[Bản gõ] Sư phụ giảng thiền Ở Yên lần 1

Thầy Trong Suốt: Trong lúc đang chờ đợi các bạn khác thì các con ngồi thả lỏng ra, ngồi giống sư phụ ngồi đây này. Đấy, sư phụ đang ngồi hết sức thả lỏng, vô cùng thả lỏng luôn. Dáng ngồi trông không được đẹp lắm đúng không? Trông hơi ngả ngớn một tý, nhưng thôi cần gì ngồi đẹp. Khi sư phụ ngồi như này là độ nghỉ ngơi vô cùng cao luôn.

Cứ nghỉ ngơi, thư giãn như này đi, không làm gì đặc biệt hết, mắt mở ra đừng nhắm, nhắm mắt là sẽ mất sự sáng tỏ nên là mắt mở nhìn về phía trước, mở rộng tầm mắt ấy, còn thân thể thì hết sức thoải mái.

“Thân thể như núi”, hiểu thế nào là như núi không? Những ai chưa được nghe giảng có hiểu ý nghĩa của “thân thể như núi” là gì không? Các con đi du lịch nhiều rồi đúng không? Núi có hình gì? Hình gì? Đã thấy hòn chồng, hòn vợ chưa? Đã thấy mấy hòn chưa, hòn trống hòn mái chưa? Thấy bao giờ chưa, ai thấy kiểu như hòn chồng hòn vợ, hòn trống hòn mái thì giơ tay lên xem nào? (Các bạn giơ tay) Còn hòn gì nữa, đủ các loại hòn, đúng không? Hòn vợ chồng, hòn cha mẹ, con cái… tóm lại núi nó có đủ các loại hình thức khác nhau. Nghỉ ngơi như núi là như thế nào? Nghĩa là cái thân thể hình thức nào cũng được, tư thế nào cũng được vì núi nó gì? Núi nó có vô vàn tư thế, đúng không?

Đấy, đơn giản thôi, nghĩa là tư thế nào cũng được, gọi là nghỉ ngơi như núi. Thỉnh thoảng đi xe, đi đâu đi đâu có núi hình ngực không?

Đúng không? Thế thì núi nó có vô số tư thế, nghỉ ngơi như núi nghĩa là con tư thế nào cũng được, đấy, dễ hiểu chưa? Cứ tưởng “như núi” là phải rất gì? Tưởng rất chắc đúng không? Không phải, như núi là tư thế nào cũng được. Minh Ngân núi mẹ con kìa, đấy núi mẹ, núi con đấy, thấy không? Đấy, nghỉ ngơi như núi nghĩa là ở tư thế nào cũng được vì núi có đủ loại tư thế, miễn là con cảm thấy là nghỉ ngơi.

Núi có một cái nữa là nó không xoay qua xoay lại đúng không? Lật qua lật lại, đấy nghỉ ngơi như núi nghĩa là mình ở tư thế nào thoải mái nhất mà không cần phải di chuyển, không cần phải thay đổi tư thế. Đấy, thì con xem xem, cái tư thế nào làm con thoải mái, thì đấy là tựa như núi của con, và mỗi người nghỉ ngơi một tư thế khác nhau, đúng không?

Ở đây có ai ngủ sấp không? Giơ tay xem nào (một số bạn giơ tay). Đấy, có ai nghiêng không? Có ai co chân, co tay không? Đấy, hiểu núi chưa, núi nó có thể gì? Có thể sấp, có thể ngửa, có thể nghiêng, có thể co chân, co tay. Đấy gọi là nghỉ ngơi như núi, nghĩa là thân thể con như núi. Trước khi thiền các con phải hiểu đúng đã, nhắc lại nhé, nghỉ ngơi, khi mình thiền thì mình đi vào sự nghỉ ngơi, thiền nó không phải là sự cố gắng.

Thế nghỉ ngơi nó có ba thứ đúng không?

Trước mắt là một thứ đã, thân thể của mình nghỉ ngơi thế nào thân thể nghỉ ngơi như núi. Nghỉ ngơi như núi là thế nào, nói xem nào, đấy ai đang hỏi dở đấy, bạn nào giơ tay thì chạy mic đi. Bây giờ chưa phải lúc thiền đâu, sư phụ đang giảng cho con lý thuyết thôi. Ờ, rồi ai ấy nhỉ, bạn nào đây, trông lạ lạ thế nhỉ, mẹ của Vũ Toàn à?

Vũ Thanh: Vâng, thưa Sư phụ, theo ý con hiểu nghỉ ngơi như núi là mình có nghỉ ngơi với nhiều tư thế khác nhau, ví dụ trong khán phòng hôm nay khi Sư phụ vừa nói thì con nhìn xung quanh con cũng thấy các bạn ngồi nghỉ thư giãn với rất nhiều tư thế khác nhau không ai giống ai đâu ạ.

Thầy Trong Suốt: Có người nghiêng đầu sang phải đúng không? Có người nghiêng trái, có người ngửa ra.

Vũ Thanh: Vâng, ngay bên cạnh con thấy Vũ Toàn và Vũ Huế. Vũ Toàn đang lim dim còn Vũ Huế thì cũng đang cười tươi nhưng các bạn ấy thì rất là thả lỏng, rất là tự nhiên, theo ý con là như vậy ạ.

Thầy Trong Suốt: Được, tốt tốt tốt, trả lời đúng rồi đấy. Như núi nghĩa là thân thể nó thế nào cũng được, miễn là nó thoải mái, tự nhiên, và không phải di chuyển để cho thoải mái. Ví dụ một số người nghĩ rằng thiền là cứ phải lưng thẳng đứng, ngồi thẳng, đúng không? Nhưng mà liệu con có thể nghỉ ngơi được không? Đấy, khi mà lưng con thẳng đứng, ngồi thẳng, nếu bạn nào giỏi thì sao?

Lưng thẳng đứng, Nhân chẳng hạn, với Nhân là lưng thẳng đứng là chuẩn nhất, nhưng mà hôm nay cũng chẳng thẳng đứng kìa, đấy.

Nhưng nếu mà mình không quen làm việc đấy thì lưng thẳng đứng là một cực hình, đúng không? Thì thôi, tại sao lại phải cực hình, nghỉ ngơi cơ mà, hiểu không nhỉ?!

Ngày xưa người ta phổ biến ngồi thiền nghĩa là ngồi khoanh chân và lưng thẳng, nhưng mà người ngày xưa họ giỏi, đúng không? Đối với họ như thế là nghỉ ngơi, còn người ngày nay thì sao? Người ngày nay mà ngồi thế thì gọi là tra tấn, đúng không?

Tin vui cho các con là môn thiền mà sư phụ dạy các con này nó rất kỳ diệu, ở chỗ là nó không bắt thân thể con phải có tư thế đặc biệt, thẳng đứng hay là phải nghiêm trang nào hết. Tuy nhiên lưu ý là nếu con nghỉ ngơi quá mức thì con sẽ bị buồn ngủ. Ví dụ con nằm ngoẹo đầu sang một bên nhắm mắt chẳng hạn, hiểu không? Nên là con phải nghỉ ở tư thế nào đó, nghỉ ngơi nhưng mà nó lại tỉnh, được chưa? Tý nữa mình nghe tiếng ngáy của ai vang lên là biết rồi đấy. (Thầy cười) Nên là cái nghỉ ngơi nào thì nghỉ ngơi nhưng mà nó phải tỉnh, con phải tự cân nhắc, có những người nằm nằm ngửa mà vẫn tỉnh. Ví dụ như sư phụ là kiểu nằm thoải mái mà vẫn tỉnh, thế thì nằm, nghỉ ngơi là nằm, nghỉ ngơi như sư phụ nghĩa là nằm.

Mình nằm vẫn tỉnh, nhưng nếu các con nằm một phát mà ngủ luôn thì sao? Thì đừng có nằm, đúng không?

Đấy, lưu ý thế để các con hình dung, nghỉ quá mà bị ngủ mất thì không thực hành được gì hết. Nên là mình ở một tư thế gọi là trung đạo, vừa phải. Vừa không căng thẳng nhưng mà vừa tỉnh táo được, cái tư thế mình phải chọn như thế đấy. Căng quá thì mình cả buổi chỉ lo điều thân thôi, cứ cong một cái là phải lật lại cho nó chuẩn, xong rồi lưng đau, người đau. Lỏng quá là mình ngả ngớn đến lúc mà mình chỉ muốn ngủ thôi. Minh Việt là có vẻ sắp ngủ rồi kìa, đấy, đúng không? Ngả quá là mỗi người phải tự biết, ở đây không ai giống ai, nên khi con thiền thì cũng chả quan tâm người khác như thế nào mà mình quan tâm mình như thế nào. Đấy gọi là núi, đúng không? Khi thiền phải nhớ ba điều, một là núi, núi là cái gì? Thân đúng không? Thân như núi. Thế nào là thân như núi? Rất vững chắc, đúng không? Không phải! Mà là gì? Núi có thể có rất nhiều hình dáng khác nhau nên thân cũng có thể có nhiều hình dáng khác nhau, miễn là thoải mái, tỉnh táo.

Cái thứ hai là mắt, riêng môn thiền này nó liên quan đến mắt. Các môn thiền khác không quan tâm lắm, nhắm mắt. Thiền này là thiền liên quan đến nhận biết, cần thực hành mở mắt. Mắt như đại dương. May quá có đại dương ở đây nên dễ hiểu luôn này.

Mắt như đại dương nghĩa là gì? Con mở mắt ra, không phải như kiểu giương mắt to ra mà con mở rộng tầm mắt ra, để đối với con cái cảnh trước mặt nó giống như là mặt hồ, hay là mặt nước ấy hoặc là mặt đại dương. Đấy, đại dương thì nó có vô vàn các cơn sóng và các sự phản chiếu khác nhau trên mặt biển, con nhìn mà xem, đúng không? (Mọi người nhìn vào màn hình ở rạp phim) Sóng, nó có các cái hình ảnh phản chiếu, mình dùng từ đại dương để nói là nó rất là rộng. Nhưng mà mình còn một từ hay hơn gọi là “như mặt hồ”. Hai từ đều được, mặt hồ cũng được. Tuy mặt hồ nó bị cảm giác hẹp, nhưng nó được cái hay là trên đấy nó có sự phản chiếu. Còn đại dương thì mình hình dung cái đại dương mà nó có phản chiếu. Đại dương này nó có không? Tóm lại, những cái hình này là hình ảnh phản chiếu trên mặt biển.

Mắt mở ra, khi mắt mở và nghỉ ngơi thì những hình ảnh mà con đang nhìn thấy đây này, nó trở thành những cái hình ảnh phản chiếu ở trong tầm mắt của con, đúng không? Hình ảnh hiện ra đấy, nói hiện ra cũng được. Hình ảnh này trở thành hình ảnh hiện ra trên đại dương, trong tầm mắt của con.

Đại dương ám chỉ là mình mở rộng mắt ra, mình không nhắm lại, tất cả mọi thứ hiện ra mình thu nhận vào hết, đón nhận hết, và đặc biệt là mình không chăm chú vào đâu hết. Nghĩa là các loại thiền khác nó yêu cầu mình phải chú tâm vào một cái gì đấy, thì cái thiền này nó không chú tâm vào đâu cả.

Khi con mở rộng tầm mắt thì không có điểm tập trung nào hết, đúng không? Khi con mở rộng tầm mắt ra, hay mình dùng từ dễ hiểu là mở tầm mắt ra. Nếu nói mắt như đại dương mà khó hiểu, thì nói mở rộng tầm mắt: mở rộng tầm mắt mà không có điểm tập trung, hình ảnh ví von là như đại dương.

Khi con nghỉ ngơi, mở rộng tầm mắt ra, nhưng không tập trung vào đâu hết. Mà cũng rất bình thường thôi, vì không tập trung vào đâu hết nên mắt rất bình thường thôi, ví dụ, con hoàn toàn có thể nhìn về phía sư phụ mà không nhìn vào sư phụ, đúng không? Đấy gọi là như đại dương, không tập trung vào đâu hết, mở rộng tầm mắt và không tập trung vào một điểm nào hết. Nói thế cho dễ hiểu, hiểu không? Đấy là đại dương. Biển thì không tập trung vào chỗ nào hết, không tập trung vào một cơn sóng nào hết, biển nó cứ mở rộng cho mọi cơn sóng xảy ra thôi. Khi mắt con mở rộng và không tập trung vào đâu hết, thì đấy gọi là mắt như đại dương.

Dễ không? Những ai thấy dễ giơ tay, (Các bạn giơ tay) rất tự nhiên chứ đúng không?

Những ai chưa thấy dễ, giơ tay? (Các bạn giơ tay) Chưa thấy dễ vì mình đang muốn một cái gì đó đặc biệt, con cứ mở rộng tầm mắt và nhìn về phía trước bình thường thôi.

Rồi, dễ chưa, bạn Tú thấy dễ chưa, hoặc là khó thì nói cho sư phụ biết để sư phụ giúp, đưa mic cho bạn đi.

Hải Tú: Dạ thưa sư phụ con đang hơi bị buồn ngủ nên nó cứ bị không nhìn được rõ ấy ạ.

Thầy Trong Suốt: Rõ là sao? Cái gì cần nhìn rõ?

Hải Tú: Có nghĩa là nó cứ tối dần tối dần ấy ạ.

Thầy Trong Suốt: Buồn ngủ quá ấy hả.

Hải Tú: Dạ vâng.

Thầy Trong Suốt: (Cười) Thôi cứ ngủ tí đã, trong lúc thiền con buồn ngủ quá thì con ngủ tí đã, ngủ một lúc xong rồi dậy, tốt hơn là cứ ngồi đánh nhau với cái cơn buồn ngủ, hiểu không? Hoặc là con làm gì đó cho đỡ buồn ngủ, hoặc con buồn ngủ quá thì ngủ một lúc xong tỉnh dậy. Sao, còn ai nói gì nữa không?

Vũ Thanh: Vâng thưa Sư phụ, Sư phụ giúp con, trước con cũng đi thực hành thiền rồi.

Thói quen của con cứ thiền là con nhắm mắt vào cho nên bây giờ bảo mở mắt ra thì con thấy rất là khó đối với con ạ.

Thầy Trong Suốt: Tại vì con nghĩ rằng là phải giống như trước đây. Đây là một cái hoàn toàn mới. Cái thiền mà sư phụ dạy các con ấy, nó không phải là các loại thiền thông thường của thế gian này, thì con đừng nghĩ thế nữa thôi, đừng nghĩ là phải giống như trước đây. Con bị cái chữ “thiền” quy định mình phải thế này thế kia, nhưng mà con thấy cái môn thiền mà sư phụ chuẩn bị dạy này nó không giống các môn thiền các con đã từng biết. Trong lịch sử người ta gọi là không thiền, môn này là môn thiền không thiền, hoàn toàn không giống các môn thiền của thế gian mà lâu nay con được biết. Nên là con đừng bị quy định, con đừng cho đấy là thiền nữa, đấy là môn không thiền. Đây là môn không thiền, khỏi phải nhắm mắt, Ok?

Trong đại toàn thiện nó gọi đây là môn thiền không thiền. Nó gọi môn này là thiền, thiền gì, môn thiền không thiền. Vì nó không phải là thiền thông thường, cái chữ thiền thông thường làm người ta hiểu lầm. Vì thế nên con đừng nghĩ đến thiền nữa, con nghĩ là không thiền đi, xong luôn. Nhé, đến đây để làm gì? Để không thiền, thì khỏi nhắm mắt luôn, đúng không? Vì không thiền chứ có phải thiền đâu.

Những bạn nào mà nhắm mắt chắc chắn là sẽ không thực hành được đâu, nói luôn để con hình dung, bạn nào bị chữ “thiền” quy định, tưởng thiền là phải nhắm mắt thì đây là môn không thiền.

Rồi, còn ai khó khăn trong việc mở mắt nữa không? Mở mắt một cách tự nhiên và rộng, mở rộng tầm mắt, không tập trung vào một điểm nào hết, mấu chốt của mình là không tập trung vào điểm nào hết, rộng không phải là mấu chốt đâu. Tại vì nếu con không tập trung vào đâu hết và con mở mắt tự nhiên thì nó tự rộng. Không phải là quá rộng đâu, không phải tìm cách thâu tóm hết tất cả các hình ảnh ở đây. Nhầm, bạn nào mà cố gắng thâu tóm hết tất cả các hình ảnh ở đây thì cũng không phải là cái sư phụ nói.

Cố tình mở to mắt là cái không cần, mở rộng tầm mắt nghĩa là đừng tập trung vào đâu hết, nhìn vào phía trước, thả lỏng. ` Để dễ hình dung thì người ta có từ là mắt như đại dương. Giống như đây là một cái hồ, hoặc là giống như là mặt biển, nó hiện ra ở trên đấy. Giống như các hình ảnh trên một cái hồ, đúng không? Ai đi tháp rùa bao giờ chưa, bờ hồ bao giờ chưa? Trên bờ hồ có hiện ra tháp rùa đúng không? Hiện ra cây cối không? Thì đây cũng thế thôi, đây là những hình ảnh trên mặt hồ. Gọi là giống như thế. Con không cần phải phải tạo ra một cái kinh nghiệm như thế, con không cần phải bắt mình để thấy như một mặt hồ, mà con chỉ cần nghe sư phụ nói để hiểu thôi.

Còn đâu mắt con chỉ cần mở rộng và nhìn về phía trước thôi, và không tập trung vào đâu hết. Rồi những ai thấy dễ giơ tay, (Các bạn giơ tay) ừ, dễ đúng không? Đấy, Hải Tú thấy dễ.

Có ai thấy khó không? Còn ai vẫn thấy khó không? Được rồi.

Bây giờ là hơi thở, hơi thở như gì biết không? Hơi thở như một người câm, hơi thở ở đây là khẩu đấy. Thế nào là như một người câm: đừng nói gì cả, thế thôi, nói cho hay là im lặng, hiểu không? Đầu tiên là giữ im lặng nhé. Người câm dễ hay khó, dễ nhất rồi đúng không? Đừng nói gì với ai cả, đừng có lầm rầm đọc cái gì đấy. Được rồi, như vậy hơi thở dễ không? Dễ quá còn gì nữa, đúng không? Con không cần phải điều khiển hơi thở để cho nó điều hoà, hay là con không cần phải tập trung hơi thở. Không cần! Con chỉ câm thôi, câm là xong, tức đừng nói gì cả là xong. Những ai hơi thở như người câm thấy dễ giơ tay (Các bạn giơ tay), có ai thấy khó không? Đấy, thế thôi, được rồi.

Rồi, bây giờ tâm này. Tâm như bầu trời.

Muốn tâm như bầu trời thì con để ý vào cái không gian đang ở đây này. Đấy là cách bí mật, con để ý toàn bộ không gian ở đây, có để ý được không? Khi để ý vào toàn bộ không gian là tâm như bầu trời ngay. Ví dụ nhé, khi con để ý vào một bạn nào đó thì cái tâm của con là sẽ như bạn đấy, đúng không?

Đấy gọi là không gian, không gian đang ở đây này, tại vì mắt con mở rộng rồi nên là để ý vào không gian rất dễ. Cái từ “để ý vào không gian” nó thay cho cái từ “đừng để ý vào cái gì khác”, “đừng để ý vào cái gì cả” thì đúng hơn. Bởi vì không gian không có hình tướng, không phải là một vật để mà con có chiều rộng, chiều dài, có vị trí. Không gian nó không có những cái đấy, không gian nó chỉ là không gian thôi. Nên khi con để ý vào không gian nghĩa là con không để ý vào vật nào cả. Nhưng cái sự để ý này nó rất là nhẹ nhàng thôi. Nó cứ để ý thôi, hướng về không gian hoặc là cảm nhận không gian cũng được.

Ba cái trước rất dễ rồi đúng không? Thân như núi dễ quá nhé, đúng không? Mắt mở rộng ra gọi là như biển, dễ. Đấy, khẩu thì như câm rồi, quá dễ luôn. Bây giờ mình có hai cách nói, hoặc là tâm như bầu trời hoặc là tâm không để ý vào đâu hết cũng được.

Nếu bạn nào thấy tâm để ý vào không gian thấy khó thì cách nói khác tâm chả để ý vào đâu cả. Còn theo sư phụ thì dễ hơn là tâm để ý vào không gian. Nên cả hai cách đều quan trọng miễn là con cảm thấy tâm con không có cái vật nào để nó để ý vào, là đang đúng. Còn nếu con đang để ý vào một vật nào đó thì là con chưa đúng. Ví dụ con bảo thôi thiền là phải để ý vào hơi thở phát là hỏng rồi, sai rồi. Đấy, hay thiền là phải để ý vào một vật trước mặt, sai rồi. Lý do không nhắm mắt vì thế, vì nhắm mắt thì không thể để tâm như bầu trời được. Nhắm mắt thì lập tức có vật hiện ra và con chạy theo vật ấy ngay, khi mở mắt mà con không để ý vào cái vật nào hết thì tâm con rộng mở như không gian. Mình gọi là tâm như không gian vì nó là rộng mở. Cái chữ “không gian” nói về tính rộng mở của tâm, nghĩa là nó không chú tâm, không chú trọng vào một vật nào hết.

Nó không mải mê nghĩ về một vật nào hết, nó cứ rộng mở như không gian thôi. Đấy là lý do mình nói tâm như không gian.

Ở đây nói về cái sự rộng mở mà không chú tâm vào cái chỗ nào hết. Ví dụ như con mải mê nghĩ về ngày hôm qua thì đấy không phải nhìn vào không gian rồi đúng không?

Tâm con đặt vào ngày hôm qua. Con đang mải mê nghĩ mai làm gì làm gì, tâm con đặt vào cái mai làm gì làm gì. Nó không thể như không gian được, tâm con ở trong sự rộng mở không tập trung vào cái gì hết. Vì thế nó rất là hiện tại, thay vì con tìm cách nào đó để hiện tại thì con chỉ cần rộng mở tâm ra không cố tình nghĩ về cái gì. Còn vô tình thì kệ vô tình thôi, nhưng con không cố tình nghĩ về cái gì hết. Con không cố tình chú ý vào vật gì hết thì tâm con nó sẽ như không gian, đấy.

Còn một cách rất hiệu quả là để ý thẳng vào không gian này, thầy bảo tâm như không gian nên tôi để ý vào không gian. Thế là tôi thấy ừ đúng rồi, tâm như không gian.

Đấy, tâm để ý vào không gian là một bí mật của cái môn này. Mẹ của Vũ Toàn tên gì nhỉ, Thanh à? Thanh có thấy khác không, khác cái loại thiền con đã từng thiền chưa?

Vũ Thanh: Dạ con chưa quen lắm ạ.

Thầy Trong Suốt: Ừ tất nhiên rồi, lần đầu tiên học sao mà quen.

Vũ Thanh: Dạ thưa Sư phụ con thấy khác rất nhiều, vì là trước kia con theo cái môn thiền của con ấy, cũng như Sư phụ nói cái tư thế nó cũng phải ngồi chỉn chu, tức là cột sống thẳng và mắt nhắm lại. Ban đầu mình chưa quen thì mình sẽ tập trung vào hơi thở, sau đó thì mình dừng quán chiếu hơi thở và mình không để tâm đến nó nữa. Nhưng bây giờ con học cái môn thiền của Sư phụ vừa chia sẻ thì con vẫn thấy mở mắt rất là khó, vì con cứ mở mắt một chút là con lại có cảm giác như là buồn ngủ ấy. Thì Sư phụ giúp con giải quyết cái vấn đề đấy ạ.

Thầy Trong Suốt: Ngủ, nói chung thường buồn ngủ cứ ngủ đã. Ngủ một lúc hết buồn ngủ tỉnh dậy là sẽ thiền được. Cách giải quyết đơn giản nhất là thế, thật đấy. Đấy là sự thật đấy, cuộc sống là thế. Chống lại chỉ có khổ thôi, ngủ béng đi. Cứ ngồi chống lại làm gì trong khi ngủ một giấc là xong, đấy.

Vì vậy các con nên thiền lúc nào mà mình có thể tỉnh ngủ được, ví dụ buổi sáng mới tỉnh dậy chẳng hạn, thì hết buồn ngủ đúng không? Ví dụ các con thường dậy lúc mấy giờ?

Vũ Thanh: (Nói gì đó không nghe rõ)

Thầy Trong Suốt: Mấy? (Vũ Thanh không nói vào mic nên không nghe được) Đấy thì tỉnh dậy hết buồn ngủ rồi thì tập, đúng không?

Những người khác tỉnh dậy lúc mấy giờ? Hai giờ? Hai giờ hay là mười giờ?

Một bạn: 10 giờ ạ.

Thầy Trong Suốt: 10h thì rửa mặt xong tỉnh là tập, hiểu không nhỉ? Cái môn này nó hay ở chỗ nó có điểm đặc biệt là nó không chống lại cái gì hết, đấy. Vì cứ chống lại là có tôi, có tôi và có vật nên là không chống lại.

Hoặc một cách khác là ở các con càng ít chống lại càng tốt. Nên nếu cứ ngồi đánh nhau với cả buồn ngủ thì tốt nhất là đi ngủ, hoặc là đi rửa mặt đúng không? Tùy mỗi người khác nhau, nhưng mình sẽ không ngồi đánh nhau với buồn ngủ. Đấy hãy nhớ thế, mình không ngồi thiền để đánh nhau với buồn ngủ. Các loại thiền khác nó đòi hỏi một sự đánh nhau tương đối, còn môn này nó đòi hỏi sự không đánh nhau gì hết. Nó nghỉ ngơi mà, nghỉ ngơi thực sự ở đây là không đánh nhau nữa. Mọi người thấy để ý vào không gian khó hay dễ?

Những ai thấy dễ giơ tay? (Mọi người giơ tay) Rồi, những ai thấy khó giơ tay? (Một số bạn giơ tay) Rồi vì sao, vì sao thấy khó, nói đi sư phụ sẽ giúp các con. Minh Nga?

Minh Nga: Con cứ cảm giác khó khó ạ, cứ cảm giác là phải hình dung ra một cái không gian nào đó ạ.

Thầy Trong Suốt: Đây cần gì, con đang nhìn vào đâu? Mắt con nhìn vào không gian, để ý vào không gian này luôn chứ không có không gian nào đó cả. Mắt con nhìn vào không gian đúng không?

Minh Nga: Vầng.

Thầy Trong Suốt: Để ý vào không gian, trước mặt con có phải không gian không?

Minh Nga: Trước mặt con là không gian ạ.

Thầy Trong Suốt: Ừ đấy để ý vào không gian.

Minh Nga: Ý con tức là con cảm thấy cùng một lúc ấy thì thấy nhiều thứ nó xuất hiện ấy ạ.

Thầy Trong Suốt: Thì đừng để ý vào thứ nào hết cả, để ý vào không gian tức là không để ý vào một thứ nào hết. Một cách khác của để ý vào không gian là không để ý vào vật nào hết. Đúng rồi nó khó vì sao, vì thói quen thông thường của con là để ý vào vật, đúng không? Các con mặc định là để ý vào vật, vì thế mà trước đây có một giai đoạn là mình tập mở rộng tầm mắt nhớ không? Để dần dần mình có thói quen để ý vào không gian, không có để ý vào vật nào hết, đấy. Ngày xưa sư phụ hay nói là “nhìn mà không nhìn vào vật” đấy, nhìn mà, nhìn sư phụ mà không nhìn vào sư phụ, đấy. Khi con mở rộng tầm mắt và con không nhìn vào một vật nào hết, thì đấy là sự hỗ trợ rất mạnh cho việc là tâm con không để ý vào một vật nào, đấy.

Minh Nga: Cái lúc mà Sư phụ nói về việc là tâm không để ý vào cái gì ấy thì con cảm thấy là nó dễ hơn với con ạ.

Thầy Trong Suốt: Được rồi, ý nó thế đấy. Để ý vào không gian là gì, là mắt nhìn vào không gian. Mắt nhìn vào không gian thì tâm sẽ cảm nhận không gian, nghĩa là tâm không để ý vào một vật nào hết, được chưa?

Nhưng mà tại sao sư phụ lại dùng từ không gian vì đấy là một phương pháp rất là nhanh, để cho cái việc tâm không để ý vào đâu hết mà vẫn tỉnh táo. Thông thường con người muốn tâm không để ý vào đâu hết thì tôi nhắm tịt mắt lại, đúng không? Tại sao thiền nó liên quan đến nhắm mắt, tại vì nó muốn tâm nó không để ý vào đâu hết. Thì tôi nhắm mắt lại là xong, khỏi thấy cái gì thì khỏi để ý. Nhưng mà nó mất đi sự tỉnh táo, mất đi sự tỉnh táo cần thiết, hoặc là mất đi sự tự nhiên cần thiết.

Còn nếu con nhắm mắt vẫn tỉnh thì ok, nếu mà con có thể nhắm mắt mà vẫn tỉnh thì cũng được, không vấn đề. Nhắm mắt vào hoàn toàn tỉnh táo, ví dụ sư phụ nhắm mắt vào rất tỉnh táo. Không có khác, với sư phụ nhắm mở mắt là như nhau, chẳng khác gì nhau cả. Đấy, nhưng thường thì ít thế, thường thì nhắm mắt vào là con sẽ ngủ, đúng không? Hoặc là con nghĩ linh tinh, đúng không nhắm mắt mà. Nhắm mắt vào là bắt đầu hình ảnh hiện ra, hiện ra xong mình nghĩ một lúc là nghĩ đi đâu mất rồi.

Nếu ở đây có bạn nào mà đã, có thể bất kì lúc nào đó mà nhắm mắt tỉnh như là mở mắt đấy, thì cũng được. Chuyện nhắm mắt là chấp nhận được, mấu chốt ở đây là gì? Là tâm của mình nó không tập trung vào đâu hết, nó vẫn tỉnh nhưng nó không tập trung vào đâu hết.

Đấy, hai yếu tố đấy, tâm nó không tỉnh táo thì không tập được cái gì cả, nhưng mà tâm chú tâm vào vật nào đó thì nó bị bó hẹp, nó bị gọi là ràng buộc. Hay mình nói là tâm không ràng buộc cũng được, cách nói chuẩn là tâm nó không ràng buộc. Sư phụ gọi là dùng không gian để làm phương tiện thôi chứ bản chất là tâm nó không ràng buộc vào đâu cả.

Còn thế nào là tâm ràng buộc vào đâu đấy? Ví dụ lúc nghĩ về quá khứ là ràng buộc vào quá khứ, nghĩ về tương lại là ràng buộc vào tương lai, nghĩ về một vật trong hiện tại cũng là ràng buộc với vật đấy. Cái tâm này là tâm không ràng buộc vào đâu cả, có thể nói là tâm như bầu trời cũng được. Tất cả những gì từ nãy đến giờ sư phụ nói là lý thuyết, các con có thể gạch lại được vài câu đúng không? Hoặc nhớ trong đầu vài câu, đơn giản thôi. Thân thì như núi, mắt thì như đại dương, khẩu thì như người câm, tâm thì như bầu trời hay nói cách khác là tâm không ràng buộc vào đâu cả. Dễ hơn không, tâm không ràng buộc vào đâu cả nghe dễ không? Ai thấy câu đấy dễ, giơ tay nào? (Các bạn giơ tay) Đấy cũng được, còn phương tiện để tâm không ràng buộc thì có thể dùng không gian làm phương tiện. Khi con để ý vào không gian thì tâm không ràng buộc vào đâu cả, còn nếu con cảm thấy phương tiện không gian không dễ thì thôi. Miễn là tâm con không ràng buộc vào đâu cả, nếu con có thể nhắm mắt mà tâm không ràng buộc vào đâu cả thì cứ nhắm mắt cũng được. Nhưng rất tiếc là không, các con không nói thế thôi.

Nhắm mắt vào là ràng buộc vào cái gì, tâm ràng buộc vào cái gì? Hoặc là ngủ hoặc là các hình ảnh hiện lên trong khi con nhắm mắt, một lúc sau nó buộc vào đấy luôn. Nó không có cảm nhận được sự rộng mở nữa, đúng không? Trong khi cái thiền này sự rộng mở là rất quan trọng, đấy. Rồi, tâm như bầu trời không ràng buộc vào đâu cả, những ai thấy làm được giơ tay? (Các bạn giơ tay) Những ai thấy vẫn khó giơ tay? (Một số bạn giơ tay) Một, hai, các con cứ nói đi sư phụ sẽ giúp. Vợ Nguyên Trường tên gì ấy nhỉ? Ngọc Ánh, Ngọc Ánh.

Ngọc Ánh: Thưa Sư phụ là lúc mà con mở rộng tầm mắt ấy ạ thì con cũng sẽ ít khi tập trung vào vật. Nhưng mà con sẽ, ví dụ con đang cảm thấy con đang cảm nhận rồi thì tự nhiên con lại bị cuốn vào suy nghĩ rất là nhiều. Xong rồi một lúc sau đó con mới giật mình nhớ ra là từ nãy đến giờ con đang bị cuốn vào một cái suy nghĩ gì đó mà con bị đứt luôn cái mạch đang cảm nhận. Con rất hay bị thế ạ.

Thầy Trong Suốt: Được rồi, đấy là chuyện bình thường đúng không? Đấy là lý do mà sư phụ nói là dùng không gian để cho mình đỡ bị bị chui vào cảnh. Nghĩ là cái gì, nghĩ là một cái cảnh. Bản chất nghĩ là một cảnh, ví dụ ngày mai tôi đi đâu thì đấy là một cảnh đúng không? Khi con để ý vào không gian thì con đỡ bị chui vào cảnh, nghĩ là một cái cảnh trong đầu mình thôi mà. Nghĩ, bản chất nghĩ là một cái cảnh hiện ra trong đầu đúng không? Mình gọi là trong tâm mình đấy, ví dụ khi con nghĩ một cộng một bằng hai nhé, thì trong đầu con hiện ra một và một và hai. Nghĩ nó là một cái cảnh, thì khi con để ý vào không gian ấy thì con đỡ bị chui vào cảnh, hiểu không?

Ngọc Ánh: Vâng ạ.

Thầy Trong Suốt: Đấy thử xem, thử để ý vào không gian, không gian này này.

Hoặc có một cách khác là con để ý vào cái sự sáng tỏ, từ này nghe khó hơn. Mọi người nghe thử xem có dễ không? Để ý vào sự sáng tỏ đang ở đây, thay chữ không gian bằng chữ sáng tỏ. Ở đây con có thấy mọi thứ hiện ra một cách rõ ràng không?

Ngọc Ánh: Dạ có ạ, lúc mà ví dụ như con bắt đầu thiền giống như đợt trước Sư phụ cũng có chia sẻ ạ. Thì là con sẽ thấy mọi thứ hiện lên kiểu cùng một lúc ấy ạ, mọi thứ từ cảm nhận từ hình ảnh từ âm thanh các thứ nó hiện lên rất là rõ ràng. Xong rồi chỉ được một lúc ngắn thôi là con bị cuốn vào suy nghĩ lúc nào mà con không hề biết và một lúc sau con giật mình con lại thấy ra ấy ạ.

Thầy Trong Suốt: Ừ đấy là bình thường, nhưng mà đây sư phụ nói là con có thấy cái sự rõ ràng một cách dễ dàng không?

Ngọc Ánh: Dạ có, lúc mà con bắt đầu ví dụ thả lỏng ra là con sẽ thấy được ạ.

Thầy Trong Suốt: Ừ đúng không? Thì để ý vào sự rõ ràng đấy, để ý vào cái sự rõ ràng đấy.

Ngọc Ánh: Ví dụ như nó ngắn, xong đấy mình bị cuốn sau mình nhớ ra thì mình lại tiếp tục đúng không ạ?

Thầy Trong Suốt: Ừ nhưng như thế là đánh nhau rồi, cách mà con nói như thế là mình ngồi đánh nhau. Mình sẽ ngồi đánh nhau với việc ra hay vào, đúng không?

Ngọc Ánh: Dạ.

Thầy Trong Suốt: Đấy, nhưng mà không phải, đấy không phải cái mà sư phụ đang giảng. Cái đấy đúng trong cuộc sống hàng ngày thì được. Hàng ngày con phải làm rất nhiều việc, con làm rất nhiều việc thì xảy ra chuyện đấy là chuyện bình thường. Nhưng mà ngay bây giờ này, ngay bây giờ đây này có lý do gì bắt con phải nghĩ đâu, đúng không? Thì để ý một chút, nếu con thuộc loại nghĩ nhiều thì để ý mạnh hơn một chút vào cái sự rõ ràng này, vào cái không gian này. Rồi, không sao, còn những cách khác nữa. Tùy mỗi người khác nhau, có người dễ người khó. Một cách khác nữa nhé, khi con nghĩ như thế thì cái gì đang biết suy nghĩ?

Ngọc Ánh: Là Biết ạ.

Thầy Trong Suốt: Biết đúng không?

Ngọc Ánh: Vâng ạ.

Thầy Trong Suốt: Khi con không nghĩ thì cái gì đang biết là không nghĩ?

Ngọc Ánh: Thì cũng là Biết ạ.

Thầy Trong Suốt: Cái Biết đấy nó có bị ảnh hưởng gì bởi suy nghĩ hay không?

Ngọc Ánh: Nó không ảnh hưởng, nó vẫn như vậy ạ.

Thầy Trong Suốt: Ừ vậy thì khi con nghĩ hãy để ý vào cái đang biết suy nghĩ.

Ngọc Ánh: Dạ vâng.

Thầy Trong Suốt: Khi nghĩ thì con để ý vào cái đang biết suy nghĩ, cái đang biết suy nghĩ đấy khi có suy nghĩ thì vẫn là nó, khi có suy nghĩ thì Biết vẫn là Biết đúng không?

Ngọc Ánh: Vâng ạ.

Thầy Trong Suốt: Khi không có suy nghĩ thì vẫn là nó, dù con đang nghĩ hay không nghĩ thì cái đang biết suy nghĩ chả thay đổi gì hết.

Ngọc Ánh: Vâng ạ.

Thầy Trong Suốt: Đúng không?

Ngọc Ánh: Vâng ạ.

Thầy Trong Suốt: Hãy để ý vào cái mà biết suy nghĩ, thay vì con để ý vào suy nghĩ. Hãy để ý vào người biết hay là cái đang biết đấy, thử xem. Khi con vẫn nghĩ nhé, ở đây không chỉ nói bạn Ánh đâu mà nói cả các con ấy.

Con đừng chặn suy nghĩ lại, khi con nghĩ con đừng chặn suy nghĩ mà con để ý vào cái đang biết suy nghĩ, xem là cái đấy nó có bị suy chuyển gì không khi đang nghĩ và khi đang không nghĩ. Con không thể nghĩ được đúng không? Con phải có một khoảng nào đó không nghĩ. Vậy khi mà con để ý vào cái đang biết suy nghĩ ấy, con xem có phải là cùng một cái mà không thay đổi gì không?

Cho dù nghĩ hay không nghĩ thì cái đang biết suy nghĩ vẫn là thế, không thay đổi gì hết.

Tất cả thử để ý mà xem, khi có suy nghĩ thì cái mà biết suy nghĩ vẫn là nó, đúng không?

Cái Biết này, khi không có suy nghĩ thì đang biết là không có suy nghĩ, đang biết sự tĩnh lặng đấy. Bây giờ mình tạm dùng từ chuyển động nhé. Khi có suy nghĩ mình gọi là chuyển động. Khi không có suy nghĩ mình gọi là tĩnh lặng nhé, mọi người đồng ý không? Rồi, thế khi chuyển động thì cái gì biết chuyển động? Khi tĩnh lặng, tĩnh lặng là không có suy nghĩ đấy, thì cái gì biết tĩnh lặng? Cái Biết đúng không? Thế cái Biết đấy nó có đổi gì không? Giữa chuyển động và tĩnh lặng nó có đổi gì không? Muốn kiểm tra cái này thì nhắm mắt lại dễ hơn đấy. Cái này thì vấn đề kiểm tra thôi mà, nhắm mắt lại kiểm tra xem đúng không? Nhắm lâu quá mới ngủ chứ mới nhắm để kiểm tra thì không ngủ đâu. Nhắm mắt lại cũng được, bây giờ con đang tĩnh lặng hay chuyển động? Lúc mới nhắm mắt thường là tĩnh lặng đúng không? Thì cái gì biết cái tĩnh lặng này?

Ngọc Ánh: Vẫn là Biết ạ.

Thầy Trong Suốt: Rồi, cứ nhắm mắt lại. Tất cả mọi người nhắm mắt lại đi, sư phụ sẽ dẫn luôn. Nếu con tĩnh lặng mãi thì không quan trọng, quan trọng là cái gì biết cái tĩnh lặng này. Khi nào bắt đầu con chuyển động, nghĩa là suy nghĩ bắt đầu chạy ấy thì con nhìn xem cái gì đang biết cái chuyển động này. Con thấy có phải cùng một thứ hay không? Nhắm mắt đi, Mến nhắm mắt lại.

Đây là nhắm mắt để kiểm tra sự thật nên là không lo. Nhắc lại này, khi con nhắm mắt nếu có sự tĩnh lặng, tĩnh lặng là không có suy nghĩ, đấy. Thì xem xem cái gì biết sự tĩnh lặng, khi con có suy nghĩ mình gọi là có chuyển động thì xem xem cái gì biết sự chuyển động. Có phải cả hai đều là không gian của Biết có đúng không? Và cái không gian của Biết đấy nó không thay đổi gì cả, từ lúc có chuyển động sang lúc có tĩnh lặng? Và từ lúc có tĩnh lặng sang lúc có chuyển động, cái không gian của Biết đấy nó có thay đổi gì không? Cho con vài phút để kiểm tra. Hay vẫn là một không gian của Biết mà thôi, không thay đổi gì hết dù chuyển động hay tĩnh lặng?

Những ai mà thấy cái Biết chuyển động và Biết tĩnh lặng là cùng một cái Biết như nhau thì giơ tay lên? (Các bạn giơ tay) Những ai không giơ tay là đang buồn ngủ hay là đang ngủ hay đang làm gì? (Thầy cười) Hay là chưa thấy được gì, toàn tĩnh lặng, không có chuyển động? Những ai toàn tĩnh lặng không có chuyển động giơ tay lên! (Các bạn giơ tay) Rồi, mở mắt ra, mở mắt ra. Không mở là ngủ mất đúng không?

Mọi người hiểu ý sư phụ không nhỉ, cái này con tập hàng ngày được, cái vừa xong sư phụ nói tập hàng ngày được, tập lúc nào cũng được. Nhắc lại nhé, tập mở mắt cũng được, nhưng mà nhắm mắt dễ hơn thôi chứ tập mở mắt cũng được, nhắm mắt thì dễ hơn. Nhắc lại này, khi chuyển động thì cái gì biết chuyển động?

Ngọc Ánh: Vẫn là Biết ạ.

Thầy Trong Suốt: Rồi, đúng không? Khi tĩnh lặng thì cái gì biết tĩnh lặng?

Ngọc Ánh: Vẫn là Biết ạ.

Thầy Trong Suốt: Cái Biết đấy nó có thay đổi gì không?

Ngọc Ánh: Nó không ạ. Con cảm nhận thấy được một sự gọi là nó rất là bằng phẳng và nó kiểu rất là yên ấy ạ.

Thầy Trong Suốt: Ừ rất tốt, đúng cái sư phụ muốn nói. Bây giờ mình sẽ thử một lần nữa nhé, nhưng mà lần này mình sẽ thử thêm cái này, là khi mở mắt ra thì cái Biết đấy có đổi gì không? Lúc nãy là mình chuyển động và tĩnh lặng khi nhắm mắt. Bây giờ mình cũng thế, cũng nhắm mắt lại, cũng xem xem là khi chuyển động thì cái gì biết chuyển động, đúng không, khi tĩnh lặng thì cái gì biết tĩnh lặng. Và bây giờ mình thêm cái nữa là khi mở mắt đủ các hình ảnh đập vào đúng không, thì cái đấy, cái Biết đấy nó có thay đổi gì không hay luôn luôn từ đầu đến cuối chỉ là một cái Biết thôi và không đổi gì cả dù có chuyển động hay tĩnh lặng hay là bao nhiêu hình ảnh ập vào. Nào mọi người nhắm mắt lại đi, sư phụ sẽ dẫn cho, nhắm mắt đi.

Nếu đang tĩnh lặng, đúng không, thì cái gì biết sự tĩnh lặng? Nếu đang chuyển động, nghĩa là có suy nghĩ đấy thì cái gì biết sự chuyển động? Hãy để ý vào cái Biết đấy để thấy rằng nó không thay đổi gì hết, nó vẫn là một cái Biết dù có tĩnh lặng hay chuyển động. Hãy cảm nhận cái Biết đấy, trong kinh nghiệm bây giờ của con.

Cái Biết này nó đang tự có hay cần phải cố gắng? Những ai thấy cái Biết này là tự nhiên có tự xảy ra không cần cố gắng thì giơ tay lên? (Các bạn giơ tay) Rồi, bạn nào không giơ tay chắc ngủ rồi đúng không, thì mới không giơ tay chứ? Cái Biết này tự có. Bây giờ con từ từ mở mắt ra xem cái Biết nó còn ở đây không? Cái Biết đấy nó còn đây không? Cái Biết mà con cảm nhận được trong lúc nhắm mắt nó còn ở đây khi mở mắt không? Còn không? Những ai thấy còn giơ tay? (Các bạn giơ tay) Những ai thấy không còn, mất rồi, giơ tay?

Rồi, cái vừa xong thấy dễ hay khó, đoạn vừa xong dễ hay khó, đấy là cách con tập hàng ngày đấy, hiểu không? Hàng ngày khi nào con cảm thấy đánh mất cái Biết đấy, đánh mất nghĩa là không cảm thấy nó thì con lặp lại cái tiến trình đấy, nhắm mắt lại. Đây là cách dễ nhất rồi, nhớ cách này là cách dành cho gọi là nông dân đấy, nghĩa là không cần phải giỏi giang gì hết ai cũng làm được. Con nhắm mắt lại và con xem khi chuyển động thì cái gì biết chuyển động, đúng không? Khi tĩnh lặng thì cái gì biết tĩnh lặng. Cái Biết đấy có thay đổi gì không hay giữa chuyển động và tĩnh lặng nó vẫn giữ nguyên và khi mở mắt ra thì cái Biết đấy nó còn đấy không?

Đấy! Mình sẽ làm lại một lần nữa nhé, khi nào các con thấy dễ và làm được thì là con nắm được gọi là bí kíp nhớ.

Lại này, nhắm mắt lại đúng không. Nếu suy nghĩ đang chuyển động thì mình hỏi xem là cái gì biết chuyển động? Nếu suy nghĩ không chuyển động mình gọi là tĩnh lặng đấy, thì cái gì biết tĩnh lặng? Khi đấy các con sẽ thấy nhận ra ngay cái Biết mà sư phụ vẫn giảng rất đơn giản và dễ dàng, không phải là một cái gì kinh khủng cao siêu hết, nó là cái Biết mà con đang có bây giờ và ở đây. Khi nào con cảm nhận được cái Biết đấy dù là chuyển động hay tĩnh lặng thì con giơ một cánh tay lên để sư phụ dẫn tiếp.

(Các bạn giơ tay) Dù chuyển động hay tĩnh lặng thì ở đây vẫn có một sự Biết, hay một cái Biết. Ngay bây giờ ở đây, ngay trong hiện tại có một cái Biết nó tự động, không cố gắng gì vẫn ở đây. Con không cần tạo ra cái Biết này. Cái Biết này vẫn ở đây, hay nói cách khác là tự biết. Không cố biết mà tự biết. Những ai cảm nhận được cái Biết đấy, không cố biết mà vẫn tự biết, có mặt trong cả chuyển động lẫn tĩnh lặng thì giơ tay lên?

(Các bạn giơ tay) Bỏ tay xuống, những ai chưa cảm nhận được giơ tay lên? (Các bạn giơ tay) Những ai ngủ rồi giơ tay lên? (Thầy cười) Nhắc lại lần nữa nhé, lại lần nữa này. Cái này con cần thạo vì nó dễ và con có thể dùng từ giờ đến ngày giác ngộ, mỗi lúc con quên cái Biết này hoặc không thể nhận ra nó ấy. Bây giờ nhắm mắt lại này. Không cần cố, ở đây không cố tĩnh lặng, không cố chuyển động, không cố gì cả, chỉ có là nếu chuyển động thì xem xem cái gì đang biết chuyển động, nếu tĩnh lặng thì xem xem cái gì đang biết tĩnh lặng, con sẽ nhận ra cái Biết, Biết rất đơn giản thôi. Không cần cố gắng mà nó vẫn tự biết. Tự ở đây mà không cần ai tạo ra.

Đấy ngày xưa sư phụ gọi nó là Nhận biết tự nhiên đấy, tự nhiên vì chẳng cần làm gì cả nó vẫn tự biết. Không cố tạo ra nó, không cần tập trung cố gắng gì hết nó vẫn tự biết, con hãy nhận ra cái sự Nhận biết tự nhiên bây giờ và ở đây. Cái Nhận biết tự nhiên này có mặt khi đang chuyển động và khi đang tĩnh lặng. Dù chuyển động hay tĩnh lặng thì Nhận biết tự nhiên không thay đổi gì cả, không bị ảnh hưởng gì cả, con hãy nhận ra cái Nhận biết tự nhiên này và thấy nó trong mọi kinh nghiệm của con. Bây giờ con hãy từ từ mở mắt ra và xem cái Nhận biết tự nhiên nó còn ở đây hay không? Nhận biết tự nhiên có mặt trong mọi kinh nghiệm như một sự nhận biết và rất tự nhiên.

Những ai vẫn cảm nhận được cái Nhận biết tự nhiên khi mở mắt giơ tay? (Các bạn giơ tay) Những ai cảm thấy nó biến đâu mất rồi giơ tay? (Các bạn giơ tay) Rồi những ai thấy dễ giơ tay? (Các bạn giơ tay) Những ai vẫn thấy khó giơ tay? (Các bạn giơ tay) Nào Ánh thấy dễ hay khó?

Ngọc Ánh: À, cứ lần nào Sư phụ dẫn là con sẽ thấy dễ ạ.

Thầy Trong Suốt: (Cười) Có thể có thể, cái này Sư phụ dẫn thì dễ hơn là chắc rồi.

Ngọc Ánh: Vâng ạ.

Thầy Trong Suốt: Nhưng cái này các con phải thạo để sau buổi này các con dùng nó trong cuộc sống.

Ngọc Ánh: Dạ vâng ạ.

Thầy Trong Suốt: Nhưng cảm thấy thế nào?

Tự cảm thấy thế nào?

Ngọc Ánh: Con tự cảm thấy là cái cách thực hành thì nó cũng đơn giản ấy ạ, bởi vì mình chỉ cần phải thả lỏng để cảm nhận mọi thứ thôi. Những lần mà được Sư phụ dẫn thì con thấy nó rất là dễ và cảm nhận được rất là dễ ạ. Con về nhà thì con tự con tự dẫn rồi con tự tập thì con thấy có những lúc nó vấp hay là như con vừa hỏi Sư phụ ấy ạ. Thì con chắc là về con sẽ thực hành thêm ở cái vấn đề là khi mà con thấy con bị cuốn vào suy nghĩ thì con sẽ nhắc hỏi để để nhớ về Biết nhiều hơn ấy ạ.

Thầy Trong Suốt: Ừ. Cái gì đang biết chuyển động?

Ngọc Ánh: Dạ.

Thầy Trong Suốt: Đúng không? Khi con nghĩ nhiều cũng là chuyển động đúng không, tâm trí nó là chuyển động thì nhìn xem cái gì cái gì đang biết chuyển động.

Ngọc Ánh: Dạ vâng.

Thầy Trong Suốt: Đúng không? Khi mà không chuyển động gì thì nhìn xem cái gì đang biết tĩnh lặng? Và xem là cái Biết đấy nó có tự nhiên không, nó có tự diễn ra không, không cần mình cố gắng không? Nếu con nhìn thấy sự tồn tại của nó mà không cố gắng gì thì con đã nhận ra cái Biết mà lâu nay sư phụ vẫn dùng từ Biết viết hoa đấy.

Ngọc Ánh: Dạ vâng ạ.

Thầy Trong Suốt: Hôm nay sư phụ giảng các con về Biết thì nó không có gì kinh khủng cả, chính là cái Biết mà con vừa thấy xong. Mọi người cứ nghĩ rằng Biết là cái gì rất kinh khủng đúng không? Nhưng là đấy, cái sự nhận biết hiện tại này của con, nó chính là cái Biết đấy, không có gì hơn cả.

Không có một loại Biết xịn ở đâu đấy đang chờ đợi con ở đâu đấy, mà cái Biết hiện tại bây giờ chính là cái Biết mà sư phụ giảng.

Đúng không? Khi chuyển động thì biết chuyển động, khi tĩnh lặng thì biết tĩnh lặng, khi mở mắt thấy vạn vật thì nó vẫn đang biết, có đúng không?

Ngọc Ánh: Vâng ạ.

Thầy Trong Suốt: Đấy, thì cái Biết này là cái đầu tiên mà con phải nhận ra được, vì nếu không nhận ra được thì lâu nay sư phụ nói về Biết thì con nói về cái Biết nào? Mình học về Biết thì nó là cái Biết nào? Chính là cái Biết này. Đúng không? Vừa xong là cách dễ nhất để mình tiếp cận được nó, để mình cảm nhận được nó. Mọi người thấy dễ không? Cảm thấy là có thể làm được không?

Kể cả về rồi tôi vẫn làm được. Ai cảm thấy điều đấy giơ tay? (Các bạn giơ tay) Ai cảm thấy là chỉ ngồi đây sư phụ làm giúp, tôi mới làm được thôi, giơ tay? (Các bạn giơ tay) Cái này dễ như ăn bánh mà, dạy trẻ con nó cũng làm được, đúng không? Đấy, thì các con phải thạo cái môn này, cái môn này gọi là nhận ra sự nhận biết. Cái đoạn vừa xong mình gọi là nhận ra sự nhận biết. Ừ Bá Lành hỏi đi.

Bá Lành: Lúc mà con thử cảm nhận theo lời dẫn của Sư phụ thì con không cảm nhận được cái gọi là chuyển động hay là tĩnh lặng mà con chỉ biết cái sự xuất hiện của suy nghĩ hoặc là không xuất hiện của suy nghĩ thôi thì nó dễ hơn với con, chứ nếu mà nói là cảm nhận được cái sự chuyển động hay là tĩnh lặng thì con thấy khó. Còn lại cảm nhận được cái tức là mình biết cái sự xuất hiện của suy nghĩ và biết cái sự không xuất hiện của suy nghĩ nữa.

Thầy Trong Suốt: Ừ đúng rồi, là hai cách nói khác nhau thôi mà. Lúc nãy sư phụ nói đấy, có xuất hiện suy nghĩ thì gọi là chuyển động, không nghĩ là tĩnh lặng. Con dùng từ nào cũng được, đều nói về cùng một thứ thôi, con có thể dùng từ là có suy nghĩ thì biết có suy nghĩ đúng không, không suy nghĩ biết là không có suy nghĩ. Nhưng mà cái quan trọng đây là gì: cái gì biết cái đấy mới là quan trọng, chứ không phải là biết cái gì, mà là cái gì biết. Mọi người hiểu không? Câu hỏi Bá Lành nó thiên về việc là biết cái gì, biết mình gọi là biết chuyển động hay biết tĩnh lặng hay là biết có suy nghĩ, biết không có suy nghĩ nhưng không quan trọng. Biết cái gì không quan trọng, quan trọng là cái gì biết.

Đấy khi mình thực hành là mình thực hành để mình nhận ra được cái gì biết. Thông thường cuộc sống của con nó luôn tập trung vào biết cái gì. Đúng không? Hàng ngày mình sống ấy: Ô đây là ai, anh này là anh nào, 1+1 bằng bao nhiêu, mấy giờ rồi… đấy gọi là biết cái gì. Nhưng thiền là gì? Thiền là mình quay về nhận ra được cái gì biết. Vì nếu không nhận ra được cái gì biết thì con tin là tôi biết, tự mặc định là tôi biết, tôi là người biết, không phải là có một cái Biết nó đi biết mà là tôi đang biết. Và tất cả sự nhầm lẫn sinh ra trên cái tiến trình đấy. Vì thế nên cái câu hỏi quan trọng không phải là biết cái gì mà là cái gì biết. Thì cái đoạn vừa xong dẫn thiền cho các con là để con nhận ra được kinh nghiệm đấy là cái gì biết. Đúng không?

Khi con nhận ra cái gì biết thì con nhận ra được một cái Biết tự nhiên, một cái sự Nhận biết tự nhiên, nó có mặt trong mọi kinh nghiệm và nó không hề bị ảnh hưởng tí nào bởi kinh nghiệm. Đúng chưa? Nó không bị bẩn sạch bởi kinh nghiệm, nó không bị sướng khổ bởi kinh nghiệm, mà nó chỉ biết thôi. Thế thì có một cách rất nhanh để nhận ra cái Biết đấy là hỏi câu gì? Có một cách nhanh hơn đúng không, cách vừa xong là cách chậm nhưng mà nó chắc, nhắm mắt rồi mở mắt, kiểm tra. Còn cách kiểm tra nhanh là gì? Hỏi “Có đang biết hay không?”, đúng không? Để mình thấy cái Biết đấy. Đấy, đấy là một cách khác. Nhưng cách vừa xong mà sư phụ dẫn các con là cách gọi là nó chắc chắn nhất, kiểu gì con cũng nhìn thấy được cái Biết đấy trong kinh nghiệm của con đúng không? Đúng chưa? Câu hỏi tiếp theo là thế cái gì biết cái Biết đấy? Con nhận ra cái Biết đấy rồi, thì câu hỏi tiếp theo của sư phụ là "cái gì biết cái Biết đấy?” Có ai trả lời được không? Hải Tú.

Hải Tú: Con thưa Sư phụ là Biết đang biết chính nó ạ.

Thầy Trong Suốt: Ờ.

Hải Tú: Biết đang biết chính những cái kinh nghiệm ở trong nó ạ.

Thầy Trong Suốt: Không. Nhầm rồi. Không phải. Đấy câu một. Câu hai là “Cái gì biết cái Biết đấy?”. Rồi câu hai. Câu một thì dễ hiểu rồi đúng không. Câu một thì cái Biết nó biết kinh nghiệm thôi, đúng không? Thế câu hai là “Cái gì biết cái Biết đấy?”.

Hải Tú: Cái Biết đang biết chính nó ạ. Theo con hiểu là như thế ạ. Vì nếu mà Biết nó tồn tại thì nó, à nếu mà có Biết thì Biết phải có một sự nhận biết của chính cái đấy. Nó tự nhiên chứ nó không cần phải nhận biết được hẳn, nó chỉ cần biết là nó có tồn tại thôi ạ.

Thầy Trong Suốt: Ừ. Có ai khác không? Cái gì biết, cái gì đang biết cái Biết này? Cái tôi nó biết cái Biết này không? Đấy. Khi nhận ra cái Biết này rồi mà con lại nghĩ tôi biết cái Biết này thì nó lại thành về không rồi. Hiểu không? Coi như công cốc rồi. Cái gì đang biết cái Biết này? Bạn Hải Tú không trả lời sai đâu, sư phụ chỉ muốn nghe khẳng định thôi chứ bạn ấy không trả lời sai. Có ai khác nói không? Rồi, Ngọc Ánh nói đi.

Ngọc Ánh: À theo con thì nó là, nó là tự nhiên nó như vậy ấy ạ. Có nghĩa là sẽ không có một cái gì đứng sau điều khiển thêm cái đó nữa đấy ạ.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Ngọc Ánh: Mà nó sẽ tự nhiên như vậy ạ.

Thầy Trong Suốt: Rồi. Cái sự nhận biết nó tự biết chính nó. Đúng không? Chứ không phải là mình đang biết cái Biết này. Cái gì đang biết mọi thứ đang hiện ra ở đây? Cái gì đang biết mọi thứ hiện ra ở đây? Người khác đi, một bạn khác đi không phải bạn Thanh đi, để các bạn khác. Cái gì đang biết mọi thứ hiện ra ở đây? Ai nói cũng được, giơ tay. Cứ nói đi, nói sẽ tiến bộ hơn là chắc. À rồi, Khánh nói đi.

Bạn Khánh: Con thưa Sư phụ là con thấy trong lúc chuyển động hay không, ngay lúc bây giờ, Biết đang hiện ra.

Thầy Trong Suốt: Ừ, ví dụ là cái gì đang biết mọi thứ hiện ra ở đây?

Bạn Khánh: Cái Biết đang biết ạ.

Thầy Trong Suốt: Được, cái Biết đang biết mọi thứ diễn ra ở đây. Thế câu hỏi tiếp theo là “Cái gì đang biết cái Biết đấy?”

Bạn Khánh: Biết đang biết ạ.

Thầy Trong Suốt: Hiểu không nhỉ?

Bạn Khánh: Biết đang biết ạ.

Thầy Trong Suốt: Ừ. Cái Biết đang biết chính nó.

Bạn Khánh: Vâng.

Thầy Trong Suốt: Đồng ý chưa? Khi sư phụ bảo các con là “Cái gì đang biết mọi thứ diễn ra ở đây?”, con nhận ra cái Biết đấy không?

Ai nhận ra giơ tay? (Các bạn giơ tay) Rồi. Dễ quá đúng không. Nhưng câu hỏi tiếp theo là cái gì đang biết cái Biết này?

Nếu không cẩn thận thì con sẽ nghĩ là tôi đang biết cái Biết đấy. Đúng không? Có đúng không nhỉ? Nếu con mặc định đấy, mặc định theo kiểu thói quen của con người đấy, thì “cái gì biết cái bàn tay giơ lên?”, hỏi đứa bé thì nó bảo tôi đang biết, con đang biết. Đúng không? Nếu con hỏi một người bình thường là “cái gì đang biết bàn tay sư phụ giơ lên?” lập tức đứa bé trả lời là gì?

“Con đang biết”. Mặc định của con là gì?

Mặc định của con là “Tôi đang biết thế giới này”. Con hiểu đời sống của con đúng không? Thì mặc định này nó dẫn đến đau khổ, nhầm lẫn, vì tự dưng nó có một cái tôi ở đấy, trong khi đi kiểm tra thì không thấy cái tôi nào hết. Đúng không? Thế thì khi con nhận ra rằng là cái Biết nó đang biết thế giới này, con vẫn hoàn toàn có thể nhầm lẫn.

Nếu con lại tưởng rằng là tôi đang biết cái?

Cái gì?

Bạn Khánh: Cái Biết ạ.

Thầy Trong Suốt: Đang biết cái Nhận biết đấy. Hiểu không? Nên là cái câu mà để chắc chắn thực sự đấy, con phải nhận ra cả cái đang biết cái Biết. Hóa ra con thấy rằng từ đầu đến cuối chỉ có gì? Ừ, Biết đang nhận biết chính nó thôi. Đúng không? Cái Biết đang biết chính nó. Đấy.

Thiền không phải là con nhận ra sự nhận biết. Mà thiền là gì? Sự Nhận biết nhận ra chính mình. Khi nào mà sự Nhận biết nhận ra chính mình, thì đấy là đang thiền.

Nhắc lại nhé. Thiền không phải là con nhận ra sự nhận biết. Khi con nhận ra sự nhận biết thì chưa phải là thiền. Thiền là sự nhận biết đang nhận ra chính mình. Khi nào mà sự nhận biết đang nhận ra chính mình, thì đấy gọi là Thiền.

Khi sư phụ nói thế có ai cảm nhận được gì không? Cảm nhận nhé, cứ phát biểu đi.

Thiền là sự nhận biết, hoặc là mình nói Nhận biết đấy, thiền là Nhận biết nhận ra chính mình.

Vũ Đăng: Dạ thưa Sư, Sư phụ bảo thiền là Nhận biết nhận ra chính mình, con cảm nhận là thứ nhất là lúc đấy nó chỉ có Biết thôi ạ.

Thầy Trong Suốt: Ừ. Rồi. Bây giờ sẽ dẫn lại lần nữa nhé. Dẫn thiền lại lần nữa để mọi người hiểu hơn ý sư phụ nhé. Ngồi quay lại nhắm mắt đi.

Khi không có suy nghĩ thì cái gì đang biết là không có suy nghĩ? Khi có suy nghĩ, thì cái gì đang biết là có suy nghĩ? Khi để ý vào cái đang biết có hay không có suy nghĩ đấy, con nhận ra sự Nhận biết, ngay bây giờ, và ở đây.

Sự nhận biết này tự nhiên, không phải bởi cố gắng nhận biết, mà nó tự nhận biết. Nó không hề thay đổi gì trong mọi lúc dù là chuyển động của suy nghĩ hay sự tĩnh lặng, thì cái Biết này vẫn luôn ở đây. Tự biết.

Những ai nhìn thấy cái Biết đấy, cảm nhận được nó, thì giơ tay lên! Vẫn nhắm mắt và giơ tay lên! (Các bạn giơ tay) Những ai ngủ rồi giơ tay lên!

Tiếp tục nhắm mắt, đừng mở ra vội. Tiếp tục cảm nhận cái Nhận biết này. Cái Nhận biết này rõ ràng, tự nhiên, và có mặt trong mọi kinh nghiệm của con.

Bây giờ con hãy xem xem cái gì đang biết cái Nhận biết này. Cái gì đang biết sự Nhận biết này? Trong kinh nghiệm của con con chỉ thấy sự Nhận biết đang biết chính nó mà thôi. Những ai nhận ra rằng Nhận biết đang biết chính nó, giơ tay lên? (Các bạn giơ tay) Bỏ tay xuống. Những ai chưa nhận ra, giơ tay lên? (Một số bạn giơ tay) Trong những bạn chưa nhận ra, những ai nhận ra sự Nhận biết rồi giơ tay lên? (Một số bạn giơ tay) Nhắm mắt.

Rồi. Những bạn vừa xong đấy, hãy đặt câu hỏi xem là “Cái gì đang biết sự Nhận biết?”.

Con chỉ thấy mỗi sự Nhận biết ở đấy thôi.

Con không thấy cái tôi hay một cái gì đấy đang biết sự Nhận biết cả. Con thấy sự Nhận biết đang tự biết chính nó. Cái đấy thì gọi là Nhận biết đang biết chính nó. Nhận biết đang biết sự Nhận biết. Biết biết rằng đang biết.

Các con có đang biết hay không? Có! Đúng không? Cái gì biết rằng đang biết? Không thể thấy cái gì cả, ngoài cái Biết này đang biết. Đấy gọi là Nhận biết nhận ra chính mình. Nhận biết đang nhận biết chính mình.

Những ai thấy rằng trong kinh nghiệm mình đấy, là Nhận biết đang nhận biết chính mình, giơ tay lên? (Các bạn giơ tay) Bỏ tay xuống. Tiếp tục nghe sư phụ nói.

Mở mắt ra cũng được. Mở mắt ra đi, xong rồi giảng lại lần nữa cũng được, mở mắt ra đi.

Ở đây hai đoạn nhé, hai đoạn. Một là gì?

Con cần nhận ra sự Nhận biết đấy. Cái đấy dễ hay khó? Quá dễ đúng không, nhắm mắt lại thấy sự Nhận biết nó sờ sờ đây luôn.

Đúng không? Nhận biết nó có đặc tính gì?

Nhận biết nó có đặc tính là nó tự nhiên, tự nhiên nó biết. Đúng không? Và nó ở trong mọi kinh nghiệm, dù là chuyển động hay tĩnh lặng của suy nghĩ. Đồng ý không? Con có thấy không? Cái Nhận biết tự nhiên đấy có mặt trong mọi kinh nghiệm. Đúng không? Như một sự biết rõ ràng và tự nhiên.

Đồng ý không? Tự nhiên đây nghĩa là gì?

Không bởi cố gắng, không phải do cố gắng biết mà biết. Cái Biết này khác cái biết thông thường mà mọi người hay nói trong cuộc sống đấy, hay là thậm chí trong các con đường thiền khác là cái biết đấy nó phải cố gắng mới biết được. Đúng không? Muốn biết hơi thở thì phải cố gắng gì biết. Còn cái Biết mà sư phụ đang nói là cái Biết tự nhiên. Đấy.

Nó khác ở cái chữ “tự nhiên” đấy. Con không cần phải cố gắng gì cả con vẫn biết. Đúng không? Con không thể nói là “do tôi cố gắng biết hơi thở thì mới có cái Biết này” con không thể nói thế được! Con chỉ có thể nói là gì? Có cố gắng hay không cố gắng, dù tôi có cố gắng biết hơi thở hay không cố gắng biết hơi thở thì cái Biết nó vẫn luôn ở đấy.

Đồng ý chưa? Ai đồng ý giơ tay?

Rồi, nó dễ đồng ý vì nó tự nhiên mà. Đúng không? Dù con cố gắng biết cái gì đó, hay con không cố gắng biết cái gì hết, thì cái Biết nó vẫn tự nhiên ở đấy. Và khi mà sư phụ dẫn thiền thì con nhận ra cái Biết này. Đúng chưa? Nhưng chưa xong, tại vì vẫn là con nhận ra cái Biết này. Đúng không? Vẫn con, vẫn ở đấy. Nếu không cẩn thận, nếu mà con không đến rốt ráo thì con vẫn thấy con nhận ra cái Biết. Vì mặc định của con là nhận ra cái gì đó là tôi nhận ra. Vì thế nên đoạn hai.

Mình hỏi là “Cái gì nhận ra cái Biết này?”. Và con nhận ra rằng gì? Cái Biết nó đang gì? Tự nhiên biết chính nó, đúng không? Nếu mà nói Tiếng Việt là “Nhận biết nhận biết Nhận biết”. Có đúng không? Đúng không nhỉ? Nói thế nó hơi dài, nó hơi lặp nhưng mà thật ra là sự thật đấy. “Nhận biết nhận biết Nhận biết”. Hoặc là nói tắt hơn là gì? “Biết biết Biết”. Biết đang biết gì? Biết. Đấy. “Biết biết Biết”.

Đúng chưa? Thế khi nhắm mắt con thấy có khó không? Bây giờ hãy tập khi mở mắt. Thế thôi. Nếu con tập được khi mở mắt thì gọi là Thiền. Con tập được khi nhắm mắt thì vẫn là thiền, nhưng mà vấn đề là con nhắm một lúc xong thì sao? Ngủ mất, hoặc con nghĩ lung tung mất. Nhưng nếu con mở mắt thì cái đấy, cái ngủ nó rất là khó, không dễ. Ngủ mở mắt là gì? Cực khó đúng không? Đấy, mọi người hiểu không nhỉ?

Làm lại vòng nữa cho chắc không? Rồi, nhắm mắt lại. Lại nhắm mắt. Về nhà con cứ làm thạo môn nhắm mắt đi đã, xong rồi tý nữa sư phụ sẽ hướng dẫn sang mở mắt.

Nhắm mắt nhé.

Bây giờ có suy nghĩ thì mình gọi là chuyển động, được chưa? Gọi thế thôi chứ còn bản chất là có suy nghĩ. Không suy nghĩ mình gọi là tĩnh lặng. Những ai đang tĩnh lặng thì giơ tay trái lên. (Các bạn giơ tay) Khi nào chuyển sang chuyển động thì giơ tay phải lên. (Các bạn giơ tay) Rồi.

Khi con chuyển động thì cái gì biết sự chuyển động? Chuyển động của suy nghĩ đấy. Con nhìn thấy cái Biết ngay ở đây. Đúng không? Khi tĩnh lặng thì cái gì biết sự tĩnh lặng? Con cũng nhìn thấy chính cái Biết đó đang ở đây. Cái Biết này tự nhiên, không phải do cố gắng mà biết, mà sự Biết diễn ra liên tục. Cái Biết này không bị ảnh hưởng bởi chuyển động hay tĩnh lặng. Khi chuyển động vẫn là cái Biết này, và khi tĩnh lặng vẫn là cái Biết này. Con nhận ra sự Nhận biết mà sư phụ vẫn giảng cho con. Sự Nhận biết này, sự Nhận biết tự nhiên này có mặt trong mọi kinh nghiệm, dù chuyển động hay tĩnh lặng.

Dù mệt mỏi hay thoải mái. Dù có âm thanh của sư phụ hay không có âm thanh của sư phụ. Cái Biết này đang ở đây và bây giờ. Và không bao giờ rời đi cả. Nhận biết tự nhiên luôn luôn ở đây, trong mọi kinh nghiệm, như một sự biết. Tự nhiên, rõ ràng, và không bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm.

Nếu con đánh mất cái Nhận biết này thì lại hỏi “Cái gì đang biết?”. Ví dụ, đang tĩnh lặng, hỏi cái gì đang biết tĩnh lặng? Khi chuyển động, hỏi cái gì đang biết chuyển động? Khi có hơi thở hỏi cái gì đang biết hơi thở? Con sẽ lại nhận ra cái Biết này, lại thấy nó xuất hiện một cách tự nhiên ở đây và không bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm. Biết này nó không có màu, không mùi, không vị nhưng nó lại có thể biết được màu, mùi, vị. Cái Biết này rộng mở không bị giới hạn bởi cái gì cả, liên tục không bị ngắt bởi cái gì cả, luôn ở đây không bao giờ rời đi cả. Khi con cảm nhận được cái Biết này nghĩa là con đã nhận ra cái Biết, Biết viết hoa mà sư phụ vẫn giảng. Những ai nhận ra cái Biết này giơ tay lên! (Các bạn giơ tay) Những ai chưa nhận ra giơ tay lên! (Các bạn giơ tay) Những ai ngủ rồi giơ tay lên! (Có bạn giơ tay) Thế mà vẫn giơ tay. (Thầy cười) Rồi.

Bây giờ câu hỏi, đấy là con đi từ bước đầu tiên gọi là nhận biết, nhận ra, con nhận ra sự Nhận biết. Bây giờ câu hỏi tiếp theo: Cái gì đang biết cái Biết này? Lúc nãy mình nói là cái gì đang biết sự chuyển động, đúng không? Bây giờ con hỏi, tự hỏi thôi, cái gì đang biết cái Biết này? Con sẽ nhận ra rằng Biết đang biết chính nó. Không phải có một cái tôi nào đang biết cái Biết này, mà Biết đang biết Biết, đấy. Nhận biết đang biết chính mình. Những ai thấy rằng là Nhận biết đang biết chính mình giơ tay lên! (Các bạn giơ tay) Những ai chưa thấy Nhận biết đang biết chính mình giơ tay lên! (Các bạn giơ tay) Những người đang ngủ giơ tay lên! Đấy vẫn có người giơ, ok rồi. Người đang ngủ giơ tay lên chắc chắn là đang biết chắc rồi, đúng không? Nếu không không giơ được tay.

Nhận biết đang biết Nhận biết. Biết đang biết Biết.

Rồi, mở mắt ra. Cái Biết nó còn ở đây không? Ai thấy Biết vẫn đang ở đây giơ tay?

(Các bạn giơ tay) Rồi, bỏ tay xuống. Cái gì đang biết cái Nhận biết này? Ai thấy Biết đang biết Biết, giơ tay? Rồi. Dễ hay khó?

Xong rồi đấy. Những ai thấy dễ giơ tay! (Các bạn giơ tay) Ít nhất là ngồi đây thấy dễ đã đúng không? Ai thấy vẫn khó giơ tay! (Một số bạn giơ tay) Được rồi. Bắt đầu như vậy, nghĩa là không yêu cầu cao đâu. Yêu cầu bắt đầu của con cũng chỉ thế thôi, ngồi một cách thoải mái, đúng không? Nghỉ ngơi, không nói gì với ai, đúng không? Mắt mở ra, đấy sau đó con bắt đầu làm theo tiến trình vừa xong, nhắm mắt lại và tiến trình vừa xong xảy ra. Khi con mở mắt ra mà vẫn thấy Biết đang biết Biết thì con vẫn đang thiền.

Con nhắm bao lâu cũng được tùy vào năng lực của con, con nhắm một tiếng cũng được, hai tiếng cũng được, hoặc 15 phút cũng được hoặc 2 phút cũng được. Nhắm đến khi nào con vẫn có thể nhắm được mà không ngủ thì ok, đấy.

Còn cái thiền thực sự ấy, cái dạng đấy mình cũng gọi là thiền nhưng mà nó chưa thực sự bởi vì nó không áp dụng vào đời sống được. Đúng không, đời sống mình mấy khi nhắm mắt đi lại giữa phố. Con hãy tập, đấy, con hãy tập quen với việc Nhận biết nhận ra Nhận biết. Cái đoạn vừa xong sư phụ dẫn thiền chính là Nhận biết nhận ra Nhận biết. Để Nhận biết nhận ra Nhận biết thì có hai bước, đúng không? Bước một là nhận ra cái sự nhận Biết đang ở đây, đúng không? Bước hai là nhận ra cái người đang nhận biết, đúng chưa? Khi con nhận ra được Nhận biết đang ở đây, sau đấy con nhận ra cái người đang nhận biết lại chính là Nhận biết thì con đang nhìn thấy sự thật.

Sự thật là gì? Thứ nhất là luôn luôn có một cái sự Nhận biết, rõ ràng, sáng tỏ luôn ở đây, đúng không? Thứ hai là cũng chẳng có ai đang nhận biết cái Nhận biết đấy ngoài chính nó cả. Đấy gọi là Nhận biết nhận ra Nhận biết. Thiền là thế đấy.

Thế con không thiền như vậy thì con chỉ nghe được lý thuyết sư phụ giảng thôi đúng không? Suốt ngày nói về Biết, Biết, Biết này nọ. Đấy, nghe rất nhiều nhưng mà ngấm lại chẳng bao nhiêu. Vì con không có kinh nghiệm về điều đấy. Thế khi con thấy Nhận biết đang nhận ra Nhận Biết thì con còn thấy có tôi nữa không? Khi con ngồi đây, thấy rõ sự Nhận biết đang nhận ra Nhận biết thì còn thực sự có tôi nữa không? Hay là cái tôi đây cũng chỉ là một cảm giác hiện ra trong Biết thôi, đúng không?

Khi con ngồi đây nhé, con thấy rõ sự Nhận biết này, con thấy rõ là cái Biết cái Nhận biết đấy cũng là gì? Là ai? Là Biết, thì lúc đấy còn có tôi thật nữa không? Hay tôi cũng chỉ là một cái cảm giác thôi, đúng không? Gọi là cảm giác có tôi đấy, hiện ra trong Biết. Mọi người trả lời thử xem nào. Có ai trả lời được câu này không? Người khác đi, toàn Hải Tú là sao? Bạn khác thì sao? Thứ nhất, khi con ngồi đây nhé, khi con ngồi đây, con thấy được cái sự Nhận biết rất rõ ràng đúng không. Thứ hai là con thấy cái mà đang biết cái Nhận biết đấy là lại gì…chính là cái Biết đấy. Thì liệu còn thực sự có tôi ở đấy nữa không? Hay tôi chỉ là một cảm giác hiện ra trong Biết, cảm giác có tôi. Đấy câu hỏi sư phụ như vậy, hình dung được không? Nhật Long thử xem nào.

Nhật Long: À, thì lúc đấy chỉ có Nhận biết nhận ra Nhận biết, ngoài ra không có cái gì khác nữa nên không có tôi ạ.

Thầy Trong Suốt: Ừ. Đúng không?

Nhật Long: Vâng.

Thầy Trong Suốt: Đúng chưa?

Nhật Long: Rồi ạ.

Thầy Trong Suốt: Đấy là một sai lầm phổ biến của giới tu hành về Nhận biết bây giờ.

Nó không cắt tận gốc của ảo tưởng. Họ vẫn cho rằng có một cái tôi nhận ra Nhận biết, hiểu không? Đấy là ảo giác nên là nếu không đến tận gốc thì con vẫn suốt ngày lảm nhảm về Biết nhưng vẫn là tôi đang biết. Cái Biết mà sư phụ đang giảng chẳng còn tôi nào hết. Chỉ có Nhận biết nhận ra Nhận biết thôi, không có cái Biết, không có cái tôi nào đang Biết. “Ôi tôi nhận ra Biết rồi” không phải.

Cái người nhận ra Biết không phải là tôi mà là gì… Long hiểu không?

Nhật Long: Vâng ạ.

Thầy Trong Suốt: Đấy, người ta thường nói Nhận biết rất dễ nhưng lại quên mất rằng, quên mất rằng cái gì đang biết cái Biết. Đấy, cho Long ra ngoài nói chuyện với các đồng chí bên ngoài ấy, Long sẽ qua đấy mà nhận ra là người ta thực sự đi xa đến đâu rồi. Nó thể hiện ở chỗ không phải là người ta có biết cái Biết này không? Cái Biết này giảng tý, đọc tý sách là học hiểu ngay. Nhưng người ta đang cảm nhận rằng cái gì biết cái Biết?

Sao? Con nói mấy câu đi!

Nhật Long: Thì đợt vừa rồi con gặp mấy người, thì con thấy rằng là con đường họ đi nó còn chưa đến cái đoạn căn bản phân biệt được Biết với cả nội dung của Biết.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Nhật Long: Thì con thấy rất vui, vừa nãy con nghe Sư phụ giảng con mới thấy được rõ hơn vấn đề đấy.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Nhật Long: Nhất là cái Nhận biết nhận ra Nhận biết.

Thầy Trong Suốt: Rất nhiều người nói về Nhận biết nhưng mà 99% nói về tôi nhận ra cái Biết này. Đấy, thì cái khó thoát nhất trên đời này là cái ngã chấp, tin rằng tôi là người biết. Khi vẫn còn bóng dáng của tôi thì nó vẫn bị chệch ra khỏi đường ray của Sự thật.

Nên các con phải hai bước đấy, một bước là nhận ra cái Biết này nhưng bước thứ hai là phải nhận ra cái…cái gì biết cái Biết này?

Khi đấy thì con thấy là nó rất đơn giản thôi.

Sự thật là Biết đang…?

Nhật Long: Biết đang nhận ra Nhận biết.

Thầy Trong Suốt: Biết nhận ra Nhận biết, đúng không? Đúng chưa?

Nhật Long: Vâng.

Thầy Trong Suốt: Đấy thì lúc đấy mới gọi là thiền. Tại sao lúc đấy mới gọi là thiền? Vì lúc đấy con tiếp xúc trực tiếp với Sự thật. Đấy gọi là nhận ra cái Nhận biết. Nhưng mà cái người nhận ra lại cũng chính là Nhận biết.

Hoặc là Nhận biết đang biết chính mình, đúng chưa? Khi đấy “tôi” chỉ còn là một cảm giác thôi, cảm giác có “tôi” vẫn có thể có ở đây nhưng nó là cảm giác có “tôi” hiện ra trong Biết. Chứ không phải có một cái tôi đang biết nữa, đồng ý không? Mọi người đồng ý không? Không phải là cái tôi đang biết mà là trong cái Biết thì có một cảm giác có “tôi”, còn cái thực sự đang biết là ai? Là cái Biết, đấy. Hiểu khác nhau chưa?

Mà con không phải ngăn cản suy nghĩ hay là ngăn cản bất kỳ cái gì cả. Con vẫn để suy nghĩ xảy ra, nhưng con xem ai là người đang biết suy nghĩ. Ai? Có phải tôi không? Có phải tôi không? Không, mà ai? Nhưng mà khi đấy lại có thể nhầm là gì? Tôi đang biết cái Biết.

Nên con phải xem ai là người đang biết cái Biết. Hóa ra con nhận ra gì… Biết đang gì?

Biết chính mình! Khi đấy thì con mới thực sự thâm nhập được vào Sự thật. Trước thềm đấy con vẫn ở đâu đó, gần gần sự thật nhưng chưa thâm nhập vào. Còn khi con thấy rõ là Biết đang biết Biết thì là con thâm nhập vào rồi. Hiểu không? Thì đấy là thâm nhập vào cái Biết, con thâm nhập vào thực tại tuyệt đối đấy. Ngày xưa có quyển sách là gì nhỉ, “Nhập bất khả tư nghì cảnh giới”, đấy, sách ngày xưa viết thế nó mới hay, hiểu không?

“Bất khả tư nghì” là không thể nào mà suy luận, bàn luận về nó được, cảnh giới đấy.

Cảnh giới mà con xâm nhập vào, Biết đang biết Biết ấy ngày xưa gọi là nhập bất khả tư nghì cảnh giới. Sách dày thế này, hồi xưa bắt đầu tu hành đọc các quyển kiểu đấy, hiểu không? Xong rồi, đến bao nhiêu năm sau thì nó mới đơn giản hóa được như bây giờ chứ không thì nó cứ “Nhập bất khả tư nghì cảnh giới” thôi. Cái đoạn vừa xong của con chính là đoạn Nhập bất khả tư nghì cảnh giới một cách rất trực tiếp, đúng không? Nhắm mắt, mở mắt tý là đã gì…đã nhập gì…bất khả tư nghì cảnh giới rồi đấy. Ghê không? Người ta mất cả nhiều cuộc đời để nhập bất khả tư nghì cảnh giới, đấy. Thiền nó có hai đoạn, đoạn thứ nhất là đoạn nhập bất khả tư nghì cảnh giới. Đoạn thứ hai là gì… ở yên trong bất khả tư nghì cảnh giới.

Tại sao có buổi hôm nay, buổi hôm nay buổi Ở Yên đúng không? Vấn đề không phải chỉ nhập, nhập xong xuất luôn thì sao? (Thầy cười) Không sướng đúng không? Nhập phát xuất luôn thì sướng thế nào? Mà phải gì? Ở yên! Hôm nay thiền nó có hai nội dung. Một là nhập bất khả tư nghì cảnh giới. Hai là gì?

Ở yên trong bất khả tư nghì cảnh giới. Cái này gọi là bất khả tư nghì vì sao? Sư phụ đã dùng từ Biết là từ dễ lắm rồi đấy nhưng mà rất dễ bị nhầm. Nói các con thì được vì các con đã được giới thiệu vào Biết rồi nhưng mà nói ra ngoài là không hiểu gì đâu. Hiểu không? Nên là vẫn gọi là bất khả tư nghì. Vì khi mình bàn luận về nó, bản chất là mình đã khái niệm hóa nó rồi. Biến nó thành một cái, gọi là cái suy nghĩ mất rồi. Chứ còn nó không phải cái trạng thái ấy nữa, trạng thái đấy chỉ có cảm nhận được thôi.

Cái trạng thái Biết đang biết Biết ấy, chỉ có thể cảm nhận được. Còn mô tả nó một phát thì nó là cái gì…lại một đống suy nghĩ luẩn quẩn chạy ra, chạy vào, đúng không? Nên không thể tư nghì được, không thể nghĩ bàn được. Bất khả tư nghì nghĩa là không thể nghĩ bàn đấy. Cái cảnh giới đấy không thể nghĩ bàn được. Tại vì nghĩ bàn một phát thì sao? Ra khỏi cảnh giới luôn, đúng chưa?

Nghĩ bàn một cái là con chạy ra khỏi cảnh giới nên gọi là không thể nghĩ bàn. Đấy, nhập bất khả tư nghì cảnh giới. Việc của các con là gì, là sau ngày hôm nay thì phải tập cách dễ dàng nhập vào, làm quen với việc nhập vào. Cách vừa xong là cách dễ nhất trong kinh nghiệm sư phụ rồi đấy.

Nhắm mắt lại, đúng không, mấy bước nhắm mắt lại. Khi chuyển động thì hỏi gì?

Cái gì biết chuyển động? Hỏi để không phải chỉ đơn giản đặt câu hỏi mà nhìn vào xem cái gì biết sự chuyển động của suy nghĩ. Khi tĩnh lặng thì nhìn xem cái gì biết sự tĩnh lặng chứ không phải chỉ hỏi câu hỏi đấy mà con nhìn xem cái gì biết. Hoặc con nhận ra cái Biết, đúng không? Cái Biết đấy rất tự nhiên, không cần phải cố gắng mà vẫn gì…vẫn biết. Và nó không bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm, đúng không, đúng chưa? Giống như trên mặt gương ấy, dù có hình ảnh, chuyển động hay hình ảnh đứng im thì mặt gương vẫn là mặt gương. Đấy, thì đấy là con nhận ra sự Nhận biết ngay bây giờ và ở đây. Sự Nhận biết tự nhiên có mặt trong mọi kinh nghiệm. Đợt này dễ không?

Thế thì không dừng ở đấy, con hỏi xem, cái gì đang biết cái Biết này. Con nhận ra gì?

Hóa ra không phải tôi nào đang biết cái này hết mà hóa ra gì? Biết đang biết chính nó!

Khi con nhận ra rằng Biết đang biết chính nó gọi là “Biết biết Biết” ấy thì đấy là con đã gì?

Theo ngôn ngữ cổ xưa đã gì? Nhập bất khả tư nghì cảnh giới, đúng không? Khi đấy, con mở mắt ra. Mở mắt ra con thấy vẫn thế đúng không? Khi mở mắt ra con thấy Biết vẫn đang biết Biết hay là có gì khác không?

Không!

Thế sau đấy là đoạn gì? Ở yên. Đoạn vừa xong có thể diễn ra trong 15 phút, 20 phút, 1 tiếng, 2 phút tùy con. Tùy vào khả năng không buồn ngủ của con, đúng không?

Không ngủ mất của con. Đấy, có những người có thể vài tiếng là bình thường. Nên là không vấn đề gì nếu con nhắm mắt rất lâu, mọi người hình dung không? Chứ đừng nghĩ là sư phụ bắt con phải mở mắt ngay. Không.

Con có thể nhắm mắt hai tiếng cũng được.

Minh Trí, nhắm mắt như vậy được bao lâu?

Đây, Minh Trí đây. Nhắm mắt như vậy được bao lâu?

Minh Trí: Dạ, thưa Sư phụ trước thì con nhắm mắt ba phút hay là năm phút. Nhưng mà sau này đến khi quen rồi thì là mình tập chừng… Ví dụ thời gian đầu ấy chừng hai ba mươi phút thì mình lại nhắm mắt lại để cảm nhận cái trạng thái trong khi nhắm mắt đó. Xong bắt đầu là mình đưa ra, mình lại tập ở bên ngoài này. Tất nhiên mình không cố gắng, nhưng mà mình trải nghiệm được cái trong cái ngoài mở mắt này, là cảm nhận được cái hòa trong cái đang là đó, tức là trong cái trống rỗng tĩnh lặng đó. Thì đấy, con như vậy.

Và tiện đây thì con nói luôn cảm xúc luôn bây giờ, con bây giờ ấy. Về cái trạng thái của nó, tức là nó tĩnh lặng và nó nó trống rỗng, nó rộng mở và nó ôm trọn…

Thầy Trong Suốt: Rồi, được rồi, không cần, không cần. Không cần.

Minh Trí: Vâng.

Thầy Trong Suốt: (Thầy cười) Ôm trọn… Ừ, ôm trọn các cô, đúng không các bạn? Rồi, nói sau. Bây giờ mọi người hiểu là cách thâm nhập dễ chưa? Dễ chưa? Ai thấy dễ giơ tay?

(Các bạn giơ tay) Rồi, không khó, đúng không? Thì cái phần còn lại là phần Ở yên. Thông thường khó là không phải là phần phần thâm nhập đâu, mà nằm ở đâu? Ở yên, đúng không? Nếu không chuyến đi vừa xong đã không có cái thông điệp là gì? Ở yên, đúng không? Đúng không nhỉ? Muốn nghe giảng Ở yên không hay thôi cứ thâm nhập đã? Thâm nhập vào dễ rồi mà, đúng không? Khi con mở mắt ra mà con vẫn thấy Biết đang biết Biết thì chính là con đã gì? Thâm nhập được rồi, vào được cảnh giới rồi. Không khó, đúng không?

Cũng không dễ. Đấy, nếu con không được ông thầy nào giới thiệu cho con cái đấy thì cả đời con cũng chẳng biết thế nào là bất khả tư nghì cảnh giới cả, đúng không? Đấy.

Nên là nó là không khó nhưng cũng không dễ, mà là do may mắn. Gọi là địa hạt của may mắn là vì thế. Nếu con may mắn thì con sẽ gặp một người thầy có thể giúp được con nhập được vào cảnh giới đấy. Đấy, như vậy chúng ta ngồi đây là may hết rồi, đúng không? Nó là địa hạt của may mắn. Nhưng mà con may mắn rồi mới ngồi đây, đúng không?

Thế tiếp theo là gì: Làm thế nào để Ở yên ở đấy? Thì nó xuất phát từ cái chuyến đi vừa xong, đúng không? Cái thông điệp Ở yên ấy.

Sư phụ kể hết cho nhóm này rồi, đúng không? Bài thơ đấy, “Học học nữa học mãi” đấy. Nghe hết rồi, đúng không? Kể hết rồi chứ nhỉ? Những ai ở đây nghe rồi giơ tay nào! (Các bạn giơ tay) Ủa? Thế những người chưa nghe bao giờ giơ tay! (Các bạn giơ tay) Chuyến đi mà Nhân hỏi ở Hagia Sofia ấy. Những ai nghe rồi giơ tay xem nào? (Các bạn giơ tay) Thế những ai chưa nghe giơ tay nào! (Các bạn giơ tay) Ôi, đông thế à? Thế Nhân kể đi.

Lại Nhân kể rồi. Mệt quá à? Thôi, sư phụ kể ngắn nhé! Ngắn gọn thôi. Ngắn gọn là sư phụ và một đoàn đi châu Âu, thì có đến một cái điểm, một cái đền, đền thờ gọi là Hagia Sofia ở Thổ Nhĩ Kỳ rất đẹp, rất cổ xưa. Chắc nó phải có khoảng từ năm ba trăm sau công nguyên. Thế thì ở đấy Nhân mới hỏi một vị thầy tên là Shams Tabrizi. Ông ấy là một bậc giác ngộ người Thổ Nhĩ Kỳ, thầy của một nhà thơ vĩ đại là Rumi, Rumi cũng là một bậc giác ngộ khác. Thì Nhân mới hỏi là, Nhân thì lúc nào cũng hỏi câu hỏi thường trực của

Nhân là: “Xin thầy cho con hỏi về cái lời dạy...”, đúng không? Đấy, để sư phụ kể là kiểu gì lệch nhưng mà tôi cứ kể nhé! “... Để con được hiểu thêm về chân lý tuyệt đối và có cái phương tiện để giúp mọi người”. Đấy, thì bậc thầy đấy nói rằng là gì? Nói với Nhân là “Cái sự tuyệt đối là cái mà con đã được học rồi. Không cần học thêm nữa vì con đã biết hết rồi”… Đấy, Nhân nhớ không? Đến đây là sư phụ quên rồi đấy. “Biết hết rồi đâu nữa, học cái gì nữa, biết hết rồi. Vấn đề là phải thực hành”. À, nhớ rồi, vấn đề là phải thực hành. Xong ngài đọc một bài kệ cho Nhân nghe. Bài kệ là thế này:

“Học, học nữa, học mãi Sự học vẫn vô biên Sự thật mới cốt tủy” Sự thật này không phải là sự học mà là sự thật, đấy.

“Hãy tích lũy thời gian Ở yên trong Sự thật Mới giúp được hữu tình” Đấy!

“Học, học nữa, học mãi” Nghe lại bài kệ!

“Sự học vẫn vô biên Sự thật mới cốt tủy Hãy tích lũy thời gian Ở yên trong Sự thật Mới giúp được hữu tình” Câu hỏi của Nhân là dạy con về sự thật và cách giúp người khác. Ngài nói là học bao giờ thì mới đủ được, đúng không? Con học bao nhiêu rồi, sự thật ấy, và con đã biết hết rồi, cái sự thật. Nhưng vấn đề không phải là biết về sự thật mà phải thực hành. Thì sự thật này không phải là cái lý thuyết về sự thật mà sự thật này chính là cái Biết mà sư phụ giảng cho con. Mà cái đấy thì Nhân đã biết hết rồi, được dạy bao nhiêu rồi, không cần học thêm nữa. Mà cần phải tích lũy thời gian và ở yên trong nó. Khi con tích lũy thời gian và ở yên trong sự thật thì con mới có khả năng giúp được người khác. Nếu không con cũng chỉ là một người bình thường thì giúp ai, đúng không? Đấy, xong Nhân hỏi là thế Ngài có dạy thêm gì nữa không? Thì Ngài nói rằng là gì? Thôi, dạy thêm cái gì nữa? Đã bảo học mãi không thôi còn dạy thêm cái gì? Hãy làm đúng như lời ta dạy, thế thôi.

Ngài bảo là hãy làm đúng những lời ta dạy.

Đã bảo là “Học, học nữa, học mãi. Sự học vẫn vô biên”, lại còn hỏi Ngài có dạy thêm gì không? Đấy, “hãy làm đúng lời ta dạy”, thế thôi.

Thì đấy, đấy là câu chuyện sinh ra bài học ngày hôm nay. Thì mọi người mới hỏi sư phụ là làm thế nào để ở yên trong Sự thật? Thì sư phụ bảo ừ, thôi thế có một buổi nói chuyện, giảng thiền để mình biết cách ở yên trong Sự thật. Thế còn cái năng lực giúp người khác hay năng lực giúp chính mình của con ấy, thực sự nó đến từ việc con ở yên trong Sự thật nhiều hay ít. Ở yên nhiều thì khả năng giúp được nhiều, ở yên ít thì khả năng giúp ít, không ở yên trong Sự thật thì chính mình gặp chuyện là đời mình cũng tan tác. Đấy, thế nên các con nên dành thời gian ở yên trong Sự thật một ngày một số phút nhất định. Dĩ nhiên càng nhiều càng tốt, đúng không? Trước mắt, sư phụ nghĩ là một tiếng, một tiếng sư phụ nghĩ là vừa rồi, không ít cũng không nhiều. Được một tiếng là giỏi lắm rồi đấy.

Đấy! Thì cái ở yên này nó sẽ giúp rất nhiều cho việc con tiến bộ trên con đường chứ không phải con chỉ hiểu đúng cái sư phụ dạy. Thế muốn ở yên trong Sự thật thì mình phải xâm nhập vào Sự thật, đúng không?

Mình phải xâm nhập được vào Sự thật, nhập vào bất khả tư nghì cảnh giới đấy. Thì đoạn lúc nãy chính là cách nhập nhanh nhất, chính xác nhưng mà lại nhanh, và dễ. Đồng ý không? Đấy, nhập thì dễ thôi nhưng mà ở trong, ở yên thì không dễ, đúng không? Đấy, bây giờ sư phụ dạy sang Ở yên, hay thôi?

Hay thôi, về nghỉ đã? Hôm nay thêm mấy tiếng ấy nhỉ?

Hồng Anh: Còn một tiếng ạ.

Thầy Trong Suốt: Ừ, còn một tiếng nữa dạy Ở yên. Nhập dễ, ai thấy dễ giơ tay! Nhập vào dễ không? Dễ, ai cũng làm được, đúng không? Các con làm được chắc rồi. Nhưng mà khi con mở mắt ra, vấn đề của con là ở yên trong nó. Ở yên trong cái trạng thái là Biết biết Biết đấy. Nhận biết đang biết Nhận biết. Khi con nhắm mắt vào cũng thế, con ở yên trong trạng thái Nhận biết đang biết Nhận biết. Vì thế nên sư phụ nói nếu con nhắm mắt mà vẫn tập theo kiểu đấy được thì ok. Chỉ e rằng là con sẽ bị ngủ hoặc là phân tán mất thôi, mơ mộng mất thôi.

Trong quá trình tập hoàn toàn có thể thỉnh thoảng con lại nhắm mắt lại như vừa xong, đúng không? Để nhập lại. Nếu lỡ xuất rồi thì sao? Nhập lại. Thực ra cái nhập vừa xong ấy, con mở mắt con cũng làm được đúng quy trình đấy luôn, không nhất thiết cứ phải nhắm mắt mới làm. Nhắm mắt là cách dễ nhất. Còn mở mắt thì con cũng có thể hỏi là cái gì đang biết? Đúng không? Cái gì đang biết mọi thứ đây này? Cái gì đang biết chuyển động? Nếu có suy nghĩ thì cái gì đang biết chuyển động? Không suy nghĩ thì cái gì đang biết tĩnh lặng? Và cái gì đang biết những thứ này? Thì con sẽ nhận ra ngay cái gì? Cái sự Nhận biết viết hoa, đúng không, cái Biết viết hoa mà sư phụ giảng.

Không dừng ở đấy, con sẽ hỏi tiếp cái gì đang biết cái Biết này? Con sẽ nhận ra ngay là gì? Thực ra chỉ có cái Biết đang tự biết thôi. Đúng không? Nó đang biết chính nó, Biết biết Biết. Không phải “tôi” nào đang biết hết. Khi đấy thì dù con có cảm giác có tôi đi nữa thì cảm giác có tôi đấy cũng chỉ là, chỉ là gì? Chỉ là một cái cảm giác hiện ra trong Biết, đúng không? Chứ không phải là “cảm giác của tôi” chứng tỏ là có tôi đang ngồi đây để biết nữa.

Vì khi con đã nhận ra rằng Biết đang biết Biết thì không còn là tôi đang biết Biết nữa, đúng chưa? Khi đấy thì có cảm giác có tôi cũng chả sao vì con một cách tự nhiên thấy rằng ừ thì Biết đang biết Biết cơ mà. Bởi vì cảm giác có tôi cũng chỉ là cái gì? Cái hiện ra trong Biết mà thôi. Đồng ý chưa? Những ai đồng ý với giơ tay? (Các bạn giơ tay) Rồi!

Đấy, nói là nhập vào bất khả tư nghì cảnh giới là dễ, nhưng mà ngày xưa người ta mất hàng nhiều năm, hàng chục năm tu hành để mà may ra nhập được. Nhập được khó, còn nhập vào ảo giác thì dễ. Kiểu tôi ảo giác một cái gì đó xong tôi nhập vào đấy thì sao? Quá dễ! Còn cái Biết đang biết Biết này nó không phải ảo giác, nó tự nhiên đang ở đây, nó không thể nhầm lẫn được. Đúng không?

Nhưng mà nếu tôi không được ai dạy, không được hướng dẫn trực tiếp vào thì cả đời tôi cũng không biết thế nào là là bất khả tư nghì cảnh giới cả. Đấy, vì thế nó vừa khó vừa dễ, nhưng cơ bản là do may. May mắn tích tập những công đức phù hợp trong các đời trước thì đời này mình sẽ gặp một con đường mà trong đấy có người thầy chỉ ra cho mình biết thế nào là bất khả tư nghì cảnh giới, thế nào là trạng thái trạng thái thực sự.

Rồi! Thôi, phần may là mình có rồi, đúng không? Bây giờ phải là ở trong may mắn.

Đúng chưa? (Sư phụ cười) May rồi mà. Đấy, đây là cảnh giới của may mắn mà, nó gọi là gì nhỉ? Nãy sư phụ nói từ gì ấy nhỉ? “Địa hạt của may mắn”, ừ đây là địa hạt của may mắn, chỉ có may mới vào được thôi, cũng chả phải giỏi, đúng không? Sau này sư phụ sẽ dạy cái này rộng rãi. Nhưng mà cuối cùng cũng chỉ dạy được cho những người đã sẵn sàng được thôi. Sau này nghĩa là một tương lai nào đấy sư phụ có thể dạy cho rất đông người nhưng mà cũng chỉ sẵn sàng mới vào được thôi, không sẵn sàng, không đủ may mắn cũng không vào được.

Bây giờ chúng ta sẽ bàn xem là ở trong nó thế nào. Thì cái loại thiền mà sư phụ giảng cho con nãy đến giờ là loại thiền để ở trong đấy, không chỉ vào mà còn ở trong đấy.

Thân thể thì sao? Thoải mái. đúng không?

Khẩu thì sao? Lặng im. Tâm thì sao? Như bầu trời. Như bầu trời là thế nào? Không ràng buộc, mở rộng, rộng mở và không ràng buộc, đấy đúng không? Đấy gọi là như bầu trời. Bầu trời là từ rất khó hình dung nên là con nên viết lại cái chữ rộng mở và không ràng buộc. Thân với khẩu, mắt…mắt thì sao? Mắt thì như biển cũng lại khó để hình dung. Mở rộng tầm mắt mà không tập trung vào đâu hết. Được chưa? Đấy, ngày xưa người ta giỏi văn, đúng không? Làm rất nhiều từ mang tính tượng hình rất là hay.

Còn ngày nay thì không biết giỏi cái gì nữa?

Nên mình sẽ dùng những từ đấy, mình biết thế nhưng mà mình hiểu là ví dụ mắt như biển nghĩa là nó rộng mở và nó không có điểm tập trung. Tâm như bầu trời nghĩa là nó rộng mở và không có ràng buộc gì cả.

Không ràng buộc nghĩa là thế nào? Không cố tình nghĩ về cái gì hết. Đúng không? Nếu mà đi phân tích kỹ hơn thì không ràng buộc nghĩa là nó không cố tình nghĩ về quá khứ, không cố tình nghĩ về tương lai, không cố tình nghĩ về cái gì đang trong hiện tại. Đấy.

Không buộc nó vào cái điều gì hết, tâm nó chả buộc vào cái vật gì hết, chả buộc vào cái chuyện gì hết gọi là không ràng buộc. Không cố tình nghĩ về cái gì cả. Thế thôi chứ không phải là không thể có suy nghĩ. Đúng không?

Vì suy nghĩ nó tự nổi lên làm sao con tránh được. Các con không cần phải chuẩn bị cho con một cái tâm mà không có suy nghĩ. Như bầu trời thì vẫn có mây mà, đúng không? Nó rộng mở nhưng nó vẫn có mây chứ không phải là nó không có mây thì mới rộng mở.

Đấy.

Khi con làm như vậy xong rồi con nhập, đúng không? Con nhận ra Nhận biết này, đang ở đây này và con nhận ra rằng cái mà biết cái Nhận biết đấy cũng chính là Nhận biết. Con nhập vào cái cảnh giới của không thể nghĩ bàn, con nhập vào cái trạng thái là Biết đang biết Biết. Đấy. Nếu nhập vào rồi thì việc tiếp theo là duy trì được nó, ở trong nó đấy, Ở yên đấy. Đấy gọi là ở yên trong Sự thật. Trong bài thơ đấy, “ở yên” chính là ở yên trong Sự thật. Sự thật đây không phải lý luận nữa rồi, sự thật đây là cái trạng thái của Sự thật, trạng thái mà Biết đang biết Biết.

Thì cái sự rộng mở và không ràng buộc đấy nó dễ làm cho con ở yên hơn. Còn tất cả cái mình đã chuẩn bị là để cho sự ở yên nó dễ dàng.

Rồi một lúc sau suy nghĩ sẽ nổi lên, đúng chưa? Kiểu gì thì kiểu rồi lại sẽ nghĩ về cái này, cái kia. Không tránh được, đúng không?

Khi con đang ở yên thì suy nghĩ có nổi lên không? Có, đúng không? Thì khi suy nghĩ nổi lên, nó có hai khả năng, một là con vẫn tiếp tục ở yên được, nghĩ là con vẫn thấy rằng ừ thì kệ suy nghĩ thôi, kệ. Nếu con kệ, mặc kệ nó chạy ra chạy vào, kệ nó. Hiện ra thì hiện, không hiện thì thôi. Vì con đang ở trạng thái là Biết đang biết Biết cơ mà, con quan tâm gì đến suy nghĩ. Đúng không? Kệ nó. Con biết sự xuất hiện của suy nghĩ nhưng con không đuổi theo suy nghĩ gì hết. Kệ! Đấy. Thì nếu làm được như vậy thì con vẫn ở yên được. Nhắc lại, khi suy nghĩ xảy ra con biết sự xuất hiện của suy nghĩ nhưng mà con không suy nghĩ tiếp nữa, con không chạy theo suy nghĩ nữa thì cái sự ở yên nó vẫn tiếp tục. Đúng chưa?

Còn nếu con lỡ nghĩ rồi thì sao? Nếu con lỡ nghĩ rồi ấy, thì quan trọng là con phải nhớ ra rằng là lại phải ra thôi. Thế thôi. “Biết đang biết Biết” chẳng hạn. Có nhiều cách để ra trong đấy có một cách là “Có đang biết hay không”, đúng không? Có câu hỏi đấy để ra.

Cách nữa là mở mắt ra nhìn, cảm nhận, mở to mắt ra ấy. Cứ mở mắt ra bình thường thế này, cảm nhận cái không gian của Biết này, nó cũng ra. Đấy, tí nữa mình sẽ bàn những cách để ở yên được. Có rất nhiều cách, trong đấy có một cách là hỏi: “Có đang biết hay không?” để ra. Có một cách là con tiếp tục mở mắt và cảm nhận không gian của Biết này, cái không gian này. Khi con mở mắt cảm nhận không gian thì nó tự ra khỏi suy nghĩ. Đấy là một cách rất thiện xảo luôn đấy.

Thay vì con phải làm rất nhiều việc, con chỉ cần mở mắt cảm nhận thôi, nó tự rời khỏi suy nghĩ.

Hôm nay mình chuẩn bị cả các cảnh rồi cả âm thanh là vì thế. Nhưng nguyên tắc đơn giản thôi là gì? Nếu mà đã chui vào suy nghĩ thì nhớ gì đó để mà ra, được chưa? Con không ở yên được bởi vì con bị nghĩ, đúng không? Con đang ở trong cảnh giới bất khả tư nghì, cảnh giới Biết đang biết Biết. Cảnh giới đấy thì không có tôi và vật, đúng không? Biết đang biết Biết thì làm gì có tôi làm gì có vật. Có sự hiện ra của tôi và sự hiện ra của vật nhưng lại không thực sự có tôi và vật, đúng không nhỉ? Khi con ngồi thế này thì mọi vật và tôi vẫn hiện ra đúng không?

Hiện ra trong Biết. Nghĩa là không thực sự có nó, nó chỉ hiện ra trong Biết thôi. Nó là một nội dung của Biết đúng không? Tôi và vật, tôi, sư phụ và thế giới là nội dung của Biết.

Thế nếu mà con đang ở trong trạng thái là Biết biết Biết ấy, thì nó dù hiện ra nhưng mà nó không có thật, nó chỉ hiện ra thế thôi.

Còn con chui vào suy nghĩ thì nó không còn hiện ra là không có thật nữa, nó trở thành một cái tôi đang biết thế giới này, đang nghĩ về cái này cái kia. Lúc đấy con cần phải nhớ gì đó, đúng không? Con phải nhớ một cái từ nào đó. Nhớ một cái, ví dụ nhớ nhìn về không gian này để con quay trở lại cái kia, nó gọi là Ở yên. Đấy, rồi con lại quên mất, con lại lạc vào suy nghĩ, con lại quay lại. Cả một buổi thiền là như vậy.

Nhắc lại nhé, bằng cách nào đó con nhập vào bất khả tư nghì cảnh giới, đúng không?

Nhập vào trạng thái là Biết đang biết Biết.

Cách lúc nãy sư phụ nói là một trong những cách dễ, dễ nhất, nhắm mắt rồi…v.v. Đúng không? Còn nếu mà con khá hơn, con tập quen rồi, con chẳng cần qua cách đấy. Con mở mắt như thế này con nhắc một câu là Biết đang biết Biết, có khi nhập luôn. Sau này có thể con nhập luôn, đấy tùy con. Nếu con chưa chắc thì con lại đi lại quá trình vừa xong. Đi lại quá trình đấy, cái gì biết chuyển động? Cái gì biết tĩnh lặng? Cái gì đang biết cái Biết đấy. Đấy, nếu con giỏi rồi thì con thấy Nhận biết đang nhận biết Nhận biết - hoặc là Biết đang biết Biết, thì con thấy cái trạng thái đấy đang ở đây bây giờ, đấy là nhập, thâm nhập vào. Sau thâm nhập vào rồi thì vấn đề chính là mình ở trong nó, ở yên trong nó. Cách cách gọi là cách nào thì cách, cuối cùng nếu mình bị chui vào suy nghĩ thì phải nhớ lại để mà quay trở lại. Đấy, đấy là đấy là nguyên tắc căn bản.

Nhưng mà trước khi mình làm cái đấy thì phải làm rõ một chuyện. Khi mình nói là Biết đang biết Biết, đúng không? Thì sư phụ đố con biết thế cái hiện ra này nó là cái gì? Các con ngồi đây có biết mọi thứ không? Thấy mọi thứ không? Âm thanh hình ảnh, đúng không? Vậy khi mình nói là Biết đang biết Biết thì cái hiện ra này nó là cái gì? Biết đang biết Biết đúng không? Gọi là Biết biết Biết thì cái hiện ra này nó là cái gì? Đấy, cái đấy rất quan trọng. Nếu con không hiểu được cái đấy thì không thể thiền cái loại thiền này được. Thiền này trông thế thôi nhưng nó là đỉnh của các loại thiền rồi. Nghĩa là không có loại thiền nào hơn cái loại thiền này, nó là chóp của các loại thiền. Nên nếu con không có cái nhận thức mà sư phụ sắp đang nói đây này, con không thiền được đâu. Khi sư phụ nói Biết đang biết Biết thì cái này này, đây: các bạn, sư phụ rồi cảnh vật ở đây… nó là cái gì trong câu đấy? Hồng Thủy nói thử xem nào, à thôi, bạn Yến đi, bạn Hồng Thủy nghe nhiều rồi, Hồng Yến đi, trên cùng. Nếu không có loại hiểu biết này thì không thể thực hành được cái loại thiền này.

Hồng Yến: Dạ thưa Sư phụ đấy là những biểu diễn của Biết ạ.

Thầy Trong Suốt: Ừ, vậy thì nó là cái gì trong câu Biết đang biết Biết? Nó là phần nào?

Hồng Yến: Đấy là Biết ạ.

Thầy Trong Suốt: Thì phần nào trong ba cái phần đấy? Biết đang biết Biết thì nó là phần nào?

Hồng Yến: Đấy là phần đầu tiên ạ.

Thầy Trong Suốt: Các cảnh vật này cơ mà?

Hồng Yến: Cảnh vật này là Biết đang biết Biết ạ.

Thầy Trong Suốt: Ừ thì ý là cái phần cảnh vật nó là cái phần nào trong câu Biết đang biết Biết?

Hồng Yến: Biết đầu tiên ấy Sư phụ.

Thầy Trong Suốt: Cảnh vật này cơ mà? Màu sắc âm thanh hình ảnh mọi thứ hiện ra ở đây thì nó là phần nào trong câu Biết đang Biết biết? Con cho là phần đầu tiên, đúng không?

Rồi, bạn khác đi.

Hồng Yến: À con chọn phần thứ hai ạ, đang biết ạ.

Thầy Trong Suốt: Chưa, cả hai câu đều chưa đúng rồi. Ai mà chọn phương án một, hai là sai rồi. Biết biết Biết thì cái hiện ra ở đây nó là cái gì? Nếu mà chọn một hai là chưa đúng. Những ai chọn một hai giơ tay khỏi nói. Bạn nào thấy ba thì nói đi, phân tích. Vũ Huế, Vũ Huế kìa.

Vũ Huế: Thưa Sư phụ, các cảnh hiện ra hoặc là các bạn đang ở đây thì đấy là Biết thứ ba ấy ạ.

Thầy Trong Suốt: Ừ, tại sao?

Vũ Huế: Vì là ngày xưa Sư phụ có giảng với cả con cũng thực hành theo là các cái ví dụ hiện ra hoặc là thân thể mình ấy, thì cùng chất liệu là Biết.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Vũ Huế: Thì nó có hai hai cách, một là mình sẽ tìm vật xong mình không thấy vật đấy thì cuối cùng mình thấy chỉ có Biết. Cách hai là mình sẽ sờ trực tiếp vào vật đấy thì mình thấy cuối cùng là nó cũng chỉ có Biết.

Thầy Trong Suốt: Rồi, bạn Huế trả lời đúng đấy. Cái vật, những cái mà hiện ra này ấy, trông thì nó là các vật này vật kia, nhưng mà chất liệu của nó là gì? Đấy, con mà không biết điều này thì không thể thực hành được.

Chất liệu của những thứ hiện ra này là gì? Có phải là da rồi màu rồi các thứ đấy không?

Hay chất liệu của nó là cái gì? Đấy, nếu con không xác quyết được cái điều này thì con sẽ không thực hành được cái thiền này. Tại vì nếu không thì cảnh giới của con không phải là Biết đang biết Biết mà là Biết đang biết Biết và những nhà cửa cây cối, đúng không? Và các bạn và sư phụ, hiểu không nhỉ? Nếu mà con vẫn không nhận ra được những thứ này nó là cái gì thì không phải là Biết đang biết Biết mà là Biết đang biết Biết và chấm chấm chấm, đúng không? “Ở đây còn có sư phụ, có các bạn, có bàn ghế, có màn hình cơ mà. Tại sao chỉ có là Biết đang biết Biết? Mà phải là Biết đang biết Biết và biết thêm màn hình, tivi các bạn và sư phụ”.

Đấy, nếu con không có cái hiểu biết đúng đắn thì con sẽ nghĩ như vậy có đúng không?

Thế thì nếu thế con đâu có tập được cái này.

Khi sư phụ nói là Biết đang biết Biết thì nó chỉ có Biết đang biết Biết thôi. Thế những thứ như là sư phụ, các bạn, nhà cửa, bàn ghế… nó là cái gì? Mọi người hiểu không?

Đấy. Thế nên là không dễ đâu, nói thế thôi.

Con phải xác quyết trong lòng con, đầu tiên xác quyết bằng tâm trí đã, rồi dần dần kinh nghiệm sau này sẽ hiện ra sau. Con phải xác quyết được trong lòng con là kể cả những thứ này hiện ra nữa thì chất liệu của nó chính là Biết. Giống như là trăng sao hiện ra trên mặt nước thì chất liệu nó là nước, đúng không? Cảnh vật hiện ra ở trong Biết thì chất liệu của nó là Biết. Đấy, cái này rất quan trọng. Thiếu cái này thì con không thể nào mà thực hành đúng được. Khi trăng sao hiện ra trên mặt nước thì trông mình nhìn rõ nó là trăng sao, nhưng khi sờ vào thì nó lại là gì? Ướt như là nước luôn, đúng không? Là nước. Khi hình ảnh hiện ra trong Biết thì mình nhìn nó như là hình ảnh nhưng chất liệu của nó lại chính là Biết. Giống như trên mặt hồ, bây giờ đã hiểu tại sao mắt lại như biển, mắt như đại dương ấy, đúng không?

Mắt như biển vì sao? Vì nó gợi cho mình cái đấy. Những thứ này giống như trăng sao trên biển thôi. Chất liệu nó là Biết, đấy. Còn vì sao là như vậy thì mình có buổi khác, con được học rồi, nhưng mà cần có cả những buổi khác nữa.

Đấy, khi còn đồng ý được rằng những cái con nhìn thấy, nghe thấy, những cái hiện ra đấy, có câu là “ Cái gì hiện ra trong Biết cũng chính là Biết” thì con mới thấy được rằng: “Ừ hóa ra chỉ có Biết đang biết Biết thôi”. Chứ không phải là Biết đang biết Biết và sư phụ và các bạn, đúng không? Con được học rất nhiều môn để chuẩn bị cho cái việc này rồi.

Ví dụ như là tìm vật đấy, như Huế nói đấy.

Mình bảo có “sư phụ”, tìm xem, không thấy đúng không? Có “các bạn”, tìm không thấy.

Những ai đã trải qua tìm vật trong kinh nghiệm giơ tay xem nào? Được học ấy! (Các bạn giơ tay) Được rồi, rất tốt. Đúng không?

Tại sao con được học môn đấy? Con học môn đấy để con trải nghiệm và con xác quyết được rằng: “Ừ không có những vật đấy”. Đây mình nhìn thấy sư phụ, các bạn và nhà cửa, cây cối nhưng toàn khái niệm thôi, toàn là nhãn thôi. Đấy, không có “vật” đấy thì con mới thấy rằng là đúng rồi, những cái gì hiện ra trong Biết cũng là Biết thôi. Chất liệu của nó là Biết, giống như là trăng sao trên mặt nước, chất liệu của nó là nước.

Hình ảnh trên mặt gương thì chất liệu nó là gì? Chất liệu nó là mặt gương, đúng không?

Khi đến sờ vào, trông thì đúng là cái nhà trong mặt gương nhưng mà sờ vào phát thì sao? Ra mặt gương. Trông thấy mặt trăng trên trên nước nhưng mà sờ vào phát thì lại ra gì? Ra nước, đấy.

Khi đấy thì cái câu “Biết đang biết Biết” nó mới trọn vẹn, đúng chưa? Đấy, đến đây mọi người thấy khó hay dễ? Biết đang biết Biết lúc nãy thì dễ nhưng bây giờ Biết đang biết Biết nhưng mà không có gì khác, chỉ có Biết thôi. Đấy, bây giờ nó hơn cái lúc nãy chỗ đấy. Nghĩa là không phải là Biết đang biết Biết và một đống vật mà Biết đang biết Biết thế thôi. Thì một số người thấy khó đúng không? Đấy là cái kiến rất là quan trọng. Trong trường hợp chỗ này thì chỉ có kiến thôi. Nghĩa là kiến làm cho con xác tín rằng, xác quyết rằng: “Ừ trông nhiều vật thế thôi nhưng chất của nó là? Là Biết”, đấy.

Nên là kiến mà không có, không vững chắc là không thực hành thiền được. Cái này sư phụ nói nhiều lần rồi đấy. Không có kiến là không thiền được luôn, thiền chỉ ra cái sai thôi. Ở đây con chỉ cần một sự xác quyết trong lòng thôi. Xác quyết trên một thứ đấy, sư phụ giảng nhiều lần rồi đấy, đúng không?

Xác quyết trên một thứ là Biết thôi. Nghĩa là tất cả thế giới trông thế này thôi nhưng mà chất liệu nó là Biết, chỉ là Biết mà thôi. Khi con có cái loại kiến đấy rồi thì con mới thiền loại thiền này được. Đấy, mà cái kiến đấy nó chỉ cần dẫn đến một sự xác quyết chứ nó không cần con phải có một cái trình độ cao thâm gì lắm về kinh nghiệm cả. Nhưng con có xác quyết được rằng là những thứ này hiện ra thế này nhưng mà chất liệu nó là Biết hay không? Thì là một quá trình học hỏi suy ngẫm tìm vật trong kinh nghiệm đúng không? Thấy được cái kiến quan trọng chưa? Hoặc một cách khác là có lòng tin lớn.

“Thầy tôi nói thế chắc là đúng rồi” một cách khác nhanh hơn. Kiểu như Jesus nói “tất cả là thượng đế hết” thì nếu con có lòng tin lớn vào Jesus thì con khỏi cần phải học đống kiến dày từng này, mười năm hai mươi năm đúng không? Tất cả là Thượng đế - đúng rồi. Chẻ một bó củi ra cũng có ta ở đó, có ông thượng đế ở đó đấy. Nhấc một hòn đá cũng có Thượng đế ở đấy. Thượng đế có mặt ở khắp nơi và tất cả là Thượng đế, nếu con có lòng tin thì nó sẽ thay cho con một cái đống kiến mà con phân tích nhiều năm.

Nhưng người bây giờ thiếu nhất là lòng tin, người hiện đại ấy. Nên là sư phụ dạy cho con rất nhiều kiến vì thế. Nhưng ở đây nếu ai may mắn khởi được lòng tin đấy thì cũng tương đương với việc là con có cái kiến mấy chục năm đấy. Đấy là địa hạt của gì? May mắn. Con khởi lòng tin đấy không? Còn nếu không thì không sao, con đi nghiên cứu, học, nghe ghi âm, đúng không? Đọc sách…v.v. Đấy, nhưng mà cái cơ bản, rất nhiều con đường tâm linh là chỉ dùng lòng tin để thấy cái đấy thôi. Và cũng có con đường tâm linh, như nhà Phật là phân tích lý luận. Nhà Phật hay là một số tôn giáo Ấn Độ ấy, nó thiên về lý luận mà. Nó dùng lý luận để chứng minh điều đấy. Sư phụ chứng minh cho con nhiều lần rồi, cần thì chứng minh thêm trong tương lai. Còn những con đường khác thì nó dùng lòng tin. Đấy, tôi rất tin vào thầy tôi mà thầy tôi lại bảo rằng tất cả là Thượng đế hết, nên tôi đồng ý luôn là gì? Là Thượng đế.

Đấy, thì con tự xem, các con ở đây ngay bây giờ có thể xem. Con rất tin là sư phụ đúng, nói về Sự thật tuyệt đối nên là sư phụ bảo tất cả chất liệu là Biết, con tin tất cả là Biết. Hoặc là con ngẫm lại tất cả những gì con được học, như Huế vừa nói đấy. Có vật thật không? Tìm trong kinh nghiệm không có, đúng không? Khi sờ thì có gì thôi? Khi sờ chỉ có cái Biết đang ở đấy thôi, có tôi hay không...v.v. Con được học rất nhiều thứ rồi, tìm vật trong kinh nghiệm, trường kinh nghiệm tổng thể. Đấy, tự hỏi xem, nhưng cuối cùng con đến một cái xác quyết trong lòng, gọi là xác quyết trên một thứ, là tất cả mọi thứ trong vũ trụ hiện ra như này thôi nhưng thực chất nó chỉ là Biết mà thôi. Chất liệu của nó là Biết. Giống như trăng sao trên mặt nước thì chất liệu nó là nước, đúng không? Hình trong gương chất liệu nó là gương. Tất cả mọi thứ hiện ra dù có trăm ngàn muôn vạn hình tướng chỉ là Biết mà thôi. Cái gì hiện ra trong Biết cũng chính là Biết. Một trong hai hướng, tùy con. Hoặc là kết hợp cả hai, đúng không? Giữa lòng tin cộng với cả sự phân tích, càng đúng mà, đúng không? Càng phân tích càng thấy tin hơn.

Đấy, thì cả hai con đường nếu mà dẫn mình về đích được thì đều như nhau. Cuối cùng liệu con có xác quyết được, con đồng ý được trên một thứ hay không? Mọi thứ hiện ra ở đây, ngay bây giờ, trong kinh nghiệm của con, chất liệu của nó chính là Biết.

Giống như là nước và hình trên mặt nước, gương và hình trong gương, giấc mơ và nội dung của giấc mơ.

Tối nay con mơ thấy thảm cỏ xanh, đúng không? Trên thảm cỏ xanh có một anh chàng đẹp trai đang nằm, đúng không? Thì chất liệu của anh đấy là cái gì? Con đến sờ vào anh ấy, đúng không? Năn nắn từng bộ phận một, rất là rắn chắc, đúng không?

Nhưng mà chất liệu của anh đấy là cái gì? Là giấc mơ. Dù trong đấy có thảm cỏ xanh, con ngửi thấy mùi thơm của cỏ, con đi trên mặt cỏ, thì chất liệu của cỏ đấy vẫn là? Vẫn là mơ. Hay là hình trong màn hình tivi, đây, đây này đây luôn này, con thấy cái gì? Biển xanh rồi sóng rồi cát vàng biển xanh đúng không? Có em và anh ở đấy không? Không có người à? Nhưng chất liệu của nó là gì?

Màn hình tivi là những đốm sáng đúng không? Đúng không nhỉ?

Đấy thì có những người ngày xưa ấy, có những người chỉ cần nghe bài giảng về ví dụ đấy thôi là đã đồng ý luôn rồi. Đấy, gọi là lòng tin đấy, con đường của lòng tin đấy.

Chẳng giải thích tại sao nhưng tôi thấy đúng rồi thế giới là như vậy. Con đường phân tích thì các con đã trải qua nhiều năm rồi, đúng không? Sư phụ dạy con bảy tám năm, thì cuối cùng tất cả đều là dẫn đến cái đoạn này thôi. Những ai tin được rằng những thứ này hiện ra ở đây, những cái hiện ra ở đây này, màu sắc, hình ảnh, âm thanh, nhà cửa, cây cối, trông thì nó có vẻ là nhiều vật nhưng bản chất nó chỉ là Biết thôi giơ tay? (Các bạn giơ tay) Đấy, những ai không tin giơ tay? (Các bạn giơ tay) Rồi, thế thì chưa thiền được. Khi con không tin thì con thấy là không phải Biết đang biết Biết. Con muốn nói chứ gì? Ừ, đưa mic cho bạn nói.

Nhật Hải: Dạ alo con thưa Sư phụ là, con thì có một cái lòng tin rất là lớn, nhưng mà cái cảm giác của con thường xuyên ấy ạ, thì là vẫn có đồ vật, nhưng bên trong của con thì con có một cái khác là cái con không tin vào suy nghĩ.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Nhật Hải: Trước đây Sư phụ dạy, thì khi mà có một thời gian con ở trong cái kinh nghiệm tổng thể thì con thấy suy nghĩ tự nó bắn ra, không cần một lí do gì.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Nhật Hải: Không theo một cái logic nào cả.

Và sau đấy thì cũng có qua một vài những cái lần phá mô hình, thì con thấy thứ nhất là cái suy nghĩ của con nó chẳng theo một cái quy luật gì cả.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Nhật Hải: Và nó bảo thì thực ra con cũng không tin nó nữa. Và cái thứ hai là những cái mà con thấy thì con chưa tin nó một cách hoàn toàn là nó không có thật và nó chỉ là cái Biết thôi. Nhưng mà nó trong một quá trình của con. Tức là thứ nhất, con không tin rằng suy nghĩ nó bảo cái này là cái này, cái này là cái kia. Và cái thứ hai là con vẫn đang trên cái phá dần.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Nhật Hải: Và cái mà con thực hành thì là con thường xuyên ở trong cái kinh nghiệm tổng thể, thì con nghĩ rằng là khi mà ở trong cái kinh nghiệm tổng thể thì nó sẽ là cái bước mà nó quay lại để nó phá cái niềm tin rằng là chính những thứ này có thật.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Bạn Minh: Bởi vì khi ở trong kinh nghiệm tổng thể thì đúng là nó không nói bất cứ có một cái gì cả. Mà khi ở trong kinh nghiệm tổng thể như lần ở Paragon Sư phụ có dạy thì con thấy là nó chỉ có một cái trạng thái là Biết biết Biết thôi.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Nhật Hải: Nó cũng không nói là có cái Biết ở trong đấy.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Nhật Hải: Hay là có một cái gì cả. Thì về sau này con thực hành những cái đấy nhiều. Và con nghĩ rằng khi mà mình đi ngược lại, tức là khi mình ở trong kinh nghiệm tổng thể nhiều thì tự nó phá luôn cái là không có vật và không có tôi.

Thầy Trong Suốt: Được, đương nhiên phá thật thì nó phải do con thiền. Còn cái này sư phụ chỉ nói sự xác quyết thôi.

Nhật Hải: Dạ vâng.

Thầy Trong Suốt: Chưa phải là kinh nghiệm.

Nhật Hải: Con cũng hỏi luôn là cái của con như thế thì là nó có được không ạ?

Thầy Trong Suốt: Ừ, đấy là rất tốt.

Nhật Hải: Dạ.

Thầy Trong Suốt: Bây giờ chỉ cần xác quyết thì đã là tốt rồi, nữa là con đã có những kinh nghiệm để con xác quyết.

Bạn Minh: Dạ.

Thầy Trong Suốt: Chỉ cần xác quyết thôi đã đủ rồi.

Nhật Hải: Dạ.

Thầy Trong Suốt: Con có đồng ý được không? Con có thực sự đồng ý được không?

Nhật Hải: Dạ.

Thầy Trong Suốt: Mặc dù rất khó tin nhưng có đồng ý được không?

Nhật Hải: Dạ.

Thầy Trong Suốt: Giống như ngày xưa, người ta nói là mặt trời quay quanh trái đất.

Xong các nhà thiên văn nói là không, ngược lại, Galileo đấy, trái đất quay quanh mặt trời. Rất khó tin nhưng con đồng ý không?

Nhật Hải: Dạ, thật ra con thì xuất phát từ niềm tin. Niềm tin rất là kiên cố vào Sư phụ và cái Biết, thì con mới thực hành nó là cái bước mà bỏ qua những cái phá vô ngã, phá mô hình, con bỏ qua rất là nhiều. Và con đi thẳng vào cái kinh nghiệm tổng thể mà Sư phụ nói.

Thầy Trong Suốt: Được rồi, rất ok.

Nhật Hải: Dạ.

Thầy Trong Suốt: Không vấn đề gì. Giơ lại đi, những ai tin rằng tất cả những thứ ở đây, trông thế này thôi nhưng chất liệu nó là Biết mà thôi, giơ tay? (Các bạn giơ tay) Những ai không tin giơ tay? (Một số bạn giơ tay) Không tin thì chịu rồi, hiểu không?

Những ai tin bằng phân tích lý luận, giơ tay? (Các bạn giơ tay) Những ai tin vì đơn thuần tôi tin thế, giơ tay? (Các bạn giơ tay) Ồ, đông thế à! Những người này là nên sắm thánh giá, hiểu không? Con đường của niềm tin ấy, đức tin ấy. Hai điều dẫn đến giác ngộ mà. Ngày xưa mấy cái ông mà chăn trâu với tiểu nhị này, ông đời nào mới phân tích nổi cái đống này. Hình dung không? Thậm chí có những ông già, con nghe cái truyện “Chỉ cây gậy vào người già chưa”? Ngốc đấy, đi theo Đức Liên Hoa sanh đấy. Có được học cái gì đâu, nhưng mà được khai thị cho một bài mà vẫn ngộ được bởi vì đức tin rất lớn.

Tin ngài Liên Hoa Sanh, thành ra nói thế đồng ý luôn. Phật bảo ông phân tích xem từng này thứ, phải đi theo bảy tám năm để phân tích thì sao, liệu ông có làm được không? Nên con yên tâm là người xưa, người dốt này, người già, người không được học đấy, dốt là không được học, chứ không phải là ngu ngốc, ngộ đạo rất nhiều. Đấy, nên là các con, kiểu đường nào cũng được, miễn là vào được là được. Hôm nào rảnh thì, hoặc là tí nữa bạn nào gửi cái truyện, Hải Nam nhé, Hải Nam gửi “Chỉ cây gậy vào người già” cho các bạn. Đấy là ông già dốt nát, chẳng được học gì vẫn ngộ bình thường nếu mà ông có lòng tin lớn vào ngài Liên Hoa sanh.

Được chưa? Như vậy trước khi con thiền, con phải có cái xác quyết là cái gì hiện ra trong Biết cũng là Biết. Tất cả con nhìn thấy đây, chất liệu nó là Biết. Khi đấy mình nói là Biết biết Biết. Thì mình thấy đúng là chỉ thế thôi. Chứ gọi là Biết biết Biết và các vật, đúng chưa? Khi mình nói là Biết, đây là giảng cho Hồng Yến nghe, khi mình nói Biết đang biết Biết, thì cái Biết ở số thứ ba ấy, chữ Biết thứ ba ấy, nó bao gồm tất cả mọi thứ ở đây. Đúng không?

Đấy. Nếu mà nói một cách đầy đủ chính xác là Biết đang biết Biết và mọi thứ đang xảy ra, nhưng vì mọi thứ đang xảy ra cũng là Biết. Nên mình nói là Biết đang biết Biết.

Đúng không? Nên nói đầy đủ là Biết đang biết Biết và mọi thứ đang xảy ra, chuẩn hơn chứ, đúng không? Đúng không nhỉ? Đồng ý không? Biết đang biết Biết và các hình ảnh.

Nhưng mà các hình ảnh cũng là gì? Nên mình gọi là Biết đang biết Biết hoặc là Biết đang biết chính nó. Đấy, Biết nhận ra chính mình. Thiền chính là Biết nhận ra chính mình. Nhưng cái chính không phải chỉ là cái Biết đơn thuần mà là bao gồm toàn bộ nội dung của Biết. Đúng không? Hay mình nói cách khác dễ hiểu hơn này, Biết có hai phần, cái Biết ấy, chữ Biết viết hoa có hai phần.

Phần thứ nhất là cái sự biết thông thường này, sự biết mà con đang biết, đúng không?

Phần thứ hai là nội dung bên trong nó.

Nhưng nội dung bên trong nó cũng chính là Biết. Đấy.

Nên là chia hai phần thế thôi, nhưng bản chất nó là một, hiểu không? Khi mình nói về Biết viết hoa ấy thì đầu tiên nó chỉ là cái Biết đơn thuần này. Đây, ngồi đây có biết không?

Biết, đúng không? Nhưng, những cái hiện ra trong Biết này, nó là cái gì? Đây này, cũng chính là cái Biết này. Thì đấy là con có một nhận thức đúng về Biết. Còn người bình thường nói biết chỉ là biết đơn thuần thôi, chứ không nói về cái gì? Không hiểu rằng hiện ra trong Biết cũng là Biết. Hiểu khác nhau không? Khác nhau giữa có kiến với không có kiến ấy. Không có chánh kiến thì nói về, tôi biết gì thì dễ quá, biết là tôi đang biết đây này. Ờ, đúng rồi, không sai. Cái biết đấy không sai. Nhưng bạn quên mất một phần nữa của nó, là gì? Cái gì hiện ra trong Biết cũng chính là Biết. Phần đấy nếu bạn không biết gì về nó thì thế giới của bạn luôn luôn có hai nửa. Đấy, luôn tách làm đôi.

Mọi người hiểu không nhỉ? Đấy, khi mình nói biết, đúng rồi biết đơn thuần ngay bây giờ đây chính là cái Biết đấy, không gì khác cả. Nhưng cái nội dung mà bạn được biết ấy, cái được biết cũng chính là cái Biết này. Nhớ chưa? Đấy, nếu con có cái xác quyết đấy rồi, thì nó gọi là xác quyết trên một thứ. Còn nếu không là hai thứ rồi, đúng không? Có Biết và nội dung của Biết, hai cái khác nhau, hai thứ. Thì đâu gọi là xác quyết gì. Con cần xác quyết trên một thứ. Ờ đúng rồi, có nội dung của Biết đấy, có việc đấy, nhưng chỉ là Biết mà thôi.

Hay có một hình ảnh ẩn dụ, đó là những thứ hiện ra này là cái sự lấp lánh của Biết.

Hình dung được không? Những thứ hiện ra là lấp lánh của Biết. Cái Biết đấy nó không phải là một thứ trắng trơn, mà nó lấp lánh, hiện ra đủ thứ bên trên nó. Ví dụ như là hình ảnh, màu sắc, âm thanh. Sư phụ hay dùng từ tỏa chiếu đấy. Lấp lánh, tỏa chiếu của Biết, những thứ hiện ra này này.

Khi xác quyết được như vậy thì con mới hiểu thế nào là trạng thái của con luôn luôn là Biết biết Biết. Biết biết Biết là một trạng thái rất tự nhiên của con. Nó không phải là một cái gì xa lạ với con. Đúng không? Mà lúc nào đời sống của con, bản chất chẳng là Biết biết Biết. Có đúng không nhỉ? Có đúng là đời con lúc nào cũng là Biết biết Biết không?

Bản chất nhé, có thể con không nhận ra cái đấy, nhưng có phải lúc nào cũng Biết biết Biết không?

Từ ngày này sang tháng khác lúc nào cũng là Biết đang biết gì? Chính nó. Từ lúc này sang lúc khác, đúng không? Chẳng qua là con không nhớ ra cái đấy thôi. Con lại nhớ rằng là tôi đang biết thế giới, tôi đang nhìn thế giới. Khi đang ăn một bữa cơm, con nghĩ rằng là tôi đang ăn. Nhưng thực chất là cái Biết, đúng không? Nó đang gì? Đang biết, biết cái gì? Biết bữa ăn đấy, đúng không?

Biết ngon, biết ngọt, biết thơm, biết mặn, biết nhạt, nhưng mà, ngon, ngọt, thơm, mặn, nhạt nó là cái gì? Nó chính là Biết.

Nghĩa là dù con có đang tin rằng là tôi đang ngồi ăn cơm, thì bản chất vẫn là Biết đang biết chính nó. Như vậy, Biết đang biết chính nó là cái trạng thái thông thường của con, trạng thái thực sự của con. Có đúng không?

Đúng không? Đấy mới là trạng thái thực sự của con, còn cái trạng thái tôi đang ăn này, món này món kia, đấy là tưởng tượng của con. Chứ không phải là trạng thái thực sự của con.

Khi con ngồi đây, thì cái việc con đang ngồi trước mặt sư phụ, đó là tưởng tượng của con. Còn cái trạng thái thực sự của con là gì? Cái Biết, đúng không, đang biết gì?

Đang biết hình ảnh, âm thanh, màu sắc, v.v… Đúng không? Những cái đống hình ảnh, màu sắc ấy, nó là gì? Chính là Biết nên là trạng thái thực sự của con khi ngồi đây là gì? Biết đang biết chính nó. Thiền là con thâm nhập vào cái đấy, nên là, nói cách khác là con quay trở về. Vì con đang là cái sẵn rồi, chứ không phải là con đang là cái tôi đang ngồi đây, mà con đang là cái Biết biết cái Biết. Đúng không?

Vậy thiền chỉ là quay lại thôi, đúng không?

Nhớ ra cũng được. Trở về thôi, chứ không phải là tạo ra cái gì mới. Mọi người đồng ý không? Cái đoạn này quan trọng nha, cái này vẫn là kiến thôi, nhưng, nói chung kiến đã không được, kiến không có thì thiền không được đâu. Nên là sư phụ vẫn phải giảng rất kỹ. Khi con ngồi đây thì thông thường mà nói, con thấy gì? Con đang ngồi trên ghế. Phía trước là sư phụ và màn hình.

Đúng không? Nhưng đấy là tưởng tượng hay là sự thật. Tưởng tượng hay là sự thật? Đang tưởng tượng thôi.

Sự thật là gì? Cái Biết nó đang biết cái gì?

Đang biết đủ thứ đây, đúng không? Nhưng mà đủ thứ đây là cái gì? Lại là Biết, nên sự thật là Biết đang biết chính nó. Còn sự tưởng tượng là gì? Hay nói cách khác, ngày xưa mình dùng từ dán nhãn ấy, con dán cái nhãn là tôi ngồi đây nhìn sư phụ. Trong khi thực chất là Biết đang biết Biết. Vậy Biết đang biết Biết có phải là trạng thái thật sự của con không? Đúng không? Đấy, nó là trạng thái thật sự của con. Còn cái việc tôi ngồi đây nhìn sư phụ chỉ là ảo giác mà thôi.

Giống như khi con nằm mơ ấy, đúng không?

Khi con nằm mơ, thì con đi trên thảm cỏ, thì đó là ảo giác hay thật? Ảo giác. Trong mơ mà, làm gì có thật đâu. Còn thật sự là gì?

Thật sự đấy là mơ thôi. Con đang mơ, cùng một giấc mơ. Đúng không? Khi con nhìn vào mặt nước thấy trên đấy có mặt trăng và ngôi sao, thì ở đấy có mặt trăng và ngôi sao không? Đúng không? Trạng thái tưởng tượng là mặt trăng và ngôi sao. Còn trạng thái thật sự là gì? Là mặt nước.

Tương tự thế thôi, khi con nhìn vào sư phụ và các bạn ở đây, trạng thái tưởng tượng là tôi đang ngồi nhìn sư phụ và các bạn, còn trạng thái thật sự là gì? Biết đang biết Biết.

Đúng không? Biết đang biết chính nó. Như vậy, cái trạng thái Biết đang biết chính nó có gì mới không? Thật ra chẳng có gì mới cả, nó luôn thế, chẳng qua con gì? Không nhận ra.

Chuẩn không? Nghĩa là cái sự thật tuyệt đối ấy nó luôn ở đây chứ không phải là nó đi đâu xa cả. Cái trạng thái tuyệt đối nó luôn ở đây, không ở đâu xa cả, nhưng con lại gì?

Không nhận ra. Và khi con không nhận ra thì sao? Con sống ở đâu? Sống trong tưởng tượng thôi. Đúng không? Mà tưởng tượng sướng hay khổ? Ừ, đã ngồi đây rồi chắc là khổ đúng không? Hoặc là rất khổ, đúng không? Quá khổ là khác! Chẳng qua con không bao giờ nghĩ kỹ về đau khổ của mình thôi, nghĩ là thấy khổ ngay. Thế con đường thoát khỏi đau khổ là nhớ ra. Nhớ ra ừ không phải thế đâu. Không phải là tôi ngồi nhìn sư phụ phân vân đâu, mà đang gì, mà gì? Biết đang biết Biết. Đúng không?

Đúng chưa? Nếu con nhớ ra được thì ok.

Thì mọi việc rất ok. Rồi, giờ thiền nhé. Giờ bật nhạc các thứ đi. Sư phụ sẽ dẫn thiền, Sư phụ không ngồi đây nữa, sư phụ ngồi góc nào đó để đỡ phải nhìn sư phụ. Ai đi tè, đi tè hết đi nha. Tè cho nó thoải mái đi. Thiền 1 tiếng mà, mấy giờ rồi? 45 phút, đấy.

Add sư phụ vào group đi. Cái group đó, cần gì sư phụ gửi vào cho. Group Ở Yên à.

Âm thanh to rất tốt, vì con sẽ hòa tan vào không gian rất nhanh. Rồi, ok rồi.

Miễn là nghe lời sư phụ. Đúng không?

Nghe được không? (Thầy cười) Ai gửi bài Chỉ cây gậy vào người già chưa?

(Các bạn đi vệ sinh và ổn định chỗ ngồi trước khi Sư phụ dẫn thiền).

Thôi bắt đầu nhé. Mở rộng tầm mắt nhìn về phía trước đúng không? Mở rộng tầm mắt nhìn về phía trước.

Rồi, thân thể như núi. Ở cái tư thế nào mà con thấy thoải mái nhất, và vững chãi, đấy.

Thoải mái và vững chãi, khẩu như một người câm nên là đừng nói chuyện gì cả, mắt như đại dương. Con mở rộng tầm mắt, không chú tâm vào một vật bất kỳ nào hết. Tâm như bầu trời, tâm nghỉ ngơi không ràng buộc và rộng mở, không cố tình nghĩ về một điều gì hết. Không cố tình nghĩ về quá khứ, không cố tình nghĩ về tương lai, không cố tình nghĩ về một thứ gì đó trong hiện tại.

Hãy để tâm nhàn hạ nghỉ ngơi đừng ràng buộc tâm. Để nhận ra trạng thái Biết đang biết Biết con có thể nhắm mắt lại.

Mấy bạn nào mà nghe xong câu Biết đang biết Biết ấy hoặc là Biết biết Biết ấy, thấy luôn trạng thái ở đây thì không cần nhắm mắt, còn nếu không thì con hãy nhắm mắt lại. Khi con nhắm mắt lại thì có hai trạng thái hoặc là có suy nghĩ hoặc không có suy nghĩ. Nếu có suy nghĩ hay mình gọi là chuyển động thì hãy nhìn xem cái gì đang biết việc có suy nghĩ đó. Nếu không có suy nghĩ mình gọi là tĩnh lặng hãy nhìn xem cái gì đang biết sự tĩnh lặng đó, con sẽ nhận ra cái Biết tự nhiên ngay bây giờ và ở đây.

Cái Biết tự nhiên này không cần phải cố gắng biết mà vẫn đang biết. Biết tự nhiên này không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ cái gì con kinh nghiệm dù âm thanh có hay không vẫn biết, dù suy nghĩ có hay không vẫn biết. Cái Biết này rộng mở không bị cái gì giới hạn, trống không vì nó không làm bằng chất thể gì hết và sáng tỏ vì nó biết rõ mọi thứ. Hãy nhận ra cái Biết tự nhiên này hay là chữ Biết viết hoa mà sư phụ hay giảng. Hãy nhận ra Biết, bây giờ và ở đây. Cái Biết tự nhiên này có mặt trong mọi kinh nghiệm của con như một sự nhận biết rõ ràng và tự nhiên. Hãy để ý và nhận ra cái Biết này.

Những ai đang nhận ra cái Biết này giơ tay lên. (Các bạn giơ tay) Rồi. Hãy để ý xem cái gì đang Biết cái Biết này con sẽ thấy: chỉ có Sự nhận biết đang nhận ra chính nó.

Những ai nhận ra được Nhận Biết đang nhận ra chính nó giơ tay lên. (Các bạn giơ tay) Rồi. Đây là trạng thái tự nhiên của con:

Biết nhận ra chính mình. Bây giờ con hãy từ từ mở mắt ra. Tất cả những thứ hiện ra trong mắt của con, trong kinh nghiệm của con bao gồm cả âm thanh, tiếng sóng biển, lời sư phụ, bao gồm cả hình ảnh. Màn hình, biển, núi, căn phòng v.v.. đều là những ấn tượng giác quan hiện ra trong Biết và cũng chính là Biết. Con hãy xác quyết rằng tất cả những gì hiện ra trong Biết cũng chính là Biết và trạng thái hiện giờ chính là Biết đang biết chính mình. Sự Nhận biết đang biết chính mình, giống như trăng sao trên mặt biển chất liệu của nó chính là nước. Giống như hình trong gương dù muôn vàn sai biệt, chất liệu của nó cũng chính là gương. Giống như hình ảnh trong mơ dù rất thật và rõ ràng, chất liệu của nó chính là giấc mơ.

Tất cả những gì con đang cảm nhận, đang nghe đang nhìn đang nghĩ, kể cả các suy nghĩ chất liệu cũng chính là Biết. Khi con nhìn về phía trước thì cảm giác tôi đang nhìn cũng là một cảm giác hiện ra trong Biết và cũng chính là Biết. Hãy xác quyết rằng tất cả những gì hiện ra ở đây và bây giờ đều là một với Biết, đều có chất liệu là Biết và là một với Biết. Hãy xác quyết bằng tâm trí như vậy.

Cái gì đang biết sự hiện ra này đó chính là Biết. Sự hiện ra này được nhận biết bởi sự Nhận biết. Sự hiện ra này là cái gì? Cũng chính là Biết. Tất cả những thứ hiện ra trên mặt biển chính là mặt biển. Tất cả những thứ hiện ra trong gương cũng chính là mặt gương. Tất cả những thứ hiện ra ở đây cũng chính là Biết, khi nhận ra điều này con nhận ra rằng trạng thái thực sự của con chính là Biết đang biết chính mình.

Những bạn nào nhận ra được trạng thái Biết đang biết chính mình giơ tay lên. (Các bạn giơ tay) Rồi, những bạn nào chưa nhận ra hỏi câu hỏi sau.

Câu hỏi đầu tiên là “Cái gì đang biết sự hiện ra này?” Giống như lúc nhắm mắt thôi.

Hỏi cái gì đang biết chuyển động, cái gì đang biết tĩnh lặng thì bây giờ khi mở mắt, mình hỏi cái gì đang biết sự hiện ra này, mình thấy cái Biết tự nhiên. Cái sự Nhận biết tự nhiên không cần cố gắng vẫn đang biết ở đây và bây giờ, đấy. Cái sự Nhận biết tự nhiên đấy chính là cái Biết, đó là chữ đầu tiên trong ba chữ “Biết biết Biết”. Sự nhận biết tự nhiên đấy luôn luôn có mặt, không cần phải cố gắng. Sự nhận biết tự nhiên đấy nó không được làm bằng chất liệu gì hết, nó trống không. Tuy rằng trống không nhưng rất sáng tỏ rõ ràng. Đấy, con hãy nhận ra sự Nhận biết tự nhiên bây giờ và ở đây. Nó chính là sự biết thông thường của con, điều này không khó để nhận ra. Sau khi nhận ra sự Nhận biết này con hãy nhìn vào những cái được nhận biết. Nó là hình ảnh, nó là âm thanh, nó là suy nghĩ. Những thứ hiện ra này hiện ra rõ ràng trong Biết và chất liệu của chúng cũng chính là Biết. Giống như trăng sao trên mặt biển chất liệu là nước, hình ảnh trong gương chất liệu là gương, cây cối nhà cửa trong mơ chất liệu là giấc mơ.

Những thứ đang được biết này hiện ra rất rõ ràng và chúng có chung một chất liệu là Biết. Chúng là sự tỏa chiếu lấp lánh của Biết, chúng là ánh sáng tỏa ra từ Biết và vì vậy nên ở đây chỉ có một thứ duy nhất đó chính là Biết mà thôi. Cái Biết này vừa trống không, không được làm từ bất kỳ chất thể gì mà lại vừa lấp lánh tỏa ra vô số hình ảnh, âm thanh màu sắc. Vừa trống không vừa lấp lánh, đấy chính là cái Biết. Sự lấp lánh, sáng tỏ này của Biết không cản trở cái Biết vẫn hoạt động tự nhiên. Con hãy nhận ra trạng thái thực sự của mình, trạng thái lâu nay bị bỏ quên, đó là trạng thái Biết đang biết chính mình.

Những ai thấy được trạng thái Biết đang biết chính mình giơ tay sư phụ xem. (Các bạn giơ tay) Ừ, Biết đang biết chính mình, cứ giơ đi. Được rồi, tốt, bỏ xuống.

Tiếp tục ở trong trạng thái đó. Nếu ai nhắm mắt thì mở mắt ra. Biết đang biết chính mình. Mọi thứ hiện ra này chính là sự lấp lánh tỏa chiếu của Biết. Cái gì đang biết sự hiện ra này? Chính là Biết. Đây là trạng thái Biết đang biết chính mình. Hãy ở yên trong trạng thái này. Trạng thái này không cần phải cố gắng, đây là trạng thái tự nhiên của con. Tự nhiên vì nó vốn thế sẵn rồi không phải do con cố mà có. Vì thế đừng cố gắng gì khi ngồi đây, đừng cố làm một điều gì đặc biệt. Hãy tiếp tục mở rộng tầm mắt, không tập trung vào bất kỳ vật gì, không cố tình nghĩ về điều gì hãy để trạng thái Biết đang biết chính mình xảy ra một cách tự nhiên.

Khi con ở trong trạng thái tự nhiên này, trạng thái Biết đang Biết chính mình này có thể các suy nghĩ sẽ xuất hiện, đừng cố làm gì chúng, hãy để chúng tự đến rồi tự biến mất một cách tự nhiên. Trong trạng thái Biết tự Biết chính mình này, nghĩ hay không nghĩ là như nhau nên đừng lo lắng có nghĩ hay là không nghĩ, chỉ cần đừng cố tình nghĩ mà thôi. Khi suy nghĩ xuất hiện, hãy kệ nó, không làm gì nó cả, không cố gắng nghĩ thêm và không cố gắng ngăn chặn nó. Khi con thả lỏng với suy nghĩ con sẽ thấy rõ ràng suy nghĩ hiện ra, tự hiện ra rồi tự tan biến vào không gian của Biết. Suy nghĩ tự sinh ra trong không gian của Biết rồi sau đó tự biến mất vào không gian của Biết mà không gây cho con một chướng ngại gì. Vì thế đừng sợ và ngại nó, hãy tiếp tục nghỉ ngơi mở rộng tầm mắt và để mọi thứ tự đến, tự đi một cách tự nhiên.

Đừng cố gắng gì hết, khi con đã nhận ra trạng thái Biết tự Biết chính mình rồi thì trạng thái đó tự giải quyết mọi vấn đề, con không còn vai trò gì nữa sau khi đã nhận ra, hãy để nó tự nhiên. Hãy để mọi thứ đến và đi tự nhiên trong Biết, đừng cố làm gì cả, hãy nghỉ ngơi và để Biết tự làm việc của nó. Đấy gọi là ở yên trong Sự thật. Việc của con là nhận ra trạng thái Biết đang tự biết chính mình sau đó hãy để trạng thái đấy tự làm mọi điều, con không cần phải làm gì nữa.

Hãy tiếp tục ở yên trong trạng thái chân thật của con. Biết đang nhận ra chính mình, Biết đang biết chính mình.

Tiếp tục ở yên trong trạng thái Biết đang biết chính mình.

Những ai đang tiếp tục ở yên trong trạng thái Biết đang biết chính mình giơ tay sư phụ xem! (Các bạn giơ tay) Rồi, những ai không như vậy thì hãy quay lại từ đầu. Lại hỏi xem cái gì đang biết chuyển động, nhìn xem cái gì đang biết chuyển động? Nếu thấy tĩnh lặng thì cái gì đang biết tĩnh lặng? Con sẽ nhận ra cái Biết tự nhiên, không phải cố gắng mà vẫn đang biết. Tự nhiên, tự động xảy ra, luôn ở bên con từ lúc sinh ra đến giờ, không bao giờ đi mất và không cần cố gắng gì. Hãy nhận ra sự trống không của cái Biết này, nó không được làm bằng chất thể gì, không có vật gì bên trong. Hãy nhận ra sự sáng tỏ rõ ràng của cái Biết này, trống không nhưng biết rõ ràng, lúc nào cũng rõ ràng. Hãy nhận ra Biết, ngôi nhà thật sự của con ngay bây giờ và ở đây, đó là sự nhận biết tự nhiên có mặt trong mọi kinh nghiệm nhưng không hề bị ảnh hưởng bởi bất kỳ kinh nghiệm nào. Đấy chính là cái Biết mà sư phụ vẫn giảng từ xưa đến nay, trống không và sáng tỏ, luôn luôn biết mọi thứ.

Sau khi con nhận ra cái biết này hãy hỏi xem cái gì đang biết cái Biết này? Con sẽ nhận ra rằng không có tôi nào hết, chỉ có mỗi cái Biết đang biết chính mình, cái Biết đang biết cái Biết. Và một cách tự động, không bởi sự nỗ lực nào hết. Sau đó con sẽ tự hỏi thế những cái hiện ra ở đây là cái gì?

Con sẽ thấy những thứ hiện ra ở đây là hình ảnh, màu sắc, âm thanh, suy nghĩ, cảm giác thân thể đều là những ấn tượng giác quan hiện ra trong Biết. Chất liệu của chúng là gì?

Chính là Biết. Con hãy xác quyết rằng những gì hiện ra trong Biết cũng chính là Biết. Sau khi xác quyết như vậy con sẽ thấy rằng Biết nó không chỉ có trống không, nó không chỉ có sáng tỏ rõ ràng mà nó còn lấp lánh. Nó còn biểu diễn ra vô số hình ảnh, màu sắc, âm thanh. Hình ảnh, màu sắc, âm thanh suy nghĩ là sự lấp lánh của Biết. Giống như trăng sao trên mặt nước chính là nước, hình ảnh trong gương chính là mặt gương. Những gì hiện ra ở đây và bây giờ ở trong Biết cũng chính là Biết.

Khi đó con sẽ nhận ra trạng thái thật sự của con đó là Biết đang biết chính mình.

Tiếp tục ở yên trong trạng thái này, nếu suy nghĩ hiện ra con không cần làm gì cả, không cần dừng suy nghĩ lại và cũng đừng cố tình nghĩ theo, hãy để chúng tự đến rồi tự đi trong Biết.

Hãy để mọi kinh nghiệm giác quan tự đến rồi tự đi trong Biết, con sẽ thấy con không cần phải làm gì hết, trạng thái Biết đang tự biết chính mình vẫn tiếp tục ở đây và bây giờ. Mỗi giây phút ở yên như vậy con chính là Phật. Không có một trạng thái nào khác cao siêu hơn trạng thái Biết đang biết chính mình, đấy là trạng thái thật sự của con. Đấy, hãy tiếp tục như vậy cho đến khi chuông đồng hồ reo lên báo hiệu hết giờ.