Bí kíp Mọi thứ luôn hoàn hảo

Minh Loan: Dạ con xin chia sẻ bài học của con là, con thấy đây là lần đầu tiên mà trước mặt Sư phụ mà con cảm thấy con nói được tròn câu, tròn chữ (bạn cười).

Sư phụ Trong Suốt: Trước đây thì sao?

Minh Loan: Dạ trước đây một là lắp bắp, hai là có một cái sự nói không ra câu ra chữ hoặc hắn nghẹn ở trong cổ nó chẳng đi, hắn không ra được một câu luôn. Nói chung là, hoặc là chỉ là những cái cảm xúc dâng trào lên hắn chặn lại mọi thứ, hắn không dám nói ra một cái gì hết. Thì con thấy nó không có tự phá ra được một cái gì hết. Con thấy đây là lần đầu tiên mà con cảm giác là làm theo cái điều mà Sư phụ nói ấy là mình thấy dễ nhất. Đó là chỉ cần tự tin, tự tin về cái mặt là trực giác chứ không phải là về lý trí. Tại vì trước đây con thấy mình làm cái gì cũng quá lý trí và nghĩ là mình có thể kiểm soát được. Nhưng mà trong tối hôm nay thì lúc mà con được cầm micro và nói theo cái trực giác của mình ấy, thì thấy là mình đang không kiểm soát một cái gì hết.

Tại vì tất cả những cái đó nó chỉ là bắn ra như vậy thôi. Và con không có phải là người đang suy nghĩ, hay là có một cái suy nghĩ gì đó chạy nữa. Mà con thấy hắn chỉ là một cái gì đó nó được tung ra một cách rất là tự nhiên, chứ không phải là suy nghĩ, hay là phải là như thế này, như thế kia. Tại vì hồi trước con hay như thế này, như thế kia quá nên là cứ mỗi lần gặp Sư phụ là không bao giờ dám nói hay là mở miệng một câu nào luôn.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Minh Loan: Tại vì rất là sợ Sư phụ luôn mà không hiểu là sợ cái gì hết (bạn cười).

Sư phụ Trong Suốt: Cứ bình thường thôi.

Con, tất cả các con hãy nhớ là gì, các con phải nhớ một công thức rất căn bản, công thức căn bản sẽ giúp con rất nhiều trên con đường tu hành. Khi con sợ, sợ là một cảm giác thôi, cảm xúc tiêu cực, khi con căng thẳng. Căng thẳng đúng không? Sợ, giận, đấy, những cảm xúc tiêu cực ấy, cảm xúc mà con thấy là bất ổn ấy thì ở bên dưới là con sợ một kết quả tiêu cực nào đó. Khi con giận, khi con lo, khi con buồn, khi con căng thẳng, khi con stress là con đang sợ một cái kết quả tiêu cực nào đó. Đấy! Khi trước mặt sư phụ mà con nói không ra lời, ở đấy con sợ một kết quả tiêu cực nào đó. Đúng không?

Minh Loan: Dạ, rất sợ luôn.

Sư phụ Trong Suốt: Đây là bài học chung cho các con đấy.

Hôm trước, có bạn nào rút được câu là "Muốn giác ngộ thì phải là chuyên gia về bên trong". Bên trong, chuyên gia về bên trong chỉ là những cái sư phụ đang nói này. Nghĩa là con có những cái hiểu biết, thấu hiểu bên trong. Đấy, con tự kiểm tra có đúng không?

Đúng khi căng thẳng, khi bị stress, khi lo lắng, khi giận giữ có phải là vì mình đang sợ một kết quả tiêu cực không?

Minh Loan: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng không? Mình đang sợ một kết quả tiêu cực nào đó xảy ra. Con tức con của con vì con sợ một kết quả tiêu cực xảy ra với nó hoặc xảy ra với con. Con, trước mặt sư phụ lắp bắp vì con sợ một kết quả tiêu cực nào đó xảy ra với con. Đúng không? Sư phụ cười chê mình, đúng không?

Các bạn cười chê, vân vân. Như vậy là bên trong con ấy, khi mà cảm giác tiêu cực nổi lên thì mình thấu hiểu nó ngay. Nếu mà nhớ được công thức này ấy, con thấu hiểu tất cả các cảm giác tiêu cực của con luôn. Tất cả các cảm giác tiêu cực đều đến từ sợ hết. Đấy, còn các con gọi bằng rất nhiều tên đúng không? Gọi là giận, sân hận, gọi là kiêu ngạo, ghen tị. Nhiều lúc mà con thấy bắt đầu sợ hãi, bắt đầu thấy tiêu cực là vì bên dưới con có một nỗi sợ một cái kết quả tiêu cực nào đó. Đấy, thì khi con sợ kết quả tiêu cực đấy.

Có rất nhiều cách để giải quyết. Như cách rất đơn giản và dễ là gì, là cho nó xảy ra. Đúng không? Cho xảy ra vì bất kỳ lý do gì. Vì nó là biểu diễn của Biết, vì con không thể điều khiển được, vì nó là bông hoa đẹp, vì bất kỳ cái gì cũng được, nhưng mà đầu tiên là cho nó xảy ra. Vì khi con cho nó xảy ra ấy, thì con mới thấy bản chất của nó. Còn nếu mà đánh nhau với nó thì nó thành thật, nó thành cái rất nguy hiểm. Còn nỗi sợ khi được xảy ra rồi thì nó chỉ còn là nỗi sợ thuần túy, một cảm xúc nổi lên trong Biết. Đúng chưa?

Thế nên là ngày xưa, khi sư phụ dạy con rất nhiều cách khác nhau để giải quyết nỗi sợ thì dạy con là phải chuyển hóa này, phải nọ kia. Nhưng khi con biết pháp Biết này rồi thì không dạy kiểu đấy nữa. Sư phụ dạy con rằng là cho nó xảy ra. Nhưng mà xảy ra trong sự thấu hiểu, không phải trong sự không hiểu biết, mà là rất hiểu biết.

Hiểu biết ở hai góc độ là gì? Một là mình đang sợ một kết quả tiêu cực nào đó, vậy xem nó là cái gì? Cứ để sợ xảy ra đi, nhưng mình xem, xem tới cuối cùng là cái lo cũng được, hay là bất kỳ căng thẳng nào xảy ra đi, thì ở dưới nó là mình đang sợ một kết quả tiêu cực gì? Đúng không? Nỗi sợ mất tiền, mất danh dự, mất vân vân. Đấy, đấy là một loại thấu hiểu, thấu hiểu rất là căn bản, hiểu tâm của mình. Nhưng không phải ở đây ai cũng hiểu điều đấy đâu. Nhiều khi con sợ mà không biết tại sao con sợ luôn. Con lo không biết tại sao lo, con stress không biết tại sao stress, đúng không? Nhất là khi mình cứ trong lòng cứ nặng nề, không thoải mái nhưng không biết tại sao cả, thì bây giờ mình có công thức của sư phụ nói rồi. Con đang sợ một kết quả tiêu cực xảy ra và xem nó là sợ kết quả tiêu cực gì. Có phải là nỗi sợ này nó làm con thành hiểu biết hơn không?

Con không cần diệt nó mà con vẫn hiểu biết hơn. Đúng không? Không cần xử lý nỗi sợ mà con hiểu biết hơn. Đấy là một. Đấy!

Thế sau khi con đã nhận ra điều ấy rồi, nhận ra được cái điều mà sư phụ vừa nói ấy, là: à hóa ra mình sợ cái điều này, điều kia ấy, thì lúc đấy có nhiều cách giải quyết. Cách giải quyết đơn giản nhất là mình hiểu rằng tất cả mọi thứ đều là biểu diễn của Biết, đúng không? Tối qua giảng rồi đấy. Vì thế nó hoàn hảo, chẳng vấn đề gì, đúng không? Kể cả nỗi sợ, kể cả chết chóc, kể cả mình có bị sao đi nữa thì biểu diễn của Biết, nó vẫn luôn hoàn hảo, luôn ổn. Đấy là một cách, còn một cái câu thần chú hôm nay sư phụ nói đấy.

Các con hãy nhớ câu thần chú “ mọi thứ đều đang hoàn hảo", hoặc "mọi thứ luôn hoàn hảo", đúng không? Tiếng Việt là gì? Mọi thứ hoàn hảo, đúng không? Đấy, thần chú đấy, nhớ thôi. Khi đấy con nhớ ra thì con nhớ tất cả mọi thứ, nhớ về Biết, nhớ về tất cả những thứ mà lâu nay con được học, câu thần chú đấy nhắc con về tất cả thứ con được học. Vì logic mà nói ấy thì không thể mọi thứ hoàn hảo được. Về logic mà nói ấy, chết làm sao hoàn hảo được, đúng không? Mất tiền, mất bạc, bị hại, sao mà hoàn hảo. Thế cái gì luôn hoàn hảo bây giờ? Cái biểu diễn của Biết luôn hoàn hảo. Đúng không? Với cái biểu diễn, với cái Biết ấy, thì mọi thứ hoàn hảo.

Khi con nhắc mọi thứ luôn hoàn hảo chính là con trở về với việc con là Biết. Còn cái tôi làm sao mà đồng ý được. Cái tôi làm sao đồng ý nổi mọi thứ luôn hoàn hảo được, đúng không? Động vào tôi một cái xem hoàn hảo được không? Không! Đấy, thế thì con, công thức ngày hôm nay sư phụ dạy con, con thấy áp dụng được trong mọi chuyện, trong mọi cảm xúc tiêu cực.

Một là mình thấu hiểu thêm là, à thế mình đang sợ cái gì, mình đang sợ một kết quả xấu, một kết quả xấu gì. Đúng không?

Đấy, nhớ là tiêu cực tức là mình đang sợ một kết quả xấu, vậy kiểm tra xem là sợ cái gì?

Hai là cho nó xảy ra, chả sao hết. Cho nó xảy ra, không đánh nhau với cái nỗi sợ ấy, cho nó xảy ra. Để nhận ra rằng nó chỉ là biểu diễn của Biết thôi.

Thứ ba là nhắc mình một câu là gì.

Nghĩa là mọi thứ đều luôn hoàn hảo. Mọi thứ luôn hoàn hảo thì lúc đó mình tự nhớ ra mình là ai hoặc là mình nhớ ra sự thật nó là cái gì. Đấy, lý do mọi thứ luôn hoàn hảo, tại sao nó lại giá trị? Vì nó làm cho mình nhớ ra sự thật, đúng không?

Ở đây ai chẳng có nỗi lo, đúng không?

Đấy, thế khi mình có nỗi lo ấy thì đấy, ba bước đấy, mình tạm gọi là ba bước. Bước một là mình kệ nó thôi, cho nó xảy ra, chứ không phải đi theo nỗi lo, không phải là làm gì hết lo, mà bây giờ để kệ, để xảy ra đã.

Đúng không? Sau đó mình xem xem là, thế mình đang sợ cái gì? Mình đang sợ cái cụ thể gì đấy? Mình đang sợ một kết quả xấu, vậy cụ thể nó là cái gì? Mất tiền, mất bạc, mất danh dự, mất tình yêu, mất sức khỏe hay vân vân, đấy là cái thứ hai. Cái thứ ba là gì? À nhưng mà mọi thứ hoàn hảo cơ mà, đúng không?

Sau khi con biết là mình sợ cái gì thì mình nhớ là mọi thứ luôn hoàn hảo. Ơ thế mọi thứ luôn hoản hảo thì kể cả cái mình sợ nó xảy ra ấy, thì nó là biểu diễn của Biết, nó hoàn hảo ở góc độ đấy. Thế có phải là con vừa cho phép nỗi sợ xảy ra mà con lại thực ra thoát khỏi nỗi sợ không? Con vẫn cho phép sợ xảy ra mà con vẫn thoát khỏi nỗi sợ, vì con nhớ sự thật. Sự thật căn bản, đấy là sự biểu diễn của Biết. Đấy, thì giả sử bây giờ, sau này con sẽ tự trả lời cái câu là: con không biết tại sao lúc đấy con lại lắp bắp.

Minh Loan: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng không? Không biết tại sao cứ trước mặt sư phụ là con lại lo.

À tại sao?

Minh Loan: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Con lo là vì sao?

Minh Loan: Con sợ.

Sư phụ Trong Suốt: Con sợ một kết quả xấu, công thức căn bản thế đã. Còn kết quả xấu là gì mình đi vào mình tìm. Nhưng mà cái công thức là phải nhớ đã chứ, không thì làm sao mình biết được, đúng không? Nếu không biết công thức đấy thì mình loay hoay đánh nhau với nỗi sợ thôi. Đánh nhau, đánh nhau, đè nó xuống, nhấn nó lên, đè nó xuống, đúng không? Vượt qua nó làm thế nào bây giờ, đúng không? Chứ mình không hiểu nó.

Còn cái sư phụ nói là làm con thấu hiểu nó, cả mặt tương đối và tuyệt đối. Mặt tương đối là con căng thẳng, con bồi hồi, lo lắng là vì con sợ một kết quả xấu, thế con tìm xem kết quả xấu là cái gì? Nhưng mà tuyệt đối, thì cái sợ đấy là biểu diễn của Biết. Nỗi sợ đấy chẳng vấn đề gì, không cần giải quyết, cứ để nó xảy ra thôi. Đấy như con hiểu được nó cả tương đối, tuyệt đối đúng không? Con là chuyên gia về thế giới bên trong. Đấy con nhớ bài ngày hôm nay xem các con kiểu gì cũng gặp lo lắng. Sẽ còn gặp nhiều chuyện lắm, đúng không? Làm sao hết, đời làm sao hết được, đúng không? Đời sao hết nỗi lo được. Đấy thế thì nhớ thôi.

Minh Loan: Cái chính là mình có nhận ra cái nỗi sợ ấy không.

Sư phụ Trong Suốt: Mình nhận ra nỗi sợ nhưng mà nhận ra xem nó đến từ cái lo gì, mình đang sợ một kết quả xấu nào, cụ thể là cái nào? Thì mới thấu hiểu chứ. Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn thì sẽ buồn mãi đúng không? Tôi buồn tôi hiểu rõ là tôi buồn vì tôi sợ kết quả xấu này.

"Hôm nay trời nhẹ lên cao, Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn" Bạn buồn vì bạn đang sợ một kết quả xấu sẽ xảy ra. Vậy khi mà trời nhẹ lên cao, bạn buồn, thay vì việc là bạn làm thơ, xong vẫn không hiểu đúng không? Bạn hãy làm ơn ngồi xuống và xem là bạn sợ kết quả xấu gì xảy ra. Bạn không cần giải quyết, không phải xử lý nỗi buồn đấy, vì nỗi buồn đấy chẳng có tội gì hết, bạn thấu hiểu nó đã. Thấu hiểu về tương đối là xem bạn sợ cái gì xấu xảy ra?

Hiểu về tuyệt đối là gì? Là nó là biểu diễn của Biết, có gì đâu mà kinh khủng, đúng không?

Sau đấy thì nỗi buồn vẫn ở đấy, nỗi sợ vẫn ở đấy, tại vì bạn chưa thực sự hiểu nó ở góc độ kinh nghiệm bạn mới hiểu nó về lý thuyết, lý thuyết thôi. Vậy khi đấy bạn phải nhắc xem, bạn thử nhắc mình xem là thế, nhắc một câu đấy, câu nào cũng được. Nhưng câu mà Sư phụ vừa dạy các con là câu gì, "mọi thứ luôn hoàn hảo". Khi mình nhắc như vậy thì mình chuyển từ góc độ cái tôi sang góc độ cái Biết vì cái tôi không thể nào chấp nhận được cái "mọi thứ luôn hoàn hảo" đâu. Nói cho vui thôi. Khi mà mọi thứ luôn động vào đời cái tôi này ấy, thì làm sao nó hoàn hảo được, đúng không? Đúng không?

Minh Loan: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ví dụ như là thảm họa cháy rừng ở Châu Phi là hoàn hảo. Nhà mình cháy, rất khó hoàn hảo đúng không? Thậm chí điện thoại mình cháy là khó hiểu hoàn hảo lắm rồi đúng không? Tốn bao tiền xong là cháy, chẳng hoàn hảo nữa. Thế nên là gì?

Nếu có một cái tôi thì không thể nào đồng ý nổi câu "mọi thứ luôn hoàn hảo", nó chỉ đến một phần nhất định thôi, đến đoạn nhất định nó không đồng ý nổi nữa. Ở góc độ cái Biết thì nó luôn luôn thấy điều đấy, mọi thứ là những ảo ảnh hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, rất đẹp và long lanh, luôn hoàn hảo. Nó không vấn đề gì hết. Nếu có vấn đề thì vấn đề cũng là biểu diễn của Biết nốt, cũng là long lanh nốt. Vì thế là mọi thứ luôn hoàn hảo ở góc độ của Biết. Khi con nhắc rằng mọi thứ luôn hoàn hảo, con buộc phải quay về cái góc độ của người nhìn là ai. Ai là người có thể hoặc cái gì có thể thấy được mọi thứ luôn hoàn hảo. Đúng chưa?

Thế thì, khi con hiểu cái bài ngày hôm nay ấy, thì con bắt đầu không muốn giải quyết cái đống lo buồn ấy nữa vì có gì đáng sợ đâu. Cái đáng sợ là sự ngu dốt của chính mình về nó. Nó không đáng sợ nhưng mình dốt, mình dốt nát về nó, mình sợ. Nó đến mình không hiểu gì cả, mình tìm cách loay hoay xoay chuyển nó thì mình sợ. Đấy là cái đáng sợ, chứ còn nỗi buồn nó không đáng sợ, nỗi lo không đáng sợ, cơn giận nó không đáng sợ. Giận trong hiểu biết thì không đáng sợ, giận trong vô minh mới là đáng sợ. Lo trong hiểu biết thì không đáng sợ, trong hiểu biết thì nghiệp nó đến mà. Khi con lo trong hiểu biết thì một cách tương đối con hiểu là nghiệp nó đến thì lo thôi, Biết biểu diễn thì lo thôi. Hiểu cách nào cũng được. Hoặc là nghiệp đến hoặc là Biết biểu diễn cũng được, hoặc là sách trời đã viết thế thì lo, đến ngày lo thì phải lo thôi. Nhưng bây giờ có một hiểu biết lớn, là cái sư phụ vừa nói xong.

Một là gì? Về tương đối, cái nỗi buồn này, nỗi lo này đến từ việc là mình sợ một kết quả xấu. Vậy thì thay việc mình đánh nhau với nó, mình nhìn rõ xem kết quả xấu mình sợ là gì, mình thấu hiểu nó ở góc độ tương đối. Rõ chưa?

Đấy, những ai nhanh tay ghi lại. Nhanh tay ghi lại lúc nào gửi lên group cho các bạn thôi. Các bạn nãy giờ không nói nhưng bắt đầu từ lúc bạn Minh Loan phát biểu ấy, thì có thể cắt ra, cắt ra để gửi lên trên. Ừ cắt ra, không cần ghi lại cũng được. Cắt ra gửi lên mạng cũng được. Nó chỉ có mấy điều thôi: một là mình thấu hiểu nó. Khi lo buồn đến, thấu hiểu nó. Và tương đối là gì? Mình lo, mình buồn, mình giận dỗi, mình stress là vì mình đang sợ. Mình đang sợ cái gì? Mình đang sợ một kết quả xấu. Các con ngồi đây mà lo ấy, giả sử đang ngồi ví dụ mà lo gì đó chắc chắn là con đang sợ kết quả xấu sẽ xảy ra với con. Đúng không? Ngày mai, Mai Vũ đâu rồi?

Mai Vũ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Mười một giờ có kết quả chưa?

Mai Vũ: Vẫn chưa thấy báo thì chắc là đời nở hoa ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, nếu có chuyện thì nó đã báo béng rồi còn đâu, đúng không?

Không có gì thì mới không báo chứ. Thế nhưng nếu có lo thì sao? Là chính là lo kết quả xấu đấy. Nếu ngồi đây hồi hộp, ví dụ vẫn hồi hộp. Mai Vũ chắc không hồi hộp đâu nhỉ?

Mai Vũ: Cũng chẳng hồi hộp lắm ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, nhưng giả sử hồi hộp thì sao? Giả sử nếu Mai Vũ hồi hộp, nghĩa là gì?

Mai Vũ: Vì con sợ bị ở lại đây.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi, vì mình sợ một cái kết quả xấu. Vậy mình nhìn rõ xem là kết quả xấu mình sợ nó là cái gì. Hiểu không?

Hiểu ví dụ rõ chưa? Thấy ngay là gì, sợ ở lại đây đúng không? Sợ bị giam giữ ở đây quanh năm, đúng không? Chung thân ở đây. Thì làm sao mà gì? Gặp gỡ, giao lưu với thế giới được, đúng không? (Mọi người cười) Đúng không? Thế thôi.

Cái mình sợ là không giao lưu được đúng không? Đấy, ví dụ thế, ví dụ thôi, đấy.

Hiểu không nhỉ? Như vậy có phải con đã thấu hiểu cái nỗi lo, cái nỗi sợ của con một cách tương đối thấu hiểu rồi đúng không? Đúng không?

Còn tuyệt đối thì mình lại hiểu rằng, thì nó có là cái gì đâu ngoài biểu diễn của Biết.

Đúng không? Đúng không nhỉ? Thế thôi, đơn giản, tuyệt đối đơn giản là biểu diễn của Biết. Xong. À hóa ra Biết biểu diễn cảnh một người con gái đang sợ cái gì đó. Đấy, đúng không? Thì có phải tương đối, tuyệt đối con đều hiểu không? Đấy là bước đầu tiên đấy.

Con hiểu nó cả tương đối lẫn tuyệt đối. Mà hiểu nó rồi thì để yên nó xảy ra thôi, con làm gì nó nữa. Hiểu nó chỉ thế thôi thì làm gì nó nữa? Đúng không?

Hoặc là có hai bước đấy để nó xảy ra trước rồi con hiểu nó sau, cũng được. Nhưng hai cái bước một, bước hai có thể trao đổi chỗ cho nhau cũng được. Con có thể để xảy ra trước rồi hiểu nó sau hoặc là hiểu nó trước rồi để nó xảy ra sau, cả hai đều ok. Cả hai đều dẫn đến thấu hiểu hết mà không sửa nó gì hết. Đúng không? Con hiểu, con không sửa. Đấy như bước một, bước hai ở chỗ đấy, nó hiểu nhưng không cần sửa. Càng hiểu thì chẳng thấy sửa, cần sửa những thứ đấy nữa, khi con càng hiểu con chẳng thấy sửa gì hết.

Đấy, thế bước ba con mới nhắc một câu thần chú: "mọi thứ luôn hoàn hảo". Nhắc để làm gì? Nhắc để con nhớ rằng là sự thật nó là cái gì? Hoặc con là ai? Đây là một cách gián tiếp để nhắc.

Khi mọi thứ hoàn hảo thì mình thấy là cái tôi nó không chấp nhận chuyện đấy được, chỉ cái gì mới thấy mọi thứ hoàn hảo thôi? Mình sẽ quay về cái đấy, đúng không?

Thì mọi thứ hoàn hảo, nhắc câu đấy để nhớ rằng gì, thế thực ra nó là cái gì? À hóa ra nó là biểu diễn của Biết thôi, hoàn hảo quá còn gì nữa. Hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, cái mình sợ ấy! Khi nhắc mọi thứ hoàn hảo nghĩa là mình nhắc rằng cái mình sợ luôn hoàn hảo. Hiểu không nhỉ? Nó nhắc mình rằng, cái mình đang sợ, nếu mà mình sợ cái kết quả xấu ấy, nó hoàn hảo. Nếu nó xảy ra thì nó hoàn hảo, nó không xảy ra thì thôi đúng không? Mà nếu xảy ra thì nó hoàn hảo có gì đâu. Đấy, ý là thế. Khi mình nhắc mọi thứ hoàn hảo nghĩa là mình nhắc cái kết quả xấu mình sợ ở bước trước ấy, nó hoàn hảo.

Nếu nó không xảy ra hoặc là nó có xảy ra thì nó đều hoàn hảo. Thế tại sao, tự dưng mình đặt ra câu hỏi tại sao nó hoàn hảo nhỉ? Vì nó là biểu diễn của Biết đúng không? Và vì con không phải là cái người bị chịu cái đấy.

Chỉ cần nhớ như vậy thì con trở về, quay về sự thật, con quay về cái trạng thái của sự thật. Các con, tất cả cái sư phụ giảng đều không phải là đều không phải không hiểu, nhưng nếu có gặp chuyện mà quên thì nó chỉ là do quên, đúng không? Nếu gặp chuyện mà tự nhiên cứ rối loạn cả lên là do quên. Đấy, thế thì cái nhắc này làm con nhớ lại, a thực ra chỉ thế thôi có gì đâu. Ngày mai ...

Các bạn: Dù có ra sao nữa Sư phụ Trong Suốt: Dù có ra sao nữa. Dù có ra sao ...

Các bạn: Cũng để xem.

Sư phụ Trong Suốt: Cũng chấm chấm, đúng không?

Tóm lại là chẳng sao. Thì đấy là cách mà các con đi vào trong đời, tiến bộ bằng cách sư phụ vừa nói. Cách vừa xong sư phụ nói là cách để con tiến bộ trong đời. Dần dần khi con quen rồi thì con bắt đầu mặc định, phản ứng mặc định của con là không chống lại luôn. Nghĩa là khi lo, khi giận, lúc ấy không chống lại, mặc định luôn cứ để cho nó xảy ra.

Quen mà, làm năm lần bảy lượt rồi quen.

Thứ hai là con nhanh chóng sẽ tìm được là mình biết ngay là mình sân giận cái gì đó rồi, kết quả xấu gì rồi. Trước đây là mình mông lung, không hiểu sao tôi lại buồn thế, tôi bồn chồn thế nhỉ, đúng không? Ở đây có ai bao giờ bồn chồn không?

Các bạn: Có ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Không hiểu sao trong lòng hồi hộp thế nhỉ? Câu hỏi không hiểu sao nhưng mà đơn giản đấy, công thức rồi. Bạn không phải là không hiểu sao mà bạn đang sợ một cái điều gì, kết quả xấu gì đó xảy ra.

Bạn hãy tìm nó là cái gì đi, chứ ngồi đây mà chống nhau, đánh nhau bồn chồn đánh được không?

Đấy! Hiểu không? Thế thôi. Đấy, trước khi về Hà Nội cho con một bí kíp. Bí kíp này chưa dạy ở Hà Nội đâu. Đấy, cho con bí kíp để áp dụng trong cuộc đời nhé.

Theo sư phụ là rất quan trọng cho những người vào đời. Vào đời lo nhiều, bồn chồn lo lắng đúng không, căng thẳng nhiều. Nếu không có bí kíp này thì con cứ gọi là đánh vật với nó thôi. Còn có bí kíp này thì con, nhờ nó mà con tiến bộ. Hay Vũ Trang mà đi làm ăn kinh doanh thì cũng cần nhiều đúng không?

Công nghệ vừa xong dạy ở Hà Nội chưa?

Vũ Trang: Chưa ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy, những người làm ăn kinh doanh, những người nói chung phải đối diện với cả giải quyết vấn đề của thế giới này, kiểu gì cũng gặp chuyện lo lắng, bồn chồn, căng thẳng, stress đúng không? Nhiều khi mình chẳng biết tại sao mình, trong lòng mình nóng như lửa. Đấy, không biết tại sao luôn. Hiểu không?

Minh Loan: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy, tại sao bố người yêu gọi đến bảo cháu, cháu có cưới con bác không? Lại bảo là: "Bác hỏi anh ấy đi". Đúng không?

Nếu mình tự tin, đúng không? Gọi là cháu thích thì cháu cưới, không thích thì thôi. Nói thế hẳn bác nghe, đúng thật mà.

Đúng không nhỉ? Sự thật là cháu thích cháu sẽ cưới, không thích thì thôi. Tại sao đá bóng sang chân người khác. Bởi do mình bồn chồn. À mình sợ một kết quả xấu đúng không? Đấy, đúng bài đấy. Kiểu gì cũng xảy ra nếu mà mình trả lời thẳng quá.

Đấy, thế thì có thể bố người yêu sẽ phản ánh người yêu và người yêu mình sẽ nhìn mình bằng con mắt khác. Đấy, ví dụ thế.

Đúng không? Anh ấy sẽ nhìn bằng con mắt khác. Thế là hóa ra mình bồn chồn, mình lo lắng vì mình sợ một kết quả xấu xảy ra. Đúng chưa? Thế nhưng kết quả xấu đấy nó có hoàn hảo không? Thì mình thấy nó hoàn hảo. Ở góc độ cái tôi nó không hoàn hảo vì là người yêu mình bỏ mình sao mà hoàn hảo, người yêu mình đánh giá mình thấp sao hoàn hảo, ở góc độ cái Biết nó hoàn hảo, trong cái Biết có một bức tranh đúng không?

Cảnh một chàng trai ghét một cô gái, biểu diễn của Biết có gì đâu. Khi con nhắc rằng mọi thứ luôn hoàn hảo thì tự nhiên con phải nhớ ra con là ai? Hay là trong phim Ba chàng ngốc đúng không? Mọi thứ đều ổn đấy, đúng không? Mọi thứ đều ok đấy, mọi thứ đều ok là cách nói nhẹ hơn của mọi thứ đều hoàn hảo, hoàn hảo làm con buộc phải nhớ ra mình là ai, buộc phải nhớ ra đây là cái gì?

Mọi thứ đều ok thì nhiều khi con lại AQ nhưng hoàn hảo hơn ok hiểu không? Mọi thứ hoàn hảo nó buộc phải nhớ ra vì chỉ Biết mới thấy mọi thứ luôn hoàn hảo thôi.

Đấy nên là trong cái phim ba chàng ngốc thì ông nhân vật chính được học câu là mọi thứ luôn hoàn hảo, mọi thứ luôn ok, mọi thứ đều ổn. Đấy! Còn trong phim nhiều chàng ngốc đúng không? Nhiều chàng, nàng ngốc thì đúng không? Học được câu là gì?

Nhiều ngốc hơn thì câu phải xịn hơn, hiểu không? Ở đấy 3 người ngốc thôi, đây là 20 người ngốc thì nó phải, 20 chàng, nàng ngốc thì nó phải ra câu hay hơn chứ đúng không?

Mọi thứ luôn hoàn hảo, nhắc đấy con sẽ bình tâm trở lại, chắc chắn đấy, khi mà con đang bồn chồn bối rối, hôm nào về test đi, sau hôm nay có thể về kiểm tra, đúng không?

Bồn chồn, bối rối thì nhắc câu đấy xem, thậm chí biến thành câu thần chú hằng ngày ý, hằng ngày cứ nhắc hằng chục lần ý, thần chú mới hôm nay sư phụ viết ý, biến thành câu thần chú hằng ngày của bạn. Đấy! Mọi thứ luôn hoàn hảo, thần chú mới xem nhé.

Xem đời con có đổi không? Theo sư phụ nghĩ thần chú sẽ làm đổi đời con, đấy! Vì nó làm cho con ấn tượng rất mạnh rằng thực ra thế giới nó là cái gì? Nếu không có thần chú đấy thì con quên mất, con cho thế giới là tôi đi trong thế giới cố điều khiển thế giới theo ý mình, xong một ngày nào đó đạt được thứ tôi muốn, không, thế giới không phải như vậy, thế giới là Biết biểu diễn, kể cả đời mình hoàn hảo rồi vẫn nhắc câu đấy, phải không Tuyết?

Ngọc Tuyết: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Có gì đâu, nhắc thêm có chết ai đâu, đúng không?

Mọi thứ luôn hoàn hảo, ở đây có ai có tính hay lo, bồn chồn không? Câu này tuyệt vời dành cho những người đấy, câu này câu giải quyết cho tất cả những người mà hay bồn chồn, hay lo lo ý, kiểu chả biết sao mình lo cả, hoặc là cũng biết, nhưng tóm lại những người hay lo phù hợp với câu này, nhắc câu này xong phát mình chợt phải nhớ lại, thực sự nhớ lại về sự thật mình là ai, cái này là cái gì, đúng không? Cái này biểu diễn của Biết, nó hoàn hảo mà, nó long lanh mà. Nhắc lại là câu “mọi thứ luôn hoàn hảo” để nhắc thẳng cái việc con đang lo ý, nó kết nối bước hai ở chỗ đấy, khi nhắc mọi thứ luôn hoàn hảo thì không phải mình có một câu lý thuyết mà mình nhắc chính cái việc mình lo ở bước hai ấy đúng không, sợ kết quả xấu ý nó hoàn hảo. Đấy! Phải hiểu như thế, còn nếu không lại thành câu đè đúng không?

Mọi thứ hoàn hảo cho xong, không phải đâu, cái mà con đang lo sợ ở bước 2, chính cái gây ra ảo giác bồn chồn của con, cái đấy hoàn hảo rồi. Còn vì sao thì đi mà giải thích, tự giải thích đi. Đúng không? Vũ Trang áp dụng được trong cuộc sống không? Vũ Trang ở Nhóm 1 còn áp dụng được thế suy ra điều gì? Suy ra gì? Theo các con suy ra gì? Vũ Trang ở nhóm một học bao lâu rồi vẫn áp dụng được vậy suy ra cái gì?

Minh Nhi: Mình áp dụng được.

Sư phụ Trong Suốt: Suy ra, không suy ra cái gì à? Suy thử đi, suy đại đi, trực giác đi. (sư phụ và mọi người cười) Trực giác.

Minh Nhi: Tất cả đều áp dụng được.

Sư phụ Trong Suốt: Trực giác tý đi. (một vài bạn cười) Vũ Trang nhóm 1 học 10 năm rồi vẫn áp dụng được suy ra, trực giác, trực giác.

Một bạn: Suy ra pháp này cũng lỗi thời. (một vài bạn cười)

Sư phụ Trong Suốt: Suy ra. Sao?

Vũ Trang: Xịn quá, pháp xịn.

Sư phụ Trong Suốt: Xịn quá, đến nhóm 1 còn áp dụng được, chứng tỏ nó phải xịn, chuẩn chưa? Vũ Trang đồng ý không? Vũ Thái đâu rồi?

Vũ Trang: Đi ngủ ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy thấy chưa? Có phải ai cũng có duyên được nghe đâu. Đúng không? Đồng ý là pháp này là đầu tiên dạy ở Đà Nẵng đúng không? Dạy nhóm mình, cả nhóm to lần đầu tiên ở đây đúng không? Chứ còn trước đây chưa từng dạy món này đúng không? Đấy thấy chưa? Sợ chưa? Thấy Đà Nẵng ghê không? Đà Nẵng thế thôi, chuyến đi này có giá trị hết, có lý của nó cả. Đúng không? Nếu Minh Loan không bảo con lắp bắp, lắp bắp, tự nhiên tại sao sư phụ nói, khi mình lắp bắp mình không hiểu sao mình lắp bắp đâu, nhưng mình đang sợ một kết quả xấu, sợ cái ông sư phụ quái ác này (các bạn cười), ông ý đánh mình, đập mình, chửi mình, đúng không?

Minh Loan: Tinh tướng, Sư phụ.

Sư phụ Trong Suốt: Hả?

Minh Loan: Nghĩa là Sư phụ tinh tướng.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Ông sư phụ tinh tướng này.

Minh Loan: Nhiều thứ lắm.

Sư phụ Trong Suốt: Tinh tướng, tinh vi này ông ý coi thường mình.

Một bạn: Đuổi mình.

Sư phụ Trong Suốt: Đuổi mình. Cái ông tinh vi ông ý đuổi mình, thấy chưa? Nhưng cái đấy có hoàn hảo không?

Một bạn: Có ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Khi mọi thứ luôn hoàn hảo thì cái việc cái ông tinh vi ông đuổi mình có hoàn hảo không? Khi mình nhắc mọi thứ luôn hoàn hảo thì liệu ông tinh vi ông đuổi mình nó cũng gì? Mình buộc phải nhớ mọi thứ luôn hoàn hảo bằng cách nào đó. Đúng không? Khi bằng cách nào đó thì một cách duy nhất thấy đó là biểu diễn của Biết, và mình là Biết, mình không phải là thân tâm này đúng không? Biểu diễn của Biết, mình là thân tâm này thì nó đánh mấy đòn thì cũng chết, mình chính là cái Biết này, biết mọi thứ xảy ra, Biết biểu diễn đang xảy ra.

Thực tại của các con chỉ là cái Biết đang biết biểu diễn của chính nó. Đấy! Những thứ đang diễn ra gọi là biểu diễn của Biết hay còn gọi là ảo ảnh hiện ra trong Biết, gọi từ nào cũng được. Gọi đây là ảo ảnh hiện ra trong Biết cũng được, con nói đây là biểu diễn của Biết cũng được, hai cách nói nó cùng một sự kiện là nó không có thật, chỉ biểu diễn ra thế thôi. Biểu diễn ra thế thôi, xong rồi tan xoẹt phát mất ngay. Khi thấy nó là biểu diễn của Biết, nó sẽ hoàn hảo, con thấy con không phải cái người đang chịu đựng thì cái này hoàn hảo. Nếu cái ông tinh vi ông ý đuổi con thì không phải đuổi con, đúng không? Làm sao đuổi được con, đúng chưa? Được rồi, coi như chuyến này đi Đà Nẵng là để giảng môn này đúng không? Lời Bác dặn trước lúc…

Một bạn: Đi xa. (mọi người cười)

Một bạn: Đi chơi.

Sư phụ Trong Suốt: Đi xa, đi chơi.

Các bạn: Chơi, chơi.

Sư phụ Trong Suốt: Lời Bác dặn trước lúc đi chơi. Những lời dặn trước khi đi chơi thường rất quan trọng. Thật đấy! Giống như các con khi đi chơi phải dặn con cái những câu rất quan trọng ở nhà, đúng không? Dặn bố mẹ, dặn người giúp việc những câu rất quan trọng trước khi đi chơi mà, đúng không? Còn gì nữa. Con là chủ doanh nghiệp trước khi đi chơi các con phải dặn nhân viên cẩn thận không? Đúng không? Ở nhà nó lo hộ mình chứ. Đấy! Lời Bác dặn trước lúc đi chơi rất là quan trọng. Sau này các con, các con không phải chỉ những bạn ở đây đâu mà những bạn nghe bài ghi âm này, mỗi lần bồn chồn lo lắng nhớ ngay gì, công thức gì?

Một bạn: Mọi thứ luôn hoàn hảo.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ! Mọi thứ luôn hoàn hảo. Đấy, có 3 bước, ngắn gọn, pháp này gọi là pháp mọi thứ luôn...

Một bạn: Mọi thứ luôn hoàn hảo.

Sư phụ Trong Suốt: Tên bài này luôn nhớ.

Một bạn: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Tên môn này gọi là môn mọi thứ luôn hoàn hảo luôn. Lời Bác dặn trước lúc rời Đà Nẵng. Lời Bác tinh tướng dặn. (các bạn cười) Sư phụ có tinh tướng thật đấy, không phải phủ nhận, vì sư phụ rất tự hào vào sự thật, chứ không tự hào cái tôi, cái tôi chả có gì tự hào cả. Cái Biết sự thật rất tự hào, nên chả sợ, nó tinh tướng mà nó lại không hề kiêu ngạo, tự tin đúng hơn là tinh tướng, tinh tướng là mình nói quá lên đúng không?

Một bạn: Tự tin.

Sư phụ Trong Suốt: Tự tin chứ chẳng kiêu ngạo, khi con biết sự thật con rất tự tin thế thôi, đến mức làm người khác cảm thấy hơi khó chịu. Khó chịu gọi là tinh tướng đúng không? Tự tin đến mức gây khó chịu, sư phụ đến mức làm Mỹ Nhân khó chịu suốt ấy, kể suốt đúng không? Tự tin khen Mỹ Nhân từ sáng đến tối đâu có dễ đâu, kể cả người ta đang bảo mình trơ trẽn vẫn khen liên tục có tự tin không? Đấy tự tin khen hay là tinh tướng?

Một bạn: Tự tin.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy là tự tin đấy. Khi các con có sự thật rồi các con rất tự tin, các con có làm gì con cũng chả sai, không thể sai nổi luôn. Đúng không? Đó là biểu diễn của Biết làm sao con sai. Đấy! Nên là các con mà tự tin được như sư phụ, tinh tướng như sư phụ thì tốt quá, chỉ mong các con sau này tinh tướng như sư phụ thôi.

Các bạn: Sướng quá. Trời ơi.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng không? Đúng không?

Một bạn: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nếu con đọc những truyện thiền sư Trung Quốc con thấy tinh tướng kinh khủng luôn. Sau này con sẽ thấy, sau này có bạn nào mà giỏi thì sưu tầm con thấy mấy ông thiền sư ngày xưa thời Huệ Năng, tinh tướng kinh khủng luôn. Tiếng Việt đấy, Tiếng Việt đầy, nhà sách trên mạng bán đầy ra. Con đọc hội đấy rất tinh tướng, tinh tướng nhưng mà đấy là do tự tin từ sự thật mang lại chứ không phải do tinh tướng. Tuệ Trung Thượng Sỹ bảo là gì? Nếu gặp Đức Phật đi qua mà quen cái trò cứ phải lạy, cúi lạy, lễ lạy, ta đạp cho phát. Sợ chưa? Tinh tướng không? Nếu con không hiểu, thế là tinh tướng gì nữa.

Tuệ Trung Thượng Sỹ mà lại đòi đạp Đức Phật, con nghe chịu nổi không? Người bình thường nghe chịu nổi không? Chịu không nổi ấy! Thế con hiểu thế nào là tinh tướng chưa? Trong mắt của Tuệ Trung Thượng Sỹ thì ông ấy không phải cái người đấy, Đức Phật cũng chả phải cái người đấy.

Thế còn cái chuyện hai cái thân, hai cái hình ảnh nó bật nhau một phát thì chả có gì kinh khủng. Còn con tin Đức Phật là cái người đấy và Tuệ Trung là cái ông đấy, con thấy nó kinh khủng quá đúng chưa? Đấy! Con sau này tinh tướng được như sư phụ thì phúc cho thế gian hiểu không? Rồi, hiểu chưa?

Một bạn: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy, còn ai có bài học gì nữa không? Trực tiếp đời các con đã đang ổn rồi chứ không phải sẽ ổn, đang ổn sẵn rồi.

Cái làm con thấy không ổn là con nhận thức nhầm lẫn về nó. Chứ ngay bây giờ hoàn hảo ngay từ bây giờ chứ không phải sẽ hoàn hảo, các con đang có một cuộc đời hoàn hảo ngay từ bây giờ, ngay hôm nay, ngay ở đây. Từng việc từng việc một xảy ra đều hoàn hảo sẵn rồi nhưng con nhận thức về nó sai, nên con nhận thức rằng nó không hoàn hảo, nó không hoàn hảo do cách con nhận thức hiểu không nhỉ chứ cái việc đã từng xảy ra với con, đang xảy ra với con nó cực kì hoàn hảo luôn và tương tự sẽ xảy ra với con cũng thế. Đấy!

Nhưng nó có vấn đề vì con nhận thức nó có vấn đề, đúng không? Một việc có vấn đề là vì con nhận thức nó có vấn đề, con cho rằng đời con đang có vấn đề thì có nghĩa con đang nhận thức sai lầm về nó, chứ ngay khi con đang ngồi đây, đời con đang hoàn hảo sẵn rồi. Đấy! Đấy là cái ý của câu là mọi thứ đang hoàn hảo đấy, chứ không phải nó đều “sẽ” hoàn hảo, không phải. Đâu nói đời sẽ hoàn hảo đâu, mọi việc đều đang hoàn hảo chứ, nhưng con nhận thức về nó nhầm lẫn, ví dụ con nhận thức đây là tôi, tôi cố mà không được thì sao mà con gọi là hoàn hảo, nhưng nếu con nhận thức là Biết đang biểu diễn cảnh một người phụ nữ cố mà không được thì lại thành hoàn hảo đúng không?

Minh Loan: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nên tất cả vấn đề của đời các con nó đều nằm trong nhận thức các con ngay bây giờ. Ngay bây giờ nếu trong đời con có bất kì vấn đề gì thì con đang có nhận thức sai lầm ngay từ bây giờ. Đấy! Hiểu không? Nên cái sự thay đổi trong nhận thức dần dần nó dẫn đến cái sự tự tin bên trong con. Tự tin lên rất cao là con không cần nhận thức đúng nữa, con chả cần nhận thức nữa luôn, quá tự tin mà, cái gì cũng đều hoàn hảo là mặc định, không phải nhắc hoàn hảo nữa.

Nó tự hoàn hảo rồi cần gì phải nhắc, lúc đấy con sẽ thấy nó hoàn hảo hơn cả bây giờ luôn. Bây giờ con đang tập cách thấy nó hoàn hảo chứ còn khi con ở cái sự tự tin đấy rồi thì ôi đương nhiên là thế rồi chả cần phải nói nữa. Đương nhiên là tỏa chiếu của Biết chẳng cần gì phải nói nó hoàn hảo nữa, đúng không? Cần gì phải lải nhải về một sự thật hiển nhiên! Hiểu không?

Mọi thứ luôn hoàn hảo là cái sự thật quá hiển nhiên con không cần phải lải nhải về nó nhưng mà con chưa thấy nó hiển nhiên con vẫn phải lải nhải như thường, đúng chưa?

Nhưng mà thực chất mọi thứ luôn hoàn hảo là hiển nhiên rồi. Ở góc độ của Biết thì nó hiển nhiên rồi, không cần phải lí luận gì cả.

Không cần phải tôi chứng minh nó hoàn hảo cho bạn xem nhé. Được rồi, các con học được bài này là lãi lắm rồi, bõ công chuyến này đến trả một đống tiền cho khách sạn ở đây đúng không? Bao tiền? Khách sạn này tốn kém phết đúng không? Đẹp thế này cơ mà.

Phương Thảo: Giá nó rẻ lắm.

Sư phụ Trong Suốt: Thế à?

Minh Loan: Bảy triệu mấy ý Sư phụ.

Sư phụ Trong Suốt: Tính ra mỗi người bao nhiêu?

Phương Thảo: Có 200 nghìn 1 người.

Sư phụ Trong Suốt: Bõ công đúng không?

Ok, rồi. Rồi, còn bài học gì nữa, trước khi chúng ta, trước khi bác đi xa.

Bảo Ý: Con muốn hỏi thêm ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Bảo Ý: Vì răng Biết biểu diễn thì nó luôn hoàn hảo?

Sư phụ Trong Suốt: Khi con ý thức được rằng là cái đấy là Biết biểu diễn thì con phải song song với nó con ý thức rằng là nó không có thật, còn nếu Biết biểu diễn nhưng nó có thật thì nó không hoàn hảo được. Đấy! Đúng không? Câu hỏi bạn rất hay luôn đấy, sư phụ nói trên tinh thần con đã hiểu sự thật, nếu con nói là “Biết biểu diễn cảnh...” nó mới hoàn hảo còn “Biết biểu diễn” thì không hoàn hảo.

Tại sao câu thần chú của sư phụ nó lại có chữ “cảnh”? Nếu “Biết biểu diễn cảnh” thì mới hoàn hảo. Còn “Biết biểu diễn” thì không hoàn hảo đâu. Nếu Biết biểu diễn một cái có thật thì mới không hoàn hảo nhưng biểu diễn “cảnh” thì sẽ hoàn hảo. Có ai hiểu tại sao không? Tại sao mà không có chữ “cảnh” thì không thể thấy hoàn hảo được.

Tại sao suốt ngày sư phụ phải nhắc “cảnh”, có chữ “cảnh”.

Một bạn: Cảnh này hiện ra rồi cái cảnh khác hiện ra liên tục.

Sư phụ Trong Suốt: Tại sao mà không có chữ “cảnh” thì không thể hoàn hảo được.

Nên tại sao bạn ý hỏi Biết biểu diễn thì lại hoàn hảo. Đúng rồi, Biết biểu diễn thì không hoàn hảo nếu mà chỉ dừng ở đấy, con phải là “Biết biểu diễn cảnh” thì mới hoàn hảo. Vì sao?

Một bạn: Có người, có sự hiện diện, có sự đau khổ, có người này đau khổ.

Sư phụ Trong Suốt: Trong tivi có cảnh một người đàn ông đâm chết một người đàn ông khác, cảnh đấy có thật hay không? Không có thật, không thật thì phim kịch tính không?

Con xem phim giết người đầy rồi đúng không? Con có ngồi căm ghét nhân vật chính hay nhân vật phụ không? Kịch tính trong người nhện hôm trước không? Cũng có người chết mà đúng không? Cảnh đấy hoàn hảo, cảnh mà bà Mei này chết hoàn hảo, mắt mở to tuyệt đẹp, đúng không? Nhưng nếu con là người nhện hoặc cái bà Mei có thật trong đời này liệu có hoàn hảo được không?

Con không hoàn hảo được bởi vì nó có thật với con, và con có thật nên là mọi thứ là biểu diễn của Biết. Khi sư phụ nói như vậy con phải hiểu rằng mọi thứ là cảnh Biết biểu diễn ra chứ nó không thực có cái đấy, giống như trong một giấc mơ ấy, chứ không phải có thật. Nêu con hiểu tại sao sư phụ cứ giảng môn này, cứ phải giảng môn bổ trợ là vì thế.

Còn nếu con hiểu rằng cái này là cái thật xong biểu diễn ra ý, thì làm sao hoàn hảo được, đúng không?

Nên cái chữ “Biết biểu diễn” nó không đủ để con thấy sự thật mà phải “Biết biểu diễn cảnh” mới đủ. Còn nhiều khi sư phụ nói tắt là Biết biểu diễn bởi vì đối với thế giới của sư phụ biểu diễn nghĩa là không thật. Thế giới của con ấy, biểu diễn mà đi kèm với thật thì vẫn chết, hiểu không? Đấy, nên là ở đây sai một li đi một dặm ngay. Biết biểu diễn cảnh thì nó hoàn hảo còn Biết biểu diễn ra cái vật thể thấy thật ấy, câu chuyện thật này thì kinh khủng, đúng không? Làm sao mà hoàn hảo? Như vậy con phải nắm vững cái gọi là chữ cảnh đấy.

Đấy, và vì thế con phải học cái môn không có thật. Sư phụ giảng rồi đấy, mắt có thấy người đâu, đúng không? Mắt không thấy người nào cả, nếu mà bảo thấy sư phụ ngồi đây là đang nghĩ sư phụ ngồi đây thôi, chứ sư phụ không thực sự đang ngồi đây, đúng không nhờ? Sư phụ đang không đang ngồi đây thực sự đâu. Vì mắt các con chỉ thấy màu thôi. Thế mà đối với các con lại có ông thầy đang ngồi đây. Vậy ông thầy ngồi đây chỉ có trong suy nghĩ thôi. Đấy, như vậy ông thầy đang ngồi đây là được tưởng tượng, đúng không? Trong suy nghĩ mà, ông thầy này đang ngồi đây là đang được tưởng tượng chứ không phải có thật, dễ hiểu hơn là khi con xem phim ý, người nhện đánh nhau thì có người nhện đánh nhau nào ở đấy không?

Hay con nhìn thấy một đống điểm màu. Con nhìn màn hình tivi con thấy cái gì? Một đống màu, thế người nhện đánh nhau nó nằm ở đâu?

Các bạn: Nằm trong suy nghĩ ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Con đang nhìn vào cái nội dung của suy nghĩ chứ không phải nhìn vào cảnh màn hình. Nghĩa là, cái phim người nhện con xem ý hoàn toàn ở trong đầu con chứ không phải trên màn hình, màn hình chỉ là điểm chấm thôi, một con chó, con gà vào không hiểu gì. Đúng không? Đúng không nhỉ? Như vậy là các con không phải là đang xem bộ phim trên màn hình mà con đang tưởng tượng bộ phim đấy trong đầu con.

Con ngồi trong rạp là con ngồi để tưởng tượng, con vào rạp xem phim con trả tiền để ngồi tưởng tượng, hiểu không? Đúng chưa?

Con trả tiền để được ngồi tưởng tượng, toàn bộ phim người nhện diễn ra trong đầu con, trong tưởng tượng của con, đúng chưa thì cái này cũng thế thôi, toàn bộ cái cảnh này xảy ra là biểu diễn của Biết ở trong góc độ là gì? Là sự biểu diễn không có thật giống như là hình trong gương ý. Nó có hình nhưng không có xe máy, ô tô, không có nhà cửa gì hết. Nhưng mà trông rất là giống thật, thế thôi. Câu hỏi rất tốt! Các con cần phải vững chắc cái bước đấy nếu không thì không thể hoàn hảo được.

Thấy câu hỏi của Ý nó minh chứng cái sư phụ nói lúc nãy đấy. Con phải làm thế nào để thấy nó hoàn hảo bây giờ? Khi con đọc thần chú mọi thứ đều hoàn hảo thì con không thể nào mà không tiến bộ. Vì không tiến bộ làm sao con đồng ý nổi câu đấy. Làm sao con thấy nó hoàn hảo nổi nếu con không tiến bộ đúng không? Con phải thấy rằng đây là Biết biểu diễn ra cảnh này. Giống như cảm giác có tôi ý, chỉ là cảm giác có tôi thôi, không hề có tôi nào cả.

Cái cảnh này chỉ là cảnh thôi chứ không có chuyện gì xảy ra cả, trong một giấc mơ cũng thế thôi, có cảnh đấy nhưng có gì xảy ra đâu, đúng không? Không có gì thực sự xảy ra cả. Trong một tấm gương có cảnh ô tô, xe máy đi qua đi lại nhưng chỉ có cảnh thôi, đúng chưa? Chứ làm gì có ô tô, xe máy đi qua đi lại trong gương, trên tivi có hai người giết nhau, chỉ có cảnh thôi chứ làm gì có ai giết ai trong đấy. Đúng không? Đấy! Thế thì cái môn không có thật ý, môn bổ trợ mà sư phụ vẫn phải dạy là vì thế. Vì lúc đấy con mới đồng ý được rằng là đây chỉ là cảnh mà thôi.

Mấu chốt câu chuyện là đây chỉ là cảnh, khi đây là cảnh nó thì tự hoàn hảo, một sự sáng tạo tuyệt vời của Biết, đúng không?

Sáng tạo long lanh của Biết! Riêng số màu trong căn phòng này đã sáng tạo lắm rồi chưa nói gì cả, đúng không? Con thấy trong phòng này nhiều màu không? Nhiều hình thức, khuôn hình khác nhau không? Sáng tạo không? Đúng không? Đấy! Được rồi, như vậy câu hỏi của bạn Bảo Ý càng chứng minh là gì? Là con buộc phải lên trình độ để con thấy được mọi thứ luôn hoàn hảo. Còn nếu không lên trình độ được thì con không thể thấy nổi mọi thứ luôn hoàn hảo, đúng chưa?

Vậy cái lời nhắc này càng giúp con tiến về sự thật hơn. Đúng chưa? Đồng ý không? Đấy, tốt rất tốt.

Khi con ngồi đây thì không khác gì con ngồi trong một rạp xem phim hết.

Một bạn: Mỗi người xem đều có một suy nghĩ khác nhau.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, mỗi người hiểu một cách khác nhau cũng là một nội dung của suy nghĩ. Cái sư phụ chưa giảng cái đấy.

Mắt thì thấy màu, nhưng mà cái ông sư phụ kia nằm ở đâu? Trong suy nghĩ thôi chứ mắt có thấy nổi sư phụ đâu mà lại có sư phụ trong cuộc đời mình. Cái lối đơn giản để thấy rằng là không có ông sư phụ nào ở đây hết.

Đúng không nhỉ? Nhưng khó tin quá vì sao?

Vì ông ngồi sờ sờ trước mặt tôi đây này. Đúng không? Nhưng mà nếu con là đứa bé xem phim, giống Nadhi, Tara ấy, khi đi xem phim đấy, nó cũng tưởng cái đấy thật mà. Nó cũng sợ hãi như thường khi cảnh phim xảy ra. Khi Tara thấy con sư tử thì nó cũng sợ bình thường. Như là một người bình thường khi thấy con sư tử thật. Đúng không? Vậy sư tử nằm ở đâu trong câu chuyện Tara? Có nằm ở màn hình đâu, đúng không? Nó nằm ở trong suy nghĩ của Tara chứ. Cái này chỉ là cảnh thôi, đó là mấu chốt. Còn nếu nói Biết biểu diễn mà con lại tin rằng là Biết biểu diễn ra những thứ có thật này, thì đời con thảm rồi.

Con thấy Biết rất là dã man độc ác. Biểu diễn ra một cảnh giết đúng không, giết người, covid đủ chuyện hết, đúng không?

Bạn đó: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Con sẽ mất lòng tin vào Biết chứ không phải con tăng lòng tin vào Biết. Nhưng nếu con hiểu là Biết biểu diễn ra ảo ảnh thì Biết quá kỳ diệu. Biết kỳ diệu không, đúng không? Quá sáng tạo, quá tài ba, biểu diễn cái gì cũng được. Đấy, như vậy là gì? Con, nếu con nghĩ rằng đây là thật thì con không thể có lòng tin vào Biết được đâu.

Lúc đấy thì Biết với con chỉ là một ông thần kinh khủng thôi. Đúng không?

Đấy, nếu con gặp chuyện hoặc con nhìn thấy người ngoài đường gặp chuyện, con thấy Biết ghê quá. Đúng không? Làm sao lại làm ra những chuyện ghê tởm như vậy?

Nhưng nếu con hiểu ra rằng đây là ảo ảnh biểu diễn ở trong Biết, “cảnh” chính là ảo ảnh đấy. Nếu từ “cảnh” mà không hợp với con thì con dùng từ ảo ảnh. Ảo ảnh nghĩa là trông như thật nhưng nó không thật. Giống như hình trong gương, ảo ảnh vì nó trông rất giống thật. Yêu đương, người đi qua đi lại, cô gái chàng trai hôn nhau nhưng có gì thật ở đấy đâu? Cái này con nhìn thấy là ảo ảnh biểu diễn ở trong Biết. Đấy, cái con nhìn thấy là cái ảo ảnh diễn ra ở trong Biết, do Biết chiếu ra.

Bạn đó: Con thấy một thứ là, đây là nội dung của Biết.

Sư phụ Trong Suốt: Được.

Bạn đó: Nội dung suy nghĩ là, ví dụ con đã hiểu như vậy rồi thì Biết, nó biểu diễn ra những gì cũng được. Nó diễn cái gì cũng đúng. Nội dung suy nghĩ đó nội dung gì cũng chẳng quan trọng. Bởi vì Biết nó biểu diễn ra tất cả là nội dung suy nghĩ hết. Nội dung gì chẳng quan trọng, nó biểu diễn ra.

Sư phụ Trong Suốt: Ở trình độ của lớp Biết thì rõ ràng là mọi thứ rất thật. Đúng không?

Sư phụ giảng thế thôi nhưng sư phụ hiểu các con cũng phải nghĩ, phải tìm trực tiếp. Khi thấy mọi thứ thật thì nó không hoàn hảo được đâu. Đây, như câu hỏi của bạn Minh Ý nó toát ra cái ý đấy. Nếu con tin là thật, nó thật đấy, thì không hoàn hảo được. Con chỉ thấy hoàn hảo một cách tương đối tạm tạm thôi. Đúng không? Xong con lý luận một lúc thì nó hoàn hảo, kiểu như là nhân quả, đúng không? Có vay có trả, hoàn hảo quá. Đấy, chứ nó không hoàn hảo kiểu sư phụ đang nói. Nhưng nó là gì? Là cái máy chiếu nó chiếu một cái bộ phim hoàn hảo quá. Khác hẳn nhau, đúng không? Biết này là cái máy chiếu, chiếu ra bộ phim quá hoàn hảo. Cái ảo ảnh này hoàn hảo quá. Đẹp quá! Nếu con chẳng may trong tương lai có bị tai nạn chết thì cái cảnh đấy rất là hoàn hảo, nếu ở góc độ của Biết. Đúng không? Một cái ảo ảnh hoàn hảo trong một cái cái tấm gương. Đúng không? Chứ góc độ của tôi làm sao hoàn hảo được? Tôi bị chết cơ mà. Đúng chưa?

Nên khi mình nhắc là mọi thứ luôn hoàn hảo thì dần dần nó dẫn con đến việc con buộc phải hướng đến việc con thực sự là ai? Và cái thực tại nó thực sự là cái gì? Cái mà con gọi thực tại này nó thực sự là cái gì? Đấy, chứ đời các con không tránh được những thách thức đâu. Nên con phải đi tiếp! Và vì nó là thách thức nên nó buộc con phải nhìn nó kiểu khác, còn không con khổ mãi. Nếu con không nhìn thách thức, thách thức theo cách sư phụ đang giảng đấy, thì con khổ đến lúc chết thì thôi. Đảm bảo luôn. Nếu con không nhìn thế giới theo cách sư phụ đang giảng thì đến lúc chết con vẫn khổ thôi.

Đúng không? Con vẫn cho rằng tôi có thật, mọi thứ có thật, tôi chết đến nơi rồi đấy. Tôi cố làm cái này cái kia không được, tôi đau lòng quá, đời bất toại nguyện quá.

Nó hoàn hảo vì nó là cảnh do Biết biểu diễn ra. Chứ không phải nó hoàn hảo vì nó là Biết biểu diễn ra. Biết biểu diễn ra mà thật thì nó không hoàn hảo. Nhưng nó là cảnh Biết biểu diễn ra nó luôn hoàn hảo. Đúng chưa? Còn thật thì nó sẽ có cái hoàn hảo, nghĩa là có cái tốt và không tốt, có người được lợi và người bị hại. Các con ngồi đây học mà ở nhà người thân đau lòng thì đấy đâu hoàn hảo được. Đúng không? Có người thân đau lòng con ngồi đây học thì đấy đâu phải hoàn hảo. Nhưng nó là cảnh như vậy thì hoàn hảo. Như bộ phim chương đấy thì hoàn hảo. Hiểu không nhỉ? Đấy, nên là mọi thứ hoàn hảo hay không hoàn hảo nó còn có cái bước nữa: có thật hay không thật.

Trong thế giới của sư phụ thì đây là cái ảo ảnh do Biết đang chiếu ra, ngay bây giờ ở đây, vì thế nó hoàn hảo. Đúng không? Nếu ảo ảnh này có kinh khủng đi nữa thì nó cũng chẳng sao. Ảo ảnh mà. Còn trong thế giới của con nó là cảnh do Biết biểu diễn ra thật, cảnh là cảnh cái việc có thật đấy, thì sẽ có chuyện. Con có người bị hại ở đấy. Con bị hại nó không thể hoàn hảo được. Mọi thứ luôn hoàn hảo vì nó là biểu diễn của Biết. Nói thế có nghĩa nó là cảnh do Biết biểu diễn ra. Và con không phải là cái người đang chịu cái đống đấy, vì thế nên hoàn hảo. Còn con có thể dùng những lý luận khác dễ hơn, đơn giản hơn như nhân quả, nó hoàn hảo vì nó theo đúng nhân quả. Đúng không? Cũng có lý mà, nhưng mà sao con thấy nó hoàn hảo nổi. Làm sao con có cảm giác hoàn hảo được. Đúng không? Lý luận là mọi thứ hoàn hảo vì nhân quả nhưng mà làm sao con có cảm giác hoàn hảo. Cảm giác hoàn hảo chỉ đến khi con nhớ sự thật thôi. Nhớ các con là ai, cái cảnh này cảnh gì thôi.

Được rồi, câu hỏi của Minh Minh Ý cho thêm 2 cờ vì bạn ấy hỏi câu rất là chính xác.

(Các bạn vỗ tay) Ừ. Hỏi rất trọng tâm, đúng không. Hỏi câu rất trọng tâm là tại sao biểu diễn của Biết thì hoàn hảo. Vì nó là cảnh nên nó hoàn hảo, vì nó là cảnh nên nó là sự sáng tạo vô cùng của Biết. Còn nếu nó là thật nó sẽ không hoàn hảo. Nó sẽ ích lợi cho cái này và làm hại cái kia.

Rồi. Trước khi đi ngủ có bạn nào hỏi thêm hoặc là chia sẻ thêm cũng được. Chia sẻ kinh nghiệm về cái này hoặc là hỏi thêm câu gì cho nó rõ ra cũng được. Ăn mừng bài pháp ở Đà Nẵng đúng không? Hầu như đi một lớp mới nào sư phụ cũng, Biết nó cũng biểu diễn bài đánh dấu nhỉ. Bạn nào mà giỏi viết gửi lên group nhóm Biết đấy, “Tại sao mọi thứ luôn hoàn hảo?” Đấy. Tên bài này là thế. Bỏ chữ luôn hoàn hảo luôn, “Tại sao mọi thứ luôn hoàn hảo” cho nó ghê.

Một bạn: Tại sao?

Sư phụ Trong Suốt: Tại sao mọi thứ luôn...

Câu của sư phụ là “Mọi thứ luôn hoàn hảo?” đúng không?

Một bạn: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy. Tại sao nó luôn hoàn hảo?

Khiêu khích tý hiểu không? Hoàn hảo vì nó được giảng ở Đà Nẵng, đấy! (Một số bạn cười) Quá hoàn hảo luôn. Đúng không? Không phải giảng cho xứ Hà Nội đúng không? Đầy sát khí đấy, đúng không? Đà Nẵng yên bình.

Các con còn xài bài này còn lâu. Các con cứ nhớ đi, nhớ thuộc lòng đi. Mấy bước đấy, các con còn xài đến lúc giác ngộ thì thôi.

Đấy, báo trước luôn. Vì khi nào chưa giác ngộ thì con vẫn còn xài bài này. Đúng không Trang? Nó giá trị mà. Giác ngộ chỉ là không quên thôi có gì đâu, chứ có phải giác ngộ là cái gì khủng khiếp đâu. Các con quên thì phải nhắc, thế thôi. Đúng không? Nếu các con quên thì phải nhắc ngay. Chứ còn không có nghĩa là giác ngộ xong là con không bao giờ gặp chuyện này chuyện kia trong đời nữa. Con vẫn gặp đủ chuyện như thường.

Nhưng này, con nhắc con nhớ này thì sợ gì?

Con không quên này thì con sợ gì? Nó gặp chuyện gì cũng là ảo ảnh biểu diễn của Biết thì có gì mà sợ. Đúng không? Gặp chuyện gì nữa thì nó cũng chỉ là Biết biến ra cái ảo ảnh đấy thôi.

Và cái câu hỏi của Minh Ý nó còn ý sư phụ chưa trả lời đó là gì? Mấu chốt là con có phải là người này đâu mà mà sợ. Mấu chốt là con là cái Biết đang bao trùm mọi thứ như thế này con sợ gì? Đấy là mấu chốt đấy. Tại sao không sợ nữa? Không sợ bởi con có phải cái người đấy đâu. Cứ cho là sư phụ nổi cơn điên đuổi con ra khỏi nhóm đi, đúng không?

Điên điên rồi mà, chó điên mà. Thì con có phải là Minh Loan đâu mà lo. Đúng không?

Con còn là bố của sư phụ. Con là Biết chứ gì nữa. Con là mẹ sư phụ, chiếu ra ông sư phụ này. Đấy, nó hoàn hảo bởi vì nó là biểu diễn của Biết, đúng rồi, nhưng nó hoàn hảo vì con không chịu cái gì cả. Đấy, ý thứ hai đấy. Con không phải cái người đang chịu cái đống này.

Giống xem phim nó hoàn hảo vì sao?

Con xem phim con cảm thấy nó hoàn hảo, vì sao? Vì con có bị sao đâu đúng không? Chứ nếu người Nhện đang bắn tơ phát trước mặt con, đúng không, xong con mù một mắt béng thì thôi rồi (các bạn cười), thì thằng Người Nhện đấy là cái thằng láo, thằng đểu đúng không, thằng khốn nạn. Thế làm sao hoàn hảo được nữa. Đúng không? Bắn mù con mắt đúng không? Đúng chưa? Nó hoàn hảo bởi nó là cảnh biểu diễn của Biết. Nhưng đồng thời là con không phải chịu cái cảnh đấy. Con là cái Biết con đang xem cảnh đấy.

Nên nó hoàn hảo. Chứ còn nếu con mà chịu cảnh đấy thì con cũng không không hoàn hảo đâu, con sẽ không bảo hoàn hảo đâu.

Đấy, như vậy cái câu “mọi thứ luôn hoàn hảo” là nhắc con phải đến sự thật này. Nó dẫn con đến chỗ này, không thì con không thể thấy cái đấy được. Câu thần chú dẫn con đến chỗ này. Đấy, giống như nếu con lẩm nhẩm một câu thần chú, ví dụ như là sư phụ ơi con muốn gặp sư phụ quá đấy thì sớm muộn gì nó cũng dẫn con đến gặp sư phụ.

Trọng, đúng không?

Một số bạn: Dạ đúng.

Sư phụ Trong Suốt: Cứ lẩm nhẩm đi rồi dẫn, hoặc là dẫn sư phụ đến gặp con. Đúng không? Sư phụ đều là do con điều động chứ ai? Thế nên có phải là câu thần chú đấy nó làm cho con đến sư phụ không? Nhưng con lẩm nhẩm là “mọi thứ luôn hoàn hảo” thì rồi nó dẫn con đến gặp cái đấy. Dẫn con đến cái trạng thái thấy mọi thứ luôn hoàn hảo. Hiểu không? Úi giời. Mọi thứ luôn hoàn hảo đúng quá rồi.

Đà Nẵng đất thiêng nhỉ. Được hẳn bài này gì nữa, đúng không? Nó luôn hoàn hảo.

Một bạn: Bài này mình cắt làm hai… Sư phụ Trong Suốt: Ừ, bây giờ làm hai bài đi. Nhưng hai bài này nó liên quan đến nhau.

Vì nó liên quan đến chữ mọi thứ luôn hoàn hảo. Nên nó vẫn chỉ là một. (Một bạn nói gì đó) Ừ. Thì bạn nào viết giới thiệu đấy, giới thiệu là thực ra trong bài này nó không chỉ có giải thích câu đấy đâu, bài này có tính rất thực dụng, đấy, nó nghĩ ra được. Hoặc là bí kíp tên là “Mọi thứ luôn hoàn hảo”. Đấy.

Hoặc là tên bài là Bí kíp (ngoặc kép) “Mọi thứ luôn hoàn hảo”. Đúng không?

Một bạn: Tại sao mọi thứ luôn hoàn hảo thì nó sẽ, nó sẽ…

Sư phụ Trong Suốt: Ừ đúng rồi, nói chung là con người cứ đặt câu hỏi sẽ tò mò. (Thầy và các bạn cười) Tại sao? Đúng không?

Một số bạn: Tò mò nên là … Sư phụ Trong Suốt: Tại sao… Con có thể viết thêm là tại sao sư phụ rất tinh tướng?

(Các bạn cười) Thì tò mò hết cỡ đúng không?

Thì thôi nói đùa thế thôi, nó hơi quá đúng không. Nhưng nếu muốn gây tò mò ghi câu kiểu đấy thì tò mò hết cỡ không? Tại sao sư phụ tinh tướng thế nhỉ? Đấy. Ồ hóa ra đọc một lúc thì thấy hóa ra ông gì?

Một bạn: Tự tin.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Rất tự tin thế thôi có gì đâu. Tự tin mà bị hiểu nhầm thì gọi tinh tướng, hiểu đúng thì tự tin.

Bài này đặc biệt sẽ có rất có giá trị với các con khi mà các con bắt đầu bồn chồn lo lắng về tương lai, cho cái chuyện gì đó, con sẽ thấy giá trị của bài này. Hôm nay ngồi đây chắc chưa thấy đâu nhưng mà có thể mai thôi đúng không, Mai Vũ là thấy bài học luôn, là áp dụng ngay rồi. Đúng không? Con đúng không? Con dư lào?

Vì sao con chốn? Bồn chồn đấy, bồn chồn đấy.

Mai Vũ: Thật ra lúc bồn chồn thì con có nhiều lý do lắm ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Nhưng bản chất là gì?

Mai Vũ: Bản chất là con sợ.

Sư phụ Trong Suốt: Sợ một cái kết quả xấu.

Mai Vũ: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Sẽ xảy ra.

Mai Vũ: Dạ. Con sợ cái lúc đầu tiên, cái nỗi sợ ập đến đầu tiên là sợ ảnh hưởng đến mọi người.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, một cái kết quả xấu là làm mọi người bị ảnh hưởng, đúng không?

Mai Vũ: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Rồi.

Mai Vũ: Mọi người bị ảnh hưởng xong rồi cả đoàn sẽ bị ở đây.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy, kết quả xấu thứ hai là mọi người có thể ở nhốt cạnh sư phụ mấy hôm liền. Đấy, quá nguy hiểm. (Các bạn cười ồ)

Một bạn: Ối giời ơi.

Sư phụ Trong Suốt: Sợ. Sợ bị bị … Mai Vũ: Trong lúc đấy thì tự dưng lại bảo là ờ thì thì Biết biểu diễn nếu mà trong trường hợp mà biểu diễn ra cảnh mà hoàn hảo thì lại hoàn hảo nhất là tất cả những người ở đây cho 1 tuần ở đây không biết như thế nào tụi mình giác ngộ thì sao.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. (Các bạn cười) Biết đâu đúng không?

Mai Vũ: (Cười) Thì cũng có thể khả năng đấy.

Thế thì đến nỗi sợ thứ hai là ở nhà sẽ, nhà con đang sửa thì sẽ sẽ tan nát hết tất cả mọi thứ nếu mà con không về xử lý được.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Mai Vũ: Thế thì nỗi sợ đấy nó ảnh hưởng đến, dẫn đến một cái việc, hoàn cảnh xấu là sẽ từ giờ đến Tết hoặc có thể qua Tết thì không có nhà để ở. Đấy, thế thì nó cứ dẫn từ cái nọ sang cái kia, thế nhưng sau lúc đấy thấy là ừ thì thôi, nếu mà nó như thế rồi thì Tết lại được đi chơi.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Mai Vũ: (Cười) Thế thì cứ, lúc đấy thì vướng mọi người, nó đều rất là hoàn hảo.

Sư phụ Trong Suốt: Rồi, đấy là góc độ mọi thứ hoàn hảo ở góc độ tương đối.

Mai Vũ: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng không? Nhưng mà nó sẽ không hoàn hảo nếu chẳng may kế hoạch con nó sai. Tết không đi chơi nữa thì sao? Đúng không?

Mai Vũ: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Như vậy thì chưa đủ. Nó hoàn hảo tương đối, đúng, đương nhiên rồi.

Nhưng phải hoàn hảo cả tuyệt đối luôn.

Mai Vũ: Ở đây, tuyệt đối ở đây là kể cả có một cái gì đi chăng nữa, kể cả trong trường hợp con bị Covid, thì con, con bị F0, thì nó biểu diễn ra những cái cảnh mà nó cực kỳ gay cấn, kể cả với việc là mình có cảnh hiện ra là bị thiếu Oxy trong máu như thế nào rồi bị ép mổ như thế nào, rồi cũng đến cái cảnh, có thể là sẽ, mà con, bản thân con cũng rất là tò mò, không biết là lúc chết nó thế nào đấy ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Mai Vũ: Thì đến cái cái câu đấy thì có thể là nó sẽ, ờ lại càng sợ nữa, thì cái cái cảnh đấy nó sẽ diễn ra như thế nào. Thì đấy con thấy nó, thực ra thì cũng chưa nghĩ xa đến mức như thế nhưng mà đến bây giờ thì Sư phụ nói thì con thấy rằng nếu mà có hoàn hảo như thế thì nó sẽ là cái cảnh cực kỳ hoàn hảo...

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi. Đời của Mai.

Đúng không? Bộ phim thì nó hoàn hảo. Đây bộ phim đời của Mai có gì đâu.

Mai Vũ: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Mà cái nữa là vấn đề của con không phải cô Mai đấy.

Mai Vũ: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Chứ đời của Mai mà con lại là cô Mai thì đâu có hoàn hảo đâu. Đúng không, (Sư phụ cười) đúng không?

Mai Vũ: (Cười) Đau khổ tột cùng vừa không được hưởng cái gì lại vừa…

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, đời của Mai nhưng mà con lại là Biết.

Thì nó khác với đời của Mai nhưng con là Mai. Đúng không?

Mai Vũ: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Đời của ai cũng hoàn hảo hết, nếu con là Biết đấy, đời của ai cũng hoàn hảo hết. Các con đang sống cuộc đời hoàn hảo. Tức là ngay từ bây giờ đấy. Ngay bây giờ đang lo lắng sợ hãi gì đó thì vẫn là hoàn hảo. Ở góc độ của Biết thì đấy là ảo ảnh thôi có gì đâu. Tận hưởng cái ảo ảnh đấy thôi. Ngắm nó thôi. Hiểu vấn đề chưa?

Mai Vũ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy. Thế thì, thực ra sư phụ đi chuyến này là để các con ở gần sư phụ để các con ngấm cái này. Chứ còn hiểu thì, có gì khó hiểu lắm đâu, nếu có cái sự xuất hiện sư phụ thì ngấm nó dễ hơn tý, đúng không, có vẻ đáng tin hơn. Đấy là lý do của chuyến đi đấy. Chứ còn những cái bí kíp này sớm muộn cũng sẽ giảng khắp nơi thôi.

Nhưng mà khi con nghe sư phụ nói ra bằng cái giọng tự tin thì con sẽ có cái sự tự tin một cách vô hình, lan tỏa vào con. Hiểu không?

Còn đọc quyển sách rất khó tự tin vì con không có cái cảm xúc gì khi đọc cái đấy cả.

Con chỉ theo lời trong sách thôi. Còn nếu con ngồi đây con học bằng cả cái thân thể đúng không, tinh thần và thân thể ngay đây luôn.

Nó ngấm mạnh hơn rất nhiều.

Rồi. Còn ai nói không? Bài học gì sau buổi này không? Có câu hỏi gì không, cũng

Một bạn: Khi mà mình chứng ngộ Vô ngã thì mình thấy mình không phải là thân và tâm này, và mình vẫn tin đâu đó mọi thứ có thật.

Thì vẫn là mình biết, không biết, không tin thân và tâm rồi, thì mình chỉ ứng dụng Biết thôi nhưng mà vẫn tin nó có thật. Nên là nếu thêm một pháp không có thật nữa, và mình hiểu mọi thứ chỉ là ảo ảnh thôi, mình vừa không phải là thân tâm và mọi thứ nó là không có thật, đó chính là nội dung nó xảy ra thôi, nó là nội dung của suy nghĩ. Thật sự mọi thứ nó chỉ là cảnh...

Sư phụ Trong Suốt: Được. Con cứ đọc câu thần chú ấy đi rồi tự con sẽ tìm được con đường đến đấy, hiểu không? Trước mắt đấy, cái đơn giản nhất, cứ đọc cái câu gì?

Một bạn: Mọi việc đều… Sư phụ Trong Suốt: Mọi thứ hoặc là mọi việc đều luôn hoàn hảo, đúng không?

Một bạn: Đúng rồi.

Sư phụ Trong Suốt: Mọi việc luôn hoàn hảo, thế thôi. Cứ tập thế đi, chưa cần phải hiểu lắm đâu, nhưng mà dần dần nó sẽ buộc con phải đến chỗ đấy. Nó dẫn con đến chỗ đấy.

Nên là trước mắt chỉ cần nhớ cái đấy thôi.

Nên cả bài hôm nay dài ngoằng ngoằng nhưng con chỉ nhớ đúng câu đấy. Đúng không? Một câu. Hay gặp chuyện gì đó sẽ nhắc đúng không? Vũ Thái đi ngủ rồi thật là hoàn hảo, đúng không? Còn lý do thì tính sau. Khi con nói thế rồi, lý do sẽ tự đến. Đúng chưa? Đấy. Các con ấy ai có một câu chuyện khi mà đoán đấy, chuyện đấy thật là hoàn hảo, đúng không? Chuyện mà được mọi người đoán ra đấy. Hoàn hảo quá còn gì nữa, đúng không? Đấy. Còn tại sao hoàn hảo thì tính sau đi. Nhắc như thế đã.

Một bạn nữ: Sư phụ ơi sư phụ nói cho rõ hơn về cái trực giác với ạ. Như bây giờ con đang suy nghĩ một vấn đề, nó hiện ra phát là con đoán luôn cái đáp án đấy luôn. Thì có phải trực giác không Sư phụ?

Sư phụ Trong Suốt: Ừ đấy là một loại trực giác. Bắn ra không cần lý do.

Bạn đó: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy là một cái nếu con bắt được nó thì dần dần con làm quen với cả lắng nghe được cái trực giác.

Bạn đó: Dạ tức là cái đó là… Sư phụ Trong Suốt: Còn đúng sai thì kệ nó đi.

Bạn đó: Dạ đúng rồi ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Chứ đừng bắt nó đúng, đừng bắt trực giác nó đúng. Trực giác không liên quan đúng sai.

Bạn đó: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Trực giác là cái cảm nhận trực tiếp nó tự bắn ra.

Bạn đó: Tự bắn ra xong mình nói luôn.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, đấy. Không, nói hay không thì tùy con nhưng mà con biết rằng nó...

Bạn đó: Tức là khi mà nghe xong đấy, nghe cái nhạc xong đấy, là hắn bắn ra như rứa.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Bạn đó: Vậy thì một lúc sau một suy nghĩ hắn đến hắn gọi lại. Đúng hay sai hay gì …

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, đúng rồi, nó bảo là đúng sai. Thì cái trực giác nó vào trước. Và nó hoàn toàn có thể sai, đừng bắt nó phải đúng.

Bạn đó: Ý là con không nghĩ mọi việc đúng sai thôi.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ nhưng ý là cái chuyện sư phụ đang nói là con đừng nghĩ trực giác nó là đúng. Con hay các con khi sư phụ nói trực giác không phải sư phụ bảo trực giác là đúng. Trực giác là trực giác.

Bạn đó: Trực giác là trực giác thôi.

Sư phụ Trong Suốt: Trực giác là trực giác, thế thôi. Còn con có thể dùng những thứ khác để sử dụng nó như một trong những công cụ, chứ không phải là con sống toàn bằng trực giác. Đấy, mà con dùng nó như một cái công cụ, bên cạnh công cụ suy luận của con.

Bạn đó: Để Biết tự lo đấy ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, Biết bắn ra thế đấy.

Nhìn mặt chồng tử tế thế không thể có người yêu với bồ được đâu.

Bạn đó: Dạ?

Sư phụ Trong Suốt: Nhìn mặt chồng tử tế như thế, sao có bồ được? Trực giác bảo thế.

Bạn đó: (Cười) Vui quá.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ thế, trực giác bảo thế thì mặc kệ, hiểu không? Kia nó gọi là gì?

Không chỉ Thùy Vân thì cũng chẳng sao đúng không? (Các bạn cười) Không nước thì mây, có khi ông chồng lại thích ngắm cảnh thì sao.

(Cười) Một ông chồng chỉ là thích ngắm cảnh thôi.

Một là nước, hai là mây, ông thích ngắm nước ngắm mây thôi.

Đấy, ngon ngay, đúng không?

Thế giới này có cái gì khác ngoài cái cách nhìn của con đâu, hay là suy nghĩ của con đâu. Đúng không? Ngay bây giờ con nhìn thấy sư phụ có phải con nghĩ thế, con có thực thấy sư phụ thật đâu mà. Đúng không?

Con rắn nó vào phòng thấy sư phụ đâu, thấy chưa? Nghĩ thôi.

Rồi, còn ai nữa không? Hôm nay lấy thời gian ở Đà Nẵng hơi nhiều đúng không? Đà Nẵng đi ngủ sớm nhỉ? Nghe bảo 10 giờ là ngủ hết rồi đúng không?

Một bạn: 11 giờ.

Sư phụ Trong Suốt: Hà Nội thì nói làm gì.

Một bạn nam: Sư phụ trực giác đấy, thì nó giống chuyện của con đó là một cái gì nó liên quan đến quá khứ của mình, mà nó bắn ra quá nhanh.

Sư phụ Trong Suốt: Cũng chẳng có quá khứ nào, nó bắn ra không liên quan đến có quá khứ, có hay không.

Bạn đó: Con ví dụ nha.

Sư phụ Trong Suốt: Quá khứ là suy nghĩ nó vào đấy.

Bạn đó: Dạ. Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Trực giác nó không có quá khứ gì. Trực giác là trực giác thôi.

Bạn đó: Con thấy trực giác nó vẫn là suy nghĩ nó vào nhưng mà nó…

Sư phụ Trong Suốt: Nó là suy nghĩ. Nó là suy nghĩ.

Bạn đó: Trực giác nó bắn ra quá nhanh mà mình mình đang … trong trực giác.

Con có một cái ví dụ như con nghĩ ra là, ví dụ như hồi xưa đến giờ mình chưa … ai hết (1:01:55 không nghe được). Mà mình, tự nhiên có người mù xuất hiện trước mặt mình, không thể trực giác nó bắn ra đây một người. Nhưng mà trước đấy, con biết một người…

Sư phụ Trong Suốt: Thôi, con nhầm rồi, thế là con nhầm rồi. Con hoàn toàn không hiểu cái sư phụ giảng.

Bạn đó: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy, thế con chưa hiểu rồi, cái con đang nói tâm trí mất rồi. Phải đợi một dữ liệu cũ thì nói làm gì nữa. Vì nếu mà sống như vậy thì suốt ngày con chỉ có suy nghĩ thôi, chỉ tâm trí thôi. Trực giác nó chẳng cần biết quá khứ gì hết, nó tự bắn ra câu đấy, xong rồi tâm trí vào giải thích. Con đang nói đoạn sau là tâm trí giải thích.

Bạn đó: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Con cho rằng con nhận thấy người ta buồn bởi vì con có một lịch sử quá khứ. Con có kinh nghiệm, thì con nghĩ là người ta buồn. Đấy là suy nghĩ giải thích vì nó không thể chấp nhận nổi. Đấy, đúng câu ví dụ con rất tốt. Và tự nhiên phát biết luôn.

Nó không chấp nhận nổi điều đấy nên nó phải giải thích rằng à, mình biết cái này, mình nghĩ ra cái này bởi vì mình đã có một tiến trình lịch sử này. Đấy là khi bị ảnh hưởng bởi tâm trí thì con sống như vừa xong. Hiểu không nhỉ?

Đấy là một bằng chứng sống về việc thế nào là ảnh hưởng bởi tâm trí. Mình không chấp nhận nổi trực giác. Nó phải lý giải được thì nó mới chấp nhận được, tâm trí là thế.

Tâm trí là thứ mà phải lý giải xong mới chấp nhận được. Trực giác là thứ bất chấp, nó không có lý do, không cần đúng sai, nó tự hiện ra thế thôi. Còn sau khi tâm trí lý giải thì nó thành cái con vừa nói. À, chắc là mình có lịch sử đây, đúng không? Mình có gì đây.

Nhưng mà nhiều khi con có trực giác tức là nó rất lạ kiểu như là ngồi đây rất nóng ruột.

Đúng không? Về nhà, ở nhà con có chuyện thật. Thế đấy thì lịch sử gì? Đúng không nhỉ?

Chẳng lịch sử gì cả. Ngồi đây nóng ruột xong về nhà hóa ra nhà có chuyện, cái lúc mình nóng ruột. Hoặc con ngồi đây nhưng con biết một cái chuyện gì đó, tự nhiên thấy biết chuyện gì đó ở đâu đấy. Thì những cái đấy nó không phải là do kinh nghiệm gì cả, nó không có quá khứ gì cả, nó hiện ra ngay bây giờ ở đây. Nhưng mà cái tâm trí này nó không chấp nhận nổi. Nó phải giải thích này, thói quen nó là giải thích.

Bạn nam: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Các con thấy gì bất thường phát là tìm cách giải thích bằng được. Đúng không? Thấy người yêu cau mày một cái là thấy rằng chắc chắn là có vấn đề gì đấy rồi, đúng không? Trong đầu nghĩ ra hằng trăm phương án giải thích, đúng chưa? Thế thì còn cái sư phụ nói trực giác này nó không liên quan đúng sai, nó không liên quan đến dữ liệu quá khứ hay tương lai, không liên quan gì, nó cứ bắn ra thôi. Nếu con bắt được cái đấy, thì con bắt được cái trực giác của con. Chứ không phải là con bắt được cái đúng hay là cái sai, ít nhất là con bắt được một tia trực giác. Còn nó đúng hay sai quan trọng gì. Nó là trực giác mà, bản thân trực giác nó có quan trọng gì đúng sai đâu. Nó bắn ra thôi, hiểu không? Thế thì đấy gọi trực giác. Đấy!

Trực giác là gì? Mình tạm gọi là suy nghĩ cũng được, nó bắn thẳng ra. Đấy, không có lý giải. Tâm trí là gì? Tâm trí là cái mà đem dùng để giải thích tất cả các thứ hiện ra. Thế cả hai nó chỉ đều chỉ suy nghĩ thôi, không có thằng nào hơn thằng nào hết. Hiểu không?

Trực giác nó là suy nghĩ chứ là cái gì? Tâm trí lý giải cũng là suy nghĩ mà thôi. Nhưng ít nhất là đời con từ nay trở đi biết nó có một thứ khác, khác cái loại khuôn mẫu lý giải mà lâu nay mình có. Ít nhất là con bắt đầu vượt qua khuôn mẫu cũ của con. Đây này, hỏi Vũ Trang này, trực giác đúng hơn là nghĩ, đúng không? Đây mấy bạn này, mấy bạn trực giác này, đúng không? (Một số bạn cười) Trực giác đúng hơn là lý luận. Đấy, cho con ví dụ đấy.

Vũ Trang: Mà con sai gần hết. (Cười) Sư phụ Trong Suốt: À thì đấy trực giác con sai hết, thấy không? (Các bạn cười) Thì đấy trực giác đâu phải đúng với sai, nó bắn thế ra thôi. Nhưng con không bắt cái tia đấy thì đời con chỉ có một cái duy nhất là lý giải.

Vũ Trang: Dạ đúng rồi.

Sư phụ Trong Suốt: Tâm trí lý luận. Bắt tia đấy thì đời con có hai thứ. Thế thôi, chứ còn không cái nào hơn cái nào đâu. Con khéo léo mà áp dụng thì là ngon nhất. Đúng không?

Nhưng mà phải nói trong rất nhiều trường hợp là trực giác đúng hơn. Trong nhiều trường hợp thôi nhé là trực giác đúng hơn cả lý giải. Có đúng không? Đồng ý không?

Vũ Trang: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy, thế thôi, chứ hôm nay không có nói là trực giác thì tốt hơn, không phải. Nhưng ít nhất là con hiểu trực giác là cái gì, đúng không? Còn nếu không con chỉ có vướng vào lý giải thôi. Và cái trực giác nếu mà nói về độ độ giống với Biết ấy thì trực giác nó giống hơn. Vì Biết là thứ rất tự nhiên. Cái biểu diễn của Biết là rất tự nhiên. Tính tự nhiên trực giác nó còn mạnh hơn suy nghĩ rất nhiều. Suy nghĩ bản chất, là nó không chấp nhận tính tự nhiên của biểu diễn của Biết, nó bảo phải có lý do. Còn trực giác thì nó bảo chẳng có lý do gì hết, nó ra thế thôi. Còn sau đấy thì tâm trí bảo lý do gì đấy thì bảo đi, cứ bảo đi. Còn việc của tôi là phán thôi. Ở đây chưa chơi trò Chân như chỉ lộ nhỉ. Đúng không?

Một bạn: Sư phụ cho chơi đi ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thôi, trò này căng lắm.

(Thầy và các bạn cười) Xong rồi chỉ có khóc thôi.

Một số bạn: Cho chơi đi Sư phụ… Sư phụ Trong Suốt: Thôi, thôi không kệ được đâu. Với cả hôm nay không có thời gian. Chưa trải qua thôi. Đúng không?

(Tiếng các bạn trao đổi xôn xao) Sư phụ Trong Suốt: Ừ, hôm nào trải qua.

Hôm nào đến chuyến sau. Nhé.

Khóc lên khóc xuống ngay, đúng không?

Chân như chỉ ra đủ thứ.

Đuổi mấy người đấy nhỉ, đúng không? Chân như chỉ lộ đuổi mấy người đúng không?

(Cười) Một số bạn: 13 người.

Sư phụ Trong Suốt: 13 người bị đuổi vì chân như chỉ lộ. Quá nguy hiểm.

(Tiếng các bạn trao đổi) Sư phụ Trong Suốt: Ừ, từ đấy không ai dám chơi. (Các bạn cười) Từ đó chỉ là truyền thuyết đúng không?

Không, ngày nào mình sẽ chơi lại nhưng mà chơi, giờ mình hiền rồi, nhóm mình có đuổi gì nữa đâu.

Một bạn: Năm nay đâu có chơi trò đó.

Một bạn: Năm nay vì trẻ em gương mẫu nên không chơi …

Sư phụ Trong Suốt: Không chơi nữa. Không chơi nữa.

Mà thời đấy qua rồi, bây giờ có chơi lại thì không đuổi nữa. Bây giờ không còn luật đuổi nữa. Nhưng mà không, tuy là không đuổi nữa nhưng mà vẫn để lại nhiều dấu vết. Hiểu không nhỉ? Không đuổi là một chuyện thôi nhưng mà vẫn để lại nhiều dấu vết nên thôi, cứ từ từ đã.

(Tiếng các bạn trao đổi) Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Bây giờ chủ để kiểu như là ai đang thích ai, đúng không, thì dễ.

Thôi, đúng rồi. Nếu mà chơi lại thì mình chơi kiểu như đoán bạn này thích bạn kia hay không? Kiểu chủ đề nhẹ nhàng đấy. Đúng không? Ví dụ đoán xem là Minh Oanh, ngoài Minh Loan còn thích ai ở trong này nữa, chân như chỉ lộ cho thì cùng lắm chỉ phá hạnh phúc của hai bạn thôi. (Thầy và các bạn cười)

Minh Oanh: Cháy nhà đó Sư phụ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ thì chỉ có cháy nhà thôi chứ có ai chết đâu. (Thầy và các bạn cười) Ừ, cháy nhà bạn chứ có cháy nhà mình đâu mà lo gì.

(Các bạn cười và trao đổi) Sư phụ Trong Suốt: Chân như chỉ lộ đơn giản là đấy, trực giác đấy. Mà nhiều khi nó là đúng mà lại đau, hiểu không?

Một bạn nữ: Bó tay.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy. Sợ không?

Một bạn: Chân như, chân như.

Sư phụ Trong Suốt: Đoán xem là Vũ Thái ngoài thích Vũ Trang còn thích ai nữa không?

Chết, bắt đầu cháy nhà. (Thầy và các bạn cười) Chân như chỉ lộ. (Thầy và các bạn tiếp tục cười) Thôi, trò này nguy hiểm lắm, trò thích ai nguy hiểm lắm, thôi không chơi trò đấy.

(Thầy và các bạn cười) Quá nguy hiểm, thấy không?

Thôi đoán xem phòng này giá bao nhiêu tiền, đấy.

Ngọc Tuyết: Đoán xem ai sắp mua nhà.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Đoán xong lại ra đầy người nói dối thì cũng mệt lắm. Hôm nào vay tiền bảo tao hết tiền rồi đúng không, nhưng Chân như lại bảo 1 tỷ đồng trong ngân hàng nữa thì chết. Mất hết hình ảnh. Cho cái gì lành lành vào, hiểu không? Đấy, cho nên là gì? Nếu con chơi lại, nếu mà ở đây có ai tổ chức lại đấy, thì cái chủ đề rất là lành, rất là vô hại, thì chơi nhé.

(Tiếng các bạn nói chuyện không nghe rõ 1:09:20)

Sư phụ Trong Suốt: Lành quá, bài này lành quá luôn. Trò hôm nay cũng là trò chân như chỉ lộ chứ gì nữa. Đầy bạn đoán được trực giác. Đúng không nhỉ? Ngày hôm nay đấy.

Chính là trò chân như chỉ lộ chứ có gì đâu?

Đúng không? Phiên bản lành nhất, lành lặn nhất của nó là gì?

Một số bạn: Phiên bản nhẹ nhất.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Nghe chưa thấy ai bị sao cả. Đúng không? Chưa sao. Hôm nay mà lại ra đoạn Minh Oanh là là gì nhỉ? Đoạn đấy mà dành cho Minh Loan có phải đứt không?

(Một số bạn cười) Cái bài hát đấy. (Các bạn cười) Có phải đứt không? Đứt quá gì nữa. Ừ đấy. Ừ. (Tiếng các bạn trao đổi) Thôi anh em, anh chị em ta thấy hài lòng chưa? Đã chưa?

Một số bạn: Đã rồi.

Sư phụ Trong Suốt: Chuyến đi này đã chưa?

Đúng không? Có hẳn bí kíp về luyện mấy năm trời gì nữa. Luyện từ nay đến ngày giác ngộ còn gì nữa? Bí kíp này đấy. Khi nào con thấy nó không hoàn hảo vì con đang quên, thế thôi. Quên thì phải nhớ ra, thế nhé? Bất kỳ khi nào con thấy rằng có vấn đề, con bồn chồn lo lắng có nghĩa là con quên mất cái điều đấy rồi. Nhớ thôi, nhớ xong thì lại bình thường, xong lúc sau lại quên thế thôi. Đúng không? Quên thì lại nhớ thôi. Đời tu chỉ thế thôi, tu rất là nhàn, chỉ quên quên nhớ nhớ thôi chứ chẳng phải vặn vẹo cái gì cả. Đúng không?

Tu bây giờ ấy, chỉ có quên thì nhớ ra, đúng không? Với cả tu là hiểu rõ hơn, hiểu sâu sắc hơn.

Nghĩa là con tu bây giờ là hiểu sâu sắc hơn chứ không phải là sửa cái gì cho chính mình nữa. Cũng là sư phụ nói mà con hiểu không đủ sâu sắc thì nó vẫn vô dụng, mình phải hiểu sâu sắc hơn. Đúng không? Sư phụ nói thế này nhưng chắc gì con hiểu hết từ nãy giờ đấy, con chỉ tưởng là hiểu hết thôi.

Nhưng mà vài năm sau nghe lại thấy ôi sao lại mới thế nhỉ cho mà xem. Không tin nghe lại bài cũ sư phụ mà xem. Sao hồi đấy không thấy ý này nhỉ. Đúng không? Có thấy không?

Các bạn: Có ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ô, sư phụ nói rõ này mà mình không nghe, không hiểu gì cả. (Các bạn cười) Đấy.

Một bạn: Rõ là ngồi đấy nữa.

Sư phụ Trong Suốt: Còn ngồi đấy luôn.

Đúng không? Nên là cái chuyến đi này thực ra rất là ích lợi cho các con. Đây là lý do sư phụ đi. Đấy. Thì con có một cơ hội được gặp sư phụ trực tiếp. Được truyền một cách trực tiếp cái gọi là cảm nhận về sự thật. Chứ không phải là lý luận được. Nên các con có thể sai lầm sư phụ sửa cho. Sửa trực tiếp cho tốt hơn chứ ngồi qua mạng comment phát biểu đúng không? Ở đây phát biểu nhiều sư phụ có thể sửa cho con được. Nhiều khi con không cần phát biểu nữa sư phụ nhìn mặt thấy con sai sư phụ sẽ tự nói thôi, chẳng cần phát biểu cũng được. Đấy, nhiều khi sư phụ nhìn mặt con đoạn này là nhầm chắc rồi. Thế nên là, sẽ tự đáp ứng mà. Biết nó đáp ứng như thế mà.

Thế nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong buổi biểu diễn tiếp theo, hiểu không? Suy cho cùng thì buổi nào chẳng là buổi biểu diễn, đúng không. Đúng không? Đến đây cũng là biểu diễn thôi, đi Đà Nẵng đấy, cũng là biểu diễn. Hiểu sư phụ nói không?

Một bạn: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Bản chất là Biết biểu diễn ra cảnh này chứ không phải sư phụ đi Đà Nẵng. Trên màn hình của Biết chiếu cảnh Đà Nẵng hay là sư phụ đi Đà Nẵng.

Một bạn: Chiếu cảnh Sư phụ đi Đà Nẵng.

Sư phụ Trong Suốt: Trên màn hình của Biết đúng không? Biết nó chiếu cảnh Đà Nẵng.

Chứ không phải là sư phụ đi Đà Nẵng. Đúng không? Trên màn hình của Biết chiếu cảnh gặp sư phụ ở Đà Nẵng nhưng không phải là con đi Đà Nẵng. Đúng chưa? Con có đi Đà Nẵng không?

Một bạn: Dạ không.

Sư phụ Trong Suốt: Nhưng trên màn hình của Biết này nó chiếu cảnh gì?

Một bạn: Cảnh … Sư phụ Trong Suốt: Cảnh tôi đi Đà Nẵng, thế thôi.

Một bạn: Cảnh tôi đi Đà Nẵng.

Ai cũng có thể thực hành để an lạc và hạnh phúc ngay giữa đời thường.

Để hiểu rõ hơn cách thực hành như thế nào, bạn có thể tham gia vào Câu lạc bộ UNESCO Thiền – Yoga Trong Suốt: http://trongsuot.com/ hoặc liên hệ qua địa chỉ email: tradamtrongsuotvn@gmail.com Cùng nhau, chúng ta sẽ về nhà bạn nhé!