hơi động đậy một tí thôi là gì? Tỉnh ngay, có không, có ai giơ tay nào?
Thế lúc đấy nếu ngủ mà không biết gì thì làm sao động đậy một tí đã tỉnh, đúng chưa?
Đấy, bằng chứng là ngay khi con ngủ, con cũng gì? Cũng biết! Ở đây có ai mà khi đang ngủ, xong ở ngoài có người gõ gõ âm thanh gì đấy, hoặc nói điều gì đấy, nó chui vào trong mơ chưa? Đã trải qua cảnh, kinh nghiệm đấy chưa? Mình ngủ xong có người gõ hay nói gì đó, thế là cái chuyện đấy gì? Chui vào trong mơ, trải qua chưa? Hoặc là mình ngủ, mùi thơm quá thế là gì? Trong mơ được ăn một bữa rất là… đúng không? Hoặc là mình ngủ mà con gì nó liếm lên mặt mình ấy, trong mơ mình thấy gì, thấy gì? Chưa trải qua bao giờ à?
Xem phim thì thấy đúng không? Đang ngủ rất ngon, có chó, chó liếm lên mặt, thế là trong mơ thấy hôn một cô rất là hạnh phúc. Hoá ra ở ngoài là gì? Có một con chó đang liếm trên mặt mình thôi! Thế nhưng không biết gì thì làm sao cái đấy nó chui vào trong mơ của con được? Đồng ý chưa? Nếu con không biết gì, không tiếp nhận được cái gì cả thì làm sao những thứ chui vào trong mơ của con?
Đấy là bằng chứng con thấy rằng ngay khi con ngủ ấy, cái Biết nó cũng không rời con đi. Đồng ý chưa? Như vậy từ sáng đến tối, từ lúc con đi làm đến lúc con đi về, thì có biết không? Có biết không? Nếu không biết thì làm sao đi làm mà đi về được. Nhưng kể cả khi ngủ thì sao? Có biết không? Đi ngủ cũng gì? Đang biết! Như vậy cái Biết ấy, nó sinh ra cùng với con, con sinh ra là con có Biết, chết đi con vẫn có Biết. Hàng ngày sinh hoạt cũng biết, mà ngủ cũng gì? Cũng biết. Đấy có phải một thứ đi cùng con theo năm tháng không?
Ngoài cái thân tâm này mà hôm nay con tưởng chỉ có thân tâm này thôi. Con còn một tài sản nữa đấy là cái Biết này! Đồng ý chưa? Những ai đồng ý giơ tay! (Các bạn giơ tay) Rồi, những ai chưa đồng ý giơ tay…
Một bạn: Dạ, thưa Sư phụ, xin Sư phụ phân tích thêm lúc, giả sử như, một bệnh nhân đang bị gây mê thì sự Biết của họ sẽ xảy ra ra như thế nào ạ?
Thầy Trong Suốt: Lúc đấy là biết nhưng không có khả năng phân biệt, giống như lúc nãy âm thanh ấy, quay lại câu chuyện của bạn Nhật Quang. Biết là một chuyện và cái năng lực phân biệt là hai chuyện khác nhau. Bạn vẫn nghe thấy âm thanh nhưng bạn không phân biệt nổi nó là âm thanh gì. Đấy, thì khi mà con hôn mê ấy, thì năng lực phân biệt nó mất.
Chứ năng lực biết nó không mất! Nhưng vì năng lực phân biệt nó mất rồi, con không thể phân biệt được âm thanh gì, tác động gì nữa. Đấy là trạng thái mà con chỉ có biết nhưng con không phân biệt được.
Không phải chỉ hôn mê đâu, tối con ngủ thật sâu ấy, trong một ngày mình sẽ có một lúc ngủ sâu, trong lúc ngủ sâu đấy thì không có suy nghĩ nào hiện ra hết! Nó chỉ có Biết thôi. Không có một suy nghĩ nào chạy qua, chạy lại nên là con cũng không ghi nhận được gì trong lúc đấy hết! Tỉnh dậy con chỉ cảm thấy một giấc ngủ ngon. Có nhiều bạn không biết là gì xảy ra trong đoạn đấy đúng không? Thì đấy là gì, cái năng lực ghi nhận không xảy ra. Biết và ghi nhận là hai năng lực khác nhau, ghi nhớ đấy, biết và phân biệt cũng là hai năng lực khác nhau. Ghi nhớ này và phân biệt là năng lực của suy nghĩ. Còn biết là năng lực không cần phải suy nghĩ. Đấy!
Khi mình ngủ sâu, khi mình hôn mê thì năng lực biết, cái Biết nó vẫn ở đấy! Nhưng mà cái khả năng phân biệt ra, khả năng ghi nhớ lại nó không ở đấy! Nên là kết quả con bảo con chẳng nhớ gì hay con không biết gì. Chỉ có những người ở trình độ cao hơn, ví dụ như sư phụ chẳng hạn, thì mới có khả năng nhớ hoặc biết gì đó trong lúc đấy! Còn thông thường như các con là chịu, đoạn đấy là không còn khả năng gì nữa!
Nhưng mà ví dụ chẳng hạn, sư phụ vẫn biết là có cái Biết ở đấy, nhưng chỉ biết thế thôi, đơn thuần thế thôi, nó không có cái gì khác ngoài cái Biết đấy cả. Nó không có khả năng ghi nhận lúc đấy, không có cả khả năng phân biệt lúc đấy. Nhưng cái Biết đơn thuần này nó vẫn đang ở đây, bằng chứng là kể cả các con đang ngủ sâu nhé, vẫn gọi dậy được đúng không? Bằng chứng rõ là ngủ sâu vẫn gọi dậy được, hôn mê thì khó rồi, vì hôn mê cái khả năng phân biệt mất luôn. Nhưng ngủ sâu vẫn có thể gọi dậy được, nên là cái Biết nó vẫn phải ở đấy, nếu không ngủ sâu không gọi dậy được đúng chưa? Thì hôn mê mà con tác động vào thân thể ấy, con sẽ vẫn thấy những phản ứng của nó, đúng không, đúng không nhỉ? Cái Biết nó vẫn ở đấy, nhưng một số khả năng thông thường của suy nghĩ nó không ở đấy, làm cho con có cảm giác rằng cái người đấy không biết gì nữa.
Nhưng khi con có một trình độ nhất định thì con sẽ thấy rằng cái Biết nó vẫn liên tục xảy ra. Còn bây giờ, thì đấy, con phải nghe những lời giải thích như này để thấy rằng Biết nó có trong những lúc như vậy! Nhưng mà con, từ kinh nghiệm cá nhân con ấy, đúng không? Cái kia chỉ là một cách phân tích, lý giải thôi, nhưng cái tốt nhất là con nhìn thẳng kinh nghiệm cá nhân của con ấy. Có đúng là lúc nào con kiểm tra cũng biết không, đúng không? Thẳng kinh nghiệm cá nhân ấy, có đúng lúc nào kiểm tra con cũng biết không? Khi sư phụ hỏi con là có đang biết hay không? Con kiểm tra phát, con thấy gì?
Mọi người: Đang biết!
Thầy Trong Suốt: Đang biết! Khi con ngủ lay động vào người phát có tỉnh không? Chứng tỏ con cũng gì? Đang biết! Đúng chưa? Đấy.
Rồi như vậy câu hỏi của con rất tốt, mình phân biệt cái Biết đơn thuần này với cả những khả năng khác, ví dụ như là khả năng phân biệt, khả năng ghi nhớ! Ví dụ người điếc không còn khả năng phân biệt âm thanh, có nghĩa là có đủ các loại âm thanh khác nhau đến với họ nhưng họ không phân biệt được là cái tiếng gì cả, nhưng âm thanh vẫn xuất hiện trong đời họ. Họ vẫn nghe được âm thanh, đấy.
Người hôn mê cái Biết nó vẫn ở đấy, nhưng họ không có cách nào phân biệt cái gì đang tác động vào đời họ nữa, vì thế nên con sẽ thấy là họ không phản ứng gì cả, thế nhưng cái Biết vẫn tiếp tục. Bằng chứng là hôn mê xong tỉnh lại, thì cái Biết chẳng nhẽ nó lại tắt, đúng không? Cái Biết ở đấy hỗ trợ hoạt động sống của họ trong toàn bộ tiến trình hôn mê. Tim vẫn đập theo đúng cách, máu vẫn chảy theo đúng cách và các hệ thống vô thức vẫn hoạt động bình thường, chỉ ý thức là không hoạt động thôi. Hôn mê vô thức hoạt động bình thường, đúng không? Cái mất đi là cái phần ý thức, cái phần mà con cho là ý thức, phân biệt rồi phản ứng. Đấy, những cái phần vô thức vẫn hoạt động vẫn chạy bình thường. Còn khi con hỏi ông hôn mê là lúc đấy ông có biết không? Đương nhiên ông trả lời là gì? Không biết – vì cái gì mất? Cái gì không có trong đoạn đấy? Cái năng lực ghi nhớ nó không có trong đoạn đấy, nó không ghi cái gì lại cả. Nó không ghi phút này tôi làm gì, lúc kia tôi làm gì như những người không hôn mê.
Cái năng lực ghi nhớ thì không phải lúc nào cũng ở đây, còn cái năng lực biết thì lúc nào cũng ở đây. Năng lực ghi nhớ là năng lực của suy nghĩ, còn năng lực biết là năng lực không lệ thuộc vào suy nghĩ. Bằng chứng là hỏi có đang biết hay không, con trả lời là không thì con vẫn đang biết. Ở đây tất cả cùng cố tình nghĩ là mình không biết gì hết đi, cố tình đi, mình chả biết gì hết, lẩm nhẩm đi, mình chả biết cái quái gì hết, mình chả biết cái quái gì hết, thì khi đấy con đang biết không? Có không?
Các bạn: Có ạ!
Thầy Trong Suốt: Như vậy mình có thấy là cái khả năng biết nó vượt qua mọi mọi cái suy nghĩ không? Nghĩa là nghĩ thế nào cũng được. Vậy thì không nghĩ gì thì có đang biết không? Nghĩ thế nào thì cũng đang biết, ok. Theo các con thì không nghĩ gì có đang biết không? Có không?
Khi mà con bị bất ngờ sửng sốt chuyện gì đấy là lúc con không nghĩ gì cả. Giống như có một cái xe lao thẳng vào mình ấy, có một cái vật gì lao thẳng vào mình ấy, cái khoảnh khắc bất ngờ sửng sốt đấy là khoảnh khắc mà tâm trí tự dừng lại. Nhưng hỏi lúc đấy con có biết không? Có chứ đúng không? Cái xe lao thẳng về phía mình tự nhiên mình nhìn nó mình ngất luôn à? Không, mình vẫn biết, chẳng qua mình gì? Quá sửng sốt đến mức không kịp nghĩ gì. Như vậy là gì, kể cả khi không nghĩ lẫn khi có nghĩ đều vẫn gì? Đang biết. Kể cả nghĩ là “tôi chẳng biết gì cả”, thì vẫn đang biết.
Như vậy cái Biết này, mọi người thấy không? Là nó là một thứ mà không lệ thuộc vào suy nghĩ không? Đồng ý chưa? Nó theo mình suốt một chặng đường từ lúc đẻ ra đến lúc chết nhưng nó lại chả lệ thuộc vào suy nghĩ. Ngược lại nó còn biết cái gì? Biết chính suy nghĩ luôn đúng không? Như vậy các con thấy rằng à hóa ra mình còn một tài sản nữa đúng không? Đi theo mình cả cuộc đời, không phải là thân mà không phải là tâm, mà đó là gì?
Đó là gì? Cái Biết này này, cái Biết nói nãy giờ đấy, cái tính Biết, cái khả năng biết, mình đều trỏ về cái đấy.
Những ai đồng ý rằng hôm nay mình phát hiện ra một tài sản thứ ba đúng không? Đi theo mình từ ngày này sang ngày khác, từ sáng đến đêm, từ cha sinh mẹ đẻ đến lúc chết, đấy là tối thiểu, chính là cái Biết. Tài sản này không lệ thuộc gì vào thân tâm, đúng không?
Giơ tay!
(Một số bạn giơ tay) Được rồi, đấy ngày hôm nay con khám phá ra một tài sản mới đúng chưa? Theo các con tài sản này xịn hay là vớ vẩn? Xịn hay vớ vẩn? Vớ vẩn, ai chả biết, vớ vẩn quá, sư phụ nói kiểu như nói về không khí ấy, ai chả có không khí, nói làm gì mất thời gian. Hay là nó có cái xịn của riêng nó? Theo các con, ai cảm thấy nó hơi xịn xịn giơ tay xem nào? (Một số bạn giơ tay) Có vẻ xịn đây, chứ không ông dành cả buổi chiều nói làm quái gì. Số còn lại bảo chẳng có gì đúng không? Những bạn không giơ tay – Có cái quái gì đâu ai chả biết đúng không?
Rồi, bây giờ hỏi con thế này. Những bạn không giơ tay rất nhiều đúng không, theo trường phái chẳng có gì xịn cả đúng không? Đúng chưa? Bây giờ sư phụ bảo con thế này!
Cái thân này có thể khổ không? Cái tâm này có thể khổ không? Cái Biết này có thể bị khổ không? Thân chắc chắn khổ, tâm chắc chắn khổ, cái Biết có thể bị khổ không? Cái khả năng biết ấy. Thân có thể khổ, tâm có thể khổ. Thôi, dễ hiểu hơn này, cái khả năng nghe của con dễ bị khổ không? Biết, nghe chính là biết đấy, biết là nghe nhìn v.v… Khả năng nghe của con có khổ, có thể bị khổ không? Thưa sư phụ, do âm thanh quá to nên khả năng nghe của con rất đau khổ. Âm thanh quá to thì cái gì đau khổ? Thân có thể đau khổ đúng không? Đau, tâm có thể gì? Khó chịu. Nhưng khả năng nghe có thể đau khổ khi âm thanh quá to không? Nó bảo âm thanh ơi mày phải bé đi để tao để tao được an lòng không?
Nhắc lại nhé, cái khả năng này nó không lệ thuộc vào suy nghĩ đúng không? Suy nghĩ có, nó cũng có ở đấy, suy nghĩ không có, nó cũng có ở đấy. Suy nghĩ bảo là chẳng biết gì hết nó cũng có ở đấy. Thế liệu khi suy nghĩ khổ, đau khổ, thì cái khả năng này nó có bị khổ hay không? Hay nó vẫn nghe bình thường. Thế khi âm thanh to con nghe bình thường hay là bỗng nhiên mất luôn khả năng nghe? Sao? Khi bị chửi thì con nghe bình thường, hay là tự nhiên vì tâm khổ quá mất luôn khả năng nghe? Các con nghĩ thử xem nào. Khi bị chửi mắng thì tâm nó khổ chắc rồi đúng không? Nhưng cái khả năng nghe có diễn ra bình thường không? Hay là do chửi nên tự nhiên không nghe thấy gì nữa? Còn khi được khen vẫn nghe thấy rõ ràng? Sao? Con đang thuộc kiểu nào? Tuýp nào? Khi con bị chửi thì con vẫn nghe, khi con được khen con vẫn nghe. Cái nghe này nó không lệ thuộc vào khen hay chửi, hay cứ chửi thì nghe rất là khó là bé, còn đâu khen nghe rất rõ, rất to, theo con thì sao?
Cái khả năng nghe âm thanh của con nó không thay đổi, dù là khen hay chê đúng không? Mắng chửi, chê bai hay là ca tụng, đúng không nhỉ? Như vậy cái khả năng nghe của con có bị ảnh hưởng bởi khen hay chê hay không? Có không? Có bị ảnh hưởng không?
Có thể bị ảnh hưởng bởi khen hay chê không? Có không? Không thể chứ, đúng không?
Đúng chưa nhỉ? Thế thân có bị ảnh hưởng bởi khen chê không? Có đấy. Ví dụ, nếu mà nặng lời quá thân cảm thấy thế nào? Tim đập nhanh không? Đúng không? Toát mồ hồi không? Đúng không nhỉ? Thân con nó bị ảnh hưởng bởi nóng lạnh không? Có chứ đúng không? Nóng thì thì cháy, lạnh quá thì đông lại. Nhưng cái khả năng biết nóng lạnh có bị ảnh hưởng không? Có phải nóng quá thì tự nhiên chẳng biết gì nữa, hoặc là tự nhiên tắt luôn khả năng biết. Hay lạnh quá thì không cảm thấy gì nữa không? Hay là dù nóng lạnh bao nhiêu đi nữa, nóng lạnh lên xuống đi nữa, thì cái nóng lạnh đấy ảnh hưởng đến thân tâm, nhưng không thể ảnh hưởng đến khả năng biết của con?
Đấy, con phải suy ngẫm về điều đấy. Nếu con muốn biết xem cái khả năng biết này là kém, là tốt hay là vớ vẩn thì con thử xem xem những thứ lâu nay ảnh hưởng đến thân tâm, làm cho thân tâm đau khổ thì có ảnh hưởng, có làm cho khả năng biết này mất đi được không? Kém đi được không?
Bây giờ những suy nghĩ buồn có ảnh hưởng đến Biết không? Theo các con thì sao?
Con rất buồn, thì cái buồn đấy có ảnh hưởng đến Biết của con không? Khả năng biết của con không? Hay con biết những suy nghĩ buồn? Sao? Những suy nghĩ buồn có làm giảm hay hỏng khả năng biết không? Hay chỉ đơn thuần là con biết suy nghĩ buồn? Khánh Minh?
Khánh Minh: Con nghĩ là không ảnh hưởng ạ, chỉ có biết thôi.
Thầy Trong Suốt: Ừ, vậy khi con vui khả năng biết có tăng cường không?
Khánh Minh: Biết vui thôi.
Thầy Trong Suốt: Khi vui biết vui, khi buồn biết buồn. Vậy Biết có bị ảnh hưởng bởi vui buồn không?
Khánh Minh: Không ạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng không? Nhưng thân tâm có bị ảnh hưởng bởi vui buồn không?
Khánh Minh: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi, con có ba cái tài sản, mà hai tài sản thì vui buồn phát bị đau khổ ảnh hưởng ngay, một tài sản chẳng sao cả. Thế cái nào quý hơn?
Khánh Minh: Cái Biết quý hơn.
Thầy Trong Suốt: Cái Biết phải quý hơn nhiều chứ đúng không? Cái Biết nó không bị ảnh hưởng bởi vui buồn, bởi khen chê, bởi nóng lạnh. Còn hai cái kia thì sao? Tấn công nó dễ không? Muốn tấn công vào tâm lý con của dễ không? Bằng một tin nhắn, quay lại tin nhắn, tin nhắn của gia đình con đến một phát thì lập tức là tâm đang vui biến thành gì?
Buồn. Thân đang ngồi bình thường có khi lại toát mồ hôi, tim đập nhanh, nhưng cái Biết nó có bị ảnh hưởng bởi tin nhắn đấy không?
Khánh Minh: Không ạ.
Thầy Trong Suốt: Hay là tin nhắn đến thì nó biết tin nhắn đúng không? Không có tin nhắn thì biết chả có gì. Theo con thì sao? Ba cái đấy cái nào dễ bị ảnh hưởng nhất? Cái nào không bị ảnh hưởng, cái nào dễ bị ảnh hưởng?
Khánh Minh: Cái không ảnh hưởng là cái Biết, còn tất nhiên thân tâm là nó ảnh hưởng ngay lập tức rồi.
Thầy Trong Suốt: Ừ, Rồi. Những ai đồng ý thân, tâm và Biết – thì thân tâm dễ bị ảnh hưởng, dễ khổ, còn Biết thì không ảnh hưởng được, giơ tay? (Một số người giơ tay) Ừ, rất tốt, đấy. Như vậy là con bắt đầu nhận ra chưa? Bắt đầu thấy quý hơn chưa? Hóa ra quý đúng không? Chứ không phải là là nói về một thứ vớ vẩn đúng không? Hình như cũng quý đúng không? Đúng chưa?
Rồi, bây giờ cái Biết này rất khó bị ảnh hưởng, chính xác là không ảnh hưởng được, vì buồn vui đến thì nó vẫn biết đúng không? Bây giờ cái câu hỏi là cái Biết này nó có bẩn và sạch không? Thân tâm thì có bẩn và sạch. Thân thì có bẩn và sạch không? Có đúng không?
Tâm có thể có những suy nghĩ xấu xa và những suy nghĩ tốt đẹp đúng không? Hỏi Biết có thể bẩn và sạch được không? Con hãy làm cách nào bẩn được cái Biết đi, bẩn được không?
Ai làm bẩn Biết được giơ tay? Hãy cho sư phụ biết làm cách nào để làm bẩn cái Biết này?
Bôi cái chất gì vào người nó đúng không? Ném cái gì vào nó thì nó sẽ bẩn. Có ai nghĩ ra nổi phương án nào không?
Vứt một đống cứt vào mặt con thì cái gì bẩn? Biết có bẩn không? Theo con Biết nó có bị bẩn không? Biết nó biết điều gì? Nó biết mùi hôi đúng không? Nhưng nó có bị hôi đi không? Cái Biết thì nó biết là có mùi hôi nhưng cái Biết tự nhiên nó bốc mùi hôi không?
Tỏa mùi hôi thơm ngát không? Không, đúng không? Biết nó có thay đổi mùi không? Nhé, người con bị hôi hỏi cái Biết nó có hôi đi không? Bây giờ cho đầy nước hoa vào người thì cái Biết nó thơm lên không? Thân thể thơm lên nhưng Biết thì sao? Vẫn thế đúng không?
Bây giờ có một đống suy nghĩ tiêu cực, hỏi cái Biết có bị tiêu cực đi không? Hay nó vẫn Biết, hay nó chỉ đơn giản đơn thuần là biết cái tiêu cực thôi? Đúng không? Có đống suy nghĩ tích cực vào thì hỏi Biết nó có đẹp lên không? Cái Biết có đẹp lên không khi con toàn nghĩ được điều tốt không? Hay nó đơn thuần là biết cái gì? Biết các suy nghĩ mới đúng không?
Như vậy cái Biết này ấy, nó không thể bị ô nhiễm được, chuẩn chưa? Lúc nãy là mình gì, mình không thể làm cho nó, hại nó được, làm nó buồn vui được. Còn bây giờ mình cũng không thể làm nó ô nhiễm được, bẩn sạch được, đúng chưa? Đúng không nhỉ? Đúng không? Tài sản này không quý à? Con có một thứ tài sản không thể bẩn được? Danh dự con có bẩn được không? Con có thể ô danh được không? Đang danh tiếng lừng lẫy có thể chuyển sang ô danh được không? Có không? Quá dễ đúng không? Làm gì ô danh ngay lập tức được? Làm gì cái con đang danh tiếng lừng lẫy ô danh ngay lập tức? Làm gì? Không biết à? Dễ quá, làm gì? Gửi thư nặc danh, thế là mất luôn đúng không? (Mọi người cười) Con đang danh tiếng lừng lẫy con có thể ô danh ngay lập tức, nhưng đố con biết cái Biết nó có ô danh được không? Cái Biết nó đọc một bức thư nặc danh thì cái Biết đấy nó có bị “ôI tôi xấu quá, tôi tôi mờ đi” không? Có không? Cái Biết nó có thể bẩn đi được không? Không, đúng không? Nó không bẩn được, cũng chẳng sạch hơn được, đúng không? Đố ai làm tăng cái sạch của cái Biết được? Đúng là không bẩn đi được nhưng có tăng được cái sạch lên không? Ở đây có làm Biết mình sạch hơn trước đây không? Cái Biết mình tự nhiên trở nên sạch hơn ngày xưa, có ai làm được không? Làm thế nào bây giờ, con lấy xà phòng bôi khắp người, thì sao? Thì sao? Thì người sạch lên chứ Biết sạch hơn không?
Như vậy con bắt đầu cảm thấy gì, con có một tài sản vô cùng ổn định. Các tài sản khác không ổn định đúng không? Tài sản thì sao? Lên rồi xuống, tiền bạc lên rồi xuống, danh dự lên rồi xuống, nhưng mà cái Biết này có ổn định không? Nó không bẩn không sạch nhưng vì vậy nó cực kì ổn định, nó không thể vấy bẩn được, nó không thể vui lên buồn xuống được, nên nó cực kì vững chắc, đúng không? Tài sản nào vững chắc hơn? Thân, tâm và Biết cái nào vững chắc hơn? Cái nào vững chắc hơn? Biết vô cùng vững chắc, thân tâm có vững chắc không? Tấn công con cái là tan tác ngay đúng không? Thậm chí nhé, cái thân này mất đi rồi đố con biết, Biết nó còn không? Tấn công mất luôn thân, hỏi Biết còn không? Câu này thì khó hơn vì câu này không phải là kinh nghiệm cá nhân của con. Nhưng theo con con tự nghĩ xem, mất thân rồi thì còn biết không? Còn không? Đoán thử xem, còn không?
Con hãy đọc những cái câu chuyện về những người mà họ kể lại kinh nghiệm sau khi chết để con hiểu rằng là gì, sau khi chết thì vẫn tiếp tục biết như bình thường. Sau khi chết cái thay đổi là thân, thậm chí tâm cũng thay đổi nhưng Biết nó vẫn tiếp tục chạy tiếp.
Đấy, cái này được công nhận ở trong đạo Phật một cách rất bình thường, đúng không? Nếu không thì làm sao có thể có những chuyện như là thân trung ấm rồi tái sinh này nọ. Như vậy cái Biết này nó kinh khủng là tấn công vào thân nó cũng không mất, đúng chưa? Bây giờ một người điên có đang biết không? Tấn công vào tâm đấy, tâm rối loạn hoàn toàn đi, đập hòn đá vào đầu thì cái người điên đấy có đang biết không? Có không, theo con? Nếu con đập hòn đá vào đầu đi, thì có biết không? Còn biết không? Điên điên loạn luôn, chạy nhảy cười hát lung tung. Những ai nghĩ rằng là điên vẫn đang biết giơ tay? (Một số người giơ tay) Được rồi, như vậy con bắt đầu hiểu ý sư phụ rồi đấy. Như vậy nhé, con có cái tài sản thân và tâm và Biết, thì hai tài sản cực kì dễ hủy hoại, dễ tấn công, dễ ảnh hưởng, một tài sản thì không hủy hoại được nó, không tấn công vào nó được, không làm nó ảnh hưởng được, thì có đáng quý không? Đúng chưa? Quý không? Con nghĩ lại đi, quý không? Không những nó quý mà nó còn là nền tảng để con sống, cái Biết ấy. Không có Biết con có đi lại nói năng bình thường được không? Ăn được không? Không có Biết con có ăn được không?
Không biết gì hết có ăn được không? Con làm sao ăn được đúng không? Con không phân biệt được vị gì cả, đúng chưa? Không có Biết có nhìn được không? Nhìn chính là biết hình ảnh chứ đâu. Không biết gì hết thì làm sao lại nhìn được, không có Biết có nghe được không? Không có Biết thì làm sao nghe được đúng không?
Như vậy là không có cái Biết này ấy, thì lâu nay các con đã chẳng sống bình thường được. Các con sống bình thường được là nhờ khả năng biết. Không có bầu trời con chim có bay được không? Trả lời xem nào? Không! Không có Biết con có sống bình thường được không? Những ai thấy rằng là không có Biết mình không thể sống bình thường được giơ tay xem nào? (Một số người giơ tay) Rồi, thế như vậy cái nào quý hơn? Lúc nãy mình cho là quý như nhau, bây giờ nghĩ xem cái nào quý hơn? Cái Biết là nền tảng để con đi lại, sinh hoạt, phân biệt, nhận thức, đúng không? Cái nào thực sự quý? Bầu trời là nền tảng để con chim bay được, cái Biết là nền tảng để con sống cuộc sống này, đồng ý chưa? Không có Biết thì Phật có sống được không? Không phải các con, Phật chẳng biết gì hết có sống được không? Có giảng đạo được không? Không luôn. Cái Biết này nó là nền tảng không phải chỉ các con mà kể cả Phật sinh sống, đi lại, giảng Pháp. Nó là nền tảng thực sự của sự sống. Bắt đầu thấy nó quý chưa? Đúng chưa?
Đấy, bầu trời và cánh chim, cuối cùng không có bầu trời chim không bay được. Đố con biết khi con đọc sách thì tờ giấy quý hơn hay dòng chữ quý hơn? Ai cũng cho là dòng chữ quý hơn đúng không? Nhưng mà không có tờ giấy dòng chữ có hiện ra được không?
Có không? Muốn đọc được chữ đầu tiên trên đời là phải có tờ giấy. Ở đây có ai đọc tờ giấy bao giờ không? Có ai bảo tôi đang đọc tờ giấy bao giờ không? Tất cả đều nói tôi đang đọc chữ đúng không? Nhưng thực ra con bỏ quên mất rằng, bỏ quên mất cái gì? Con bỏ quên mất nền tảng để đọc được chữ, chính là gì? Là tờ giấy, nếu không có tờ giấy con không có chữ để in ra mà đọc, đúng không nhỉ?
Nếu không có Biết thì con không thể nhìn nghe ngửi nếm, sống như bình thường được, không thể suy nghĩ được luôn. Không có Biết thì có suy nghĩ được không? Rồi, không suy nghĩ thì có biết được không? Biết bình thường đúng không? Ở đây chỉ cần ai la một tiếng, trong lúc người ta la đấy, âm thanh nó bất chợt hoảng hốt là con không nghĩ được gì.
Nhưng con vẫn đang biết, biết gì? Biết âm thanh, tiếng la. Như vậy là không cần nghĩ thì vẫn có thể biết, nhưng không có Biết đố con nghĩ được đấy. Thử xem khoảnh khắc nào của đời mình mà lại chẳng biết cái gì hết mà suy nghĩ vẫn chạy qua chạy lại được không? Con không thể nghĩ bình thường được vì con muốn nghĩ con phải có mạch suy nghĩ, con phải biết nội dung suy nghĩ đúng không? Muốn nghĩ gì thì nghĩ thì phải biết nội dung của suy nghĩ, bây giờ không có Biết thì làm sao biết nội dung suy nghĩ mà nghĩ.
Như vậy Biết và suy nghĩ cái nào là nền tảng của cái nào? Biết là nền tảng của suy nghĩ hay là suy nghĩ là nền tảng của Biết? Suy nghĩ hiện ra trên Biết rồi tan vào Biết hay là Biết hiện ra trong suy nghĩ? Sao? Cái nào hiện ra trong cái nào? Biết hiện ra trong suy nghĩ hay suy nghĩ hiện ra trong Biết? Nếu Biết hiện ra trong suy nghĩ thì hết nghĩ một phát phải chẳng biết gì nữa. Nhưng bằng chứng cuộc sống là gì? Con hoàn toàn có thể biết mà có thể nghĩ hoặc không nghĩ đúng chưa? Đúng không nhỉ?
Như vậy cái tài sản mà con mới nhìn thấy này, nó có những cái đặc tính mà trước đây con không hề có, đúng không? Nó có đặc tính gì? Ví dụ: Không thể bị ảnh hưởng, đúng không? Không thể bị bôi bẩn, đúng chưa? Cái Biết này không thể làm khổ nó được, đúng không? Nó có những cái phẩm tính mà trước đây các con không hề biết, đúng không? Vì sao trước đây con lại không hề biết đến cái Biết này? Vì sao? Sao hôm nay nói, sư phụ nói con mới biết, trước đây con không biết vì sao? Vì sao trước đây con không nhận ra cái Biết này? Vì sao? Vì sao tất cả cùng nhìn lên cái bảng mà chỉ thấy cánh chim không thấy bầu trời? Vì sao? Có ai biết vì sao không? Hả? Con, ai đưa mic cho bạn nói đi.
Một bạn: Dạ do mình sống trong suy nghĩ ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ, do mình mải nghĩ.
Bạn đó: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Nói cách khác đúng không? Vì sao nữa? Có ai có lý do khác không?
Khải Hòa.
Khải Hòa: Dạ là do mình để ý những vật nhỏ.
Thầy Trong Suốt: Để ý vào vật, đúng rồi. Quá đi vào vật đúng không? Có một cô gái đi trước mặt thì con để ý vào cô gái hay để ý vào khoảng không chứa cô gái?
Khải Hòa: Dạ để ý tới cô gái.
Thầy Trong Suốt: Có để ý vào khoảng không gian chứa cô gái không?
Khải Hòa: Dạ không.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, mấy ai để ý vào không gian chứa cô gái đúng không? Ai cũng để ý vào cô gái mà không để ý vào không gian chứa cô gái. Khi đau khổ con để ý vào đau khổ hay để ý vào không gian?
Khải Hòa: Dạ nghĩ tới đau khổ.
Thầy Trong Suốt: Khi đau, khi suy nghĩ đau khổ xảy ra, con tập trung vào suy nghĩ đau khổ hay con tập trung vào cái không gian mà cái suy nghĩ đau khổ đó xảy ra?
Khải Hòa: Dạ con tập trung vào đau khổ.
Thầy Trong Suốt: Rồi, thấy chưa? Mọi người hơi hiểu không nhỉ? Các con quá tập trung vào những cái vật, những thứ hiện ra trong Biết. Giống như khi đọc sách ấy, tập trung vào chữ viết hay tờ giấy?
Khải Hòa: Dạ tập trung vào chữ viết.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, nên mình không nhận ra tờ giấy đúng không? Tờ giấy nó vẫn nằm ở đấy thôi, từ xưa tới nay, đúng chưa?
Khải Hòa: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi, Con ngồi xuống đi. Thế bây giờ các con thừa nhận là mình có một loại kho báu mà từ bé đến lớn chưa từng khám phá ra chưa? Thừa nhận chưa? Đồng ý không?
Ngày hôm nay các con khám phá ra tài sản thứ 3 không bao giờ khổ được là cái Biết:
Cái Biết có tối thiểu từ lúc cha sinh mẹ đẻ, từ sáng tới tối lúc nào cũng biết, chết đi cũng vẫn biết.
Biết không bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ, vì nói “tôi không biết” thì vẫn đang biết, và lúc không nghĩ gì thì vẫn biết.
Biết không bị ảnh hưởng bởi vui, buồn, nóng, lạnh, bẩn, sạch, ô nhục danh dự nên Biết không bao giờ khổ được.
Ngay khi ngủ hay hôn mê thì vẫn đang biết.
Tất cả mọi người, kể cả người mù hay điếc thì vẫn biết như nhau.
4. Sự thật về đời con là gì?
Thầy Trong Suốt: Nhưng bây giờ nếu có người mạnh mẽ hơn nói với con là gì? Con chính là cái kho báu đấy, con chẳng phải là cái thân tâm này luôn thì sao? Con không phải là cái thân tâm này, con chính là cái Biết. Nếu thực sự thế thì sao? Nếu thực sự con chính là cái Biết đấy mà không phải thân tâm này, thì liệu con còn có thể bị ảnh hưởng bởi đau khổ nữa không? Thử đặt câu hỏi đấy đi. Nếu con là cái Biết đấy, con không phải thân tâm này, liệu con còn có thể bị ảnh hưởng bởi đau khổ nữa không?
Bây giờ một hình ảnh ẩn dụ cho dễ hiểu nhé. Trong một mặt gương có rất nhiều hình ảnh, đúng không? Trong đấy có cảnh, đủ các cảnh buồn vui, hỏi mặt gương có bị ảnh hưởng bởi buồn vui hay không? Sao, có không? Có không? Đủ các cảnh thậm chí cảnh đâm chém trong mặt gương, mặt gương có bị ảnh hưởng bởi cảnh đâm chém không?
Không. Trong một màn hình tivi có một bộ phim rất là bi thương, hỏi màn hình tivi có bị ảnh hưởng bởi cái bi thương đấy không? Đầu rơi máu chảy chẳng hạn, có không? Có không? Ai ai bảo màn hình tivi không bị ảnh hưởng bởi cảnh trong bộ phim giơ tay? (Một số người giơ tay) Rồi, đúng chưa? Nếu con là mặt gương thì con có sợ hình trong gương nữa không?
Khỏi sợ đúng không? Nếu con là màn hình tivi, con có sợ nội dung phim nữa không?
Không luôn đúng không? Nếu con là Biết con có sợ những thứ hiện ra trong Biết hay không? Nếu con là cái Biết ấy, thì con có sợ những thứ hiện ra trong Biết hay không? Nếu con là thân tâm đương nhiên con sợ đúng không? Nó đến, một cái gì đến đập vào thân này là mất thân, một chuyện buồn đến tâm nó buồn. Nhưng nếu con là cái Biết này thì con có còn sợ những cái nội dung hiện ra trong Biết hay không?
Thôi được rồi, bây giờ trước khi đoạn đấy sư phụ sẽ giúp con cảm nhận cái Biết này một cách rõ ràng hơn nhé. Tất cả nhắm mắt lại, mình sẽ thiền một chút. Con nhắm mắt lại đi, thân thể con thả lỏng ra, đừng cố ngồi theo một tư thế đặc biệt nào hết, vì như vậy nó kích thích cái niềm tin rằng tôi đang điều khiển thân thể, tốt nhất là con hãy thả lỏng thân thể thoải mái nhất. Con đừng cố nói chuyện với ai hoặc là đọc một câu thần chú gì hết, vì nó kích thích cái niềm tin rằng tôi là người nói chuyện, tôi là người điều khiển âm thanh.
Con hãy thả lỏng giọng nói của con xuống, đừng nói gì cũng đừng tụng chú gì hết. Rồi, con hãy thả lỏng suy nghĩ, đừng cố nghĩ cái gì hết, đừng cố nghĩ “ôi sư phụ sắp bảo mình làm gì làm gì…”, kệ suy nghĩ chạy bao nhiêu thì chạy. Và con nhắm mắt lại.
Con hãy cảm nhận âm thanh hình ảnh suy nghĩ, những thứ đấy đang hiện ra trong Biết.
Con hãy cảm nhận mọi thứ và thấy rằng những thứ đấy đang hiện ra trong Biết. Âm thanh đến, âm thanh hiện ra trong Biết. Hình ảnh màu đen, hình ảnh màu đen hiện ra trong Biết.
Cảm giác trên thân thể, cảm giác thân thể hiện ra trong Biết. Suy nghĩ, suy nghĩ hiện ra trong Biết. Hãy cảm nhận mọi thứ đến và đi, hiện ra rồi biến mất, và con vẫn luôn đang biết. Mọi thứ đến và đi, hiện ra biến mất trong sự Biết của con. Cảm giác trên thân thể, âm thanh, lời nói sư phụ, suy nghĩ, đến rồi đi trong Biết.
Khi con nhắm mắt lại, thì mọi thứ hiện ra rất rõ ràng trong Biết. Thậm chí thân thể cũng chỉ là một thứ hiện ra trong Biết, hay nói cách khác các cảm giác trên thân thể cũng chỉ là những thứ hiện ra trong Biết. Suy nghĩ cũng chỉ là những thứ hiện ra, đến rồi đi trong Biết, chỉ còn lại một sự Biết, biết những thứ hiện ra. Biết âm thanh, biết suy nghĩ, biết cảm giác, tất cả những thứ đó đến và đi, hiện ra rồi biến mất ở trong Biết.
Hãy cảm nhận cái Biết này, đây là cái Biết mà sư phụ muốn trao truyền cho các con, muốn chỉ cho các con, nó có sẵn của con rồi, luôn ở đây, lần nào nhắm mắt con cũng sẽ cảm nhận được. Cảm nhận được mọi thứ hiện ra và biến mất, đến rồi đi trong Biết, cái Biết luôn ở đây. Những ai cảm nhận được mọi thứ đến rồi đi trong Biết thì giơ một tay lên cho sư phụ xem, mắt vẫn nhắm lại, nhưng giơ tay lên cho sư phụ xem, (Một số người giơ tay) được rồi! Bỏ xuống. Những ai cảm nhận được cái Biết đang ở đây, giơ tay sư phụ xem, (Một số người giơ tay) được rồi! Bỏ xuống.
Biết không phải là một cái gì đó xa lạ phải cố gắng đạt được, mà nó luôn ở đây. Khi con nhắm mắt lại chẳng qua để con bớt theo đuổi các vật khác mà thôi. Giống như là bớt nhìn con chim thì dễ cảm nhận được bầu trời hơn. Bớt theo đuổi các vật này vật kia thì dễ cảm nhận được Biết đang ở đây hơn, chứ cái Biết này không phải đến do nhắm mắt mà nó luôn ở đây, biết tất cả mọi thứ diễn ra bên trong nó. Ai cảm nhận được cái Biết đang ở đây, biết tất cả mọi thứ diễn ra bên trong nó giơ tay cho sư phụ xem? Cái Biết đang ở đây, biết tất cả những thứ diễn ra trong nó. Đấy, đấy là một kinh nghiệm cá nhân con, thử giơ tay sư phụ xem (Một số người giơ tay) được rồi, rất tốt.
Các con hãy tiếp tục cảm nhận điều đó, cái Biết đang ở đây, rất đơn thuần thôi. Nó không có gì đặc biệt cả, nó ở sẵn với con từ xưa đến nay rồi. Mọi thứ hiện lên rồi biến mất trong Biết, đến rồi đi trong Biết. Cái Biết thì không đến và không đi, mà nó luôn ở đây, ngay bây giờ, trực tiếp với các con. Con hãy nghĩ không có cái Biết nào cả, để xem cái Biết có ở đây hay không. Không có cái Biết nào cả, chẳng có cái Biết nào cả. Con hãy tự nghĩ như vậy, để xem cái Biết đấy có đang ở đây không. Những ai khi nói rằng không có cái Biết nào cả, vẫn thấy đang biết, thì giơ tay sư phụ xem (Một số người giơ tay) rồi, rất tốt.
Cái mà con đang cảm nhận chính là cái Biết vô cùng đơn thuần, cái Biết có sẵn của con, tài sản xưa nay của con, luôn luôn ở cùng con và nó đang ở đây, nó chỉ đơn giản như vậy thôi. Mỗi lần con muốn kiểm tra, cảm nhận nó, con chỉ cần nhắm mắt lại như thế này, cảm nhận mọi thứ hiện ra, biến mất trong Biết. Con sẽ cảm nhận được Biết ở đây, ngay bây giờ. Bây giờ, khi nào sư phụ nói mở mắt, đừng mở vội, khi nào sư phụ nói mở mắt thì con hãy từ từ mở mắt ra, và cảm nhận rằng cái Biết vẫn ở đây, biết mọi thứ hiện ra ở trong nó. Khi nào sư phụ hô mở mắt, con hãy từ từ mở mắt và cảm nhận cái Biết nó vẫn thế, chẳng thay đổi gì cả. Nó vẫn ở đây và nó vẫn biết những thứ hiện ra trong nó, chẳng qua bây giờ nội dung của Biết có thể thay đổi. Hình ảnh nhiều hơn, vật nhiều hơn nhưng cái Biết thì vẫn như vậy, vẫn biết mọi thứ. Đấy, các con từ từ mở mắt ra, từ từ mở mắt ra và cảm nhận vẫn, mọi thứ vẫn đang hiện ra trong Biết như lúc nhắm mắt. Dù có nhiều màu hơn, có nhiều người hơn nhưng vẫn thế, mọi thứ vẫn đang hiện ra trong Biết. Những ai mở mắt rồi vẫn thấy mọi thứ hiện ra trong Biết giơ tay? (Một số người giơ tay) rồi, rất tốt. Như vậy các con cảm nhận hết rồi đấy.
Cái Biết này là cái mà sư phụ muốn chỉ cho con, nó chỉ đơn giản thế thôi, đơn giản không? Những ai thấy cái Biết nó rất đơn giản giơ tay nào? (Một số người giơ tay) Rồi. Có một số bạn ngủ mất rồi đúng không? Đấy, Biết đơn giản không?
Đấy cái Biết mà sư phụ muốn nói nó chỉ thế thôi, nó chỉ thế thôi. Nhưng nó lại rất kì diệu, bởi vì nó không bao giờ bị ảnh hưởng bởi những thứ hiện ra trong Biết, đúng không?
Hay nói cách khác là gì? Nó không thể nào bị đau khổ bởi cuộc đời này được. Cái Biết đấy, dù có bao nhiêu phong ba sóng gió đi qua thì những thứ đấy chỉ là gì thôi? Phong ba sóng gió cuộc đời đi qua ấy, thì nó chỉ là gì? Nó chỉ là những thứ hiện ra ở trong Biết như vừa xong thôi. Cái Biết giống như mặt gương, không thể nào bị ảnh hưởng bởi hình trong gương. Các con từ lúc sinh ra đến giờ đã trải qua bao nhiêu phong ba sóng gió rồi? Nhiều chưa?
Cái gì duy nhất không bị ảnh hưởng từ lúc bé đến giờ? Cái Biết này chứ cái gì nữa đúng không? Từ lúc đẻ ra đến giờ thì cái mặt gương Biết của các con vẫn thế. Dù có bao nhiêu sóng gió bay qua bay lại thì mặt gương có bị xước không? Mờ không? Không! Bằng chứng là ngồi đây vẫn Biết như thường. Đúng chưa? Bằng chứng rõ rệt nhất, ngồi đây sư phụ nói con vẫn nghe, con vẫn nhìn thấy hình. Bao nhiêu đau khổ qua đời con ấy, chỉ có một thứ duy nhất không hề bị hại bởi đau khổ thôi, nó là cái Biết này, Biết đơn thuần này, cái Biết bình thường đang ở đây này. Nếu con chứng ngộ được việc nó luôn ở đây thì đau khổ cuộc đời con bắt đầu biến mất, vì đau khổ chỉ là những thứ đi qua đi lại trong Biết, đúng chưa?
Cái nhầm lẫn của con là gì? Một là không biết cái Biết này là gì hết, hai là tưởng rằng mình là cái thân thể này, thân tâm này. Hay nói cách khác là gì? Không biết cái gì là mặt gương và tưởng mình chỉ là một cái hình trong gương. Các con ấy, không biết mặt gương là cái gì và tưởng nhầm mình chỉ là một cái hình trong gương. Con hãy nhìn đi, nếu đây là mặt gương, con thấy không? Cảm nhận đi, thì thân thể con có phải chỉ là cái hình không? Trong vô vàn hình trong gương không? Nhìn mà xem. Nếu đây là mặt gương rất to nhé, tại sao mình nên ngồi một không gian rộng như không gian này là vì thế, vì rất dễ cảm nhận. Nếu đây là mặt gương rất to, thì cái thân thể này này, có phải chỉ là một cái hình nhỏ bé trong gương đấy không? Đúng không? Có đúng không nhỉ?
Nhưng vấn đề các con là gì? Là không nhận ra mặt gương và tưởng rằng mình là một cái…? Cái này này, hình nhỏ bé trong gương. Nếu như ngày nào đó con nhận ra con là mặt gương, chứ không phải hình nhỏ bé này thì liệu còn đau khổ hay không? Còn không? Đau khổ sẽ chạy qua chạy lại nhưng con không thể đau khổ được nữa vì sao? Vì con chỉ biết cái đau khổ thôi, biết cái đau khổ hiện ra biến mất thôi, chứ con không phải là cái nhân vật này để mà chịu một đống đau khổ. Nếu ngày mai bác sĩ bảo là bạn đã bị ung thư, mà con nhận ra rằng con là cả mặt gương này, thì ung thư còn vấn đề nữa không? Ung thư còn là vấn đề nữa không? Cùng sáng mai một cái giấy gửi cho con là bạn đã ung thư rồi, nhưng đúng cùng lúc đấy con nhận ra rằng ồ con chính là cái mặt gương to này chứ không phải cái hình này thì liệu con còn đau khổ nữa không? Đúng chưa? Hiểu không nhỉ?
Vấn đề của tất cả mọi người nói chung là gì? Mình là cái mặt gương mà mình lại tưởng mình là cái hình trong gương. Mình là cái màn hình, nhưng mình tưởng mình là nhân vật chính trong bộ phim. Nhân vật chính trong phim sướng hay khổ? Cơ bản là khổ đúng không? Nhưng cái màn hình chiếu phim đấy nó sướng hay khổ? Có khổ không? Cái nhân vật chính trong phim đương nhiên là khổ rồi đúng không? Phải trải qua một cuộc đời của một con người. Nhưng cái màn hình chiếu cảnh đấy thì sao? Làm sao nó khổ được đúng không? Cái màn hình nó có sợ một quả bom nổ trong trong bộ phim không? Cái màn hình nó có sợ cảnh một quả bom nổ trong bộ phim không? Có sợ không? Nhưng cái thân thể này nó có sợ quả bom nổ trước mặt nó không? Có không? Có chứ.
Khi con nhận ra con là cái màn hình rồi ấy, mặt gương ấy, con chẳng sợ quả bom nữa.
Ví dụ sư phụ chả sợ bom gì nổ ở đây hết, nếu bom nổ ở đây thì sao? Cùng lắm là thân tâm nó tan đúng không? Thân này tan, nát, tâm chạy loạn xạ nhưng cái mặt gương này có bị ảnh hưởng gì không? Không, nó vẫn biết mọi thứ bên trong. Nếu tâm chạy loạn xạ nó biết là tâm chạy loạn xạ, thân nát nó biết thân nát đúng chưa? Chứ nó không bị ảnh hưởng gì hết.
Cái Biết cũng như vậy thôi, cái Biết nó không bị ảnh hưởng bởi nội dung của Biết. Nội dung gì hiện ra thì nó biết cái đấy. Cái Biết không bị ảnh hưởng bởi sướng khổ buồn vui, bởi vì sao? Vì sướng khổ buồn vui là cái gì? Là cái gì? Là nội dung của Biết thôi, nội dung hiện ra rồi biến mất ở trong Biết. Giống như các hình ảnh trong tivi là nội dung của cái tivi đấy. Cái tivi không thể bị ảnh hưởng bởi hình ảnh trong tivi được, đúng chưa?
Ở nhà sư phụ có bạn Tara đấy, Tara đâu rồi? Tara ngày xưa rất là sợ xem phim hoạt hình vì cứ bảo “ba ơi con sợ, con sợ”. Vì sao nó lại sợ? Ngày xưa là khoảng ba bốn tuổi. Vì sao lại sợ? Theo con vì sao? Vì nó tưởng là gì? Ở chỗ đấy có con ma thật, có con sư tử thật. Thế là sư phụ bảo nó là không, không phải đâu. Chỉ là sư tử trong phim thôi, chỉ là tivi thôi nhưng vẫn sợ. Đến một ngày sư phụ mới bảo là gì? Con ra sờ màn hình đi, sờ thẳng màn hình đi. Nó ra sờ vào cái con sư tử trên màn hình, và từ đấy trở đi nó có sợ nữa không? Vì sao nó không sợ nữa? Thế sao trước đây sư phụ bảo thì nó vẫn sợ, bảo chỉ là màn hình thôi tivi thôi thì nó vẫn sợ. Mà ngày nó sờ thẳng cái màn hình lúc con sư tử đứng đấy thì hết sợ, vì sao? Có ai biết vì sao không? Vì nó kinh nghiệm được rằng, hóa ra chỉ có cái màn hình ở đấy thôi, chứ ở đấy không có con sư tử, đúng chưa? Thì nó hết sợ.
Ngày nào đó các con chứng ngộ được rằng, hóa ra ở đây chỉ có cái Biết thôi, Biết là cái màn hình đấy, còn những thứ khác là nội dung của Biết, hiện ra bên trong Biết rồi tan vào Biết, thì con hết sợ. Đấy, đấy là cái sức mạnh của cái Biết này. Nếu con chứng ngộ được cái điều sư phụ vừa nói xong, con nhận ra rằng hóa ra chỉ có cái Biết này thôi, còn mọi thứ khác hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết thì con sẽ hết sợ, đồng ý không? Nhắc lại nhé, hóa ra chỉ có cái Biết này thôi, mọi thứ khác như suy nghĩ, hình ảnh, âm thanh, câu chuyện cuộc đời, chỉ là những thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, chỉ có cái Biết này tồn tại mà thôi thì con sẽ hết mọi loại sợ hãi, không còn sợ gì cả. Đấy, con đường là gì?
Con đường chính là việc làm con nhận ra điều đấy.
Cái mà sư phụ truyền dạy cho con ấy, không phải là cái Biết, vì Biết con có hết rồi, sư phụ không truyền được, đúng không? Mình không thể truyền cái mà người ta có hết rồi.
Mà cái sư phụ truyền cho con là gì? Giúp con nhận ra rằng hóa ra chỉ có cái Biết này thôi, hóa ra chỉ thế thôi. Mọi thứ khác, thân thể, suy nghĩ, hình ảnh, âm thanh… là những thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, thì tất cả các con sẽ hết tất cả các sợ hãi. Ví dụ Hồng Thắng sợ vợ, ví dụ đi. Hóa ra chỉ có cái Biết này thôi, còn vợ là cái gì? Hình ảnh, âm thanh, phát âm thanh không? Nói mấy câu nào, đưa cho bạn ấy, chuyên gia sợ vợ phải được nói. Rồi, ưu tiên những người sợ vợ. Vợ là cái gì?
Hồng Thắng: Vợ là những hình ảnh, âm thanh.
Thầy Trong Suốt: Có âm thanh không?
Hồng Thắng: Có.
Thầy Trong Suốt: Mạnh hay nhẹ?
Hồng Thắng: Mạnh kinh khủng.
Thầy Trong Suốt: Ừ, đấy. (Mọi người cười) Vợ còn là cái suy nghĩ nữa.
Hồng Thắng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Sợ vợ này, yêu vợ cũng là suy nghĩ. Đấy, vợ mình cũng là suy nghĩ. Vợ chỉ là những thứ gì? Hiện ra ở trong Biết rồi?
Hồng Thắng: Tan biến luôn.
Thầy Trong Suốt: Bằng chứng là ngồi đây vợ ở đâu?
Hồng Thắng: Không nhắc được quên mất luôn.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, quên luôn. Chứng tỏ vợ tan vào Biết rồi.
Hồng Thắng: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Ngồi đây thì có Biết không?
Hồng Thắng: Có.
Thầy Trong Suốt: Có vợ không?
Hồng Thắng: Có.
Thầy Trong Suốt: Ngồi đây có vợ không?
Hồng Thắng: Ngồi đây không.
Thầy Trong Suốt: Ừ, đúng rồi. Như vậy vợ tan vào Biết hay Biết tan vào vợ?
Hồng Thắng: Vợ tan vào Biết.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Ngồi đây có Biết mà không có vợ. Chứng tỏ Biết không tan còn vợ thì?
Hồng Thắng: Tan.
Thầy Trong Suốt: Sợ gì, hiểu không? Không sợ, nhìn thẳng vào vợ và nói là gì? Em chỉ là thứ hiện ra trong Biết rồi?
Hồng Thắng: Tan vào Biết.
Thầy Trong Suốt: Tan vào Biết thôi, anh không sợ em nữa! (Mọi người cười) Từ nay trở đi? Dũng cảm nói thử xem nào?
Hồng Thắng: Em chỉ là những thứ hiện ra rồi tan vào Biết, anh không sợ. (Giọng ngập ngừng. Thầy và mọi người cười)
Thầy Trong Suốt: Nói xong cảm thấy thế nào?
Hồng Thắng: Cảm thấy tự tin Sư phụ ạ.
Thầy Trong Suốt: Tự tin hơn đúng không? Bản thân giả sử như vợ con chạy từ kia rồi xuống đây. Ví dụ thôi chứ không thật đâu đừng sợ (Mọi người cười), thì thực chất điều gì xảy ra, thực chất có phải trong cái Biết nó hiện ra hình bà vợ không?
Hồng Thắng: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng không? Hiện âm thanh bà vợ không?
Hồng Thắng: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Hiện ra tiếng đấm đá bà vợ không?
Hồng Thắng: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Thế rồi sao?
Hồng Thắng: Rồi lại tan biến.
Thầy Trong Suốt: Ừ, Tan biến. Quay sang bên phải lại có một cái khác được biết.
Hồng Thắng: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Hiểu không nhỉ?
Hồng Thắng: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Quay sang phải thấy vợ. Đây sư phụ đang nhìn Mỹ Nhân đây. Nhưng quay sang trái còn vợ không?
Hồng Thắng: Không.
Thầy Trong Suốt: Như vậy nếu mình sợ vợ mình chỉ cần làm một việc đơn giản là làm gì thôi? Quay sang trái thôi. Giống như sư phụ rất sợ vợ nên là từ nãy giờ nhìn các con rất nhiều đúng không? (Mọi người cười) Có dám nhìn vợ mấy đâu. Vợ chỉ là cái hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, không có gì đáng sợ hết, hiểu chưa? Mình chứng ngộ điều đấy thì mình không sợ vợ nữa, ok?
Hồng Thắng: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Khi mình chứng ngộ rằng vợ chỉ là những thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết thì còn sợ vợ nữa không?
Hồng Thắng: Không có mà sợ.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, lúc đấy vợ không thể nào làm gì để mình sợ được vì làm gì có vợ nữa luôn. Vợ chỉ là những thứ hiện ra trong Biết, hình ảnh âm thanh suy nghĩ, hiện ra trong Biết rồi tan sạch vào Biết. Đấy là cách để thoát khỏi sự sợ vợ. Yên tâm đi rất hiệu nghiệm, hiểu không? Yên tâm đi sư phụ đã thử rồi, hiệu nghiệm vô cùng. Đấy, nếu mỗi lần mình sợ vợ mình chỉ cần nhìn thẳng vào vợ và nghĩ gì? Đây là gì?
Hồng Thắng: Hiện ra trong Biết.
Thầy Trong Suốt: Đây là thứ hiện ra trong Biết rồi?
Hồng Thắng: Tan vào Biết.
Thầy Trong Suốt: Tan vào Biết, thế là?
Hồng Thắng: Là vui ạ.
Thầy Trong Suốt: Vui ngay, đúng rồi. Nhưng Biết thì có tan không?
Hồng Thắng: Không ạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, Biết nó vô địch. Biết vô địch hay là vợ vô địch?
Hồng Thắng: Biết ạ.
Thầy Trong Suốt: Vì sao?
Hồng Thắng: Vì không tan.
Thầy Trong Suốt: Biết thì không tan, còn vợ thì?
Hồng Thắng: Tan.
Thầy Trong Suốt: Thấy chưa? Bắt đầu bớt sợ vợ hơn chưa? Muốn hết sợ vợ chỉ cần đơn giản là gì thôi? Chứng ngộ là xong. Chứng ngộ xong còn gì nữa? Khi con chứng ngộ thì con thấy rõ là cả cái thế giới này chứ không phải chỉ vợ là những cái nội dung của Biết, hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, có đúng không? Thì con sợ cái gì nữa? Cả thế giới này là nội dung của Biết, là những thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết thì còn sợ cái gì?
Hồng Thắng: Sướng ấy chứ Sư phụ.
Thầy Trong Suốt: Sướng, đúng rồi. Không khổ được nữa luôn. Đấy, đây là con đường mạnh nhất để gì? Hết sợ vợ. Có muốn tu hành con đường này không?
Hồng Thắng: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, đúng không? Các con muốn hết sợ, vợ là ví dụ thôi nhưng mà muốn hết sợ cuộc đời này nói chung thì con phải chứng ngộ cái trạng thái sư phụ vừa nói, nếu không con vẫn sợ. Nếu con chứng ngộ được rằng tất cả mọi thứ trên đời này đều là những thứ hiện ra trong Biết, tan vào Biết, giống như mây bay qua bầu trời rồi tan vào trong bầu trời ấy. Bầu trời có sợ mây không? Bầu trời có sợ các đám mây không? Không.
Mây bay trong trời hiện đủ ra các loại hình đúng không? Hình sư tử có hiện được không?
Có được không? Mây hiện hình sư tử không? Hồng Thắng, Mây có hiện hình con sư tử được không?
Hồng Thắng: Được ạ.
Thầy Trong Suốt: Nhưng mà con sư tử với bầu trời thì cái nào khỏe hơn?
Hồng Thắng: Bầu trời.
Thầy Trong Suốt: Sư tử có tan vào bầu trời không?
Hồng Thắng: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Bầu trời có tan bao giờ không?
Hồng Thắng: Không ạ.
Thầy Trong Suốt: Thấy chưa? Vợ giống như là đám mây hình con sư tử thôi, không có gì đáng sợ hết. Nó hiện ra trong Biết, trong bầu trời rồi tan vào bầu trời. Còn Biết giống như bầu trời ấy, ôm lấy tất cả mọi thứ, nhưng không hề bị ảnh hưởng bởi những thứ nó ôm vào đúng không? Bằng chứng là bao nhiêu loại mây đen mây trắng giông bão đâu hết rồi, bầu trời vẫn còn. Đấy, nên khi con nhận ra cái Biết này, mà con nhận ra rằng à thế giới đơn thuần chỉ là gì? Đơn thuần chỉ là Biết thôi, mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết thì con hết mọi đau khổ.
Nhắc lại nhé, hóa ra thế giới của con ấy, đơn thuần chỉ là Biết thôi. Trong cái Biết đấy mọi thứ đến rồi đi, hiện rồi tan, có đúng không? Con nhớ lại kinh nghiệm sống của con từ bé đến giờ đi. Có đúng là luôn luôn là Biết và mọi thứ đến đi hiện tan trong Biết không? Kinh nghiệm của con, đúng không? Chứ không phải lời sư phụ. Có đúng từ bé đến giờ cuộc đời con là những thứ đến, đi, hiện, tan trong Biết không? Những ai đồng ý giơ tay nào? (Một số người giơ tay) Đúng rồi, cái mà gọi là “cuộc đời tôi” của các con ấy, “cuộc đời tôi” của các con ấy, chỉ là những thứ gì? Là cái Biết này, xong những thứ hiện ra đến rồi đi trong cái Biết đấy, có đúng từ bé đến giờ vẫn thế không? Hay là sư phụ làm cái đấy xảy ra? Hay là từ bé đến giờ cuộc đời con là gì? Là Biết, và mọi thứ đến đi hiện tan trong Biết. Những cái việc mọi thứ đến đi hiện tan trong Biết là đã sẵn sàng, đã có sẵn rồi đúng không? Cuộc đời con bản chất chỉ là gì? Biết, mọi thứ đến đi hiện tan trong Biết.
Thân tâm mới, thân cũng phải mới đúng không? Thân có phải mới không? Sáng tỉnh dậy đúng không? Hay là mấy năm mới thấy thân thể thay đổi? Cái hình mới trong Biết.
Tâm có mới không? Suy nghĩ mới không? Nhưng mà thân tâm, các trạng thái tinh thần và vật chất ấy, có phải đều đến đi hiện tan trong Biết không? Cuộc đời con nó giống như là một bộ phim không? Nghĩ mà xem. Với cách nhìn đấy, đời con khác gì bộ phim, mà con là cái màn hình, hay là Biết là cái màn hình đúng không? Mình bỏ cái từ “con” đi cũng được.
Biết giống như cái màn hình ấy, mọi thứ đến đi hiện tan trong gì? Trong màn hình. Trong đấy có một nhân vật rất quan trọng, nhân vật gì? Tôi, tôi đúng không? Tôi, tôi này nó nghĩ làm này làm kia, nhân vật chính đấy. Phim nào chẳng có nhân vật chính, bộ phim cuộc đời tôi của các con ấy, nhân vật chính là ai? Là bạn bên cạnh hay là con? Cái bộ phim cuộc đời tôi của các con ấy, nhân vật chính là tôi, chuẩn chưa?
Nhưng nó cùng một cái, tất cả các con đều cùng một kiểu là gì? Trong cái Biết này mọi thứ đến đi hiện tan trong nó, đúng không? Suy nghĩ đến đi không? Âm thanh hình ảnh mọi thứ đến đi không? Có không? Như vậy cuộc đời con có phải là gì, có phải là mọi thứ đến đi hiện tan trong Biết hay không? Cái đấy chính là cuộc đời con, đồng ý không? Tất nhiên cuộc đời con đặc điểm khác cuộc đời khác ở chỗ là nó có một nhân vật riêng, gọi là nhân vật tôi. Nhưng kể cả nhân vật tôi đấy, hình ảnh của nhân vật tôi đấy, suy nghĩ của nhân vật tôi đấy nó cũng đến đi hiện tan trong Biết đúng không?
Bây giờ đổi lại cách nhìn cuộc đời nhé, cách nhìn cũ là có một cái tôi này, thân tâm này rồi sống rồi ăn uống trưởng thành, bây giờ mình nhìn cách khác đi. Có cái Biết to đùng thế này, xong rồi mọi hình ảnh âm thanh suy nghĩ cảm xúc đến rồi đi hiện tan trong Biết.
Và đấy các con gọi là cuộc đời tôi, có đúng hay không? Có ai cảm nhận cái đấy không?
Cảm nhận khá dễ hay là khó? Vương cảm thấy thế không? Có thể nhìn cuộc đời kiểu đấy được không? Có không? Hoàn toàn có thể đúng không?
Đấy là sự thật về đời con. Sự giả về đời con là gì? Ô! Tôi có thật, thân này có thật, tâm này có thật, tôi đi trong không gian, trong thời gian làm bao nhiêu việc, lớn già bệnh rồi chết. Sinh ra, lớn lên, già bệnh rồi chết. Đấy là mô hình cuộc đời cũ của các con, cuộc đời các con đang tin. Nhưng cuộc đời mà sư phụ nhìn thấy lại không phải như vậy. Cuộc đời sư phụ nhìn thấy là gì? Là có cái Biết to lớn, vĩ đại, không bờ bến, và mọi thứ đến đi hiện tan trong cái Biết đấy. Trong cái Biết đấy hiện ra một nhân vật, ví dụ như là ông Thắng, ông Trong Suốt, cũng đi lại nói năng bình thường, đúng không? Nhưng nó hiện ra đủ thứ khác, hiện ra các con, hiện ra các nhân vật khác, hiện ra hình ảnh âm thanh bầu trời, mặt biển v.v… Nhưng vẫn trong gì? Vẫn trong cái màn hình đấy mà thôi, vẫn trong cái Biết đấy mà thôi. Mọi thứ đến rồi đi, hiện rồi tan trong Biết, còn Biết thì không suy chuyển gì hết. Mọi thứ liên tục thay đổi, biến động trong Biết, còn Biết thì bất động, không thay đổi.
Đấy, con thử nghĩ xem. Nếu cuộc đời các con thấy rõ rằng là chỉ có Biết, mọi thứ đến đi hiện tan trong Biết thì còn có đau khổ nữa không? Nghĩ thử xem. Nếu đời con hóa ra là gì? Là chỉ có Biết này, mọi thứ đến đi hiện tan. Người yêu, tình yêu, gia đình, tiền bạc, cảm xúc, suy nghĩ, hình ảnh, âm thanh v.v… đến rồi đi, hiện rồi tan trong Biết thì đời con còn đau khổ nữa không? Có cảm nhận được không? Những bạn nào cảm nhận được cái sư phụ nói giơ tay xem nào? (Một số người giơ tay) Ừ rất tốt, rất tuyệt vời. Nếu con cảm nhận được thì con hiểu con đường này đi về đâu. Đấy, kết quả con đường này là gì? Cuối cùng ông thầy này ông dẫn mình về chỗ nào? Cuối cùng đời sống của con là cái gì?
Đời sống cũ của con là một cái thân tâm đi lại trong cuộc sống này, có mục tiêu của riêng nó, đạt được hoặc không đạt được, đau khổ và bất hạnh, hy vọng và sợ hãi. Đời sống của sư phụ, là một cái Biết rộng lớn bao la, trong đấy mọi cảnh vật đến rồi đi hiện rồi tan trong nó. Nhưng mình không là ai trong đấy cả, chỉ nhân vật này thôi đi qua đi lại thôi chứ cái Biết nó chẳng là ai trong đấy cả. Cái Biết có phải nhân vật không? Cái Biết nó biết nhân vật nhưng nó có phải là nhân vật chính không? Theo các con thì sao? Cái Biết nó có phải là nhân vật chính có thân, có tâm đi lại trong những thứ này, trong Biết không? Hay đơn thuần nó biết nhân vật đấy, nó biết nhân vật chính thôi đúng không?
Đấy thì đời sư phụ là như vậy. Đời sư phụ trước đây cũng giống các con, sư phụ cũng tin rằng là mình là ông Thắng này, có thân tâm có lịch sử có tình yêu, có tất cả tham vọng, có hy vọng sợ hãi, có những tính xấu, có những điều tính tốt và mình phải cố gắng đạt được cái gì đó, nhưng rồi nó sang trang, đấy. Năm 2010 mình nhận ra rằng ồ hóa ra tất cả cái đấy là vớ vẩn, đấy chỉ là suy nghĩ nó bảo thế thôi, còn sự thật là có một cái Biết bao la rộng lớn, ôm chứa mọi thứ. Đây, và trong đấy thì mọi hình ảnh âm thanh, các loại suy nghĩ khác nhau đến rồi đi, và cái Biết này nó không bị ảnh hưởng một chút nào. Trong đấy có rất nhiều câu chuyện thú vị, cũng thú vị mà chứ đâu phải nhận ra xong là hết thú vị, nhưng nó chỉ là những câu chuyện thú vị để xem mà thôi, chứ nó không phải là mình. Mình không tham gia vào cái nội dung Biết này.
Đấy, chỉ có một cái Biết bao la nhìn thấy mọi thứ, thưởng thức mọi thứ, thế thôi. Đấy, cuộc đời sư phụ đấy, và như vậy thì mình không thể chết được nữa. Cái nhân vật này có thể chết, đúng không? Nhưng cái Biết chết được không? Không chết được nữa, không sinh mà cũng chẳng diệt đúng chưa? Không bẩn mà cũng không sạch, vì làm sao làm bẩn cái Biết này được. Cái Biết đã vĩ đại bao la rộng lớn rồi có thể tăng hoặc giảm được không?
Chịu, đúng không? Cái Biết này không thể tăng hoặc giảm nó được. Cái Biết này có vô minh không? Cái nhân vật chính có thể vô minh nhưng cái Biết có vô minh không? Có không? Cái Biết có giác ngộ không? Không! Nhân vật chính thì có thể là nhận ra điều gì đó, thì gọi là giác ngộ. Nhưng cái Biết nó có giác ngộ được không? Nếu nhân vật chính nó giác ngộ thì cái Biết nó biết là à nhân vật chính này nhận ra điều gì đấy đúng không? Còn cái Biết nó không vô minh mà nó chẳng giác ngộ, đúng chưa? Hiểu không nhỉ?
Cái Biết này đấy không dơ không sạch, không tăng không giảm, không vô minh cũng chẳng giác ngộ. Nó có sinh lão bệnh tử không? Cái Biết này ấy. Cái nhân vật chính trong truyện thì sinh lão bệnh tử nhưng cái Biết này, cái Biết mà đang biết tất cả mọi thứ này, nó có sinh lão bệnh tử không? Nó có sinh ra không? Nó có già đi không? Nó bị bệnh không?
Và nó chết không? Đúng chưa? Nó chẳng vô minh nó chẳng giác ngộ. Nó không hết vô minh, nó cũng chẳng có sinh lão bệnh tử.
Đấy, thì nếu con nhận ra cái Biết này thì con nhận ra ý của tất cả các vị Phật từ xưa đến nay. Hóa ra từ xưa đến nay Phật cũng chỉ giảng về cái Biết này thôi. Cũng chỉ cho chúng sinh, cho mọi người biết là sự thật nó là cái gì là cái Biết này. Và biết được cái Biết này giải phóng tất cả mọi thứ. Con không còn đau khổ, không còn sợ hãi, không còn sinh lão bệnh tử thật sự nữa, không còn vô minh nữa luôn. Đấy, thì nếu con dành cuộc đời cho cái việc nhận ra cái Biết này thì cuộc đời con ấy là một cuộc đời rất ý nghĩa vì nó kết thúc mọi cuộc đời. Nếu con nhận ra cái Biết này kết thúc mọi cuộc đời không? Đúng không? Vì cuộc đời là cái gì nữa rồi, nếu con nhận ra cái Biết này, thì cuộc đời là cái gì? Là những thứ hiện ra, biến mất trong Biết, sinh sinh, diệt diệt trong Biết. Đúng không? Hình ảnh, âm thanh, suy nghĩ, cảm xúc hiện ra trong Biết, đến rồi đi trong Biết. Hết. Nên đây là con đường để ra khỏi đau khổ một cách hoàn toàn, trọn vẹn. Con đường đến hạnh phúc chân thật.
Lâu nay con nghe từ hạnh phúc vô điều kiện bao giờ chưa? Nhưng mà cái thân tâm này nó có vô điều kiện được không? Ngay cả thân tâm sư phụ, nó có khỏe vô điều kiện không? Hay là gì, cũng tý nữa cơn gió đến là nó cũng lăn ra ngất, đúng chưa? Như vậy thân tâm không bao giờ có hạnh phúc vô điều kiện. Đúng không? Tâm sư phụ như này thôi, đập hòn đá vào đầu nó cũng chạy loạn lên ngay. Suy nghĩ mà! Vậy cái gì có thể hạnh phúc vô điều kiện được? Cái Biết thì nó hạnh phúc vô điều kiện. Hòn đá đập vào đầu nhân vật chính. Hỏi cái Biết có bị đập vào đầu không? Có bị sao không? Không tăng, không giảm. Sao lại bị ảnh hưởng được? Đúng chưa? Hòn đá làm nhân vật chính chết luôn. Hỏi cái Biết nó có chết không? Nó không sinh không diệt, làm sao chết? Nó luôn ở đây. Đấy!
Nếu con ngộ ra cái này thì tương đương với việc con học toàn bộ đạo Phật, tương đương con lãnh hội toàn bộ ý của chư Phật. Con không cần phải học bao nhiêu Kinh sách, hàng trăm, hàng nghìn quyển để chứng ngộ một cái gì đấy viết trong đấy. Con chứng ngộ sự thật về cái Biết này, mà đơn giản thôi, sư phụ nói, chỉ có cái Biết này thôi. Mọi thứ hiện ra, tan biến trong Biết. Nó chỉ đơn giản thôi.
Cuộc đời tôi, cuộc đời của Phật cũng chỉ thế thôi. Cõi địa ngục thì cũng là những thứ hiện ra, biến mất trong gì? Nếu con tái sinh xuống địa ngục thì con cũng chỉ thấy những thứ hiện ra, biến mất trong gì? Trong Biết. Nếu con tái sinh trên cõi Phật, thì cõi Phật cũng chỉ là những thứ hiện ra, biến mất trong Biết thôi. Đúng không? Cái Biết này nó ôm trọn cả sinh tử lẫn niết bàn, ôm trọn cả địa ngục lẫn cõi Phật. Nó chả ngán cái gì cả. Đúng không?
Nếu con ngộ ra được cái này thì con ngộ ra ý tất cả chư Phật, từ xưa đến nay. Con không cần phải học quá nhiều kinh điển, không cần phải theo đuổi quá nhiều thứ. Con ngộ ra cái Biết này thì con ngộ ra tất cả mọi thứ mà Phật muốn nói. Con ngộ ra cái chân lý tuyệt đối, con ngộ ra hạnh phúc vô điều kiện và con thoát khỏi mọi đau khổ.
Nếu giả sử đi, cuộc đời con cũng giống như sư phụ, chỉ là một cái Biết to đùng, vô cùng bao la, rộng lớn, trong đấy, mọi thứ hiện ra rồi biến mất, sinh sinh, diệt diệt, cái Biết không sinh diệt, thì liệu con còn khổ được không? Đúng không? Liệu con còn sợ cái gì không? Thử nghĩ mà xem. Liệu con còn bị ảnh hưởng bởi các vấn đề mà đời con đang bị ảnh hưởng hay không? Thiếu tiền này, thiếu tình đúng không? Thì thiếu tiền, thiếu tình là cái gì? Là gì? Là những cảnh vật, suy nghĩ, âm thanh, hình ảnh hiện ra trong Biết rồi tan trong Biết. Thế thôi! Đơn giản không? Nếu con nhận ra cái đấy thì làm sao con còn thiếu được nữa. Ngược lại, con thấy con ôm trọn cả, tất cả những cái thứ này. Con không chỉ thiếu mà con còn đầy đủ nữa, hết cỡ luôn.
Sự thật về đời con là chỉ có cái Biết và mọi thứ hình ảnh, âm thanh, cảm xúc, suy nghĩ, v.v…hiện và tan trong Biết. Con chính là cái Biết ấy, nhưng lại lầm tưởng mình là cái thân, tâm hiện ra trong Biết.
5. Hai cách tập để cảm nhận về Biết
Thì đấy là cái Biết mà sư phụ muốn giới thiệu với các con. Để cảm nhận về nó, con hãy nhắm mắt lại như lúc nãy, bất kỳ lúc nào con muốn cảm nhận về cái Biết này, rất dễ, hãy nhắm mắt lại và cảm nhận gì? Mọi thứ sinh diệt hiện ra biến mất trong Biết này. Nếu con nhắm mắt cảm nhận được thì khi mở mắt ra, con sẽ thấy mọi thứ cũng hệt như vậy.
Như vậy là con có một cảm nhận trực tiếp về Biết. Chứ không phải là lý luận của sư phụ nữa. Đồng ý không? Đấy là một.
Thứ hai, trong cuộc sống ấy, con thỉnh thoảng hỏi câu là: “Có đang biết hay không?” Như lúc nãy sư phụ hỏi các con ấy và khi các con đi kiểm tra xem: “Có đang biết hay không?” thế thôi, còn con được quyền trả lời gì cũng được. Con trả lời không biết cũng được. Không quan trọng. Cái cái kiểm tra đấy nó không liên quan tới câu trả lời mà nó liên quan đến một kinh nghiệm rất cá nhân con là Biết nó đang ở đây. Con kiểm tra xem Biết có đang ở đây hay không? Bằng câu hỏi: “Có đang biết hay không?” Đấy, đấy là hai việc con nên làm sau buổi ngày hôm nay. Một là con, cái nhắm mắt này mình tạm gọi là thiền, đây là loại thiền đơn giản nhất có thể trên đời rồi, để con cảm nhận về chân lý tuyệt đối mà rất đơn giản. Bất kỳ lúc nào con muốn, cuối ngày đúng không, ngày tập năm lần bảy lượt, tùy con, số lượng ít hay nhiều là do cái cái mong cầu sự thật của con. Nhưng cách tập thì như vừa xong: nhắm mắt lại, cảm nhận mọi thứ hiện ra biến mất, sinh sinh diệt diệt trong Biết. Âm thanh, hình ảnh, suy nghĩ, cảm xúc v.v… Con hãy cảm nhận được Biết thông qua việc đó. Sau đó mở mắt ra và thấy cũng hệt như vậy. Hình ảnh, âm thanh, mọi thứ, vẫn thế mà. Có khác chăng là màu nó khác thôi. Thì đấy là thiền.
Trong cuộc sống con nên kiểm tra, nếu con chăm chỉ thì để chuông đánh pong một cái, đúng không? Năm phút kiểm tra một lần. Xem, câu hỏi là gì? “Có đang biết hay không?” Nếu con kiểm tra đủ lâu, con sẽ cảm thấy rằng là Biết luôn ở đây. Đủ nhiều. Đấy. Bên trong con dần dần có một lòng tin là: “Ừ, đúng rồi. Mọi thứ biến đổi liên tục. Nhưng Biết thì nó không biến đổi. Nó luôn ở đây. Mọi thứ đến rồi đi. Nhưng Biết không đến rồi đi”.
Đấy. Thì đấy là hai cái mà con nên tập sau ngày hôm nay.
Cái thứ ba là con nên nghe lại bài này, vì chắc chắn là lúc đầu con chưa hiểu ý sư phụ hết đâu. Nghe lại bài này và sư phụ sẽ còn nói rất nhiều bài nữa, để con hiểu là cái Biết là cái gì, mọi chúng sinh đều có gì? Tính Biết, đúng không? Phật hay nói đấy, tất cả chúng sinh đều có gì tính? Bây giờ biết Phật tính là gì chưa? Tất cả mọi chúng sinh đều có Biết tính. Ai cũng có tính Biết này. Cái chữ Phật tính mà lâu nay Phật dùng ấy, chính là cái tính Biết này, chứ không phải là một cái Phật đặc biệt, kỳ ảo nào khác. Tất cả mọi chúng sinh đều có Phật tính, hay thực ra là tất cả mọi chúng sinh đều có Biết tính, có tính Biết.
Con gà, con giun có biết không? Có không? Con sâu, con kiến có biết không? Đúng không? Cái khả năng phân biệt của nó khác mình. Ví dụ nó nghe âm thanh nó không hiểu, mình nói nó không hiểu. Như vậy là cái cách nghĩ của nó khác mình. Đúng không? Mình xem tivi mình hiểu còn nó xem tivi nó không hiểu. Nhưng tất cả, cả mình cả nó đều biết là đang hình ảnh hiện ra. Đúng chưa? Đều biết đang âm thanh hiện ra. Đang có cái gì đó hiện ra. Cả hai đều đang biết. Vì thế mới nói là tất cả chúng sinh đều có Phật tính.
Bây giờ Phật tính của con và Phật tính sư phụ, ai nhiều hơn? Theo các con thì sao?
Phật tính các con với sư phụ ai nhiều hơn? Hả? Sư phụ hả? Như nhau! Nếu mà mình nói Phật tính thì nghe kinh khủng. Nhưng mà nói Biết tính, thì con có tính Biết, sư phụ có tính Biết. Làm sao mà nói là ai hơn ai được? Đúng chưa? Cái khả năng phân biệt của con và khả năng phân biệt của sư phụ có thể gì? Khác nhau. Nhưng cái khả năng biết thì sao?
Giống nhau. Đúng chưa?
Khả năng phân biệt của con và con kiến có thể khác nhau. Phân biệt ấy, phân tích, phân tích. Nhưng cái khả năng biết: Hình hiện ra biết hình, âm thanh hiện ra biết âm thanh thì giống hệt nhau, đều có khả năng hệt như nhau. Đấy là lý do mà Phật nói tất cả chúng sinh đều bình đẳng. Vì sao lại bình đẳng? Vì tất cả chúng sinh đều có Phật tính, giống nhau. Cái Phật tính của sư phụ thì không hơn các con. Phật tính của các con thì không kém Phật tính của Đức Phật, Biết tính đấy. Đúng chưa?
Hôm nay đã hiểu rõ Phật tính là gì chưa? Lâu nay nghe câu đấy cũng hay đúng không?
Nhưng cứ tưởng Phật tính là cái gì, cao siêu, kỳ diệu đúng không? Tất cả mọi chúng sinh đều có Biết tính! Nếu Phật mà giảng theo kiểu này ấy thì ông sẽ nói câu đấy. Tất cả mọi chúng sinh đều có Biết tính. Thế thôi. Tất cả chúng sinh đều có Biết tính. Hôm nay sư phụ giới thiệu với các con về Phật tính, nó là cái gì, đúng không? Ít nhất sau hôm nay về ấy, thì mình hiểu gì? Tối thiểu hiểu gì? Phật tính nó là cái gì. Phật tính chính là Biết tính. Mình hiểu tại sao lại nói tất cả chúng sinh đều có Phật tính, tại sao tất cả chúng sinh lại bình đẳng. Đúng chưa? Bình đẳng vì Biết tính ngang nhau, chẳng ai hơn ai cả. Biết tính của Phật thì không hơn Biết tính của các con. Năng lực tư duy phân biệt của Phật thì khác năng lực tư duy của các con. Nhưng cái Biết tính thì không khác gì nhau. Cái Biết tính đấy là thứ mà nó không sinh không diệt luôn ở đây. Nó là cái nền tảng để những thứ khác hiện lên rồi biến mất. Đồng ý chưa?
Cái Biết này nó là nền tảng để những thứ khác hiện ra biến mất nhưng tự nó thì không gì? Không biến mất. Nếu con chứng ngộ được rằng cuộc đời của con ấy, chỉ là cái Biết này, trên nền tảng đó, mọi thứ sinh diệt, thì đời con hết khổ, hết sợ. Nếu con không chứng ngộ được điều đấy thì con chỉ là một cái thân tâm nhỏ bé này thôi, lúc nào cũng lo lắng, sợ hãi. Đấy là sự khác nhau giữa ngộ và không ngộ. Còn cái Biết thì nó không khác nhau.
Ngộ rồi thì Biết nó vẫn thế.
Phật tính chính là Biết tính. Biết tính của con kiến, của con và của Phật thì ngang nhau, chỉ có năng lực tư duy phân biệt thì khác nhau.
Ví dụ trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật nói là có một người ăn mày, nhưng mà trong cái bộ đồ áo của họ ấy có một viên ngọc như ý. Nhưng họ không biết, họ đi ăn xin từ năm này sang năm khác, họ chỉ có một bộ quần áo thôi, không biết rằng là trong bộ quần áo đấy có đính viên ngọc như ý. Một ngày nào đó, tự nhiên một ông sư đến chỉ: “Ơ, trong cái quần áo của anh có viên ngọc như ý rồi!” Thế là người ăn mày nhận ra và ước những điều ước phù hợp. Thế là ông trở nên giàu có, hạnh phúc. Nhưng ông ấy không hề có một cái gì mới cả. Vì viên ngọc đấy nó ở trên người ông ấy từ đầu rồi. Đúng không? Đấy là ẩn dụ của Kinh Lăng Nghiêm.
Hôm nọ ở Hà Nội sư phụ ẩn dụ về việc là một người được ngồi trên kho vàng. Nhưng đây là ẩn dụ khác. Ẩn dụ là gì, ăn mày mặc một cái áo nhưng trong cái áo đấy lại có đính một viên ngọc như ý. Nhưng do không nhận ra viên ngọc như ý đấy nên cả đời đau khổ, khổ sở. Ngày nào đó có một ông sư chỉ cho mình là áo của bạn, trong nó có một viên ngọc như ý, ông ấy chỉ cần cầu nguyện viên ngọc như ý, thì là mọi thứ hiện ra như ý ông muốn.
Thì cái Biết cũng như vậy, các con mang trên người cái Biết từ lúc nào? Từ lâu rồi. Đúng chưa? Nhưng bây giờ mới có người chỉ cho con biết là gì? Ồ, trên áo bạn có viên ngọc như ý. Bạn hãy quan tâm đến nó. Nó sẽ mang cho bạn hạnh phúc. Đấy!
Các con sau ngày hôm nay về, quan tâm đến nó bằng những thực hành phù hợp, thì con sẽ thấy rằng cái Biết này mang cho con hạnh phúc. Vì trong cái Biết này nó có sẵn hạnh phúc rồi. Lâu nay con chỉ bị lừa mà thôi, bị nhầm mà thôi. Khi con quay trở lại với cái Biết này thì con thấy rằng là hạnh phúc đầy đủ, không sợ hãi, nó có sẵn ở trong Biết.
Chỉ cần nhận ra Biết này, đừng nhầm lẫn nữa, mà thôi.
Đấy, thì cái ẩn dụ trong Kinh Lăng Nghiêm rất giống cái ngày hôm nay các con được nhận. Các con mang trên người cái Biết này từ lâu lắm rồi nhưng mình không nhận ra nó.
Đúng chưa? Khi nhận ra nó rồi, hãy quan tâm đến nó. Trong câu chuyện của Đức Phật là phải cầu nguyện đến nó luôn, ngọc như ý đấy. Hãy quan tâm đến nó, hãy dành thời gian cho nó. Hãy nhận ra rằng là hóa ra trên đời này mọi thứ chỉ là nó mà thôi. Thì khi đấy mọi đau khổ tan biến, cái hạnh phúc vô điều kiện nó sẽ hiện ra. Nhưng từ đầu đến cuối thì viên ngọc của ai? Có phải của ông sư không? Của con. Con mang trên người từ xưa đến nay rồi.
Hôm nay đi về con vẫn mang về mà. Viên ngọc này còn không vứt đi được. Vứt được không? Đố con vứt được cái Biết đấy. Đố ai ở đây vứt được cái Biết của mình đi đấy.
Ngọc này nó còn dính chặt vào người, vào áo luôn. Đúng không? Áo còn cởi được. Ngọc thì sao? Không cởi được luôn.
Còn hôm nọ ở Hà Nội thì sư phụ có kể câu chuyện là cũng một người ăn mày bị liệt chân tay, ngồi một chỗ ăn mày. Xong có ông sư đi qua nói là: “Thực ra ông đang ngồi trên cái hũ vàng bố ông để lại”. Thế là ông ăn mày đào đúng chỗ mình ngồi xuống, thấy gì? Hũ vàng. Vậy hỏi ông này ông ấy có giàu sẵn hay là nghèo rồi biến thành giàu? Theo con thì sao? Ông phải giàu sẵn. Gia tài bố để lại mà. Đúng chưa? Như vậy thực ra là ăn mày nhưng mà lại giàu sẵn rồi. Chẳng qua là gì? Giàu mà lại không nhận ra là mình giàu.
Thì các con bây giờ ấy, tiến trình tu hành cũng thế thôi. Giàu thì nhận ra là mình giàu.
Các con ấy, tu hành chỉ là thế thôi. Các con giàu sẵn rồi. Biết có sẵn đây không? Vậy thì việc của các con là: Giàu và nhận ra là? Là mình giàu! Hay là phải đi xây đắp một cái gì đó mới? Sao? Nhận ra thôi! Đúng không? Thì phải có một người đầu tiên, ông sư hay là ai đó đến chỉ cho con biết là con đã giàu rồi. Tất nhiên không phải ai cũng tin đúng không?
Không phải ai nghe sư phụ nói cũng tin. Nhưng mà đào thử xem. Không tin à? Đào thử đi!
Dưới chỗ bạn ngồi có một hũ vàng. Có đào thử không? Kể cả không tin cũng phải đào thử chứ, đúng không? Nhỡ đào trúng phát thì sao? Có phải ngon không? Đúng không? Đương nhiên hôm nay các con ấy, có người nhận được ít, có người nhận được nhiều. Nhưng tất cả các con đều nên đào thử. Nhỡ đâu có một hũ vàng thật thì sao?
Còn sư phụ là người tuyên bố là gì? Tôi đã đào được vàng rồi đây này. Tôi giống các bạn, lúc đầu tôi cũng nghèo giống các bạn. Nhưng rồi tôi đã cố đào và tôi đào ra hũ vàng của tôi. Và tôi biết rằng mỗi người trong các bạn đều có hũ vàng đấy hết. Đào đi! Các bạn thích thì đào đi. Tôi sẽ chỉ bạn cách đào. Tôi đào thành công rồi. Tôi đã cầm hũ vàng đi tiêu xài rồi. Tôi biết cách đào rồi. Nếu các bạn muốn học cách đào, tôi chỉ cho.
Đấy, hôm nay đã có hai chiêu đào rồi đấy: “Có đang biết hay không?” là một chiêu, thứ hai là gì: nhắm mắt và cảm nhận cái Biết đấy. Đấy là hai cách đào đấy! Các bạn cũng giàu bằng tôi, cũng có thể sướng như tôi. Nhưng các bạn chưa đào. Vậy sau hôm nay hãy đào đi. Được chưa? Còn tôi sẽ liên tục chia sẻ các bạn cái gì? Phương hướng đào, cách đào. Đúng không? Tôi biết chỗ ở đâu mà. Đào hướng nào, cách đào như nào. Đúng không?
Đấy, cái đấy tôi sẽ liên tục chia sẻ với các bạn.
Nhưng người đào là ai? Tôi hay bạn? Đúng không? Tôi chỉ chỉ cho bạn cách đào, phương hướng đào thôi. Bạn hãy đào đi. Nếu đào trúng mỏ vàng dưới chân bạn ấy thì bạn giàu chẳng kém gì tôi, cũng chẳng kém gì Phật. Thì mỏ vàng Phật với cả mình bằng nhau thôi, không hơn nhau đâu. Đào được thì giàu bằng nhau. Đấy. Đồng ý không? Bạn nào đồng ý sau khi nghe lời tôi về đào giơ tay nào? (Các bạn giơ tay) Được rồi! Thế tuyệt vời rồi. Đấy. Bạn nào quyết định đào là buổi hôm nay thành công.
Nhưng mà, tất nhiên, buổi này không đủ bởi vì nó rất là mới, rất bỡ ngỡ. Thì mình sẽ còn những buổi khác. Các con có thể cơ bản buổi sau, bao giờ ấy nhỉ? Xem livestream đúng không, gặp trực tiếp, ở đây, mình còn mấy hôm mới về đúng không? Để mình làm rõ xem nó là cái gì? Đấy, đồng ý không? Mấy giờ rồi?
Một bạn: 5 giờ 7 phút ạ!
Thầy Trong Suốt: Đấy, mình còn được mấy giờ ấy nhỉ? Rồi, bây giờ mình sẽ sang hỏi đáp. Bất kỳ ai hỏi đáp gì cũng được, quanh cái này. Hay giải lao tý không? Giải lao tý nhé.
Giải lao năm phút đi. Đúng năm phút nhé. Giải lao, giải lao. Cho mọi người đi tè đi tiếc thoải mái đã. Đúng không? Xong rồi mình quay về đây, vội gì đâu. Không vội. Môn này có cái hay là không vội gì cả. Nó có sẵn của mình rồi, vội gì. Đúng không? Nếu mà nó phải chạy theo thời gian, còn đây nó có sẵn rồi. Đào là ra. Nên là không sao. Giải lao thoải mái đi.
Có 2 cách tập để cảm nhận về Biết:
Thứ nhất, hỏi là “có đang biết hay không” rồi kiểm tra. Nếu chăm chỉ thì 5 phút hỏi một lần. Có thể cài app tiếng chuông trong điện thoại để nhớ.
Thứ hai, nhắm mắt lại và cảm nhận mọi thứ hiện tan, sinh sinh diệt diệt trong Biết. Tập ít hay nhiều tùy con, tùy vào sự mong cầu sự thật của con.
6. Nếu tính Biết của mỗi người giống nhau thì làm sao phân biệt được mình với người khác?
(Sau giờ giải lao: Ban tổ chức thử loa để bắt đầu phần hỏi đáp)
Một bạn nam: Dạ thưa Sư phụ cho con hỏi là nếu mà tính Biết của mỗi người, mỗi chúng sinh giống nhau và cũng đồng với Chư Phật, vậy khi mình hòa tan vào Biết thì khi đó thì có khi là mình không còn cảm nhận mình giống như là một cái riêng biệt, cái ngã riêng biệt thì làm sao mà lúc đó, sao mà mình phân biệt được mình với những chúng sinh khác, Chư Phật khác?
Thầy Trong Suốt: Biết giống như cái màn hình, Biết giống như cái màn hình to đùng ấy hay mặt gương ấy, thì trong đấy có rất nhiều hình ảnh đi lại, đúng không? Nhân vật chính, nhân vật phụ, mỗi nhân vật nó vẫn có cách suy nghĩ, hành động của riêng nó. Mình gọi là theo nhân quả cũng được, mình gọi là màn hình nó chiếu thế cũng được. Không phải là tự nhiên nó hòa hết vào. Chỉ có là gì? Chỉ có là với cái màn hình ấy thì những thứ đấy không phải là nó, nó không phải là ai trong cái đống đấy hết. Chứ nó không phủ nhận rằng từng nhân vật một nó có hoàn cảnh sống, cuộc đời, cách nghĩ, cách hoạt động riêng của nó.
Nếu con chứng ngộ chẳng hạn thì không phải là con mất đi cái tôi theo kiểu là tự nhiên con thấy thân thể con rồi các thứ dính vào thế giới này. Không. Nó vẫn thấy mọi thứ hoạt động bình thường như cũ. Nhưng nó đi kèm một loại nhận thức mới. Là gì: Tất cả những thứ này chỉ là hình trong gương mà thôi. Cái gương, cái Biết ấy thì không bao giờ bị ảnh hưởng bởi những thứ này, vì thế nên là nó đi kèm sự tự do, hạnh phúc. Chứ không phải là mất đi cái gì, mất đi tính riêng. Nó không mất tính riêng. Cái mà con sợ là mất tính, con nghĩ là mất tính riêng, riêng biệt đúng không? Không. Cái nhân vật chính nó vẫn thế mà.
Thế bây giờ như này, đơn giản thôi, cái màn hình ấy, khi biết nó là cái màn hình thì nó cần thay đổi bất kỳ nội dung nào của phim không?
Bạn nam đó: Có ạ!
Thầy Trong Suốt: Cái màn hình nhé, khi nó biết rằng tôi là cái màn hình, đây chỉ là phim thôi thì nó cần thay đổi bất kỳ nội dung nào trong phim không? Hay là phim cứ diễn ra bình thường như cũ, cái nhân vật này, ví dụ như sư phụ đi, cái nhân vật đây, thân tâm này nó vẫn có cái dòng nhân quả của riêng nó, và nó cứ chạy theo kiểu của nó, nó vẫn riêng biệt ra với cả thế giới này, nó chẳng nhập vào cái gì cả. Đấy, nó vẫn làm việc này, việc kia, nó đi lại, nói năng, đây vẫn giảng Pháp, rõ ràng sư phụ ngồi đây thì không thể giống con ngồi đấy được, đúng không? Cái mắt sư phụ, ông sư phụ này này, ông thấy một cảnh vật khác, không giống mắt con thấy một cảnh vật khác, đúng chưa? Những cái ông suy nghĩ và ông giảng ấy, nó khác với cả cái tiếp nhận của con, như vậy cái sự riêng biệt đâu có mất, đúng không?
Nhưng cái gì mất? Khi thay đổi, niềm tin rằng tôi là thân thể này, tôi là cái người đang ngồi đây biến mất, đấy là một thứ biến mất. Thứ hai là gì, nhận ra gì, cái bao la rộng lớn Biết này, nó luôn ở đây, nó chứa tất cả, những thứ còn lại chỉ là những thứ hiện ra, biến mất trong nó thôi. Như vậy là nó không ảnh hưởng gì sự riêng biệt cả, nếu Phật đứng đây thì chắc chắn Phật cũng cảm giác không giống sư phụ, không giống con, Phật cũng thế thôi, nên yên tâm là không mất.
Bạn nam đó: Dạ vậy là, xin Sư phụ cho con hỏi là, như vậy là…
Thầy Trong Suốt: Nhưng, chưa hết, Đức Phật là ai? Nếu Phật đứng đây mà Phật cũng giống chúng ta, vậy Phật là ai? Như vậy nếu con hình dung rằng Phật là một người, thì con đã bị lừa rồi. Con hình dung con là một người, con cũng bị lừa, con hình dung sư phụ là ông này con cũng bị lừa nốt. Không có ông Phật, không có con, và không có sư phụ đây chỉ là ba cái hình hiện ra trong gương mà thôi, đấy là cái sự khác nhau đấy. Con tin con là thân tâm kia, đúng không? Thì con sẽ tin sư phụ là ông thân tâm này. Nếu Phật đứng đây, thì Phật là thân tâm mới đúng không ?
Nhưng nếu trong giấc mơ đêm nay con mơ ra ba người ở đấy, con đứng một góc, sư phụ một góc, Phật một góc, con có thể mơ như thế được không? Hoàn toàn tối nay mơ được đúng không? Thì thực ra ba người ấy là ai, nếu tối nay con mơ con đứng đấy, sư phụ đứng đây và Phật đứng kia, trong giấc mơ của con, thì thực ra ba ông ấy là ai? Ba ông ấy chỉ là biểu hiện của giấc mơ của con mà thôi, không có ba người thực thể riêng biệt nào ở đấy cả, đúng không? Không phải là có ông Phật thật sự ngồi đấy, con đứng đây, và sư phụ ngồi đây, mà là biểu hiện của giấc mơ, giấc mơ nó mơ ra cảnh đấy luôn, đồng ý chưa?
Vậy thì cuộc sống này cũng thế thôi, cả con, cả sư phụ, cả Phật đều là biểu hiện của cái Biết đấy mà thôi, trong cái Biết đấy hiện ra cả ba thứ đấy, nhưng không có cái thực thể thật sự nào ở đấy cả, chỉ có cái Biết hiện ra ba thứ đấy mà thôi. Một ví dụ khác nhé, con nhìn thấy các bạn không, và sư phụ không, có không?
Bạn nam đó: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Với cái thân tâm với cả cái trạng thái con là thân thể này thì con tin ở đây có mấy chục người ngay, đúng không, có đúng không?
Bạn nam đó: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Nhưng nếu đây là một mặt gương to, thì sao, thì có mấy chục người không? Hay chỉ có mấy chục cái hình hiện ra ở đấy thôi? Đều là biểu hiện của mặt gương hết, đúng không? Như vậy là niềm tin rằng có tôi, có Phật, có sư phụ tách ra khỏi nhau ấy, bản chất nó đã sai từ đầu rồi. Nên là những câu hỏi dựa trên đấy tách hay không tách ấy, đều không đúng. Hãy nghĩ về ẩn dụ giấc mơ lúc nãy, con sẽ hiểu, giấc mơ ấy, hiểu ngay. Tuy rằng ba bốn người, hay một nghìn người đi, thì đều chỉ là biểu hiện của giấc mơ mà thôi. Dù đây có một trăm người đi nữa, thì đều chỉ là hình hiện ra trong Biết mà thôi, đồng ý không? Đây có một trăm người, thậm chí một nghìn người thì đều chỉ là những hình ảnh hiện ra trong Biết. Tối nay con mơ thấy một nghìn người thì cũng là một nghìn cái hình ảnh hiện ra trong giấc mơ mà thôi, chứ không thể nào có ba người, bốn người, năm người ở đấy được.
Vì thế nên là câu hỏi rằng là tách, đúng không? Người này khác người kia, giống người nọ như thế nào ấy, nó chỉ đúng khi mà con tin rằng con là thân tâm này thôi. Còn khi con là cái màn hình này, thì con thấy rằng đây chỉ là những biểu hiện ở trong giấc mơ mà thôi, trong màn hình mà thôi, nên là mất luôn câu hỏi là tách hay không tách. Đấy, thì cái trạng thái này phải chứng ngộ mới cảm nhận được. Nên ngày xưa người ta mới gọi đây là không thể nghĩ bàn. Tại vì nghĩ bàn là gì, là mình cho nó một cái mô hình, con cho rằng giác ngộ là một cái mô hình thôi, xong con ghép người vô mô hình đấy, đấy con cho là, giác ngộ là cái này này, một mô hình suy nghĩ. Con có khung, một cái mô hình suy nghĩ, xong con cho mọi người vào ghép chỗ đấy. Nhưng cái này thì không thể nghĩ bàn vì nó ở ngoài suy nghĩ, suy nghĩ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, vậy cái gì ở ngoài cái gì? Biết ở ngoài suy nghĩ hay là Biết ở trong suy nghĩ?
Bạn nam đó: Suy nghĩ trong Biết ạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, suy nghĩ ở trong Biết thì có thể tóm được Biết ở trong nó không? Có thể gọi là mô hình hóa được Biết không?
Bạn nam đó: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Bàn tay có thể nắm được bầu trời không, có được không? Bàn tay có nắm nổi bầu trời không?
Bạn nam đó: Không ạ.
Thầy Trong Suốt: Vậy thì làm sao mà con vẽ được, mô hình được một cái Biết, một cái sự giác ngộ, bằng một công cụ là suy nghĩ được? Nếu giác ngộ hay là Biết nó vượt ra khỏi suy nghĩ thì tất cả mô hình mà con nói được ấy, đều sai hết. Đấy, thế nên là câu hỏi của con được, rất tốt, con cứ tiếp tục hỏi câu đấy đi. Nhưng sư phụ đang cho con hiểu giác ngộ là như thế nào. Nó giống như cái màn hình to đùng ấy, trong đấy nhân vật chạy qua chạy lại, nhưng cái gì hiện ra trong đấy thì cũng là màn hình. Nó giống như trong một giấc mơ ấy, có hàng nghìn người qua lại, nhưng cái gì trong mơ cũng là giấc mơ, chứ không thể nào có một nghìn người ở đấy được đúng không?
Bạn nam đó: Dạ con cảm ơn Sư phụ.
Thầy Trong Suốt: Ừ, thế con cứ hỏi đi, rất tốt, hỏi kiểu đấy tốt. Nó làm cho mình phải suy nghĩ mông lung, xong bảo thôi chẳng nghĩ nữa, thật ấy. Nghĩ nhiều – lợi ích lớn nhất của nghĩ nhiều là gì? Là không muốn nghĩ nữa, vì nghĩ có bao giờ ra nữa đâu, nghĩ không bao giờ ra được, chuẩn chưa? Nghĩ chỉ ra được một cái mô hình thôi, còn sự thật nó là mô hình hay nó là cái này? Sự thật nó là cái đang là này, đang ở đây, hay là một cái mô hình trong suy nghĩ?
Nên cái Pháp này thực ra là rất đơn giản, rất là hợp với người đơn giản vì thế. Vì thực chất nó quá đơn giản. Đấy, có cái Biết, trong đấy mọi thứ hiện ra rồi biến mất, chỉ có thế thôi, đơn giản khủng khiếp không? Chỉ có Biết, xong rồi trong đấy mọi thứ hiện ra rồi biến mất, thế thôi xong, khỏi mô hình luôn nhé, đúng không? Mà đấy, bản thân nó là mô hình rồi đấy, đúng không? Cái mô hình đấy không đúng lắm đâu, đấy là cách nói của sư phụ thôi, chứ bản thân nó không phải là một cái mô hình như vậy. Con phải nghe khoảng mười buổi nữa, sư phụ nghĩ thế, các con ấy, không phải chỉ con đâu. Khoảng mười buổi nữa thì mới hiểu sư phụ nói về cái gì, đấy. Cảm nhận thì nghe buổi ngày hôm nay được rồi, cảm nhận Biết ngay hôm nay được, nhưng mà để hiểu đúng về nó có khi mất cả đời luôn.
Nhưng điều thú vị là cần gì phải hiểu đúng? Hiểu đúng chỉ hợp với ông thầy như sư phụ thôi, đi giảng Pháp cho người khác thôi. Các con không cần phải hiểu đúng vì hiểu đúng xong cũng ra cái gì? Cũng ra cái mô hình suy nghĩ mới, đúng không? Nên con phải thực dụng là gì? Hiểu cái cần phải hiểu để tiến bộ. Con phải hiểu đươc cái cần, mình cần phải hiểu để tiến bộ, đồng ý không nhỉ? Đây quay lại cách tu, cách tu thực dụng là gì?
Ngay từ đầu con đường, mình không cần phải hiểu một cái mô hình to đùng khủng khiếp, từng ngóc ngách một. Vì hiểu đúng đi nữa, thì cũng chỉ là gì? Hiểu thế đi nữa thì là cái gì?
Là một cái mô hình suy nghĩ, đúng không? Mình chỉ cần hiểu là tiếp theo phải làm gì thôi. Đấy, thực dụng là thế đấy. Ok, mình hiểu để mà biết là tất cả cái hiểu của mình mục tiêu của nó chỉ để trả lời câu hỏi thế tiếp theo làm gì? Chứ không phải là gì, tôi phải nắm bắt sự thật bằng cách nào, vì sự thật là những thứ không nắm bắt được.
Trong Đạo đức kinh của Lão Tử có câu là “Đạo khả đạo, phi thường đạo” – cái đạo mà có thể vẽ ra được, chỉ ra được thì nó không phải là đạo thật sự nữa. Nếu con vẽ được cái Biết này thành một mô hình, thì con có một cái suy nghĩ mới, chứ con không có sự thật, đúng chưa? Nên là gì, mình vẫn phải học để hiểu về nó cho đúng, nhưng đồng thời mình hiểu là đúng đến mấy đi nữa, thì vẫn là không đúng, đúng không? Đúng đến mấy đi nữa thì là cái gì? Là một cái suy nghĩ mới về nó, đúng không? Đúng đến mấy đi nữa thì thực ra vẫn là không đúng, nhưng mình vẫn cần hiểu để mình biết là đi tiếp theo thế nào, thế thôi!
Các con chỉ cần hiểu đủ để biết là à tiếp theo thế nào, sư phụ thấy thế là ok rồi.
Nhưng mà cái sư phụ giảng hôm nay, sư phụ nghĩ là trả lời được câu hỏi của con đấy, cái nói nãy giờ đấy. Trong một giấc mơ có ba nhân vật, thì vẫn chỉ là một giấc mơ thôi, cùng là một giấc mơ, đúng không? Nên là không, cái việc mà Phật tách người này với người kia v.v… ấy, thì cũng chỉ là nội dung của mơ thôi. Còn với cái Biết thì nó chỉ là hiện ra trong Biết thôi.
Được rồi, không sao, tốt, rất tốt, những câu hỏi rất tốt. Những buổi sắp tới cơ bản tổ chức theo kiểu hỏi đáp, sư phụ sẽ đi Sài Gòn này, sau đấy về Hà Nội này, nhưng mà sẽ tổ chức series những buổi hỏi đáp, để những câu hỏi như của con ấy, được đem ra, đem đi đem lại cũng được, không sao. Để dần mọi người nhìn thấy tia sáng, à cái điểm mình cần học ở đấy là gì.
Trong một giấc mơ, có ba nhân vật, hỏi ba nhân vật ấy tách rời hay là riêng biệt, hay là không riêng biệt? Trong một giấc mơ tối nay, con mơ ra ba nhân vật, con, sư phụ và Phật đi, hỏi ba nhân vật đấy tách rời nhau, riêng nhau, hay là không tách rời nhau? Ai trả lời thử xem nào? Tiện câu hỏi của con hay mà, nên vẫn cứ nên tiếp tục. Trong giấc mơ tối nay, con mơ ra ba người, con, sư phụ và Phật, hỏi ba người này tách rời nhau hay là, riêng biệt với nhau, hay là không riêng biệt với nhau? Vương thử trả lời xem nào.
Hồ Vương: Dạ thưa Sư phụ, con nghĩ là không tách rời nhau.
Thầy Trong Suốt: Rồi, sai rồi, người khác đi. (Thầy cười) Trong giấc mơ có ba nhân vật, con mơ ra ba nhân vật, hỏi ba người ấy tách rời nhau hay không tách rời với nhau? Riêng biệt với nhau hay không riêng biệt với nhau? Bạn khác, người khác đi. Tuệ Duyên.
Tuệ Duyên: Thưa Sư phụ là con nghĩ đó là ba nhân vật tách rời nhau, bởi vì nó là ba cái hình ở trên một cái, ba cái hình.
Thầy Trong Suốt: Rồi, sai rồi, ai trả lời xem nào. Đúng được 5 cờ, chơi đại đi, đại đi, Giác Tấn. 5 cờ tội gì đúng không? Cứ nói thôi.
Giác Tấn: Nhân vật nào hả Sư phụ?
Thầy Trong Suốt: Nhân vật nào hả Sư phụ? (Thầy cười lớn) Được, cho con 5 cờ. Con mơ ra ba nhân vật sao lại hỏi là nhân vật tách rời hay không tách rời? Con ngồi đây tưởng tượng có ba con gà, con ngồi đây tưởng tượng đây có ba con gà, gà đỏ, gà xanh, gà trắng, hỏi ba con gà tách rời hay không tách rời nhau. Con hãy ngồi đây và hãy tưởng tượng đây có ba con gà đỏ, xanh, trắng, hỏi ba con gà này tách rời nhau hay không tách rời nhau.
Sao? Đã là tưởng tượng còn quan tâm tách với không tách, con đã tưởng tượng ra ba người đấy, quan tâm cái gì nữa? Nó là sản phẩm của tưởng tượng, hiểu không nhỉ? Nó là kết quả của tưởng tượng mà, quan tâm làm quái gì, tách hay không tách làm quái gì? Con tưởng tượng ra ba đứa đấy, thì quan tâm tách hay không tách làm gì? Nếu có ba người ấy thật thì con mới quan tâm chứ, hiểu không nhỉ? Con tưởng tượng ra ba con gà, hỏi là tách rời nhau hay không tách rời nhau, làm gì? Hoàn toàn vô nghĩa!
Cái con cần nhận ra là gì, là ba người đấy là tưởng tượng ra, hay là con cần tưởng tượng ra là ba người này chỉ là đang mơ ra thôi. Cái đấy mới quan trọng chứ! Cái nào quan trọng hơn? Con ngồi phân tích xem ba người này trong mơ tách rời nhau quan trọng hơn, hay là nhận ra rằng là ô, ba ông này chỉ là mơ ra thôi, cái nào quan trọng hơn? Cái nào thực sự quan trọng với con? Ngồi phân tích để xem là ba ông này tách rời hay không tách rời, trong mơ ấy hay là nhận ra rằng, ô đây chỉ là ba ông đang mơ ra thôi? Cái nào quan trọng hơn? Con phải thấy nó được mơ ra chứ, chứ ngồi đây phân tích ba ông tách hay không tách làm quái gì? Nếu nó là sản phẩm của giấc mơ, thì cái nào thực dụng hơn? Cái sư phụ nói là thực sự thực dụng đấy. Một bên là nhận ra ba cái này chỉ là mơ ra thôi, một bên là ngồi phân tích tính toán một lúc xong thấy ba ông này tách nhau.
Tuệ Duyên hiểu vấn đề chưa? Hiểu sao sư phụ bảo con sai chưa? Vấn đề không phải là đúng sai, vấn đề chả thực dụng gì cả. Cái cần nhận ra là ba ông này đều chỉ là được mơ ra thôi, chứ không phải là ngồi phân tích tính toán, lập công thức để xem ba cái tưởng tượng này tách rời hay không tách rời nhau. Là ba cái tưởng tượng có gì đâu, hiểu không?
Nên là gì, những cái phân tích lý luận nào đi vào việc không cần thiết ấy, thì mình phải biết điểm dừng. Mấu chốt là ba cái hình đấy hiện ra trong Biết, đấy là mấu chốt, chứ không phải là ba cái hình đấy tách hay không tách nhau, hiểu không nhỉ? Sư phụ ngồi đây trước mặt có một trăm người, thì mấu chốt rằng đây là cái hình hiện ra trong Biết, hay là phân tích từng người một xem họ khác nhau chỗ nào? Theo con thì sao, trước mặt con có một trăm người, thì bây giờ ngồi đây, học Pháp này, mấu chốt nhận ra là đây chỉ là một trăm cái hình ảnh hiện ra trong Biết, hay là phân tích tính cách từng người một để xem họ khác nhau hay không khác nhau ở chỗ nào? Cái nào thực dụng hơn, đúng không?
Cái cần nhận ra là gì, tất cả những thứ này này, chỉ là những cái hình ảnh hiện ra ở trong Biết rồi tan vào Biết. Đấy mới là cái con cần nhận ra! Đấy là cái thực dụng nhất trên đời. Còn việc phân tích xem họ tách hay không tách hoàn toàn không thực dụng, vô ích, đúng chưa, đúng chưa? Ở góc độ sư phụ thì sư phụ sẽ phân tích để con hiểu cái gì đó, nhưng mà các con ấy, góc độ các con ấy, thì phải hiểu cái gì chính, cái gì phụ. Cái chính là gì? Nhận ra rằng đây là Biết, đây là những hình hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, mỗi lần nhắm mất ấy, đấy mới là cái chính. Chứ không ngồi phân tích xem ông này khác ông kia, tách ra ông kia ở chỗ nọ, hiểu chưa?
Đấy, thì Giác Tấn trả lời đúng vì sao? Giác Tấn trả lời thế nào? Sư phụ hỏi là ba người này, thì tách hay không tách nhau, có ai nghe được câu trả lời của Giác Tấn không? Bạn ấy bảo trả lời như thế nào?
Một bạn nam: Nhân vật nào hả Sư phụ?
Thầy Trong Suốt: “Ba người nào hả sư phụ?”, ghê không? Kinh không? Làm gì có ba người nào, ba cái tưởng tượng làm sao có ba người ở đấy, hiểu không nhỉ? Bản chất chả có ba người nào để phân tích cả, phân tích là gì? Là mình đã dựa trên một cái sai mình phân tích thêm, hoàn toàn sai bét, đã sai lại còn sai. Cái đã không có thật rồi còn phân tích nó tách hay là không tách. Đấy, các con nên học Giác Tấn, trông thế thôi, cứ tưởng là dốt nhưng mà sao, hóa ra cũng khá phết, sáng phết đúng không? Cũng tỉnh táo phết ấy chứ.
Giác Tấn thảo nào, “giác” là gì biết không? Giác chính là biết đấy, chữ tiếng Hán việt giác là biết. Nghe giác ngộ bao giờ chưa, nghe rồi đúng không? Giác chính là biết, cái từ biết sư phụ dùng ấy, thì Hán Việt dùng từ giác. Sư phụ dùng tính Biết hay là Biết thì Hán Việt dùng từ là giác tánh, đấy. Nếu con đọc một sách nào đó sẽ có viết là giác tánh, chính là tính Biết mà sư phụ dùng đấy. Nên là giác chính là biết, chữ giác trong giác ngộ đấy, giác đấy đấy.
Nên là hôm nay mình học về Biết, thì không phải một cái tầm thường đâu, nó là cái giác, chữ giác trong chữ giác ngộ đấy, chữ giác trong giác tánh, chữ giác trong chữ giác ngộ là cái mà hôm nay con học. Đấy, chứ nó không phải là một cái... gọi là ai cũng có và rất tầm thường, nó rất bình thường nhưng nó không tầm thường. Vì nó là giác, nó là Phật thật sự. Rồi, thảo nào Giác Tấn phải oách tí đúng không, xứng đáng 5 cờ không? Vỗ tay tí nhỉ, (Mọi người vỗ tay) quá xứng đáng gì nữa, đúng không?
Sư phụ bảo là gì, “ba người nào hả sư phụ?” đúng không? Đấy từ nay con trả lời sư phụ phải bắt chước Giác Tấn, hiểu không? Tối nay đi đâu nhỉ, đi ăn ở đâu nhỉ? Tối nay mình ăn ở đâu ấy nhỉ? Không, nguy hiểm, nguy hiểm, nguy hiểm. Tối nay mình ăn ở đâu ấy nhỉ? Sao, trả lời thế nào? Ai ăn hả sư phụ? (Sư phụ cười) Được, ai ăn hả sư phụ, đúng rồi, cũng được, đấy học rất nhanh đúng không? Ai ăn hả sư phụ, nghe thiền sư không, đúng không? Được, ai ăn hả sư phụ, thôi khỏi ăn nhé, các bạn ăn còn mình không biết là ai cả thì khỏi ăn. (Mọi người cười) Rồi, bớt một miệng ăn đúng không? (Thầy và mọi người cười) Rồi, hỏi tiếp theo đi, câu hỏi tiếp theo đi, hỏi đi.
-
Niềm tin rằng có tôi, có Phật, có sư phụ tách ra khỏi nhau ấy, bản chất nó đã sai từ đầu rồi. Cả con, cả sư phụ, cả Phật đều là biểu hiện của cái Biết mà thôi chứ không có cái thực thể thật sự nào ở đấy cả.
-
Giác ngộ thì không thể nghĩ bàn vì suy nghĩ chỉ ra mô hình thôi, nên ngay từ đầu đừng cố gắng nắm bắt cái mô hình to đùng về giác ngộ. Vậy tu thực dụng nhất là mình chỉ cần hiểu tiếp theo phải làm gì thôi.
7. Làm thế nào để nhận ra Biết?
Mẫn Hân: Dạ vâng con thưa Sư phụ, theo con hiểu nãy giờ và hôm trước Sư phụ giảng thì cái việc mà mình nhận ra cái Biết này thì nó giống như là, ví dụ như con đang ngồi đây, thì con nghe thấy một tiếng sóng vỗ, thì con biết đấy là cái tiếng sóng vỗ. Sau đó thì tự dưng lại có con chim ở trên cây nó lại hót, sau đó thì con lại biết là à, có một con chim đó. Tức là sẽ có rất là nhiều những cái thứ ở xung quanh và con, con sẽ biết được những cái thứ đấy. Nhưng mà chỉ là nhận biết ra thôi, và con sẽ không làm gì với nó nữa cả đúng không ạ? Có phải đấy là cái Biết mà Sư phụ đang nói không ạ?
Thầy Trong Suốt: Không, con nói là không làm gì, nghĩa là thế nào, nghĩa là không gì?
Mẫn Hân: Tức là khi mà con nhận ra là có, ví dụ có tiếng sóng vỗ hay là tiếng chim hót hay là Sư phụ đang nói, thì con chỉ biết là ừ, ví dụ có Sư phụ đang nói hay là một âm thanh đang vang lên, hay là có cái tiếng sóng nó đang vỗ như vậy thôi.
Thầy Trong Suốt: Chứ không…?
Mẫn Hân: Chứ không phải là ví dụ con sẽ không làm gì nữa ấy. Ví dụ nếu như là Sư phụ nói thì con sẽ suy nghĩ, nhưng nếu mà con chạy theo nó thì con sẽ biết là à, mình đang nghĩ đó, thì như thế là có đúng không ạ? Có đúng con có hiểu đang đúng về cái Biết đấy không ạ?
Thầy Trong Suốt: Không, không đúng.
Mẫn Hân: Không đúng ạ?
Thầy Trong Suốt: Cái Biết này nó là con làm gì cũng được. Chứ không phải là không làm này và làm kia. Cái cách hiểu của con đang nghĩ rằng gì? Phải không làm thế này và được làm thế kia.
Mẫn Hân: Tức là…
Thầy Trong Suốt: Còn cái Biết này nó bất chấp, con làm gì nó cũng biết hết. Cái Biết này người ta dùng một từ nữa là từ “Nhận biết tự nhiên”. Tự nhiên là gì? Con không cố gắng gì cả, con không làm gì cả nó vẫn đang biết, chứ không phải là con chỉ nghe âm thanh rồi không phân tích âm thanh nữa, chỉ nghe sư phụ thôi thì không nghĩ thêm nữa. Không phải, không phải! Mà cái Biết này là cái Biết hoàn toàn tự nhiên tự động, gọi là tự nhiên cũng được mà tự động cũng được. Vì bất kỳ con làm cái gì đi nữa thì nó vẫn ở đấy và nó biết.
Con nghe sư phụ nói xong rồi con nghĩ linh tinh cũng được, thì Biết nó vẫn đang ở chỗ con nghĩ linh tinh đấy và vẫn đang biết nghĩ linh tinh đấy. Không cần bất kỳ một sự khởi tâm cố gắng nào của con hết. Không một tý cố gắng nào hết, nên là con có thể ghi từ “Nhận biết tự nhiên” cũng được hoặc “Nhận biết tự động” cũng được. Đấy.
Mẫn Hân: Thưa Sư phụ, vậy thì làm sao để con có thể nhận diện ra được nó? Ví dụ tự bản thân mình hỏi là: “Có đang biết hay không?” thì rõ ràng là mình cũng đang biết về cái điều đó. Nhưng mà làm thế nào để mình có thể… giống như Sư phụ nói là mình có thể có được một cái “Nhận biết tự nhiên” đó ạ.
Thầy Trong Suốt: Không, con có sẵn rồi sao phải có nữa đâu? Con không phải có lại nó nữa.
Mẫn Hân: Vâng, tức là có nhưng mà… làm sao để nó trở thành một cái phần tự nhiên trong mình để mình…
Thầy Trong Suốt: Câu hỏi của con là: “Làm thế nào để nhận ra nó?”
Mẫn Hân: Dạ vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Nó thì luôn có, giống như là viên minh châu ở trong áo người ăn mày ấy, thì luôn ở đấy. Con không thể nói là làm thế nào để có nó được, vì nó ở đấy rồi còn đâu nữa. Nhưng mà làm thế nào để nhận ra nó?
Mẫn Hân: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, thì phải nhớ. Muốn nhận ra nó thì phải nhớ là nó đang ở đây.
Mẫn Hân: Chỉ cần như thế thôi ạ?
Thầy Trong Suốt: À thế thôi, nhớ nó ở đây thôi. Đơn giản lắm. Cái Pháp này sau này con học về Pháp tu này nó quá đơn giản đi. Nó không có gì phức tạp đặc biệt hết. Con nhớ rằng nó luôn đang ở đây thì con nhận ra nó, con không nhớ thì con không nhận ra nó. Còn kiểu gì nó cũng ở đây. Đấy, con phải rất yên tâm là nó ở đây nên không lo. Nhớ ra thì thấy nó, không nhớ ra thì không thấy. Chứ không bao giờ nó mất cả. Hiểu không? Vì thế nên là gì?
Cái thực hành chính của mình chỉ cần nhớ ra nó thôi. Nhớ thôi, cứ nhớ thôi.
Nhưng cái kỳ diệu là gì? Cái Biết này nó có khả năng tự nhớ chính nó. Nên lúc đầu con chỉ hơi mồi lửa một tý thôi xong sau này nó sẽ tự nhớ chính nó. Sau này con không cần phải nhớ nữa, vì ở trong cái Biết này nó có khả năng là tự nhớ chính nó. Nên lúc đầu con sẽ cố nhớ một chút, có thể là mất vài năm chả biết được, tùy người. Có người chỉ mất một lần thôi, có người mất vài năm có người mất mười mấy năm, không biết được. Có người chỉ một phát là xong luôn không phải cố nhớ chính nó nữa. Bởi vì trong cái Biết này nó có khả năng tự nhớ chính nó, nó có cái khả năng, nó tự sinh khả năng đấy.
Nên là con cứ tập bắt đầu bằng cách là nhớ ra. Rồi một ngày nào đó con thấy là con chẳng cần cố nữa, nó vẫn nhớ. Thế là xong, đấy nó nhìn một cách tu đơn giản thế thôi. Lúc đầu thì cố nhớ một chút đúng không, xong một ngày nào đó tự thấy, ơ chả hiểu sao từ sáng đến tối nó tự nhớ chính nó hết. Từ sáng đến tối, từ lúc đấy nên sư phụ nói tại sao là có những người mà kể cả ngủ sâu vẫn nhớ, có người thì không vì thế. Tại vì là cái khả năng là tự nhớ chính nó một ngày nào đó sẽ xuất hiện. Khi cái khả năng đấy xuất hiện rồi con chẳng phải làm cái gì nữa, con chỉ việc hưởng lạc đây này, hưởng cái đống này này. Chứ không phải lo cái gì nữa.
Còn trước đấy về mặt tu hành ấy con vẫn phải phát triển một khả năng là nhớ cái Biết đấy, nhớ ra. Nhưng mà nhớ đây không phải là nghĩ trong đầu đâu, cái nhớ đấy không phải cái sư phụ nói. Nhớ là nhìn thấy nó ở đây này thì gọi là nhớ. Chứ không phải tôi nhớ trên đời có cái Biết, không phải đấy không phải là nhớ. Mà là con nhìn thấy nó ở đây, con để ý thấy nó ở đây thì gọi là nhớ ra nó. Rõ ràng hơn chưa?
Mẫn Hân: Dạ vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Nhé, như vậy là không cần phải có một cái trạng thái ngăn chặn gì hết.
Nãy con đang hỏi là ngăn chặn đấy. Không, chẳng ngăn chặn gì hết, cứ sống bình thường đi. Nhớ, nhớ ra nó. Nhớ nó là gì? Không phải là nghĩ trông thấy nó mà thấy rằng nó đang ở đây.
Chính câu “có đang biết hay không?” là một loại nhớ ra nó đấy. Cái câu mà “có đang biết hay không?” chính là một loại nhớ. Con đang làm gì đó xong tự nhiên con nhìn xem có đang biết hay không? Thì con nhớ ra rằng là Biết nó đang ở đây. Đúng không?
Mẫn Hân: Dạ vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Con nhớ nhưng mà không phải là con nghĩ trong đầu là nó đang ở đây, giống như là “em nhớ anh” thì không phải, em nhớ anh là con nghĩ về anh đúng không?
Còn cái này là gì? Mình nhớ để mình nhận ra rằng mình quay về cái trạng thái hiện tại này của mình. Nhận ra Biết đang ở đây thì gọi là nhớ ra Biết đang ở đây thế là đủ rồi. Thế thôi.
Mẫn Hân: Vâng, dạ vâng con cảm ơn Sư phụ ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ. Còn hé lộ cho con biết là Biết có khả năng tự nhớ chính nó. Nên một ngày nhất định khả năng nó sẽ hiện ra phát là xong, con hết phải lo nữa, chứ không phải cố gắng cả đời đâu. Đấy sư phụ cũng không biết được, trong lịch sử có những ông bụp phát ông nhớ chính ông ấy mãi luôn, nhớ chính nó mãi luôn. Trong lịch sử có những người như thế. Nhưng thông thường thì không như thế, thông thường trong một triệu người có một người như thế thôi. Còn thông thường là người ta phải có một thời gian nhớ chính nó, nhớ cái Biết đấy, đến khi mà cái tự nhớ nó hiện ra thì phải có một thời gian. Vài năm, thông thường là phải mất vài năm. Sáu năm, thông thường mất sáu năm, đấy con số gọi là thông thường đấy. Thông thường từ buổi này đến cái lúc con nhớ, tự nhớ chính nó là sáu năm.
Đấy ai hỏi thì hỏi đi. Oanh hỏi đi.
Biết luôn ở đây và nó chẳng bao giờ mất cả nên cái thực hành chính của con chỉ cần nhớ ra nó thôi. Nhưng cái kỳ diệu là gì? Cái Biết này nó có khả năng tự nhớ chính nó. Nên lúc đầu con chỉ hơi mồi lửa một tý thôi xong sau này nó sẽ tự nhớ chính nó. Thông thường mất sáu năm cái tự nhớ sẽ xuất hiện.
8. “Biết” và “suy nghĩ” khác nhau thế nào?
Vũ Oanh: Dạ Sư phụ cho con hỏi là, lúc hồi nãy Sư phụ có giảng là lúc mình… mình không nhận ra cái Biết là do mình tập trung vào hình ảnh, âm thanh…
Thầy Trong Suốt: Vào vật.
Vũ Oanh: Vật… cái đối tượng bên ngoài nên mình không nhận ra cái Biết.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Vũ Oanh: Thì khi mà, ví dụ như con đây, bây giờ con tập trung vô cái sóng con chỉ tập trung vô. Thì một lát nữa con lại nhớ à đây là sóng thì cái đó gọi là biết hay là cái suy nghĩ?
Thầy Trong Suốt: Đấy là nghĩ.
Vũ Oanh: Nghĩ.
Thầy Trong Suốt: Ừ, sóng là nghĩ rồi. Đứa bé nó có biết, nó có nghĩ nổi đấy là sóng đâu.
Nhưng nó vẫn biết cái hiện ra ở đấy chứ.
Vũ Oanh: Vậy, dạ thì cái Biết đó với cái suy nghĩ thì nó khác nhau ở chỗ nào?
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, câu hỏi của con rất tốt. Cái suy nghĩ là nội dung hiện ra trong cái Biết, cái suy nghĩ “đây là sóng”, đúng không? Là một cái nội dung, một cái suy nghĩ đấy hiện ra trong cái Biết. Cái Biết thì nó biết cái suy nghĩ đấy.
Vũ Oanh: Biết suy nghĩ là sao?
Thầy Trong Suốt: Ừ nó biết có suy nghĩ, biết là có suy nghĩ. Cái Biết đơn thuần lắm, chỉ biết là có suy nghĩ thôi. Nó có suy nghĩ nó biết là có suy nghĩ, không suy nghĩ biết là không có suy nghĩ. Chứ nó không cần phân biệt là “ơ đây là suy nghĩ đúng sai, suy nghĩ sóng hay suy nghĩ không sóng”.
Vũ Oanh: Thế cho con hỏi luôn ấy là…
Thầy Trong Suốt: Còn cái nghĩ là gì? Nó sẽ phân biệt ra, cái nghĩ nó sẽ phân ra đây là suy nghĩ sóng này khác suy nghĩ về biển này, suy nghĩ bầu trời. Đấy là nghĩ rồi. Còn Biết nó rất đơn thuần, có suy nghĩ bay qua thì biết là có suy nghĩ bay qua. Đúng chưa? Đấy, giống như mặt gương ấy, mặt gương thì nó… cái gì hiện ra thì nó phản chiếu cái đấy, chứ nó không ngồi… cân nhắc là ơ, ví dụ nhé, nếu là suy nghĩ A thì phải khác suy nghĩ B, đấy, nó không làm điều đấy. Cứ hiện ra cái gì thì hiện ra cái đấy thôi, hiện ra cái gì biết cái đấy.
Khi con nhìn ra sóng biển thì cái đứa bé trẻ con một tuổi cũng nhìn ra sóng biển, con thì thấy sóng biển còn nó chưa chắc đã thấy sóng biển. Đúng không? Nó chỉ thấy là, ví dụ như là ông tiên tóc trắng đi, đối với nó ấy, đúng không? Nhưng cả hai đều thấy hình ảnh, chắc chắn rồi. Không thấy hình ảnh làm sao mà ngồi phân biệt được, làm sao mà ngồi bảo đây là sóng hay là ông tiên được? Thì cái Biết là gì? Cái việc mà con thấy hình ảnh thì gọi là biết, còn hình ảnh đấy là cái gì thì là nghĩ. Phân biệt được chưa?
Nhỉ, cả hai cùng thấy hình ảnh, vậy cả hai cùng biết. Nhưng mà cái khả năng phân biệt của mỗi người khác nhau nên con phân biệt ra sóng còn nó phân biệt ra ông tiên. Còn một con muỗi bay qua thì không biết phân biệt cái gì nữa, đúng không? Đồ ăn, ví dụ thế đúng không? Hay là gì đó. Như vậy là cái khả năng phân biệt nó khác hẳn nhau, nhưng cả ba đều biết hình ảnh hết. Đồng ý chưa? Vì không biết hình ảnh làm sao mà phân biệt ra cái này cái kia được. Đấy, thì cái mà sư phụ đang giảng các con cái Biết là cái Biết đấy đấy.
Vũ Oanh: Như vậy là khi mà hình ảnh hiện ra thì cái… cái Biết nó, nó phải liền với hình ảnh luôn, như thế mới gọi là cái Biết ạ?
Thầy Trong Suốt: Liền là, ý con là gì? Ngay lập tức chứ gì?
Vũ Oanh: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ ngay lập tức, đúng rồi. Nó biết ngay lập tức.
Nó không phải cố tình, đây là cái Biết tự nhiên và tự động, sư phụ giơ tay phát là biết luôn, hình ảnh hiện ra, đúng không? Không phải là mình sẽ cố nhìn sư phụ, giơ cái gì? Mà sư phụ giơ như này phát các con thấy hình ảnh hiện ra không? Tất cả thấy không? Đấy thì là thấy ngay, biết ngay. Hình ảnh hiện ra là biết ngay, nhưng hình gì thì chưa chắc đã giống nhau. Đúng không? Có người thấy bàn tay có người thấy cái gì? Số năm đúng không?
Người thấy gì? Cái tát, có thể không? Cũng có thể.
Như vậy là việc cùng thấy hình ảnh thì gọi là biết, đấy là tính Biết của con ngang với tính Biết con muỗi ngang với tính Biết đứa bé. Còn đâu nội dung biết ấy thì là cách nghĩ của con, cái năng lực nghĩ của con, năng lực phân biệt của con thì khác con muỗi, khác đứa bé.
Cái suy nghĩ là nội dung hiện ra trong cái Biết. Biết nó chỉ biết thôi, có suy nghĩ thì biết là có suy nghĩ, không có suy nghĩ thì biết là không có suy nghĩ.
Còn suy nghĩ thì phân biệt ra suy nghĩ A, suy nghĩ B.
9. Sư phụ có bảo con phải “sống trong hiện tại” không?
Vũ Oanh: Sư phụ cho con hỏi là giác ngộ có nghĩa là sống trong hiện tại thì cái Biết đó với lại cái sống trong hiện tại nó có liên quan với nhau không ạ?
Thầy Trong Suốt: Có chứ, với cái Biết ấy thì chỉ có hiện tại thôi.
Vũ Oanh: Dạ, là nó giúp mình sống trong hiện tại ạ?
Thầy Trong Suốt: Không, cái Biết đối với nó chỉ có hiện tại ấy. Đối với cái tôi ấy, cái suy nghĩ thì nó có quá khứ, hiện tại và tương lai. Với cái Biết thì nó chỉ có như này thôi. Nó chỉ thế này thôi này, nghĩa là nó 100% hiện tại, và nó không thể có cái khác hiện tại được. Với cái Biết thì lúc nào nó cũng biết cái đang là chứ, cái Biết có biết quá khứ được không? Con có biết cái quá khứ được không? Con có biết cái gì trong quá khứ được không, ngay bây giờ ấy? Con có thể biết ví dụ như là cái cảm giác nóng tối qua sờ như nào không? Con có biết là cái cảm giác ngồi trên ghế của con một phút trước được không?
Cái Biết thì không thể biết cái gì khác ngoài hiện tại này. Đồng ý chưa? Với cái Biết thì 100% chỉ có hiện tại thôi, nó không thể có quá khứ và tương lai được. Đấy con từ kinh nghiệm cá nhân con mà xem. Con luôn luôn chỉ biết cái hiện tại thôi chứ? Con có biết cái một phút trước là cái gì không? Một phút sau là cái gì không? Con chỉ có thể nghĩ ra quá khứ, nghĩ ra tương lai, còn biết thì chỉ biết duy nhất hiện tại thôi, cái đang là này này. Cái hiện tại này là hiện tại phi thời gian, nghĩa là gì? Nghĩa là cái hiện tại này không đi kèm quá khứ tương lai. Cái Biết chỉ biết cái đang là cũng được, nói thế cũng được, hoặc là biết cái bây giờ, để cho phân biệt ra cái hiện tại thôi. Cái Biết chỉ có cái bây giờ thôi, cái đang là này thôi. Nó không cách nào biết quá khứ, không cách nào biết tương lai bởi vì sao? Quá khứ tương lai ấy là cái suy nghĩ nó bảo thế, nó bảo là có quá khứ này, có tương lai này.
Còn đâu thực tại ấy chỉ thế này thôi.
Thế nên là nếu đã là biết thì chỉ có hiện tại thôi, chỉ có bây giờ thôi. Nó không thể có quá khứ tương lai được. Tuy nhiên nếu là tôi thì có, con đang hỏi là từ tôi ra mà đúng không? Con nói là Biết giúp con sống trong hiện tại, đúng không? Như vậy là gì, cách hỏi con, sư phụ hiểu cách hỏi của con. Biết giúp cho con không nghĩ về quá khứ, không nghĩ về tương lai, đấy cách hỏi của con thế đúng nhất, đúng không? Bởi vì quá khứ và tương lai chỉ là nghĩ thôi mà. Con ngồi đây con phải nghĩ thì mới ra quá khứ, nếu con ngồi đây mà con không nghĩ gì thì có quá khứ đâu? Mắt con thấy quá khứ đâu, ở đây có ai nhìn thấy quá khứ không? Sờ được quá khứ không? Nếm ngửi được quá khứ không? Có ai thấy, có ai sờ được, nếm ngửi quá khứ được không? Tất cả chỉ có thể cùng lắm là nghĩ về quá khứ thôi, đúng không?
Thế nên khi con để ý vào Biết hay gọi là nhớ cái Biết đấy thì rõ ràng là cái Biết nó chỉ ở hiện tại thôi. Nên khi con để ý vào Biết thì con không chạy vào những suy nghĩ quá khứ tương lai nữa. Đồng ý không? Khi con để ý cái Biết đang là đây này, cái Biết thì đang ở đây rồi, thì con không phải chạy vào các suy nghĩ về quá khứ tương lai nữa. Có đúng như thế không?
Vũ Oanh: Ví dụ như con, con đang nghĩ về… hôm qua con ăn món đó ngon đi….
Thầy Trong Suốt: Rồi.
Vũ Oanh: Thì, con biết luôn trong đó là à mình đang nghĩ là mình, hôm qua mình ăn cái món đó ngon.
Thầy Trong Suốt: Con biết rằng có một suy nghĩ đang xảy ra trong hiện tại.
Vũ Oanh: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Thì có phải con quay về hiện tại không?
Vũ Oanh: Thì cái mà đang hiện tại là cái biết là con đang suy nghĩ về hôm qua con ăn cái món đó ngon.
Thầy Trong Suốt: Không, con biết là có một suy nghĩ hiện ra.
Vũ Oanh: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Cái Biết, cái việc biết có một suy nghĩ hiện ra chỉ xảy ra trong hiện tại được thôi. Con biết rằng có một suy nghĩ xảy ra, đố con biết được cái đấy trong quá khứ đấy. Con biết rằng có một suy nghĩ đang xảy ra, thì cái Biết đấy xảy ra ở đâu?
Mọi người: Hiện tại ạ.
Thầy Trong Suốt: Con biết rằng có một suy nghĩ đang chạy qua chạy lại, thì cái Biết đấy xảy ra ở đâu? Con biết rằng đang có một âm thanh thì cái Biết đấy xảy ra ở đâu?
Vũ Oanh: Trong hiện tại.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Nên khi con, trở về cái trạng thái là biết một cái gì đó đang ở đây, thì tự nhiên là con ra khỏi những cái suy nghĩ về quá khứ và tương lai. Con biết rằng có một cái suy nghĩ chạy ra nói là: “Hôm qua ăn ngon” thì lúc đấy con phải biết cái ấy trong hiện tại chứ. Câu hỏi con đúng rồi đấy. Nghĩa là lúc đấy con biết một thứ trong hiện tại, chứ con làm sao biết cái quá khứ tương lai được?
Vũ Oanh: Sư phụ có thể giảng thêm cái chỗ mà hiện tại nữa không ạ? Cái…
Thầy Trong Suốt: Bất kỳ cái gì xảy ra đều xảy ra trong hiện tại, đầu tiên thế đã, đúng không? Bất kỳ cái gì xảy ra là xảy ra trong hiện tại. Chỉ có suy nghĩ mới nói là chuyện này, chuyện kia xảy ra trong quá khứ thôi, còn không bao giờ con cảm nhận một cái gì trong quá khứ hết. Tất cả các con ngồi đây, không bao giờ cảm nhận nổi một cái gì trong quá khứ cả. Phật cũng không làm được, sư phụ cũng không làm được. Làm sao mình kinh nghiệm được một thứ đã xảy ra trong quá khứ. Con chỉ kinh nghiệm cảm nhận được thứ xảy ra ở đây thôi. Nếu muốn cảm nhận thứ trong quá khứ con phải nghĩ rằng là có chuyện đó đã xảy ra. Con chỉ có thể nghĩ về quá khứ, chứ không bao giờ con trực tiếp cảm nhận được quá khứ.
Đồng ý không? Đồng ý không nhỉ? Cái này dễ hiểu mà. Con chỉ có thể nghĩ được về quá khứ thôi, còn cảm nhận một phát là hiện tại ngay. Biết là biết hiện tại ngay. Đúng không? Con có ngồi đây, có biết, có cảm nhận được cái suy nghĩ ba phút trước không?
Dùng hết sức đi, hết khả năng của con biết xem, có biết được cái suy nghĩ ba phút trước không? Không thể! Cái suy nghĩ ba phút trước tan hết rồi còn đâu nữa. Đúng không? Chỉ có một suy nghĩ bây giờ nói là gì? “Ba phút trước có một suy nghĩ”. Bây giờ có một suy nghĩ nói là gì? Ba phút trước có một suy nghĩ. Thì con kinh nghiệm con biết được cái suy nghĩ bây giờ, chứ con không thể nào biết cái gì ba phút trước được. Đồng ý không?
Vậy đã biết là phải biết hiện tại, biết bây giờ. Đúng chưa? Nghĩ thì có thể nghĩ trong quá khứ, tương lai nhưng biết thì chỉ bây giờ thôi. Đồng ý không? Cái này dễ hiểu mà, dễ cảm nhận mà, đúng không? Đúng không nhỉ?
Vũ Oanh: Ý là con không hiểu ở cái chỗ là, khi mình càng biết về cái Biết thì mình sẽ càng sống trong hiện tại, thì cái sống trong…
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi.
Vũ Oanh: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Bởi vì cái Biết này nó chỉ ở trong hiện tại thôi, nó không thể ở trong tương lai hoặc quá khứ được, nên khi con nhận ra nó, nhìn vào nó thì con chỉ có thể ở trong hiện tại thôi. Con nói không sai tý nào luôn. Cái Biết mà sư phụ đang giảng các con ấy nó có xảy ra trong quá khứ được không? Con nhìn hết cỡ con không thể nào thấy cái Biết nào trong quá khứ cả. Con luôn luôn thấy cái Biết bây giờ. Cái Biết mà con nhìn vào luôn là cái Biết bây giờ, có đúng không? Có đúng không nhỉ? Cái Biết mà con đang nhìn vào là bây giờ hay lúc nào? Cái Biết chỉ có bây giờ thôi.
Nên khi con để ý vào cái Biết đấy thì con buộc phải bây giờ. Còn không có một lựa chọn nào luôn. Nếu con để ý vào cái Biết đấy thì Biết nó ở trong bây giờ. Nên con phải để ý vào bây giờ. Hợp lý không? Đúng quá gì nữa, hợp lý quá còn gì nữa đúng không? Đúng chưa? Vì con để ý vào bây giờ thì con không thể nào mà chui vào những suy nghĩ về hiện tại quá khứ được nữa. Vì bây giờ mà.
Nhưng, con quên mấy cái hiện tại đấy đi. Sư phụ không dạy cách đấy, đấy không phải cách sư phụ dạy. Sư phụ không dạy cách là hãy sống trong hiện tại, sống hiện tại, không, không dạy kiểu đấy. Theo sư phụ cách đấy là cách gọi là… gì nhỉ? Hô khẩu hiệu.
Các con có làm được đâu, con toàn chui vào suy nghĩ ấy mà. Đúng không? Thật lòng đi, thật lòng là con sống trong… cái gì? Hô khẩu hiệu rất hay, hãy sống trong hiện tại đi, hãy chấm chấm chấm, nhưng bản thân cuộc đời các con là cuộc đời sống trong suy nghĩ. Đúng không? Đúng hay sai? Đúng, đúng không? Nên sư phụ không định theo trường phái đấy luôn. Đấy là một trường phái tốt có những người thành công, nhưng dạy cho những người như các con sư phụ không định dạy kiểu đấy.
Vì đơn giản con không làm được! Sư phụ là ông thầy thực dụng mà, các con có làm được đâu? Sư phụ quan tâm cái đấy làm gì? Đấy không phải cái sư phụ dạy, thế thôi. Thực dụng mà, thực dụng là bảo con sống trong hiện tại đi, bao nhiêu người sẽ làm được? Thật đi, thật lòng đi. Hãy sống, về sống trong hiện tại. Sau ngay bài hôm nay về các con hãy sống trong hiện tại. Bao nhiêu người tự tin sẽ làm được giơ tay.
(Không ai giơ tay) Như vậy, rất hay đúng không? Nhưng mà thực dụng mà nói là không làm được. Vì thế nên sư phụ không định dạy kiểu đấy luôn. Vì sư phụ không dịnh dạy cái gì mà không hữu dụng, thực dụng. Sư phụ dạy kiểu khác. Có rất nhiều con đường đến giác ngộ chứ không phải chỉ có một con đường duy nhất là ở trong hiện tại. Sư phụ cho rằng cách đấy không hợp với người hiện đại. Đấy, đấy là quan điểm sư phụ. Hợp với một số nhỏ người hiện đại thôi. Không hợp với đại chúng hiện đại. Vì thế Sư phụ sẽ dạy kiểu khác. Kiểu mà không bắt con phải sống trong hiện tại mà bắt con phải sống trong Biết. Thế thôi. Khi con sống trong Biết thực ra nó chính là sống trong hiện tại mất rồi. Nên sư phụ không định dùng hiện tại như một cầu nối đến với sự thật. Sư phụ dùng thẳng sự thật luôn.
Sư phụ không cần mấy cái cầu nối là hiện tại đến với sự thật nữa. Dùng thẳng cái Biết đây này, đến thẳng sự thật luôn, một phát nhảy vào luôn. Không cần phải qua một cái hiện tại ở giữa nữa. Nên các con có thể yên tâm rằng là không phải lo gì về thứ hiện tại này cả.
Đấy, yên tâm đi. Nếu mà con thích đi con đường này thì con không phải lo về việc là sống trong hiện tại rồi gì gì đấy. Để ý vào hơi thở rồi cái gì đấy. Không, kệ. Con sẽ nhảy thẳng vào cái Biết và Biết nó tự hiện tại sẵn rồi. Không cần phải quan tâm nó hiện tại hay không vì nó hiện tại sẵn rồi.
Cái Biết nó luôn hiện tại, nó không thể nào không trong hiện tại được. Nếu con ở trong cái Biết này tự con ở trong hiện tại, con không cần quan tâm hiện tại là thứ gì cả, ok không? Hiểu không nhỉ? Thế cho thoải mái, con đỡ phải nghĩ về hiện tại làm gì. Con đọc sách, sẽ có nhiều người nói về hiện tại, ừ đấy con đường của họ, nhưng không phải là cách sư phụ dạy các con.
Cái Biết này, tự nó rất hiện tại, tự luôn, lập tức hiện tại ngay. Thậm chí nó không thể có quá khứ và tương lai nổi luôn. Tại sao phải quan tâm đến hiện tại, trong khi quá khứ, tương lai còn không có? Lúc nào cũng là hiện tại, tại sao quan tâm hiện tại làm quái gì?
Cái Biết này bản thân nó chính là hiện tại, cái Biết mà sư phụ đang dạy cho con đấy, luôn chỉ có hiện tại thôi, nó không thể quá khứ được, không thể tương lai được. Vì thế nếu con ở trong cái Biết này thì tự con hiện tại, mà con không thèm quan tâm đến hiện tại là cái gì cả, hiểu ý sư phụ không? Đấy, cách là như thế đấy.
Hỏi các bạn nhóm 1, sư phụ dạy hiện tại không, ở đây có nhóm 1 không nhỉ? Nhóm 1 có ai ở đây không? Mỹ Nhân, Vũ Trang. Sư phụ có dạy về sống trong hiện tại bao giờ không? Không dạy một chữ nào luôn! Sư phụ không dạy một chữ nào là bạn hãy sống trong hiện tại đi, vì sao? Biết nó là hiện tại rồi, tại sao quan tâm hiện tại hay không hiện tại làm quái gì cho mệt? Đấy cho con biết đấy, Nhóm 1 là cách dạy sư phụ đấy. Để con khỏi phải lo là “Ui giời, mình ra khỏi hiện tại rồi. Ôi giời ơi chết rồi, hỏng rồi, mình đã mất đi hiện tại rồi. Đấy, mình phải ở trong hiện tại chứ, thầy, các thầy thiền sư bảo thế mà, mình phải hiện tại hơn chứ, toàn sống trong suy nghĩ thế này, khổ quá, khổ quá!!!” – Không!
Nếu con ở trong Biết thì tự nó hiện tại, con nhảy thẳng tới Biết chứ con không cần phải qua một cánh cửa nào nữa, hiện tại nào nữa, mà con không cần quan tâm tới hiện tại mà con vẫn hiện tại như thường.
Rồi, chắc là đọc đâu đúng không? Mấy cái hiện tại đọc ở đâu rồi. Không, quên cái người ấy đi, ngay khi bắt đầu sư phụ nói con quên mấy thứ từng học đi, quên mấy cái từng đọc đi, con hãy tươi mới đi. Đấy, hãy tươi mới như một người học trò mới ấy, thì tất cả cái sư phụ dạy con nó sẽ phát huy 100% hiệu quả.
Chính vì con cứ trộn cái này vào cái kia, sợ cái nọ, cái đấy mới gây chuyện với con.
Nếu con có lòng tin vào người thầy này, đúng không? Sư phụ là người đã thực sự đi con đường này, có kết quả, rõ ràng, thì con cần quan tâm đến những cái không phải nó làm gì?
Đấy là tính thực dụng của nó đấy. Nên sư phụ bảo cái Pháp này phù hợp với người đơn giản là vì thế, những người nghĩ nhiều, đọc nhiều sẽ rất nhiều chướng ngại, vì lúc nào cũng mô hình hóa, lúc nào cũng cố trộn cái này vào cái kia. Nói đơn giản thế này này, một là chỉ cho con biết cái Biết là gì, hai là chỉ con cách nhớ cái Biết này liên tục, thế thôi, con đường chỉ có thế thôi. Khi con nhớ liên tục thì con sống trong cái Biết này, đúng không? Sống trong cái Biết này thì tự nó là hiện tại, tự nó là tất cả những thứ mà lâu nay con quan tâm, tự nó là Phật, xong. Con đường nó ngắn, đơn giản thế thôi!
Đầu tiên con cần biết cái Biết này là cái gì, đấy là điều các con tất cả phải biết. Khi con biết nó là cái gì rồi, thì con phải nhớ nó, nhận ra nó đấy. Nhớ là nhận ra nó trong cuộc sống hàng ngày của con, chứ không phải là nhận ra nó khi ngồi thiền, nhận ra nó trong cuộc sống này của con. Khi con nhận ra nó chính là con đang sống trong nó, khi con đang sống trong nó chính là con đang sống trong Phật, con đang sống trong hiện tại, con đang sống trong tất cả những từ hay ho mà từ xưa người ta nói. Và con đường chỉ thế thôi. Nó đơn giản, đơn giản đến mức thế thôi.
Nhưng nếu con không biết cái Biết này là cái gì, không nhận ra nó thì đời nào con sống được như thế, đúng không? Con không biết nó là cái gì thì sống thế nào được? Hoặc là con không có niềm tin vào nó, nghĩa là con biết nó là cái gì, nhưng mà con chỉ có niềm tin, không có niềm tin gọi là xác đáng vào nó, xác quyết vào nó, thì rồi nó cũng chỉ là một trong những bông hoa trong đời con thôi. Con qua ông Trong Suốt này hái được bông hoa, qua một ông Nguyên Thủy hái được một bông hoa vô ngã, đúng không? Qua một ông dạy về đạo đức hái một bông hoa đạo đức, đời con toàn những bông hoa thôi con chả có cái gì thực sự trong tay cả.
Còn các con nếu định thực sự đi đến cuối đường ấy, thì ngày hôm nay con phải nhận ra cái Biết này, sau ngày hôm nay con hãy xác quyết vào cái Biết này bằng những buổi giảng khác nhau, bằng cách nghe tiếp, đọc tiếp. Cái đọc này có thể đọc của tất cả những người khác trên đời cũng được, không cần đọc sư phụ, đọc những ông khác. Nhưng cái chính phải xác quyết vào nó. Sau đó khi con xác quyết nó rồi thì con thực hành các phương pháp để nhớ ra nó trong cuộc sống hàng ngày, đến khi nào cái khả năng tự nhớ nó xuất hiện thì thôi. Đấy con đường nó chỉ thế thôi. Mô tả để con hình dung nó đơn giản thế thôi, đấy. Và sư phụ nghĩ rằng có thể làm được trong vài năm.
Rồi, hỏi tiếp đi. Ưu tiên Đà Nẵng đi, Thảo đi.
Sư phụ không dạy cách là hãy sống trong hiện tại vì đó là cách hô khẩu hiệu, các con có làm được đâu, cách đó không hợp với người hiện đại. Cái con cần là nhận ra cái Biết, xác quyết vào nó, và thực hành các phương pháp để nhớ ra nó trong cuộc sống hàng ngày, đến khi nào cái khả năng tự nhớ nó xuất hiện thì thôi.
10. Làm thế nào để thấy thân thể này không phải là con?
Pháp Thảo: Dạ Sư phụ cho con hỏi là, khi nãy Sư phụ có giảng là Biết thì nó giống như là một cái bầu trời hay là một cái màn ảnh và những hình ảnh âm thanh nó sẽ xuất hiện ở trong đó. Thì như tụi con đang ở bây giờ thì tụi con chỉ biết cảm nhận được là qua các giác quan về Biết, thì làm thế nào để tụi con có thể biết, thấy được là những cái bản thể như thế này, con người như thế này là không phải là tụi con?
Thầy Trong Suốt: Ừ được, cái thân thể của con ấy, khi con nhìn xuống nó thấy cái hình, đúng chưa, đúng không nhỉ? Khi nhìn xuống thân thì thấy cái gì? Cái hình! Cái lâu nay mà con cho là tôi ấy, con nhìn xuống xem, nó là cái hình. Các cảm giác trên thân thể nó là cái gì? Là các cảm giác, có đúng không? Vậy cái lâu nay con cho là thân thể, thực ra nó chỉ có ba thứ thôi: một là cái hình, hai là các cảm giác, vật lý đấy, là xúc chạm đấy, ba là cái suy nghĩ rằng đây là thân thể tôi.
Cái mà con cho là thân thể thực ra chỉ có ba thứ đấy, đúng không? Một là cái hình nhé, hai là cái cảm giác xúc chạm, ba là một cái mớ suy nghĩ nói đây là thân thể tôi, thân thể tôi, thân thể tôi, nói liên tục, một ngày nói hàng nghìn lần. Và cả ba cái đấy đều hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết. Bằng chứng là con nhìn lên trời một phát thì sao, hình còn không? Không đúng không? Con đang mải mê nhìn cái gì đó thì cảm giác thân thể nhiều khi cũng gì, cũng không còn, cảm giác trên thân thể ấy. Hoặc là thay đổi từ chỗ này sang chỗ khác, ngồi một lúc ê mông thì không còn cảm thấy mông nữa luôn. Nghĩa là cảm giác thân thể cũng thay đổi, hình thay đổi. Đặc biệt là các suy nghĩ, đây là thân thể tôi, thân thể tôi, thân thể tôi ấy, nó cũng thay đổi luôn. Bằng chứng là những lúc con nghĩ về cái khác, con chẳng nghĩ về thân thể tôi nữa.
Như vậy cả ba thứ là hình ảnh này, xúc chạm thân thể này và suy nghĩ đều là những thứ đến rồi đi trong Biết. Còn cái Biết thì có đến và đi không? Nó không đến và đi, đúng không? Nếu con thấy rõ ba cái điều đấy, tự nhiên con thấy rằng, à, cái lâu nay mà con cho là thân thể nó cũng chỉ là những hình ảnh, xúc chạm và suy nghĩ hiện ra rồi tan biến trong Biết. Tối nay con mơ một giấc mơ, có phải lại có một hình ảnh thân thể khác không, đúng không? Trong mơ con là một hiệp sĩ đi, có phải có hình ảnh thân thể khác không, có phải là có cảm giác thân thể khác không? Trong mơ đánh nhau chiến trường, cảm giác thân thể khác. Và có phải có một suy nghĩ thân thể khác không? Hình này mới là tôi này, hình kia không phải là tôi. Nếu mà hình Thảo nằm bên cạnh con cũng chả bảo là con luôn. Tối nay con mơ ấy.
Như vậy là trong giấc mơ con có một thân khác, một hình ảnh thân thể khác, một cảm nhận thân thể khác, một suy nghĩ thân thể khác, đúng không? Như vậy đấy là bằng chứng thấy rằng là gì? Cái mà gọi là thân thể ấy, nó cũng hiện ra và tan biến trong Biết, như bao thứ khác mà thôi, đồng ý không? Đây nói cho con về lý luận đã. Đồng ý về lý luận thì cái thân thể này cũng như bao thứ khác, hiện ra rồi tan mất trong Biết không?
Pháp Thảo: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Đồng ý về lý thuyết là thế không?
Pháp Thảo: Dạ đồng ý.
Thầy Trong Suốt: Thế nhưng con phải chứng kiến cái đấy thì con mới chứng ngộ được, nếu con chỉ hiểu lý thuyết sư phụ thì ngày hôm nay con về, con vẫn tin con là thân thể này.
Pháp Thảo: Dạ đúng rồi.
Thầy Trong Suốt: Nhưng nếu khi mà con nhớ về Biết ấy, con sẽ chứng kiến cái sư phụ nói. Khi con ở trong Biết ấy thì con chứng kiến cái sư phụ nói luôn, chứng kiến bằng cái Biết của con. Con thấy rõ là gì? Hình ảnh này, biến đổi này, cảm giác trên thân thể biến đổi, hoặc cái suy nghĩ rằng đây là thân thể tôi cũng biến đổi nốt. Con thấy cả ba cái đấy hiện ra, tan biến trong Biết thì con mới nhận ra rằng ồ thân thể trông thế thôi cũng là một thứ hiện ra và tan mất trong Biết. Đấy, khi con thấy đấy là xong. Nếu con thấy rằng ừ cái thân thể này ấy, lâu nay mình cứ tưởng là nó chắc, nó luôn ở đây, luôn là mình, hóa ra nó cũng chỉ là giống hệt các thứ khác, cũng hiện ra rồi tan mất trong Biết, thì con thoát khỏi cái trạng thái con là thân thể ngay lập tức, đúng không? Nếu thân thể này cũng là một thứ hiện ra, tan biến trong Biết như là bọt biển này, sóng biển này thì làm sao con là thân thể này được? Nó tan rồi còn đâu nữa. Quay phải cái mất luôn, quay trái cái mất luôn, đúng không? Nó chỉ là một đống bọt thôi, giống như là trong thơ của một vị cổ Phật đấy, thân như đống bọt, tâm như gió, đấy, nhớ rồi:
Khởi bao thiện pháp cũng là huyễn Tạo bao ác nghiệp cũng là huyễn Thân như đống bọt, tâm như gió Huyễn hóa không tướng, không tự tính.
Khi con thấy nó chỉ giống đống bọt hiện ra tan trong Biết ấy, thì tự con mất đi cảm giác là con là thân thể này. Tự nhiên, không cần phải tập, không cần phải lẩm nhẩm là tôi không phải thân thể này, thân thể này, thân thể này. Không cần! Con trực tiếp thấy rằng, cái mà con lâu nay cho là thân thể của con, chỉ là cảm nhận, suy nghĩ, hình ảnh, tự hiện ra rồi tan trong Biết, thì con sẽ mất luôn cảm giác con là thân thể này. Và con sẽ nhận ra rằng chỉ có Biết mà thôi. Đấy thế là tóm tắt cho con cách, nó có thể diễn ra trong nhiều năm, hoặc là một năm, không biết được. Nhưng nhanh chậm là tùy duyên, nhưng đấy là cách mà con sẽ không còn thấy con là thân thể này nữa. Vì con thấy một cách trực tiếp cái mà lâu nay con cho là thân thể, hóa ra nó cũng hiện tan trong Biết mà thôi, mà cái Biết thì lại không hiện tan. Đấy, cái Biết này rất ổn định, vững chãi.
Thế giả sử nếu con bị ung thư, ví dụ xấu nhất là bị ung thư đi, thì con thấy ngay cái ung thư cũng thế. Ung thư cũng chỉ là một cái cảm giác hiện ra tan trong Biết, cảm giác suy nghĩ, thậm chí nếu khối u nổi ra nữa thì nó là hình ảnh, cái ung thư cũng chỉ là hình ảnh, cảm giác, suy nghĩ hiện rồi tan trong Biết. Nên cái ung thư đấy, thực ra cũng chẳng có gì cả, hiện tan trong Biết rồi mà? Trong khi cái Biết thì nó cứ ở đấy mãi, thế là con thoát khỏi ung thư luôn, bằng cách đấy. Thân thể vẫn ung thư nhưng con không thấy mình ung thư nữa, vì ung thư cũng chỉ là hiện ra tan biến trong Biết mà thôi.
Thôi, cứ nghe đi con toàn hỏi câu hỏi về những cái đoạn sau mà, nên phải trả lời kiểu đấy. Cái mà con hỏi là cái rất sau. Cái con hỏi là làm thế nào để thấy không phải thân thể này, không phải thân thể này, thì đoạn đấy đoạn cuối con đường rồi. Đoạn đấy đoạn giác ngộ mới cảm giác đấy thôi, trước đoạn giác ngộ không có cảm giác đấy đâu. Trước khi giác ngộ con tin vào thân tâm này là chắc. Con toàn hỏi đoạn cuối thì phải trả lời cho con cuối là như thế nào. Nhưng mà lý thuyết con thấy hợp lý không, đúng không?
Thật đấy, con chứng kiến cái gì mà hiện ra, giống như là cái màn hình, nó thấy mọi thứ hiện ra và tan mất trong nó thì nó còn vấn đề gì nữa? Nó không thể là nhân vật chính được, vì nó chứng kiến nhân vật chính tan trong nó. Làm sao cái màn hình là nhân vật chính được nếu nó chính mắt nó thấy nhân vật chính tan trong nó, có đúng không? Làm sao con là thân tâm này được nếu chính mắt con chứng kiến, chính cái Biết nó chứng kiến, thân tâm này tan trong Biết? Không cách nào để làm thân tâm được nữa!
Nên là khi cái trạng thái ở trong Biết của con càng ngày nó càng mạnh dần lên thì con càng chứng kiến cái mà sư phụ vừa mô tả, là thân tâm tan trong Biết. Vì thế con không thể nào là thân tâm được nữa! Tan béng rồi còn đâu nữa, thân tâm nào bây giờ, quay phải mất, quay trái mất, đúng không? Con quay phải thấy hình mới, quay trái thấy hình mới, vậy cái hình thân thể này làm sao ở đấy mãi được để con là nó được, đúng chưa, đúng không? Suy nghĩ cũng thế, suy nghĩ tôi là thân thể này, đến rồi đi mất. Xong lại có suy nghĩ ôi bầu trời đẹp quá, thì làm sao con là cái thân thể này được?
Nên cái Biết này có sức mạnh tự nó có sức mạnh, con không cần phải luyện các môn yoga hay là một cái phương pháp đặc biệt nào đó để có cảm giác đặc biệt, mà con cứ trụ vững trong cái Biết này, tự có sức mạnh giải phóng tất cả nhầm lẫn. Khi con trụ trong cái Biết này, tự con thấy là “ô, thân tâm chỉ là cái hiện rồi tan trong Biết”, đương nhiên không thể là thân tâm được, thế là xong. Đấy, biết một điều mà giải phóng tất cả, nghe bao giờ chưa? Có trăm điều có thể giải thích, có ngàn điều có thể giảng giải cho con, nhưng có một điều con phải nắm lấy, biết một điều giải phóng tất cả, hãy ở yên trong bản tính tự nhiên của con, Nhận biết.
Đấy, hôm nay là sư phụ giảng cho con chính cái đấy luôn, chính về cái là biết một điều mà giải phóng tất cả đấy, ngày hôm nay sư phụ giảng con cái đấy. Cái câu vừa xong là của ngài Liên Hoa Sanh. Có quá nhiều Pháp môn đã từng được học, từng được giảng đúng không? Có vô số Kinh điển đã từng được dạy. Nhưng chỉ có một thứ mà nếu con nắm được nó, thì con giải phóng tất cả những thứ khác, chính cái Biết ngày hôm nay. Cái Biết ngày hôm nay trông thế thôi nếu con thực sự nắm vững nó, thì giải phóng tất cả vấn đề trên đời cho con, tất cả vấn đề trên đời chứ không phải chỉ có thân tâm này đâu. Mọi vấn đề trên đời được giải phóng bằng cái Biết này hết.
Vừa xong là sư phụ mô tả cho con là làm thế nào để thấy mình không phải thân thể này, thì cũng chỉ là cái Biết này thôi, ở trong cái Biết này thấy rõ thân tâm tự tan trong nó.
Xong! Khỏi phải lý luận, chứng minh, tập các loại yoga khác nhau để thấy mình không phải thân thể này. Ở trong cái Biết tự thấy là không phải thân thể này. Nên nếu ở đây những ai có cảm hứng ấy, với cái môn Biết này ấy, thì tập trung tập cái Biết này, vì nó có đủ sức mạnh giải phóng tất cả mọi thứ trên đời.
Trong lịch sử ấy, những người giác ngộ môn này ấy, có ông bà già rất nhiều, có tiểu nhị, có canh cổng cho gái điếm, có gái điếm, có cả mấy cô gái điếm là bậc tổ sư Đại toàn thiện luôn. Có gái điếm, có canh cổng cho gái điếm, ngài Tilopa là canh cổng cho gái điếm, có mấy ông chăn cừu, chăn ngựa. Đấy, nghĩa là những người rất bình thường thôi, họ không thông minh gì đâu, mà họ vẫn có thể ngộ được cái pháp này. Bởi vì họ biết một điều mà giải phóng tất cả. Đấy, tất cả học trò sư phụ không chỉ là những bạn ở Đà Nẵng đâu, nghe những điều này mà mình khao khát thì rất tốt, khao khát cái mà biết một điều giải phóng tất cả, rất tốt. Thì đấy là con đường nhanh nhất, hiệu quả nhất và đơn giản nhất nữa. Còn tất cả các đường khác đều là Pháp chuẩn bị mà thôi, hỗ trợ chuẩn bị cho cái này này.
Rồi, có ai hỏi không? Có Minh Ý đúng không?
Con trực tiếp thấy rằng, cái mà con lâu nay cho là thân thể của con, chỉ là cảm nhận, suy nghĩ, hình ảnh, tự hiện ra rồi tan trong Biết, thì con sẽ mất luôn cảm giác con là thân thể này.
11. Khi khổ thì tập Pháp Biết như thế nào?
Minh Ý: Dạ Sư phụ cho con hỏi thì khi mình khổ thì giờ mình tập như thế nào Sư phụ? Ví dụ như con ngồi đây một chặp thì cái chân đau nhưng mà cảm giác nó cũng ở đó chứ chưa đi ấy. Ví dụ như thế, hoặc là ngồi đây mà có sếp giao việc…
Thầy Trong Suốt: Có hai Pháp rồi đấy. Pháp đầu tiên là “có đang biết hay không”, một phát thấy ngay là gì, là đang biết đúng không? Thứ hai nhắm mắt lại cảm nhận xem có đúng là đau với cả suy nghĩ rằng tôi đau v.v… có phải là đến rồi đi trong Biết không, thấy ngay là đúng rồi, đến đi trong Biết. Kể cả cái đau mà con nhắm mắt lại con cảm nhận ấy, con cũng thấy sự sinh diệt của đau đấy, sự gọi là biến đổi của đau đấy. Nó không làm cái đau đứng chặt mãi ở đấy nữa, mà một cái đau nó có biến đổi, thậm chí là con nhắm mắt một lúc con quên béng cái đau cũng nên. Đấy là một ví dụ là nó là chỉ những thứ đến rồi đi trong Biết thôi, còn cái Biết thì lại không đến và không đi, luôn ở đây. Đấy là cách sư phụ nói các con tập được luôn rồi.
Nhắc lại nhé, một là “có đang biết hay không?” Thấy ngay là gì, đau đến mấy thì gì?
Cũng biết. Hai là nhắm mắt lại cảm nhận xem có đúng đau này, các suy nghĩ về đau, các suy nghĩ lo lắng v.v… có đến rồi đi trong Biết hay không? Nội dung của Biết thì đến và đi, nhưng cái Biết đấy chẳng đến và đi, xem đúng không?
Minh Ý: Có đúng, nhưng mà…
Thầy Trong Suốt: Thấy chưa, đơn giản không? Chỉ thế thôi. Càng như vậy, mỗi lần như vậy xong con càng xác quyết là chỉ có cái Biết này thôi, vững chãi, thực sự ở đây, còn những thứ kia thì biến mất dễ dàng, không thực sự ở đây, đến đi mà. Như vậy sau mỗi lần như vậy, xác quyết của con vào Biết mạnh lên một chút, đúng không, đúng chưa?
Đặc biệt là sau này con được học tiếp, con thấy là “ô, hóa ra cái Biết này chính là giác ngộ”, chẳng hạn như thế, thế tự nhiên con hướng về nó một cách cực mạnh. Tại vì con nhận ra rằng ôi cái lâu này mình tìm hóa ra cái Biết này. Thế là con đi hướng tâm về nó, con nhớ về nó trong cuộc sống hàng ngày của con. Đấy là con đường đấy. Và con càng nhớ về nó thì như sư phụ miêu tả ấy, con càng thấy rằng mọi thứ khác hiện ra tan biến trong nó. Con càng nhớ về Biết, nhớ đây là cảm nhận đấy, chứ không phải nhớ nghĩ đâu nhé, con càng nhớ, con càng cảm nhận cái Biết đấy, thì con càng thấy rõ là mọi thứ hiện rồi tan trong nó.
Đấy là biết một điều giải phóng tất cả đấy, cái Biết này nó giải phóng tất cả những thứ khác. Ví dụ con lo không biết bao giờ mình lấy chồng, ví dụ thế đúng không? Thì cái suy nghĩ đấy có tan trong Biết không, đúng không? Mình có lấy chồng được không thì chưa biết, nhưng cái Biết thì nó sẽ luôn ở đấy, đúng không, đúng không nhỉ? Vậy thì mình tập trung vào cái nào, lấy chồng hay là Biết?
Minh Ý: Dạ Biết Sư phụ.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, một cái lấy chồng thì đầy rẫy rủi ro tiềm ẩn, có không? Còn cái Biết nó chẳng có rủi ro gì cả, nó chỉ mang ích lợi thôi! Thế nên tự nhiên dần dần con sẽ ưu tiên Biết hơn lấy chồng. Xong rồi xem, ngày nào đó con sẽ bảo Biết quan trọng hơn lấy chồng. Những ai ở đây cho rằng Biết quan trọng hơn lấy chồng giơ tay xem nào? (Thầy và mọi người cười) Hay lấy vợ, hay lấy vợ? Đấy, giơ, có người giơ cả hai tay kìa.
Đây! Mỹ Nhân, theo Mỹ Nhân – Biết quan trọng hơn hay sư phụ quan trọng hơn?
Đây! Cho các con thấy xem nhé. Chồng… người chồng của Mỹ Nhân quan trọng hơn hay là Biết quan trọng hơn?
Mỹ Nhân: Biết! Đương nhiên là Biết quan trọng hơn!
Thầy Trong Suốt: Hơn bao lần? Hơn bao nhiêu lần?
Mỹ Nhân: Không nói lên lời!
Thầy Trong Suốt: Khoảng bao nhiêu lần? Hai lần hay ba lần? Ví dụ thế. Bao nhiêu?
Mỹ Nhân: Không thể… không thể so bì.
Thầy Trong Suốt: Thấy chưa? Con thấy giá sư phụ nó giảm như thế nào chưa? (Các bạn cười) Nếu mình không giảng Pháp cho vợ thì giá của mình còn cao. Đúng không? Dù sao mình cũng phải có một giá trị nhất định. Còn bây giờ khi mình giảng xong cho vợ rồi, hỏi là Biết và chồng, gì quan trọng hơn? Thì giá mình được bao nhiêu?
Một bạn: Bằng không!
Thầy Trong Suốt: Rớt một cách thê thảm không? Nên các con khôn hồn đừng dạy cái này cho vợ, vợ con đấy, người thân đấy! Nhé! (Các bạn cười) Giữ kín cho riêng mình thôi! Để cho gì? Giữ được giá trị! Dạy cho người thân, một ngày nào đó họ lại nói là gì? “Đối với em”, hay “đối với anh”, gì? “Biết quan trọng gấp một tỷ lần em!” Đau không? Nếu con thì có đau không? Ngày nào đó chồng nói với con là: “Đối với anh thì cái Biết ấy nó quan trọng gấp một tỷ lần em. Em chẳng là cái thá gì trong đời anh hết nhưng Biết là cái kinh khủng nhất, quan trọng nhất!” Đau không? Đấy! Hỏi con đấy, Quyên đấy?
Minh Quyên: Dạ đau ạ.
Thầy Trong Suốt: Đau không? Vì thế mình phải gì? Giấu kín nhé. Không cho chồng biết môn này.
Minh Quyên: Dạ không, cho biết luôn.
Thầy Trong Suốt: Ha ha… (Thầy cười) Vì sao? Rớt giá thảm hại mà lại cho à?
Minh Quyên: Dạ cũng muốn cho.
Thầy Trong Suốt: Ừ! Vì sao thế?
Minh Quyên: Vì thích chồng tu.
Thầy Trong Suốt: Vì không có nó, không có cái sự thật đấy thì ông ấy khổ. Thế thôi!
Minh Quyên: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Mà ông ấy khổ thì con sướng thế nào? Một ông vô minh, suốt ngày đứng cạnh mình, phá hại đời mình làm sao sướng?
Minh Quyên: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Đúng không? Nhưng mà tương tự như là Mỹ Nhân với sư phụ thôi.
Biết với con với chồng cái gì quan trọng hơn? Biết với cả chồng cái nào quan trọng hơn?
Minh Quyên: Dạ Biết quan trọng hơn.
Thầy Trong Suốt: Dần dần con thấy là hướng về Biết chứ không hướng về chồng nữa.
Đúng không?
Được rồi. Tiếp, hỏi tiếp đi! Sư phụ biết là các con rất bỡ ngỡ về môn này, nên là cứ hỏi bất kỳ câu gì cũng được. Hỏi sai, hỏi đúng không quan trọng. Mà sẽ còn khoảng mười buổi như thế này nữa. Sư phụ cho là phải mất ba tháng các con mới hiểu đúng sư phụ nói cái gì, hiểu một cách gọi là tương đối đúng về cái sư phụ nói. Nên cứ thoải mái đi!
À… Như Quỳnh à? Quỳnh Như!
Có hai Pháp:
Thứ nhất là hỏi “Có đang biết hay không” Thứ hai là nhắm mắt lại rồi cảm nhận cái khổ hiện ra và tan biến trong Biết
12. Khi con có một suy nghĩ xấu ác thì Biết giúp gì được cho con?
Quỳnh Như: Dạ thưa Sư phụ, cho con hỏi, hồi nãy con nghe Sư phụ nói là Biết thì nó có cái tính nhớ ấy ạ.
Thầy Trong Suốt: Không. Sao lại tính nhớ được? Suy nghĩ! Nhớ là công việc của suy nghĩ. Biết nó chỉ biết!
Quỳnh Như: Không! À… sao ta? Biết thì nó có tự… khả năng tự nhớ.
Thầy Trong Suốt: À, tự nhớ chính nó.
Quỳnh Như: À, tự nhớ chính nó ấy ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ. Đúng. Đúng!
Quỳnh Như: Thì… thì…
Thầy Trong Suốt: Nếu không thì không Giác ngộ được.
Quỳnh Như: Dạ. Có nghĩa là giây phút mình nhớ ra là nhớ luôn hay là nhớ rồi quên ạ?
Thầy Trong Suốt: Biết nó có khả năng nhớ chính nó, không quên.
Quỳnh Như: À! Có nghĩa nhớ là đồng nghĩa với Giác ngộ?
Thầy Trong Suốt: Nhớ không quên thì là Giác ngộ. Nhớ có quên thì là người tu. Không nhớ gì hết thì là vô minh tuyệt đối.
Quỳnh Như: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ. Các con đầu tiên là chả biết gì hết đúng không? Chả nhớ gì hết.
Xong rồi nhớ có quên. Xong rồi nhớ chả quên nữa.
Quỳnh Như: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Ngày xưa có ông Pytago ấy, Pytago là ông ấy… ông ấy là một bậc giác ngộ luôn. Con nhớ ông Pytago nhà toán học không?
Quỳnh Như: Dạ có.
Thầy Trong Suốt: Toán học chỉ là một trong những công trình của ông ấy thôi. Còn ông ấy là một… gọi là một đạo sư. Và ông ấy đặt tên cho trường phái của ông ấy là trường phái Hết Quên. Thay vì ông ấy nói là giác ngộ với cả gì đấy, gì đấy trí tuệ đúng không? Ông ấy chỉ gọi đơn giản là trường phái Hết Quên thôi. Đấy! Để con hiểu là giác ngộ chỉ là hết quên thôi. Hết quên cái sự thật này! Đấy!
Quỳnh Như: Vậy cho con hỏi có nghĩa là bây giờ mình thực hành là theo kiểu để… tập nhớ…
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Thực hành chính sau này của con, bây giờ thì chưa nhưng mà sau này là cơ bản là nhớ thôi. Nhớ trong mọi nơi mọi lúc. Nhớ trong tất cả hoạt động của con. Đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc, làm ăn, yêu đương, mắng chửi, khóc lóc, buồn khổ… Chứ không phải là mình loại trừ cái đấy mà mình nhớ ngay cả giữa chỗ đấy. Thì mới thấy là: Ô! Biết lúc nào cũng ở đây. Biết lúc nào cũng ở đây. Còn những thứ khác thì tan đi rồi biến mất, hiện ra, tan mất trong Biết. Dần dần con có một cái sự tự tin sâu thẳm rằng là Biết là tất cả! Đấy!
Quỳnh Như: Dạ. Ngoài ra con hỏi thêm một ý nữa là hồi nãy khi mà con thử thực hành lại lời Sư phụ nói kiểu nhắm mắt gì đó…
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Quỳnh Như: Thì con thấy con dễ buồn ngủ dễ sợ luôn.
Thầy Trong Suốt: Ừ. Thì con… thấy con buồn ngủ chứng tỏ con phải biết con buồn ngủ.
Nhé! Khi đấy buồn ngủ hiện ra trong Biết. Chuẩn chưa?
Quỳnh Như: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Như vậy buồn ngủ chả sao cả. Vì khi con nhắm mắt và con buồn ngủ dễ sợ chứng tỏ cái buồn ngủ nó phải hiện ra rõ ràng ở trong gì?
Một bạn: Trong Biết!
Thầy Trong Suốt: Ở trong Biết rồi! Đúng không? Nên là con cứ tự tin mà ngủ thôi!
Không sao.
Quỳnh Như: Dạ. (Có bạn cười)
Thầy Trong Suốt: Cứ ngủ thôi! Vì con thấy rõ là gì? Kể cả buồn ngủ đi nữa thì buồn ngủ diễn ra ở đâu?
Quỳnh Như: Trong Biết ạ.
Thầy Trong Suốt: Trong Biết! Đúng không? Hiện ra rõ ràng không?
Quỳnh Như: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Nếu không làm sao con kể với sư phụ được? Như vậy là kể cả buồn ngủ cũng không đáng sợ. Vì ngay giữa buồn ngủ vẫn gì?
Một bạn: Đang biết.
Thầy Trong Suốt: Vẫn biết! Thấy Biết nó kỳ diệu chưa?
Quỳnh Như: Dạ!
Thầy Trong Suốt: Lúc nãy sư phụ nói là gì: “Tập nhớ ra trong mọi lúc”, thì hãy tập nhớ ra trong cả lúc gì?
Quỳnh Như: Buồn ngủ ạ.
Thầy Trong Suốt: Buồn ngủ. Tập nhớ ra khi lúc đang buồn, đang giận, đang điên tiết...
Đương nhiên hãy nhớ ra trong lúc mình buồn ngủ. Khi buồn ngủ con thấy vẫn biết, Biết vẫn đang ở đấy. Con thấy đúng là quá kỳ diệu! Biết nó ở mọi nơi. Không thể nào làm lu mờ nó được.
Quỳnh Như: Dạ. Nếu vậy thì trong trường hợp mà con biết là con đang có một cái suy nghĩ rất là xấu ác, thì sao ạ?
Thầy Trong Suốt: Thì con nhận ra rằng ô hóa ra ngay giữa suy nghĩ xấu –c thì Biết vẫn đang tỏa sáng ở đây. Biết vẫn đang rõ ràng ở đây. Thế thôi!
Quỳnh Như: Dạ! Tại vì là con thấy cái sự… Ít ra là trước mắt, con thấy giả sử như là con biết là con đang có suy nghĩ xấu ác đi nhưng mà có nghĩa là nó… cái Biết đấy có quá ngắn ngủi ấy ạ. Thì sau cái Biết đấy thì không biết là hành động tiếp theo của con thì… Có nghĩa là con sợ là kiểu giống như mình sẽ vẫn hành động xấu ác.
Thầy Trong Suốt: Không sợ! Khi con biết nó sẽ tự điều chỉnh. Khi con biết sắp làm điều ác nó sẽ tự điều chỉnh điều ác đấy. Không làm điều ác nữa. Vấn đề là không biết, chứ đừng sợ là làm ác. Sợ là sợ không biết. Đúng là phải sợ! Làm ác mà không biết thì sẽ làm mãi hoặc làm nhiều.
Quỳnh Như: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Làm ác, đang làm dở mà biết thì sẽ dừng lại hoặc là làm ít đi. Vì cái Biết này nó sẽ có sức mạnh ngăn cản con làm điều ác chứ không sợ điều đấy. Ngăn cản con làm điều ác. Trong lịch sử có một ông thầy có một học trò là chuyên đi ăn trộm đấy, ông học trò bảo là: “Không hiểu con tu hành thế nào mà vẫn làm nghề ăn trộm, phá giới liên tục”. Thầy bảo: “Không sao, bây giờ con hãy tiếp tục ăn trộm đi! Nhưng mà khi đưa tay tới gần đồ vật thì phải biết tất cả các cái suy nghĩ, hành động, cảm xúc của mình”. Thế là mấy ngày sau đi về thất thểu nói với thầy là gì? “Cứ sắp móc túi một cái con lại biết tất cả mọi thứ hành động, suy nghĩ, cảm xúc thế là con tự nhiên nó điều chỉnh con không móc túi được nữa luôn”. Thế là ba ngày đói liền. (Có bạn cười) Vì là gì? Sắp sờ vào túi người ta, lại biết.
Cái Biết đấy nó tự làm cho điều chỉnh mọi thứ khác. Nhưng chỉ sợ không biết chứ không sợ biết. Chỉ sợ mình làm điều xấu mà mình không biết. Còn đã làm đã biết thì nó tự điều chỉnh mọi thứ. Đấy. Phải có tự tin vào Biết! Đấy là một lại tự tin đấy. Con tự tin là Biết nó rất là xịn, nó có phẩm tính tốt mà.
Quỳnh Như: Vâng!
Thầy Trong Suốt: Nên là không sợ. Đấy. Tự điều chỉnh. Còn điều chỉnh thế nào thì không có khuôn mẫu nào hết. Điều chỉnh không có nghĩa là một cái khuôn mẫu chuẩn nào đấy.
Khi sư phụ nói điều chỉnh ấy thì là không có nghĩa là Biết nó bảo là không được làm A, không được làm B. Mà nó sẽ đưa mức nó phù hợp nhất với hoàn cảnh đấy. Thế thôi!
Quỳnh Như: Dạ. Ví dụ như hồi trước, trong cuộc sống của con cũng có mấy lần… ví dụ con định làm điều xấu ác xong con thấy xong thì con cũng dừng. Nhưng mà con không biết cái dừng đó là do… do Biết hay là dừng do suy nghĩ tác động vào ạ?
Thầy Trong Suốt: À không! Biết nó chỉ biết thôi! Sau khi biết thì suy nghĩ nó tác động vào chứ. Biết nó không có năng lực gì ngoài năng lực biết cả. Nhưng vì biết, sau đó thì các suy nghĩ đúng đắn nó sẽ mò đến, nó sẽ sáng suốt nó sẽ tìm đến, nó phá nhầm lẫn. Còn vì không biết nên không có cánh cửa nào, khoảng trống nào để cho những suy nghĩ đúng đắn nó mò đến cả. Nên là con mới làm tiếp. Chứ còn Biết nó không có khả năng ngăn chặn hành động. Biết nó chỉ biết. Nhưng khi biết thì con ở ngoài suy nghĩ. Khi con biết một suy nghĩ nào đó nhé, ví dụ con biết cái cốc thì con ở ngoài cái cốc, còn chui trong cốc thì con chỉ biết một phần của cái cốc thôi, làm sao biết cả cái cốc được.
Quỳnh Như: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Khi con biết một suy nghĩ xấu ác, bản chất là con đã ở ngoài suy nghĩ xấu ác rồi. Khi ở ngoài suy nghĩ xấu ác thì mới có một cánh cửa để cho suy nghĩ tốt đẹp hay là suy nghĩ ngăn chặn nó mò đến. Còn khi con ở trong nội dung suy nghĩ xấu ác, tập trung vào nó, con không thể biết được cả suy nghĩ đấy được. Hiểu không?
Quỳnh Như: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Nên con biết cái gì thì tự con rời khỏi cái đấy. Không bị ảnh hưởng bởi nó nữa. Vì thế mới có khoảng trống để cho những cái tốt đẹp sau đấy nó mò đến, tìm đến.
Chứ còn Biết nó không ngăn chặn gì cả. Biết nó chỉ biết thôi. Nếu sau đó có sự ngăn chặn tìm đến thì Biết nó biết là có sự ngăn chặn tìm đến. Hiểu không? Chứ nó không làm việc ngăn chặn. Còn sư phụ nói là tại sao… đấy! Giải thích cho con tại sao Biết lại hiệu quả?
Con biết một suy nghĩ xấu ác nghĩa là con ở ngoài suy nghĩ xấu ác. Đúng không? Giống như mình nói là cái Biết thì ở ngoài suy nghĩ, bởi vì có suy nghĩ hay không suy nghĩ thì vẫn biết. Vì thế nên khi con ở ngoài suy nghĩ xấu ác thì có khoảng trống để suy nghĩ tốt đẹp nó tìm đến. Thế thôi! Nguyên tắc nó chỉ đơn giản thế thôi! Chứ không phải là Biết nó ngăn chặn giỏi đâu. Không phải!
Quỳnh Như: Dạ. Con cảm ơn Sư phụ!
Thầy Trong Suốt: Ừ. Lúc nào thử làm cái sư phụ nói xem! Cố vừa làm điều xấu ác vừa biết, xem có làm nổi không? Đấy! Cố gắng ăn trộm! Xấu ác nhất của con là gì? Có thể là gì? Xấu ác nhất của con có thể là gì? Chửi bậy?
Quỳnh Như: Dạ! Giết người.
Thầy Trong Suốt: Giết người. Giết người thì từ đã. (Bạn đó cười) Khó quá! Đúng không?
Tìm cái dễ trước đã!
Quỳnh Như: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ. Kiểu chửi bậy, nói tục thì được. Vừa chửi bậy vừa biết xem, có chửi hết cỡ được không? Biết nó tự ngăn chặn cái hết cỡ đấy.
Quỳnh Như: Dạ! Nói dối…, mấy lần con định nói dối, con biết con chuẩn bị nói dối cái xong thì con cũng nhột nhột…
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Khi con biết ấy thì con ở ngoài suy nghĩ nói dối. Thì những suy nghĩ ngăn chặn nó sẽ tìm đến. Đấy! Cách là như thế đấy!
Cái Biết có khả năng tự điều chỉnh. Khi con làm điều ác mà con đang biết, thì cái Biết nó sẽ tự điều chỉnh ngăn chặn không làm điều ác nữa.
13. Làm thế nào chứng minh được khi hôn mê sâu thì có đang biết hay không?
Thầy Trong Suốt: Rồi! Còn ai có câu hỏi không? Đà Nẵng trước đi, xong rồi Hà Nội sau.
Hà Nội còn đi với sư phụ nhiều. Còn ai ở Đà Nẵng không? Hết Đà Nẵng rồi, thế Hà Nội cũng được. À đây, bạn Phú Quốc cũng được! Phú Quốc! Ngọc Trâm Phú Quốc!
Ngọc Trâm: Con thưa Sư phụ là con có mấy câu hỏi ạ.
Thầy Trong Suốt: Mấy câu ấy hả! Được! Cho con hỏi tối đa là một câu! (Bạn ấy cười)
Ngọc Trâm: Câu hỏi của con là: Thế cái được biết nó có giới hạn ở trong cảm giác của sáu giác quan và suy nghĩ hay không? Vì Sư phụ nói là khi mà ngủ thì mình vẫn biết.
Nhưng mà khi ngủ thì mình không có cảm giác, cũng không có suy nghĩ gì cả thì cái được biết ở đấy là gì?
Thầy Trong Suốt: Đâu? Suy nghĩ khi ngủ sao lại không có? Con vẫn mơ ầm ầm còn gì nữa? Ngủ có mơ không? Nếu mà mơ thì là nghĩ ầm ầm còn gì nữa?
Ngọc Trâm: Nếu không mơ ạ?
Thầy Trong Suốt: Nếu không mơ, cảm giác trên thân thể vẫn có mà. Bằng chứng là người ta lấy cái que nóng đâm vào người con là con tỉnh dậy. Trời nóng quá, lăn qua lăn lại.
Không biết thì làm sao mà lại lăn qua lăn lại được? Lạnh quá co ro, đúng không? Tự lấy tay đắp chăn v.v… Thực ra ngủ vẫn biết đấy chứ! Ý con là gì?
Ngọc Trâm: Con vẫn chưa…
Thầy Trong Suốt: Nếu con bảo ngủ không biết thì con bị nhầm rồi! Ngủ vẫn biết như thường. Nhưng không ghi nhận thì có thể. Đấy! Sư phụ nói với con biết là năng lực của Biết, còn ghi nhận là năng lực của suy nghĩ. Không phải lúc nào biết cũng ghi nhận. Bằng chứng là đố con nhớ được hết ngày hôm qua con làm gì đấy? Đúng không? Có những lúc con không ghi nhận, con làm mà con vô thức quá con không ghi nhận. Nghĩa là ghi nhận thì khác, với cả biết là khác. Ngủ có lúc không ghi nhận thì tạm chấp nhận được. Chứ còn ngủ không biết thì không đúng.
Ngọc Trâm: Làm thế nào để biết được đấy là biết mà không ghi nhận hay là không biết ạ?
Thầy Trong Suốt: Con, tối nay con thử đi! Ví dụ như đặt chuông đồng hồ đi! Ba giờ đi!
Nó kêu xem có tỉnh không? Nếu ba giờ kêu mà tỉnh thì chứng tỏ lúc đó phải biết âm thanh.
Ngọc Trâm: Cũng có lúc đồng hồ kêu mà con không tỉnh.
Thầy Trong Suốt: Ừ. Thì đúng rồi. Có thể, đúng không? Có thể những lúc mình ngủ rất say thì biện pháp mạnh hơn. Bảo bạn đi, ba giờ đến đá tao phát đi! Không tỉnh ấy, không phải là con không biết gì. Mà là cái biện pháp tác động vào con ấy nó chưa đủ mạnh để con tỉnh. Thì dặn bạn đi! Dặn bạn là đúng ba giờ mày đạp tao phát, mạnh vào! Hoặc là nếu mình thích chơi… gọi là chơi cảm giác mạnh thì là dí tay với điện. (Các bạn cười) Đấy! Điện nhẹ thôi chứ không phải là điện 220V thì chết ngay. Điện nào đấy mà mình vẫn tỉnh được. Để xem xem có biết không?
Ngọc Trâm: Cho con một ví dụ khác đi! Ví dụ như con có một người bạn mà chị ấy đi ngoài đường, xong rồi chị ấy bị… Cái hình ảnh cuối cùng là thấy một cái ô tô xuất hiện.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Ngọc Trâm: Xong hình ảnh tiếp theo là…
Thầy Trong Suốt: Bệnh viện.
Ngọc Trâm: Bệnh viện.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Đấy là không ghi nhận đấy!
Ngọc Trâm: Nó không ghi nhận. Đúng! Nhưng mà trong cái khoảng thời gian đấy thì… không ai làm thế nào để cho chị ấy tỉnh dậy được cả.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi.
Ngọc Trâm: Thì làm thế nào để chứng minh được là đấy là không biết hay là đấy là biết mà không ghi nhận?
Thầy Trong Suốt: Làm thế nào để chứng minh được ấy hả?
Ngọc Trâm: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Trong trường hợp đấy thì con chỉ có ở trình độ cao hơn mới chứng minh được thôi. Còn trình độ khoa học hiện đại cũng không chứng minh được. Còn thậm chí có những người con thấy là tim không đập nữa vẫn đang biết. Ví dụ thế.
Khoa học hiện đại tin rằng hơi thở ra là… là hết rồi, đúng không? Nhưng mà Phật giáo nói là gì? Hơi thở ra, thần thức vẫn trong thân thể, vẫn đang biết, tám tiếng sau. Thì cái đấy là sao khoa học chứng minh được? Đấy! Cho con biết là một số thứ đúng là trình độ khoa học không thể chứng minh được. Và lúc đấy thì con nhìn vào kinh nghiệm của con mà sống thôi. Hoặc là nhìn vào bậc đạo sư đã giác ngộ mà đã nói. Không phải trên đời cái gì khoa học cũng chứng minh được. Đấy!
Cái đơn giản nhất là thần thức nhé! Khoa học bây giờ tin là chết phát là hết luôn, đúng không? Thở hắt ra là hết, đúng không? Nhưng mà ngay từ Tử thư Tây Tạng mấy trăm… mấy nghìn năm trước đã nói rằng là gì: Thần thức còn tiếp tục ở trong thân thể. Đấy!
Những bậc đạo sư giác ngộ, những người đấy có thể chết mà hơi thở thoát ra nhưng mà họ vẫn ở trong thân thể tám tiếng, thậm chí một tuần là bình thường. Những cái đấy làm sao khoa học chứng minh được? Đúng chưa? Một tuần là bình thường. Một tuần mà cái ông chết rồi vẫn ở trong thân thể, vẫn cảm nhận, vẫn đang ở trạng thái thiền của ông ấy, một tuần là bình thường, những bậc đạo sư ấy. Nhưng mà cuối cùng có ai biết đâu? Trừ ông đấy và những người tin là ông ấy đang ở đấy.
Thế nên là đòi hỏi hết bằng chứng khoa học thì không có. Vì rất nhiều thứ nó không phải là khoa học, nó vượt ra khỏi khoa học. Biết nó vượt khoa học rất nhiều. Khoa học chỉ là con đẻ của Biết thôi. Con đẻ cũng không phải xịn lắm đâu. Thế nên là con phải đọc sách, phải có thầy, là vì thế đấy. Và có kinh nghiệm bản thân. Kinh nghiệm bản thân con chứng minh rất nhiều mà. Cộng những thứ đấy lại với nhau thì con có niềm tin.
Trên đời này nhiều cái khoa học không chứng minh được vì Biết vượt ra khỏi khoa học. Thế nên con phải đọc sách, phải có thầy, phải có kinh nghiệm bản thân. Cộng những thứ đấy với nhau thì con có niềm tin.
14. Biết có giới hạn hay không?
Ngọc Trâm: Cho con hỏi thêm câu nữa được không ạ?
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Ngọc Trâm: Con muốn hỏi là khả năng nhận biết của mình nó có giới hạn không? Ví dụ như là khi mà ngồi trong phòng thì là con… có những lúc mà cũng ngồi như thế nhưng mà con biết được tất cả mọi thứ xung quanh, ý thức được tất cả mọi thứ. Nhưng mà có lúc mải xem bộ phim, cũng ngồi ở đấy, thì con chỉ biết mỗi cái bộ phim đấy thôi. Có khi xung quanh có người gọi, có người gì đó thì cũng không biết.
Thầy Trong Suốt: À! Lại nhầm! Người gọi con vẫn biết, nhưng con không ghi nhận vì con đang tập trung vào cái khác. Chứ âm thanh nó vẫn đến với con. Chứ không phải không biết đâu nhé. Âm thanh vẫn đến với con như thường luôn. Con vẫn biết có âm thanh như thường. Nhưng cái sự ghi nhận của con nó không xảy ra vì con đang cố tập trung ghi nhận một thứ thôi và cố tình loại những thứ khác, không ghi nhận. Chứ không phải là cái âm thanh đấy nó không đến với con. Đấy!
Ngọc Trâm: Làm thế nào để con…?
Thầy Trong Suốt: Nhưng quan trọng gì? Bởi vì sao? Bởi vì con đang biết cái nội dung của phim mà. Đấy chứng tỏ Biết đang ở đấy! Hiểu không nhỉ? Cái sư phụ nói chỉ là nói thêm cho vui thôi. Cái chính là gì? Ừ, cứ cho không nghe âm thanh của người ta đi, thì con đang biết bộ phim đúng không? Chứng tỏ Biết đang ở đấy chứ còn gì nữa? Đúng không nhỉ?
Nhé! Con đang tập trung xem phim, người ta gọi con, thì con kể cả không nghe âm thanh gì hết thì con vẫn biết nội dung phim, đúng không? Đấy là bằng chứng rõ rành rành là Biết đang ở đấy, Biết vẫn ở đây, Biết không mất! Đồng ý chưa? Đấy! Còn nói thêm cho con là thực ra âm thanh nó vẫn đến với con như thường.
Ngọc Trâm: Vậy nghĩa là Biết nó không có giới hạn ạ?
Thầy Trong Suốt: Giới hạn nghĩa là gì? Ý giới hạn của con là gì? Sư phụ chưa hiểu ý giới hạn của con là gì? Biết thì nó chỉ biết thôi. Đối với Biết thì không có giới hạn. Nhưng với suy nghĩ thì có giới hạn. Trong trường hợp của con thì con chỉ nghĩ được đến màn hình thôi. Con không nghĩ được cái âm thanh kia nữa. Với suy nghĩ nó có giới hạn, còn Biết nó cứ thế thôi, biết thôi. Đối với nó không có gì là giới hạn và không giới hạn. Cái Biết nó có phải là cái nghĩ đâu mà giới hạn? Giới hạn nằm trong suy nghĩ, đúng không? Chỉ có suy nghĩ mới vạch ra đây là giới hạn hoặc kia không phải giới hạn thôi. Cái Biết này nó còn không quan tâm là nghĩ gì mà.
Nên là đối với nó, đối với Biết ấy thì không có khái niệm gì cả. Vì thế nó không thể có khái niệm giới hạn và không giới hạn được. Nó là cái Biết đơn thuần thế này này. Còn suy nghĩ sau khi biết rồi bắt đầu nhảy vào phân tích, lý luận, thì vạch ra cái gọi là giới hạn và không giới hạn. Vậy thì giới hạn hay không giới hạn là sản phẩm của suy nghĩ. Còn Biết nó vượt ra khỏi giới hạn và không giới hạn. Đúng chưa? Đối với Biết thì chả có gì là giới hạn và chả có gì là không giới hạn cả. Vì muốn có hai thứ đấy thì phải nghĩ vào. Đây là giới hạn, đây là không giới hạn, đúng chưa? Đúng không?
Vì thế mới gọi là cái Biết ở ngoài suy nghĩ. Hay còn một từ nữa là cái Biết không khái niệm hóa. Cái Biết này nó không khái niệm hóa, nó không nghĩ hóa cái gì cả. Nó chỉ biết thôi, nó không nghĩ thêm vào, thì gọi là cái Biết không khái niệm hóa. Sau này các con sẽ được học những từ kiểu như thế. Cái Biết này là cái Biết không khái niệm hóa. Còn cái giới hạn mà con vừa hỏi là cái khái niệm hóa mất rồi. Đúng không? Thì nó là phạm vi của suy nghĩ rồi, không phải phạm vi của Biết. Biết nó quá đơn thần mà. Cái Biết này còn một từ nữa là Nhận biết đơn thuần, nó quá đơn thuần, đơn giản quá. Nhận biết đơn giản, Nhận biết đơn thuần, Nhận biết tự nhiên, Nhận biết tự động. Đấy là những từ mà sau này con sẽ… sẽ được học. Bây giờ không cần vội. Nhưng mà nó rất đơn thuần, nó chỉ biết thôi.
Còn các con lâu nay sống trong địa hạt của suy nghĩ quá nhiều. Đúng không? Nên là mới nói là khái niệm này, mới là giới hạn, không giới hạn v.v… đấy. Đấy chính là suy nghĩ mất rồi. Còn Biết nó rất đơn thuần là biết thôi. Không đơn thuần gì hơn cái đơn thuần này nữa. Nhận biết đơn thuần, Nhận biết trần truồng, ngày xưa có một từ nữa là trần truồng.
Nghĩa là gì? Không vẽ thêm gì trên nó hết. Nó chỉ đơn giản là nó thôi, không mặc quần áo.
Quần áo là suy nghĩ đặt lên nó.
Thôi từ từ! Cứ nghe thế đã, rồi từ từ… Sư phụ nghĩ là phải mất ba tháng mà, nên cứ bình tĩnh! Cứ ba tháng nữa các con hiểu được nó là sư phụ thấy thành công lắm rồi.
Hỏi đi! Hết chưa? Hết rồi đúng không?
Ngọc Trâm: Có! Có!
Thầy Trong Suốt: Vẫn còn à?
Ngọc Trâm: Vẫn còn! Vâng!
Biết không có khái niệm giới hạn hay không giới hạn mà giới hạn chỉ trong suy nghĩ thôi.
15. Não tạo ra suy nghĩ hay suy nghĩ tạo ra não?
Thầy Trong Suốt: Câu cuối để Mai Vũ hỏi đi! Con hỏi hai câu rồi. Để Mai Vũ hỏi đi! Hả?
Ừ. Yên tâm! Còn ba tháng. Sư phụ sẽ còn nói rất nhiều, các con chịu khó mà xem livestream nhé! Xem video, livestream v.v…
Mai Vũ: Thưa Sư phụ, Sư phụ cho con hỏi. Từ hôm được học Biết thì con rất là sợ chết.
Thì con rất là tò mò là nếu như trong ở trong cái giai đoạn trung ấm ấy ạ, thì cái sự biết đấy nó tồn tại nó giống như là một giấc mơ, hay là nó… Những cái cảm giác mà sợ những cái nghiệp lực mà nó kéo theo mình đấy thì nó là thể suy nghĩ hay là…
Thầy Trong Suốt: Sợ chỉ có suy nghĩ thôi.
Mai Vũ: Nhưng mà lúc đấy nó là trung ấm rồi thì con không biết là cái gì nó bắn ra suy nghĩ ạ?
Thầy Trong Suốt: Ơ! Suy nghĩ nó thế, cần gì phải cái gì bắn ra? Thế con ngồi đây, cái gì bắn ra suy nghĩ? À! Con đang nghĩ là não bắn ra suy nghĩ, đúng không?
Mai Vũ: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Không phải đâu! Não bắn ra suy nghĩ là bị lừa rồi! Não không bắn ra suy nghĩ. Suy nghĩ bắn ra não. Con tin rằng con có não còn gì nữa? Đúng chưa? (Các bạn cười) (Có vài bạn vỗ tay) Thế thôi! Não là một nội dung của suy nghĩ là tin rằng tôi có não. Con có não không?
(Các bạn cười) Con có não không?
Mai Vũ: Con không biết ạ! (Bạn cười)
Thầy Trong Suốt: Sao lại không biết? Con đang nghĩ là có não, đúng không?
Mai Vũ: Vâng ạ!
Thầy Trong Suốt: Nhưng đúng là con có sờ được vào não không?
Mai Vũ: Không ạ!
Thầy Trong Suốt: Không, đúng không? Con có bao giờ tự nhiên nhìn thấy não mình không?
Mai Vũ: Không ạ!
Thầy Trong Suốt: Con chỉ xem tranh ảnh, sách vở chứng minh, minh họa cho con tin rằng là con có não. Cuối cùng con chỉ tin rằng con có não. Chứ con không bao giờ sờ, nhìn, ngửi, nếm não mình được. Mà ngay kể cả con có sờ, nhìn, ngửi, nếm cái não ấy thì chắc gì đã là cái não. Đấy chỉ là sờ, nhìn, ngửi và nếm thôi. Chứ không phải là não! Rồi! Cái này trình độ hơi cao rồi. Nhé! Từ từ sẽ hiểu là gì? Hoặc con chẳng bao giờ sờ được vào, nếm được, ngửi được cái não của con.
Mai Vũ: Vâng!
Thầy Trong Suốt: Con chỉ đọc sách để chứng minh rằng có não thôi. Kể cả người ta cắt nó, để nó trước mặt con để con sờ, ngửi, nếm đi nữa, (Các bạn cười) cái con có chỉ là một cảm giác, một mùi vị, đúng không? Một hình ảnh, chứ không phải cái não. Vì thế nên là cái não luôn luôn là trong suy nghĩ của con.
Mai Vũ: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Con luôn chỉ đơn giản là con tin rằng mình có não mà thôi. Ví dụ sư phụ là không có não, chắc luôn! Sư phụ không thấy mình có não luôn! (Các bạn cười) Sư phụ là loại không có não! Đấy! (Các bạn cười) Sư phụ không có não, không thấy có não luôn. Đúng chưa? Thế bây giờ con thì thấy mình có não, sư phụ thì không có não, vậy thì thực ra có não hay không? Thấy ngay là niềm tin rồi. Đúng không?
Sau này các con sẽ được học một môn là môn không có thật. Một bộ môn đấy, đúng không? Trong bộ môn đấy nó sẽ chứng minh rất chi tiết cho con là kể cả con đang sờ vào cái gọi là não thì nó chỉ là một cảm giác, cảm nhận thôi. Chứ không thể gọi đấy là cái não được. Đúng không? Đấy! Lúc đấy thì con sẽ hiểu một cách rõ ràng hơn bài ngày hôm nay. Nhưng yên tâm đi! Sư phụ còn không có não, thì con lo gì não với không não? Đúng chưa?
Mai Vũ: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Thứ hai là suy nghĩ không đến từ não đâu. Nên trung ấm không có não, sao vẫn nghĩ? Bằng chứng quá rõ còn gì nữa?
Mai Vũ: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Nên là suy nghĩ không phải do não! Được chưa?
Mai Vũ: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi! Thế thôi! Nhỉ? Câu cuối rồi, đúng không? Sau ngày hôm nay hình như còn buổi nữa, đúng không?
Mỹ Nhân: Mai mà! Ngày mai còn.
Minh Trường: Sài Gòn ạ! Còn buổi sáng!
Thầy Trong Suốt: Như vậy là còn hẳn buổi ngày mai nữa. Các con cứ yên tâm đi! Về tối nay soạn câu hỏi đi nhé! Lập kế hoạch, viết hết câu hỏi đi. Xong mai mình sẽ làm rõ hơn.
Tất cả các câu hỏi mình sẽ quay quanh việc là làm rõ về cái Biết mà sư phụ nói nó là cái gì? Đấy! Mình sẽ xoay quanh cái đấy. Lát xem phim xong còn nói chuyện mà, đúng không?
Một bạn: Đúng ạ!
Thầy Trong Suốt: Rồi! Thế bây giờ xem phim à?
Một bạn: Đi ăn ạ!
Thầy Trong Suốt: Ăn! Ăn, ăn ăn! Ok! Ăn ở đâu? Ăn nói chuyện được, đúng không? Rồi, đi! Mình sẽ… Ăn mừng không? Đáng ăn mừng không? (Mọi người vỗ tay) Tìm được một tài sản quý báu, mà không mừng mới lạ, đúng không? Không ăn mừng mới lạ! Rồi! Đi ăn mừng!
Não không tạo ra suy nghĩ, bằng chứng là trong trung ấm không có não mà vẫn có suy nghĩ. Chính suy nghĩ tạo ra não. Sau này học bộ môn “Không có thật” thì sẽ hiểu chi tiết hơn.
Ai cũng có thể thực hành để an lạc và hạnh phúc ngay giữa đời thường.
Để hiểu rõ hơn cách thực hành như thế nào, bạn có thể tham gia vào Câu lạc bộ UNESCO Thiền – Yoga Trong Suốt: http://trongsuot.com/ hoặc liên hệ qua địa chỉ email: tradamtrongsuotvn@gmail.com Cùng nhau, chúng ta sẽ về nhà bạn nhé!