Biết rõ ràng cũng biết ngang với biết mờ mịt
Giác Tấn: Niềm tin là suy nghĩ đến từ não ạ!
Thầy Trong Suốt: Ờ!
Giác Tấn: Não là sự hiện ra…
Thầy Trong Suốt: Ờ!
Giác Tấn: Đúng thời điểm đó thì gần như kiểu búa bổ vào đầu ấy!
Thầy Trong Suốt: Thế à?
Hồng Anh: Đoạn đó cũng hay. Có mấy bạn giờ vẫn đang ám ảnh cái đoạn, cái câu đó của Sư phụ.
Thầy Trong Suốt: Câu gì?
Hồng Anh: Cái câu mà não con bắn ra suy nghĩ hay là suy nghĩ mới có não con ấy!
Thầy Trong Suốt: À…
Hồng Anh: Có mấy bạn vẫn chưa hiểu vẫn đang quay cuồng nãy giờ đấy Sư phụ.
Thầy Trong Suốt: Ờ! Được. Tốt! Ai bảo hỏi cao cấp thì trả lời cao cấp thôi!
(Mọi người cười)
Minh Không: Sư phụ ơi cho con hỏi con vẫn không hiểu nhé. Khi mà mình hỏi “có đang biết hay không?” thì…. Nhưng mà vấn đề là con chưa thực sự tin là lúc nào cũng biết nên con phải… Chẳng hạn lúc ấy con nhìn thấy một cái biển hiệu, thì con nói ra như thế thì chứng minh rằng là con đang biết, thì có được không?
Thầy Trong Suốt: Được, cũng được!
Minh Không: Nghĩa là mình có thể làm như thế để mình...
Thầy Trong Suốt: Tự tin, tự tin là lúc nào cũng biết!
Minh Không: Để mình kiểm tra là xem mình có đang biết hay không?
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi!
Minh Không: Thế thì nhiều lúc mình rối loạn quá và mình đặt câu hỏi là “Có đang biết hay không?” Cái chuông nó vang lên như vậy mà mình không nghĩ được câu trả lời thì có sao không ạ?
Thầy Trong Suốt: Vấn đề đây là câu hỏi mà không cần một câu trả lời!
Minh Không: Vâng!
Thầy Trong Suốt: Đúng không? Nhấn mạnh rồi đấy. Trả lời “không” cũng chả sao cả. Vì đây đâu phải câu hỏi để ra câu trả lời. Đúng không? Câu này các bạn hỏi rất nhiều rồi đấy, sư phụ nói rất nhiều rồi đấy. Câu trả lời nào cũng được. Không biết gì hết, vớ vẩn, tại sao phải biết. Tất cả các câu hỏi ấy đều ok vì nó không quan tâm đến câu trả lời.
Một bạn: Vâng con không trả lời gì…
Thầy Trong Suốt: Không trả lời gì cũng được. Con quan tâm đến việc con đi kiểm tra con thấy rằng con đang biết. Bất chấp câu trả lời, thì con phải có cái cái hành động kiểm tra đấy. Thế thôi! Vấn đề con có đi kiểm tra hay không? Chứ không phải là con có biết hay không? Vì đương nhiên là con biết rồi. Con đi kiểm tra hay không. Nhắc lại câu này không liên quan đến câu trả lời. Trả lời gì cũng được, đặc biệt nên trả lời “không biết” để mà chắc chắn, đúng không? Trả lời không biết là tốt nhất, không biết mà vẫn biết là an toàn nhất.
Minh Không: Thế con cứ trả lời “không biết”.
Thầy Trong Suốt: Ừ! Không biết.
Minh Không: Khi nào con thích thì con mới nói là “biết”.
Thầy Trong Suốt: Ờ! “Không biết” mới hài hước chứ. “Không biết” mà vẫn đang “biết” đây.
Một bạn: Sư phụ ơi cho con hỏi là tập 6 Bước vô thường hay là tập Biết nhiều hơn ạ?
Thầy Trong Suốt: Tùy các con. Đều, chia đều cũng được. Biết đã phải làm gì đâu, có tập gì đâu. Đúng không? Tập về Biết đã phải làm gì đâu. Con muốn kiểm tra thì ai chẳng kiểm tra được. Con cứ tập cái con thấy phù hợp nhất. Bây giờ chả yêu cầu gì nữa. Tập kém thì tự chết. (Mọi người cười) Ngày xưa là hàng hàng lớp lớp hỗ trợ đúng không? Bây giờ con… tùy, tùy cảm hứng thôi. Thời đại tự do rồi. Tự do nghĩa là phải tự lo, tự do ấy. (Mọi người cười) Tự do thì phải tự lo! Đúng chưa?
Thầy Trong Suốt: Thôi Minh Canh phát biểu cảm tưởng đi. Có nghe được bài hôm nay không?
Minh Canh: Có ạ!
Thầy Trong Suốt: Phát biểu cảm tưởng đi!
Minh Canh: Nó thực hành nó đơn giản hơn những cái pháp trước và con thấy là thực sự cần thiết có những cái nền tảng về Vô ngã và Không có thật.
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Minh Canh: Các bạn mới thì có cảm giác là con dao 2 lưỡi ấy, mà đi chênh vênh thì rất là… là phải nỗ lực ấy ạ!
Thầy Trong Suốt: Sau về phát là tất cả phải học Vô ngã hết.
Minh Canh: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Hiểu chưa! Nền tảng quan trọng không? Không có Pháp hỗ trợ thì hiểu thế nào được. Khó hiểu đúng lắm!
Minh Canh: Đúng là mình nghe thì mình mới hiểu rất là nhanh. Các bạn ấy con nhận thấy là hơi quá sức.
Thầy Trong Suốt: Không quá sức đâu! Sư phụ giảng rất từ từ thôi. Có ép gì đâu! Đừng có sức ép thì lại dễ. Đúng không? Từ từ thôi!
Tuệ Duyên: Sư phụ ơi giờ con vẫn chưa hiểu, ví dụ như hiện tại là có pháp Biết và pháp của tụi con là pháp 6 Bước vô thường thì con hiểu là pháp Biết…
Thầy Trong Suốt: Sắp học Vô ngã rồi. Sắp… sau này có 6 Bước vô ngã.
Tuệ Duyên: Dạ. Thì đó vẫn là pháp bổ trợ. Pháp Vô Ngã là vẫn là pháp bổ trợ?
Thầy Trong Suốt: Tất cả các Pháp đều hỗ trợ cái này hết!
Tuệ Duyên: Thì mình sẽ tập cái pháp Biết này và mình nhận ra là mình có đang biết hay không? Xong rồi từ đó thì ví dụ như là mình biết là cái suy nghĩ chánh kiến nó sẽ về.
Thầy Trong Suốt: Không, không phải như vậy.
Tuệ Duyên: Dạ!
Thầy Trong Suốt: Thôi hôm khác! Mai hỏi đi!
Tuệ Duyên: Dạ!
Thầy Trong Suốt: Đây không phải lúc giảng Pháp, nói chuyện cho vui thì được!
Con là gì? Quảng Bình ra à? (Sư phụ hỏi chị Trang người Quảng Bình) Bõ công ra đây không?
Bích Trang: Dạ?
Thầy Trong Suốt: Uổng công? Uổng công ra đây không? Có uổng công ra đây không?
Mất công ấy, mất công không?
Bích Trang: Dạ không!
Thầy Trong Suốt: Không ấy hả? Uổng công.
Một bạn: Có thể tách cái bài thiền của Sư phụ ra riêng để mọi người…
Thầy Trong Suốt: Thiền hôm nay ấy hả?
Bạn đó: Vâng, tách bài…
Thầy Trong Suốt: Để bài Sài Gòn đi, nếu mà tách thì tách bài Đà Nẵng tốt hơn bài Hà Nội.
Bạn đó: Tách bài thiền của Đà Nẵng tốt hơn bài thiền của Hà Nội, Sư phụ ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ, nếu tách thì tách bài Đà Nẵng ra, còn biết đâu Sài Gòn hơn nữa thì sao.
Hồng Anh: Dạ. (Mọi người cười)
Thầy Trong Suốt: Thường là trâu chậm uống nước trong mà.
Hồng Anh: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Nhóm mình có truyền thống rồi, trâu chậm uống nước càng trong. Nên hoàn toàn có thể là bài Sài Gòn còn hay hơn nữa.
Hồng Anh: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Mọi người thấy bài Đà Nẵng hơn bài Hà Nội không?
Mọi người: Dạ có.
Thầy Trong Suốt: Thì bài Sài Gòn không biết thế nào đâu?
Hồng Anh: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Trâu chậm bao giờ cũng nước trong. Nhóm mình ngược, ngược đời mà.
Ngoài đời là trâu chậm uống nước đục, đúng không? Các con là trong quá còn gì nữa.
Các con là sướng nhất còn gì nữa. Có gì hỏi đi.
(BTC đang nói chuyện setup phòng xem phim) (Thầy Trong Suốt quay lại hỏi bạn người Quảng Bình lúc nãy) Vì sao lại không uổng?
Bích Trang: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Vì sao lại không uổng công?
Bích Trang: Dạ vì hôm nay con là được nghe Sư phụ giảng về cái Biết con thấy rất là hay.
Thì con thấy là, à cái Biết cũng là tôi, tôi cũng là cái Biết. Thì con nghĩ con thấy giống như là bầu trời còn những cái như là âm thanh sự vật xung quanh thì giống như những đám mây, đều sẽ tan biến trong Biết.
Thầy Trong Suốt: Được.
Bích Trang: Dạ, thêm là, trước khi mà con đi ấy, là con rất đau đầu, bây giờ con cảm thấy con không đau đầu gì cả.
Thầy Trong Suốt: Tốt. Hài hước, có người đau đầu hơn, có người lại hết đau đầu. (Mọi người cười) Hai con từ đâu đến đây? (Thầy hỏi một bạn khác) Quảng Bình hay Thái Bình? Thái Bình vào đây ấy hả? Ủa, ai dẫn con đến đây?
Bạn đó: Hai đứa con tự đi ạ.
Thầy Trong Suốt: Hả?
Bạn đó: Hai đứa con tự đi ạ.
Thầy Trong Suốt: Nhưng ai dẫn con vào nhóm này?
Bạn đó: Vũ Yến ạ.
Thầy Trong Suốt: Woa, á à. Vũ Yến đâu rồi ấy nhỉ?
(Mọi người gọi Vũ Yến)
Hồng Anh: Cô Trang nói là đi tiếp Sài Gòn luôn đấy Sư phụ.
Thầy Trong Suốt: Kinh, được thôi, thế là tốt. Ý rất tốt. (Mọi người cười) Nên là nhiều khi đào hoa là một cái rất hay, hiểu rồi đấy. (Mọi người cười) Được, thế thôi, nói thế thôi. Tốt rất tốt, rất tốt. Đào hoa mà cứu người có đào hoa không?
Mọi người: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Có chứ. Rồi tự hiểu đi.
(Một bạn nói gì đó)
Thầy Trong Suốt: Không cần biết, đào hoa là tốt. Đào hoa mà cứu người thì có tốt không?
Mọi người: Tốt ạ.
Thầy Trong Suốt: Thế lấy cờ đâu ra mà đi, vay ai?
Bạn đó: Vay Vũ Yến.
Thầy Trong Suốt: Vay Vũ Yến luôn? Được. Vay bao nhiêu cờ? Bao nhiêu?
Vũ Yến: Dạ 6 cờ ạ.
Thầy Trong Suốt: Kho của con mà?
Vũ Yến: Khoảng trên 200 cờ.
Thầy Trong Suốt: 200 cờ? Woa, đâu giàu thế? Con làm trò gì mà lắm… lắm tiền thế, lắm cờ thế? (Mọi người cười)
Vũ Yến: Dạ làm việc nhóm ạ.
Thầy Trong Suốt: Làm việc nhóm, hiểu rồi. Con muốn đào hoa thì phải làm việc nhóm nhiều, hiểu không? (Mọi người cười) Đúng không? Đấy, bí kíp chưa? Muốn đào hoa thì phải gì…?
Mọi người: Làm việc nhóm.
Thầy Trong Suốt: Làm việc nhóm nhiều.
Hôm nay có gì mới không? Hai bọn con hôm nay có gì mới không? Cũ rồi đúng không, có gì mới đâu. Bài hôm nay cũ rích.
Một bạn: Cũ rồi Sư phụ.
Thầy Trong Suốt: Ok, rồi. À, Minh Thịnh có gì mới hôm nay?
Minh Thịnh (Vũ Thịnh): À, chỉ có cái bạn con quen cũng đang thi vào Hoa Sen thôi, vậy thôi.
Thầy Trong Suốt: Không, hôm nay nghe có gì mới không?
Vũ Thịnh: À có ạ. Hôm nay nghe gì mới… có ạ!
Thầy Trong Suốt: What the mới?
Vũ Thịnh: Có, ví dụ như là Sư phụ nói thêm về cái không… cái vô ngã ạ. Là về 3 cái yếu tố: là cái suy nghĩ, cái hình ảnh với cái cảm xúc thôi ạ, thì con cảm nhận cái đó thêm nhiều hơn.
Ví dụ bình thường là con chỉ hỏi cái đó thôi, thì bây giờ con hỏi thêm cả cái là cái cảm xúc này, nhận rõ xem nó là cái cảm xúc này nó là cái gì? Hình ảnh này, rồi suy nghĩ có đang nói rằng đây là cơ thể không? Nó rõ được hơn nhiều ạ.
Nói chung là như Sư phụ vừa rồi nói ấy, là bên Hà Nội, Hà Nội là lúc đầu trước, trâu… trâu đục uống nước… nước trong ấy.
Thầy Trong Suốt: Trâu chậm uống nước trong. (Mọi người cười)
Minh Thịnh: Thì con thấy là cái bên Đà Nẵng thì con cảm giác là nó sâu với con hơn.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi.
Minh Thịnh: Rõ hơn.
Thầy Trong Suốt: Trâu chậm uống nước trong đấy.
Hồng Anh: Mà có cảm giác là gấp đôi cái đợt mà “Trà đàm nguy hiểm” năm kia Sư phụ nói luôn ấy Sư phụ.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Kia là test thôi. Đây là thật luôn. (Mọi người cười) Kia chỉ là thử thôi, xem thế giới đón nhận thế nào thôi.
Hồng Anh: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Đây tấn công thẳng vào thành lũy, thành lũy cuối cùng của vô minh.
Hồng Anh: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Thẳng vào luôn.
Minh Không: Sư phụ giảng rất dễ hiểu ấy, con cũng hiểu được luôn, hiểu được kha khá, còn không hiểu hết thôi, nhưng mà hiểu được những ý chính.
Thầy Trong Suốt: Trâu chậm là thế đấy. Đấy là kết quả của nhiều năm đấy, không phải tự nhiên nó có đâu. Các con là trâu chậm sướng không?
Một bạn: Sướng ạ.
Thầy Trong Suốt: Trâu chậm sướng không?
Hồng Anh: Sướng.
Thầy Trong Suốt: Nhóm mình truyền thống là trâu càng chậm nước càng trong. (Mọi người cười) Truyền thống rất đặc biệt của nhóm luôn. Càng gặp sư phụ sớm càng khổ.
Càng gặp sau càng sướng.
Hồng Anh: Xong hôm nay Sư phụ vẽ 2 chim 2 màu nữa, cái câu trả lời nó vô biên sáng tạo so với hội ở Hà Nội chán chết luôn. Khuôn mẫu cánh chim mà hết khoảng 80% cứ giơ cứ đúng 1 câu đó thôi, hôm nay là quá trời cái câu hay, bờ môi này kia rồi…
Một bạn khác: Chỉ có 1 người trả lời được nhỉ?
Thầy Trong Suốt: Được 2 người.
Hồng Anh: 2 người.
Thầy Trong Suốt: 1 người cánh chim bầu trời, 1 người nói là hình vẽ trên bảng. Quan trọng là họ quan tâm cái bảng.
Một bạn: Mấy người nói là cái hình trên bảng là được cờ không Sư phụ?
Thầy Trong Suốt: Nói đúng là chim trên bầu trời hoặc là hình vẽ trên cái bảng, nghĩa là đừng quên cái nền là được. Nếu là hình sư phụ vẽ thì không được, mà hình vẽ trên cái bảng.
Cái chính là con quên mất cái nền, giống như là đây này, con cảm nhận được hình ảnh, âm thanh, suy nghĩ, nhưng cái nền để cái đấy ấy, thứ đấy thì con lại không cảm nhận. Đúng không? Nó hiện ra ở đâu? Ở trên Biết. Nhưng mà con lại không quan tâm nó, đúng chưa?
Cánh chim cũng thế thôi, con quan tâm cánh chim mà không quan tâm đến bầu trời, quan tâm chi tiết mà không quan tâm cái nền.
(Thầy hỏi 1 bạn) Phát biểu cảm tưởng của bạn? Đấy, bài học của ngày hôm nay?
Bạn đó: Con tham gia 2 lần thì 1 lần ở Hà Nội, với 1 lần ở Đà Nẵng thì con thấy là lần thứ 2 tham gia thì cảm giác nó ngấm hơn và lần này cảm giác như là Sư phụ giảng chậm hơn ấy, nên là con cảm thấy nó ngấm vô trong người con nhiều hơn. Cho nên là con nghĩ là mọi người cũng phải nghe lại rất là nhiều để thấm cái kiến thức, chứ còn mới nghe thì chắc là cũng không rõ được.
Với con cũng có 1 vài câu hỏi thì chắc là để mai mốt hỏi được không?
Thầy Trong Suốt: Cảm tưởng thế nào?
Bạn đó: Dạ, dạ.
Thầy Trong Suốt: Khó quá không theo nổi, ví dụ thế.
Hồng Anh: Thôi mình đi vào rạp đi …
Thầy Trong Suốt: Đi.
(Mọi người vào rạp xem phim) (Bài học sau khi xem phim Người nhân bản)
Một bạn: Con có 2 bài học ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn đó: À bài học thứ nhất là cái anh vật mẫu, anh vật mẫu thì đối với con anh giống như là giác ngộ cái Biết ấy.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn đó: Khi mà anh đứng trước một đống quân lính mà nó bắn tỉa bắn xả vào anh thì trông anh không có một sự sợ hãi gì hết.
Con cảm nhận là, khi mà giác ngộ cái Biết rồi thì mình không có một chút sợ hãi. Thứ hai là mình có một cái sức mạnh vì cái sức mạnh của anh, nó thể hiện qua cái việc đó là không phải dùng hành động mà nó kiểu như con cảm giác là có nội lực bên trong ấy, là nó thể hiện ra bên ngoài là bằng cái nó diệt cái quân đội đấy.
Còn bài học thứ hai, đối với anh vật mẫu thì con cảm nhận như anh là cái người sống mà kiểu như là… anh là người không chết nhưng mà anh sống cũng đầy nỗi sợ, ví dụ như là nó hơi mâu thuẫn với cái bài học 1 của con một tí. Nên là có những nỗi sợ của anh nó chính là phải bị lấy máu, làm các cái thí nghiệm khác nhau.
Còn anh mà vật thí nghiệm ấy thì anh đã có nỗi sợ với cái chết, thì con nghĩ rằng suy cho cùng thì cái người sắp chết hay là cái người mà sống không chết ấy, như là sống mãi đi thì, thì đều có những cái nỗi sợ khác nhau, thì con hiểu rằng là, chỉ có khi mà… à mình giác ngộ cái Biết rồi thì mình mới vượt qua cái nỗi sợ đó thôi, còn mà ví dụ mình sống, hay là mình đang sống khỏe mạnh, hay là mình sắp chết thì trong mình vẫn đầy nỗi sợ.
Thầy Trong Suốt: Ừ, rồi. Mẫn Hân nào.
Mẫn Hân (Tú Hân): À, dạ con thưa Sư phụ là con thấy phim này rất là hay bởi vì cái anh vật mẫu này là anh ấy được tạo ra trong phòng thí nghiệm, nhưng mà trong cái quá trình đó thì anh ấy chỉ ở trong cái phòng thí nghiệm thôi mà anh ấy không được đi ra ngoài.
Nhưng mà, tức là con liên tưởng đến cái Biết của Sư phụ có dạy ý, tức là anh ấy vẫn biết về 1 cái thứ mà nó, nó giống như kiểu là… mặc dù là anh ấy được tạo ra ở trong phòng thí nghiệm nhưng mà anh ấy vẫn biết những cái, có thể cái nội dung biết của anh ấy sẽ khác so với cái nội dung mà những cái người tạo ra.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Tú Hân: Nhưng mà chính nhờ cái anh Ki Mun à… Đó, cái anh mà được đưa tới để dẫn anh này đi ấy ạ. Thì trong cái quá trình mà đi ra ngoài như vậy, khi mà được nhìn và tiếp xúc với những thứ bên ngoài thì nó thôi thúc cái anh vật mẫu này để tìm ra cái Biết của mình nó rõ ràng hơn.
Thì con liên tưởng đến cái bài học… À cái mà Sư phụ đang giảng đấy là cái Biết. Nó cũng gống như bọn con, hiện tại là bây giờ mình cũng không biết được là mình có một cái có sẵn là Biết như thế, nhưng mà nhờ có Sư phụ chỉ ra và bọn con sẽ khám phá dần cái việc đó. Thì cũng giống như cái anh vật mẫu này ấy ạ, thì cái hành trình của anh ấy, cuối cùng thì anh ấy cũng phát hiện ra, tức là anh ấy biết được là anh ấy chỉ cần là sống để có một ý nghĩa cho một ai đấy hay là, tức là có 1 cái mục đích sống ấy.
Còn trước đó thì anh ấy được tạo ra trong phòng thí nghiệm, anh ấy chỉ ở trong đó thôi mà anh ấy không hề biết ấy. Nhưng mà ở bên trong anh ấy là vẫn, vẫn thôi thúc vẫn biết được rằng là… À con cũng không biết nói thế nào nữa.
Thầy Trong Suốt: Rồi.
Mẫn Hân: Con xin hết ạ.
Thầy Trong Suốt: Người khác đi. Ừ… Ngọc Trâm đấy.
Ngọc Trâm (Vũ Trâm): Con thưa Sư phụ là trong phim này con có 2 bài học.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Vũ Trâm: Về tính Biết và về Bồ đề tâm.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Vũ Trâm: Con thấy có 2 nhân vật ngược chiều nhau là anh bảo vệ và anh vật mẫu.
À, thứ nhất là anh nhân vật bảo vệ thì ban đầu anh ấy khởi đầu là từ vì cái tôi. Anh ấy bảo vệ vật mẫu là vì anh ấy muốn sống.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Vũ Trâm: Và anh làm tất cả mọi thứ là vì anh ấy muốn sống vì bản thân mình anh ấy, cho nên là anh ấy đầy sợ hãi. Đến khi mà vật mẫu hỏi là: “Tại sao lại phải chạy?” Anh bảo:
“Đây, đầy nguy hiểm đây.” Trong khi đứng giữa một con phố vắng lặng chả có ai.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Vũ Trâm: Và cũng bảo: “Đây, đầy nguy hiểm đây.” Trong khi đến nửa sau của phim thì anh ấy lại… khởi lên Bồ đề tâm, tức là khi ấy mọi thứ anh ấy làm là vì bảo là… à vật mẫu hỏi là: “Anh ơi đang đi đâu đấy?” thì anh ấy bảo là: “Tôi cũng chẳng biết nữa.” Không còn vì mình nữa, thì lúc đấy vật mẫu bảo là: “Anh ơi cho em về phòng thí nghiệm vì 3 lý do: Vì mẹ tạo em ở đó, vì em chỉ có ở đó và cuối cùng mới là vì anh… vì thế anh mới được sống.” Thế thì anh ấy mới ok, anh ấy làm điều đấy nhưng mà lúc đấy là anh ấy làm vì cậu bé này, vì cậu vật mẫu này, và lúc đấy thì anh ấy khởi Bồ đề tâm và khi đấy thì Bồ đề tâm rất mạnh mẽ.
Và thậm chí đến nỗi mà… súng ống rồi xe cộ đuổi không thấy sợ, trong khi ngược hẳn với lúc trước là làm vì mình thì giữa con phố vắng lặng chẳng có ai thì cũng thấy sợ. Xong rồi bây giờ thì đầy người chĩa súng vào mình thì mình không sợ. Thế thì con thấy có một bài học về cái sự không ngăn ngại của Bồ đề tâm.
Trái lại thì với cậu vật mẫu này thì khi khởi đầu là 1 cái người mà con thấy có rất nhiều đặc trưng cho tính Biết.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Vũ Trâm: Cụ thể là không ngủ này, rồi không có gì làm hại được cậu đấy này, rồi cậu ấy chỉ quan sát thôi cũng chẳng làm gì cả.
Anh tài xế bảo là bám chặt vào cũng chẳng bám chặt, cứ ngồi đấy thôi, cứ nhìn đấy thôi, nhìn cái gì cũng thấy rất là mới lạ rồi không tương tác gì, ai hỏi cũng chả trả lời.
Xong không biết gì cả, cầm dĩa cũng chẳng biết cầm, cầm đũa không biết ăn. Thì con thấy lúc đấy là rất giống với cả tính Biết, tức là nó chỉ ghi nhận thôi chứ nó chẳng… chẳng gì cả.
Xong đến cuối cùng, tuy nhiên thì đến khi mà nó khởi phát lên một cái … “tôi muốn làm một cái gì đấy đặc biệt cho ai đó” thì khi đấy cậu này sai bét rồi, đấy không còn là tính Biết nữa. Thế cuối cùng cậu này cậu ấy bị chết. Con thấy là nó là hai cái luồng ngược nhau ấy, khi mà anh… anh nhân vật bảo vệ thì càng ngày càng gần sự thật thì cậu này cậu càng rời xa sự thật và cuối cùng cậu ấy bị tiêu diệt.
Thầy Trong Suốt: Ừ. Được, một cái nhìn rất hay. Nhìn rất tốt về… phim nó là cách nhìn của con thôi mà, đúng không? Rồi, tốt.
À, Ngọc … Tấn.
Ngọc Tấn: À thưa Sư phụ là con có cái bài học là nhận ra cái Biết, thực hành pháp Biết và quyết định dành trọn cuộc đời để… chấm dứt khỏi cái vòng luẩn quẩn của luân hồi ạ.
Thầy Trong Suốt: Thật ấy hả? Phim này có cái ấy hả?
Ngọc Tấn: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Được, nói đi.
Ngọc Tấn: Tức là cái phát súng cuối cùng của cái anh bảo vệ ấy ạ. Con thấy là để mà anh kia chết thì có rất là nhiều cách.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Ngọc Tấn: Mà tại sao lại cho anh này bắn? Bởi vì bản thân anh ấy là anh, cái anh bảo vệ là anh được cái anh vật mẫu kia khai sáng cho, quá trình khai sáng nó bắt đầu là anh này thấy hóa ra là cái người vật mẫu kia có vẻ là siêu phàm vì không bao giờ chết, nhưng mà lại đang nhận biết mọi thứ qua những cái rất là đơn giản của đời thường hàng ngày mà anh ấy bỏ qua.
Ví dụ như là: Thấy đồ ăn, thấy quần áo các kiểu linh tinh thì đối với anh là rất bình thường, anh chẳng bao giờ anh để ý vì kiểu những cái hoạt động đấy hàng ngày. Nhưng mà đối với một cái người mà anh cho rằng là có cái siêu năng lực hay khả năng bất tử và… cái giải thoát cho mình một cái gì đấy rất là siêu sao ấy thì, thì lại rất là ý nghĩa thì đâm ra là con cảm giác là cứ qua mỗi lần mà khám phá ra một cái gì… à ngạc nhiên qua mỗi lần cái ngạc nhiên về hành vi của anh vật mẫu. Thì anh người bảo vệ này, anh ấy có vẻ như là sống chậm lại và quan sát lại mình nhiều hơn.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Ngọc Tấn: Cái anh… Bắt đầu con cảm giác là cái khả năng nhận biết về… tĩnh lại để, để xem là mình có Biết hay không của anh bắt đầu tăng dần, tăng dần, tăng dần lên… Cho đến khi là cả hai cùng nhau, cùng khám phá sự thật của nhau, thì tính Biết nó tăng dần lên, không những của mình mà của cái người kia. Tức là một cặp, nó bắt đầu dày lên. Quá trình khám phá cái Biết đó nó dày lên cho đến khi mà vào đỉnh điểm là cái anh vật mẫu đấy nói với anh này là gì “Thật ra là cái chết của em là em đã quay lại cái nhà thí nghiệm này, phòng thí nghiệm này để theo đuổi việc là muốn mình trở lên có ý nghĩa, có giá trị với một ai đấy”
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Ngọc Tấn: Nhưng mà em thấy rằng là gì, em phải chết đi, bởi vì đấy chỉ là một vòng luẩn quẩn thôi. Trừ khi em chết đi. Thì con thấy là cũng đúng, nhưng nếu mà chết đi thì chả thà cái cậu này tự chết đi cũng được, hoặc như nào đấy, thì tại sao lại để cho anh kia anh ấy bắn chết đi? Bởi vì anh kia sau một hồi ngẫm nghĩ, thì con nghĩ rằng cái phát đạn đấy là cái phát đạn, không, là để anh này, anh ấy xác quyết được, chấm dứt khỏi cái vòng luẩn quẩn của luân hồi. Vì chết ai cũng phải chết, nhưng mà cái việc mà ra khỏi cái vòng luẩn quẩn đấy, đối với con là, bọn con thấy nó là một cái quá trình tích luỹ từ việc là nhận ra… nhận ra cái Biết, nhận ra bản chất của mọi thứ, nó tích tụ dần cho đến khi mà mình đưa ra được cái quyết định mà mình… mình gọi là gì, gọi là rất là dứt khoát giống như một phát súng ấy ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Ngọc Tấn: Đoàng một phát thôi. Xong! Đấy của con là như vậy ạ!
Thầy Trong Suốt: Được, cũng hay đấy! Tiếp đi, Vũ Đăng!
Vũ Đăng: Qua bộ phim này thì con có một cái bài học là về cái việc mà, khi mà thực hành cái pháp Biết của Sư phụ ấy ạ! Là khi bọn con bây giờ mới Biết thì chỉ cần nhận ra thôi, nhận ra là có Biết thôi. Chứ còn nếu mà mình lại giống như anh vật chủ kia, mà cậu nói là cậu muốn trở thành một cái gì đấy thì sẽ dẫn tới cái việc là huỷ hoại chính mình và huỷ hoại người khác!
Thầy Trong Suốt: Ừ! Muốn trở thành cái gì ấy nhỉ? Trong đấy muốn trở thành cái gì ấy nhỉ?
Vũ Đăng: Cậu muốn trở thành một cái gì ấy, nói với mẹ ấy ạ, cậu nói đi nói lại rất nhiều lần là muốn trở thành một cái gì đấy!
Thầy Trong Suốt: Có ý nghĩa đúng không?
Vũ Đăng: Vâng, có ý nghĩa!
Thầy Trong Suốt: Thế mới đau chứ!
Vũ Đăng: Vâng, thế là cái đoạn đấy là cái đoạn rất nguy hiểm trong pháp Biết, tức là với giai đoạn đầu này mình chỉ cần nhận ra!
Thầy Trong Suốt: Trong pháp Biết, cuộc đời con cứ muốn thành cái gì đặc biệt… chết chắc rồi, đúng không? Các con ở đây muốn thành cái gì đặc biệt không? Ví dụ nhé, động cơ cứu người là vì người khác thì ok, động cơ cứu người để tôi thành một vĩ nhân, chết không? Chết! Nên cứ muốn thành gì đó đặc biệt, các con cứ cẩn thận đấy! Đấy, nên Bồ đề tâm là quan trọng, con làm mọi thứ vì người khác thì tốt, còn nếu không thì con sẽ muốn làm gì đặc biệt cho chính mình đúng không? Dễ gặp, dễ… dễ ra đi lắm! Rồi, tiếp đi, Thịnh nói xem nào?
Vũ Thịnh: Dạ, cái phim này, con xem thì con thấy rằng là những cái bên mà, bên quân rồi giống chính phủ với cái bên mà ông gian thương nhà giàu ấy, nó giống như suy nghĩ của mình ấy, nó cứ điều khiển cái anh bảo vệ ấy. Lúc đầu thì kêu anh bảo vệ là phải lừa cô gái gì đó, phải giết cô, khiến cô gái đó chết. Ông này phải nghe theo tổ chức này, xong rồi sau này cậu này gặp được cái anh chàng này thì anh chàng này giống như là tính Biết vậy.
Giống như là một cách tiếp cận đầu tiên của ông này với cái tính Biết, thì cậu này mới thấy vậy thì định giúp cho cái anh này nhận ra rằng là cái suy nghĩ kia nó không đúng. Và ví dụ như bên chính phủ nó không còn đúng nữa nên anh này mới bật cái yêu cầu của chính phủ là giết cái cậu bé này. Thì trước đó là lấy cái lược… anh gian thương ấy… thì cậu này cũng lại nhận ra là nếu mà có gì đó không đúng, cậu nói nghĩa là điều này không đúng thì lại tiếp tục đào thải cái suy nghĩ đó ra. Nhưng mà đến đoạn cuối chống lại bên kia nữa rồi, nhưng phải, còn một cái nữa là đây là cái tính Biết… Đối với con ấy thì khi ấy bỏ hết, vượt qua được mọi suy nghĩ rồi thì vẫn còn cái tính Biết!
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Vũ Thịnh: Nên là còn cái khái niệm ở đây!
Thầy Trong Suốt: Đúng!
Vũ Thịnh: Thì lúc đó là để mà anh này nhận thức được, hiểu được cái tính Biết thực sự ấy thì cái phát súng đó là diệt luôn cả cái định nghĩa về tính Biết!
Thầy Trong Suốt: Được, tốt, một cách nhìn tốt.
Vũ Thịnh: Thì lúc đó anh mới nhận ra được anh chính là… Thì ý con là, bài học con là, không nên lậm quá vào định nghĩa!
Thầy Trong Suốt: Ừ, được, rất tốt! Định nghĩa về tính Biết? Tính Biết là thứ không định nghĩa được ngoài suy nghĩ, định nghĩa chỉ làm cái bè thôi, để qua một đoạn sông nào đó thôi, cuối cùng phải vứt bè, qua sông phải vứt bè. Cái định nghĩa về Biết chắc chắn sai rồi đúng không? Nói nhiều lần rồi! Giảng cho con rất nhiều về Biết chẳng qua là để con tiếp cận với Biết, giống như cái bè qua sông mà thôi! Chứ còn con lại cho cái Biết là cái định nghĩa nào đó, con lậm vào cái mô hình đấy đúng không? Thì rồi con cũng bị lừa. Thì đoạn cuối con phải “xử” cả Biết luôn, xử cả cái định nghĩa về Biết, xử cả suy nghĩ về Biết, chứ cái Biết thì không xử được nó, nhưng mà con phải xử cái định nghĩa về nó, cái mô hình của nó ấy, ngày nào đó con phải vứt đi. Con phải bắn cho nó phát súng cuối cùng.
Được rồi. Trong thực tế thực hành, thực ra cuối cùng chẳng phải bắn gì đâu! Khi mình nhận ra rõ ràng thì mình chẳng cần một định nghĩa nào cả! Giống như trước mặt con là không gian, thì con chẳng muốn định nghĩa không gian nữa, đúng không? Ngồi đây này, nhìn thấy mặt không gian không? Ở đây ai có nhu cầu định nghĩa không gian không? Lúc đầu để cho con quan tâm tới không gian, sư phụ mới định nghĩa cho con không gian, không gian là cái bao xung quanh con đúng không? Cái trống không bao xung quanh con, nhưng ngày nào đó con cảm nhận thấy nó rõ ràng trước mặt này, con có muốn định nghĩa nữa không? Tự nhiên rời hết khỏi định nghĩa, đấy, nên là cũng đừng sợ. Đừng sợ là lúc đầu mình cứ nương vào một số cái, cái lời chỉ dẫn nào đó của sư phụ để mình cảm nhận nó.
Còn yên tâm đi, sau này khi cảm nhận rõ ràng rồi, tự mình chả muốn định nghĩa nó là cái gì cả, nó sờ sờ trước mặt định nghĩa làm gì! Thế nhưng cái nhìn của bạn Thịnh rất tốt! Rồi, tiếp đi, Hồng Thuỷ!
Hồng Thuỷ: Thưa Sư phụ, con thì có bài học về việc cái tôi ấy ạ. Như trong phim này là khi mà mình lựa chọn sống như một cái tôi thì cho dù là có sống như cái anh này, mà có sống mãi thì cũng rất là khổ khi mà mình đồng hoá với cái thân thể đấy, thì cũng chịu tất cả những đau khổ của thân thể cộng với của cái tâm thức như vậy! Thì mặc dù là trong đây, có thể thấy là tất cả mọi người, họ đều là đang đi tìm hạnh phúc ấy, nhưng mà, khi mà tìm theo cái kiểu kéo dài cho đời sống hạnh phúc của một cái tôi nó dài ra ấy, thì càng tìm sẽ càng khổ. Nên là con mới cảm thấy là cái kì diệu của cái việc, đúng là từ bỏ cái tôi và trở về với Biết!
Thầy Trong Suốt: Từ bỏ cái tôi….
Hồng Thuỷ: Trở về… Mọi người: Bản tính tự nhiên…
Thầy Trong Suốt: Bản tính tự nhiên bây giờ biết là gì chưa?
Một bạn: Biết ạ!
Thầy Trong Suốt: Cái gì, bản tính gì mà tự nhiên nó có, tự thế. Sao? Chỉ có Biết thôi đúng không? Ngày xưa đọc bài thơ đi phóng sinh không biết là cái gì đúng không?
Mọi người: Vâng ạ!
Thầy Trong Suốt: Đúng không nhỉ?
Một bạn: Đúng rồi!
Thầy Trong Suốt: Cái bản tính, nghĩa là cái tính nó có sẵn gọi là bản, bản là vốn thế đấy, gốc đấy, cái tính có sẵn, tự nhiên, vì nó tự có thế chứ không phải là tôi lập ra. Cái gì là bản tính tự nhiên của con?
Một bạn: Tính Biết!
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Cái tôi có phải tự nhiên không? Cái tôi là phải nghĩ nó mới ra, đấy, đúng không? Bản tính tự nhiên của con chính là cái Biết này! Thế là biết được bản tự nhiên là cái gì nhé, nhưng muốn quay trở về thì phải từ bỏ được cái tôi! Đấy, tin mình là tôi là không bỏ, là không bao giờ về được. Cho nên tại sao phải học cái bộ môn Vô ngã là vì thế! Được rồi, nhìn lên màn hình thì ai, nhân vật nào trong phim này sướng? Nhìn màn hình đi, nhân vật nào trong phim sướng?
Chẳng ai sướng!
Các bạn: Có mỗi cái màn hình!
Thầy Trong Suốt: Nhưng mà cái gì không khổ trong cả phim từ nãy tới giờ?
Một bạn khác: Màn hình!
Thầy Trong Suốt: Cái màn hình chẳng khổ tí nào đúng không? Nó còn lấp lánh, lung linh đúng không? Gì nhỉ? “Nắng chiếu lung linh muôn hoa vàng” đúng không? Đấy, trong khi mọi nhân vật đều khổ thì cái màn hình nó lại gì? Chẳng khổ gì cả! Thế nên làm cái nhân vật trong phim khổ chưa? Đây, các con đang làm nhân vật trong phim khổ hay sướng?
Một bạn: Dạ, khổ ạ!
Thầy Trong Suốt: Đúng không? Làm một cái tôi trong luân hồi đầy đau khổ này thì chỉ có khổ thôi, nhưng là cái màn hình thì chẳng sao! Đấy là một cái động lực để các con quan tâm đấy! Từ bỏ cái tôi đấy, trở về với cái màn hình, đúng chưa? Thế thôi, được rồi, bài học đấy cũng tốt, tiếp đi! Ờ Hồng Phúc, à thôi, góc bên này trước đúng không? Bạn kia giơ tay, ôm đầu hay giơ tay, bạn bên cạnh ấy, ôm đầu à? Ôm đầu ok, rồi! Bạn Hải nói đi!
Bạn Hải: Con thưa Sư phụ…
Thầy Trong Suốt: Hải Ngọc không vào Đà Nẵng à?
Hải Anh: Dạ không thưa Sư phụ!
Thầy Trong Suốt: Để người yêu ở xa thế này à? Ok, rồi!
Bạn Hải: Ờ cái phim này thì con có bài học là hai cái nhân vật chính ấy ạ, khi đồng hành cùng nhau thì họ đều nhận ra cái nỗi sợ, có một cái nỗi sợ giống nhau ấy…
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Bạn Hải: Tức là cái anh nhân vật, cái anh mà bảo vệ mà bảo vệ cho vật mẫu ấy ạ! Khi mà đi cùng anh vật mẫu thì anh ấy nhận ra là anh có nỗi sợ chết! Anh ấy sợ chết vì bệnh, rất là kinh khủng. Và khi mà anh đi cùng anh vật mẫu thì anh ấy nhận ra và anh ấy chấp nhận là anh ấy có một nỗi sợ chết như thế, và cái anh chấp nhận được là anh ấy sẽ chết ấy. Thì sau đấy là con thấy là anh ấy hành động và không còn sợ hãi nữa. Và anh ấy dám bắn thẳng vào anh vật mẫu đấy! Vì lúc ấy anh biết làm điều đấy, tại thời điểm đấy là đúng nhất! Ờ, và cái anh vật mẫu, anh ấy cũng biết là anh ấy cũng có nỗi sợ, anh ấy cũng từng nói với anh kia là anh ấy cũng sợ chết! Nhưng mà khi anh ấy biết là chỉ khi anh ấy chết mới chấm dứt được hết các cái đau khổ, tranh giành như thế nên là anh sẵn sàng để cho anh kia bắn chết ạ! Thì con, đấy là bài học của con ạ!
Thầy Trong Suốt: Ừ, cả hai đều chấp nhận được đúng không? Một cái điều mình chưa bao giờ chấp nhận. Rồi, tốt, Hồng Phúc!
Hồng Phúc: Dạ thưa Sư phụ, con có bài học đó là khi mà, tức là chỉ có cái Biết, khi mà nhận ra được cái sự thật về cái Biết ấy ạ, thì mình mới có sự dũng cảm thực sự ạ! Và, ngay từ đầu phim thì con thấy có một câu rất là ấn tượng, tức là họ có nói, con không nhớ rõ là nhân vật nào nói, tức là cái vũ khí thực sự, à cái người mà luôn đi theo đuổi để giết bằng được cái nhân vật mẫu ấy ạ, cái anh mà nhìn cũng hơi đẹp trai đó Sư phụ. Tức là cái bạn đấy nói là (Hồng Phúc cười), nói là… ờ… nó sẽ…
Thầy Trong Suốt: Đặc điểm của anh ấy là gì? (Mọi người cười) Nhân vật gì không quan trọng, quan trọng là đặc điểm thấy đẹp trai, ok.
Hồng Phúc: Nói với cái bạn, cái nhân vật cảnh sát ấy, là anh có biết vũ khí thực sự là cái gì không?
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Hồng Phúc: Thì anh ta có nói rằng là vũ khí thực sự đó chính là nỗi sợ và con rất là ấn tượng bởi câu đấy! Và khi mà bạn nhân vật mẫu ấy ạ, bạn ấy trở về cái thành phố gì đấy mà bạn ấy rất là khao khát muốn trở về, thì bạn ấy mới hiểu ra một cái sự thật rằng là bạn ấy thực ra đã chết từ rất lâu rồi! Và chính cái cuộc sống, cái thân thể hiện có bây giờ là mẹ của bạn ấy lấy gen để tạo ra, và bạn ấy biết sự thật là bạn ấy đã chết từ lâu rồi! Sự thật là như vậy! Và khi bạn ấy đối diện được với cái điều đó, bạn ấy biết được cái sự thật đấy… Và con ở đây đó là, khi đã có cái tính Biết, nhận biết ở đấy, sự thật thì bạn ấy sẽ trở nên dũng cảm và khi bạn ấy quay trở lại, bạn ấy trở thành một con người khác hoàn toàn luôn!
Chỉ có được cái sự thật, chỉ có cái Biết thì bạn ấy mới dũng cảm được như vậy ạ!
Thầy Trong Suốt: Nếu đột nhiên các con nhận ra rằng con chính là người nhân bản thì sao? Đột nhiên nhận ra rằng, các con ngồi đây này, hoá ra là nhân bản của một người chết từ lâu rồi thì thấy thế nào? Đúng không? Cái người đã chết từ lâu rồi, cái người ngồi đây chỉ là cái người nhân bản của cái người đấy thôi! Hiểu không? Người đã chết từ 30 năm trước rồi, người nhân bản các con cảm thấy thế nào? Đau lòng không? Hoá ra mình chỉ là người nhân bản thôi à, phiên bản của một người khác à? Đau lòng không? Tôi bị tổn thương nặng nề, cái tôi ấy, hoá ra mình cũng chẳng là gì đặc biệt cả, mình chỉ là nhân bản của một người đã chết thôi! Đau không? Đau hay không đau? Những ai đau giơ tay? Hơi đau, những người không đau giơ tay xem nào? Vì sao lại không đau? Những ai không đau giơ tay xem nào? Vì sao lại không đau? Vì sao… Vì không con sáo? Minh Nga vì không con sáo? Minh Nga, Minh Nga đấy, vì sao? Con là giơ tay đau hay không đau?
Minh Nga: Không đau ạ!
Thầy Trong Suốt: Vì sao? Vì không con sáo?
Minh Nga: Con thì con nghĩ là, nếu mà bây giờ con chưa chứng ngộ được ấy ạ, nhưng con nghĩ là thực sự là mình không phải cái thân tâm này ạ! Mà kể cả nếu mà có một cái suy nghĩ về việc là “Tôi là một cái nhân bản của một người cách đây 30 năm ấy” thì nó cũng chỉ là một suy nghĩ hiện ra trong cái Biết và tan trong cái Biết ấy ạ. Thì con nghĩ là nó cũng không có vấn đề gì cả!
Thầy Trong Suốt: Ừ, bạn khác đi, Nhật Hải đi, vì không con sáo?
Nhật Hải: Con thì chưa có cảm giác đấy nhưng con nghĩ là nếu như là mình nhận ra điều đấy thì, cũng như hôm nay con xem phim ấy ạ, thì hôm nay trong sự xem phim thì là có một bạn bạn ấy đặt cái chuông, cứ thỉnh thoảng lại “Ting” một cái…
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Nhật Hải: Thế là con cứ đoạn, cứ xem, bắt đầu cuốn vào phim một cái thì lại “Ting” một cái, thì con lại có cái Biết hay không?
Thầy Trong Suốt: Ờ, thì sao?
Nhật Hải: Thì con thấy, ví dụ lúc ấy con lại nhận ra là “Ờ đây chỉ có cái màn hình thôi, chẳng có phim gì cả”!
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Nhật Hải: Xong đến đoạn đấy, thì con nhớ cái đoạn đấy, đoạn cái cậu vật mẫu ấy, cậu cũng đang vật vã hỏi cái cậu kia là anh thì có bệnh muốn kéo dài sự sống mà em thì thấy là sống bất tử thì cũng chán, mà chết thì cũng chán, thì lúc ấy con dâng lên cái cảm giác, nó rất là biết ơn, mình có dịp, có cơ duyên để được học cái Pháp này! Thứ hai là rất thương hai cái nhân vật trong màn hình, nếu mà ở tại thời điểm đó họ cũng nhận ra là ở đây chỉ có mỗi cái màn hình thôi, thì có thể họ cũng không còn đau khổ như thế. Thế lúc nãy Sư phụ hỏi là nếu mà nhận ra rằng mình là phiên bản của một người nào đấy, cách đây 30 năm thì theo ý kiến của con thôi, con nghĩ rằng là có thể lúc đó mình cũng nhận ra một cái điều gì đấy, mình nhận ra “À có khi đây chỉ là cái màn hình thôi”! Thì chẳng có gì phải đau cả!
Thầy Trong Suốt: Được, được!
Nhật Hải: Có khi lại sướng ấy!
Thầy Trong Suốt: Ừ! Được, câu hay, hai câu trả lời đều tốt! Đau chỉ khi mình tin mình là thân tâm này thôi. Nếu mình như cái màn hình ấy, có gì đâu! Có gì sai đâu nhỉ? Như cái màn hình thì lúc chiếu phim này, lúc chiếu phim khác, đúng không? Thịnh nói thử xem nào! Sao không đau?
Vũ Thịnh: Khi mà Sư phụ hỏi như vậy thì con tưởng tượng con là một người như vậy thì sao?
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Vũ Thịnh: Thì khi nghe như vậy thì trong đầu con bật ra câu hỏi vậy “Tôi là ai?”. Mà nghĩ tôi là ai thì như vậy tôi không phải là cái người này, thì lúc đó con không còn là cái người này nữa, thì con thấy tự do.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, đơn giản thôi, nếu con là một phiên bản của một cái ông, người nào đó chết 30 năm trước, thế con là ai? Con là người kia hay con là người này?
Hiểu ý chưa? Con chợt nhận ra rằng, con chẳng phải cả hai người thì thoát gì nữa! Đúng không? Nếu con chợt nhận ra rằng con chẳng phải cái người 30 năm trước chết, cũng chẳng phải người này, con là cái màn hình thì thoát ngay không? Có phải thế là thực sự tự do không? Đấy thế còn cứ luẩn quẩn, luẩn quẩn mình là người nào nhỉ, rồi mình là người thế nào? Luẩn quẩn quanh đấy thì cứ khổ mãi thôi.
Đấy giải thoát là thế đấy! Các con nếu mà nói về luân hồi, ai mà chẳng là phiên bản của một người nào đó đã chết đúng không, đúng không? Mà cái người trước chắc gì đã tử tế đúng không? Mà người này đã chắc gì tử tế! Người này tử tế không? Chịu khó vấn tư thì thấy mình không tử tế đâu, không vấn tư thì nghĩ là mình oách lắm, đúng không? Vấn tư nhiều thì thấy mình đúng là… đúng rồi, đê tiện cũng được, cũng chẳng ra cái gì tử tế cả!
Nhưng mà mình có phải người này đâu, ok cái nhân vật này nó có cái tính cách đấy, nhưng con đâu phải nhân vật này, đấy là “Từ bỏ cái tôi trở về với bản tính tự nhiên đấy”, chứ còn làm nhân vật này khổ lắm, khổ không? Cố gắng phấn đấu để thành một cái gì đó đặc biệt, khổ không?
Một bạn: Khổ lắm ạ!
Thầy Trong Suốt: Ai mà ngán lắm rồi thì sẽ muốn tập Pháp này tới tận cùng. Ngán lắm rồi! Rồi, tiếp, tiếp đi, Ngân Trang.
Ngân Trang: Thưa Sư phụ trong phim này có một chi tiết nhỏ nhỏ, thế là con nhớ đến tính Biết ạ! Tức là cái lúc mà cái ông “Andecxen” này, con không nhớ chính xác tên mà ông ấy bị bắn ấy ạ, thì trước khi mà có cái máy xuất hiện ở cửa sổ thì có con chim ấy ạ, con chim ở trong cái lồng mà nó cứ nhộn nhạo nhộn nhạo hết lên! Xong về sau đấy thì ông đấy mới bị bắn chết, thì con nghĩ là lúc đấy, chú chim chú ấy cũng biết ấy ạ! Thì con nhớ đến là cái tính Biết nó bình đẳng giữa tất cả các chúng sinh ạ. Ờ, sau đấy thì đến cái đoạn là cái ông kia ông ấy đang định là chiết xuất cậu này ra một cái chất gì đấy mãi mãi ấy, thì cái anh đặc vụ ấy, anh ấy ngăn cản ông ấy! Và ông ấy nói là anh có tình cảm gì hay không với cái cậu bé đấy. Thì lúc đấy, con thấy là thực ra thì cả ông đấy và cậu bé nhân bản đấy đều chỉ là tưởng tượng ấy ạ! Thì họ đều, họ tức là cũng gần gần giống như cái lúc nãy của con, tức là họ cũng bình đẳng trong cái tính Biết đấy, thì…
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Ngân Trang: Tức là khi mình đã ở trong cái tính Biết đấy rồi, thì mình sẽ không còn phân biệt là tôi và người khác nữa ấy ạ. Thì anh đặc vụ ấy anh ấy cũng sẽ có những hành động để cứu sống cái cậu đấy.
Và có một vài tình tiết nữa ở trong phim khi mà họ nói đến cái niềm tin vào cái sự bất tử ấy ạ, thì nó nhắc con đến cái việc là mình, tất cả những cái đấy nó chỉ ở trong suy nghĩ thôi. Và cái hình ảnh cuối cùng mà anh đặc vụ anh ấy giết cái cái cậu kia ấy ạ, thì nó giống như là phá tan cái niềm tin vào tồn tại của sinh tử ấy ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Ngân Trang: Thì… đấy và chỉ có là khi mà mình ở trong Biết và Biết đến tính Biết thì mình mới thoát ra được khỏi sinh tử.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Ngân Trang: Và… hết rồi ạ.
Thầy Trong Suốt: Được, tốt, rất tốt. Mình tu hành mình hay nói tu hành để thoát khỏi sinh tử ấy, nghe bao giờ chưa? Cái gì thoát được khỏi sinh tử bây giờ? Cái tôi thoát thế nào được? Tôi, kể cả cái tôi của một ông trời sống 65 triệu năm rồi cũng chết. Ví dụ chúa tể của một cõi trời có thể sống đến 65 triệu năm thì cũng lăn ra chết thôi mà.
Đúng rồi chỉ có một thứ thoát khỏi sinh tử thôi, thoát khỏi sinh tử vì nó không ảnh hưởng gì bởi sinh tử. Đúng không? Một cái nhân vật sinh ra trong Biết thì được biết rồi nếu mà biến mất trong Biết thì cũng được biết nốt. Cái Biết đấy thì không hề bị ảnh hưởng bởi sinh tử tí nào cả.
Đấy, hôm nay con được học một thứ mà nó kỳ diệu không? Vượt ra khỏi sinh tử, lúc nãy con nghe tưởng như là trong phim mới có loại vượt ra khỏi sinh tử đúng không?
Tưởng Tây Du Ký mới có mấy cái môn là trường sinh bất lão đúng không? Nhưng cái Biết này nó vượt khỏi sinh tử luôn. Sợ không? Trông thế thôi nó cũng ghê đấy chứ, đúng không? Cái tài sản mà con có này ấy, nó vô giá luôn ấy vì nó vượt khỏi sinh tử.
Hôm nay mình tìm được một kho báu đã có sẵn nhưng kho báu này vượt khỏi sinh tử.
Đấy, chứ không phải chuyện đùa đâu, không phải là sư phụ dạy con là tìm cách hạnh phúc trong một đời đâu, mà nó vượt ra ngoài câu chuyện sinh tử luôn đó. Nhận ra rằng sinh tử chỉ là giả thôi. Đấy.
Sống là sống giả, chết chết giả. Có bài thơ của Tuệ Trung Thượng Sĩ. Rồi, từ từ, đấy mình cứ khám phá dần dần đúng không? Hiểu thêm về nó, hiểu về nó thấy nó quá kỳ diệu luôn, nó là thứ mà vượt khỏi được sinh tử, kỳ diệu quá đúng không? Nó là thứ mà không bao giờ bị khổ đau, kỳ diệu không? Nó là thứ không thể tấn công vào được, là thứ vô địch, mọi thứ tan trong nó, nó không tan. Đấy, nó là thứ chiến thắng tất cả, mọi thứ đánh nhau với nó thì nó không bị sao, còn mọi thứ sẽ biến mất trong nó. Nó là thứ mà không sinh không diệt, tự nó như thế luôn. Kỳ diệu lắm! Càng ngày con sẽ càng thấy nó siêu kỳ diệu, đỉnh của kỳ diệu. Giống như trong truyện Tôn Ngộ Không và bàn tay của Phật ấy, Tôn Ngộ Không không thể nhảy khỏi bàn tay của Phật, để ý không? Có bay 10 vạn 8000 dặm tè bãi thì cũng là tè ngay ở đâu?
Mọi người: Bàn tay.
Thầy Trong Suốt: Bàn tay của Phật. Thế cái gì trên đời mà Tôn Ngộ Không không nhảy ra được, có bay 10 vạn 8000 dặm cũng không thể nhảy ra được? Thấy chưa thấy Ngô Thừa Ân tác giả Tây Du Ký giỏi không? Ông là quá cao thủ, cái truyện đấy của ông cực hay luôn, ông chắc chắn phải có loại chứng ngộ nhất định thì ông mới có thể viết được câu chuyện như thế, kinh không? Cái gì không thể nhảy ra khỏi bàn tay Phật, cái gì mà hay, nhảy mãi không ra nổi? Bàn tay Phật đại diện cho Biết, Tôn Ngộ Không nhảy hết cỡ cũng không ra khỏi Biết. Nhưng Tôn Ngộ Không vô minh tưởng là nhảy ra rồi, tè bãi đúng không? Viết là Tôn Ngộ Không đã tè ở đây. (Mọi người cười) Đấy là vô minh đấy, tưởng là nhảy ra khỏi Biết rồi, nhảy thế nào ra khỏi Biết được bây giờ? Con có chạy từ bây giờ bay sang Mỹ đi, có nhảy khỏi Biết được không?
Mọi người: Không.
Thầy Trong Suốt: Bay lên Mặt trăng luôn đi, có ra khỏi Biết được không?
Mọi người: Không.
Thầy Trong Suốt: Bay lên sao Hỏa luôn?
Mọi người: Không.
Thầy Trong Suốt: Thấy chưa? Thấy kinh không? Từ đây đến Mặt trăng là khoảng 400.000km, là bao nhiêu dặm? 1 dặm của Trung Quốc chỉ nửa km thôi, là 400.000km là 80 vạn dặm, nghĩa là phải 8 lần cân đẩu vân, con có 8 lần cân đẩu vân lên Mặt trăng đi nữa thì sao?
Một bạn: Không thoát khỏi Biết.
Thầy Trong Suốt: Không thoát khỏi Biết. Nên Tôn Ngộ Không có nhảy 8 phát cân đẩu vân thì cũng gì? Cũng trong bàn tay của Biết. Đấy, hiểu truyện Tây Du Ký chưa? Đấy, chứ còn làm gì có cái gì mà lại… Mọi người biết truyện ấy lại tưởng là Đức Phật rất thần thông đúng không, khi đọc truyện đấy ấy? Không phải đâu, đấy là ẩn dụ của sự thật đấy, nhảy hết cỡ đi không ra khỏi sự thật được, không ra khỏi Biết được.
Sợ không? Hôm nay bắt đầu biết thêm nhiều thứ trên đời đúng không? Biết thêm được tại sao Tôn Ngộ Không không thể nhảy khỏi bàn tay Phật được, biết thêm thế nào là bản tính tự nhiên, đúng chưa? Đấy, biết thêm thế nào là ra khỏi được sinh tử, Tôn Ngộ Không đi cầu đạo cũng chỉ để thoát khỏi sinh tử nhớ không? Xong gặp ai? Ai giúp Tôn Ngộ Không thoát khỏi được sinh tử? Gặp ai dạy Pháp cho, dạy sự thật cho, dạy cái gì đó cho?
Không biết, không nhớ, quên Tây Du Ký rồi à?
Một bạn: Bồ Đề.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, tại sao tên là Bồ Đề sao không phải tên là ví dụ như Nguyễn Văn X, Phạm Văn A đúng không? (Mọi người cười) Mà lại phải là Bồ Đề tổ sư?
Một bạn: Bồ Đề Lão Ông.
Thầy Trong Suốt: Bồ Đề chính là giác ngộ chứ còn gì nữa, Bodhi là giác ngộ đấy, kinh không? Cái truyện đấy nó cài cắm bao nhiêu chuyện ở trong đấy. Tại sao không gặp một ông, ví dụ như là một ông có cái tên gì đấy mà nó không phải là Bồ Đề, không phải là giác ngộ. Tại sao ông này, ông Bồ Đề này là một ông đạo sĩ mà lại đặt cho học trò cái tên Ngộ Không. Kinh dị, kỳ dị không? Ngộ ra tính Không. Tức là cái truyện đấy nếu mà con đọc bình thường không hiểu đâu nhưng mà đọc theo góc độ đạo mà nhìn vào ấy, cái ông đạo sĩ này mà đặt tên cho học trò là Ngộ Không, con gặp tất cả các ông đạo sĩ trên đời không có ông nào đặt tên cho học trò là Ngộ Không đâu. Ngộ Không chỉ có ông nhà Phật mới đặt cho học trò là Ngộ Không thôi. Còn một đạo sĩ dạy phép ấy, không bao giờ đặt tên cho học trò là Ngộ Không hết, thế mà đặt cho ông này tên là gì?
Một bạn: Ngộ Không.
Thầy Trong Suốt: Ngộ Không. Kinh không? Đấy con liên kết các cái sự kiện lại thấy là Tây Du Ký là một tác phẩm về chân lý, về sự thật, về sự tu hành giác ngộ chứ không phải một cái câu chuyện giải trí mà con tưởng. Vì thế nó có một sức mạnh lưu truyền đến ngày hôm nay vì nó có chiều sâu, đúng không? Nếu con là một ông đạo sĩ dạy phép thì có đặt tên học trò là Ngộ ra tính Không không? Tính Không là chỉ nhà Phật nhắc đến thôi, đạo Lão không bao giờ dạy tính Không luôn. Có tự đặt tên mình là Bồ Đề không? Đúng chưa?
Đấy, Ngô Thừa Ân là một ông rất giỏi, ông ấy làm được một câu chuyện mà truyền tải được sự thật mà lại rất giải trí, đúng không? Rất hấp dẫn. Đấy, hôm nào rảnh mình sẽ nói về Tây Du Ký, hôm nào có thời gian. Buổi này buổi mang tính giải trí hơn nhé. Mình sẽ nói ô thế Tây Du Ký thật ra nó là cái gì, đúng chưa? Hóa ra bao nhiêu mật ngữ, mật mã trong đấy mà người đọc không biết, cứ thế mà nhớ thôi, hiểu không nhỉ? Rồi, hôm khác, hôm nay mình dừng ở đây đã nhỉ? Có bài học khác không? Mai Vũ nào.
Mai Vũ: À, thưa Sư Phụ, ở trong phim này thì con có một cái ấn tượng đối với cả cái câu lúc mà anh bảo vệ anh ý nói rằng là… khi mà anh ấy nhận ra với cả cái cậu vật mẫu là: cả cái cuộc đời của anh ấy, anh ấy sống rất là hèn nhát vì anh không biết là anh muốn sống hay là anh sợ chết.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Mai Vũ: Thì câu ấy con thấy rằng là trong cái quá trình mà con tập Biết ấy, thì con thấy hai cái vấn đề đấy nó làm cho con rất là hay quên cái Biết.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Mai Vũ: Ví dụ như là khi mà quá mong muốn một cái điều gì đó hoặc là quá sợ một cái gì đấy, thì lúc đấy nó bị cuốn theo cái suy nghĩ, tức là sau một lúc rồi khi mà tất cả các thứ nó xảy ra xong rồi thì mình mới bắt đầu thấy: À, lúc đấy mình đã bị cuốn vào quá nhiều, mình quên, quên mất rằng là cái mình có biết hay không?
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Mai Vũ: Thì con thấy là, nhưng mà khi mà mình dừng lại và mình nhìn nhận lại vấn đề thì mới thấy rằng là cái Biết nó rất là có hữu ích cho bản thân mình, khi mà mình thấy rằng là à, khi mà mình nhận biết ra đấy rồi thì ngay cả bản thân cái việc giảm kỳ vọng tức là giảm cái muốn sống hay là cái sợ chết đi, nó giảm đi rất nhiều.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Mai Vũ: Và nó không còn cái hèn nhát nữa. Thì con thấy là cứ từng bước từng bước một thì thì con thấy nó rất là có hữu ích với cả con thì con cũng không biết là…
Thầy Trong Suốt: Được, tốt tốt tốt.
Mai Vũ: Cái nhận thức như thế là nó có được không?
Thầy Trong Suốt: Tất cả các con đều đang trên hành trình để hoàn thành cái sứ mệnh của mình, tất cả các con, tất cả ngồi đây này. Nếu không không gặp sư phụ. Đấy là cái sứ mệnh nhận ra Biết ấy nếu không con không gặp sư phụ đâu. 8 tỷ người có đến đây gặp sư phụ đâu đúng không? Hoặc nếu không, bỏ đi đâu lúc nào rồi ấy, nếu không đã bỏ đi đâu mất rồi. Nhưng vì con hoàn thành cái sứ mệnh của con, sứ mệnh của con là nhận ra cái sự thật này ấy, nên là con vẫn ngồi đây, đúng không? Tất các con đều phải vượt qua những thử thách nhất định trong cuộc đời của mình để ngồi đây, ngồi đây với sư phụ trong ngày hôm nay đúng không? Chứ đâu có dễ đâu. Đúng không nhỉ?
Không dễ, đấy là bằng chứng cho thấy là gì? Con đang trên đường hoàn thành cái sứ mệnh của con, sứ mệnh nhận ra cái sự thật này bằng những cách khác nhau, thì con đang trên đường đấy. Dần dần thì con sẽ tự nhận ra đấy mình sống để làm gì? Không phải là do sư phụ bảo là bạn sống để giác ngộ đâu mà chính con nhận ra qua từng cái sự kiện một, sự kiện một để dẫn con đến cái việc hoàn thành sứ mệnh của con. Thì có những người sẽ nhận ra sớm hơn, có người sẽ muộn hơn, có người rất lâu nữa mới nhận ra. Nhưng mà cuối cùng thì con cũng sẽ nhận ra rằng là các cái sự kiện trong đời con nó dẫn con đến cái chỗ này, cái chỗ cuối cùng này. Nhận ra cái Biết xong không còn cái gì sau đấy nữa, nó là sự thật tối hậu mà, sự thật cuối cùng, tối hậu là cuối cùng đấy. Sau đấy chỉ có ăn chơi thôi, chỉ có thưởng thức thôi. Đấy.
Đúng không? Khi con nhận ra được cái màn hình thì thực sự con còn nhiệm vụ gì nữa để sống đúng không? Thưởng thức bộ phim này thôi, nên các con đều trên con đường thực hiện sự mệnh của mình hết, theo những cách và những sự kiện khác nhau. Ngày nào đó nhận ra thì con sẽ hiểu con sống để làm gì, hoặc có những người nhận ra từ hôm nay luôn rồi, có người thì sau này mới nhận ra, có người ngay hôm nay có khi đã nhận ra luôn mình sống để làm gì rồi.
Nếu con đi tìm sự thật thì sự thật sẽ bảo vệ con, cái Biết này sẽ là cái bảo vệ con. Càng ngày, sau này con sẽ thấy là chỉ có nó bảo vệ được con thôi. Khi khó khăn mò đến, khi những cái bão tố cuộc đời mò đến thì con sẽ thấy luôn cái gì bảo vệ con. Đấy nếu con có sứ mệnh này, dần dần sẽ thế thôi, đúng không? Nghĩ mà xem, thế bây giờ ung thư mò đến thì cái gì sẽ bảo vệ con, lúc đấy thấy ngay được cái bảo vệ con là Biết này đúng không?
Chứ còn cái thân tâm này bảo vệ con thế nào, đúng không? Thậm chí hôm nay vợ đánh thì cái gì bảo vệ con, chưa cần phải ung thư đúng không? Vợ đánh phát là thấy gì? Vợ đuổi, vợ đánh, vợ mắng là thấy ngay là gì? Thân tâm bảo vệ đâu? Vợ đánh thì thân thể không thể bảo vệ được, tinh thần khủng hoảng. Đúng không? Nhưng mà cái Biết nó ở đấy bảo vệ con, ôm trọn những thứ khủng hoảng vào bên trong nó. Nên là, hôm nay càng rõ nữa là nếu con đi tìm sự thật thì sự thật sẽ bảo vệ con. Nếu con đi tìm cái Biết này, vì mình nói sự thật là cái Biết luôn đúng không, trước đây mình nói bóng gió “sự thật”, thì cái Biết sẽ bảo vệ con.
Đúng không? Sư phụ cũng chỉ là một cái công cụ hiện ra để giúp con tìm sự thật thôi, sư phụ ấy, cũng chỉ là một cái công cụ, một cái phương tiện cho con, là cái bè đấy để con đi tìm cái Biết mà thôi, sự thật mà thôi. Đấy nếu con có sứ mệnh này thì từng cái thứ trên đời đến một kể cả ông sư phụ này cũng là thứ thôi. Nó đến để con tìm ra cái sự thật này sư phụ không có gì đặc biệt đâu, sư phụ chỉ là những thứ hiện ra để giúp con tìm sự thật thôi.
Đấy, một trong những thứ đấy, cái thứ mà nó có khả năng chỉ cho con biết sự thật là cái gì thôi. Cuối cùng con là người tìm sự thật, nên là con bảo ông này bảo sống vì sợ hay là gì nhỉ?
Mai Vũ: Không biết là anh sống vì anh muốn sống quá hay là anh sợ chết.
Thầy Trong Suốt: Không biết là muốn sống hay sợ chết?
Mai Vũ: Hay là anh quá hèn nhát.
Thầy Trong Suốt: Ừ, các con sống để thực hiện cái sứ mệnh này, bản chất là như thế, sứ mệnh tìm sự thật này, tìm cái Biết này. Đấy, mà nhớ sứ mệnh này nó không phải một đời, các con ngồi, đứng đây là vì các con đã tiến hành sứ mệnh này rất lâu rồi, nếu không không có đủ nghiệp để ngồi đây, không đủ nhân quả mà ngồi đây.
Rồi, nên tất cả các con đều dần dần sẽ nhận ra là mình sống để làm gì. Đấy, còn sư phụ thì nhận ra lâu rồi, nhận ra là gì, sư phụ sống để nhận ra cái sự thật này xong rồi truyền cho người khác, đấy là sứ mệnh của mình. Nhận ra cái sự thật đơn giản này thôi nhưng mà xong rồi lại truyền cho những người khác. Thì con càng sống con càng có nhiều trải nghiệm, con càng trả lời được câu hỏi đấy, thế cuối cùng là sống để làm gì? Sống vì sợ hay là… là gì nhỉ? Sống vì…
Mai Vũ: Sống vì sợ hay là sống vì muốn ạ.
Thầy Trong Suốt: Sống vì muốn đúng không? Chả phải sống vì sợ chả phải sống vì muốn, bản chất là sống để hoàn thành sứ mệnh. Đấy, và mỗi người các con mỗi người có một sứ mệnh rất riêng biệt. Nhưng có điểm chung đấy, điểm chung là tìm thấy cái sự thật này, tìm thấy cái Biết này, sau đó thì ra cái gì thì ra chưa biết, đúng không? Diễn cảnh gì chưa biết. Rồi, tiếp. Minh Không.
Minh Không: Sư phụ…
Thầy Trong Suốt: Mấy giờ rồi?
Hồng Anh: Còn nửa tiếng nữa.
Thầy Trong Suốt: Thế thôi à, nửa tiếng thôi à, ừ.
Minh Không: Trong bộ phim có một cảnh mà con thấy rất giống với tập pháp Biết luôn.
Tức là khi mà ông Andecxen, cái khoảnh khắc trước lúc ông chết thì ông ấy nhìn vào vật thể mà sẽ bắn ông ấy. Lúc đấy ông ghi nhận được cái hình ảnh đấy nhưng mà có thể bộ phim không nói là ông có nghĩ được cái gì lúc đấy không nhưng mà ông nhìn cái hình ảnh đấy và ông ghi nhận được cái hình ảnh đấy xong ông chết.
Thì nếu mà ông tập pháp Biết thì ông ý sẽ tập tiếp trong thân trung ấm nhưng mà cái khoảnh khắc đấy là ông ấy biết… ông biết là có một cái hình ảnh… là… trước lúc chết và ông ghi nhận được cái hình ảnh đấy. Thì nếu ông biết pháp Biết thì ông sẽ tập pháp Biết được lúc trong thân trung ấm và ông thoát ra được. Còn nếu không thì ông sẽ rất là rối loạn trong thân trung ấm là lo… hận thù là tại sao có người muốn giết mình đủ kiểu. Thì… cái khoảnh khắc đấy khiến con nhớ đến việc tập pháp Biết là mình… cái cái cái nhận biết lúc đấy là ông ấy còn đạt đến cái trình độ là ghi nhận được cái hình ảnh đấy chứ không chỉ là biết nữa mà ông… có cái năng lực ghi nhận cái hình ảnh đấy thôi.
Thầy Trong Suốt: Ghi nhận chỉ là nghĩ thôi, không có gì đặc biệt cả, nó không phải một năng lực đặc biệt. Ghi nhận nó là cái gì ấy thì không phải là Biết, Biết đơn giản là rất đơn thuần thôi, nhớ là: Biết chỉ là Biết thôi. Cái năng lực phân biệt được nó là cái gì ấy thì nó là năng lực của suy nghĩ, năng lực của suy nghĩ đấy nếu con không cẩn thận nó gây hại cho con. Nhớ được mặt kẻ thù trước khi chết. Sao? Sướng hay khổ?
Mọi người: Khổ.
Thầy Trong Suốt: Thà nhìn thấy người mờ mờ còn hơn là gì… nhớ mặt chính xác nó trước khi chết, đúng không? Vì nếu con không có cái trí tuệ thì con không biết mình, con tưởng mình là thân tâm, con sẽ đi báo thù, con sẽ tái sinh để báo thù cái thằng đấy. Nên là các con ấy, các con ở đây phải phân biệt được cái Biết, cái năng lực biết đơn thuần này và cái gọi là cái cái nghĩ, nghĩ chính là cái phân biệt rồi phân tích rồi lý luận… vân vân.
Cái đấy tưởng là hay nhưng mà chả hay đâu. Đấy bằng chứng ngày xưa có người giác ngộ rất bình thường tầm thường mà. Giác ngộ là quay về cái Biết đơn thuần chứ không phải giác ngộ là phân biệt tốt. Phân biệt tốt chỉ là học giả thôi, những người gọi là trí thức, đúng không? Cùng một cái cảnh, viết văn cực kỳ hay về cảnh đấy thì gọi là giác ngộ hay gọi là phân biệt. Cùng một cái cảnh hiện ra trước mặt, xong viết văn cực kỳ hay, tả cảnh tuyệt đẹp, xong trở thành nhà văn nổi tiếng đi, thì có gì hay không? Chỉ là một cái lý trí thông thường thôi, nó giỏi vẽ hươu vẽ vượn thôi chứ nó không phải năng lực đặc biệt gì cả.
Đấy, con phải cẩn thận đấy, không con lại bị lừa đấy.
Sư phụ giảng cho con một cái Biết rất đơn thuần, nó không cần phải phân biệt được cái gì cả, không cần phải có khả năng ghi nhận cái gì cả, tất cả vứt sang một bên. Cái Biết rất đơn thuần là có biết là đang biết hay không. Chứ sư phụ không hỏi là có đang biết trước mặt mình là cái gì không, đúng không? Nên cái mà nhận thức của con về Biết ấy nó phải điều chỉnh một chút…
Minh Không: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Đừng ca ngợi những cái đấy, cái đấy không đáng ca ngợi. Cái ca ngợi là ông ấy đặc biệt, ông ý ghi được cái này cái kia, cái đấy chẳng có gì đáng ca ngợi cả, có gì hay? Có thể con khao khát cái đấy nên con thấy nó hay. Chẳng hay gì cả. Cái đấy rất tầm thường thôi, mà sư phụ không có ca ngợi, nếu các con có khả năng văn hay cũng chẳng ca ngợi đâu, hiểu không? Thậm chí văn hay mình quên mất Biết là cái đang ở đây luôn.
Cái ông văn hay, viết văn cả một tiếng đồng hồ rồi có khi ông còn chẳng nhớ được là có đang biết hay không, đúng không? Đấy các con chính là người tầm thường, sư phụ thấy hài lòng, “Sư phụ ơi con thấy lờ mờ lắm”, chuẩn rồi, con thấy lờ mờ chứng tỏ cái lờ mờ hiện ra gì?
Mọi người: Rõ ràng.
Thầy Trong Suốt: Rõ ràng đúng không? Con thấy mặt nó rất rõ ràng, con thù nó lắm rồi thì đâu có gì là hay đâu, phân biệt được không? Nhé đây là cái bài tập, cái bài gọi là cái nhận thức mà con phải nhận thức dần dần để hiểu đúng về cái Biết mà sư phụ muốn truyền, dạy các con, chỉ cho các con. Đây là cái Biết đơn thuần, nó rất tầm thường, chứ không phải là khả năng biết cái đấy là cái gì. Biết cái đấy là cái gì chẳng qua chỉ gọi là khả năng của suy nghĩ mà thôi, đồng ý không? Chứ không phải là cái Biết thông thường, đơn thuần này đâu. Cái Biết đơn thuần là gì, giơ bàn tay lên thì biết là có gì đó hiện ra, chứ không phải trắng xóa thì là cái Biết đơn thuần, đúng không? Cái Biết đặc biệt suy nghĩ là gì, nó sẽ phân tích được đây là bàn tay năm ngón tay đúng không, ngón tay sư phụ v.v..
Đấy, phải cẩn thận đấy. Tốt! Câu hỏi của con, câu trả lời của con cũng tốt để con, để mọi người hiểu hơn về cái Biết này.
Minh Không: Đấy là pháp của nhóm trầm cảm là như thế.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, đây là pháp cao hơn trầm cảm.
Minh Không: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Ừ, đây không phải pháp của nhóm trầm cảm, đây là vượt hơn pháp của nhóm trầm cảm, pháp trầm cảm vẫn là pháp dưới cái mức độ này. Nhưng mà cao hơn nhưng lại dễ hơn, hay chưa? “Có đang biết hay không” thì mới dễ chứ đúng không? Có biết trước mặt là cái gì không dễ hay khó?
Minh Không: Khó ạ.
Thầy Trong Suốt: Bắt đầu khó rồi đúng không? Đấy. Cái Biết này người ta gọi là cái Biết đơn thuần đấy, cái Biết trần truồng, biết mà không bảo cái mình biết nó cụ thể là cái gì?
Đấy.
Cái đấy thì chúng sinh với Phật mới bằng nhau chứ, đúng không? Thì nó mới là bình đẳng mọi chúng sinh chứ, chứ nếu mà lại còn đi vào phân biệt cụ thể thì làm sao mà Phật với chúng sinh lại như nhau được, Đức Phật phải hơn gấp vạn lần, đúng chưa? Cái Biết đơn thuần này, hay nói cách khác là gì, cái Biết này nó được ví như là cái nền tảng để mọi thứ hiện ra. Cái nền đấy thì giống nhau, cái Biết là cái nền để mọi thứ hiện ra thôi, còn cái hiện ra trên đó thì khác nhau đúng không? Sư phụ, con, cả các con đều có khả năng biết như nhau bởi vì đều có một cái nền là Biết để mọi thứ hiện ra trên đó. Nhưng sư phụ và các con chắc chắn khác nhau bởi những thứ hiện ra trên đó. Đúng chưa? Hiểu không nhỉ?
Đấy cái Biết nó giống như là cái không gian ấy, nơi chứa mọi thứ, nó như giống như cái nền để mọi thứ hiện lên trên đấy. Nhưng bản thân cái nền nó có nội dung gì không? Cái màn hình trắng xóa có nội dung gì không? Không, đúng không? Nội dung nó hiện ra trên đấy nhưng màn hình trắng xóa thì không có nội dung gì. Đúng không?
Giả sử nhà các con có một cái tivi, nhà sư phụ có một cái tivi to gấp 10 lần thì cái chất lượng màn hình ấy, khả năng hiện màn hình, hình ảnh trên màn hình ấy là như nhau. Màn hình nào nó chẳng hiện hình ảnh lên trên đấy nhưng nội dung hình ảnh có thể khác nhau.
Có thể tivi nhà sư phụ sẽ nét hơn nhà các con, đắt hơn mà đúng không? (Mọi người cười) Thế thôi, nhưng không thể nói là cái khả năng hiện hình ảnh của màn hình tivi nhà sư phụ thì lại hơn màn hình nhà con được. Cả hai đều có khả năng hiện hình ảnh, hiểu không nhỉ?
Đấy, các con phải hiểu rằng hiểu đúng đây là khó chứ không dễ đâu, đây là ba tháng đầu tiên sư phụ chỉ quan tâm cái này thôi. Ba tháng đầu tiên ấy sư phụ chỉ quan tâm đến là làm các con nhận thức đúng về cái Biết này thôi. Ba tháng đầu chỉ thế thôi, nên là cái nhận thức của Minh Không vừa xong ok, thì để hiểu dần ra, hiểu dần ra là thế cái Biết mà ông thầy muốn nói là cái gì?
Minh Không: Bởi vì con học 2 năm là cái kia nên là…
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, nhưng con nhầm rồi. Ít nhất con phải hiểu là không đúng, không phải cái sư phụ đang dạy. Cái mà “biết nó là cái gì” thì là biết cộng với nghĩ, không sai nhé. Biết cộng nghĩ thì cũng là phải đang biết mới biết là nghĩ được chứ. Nếu con biết trước mặt con là cái cái tivi chứng tỏ… hay bất kỳ cái gì đi, chứng tỏ phải đang biết. Ok không? Nên sư phụ không phủ nhận cái việc là con có đang biết hay không. Sư phụ bảo con biết tiếng chó sủa, ok. Con biết tiếng chó sủa thì con phải đang biết. Đúng không nhỉ?
Con biết là con đang nghĩ lung tung, vậy con phải đang biết. Đúng không? Như vậy là cái việc mà mình, các con nhận ra rằng là con đang biết một cái gì đó ấy cũng chẳng sai, vì nó chứng minh là con đang biết. Đúng không?
Còn vừa xong sư phụ phủ nhận, cái mà sư phụ phủ nhận vừa xong là gì? Là mình cho rằng phân biệt là đặc biệt, cái nội dung của Biết càng rõ ràng chứng tỏ mình càng đặc biệt.
Đấy, đấy là các con bị nhầm. Ông chẳng giỏi hơn ai cả. Cái nội dung của Biết rõ ràng thì cũng chẳng có gì đặc biệt hơn cái ông mà nội dung Biết mờ mịt cả. Thì chúng sinh với Phật mới bình đẳng chứ nhỉ? Đúng không? Và nếu con nhầm ấy, thì con sẽ cố theo đuổi sự rõ ràng, chứ con không đơn giản theo đuổi cái Biết đơn thuần sư phụ nói từ nãy đến giờ.
Nếu con cho cái rõ ràng này rất đặc biệt thì con sẽ cố gắng là biết một thứ rất rõ ràng vào, xong rất là phán xét chính mình khi lâu nay mọi thứ mù mờ quá. Nhưng có biết hay không, thì đơn giản không? Có biết hay không là mọi hôm bằng nhau hay là phải, lúc rõ ràng thì hơn lúc không rõ ràng? Cái mà “Có đang biết hay không” ấy thì có phải nó bình đẳng không, với chính con ấy? Bằng nhau trong mọi lúc không?
Hương Lan: Có ạ!
Thầy Trong Suốt: Đúng chưa? Con vẫn thấy là cái Biết này nó như nhau trong mọi lúc thì sư phụ mới nói là nó không tăng không giảm. “Có đang biết hay không” ấy thì nó không tăng không giảm, chứ còn cái sự rõ ràng với mù mờ thì lúc con mệt nó mù mờ, lúc con khỏe nó rõ ràng.
Nếu mà con quan tâm đến nội dung của cái Biết đấy, của cái lúc đấy hiện ra thì con sẽ nghĩ là có tăng có giảm. Tại sao sư phụ mình lại bảo là không tăng không giảm? Nhớ nghe giảng không? Không tăng không giảm vì sư phụ đang nói cái Biết đơn thuần đấy. Cái đơn thuần đấy thì nó không tăng không giảm. Nếu con biết rõ thì cũng là biết thôi, biết mờ cũng là biết thôi. Chứ không phải lúc biết rõ thì biết hơn lúc biết mờ như tư duy của con.
Đấy, nên cẩn thận, khi không cẩn thận là mình theo đuổi sự rõ chứ không theo đuổi biết. Sư phụ nói biết đơn thuần thôi, thấy dễ chưa? Con thấy biết này dễ hơn chưa? Bạn nào nghe xong thấy dễ hơn chút không? (Các bạn giơ tay) Thấy chưa, đấy, thấy chưa, đúng rồi! Rất tốt! Câu hỏi của con rất tốt. Câu hỏi của con làm mọi người hiểu là: ừ, nó chỉ đơn thuần thế thôi. Phát biểu của con ấy, rất tốt. Nó đơn thuần thế thôi, đơn thuần chưa?
Thấy nó tầm thường, đơn thuần chưa?
Như vậy lúc con buồn ngủ với lúc con tỉnh táo thì cái Biết mà sư phụ giảng, viết hoa đấy nhé, nó như nhau, nó tăng hay giảm không hay nó như nhau?
Các bạn: Như nhau.
Thầy Trong Suốt: Đấy, bây giờ mới hiểu tại sao lại không tăng không giảm. Đúng chưa?
Hiểu hơn chưa? Đoạn này thành quan trọng rồi đấy. Đoạn vừa xong ấy, thành quan trọng để mà mà con hiểu ý sư phụ rồi đấy. Tất nhiên có thể sẽ có những bạn hỏi lại, sư phụ sẽ giảng lại. Nhưng mà đây cũng là đoạn quan trọng. Bây giờ hiểu tại sao khi mình buồn ngủ với khi mình thức thì bằng nhau chưa? Đấy gọi là không tăng không giảm. Đúng chưa?
Đấy. Được rồi. Rất tốt. Tiếp đi. Hồng Anh.
Hồng Anh: Thưa Sư phụ con có hai bài học liên quan tới nội dung hồi chiều Sư phụ giảng.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Hồng Anh: Thứ nhất ấy là khi mà cái anh bảo vệ mà bị hư bộ não, anh bị khổ về thân thì anh ngay lập tức rất là muốn tìm một cái nương tựa, đó là cái anh bất tử kia vì có cái chất chiết xuất gì để mà mình chữa bệnh đấy ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Hồng Anh: Cả thế giới đều chạy theo cái đó. Thì người ta tưởng là làm cái gì đó để mà cái thân mình nó không bị tổn hại nữa là cái chỗ nương tựa. Nhưng mà chính cái anh bất tử đó thì khi mà đã không có phải sợ bị tổn hại cái gì hết vì có siêu năng lực để điều khiển mọi thứ rồi thì lại vẫn không thể nào thỏa mãn được: ăn mì và muốn ăn nhiều hơn, đi ra đường ngắm vẫn muốn ngắm nhiều hơn.
Thì nó sẽ chạy theo cái như hôm qua Sư phụ giảng là nó muốn né cái mà làm cho nó bị tổn hại hoặc chạy theo cái mà làm cho nó sướng. Thì mãi mãi là cứ kiểm soát như vậy và không thể nào mà nó, nó sướng hoặc là nó vững chắc được hết. Thì cái đó không phải là cái để mà mình nương tựa. Thì con thấy bình thường tụi con cũng sẽ chạy theo những cái mà làm sao để mình khỏe khoắn, mình vui vẻ, mình có nhiều tiền, yêu đương các thứ.
Thì phim này là một cái minh chứng rất rõ, là để thấy những cái đó, kể cả mình, tới khi mình đạt mức siêu nhân rồi thì mình cũng không thể nào mà nương tựa vào đó, vẫn khổ, vẫn khóc te tua hết.
Bài học số 2 là lúc hôm qua Sư phụ giảng về cái tôi là con quỷ nuốt hết mọi công đức ấy ạ. Thì cái anh mà bất tử ấy thì con thấy là cái khả năng nhận định nội dung của Biết của anh ấy rất là tốt luôn. Anh nhìn được anh kia bảo vệ mình là chỉ để vì mạng sống của anh ấy. Rồi anh biết được là nếu mà quay về thì họ sẽ hại. Cái khả năng nhận thức của anh ấy thì rất là tốt.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Hồng Anh: Nhưng mà bởi vì anh ấy mải chạy theo cái việc là mình phải có ý nghĩa hơn, mình phải đặc biệt hơn. Thì nó giống như từ đầu là cái sứ mệnh của anh ấy sinh ra là để cứu người thì lúc sau là anh ấy bước ra khỏi cái màn lửa và mắt đỏ rực lên như một con quỷ và lúc đó là chỉ chấp vào cái việc là “tôi thì đang khổ còn mấy người đằng nào mà chẳng chết”, là giết tàn sát luôn.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Hồng Anh: Thì con thấy cái mà Sư phụ đang giảng cộng với cả vô ngã vào nữa để mà bổ trợ ấy thì cái này nó hiện rõ ràng ra hơn.
Thầy Trong Suốt: Mình tập pháp Biết có phải để trở nên đặc biệt không? Trở nên ý nghĩa hơn cho thế giới này không? Không phải đâu. Động cơ đấy là sai rồi đấy. Động cơ thực hành một cái pháp vĩ đại như pháp Biết này để mình có một cái tôi xịn hơn ấy, cái tôi tâm linh xịn hơn ấy. Đấy chính là con quỷ. Mà con quỷ đấy gặp hoàn cảnh xấu là nó thành quỷ thật sự. Nuốt hết mọi công đức tu hành của con.
Thế nên là tu hành phải nhớ hai thứ: vô ngã đầu tiên này. Mình học vô ngã, con chưa được học nhưng sau khi sư phụ về Hà Nội là sẽ tổ chức học một cách rất bài bản cho các con, mà rất vui, suốt ngày phá mô hình thôi. Đấy. Thứ nhất là mình phải có cái nền tảng đấy. Thứ hai là phải có lòng từ bi, mình làm thế vì cái giải trừ đau khổ cho người khác. Hai cái đấy cộng vào nhau thì con thực hành pháp Biết nó mới đến đỉnh cao của nó được, đến kết quả cuối cùng được. Còn thực hành cho riêng mình rồi sẽ bị dừng lại giữa đường.
Còn tất nhiên là từ bi thì không nhất thiết là con cứ phải đi giúp người. Sư phụ chưa từng giảng cho các con nhưng mà sau này con được học, đơn giản thôi, từ bi nghĩa là mình quan tâm đến người khác thôi. Mình giúp được thì mình sẽ giúp, chưa giúp được thì mình để đấy, để trong lòng mình, sau này sẽ giúp sau. Chứ bây giờ bảo con đi ra cứu thế giới, con cứu mình chưa xong, đúng không, cứu thế giới thế nào? Cứu thế giới có khi nó kéo cho một phát xuống bùn luôn, nên chưa phải lúc này. Nhưng dù sao trong tâm mình phải có mong muốn đấy: “Tôi sẽ giữ bạn trong trái tim của tôi. Bây giờ tôi chưa giúp được bạn, trình độ tôi quá thấp thì tôi sẽ giác ngộ để giúp được bạn”. Đấy chính là thực hành lòng từ bi, Bồ Đề Tâm đấy.
Thế nếu con thực hành thấy quen, dần quen ấy thì khi có cơ hội giúp, con sẽ giúp. Nếu trong lòng nghĩ thế thật thì sớm muộn có cơ hội giúp sẽ giúp thôi. Đúng không? Chứ không cần phải giác ngộ đâu. Chứng ngộ của con tăng trưởng đủ mức giúp người ta là con sẽ giúp. Thì đấy là cách để mình phát triển lòng từ bi và Bồ Đề Tâm, mà vẫn tiến bộ. Đó là gì: mình mong muốn giúp người khác, giữ người ta trong trái tim của mình, dù bây giờ mình chưa giúp được người ta thì mình vẫn giữ, để sau này mình giúp, mà giữ được càng nhiều người trong tim mình càng tốt.
Được rồi. Hết chưa? Quỳnh Như.
Quỳnh Như: Dạ con có một bài học liên hệ tới cái bài học hồi chiều con hỏi Sư phụ ấy ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Quỳnh Như: Là khi mà mình nhận, mình biết là mình đang có suy nghĩ xấu ác ấy…
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Quỳnh Như: Thì cái gì sẽ tiếp theo nếu như mà mình ngưng cái Biết đấy. Thì hồi nãy trong phim có một đoạn là, đoạn cuối, cái vật mẫu ấy…
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Quỳnh Như: Hỏi vấn tư cái người bảo vệ là có thật sự là anh không muốn giết tôi là, con không nhớ chính xác lắm, nhưng đại loại là hỏi ngược lại là anh không giết tôi là vì anh muốn giữ mạng sống cho anh phải không. Thì sau khi hỏi xong thì cái anh bảo vệ, kiểu giống như anh ấy nhận ra, kiểu giống như là biết là đúng là mình đang có cái suy nghĩ ích kỷ vì mình ấy ạ, thì đâu đó cái Bồ Đề Tâm trong anh nở một cách rất tự nhiên..
Thầy Trong Suốt: Rồi.
Quỳnh Như: Là anh giết luôn cái nhân vật mà có thể nhân vật đấy chết thì anh ấy chết theo…
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Quỳnh Như: Anh ấy chấp nhận luôn. Thì con thấy là cái tính Biết nó rất là, con không biết dùng từ gì nhưng mà đại loại là khi có Biết thì cái Bồ Đề Tâm nó nảy nở một cách tự nhiên, chứ không cần phải cố gắng làm gì hết là một bài học của con. Rồi con có một cái nhìn nho nhỏ nữa mà không biết có phải là Biết mà Sư phụ dạy hồi chiều không. Đó là con đang nhắm mắt con mở ra thì thấy cái cảnh là cái cậu vật thử nghiệm ấy thì cậu nói là “thôi, tôi sẽ về, đưa tôi về phòng thí nghiệm đi, tại vì tôi muốn bảo vệ anh” – đang nói với cái anh bảo vệ ấy ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Quỳnh Như: Thì con rất cảm động cái đoạn đấy. Con khóc tại vì trong con cũng có một cái lấn cấn cái vấn đề là là con không có sẵn sàng đi giúp người khác ấy.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Quỳnh Như: Thì con khóc, thì con đang khóc mà bình thường là con xem phim là con hay bị so deep, cuốn theo cái cảm xúc ấy. Thì con đang rất là khóc và cũng khá là sâu thì tự nhiên con cảm nhận được bàn tay Sư phụ xong ấy. Thế tự nhiên con ớ, nói chung là tự nhiên nó dứt, dứt được cái suy nghĩ đau khổ, quằn quại trong phim. Dạ thì cái đoạn đó thì con không biết nó có phải là cái mà Sư phụ đã giảng hồi chiều không ạ?
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Cái Biết làm mình ra khỏi suy nghĩ. Khổ là mình đắm chìm trong suy nghĩ thôi, đúng không? Cái Biết là cái ở ngoài suy nghĩ mà nên nó chỉ cần, con chỉ cần nhắc, con nhắc, người khác nhắc con về nó thôi là ra khỏi suy nghĩ. Ra khỏi suy nghĩ là ra khỏi đau khổ luôn. Cho nên mấy giây sau mình chìm lại thì lại khổ lại. Nên nếu trình độ con mà thấp thì con ra được một vài giây thôi thì con quay lại thì khổ lại. Nhưng nếu trình độ con tiến bộ dần thì con không chui vào nữa, dần dần không quay lại nữa. Suy cho cùng cái đống suy nghĩ đầy đau khổ mà.
Quỳnh Như: Thì con có trải nghiệm đó xong thì con lại có một cái suy nghĩ là nếu như mình thực hành tử tế, liên tục và miên mật ấy thì giả sử cái giây, mình tăng cái giây mà biết lên…
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Quỳnh Như: Liên tục liên tục,…
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Quỳnh Như: Có nghĩa là mình dứt hoàn toàn cái suy nghĩ.
Thầy Trong Suốt: Được. Sư phụ chẳng nghĩ đâu. Các con nhìn tưởng sư phụ đang nghĩ đúng không? Sư phụ chẳng nghĩ đâu.
Quỳnh Như: Dạ. Thì mình…
Thầy Trong Suốt: Sư phụ không chỉ ra khỏi suy nghĩ mà, tất nhiên không phải lúc nào cũng không nghĩ, nhưng hầu như là không nghĩ. Ra khỏi suy nghĩ thì không có nghĩa là mình không nghĩ gì, đúng không?
Đơn giản là nghĩ thì cứ nghĩ còn biết thì cứ biết thôi. Đấy là ra khỏi suy nghĩ đấy.
Nghĩa là mình không bị cuốn vào nội dung của suy nghĩ. Chứ nó không phải là một trạng thái mà không nghĩ gì. Nhưng, đúng. Thật ra là gì, khi con hiểu bản chất thế giới rồi ấy, con sẽ thấy là mình chẳng cần phải nghĩ gì cả. Khi nào nghĩ đến thì đến thôi. Khi nào nghĩ đến thì nó đến. Chẳng phải nghĩ gì, chẳng phải tính toán, phải khống chế cái gì cả. Khi mình không hiểu bản chất thế giới thì mình muốn khống chế thế giới này. Khi mình hiểu rồi thì chẳng cần phải khống chế nữa. Thì suy nghĩ đúng là nó ít đi thật. Thậm chí chẳng nghĩ nữa. Ngồi không thế này cả tiếng chẳng nghĩ chẳng sao.
Cũng chẳng quan trọng. Quan trọng là con là cái màn hình, ra khỏi mọi loại suy nghĩ.
Chứ không thì hòn đá nó cũng không nghĩ gì mà nó cũng có ngon đâu đúng không, nó cũng bất ổn chứ, có sướng gì đâu. Đấy, nên là vấn đề đây là con có cách để ra khỏi được suy nghĩ. Thì cái Biết là cách ra khỏi suy nghĩ. Với cái Biết này chắc chắn là con ra được khỏi suy nghĩ, con không bị cuốn vào suy nghĩ. Đấy, dần dần con sẽ hiểu là tất cả khổ của con là do nghĩ thôi.
Bây giờ con chưa hiểu lắm đâu vì con tin thế giới này là thật quá nên con cảm thấy khổ là do thế giới gây ra cho tôi. Nhưng đến một ngày nhất định con sẽ thấy rằng là khổ toàn do nghĩ thôi. Bây giờ các con tin thế giới là thật nên con khổ là do hoàn cảnh, do thế giới. Đúng không, đúng không nhỉ? Nhưng rồi một ngày nhất định khi con tiến bộ hơn, con có hiểu biết hơn, con có trí tuệ hơn, con thấy khổ chẳng phải do cái quái gì cả, do một đống suy nghĩ nó chạy. Ra khỏi suy nghĩ phát là chả còn khổ nữa. Đấy.
Kinh Kim Cương viết là gì: Bậc Giác Ngộ là người không bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ.
Thế là định nghĩa Giác ngộ rất đơn giản, chẳng định nghĩa về Biết gì luôn. Định nghĩa:
“Không bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ” là Giác Ngộ. Thế thôi. Các con bây giờ ảnh hưởng bởi suy nghĩ rất nặng đúng không? Thế nên không có cái chỗ Biết này thì làm sao mà hết ảnh hưởng được bây giờ? Cái Biết chính là cái ở ngoài suy nghĩ nên không bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ nữa.
Rồi, tiếp đi. Hết chưa? Hôm nay là buổi đầu bỡ ngỡ thôi, nhưng 3 tháng nữa sẽ khác.
Các con sẽ hiểu được chính xác về cái này.
Tuệ Duyên: Dạ thưa Sư phụ, con có bài học là con xem phim này thì con thấy là anh này là, giống như kiểu một trí tuệ nhân tạo ấy, người ta tạo ra anh ấy nhưng mà cái khả năng biết ấy thì nó không có phân biệt luôn…
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Tuệ Duyên: Có nghĩa là…
Thầy Trong Suốt: Được, được.
Tuệ Duyên: Cái vật đó nó, giống như là phim này là một cái bằng chứng…
Thầy Trong Suốt: Mọi chúng sinh đều bình đẳng, kể cả chúng sinh nhân bản, đúng không?
Tuệ Duyên: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Vô tính, thì cũng gì? Bình đẳng ở khả năng gì? Đấy.
Tuệ Duyên: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Cho thấy luôn, đúng không?
Tuệ Duyên: Dạ. Thì thấy là nó đến cả vật mẫu mà cũng có khả năng biết nó giống như con người. Khả năng biết là nó… tất cả ở mọi nơi.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, đấy. Được. Bài học rất đơn giản mà tốt, đúng không? Ừ, Minh Anh. Quên, con là gì ấy nhỉ? Con tên gì nhỉ?
Minh Anh: Dạ con là Minh Anh ạ.
Thầy Trong Suốt: Tên thật à?
Minh Anh: Dạ tên thật...
Thầy Trong Suốt: Cha sinh mẹ đẻ luôn à?
Minh Anh: Dạ không. Tên thật là Lê Thị Ý Nhi ạ!
Thầy Trong Suốt: Ừ, được. Minh Anh nói đi. Rồi.
Minh Anh: Thì bài học của con là con thấy cái bạn nhân bản này bạn có nhiều câu hỏi lắm, bạn cũng… không cảm thấy bạn ấy giống mình, tự nhiên, con thấy bạn hỏi nhiều quá, con cũng tự hỏi con là ủa tại sao mình phải học cái Biết này ta? Thì cái con suy nghĩ miên man, thì trong phim ấy nó trả lời cho con luôn là: Lúc đầu bạn này, bạn ấy chẳng có suy nghĩ gì hết. Bạn sống, bạn được đẻ ra, xong rồi bạn sống bình thường. Xong bắt đầu mẹ bạn ấy dạy cho bạn ấy, rồi bắt đầu bạn đọc sách thì bạn bắt đầu biết suy nghĩ như là một con người, thì bắt đầu có những cái ý, cái định nghĩa về đủ thứ trong đầu bạn, thì bắt đầu nó hình thành cái suy nghĩ.
Và từ những suy nghĩ đó, lúc sau thì nó mới làm cho bạn ấy rất là khổ. Đến cuối thì bạn ấy gây hại cho nhiều người rồi bạn muốn theo đuổi ước mơ các kiểu, nó cũng chỉ là những suy nghĩ của bạn ấy thôi. Thì con mới nghĩ là ừ, nếu mình cũng, tại vì con người có suy nghĩ cho nên là nó mới khổ như vậy. Thế thì lý do con muốn học pháp Biết là để con giống như cái bạn đó lúc đầu, trở về lúc đầu không có suy nghĩ gì hết, đỡ khổ, đỡ phải này kia.
Thầy Trong Suốt: Tất nhiên không có suy nghĩ thì khác gì cục đá. Nhưng mà đây là mình hiểu là ra khỏi suy nghĩ, ở ngoài suy nghĩ, đúng không? Pháp Biết nó ở ngoài, Biết nó ở ngoài suy nghĩ. Biết có loại trừ suy nghĩ không? Không, đúng không? Nhưng mà nó có bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ không? Cũng không nốt. Đấy. Đúng chưa? Rồi.
Ngày mai mình sẽ tổ chức một buổi gọi là hỏi đáp, thân mật thôi, ưu tiên Đà Nẵng. Đà Nẵng không hỏi thì các bạn Hà Nội mới được hỏi. Ở đâu ấy nhỉ?
Một bạn: Ở chùa Quan Âm ạ.
Thầy Trong Suốt: Chùa Quan Âm nhé, cho nó oách. Quan Âm. Biết Quan Âm nghĩa là gì không? Quán Âm chứ không phải Quan Âm, chữ Quan là bị… gọi là bị gọi nhẹ đi, chứ còn nó là Quán Thế Âm. Đức Quán Thế Âm Bồ Tát là cái người mà giác ngộ bằng cách quán tính nghe. Tính nghe tức là tính Biết đấy. Ngày mai sư phụ sẽ đọc cho con nghe về cách giác ngộ của Quan Âm Bồ Tát nhé. Ở chùa Quan Âm cho nó oách nhé.
Con sẽ thấy cuối cùng ồ hóa ra mình cũng tập các pháp như Quan Thế Âm Bồ Tát thôi. Nhé, được không? (Các bạn vỗ tay) Được, rồi, đấy, mai sẽ biết là Quan Âm Bồ Tát giác ngộ thế nào. Rồi. Hả?
Hồng Anh: Ở đó có cái động Quan Thế Âm luôn.
Thầy Trong Suốt: Động Quan Thế Âm luôn. Ồ hoành tráng quá.
Hồng Anh: Sư phụ ơi, cái chùa đó thì lại gần cái chỗ chợ đá.
Thầy Trong Suốt: Ừ, hay, đi mua đá rồi đi ra chùa.
Hồng Anh: Ăn trưa trước, rồi mua đá, rồi ra chùa.
Thầy Trong Suốt: Ăn trưa, mua đá, ra chùa,
Hồng Anh: Dạ, rồi tối làm thơ.
Thầy Trong Suốt: Tối làm thơ. (Thầy cười) Hoạt động nhiều quá nhỉ? Đủ sức không, các con đủ sức không?
Hồng Anh: Lúc nãy Sư phụ bảo cho làm thơ để mấy bạn kiếm cờ.
Thầy Trong Suốt: Ừ, được rồi, tính sau, làm thơ tính sau nhưng mà ăn trưa thì phải ăn rồi đúng không? Ăn trưa này, mua đá này xong rồi gì, ra chùa, về chùa đúng không? Chùa cho ngồi đến mấy giờ?
Hồng Anh: Dạ chùa đó thì chắc khá là thoải mái.
Thầy Trong Suốt: Được rồi. Đấy, ở chùa Quán Thế Âm mà nói về tính Biết thì chuẩn luôn. Quán Thế Âm giác ngộ nhờ tính nghe. Tính nghe chính là tính Biết đấy. Quán Thế Âm từ tính nghe đi vào tính Biết. Mai sư phụ sẽ giảng cho các con nhé, để thấy là liên quan chặt chẽ luôn. Nên là đến chùa Quán Thế Âm là điềm rồi, lại điềm rồi. Hiểu đúng không?
Đấy, rồi.
Các con muốn học cái môn này thì cũng phải được rất nhiều thứ gọi là gia hộ của Chư Phật, Chư Bồ Tát. Nó gọi là môn đỉnh, đỉnh cao cuối cùng rồi. Đỉnh Thừa đấy. Trong Đại Toàn Thiện, trong Tây Tạng nó gọi là Ati-yoga, là A-đề-du-già là cái loại đỉnh của du già.
Nên là phải có quá nhiều phước đức mới được, luyện được môn này, được học cái môn này. Một đời mà ra khỏi, một đời mà giác ngộ, sướng không?
Các bạn: Sướng ạ!
Thầy Trong Suốt: Sướng kinh khủng. Con đi tìm một cái, có những người tìm bao nhiêu trăm, hàng trăm hàng nghìn kiếp mới có một đời như thế này. Đấy, mai đến kể cho Quán Thế Âm nghe, đúng không? Đấy, bọn con quyết tâm rồi. Có gì ngài gia hộ tý, đúng không?
Cho con ít tiền, để sống cho dễ. Đúng không? Đấy, ví dụ thế (các bạn cười) Gia hộ mà.
Cầu là thế thôi. Cho con ít, bớt bệnh đi, có thêm tý tiền để sống. Ừ, nhé.
Rồi, vậy chương trình ngày mai là gì? Ăn thì không nhất thiết phải ăn với sư phụ đâu, ăn ngoài cũng được, ăn đâu cũng được. Sư phụ cũng không giảng pháp khi ăn đâu, như trưa nay cũng không giảng gì. Còn đâu lên đi mua đá cũng thế, không nhất thiết. Bạn nào mà có hứng đi mua đá hãy mua. Còn đâu mình chốt mấy giờ học là quan trọng nhất, giờ nói chuyện, giờ gọi là hỏi đáp thân mật. Thế nên cần chốt cái giờ để các bạn biết.
Hồng Anh: Như vậy chắc nói chuyện từ 3 giờ…
Thầy Trong Suốt: Được, 3 giờ nhé, 3 giờ chiều mai ở đâu, gửi cho các bạn biết. Chùa Quán Thế Âm, hoành tráng quá còn gì, nhỉ. Chùa Quán Thế Âm. Tên đấy luôn? Tên chùa là Quán Thế Âm luôn? Hoành tráng. Rồi. Đấy.
Hồng Anh: Đấy là một trong 3 cái trụ linh ứng của Đà Nẵng, có cái chùa cổ là chùa Linh Ứng, chùa Quán Thế Âm, với một chùa nữa..
Thầy Trong Suốt: Linh Ứng, Quán Thế Âm, đúng không. Được, thế tốt rồi. Mai đến chùa Quán Thế Âm là đỉnh rồi.
Đà Nẵng sướng nhỉ, Đà Nẵng cảnh thì đẹp nhé. Đúng không? Cảnh quá đẹp đúng không? Ngay cả cái rạp ở Đà Nẵng cũng đẹp hơn ở Hà Nội. Hà Nội làm sao sáng như thế này được. Sư phụ rất thích sáng. Cứ mờ mờ là không thích, như chỗ này sáng rực lên thế này. Đúng không? Cảnh đẹp, có biển, có trời, có chùa, có Phật. Đà Nẵng là rất tâm linh, nhỉ? Sau này bạn nào về Đà Nẵng cứu độ chúng sinh nhé. Đẹp như thế này còn gì nữa!
Không về còn gì. Giác ngộ, về đây cứu người. Rồi, lên đường.
Ai cũng có thể thực hành để an lạc và hạnh phúc ngay giữa đời thường.
Để hiểu rõ hơn cách thực hành như thế nào, bạn có thể tham gia vào Câu lạc bộ UNESCO Thiền – Yoga Trong Suốt: http://trongsuot.com/ hoặc liên hệ qua địa chỉ email: tradamtrongsuotvn@gmail.com Cùng nhau, chúng ta sẽ về nhà bạn nhé!