Mấu chốt là cái gì tu chứ không phải tu cái gì - Sau xem phim Phong thần bảng - tam bộ khúc
Thầy Trong Suốt: Xem ở đây cũng được. Xem ở đây cũng được. Xem ở Ngộ cũng hoành tráng. Hơi giật giật tý thôi. (Một số bạn cười) Rồi, có gì hay không? Ai có học bài học gì không? Lâu lắm rồi phim Tàu mới làm bộ phim nó hoành tráng như này. Phim này nhớ đến đến gì nhỉ? Chúa tể những chiếc nhẫn đấy.
Thôi, hay rồi, anh em có bài học gì nói đi không thì về đi ngủ thôi, rồi mai đi bộ.
Một bạn nữ: Con ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Hồng Mai: Xem phim này con khá là cảm hứng vì đúng là kiểu cái hành trình của cái anh nhân vật, à cái anh Cơ Phát đấy. Đấy là lúc đầu là ờ cũng bị tin vào một cái sự giả này nó ở bên ngoài nó rất là giống thật mọi thứ…
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn đó: Mọi thứ nó diễn ra rất rất là như thật mà kiểu anh ấy có đặt một cái niềm tin vào đó, mà thậm chí là mình tin sai chỗ nên là suýt nữa là giết cả cha mình, mà trong khi đó giết anh mình, bị rất nhiều thứ liên lụy, nhưng mà sau đó anh ấy chọn thử, và khi mà nhận ra được sự thật thì cái đoạn sau thì nó nói kiểu đường về nhà đấy...Thì con thấy khá cảm hứng giống như cái cuộc đời mình, là đầu tiên mình cũng sống mà mình cũng tin vào tất cả những cái điều mà cảm tưởng là nó rất là thật, đấy, nhưng sau đến khi có người nói cho mình giống như cái ông Khương Tử Nha đến nói cho anh đấy. Thì lúc đầu anh đấy không tin, xong sau đấy thì anh ấy bắt đầu nghi ngờ và bắt đầu làm các phép thử, và sau khi mà đã xác nhận được là mình đã tin sai thì mới bắt đầu đi theo cái như kiểu quyết tâm mà mà về nhà. Rồi cái đoạn cuối khi mà, tức là nghĩa là cái đoạn cuối khi bộ phim nhắc đến rất là nhiều cái về về nhà…
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn đó: Thì đấy là lúc anh đấy bắt đầu đi cái con đường về nhà, về với Sự thật.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn đó: Con thấy là sáng được rất là nhiều ạ.
Thầy Trong Suốt: Ai kể cả vĩ đại đến mấy thì bắt đầu cũng phải bị lừa bởi sự giả. Đúng không? Các con đấy, kể cả Đức Phật người tu hành đi nữa, bất kỳ ai tu hành ban đầu mình đều cũng bị lừa bởi các sự giả hết. Đúng không, nhưng mà kết quả của quá trình theo sự giả nó đau khổ thêm. Cậu này cậu ấy theo Trụ vương thì chỉ có đau khổ dần thôi đúng không? Cha bị bắt rồi anh bị giết đúng không?
Rồi vân vân đấy. Tức là theo đuổi cái giả thì chỉ có khổ thôi. Không thể hạnh phúc, không thể hạnh phúc được luôn.
Sau này cậu mới nhận ra là thật không phải như thế, tất cả những cái kia là cậu ấy tự làm mờ mắt cậu ấy thôi. Mọi người khác nhìn ra nhưng cậu ấy không nhìn ra. Đúng không, có bao nhiêu người nhìn ra mà, kể cả chính mắt cậu này thấy là ông anh kia giết cha nhé, ông anh của vua, của Trụ vương giết cha đấy, nhưng mà người ta có tin đâu. Thiên hạ rất nhiều người vẫn nhìn thấy. Nên là kể cả tai nghe mắt thấy chưa chắc đã đúng, vì sau lưng nó là âm mưu, đúng không? Nếu mà dễ bị lừa như vậy cả thiên hạ bị lừa hết rồi. Đúng không?
Nhưng mà đây thiên hạ không bị lừa. Những người có lương tri họ không bị lừa. Nên là cậu này mờ mắt, mờ mắt vì cậu là người rất tham vọng, muốn thành anh hùng, cái tôi to đấy, đúng không? Cái tôi lớn thì những thứ khác nó sẽ không rõ ràng, không sáng sủa. Cái tôi con càng to thì con càng nhìn mọi thứ theo cái tôi chủ quan của con. Thật ra cái tôi càng to thì nó càng nhìn mọi thứ, thế giới nó phải như nó muốn, chứ không phải thế giới như nó là. Cái tôi to mà, cái tôi to thì nó muốn thế giới theo ý tôi.
Cậu này cậu may mắn là cậu ấy chứng kiến cảnh Trụ vương hóa ra không phải là bị mê hoặc gì cả, đúng không? Mà ngược lại là Trụ vương tận dụng cái mẹo đấy để giết cha mình luôn. Giết cha rồi không giữ các lời hứa đấy, không chịu phạt, không chịu phạt thay cho dân này, rồi cũng không chịu xử lý con hồ ly, đúng không? Vì cậu ấy may mắn nhận ra được. Những người mà có cái tôi to ấy, thường là cuộc đời phải cho họ bài học mới sáng mắt ra được. Cái tôi nhỏ nhỏ nhìn sự thật nó dễ hơn nên bài học cũng nhỏ nhỏ hơn. Cái tôi to thì thường học bài học to.
Phim này hay đấy, phim này hay vì nó có nhiều bài học tâm lý. Diễn biễn của cậu Cơ Pháp này, đúng không? Từ một người nhầm lẫn chuyển sang một người mà thức dậy như thế nào. Đúng chưa?
Được, bài học tốt. Còn gì nữa không?
Ngọc Thúy: Có 2 hình ảnh khá là đối lập mà con thấy khá là ấn tượng. Đầu tiên lúc đầu là ông tu luyện ấy ạ, tỏa ánh sáng hào quang và cái thứ hai là hình ảnh cái ông thần sư phụ cái ông có cái rùa đen ấy ạ.
Thầy Trong Suốt và mọi người: Đen công báo.
Ngọc Thúy: Tự nhiên có 2 hình ảnh đấy thì con liên tưởng là cùng là tu luyện, cùng có thần thông. Nó giống như kiểu là mình đi tu hành ấy.
Một bên là khi mà mình tu, nếu như mà mình… Nó giống như kiểu hướng cái thiện và cái ác.
Lúc đấy tự nhiên con liên tưởng đến tôi. Cái tôi tu hành. Khi mình tu mà nó có những cái động cơ vì người khác thì rõ ràng là nó cũng sẽ khác, nó sẽ sáng hơn. Còn như kiểu người kia, cũng là tu luyện, cũng là có thần thông nhưng họ làm những cái vì mình. Nên là biểu tượng nó giống với một bên đen và một bên sáng.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Ngọc Thúy: Thì cái hình ảnh đấy nó như có một sự nhắc nhở dành cho con ấy ạ. Nên con thấy nó khá là ấn tượng. Về việc là nếu mình tu nhưng mà cái tôi của mình, cái tôi tâm linh, cái tôi tu hành nó rất gọi là không biết được, không biết được như thế nào.
Thầy Trong Suốt: Ừ, cái tôi tâm linh kinh khủng lắm. Con nhân danh cái tôi đời con sẽ làm những việc vừa vừa. Còn nhân danh cái tôi tâm linh làm cái gì cũng có thể kinh khủng.
Nên là cẩn thận với cái tôi tâm linh.
Ngọc Thúy: Đó là 2 cái ranh giới nó rất là… Nên tự nhiên nãy con nghĩ nếu như mình, trước khi mình… Khi mình tập xong ấy ạ, đôi khi con phải hỏi là “ai đang tập”, “ai đang tu” ạ.
Thầy Trong Suốt: Không phải đôi khi mà là các con buộc phải hỏi câu đấy. Các con ai cũng lẽ ra phải hỏi câu đấy, bắt buộc.
Ngọc Thúy: Để bị đỡ bị rơi vào cái bẫy…
Thầy Trong Suốt: Bắt buộc đấy. Chứ không phải là đôi khi đâu. Bắt buộc phải hỏi là “ai đang tu”. Nếu không thì kể cả là tu cũng không tiến lên được. Chứ không nói là… Chưa nói là mình làm gì sai mà mình làm đúng cũng không làm nổi luôn. Nếu không hỏi được câu “ai đang tu” thì cũng không làm nổi cái đúng trong tu hành, chứ chưa nói đến là sợ sau này làm sai.
Con sẽ không làm nổi điều đúng đâu vì cái tôi tâm linh nó sẽ to lên. Con cho rằng có một cái tôi kiểm soát được sự tu hành, đúng không? Thì cái chứng ngộ sẽ đi xuống chứ không đi lên được. Có một cái tôi kiểm soát tu hành, nếu con nhận thức như vậy thì nếu con đo được con sẽ thấy nó sụt sụt xuống, nghĩa là nó không đúng được luôn ấy chứ chưa nói là… Chưa kịp làm sai thì đã không tiến được rồi.
Nên cái việc mà hỏi “ai đang tu” và nhận thức được rõ ràng được người tu là ai ấy, đó là điều buộc phải có. Khi con nhận thức được người tu là ai thì có hai kiểu nhận thức: một là nhận thức không có ai đang tu hết, đây là dòng chảy của duyên sinh thôi. Nhận thức thứ hai là không có ai đang tu hết nhưng mà đây là biểu diễn của Biết. Cái người thực sự, cái thứ mà kinh nghiệm được cái tu hành này là cái Biết. Thứ mà thực sự kinh kinh nghiệm được cái gì đang tu hành này, thực sự tỏa chiếu ra toàn bộ kinh nghiệm tu hành này là cái Biết.
Thế nếu con nhận thức theo kiểu một nghĩa là không có ai đang tu hết chỉ có dòng chảy của duyên sinh, thì tối đa con sẽ thành một người chứng ngộ vô ngã, ngày xưa gọi là A la hán. Nhưng chỉ dừng ở đấy thôi không đi hơn được nữa.
Nếu con nhận thức rằng không có ai đang tu hết chỉ có dòng chảy của duyên sinh nhưng cái thứ đang thực sự trải nghiệm, kinh nghiệm cái đống tu hành này là Biết, ái mà thực sự! Thế cái gì trải nghiệm sự tu hành này?
Đành rằng đúng là không có người tu, trong cả hai trường hợp thì đều là không có người tu.
Nhưng mà con đi xa hơn một chút, con hỏi: cái gì trải nghiệm sự tu hành này? Cái gì biết tất cả chuyện tu hành này? Niềm vui, nỗi buồn, đau khổ, hạnh phúc... Nếu con đi xa như vậy, con sẽ đi xa hơn nữa, xa hơn và nhanh hơn rất nhiều so với việc là con chỉ dừng ở việc không có ai tu hết.
Đều không có người tu, đều chỉ là dòng chảy tự nhiên, nhưng nếu chỉ dừng ở đó, con chỉ… con sẽ rất hạn chế, con sẽ chậm, con sẽ tiến rất chậm. Vì khi con nhận thức như vậy nhưng hàng ngày con vẫn sống con vẫn tin con là người tu. Dù con nhận thức như vậy nhưng chỉ 5 phút sau con vẫn tin con là người tu ngay, đúng không? Sáng hôm sau tỉnh dậy con quên hết rồi và tôi là người tu lù lù ra đấy, đúng không? Vì thế nên cách đấy tính hiệu quả không cao. Thậm chí sư phụ cho là thấp, trong thời đại này là quá thấp, cách đấy trong thời đại này cách đấy là quá thấp.
Tuy nhiên nếu con đi xa thêm một chút nữa, ok sau khi con biết thế rồi, đúng là chẳng có ai tu hết, đúng là chỉ có dòng chảy tự nhiên này, nhưng con hỏi thêm: thế cái gì trải nghiệm cái đống đấy, quá trình tu hành này?
Nếu con trả lời được câu đấy thì một là con sẽ không dừng ở mức giữa đường. Thứ hai là sự tiến bộ của con nó nhanh và vững chắc hơn rất nhiều. Vì con không còn bơ vơ là 5 phút sau, sáng hôm sau tỉnh dậy, con hoàn toàn không cần phải làm một cái tôi tâm linh nữa, đúng chưa? Bởi vì con đã có một cái nền vững chắc là cái Biết vững chắc rồi, cái mà thực sự trải nghiệm tiến trình tu. Và đó là Con thực sự, còn cái thân tâm này không phải là con. Đấy là một cái cách mà từ hồi dạy Biết là sư phụ dạy theo kiểu đấy. Còn bây giờ các con nếu muốn tiến bộ, thực sự muốn tiến bộ thì phải tập kiểu đấy.
Mặc dù gần đây mình tập trung rất nhiều vào việc phá cái tôi, đúng không? Cái đấy buộc phải xảy ra, cái việc phá ấy. Nhưng chưa đủ mà con phải đi xa hơn hỏi thêm một câu là: thế cái gì trải nghiệm cái đống tu hành này? Đành rằng không có ai đang tu hết, đành rằng chỉ là dòng chảy tự nhiên, nhưng cái gì đang trải nghiệm cái dòng chảy tự nhiên này. Lúc đấy con mới khám phá ra cái mà luôn ở đây mới là bộ mặt xưa nay của con, mới là Con thực sự.
Còn nếu không, không bao giờ khám phá ra được. Không khám phá ra được thì đấy, cùng lắm thì… Con lại biết nương vào đâu? Ngày hôm sau con lại như một cái tôi, lại sống như một cái tôi, có đúng không?
Nên gần đây mình nhấn mạnh rất nhiều vào vô ngã nhưng đây là đoạn mình tạm gọi là 6 tháng tới thôi, cho là 6 tháng tới. Chứ còn để con đi bộ, con thực hành, con ngẫm… thì con phải đi xa hơn cái đấy. Cái đấy giống như cái móng ấy, nó chỉ là móng thôi, cái móng nó chỉ thế thôi. Không đủ! Con phải thấy rằng, con phải hỏi thêm câu hỏi. Ok, vô ngã – đồng ý rồi.
Đồng ý là chẳng có ai đang tu hết, sau lưng cái thân tâm này chẳng có ai cả đúng không?
Không có ai lựa chọn cái gì hết, không có ai quyết định cái gì cả nhưng cái gì trải nghiệm cái dòng chảy này? Đấy, con hỏi câu đấy thì nó vừa giúp con chứng ngộ vô ngã vừa giúp con đi xa hơn rất nhiều.
Cái này ngày xưa sư phụ gọi là tắt của tắt đấy. Tắt của tắt không phải là tu cái gì mà là cái gì tu? Những con đường thông thường chậm, chậm và nó khó vì cứ tập trung vào tu cái gì trong khi vẫn có một cái tôi đi tu. Chậm lắm, hiệu quả thấp và nó vướng vào cái tôi tâm linh rất là mạnh. Tu cái gì là rất dễ rơi vào cái tôi tâm linh.
Nên các con, lúc nãy Thúy có nói đôi khi hỏi đấy, nhưng các con buộc phải hỏi. Các con không phải là đôi khi hỏi mà là buộc phải hỏi là cái gì tu? Nếu các con thực sự muốn chứng ngộ, thực sự muốn vượt khỏi cái đống đau khổ nhầm lẫn buộc phải hỏi câu hỏi đấy. Và nếu con trả lời được câu đấy con sẽ đi rất xa, xa hơn rất nhiều so với việc là tu cái gì. Tu cái gì nó quá nhiều cạm bẫy, đúng không? Tu cái gì nó tập trung vào tu sai hay đúng, xong buồn tu sai, xong kiêu ngạo vì tu đúng. Buồn vì chỉ số giảm, kiêu ngạo vì chỉ số tăng, v.v… và v.v… Khổ sở đúng không? (Mọi người cười) Cuối cùng thì con là Biết, con là 1000 chứ không bao giờ con là bao nhiêu số cả. Nói là 1000 chứ nó là vô cực, con là Biết mà, con là cái cao nhất, đúng chưa? Con là cái cao nhất chứ con không phải là mấy cái số sự rung chuyển gửi cho. Cái gửi cho rất có tác dụng, tương đối rất là tốt, cho biết cái trạng thái tinh thần như nào. Nhưng cái con thực sự là ai thì nó không bị số đấy ràng buộc, con luôn là số cao nhất. Mình gọi 1000 thôi, là cách gọi thôi, con là cái cao nhất. Đúng không? Con đâu phải là cái người này. Đấy thì các con… cái này sáng mai sư phụ sẽ nói lại, tiện thì nói thôi.
Sáng mai đi bộ sẽ nói, ở đây một số bạn không đi bộ.
Mấu chốt là cái gì tu chứ không phải là tu cái gì. Mặc dù tu cái gì cũng quan trọng, cũng phải làm vững nhưng nó lại không phải là mấu chốt. Nó là ngọn, tu cái gì là ngọn. Cái gì tu là gốc. Nếu con nhận ra được cái gì tu thì con sẽ nhảy vọt. Nhảy bước nhảy vĩ đại luôn, còn nếu con chỉ tập trung vào tu cái gì thì rất là nhiều chướng ngại, đặc biệt là chướng ngại về cái tôi tâm linh nên là… thực ra là cả hai, nếu nói chuẩn thì cả hai nhưng vì con hay quên cái phần cái gì tu nên sư phụ phải nhắc lại. Tôi không biết tu cái gì, cái gì tu. Cũng phải hiểu đúng lời sư phụ dạy đúng không? Cũng phải đi bộ, cũng phải vân vân nhưng mà cái gì tu nó là gốc. Nên những ai mà thực hành tốt thì kiểu gì cũng phải hỏi câu đấy thôi “Cái gì tu nhỉ?” đúng không? Sau khi xác quyết là không có tôi thì cái gì tu? Đúng không? Câu trả lời là “Không” thì lửng lơ là không có ai tu được vì con không thể phủ nhận được cái việc đang kinh nghiệm như này, mọi thứ hiện ra sáng sủa rõ ràng thế này. Đúng chưa?
Cái gì tu mới là gốc và sau này khi con chứng ngộ con mới hiểu là đấy mới là gốc, đấy mới là cái thực sự, cách đấy mới cách thực sự tạo ra sự chứng ngộ. Nhưng mà hay ở chỗ là con nhận ra cái gì tu thì con cũng nhận ra cái gì sống, cái gì làm ăn kinh doanh, cái gì yêu đương, đúng không, cái gì đi xem phim ngày hôm nay. Đấy, nhận ra cái gì tu, nhận ra tất cả các loại… cái gì làm tất cả mọi chuyện, mà câu hỏi nó rất đơn giản thôi – “Thế cái gì kinh nghiệm tất cả thứ này?”. Ok, không có tôi rồi, đồng ý hết rồi đúng không? Thế cái gì đang… đây, mình không thể phủ nhận kinh nghiệm này được đúng không? Kinh nghiệm đang xảy ra này. Dù không có tôi thì không thể phủ nhận được kinh nghiệm này, con hỏi thêm “Cái gì đang kinh nghiệm?”. Đúng không? “Cái gì đang biết?” đấy. “Cái gì đang biết” “Cái gì đang kinh nghiệm cái đống này’’? Khi đấy thì cái thực sự luôn ở đây nó sẽ lộ ra trước mặt con, còn nếu con không hỏi câu đấy thì hoặc là con rơi vào bẫy cái tôi tâm linh, hoặc không rơi vào bẫy tôi tâm linh thì con cũng chỉ chứng ngộ ở giữa chừng, con dừng ở đấy luôn vì cuối cùng con không biết cái thật nó là cái gì.
Đấy, các con ở đây ai mà thông minh và thực sự muốn thoát khỏi cái nhầm lẫn ấy thì câu hỏi nhiều nhất là “Cái gì tu?” hay nhiều trường hợp mình bảo “Ai đang làm?” đấy. Câu đấy nên hỏi nhiều hơn là các câu hỏi là “Tu cái gì bây giờ? Tu đúng hay tu sai nhỉ? Chỉ số mình đang bao nhiêu?”. Ok, chỉ số thấp cũng được, cái gì có cái chỉ số đấy. Đúng không? Nhưng không thấp đâu. Thực ra là sư phụ có phần ngạc nhiên là các con tiến bộ quá nhanh, nghĩa là đo ấy, các con gần đây này, tiến bộ quá nhanh luôn, nhanh hơn là mong đợi của sư phụ luôn. Nó thể hiện đây không phải là công các con đâu mà thể hiện cái thời đại nó đến rồi. Nhưng mà vấn đề con không phải cái người đấy, cùng lắm con xem người đấy nó tu thôi, hiểu không? Con không phải là cái người có cái số mà sư phụ gửi cho. Nhớ điều đấy, con không phải là cái người có số đấy. Giống như cái thân thể này nặng 80 kg đi thì cái số đấy cũng kiểu đấy thôi, thay số 80 kg thì bạn có chỉ số nhận thức là bao nhiêu thế thôi nhưng quan trọng là con có phải là người đấy không.
Con xem nhân vật đấy thì ok, thì rất tự do.
Thì ví dụ hay nhất là cái màn hình, cái bộ phim. Ở trong đấy có nhân vật chính nhân vật phụ, có bao nhiêu đúng không? Nhưng con là cái màn hình, cái màn hình thấy cả nhân vật chính cả nhân vật phụ đúng không? Đúng chưa? Thế thôi. Nhưng nó không phải là nhân vật chính, nó không phải nhân vật phụ, màn hình ấy. Nó cũng không phải trải qua cái cuộc đời khổ sở của nhân vật chính, không phải trải qua cuộc đời của Cơ Phát, nó cũng không phải trải qua cuộc đời của Trụ Vương, hiểu không?
Chỉ ngắm thôi, chỉ ngắm cái kiệt tác thế thôi.
Phim hôm nay là kiệt tác đấy, phim này cũng là thuộc loại kiệt tác, nhưng mà nói… ngang tầm với cả Chúa tể nhẫn là kinh rồi. Nó chỉ là ngắm kiệt tác thôi.
Thế khi nhận thức được như vậy ấy, ở đây rất nhiều bạn là đang ngấp nghé ngưỡng 600, nếu con muốn nhảy vọt lên phải tiến lên nữa còn không con cứ “Tôi tu, tôi tu…”, kể có lên 600 cũng sẽ rơi trở lại. Đầy bạn, có bạn 690 rơi lại 590 rồi. Cái khả năng rơi rất là mạnh. “Tôi” phát là rơi, rơi ngay. Nên là con phải nhận thức là “Ai – cái gì tu?”. Thứ hai là con phải giữ cái nhận thức đấy trong cuộc sống, suy ngẫm về nó, hiểu đúng về nó này, suy ngẫm về nó, thấy nó trong cuộc sống thì gọi là giữ đấy. Giữ đây không phải mình có một cái tôi đang giữ. Mình thấy cuộc sống nó như thế thật thì đấy chính là giữ. Con nhận ra cái gì tu thôi thấy đúng rồi, con thấy đây đúng rồi: cuộc sống, mọi thứ cuộc sống như thế thật – đúng là cái gì tu, đúng không? Và cái gì làm. Con thấy cuộc sống như thế thật thì đấy là giữ. Và cái hay ở chỗ là khi con thấy như vậy thì cái tôi nó tự yếu đi chẳng cần phải… chẳng phải ngồi cố gắng khiêm tốn với cố gắng gì gì hết. Khi con thấy cái gì tu, cái gì làm ấy, tự con thấy con chẳng giỏi giang tài năng gì cả. Đúng không? Con cho là mình làm tốt, mình giỏi, mình tiến bộ toàn là ảo giác. Cái ảo giác đến từ việc là không biết cái gì tu, tưởng là cái tôi tâm linh này tu – tôi tu thì là mình sẽ rất ảo giác “Ôi, mình giỏi quá, mình tiến bộ nhanh.”. Hoặc là ảo giác kiểu hai là mình chậm quá, các bạn tiến nhanh, mình tiến chậm thế. Đúng không? Tại sao các bạn cứ thỉnh thoảng các bạn lên 600 mà mình cứ bốn trăm bao nhiêu. Đấy toàn là ảo giác hết.
Khi mình hiểu cái gì tu phát mình hiểu ngay.
Mình mất cả cái sự tự ti và mất sự kiêu ngạo đi.
Nó mất dần, mất ngay thì không hết mất ngay đâu, nhưng sẽ mất dần đi nếu con giữ được cái hiểu biết.
Cái mấu chốt của cái tu hành là cái gì tu. Gốc!
Mặc dù tu cái gì cũng quan trọng nhưng mà nó thua xa so với việc là cái gì tu. Đúng chưa?
Không phải là không có tôi. Chưa đủ. Ok, không có tôi, đồng ý thừa nhận, nhưng cái gì trải nghiệm cái đống này? Thế mới đủ. Thế thì thế giới thông thường, thế giới tu hành thông thường ấy, gọi là phổ biến ấy, nó tập trung vào tu cái gì. Nó chia rất nhiều trường phái, phương pháp, con đường, đúng không? Thậm chí triết lý, nó rất nhiều triết lý khác nhau.
Trong đạo Phật nó cũng đã chia ra mấy chục nhánh chưa nói gì đến… cộng thêm các cái con đường tâm linh khác thì nó hàng trăm nhánh. Đúng không? Nhưng mà cái gì tu chỉ có một thôi. Đúng không? Không thể có nhánh được. Đúng chưa? Tu cái gì thì hàng trăm hàng nghìn nhánh. Cái gì tu chỉ một thứ thôi mà.
Như vậy phải gốc không? Hiểu gốc với ngọn chưa? Chứ ngay đạo Phật ấy, cũng không đồng ý được với nhau ấy, nói gì đến các đạo khác?
Đạo Phật tự mà ngồi cãi nhau, các ông thầy còn tranh luận với nhau, không đồng ý nổi với nhau luôn. Quá nhiều nhánh, mỗi nhánh nó có kiểu đúng của riêng nó. Nhưng mà cái gì tu chỉ một thôi. Ông nào nhận ra thì không thèm cãi nhau với ông nào nữa. Nhận ra rồi không cãi nhau, nhận ra rồi thì ông tu cái gì tùy ông, còn tôi biết cái gì tu mới là quan trọng. Chưa nhận ra thì cãi nhau chí chóe.
Cái gì tu dẫn đến việc cái gì sống, đây này, cái gì đang sống cuộc sống của con đây này. Đúng không? Cái gì đang sống đời sống của con, đời sống này gọi là của con, đúng không? Đời sống này, cái gì đang sống? Cái gì đi làm? Đúng không? Cái gì giải quyết những chuyện tình duyên công việc, cái gì trải qua drama… thấy đúng không? Nghĩ xem. Thì ai trả lời câu hỏi đấy được thì sống đời sống tự do. Ai chưa trả lời câu đấy thì sẽ sống đời sống của cái tôi tâm linh và chắc chắn là không tự do. Đã là tôi thì không bao giờ có tự do cả, đúng không? Đấy, nên là con cần trả lời được câu đấy. Trả lời chính là quá trình học, sư phụ đã dạy con chính là quá trình trả lời câu đấy. Trả lời xong thì giữ nó, thấy nó trong cuộc đời gọi là giữ nó.
Khi nào thấy nhiều hết quên thì con có tự do càng to. Lúc quên lúc nhớ thì con có loại tự do chập cheng, đúng không? Lúc tự do lúc không (các bạn cười). Không bao giờ biết nó là cái gì thì cơ bản con là nô lệ. Đúng chưa? Tối thiểu nô lệ của cái tôi tâm linh.
Cái sư phụ đang giảng cho con là cái mấu chốt để con… kể cả về tương đối để vượt lên, vọt lên là cái đang giảng. Tuyệt đối con không cần phải chứng ngộ gì cả vì con là Biết, cần chứng ngộ gì? Tương đối trong cái game tu hành này con muốn vọt lên, muốn lên 1000 chẳng hạn, đây là cái mấu chốt.
Ok. Có ai có bài học về game nữa… à về phim nữa không? Có ai có bài học về phim muốn nói không?
Hải Nam: Trong phim có ông bảo ông con ạ, là không quan trọng là con là con của ai…
Thầy Trong Suốt: Ừ, đoạn đấy cũng kinh đúng không? Không phải là con là con của ai. “Con là con của ai?” nghĩa là cái tôi, cái tôi đúng không? Cái tôi thì mới có tư duy là gì?
Hải Nam: Con của ai.
Thầy Trong Suốt: Nó là con của ai chứ. Đúng không? Con là con của vua, con của hầu chứ.
Mà vấn đề là gì?
Một số bạn: Con là ai?
Thầy Trong Suốt: Kinh quá. Không ngờ đạo diễn siêu không? Đạo diễn cài cắm kinh không? Bỏ 400 triệu đô làm phim để mà cài một câu đấy thôi, hiểu không? Đúng chưa?
Nếu cả thế giới xem có phải là bao nhiêu người phải ngồi nghĩ đúng không? Thế mình là con của ai, hay là mình là ai bây giờ? Đúng chưa?
Cái tôi thì bao giờ nó cũng nghĩ là con của ai này, đúng không? Không quan trọng, mà quan trọng con là ai chứ không phải là con là con của ai. Hay quá. Nhỉ? Nghĩa là đến phim tối nay nó còn nhắc đúng không?
Một số bạn: Cô.
Thầy Trong Suốt: Cô. Cô cử cả một bộ phim 400 triệu đô đến nhắc anh em mình đúng không? Ừ. Không phải là con của ai mà con là ai? Rồi mai con sẽ về làm công việc cuộc sống đúng không? Mai hoặc ngày kia, thứ hai đúng không? Thế cái “Ai đang làm?” nó quan trọng vì thế. Để nhắc. Chứ nếu con không hỏi những câu như thế thì một lúc là tôi đang làm. Đúng không? Tôi đang làm.
Nói chung cả nhóm mình là thay đổi rất nhanh. Sư phụ hôm nay, sư phụ đo cho khoảng bốn mấy bạn, có những bạn tăng nhanh lắm. Nếu mà nhìn chung cả nhóm thì nó đang có một sự dâng lên một cách rất rõ ràng. Tuy nhiên là các con vẫn có những ngưỡng chưa vượt qua được. Thì cái bài ngày hôm nay là bài để vượt qua những cái ngưỡng mà con chưa vượt qua được.
Thôi, hẹn gặp lại nhé. Về ngủ sớm đi còn có sức mai đi bộ.
Nguyên Thảo: Bài ghi âm này có gửi up lên app không Sư phụ?
Thầy Trong Suốt: Có.
Nguyên Thảo: Dạ. Bài tên gì ạ?
Thầy Trong Suốt: Tên mấu chốt là cái gì tu chứ không phải tu cái gì. Bài này gõ đi.
Nguyên Thảo: Dạ?
Thầy Trong Suốt: Bài này ngắn gọn gõ đi.
Nguyên Thảo: Gõ luôn ạ?
Thầy Trong Suốt: Ngắn gọn, gõ thành bài viết cho mọi người cùng đọc. Ấn tượng hơn chỉ là bài ghi âm người nghe người không.
Nguyên Thảo: Dạ đợi gõ xong rồi gửi cùng?
Thầy Trong Suốt: Không. Cứ gửi đi, cứ gửi đi xong rồi các bạn gõ. Bài này ngắn mà.
Một số bạn: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng không? Ngắn nhưng mà mấu chốt.
Ai cũng có thể thực hành để an lạc và hạnh phúc ngay giữa đời thường.
Để hiểu rõ hơn cách thực hành như thế nào, bạn có thể tham gia vào Câu lạc bộ UNESCO Thiền – Yoga Trong Suốt: http://trongsuot.com/ hoặc liên hệ qua địa chỉ email: tradamtrongsuotvn@gmail.com Cùng nhau, chúng ta sẽ về nhà bạn nhé!