Giới thiệu lần 3 về Biết tại Sài Gòn
Sài Gòn, 04/2021
1. Từ xưa đến nay con có một tài sản nào mà nó sẵn có và không bao giờ mất đi được?
Thầy Trong Suốt: Mình phải tin rằng là gì?
Mình không chỉ là cái thân này, vì thân này làm sao nó lại biết buồn. Cái gì biết buồn? Suy nghĩ đúng không? Mình phải tin rằng là gì? Buồn là suy nghĩ buồn. Thân này có buồn được không?
Thân làm sao biết buồn đúng không? Thân có thể biết nóng lạnh v.v… nhưng không thể buồn được. Nhưng mà mình nói là gần đây mình buồn. Buồn là một suy nghĩ đúng không?
Một cảm xúc, một suy nghĩ. Vậy mình phải tin là gì? Mình phải tin rằng hoặc mình là cái cái cảm giác buồn đấy, hoặc cảm giác đấy là của mình, có đúng không? Mình phải là người chủ, người sở hữu hoặc người tạo ra cái buồn đấy đúng không?
Đấy, thì đấy là cái trạng thái sống chung của mọi người, tin rằng mình là thân thể này và tâm thức này, tâm trí này, có đúng không? Thế thì câu hỏi tiếp theo là thế khi nào mình sẽ hết khổ? Nếu mình là cái thân tâm này? Theo mọi người đoán thì khi nào mình sẽ hết khổ? Khổ ở đây nói là tất cả khổ thân đấy, khổ bệnh, khổ thân lẫn khổ tâm, khi nào sẽ hết? Không có bệnh nữa, đấy. Sống một cách cực kỳ khỏe mạnh. Hoặc là không phải lo chuyện gì, buồn chuyện gì nữa. Khi nào? Khi nào mình không có bệnh nữa hoặc là không lo chuyện nào nữa?
Nếu mình là thân tâm này, thì khi nào mình sẽ hết khổ? Chết hết không? Ai vừa nói chết, chết có hết hết buồn không? Theo mọi người, chết có phải hết buồn ngay không? Đang rất nuối tiếc đúng không? Rất buồn khổ, chết phát tự nhiên cười ha hả, tự nhiên bay đi, có không?
Một bạn: Không ạ.
Thầy Trong Suốt: Không có gì đảm bảo đúng không? Còn thân thể này có hết bệnh được không? Không đúng không? Thế một cái trạng thái sống mà lúc nào cũng hoặc đang khổ rồi hoặc sẵn sàng khổ, thì có thể nói là một cuộc sống hạnh phúc được không? Tôi có một cuộc sống rất hạnh phúc, thân thể tôi lúc nào cũng đau bệnh, tinh thần tôi lúc nào cũng sẵn sàng khổ, vậy có thể nói là mình có một cuộc sống hạnh phúc được không? Vậy thì khi nào hạnh phúc được? Nếu mình là thân tâm này, bất kỳ lúc nào nó cũng có thể bị bệnh, tinh thần mình thì bất kỳ lúc nào cũng có thể bị khổ, đồng ý không? Ví dụ đang ngồi đây, hạnh phúc như thế này, làm thế nào tinh thần nó khổ bây giờ?
Một tin nhắn, đúng không? Tin nhắn gì thì mọi người sẽ thấy khổ ngay? Mọi người tưởng tượng xem, một tin nhắn gì đó thì sẽ khổ ngay.
Một bạn: Chồng tai nạn ạ.
Thầy Trong Suốt: Chồng tai nạn nặng quá, đúng không? Ok chồng tai nạn, một tin nhắn.
Còn tin nhắn nào nhẹ nhàng hơn không? Đọc phát khổ ngay.
Một bạn: Mất tiền.
Thầy Trong Suốt: Mất tiền, được. Khổ ngay, đồng ý. Mất tiền đúng rồi. Còn gì nữa? Từ sáng đến tối mình nghĩ rằng mình là thân thể này, là tâm trí này, có đúng không? Kết quả là sướng hay khổ? Cái thân thể, tâm trí này ấy, nó bị chi phối bởi quá nhiều các thế lực bên ngoài, nên là bất kỳ lúc nào cũng có thể khổ được. Một con kiến có thể làm mình khổ không? Mình to khỏe thế này nhưng con kiến làm mình khổ được không?
Một bạn: Có ạ!
Thầy Trong Suốt: Con muỗi?
Một bạn: Có ạ!
Thầy Trong Suốt: Con kiến không đốt mình vẫn khổ, vì sao? Cứ vo ve cái lại gì? Lại sợ bị đốt đúng không? Khó chịu. Như vậy là to khỏe như thế này thôi, nhưng con kiến con muỗi cũng có thể gây khổ. Tinh thần của mình cũng như vậy. Đang ngồi đây vui vẻ hạnh phúc thế này, một tin nhắn đến hoàn toàn có thể biến mình thành gì? Khổ sở ngay. Ví dụ như là gì?
Nhiều lắm luôn, chồng tai nạn này, mất tiền này. Nhẹ hơn là gì? Nhẹ hơn tí đi, toàn mấy chuyện ghê quá, nhỉ. Sếp mắng đúng không?
Sao giờ này chưa xong báo cáo, đúng không?
“Anh đợi em tí, em đang mải phóng sinh” đúng không? Đấy, lại mắng một trận nữa đúng không? Rồi còn gì nữa?
Bạn đó: Ứng viên từ chối offer (đề nghị) ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ, khách hàng từ chối đúng không? Từ chối mua hàng của mình. Đấy, mọi người thấy dễ khổ không? Thậm chí có những chuyện mình chỉ cần nghĩ đến là mình khổ luôn. Nghĩa là mình ngồi đây hạnh phúc vui vẻ nhưng mà gia đình mình có thể có chuyện không? Gia đình có chuyện này, công việc có thể có chuyện không? Chẳng qua mình không nghĩ đến thôi, mình nghĩ đến một cái là gì?
Một bạn: Khổ luôn.
Thầy Trong Suốt: Khổ luôn, đúng chưa? Từ lúc đẻ ra đến giờ, mình chỉ nhận ra rằng là trên đời mình chỉ có thân và tâm thôi, cứ thế mà khổ thôi, vì có hai thứ để sống thôi, đúng không? Mình là thân này tâm này thân tâm này khổ, mình cũng chả có gì khác để mà nương tựa vào. Nên cái khổ rất là dai dẳng, thậm chí đến chết cũng không hết khổ được.
Nhưng hôm nay mình sẽ được giới thiệu về một thứ mà hóa ra từ bé đến giờ mình cũng có và thứ đấy nó lại không bao giờ khổ. Con thích nghe cái đấy không? Nhé, mình có thân này tâm này, hai thứ là từ bé có rồi nhưng mà lúc nào cũng gì? Cũng khổ. Tuy nhiên, trong đời mình còn một thứ nữa, mình cũng có từ nhỏ luôn, nhưng mà cái thứ đấy lại không bao giờ khổ, mà thứ đấy lại là gì? Lại là của mình mãi mãi. Muốn nghe nó không?
Một bạn: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Nghe nhé, thử nhé. Chứ còn thân tâm này đã chán chưa? Bạn nào đã thấy hơi chán thân tâm này rồi giơ tay nào? Chán lắm rồi, hoặc là hơi chán nó rồi giơ tay xem nào? (Một số bạn giơ tay) Con làm cái thân tâm này hơi chán rồi. Rồi, bỏ xuống, Bây giờ hỏi câu chán lắm rồi thì chắc phải già mới chán đúng không? Chứ còn trẻ làm sao chán được, chán lắm rồi. Làm cái thân tâm này khổ, chán lắm rồi. Không sao, hơi chán cũng được, chán lắm cũng được. Nhưng chắc chắn là gì? Chắc chắn là khổ, đúng không? Thì hôm nay mình sẽ tìm xem là trên đời mình có một thứ gì mà nó lại không khổ, đồng ý chưa?
Rồi, bây giờ có ai có cái chuông không?
Chuông hoặc là cái điện thoại mà có cái app kêu được tiếng chuông ấy. Kiếm cho sư phụ cái app mà nó kêu được keng một cái. Có mic không? Mà thôi dùng mic này cũng được. Ấn thử xem nào? Cái nào ấn cái nó kêu ấy.
Một bạn: Cái này.
Thầy Trong Suốt: Ấn cái nó kêu luôn. Rồi, mọi người chú ý nhé, thầy sẽ gõ chuông đúng không? Thời ngày xưa, dùng cái chuông để gõ đúng không? Bây giờ mình sẽ gõ chuông bằng cách gì?
Một bạn: Điện thoại.
Thầy Trong Suốt: À, gõ chuông bằng cách ấn vào cái app. (Thầy ấn tiếng chuông) Nghe thấy gì không?
Một bạn: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: (Tiếng chuông ngừng) Còn nghe thấy gì không? Hết, đúng không? Lại nhé, có nghe thấy gì không? (Thầy ấn chuông)
Một số bạn: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Những ai “có”, giơ tay. (Một số bạn giơ tay) Rồi, giơ lên, cứ giơ lên. Khi nào không nghe thấy gì thả tay xuống. Khi nào không nghe thấy gì nữa thì thả xuống. Rồi, những người đi Đà Nẵng không tính, chỉ có những người của Sài Gòn thôi, đây là buổi của Sài Gòn.
Lại nhé, có nghe thấy gì không? (Thầy ấn chuông) (Một số bạn giơ tay) Khi nào không nghe thấy gì thì bỏ tay xuống.
Rồi, lại lần nữa này, có nghe thấy gì không?
(Thầy ấn chuông) (Một số bạn giơ tay) Khi nào không nghe thấy gì nữa thì bỏ tay xuống.
Lại nhé, có nghe thấy gì không? (Thầy ấn chuông) (Một số bạn giơ tay) Khi nào không nghe thấy gì nữa thì bỏ tay xuống.
Lần cuối nhé, có nghe thấy gì không? (Thầy ấn chuông) (Một số bạn giơ tay) Khi nào không nghe thấy gì nữa thì bỏ tay xuống.
Ai còn giơ tay xem nào? Tai thính thế, giơ lên nào, bạn nào vẫn còn giơ, giơ cao lên. Thính không? Con thấy các bạn này có thính không?
Mình không nghe thấy gì nữa nhưng mà các bạn vẫn gì? Vẫn giơ tay, hay là các bạn có vấn đề? Khả năng cao những bạn này sao? Chắc có vấn đề rồi đúng không? Chứ đây, đây, cứ giơ lên. Bạn nào giơ giơ lại. Những bạn nào đang nghe giơ tay? (Một số bạn giơ tay) Wow! Những bạn này chắc chắn là?
Một số bạn: Có vấn đề.
Thầy Trong Suốt: Có vấn đề, đúng không?
Không giống mình đúng không? Khác mình quá, chắc là có vấn đề rồi. Được rồi, mọi người bỏ tay xuống đi. Theo các con thì phe nào sẽ được cờ? Ai? Sau cái màn vừa xong, phe nào đúng sẽ được cờ. Mỗi người 3 cờ nhé. Theo các con phe nào được cờ? Nhắc lại, đầu tiên sư phụ bật tiếng, gọi là mình gõ một tiếng chuông đi, xong hỏi là có nghe thấy gì không?
Thì cơ bản là mọi người nghe hết đúng không?
Khi tiếng chuông hết, hỏi có nghe thấy gì không? Thì phải gì? Lẽ ra phải gì? Hạ tay xuống chứ, tại sao một số người lại giơ tay? Mình phỏng vấn thử nhé. Những ai vừa xong vẫn nghe giơ tay nào? Bạn bạn này lạ, con giới thiệu đi.
Một bạn: Dạ, thưa Sư phụ, con tên là Yến Nhi, con vừa đậu vào nhóm Hoa sen tháng một vừa rồi.
Thầy Trong Suốt: Ừ, tốt.
Bạn đó: Dạ, lúc nãy Sư phụ có hỏi là ai còn nghe giơ tay?
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn đó: Nhưng mà Sư phụ không có hỏi là nghe tiếng chuông hay là nghe tiếng, những âm thanh khác, cho nên là con vẫn nghe tiếng quạt quay, cho nên là con vẫn giơ tay.
Thầy Trong Suốt: Sao? Ai đúng? Sư phụ hỏi là còn nghe thấy gì không? Hay là sư phụ hỏi còn nghe thấy tiếng chuông không?
Bạn đó: Còn nghe thấy gì không?
Thầy Trong Suốt: Thế, thế ai đúng bây giờ?
Phe nào đúng?
Một bạn: Phe còn giơ tay đúng.
Thầy Trong Suốt: Những bạn giơ tay được 3 cờ mỗi người. (Mọi người vỗ tay) Đúng chưa?
Rồi, rất tốt, bạn nào giơ tay, sư phụ nhìn lại xem nào. Hóa ra đây mới là người thông minh này. Đấy, giơ giơ cao lên cho các bạn khác nhìn thấy.
Sư phụ hỏi là còn nghe thấy không cơ mà. Nếu không nghe thấy gì thì làm sao nghe được lời sư phụ? Đúng không nhỉ? Sư phụ hỏi còn nghe thấy gì không, nếu con không nghe thấy tí gì hết thì con có nghe nổi những lời sư phụ để mà giơ tay lên hay bỏ tay xuống không?
Một bạn: Dạ không.
Thầy Trong Suốt: Không, đúng không? Như vậy con vẫn gì? Còn đang nghe như thường, chuẩn không? Vẫn đang nghe chứ không phải không nghe, có đúng không? Con chỉ không nghe thấy cái gì?
Một bạn: Tiếng chuông.
Thầy Trong Suốt: Tiếng chuông thôi, nhưng cái nghe của con có mất đi không? Cái khả năng nghe của con, nó có mất đi không? Cho dù là âm thanh tắt đi, thì khả năng nghe còn hay mất? Còn đúng không? Hay nói rộng ra một chút, nghe là một khả năng thôi. Khả năng biết của con ấy, nghe chính là biết âm thanh đúng không? Cái khả năng biết của con, nó còn ở đấy hay nó mất đi, khi âm thanh tắt?
Theo các con thì sao? Vẫn còn đúng không?
Bây giờ giả sử không có âm thanh nào nổi lên, khó hơn nhỉ, câu này khó hơn nhé. Ví dụ mình vào một căn phòng mà nó cách âm hết cỡ đi, thì câu hỏi là còn nghe không?
Một số bạn: Còn.
Thầy Trong Suốt: Vào một căn phòng cách âm hoàn toàn, cách âm tuyệt đối thì câu hỏi là còn nghe không?
Một số bạn: Còn.
Thầy Trong Suốt: Không có âm thanh sao nghe được. Ai cảm thấy là vẫn còn, giơ tay?
Vẫn còn nghe. (Một số bạn giơ tay) Wow! Hết âm thanh rồi sao còn nghe? Nếu không còn nghe thì làm sao biết là?
Một số bạn: Hết.
Thầy Trong Suốt: Hết âm thanh. Cái việc mình nghe thấy sự không có gì trong âm thanh, mình biết rằng không có âm thanh, chứng tỏ mình còn đang…? Bằng chứng là…?
Bằng chứng nhé, là khi mình đang không nghe âm thanh gì, tự nhiên có một âm thanh nổi lên, có nghe không?
Một số bạn: Có.
Thầy Trong Suốt: Như vậy cái nghe phải đang gì? Ở đấy, cái nghe phải đang ở đấy. Nên khi âm thanh nổi lên, nó mới biết là có âm thanh.
Cái khả năng nghe ấy, đúng không nhỉ?
Như vậy có thể nói là gì? Cái khả năng biết của mình, nó có liên tục từ sáng đến tối hay không? Câu hỏi này bắt đầu khó hơn. Từ lúc mình thức dậy, xong đi làm, xong tối về đi ngủ, có phải lúc nào mình cũng có khả năng biết hay không?
Ai thuộc trường phái là “không” giơ tay xem nào? Không, làm gì có chuyện đấy, lúc nào cũng có khả năng biết. Lúc tôi mải làm việc quá hoặc tôi mải ngắm một chàng trai đẹp đi qua, thì phải không biết chứ, có đúng không?
Bạn nào phản đối nào? Hay là đồng ý cũng được. Lúc tôi mải cái gì đó quá, tôi biết làm sao được đúng không? Mải làm việc quá không biết gì cả. Hợp lí không? Chỉ lòng mình nói thôi mà. Chồng mình gọi xong mình không thưa đúng không? Em mải gì? “Em mải lướt Facebook quá, không biết gì cả”, có đúng không? Hợp lý không? Ai thấy hợp lý giơ tay xem nào? Trong ngày, cũng có những lúc mình không biết. Mình mải làm cái gì đó quá thì mình chẳng biết gì cả. Ai thấy đồng ý giơ tay?
(Một số bạn giơ tay) Thật ấy hả? Mải lướt Facebook quá không biết gì hết? Mải lướt Facebook quá phải biết cái gì?
Một số bạn: Biết lướt Facebook.
Thầy Trong Suốt: Biết lướt Facebook chứ.
Làm sao không biết gì đúng không? Mải ngắm trai quá, không biết gì hết, thì phải biết gì?
Một số bạn: Biết trai.
Thầy Trong Suốt: Phải biết trai đi qua chứ.
Đồng ý không? Nào, thế bây giờ có bao nhiêu người còn tin là mải nghĩ cái gì đó quá nên không biết gì cả, giơ tay xem nào? Mải lướt Facebook, mải ngắm trai đẹp, có ai tin nữa không? Con tin nữa không? Sao vẫn giơ tay?
Lúc nãy chắc là nhớ chuyện lúc mải ngắm trai đúng không? Không biết gì hết đúng không?
Nhưng lúc đấy thì biết gì? Biết trai đúng không? Trai đang đi qua đi lại. Biết hình ảnh, tối thiểu là hình ảnh đúng không? Vậy thì vẫn đang biết hình ảnh cho dù là mình nói là không biết gì hết. Tối thiểu khi mình đang ngắm Facebook hay ngắm một người con trai đẹp thì vẫn biết cái gì? Hình ảnh. Không thể nói không biết gì hết được, đồng ý chưa?
Vậy mọi người thử kiểm tra xem, có đúng là khi mình đang rất sống bình thường thế này thì mình luôn luôn biết hay không? Thử nhớ lại trong cuộc đời mình, có khoảnh khắc nào mà khi mình đang thức bình thường thế này, mà mình lại chẳng biết gì cả không? Hay là lúc nào mình thức bình thường, mình cũng đang biết.
Mình thử nhớ lại cuộc sống của mình xem, có không? Những ai nhớ được một đoạn mà lúc đấy mình đang thức bình thường nhưng mình chẳng biết gì hết, giơ tay? Nhớ lại chính cuộc đời của mình thôi. À bạn giơ tay là bạn nào?
Con à? Không, để cho bạn nào ở Sài Gòn thôi.
Bạn nào Sài Gòn không? Thôi, cho bạn không phải Sài Gòn nói đi. Có lúc nào đang thức bình thường mà không biết gì không? Con đấy, Hải Minh đấy.
Hải Minh: Con nhớ có một lần là con cần nội soi ấy, nội soi xong rồi người ta tiêm thuốc mê vào.
Sau đó thì còn có cảm giác là không biết một cái gì hết. Mọi thứ trôi qua xong rồi tầm 15-20 phút sau bác sĩ mới bảo là, em ơi dậy đi. Thì lúc đấy mới biết là ủa thời gian đã trôi qua khoảng 15-20 phút rồi. Còn đâu lúc đấy là không biết một cái gì.
Thầy Trong Suốt: Con vừa nói là con có cảm giác rằng? Lờ mờ không biết cái gì hết, đúng không?
Hải Minh: Vâng.
Một bạn: Chứng tỏ con biết cái gì? Có cảm giác lờ mờ không biết gì hết. Vậy chứng tỏ trong khoảng thời gian đấy phải biết cái gì?
Một bạn khác: Biết cái lờ mờ.
Thầy Trong Suốt: Biết cái lờ mờ chứ. Lơ mơ lờ mờ. Vậy trong khoảng thời gian đấy, mình biết cái lờ mờ hiện ra chứ không bảo là không biết cái gì hết. Không biết gì hết là nó không biết một tí cảm giác nào.
Hải Minh: Mắt thì nó vẫn mở nhưng mà lúc đấy là không biết cái gì.
Thầy Trong Suốt: Mắt vẫn mở?
Hải Minh: Vẫn nhìn.
Thầy Trong Suốt: Biết mắt mở, biết đang nhìn. (Mọi người cười) Tại sao không biết gì hết?
Hải Minh: Nhưng mà lúc đấy con nghĩ là mọi thứ dừng lại hết ấy.
Thầy Trong Suốt: Biết đang nghĩ là mọi thứ dừng lại hết. (Mọi người cười) Ô chứng tỏ là càng ngày biết càng nhiều đúng không? Biết mắt mở, biết đang nhìn, biết là một suy nghĩ bảo là gì? Không biết cái gì hết, mọi thứ dừng lại hết. Như vậy vẫn gì? Vẫn biết đúng không?
Mình biết cái lờ mờ chứng tỏ mình đang…?
Mình biết một suy nghĩ là không biết gì hết, chứng tỏ là…?
Hải Minh: Đang biết cái gì đấy.
Thầy Trong Suốt: Đang biết cái gì đấy, đúng không? Được rồi, như vậy mọi người đồng ý là cái khả năng biết này này, luôn ở cùng mình, tối thiểu là khi mình thức không? Câu hỏi khó hơn này, vậy lúc ngủ mình có biết hay không?
Lúc ngủ mình còn có khả năng biết không?
Hay là ngủ cái là mất luôn khả năng biết? Ai thuộc trường phái là ngủ mất luôn khả năng biết, chẳng biết gì cả, giơ tay xem nào? Khi ngủ tôi chẳng biết cái gì, mất sạch khả năng biết luôn. Dũng cảm giơ tay đi. (Một bạn giơ tay) Rồi, con đúng không? Vì sao bằng chứng nào con nói là ngủ không biết gì hết?
Một bạn: Lúc con ngủ mà con không mơ con sẽ không biết gì hết xung quanh.
Thầy Trong Suốt: Nếu con không có khả năng biết lúc đấy, thì người ta vỗ vai con, con có biết không? Có tỉnh được không?
Bạn đó: Có tỉnh.
Thầy Trong Suốt: Vô lý! Không biết cái gì hết, không có khả năng biết?
Bạn đó: Thì đang ngủ rồi, còn người ta vỗ vai là tỉnh rồi.
Thầy Trong Suốt: Không, con đang ngủ chưa tỉnh. Mà nếu con không có khả năng biết gì hết, liệu người ta vỗ vào con, con có cảm nhận được không?
Bạn đó: Không.
Thầy Trong Suốt: Không, đúng không? Người ta dội nước lạnh vào mặt, có tỉnh được không?
Vẫn tỉnh đúng không? Nếu mình không có khả năng biết, thì làm sao mình lại biết vỗ vai, biết nước lạnh vào mặt, đúng chưa? Như vậy là gì?
Lúc mình ngủ ấy, mình không thể nói là mình mất khả năng biết. Bằng chứng là ai cũng có thể gì? Vỗ vai, dội nước, thậm chí là đánh mình một cái đúng không? Là mình tỉnh dậy. Thậm chí không đánh luôn, mà chỉ cần gì? Gọi nó thôi. Gọi thôi cũng gì? Gọi thôi cũng tỉnh đúng không?
Như vậy cái khả năng biết có mất khi đi ngủ không? Nó phải ở đấy, đúng không? Nhưng mà nó gì? Nó đang không biết những cái thứ xảy ra xung quanh, chứ không phải là nó không biết cái gì hết. Nó không biết là góc phòng có con muỗi hay không? Đúng không? Nó không biết là trên giường có người nào khác nằm cạnh không? Nhưng nó vẫn biết là ai đấy vỗ vai nó một cái, nó vẫn biết, chuẩn chưa? Ai đấy dội nước vào mặt, nó vẫn biết. Như vậy khả năng biết còn hay không? Khi ngủ? Nếu mất sạch khả năng biết thì sao? Không gọi được, đúng chưa? Như vậy ngay cả khi ngủ ấy, thì sao? Vẫn đang biết. Ai đồng ý giơ tay? (Mọi người giơ tay) Ai vẫn thấy mơ hồ giơ tay?
Sư phụ nói rõ hơn. Làm sao lại ngủ mà đang biết được, vô lý. Khi ngủ khả năng biết vẫn ở đấy và vẫn có thể biết bằng chứng là vỗ vai, dội nước, giật điện, gọi… thì vẫn tỉnh. Như vậy cái khả năng biết đang ở đấy. Vì nếu không biết gì hết, không có khả năng biết gì hết thì không gọi dậy nổi nữa luôn, đúng chưa? Ở đây ai đã từng khi ngủ mà ở ngoài có một âm thanh, xong mình mơ về âm thanh đấy luôn chưa? Ví dụ ở ngoài có tiếng ti vi nói chuyện gì đấy, xong mình mơ chuyện đấy luôn. Hoặc là tiếng mẹ mình nói gì đấy, xong mẹ mình chui vào trong mơ mình luôn, có không? Đúng chưa?
Minh An, khi ngủ con khóc có biết không? Nếu không biết thì làm sao mà dậy để chăm nó được. Như vậy chứng tỏ khi ngủ vẫn gì?
Minh An: Vẫn biết ạ.
Thầy Trong Suốt: Nếu không thì không nuôi được con luôn. Nhờ khả năng biết đấy mà mới có thể nuôi được con này, tỉnh dậy này đúng không? Mới có thể mơ màng, những âm thanh bên ngoài chui vào tai. Ở đây đã ai đã từng trải qua chuyện là âm thanh bên ngoài chui vào giấc mơ mình chưa? Con lấy ví dụ xem nào?
Chung đúng không? Ừ, con nói thử mấy câu xem nào, ai đưa mic cho bạn đi.
Bạn Chung: Dạ thưa Sư phụ, có lần con mơ cái chuông báo thức của con nó kêu, mà con mơ thấy cái chuông báo thức đó luôn.
Thầy Trong Suốt: Trong mơ của con?
Bạn Chung: Rồi con nghĩ, báo thức trong mơ của con thôi nên con ngủ tiếp.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn Chung: Con không biết là nó ở ngoài ấy, con tưởng nó ở trong giấc mơ thôi.
Thầy Trong Suốt: Con biết là… Bạn Chung: Dạ trong giấc mơ nó có tiếng chuông đó luôn.
Thầy Trong Suốt: Tiếng chuông reo ở ngoài thì trong mơ mình có cảnh là gì? Cảnh là một người con gái nghe tiếng chuông trong mơ, đúng không? Rồi, còn những cái việc nữa không? Tâm nào.
Bạn Tâm: Dạ thưa Sư phụ là, có một lần là con ở ký túc xá thì bạn con đang nói chuyện điện thoại với cả người nhà của bạn ấy ở Việt Nam, nhưng mà lúc con đang ngủ con lại cứ nghĩ rằng bạn ấy đang nói chuyện với con trong mơ luôn. Thế là bạn đấy hỏi đến đâu con trả lời đến đấy luôn như là…
Thầy Trong Suốt: Như thật luôn?
Bạn Tâm: Vâng. Như thật luôn, nên là con trả lời trong mơ, nên kể cả miệng con cũng nói luôn.
Thầy Trong Suốt: Đấy, tốt. Như vậy khi mình ngủ âm thanh vẫn chui vào giấc mơ của mình được. Nếu mình mất khả năng biết khi ngủ, thì liệu âm thanh có vào trong mơ được không?
Không, đúng không? Như vậy cái khả năng biết, nó phải tiếp tục xảy ra khi đang ngủ, đồng ý chưa?
Bây giờ câu hỏi này tiếp này, liệu sau khi chết còn biết không? Câu này thì hơi khó hơn nữa vì phải đọc, chịu khó đọc sách. Chết rồi còn biết không? Tâm nói xem nào.
Bạn Tâm: Dạ, theo như con được biết, nếu như lúc mình chết rồi mà cái hồn của mình, cái tâm thức của mình, nó vẫn đang vất vưởng ở ngay cạnh cái xác, thì mình vẫn biết.
Thầy Trong Suốt: Con đọc những cái chuyện những người chết rồi, thấy là gì? Đâu phải là chết là hết đúng không?
Bạn Tâm: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Chết sẽ có trung ấm, xong rồi có tái sinh. Thì suốt quá trình trung ấm và tái sinh đấy, có biết không?
Bạn Tâm: Dạ có ạ.
Thầy Trong Suốt: Trung ấm là gì? Là nơi mà mình mất thân rồi. Chết xong thì mình không còn thân đúng không?
Bạn Tâm: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Thì trung ấm là cái quá trình mà mình có một cái gọi là ý sinh thân.
Nghĩa là mình tưởng tượng rằng là mình có một thân thể, xong rồi mình gặp chuyện này chuyện kia, trong 49 ngày. Sau 49 ngày đấy thì mình lại tái sinh đến một chỗ mới, có thể là một người ở chỗ khác, hay là mình lên cõi Phật cũng được, hoặc lên cõi người, hoặc xuống cõi thú, thì trong 49 ngày đấy có biết không? Có biết đúng không? Nếu không biết thì làm sao mà trải qua một tiến trình, các loại cảnh vật hiện tượng hiện ra. Tái sinh có biết không?
Theo con khi tái sinh, khi một cái bào thai trong bụng mẹ, nó có biết gì không? Ở đây ai đã từng có tí kinh nghiệm nào. Theo con bào thai trong bụng mẹ có biết không?
Minh Huyền: Theo con thì là có, bởi vì là khi mà mẹ làm việc bị mệt quá hoặc như nào đấy thì em bé ở trong bụng thì cũng sẽ có cái phản ứng.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Có ai có kinh nghiệm đẻ con thì sẽ…, con nói thử xem nào.
Theo các con thì em bé trong bụng có biết gì không? Hay là đẻ ra mới biết chứ, trong bụng thì biết cái gì.
Minh Huyền: Dạ, theo con là em bé trong bụng biết.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Minh Huyền: Ví dụ như trường hợp mình uống đồ nóng hoặc lạnh quá em bé sẽ đạp.
Thầy Trong Suốt: Đấy.
Minh Huyền: Hoặc là mình coi phim hành động thì em bé cũng đạp luôn.
Thầy Trong Suốt: Thế à? (Thầy cười), rồi được.
Ở đây ai, ai đã từng có bầu, thử nói xem nào.
Theo các con, trong bụng mẹ, em biết có biết cái gì không? Theo Minh An thì sao? Nói thử mấy câu xem nào. Con con được mấy tháng rồi ấy nhỉ?
Minh An: 2 tháng ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi, rất tốt. Kinh nghiệm còn nóng hổi đúng không? Hai tháng, rồi.
Minh An: Bình thường thì con ít khi quát to ấy ạ. Có hai lần con quát to thì em bé ở trong bụng giật mình luôn.
Thầy Trong Suốt: Đấy, thấy chưa?
Minh An: Như kiểu là nó nhắc luôn là mình đang cáu ấy.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Em bé biết, đầu tiên là biết cái trạng thái của mẹ đúng không?
Cái trạng thái không tốt của mẹ. Hoặc là nghe thấy âm thanh đấy luôn. Có ai nói chuyện thử với đứa bé trong bụng bao giờ chưa? Thử xem nào.
Minh Dung: Dạ thưa Sư phụ, con có một cái kỷ niệm là cái hồi con có bầu được 32 tuần ạ, thì con đi siêu âm, thì bé quấn nhau thai một vòng hai vòng cổ.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Minh Dung: Thì từ cái lần mà siêu âm tiếp theo, thì ngày nào con cũng nói chuyện là, à thôi bây giờ nếu mà con quấn cổ như thế thì sinh con sẽ rất là khó. Cho nên là con chịu khó, con gỡ ra đi, cái vòng đấy không đẹp đâu. Tức là nói hầu như hằng ngày ạ, thì đến cái lần siêu âm tiếp theo thì khoảng 36 hay 37 tuần con không nhớ nữa, thì là đi siêu âm thì bạn đấy đã tháo được cái vòng đấy luôn rồi ạ.
Thầy Trong Suốt: Kinh không?
Minh Dung: Bạn ấy lộn lộn vòng hay tháo sao đấy không biết.
Thầy Trong Suốt: Thấy chưa? Kì diệu chưa?
Đúng không?
Minh Dung: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Đấy, em bé hoàn toàn có thể nghe được đúng không? Thậm chí có thể hiểu được luôn. Nhưng mình chưa nói đến khả năng hiểu, mình chỉ nói khả năng biết đã. Vẫn biết được đúng không? Uống nước nóng lạnh này, trạng thái của mẹ này, lời mẹ nói, ảnh hưởng đến em bé. Như vậy là ngay trong bào thai, cũng đã gì rồi? Biết. Đẻ ra có biết không?
Vừa đẻ ra oe oe biết không? Biết gì? Biết mình khóc oe oe, khóc nghe âm thanh đúng không?
Biết gì? Vỗ mông thì nó khóc, chứng tỏ nó phải biết cái vỗ mông đấy chứ, đúng không nhỉ? Tè ra bỉm có khóc không? Ị ra có khóc không? Nó phải biết đúng không? Nó phải cảm nhận được nóng lạnh. Có thể nó chưa hiểu thôi, nhưng mà nó gì? Vẫn biết.
Như vậy là gì? Từ lúc mình đẻ ra đến lúc mình chết, kể cả lúc mình ngủ, lúc nào mình cũng có một cái khả năng, gọi là khả năng biết. Đấy, đấy là thứ mà mình có sẵn, có ai trao cho mình không? Có ai đem cho mình không? Có phải “tôi sẽ giao khả năng biết cho bạn” không?
Như vậy đấy có phải là, là cái thứ mình luôn có không? Có sẵn trong mình không? Đúng chưa?
Tất cả chúng ta đều, tuy rằng có thể là cái trí thông minh, cái khả năng suy nghĩ khác nhau.
Nhưng chúng ta đều có điểm chung là gì?
Chúng ta đang gì? Đang gì? Đang biết.
Không chỉ chúng ta có điểm chung với nhau, mà chúng ta với một con chó, có điểm chung gì? Tuy rằng khẩu vị khác nhau, đúng không?
Khẩu vị mình với chó giống hay khác nhau?
Khác nhau. Nhưng cái gì chung nhau? Cái khả năng biết giống nhau. Khả năng biết của chúng với của con người ấy là như nhau. Có thể con người phân biệt được nhiều mùi, nhiều màu hơn, đúng không? Cái cách phân biệt, gọi là khả năng phân biệt thì khác nhau.
Nhưng cái khả năng biết thì giống nhau.
Mình và một đứa bé, khả năng biết ai cao hơn?
Khả năng phân biệt đương nhiên mình hơn nó rồi, đúng không? Nó chưa chắc nhìn ra được người quen họ hàng, đúng không? Nó chưa chắc đã đọc được chữ, thì đấy là khả năng phân biệt, khả năng nghĩ. Nhưng cái khả năng biết một cái gì đó hiện ra, thì ai hơn ai? Một cái hình hiện ra trước mặt nó, nó có biết không?
Nó không phân biệt được cái hình gì. Nhưng con nghĩ là mắt nó thấy toàn màu trắng không? Hay nó thấy cái hình hiện ra? Theo con thì sao? Thấy hiện ra được chứ, đúng không?
Như vậy là gì? Cái khả năng biết của mình với đứa bé, trông thế thôi, thực ra là giống nhau.
Khả năng phân biệt là gì? Là khả năng nghĩ khác nhau, đúng chưa? Như vậy mình này, đứa bé này, con chó đều có chung một cái gì? Khả năng biết, đúng không? Đều có khả năng biết, hay đều có tính Biết, đúng không? Đều có tính chất Biết. Đều có tính là biết-cáigì-đó, đúng không? Con người, con chó, đứa bé đều có chung một tính, đó là tính gì? Mọi người đồng ý không? Ai đồng ý giơ tay? (Một số bạn giơ tay) Rồi, theo con cái tính Biết này, nó có rời khỏi con được không? Nó có trốn đi đâu được không? Nó là một cái có sẵn rồi, nhưng mà nó có trốn được không? “Tao chán mày lắm rồi, tao sẽ đi chỗ khác”? Ở đây tất cả mọi người thử cố hết sức dừng khả năng biết mình lại đi, đừng biết gì nữa đi. Tôi quyết định không biết gì hết, thử xem nào. Ở đây có ai làm nổi không? Tôi quyết định sẽ không biết gì hết.
Dùng hết tài năng sức mạnh của mình đi, tôi quyết định gì? Sẽ không biết gì hết. Có ai làm được không? Giơ tay! Đừng biết nữa, đừng có biết gì nữa, tôi không muốn biết gì nữa, có làm được không? Như vậy khả năng biết này ấy, không những là sinh ra cùng mình, mà nó không bao giờ rời đi đâu hết, đúng chưa?
Như vậy đời mình không chỉ có cái thân thể, tâm thức này, đời mình còn có một cái nữa, là gì? Là cái Biết này, khả năng biết này, mọi người đồng ý không? Suy nghĩ có thể mất, hỏi Biết có thể mất không? Đời mình thì có thân thể, suy nghĩ và Biết đúng không? Suy nghĩ có thể mất không? Có chứ đúng không? Nhưng Biết có mất không. Khi không có suy nghĩ thì Biết có ở đấy không? Biết biết cái gì? Biết không có suy nghĩ đúng không? Chân tay có thể mất không? Biết có thể mất không? Khi không còn tay nữa, ví dụ như là bị tai nạn mất tay, thì Biết nó biết cái gì? Biết là không có tay.
Như vậy là thân thể có thể bị mất, suy nghĩ có thể mất nhưng có một thứ không thể mất, đó là cái gì? Thậm chí chết rồi mà còn? Còn biết.
Thậm chí là chưa sinh ra đời mà đã gì? Như vậy đấy có phải là kho tàng xưa nay của mình không? Có không?
Nó là một cái kho tàng mà mình có sẵn từ đầu, từ xưa tới nay, chứ không phải là ai mang cho mình, đúng không? Cái hiểu biết mình đang có thì là do thầy cô, do bố mẹ mang cho mình.
Nhưng cái khả năng biết ấy, cái tính Biết đấy, có phải do bố mẹ hay là thầy cô đưa cho mình không? Nó là khả năng gì? Tự có, có sẵn của mỗi người. Và nó không rời mình đi đâu bao giờ cả, nó luôn ở đây. Thậm chí chân tay mất, suy nghĩ mất, thì Biết nó vẫn không mất, vẫn đang biết. Mọi người đồng ý không? Như vậy đời của các con ấy, không phải chỉ có thân và tâm, mà có một thứ mới nữa, gọi là mới, nhưng nó mới hay cũ? Nó cũ lắm rồi, cũ đến mức độ nào? So với thân và tâm cái nào cũ hơn? Cái Biết khi còn chưa có thân thể này ra đời ấy thì nó đã gì rồi? Đã biết rồi đúng không?
Đấy là thứ mà xưa nay mình có. Cái khả năng biết là một thứ mà lâu nay mình có nhưng mình không nhận ra, có đúng không? Khả năng biết này này.
Con luôn có sẵn một tài sản khác từ trong bụng mẹ đã có, tới khi chết vẫn có, lúc nào cũng có và không bao giờ rời con đi được, đó là tính Biết. Thân thể và suy nghĩ có thể mất đi được, nhưng cái Biết thì không bao giờ mất được.
2. Thân và tâm thì dễ khổ, vậy cái Biết có thể khổ được không? Khi nào thì con hết khổ?
Thầy Trong Suốt: Thôi câu hỏi khó hơn này, cái Biết này nó có khổ không? Thân tâm thì lúc nãy mình nói là khổ rồi, nhưng cái Biết này nó có khổ không? Thân thì có khổ, tâm thì có khổ rồi đúng không? Vậy thì cái Biết này nó có bị khổ không? Ví dụ như là khổ đến, “khổ quá chán chẳng muốn biết”, cái Biết nó có thế không? Tôi khổ lắm rồi, tôi chả muốn biết cái gì nữa. Có bao giờ cái Biết nó thế không? Hay là khổ đến thì nó biết khổ, sướng đến thì nó biết sướng?
Một cách dễ hiểu hơn này, trong một cái mặt gương ấy, mặt gương đại diện cho khả năng biết nhé, thì có một cục cứt hiện ra, hỏi mặt gương có buồn không? Tự nhiên cứt hiện trong mặt tôi? Mặt gương có buồn không? Có khổ vì cứt không? Hay là cứt hiện ra thì biết là gì? Cứt hiện ra, đúng chưa? Xong một đóa hoa đứng trước mặt gương đi, mặt gương có vui không?
Tôi vui quá vì trong tôi có bông hoa. Hay là bông hoa hiện ra thì biết là có bông hoa?
Thì cái Biết cũng như vậy, khi nỗi buồn hiện ra, cái Biết nó có buồn không? Nó bảo là ôi trời ơi, sao tôi lại đi biết cái buồn thế này? Cái Biết nó có bảo là tôi buồn quá vì biết cái buồn này không? Tôi thích biết bông hoa cơ, thích biết niềm vui cơ, hay là buồn đến thì biết là buồn, và vui đến thì biết là vui. Theo các con thì sao?
Cái Biết này nó có khổ khi bị buồn và sướng khi bị vui không? Hay buồn đến thì biết là buồn, sướng đến thì biết là sướng? Bao nhiêu bạn theo trường phái là Biết này có buồn và có vui giơ tay xem nào? Cái Biết này nó sẽ có buồn và vui, nghĩa là nó sẽ cảm thấy buồn khi mà cái buồn hiện ra, khó chịu không chịu được. Nó cảm thấy vui khi mà cái vui hiện ra, hay đơn giản là cái gì hiện ra thì biết cái đấy.
Sao Minh Thu thì sao? Cái Biết này nó có bị buồn vui ảnh hưởng không?
Minh Thu: Dạ con chào Sư phụ. Dạ, theo con thì không.
Thầy Trong Suốt: Vì sao?
Minh Thu: Dạ vì khi nó hiện ra thì nó biết có bông hoa, có cứt thì nó biết có cứt ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ, đúng rồi. Cái Biết có bao giờ phát biểu “tôi buồn quá các bạn” không?
Nó chỉ đơn thuần làm việc đơn giản thôi là gì?
Là biết thôi. Buồn hiện ra thì? Biết buồn. Cứt hiện ra thì? Biết cứt. Đúng không?
Như vậy trong ba thứ mình hay có là thân thể, suy nghĩ và Biết thì cái nào có thể bị buồn, vui, đau khổ? Cái nào không thể bị buồn, vui, đau khổ? Thân tâm có thể khổ và đau. Nhưng thân đau, Biết có đau không? Thân đau thì Biết nó biết là? Có đau. Giống như là trong gương hiện cục cứt hỏi mặt gương có bẩn không? Khi cục cứt hiện ra thì mặt gương phản ánh hình cục cứt, nhưng có thể bẩn không? Nỗi buồn hiện ra thì cái Biết nó có bị mờ đi không? Theo con thì khi mình buồn thì cái Biết có mờ đi không?
Hay nó vẫn biết rõ là đang buồn? Khi mình buồn, cái Biết có mờ đi không? Hay là nó vẫn biết rõ là đang buồn? Khi mình vui cái Biết nó có rõ hơn không? Hay nó vẫn biết là đang vui?
Theo mọi người thì sao? Cái Biết có thể bị mờ đi hoặc rõ hơn khi mình buồn vui không? Buồn đến thì mờ đi còn vui đến thì rõ lên.
Bạn đó: Con thấy nó vẫn vẫn thế, vẫn biết. Biết cái gì biết cái đấy thôi, chứ nó không rõ lên hoặc là nó mờ đi.
Thầy Trong Suốt: Ừ, không rõ lên, không mờ đi, đúng không?
Bạn đó: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Như vậy trong đời con khi đau khổ đến, thì thực ra cái gì không bị ảnh hưởng bởi đau khổ? Có thân, có suy nghĩ, có Biết.
Bạn đó: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Khi đau khổ đến thì cái gì không bị ảnh hưởng?
Bạn đó: Con nghĩ nó là, mình nhận biết được cái đau khổ đấy.
Thầy Trong Suốt: Đúng.
Bạn đó: Mình nhận biết được.
Thầy Trong Suốt: Biết cái khổ. Vậy thì cái Biết nó bị khổ không?
Bạn đó: Dạ đúng.
Bạn đó: Cái Biết nó không bị khổ.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, bằng chứng nhiều khi con đang tức, mà con vẫn biết rõ con đang tức. Đang buồn biết rõ đang buồn. Ở đấy cái Biết nó yếu đi, kém đi làm sao biết được nữa?
Nhưng vẫn biết bình thường, đúng chưa? Đã bao giờ con tức mà biết rõ đang tức chưa? Ai xảy ra chuyện đấy chưa? Buồn biết rõ đang buồn chưa? Những ai đã đã từng tức biết rõ đang tức, giơ tay xem nào? (Một số bạn giơ tay) Rồi, buồn biết rõ đang buồn? Nghi ngờ biết rõ đang nghi ngờ? Khó chịu biết rõ đang khó chịu?
Như vậy trong cả bốn trường hợp đấy, cái Biết nó vẫn rõ ràng bình thường. Nó không hề bị ảnh hưởng bởi nghi ngờ khó chịu bực tức đúng không? Bao nhiêu người đồng ý là cái Biết nó không bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực, giơ tay? (Một số bạn giơ tay) Nó biết rõ những cảm xúc tiêu cực nhưng nó lại gì?
Không bị ảnh hưởng đúng không? Bắt đầu thấy kì diệu hơn chưa?
Con có ba thứ trên đời này, hai thứ rất dễ khổ, còn một thứ thì sao? Không bị ảnh hưởng bởi khổ. Nếu khổ đến nó biết là khổ, nếu sướng đến nó biết là sướng. Bây giờ con bắt đầu thấy nó hơi quý chưa? Nó quý vì sao? Nó không khổ trong khi những thứ khác khổ. Nó không bị ảnh hưởng trong khi những thứ khác?
Một bạn: Bị ảnh hưởng.
Thầy Trong Suốt: Bị ảnh hưởng. Bắt đầu thấy kho tàng có sẵn này hơi quý chưa? Hơi hơi quý chưa? Những ai thấy hơi quý giơ tay nào? (Một số bạn giơ tay) Rồi, mọi người biết chuyện “Chàng ăn mày giàu có” chưa?
Một bạn: Chưa ạ.
Thầy Trong Suốt: Ngày xửa ngày xưa ở vương quốc nọ, có một… Ai muốn làm ăn mày nào?
Có một nàng ăn mày tên là Vũ Dương, Vũ Dương ok. Nàng ăn mày Vũ Dương sinh ra trong một hoàn cảnh vô cùng là khổ sở. Đó là gì? Cả bố cả mẹ đã chết, nhé, cho oách. Bố mẹ chết hết, để lại cho mình đúng một mảnh đất bằng cái chỗ mình ngồi luôn. Tất cả tài sản bố mẹ để lại là mảnh đất đúng chỗ mình ngồi, đúng không? Vũ Dương quá đau khổ, suốt ngày ngồi ở chính mảnh đấy, lạy ông đi qua lạy bà đi lại, cho tôi một gì?
Một bạn: Một xu.
Thầy Trong Suốt: Ừ, một xu đúng không? Tôi nghèo đến nỗi gì? Không có một xu dính túi.
Nếu con là Vũ Dương, con thấy khổ không?
Rồi, bây giờ cần một cần một đại sư. Đại sư nữ cho nó oách? Tự tin lên, mình lên sư được mà.
Không, không chơi Hà Nội, chỉ chơi Sài Gòn thôi. Nữ đại sư Diệu Tâm, ok cho nó giống đại sư nhé.
Có một đại sư tròn tròn, đúng không? Nữ đại sư tròn tròn béo béo, trông rất là phúc hậu, đi qua nhìn thấy Vũ Dương và nói: “Trời ơi, bố mẹ của con là bạn của thầy. Bố mẹ con trước khi mất có nói với thầy là để lại cho con một kho tàng vô cùng lớn. Một hũ vàng rất lớn, chôn ở ngay dưới mảnh đất mà con đang ngồi”. Thế là Vũ Dương cảm thấy thế nào? Sung sướng quá, đào cật lực. Kết quả là gì? Đúng là dưới mảnh đất mình đang ngồi có một gì? Hũ vàng to, tiêu mười đời không hết. Sướng không? Chúc mừng Vũ Dương cái nhỉ? (Mọi người vỗ tay) Nếu con là Vũ Dương con có mừng không? Hũ vàng giải cứu tất cả, tất cả khó khăn khổ sở, tiêu mười đời không hết. Sướng đúng không?
Câu hỏi là thế từ đầu Vũ Dương nghèo hay giàu?
Một bạn: Giàu, giàu.
Thầy Trong Suốt: Từ đầu, từ lúc đẻ ra ấy, Vũ Dương giàu hay nghèo?
Một bạn: Giàu.
Thầy Trong Suốt: Vì sao lại giàu? Vì lúc đấy đã sở hữu gì rồi?
Một bạn: Hũ vàng.
Thầy Trong Suốt: Hũ vàng. Vì là hũ vàng đã chôn cùng bố mẹ khi mà mình chưa sinh ra, và để cho mình hũ vàng, chôn dưới mảnh đất đó rồi. Như vậy đẻ ra đã giàu hay nghèo?
Một bạn: Giàu.
Thầy Trong Suốt: Thế tại sao lại sống khổ sở như vậy bao nhiêu năm? Không biết tài sản của mình. Giàu mà không biết là?
Một bạn: Giàu.
Thầy Trong Suốt: Mình giàu. Cứ tưởng mình là?
Một bạn: Nghèo.
Thầy Trong Suốt: Nghèo đúng không? Vậy thì cái người mang cho bạn sự giàu có, có phải đại sư Diệu Tâm không? Ai là người mang lại giàu có cho Vũ Dương? Cái sự nhận ra là mình có sẵn hũ vàng hay là đại sư Diệu Tâm mang hũ vàng đến cho bạn? Như vậy là bạn ấy đã giàu sẵn rồi, bạn Vũ Dương ấy. Chẳng qua là không gì thôi?
Một bạn: Không biết.
Thầy Trong Suốt: Không nhận ra là mình đang giàu. Đến một ngày có người chỉ cho mình biết là mình đã giàu rồi thì sao? Mình nhận ra mình đã giàu, thế là giàu có. Như vậy giàu có có phải là cái quyền lợi bẩm sinh của Vũ Dương không? Đúng không? Chẳng qua là không khai thác, đồng ý không? Vũ Dương đã giàu rồi nhưng mà không biết cách khai thác, không biết sử dụng tài sản đã có, không biết rằng mình có cái tài sản đấy. Khi có người chỉ cho mình biết mình có tài sản đấy, thì mình khai thác một cái thì sao? Giàu luôn, đúng không?
Ở đây ai nghe bắt đầu cảm thấy mình hơi giàu rồi, giơ tay? (Một số bạn giơ tay) Chuyện này là chuyện ẩn dụ thôi nhưng mà nghe xong thấy mình hơi hơi giàu rồi. Hình như mình cũng hơi giàu, hình như thôi, cảm giác thôi mà, mình cũng hơi giàu. Vì mình cũng có một hũ vàng, chôn dưới đất đã lâu rồi, nhưng mà chưa ai chỉ cho mình là gì? Của mình có vàng, đúng chưa?
Những ai giơ tay lại xem nào? (Một số bạn giơ tay) Hình như mình cũng giàu, hình như thôi.
Chưa chắc lắm, nhưng mà hình như mình cũng có vẻ giàu, có vẻ giàu thôi mà. Đúng không?
Hình như giàu, nhưng mình chưa đào lên, hoặc là chưa khai thác.
Rồi, bỏ tay xuống. Được rồi, hôm nay là ngày chúng ta nên ăn mừng, vì sao? Hôm nay là ngày có người chỉ cho mình biết là gì?
Một bạn: Có hũ vàng.
Thầy Trong Suốt: Ô mình giàu rồi, mình có một cái gì? Mình có một cái tính Biết, mà cái tính Biết nó lại không thể khổ được. Mà không thể mất được, tài sản này xịn hơn cả hũ vàng nhé. Hũ vàng còn cướp được, nhưng cái Biết này có ai cướp được không? Không thể cướp được, không thể mất được, mà lại không khổ được. Nếu như có ai chỉ cho cách khai thác để mình dùng cái Biết này một cách trọn vẹn, liệu mình có sướng được không? Có thể được.
Các con khổ vì tin mình là thân tâm này. Nếu ngày nào đó, con nhận ra rằng mình là cái Biết, không phải cái thân tâm này, thì con hết khổ. Đấy là con đường trực tiếp để ra khỏi khổ.
Con đường gián tiếp nhé, là đổi cách suy nghĩ, đúng không? Ví dụ con nhiều kỳ vọng thì con tập cái gì? 6 Bước vô thường đúng không? Con hay ghen con tập gì? Ghen tập gì bây giờ? 6 Bước vô thường, ok được. (Thầy cười) Con hay sân hận tập gì? Cũng 6 Bước vô thường à? Rồi, tóm lại là mình dùng cách đổi suy nghĩ, để mình có những suy nghĩ đúng hơn tốt hơn.
Nhưng một ngày nào đó, tưởng tượng đi, mình có một trạng thái mà không bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ. Chỉ biết suy nghĩ thôi, mà không bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ. Hỏi trạng thái nào là hạnh phúc thật sự?
Lại nhé, mình tập 6 Bước vô thường, mình tập những giáo pháp khác của sư phụ, tự nhiên mình sống rất là thoải mái tinh thần, mình nghĩ toàn những điều tốt đẹp, không kỳ vọng gì… nghe rất là oách đúng không? Đấy là một trạng thái. Loại thứ 2 là gì? Suy nghĩ đến thì biết là đến, đi thì biết là đi, vui biết là vui, buồn biết là buồn. Mình không bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ, còn suy nghĩ hoàn toàn có thể tích cực hoặc tiêu cực.
Giống như ngày xưa có một bậc giác ngộ là Marpa ấy. Khi con ông ấy chết, thì ông vẫn gì?
Khóc bình thường. Học trò hỏi: “Tại sao thầy dạy chúng con đời là một giấc mơ, mà thầy thực hành lại kém thế”. Đúng không? Thầy dạy đời là một giấc mơ mà con thầy chết thầy lại gì? Khóc như gì. Thì ông đấy lại nói là gì: “Nếu đời là một giấc mơ, thì đây là một đại giấc mơ”. Thế là khi vợ ông chạy đến, thấy ông đang ngồi khóc, muốn khóc cùng, định xông vào lu loa cùng, thì sao? Ông đứng dậy mỉm cười, đọc bài thơ rồi đi mất.
Tự do khỏi cảm xúc là như vậy, biết cảm xúc mà tự do. Muốn khóc thì khóc, muốn cười thì cười nhưng không bị ảnh hưởng. Đấy là một trạng thái. Trạng thái thứ hai là gì? Là mình toàn suy nghĩ tích cực thôi. Lúc nào mình mình cũng mỉm cười, trong đầu mình toàn nghĩ những điều tốt đẹp, đúng không? Không muốn bám một cái gì hết, sống rất là thanh thản.
Trạng thái nào là hạnh phúc thật sự? Và vì sao?
Đấy, câu này là câu quan trọng.
Một bên toàn là những điều tốt, suy khi đã tập nhiều Pháp quá rồi nên tôi đổi được cách suy nghĩ, toàn nghĩ được điều lành điều tốt. Một bên là tốt đến thì biết là tốt, không tốt thì biết là không tốt, chỉ biết thế thôi, không bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ nữa. Trạng thái nào là trạng thái hạnh phúc thật sự? Và vì sao nữa?
Cái vì sao rất quan trọng, có ai trả lời được không? (Một số bạn giơ tay) Một bạn, hai bạn, ba bạn, bốn bạn. Vì sao? Một bên là toàn nghĩ điều tốt, học Pháp nhiều, đúng không? Sau 20 năm thực hành Pháp của sư phụ, tôi đã toàn nghĩ được những suy nghĩ gì? Tốt đẹp, không bám chấp, không kỳ vọng v.v… Một bên là gì?
Sau 3 năm thực hành Pháp sư phụ, tôi đã tự do với suy nghĩ tốt hoặc xấu. Trạng thái nào là trạng thái thực sự hạnh phúc? Rồi, Trưởng đi.
Minh Trưởng: Theo con là ở trạng thái thứ hai ạ. Trạng thái mà mình tự do khỏi cái cảm xúc của suy nghĩ.
Thầy Trong Suốt: Ừ, vì sao?
Minh Trưởng: Vì cái việc mà mình suy nghĩ tích cực chỉ khi nào mình có sức khỏe thôi. Hay là cuộc sống mình có tốt thì mình có thể suy nghĩ tích cực thôi chứ ví dụ mình mệt mỏi thì cái tích cực nó yếu hơn mà có thể là tiêu cực luôn.
Thầy Trong Suốt: Tích cực thì nó thường hay vô thường?
Minh Trường: Vô thường.
Thầy Trong Suốt: Hôm nay mình toàn nghĩ tốt, mình học Pháp rất giỏi, sau 30 năm… Mọi người biết chuyện “Nhẫn” chưa nhỉ? Muốn nghe chuyện không?
Mọi người: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Minh Trưởng là một đại sư nổi tiếng. Ông nổi tiếng về khả năng nhẫn nhục của mình. Sau 30 năm tu hành, ông có thể gọi là đệ nhất nhẫn nhục ở một ngôi chùa nọ, oách chưa? Ngày nào cũng ngồi trước cửa chùa viết chữ gì?
Một số bạn: Nhẫn.
Thầy Trong Suốt: Nhẫn. Và thập phương bá tánh đi qua, ông liền tặng cho một chữ. Danh tiếng của ông đồn xa đến mức, khắp vùng xung quanh, rất nhiều người muốn học về sự nhẫn nhục. Và mỗi lần họ đến, chỉ cần nhìn dáng ngồi đẹp đẽ của ông, đúng không? Dáng ngồi trước sân đẹp đẽ của Minh Trưởng, mà trong lòng họ vẫn dâng lên một sự nhẫn nhục không thể tả nổi. (Mọi người cười) Và một ngày kia… cần một nhân vật, gọi là một nhân vật dốt đặc cán mai, không biết chữ. Ở đây có ai đóng vai không biết chữ không? Dốt, không biết chữ. Nhân vật nào?
Một bạn: Amo.
Thầy Trong Suốt: Amo không biết chữ á? Ở đây có ai dốt thật ấy, ở đây văn hóa thấp nhất là ai? Có ai lớp 5 không? Lớp 10 có ai không?
Con lớp mấy?
Minh Hương: Lớp 10.
Thầy Trong Suốt: Lớp 10, rồi, được. Ngày kia, ở trong vùng có một bà bán kẹo kéo. Trình độ chỉ? Không, trong chuyện này trình độ chỉ mẫu giáo. Lớp 1 biết chữ rồi còn đâu nữa, trình độ mẫu giáo. Minh Hương, một cao thủ bán kẹo kéo, trình độ mẫu giáo, đi qua nghe tiếng đại sư Minh Trưởng đã lâu. Thế đến gần đúng không? Trong lòng tràn đấy kính phục, hỏi:
“Thầy ơi, thầy viết chữ gì thế?”, không biết chữ mà.
Chắc phải kéo lại thôi. (Trời nắng nên Sư phụ nói với ban tổ chức kéo rèm trần để che nắng) Trăm năm trong cõi người ta, cuộc đời chỉ có?
Một số bạn: Kéo ra kéo vào.
Thầy Trong Suốt: Kéo ra… (Mọi người cười) Đúng không? Ngày nào con cũng đi vệ sinh không? Cuộc đời chỉ có gì? Kéo ra kéo vào.
Trăm năm trong cõi người Lào, cuộc đời chỉ có?
Một số bạn: Kéo vào kéo ra.
Thầy Trong Suốt: Kéo vào kéo ra, thấy chưa?
Chèo thuyền sang tận nước Nga, cuộc đời cũng chỉ?
Một bạn: Kéo ra kéo vào.
Thầy Trong Suốt: Đấy, kéo ra kéo vào. Gì nữa?
Cưỡi voi sang tận?
Một số bạn: Nước Lào.
Thầy Trong Suốt: Nước Lào, cuộc đời vẫn chỉ?
Một số bạn: Kéo vào kéo ra.
Thầy Trong Suốt: Nên con thấy chuyện nào bình thường không? Đời con chỉ kéo ra kéo vào thôi, đồng ý không? Những ai đồng ý đời mình chỉ kéo ra kéo vào giơ tay nào? Nhưng mà kéo ra kéo vào trong cái gì?
Một bạn: Cái Biết.
Thầy Trong Suốt: Lúc kéo ra mình có biết là kéo ra không?
Một số bạn: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Lúc kéo vào?
Một số bạn: Biết kéo vào.
Thầy Trong Suốt: Như vậy, có kéo ra kéo vào đi nữa thì vẫn kéo ra kéo vào trong gì?
Một số bạn: Biết.
Thầy Trong Suốt: Như vậy có một thứ, mà ra không đổi vào cũng không đổi?
Một số bạn: Biết.
Thầy Trong Suốt: Ra thì biết là?
Một số bạn: Ra.
Thầy Trong Suốt: Vào thì?
Một số bạn: Biết là vào.
Thầy Trong Suốt: Biết là vào. Như vậy thì cái Biết không hề thay đổi đúng không? Đại sư Minh Trưởng đồng ý không?
Rồi, bây giờ Minh Hương đến hỏi Minh Trưởng:
“Thầy ơi, thầy viết chữ gì thế?”. Theo con Minh Trưởng trả lời thế nào? “Ta viết chữ nhẫn”, giọng phải rất là đại sư đúng không? Từ bi chỉ bảo cho Minh Hương: “Ta viết chữ nhẫn đấy”.
Thế là Minh Hương thán phục quá xoa xoa tay thế này, đứng bên cạnh nhìn. Còn Minh Trưởng cứ tiếp tục viết chữ đúng không?
Năm phút sau Minh Hương lại vỗ vai thầy hỏi:
“Thầy ơi, thầy viết chữ gì thế?”, thì đang không biết chữ mà. Không biết chữ thì học tí là quên ngay đúng không? Minh Trưởng trả lời gì:
“Đương nhiên rồi, nãy giờ ta vẫn viết chữ nhẫn”. Minh Hương lại xoa tay kính trọng, đứng bên cạnh. Đấy, chỉ năm phút sau lại gì?
Vỗ vai: “Thầy ơi, thầy viết chữ gì thế?”. Nếu con là Minh Trưởng thì sao? Bắt đầu gằn giọng đúng không? “Ta viết chữ nhẫn!”, còn gì nữa, hỏi ba lần đúng không? Minh Hương đi đi một vòng, bắt đầu xoa tay sung sướng, rất là cảm phục. Còn Minh Trưởng viết tiếp đúng không?
Tờ giấy hết tờ này đến tờ khác. Cầm một tờ lên lật ngang lật dọc, nhìn qua nhìn lại. Xong nhìn vào thẳng mặt thầy nói là gì? “Thầy ơi, thầy viết chữ gì thế?”. Sao, Minh Trưởng, nếu là con, con sẽ nói câu gì?
Minh Trưởng: Con nghĩ là lúc đó con sẽ giật luôn cái chữ khỏi tay của chị Minh Hương, bảo:
“Bỏ đây cho ta, đừng có xem nữa!”
Thầy Trong Suốt: Minh Trưởng giật lại tờ giấy và ném thẳng vào mặt Minh Hương: “Nhẫn, đồ ngu, nhẫn!!!” (Mọi người cười) Đúng chưa? Đấy, đấy là chuyện có thật trong lịch sử đấy. “Đồ ngu, nhẫn, đây nhẫn, đồ ngu!!!” Sao, còn nhẫn được không?
Minh Trưởng: Hết rồi ạ.
Thầy Trong Suốt: Vì sao hết nhẫn? Vì vô thường thôi đúng không? Vô thường thì hôm nay nhẫn ngày mai phải gì?
Một bạn: Hết nhẫn.
Thầy Trong Suốt: Không nhẫn chứ? Đúng không nhỉ? Vậy cái gì nhẫn thực sự? Trong toàn bộ câu chuyện. Trong toàn bộ câu chuyện, đúng là ông Minh Trưởng này không nhẫn, nhưng có một thứ nó vẫn nhẫn?
Minh Trưởng: Đó là tính Biết.
Thầy Trong Suốt: Vì sao con lại nói là nó vẫn nhẫn?
Minh Trưởng: Bởi vì là cho dù chị có nói thế nào thì con vẫn biết được điều mà chị ấy nói.
Thầy Trong Suốt: Cho dù là Minh Hương nói làm cho Minh Trưởng hài lòng, hay dù Minh Hương làm cho Minh Trưởng tức giận, thì cái Biết nó vẫn chấp nhận. Nó biết cả hai thứ, đúng không?
Minh Trưởng: Đúng ạ.
Thầy Trong Suốt: Nó nhẫn đến mức là gì? Có nói gì nó vẫn biết, nó không từ chối bảo là bà này dốt quá, tôi không biết nữa. Nó bảo thế không?
Minh Trưởng: Không ạ, không bao giờ từ chối.
Thầy Trong Suốt: Không từ chối gì hết, đúng chưa? Hỏi một trăm lần thì biết một trăm lần.
Tức hay là không tức thì vẫn gì?
Minh Trưởng: Biết.
Thầy Trong Suốt: Như vậy trong câu chuyện vừa xong, tưởng là không có ai, không có cái gì nhẫn. Nhưng có một thứ rất nhẫn là gì? Cái Biết nó rất là nhẫn đúng chưa? Như vậy những trạng thái tinh thần, nó đến rồi đi. Các con học bao nhiêu Pháp sư phụ rồi, bao nhiêu người đạt được trạng thái là trong lòng không có một chút lo toan giơ tay? (Mọi người cười) Ai đạt rồi giơ tay? Vì sao lại không đạt được? Đúng rồi, vô thường thôi đúng không? Cứ cho hôm nay không lo đi, ngày mai vô thường đến lại gì?
Một bạn: Lát nữa thôi ạ.
Thầy Trong Suốt: Lát nữa, là gì? Lo toan ngay.
Nhưng có một thứ nó không bị ảnh hưởng bởi lo toan. Không lo toan thì nó biết là không lo toan. Có lo toan nhưng chỉ đơn giản biết là gì?
Biết là có lo toan. Một lúc sau lại hết lo, nó lại biết gì? Hết lo toan, đúng chưa? Cái thứ đấy có phải là nó hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc không? Đúng không?
Bây giờ quay lại hai trạng thái, theo con trạng thái nào thực sự hạnh phúc, hạnh phúc vô điều kiện? Trạng thái mà toàn những suy nghĩ tốt đẹp, hiểu biết, có gọi là vô điều kiện không? Vì sao lại không vô điều kiện? Nó phải rất thông minh hiểu biết thì con mới đạt được như vậy, đúng không? Còn cái Biết thì nó vô điều kiện hay có điều kiện? Tại sao nó lại vô điều kiện? Con rất ngu dốt thì cái Biết nó có biết không? Con rất thông minh, có biết không? Con rất già, rất trẻ, đúng không? Rất điên… Đố con biết, người điên có biết không?
Người điên khác người thường ở chỗ nào?
Người điên khác người thường ở chỗ là cách nghĩ của họ ngược với cách nghĩ người thường.
Ví dụ như là, Amo đang ngồi đây, tự nhiên bốc đất ăn, điên hay thường?
Một bạn: Điên.
Thầy Trong Suốt: Tại sao bảo bạn điên? Bạn ăn đất trong khi mình ăn gì? Cơm. Vậy thì bất kì con giun nào cũng điên, đúng không? Vì nó ăn đất mà, đúng không nhỉ? Như vậy người điên khác người thường ở chỗ nào? Nó chỉ khác cách nghĩ thôi. Vậy thì người điên giống người thường ở chỗ? Khi họ nghĩ rằng đất ăn được, ăn được đất thì họ cũng đang…? Người thường nghĩ là đừng có mà ăn đất, ăn đất là điên, thì người đó cũng đang…? Đang biết suy nghĩ đấy, đúng không?
Như vậy cái việc mà Biết nó không bị ảnh hưởng bởi buồn với vui, cái hạnh phúc đấy nó mới thực sự là vô điều kiện. Còn hạnh phúc mà cứ phải vui thì mới hạnh phúc, cứ phải suy nghĩ tích cực thì mới hạnh phúc, vẫn là hạnh phúc gì? Rất là điều kiện, đúng không?
Vậy thì bây giờ mình thử nhìn xem, Cái Biết này nó có kì diệu không? Vì sao lại kì diệu?
Mình cảm nhận xem có gì kì diệu không? Và vì sao? Ừ, nói đi, cảm nhận thôi mà.
Một bạn: Dạ thưa Sư phụ, con thấy tính Biết rất là kì diệu vì nó có sẵn, nó luôn ở đó và không bao giờ bị mất đi.
Thầy Trong Suốt: Ừ. Không những thế mà nó còn không hề bị ảnh hưởng…?
Bạn đó: Dạ, bởi những sự kiện ở bên ngoài.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, bởi cảm xúc của chính mình, bởi môi trường bên ngoài. Nóng biết nóng, lạnh thì biết lạnh, buồn biết buồn, đúng không? Nếu con có ba tài sản: một là thân này, hai là suy nghĩ, ba là Biết thì tài sản nào bây giờ con thấy nó quý hơn?
Bạn đó: Dạ con thấy tài sản Biết là cái quý nhất ạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, đúng không?
Thân và tâm thì vô thường, nên dù đang rất hạnh phúc thì có thể khổ được ngay. Cái Biết thì không thể khổ được, buồn đến nó biết buồn, vui đến nó biết vui và nó không bị ảnh hưởng. Các con khổ vì tin mình là thân tâm này. Nếu ngày nào đó, con nhận ra rằng mình là cái Biết, không phải cái thân tâm này, thì con hết khổ.
3. Sư phụ dẫn thiền để mọi người cảm nhận trực tiếp Biết. Phật tính là gì?
Thầy Trong Suốt: Bây giờ nhé, mọi người thích cảm nhận nó không? Nãy giờ mình nói lý thuyết rồi. Sư phụ sẽ dẫn thiền, mọi người sẽ làm theo lời sư phụ, được không? Mọi người ngồi tư thế thoải mái đi. Tại sao phải ngồi thoải mái? Mình căng ấy, thì mình sẽ nghĩ tôi đang điều khiển thân thể này. Tư thế nào mà căng, ví dụ như là cố thẳng lưng, rồi khoanh chân, tạo ra sự cố gắng, mình sẽ ảo tưởng rằng một cái tôi đang khống chế thân thể này. Còn một sự ngồi thoải mái thì nó mất sự ảo tưởng đấy. Nên là ngồi thoải mái vào.
Bây giờ mình để hơi thở thoải mái, thích thở kiểu gì thì thở, chứ không phải tôi cố giữ hơi thở điều hòa, cố đọc thần chú. Thở hít vào Om Mani thở Padme Hum, không. Thân thể thoải mái, hơi thở cũng thoải mái. Hơi thở thoải mái cũng làm cho mình mất đi cái ảo giác, có một cái tôi điều khiển hơi thở này. Thứ ba nữa là gì, mình thả lỏng suy nghĩ ra, cho nó nghĩ gì cũng được, đừng bắt nó phải nghĩ về những điều nghiêm túc. Để suy nghĩ thoải mái một cách nhất có thể. Muốn nghĩ gì thì nghĩ. Sau đó mình từ từ nhắm mắt lại. Nhắm mắt lại để thân thể thoải mái, để hơi thở thoải mái và để suy nghĩ thoải mái.
Hãy kiểm tra xem con có đang nghe hay không? Hay nói cách khác, con có đang biết âm thanh hiện ra hay không? Âm thanh này hiện ra rồi tan biến, rồi lại một âm thanh khác hiện ra, rồi lại tan biến. Âm thanh hiện ra trong Biết, rồi biến mất trong Biết. Hết âm thanh này đến trong Biết, rồi âm thanh khác lại đến trong Biết. Âm thanh đến rồi đi, Biết không đến và không đi. Hãy cảm nhận việc âm thanh đến rồi đi trong Biết. Còn Biết thì không đến và không đi. (Có tiếng chó sủa) Tiếng chó vang lên trong Biết, rồi biến mất trong Biết, nhưng Biết thì không biến mất, Biết luôn ở đây.
Không chỉ âm thanh mà các cảm nhận trên thân thể, xúc chạm thân thể, cũng hiện ra trong Biết, rồi cũng biến mất trong Biết. Xúc chạm đến rồi đi trong Biết, còn Biết vẫn luôn ở đây, không đến và không đi. Âm thanh, xúc chạm, suy nghĩ cũng như vậy. Suy nghĩ đến rồi đi trong Biết, Biết không đến và không đi. Biết luôn ở đây và luôn biết. Hình ảnh cũng vậy, tuy nhắm mắt nhưng con rõ ràng vẫn thấy màu đen. Trong màu đen này, thậm chí có cả màu trắng. Màu vẫn hiện ra trong Biết, dù con nhắm mắt. Màu đến, màu hiện ra, rồi đổi thành màu khác trong Biết, nhưng Biết vẫn ở đây, không đi chỗ khác.
Con hãy cảm nhận mọi thứ hiện ra trong Biết, rồi tan biến trong Biết. Còn Biết thì không biến mất.
Những ai cảm thấy Biết đang ở đây, mọi thứ hiện ra rồi biến mất trong Biết, giơ tay phải lên. (Mọi người giơ tay) Cảm nhận được là Biết đang ở đây, mọi thứ hiện ra, âm thanh hình ảnh, có thể âm thanh có thể suy nghĩ… hiện ra trong Biết rồi biến mất, thì giơ tay lên. (Mọi người giơ tay) Rồi, rất tốt, bỏ tay xuống. Biết đang ở đây, mọi thứ đến và đi, còn cái tính Biết này không đến và không đi. Nó luôn ở đây, đón nhận mọi thứ. Mọi thứ đến và đi trong nó, còn nó không đi đâu cả. Những thứ có thể thấy rõ nhất là âm thanh, là suy nghĩ, hiện ra rồi biến mất, còn Biết thì vẫn ở đây.
Cảm giác thân thể này cũng vậy, cảm giác mát, cảm giác ê mông v.v… cũng hiện ra trong Biết rồi biến mất. Biết vẫn tiếp tục. Những ai cảm thấy rằng Biết ở đây, còn mọi thứ hiện ra biến mất trong Biết, giơ tay? (Mọi người giơ tay) Biết đang ở đây, mọi thứ hiện ra rồi biến mất, còn Biết thì vẫn ở đây. Âm thanh hiện ra biến mất, suy nghĩ hiện ra biến mất, còn Biết thì vẫn ở đây. Giữa sự đến và đi của âm thanh, của suy nghĩ, của cảm giác, vẫn ở trong Biết. Những ai cảm thấy điều đấy giơ tay? (Mọi người giơ tay).
Mọi thứ hiện ra trong Biết, rồi tan biến, Biết vẫn đang ở đây. Hay nói cách khác con vẫn luôn biết, dù những thứ đến và đi, thì vẫn luôn biết. Cái khả năng biết không mất đi. Giữa những thứ đến và đi, thì cái khả năng biết của con không mất đi. Biết đấy vẫn đang ở đây, ngay bây giờ ở đây. Không hề bị ảnh hưởng bởi những thứ đến và đi. Giống như là một mặt gương, không bị ảnh hưởng bởi hình trong gương. Cái Biết không bị ảnh hưởng bởi những thứ đến và đi trong nó, nó vẫn luôn biết.
Những ai cảm nhận được cái Biết đang ở đây này, giơ tay sư phụ xem? (Mọi người giơ tay) Ừ rồi, rất tốt, bỏ tay xuống.
Bây giờ mọi người làm theo lời sư phụ, bây giờ đừng mở mắt vội. Khi nào sư phụ bảo mở mắt hãy mở. Khi sư phụ bảo mở mắt, thì các con vẫn tiếp tục cảm nhận mọi thứ hiện ra, biến mất trong Biết. Nhưng mình sẽ từ từ mở mắt ra để mình thấy rằng không phải chỉ lúc nhắm mắt thì mọi thứ mới hiện ra rồi tan biến trong Biết mà Biết luôn ở đây, mà kể cả khi mở mắt thì hình ảnh âm thanh, mọi thứ vẫn hệt như lúc nhắm mắt. Hiện ra trong Biết, rồi tan biến trong Biết, còn Biết thì vẫn luôn ở đây.
Bắt đầu mọi người từ từ mở mắt ra, mở từ từ thôi. Cảm nhận mọi thứ vẫn hiện ra trong Biết, Biết vẫn đang ở đây. Mọi thứ vẫn tiếp tục hiện ra, đến rồi đi trong Biết. Nhưng Biết vẫn đang ở đây. Bao nhiêu người vẫn cảm thấy Biết ở đây giơ tay? (Một số bạn giơ tay) Mọi thứ đến rồi đi trong Biết, nhưng Biết vẫn đang ở đây. À rất tốt, được rồi.
Đấy, cái Biết mà sư phụ nói, nó chỉ đơn giản thế thôi, hiểu không nhỉ? Nó không phải cái gì cao siêu hết. Nó là cái vừa xong, các con cảm nhận đấy. Có đúng là Biết luôn ở đây không?
Có đúng là hằng ngày con đi lại, làm việc, ăn nói thì sao? Biết vẫn luôn ở đây. Mọi thứ hiện ra trong Biết rồi biến mất trong Biết nhưng Biết thì sao? Nó không tắt và bật, nó vẫn ở đây, đúng không? Ai đồng ý giơ tay? (Mọi người giơ tay) À được rồi, như vậy con đã có một cảm nhận trực tiếp về Biết.
Cái mà nghe rất kinh khủng lâu nay ấy. Mọi người được nghe câu này bao giờ chưa nhỉ?
Tất cả chúng sinh đều có gì? Phật tính đấy đúng không? Bây giờ hiểu Phật tính là gì chưa?
Tất cả chúng sinh đều có Biết tính. Cái khả năng biết này tất cả chúng sinh đều…? Đều có như nhau, đúng không? Tất cả chúng sinh đều có Biết tính. Cái lâu nay mà Đức Phật gọi là Phật tính, chính là cái Biết tính này, thì mọi chúng sinh mới có chứ, đúng chưa? Gà có Biết tính không? Giun có Biết tính không? Có tánh Biết này không? Con gà có khả năng biết không? Con giun có khả năng biết không? Con sâu có khả năng biết không? Con kiến có khả năng biết không? Như vậy, đấy chính là tất cả chúng sinh đều có Phật tính. Phật tính đơn giản thôi, là khả năng biết của mỗi chúng sinh.
Tất cả chúng sinh đều bình đẳng vì sao? Phật có nói tất cả chúng sinh đều bình đẳng, vì đều có khả năng gì? Đều biết. Khả năng biết như nhau, khả năng phân biệt thì khác nhau. Đứa bé thì phân biệt kém hơn mình. Con giun thì phân biệt kém hơn con người. Nhưng khả năng biết thì là hiện ra thì biết. Giống cái mặt gương ấy, cái gì hiện ra thì nó phản chiếu. Mặt gương nào cũng có khả năng phản chiếu. Mặt gương to phản chiếu không? Mặt gương nhỏ có phản chiếu không? Mặt gương vĩ đại này có phản chiếu không? Mặt gương nhỏ tí này, theo con thì sao? Mặt gương nhỏ như này thôi, nó phản chiếu không? Như vậy cứ là mặt gương thì có khả năng, bất kể là to hay nhỏ, đúng không? Thậm chí mặt gương cong có phản chiếu không? Mặt gương lõm, cong, to, nhỏ đều có khả năng phản chiếu, đúng không?
Biết cũng như vậy. Biết của con gà, con người, con giun, con kiến thì nó đều có khả năng biết.
Đấy là, cái gọi là Phật tính mà lâu nay mọi người hay nghe. Giải mã chưa? Lâu nay nghe một thứ Phật tính mình tưởng là gì?
Một bạn nữ: Cao siêu lắm.
Thầy Trong Suốt: Cái gì nó cao siêu lắm đúng không? Cái gì nó rất là “Phật”, kinh khủng quá.
Phật chỉ là khả năng biết này mà thôi. Phật tính là cái khả năng biết của mỗi người. Chính vì chúng sinh có tính Biết thì mới có thể tu hành được. Không có khả năng biết có tu hành được không? Sư phụ giảng có nghe thấy không? Không nghe được, đúng không? Chính nhờ cái tính Biết này mà người ta có thể nghe được, đi lại, học Pháp được. Nên là gì? Chính nhờ cái Phật tính này mà mình mới có thể tu hành được. Nếu không có Phật tính này thì sao? Không chỉ không tu mà gì? Sống cũng chả sống được. Không biết làm sao mà sống? Đúng chưa?
Đấy, tất cả chúng sinh đều có Phật tính. Mọi người rất yên tâm là gì? Dù con già hay là con trẻ, dù con thông minh hay là con dốt nát, dù tai con có điếc đi nữa, thì con vẫn có khả năng gì? Khả năng biết. Đấy là cơ sở để con sống và để con tu hành. Con muốn thành tựu được phải nhờ khả năng gì? Khả năng biết.
Con hãy nhắm mắt lại và cảm nhận mọi thứ hiện ra trong Biết, rồi tan biến trong Biết, còn Biết thì vẫn luôn ở đây.
Rồi sau đó từ từ mở mắt ra, để thấy được là kể cả lúc mở mắt thì mọi thứ cũng hiện ra và tan biến trong Biết, còn Biết thì luôn ở đây. Phật tính chính là tính Biết này. Mọi chúng sinh đều có Biết tính, con giun, con gà, con sâu đều có Biết tính nên mọi chúng sinh bình đẳng.
4. Đố mọi người biết Sư phụ vẽ cái gì?
Thầy Trong Suốt: Bây giờ mình sẽ chơi một trò chơi nhỏ, lấy cờ nhé, thử không? Rồi, cho sư phụ mượn cái bút cái. À đây rồi. Trò này gọi là gì? Đố con biết sư phụ vẽ cái gì? Chơi không?
Trả lời đúng sẽ được gì? 5 cờ, được chưa? Rồi, đây đề bài đơn giản thôi. Đố mọi người biết sư phụ vẽ cái gì? Ai trả lời đúng? Mọi người sẽ ghi vào điện thoại để so đáp án. Ai trả lời đúng sẽ được 5 cờ. Đấy, đố biết sư phụ vẽ cái gì? Cho con nghĩ thoải mái nhé. Có thể bậy bạ cũng được, hoặc trong sáng cũng được. Có bạn nào nhìn không rõ không? Thì chắc phải đổi chỗ nhìn cho rõ. Những ai nhìn rõ hình giơ tay nào?
(Các bạn giơ tay) Được rồi, thế rõ rồi đúng không? Đấy, đố mọi người biết sư phụ vẽ cái gì? Ghi vào điện thoại làm bằng chứng, để lấy 5 cờ. Dễ thế này chắc là 5 cờ hết rồi.
Cho mọi người mấy phút? 3 phút nhé, ghi trên điện thoại, ghi chưa? Ghi giấy cũng được, chỗ nào mà lưu là được. Ai cũng chơi được, trẻ con cũng chơi, người già cũng chơi nhé! Đây già nhất bao nhiêu tuổi nhỉ? Mẹ Như Hiền bao nhiêu tuổi? Con bao nhiêu tuổi ấy nhỉ? 75!
Người đi học trẻ nhất bao nhiêu, người không học thì thôi! Có ai dưới 20 không? Ai dưới 25 không? Ai 18? Con của con hả?
Một bạn: Dạ!
Thầy Trong Suốt: Rồi 18 tuổi, 75 với 18, xem ai thông minh hơn nhé! Đố mọi người biết sư phụ vẽ cái gì?
Rồi, hết giờ chưa? Hết 3 phút chưa? Mọi người đã ghi hết chưa? Ghi vào điện thoại chưa?
Những ai ghi vào điện thoại giơ tay xem nào?
Ghi vào điện thoại hoặc vào đâu đấy. Rồi, mình bắt đầu thi nhé, bắt đầu trả lời nhé! Đấy, ai có đáp án bắt đầu đi. Minh Đạt, đưa míc cho bạn!
Minh Đạt: Alo, thưa Sư phụ là con không biết Sư phụ vẽ cái gì cả!
Thầy Trong Suốt: Hà, hà, hà … Khả năng cao là không điểm rồi. (Thầy cười) Người khác, câu trả lời quá an toàn tới mức là gì? Không thể an toàn hơn được nữa đúng không? Rồi! Thanh Dung à?
Thanh Dung: Dạ con thấy là con én ạ!
Thầy Trong Suốt: Con én, rồi, rất tốt! Con tên gì?
Bạn Bằng: Con tên Bằng!
Thầy Trong Suốt: Bằng!
Bạn Bằng: À, con nghĩ là cây cỏ ạ!
Thầy Trong Suốt: Cây cỏ, được, được, tốt!
Tiếp, à, con tên gì?
Bạn Sen: Con tên Sen!
Thầy Trong Suốt: Sen, rồi Sen nói đi!
Bạn Sen: Con nghĩ là Sư phụ đang vẽ hình Sư phụ nghĩ trong đầu ạ!
Thầy Trong Suốt: Hình sư phụ nghĩ trong đầu!
Được, câu trả lời an toàn. Khả năng cao không được điểm đâu, rồi! Con tên gì? Hương!
Bạn Hương: Dạ, con nghĩ đấy là chỉ đơn giản là 2 đường cong và được đặt cạnh nhau như là chữ V và có những cái gạch.
Thầy Trong Suốt: Rồi, đường cong và những chữ gạch, rồi! Ai nữa? À, Hoàng Minh?
Hoàng Minh: Thưa Sư phụ, con nghĩ là Sư phụ vẽ, chỉ đơn giản là đường kẻ màu đen thôi ạ!
Thầy Trong Suốt: Đường kẻ màu đen! Sài Gòn trong sáng không? Hà Nội nào là mông… đủ thứ cả, đúng là người Sài Gòn sướng, đúng tốt thật đấy! Có ai hơi bậy một chút không? Chả nhẽ trong sáng đến mức đấy hả? Có ai thấy mông không? Không! Khe ngực? Cũng không đúng không? Đấy có thấy ba miền khác hẳn nhau chưa? Trong sáng nhất là gì? Người nào?
Người Sài Gòn! Đà Nẵng nó còn ra khe ngực hẳn hoi! (Mọi người cười) Đúng không? Mà Sài Gòn chỉ có gì, đường kẻ, nghĩ cái gì đấy! Ô bây giờ mới hiểu con người đúng không? Sống lâu mới hiểu con người trong sáng là ai! Rồi! Sư phụ rất là nể những người trong sáng! Đấy, kính nể đấy!
Có ai có đáp án nào khác không? Khác đáp án vừa xong không? Hương là gì? Đưa mic cho bạn nói!
Minh Hương: Thưa Sư phụ con nghĩ là đôi cánh!
Thầy Trong Suốt: Đôi cánh! Rồi, bạn gì Nha Trang, con tên gì ấy nhỉ?
Bạn Khoa: Dạ con tên Khoa ạ!
Thầy Trong Suốt: Từ Nha Trang?
Bạn Khoa: Dạ! Con chỉ nghĩ đơn giản là Sư phụ vẽ 2 cái đường cong, thực ra có rất nhiều ý nghĩa!
Thầy Trong Suốt: Oa, trong sáng kinh khủng thế hả? Ừ, được rồi, bạn Nha Trang khác xem nào, xem Nha Trang có hơn Sài Gòn hay Sài Gòn hơn nào. Con tên gì?
Bạn Tấn: Dạ, con tên Tấn luôn.
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Bạn Tấn: Cái đáp án lúc đầu của con ấy, con nghĩ là 2 con đường chung điểm gốc!
Thầy Trong Suốt: Hai con đường chung điểm gốc!
Bạn Tấn: Nhưng lúc mà sư phụ nói mà, đen tối gì đó…
Thầy Trong Suốt: À, ừ, rồi, rồi ok!
Bạn Tấn: Con không có nghĩ ra cái vật đen tối, nhưng con nghĩ ra một đáp án, đáp án khác…
Thầy Trong Suốt: Rồi!
Bạn Tấn: Đó là cái viền cổ áo ấy!
Thầy Trong Suốt: Viền cổ áo! (Mọi người cười) Trong sáng quá! (Mọi người cười) Ở với miền Nam trong sáng không? Rồi, Phương xem nào?
Phương đến từ Đà Nẵng, từ Nha Trang đúng không? Con là Phương đúng không? Con thấy cái gì?
Bạn Phương: Con, con thấy 2 cái vệt, 2 cái tấm vỏ trám!
Thầy Trong Suốt: Hai cái vỏ trám! A, Hà Nội thấy xấu hổ nhé, thật là xấu hổ! (Mọi người cười) Trong sáng như thế chứ, rồi!
Bạn Khoa: Thưa Sư phụ con có thể thay đổi đáp án?
Thầy Trong Suốt: Được, được, một lần thay đổi!
Bạn Khoa: Nếu mà bậy bạ ấy…
Thầy Trong Suốt: Bậy bạ ấy hả?
Bạn Khoa: Con nhìn ra giống như là một người mặc cái quần lót!
Thầy Trong Suốt: À, đấy!
Bạn Khoa: Thì sau đó còn tia ra mấy cọng lông.
(Mọi người cười)
Thầy Trong Suốt: Rồi! Bắt đầu có tí bớt trong sáng rồi đúng không? Rồi! Bộc lộ bản chất hơn rồi đúng không? Rồi còn ai nữa? Sài Gòn đi, còn ai nữa? Mấy bạn này không nói gì hả?
Các bạn: Giống nhau ạ! Cùng quan điểm ạ!
Thầy Trong Suốt: Cùng quan điểm là gì?
Một bạn: Cùng quan điểm đó là cái đường kẻ cong, xong rồi nó có một vạch ở trên.
Thầy Trong Suốt: À, thật ấy hả? Ờ, con nói đi!
Một bạn nữ: Dạ, thưa Sư phụ con nghĩ là trong tất cả mọi người ở đây thì đều ở khắp mọi nơi ấy! Giống như vẽ hai bên, giống như Bắc và Nam chung một điểm, kiểu như nó tụ họp ấy.
Thầy Trong Suốt: Bắc Nam sum họp một nhà!
Bạn nữ đó: Dạ, xong rồi mọi người đều cùng, có chung một cái điểm chung là đi tìm sự thật!
Thầy Trong Suốt: Ôi dồi ôi! (Mọi người cười) Giỏi quá, thán phục không? Thán phục không?
(Mọi người vỗ tay) Mọi người: Có ạ!
Thầy Trong Suốt: Thán phục quá gì nữa. Nhìn này mà ra là Bắc và Nam cùng đi tìm sự thật!
Quá giỏi, con học quá giỏi, con học văn thường được mấy điểm? Giỏi văn không? 7 điểm văn, thảo nào! Rồi có ai nữa không?
Một bạn: Dạ thưa Sư phụ, lúc đầu thì con nghĩ nó là một con chim, nhưng sau đó con nghĩ nó là cái gì là do người suy nghĩ thôi và con…
Thầy Trong Suốt: Con nghĩ là gì? Tóm lại con nghĩ là gì? Chim bay hay là gì?
Một bạn: Và cuối cùng con nghĩ nó chỉ là một cái hình! Đáp án của con là cái hình!
Thầy Trong Suốt: Rồi! Đấy, an toàn đúng không? Người khác đi, còn ai bên này giơ tay lúc nãy ấy nhỉ? Có đáp án nào khác không?
Con tên gì, giới thiệu xem nào?
Một bạn nữ: Dạ thưa Sư phụ ban đầu con nhìn ra nó là một cánh chim bay!
Thầy Trong Suốt: Cánh chim bay, rồi!
Bạn nữ đó: Dạ, nhưng mà bây giờ, sau khi mà Sư phụ nói như vậy thì con nghĩ là nhìn ra hình gì là tuỳ vào cái thấy của mỗi người.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, cái đấy đương nhiên rồi, nhưng con thấy cái gì?
Bạn nữ đó: Con thấy nó là cánh chim bay!
Thầy Trong Suốt: Cánh chim bay! Được rồi!
Những ai thấy cánh chim bay giơ tay xem nào!
Cánh chim bay, những người rất trong sáng đấy, rồi! Còn ai thấy khác không? Không phải cánh chim bay không, thấy gì khác không?
Cháu bé có khác không? Không hả? Con có gì khác không? Tùy lúc tùy khác không?
Một bạn: Con, con cũng giống Dương Nam!
Thầy Trong Suốt: Giống Dương Nam chỗ nào?
Quý Phúc: Thấy tạm gọi là cái hình thôi, chứ còn là cái gì là do suy nghĩ của mình!
Thầy Trong Suốt: À, thế con nghĩ là cái gì?
Quý Phúc: Thì con cũng nghĩ là cánh chim hoặc một cái đàn chim bay!
Thầy Trong Suốt: Cánh chim! Rồi hoặc đàn chim! Có ai khác không? Rồi, bạn này, con tên gì?
Trần Hoài: Dạ con tên Trần Hoài!
Thầy Trong Suốt: Trần Hoài?
Trần Hoài: Trần Hoài! Hoài…
Thầy Trong Suốt: Hoài đúng không? Rồi Hoài!
Trần Hoài: Con nhìn cái hình đó là con cũng không suy nghĩ gì hết. Thấy là suy nghĩ con lúc nghĩ thế này, lúc nghĩ thế khác, con không có suy nghĩ cố định! Lúc đầu thì con nghĩ là cái mỏ con gà, sau này là…
Thầy Trong Suốt: Mỏ con gà? Cũng đúng nhỉ?
Đúng không?
Trần Hoài: Sau này con nghĩ là ngọn núi, núi bị lật ngược lên!
Thầy Trong Suốt: Ngọn núi bị lật ngược, cũng đúng, có lí!
Trần Hoài: Thế con tiếp tục, Sư phụ dẫn dắt, con cảm thấy…
Thầy Trong Suốt: Dẫn dắt hả? (Thầy và mọi người cười)
Trần Hoài: Suy nghĩ của con không cố định, cứ nhảy tới nhảy lui.
Thầy Trong Suốt: Rồi, sau khi bị dẫn dắt thì con thấy gì?
Trần Hoài: À, con thấy nó không có ý nghĩa gì hết trơn!
Thầy Trong Suốt: Vô nghĩa! Sư phụ không biết vẽ gì hết!
Trần Hoài: Dạ! Con thấy con là bị như cái Biết của con nó không biết cái này, cái kia, rồi con nghĩ cái đó là vậy chứ nó hổng phải vậy!
Thầy Trong Suốt: Ừ, rồi, hiểu rồi. Nghe đáp án không? Nghe không? Rất nhiều người ở đây nói đúng được… một nửa, những bạn nào chọn phương án cánh chim giơ tay xem nào?
(Các bạn giơ tay) Các con đã đúng được bao nhiêu rồi? Đúng một nửa rồi. Một nửa của sự thật… thì rất tiếc nó lại gì? Không phải sự thật mới đau! Sư phụ vẽ cánh chim bay giữa bầu trời! Con thấy cánh chim mà con không thấy gì?
Mọi người: Bầu trời!
Thầy Trong Suốt: Đúng không? Nếu không có bầu trời chim bay được không? Không, đúng không? Đây là cánh chim bay giữa bầu trời! Có ai đoán đúng không? Không ai đúng à? Cánh chim bay giữa bầu trời, đấy, cái sư phụ vẽ đấy!
Vì mình quá trong sáng đúng không? Rồi, đơn giản không hay chỉ là cánh chim gì? Đang bay giữa bầu trời. Hàng ngày, suốt ngày nhìn thấy chim nhưng mình có thấy trời không? Ít khi mình để ý bầu trời, không phải mắt mình không thấy bầu trời, mà mình gì? Mình tập trung quá vào cánh chim nên trên đời mình chỉ có cánh chim thôi, còn mắt mình vẫn nhìn thẳng bầu trời, đúng không? Hàng ngày trong cuộc sống, mình có biết không?
Một bạn: Có ạ!
Thầy Trong Suốt: Nhưng mình chỉ tập trung vào cái gì?
Một bạn khác: Vào suy nghĩ!
Thầy Trong Suốt: Vào những cái hiện ra ở trong Biết, ví dụ như người yêu, gia đình, suy nghĩ, cảm xúc, v.v… mà mình không để ý vào cái nền của nó. Cái nền của những thứ ấy là cái gì? Cái nền của yêu đương, tình cảm, khoẻ - yếu, v.v… là cái gì? Cái Biết đúng không? Hàng ngày mình thường để ý vào cái gì và không để ý vào cái gì? Hàng ngày để ý vào những cái hiện ra trong Biết mà không để ý rằng mình có cái gì? Cái đơn giản hơn cái đấy là cái gì? Cái gì tính, Phật tính đấy, là cái gì?
Một bạn: Biết tính!
Thầy Trong Suốt: Biết tính… Cái tính Biết mà thôi. Như vậy cái tính Biết nó gần hay nó xa mình? Nó quá gần đúng không? Thậm chí là mình đi lại trong nó, nghĩ ngợi trong nó đúng không? Hàng ngày con nghĩ ngợi trong Biết không? Đi lại trong Biết không? Ăn ngủ trong Biết không? Ỉa trong Biết không?
Một bạn: Có ạ!
Thầy Trong Suốt: Suy nghĩ, ăn, ngủ, ỉa trong Biết nhưng mình lại không nhận ra là gì? Là có cái Biết đấy! Cũng như là mình nhìn thấy cả cái bảng này chứ, đúng không? Ở đây có ai chỉ nhìn thấy cánh chim mà không nhìn thấy bảng không? Có ai bảo con chỉ nhìn thấy mỗi cánh chim còn cái bảng thì không nhìn thấy không?
Tất cả đều nhìn thấy cả 2 nhưng mình chỉ chú ý đến cái gì? Cái hình thôi, còn cái nền để nó hiện ra thì lại…?
Một bạn: Không chú ý đến!
Thầy Trong Suốt: Không thấy, đúng chưa?
Sư phụ vẽ cánh chim bay giữa bầu trời. Mình quá tập trung vào cánh chim nên không thấy bầu trời. Hàng ngày mình chỉ để ý vào cánh chim, là cảm xúc, suy nghĩ, tình yêu, danh dự, tiền bạc,v.v… còn không để ý tới bầu trời, chính là cái Biết.
5. Bản chất cuộc đời là gì, vì sao nó lại giải phóng con?
Thầy Trong Suốt: Cuộc đời mình cũng như vậy thôi, mọi người nghe thử xem câu này sư phụ nói có đúng không? Bản chất cuộc đời các con chỉ là gì? Biết và những thứ hiện ra rồi tan mất trong Biết, có đúng không? Đời con chỉ có gì? Biết, cái Biết ấy và những thứ hiện ra, biến mất trong Biết, có đúng không?
Quá đúng, đúng không? Không phải là từ hôm nay đâu nhé, mà từ lúc con đẻ ra đến giờ, đời con cũng chỉ có Biết và những thứ hiện ra rồi biến mất trong Biết, những ai đồng ý giơ tay xem nào?
Đây là bản chất cuộc sống của con, cuộc đời của con. Cuộc đời con có Biết xong rồi bên trong nó có gì? Hết hiện ra cái này, rồi lại hiện ra cái khác. Cái gì hiện ra? Gia đình, bạn bè, cuộc sống, mọi thứ… hiện ra nhưng mà nó có ở đấy mãi không? Người yêu có mãi không?
Người yêu hiện ra trong Biết rồi cũng tan mất trong Biết, để nhường chỗ cho một người yêu mới, đúng không? Như vậy, người yêu thì có đến và đi, nhưng đến và đi ở đâu? Bầu trời có bao nhiêu cánh chim có thể bay qua? Vô số cánh chim, cánh chim đến và đi, nhưng đến và đi ở đâu? Trong bầu trời. Một ngày các con có bao nhiêu cảm xúc và suy nghĩ? Nhưng nó đến và đi trong gì? Trong Biết.
Như vậy có phải là Biết là nền tảng để mọi thứ trong đời con đến và đi không? Nhờ có nền tảng đấy thì mọi thứ mới đến và đi được, đúng không? Nếu không có nền tảng Biết thì con làm sao biết là đến và đi, đúng chưa? Như vậy, cuộc đời của con, nói một cách đơn giản chỉ là gì? Biết. Lúc nào cũng có cái Biết và những thứ khác, mọi thứ đấy, đến và đi trong Biết không?
Có đúng là câu tóm tắt căn bản cuộc đời không? Đúng với cả đứa trẻ con, lẫn một người trưởng thành lẫn một người già, đúng không?
Mẹ của Như Hiền, có đúng là một ngày của con là Biết và trên cái Biết đấy thì sao? Mọi thứ đến và đi… Cái gì đến và đi?
Mẹ Như Hiền: Mọi thứ hàng ngày mình biết đến rồi đi.
Thầy Trong Suốt: À, giỏi quá!
Mẹ Như Hiền: Cảm ơn Sư phụ, dạ!
Thầy Trong Suốt: Ừ, Con nói lại đi cho bạn nghe!
Mẹ Như Hiền: Dạ, tức là mọi thứ mà hàng ngày mình biết, các cái thứ đến rồi đi nhưng trên cái nền tảng là Biết.
Thầy Trong Suốt: Quá giỏi! Hoan hô nhỉ? Bác 75 tuổi bác vẫn nhận ra vấn đề đúng không?
Đúng rồi! (Mọi người vỗ tay) Trên cái nền tảng Biết này, mọi thứ đến và đi, đấy gọi là “cuộc đời tôi”, đúng không? Thế sang cuộc đời khác có thế không? Ví dụ tái sinh thành người khác thì có, vẫn hệt như thế không? Trên cái nền tảng Biết ấy, mọi thứ gì? Sao? Đến rồi đi chứ!
Như vậy, hoá ra cuộc đời con đơn giản chỉ thế thôi à? Bản chất cuộc đời con chỉ thế thôi! Đấy, bản chất cuộc đời con đấy! Trên cái Biết này, đang ở đây này, mọi thứ đến và đi, đấy là bản chất cuộc đời con! Cuộc đời của con con cũng thế, cuộc đời của bố mẹ con cũng như thế, cuộc đời của sư phụ cũng, cũng gì? Theo con đời Phật thế không? Hay đời Phật có cái gì khác cái đấy. Đời Đức Phật cũng thế, cũng là trên nền tảng Biết ấy, mọi thứ đến rồi đi. Cái đến và đi giữa người này, người kia, khác nhau hay giống nhau? Có thể khác nhau đúng không? Nhưng tất cả đều gì? Đều đang đến và đi trong Biết đúng chưa?
Cái Biết là nền tảng, trên đó những thứ được biết đến rồi đi nhưng cái Biết có đến rồi đi không? Con xuống địa ngục thì khác ở đây ở chỗ nào? Cái đến và đi trong Biết ở trong địa ngục thì khác cái đến và đi trong Biết khi ở đây! Nếu con lên cõi Cực Lạc Tây Phương thì khác ở đây chỗ nào? Cái nội dung đến và đi khác nhau, như vậy giống nhau chỗ nào? Địa ngục, cõi người và Tây Phương Cực Lạc có điểm gì giống nhau? Ai nói phát biểu xem nào, con nói thử xem nào.
Một bạn: Dạ, con thưa Sư phụ, theo con giống nhau là cái Biết ở hiện tại, ở Cực Lạc thì, biết đang ở Cực Lạc, ở cõi người thì biết đang ở cõi người, còn những người ở cõi địa ngục thì biết họ đang ở cõi địa ngục.
Thầy Trong Suốt: Rồi, bạn khác đi, bạn khác đi, giống nhau ở chỗ nào? Khác nhau thì rõ rồi đúng không? Cảnh khác nhau nhưng cái gì giống nhau? Con nói đi, Tuệ Nhân?
Tuệ Nhân: Thưa Sư phụ là giống nhau là cái Biết thì luôn ở đó!
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, giống nhau là gì?
Cái Biết là luôn ở đó, ở đây đấy, còn mọi thứ khác thì sao?
Tuệ Nhân: Mọi thứ khác thì ở trong khác nhau...
Thầy Trong Suốt: Đến đi trong…?
Tuệ Nhân: Trong Biết.
Thầy Trong Suốt: Mọi thứ hiện lên trong cái nền tảng của Biết này rồi tan vào…?
Tuệ Nhân: Biết ạ!
Thầy Trong Suốt: Giống hệt nhau ở cả ba cõi, đúng chưa? Đời sống của con và đời sống con chó khác nhau ở đâu, giống nhau ở đâu?
Tuệ Nhân: Thưa Sư phụ, con và con chó thì giống nhau đều có tánh Biết!
Thầy Trong Suốt: Trên cái nền tảng Biết ấy thì…?
Tuệ Nhân: Trên nền tảng Biết thì mọi thứ đến và đi ạ!
Thầy Trong Suốt: Rồi! Giả sử sau này con đẻ con thì con và con của con giống nhau ở đâu?
Tuệ Nhân: Dạ, thưa Sư phụ cũng giống nhau ở tính Biết!
Thầy Trong Suốt: Tất cả đều gì? Đều có tính Biết, trên cái nền tảng Biết ấy…
Tuệ Nhân: Trên nền tảng Biết ấy thì mọi thứ đến và đi!
Thầy Trong Suốt: Đấy chính là bản chất cuộc đời đấy! Nếu con hiểu điều đấy, con đã thấu hiểu bản chất cuộc đời, đúng không? Đời con với nhà bác học, khác nhau ở chỗ nào?
Tuệ Nhân: Thưa Sư phụ khác nhau là những thứ đến và đi trên nền tảng Biết!
Thầy Trong Suốt: Ông bác học thì biết là trái đất quay quanh mặt trời, đúng không?
Tuệ Nhân: Dạ!
Thầy Trong Suốt: Ông biết rằng là, ví dụ như là gia tốc, trọng lực của trái đất là bao nhiêu, đúng không? Tất cả những thứ đấy, ông biết quá nhiều thứ đúng không? Nhưng con thì chẳng biết gì cả, ví dụ như con là shipper đi, con cũng chẳng biết là thực ra trái đất quay quanh mặt trời không? Các con chẳng biết! Ở đây bao nhiêu người tin chắc là mình biết rõ tại sao trái đất quay quanh mặt trời nào? Hay là cũng chỉ tin thế thôi, nghe nói thế đúng không? Ở đây, có ai chính mắt nhìn thấy trái đất quay quanh mặt trời không? Trong mắt của sư phụ nhé là mặt trời lặn, mặt trời ấy là chạy từ chỗ này sang chỗ khác, còn trái đất đứng yên! Đúng không nhỉ? Con thấy trái đất đứng yên không? Trong cái thế giới của con trái đất đứng yên không?
Mọi người: Có!
Thầy Trong Suốt: Có, còn mặt trời mới là thứ gì? Chạy từ đầu đông sang tây, ngày nào nó cũng tập thể dục đúng không? (Mọi người cười) Chạy hết từ ngày này sang ngày khác. Như vậy cứ cho là con dốt đến mức không biết cái gì quay quanh cái gì đi, thì điểm chung con có học là gì?
Một bạn nam: Về Biết.
Thầy Trong Suốt: Con có thể hơn con con rất nhiều thứ, nhưng một điểm chung là gì? Mọi thứ của đứa con con cũng là gì? Trên nền tảng Biết này, mọi thứ đến và đi, hiện ra rồi biến mất trong nó. Con cũng thế, cuộc đời của con con cũng thế, đúng không? Đấy là đặc điểm chung, đấy là cách mà thế giới nó hoạt động, đừng nhìn vào sách vở, đừng có nhìn vào sách vở xem là họ viết gì, mà hãy nhìn vào kinh nghiệm của con. Có đúng là cuộc đời con là nền tảng Biết, và mọi thứ đến rồi đi trong Biết không? Trên cái nền Biết này, mọi thứ đến rồi đi, có giống đúng đời con không? Có thể những năm tháng khác nhau, thì sinh ra những cái hình dạng, những cái biết nội dung khác nhau, nhưng cái nền tảng Biết lúc nào cũng biết, đúng không?
Cái mà con vừa được sư phụ chia sẻ chính là cuộc đời con đấy. Bản chất cuộc đời con chỉ thế thôi, chỉ là cái Biết, lúc nào cũng ở đây.
Trên nó thì hiện ra cái này và cái khác, giống như một người xem phim, thì có một cái luôn ở đây là cái gì? Cái màn hình, còn trên nó thì sao? Muôn vàn câu chuyện đúng không? Thậm chí hết phim này xong thì lại gì, có phim khác, nhân vật chính ở phim này tái sinh thành nhân vật chính ở…? Nhưng có một thứ không hề tái sinh, nó chỉ ở đấy mãi thôi, nó là cái gì? Đấy, đây là ẩn dụ để con hình dung về cái Biết mà sư phụ nói.
Giống như con chim bay giữa bầu trời ấy mọi hoạt động của con, suy nghĩ, hành động, lời nói đều hiện ra trong Biết và biến mất ở trong Biết, có một thứ không hề biến mất trong toàn bộ câu chuyện là cái gì? Cái Biết, đúng không?
Theo con cái sự thật này thì người dốt với cả người giỏi thì ai sẽ hiểu hơn? Cái sự thật là từ trong Biết này này, ai cũng có một cái sự thật là gì, là trên cuộc sống của mình, chính là cái Biết, trên đấy hiện ra rồi biến mất mọi thứ, thì người dốt với người giỏi ai sẽ lĩnh hội nó, ai có khả năng lĩnh hội tốt hơn? Sao? Ai có thể lĩnh hội một cách tốt hơn? Sao? Theo con ai lĩnh hội tốt hơn?
Diệu Tâm: Dạ thưa Sư phụ, theo con thì con nghĩ là người dốt.
Thầy Trong Suốt: Vì sao?
Diệu Tâm: Tại vì họ không có suy nghĩ nhiều, họ không có suy luận nhiều như cái người giỏi.
Người giỏi là họ sẽ có nhiều cái sự Biết lại để tạo thành cái suy nghĩ, từ đấy họ suy diễn ra nhưng người dốt thì họ chỉ biết và biết thế thôi, họ cũng không có suy diễn ra nhiều.
Thầy Trong Suốt: Theo sư phụ là bằng nhau, tại vì kiểm tra giống y hệt nhau, ai kiểm tra cũng thấy thế cả, đúng không? Bà già với một đứa bé ai là sẽ là người lĩnh ngộ tốt hơn? Bằng nhau, cả hai cùng đi kiểm tra đều thấy là gì?
Đúng rồi, từ sáng tới tối cuộc đời của mình là Biết, đúng không? Trên đấy mọi thứ hiện ra rồi biến mất, giống như khi nãy con nhắm mắt, các con đều giơ tay cả, chứng tỏ là không liên quan giữa giỏi với dốt, già với trẻ, bạn 18 cũng giơ tay mà bà già 75 cũng giơ tay, đúng chưa?
Trong lịch sử những người chứng ngộ Pháp này là những người rất bình thường. Có rất nhiều người là tiểu nhị này, chăn ngựa này, gác cổng cho gái điếm này, thậm chí có hai vị tổ sư của con đường này là hai vị gái điếm luôn, kinh không? Là hai cô gái điếm mà giác ngộ bằng phương pháp này. Đây là thứ mà nó dễ đến mức là gì, trẻ với già đều cảm nhận được như nhau, thông minh với cả ngu độn đều cảm nhận được như nhau, làm nghề nghiệp gì cũng có thể cảm nhận được như nhau, thì nếu con nhận ra được cái Biết này thì con bắt đầu có cái nền tảng, con bắt đầu hiểu rằng là cuộc đời con thật ra là cái gì, đúng chưa? Cuộc đời con thật ra là gì, Duy Tuệ?
Duy Tuệ: Cuộc đời con là mọi thứ đến và đi trong nền tảng của cái Biết.
Thầy Trong Suốt: Chuẩn rồi, đấy, cuộc đời thế thôi. Cuộc đời các con là gì? Là mọi thứ đến và đi trong Biết, hay trong nền tảng của Biết, ngắn gọn là trong Biết. Cuộc đời con quá đơn giản, chỉ là mọi thứ đến rồi đi trong Biết, đúng chưa? Bao nhiêu người đồng ý giơ tay nào?
Cuộc đời con chỉ thế thôi. Cuộc đời con con có thế không, bố mẹ con có thế không?
Bây giờ hỏi câu hỏi tại sao cái sự thật này có thể giải phóng các con? Muốn nghe không?
Con tự nhận mình là cái gì? Thân tâm này.
Nhưng nếu mình như cái vừa xong, thì thân tâm này nó cũng chỉ là gì thôi? Thân tâm này cũng chỉ là cái đến và đi trong Biết, đúng không? Khi tối nay con nằm ngủ con mơ, con có thân này nữa không? Trong mơ còn thân này nữa không? Hoàn toàn có thể là gì, thân khác, đúng không? Khi con chết, con còn thân này nữa không? Vậy cái gì thực sự vẫn còn?
Biết! Khi con buồn, con có suy nghĩ này, khi con vui thì còn suy nghĩ này không? Khi vui thì còn suy nghĩ buồn nữa không? Không, đúng không? Như vậy thân tâm cũng chỉ là những thứ gì, đến rồi đi trong Biết, đúng không?
Nếu như có một người nào đó nói với con rằng, thân tâm đến rồi đi trong Biết, thì nó không thể là con được, mà con chính là cái Biết này!
Con không phải là cái thân tâm chạy qua chạy lại này, mà con là cái Biết muôn đời nó ở đây này, nó không bao giờ khổ được, mà nó chỉ thưởng thức các cảnh phim khác nhau. Con tưởng tượng đi, ngày nào đó con thấy rằng là con giống như cái mặt gương, mọi thứ chỉ chạy qua chạy lại trong gương, cái này này, không ảnh hưởng gì tới mặt gương cả, đấy. Thử nghĩ xem, khi đấy con khổ nữa không? Khi mà con thấy rằng đến đau khổ, tình yêu, tình bạn, gia đình mọi thứ đến rồi đi trong Biết, kể cả thân tâm này cũng đến rồi đi trong Biết, nhưng cái Biết này không bị ảnh hưởng, thì liệu con còn đau khổ nữa không?
Ví dụ cụ thể hơn nhé, ví dụ bây giờ có người đến bảo là mày là đồ con chó, buồn không? Ví dụ người đấy là người rất thân và quý mình đi, ai nói câu đấy con sẽ buồn? Chồng nói có buồn không? Vợ, người yêu, buồn không? Tại sao con lại buồn? Mình rõ ràng là như thế này mà nó lại bảo mình là chó đúng không? Con buồn vì con tin con là thân thể này, thân thể này sao là chó được, đúng không? Nhưng một ngày nào đó con nhận ra rằng là ờ, trên cái màn hình của Biết, có một cảnh một người đàn ông nói một người phụ nữ là mày là chó.
Người phụ nữ trong cảnh đấy không phải là con, con chỉ là cái màn hình đang ngắm cảnh đấy thôi, thì con có còn buồn không? Hóa ra trên cái màn hình đấy có một cảnh người đàn ông mắng một người phụ nữ, còn con không phải người phụ nữ đấy, con là cả cái màn hình này, thì còn buồn nữa không, hết ngay đúng không?
Giờ khó hơn một chút, ví dụ ngày mai con nhận tờ giấy là bạn đã bị ung thư, sợ hơn chưa? Làm thế nào để hết buồn nếu mà mình bị ung thư. Ai thử trả lời xem nào, cùng nguyên tắc vừa xong. Nếu con nhận ra rằng gì? Trên cái Biết này, cái màn hình Biết này, có cảnh một người cầm tờ giấy và ghi là bị ung thư, đúng không? Nhưng tờ giấy có đến và đi không, ung thư có đến và đi không? Chết là hết, còn ung thư nữa không? Nhưng con không phải người phụ nữ đấy mà con là cái màn hình đang ngắm cái người phụ nữ đấy, cái mặt gương đấy, thì còn buồn nữa không, đúng không?
Đấy, thì con đường ra khỏi đau khổ là gì? Là con nhận ra rằng mình thật sự là cái gì, lâu nay con tưởng mình là cái người này, con không hề biết rằng là gì, con chính là cái Biết đang biết cái người này, đang biết cái thân tâm này. Vì con tưởng rằng con là cái người này nên là đau khổ của người này con chịu hết. Ung thư đến phát là con gì, chịu khổ ngay, ung thư ngay.
Nhưng con nhận ra rằng con không phải là thân tâm này, con chỉ là cái Biết đang biết cái thân tâm này thôi. Nếu nhận ra điều đấy thì mọi đau khổ có hết không? Kể cả đau khổ thân thể luôn, hết đối với con. Chắc là hết đúng không? Trên màn hình nhân vật chính bị chuyện này, chuyện kia, hỏi màn hình sẽ bị sao? Không bị sao hết!
Nếu con nhận ra được rằng là con thật sự là ai, thì toàn bộ những gì con đã xem chỉ là trò biểu diễn, trò chơi thôi, giống như các vị Phật...?
Mọi người: Đang chơi một trò chơi.
Thầy Trong Suốt: Tất cả các cảnh mà con đang gặp phải trong cuộc đời ấy, con buồn vui lẫn lộn ấy, chỉ là cái trò chơi diễn ra trên màn hình của Biết thôi, đồng ý không? Đồng ý tất cả những cái xảy ra chỉ là cái trò hiện ra trên màn hình của Biết không, đúng chưa? Nhưng vì con tưởng là con nằm trong trò đấy, nên mới khổ. Nếu con nhận ra con là màn hình, thì làm sao khổ được nữa, đúng chưa? Nếu con nhận ra con là cái màn hình, là cái mà đang xem mọi thứ biểu diễn này, chứ con không phải là cái nhân vật đang ngồi trong đấy, chịu ung thư, chịu người yêu bỏ v.v… thì liệu con còn khổ nữa không, hay là con sẽ hạnh phúc hoàn toàn? Hạnh phúc đúng không?
Cái kho báu ấy Biết này của con ấy, nó không phải là một thứ dùng để lý luận, mà nó để dùng con thực hành. Nếu con thực hành được thì sẽ có ngày con nhận ra được cái điều sư phụ vừa nói, con là cả cái màn hình to đùng này, cái Biết to đùng này, trong đấy mọi thứ hiện ra và tan biến, nhưng cái Biết nó không hề bị ảnh hưởng chút nào hết. Nếu con thấy được như vậy thì đau khổ chấm dứt, hạnh phúc sẽ xuất hiện, hạnh phúc vô điều kiện xuất hiện. Vì lúc đấy cảnh gì chẳng được, nếu con là cái màn hình thì cảnh gì chẳng được đúng không, đúng chưa?
Bản chất cuộc đời con chỉ là Biết và những thứ hiện ra rồi tan mất trong Biết. Tất cả những cảnh con gặp trong đời, cảnh buồn vui lẫn lộn đều là cảnh hiện ra trong màn hình Biết.
Nếu con nhận ra mình chính là cái màn hình thì không thể khổ được nữa.
6. Vì sao lại gọi Biết là trạng thái tự nhiên của con? Từ giờ tu hành không còn là sửa tâm nữa mà là gì? Chứng ngộ là gì?
Thầy Trong Suốt: Cái trạng thái mà biết, trên đấy mọi thứ hiện ra và biến mất, có phải là trạng thái tự nhiên của con trạng thái tự nhiên hay trạng thái vốn có của con, có đúng không? Đẻ ra đã có luôn, sống lúc nào cũng thế, đấy là trạng thái vốn có hay tự nhiên của con. Thế trạng thái nào không tự nhiên? Nếu trạng thái tự nhiên thì ai cũng thế mà, tự nó thế, đúng không, thì trạng thái nào là không tự nhiên? Nhé, cái việc mình có cái Biết nền tảng này mọi thứ hiện ra rồi biến mất trong đấy có phải tự nhiên không, vốn có không? Vốn có vì sao? Vì tự nó có thế. Tự nhiên vì mình có phải làm gì để nó thế không?
Vậy thì trạng thái sống này của con có tự nhiên không? Hàng ngày con sống tự nhiên, có phải trạng thái tự nhiên không, có phải trạng thái vốn có không? Tôi ngồi đây này, tôi đi qua đi lại, tôi yêu đương, tôi học hành… nó có phải là trạng thái vốn có của con không? Nếu nó vốn có thì đứa bé hàng ngày, đứa bé sinh ra ấy, nó cũng phải làm như thế, hàng ngày như thế, đúng không? Nó cũng phải yêu đương, cũng phải học hành, nhưng nó chỉ khóc oe oe thôi, đúng không? Nếu mà con bảo là niềm vui đời này vốn có của con, lúc nào cũng phải vui, nhưng bằng chứng đầy lúc con gì, con buồn.
Nếu khỏe mạnh là trạng thái vốn có của con, thì lúc nào cũng phải gì?
Mọi người: Khỏe mạnh.
Thầy Trong Suốt: Nhưng mà nhiều lúc con lại gì?
Mọi người: Đau ốm. Bệnh.
Thầy Trong Suốt: Một cái trạng thái mà không tự nhiên nó có như vậy, phải có điều kiện xảy ra, thì không thể gọi là vốn có được, đúng chưa? Như vậy khỏe mạnh không thể là vốn có. Hiểu biết có phải vốn có không, hiểu biết không phải là trạng thái vốn có của con.
Mà trạng thái vốn có tự nhiên của con ấy, chính là cái này, Biết và mọi thứ đến rồi đi trong Biết. Đấy chính là trạng thái vốn có của con, con vốn là như vậy. Con sinh ra là như vậy, con chết đi cũng là như vậy, con xuống địa ngục cũng là như vậy, con lên cõi trời cũng là như vậy, đúng không? Có phải là vốn có không?
Một cái trạng thái lúc nào ở đâu con cũng như vậy, đấy là trạng thái vốn có của con. Còn tất cả các trạng thái khác ấy, nó không vốn có, lúc buồn, không phải lúc nào cũng buồn, vui không phải lúc nào cũng vui đúng không? Là thân người có phải vốn có của con không, nhiều lúc chẳng phải thân người đúng không?
Hạnh phúc có phải là trạng thái vốn có của con không? Có lúc con hạnh phúc, có lúc con không, nhưng cái trạng thái là Biết và mọi thứ đến rồi đi trong Biết, chính là trạng thái vốn có của con, đồng ý chưa? Đấy mới là trạng thái thực sự, vốn có của con, còn tất cả những trạng thái khác nó đến và đi, đúng không?
Nếu con nhận ra rằng trạng thái vốn có của con là gì, thì con không còn đau khổ. Nếu con nhận ra trạng thái vốn có của con là Biết, và mọi thứ đến rồi đi trong Biết, thì con có vấn đề gì với đến và đi đấy không? Hiểu con đường thoát khổ chưa? Cách thoát khổ đơn giản thôi:
Con nhận ra trạng thái vốn có của mình, hóa ra mình là như vậy, đấy sư phụ nói mình là cái gì đấy. Hóa ra mình là cái gì? Cái trạng thái vốn có mình là cái gì? Biết và gì, mọi thứ đến và đi trong Biết, đấy là trạng thái vốn có của con, trạng thái tự nhiên của con, đúng chưa?
Tu hành là gì? Là nhận ra trạng thái vốn có của mình và sống trong trạng thái vốn có đó.
Nếu con sống được với trạng thái vốn có như vậy, con thử nghĩ xem đau khổ có hại được con không? Khổ đến – biết khổ, buồn đến – biết buồn, buồn khổ đến đi trong Biết, còn Biết thì không ảnh hưởng. Giống như trạng thái vốn có của cái màn hình ấy, là gì? Là trên cái màn hình đấy, thì mọi thứ hiện ra rồi biến mất, thì liệu cái màn hình có khổ được không? Vì sao không khổ được, có ảnh hưởng gì đâu đúng không? Có phim kinh khủng đến mấy, bom nguyên tử nổ thì bom nguyên tử nổ trên cái màn hình đấy, có làm màn hình bị hại không?
Nếu con chứng ngộ được cái trạng thái vốn có của con, và con sống bằng trạng thái vốn có đấy thì con thoát khỏi mọi đau khổ, đúng chưa? Các con bây giờ đang khổ, vì không nhận ra trạng thái vốn có của mình. Khi mình không nhận ra trạng thái vốn có thì mình theo đuổi một trạng thái đến rồi đi, đúng không? Ví dụ như con theo đuổi cái gì, con theo đuổi sự hạnh phúc, con theo đuổi sự vui vẻ, mà chán ghét cái sự buồn bã. Con theo đuổi việc được tôn trọng, và con chán ghét việc bị người khác coi thường, đúng chưa? Con theo đuổi sự đồng thuận, con chán ghét việc gì? Bị người khác phản đối, ví dụ ngay cả hai vợ chồng thôi nhé, cũng theo đuổi sự đồng thuận đúng không? Và rất đau khổ khi mà người kia phản đối mình, đúng chưa? Mẹ con thôi, người mẹ cũng cần con mình phải tôn trọng, và rất khó chịu với trạng thái gì? Không được tôn trọng.
Các con theo đuổi những trạng thái không vốn có, thảo nào chẳng khổ, đúng không? Thế được tôn trọng có phải vốn có không? Không, bằng chứng đẻ ra có được tôn trọng không, phải xây dựng mãi mới được tôn trọng đúng không, phải làm đủ chuyện hay ho cho người khác. Được đồng thuận có phải là trạng thái vốn có không? Đầy lúc con làm gì người ta cũng không đồng thuận với con, đúng không?
Thậm chí con khao khát được yêu thương, có đúng không? Nhưng có phải là trạng thái vốn có của con không? Đầy lúc người ta gì, không yêu thương.
Con theo đuổi những thứ không vốn có, thì con sẽ đau khổ, thất vọng khi nó mất đi, đúng không? Nhưng nếu con sống trong trạng thái vốn có, thì có mất được không? Ví dụ cái trạng thái mà sư phụ ngồi đây, mọi thứ hiện ra trong Biết rồi biến mất trong Biết, thì cái trạng thái đấy có đau khổ được không?
Vì sao lại không? Cái trạng thái đấy không cái gì làm ảnh hưởng nó được, chứ còn trạng thái buồn vui có mất được không? Có, đúng không? Nhưng cái trạng thái sư phụ ngồi đây, mọi thứ hiện ra trong Biết và tan trong Biết không cái gì có thể phá hủy cái trạng thái đấy được. Nếu bom nổ đùng một cái ngay đây, thì nó có thể phá hủy mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan biến trong Biết không? Có không, theo con có không, có không? Bom nổ có phá được trạng thái ấy không? Cứ cho thân này tan đi, đúng không, hiện ra một thân mới, hoàn toàn một cái cảnh giới mới, thì vẫn là cái trạng thái gì? Mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan trong Biết.
Giờ mọi người ném đầy cứt vào mặt mình đi, nó có phá được cái trạng thái là mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan trong Biết không? Vì sao không?
Diệu Tâm: Theo suy nghĩ của con thì nó là mình chỉ nhận biết rằng là ờ thì có một người ném cứt vào mình thôi, xong là thôi cái cảnh đấy qua đi ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ, mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, cái trạng thái đấy nó không hề bị mất đi, dù người ta có ném cứt.
Bây giờ người ta có khen mình trạng thái có mất không?
Diệu Tâm: Có, mình chỉ cần làm một điều gì trái ý người ta là mất.
Thầy Trong Suốt: Ừ, trạng thái được khen thì mất, nhưng mà cái trạng thái hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết có mất không?
Diệu Tâm: Không.
Thầy Trong Suốt: Không, đúng không? Đấy là trạng thái thực sự của các con, nó gọi là trạng thái vốn có của con. Con vốn là cái trạng thái đấy, chứ con không phải là cái người đang chịu đau khổ này. Cái người chịu đau khổ này cũng chỉ là một cái hiện ra trong gì? Trong Biết rồi tan vào Biết, thậm chí cả cuộc đời của con cũng chỉ là những cái gì, hiện ra, đến và đi trong Biết thôi, nhưng con không phải là cái thứ đấy, đến rồi đi mà. Cái trạng thái thực sự của con không phải là trạng thái đấy, không phải trạng thái đến rồi đi đấy. Trạng thái thực sự của con là trạng thái Biết, mọi thứ đến rồi đi trong Biết.
Con thử nghĩ xem sư phụ nói đúng không? Có đúng là trạng thái Biết là trạng thái thực sự của con không? Mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, mọi thứ đến và đi trong Biết. Đấy là trạng thái đúng từ lúc con bé đến giờ, còn mọi trạng thái khác con thử nghĩ xem có phải là thực sự không? Trạng thái vui có phải thực sự không? Trạng thái vui có phải trạng thái vốn có của con không, bằng chứng là nhiều lúc không vui đúng không? Như vậy nếu con chứng ngộ hay nhận ra trạng thái vốn có này thì đấy là sự kết thúc của mọi vấn đề. Mọi vấn đề không hại con được nữa, mọi vấn đề không thể hại được trạng thái vốn có đấy, đúng không? Mọi vấn đề đến và đi trong trạng thái vốn có đấy, giống như mọi câu chuyện drama đến mấy đi nữa thì đến đi trong màn hình nhưng không thể hại được màn hình. Đời con có bao nhiêu drama đi nữa, có bao nhiêu chuyện khủng khiếp đi nữa thì cũng không thể hại được trạng thái vốn có của con.
Tu hành là gì? Nhận ra trạng thái vốn có của mình và sống trong trạng thái đấy. Chứng ngộ là gì? Là không rời trạng thái đấy nữa, không bị quên trạng thái ấy nữa. Lâu nay mình có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về tu hành đúng không? Thậm chí có người còn tin tu hành là sửa rất nhiều suy nghĩ, nhưng không phải. Đấy không phải bản chất tu hành, tu hành thực sự là gì? Nhận ra trạng thái vốn có của mình và sống trong trạng thái đấy, chứng ngộ chỉ là gì?
Chứng ngộ chỉ là không quên trạng thái đấy, sống một cách trọn vẹn và không quên. Thế mà mọi đau khổ không còn ảnh hưởng được nữa. Đây là cách mà con thoát ra mọi khổ đau.
Ở đây ai đã làm điều gì sai trong quá khứ chưa? Nhưng cái sai đấy cũng chỉ là gì thôi?
Hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, nó không phải trạng thái vốn có của con. Trạng thái vốn có của con thì sao? Có bầu vấn đề gì không?
Cái việc hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết thì cái trạng thái đấy có gì sai không? Có gì xấu không? Hay nó luôn luôn thanh tịnh, đúng không? Hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, con không thể có vấn đề gì cả. Chỉ có tâm trí suy nghĩ mới bảo rằng con có vấn đề mà thôi. Bảo bạn là cái người này này, thân tâm này này.
Bạn làm đầy những thứ sai lầm này, đúng không? Suy nghĩ bảo thế đúng không? Nhưng cái suy nghĩ đấy có mất không? Cái suy nghĩ hiện ra ở đâu, hiện ra trong Biết rồi mất vào Biết . Vậy thì cái suy nghĩ đấy nó có thực sự là đúng không? Nó nói đến một thứ rồi nó biến mất, còn trạng thái thực sự của con không thể mất.
Con có tái sinh bao nhiêu kiếp đi nữa thì vẫn là gì? Trên cái màn hình của Biết này chiếu hết phim này sang phim khác, đúng không?
Nhưng cái trạng thái màn hình có bị hỏng không? Có phải do con tái sinh vào địa ngục thì cái màn hình nó yếu đi bị bẩn đi không?
Trong màn hình chiếu một cảnh nóng đỏ thì màn hình có bị nóng đỏ không? Nếu con bị tái sinh vào cõi thú đi nữa thì trong màn hình có con thú, màn hình có hóa thành con thú không?
Cái trạng thái tự nhiên của con là trạng thái không bao giờ thay đổi được, không ai cướp của con được. Nếu một ngày nào đó con sống ở trạng thái đấy, con không bị lừa rằng mình là thân tâm này nữa thì con hết sạch đau khổ.
Tất cả các con ở đây vẫn khổ vì vẫn tin mình là thân tâm này nên có quá nhiều thứ đe dọa mình. Nếu con nhận ra trạng thái tự nhiên của con, chỉ là cái Biết. Mọi thứ hiện ra rồi tan vào Biết thì có gì đe dọa con được nữa, đúng không? Con có thể sống tự do không sợ hãi, thậm chí con không sợ cả những cảm xúc tiêu cực luôn. Nếu con nhận ra trạng thái tự nhiên của con là Biết, mọi thứ đến đi trong Biết ấy thì con không sợ cả những cảm xúc tiêu cực, đúng không? Vì sao, vì tiêu cực cũng chỉ đến và đi trong Biết thôi. Vấn đề của các con là gì, không nhận ra được trạng thái tự nhiên của mình. Vì không nhận được nên mình tưởng rằng mình là cái thân tâm này, đang sống cuộc đời này và chịu mọi đe dọa cuộc đời, đúng không?
Nếu con nhận ra trạng thái tự nhiên của mình thì con trở về với sự thật. Từ bỏ cái…?
Một số bạn: Cái tôi.
Thầy Trong Suốt: Trở về với bản tính tự nhiên.
Con đọc bài đấy bao nhiêu năm nay rồi, hiểu bản tính tự nhiên là gì chưa? Bản tính tự nhiên là cái Biết của con. Cái Biết của con chính là cái trạng thái tự nhiên đấy, nơi mà mọi thứ hiện ra rồi biến mất trong nó.
Nếu con về được trạng thái đấy thì tất cả chỉ còn là trò chơi thôi, trò chơi hiện ra trong màn hình của Biết, đúng chưa? Con không phải cố gắng để đạt được cái gì nữa, con không phải cố gắng để được người ta yêu mến hay có tiền bạc nữa, vì sao? Những thứ đấy đến thì đến, đi thì đi, không đi thì thôi, không đến thì thôi.
Con không phải cố gắng có bằng được nữa, vì sao? Vì trạng thái tự nhiên của con nó đã đầy đủ rồi, nó ok rồi, đúng không? Có thêm cho vui thôi, có thì vui, không có thì vẫn biết bình thường, đúng không? Con không phải theo đuổi cái này cái kia nữa vì trạng thái tự nhiên của con nó đã đủ tốt hoàn toàn rồi, đúng không? Có thêm một vài viên ngọc điểm vào cái màn hình cũng được mà không có thì sao?
Màn hình vẫn gì? Vẫn sáng như màn hình bình thường.
Tu hành là gì? Là nhận ra cái trạng thái tự nhiên vốn có của mình. Định nghĩa trước đây của sư phụ tu hành là sửa này sửa kia, đúng không? Ngày xưa sư phụ nói con tu là sửa đúng không? Nhưng mà sau khi học lớp Biết này rồi ấy thì không phải nữa. Tu hành là gì?
Nhận ra cái trạng thái vốn có của mình, đúng chưa? Đơn giản không? Nhận ra và gì nữa, sống trong đấy. Chứ như bây giờ nhận ra xong tí về mình quên mất thì mình là người bình thường mất rồi, mình là người như cũ. Nhận ra và sống trong cái trạng thái vốn có của mình.
Trạng thái tự nhiên hay là trạng thái Biết của mình. Có thể nói là nhận ra và sống trong cái tính Biết của mình cũng được. Thay vì trạng thái tự nhiên thì mình cũng có thể nói là nhận ra và sống trong tính Biết. Con nhận ra tính Biết này, con sống trong nó con thấy mọi thứ đến và đi trong Biết. Đấy gọi là tu hành.
Vậy giác ngộ là gì? Không bao giờ quên điều đấy. Con ở trong nó không quên nữa. Thấy đơn giản chưa? Thế mà lại hạnh phúc. Chỉ thế thôi mà rất hạnh phúc, con sẽ có cảm giác là đời con không thể khổ được nữa, thật đấy. Khổ có thể hiện ra và biến mất nhưng mà con không thể khổ được nữa. Dù trời sập xuống nữa con không khổ, trời sập thì là cái gì? Là cái cảnh hiện ra rồi biến mất trong Biết. Cái Biết nó có bị ảnh hưởng bởi trời sập không? Không đúng không, cái Biết nó cứ biết thôi. Hết cảnh này sang cảnh khác.
Đây là cách mà từ xưa đến nay cuối cùng con đường tâm linh nào nó cũng phải đi đến chỗ này. Lúc bắt đầu trên đường nó có thể phải qua rất nhiều đoạn sửa suy nghĩ, giống sư phụ dạy các con rất nhiều về cách sửa suy nghĩ đúng không? 6 Bước vô thường là một loại nhé, dạy con vấn tư các loại, đúng không? Đấy là những cách khác nhau để con biết cách hiểu suy nghĩ và sửa suy nghĩ. Nhưng cái này nó vượt ra khỏi những thứ đấy, cái mà ngày hôm nay ấy. Nó không cần con phải sửa suy nghĩ mà vẫn có thể hạnh phúc được. Trạng thái tự nhiên này của con, cái Biết này của con ấy nó không bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ, đúng chưa?
Bây giờ làm thế nào để nhớ nó hàng ngày?
Sống như thế nào đúng không? Câu hỏi thực dụng ngay đúng không? Hai bạn này hỏi ngay bây giờ sư phụ nói thế, con sống như thế nào chứ, đúng không? Nếu không thì rời khỏi đây phát thì sao? Mình lại quên ngay. Mình lại là thân thể này ngay, thế thì bao nhiêu nỗi khổ thân thể nó lại mò đến ào ạt. Nỗi khổ của việc là thân thể này ào ạt không? Nên sư phụ sẽ chỉ con cách để nhớ.
Các con sau ngày hôm nay có hai việc phải làm. Một là con phải tiếp tục nghe những bài giảng mà sư phụ giảng để con hiểu đúng cái sư phụ muốn nói, được chưa? Thứ hai là con phải nhớ về kho tàng mà con có. Sư phụ còn giảng rất nhiều, sư phụ cho rằng để các con hiểu đúng về cái sư phụ giảng ấy mất 3 tháng. Nên là trong 3 tháng tới sư phụ sẽ giảng kiểu này, đương nhiên là làm rõ hơn. Mình sẽ có rất nhiều buổi hỏi đáp, làm thật rõ. Mình sẽ làm rõ trong ba tháng, cái đấy thì không cần phải làm gì con chỉ việc là lắng nghe thôi đúng không?
Suy ngẫm thôi.
Nhưng mà cái thứ hai ấy là con phải nhắc bằng cách này. Con tự hỏi chính mình luôn nhé: các con hay là con ấy “Có đang biết hay không?" Con hỏi chính mình xem, “có đang biết hay không?” Ai trả lời xem nào? Con có đang biết không?
Hoàng Minh: Dạ con biết là con đang ngồi nghe Sư phụ giảng ạ.
Thầy Trong Suốt: Con có đang biết hay không?
Hoàng Minh: Dạ đang biết là mình đang nghe Sư phụ giảng.
Thầy Trong Suốt: Chưa, chưa được. Câu hỏi là con có đang biết hay không mà, có đang biết hay không?
Một bạn khác: Có ạ!
Thầy Trong Suốt: Cứ nói không thử xem nào.
Có đang biết hay không?
Hoàng Minh: Không ạ.
Thầy Trong Suốt: Thấy thế nào? Khi con nói không con có đang biết không?
Hoàng Minh: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng không? như vậy cái câu hỏi đấy nó có phụ thuộc vào câu trả lời không?
Hoàng Minh: Không ạ.
Thầy Trong Suốt: Cái Biết này nó kinh khủng là gì, nó vượt khỏi suy nghĩ luôn. Con thử nghĩ con không biết đi, tất cả thử nghĩ không biết đi. Có đang biết hay không? Thử nói “không” đi.
Mọi người: Không.
Thầy Trong Suốt: Sao? Khi nói không thì sao?
Vẫn thấy là gì?
Mọi người: Mình đang biết.
Thầy Trong Suốt: Đúng không? Như vậy câu hỏi này không cần câu trả lời “có” mà câu trả lời là không cũng được. Quan trọng là lúc đấy con đi kiểm tra xem con có đang biết hay không? Bất chấp câu trả lời không và có thì con vẫn đang biết.
Như vậy cái Biết này nó vượt ra khỏi suy nghĩ thông thường không? Cái Biết này nó vượt ra khỏi cái có, cái không của suy nghĩ, suy nghĩ bảo gì nó vẫn biết. Thấy ghê chưa? Thông thường hàng ngày con sống bằng suy nghĩ đúng không? Bảo có thì làm mà bảo không thì không làm nhưng mà cái thứ sư phụ đang giảng cho con ấy, nó vượt ra khỏi suy nghĩ luôn. Bảo có thì vẫn biết, bảo không thì vẫn biết. Bảo không bao giờ biết thì…
Một bạn: Vẫn biết.
Thầy Trong Suốt: Đúng không? Đang lơ mơ buồn ngủ thì có biết không?
Một bạn: Biết là mình lơ mơ buồn ngủ.
Thầy Trong Suốt: Có biết không, sao con bảo con biết? Vì con phải thấy mình lơ mơ chứ, đúng không? Con biết là đang lơ mơ, đúng chưa?
Như vậy cái Biết này vượt ra khỏi giới hạn của suy nghĩ, suy nghĩ không thể bảo được nó, đúng không? Suy nghĩ bảo không thì nó vẫn biết, suy nghĩ không phủ nhận được nó luôn.
Con thấy ghê chưa? Trên đời con rất ít thứ mà lại vượt ra khỏi suy nghĩ. Các con thông thường là nô lệ của suy nghĩ, đúng không? Suy nghĩ bảo đúng thì làm, bảo sai thì thôi. Nhưng cái Biết này nó vượt ra khỏi suy nghĩ luôn, nó không bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ. Hay nói cách khác nó sẽ không bị ảnh hưởng bởi đau khổ, vì đau khổ suy cho cùng nằm ở đâu? Suy cho cùng đau khổ nằm ở đâu, nằm ở tay hay chân hay là tóc? Nằm ở trong suy nghĩ!
Nhưng cái Biết này có bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ không? Vì thế nó sẽ vượt ra khỏi mọi đau khổ của con, nên nếu con nhận ra trạng thái tự nhiên của con là Biết này chắc chắn con sẽ không còn đau khổ. Vì Biết nó không bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ mà, ở đây có ai bị điên đầu bao giờ chưa? Ai lúc nào thấy điên đầu chưa, nghĩ nhiều chưa? Lúc đấy là lúc nên hỏi câu gì?
Có đang biết hay không? Khi con hỏi như vậy con thấy cái Biết nó gì? Nó đang ở đây. Đấy là khoảnh khắc mà con ra khỏi suy nghĩ. Khi con hỏi có đang biết hay không? Trong khoảnh khắc đấy con thấy cái Biết ở đây là sẽ ra khỏi suy nghĩ. Nếu mà ở đây ai đang điên đầu đau khổ ấy thì nên hỏi câu gì?
Một bạn: Có đang biết hay không?
Thầy Trong Suốt: Có đang biết hay không đúng không? Hỏi câu đấy con thấy gì? Điên đầu hay đau khổ cũng chỉ là gì thôi, những suy nghĩ chạy vào và chạy ra trong Biết. Nếu con tiến bộ một chút mà con ở trong trạng thái đấy thì suy nghĩ còn hại được con không? Tiến bộ thêm một chút, mình thấy suy nghĩ chạy ra chạy vào, suy nghĩ buồn suy nghĩ vui chạy qua chạy lại trong Biết thì liệu con còn bị hại bởi suy nghĩ đấy nữa không? Tự con sẽ thấy là gì, con không ở trong dòng suy nghĩ đấy thì làm sao nó hại được con. Con bị hại vì làm sao, vì con nghĩ tiếp và bao nhiêu chuyện buồn khổ lo lắng đến đúng không?
Tại sao ngồi đây mình toàn lo những chuyện ở trong suy nghĩ thôi. Mình lo ốm bệnh, già chết, mình lo đủ chuyện nhưng giờ chuyện ấy hiện giờ có đang ở đây không? Mình đang ngồi tưởng tượng. Đã ai từng lo một chuyện mà về sau nó không xảy ra chưa, giơ tay xem nào? Lo một chuyện và về sau nó không xảy ra, điều ấy chứng tỏ là cái mình lo nó xảy ra ở đâu? Ở trong suy nghĩ của mình chứ nó không xảy ra ở thực tế. Nếu cái gì mình lo nó sẽ xảy ra ở thực tế thì cái gì mình lo nó cũng phải xảy ra chứ.
Đầy chuyện mình lo cuối cùng cả đời nó không xảy ra, đúng không?
Thế nếu lúc đấy mình biết cái lo giải thoát luôn không? Lúc đang lo ấy mình ở trong trạng thái Biết, trong cái Biết đấy lo lắng chạy qua chạy lại có phải là thoát khỏi lo ngay đấy không?
Mình không cần phải đợi đến ngày đấy không xảy ra mình mới hết lo, và mình cũng không cần hết lo luôn. Mình chỉ cần gì? Ở trong trạng thái Biết nơi cái lo nó đến và đi, có phải là thoát khỏi lo ngay ở đấy không? Ở ngoài cơn lo. Mình gọi là thoát khỏi lo nghĩa là gì? Mình ở ngoài lo, đúng chưa? Khi con hỏi là có đang biết hay không là con có một cơ hội thoát ra khỏi dòng suy nghĩ. Vì cái gây hại cho con chính là dòng suy nghĩ đấy, cái mà làm khổ con là đống suy nghĩ. Thì khi con ra khỏi dòng suy nghĩ thì con hết khổ.
Đấy là cách giải thoát ngay lập tức chứ không phải đợi ngày giác ngộ mới giải thoát. Ngay ở đấy nếu con hỏi “có đang biết hay không?”, con thoát khỏi cái dòng suy nghĩ đầy lo lắng đau khổ của con ấy chính là con đã ra khỏi suy nghĩ, đúng chưa? Con đã giải thoát khỏi dòng suy nghĩ ngay lúc con hỏi câu đấy chứ không cần đợi một ngày nào giác ngộ. Ngày giác ngộ chỉ là cái ngày con không bao giờ quay lại nữa thôi. Chứ còn khoảnh khắc ra khỏi đấy chính là khoảnh khắc giải thoát. Còn một giây sau chui vào thì lại khổ lại, đương nhiên rồi, đúng không?
Nhưng tưởng tượng đi, nếu một ngày nào đó con không quay lại nữa. Suy nghĩ chạy qua chạy lại thoải mái đi, kệ, lo cho nó lo. Lo, buồn, giận dữ... không sợ vì con không cuốn vào cái dòng đấy nữa. Con chỉ là không gian, là cái Biết này, nơi mà những thứ đấy chạy qua chạy lại thôi thì liệu còn đau khổ nào trên đời nữa không?
Tu hành là như vậy, tu hành là nhận ra cái Biết là trạng thái vốn có của con. Bạn nào mà bây giờ định nghĩa lại tu hành, tu hành là nhận ra cái Biết này là trạng thái vốn có của con hoặc là trạng thái tự nhiên của con. Và gì? Sống trong trạng thái đấy. Có hai đoạn đấy, ngày hôm nay là đoạn nhận ra. Ngày hôm nay sư phụ giúp con nhận ra, ngày hôm nay và trong 3 tháng tới các con không phải vội. Không phải lo đâu vì sư phụ nghĩ rằng cái này là cái mà nói thế thôi rất khó, không dễ đâu. Khó vì nó ở ngoài suy nghĩ, không phải là nghĩ. Cái này phải tập, phải cảm nhận.
Nhưng nó cũng dễ vì nó ở ngay đây, nó vừa dễ vừa khó đúng không? Khó vì con cần cảm nhận nó chứ lý luận mãi vẫn chỉ là đống suy nghĩ thôi. Còn dễ vì nó ở đây rồi, con có phải làm gì đâu. Con có phải luyện cái gì để ra cái Biết này không, con có phải ngồi thiền bao nhiêu tiếng một ngày không? Nó dễ không, nó quá dễ vì ngay ở đây, ngay bây giờ con đã ở trong trạng thái Biết này rồi. Con có đang biết hay không? Trả lời xem nào.
Một bạn: Không ạ.
Thầy Trong Suốt: Không. Không thì sao? Vẫn biết đúng không? Như vậy ngay bây giờ ở đây có phải con luôn biết không? Nó dễ vì sao? Bây giờ con sửa suy nghĩ đến khi nào mới xong, mọi người trả lời đi. Con sửa suy nghĩ đến khi nào con hết được các tính xấu, hết được các thói hư tật xấu trên đời này, bao giờ? 30 năm không? Mẹ của Như Hiền con còn thói xấu nào trên đời không hay toàn điều tốt trong đầu?
Mẹ Như Hiền: Dạ thưa Sư phụ vẫn còn nhiều những cái lo lắng ạ.
Thầy Trong Suốt: Thế sửa khi nào mới hết?
Mẹ Như Hiền: Dạ sau khi học xong những cái này con nhận biết rõ được cái trạng thái tự nhiên của mình thì sẽ bớt đi, mất cái lo lắng đi.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, quá giỏi đúng không? Bây giờ thay vì cố sửa suy nghĩ chỉ cần biết suy nghĩ thôi. Khi biết một cái gì đấy thì mình đang ở trong nó hay ngoài nó. Mình nhìn thấy một cái bàn tay trước mặt thì mình ở trong bàn tay hay ngoài bàn tay?
Mẹ Như Hiền: Ngoài bàn tay ạ.
Thầy Trong Suốt: Mình đứng ở trên mình thấy toàn bộ con sông thì mình đang ở giữa dòng sông hay ở ngoài dòng sông?
Mẹ Như Hiền: Ở ngoài dòng sông.
Thầy Trong Suốt: Thế nếu mình đang bơi lội dưới sông thì mình có nhìn thấy toàn bộ con sông không?
Mẹ Như Hiền: Không ạ.
Thầy Trong Suốt: Khi mình biết cái gì lập tức mình không còn ở trong nó nữa. Như khi con biết suy nghĩ lập tức con phải ở ngoài suy nghĩ, con phải ở trong Biết rồi, đúng chưa?
Nên cách này không phải là con cố sửa suy nghĩ để cho con một ngày nào đó con toàn suy nghĩ đẹp, suy nghĩ tốt. Mà con nhảy một phát ra khỏi suy nghĩ luôn.
Đây là con đường trực tiếp đến giác ngộ bởi vì nó không phải trải qua cái đoạn sửa rất nhiều suy nghĩ, mà nhảy một phát ra khỏi suy nghĩ luôn. Con giống như không gian của Biết ấy, nhìn thấy suy nghĩ nhưng không ở giữa đống suy nghĩ đấy mà đau khổ vì nó. Đấy là cách trực tiếp chưa? Nếu so cái này với 6 Bước vô thường theo các con cái nào dễ hơn.
Mọi người: Cái này dễ hơn ạ.
Thầy Trong Suốt: Ai thấy cái này dễ hơn giơ tay xem nào? Đúng rồi cái này còn dễ hơn cả 6 Bước vô thường, kinh không? Con chỉ cần biết suy nghĩ một cái thôi là con ra khỏi suy nghĩ.
Tất nhiên là sau đấy con lại gì? Rất tiếc, đúng không? Rất tiếc là con quên mất nên con lại nhảy vào thì lại khổ. Nhưng nếu con tập đủ nhiều thì sẽ có một ngày suy nghĩ chạy qua chạy lại mà con không ở trong đấy nữa. Đấy gọi là ra khỏi suy nghĩ hoàn toàn, không thể khổ được nữa luôn. Còn trong trước đấy thì con sẽ chập cheng, đúng không? Tức là ra tí rồi lại chui vào xong lại nhớ là Biết thì lại chui ra.
Trăm năm trong cõi người ta… Sao?
Một số bạn: Cuộc đời chỉ biết chui ra chui vào.
Thầy Trong Suốt: Cuộc đời chỉ có chui ra chui vào thôi. Nói đùa thế thôi, không phải, mà sẽ có đến ngày con không phải chui vào nữa. Đối với con ấy thì mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, cái dòng suy nghĩ cũng không có gì khác. Tất cả các con đều khổ vì chính những dòng suy nghĩ đấy, nên là rời khỏi dòng suy nghĩ đấy là hết khổ. Đấy là cách thoát khổ nhanh nhất.
Nhưng cách thoát khổ này đòi hỏi con phải nhận ra một thứ, thứ gì ở ngoài suy nghĩ bây giờ? Biết, nếu con không có thứ gì ngoài suy nghĩ thì cả đời con chỉ có một thứ duy nhất đấy là gì? Nghĩ hết cái này sang cái khác. Đúng chưa? Và vì thế nên mình tìm mọi cách để sửa suy nghĩ. Nhưng không! Hôm nay sư phụ tiết lộ cho con cái khác, cái mới. Cái gọi là mới thôi nhưng thực ra có mới không? Nó là quá cũ rồi, cũ hơn cả sư phụ. Sư phụ gặp các con, mới gặp thôi đúng không? Còn cái Biết nó cũ, còn cũ hơn cả con luôn. Đúng không? Cũ hơn con không? Nó còn có cả trước khi con đẻ ra. Thậm chí có cả trước khi con vào bào thai. Đúng chưa? Nhưng cái cũ này ấy nó lại là trạng thái tự nhiên của con.
Cái Biết này này, nó mới là trạng thái tự nhiên của con. Còn các trạng thái khác đều là vay mượn. Buồn, vui, sướng, khổ, hân hoan hay là thất vọng, đều đến rồi đi. Nó không phải là cái tự nhiên vốn có, đúng chưa? Cái Biết này này mới là trạng thái tự nhiên vốn có của con. Ở trong trạng thái tự nhiên vốn có này thì nó không có đau khổ. Còn ở trong trạng thái tôi là thân tâm này thì sẽ đầy đau khổ. Đúng chưa?
Tu hành là nhận ra cái trạng thái tự nhiên vốn có này. Ngày hôm nay mình gọi là nhận ra nhưng sau đấy thì sẽ gì? Sống trong nó. “À, đây là trạng thái thật của tôi là Biết, mọi thứ đến rồi đi trong Biết. Chứ không phải là gì? Không phải tôi là cái người này, đi lại trong đời, yêu đương v.v… Theo đuổi những thứ mà nó vô cùng dễ mất”.
Con nhận ra và con sống với trạng thái đấy đủ lâu thì con không quay lại nữa, không quay về với trạng thái cũ nhầm lẫn ngày xưa nữa. Đấy gọi là giải thoát. Gọi là Giác Ngộ hay giải thoát đều đúng. Và trong lịch sử nhắc lại là gì? Một ông già hay là một đứa bé đều có thể giải thoát bằng cách này. Tí nữa hay là hôm nào ấy sẽ nói các bạn đọc cho con cái bài để thấy được một ông già có thể giác ngộ như thế nào?
Trong lịch sử cái người sư phụ nói đấy, chăn ngựa này, canh cổng này, gái điếm này, vẫn giác ngộ bình thường. Vì cái trạng thái này nó đúng ở tất cả mọi người. Không phải là con làm những nghề thấp kém thì con kém những người làm nghề cao quý. Đúng không? Không phải là con đang đầy đau khổ thì cái Biết của con kém người đang đầy hạnh phúc. Vì thế nó là tin vui cho tất cả mọi người vì mọi người đều có thể giải thoát được. Đồng ý không?
Gọi Biết là trạng thái tự nhiên của con vì con vốn có nó, tự nhiên có, sinh ra đã có, lúc nào cũng có. Tu hành là gì? Nhận ra trạng thái vốn có của mình và sống trong trạng thái đấy.
Chứng ngộ là gì? Là không rời trạng thái đấy nữa, không bị quên trạng thái ấy nữa.
7. Đức Liên Hoa Sanh đã dạy Pháp giải thoát cho ông già như thế nào?
Thầy Trong Suốt: Nghe thử một bài về ông già được học cái này như thế nào không? Theo con ông già học cái này có cách thoát không?
Một ông già được học thế này có khả năng thoát được khỏi đau khổ không? Con nghe thử đi nhé. Hải Nam đọc nhé? Câu chuyện này tên là “Chỉ cây gậy vào trái tim người già”. Nói về Đức Liên Hoa Sanh. Ngài dạy cái phương pháp này cho một ông già như thế nào. Nghe không?
Các bạn: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Xem người già có học được không nhé? Ở đây có ai thấy mình hơi già già giơ tay nào? Trẻ thế kia mà hơi già già ấy hả?
Một bạn: 50 rồi Sư phụ ạ.
Thầy Trong Suốt: Thôi, tin vui là gì? Dù con có hơi già già cũng gì? Hoàn toàn có thể giác ngộ được. Rồi. Hải Nam đọc xong chuyện này, sư phụ sẽ đọc cho con chuyện Đức Phật dạy một người trẻ, dạy Anan như thế nào. Cùng một cách. Nhé. Rồi. Con thích nghe chuyện người già trước hay chuyện người trẻ trước?
Một bạn: Người già trước ạ.
Thầy Trong Suốt: Ngài Liên Hoa Sanh dạy ông già trước hay Đức Phật dậy Anan trước?
Một bạn: Ngài Liên Hoa Sanh dạy người già trước.
Thầy Trong Suốt: Hả? Bao nhiêu người theo trường phái là Ngài Liên Hoa Sanh dạy ông già trước giơ tay? Bao nhiêu người thích nghe Đức Phật dạy Anan thế nào giơ tay? Cùng một cái Biết này thôi. Rồi, thế người già nhé. Hải Nam trước sư phụ nhé, người già trước mà. (Thầy cười) Thế đọc đi.
Hải Nam: Con đọc nhé Sư phụ?
Thầy Trong Suốt: Đọc đi.
Hải Nam: Thưa sư phụ con đọc ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Hải Nam: Chỉ cây gậy vào người già.
Khi vị đại sư Padmasambhava lưu lại chỗ ẩn cư Núi Lớn ở Samye, thì Sherab Gyalpo Ngog, một ông già 61 tuổi thất học và có niềm tin tột độ và ngưỡng vọng mạnh mẽ đối với Sư.
Thầy Trong Suốt: Ông này không chỉ 61 đâu, còn gì? Thất học, không biết chữ. Mọi người nhớ là chuyện này xảy ra ở thế kỷ thứ VIII. 61 tuổi là già lắm hồi đấy rồi. Bây giờ bao nhiêu tuổi là già?
Một bạn: Trăm tuổi.
Thầy Trong Suốt: Bây giờ phải 80 mới là già đúng không? Nhưng mà ngày xưa 61 là già lắm rồi. Đã già còn không biết chữ. Đấy, tiếp đi.
Hải Nam: Hầu hạ Sư trong một năm. Trong thời gian này, Ngog không hỏi xin một lời dạy nào, và Sư cũng không ban cho ông điều gì. Sau một năm, khi đại sư định rời đi, ông Ngog dâng cúng một đĩa mạn đà la trên đó ông đặt một bông hoa bằng một lượng vàng. Rồi ông nói: “Thưa Đại sư, xin từ bi nghĩ đến tôi. Trước hết, tôi là một người thất học. Thứ hai, trí thông minh của tôi cạn hẹp. Thứ ba, tôi đã già, thân tâm đã mòn mỏi. Tôi cầu xin ngài ban một giáo huấn cho một ông đã già ở gần ngưỡng cửa của cái chết, giáo huấn ấy thật dễ hiểu, có thể chặt đứt mọi nghi lầm, dễ dàng thực hiện và áp dụng”.
Thầy Trong Suốt: Rồi. Ông già thì cần một giáo lý dễ hiểu, dễ dàng chặt đứt nghi lầm và dễ áp dụng. Cái Biết dễ hiểu không? Quá dễ hiểu, đúng không? Mẹ Như Hiền 75 tuổi nghe hiểu ngay. Có dễ chặt đứt nghi lầm không? Có dễ không? Nó quá dễ vì nghi lầm toàn suy nghĩ thôi. Cái này nó ở ngoài suy nghĩ, chặt tất cả nghi lầm. Và thứ ba là dễ thực hành, vì nó đang ở đây. Cái gì mà luôn ở đây dễ thực hành chứ, cái gì mà phải cố gắng mới đạt được thì khó thực hành. Đúng chưa? Nên lúc đấy, ông già này già lắm rồi và không biết chữ, ông cần một cái giáo lý dễ hiểu, chặt được nghi lầm và dễ thực hành. Tiếp đi.
Hải Nam: “Dễ dàng thực hiện và áp dụng, có một cái thấy hiệu quả và sẽ giúp tôi trong những đời sắp tới”. Đại sư chỉ cây gậy đi hành cước của mình vào tim ông lão và ban cho lời dạy thế này: “Nghe đây, hỡi ông lão! Hãy nhìn vào cái tâm tỉnh giác của Giác Tánh nơi ông”.
Thầy Trong Suốt: Rồi, đoạn này hơi chuyên môn. Con biết chữ Biết trong tiếng Hán Việt gọi là gì không? Giác. Biết là giác. Trong từ giác ngộ – giác nghĩa là biết. Được chưa? “Cái tâm tỉnh giác của giác tánh nơi ông”. Giác tánh là gì? Tính Biết. Tánh là tính mà, sư phụ gọi là tính Biết thì trong văn bản cổ người ta gọi là gì? Giác tánh. Tâm tỉnh giác hay giác tính đều nói về cái Biết này. Đấy là cách gọi mà thôi, cách gọi văn bản cổ, có thể gọi là tâm tỉnh giác – hoặc là giác tánh. Còn bây giờ mình gọi cách gì cho người nào cũng hiểu được? Cách gì?
Biết. Như vậy câu đấy tương đương “Hãy nhìn vào tính Biết của ông. Ông hãy nhìn vào cái Biết nơi ông. Hãy nhìn vào tâm tỉnh giác của giác tánh nơi ông”. Buổi ngày hôm nay ấy, thì mình sẽ gọi là gì? “Nhìn vào cái Biết của con, cái Biết nơi con”. Được chưa? Tiếp đi.
Hải Nam: Nó không có hình tướng cũng không màu sắc.
Thầy Trong Suốt: Cái Biết có hình tướng, màu sắc không? Không, đúng không? Tiếp.
Hải Nam: Không trung tâm cũng không biên bờ.
Thầy Trong Suốt: Nó ở đâu? Trong người con hay là ngoài người con? Hay là rìa bầu trời? Cái Biết ở đâu? Không ở trung tâm, cũng chẳng ở biên bờ. Nó không có hình tướng nhưng mà nó lại gì? Lại biết, đúng không? Nó không có hình tướng nhưng nó biết hình tướng không? Nó biết các hình tướng khác nhau, đúng không? Vì thế gọi là nó không trung tâm, không biên bờ.
Tiếp đi.
Hải Nam: Ban sơ, nó không có khởi thủy mà lại trống không.
Thầy Trong Suốt: Khi nào nó bắt đầu? Cái Biết này khi nào bắt đầu? Có điểm bắt đầu không? Khi nào con bắt đầu biết? Con thì có bắt đầu nhưng nó bắt đầu không? Con thì con đẻ ra, rồi chết đi. Cái Biết này trước khi con sinh ra đã biết, sau khi chết đi rồi vẫn biết. Như vậy nó không có điểm bắt đầu, đúng không?
Tiếp đi.
Hải Nam: Tiếp theo nó không có chỗ trụ mà lại trống không. Cuối cùng, nó không có chỗ để đến mà lại trống không.
Thầy Trong Suốt: Cái Biết này có đến đâu không? Hay luôn ở đây? Đúng chưa? Tiếp đi.
Hải Nam: Cái Không này không do nhân duyên gì tạo ra và trong sáng, thông tỏ.
Thầy Trong Suốt: Cái Biết này có do nhân duyên gì tạo ra hay không? Hay nó tự thế thôi?
Con có tìm được nguyên nhân gì của Biết không? Mọi thứ trên đời ấy thông thường đều có nhân duyên của nó đúng không? Con đến đây phải có nhân duyên của đây. Nhưng cái Biết này rất đặc biệt, là nó chẳng do cái nhân duyên gì tạo ra hết. Nó tự có như vậy. Đấy là một thứ rất đặc biệt trên đời. Cái thân tâm này có nhân duyên tạo ra không? Thế có nhân duyên tạo ra thì mất đi được không? Tất cả những Pháp có điều kiện thì sẽ vô thường. Cái thân tâm này do nhân duyên tạo ra bố mẹ v.v… thì nó sẽ mất. Nhưng cái Biết vì nó không do nhân duyên gì tạo ra nên nó không mất. Đấy. Đọc tiếp đi.
Hải Nam: Khi ông thấy cái này và nhận ra nó, ông biết được bản lai diện mục của ông.
Thầy Trong Suốt: “Khi ông thấy cái Biết này, nhận ra nó, ông biết được bộ mặt xưa nay của ông”. Hay là sư phụ nói là cái trạng thái vốn có của ông. Đúng không? Hóa ra xưa này ông không phải là cái mặt này. Mặt này thì có phải xưa nay có không? Hồi bé có cái mặt này không? Ngay hồi bé đã không có mặt này rồi đúng không? Lúc già còn mặt này nữa không?
Là gương mặt khác rồi đúng không? Đời trước mặt này không? Càng không. Như vậy cái mặt này có phải mặt xưa nay không? Nhưng cái Biết là cái xưa nay nó luôn ở đây. Có bao nhiêu mặt đi nữa ấy thì mặt đấy diễn ra ở đâu? Có mặt hiện ra nhưng nó hiện ra ở đâu? Hiện ra trong Biết, đúng không? Biết mới là bộ mặt xưa nay của ông. Hay Biết là trạng thái tự nhiên vốn có của ông. Đấy. Tiếp đi.
Hải Nam: Ông hiểu được bản tánh của mọi sự vật. Bấy giờ ông thấy bản tánh của tâm.
Thầy Trong Suốt: “Khi mà ông hiểu cái Biết này thì hiểu được bản tính của mọi sự vật”.
Hóa ra mọi sự vật lâu nay mình cứ tưởng là vật lý, toán học, hóa học, theo quy luật này nọ đúng không? Trái đất quay quanh mặt trời v.v… nhưng thực chất bản tánh của nó chỉ là gì thôi? Hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết. Có đúng bản tính cuộc đời con chỉ thế không?
Mình có rất nhiều công thức toán học rồi vật lý để mô tả cuộc đời này nhưng đặc điểm chung là gì? Mọi thứ đều hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết. Đến rồi đi trong…? Mọi việc đến rồi đi trong Biết chính là bản tính của cuộc đời.
Đồng ý chưa? Biết đúng ở mọi chuyện, nó là công thức chung của mọi chuyện. Đúng bản tính không? Chứ còn bây giờ quả táo rơi xuống đất là do gì?
Một bạn: Trọng lực ạ.
Thầy Trong Suốt: Ai bảo thế? Đấy là con nghĩ trọng lực chứ đúng không? Nhỡ một ông Thượng đế làm rơi xuống thì sao? Không ai nói được đúng không? Nhưng bản tính cuộc đời thì dù là gì? Trọng lực hay không phải trọng lực thì đều là đến rồi đi trong Biết. Như vậy là việc nhận ra cái Biết này có phải là hiểu được bản tính cuộc đời không? Ngày hôm nay ấy, con hiểu một cái mà những người già, thậm chí bác học cũng không hiểu được. Con hiểu về bản tính cuộc đời. Đúng chưa?
Sau này con con hỏi: “Mẹ ơi bản tính cuộc đời là gì?”. Bản tính cuộc đời là gì mình trả lời thế nào? Mọi thứ đến và đi trong Biết, thì nó thấy đúng ngay. Chứ con bảo bản tính cuộc đời ví dụ như là “ở hiền gặp lành”, nói thử thế xem nó thấy không? Nó thấy nhiều khi nó ở hiền mà gì? Lại gặp dữ. Nó bảo: “Mẹ chẳng hiểu bản tính cuộc đời gì cả”. Đúng chưa? Đúng không?
500 năm trước mà con nói là: “Trái đất quay quanh mặt trời” thì con bị hỏa thiêu rồi. Sẽ có người bảo là con chẳng hiểu gì bản chất cuộc đời cả. Nhưng nếu con nói mọi thứ hiện ra mọi thứ đến rồi đi trong Biết thì sao? Chuẩn luôn không? Đấy, đấy mới là bản tính cuộc đời.
Ông già này cần một giáo Pháp đơn giản, dễ hiểu, Ngài Liên Hoa Sanh dạy luôn giáo Pháp gì? Biết này. Hóa ra bản tính cuộc đời chỉ là gì?
Mọi thứ đến rồi đi trong Biết. Được chưa? Thế theo con cái Biết này thường hay vô thường?
Một bạn: Thường ạ.
Thầy Trong Suốt: Tất cả các Pháp có điều kiện thì vô thường. Vậy Biết là…? Biết có phải là Pháp có điều kiện không?
Các bạn: Không ạ
Thầy Trong Suốt: Có điều kiện là phải có gì đó mới sinh ra, mất điều kiện nó diệt đi. Nhưng Biết là một thứ mà nó vô điều kiện. Tí nữa sư phụ đọc một bản Kinh khác của Đức Phật, Đức Phật gọi nó là “Diệu thường” – tức là một cái thường rất kỳ diệu. Nó vượt ra khỏi giới hạn thường và vô thường. Nó là cái vô điều kiện mà. Cái Biết này là cái vô điều kiện. Nếu con nương tựa vào những thứ có điều kiện thì mất điều kiện, cái đấy tan. Đúng chưa? Nếu con nương tựa vào sư phụ, sư phụ có điều kiện hay vô điều kiện?
Một số bạn: Có điều kiện.
Thầy Trong Suốt: Ông này biến mất, đi mất, đúng không? Là tất cả các con mất chỗ nương tựa. Đúng chưa? Nhưng nếu con nương tựa vào một thứ vô điều kiện, là gì? Là Biết thì không lo ông ấy đi mất cả. Ông Biết này không bao giờ đi mất. Đúng chưa? Đấy mới là chỗ nương tựa thực sự của con. Nhà con ở đâu?
Một bạn: Vũng Tàu ạ.
Thầy Trong Suốt: Vũng Tàu. (Thầy cười) Thế trước khi nhà ở Vũng Tàu con chuyển nhà thì nhà ở đâu? Sài Gòn. Vậy nhà nào là nhà thật của con? Lúc thì ở Vũng Tàu, lúc Sài Gòn. Vậy nhà nào là nhà thật của con? Nhà là nơi con luôn ở chỗ nào? Luôn ở đâu?
Bạn đó: Ở trong Biết.
Thầy Trong Suốt: Con luôn ở đâu? Ở trong Biết. Vậy nhà thật con là cái gì? Cái Biết này.
“Cùng nhau chúng ta sẽ về nhà bạn nhé”. Có phải là “Cùng nhau chúng ta sẽ về Vũng Tàu bạn nhé” không? Hay là “Hà Nội bạn nhé” ?
Không. Con thấy trang Trong suốt có câu đấy không? Suốt ngày ở dưới chân trang có câu là gì? “Cùng nhau chúng ta sẽ…”? “..về nhà bạn nhé”. Vậy nhà ở đâu? Nhà con chính là…? Là Biết. Quê con ở đâu?
Một bạn: Hải Phòng.
Thầy Trong Suốt: Hải Phòng. Vì sao nói quê Hải Phòng? Vì con sinh ra ở Hải Phòng nhưng thực chất con sinh ra ở Hải Phòng không? Đời trước con sinh ở đâu? Không biết đúng không?
Nhưng có một chỗ chắc chắn con sinh ra ở đấy. Là gì? Con sinh ra trong gì? Bằng chứng là đẻ ra cái oe oe khóc ngay đúng không? Thấy lạnh ngay. Nhà con chính là nơi con ở, nơi con ở, luôn luôn ở, chính là Biết. Quê con là nơi con sinh ra, nơi con sinh ra luôn luôn là…? Là Biết. Như vậy ngày hôm nay con có được thấy quê nhà chưa? Đúng chưa? Sống bao nhiêu năm rồi mới biết là gì? Hóa ra quê mình ở đâu?
Nhà mình ở đâu? Đây là cái “Nhà” mà sư phụ nói đấy. “Cùng nhau ta sẽ về nhà bạn nhé”.
Rồi, con nghe đọc tiếp đi.
Hải Nam: Bấy giờ ông thấy bản tánh của tâm, xác định trạng thái căn bản của thực tại và chặt đứt mọi nghi ngờ về sự hiểu biết. Tâm tỉnh giác của tánh Giác không tạo tác từ bất kỳ chất thể nào.
Thầy Trong Suốt: Tâm tỉnh giác của tính Giác, tất cả các từ đấy nói về cái Biết. Con nghe cứ khó hiểu là Biết hết, hiểu chưa? Cái Biết ấy, nó chẳng tạo ra chất thể nào hết. Bây giờ biết chất Biết là gì? Biết chất của nó là gì? Ôxi, nitơ hay là cái gì? Ở trong nó thì mọi chất thể hiện ra, nhưng nó làm bằng chất gì? Biết ấy, con không thấy nó là chất gì hết, đúng không? Tiếp đi.
Hải Nam: Nó tự tại và sẵn đủ nơi ông.
Thầy Trong Suốt: Nó tự do với mọi chuyện – gọi là tự tại. Và nó sẵn ở nơi con, đúng chưa?
Tiếp đi.
Hải Nam: Cái này là bản tánh của mọi sự, nó dễ chứng ngộ vì không phải tìm ở đâu khác.
Thầy Trong Suốt: Chuẩn chưa? Cái Biết này mới tự chứng ngộ được chứ. Khi mà hỏi là “Có đang biết hay không?” con cảm thấy ngay được là gì? Đang biết đúng không? Có hiểu “tính Không” là gì không?
Một bạn: Không ạ.
Thầy Trong Suốt: Làm sao mà hiểu được.
Chứng tỏ “tính Không” khó chứng ngộ hơn rất nhiều. Con phải học bao nhiêu lâu. Còn có đang biết hay không thì sao? Một cái thấy luôn. Thậm chí là “Có hiểu nhân quả là gì không?” so với cả “Có đang biết hay không?” cái nào dễ hơn? Nhân quả nghĩ mãi mới ra đúng không? Còn Biết thì sao? Đây, đang biết đây. Tiếp đi.
Hải Nam: Cái này là bản tánh của tâm thức, nó không cần nương dựa vào một chủ thể nhận biết nào và một đối tượng được nhận biết nào.
Thầy Trong Suốt: Có cần cái “tôi” đứng sau điều khiển cái Biết không? Bản thân các con điều khiển được cái Biết này không? Bảo “Đừng biết nữa”, có bảo được không? Như vậy đầu tiên là nó không cần một chủ thể sau lưng để sở hữu cái Biết này, đúng không? Thứ hai nó cần một cái gì đó để biết không? Nếu mà có thì biết là có, không có thì biết là…? Giống như âm thanh lúc nãy đấy. Có âm thanh biết là âm thanh, không âm thanh thì biết là không âm thanh. Nó không cần một đối tượng chủ thể nào. Như vậy là nó có thể tự nó tồn tại và không phụ thuộc vào con hay là vào vật. Đúng không? Tiếp đi.
Hải Nam: Nó bất chấp những giới hạn của vô thường và hủy diệt.
Thầy Trong Suốt: Đấy, cái sư phụ nói lúc nãy đấy, nó vượt ra khỏi vô thường và hủy diệt. Vì nó là vô điều kiện. Tất cả các Pháp có điều kiện thì vô thường. Cái Biết nó tự tồn tại vì nó vượt ra khỏi vô thường và hủy diệt. Rồi, tiếp.
Hải Nam: Trong nó không có cái gì để biết.
Thầy Trong Suốt: Câu này thì khó hơn. Sau này con sẽ được học môn gọi là “Không có thật”, thì sẽ hiểu cái Biết này nó không có gì thực sự bên trong cả. Câu này bỏ qua.
Hải Nam: Trạng thái tỉnh giác của giác ngộ chính là cái Biết của tự ông, nó vốn là tỉnh giác.
Thầy Trong Suốt: Giác ngộ chỉ là cái Biết này thôi. Lâu nay mình cứ tưởng giác ngộ là cái gì khủng khiếp, đúng không? Giác ngộ chỉ là trạng thái Biết này thôi. Tiếp.
Hải Nam: Trong nó không có cái gì để đi vào địa ngục, Tánh Giác vốn là thanh tịnh.
Thầy Trong Suốt: Cái Biết này vốn thanh tịnh.
Bên trong có bao nhiêu bẩn đi nữa thì Biết có bẩn không? Không đúng không. Đấy, tiếp đi.
Hải Nam: Trong nó không có sự tu hành nào để tiến hành.
Thầy Trong Suốt: Con không cần phải tu hành để đạt được nó. Đúng không? Đây, nó đây rồi. Tiếp đi.
Hải Nam: Bản tánh nó vốn là thông tỏ. Cái thấy vĩ đại này về trạng thái bản nhiên vốn thường trụ nơi ông…
Thầy Trong Suốt: Rồi. “Trạng thái bản nhiên vốn thường trụ nơi ông”: đây là trạng thái vốn như thế. Đúng không? Là trạng thái thật sự của con đấy. Con lâu nay cho mình là thân tâm này, vui buồn sướng khổ nhưng đấy không phải là trạng thái bản nhiên, trạng thái tự nhiên vốn có của con. Trạng thái bản nhiên vốn có của con là gì? Là Biết. Trong đấy mọi thứ gì? Đến rồi đi. Đấy mới là trạng thái bản nhiên. Bản nhiên, bản là vốn. Bản là xưa đấy: xưa nay, vốn thế. Đây là trạng thái nó vốn như vậy. Thế thôi. Tiếp đi.
Hải Nam: Phải biết rằng không thể tìm nó ở một nơi nào khác. Khi ông hiểu biết cái thấy như vậy và muốn áp dụng nó vào trong chứng nghiệm của mình, bất kỳ nơi đâu ông ở đều là cái thất ẩn cư trên núi cho thân ông. Bất cứ hình tướng bên ngoài nào ông thấy đều là như như và bổn lại không tịch; hãy để cho nó tự như, giải thoát khỏi mọi tạo tác của tâm thức. Các hình tướng vốn tự do, không vướng mắc ấy trở thành những người giúp đỡ ông, và ông có thể tu hành khi dùng những hình tướng ấy như là con đường giải thoát.
Thầy Trong Suốt: Rồi. Đoạn này nói về cách tu, rất đơn giản. Không phải đi nhập thất gì hết. Con nhận thấy rằng: đây, Biết luôn ở đây là xong. Đấy, việc con nhìn thấy hình ảnh chứng tỏ là con phải đang gì? Đang biết. Như vậy là dùng luôn hình ảnh để thấy Biết đang ở đây, để nhớ Biết đang ở đây. Vì con đang rất tức giận, chứng tỏ con phải đang biết. Việc con đang rất buồn, chứng tỏ con?
Các bạn: Đang biết.
Thầy Trong Suốt: Như vậy, con dùng chính những hình tướng hay là nỗi buồn hay là cơn giận để nhận ra rằng con đang biết. Hiểu không?
Như vậy cách tu hành nó dễ đến mức là gì?
Con không cần phải dẹp trừ phiền não, mà tận dụng luôn phiền não để thấy là gì? Ngay khi phiền não vẫn đang biết. Là cách tu mà sau này sư phụ sẽ chia sẻ, sau buổi hôm nay, vô cùng dễ, dễ đến mức con không phải dẹp cái đống kia nên con có thể tập bất kỳ lúc nào, trong cả một ngày của con luôn, lúc nào muốn tập là tập được ngay. Con càng tập thì con càng thấy rằng: Ừ, trạng thái bổn nhiên của mình, trạng thái vốn có đấy, trạng thái tự nhiên vốn có của mình chỉ là Biết mà thôi.
Rồi, đoạn này thì không cần tập, nghĩ kỹ đâu, đấy là chia sẻ, sau này cách tập rất đơn giản:
Bất kỳ lúc nào cũng tập được, bất kỳ trạng thái tâm thức nào cũng tập được. Chứ không phải là khi mình đang rất tức giận, bực bội, mình phải tập 6 Bước vô thường để cái đống đấy nó hết đi. Nếu con giỏi thì tập được ngay lúc đấy, còn đâu con chưa giỏi thì con tập gì? 6 Bước vô thường để giải quyết bớt đã, đúng chưa? Nghĩa là cả 2 đều tốt, cả Pháp 6 Bước vô thường hay các Pháp khác, lẫn cái Biết này đều cần thiết.
Nhưng cái Biết này có thể tập bất kỳ lúc nào cũng được, ý là thế. Tiếp đi.
Hải Nam: Bên trong, bất cứ cái gì khởi lên trong tâm ông, bất kỳ điều gì ông nghĩ, đều vô tự tánh và trống không. Tư tưởng nào xảy tới đều vốn là giải thoát vì không có tự tánh. Khi hiểu biết và chánh niệm bản chất của tâm mình, ông có thể dùng các tư tưởng như là con đường giải thoát và sự tu hành trở nên dễ dàng.
Thầy Trong Suốt: Đấy, như sư phụ nói đấy, mọi suy nghĩ luôn, không cần phải tránh suy nghĩ này suy nghĩ kia. Tiếp.
Hải Nam: Một lời khuyên sâu xa: Bất kể loại xúc động gì ông cảm nhận, hãy nhìn vào mối xúc động và nó biến mất không dấu vết. Xúc động như thế vốn là tự do, giải thoát. Điều này đơn giản để thực hành. Khi ông có thể thực hành theo như vậy, sự thiền định của ông không giới hạn trong những thời công phu. Biết rằng mọi sự, thứ gì cũng là một người giúp đỡ, một thiện tri thức, kinh nghiệm thiền định của ông sẽ không biến đổi, tự tánh không gián đoạn, và cư xử của ông không vướng mắc. Dầu ở bất kỳ nơi đâu, ông cũng không bao giờ lìa khỏi tự tánh.
Thầy Trong Suốt: Rồi. Dù ở bất kỳ đâu, cũng không bao giờ rời khỏi? Khỏi gì? Tự tánh chính là gì? Tính Biết của mình. Tự tánh là cái tính có sẵn. Biết này. Rồi.
Hải Nam: Một khi ông thực hiện điều này, thân xác của ông có thể già cỗi, nhưng tâm tỉnh giác ấy thì không có tuổi.
Thầy Trong Suốt: Thân xác có thể già nhưng Biết thì? Không có tuổi.
Hải Nam: Nó không hề biết đến sự phân biệt trẻ, già. Tự tánh siêu việt khỏi phân biệt và thiên chấp. Khi ông nhận biết tánh Giác này, tự tâm tỉnh thức này, thường hằng hiện diện nơi chính ông, thì không có một sự khác biệt nào giữa lợi căn và độn căn.
Thầy Trong Suốt: Khi đã nhận ra cái Biết này rồi thì thông minh với cả ngu dốt, chả khác gì nhau. Đều biết cả. Đúng chưa?
Hải Nam: Khi ông hiểu rằng tự tánh, vốn thoát khỏi phân biệt và thiên chấp, thường hằng hiện diện nơi chính ông, thì không có một sự khác biệt nào giữa học nhiều và học ít.
Thầy Trong Suốt: Thấy chưa? Yên tâm nhé.
Trong số các con sẽ có người cảm thấy là dốt đúng không? Sợ theo sư phụ khó vì thấy học dốt quá. Nhưng không có sự phân biệt nào nữa, học nhiều cũng như học ít. Rồi tiếp đi.
Hải Nam: Dầu cho thân thể ông, chỗ nương dựa của tâm thức, có tan rã, thì Pháp thân của trí huệ tỉnh giác vẫn thường trụ.
Thầy Trong Suốt: Dù thân thể tan rã thì cái Biết này vẫn gì? Đấy, hay không? Ngài Liên Hoa Sanh khẳng định cho các con rồi. Thân thể có tan thì Biết nó vẫn thường trụ. Tiếp.
Hải Nam: Khi ông an trụ trong trạng thái không biến đổi này, không có gì khác biệt giữa một cuộc đời dài lâu hay ngắn ngủi.
Hỡi ông lão, hãy thực hành ý nghĩa chân thực!
Hãy đem sự thực hành vào tâm! Chớ nhầm lần chữ và nghĩa. Chớ xa lìa bạn đạo. Hãy cần mẫn!
Hãy ôm trọn mọi sự với chánh niệm tỉnh giác.
Chớ buông theo những cuộc nói chuyện nhàn rỗi và những lời bàn luận suông. Chớ dấn mình vào những mục đích thường tục. Chớ bận rộn lo toan về con cái. Chớ đòi hỏi thức uống và đồ ăn.
Hãy dự định để chết như một người bình thường!
Thầy Trong Suốt: Đấy. Rất hay. Ông này già, sắp chết rồi. Đúng không? Bây giờ chỉ có thực hành cái này thôi, chứ đừng đòi hỏi đồ ăn, đừng quan tâm con cái nữa. Hãy dự định để chết như một người? Các con dự định chết như một người thế nào?
Các bạn: Bình thường.
Thầy Trong Suốt: Đấy. Bình thường thôi. Khi con định chết như một người đặc biệt, thì con sẽ mất rất nhiều công sức để biến mình thành người đặc biệt. Còn nếu con chấp nhận là chết như một người bình thường, sẽ dồn toàn sức lực vào đâu? Nhận ra cái Biết này. Ông già này sắp mất, càng thấy điều đấy. Ở đây có ai muốn chết như một người bình thường không? Giơ tay xem nào? Bình thường thôi.
(Các bạn giơ tay) Được, đúng học trò của sư phụ, đúng không?
Thậm chí người hơi tầm thường một tí có được không? Miễn là gì? Giác ngộ thôi, nhỉ? Cần gì phải đặc biệt? Đúng không? Mà Giác ngộ đây là gì thôi? Ngày xưa cứ nghĩ Giác ngộ là kinh khủng! Giác ngộ chỉ là gì thôi? Tu hành là gì?
Nhận ra trạng thái vốn có này, sống ở trong nó. Giác ngộ là gì? Không quên. Không quên nữa. Không khó đâu. Tiếp đi.
Hải Nam: Cuộc đời của ông đang hết dần, thế nên hãy kiên trì tinh tấn! Hãy thực hành lời chỉ dạy này cho một người già trên ngưỡng cửa của cái chết!
Bởi vì sự chỉ thẳng cây gậy vào tim của Sherab Gyalpo, lời dạy này được gọi là: “Sự khai thị chỉ thẳng cây gậy vào ông lão.” Sherab Gyalpo Ngog đã được giải thoát và đạt đến toàn thiện.
Thầy Trong Suốt: Kinh không? Sắp chết nhé, không biết chữ mà vẫn đạt đến Giác ngộ. Sợ chưa? Bạn nào già yên tâm chưa? Ai nghe bài này xong yên tâm hơn giơ tay nào? (Các bạn giơ tay) Rồi, rất tốt. Đây không phải chỉ già đâu mà những bạn mà kiểu gọi là ngốc một tý, nghĩa là không học nhiều, không biết chữ, cũng yên tâm. Vì sao? Dễ mà. Cả cái đoạn văn này nếu mà con đọc kỹ, nó bao gồm cả cái con đường luôn, cách tu đấy; bao gồm cả cái hiểu biết, cả cách tu và nhắc lại là dành cho ông già sắp chết không biết chữ.
Tự tin hơn không? Nghe đoạn này tự tin hơn không? Nếu ông già sắp chết không biết chữ vẫn tập được thì một bà mẹ bận rộn với con cái có tập được không? Được chứ đúng không?
Một người đi làm bận rộn có tập được không?
Một người có nhiều tính xấu có tập được không? Ở đây toàn tính tốt không quan tâm đúng không? Đấy, nhiều tính xấu vẫn gì? Thậm chí kinh khủng nhất là một đứa bé 8 tuổi tập được không? Chẳng qua là không muốn tu thôi. 8 tuổi dạy cái này tập và giác ngộ bình thường. Vì nó bình đẳng mà, cái Biết này này.
Đúng không?
Một người tâm thần tập được không? Khó nữa.
Tất nhiên không có gì đảm bảo cả nhưng tâm thần thì khó hơn. Vì sao? Tập đây là phải nhớ.
Tập là gì? Tập là nhớ. Nếu người tâm thần mà có khả năng nhớ thì tập được, người tâm thần mà không nhớ gì nữa thì chịu. Còn nhớ được thì tập được. Giống như sư phụ bảo con là: “Có đang biết hay không?” Nếu con nhớ tập thì sao? Tập được. Còn nếu con chẳng nhớ tập thì sao? Không tập được.
Đấy, nên là sau buổi ngày hôm nay ấy, các con nên nhắc mình, 5 phút một lần, đặt chuông đi, nhắc một câu thôi, có đang biết hay không?
Để xem Biết có đang ở đây không? Và câu đấy là con ra khỏi được suy nghĩ rất nhiều. Rồi.
Nghe Đức Phật giảng cho ngài Anan không?
Các bạn: Có ạ!
Thầy Trong Suốt: Nhé! Sau này tất cả những cái này gửi lên group nào đó đi. Hồng Anh đâu nhỉ? Mấy cái này sau này đỡ phải gửi lại nữa, đưa vào group nào đó. Bài vừa xong đã gửi chưa, chưa gửi đúng không?
Hồng Anh: Bài vừa xong có gửi trong group chat rồi Sư phụ. Còn cái bài đăng thì con đang làm ghi âm xong mới đăng kèm với link bài hôm qua.
Thầy Trong Suốt: Rồi. Sau ngày hôm nay thì sẽ có một nhóm gõ lại các buổi giảng của sư phụ. Buổi giảng hỏi đáp. Đọc những cái hỏi đáp các con sẽ hiểu rõ hơn cái mà sư phụ muốn giảng. Mình có 3 buổi ở Hà Nội đúng không? À 3 buổi Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn.
Mình có mấy buổi hỏi đáp rồi?
Hồng Anh: 3 ạ!
Thầy Trong Suốt: 3 à. Ở Sài gòn mình sẽ tổ chức một buổi hỏi đáp. Tối nay đúng không?
Bây giờ hỏi đáp, tối hỏi đáp. Để khi nào con hiểu rõ ràng về nó thì thôi. Theo sư phụ, mất 3 tháng. Hiểu rõ về nó thì tập rất là dễ. Hiểu không rõ về nó rất khó tập. Hiểu rõ về nó thấy dễ như là ăn bánh, nhỉ?
Pháp Biết này rất dễ vì một ông già sắp chết, không biết mà vẫn có thể học và giác ngộ được thì những người già, đứa bé 8 tuổi, bà mẹ bận rộn với con cái, người ngu dốt hay xấu tính thì đều có thể tập được.
8. Trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật giới thiệu về Biết ra sao?
Thầy Trong Suốt: Kinh Lăng Nghiêm là kinh rất là hay. Đức Phật tiên tri là sau này Đạo Phật mất đi thì Kinh đầu tiên sẽ mất là Kinh Lăng Nghiêm này, Kinh cuối cùng mất là Kinh A Di Đà. Sau đấy thì Đạo Phật chỉ nhớ được câu “A Di Đà Phật” và sau đấy người ta quên mất câu đấy là hết, đoạn cuối thời Mạt Pháp là như vậy. Thì cái Kinh đầu tiên sẽ bị mất, tức là quên lãng đấy, là cái Kinh sư phụ sắp đọc, một đoạn. Tại vì trong Kinh này nó nói về sự thật tuyệt đối rất là mạnh nên thường như thế người ta quên trước. Mạt Pháp mà. Còn Kinh A Di Đà là Kinh dễ nhất. Ai đọc cũng có thể cảm nhận, hiểu Đạo Phật nên nó sẽ mất đi sau.
Cuối cùng câu A Di Đà Phật là câu dễ nhất trên đời, cũng sẽ gì? Sẽ mất nốt. Đấy là đỉnh điểm của Mạt Pháp, mất hoàn toàn.
Đây là một đoạn trong Kinh Lăng Nghiêm: “Chỉ ra Tính Nghe là thường trụ” (Thầy vừa đọc vừa giảng giải nghĩa của Kinh Lăng Nghiêm) “Phật bảo ông Anan rằng: “Ông học về mặt nghe nhiều, chưa hết các điều lậu lạc, trong tâm chỉ biết suông cái nhân điên đảo mà cái điên đảo hiện thật trước đó thì chưa biết được, e rằng ông thành thật còn chưa tin phục. Nay tôi thử đem những việc trần tục để trừ cái nghi của ông.” Đây là một đoạn mà trước đấy Đức Phật đã giảng về tính Biết rồi, nhưng thấy Anan còn chưa tin lắm. Trước là Ngài đã giảng tính Biết cho rất nhiều người. Rất nhiều người đã nghe và hiểu ra. Nhưng Anan vẫn có vẻ chưa tin, Đức Phật nói như vừa xong: “E rằng ông thành thật còn chưa tin phục. Nay tôi thử đem những việc trần tục để trừ cái nghi của ông.” “Khi bấy giờ, Đức Như Lai bảo ông La Hầu La đánh một tiếng chuông, rồi hỏi ông Anan rằng:
Nay ông có nghe chăng? – giống con lúc nãy không? Đấy. “Ông Anan và đại chúng đều nói:
Có nghe.
Chuông hết kêu, không tiếng, Phật lại hỏi rằng:
Nay ông có nghe chăng?
Ông Anan và đại chúng đều đáp:
Không nghe.” Giống lúc nãy không? Để xem có ông nào được cờ không nhé! Xem trong này có ông nào được cờ không?
“Khi đó, ông La Hầu La lại đánh một tiếng, Phật lại hỏi rằng:
Nay ông có nghe chăng?
Ông Anan và đại chúng lại đều đáp:
Có nghe.
Phật hỏi ông Anan:
Thế nào thì ông có nghe, còn thế nào thì ông không nghe? Ông Anan và đại chúng đều bạch Phật rằng:
Tiếng chuông nếu đánh lên, thì chúng tôi được nghe; đánh lâu tiếng hết, tăm vang đều không còn, thì gọi là không nghe.
Như Lai lại bảo ông La Hầu La đánh chuông, rồi hỏi ông Anan rằng:
Theo ông, nay có tiếng không? Ông Anan và đại chúng đều nói:
Có tiếng.
Ít lâu tiếng dứt, Phật lại hỏi rằng:
Theo ông, nay có tiếng không?” Sao? Các con thì sao? Tiếng dứt rồi thì có thấy không? Nay có tiếng không? Theo các con thì sao?
Các bạn: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Làm sao lại không có? Mất tiếng chuông, nhưng mà gì? Các con còn nghe đủ các loại tiếng trên đời này. Làm sao lại bảo không có tiếng? Đúng chưa?
“Ông Anan và đại chúng đều đáp: “Không có tiếng.” – Phật vẫn kiên nhẫn, bảo ông La Hầu La đánh chuông.
Phật lại hỏi rằng:
Theo ông, nay có tiếng không? Ông Anan và đại chúng đều nói:
Có tiếng.
Phật hỏi ông Anan:
Thế nào, ông gọi là có tiếng, còn thế nào, thì ông gọi là không tiếng? Ông Anan và đại chúng đều bạch Phật rằng:
Tiếng chuông, nếu đánh lên, thì gọi là có tiếng, đánh lâu tiếng hết, tăm vang đều không còn, thì gọi là không tiếng.
Phật bảo ông Anan và đại chúng rằng:
Sao các ông lại nói trái ngược, lộn xộn như thế?
Đại chúng và A-nan đồng thời bạch Phật:
Làm sao Phật bảo chúng tôi trái ngược, lộn xộn?” Rõ ràng hết tiếng bảo không có tiếng đúng không? Nhưng Phật lại chê là gì? Nói lộn xộn.
Thế là mới bức bối hỏi Phật là gì: “Làm sao…?”, hơi láo không? “Làm sao Phật bảo chúng tôi trái ngược, lộn xộn?” Đấy, phải:
“Thưa Phật” đúng không? “Tại sao Phật lại bảo chúng con…”, nhưng mà đây tính Biết thế này đấy, tính Biết là “Làm sao”, không có thưa bạch gì cả. Đấy.
Phật dạy: “Tôi hỏi ông về nghe, thì ông nói là nghe, tôi hỏi về tiếng, thì ông nói là tiếng, chỉ cái nghe và cái tiếng mà trả lời không nhất định như thế, sao lại không gọi là trái ngược lộn xộn?
Ông Anan, tiếng tiêu mất, không tăm vang, thì ông gọi là không nghe. – Anan nghĩ rằng là mất tiếng rồi thì gọi là?
“Nếu thật như không nghe, thì tính nghe đã diệt rồi đồng như cây khô, khi tiếng chuông lại đánh lên, làm sao ông còn biết được.” Nếu như không nghe được gì cả, thì tại sao đánh chuông, hết tiếng chuông đấy, đánh một tiếng khác lại gì? Lại biết. Như vậy vẫn phải đang biết liên tục, đúng không? Vì khi không có tiếng, biết là không có tiếng, mà khi có tiếng, biết là có tiếng. Còn nếu mà cái Biết đấy nó diệt mất rồi ấy, thì sau khi nghe xong âm thanh, cái Biết diệt mất thì đánh một tiếng nữa lên, Biết nó còn ở đấy không?
Nhé, con nghe một tiếng chuông, hết tiếng chuông thì khả năng biết biến mất thì làm sao mà tự nhiên đánh một tiếng chuông mới, Biết lại hiện ra được, nó phải chết rồi chứ? Nhưng vì cái Biết nó luôn ở đấy nên là đánh chuông thì biết là có đánh chuông, hết tiếng chuông biết là hết tiếng chuông, đánh một tiếng mới lại biết là có tiếng mới. Còn nếu mà cái khả năng biết nó diệt khi tiếng chuông hết thì làm sao lại nghe được tiếng chuông mới bây giờ. Đồng ý không?
Phật nói Anan đấy. Ông ấy cho rằng tiếng chuông hết thì không nghe gì. Tại sao tiếng chuông mới lên ông ấy lại nghe? Chứng tỏ trong suốt tiến trình đấy ông phải gì? Phải luôn nghe thì mới phân biệt được. Biết là gì?
Chỗ này là không có tiếng rồi lúc sau lại có tiếng nổi lên. Đấy là cách mà Đức Phật chỉ cho Anan. Là không có tiếng thì không phải là không nghe. Vẫn nghe. Đúng không? Chẳng qua là nghe cái gì? Nghe cái im lặng, nghe không có tiếng thôi. Và khi có tiếng thì là lập tức gì? Nghe thấy ngay.
Thì cái Biết của con cũng thế thôi, giống như lúc nãy bạn Hải Minh nói đấy. Bạn ấy thấy rất lờ mờ chứng tỏ bạn phải biết gì? Phải biết là đang có lờ mờ, vậy Biết nó phải đang ở đấy, nếu không thì sao bạn lại nói là biết con thấy lờ mờ lắm sư phụ ạ! Đúng chưa? Thế theo con khi say rượu thì có biết không?
Một bạn: Có ạ!
Thầy Trong Suốt: Nếu không biết thì sao? Sao biết là đang say đang lảo đảo đang đầu như chong chóng? Đúng không? Rồi! “Nếu thật không nghe thì tính nghe đã diệt rồi đồng như cây khô khi tiếng chuông đánh lên làm sao ông còn biết được? Biết có biết không là tự cái tiếng có và không, đâu phải tính nghe kia vì đó mà có mà không.” Tính nghe là tính Biết tổng quát. Biết thì qua hình ảnh âm thanh v.v… suy nghĩ, nhưng mà đây nói về cái nghe thì không phải là không có tiếng thì không nghe, đúng không? Mà có tiếng hay không có tiếng thì tính nghe vẫn gì? Vẫn ở đó, đúng chưa? “Nếu tính nghe thật là không thì còn cái gì biết là không nữa?”. Nếu mà con không có cái gì để nghe thì làm sao biết là không có gì? Nếu lúc mà không có âm thanh ấy, con không có tính nghe ấy thì làm sao biết là không có gì đúng chưa? Con biết không có gì vì con vẫn đang gì, vẫn đang gì, vẫn đang biết.
Rồi! “Vậy nên Anan cái tiếng ở trong cái nghe…” Nhớ là cái nghe trong này là từ cái Biết sư phụ dạy các con, cái Biết là cái tổng quát của cái nghe. “Cái tiếng ở trong cái nghe tự có sinh có diệt, không phải vì ông nghe cái tiếng sinh diệt mà làm cho tính nghe của ông thành có thành không”. Tóm lại tính nghe, tính Biết ấy nó không bị ảnh hưởng bởi sinh diệt, của âm thanh đúng chưa? “Ông còn lộn lạo lầm cái tiếng làm cái nghe, lạ gì chả mê mờ, lấy cái thường làm cái đoạn”. Cái gì là cái thường?
Tính Biết! Cái gì là cái đoạn? Âm thanh, kết thúc nó!
“Tóm lại ông không nên nói rằng rời các thứ động tĩnh, đóng mở không bịt thì cái nghe không có tính. Như người ngủ mê nằm trên giường gối, trong nhà có người, trong lúc người kia ngủ giã một cối gạo. Người ấy trong chiêm bao nghe tiếng giã gạo, lầm thành vật khác, hoặc cho là đánh trống hoặc cho là đánh chuông tức trong chiêm bao người đấy cũng lấy làm lạ rằng sao tiếng chuông lại vang lên như cây như đá, khi chợt tỉnh dậy liền nghe tiếng chày thì người ấy tự bảo người nhà rằng, chính trong lúc chiêm bao tôi đã lầm tiếng chày này là tiếng trống. Anan, người đó trong chiêm bao, đâu nhớ những chuyện động tĩnh đóng mở không bịt, hình người kia tuy ngủ nhưng tính nghe không mờ”. Hay không?
Hình thân người chỉ là một cái hình thôi mà.
Hình người kia tuy ngủ nhưng mà cái tính Biết có mờ không? Bằng chứng vẫn nghe được âm thanh, đúng không? Câu này hay này: “Dầu cho hình ông tiêu tan, thân mạng rời đổi diệt mất, làm sao tính nghe ấy, lại vì ông mà tiêu diệt được?”. Như vậy là không chỉ là lúc mình sống mà lúc mình chết rồi, thân thể tiêu tan thì tính Biết nó không thể mất đi được. Ở đây Phật khẳng định thế đấy. “Do các chúng sinh từ vô thuỷ đến nay đi theo sắc thanh, theo niệm mà lưu chuyển”, các suy nghĩ đấy. “Không hề khai ngộ, bản tính thanh tịnh diệu thường”.
Đức Phật gọi cái Biết là gì? Là bản tính. Thanh tịnh không? Thanh tịnh không bẩn được, nhưng còn cái gì nữa? Diệu thường. Nó vượt ra khỏi vô thường, nó vượt ra khỏi thường và vô thường. Thường và vô thường là những cái suy nghĩ, bảo đây là thường, đây là vô thường, vậy nó vượt khỏi suy nghĩ không? Nên nó gọi là diệu thường vì thế, nó không bao giờ mất, nhưng mà thậm chí nó vượt khỏi khái niệm thường luôn, thường nó bảo là một khái niệm thôi mà, còn nó bất chấp mọi suy nghĩ. Vì thế nó vượt khỏi thường và vô thường. Nó gọi là bản tính thanh tịnh diệu thường. Đấy, Đức Phật chỉ thẳng về nó này.
“Cho các chúng sinh từ vô thuỷ đến nay, đi theo sắc thanh, theo niệm mà lưu chuyển”. Các con theo suy nghĩ mà lưu chuyển đúng không?
“Đuổi theo sắc, thanh, hình tướng không hề khai ngộ bản tính thanh tịnh, diệu thường”.
Hôm nay là một cơ hội để con khai ngộ cái gì?
Bản tính gì? Thanh tịnh diệu thường. Tại sao gọi là bản tính?
Một bạn: Vốn có.
Thầy Trong Suốt: Vốn thế thì gọi là bản tính.
Sao gọi lại thanh tịnh? Đố bẩn sạch được đấy, đố con làm bẩn được cái Biết đấy? Cứt hiện ra trong Biết, Biết có bẩn không? Hoa hiện ra trong Biết, Biết nó có sạch không? Nó thanh tịnh vượt khỏi bẩn sạch. Sao là diệu thường?
Nó không bị ảnh hưởng bởi vô thường nhưng nó cũng không thể dùng khái niệm thường bảo nó được vì bảo thường nghĩa là chỉ là gì thôi? Nghĩ rằng nó thường thôi. Còn nó thì không cần nghĩ gì nó vẫn ở đây, đúng không?
Vì thế nó vượt ra khỏi vô thường, đương nhiên rồi nhưng mà nó là diệu thường, nó không phải cái thường thông thường, cái thường thông thường là cái thường của suy nghĩ, còn nó diệu thường vì nó ở đây, nó không có điều kiện gì cả, vô điều kiện, nó không phá huỷ được, nó mới là cái diệu thường thực sự, diệu là kì diệu, cái thường một cách kì diệu.
Đấy cái tính Biết này này, là cái mà bản tính, vốn có của con và nó thanh tịnh không thể nào lu mờ bẩn được và nó diệu thường, nó thường một cách kì diệu, nó không bị ảnh hưởng bởi vô thường, không thể huỷ diệt, đồng thời nó không bị phụ thuộc vào khái niệm là thường hay vô thường. Nó nằm ngoài suy nghĩ vì thế nên nó gọi là bản tính thanh tịnh, diệu thường.
Câu này rất hay, câu này nói trong Biết là khổ và cách thoát khổ: “Do các chúng sinh, từ vô thuỷ đến nay đi theo sắc thanh” theo suy nghĩ đấy và “lưu chuyển không hề khai ngộ, bản tính thanh tịnh diệu thường, không theo cái thường chỉ theo cái sinh diệt do đó đời đời bị tạp nhiễm mà phải lưu chuyển” thẳng chưa? Không theo cái thường, cái thường là cái gì? Cái Biết này này, không theo cái thường mà lại theo những thứ sinh diệt, là gì: tiền, tài, danh vọng, tình yêu… do đó đời đời bị tạp nhiễm nhầm lẫn đấy! Mà phải lưu chuyển, lưu chuyển là tái sinh ấy, hiểu không nhỉ? Câu này rất hay, “không theo cái thường”, lúc nãy Đức Phật gọi là diệu thường, đoạn sau gọi tắt là thường, “không theo cái thường”, cái Biết này này, “mà chỉ theo những thứ sinh diệt. Do đó đời đời bị tạp nhiễm mà phải lưu chuyển”.
Các con nếu không biết cái Biết này, thì theo cái gì? Theo sinh diệt đúng không? Thì đời đời sao? Bây giờ mình yêu một người xong người đấy đi mất thì mình sẽ muốn gì? Muốn ngày nào đó lại gặp lại đúng không? Nghĩa là đời đời yêu đi yêu lại, tái sinh đi tái sinh lại để yêu.
Trong khi cái thực sự có thật cái diệu thường là cái gì? Cái Biết đang ở đây, thì mình không yêu nó, mình không quan tâm đến nó, vì thế phải lưu chuyển. Nếu con nhận ra được cái bản tính, cái Biết đang ở đây ấy thì con không phải lưu chuyển nữa, vì cái lưu chuyển xảy ra trong Biết, chứ Biết lưu chuyển không? Cái Biết có tái sinh không? Cái tái sinh hiện ra trong Biết còn Biết nó không tái sinh, đúng chưa?
Rồi, “Nếu bỏ cái sinh diệt” à hay quá, “giữ tính chân thường”, Đức Phật còn gọi nó là chân thường. Lúc nãy gọi là diệu thường, gọi là chân thường, chân thường là cái thường thực sự.
Đấy gọi là chân thường. “Nếu bỏ cái sinh diệt, giữ tính chân thường cái sáng suốt chân thường hiện tiền”. Cái gì là cái sáng suốt chân thường?
Cái Biết này này, Biết là sáng suốt đúng không? Chân thường không? Hiện tiền hiện ra ở đây gọi là hiện tiền, “Nếu bỏ cái sinh diệt, giữ tính chân thường, cái sáng suốt chân thường hiện tiền, thì các tâm niệm: căn, trần, thức ngay đó đều tiêu mất. Tướng vọng tưởng là trần, tính phân biệt là cấu, hai cái đó đã xa rời, thì pháp nhãn…” pháp nhãn là cái thấy về Pháp “…của ông liền được trong suốt”. Đấy bây giờ Phật cũng gì?
Một bạn: Trong suốt.
Thầy Trong Suốt: Dùng từ trong suốt, “thì Pháp nhãn của ông đều trong suốt” trong suốt là thấy mọi thứ rõ ràng, “làm sao lại không thành bậc vô thượng tri giác?”, tại sao lại không thành Phật? Như vậy chỉ cần thấy rõ cái Biết này thì làm sao lại không thành Phật?
Lâu nay con nghĩ Phật là cái gì đó rất khủng khiếp đúng không? Con thấy cái Biết này rõ ràng, thì gọi là Phật. Phật là người đã tỉnh ra rồi, đã nhận ra sự thật rồi, còn chúng sinh là mê chưa tỉnh ra, mê thì tưởng những thứ này là thật, còn quên mất cái thật thật sự. Ngộ rồi nhận ra cái có thật thật sự là cái gì? Là cái Biết còn những thứ này biến thành không có thật, nó chỉ là hình trong gương mà thôi. Hình trong gương thì có vẻ rất thật, nhưng mà lại không có thật, hình trong màn hình tivi có vẻ rất thật nhưng mà lại không có thật đúng không? Ngộ là ngộ ra cái Biết này, khi con ngộ ra cái Biết này thì tự con sẽ thấy những thứ này, những thứ mà lâu nay con cho nó có thật nó không có thật nữa. Nó chỉ là trò biểu diễn thôi, trò chơi của cái Biết này thôi.
Thế thì đoạn Kinh vừa xong là trong Kinh Lăng Nghiêm. Tí nữa sẽ bảo ai gửi lên, con sẽ hình dung là thực ra cái sự thật này không phải là bây giờ mà từ xưa tới nay các cái vị Phật, các vị Tổ đấy, Đức Liên Hoa Sanh cũng chính là Đức A Di Đà thôi, các vị Phật, đã truyền và tải từ lâu rồi. Nếu mà con đọc thêm các dòng phái khác nhà Phật ấy, con thấy họ cũng nói về nó, chỉ có không dùng từ Biết mà thôi. Ngay trong nhà Phật ấy cũng không dùng từ Biết mấy mà dùng từ gì biết không? Dùng từ ví dụ như là “Chân như” nghe bao giờ chưa? Hơi khó hiểu nhỉ?
Đúng không? Dùng từ “Bản lai diện mục” nghe bao giờ chưa? Hơi khó hiểu đúng không? Dùng từ “Như Lai Tạng” bao giờ chưa?
Một bạn: Rồi ạ!
Thầy Trong Suốt: Cũng hơi khó hiểu. “Pháp thân” nghe bao giờ chưa? “Đại Thủ Ấn” bao giờ chưa? “Đại Toàn Thiện” nghe bao giờ chưa? Thì đấy sư phụ lúc đầu cũng định dạy con theo kiểu mấy từ đấy, nhưng sau này nhận ra rằng người hiện đại mà nói mấy từ đấy thì sao? Không cảm nhận được. Nên là cuối cùng sao? Sau bao nhiêu năm mình quyết định chọn từ gì? Biết! Một phát đơn giản, đúng không?
Ngày xưa nhóm 1 học từ gì biết không? Không phải từ Biết, từ gì biết không? “Trống không sáng tỏ”, đau không? Cái Biết này nó trống không và nó sáng tỏ nên ngày xưa lúc đầu mới dạy nhóm 1 ấy, sư phụ hồi đấy chưa biết dạy thế giới mới này như thế nào. Phải thử thôi!
Thế là mình dạy họ là gì? Kết quả “trống không sáng tỏ” là gì? Kết quả là họ thấy, mọi người cảm thấy thế nào? Nhóm 1 còn đây không? So với từ Biết thì từ nào trực tiếp hơn? “Biết” hơn hẳn đúng không? Trống không sáng tỏ là từ của Mật tông. Nó không rõ ràng bằng từ Biết này. Từ Biết này khi cất lên một cái, con cảm thấy gần gũi ngay không? Đúng chưa? So với từ Chân như thì sao?
Một bạn: Xa vời.
Thầy Trong Suốt: Quá xa vời đúng không?
Đấy! Ngay cả từ Phật tính sao? Phật tính cũng quá xa vời không? Con nghe bao năm nay Phật tính có hiểu nó là gì không? Tất cả chúng sinh đều có Phật tính, bao nhiêu năm nay có hiểu nó là gì không? Cái Biết này là từ rất gần gũi.
Đấy, rất đơn giản và gần gũi, nên là sư phụ quyết định là sau này sẽ dùng từ Biết để dạy các con, dễ nhất, nói Biết phát cảm nhận được ngay, đúng không? Cảm nhận được thì con sẽ sống ở trong nó được.
Cái Biết này nó không phải là những thứ mà thông thường trong đời con, nó không phải thứ thông thường mà nó là trạng thái, gọi là bản nhiên của con ấy, hay là trạng thái tự nhiên, vốn có của con. Nghĩa là thực ra con là cái đấy còn cái sinh diệt, cái thân tâm ấy, nó chỉ sinh diệt trên cái Biết thôi. Nó gọi là trạng thái tự nhiên của con. Nên là nếu con quay trở về trạng thái tự nhiên ấy thì những thứ khác nó không làm hại con được nữa. Con bây giờ có cảm giác bị làm hại, có thể bị làm hại không?
Một bạn: Có.
Thầy Trong Suốt: Vì con chưa nhận ra được là trạng thái tự nhiên của con là không làm hại được. Cái trạng thái Biết này có ai làm hại nó được không? Đúng không? Con nhận những trạng thái như là tôi, thân tâm này là tôi, thì con cảm thấy có thể bị làm hại. Nhưng khi con nhận ra trạng thái tự nhiên của con là Biết , mọi thứ đến đi trong Biết thì con sẽ không cảm thấy có thể bị tổn hại nữa. Đấy, con sống cuộc đời rất bình an ấy, không sợ hãi và rất tự do, tự do vì cái Biết này nó không cản trở cái gì hết. Nó không bảo bạn phải thế này thì mới biết, còn bạn không thế kia thì không biết. Cái Biết này là vô điều kiện thì làm sao mà lại phải thế này không thế kia? Nên là con sẽ có sự tự do, tự do trong đời sống, tự do trong tu hành, sắp tới tu hành các con cũng thay đổi nhiều đấy.
Đức Phật dùng tính nghe để giới thiệu về Biết (cái Biết là cái tổng quát của cái nghe). Âm thanh thì có sinh diệt còn tính nghe thì không sinh diệt. Đức Phật gọi tính Biết này là cái bản tính (vì nó sẵn có), thanh tịnh (vì nó không bẩn được) và diệu thường (vì nó rất kỳ diệu, vượt ra khỏi giới hạn thường và vô thường).
9. Sư phụ dặn con hỏi “có đang biết hay không?” chứ không phải là “có đang biết cái gì hay không?”
Thầy Trong Suốt: Mấy giờ rồi nhỉ?
Một bạn: 6h.
Thầy Trong Suốt: Mấy giờ mình phải đi?
Một bạn: 8h phải đi.
Hồng Anh: Còn trừ thời gian ăn tối không Sư phụ?
Thầy Trong Suốt: Trừ thời gian ăn tối chứ?
Còn xem phim mà đúng không?
Hồng Anh: 7h rưỡi.
Thầy Trong Suốt: 7h nhé!
Hồng Anh: Dạ còn 45 phút nữa.
Thầy Trong Suốt: Rồi ngay sau sư phụ nói sẽ hỏi đáp luôn, các con sẽ còn hỏi đáp bao lâu?
Cho hẳn ba tháng được chưa? Thoải mái xem những video hỏi đáp. Thậm chí là sẽ gõ bài hỏi đáp ra, cái mà sư phụ trả lời các con ấy, gõ ra xong rồi cho con đọc. Mục tiêu của sư phụ là ba tháng, trong ba tháng sẽ làm cho con hiểu, hiểu cái đã, cảm nhận vừa phải thôi, hiểu cảm nhận một phần của nó. Cảm nhận được nó, nhưng đồng thời hiểu đúng nó là cái gì? Khi nào con thấy dễ nghĩa là con bắt đầu thấy hiểu, khi nào con chưa cảm giác dễ là con vẫn chưa hiểu. Đấy là một cái dấu hiệu rất rõ để con biết là hiểu hay chưa? Khi nào thấy dễ là hiểu xong rồi. Lúc nào khó khăn mình sẽ làm tiếp, được chưa? Đồng ý không? Đấy bắt đầu hỏi đáp đi, hỏi đáp luôn. Mình có 40 phút à?
Xong rồi sau khi xem phim có thể nói chuyện tiếp, làm rõ ra.
Đấy như vậy hỏi đáp đi, chứ chỗ nào không rõ, lờ mờ hỏi thoải mái. Đầu tiên ai thấy dễ giơ tay xem nào, dễ đã. Hay khó? Ai thấy khó giơ tay?
(Một số bạn giơ tay) Rồi! Không sao rất tốt, những bạn khó hỏi đi. Đấy! Có Minh An, có Minh Trưởng có Minh Đạt đúng không? Ai thấy khó hỏi đi. Hỏi online nhưng ưu tiên ở đây trước đã, ưu tiên Sài Gòn mà. À con tên Hương đúng không? Bằng đúng không? Đấy năm bạn hỏi đi, bạn nào hỏi trước cũng được. Được con hỏi đi.
Minh Đạt: Dạ! Thưa Sư phụ là trong lúc tập Pháp 6 Bước vô thường ấy thì con tập với chủ đề giận con vì nó rất là bừa bộn, lộn xộn, sau thời gian tập Pháp xong thì có lúc công việc thấy bừa bộn lộn xộn vẫn giận, nhìn thấy cơn giận nổi lên nhưng mà con biết là con đang giận.
Nhưng con hỏi cái Biết này của mình chỉ biết là mình đang giận thôi hay là có biết sâu là mình đang giận cái gì không? Ví dụ như đang giận là con thế này con thế kia.
Thầy Trong Suốt: Rồi! Được, câu hỏi rất hay.
Sư phụ dạy các con là gì? “Có đang biết hay không?”
Minh Đạt: Dạ!
Thầy Trong Suốt: Chứ sư phụ không hỏi là: Có đang biết cụ thể cái gì hay không? Nhớ câu hỏi đúng không? Câu hỏi là…
Minh Đạt: Dạ, con nhớ rồi.
Thầy Trong Suốt: “Có đang biết hay không?” thì mới dễ, “Có đang biết cụ thể cái gì hay không?” thì không dễ, nhảy vào phân tích đúng không? Lý luận một lúc: “Có đang biết hay không?” Là cái khả năng của Biết, Biết nó tự có khả năng gì? Khả năng gì? Biết!
Minh Đạt: Biết.
Thầy Trong Suốt: Nhưng mà “Có đang biết cái gì hay không?” là khả năng của suy nghĩ. Suy nghĩ thì con người khác nhau, con vật khác nhau, nên có người già khác, người trẻ khác.
Nên hỏi người già là cụ thể bạn đang giận cái gì ấy? Khi đó chậm chạp người già làm sao phân ra giận cái gì cụ thể, đúng không? Nhưng nhớ là cái Pháp này, cái Biết này nó không phân biệt giữa lợi căn và độn căn, nghĩa là người thông minh hay người ngu độn cũng như nhau vì thế nên là gì? Đấy là lí do sư phụ bảo vì sao dễ, vì rằng không cần biết cụ thể mà vẫn đang biết là được rồi.
Câu hỏi là “Có đang biết hay không?” chứ không phải là “Có phân tích nổi bạn đang biết cái gì hay không?”, được chưa? Nên là con có thể tự tin là gì? Cái Biết này quá đơn giản đi, cái Biết này là cái Biết mà nó không lệ thuộc vào nội dung nghe âm thanh hay không nghe âm thanh thì vẫn đang biết, nghe âm thanh rất rõ ràng hay nghe mờ mịt thì cũng đang…?
Đang biết. Như vậy cái Biết này nó bất chấp nội dung của Biết. Biết rõ là mình đang giận, biết rõ giận cái gì thì cũng là biết, đúng không?
Minh Đạt: Dạ!
Thầy Trong Suốt: Biết một cách mơ hồ là mình đang giận, chẳng biết giận gì hết chỉ biết giận giận thôi, thấy trong lòng cứ giận giận thì cũng là…? Là biết. Như vậy là nó bình đẳng, con chỉ cần kiểm tra xem là: “Có đang biết hay không?” là được. Còn tất nhiên con biết rõ ràng cũng tốt. Biết rõ là giận cái gì? Giận ai?
Thì vậy mình thực hành cái gì đó khác để mình bớt đi đúng không? Bớt kì vọng đi chẳng hạn, 6 Bước vô thường. Nhưng mà cái Pháp Biết này nó đơn giản kinh khủng luôn. “Có đang biết hay không?” đúng nghĩa đen của nó, con trả lời là không thì cũng biết mà, đúng chưa?
Hỏi “có đang biết hay không” thì rất dễ vì Biết nó tự có khả năng biết. Còn hỏi “có đang biết cái gì hay không” thì bắt đầu khó vì suy nghĩ lại phải nhảy vào phân tích xem biết cái gì.
10. Khi tập Biết mà cơn giận tụt xuống thì có phải do đè nén không?
Minh Đạt: Con xin phép hỏi thêm ạ. Cũng trường hợp con tập thì con nhận ra được ví dụ như vợ cằn nhằn mình, tập rồi, lần khác cằn nhằn mình biết mình biết là vợ đang cằn nhằn mình đây. Nhưng mà khi mà mình nhận ra được điều đấy, tự nhiên cái cơn giận nó không còn nữa. Con cũng dặn con là phải phồng mang, trợn má, phải trợn mắt lên rồi đủ thế để mà giận, chỉ bảo cho nó sắp xếp lại, thì phải cố mà làm cái điều ấy. Thế thì con hỏi là khi mình bị cảm xúc tiêu cực, mình biết xong tự nhiên cảm xúc nó tụt xuống, khi mình tập Pháp khi đó, thì con cảm giác nó có phải là do mình bị đè nén hay bị chai hay bị gì không ạ?
Thầy Trong Suốt: Câu hỏi phổ biến của tất cả mọi người.
Minh Đạt: Dạ!
Thầy Trong Suốt: Đúng là khi con biết con ra khỏi suy nghĩ, nên là cái dòng suy nghĩ nó không chạy được nữa. Nên là cơn giận tụt xuống là đúng rồi, đương nhiên rồi. Con cảm nhận đúng rồi đấy. Khi mình biết ấy, bản chất là mình nhảy ra khỏi dòng suy nghĩ của mình, đúng không?
Minh Đạt: Dạ!
Thầy Trong Suốt: Mình đang nghĩ xuôi nghĩ ngược, tự nhiên biết một cái, thế là ra khỏi suy nghĩ. Biết giống như không gian ấy, suy nghĩ giống như bàn tay ấy hay đám mây ấy, đúng không? Không gian rộng hơn hay bàn tay rộng hơn? Đúng không? Vậy Biết nó bao suy nghĩ hay suy nghĩ nó bao lấy Biết?
Minh Đạt: Biết nó bao suy nghĩ.
Thầy Trong Suốt: Khi con biết suy nghĩ đấy thì con không còn ở trong suy nghĩ nữa. Vậy cái dòng giận của con biến mất. Nó cắt cái mạch đấy. Dòng giận, dòng buồn, nhiều dòng lắm. Nghĩa là cái chuyện con tập Biết hoàn toàn nhảy ra khỏi cảm xúc là chuyện bình thường. Hiểu không? Còn tự nhiên con thấy sụt hẳn xuống. Bớt giận hoặc là hết giận là bình thường. Đúng không? Nó là bình thường, nó không có gì sai cả, đúng là khác. Tuy nhiên mình không bắt buộc phải hết giận. Bầu trời có cần phải là bắt buộc không có bão không?
Bầu trời có bảo thôi tao không có bão đâu, hay bầu trời loại gì cũng được? Mây đen, mây trắng, bão đều được.
Vì vậy nên thái độ tập là gì? Mình không nhất thiết phải hết giận. Đừng cho rằng hết giận mới là đúng. Biết đã, cứ biết đã, có biết hay không đã. Còn giận thì biết giận mà không giận thì thôi. Được chưa? Giận tiếp thì cũng không sai. Mà hết giận thì cũng gì? Không sai.
Nhưng mà câu hỏi của Đạt là câu hỏi phổ biến.
Nhiều bạn tập một phát là hết luôn cơn. Tại vì cơn là một dòng suy nghĩ chảy. Cơn giận suy cho cùng là dòng suy nghĩ thôi. Nghĩ thêm đúng không? Giận mà. Thấy là nó không tôn trọng mình. Mình phải mắng nó này. Mình phải làm cho nó khổ sở. Đúng không? Mình phải trả thù v.v… Đấy là một dòng suy nghĩ. Khi mình biết cái dòng suy nghĩ đấy mình ở ngoài dòng suy nghĩ đấy thì dòng suy nghĩ có thể dừng luôn hoặc nó giảm nhẹ xuống. Nên cái chuyện bớt giận hoặc là hết giận là chuyện bình thường.
Nhưng do vô thường ấy, đừng hi vọng là cứ ở ngoài dòng thì dòng nó bé. Vô thường thì sao?
Có bùng lên không? Đang ở trong Biết bùng một cơn giận dữ không? Có thể không? Thế mới đúng là vô thường. Cái dòng chảy đấy nó có thể nhỏ, có thể to, có thể bùng lên hạ xuống. Cái chính là con có biết hay không. Nên câu hỏi quan trọng là có biết hay không?
Minh Đạt: Con cám ơn Sư phụ.
Khi con biết thì bản chất con đang ở ngoài dòng suy nghĩ, nên cơn giận tụt xuống là chuyện bình thường, không có gì sai cả. Nhưng mình không nhất thiết phải hết giận, mà quan trọng là cứ biết đã, giận thì biết giận thôi.
11. Tập Pháp Biết có phải để hết buồn không?
Thầy Trong Suốt: Tiếp đi. Các con hỏi tiếp đi.
Con hỏi đi.
Một bạn: Dạ Sư phụ cho con hỏi là cái mong muốn giác ngộ để mình hạnh phúc. Thì như trước đây mình tập 6 Bước vô thường thì mình tập khi mà tiêu cực hoặc là những cái thứ xấu xảy ra. Nhưng mà ví dụ trong khi mà mình tập Biết, khi điều xấu xảy ra thì mình nhận ra mình biết để mình giảm cái cảm xúc tiêu cực đi.
Nhưng khi niềm vui xảy ra thì mình nhận ra Biết xong mình hiểu rằng là niềm vui tới sau nó cũng sẽ đi thôi nên mình không được vui nữa hay là như nào?
Thầy Trong Suốt: Cái Biết này nó có phân biệt là nên vui với không nên vui không? Biết này nó bình đẳng. Nếu vui nó biết là vui, nếu không vui biết là không vui. Con tập Biết không phải là để kết thúc nỗi buồn, đúng không? Nếu con tập như thế động cơ không đúng. Động cơ tốt nhất tập Biết là vì nó là bản tính của con, trạng thái vốn có của con. Thế thôi, con vốn là nó, con bị lừa là không phải thì tập thôi. Chứ không nên tập để kết thúc cái gì cả. Không kết thúc vui, không kết thúc buồn.
Mà là biết vui và biết buồn. Tập để biết nỗi buồn chứ không phải tập để kết thúc cái gì đó.
Ngày xưa tập 6 Bước vô thường đúng là mình có động cơ kết thúc buồn. Đúng không?
Không sai. Nhé! Bây giờ mình tập Biết mình có động cơ kết thúc buồn cũng không sai. Nhưng mình hiểu rằng bản chất vấn đề ở đây không phải là dùng Biết để kết thúc cái gì cả. Nếu con có động cơ đấy thì con biết là con có động cơ đấy. Chứ còn bản chất là không phải dùng Biết để kết thúc buồn. Biết là trạng thái tự nhiên của con, giống sư phụ này. Sư phụ trạng thái Biết là trạng thái tự nhiên của sư phụ. Con không nhận ra được thì con khổ, sư phụ nhận ra hết khổ. Còn Biết là trạng thái tự nhiên vốn con là như vậy. Nên là con được quyền tập để hết buồn không sao, không sai. Trong cái Biết không có gì sai hết.
Nhưng con phải hiểu bản chất tập môn này không phải để hết buồn. Bản chất giống như là mình tập Pháp để hết khổ đúng không?
Nhưng phải hiểu rằng là gì? Cái bản chất thế giới này nó thế này thôi. Có khổ có vui, khổ đến rồi vui đến. Nhưng cái Biết nằm ngoài khổ và vui. Nên cái con cần nhớ là gì? Trên đời này có cái Biết nằm ngoài khổ và vui, chứ không phải tôi dùng cái Biết để hết cái khổ. Thực dụng mà nói thì con tập động cơ gì cũng được, miễn là con chịu khó tập. Thực dụng mà nói.
Nhưng phải hiểu bản chất là gì? Cái Biết này nằm ngoài vui và khổ. Nó không sợ vui khổ, không ảnh hưởng bởi vui khổ. Đấy, sư phụ nói tại sao cái hiểu lại quan trọng như thế đấy. Sư phụ dành ba tháng để con hiểu vì thế.
Con được quyền tập Pháp để hết khổ. Nhưng lại phải hiểu rằng cái Biết này lại gì? Nó chẳng liên quan, nó nằm ngoài vui khổ. Con dùng nó hết khổ thì tốt rồi nhưng con phải hiểu bản chất của nó đã. Tóm lại con có động cơ hết khổ cũng được, nhưng cái Biết nó không dùng hết khổ. Cái nằm ngoài vui khổ làm sao lại diệt khổ? Cái nằm ngoài vui khổ thì vui đến biết là vui, khổ đến biết là khổ. Đúng chưa? Con dùng nó để diệt khổ động cơ đó là tốt. Nhưng con phải hiểu rằng nó không phải là thứ để diệt khổ. Mà nó siêu việt hơn cả khổ lẫn không khổ.
Giống như bầu trời ấy, vượt khỏi bão mà không bão. Cái Biết này vượt khỏi khổ và không khổ. Con dùng nó để hết khổ cũng được nhưng lại vẫn phải hiểu rằng nó chẳng diệt cái gì hết.
Vì thế cái câu hỏi của con nó phổ biến đúng không? Rất nhiều người dùng Pháp để diệt khổ và sư phụ cho thế là chính đáng. Nhưng cái Pháp Biết này con phải hiểu đúng về nó để trong khi dùng nó diệt khổ mình phải hiểu nó chẳng liên quan, nó nằm ngoài vui khổ. Nghe thấy mâu thuẫn đúng không? Vì thế cái hiểu rất quan trọng. Pháp Biết này đầu tiên phải hiểu, hiểu rất quan trọng. Nếu con cho nó là công cụ diệt khổ thì con nhầm rồi. Nó không là công cụ diệt khổ vì nó là thứ siêu việt khỏi khổ.
Trong nó thì khổ cũng được mà sướng cũng được. Nhưng nếu con nhận ra nó thì con vượt khỏi sướng khổ.
Vậy mục tiêu của tu hành không phải để chặt hết các khổ đi, mà là vượt ra khỏi sướng hoặc khổ. Nếu con vượt ra khỏi sướng hoặc khổ thì vô thường không làm hại con được nữa. Còn nếu con chặt được khổ thì một lúc sau vô thường nó đến, con lại khổ lại như cũ. Hiểu không? Ở đây mình gọi là lý và sự. Sự là hành động ấy. Con được quyền thực hành Pháp để hết khổ, đây là quyền rất căn bản, ai chẳng muốn hết khổ. Con được quyền dùng Biết để thoát khổ. Đấy là sự. Nhưng con hiểu về lý là gì? Cách thoát khổ ở đây ấy không phải là cắt cơn khổ. Cách thoát khổ ở đây là gì? Ở ngoài cơn khổ. Hiểu không nhỉ?
Như vậy động cơ thoát khổ không sai nhưng phải hiểu rằng cách thoát khổ cũng không phải cắt cơn khổ, không phải khổ quá tập một lúc để hết khổ mà là ở ngoài cơn khổ. Khổ đến thì biết là khổ, sướng đến biết là sướng. Cách tập này mới bền vững. Còn cách tập kia, cách tập mà để hết cơn khổ ấy khi vô thường đến con thậm chí khổ hơn, đúng chưa? Giống như là có nhiều người tu hành khổ hơn cả không tu. Có không?
Mọi người: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Vì tu theo sư phụ bị ông ấy mắng, ông ấy chửi cho, đúng không?
Còn khổ hơn là không tu. Như vậy là nhiều khi là cách mà hết khổ nó còn làm mình khổ hơn.
Nhưng cái Biết này giải quyết khổ bằng cách ở ngoài khổ, vượt lên khỏi đau khổ. Nằm ngoài khổ và sướng. Giống như sư phụ chẳng hạn, giả sử sư phụ bị ai cắt chân này đi, cưa chân này đi, thì mình ở ngoài khổ, chứ không phải vì không khổ. Theo các con sư phụ có đau không? Thậm chí có la hét không?
Mọi người: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Nhưng ở ngoài đau và la hét. Vẫn còn bầu trời rất rộng lớn đúng không?
Đau và la hét chỉ là những thứ hiện lên và biến mất trong bầu trời Biết mà thôi. Đối với sư phụ, đau vẫn hiện ra, hét hiện ra nhưng nó hiện ra trong cái Biết này, rồi nó tan trong cái Biết này. Đấy là trạng thái tự nhiên của sư phụ và con bản chất cũng thế. Vì thế nên là trông thì sư phụ rất khổ, cũng la hét cũng đau nhưng thực ra lại ở ngoài khổ. Vì sao? Vì mình thấy gì?
Khổ hay là đau hay là hét chỉ là một trong những thứ âm thanh hình ảnh, n thứ khác cùng hiện lên rồi cùng biến mất trong cái Biết mà thôi.
Giống màn hình ti vi ấy, có nhân vật chính bị cưa chân khóc dữ dội thì cái màn hình nó vẫn biết ông ấy đau, ông ấy khóc. Nhưng đồng thời nó biết là gì? Có cả màn hình đủ thứ khác nhau đang hiện ra rồi biến mất. Nên cái đau, khổ đấy nó không phải đau khổ, nó chỉ là cái hiện ra trên màn hình. Thì cũng thế thôi, nếu con tập thì cái buồn của con chỉ là cái hiện ra thôi, rồi nó tan mất chứ không phải đau khổ của con nữa vì con đã ở ngoài nó rồi, con là cái Biết ở ngoài nó rồi. Và cái Biết nó vượt ngoài đau khổ. Vì thế nên sư phụ có thể cho người ta cắt chân được, không sợ. Còn con thì khó đúng không? Con thì có cái tôi động vào là khổ ngay đúng không? Cắt thì cắt thôi, hoàn cảnh đến buộc phải cắt thì cắt. Đến rồi đi thôi. Thân thể này hiện ra biến mất trong Biết mà.
Cách thoát khổ của Biết là ở ngoài hay vượt ra khỏi sướng và khổ, chứ không phải ngăn cái khổ không cho khổ xảy ra nữa. Cách thoát khổ thông thường của suy nghĩ là nghĩ một lúc để thấy không khổ nữa. Nghĩ đến vô thường, nghĩ đến nhân quả đúng không? Nghĩ đến vấn tư này nọ một lúc sau thấy mình không khổ.
Nhưng mà vô thường phát nó lại gì? Quay lại.
Còn nếu con là cái Biết thì cái khổ hiện trong Biết rồi tan vào Biết, cái Biết nó không hề bị ảnh hưởng bởi khổ. Đấy gọi là ra khỏi đau khổ.
Khổ vẫn hiện ra nhưng cái Biết nó không khổ.
Chứ không phải là khổ không hiện ra. Cách này rất trực tiếp và nó rất rốt ráo vì thế. Nó ra hẳn luôn. Chứ nó không cần phải ngăn chặn khổ nữa.
Nhưng mà ra khỏi khổ con sẽ như một bầu trời thôi, rất tự do. Còn cứ đánh nhau với khổ thì cơ bản vẫn ở trong khổ. Cứ mải mê đanh nhau với khổ đúng không? Con cứ mải mê chặn dòng nước thì con ở đâu? Con ở trong dòng nước chứ, đúng không? Con đứng ở trên bờ nhìn xuống nước nào chẳng được. Nước đục, nước trong, đúng không? Nước cuồn cuộn, nước nào chả được. Còn nếu con muốn chặn dòng nước, để nước đừng có đục nữa, đừng có chảy thẳng thế này nữa, thì con vẫn ở trong dòng nước.
Tu hành kiểu thông thường là mình chặn dòng nước, uốn dòng nước. Còn tu hành kiểu này là ra khỏi dòng nước luôn. Con đứng ở trên núi, đứng ở trên bờ nhìn xuống dòng nước đục ngầu mà con vẫn gì? An lạc. Đúng chưa? Đấy.
Hình ảnh dòng nước là dễ hiểu nhất.
Ngày xưa trong quá trình tu hành sư phụ có một giấc mơ đấy, mình mơ là mình ở dưới nước rất khổ. Cũng cái dòng nước đấy nhé, mình vật lộn bơi dưới nước rất khổ. Xong rồi mình lại mơ thấy cảnh đứng trên bờ nhìn thẳng vào dòng nước đấy, vẫn dòng nước cuồn cuộn đục ngầu đấy mà mình rất an lạc.
Nói chung không có thầy thì sẽ có những giấc mơ kiểu như thế. Gợi ý sư phụ cách tu là gì?
Cách tu mà đánh nhau với dòng nước thì mãi mãi đau khổ. Còn cách tu đứng trên bờ nhìn xuống thì không thể khổ được.
Cái Biết này cũng thế thôi. Con có thể dùng 6 Bước vô thường v.v… để làm dòng nước bớt đục, bớt mạnh. Nhưng con cũng phải hiểu rằng là gì, vô thường mà nói có thể một lúc nữa nó lại gì? Đục, lại mạnh. Con dùng nó là một Pháp tạm thời để bớt sức ảnh hưởng của suy nghĩ. Còn cái Biết nó là cái phương pháp mà con ra khỏi cả dòng nước luôn, ra khỏi dòng nước thì không thể bị khổ được nữa. Dù dòng nước đục ngầu hay là cuồn cuộn, đúng chưa? Đấy thì cái Pháp Biết này là như vậy.
Mình học về Biết, mình hỏi “có đang biết hay không?” mình không ở trong dòng nước và mình cho dòng nước chảy kiểu gì cũng được.
Còn những Pháp như là 6 Bước vô thường vẫn có giá trị, rất giá trị của riêng nó nhưng nó là Pháp chuyển đổi dòng nước, đúng không?
Điều chế dòng nước, hiểu khác nhau chưa? Hai Pháp đấy nó không mâu thuẫn với nhau. Con có thể dùng 6 Bước vô thường để hỗ trợ cho Pháp Biết. Vì dòng nước cuồn cuộn, con mà không tập thì con không thể ra nổi, đúng chưa? Nên tại sao sư phụ gọi là Pháp Biết đương nhiên là Pháp chính, còn các Pháp khác là Pháp hỗ trợ là vì thế. Pháp hỗ trợ vẫn rất quan trọng. Thậm chí sau này con sẽ thấy là cực kỳ, siêu quan trọng. Chứ không phải quan trọng thông thường. Nhưng nó chỉ là hỗ trợ thôi.
Ví dụ nhé, nếu con tin là có tôi sờ sờ ngồi đây thì dù con thấy đây là Biết, con vẫn tin là có cái tôi ở trong Biết, cái tôi điều khiển Biết, hoàn toàn bị lừa. Nhưng nếu con học Pháp hỗ trợ về Vô ngã thì con thấy là cái Biết này chẳng ai điều khiển, nó cứ thế biết thôi. Nó không có cái tôi đứng sau vận hành điều khiển nó, cho nên con thoát được cảm giác về cái tôi. Nên là Pháp Vô ngã là Pháp bổ trợ cực kỳ tốt cho Pháp Biết, đúng chưa? Hay là con tin rằng trong cái Biết này, những thứ hiện ra và tan biến trong Biết là có thật thì con vẫn rất sợ hãi.
Nhưng nếu con học cái môn là Không có thật, con thấy rằng những thứ hiện ra và biến mất giống như hình trong gương mà thôi. Nó chỉ hiện ra như thật nhưng nó không có thật thì con thoát khỏi sợ hãi.
Thế nên những Pháp bổ trợ ấy chúng ta không đánh giá thấp nó một tí nào hết. Vẫn đánh giá cao 6 Bước vô thường và những Pháp khác.
Nhưng nó dùng để bổ trợ cho cái pháp Biết này.
Rồi, tiếp đi, Minh Trưởng xong rồi Tuệ Nhân.
Thực dụng mà nói thì con tập với động cơ gì cũng được, miễn là con chịu khó tập. Nhưng con phải hiểu bản chất tập pháp Biết này không phải để hết buồn vì Biết vượt ra khỏi vui buồn, nó không hề bị ảnh hưởng bởi vui buồn. Vậy mục tiêu tu hành không phải để chặt hết các khổ mà là để vượt ra khỏi sướng, khổ. Về sự thì con được quyền dùng Biết để thoát khổ, về lý thì cần hiểu là cách thoát khổ là ở ngoài đau khổ.
12. Con đang tin mình là cái tôi rồi cố tin mình là Biết là sai, vậy thế nào là đúng?
Minh Trưởng: Con hỏi bởi vì là bản thân bọn con may là tiếp xúc với cả những cái Pháp về Biết nó rất là vi diệu. Lúc Sư phụ khai mở thì ai trong bọn con cũng cảm nhận được nhưng cái thói quen suy nghĩ phản ứng với cái bên ngoài rất mạnh, cái tôi nó quá mạnh ấy Sư phụ thì không biết ứng xử như nào. Tức là con sẽ vẫn nghĩ là ngày xưa cái tôi là thân thể mình, bây giờ mình sẽ không nghĩ cái tôi là thân thể nữa mà cái tôi của mình là tánh Biết thì thói quen của mình…
Thầy Trong Suốt: Không, không phải cái tôi của mình là tánh Biết. Không có cái tôi nào hết, chỉ có cái Biết thôi mới đúng, hiểu không?
Chứ không phải cái tôi từ thân thể biến thành cái Biết. Cách sư phụ nói con là cái Biết là cách nói thôi. Bản chất là gì? Bản chất là con nhận ra rằng là không có cái tôi nào cả, mà là chỉ có cái Biết này thôi. Đấy là bản chất của tu hành, tiến trình tu hành đấy. Chứ không phải tôi nhớ, tôi nghĩ tôi là cái Biết này đâu, vô ích. Đấy lại thành cái tôi mới.
Ở đây không phải là con cứ phải nghĩ rằng tôi là cái Biết, cái Biết, cái Biết… hiểu không?
Nghĩ thế là sai luôn ấy. Mà là con cứ ở trong cái Biết nhiều thì con sẽ thấy rằng không có cái tôi nào hết chỉ còn mỗi cái Biết thôi. Đấy! Cách tu hành là như vậy, chứ không phải là mình cứ lẩm nhẩm tôi là Biết mà là mình ở trong trạng thái Biết ấy lâu, cộng với chánh kiến thì mình thấy chẳng có tôi nào hết, chỉ có cái Biết từ sáng đến tối thế này thôi, thì cái tôi biến mất chỉ còn cái Biết. Chứ không phải là tập lẩm nhẩm tôi là Biết. Còn trong quá trình mà từ giờ đến lúc đấy thì bắt đầu nhớ cái Biết nhiều lên.
Khi con nhớ về cái Biết con mới thấy trạng thái thật sự của con, trạng thái tự nhiên của con là cái gì. Khi con không nhớ về cái Biết đương nhiên trạng thái tự nhiên của con là tôi, đúng không? Nhưng mà khi con nhớ về Biết lâu ấy con thấy là trạng thái tự nhiên của con hóa ra chỉ là Biết mà thôi. Trong cái Biết đấy thì có những thứ chạy qua chạy lại. Trong những thứ chạy qua chạy lại đấy có một thứ gọi là nhân vật chính, được gọi là tôi, đúng không? Hay là gì? Mình gọi nói một cách cụ thể hơn là thân và tâm. Trong cái Biết hiện ra thân và tâm, thân và suy nghĩ. Nhưng cả hai chỉ là hiện ra rồi tan mất trong Biết vì thế không có cái tôi thực sự nào hết.
Đây nhé, ví dụ này, bây giờ cái gọi là tôi là cái gì? Nhìn xuống xem nó là cái gì? Hình, đúng không? Hình ảnh, là một. Thứ hai là gì? Thứ hai là cảm giác thân thể, mình gọi là xúc chạm.
Thứ ba là gì? Các suy nghĩ bảo đây là tôi đây này. Có đúng là cái mà con gọi là tôi nó gồm ba thứ ấy không? Một là con nhìn thấy cái hình nhé, đây, cái hình đây này. Các con thấy hình không? Con thử cái này luôn có thể hiểu thế nào là vô ngã. Con nhìn xuống thân thể đi có cái hình không? Con cảm nhận đi có xúc chạm không? Con thử nhìn suy nghĩ xem có đúng là con nghĩ đây là tôi không?
Như vậy cái lâu nay con gọi là tôi là gì? Hình ảnh này, xúc chạm và các suy nghĩ bảo đây là tôi, là tôi, là tôi... Bảo liên tục từ nãy giờ, có đúng không? Thế ba cái hiện ra ở đâu? Hình hiện ra ở đâu? Trong Biết. Xúc chạm ở đâu?
Suy nghĩ rằng đây là tôi, là tôi… ở đâu? Đấy con cứ làm thử đi, con cứ ngồi lẩm nhẩm đây là tôi là tôi đi, “đây là tôi, đây là tôi, đây là tôi, đây là tôi, đây là tôi, đây là tôi, đây là tôi, đây là tôi, đây là tôi, đây là tôi, đây là tôi...” Con xem có đúng là nó chỉ là suy nghĩ trong Biết không? Đây là tôi, đấy cứ lẩm nhẩm đi, giống sư phụ đấy. Đây là tôi, đây là tôi, đây là tôi, đây là tôi…(Thầy lẩm nhẩm hàng chục lần) Có đúng chỉ là suy nghĩ hiện ra trong Biết không?
Có đúng không? Đây là tôi, đây là tôi… nói một lúc con thấy đúng là chỉ suy nghĩ trong Biết thôi.
Cái con thấy rõ nhất là gì? Là cái hình này, cái xúc chạm và cái suy nghĩ rằng đây là tôi, đây là tôi đúng không? Cả ba cái đấy đều hiện ra trong Biết, đúng chưa? Rồi tan vào Biết. Bằng chứng là gì? Con nhìn lên bầu trời đi, còn cái hình nữa không? Không có hình, không có thân thể nữa đúng không? Có nghĩ đây là tôi nữa không? Thấy bầu trời mà, đúng không?
Khi con nhìn bầu trời một lúc thì cảm giác thân thể con nó cũng chỉ nhẹ nhàng thôi đúng không? Như vậy là cái đây là tôi của con ấy nó chỉ hiện ra rồi tan mất vào trong Biết mà thôi.
Cái lâu nay con cho là tôi chỉ là hình ảnh, cảm giác thân thể và những suy nghĩ hiện ra trong Biết rồi...?
Một số bạn: Tan vào Biết.
Thầy Trong Suốt: Đấy là bằng chứng cho con thấy rằng là gì? Chẳng có cái tôi nào hết, chỉ có Biết. Tôi là cảm giác, suy nghĩ, hình ảnh tan trong Biết. Thì đấy là cách để sau này con thấy rằng đúng là chẳng có cái tôi nào. Con cứ nghĩ mà xem, con cứ cảm nhận mà xem, đúng không? Suy nghĩ nó bảo như thế nó hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết mà. Cảm giác thân thể thì cũng là thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết. Hình ảnh cũng thế, quay qua quay phải là hết. Cái mà con gọi là tôi ấy hóa ra nó cũng chỉ là thứ hiện ra rồi tan vào…? Vào Biết, có đúng không? Đấy là trạng thái tự nhiên của con.
Tự nhiên của con là Biết mọi thứ hiện ra tan vào Biết, trong đấy kể cả cái gọi là tôi. Cái mà con gọi là tôi cũng hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết như thường. Khi đấy mình mới thấy rằng, ừ, như vậy thì mình không thể là cái tôi đấy được. Tôi nó hiện ra tan mất trong Biết thì làm sao lại là con? Thế thôi, cách là như vậy.
Minh Trưởng: Con hỏi…
Thầy Trong Suốt: Con để sư phụ nói cách đã, để con hình dung con đường đã. Và còn tập như thế còn lâu, giờ chưa. Hôm nay chưa cần tập gì hết, hôm nay chỉ hiểu đã. Nhưng sư phụ hiểu là con đường không phải là con đang tin mình là tôi thì cố tin mình là Biết, mà là con đang tin mình là tôi nhưng con nhận ra cái trạng thái Biết đấy. Và con ở trong đó càng lâu thì càng chẳng thấy có tôi nào hết. Không còn tôi thì chỉ còn Biết, hết. Chứ không thì tôi nhỏ biến thành tôi to là Biết, mà là đang tin có tôi và tập ở trong trạng thái Biết thì thấy hóa ra tôi cũng chỉ là những thứ hiện ra tan mất trong Biết. Vậy thì là không còn tôi, chỉ còn Biết.
Đấy, con đường đơn giản chưa? Dễ hơn nhiều đúng không? Phải nhắc mình là Biết, bảo ám thị mình là Biết làm sao làm được? Đấy, trả lời câu hỏi của con đấy. Trong cuộc sống con sống bình thường. Ví dụ con đang làm một cái tôi bán hàng thì đi bán hàng, tôi ông chồng làm ông chồng. Nhưng mà nhớ dần về Biết này, nhớ nhận ra cái trạng thái Biết này. Cái trạng thái Biết này ấy, tự nó sẽ nhìn thấy rằng tôi chỉ là những thứ hiện ra trong Biết và tan vào Biết. Vì thế nên cái tôi nó dần dần được nhận ra rằng là gì, chẳng có cái gì là tôi. Cái mà lâu nay con cho là tôi thì nó hiện ra và tan trong Biết thì chả có gì là tôi cả, thế là xong.
Không có gì là tôi cả mà lại có cái Biết sờ sờ đây này, thế thôi.
Đấy, cách tập là như vậy. Cách tập là nhận ra rằng chả có gì là tôi hết. Ở trong cái trạng thái Biết này mình thấy rằng, cái lâu nay mình gọi là tôi ấy, chỉ là hình ảnh này, cảm xúc, cảm nhận và suy nghĩ. Cả ba thằng đều hiện ra tan mất trong Biết, đúng không? Mình thấy rõ chẳng có gì là tôi cả thì chỉ còn Biết thôi, xong.
Còn ngày xưa ấy, sư phụ cũng dạy về vô ngã nhưng vô ngã nó dừng ở chỗ là không có gì là tôi hết. Nhưng mà sự thật là cái gì thì cũng không có, nên con không có nơi nương tựa.
Cuối cùng con lại phải làm tôi. Đấy là khác nhau của trước và bây giờ. Khi mà chưa có Pháp Biết, dù con lý luận là không có gì là tôi thì con vẫn chỉ có cái tôi này mà nương tựa vào, từ sáng đến tối. Nên cuối cùng con vẫn cái này là tôi, thân tâm này là tôi, hay tôi là thân tâm này. Bây giờ con có cái Biết này rồi con ở trong nó càng nhiều thì con thấy rõ là không có gì là tôi nhưng mà con lại còn cái Biết này để nương tựa. Cái Biết chân thường này để nương tựa vào. Nên dần dần con sẽ có cảm giác sống mới, nên là thay đổi cả về cảm giác chứ không phải lý luận.
Cảm giác sống mới là gì? Cái cảm giác sư phụ miêu tả là con chính là cái Biết này. Đấy là cảm giác thôi nhé. Còn một cách khác là gì? Chỉ có cái Biết này thôi. Mọi thứ hiện ra tan mất trong Biết, không có tôi nào hết. Đấy là con đường tu hành đấy, nó mô tả như vậy. Con càng nhận ra cái Biết này thì cái tôi nó càng được nhận rõ là không phải. Đấy không phải là tôi, cái đống thân tâm suy nghĩ v.v… này chẳng phải là tôi, chẳng có cái tôi nào cả. Thế là hết, chỉ còn Biết thôi. Hiểu con đường tu chưa?
Còn trước đây mình tập gì thì tập, thì vẫn chỉ còn tôi để sống thôi, sống bằng cái tôi này.
Nên tập bao nhiêu nữa thì vẫn là tôi. Con tập 10 năm nữa thì con vẫn không hết tôi được đâu nếu mà tập kiểu không tập kiểu cái Biết này ấy, tập 10 năm nữa dù biết là không có tôi nhưng vẫn sống như gì? Như tôi. Đồng ý không? Con tập 30 năm vẫn thế thôi. Vì con chỉ có cái tôi để dựa vào. Con phải dùng cái tôi này mà đi lại, làm việc, yêu đương, v.v.. thì có gì khác?
Nếu con không có cái Biết này, có mỗi cái tôi để làm mọi thứ đúng không? Thì đương nhiên là tôi còn gì nữa? Nhưng nếu con có cái Biết này thì sao? Không cần có tôi vẫn có thể sống bình thường được. Mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, thế thôi. Ví dụ nhé, không cần phải có tôi vẫn có thể nhìn về phía trước được nếu mà con nhận ra rằng là cái con nhìn thấy là thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết. Con có thể nhìn mà không cần tôi, đúng không?
Nếu những thứ này hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết thì con có thể nhìn mà không cần tôi được không? Thừa sức. Đây này, đây là hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết. Cần gì một cái tôi đứng sau điều khiển cái nhìn. Thế là con nhìn mà không có tôi.
Con có thể nghe mà không cần tôi được không? Mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết. Âm thanh hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết thì cần gì một cái tôi đứng sau điều khiển việc nghe, đúng chưa? Con có thể suy nghĩ mà không cần tôi được không? Thừa sức. Vì sao?
Suy nghĩ cũng thế thôi. Cái suy nghĩ, mong muốn nghĩ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết thì cần gì một cái tôi đứng sau điều động đúng không? Như vậy con có thể hoạt động bình thường mà không cần tôi, đấy.
Rồi, đấy là nói thế thôi chứ còn đấy là ba tháng tới con quan tâm làm gì vội. Nhưng mà nói với các con để con đỡ nhầm và tin rằng mình phải cứ bảo mình là Biết, là Biết, là Biết... Không cần. Con hiểu đúng về cái sư phụ giảng dần dần nó sẽ xảy ra cái sư phụ đang giảng, đang nói, chứ không cần phải lẩm nhẩm mình là Biết. Còn ba tháng tới cực dễ, ba tháng tới chỉ là gì thôi? Hiểu đúng cái sư phụ dạy. Cứ hỏi đáp, hỏi đáp khi nào hiểu đúng thì thôi, sướng chưa?
Nhớ là cái cảm giác tốt là cảm giác mình thấy là nó dễ, khi nào cảm thấy dễ nghĩa là mình đã hiểu đúng rồi. Còn khi mình chưa cảm thấy dễ nghĩa là mình vẫn đang nghĩ là phải đạt cái gì đó đặc biệt. Và mình sẽ hỏi đáp đến khi nào tất cả đều thấy dễ thì thôi.
Rồi, con hỏi gì nữa không?
Minh Trưởng: Sư phụ trả lời luôn rồi ạ.
Con đường không phải là con đang tin mình là tôi thì cố tin mình là Biết, mà là con đang tin mình là tôi nhưng con nhận ra cái trạng thái Biết đấy, và con ở trong đó càng lâu thì càng chẳng thấy có tôi nào hết. Không còn tôi thì chỉ còn Biết.
13. Khi tập Biết mà thấy mệt là dấu hiệu đang tập sai rồi
Thầy Trong Suốt: Ừ, rồi. Tuệ Nhân nói đi.
Tuệ Nhân: À, thưa Sư phụ, con đang nghi ngờ là mình không biết mình có thực hành đúng hay không khi mà phải nhớ rằng mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết thì cái việc phải nhớ đấy làm cho mình mệt thì cái việc mệt của mình có phải là biểu hiện của phản ứng hay là sai ạ?
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Con đang muốn ép chứ không muốn nhớ. Nhớ rất là dễ. “Có đang biết hay không” dễ hay khó? “Có đang biết hay không” dễ hay khó? “Có đang biết hay không” là rất dễ, đúng không? Nhưng mà phải thấy mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết thì dễ hay khó? Phải thấy một cái gì đó thì dễ hay khó? Khó quá còn gì nữa! Đang ngồi thế này cứ bắt phải thấy cái gì đó.
Con đang cố gắng điều khiển kinh nghiệm nên nó mới khó. Sư phụ chỉ bảo con là “có đang biết hay không?”, chứ sư phụ có bảo con là phải thấy mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết hay không? Đấy là con tự nghĩ ra. Sư phụ chưa dạy cái gì như thế cả. Con tự sáng tạo ra cái gì ở đây đúng không? Nhé, từ nãy đến giờ sư phụ có bảo ai là phải thấy mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết không? Sư phụ chỉ bảo là “có đang biết hay không” thôi, đúng không? Hoặc là sư phụ bảo nhắm mắt lại cảm nhận được, cảm nhận rằng đúng, mọi thứ hiện ra rồi tan vào Biết. Nhưng lúc đấy là mình nhắm mắt lại rất dễ. Còn con ngồi thế này con ép mình phải thấy cái đấy mới khó.
Như vậy ở đây mình có hai phương pháp. Một là “Có đang biết hay không?” đấy là phương pháp siêu dễ, siêu dễ không? Hỏi phát ra luôn, đúng không? Phương pháp thứ hai mình tạm gọi là thiền đi. Mình nhắm mắt lại mình cảm nhận xem có đúng là mọi thứ đến và đi trong Biết không. Cái đấy khó hơn một tí nhưng mà vẫn là dễ, đúng chưa? Nhưng cái thứ ba là cái mà con vừa nói không dễ. Con đang ngồi bình thường thế này mà bắt con cảm nhận mọi thứ đến, hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, đúng không? Thì nó căng thẳng. Chưa biết là dễ hay khó, có khi với một số người vẫn là dễ. Nhưng nó căng thẳng, đúng không? Nhưng đấy không phải là cái sư phụ bảo con làm. Đấy là cái con muốn đạt được, đúng chưa? Sư phụ bảo con làm thế nãy giờ đâu, đúng không? Ở đây có ai sư phụ bảo là phải làm thế không?
Đấy là cái khi con muốn đạt được cái gì con khổ cái đấy. Đấy, nhớ đời là thế. Đời là khi mình vừa muốn đạt cái gì một phát, mình khổ ngay khi vừa muốn luôn, đau không? Có ai cảm thấy đau ở đây không? Mình chỉ vừa muốn đạt cái gì đấy thôi mình khổ ngay khi mình vừa muốn. Có ai cảm nhận nỗi đau đấy chưa? Rất đau hay đau vừa? Chỉ cần vừa muốn đạt được thôi là rất khổ rồi. Mà đời mình thì buộc phải đạt được cái này cái kia chứ, đúng không? Nên đời mình khổ không?
Một số bạn: Khổ ạ.
Thầy Trong Suốt: Nói là khổ nhưng mình có làm thế suốt không?
Một bạn: Làm suốt ạ.
Thầy Trong Suốt: Sếp bảo phải làm mình có làm không?
Một bạn: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Thế cho nên là đời mình nó khổ. Đời mình nó khổ bởi vì nó cứ muốn đạt được cái này cái kia. Nhưng mà không muốn không nổi luôn. Vì sao? Cuộc sống của con là mình muốn. Con muốn là gì? Trả tiền nhà cuối tháng không? Có chứ. Thế là phải khổ rồi, đúng không? Vậy giải pháp là gì? Đừng muốn nữa không phải là giải pháp. Đừng muốn nữa là giải pháp trong truyện cổ tích, hiểu không?
Các con sống bình thường sẽ muốn này muốn kia. Nên sư phụ đâu có giảng con là đừng có muốn nữa, đúng chưa? Sư phụ đang giảng con một cách là tự do khỏi muốn.
Vậy thế nào là tự do khỏi muốn, ai trả lời được? Xem có hiểu không. Sư phụ đang định dạy đấy, chưa từng dạy con cái tự do khỏi muốn. Vậy thế nào là tự do khỏi muốn? Có phải là cắt cái muốn đi là tự do khỏi muốn không? Con nói đi, Tuệ Nhân nói luôn.
Tuệ Nhân: À thưa Sư phụ, theo con nghĩ là tự do khỏi ý muốn là biết rằng muốn cũng xuất hiện và tan biến vào Biết.
Thầy Trong Suốt: Con nói gần đúng, có ai nói khác không? Không sai đâu nhưng có ai nói dễ hơn. Thế nào là tự do khỏi muốn? Dương nào.
Vũ Dương: Dạ theo như ý hiểu của cá nhân con ấy thì con nghĩ rằng là tự do khỏi muốn có nghĩa là ngay khi mình nổi lên cái cảm xúc muốn thì mình biết rằng là mình đang muốn và cứ để nó diễn ra một cách tự nhiên thôi ạ. Nhận biết nó như thế thôi và cứ để nó tự nhiên xuất hiện rồi nó sẽ tan biến mất trong Biết thôi.
Thầy Trong Suốt: Ừ, được, cách nói rất tốt.
Tự do khỏi muốn đầu tiên là mình không cần phải giải quyết, không cần phải xử lý cái muốn, không phải bắt cái muốn đấy đi đúng không? Chết rồi mình muốn một thứ, đúng không? Ví dụ Tuệ Nhân đang muốn cái gì?
Một số bạn: Muốn hỏi Pháp Sư phụ.
Thầy Trong Suốt: À rồi. Thế tự do khỏi muốn là gì? Mình không cần phải tiêu diệt cái muốn đấy, đúng không? Nhưng mình thấy gì? Thấy cái muốn đấy nó hiện ra trong Biết, đúng không? Nó chạy một lúc rồi nó cũng biến mất trong Biết. Thế thì mình không cần phải giải quyết tình huống đấy một tí nào hết. Thậm chí mình còn cho phép nó chạy một lúc cơ mà.
Nên mình có làm gì nó không? Mình không phải làm gì nó luôn. Mình không phải dừng nó lại, mình không cần phải đập cho nó một nhát.
Mày muốn thì mày cứ gì?
Một số bạn: Muốn thôi.
Thầy Trong Suốt: Muốn đi, nhưng mà con biết. Đấy. Cái hay ở chỗ đấy. Khi con biết thì cái muốn nó sẽ chạy, nó hiện ra này, rồi nó chạy một lúc xong rồi nó hết. Đấy là tự do khỏi muốn. Còn đâu muốn giải quyết muốn là con đập cho nó mấy nhát, muốn là sai, muốn là xấu, muốn là khổ, đấy. Thì cái tự do khỏi muốn đấy mới là cái con đường chân chính. Còn con đường mà đập cho muốn một nhát thì vô thường muốn nó lại gì? Sống lại, trỗi dậy, đúng không?
Tốt nhất là gì? Đấy tại sao phải chuẩn bị chết như người bình thường. Nghĩa là con có cuộc đời tầm thường cũng được, miễn là xảy ra trong Biết. Còn đời con tầm thường bớt cũng được. Chứ không phải là tôi cũng còn cuộc đời chuẩn chỉnh, thanh tịnh theo ý sư phụ, tôi là một hành giả tuyệt vời. Đúng không? Là một người chồng tốt, một người bạn mẫu mực, không cần đống đấy luôn. Hãy chuẩn bị để chết như một người bình thường, tầm thường.
Nhưng mà toàn bộ những cái tiến trình tầm thường đấy nó ở trong Biết. Nên là khi nó ở trong Biết nó không thể nào ảnh hưởng đến đời con được. Đấy, tự do khỏi muốn. Tức là có thể các bạn vẫn đánh giá con là một kẻ đầy ham muốn, sợ không? Tự do khỏi muốn thì phải chấp nhận bị bạn bè nó đánh giá. Vì nếu con cắt cái muốn đi thì chẳng ai đánh giá con nữa đúng không? Nhưng trong con vẫn muốn này muốn kia thì thế giới nó bảo là gì? Tu mãi rồi mà…
Một bạn: Vẫn còn ham muốn.
Thầy Trong Suốt: Muốn nhiều thế. Đúng không? Nhưng tự do khỏi muốn là gì? Ừ, tôi muốn như thế thì sao? Ừ, đúng rồi đấy, tôi muốn nhiều đấy thì sao? Tôi muốn nhiều nhưng cái muốn không làm hại được tôi. Nó hiện ra trong Biết và tan vào Biết, thế thôi.
Đấy! Tôi muốn nhiều đấy, thì sao? Hiểu không nhỉ?
Con phải có loại dũng cảm đấy. Ừ, tôi muốn nhiều, thế thì sao? Chứ không phải là được rồi bạn đợi tôi 1 năm tôi sẽ dẹp hết ham muốn đi, để rồi quay trở lại trước mặt bạn với một vẻ hào nhoáng chưa từng có. Không cần, đúng không? Ừ, tôi nhiều ham muốn đấy, giống Marpa đấy, ừ tôi khóc thì sao? Học trò đến bảo thầy dạy kiểu gì, thầy bảo là đời là một giấc mộng mà thầy khóc nhiều thế. Marpa bảo gì?
Đây là giấc mộng vĩ đại. Khóc, tôi khóc đấy thì sao?
Con muốn kiểu giải thoát nào hơn? Kiểu 1 nhé là học trò đến bảo là sao thầy bảo đời là giấc mộng mà thầy khóc nhiều thế. Thì thầy ngưng khóc bảo là ừ tôi nhầm, tôi nhầm. Loại hai là gì: ừ thì tôi thích khóc đấy, thì sao? Xong khóc tiếp. Con thích loại giải thoát nào hơn? Tự do khỏi khóc hay là phải dừng khóc?
Một bạn: Tự do khỏi khóc.
Thầy Trong Suốt: Hãy chuẩn bị để… sống đúng không? Chứ còn chết thì… đúng không?
Sống như một người…?
Một bạn: Bình thường.
Thầy Trong Suốt: Tầm thường. Đấy! Tin vui cho các con là cái Pháp này tính giải thoát cực kỳ mạnh. Tin vui đấy là con thuộc thể loại nào cũng có thể giải thoát được hết. Tin buồn, biết là gì không? Là con không thể vinh quy bái tổ được. (Mọi người cười) Sẽ không ai công nhận con là bậc giác ngộ đâu. Vì con vẫn tiếp tục gì?
Tầm thường như xưa. Nếu có bạn nào mà thích, mà không chịu được tin buồn, thì phải nghỉ khỏi lớp này. Tại vì môn này nó sẽ không khuyến khích con là vinh quy bái tổ.
Một bạn: Không được công nhận.
Thầy Trong Suốt: Không được công nhận, đấy là một cách khác là không được công nhận.
Được chưa? Con tưởng tượng như Marpa khóc như vậy, một người mà họ bên ngoài nhìn vào công nhận con là bậc giác ngộ không? Ông này là bậc gì? Lừa đảo, vì sao?
Một bạn: Nói mà không có làm được.
Thầy Trong Suốt: Ông dạy học trò là đời là giấc mộng mà khi con ông chết thì sao? Ông khóc như gì. Đấy! Thì mất đi sự công nhận.
Thầy Marpa là rất thường xuyên đánh nhau với mấy vùng bên cạnh vì mấy vùng đấy không công nhận ông ấy. Đánh nhau một cách mạnh mẽ kiểu như cướp đất của nhau, cướp ruộng của nhau ấy. Vì mấy hội kia nhìn Marpa chỉ là kẻ lừa đảo. Vì ông ấy không sống một đời sống rực rỡ mà ông ấy dũng cảm đến mức là sống đời sống bình thường.
Bắt đầu hình dung con đường chưa?
Một bạn: Rồi ạ.
Thầy Trong Suốt: Nếu con buồn và con khóc thì việc của con không phải là dừng buồn với khóc mà gì?
Một bạn: Mình biết là…
Thầy Trong Suốt: Biết là đang buồn, đang khóc. Sau đấy có thể khóc tiếp hoặc không.
Đúng không? Và khả năng vẫn có thể gì?
Một bạn: Khóc tiếp ạ.
Thầy Trong Suốt: Khóc tiếp. Và bên ngoài nhìn vào không bao giờ tin nổi là con có cái chứng ngộ quái gì cả. Vẫn khóc như thế thôi mà, đúng không? Sợ chưa? Bạn nào sợ chắc phải nghỉ khỏi lớp thôi. Rất khó được công nhận, rất khó được vinh quy bái tổ. Sợ chưa?
Duy Tuệ hơi sợ đúng không?
Duy Tuệ: Không Sư phụ.
Thầy Trong Suốt: Không sợ à?
Duy Tuệ: Tại công nhận nó vô thường nó khó mà có được.
Thầy Trong Suốt: Ừ, nhưng mà tại sao phải tìm sự công nhận?
Một bạn: Sư phụ, còn 15 phút.
Thầy Trong Suốt: 15 phút nữa à. Thôi được rồi, thế thì hỏi đáp đã. Ừ, Minh An hỏi đi.
Minh An: Thưa Sư phụ là, từ nãy thì con thấy con bị rơi vào ma trận của Biết ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Minh An: Ngồi một lúc thì thấy là biết người mình đang mỏi, biết đang đau, biết đang không tập trung, biết đang nghe thấy xung quanh mọi thứ, thì nó nó cứ liên tục, liên tục như thế ạ. Thế nên tự dưng con lại rơi vào cảm giác mệt.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Vì con đang muốn biết cái gì. Trong khi sư phụ đang giảng một cái loại Biết không quan tâm đến cái gì hết.
Nhé, con vẫn đang biết mỏi biết v.v… đúng không? Con vẫn đang nói về một cái loại Biết mà nó cần phải có nội dung. Nghĩa là con vẫn đang quan tâm về biết cái gì, tất cả mọi người tập pháp Biết lúc đầu đều hay bị như vậy. Cho rằng sư phụ đang bảo là hãy biết cái gì đó đi.
Nhưng nhớ lại câu sư phụ chỉ đơn giản là gì?
Có đang…?
Một bạn: Biết hay không?
Thầy Trong Suốt: Như vậy là bất chấp con biết cái gì? Con Biết một cách mờ mịt, bảo sư phụ ơi con mỏi mệt lắm, chẳng biết một cái gì hết, con chỉ muốn đi về thôi, thì chứng tỏ vẫn đang biết. Câu hỏi ở đây là “có đang biết hay không?” Chứ không phải là có đang biết cái gì hay không? Con cố biết hết cái A sang cái B thì con mệt mỏi. Còn con đừng cố biết cái gì hết, con chỉ ngồi con hỏi là có đang biết hay không? Thì nó không có sức ép nào hết. Tất cả các con mệt mỏi vì có sức ép, phải biết cái này, biết cái kia.
Nhưng sư phụ đang nói một loại Biết rất xịn.
Tiểu Thừa không biết cái Biết này đâu. Tóm lại là Phật giáo Nguyên Thủy không biết cái Biết sư phụ giảng. Cái Biết này nó không cần biết cái gì cả, nó chỉ đơn giản là đang biết thôi.
Như vậy các con không cần cố gắng biết cái gì cả. Đây là điểm mấu chốt này, bạn Minh An hỏi câu này đúng chỗ mấu chốt. Các con không cần phải biết là mình đang biết cái gì hết vì rất mệt, cái A hiện ra phải cố biết cái A, cái B hiện ra phải cố biết cái B, mệt không? Mà con hãy biết như một đứa trẻ ấy. Trong đạo Thiên chúa nói là “Muốn về với Đức chúa phải trở thành đứa trẻ”. Cái Biết của đứa trẻ là gì, đứa trẻ sơ sinh ấy nó có biết cái gì không? Chỉ đơn thuần là biết thôi. Nó mở mắt mọi thứ hiện ra chứ không cố bảo đây là mẹ à hay đây là bố à, đây là cứt à, nó không phân biệt gì cả, nó chỉ đơn giản là biết. Nhà Phật gọi là “biết như đứa trẻ vào đền”, đạo Thiên chúa thì nói là “muốn về nước Chúa thì hóa thành đứa trẻ con”. Nhà Phật nói “Hãy biết như một đứa trẻ vào đền”, đứa trẻ chưa biết thần A, thần B hay là Ganesha hay là Quán Thế Âm, nó chỉ là một đống tranh ảnh thôi. Đấy! Cái Biết mà Sư phụ nói là cái Biết đấy.
Cái Biết của đứa bé sơ sinh, nó chẳng biết là cái gì hết, nhưng nó vẫn đang biết, đồng ý không? Nếu mà thế rất là dễ, con chỉ vừa cố biết thứ gì đó là con căng, nhắc lại này “Không cần cố biết gì hết’, chỉ là hỏi xem “Có đang biết hay không?”. “Có đang biết hay không?” thì cực dễ, còn biết cái gì một phát thì phải cố gắng. Cái Biết này là cái Biết không cố gắng, cái Biết mà sư phụ giảng cho các con cái Biết tự nhiên cơ mà. Chứ bây giờ con biết chữ này là số mấy, là phải nghĩ rồi, cố gắng đúng không? Một đứa bé hai tuổi không thể biết đây là số mấy rồi, đúng không?
Như vậy cái Biết này đặc điểm của nó là không cần cố gắng gì hết, được chưa? Như vậy là Minh An phát hiện ra một cái là gì? Cái Biết này không cần cố gắng là biết cái gì, mà chỉ đơn giản là biết đơn thuần thôi, tự nó biết. Con ngồi không như này là cái Biết tự bật rồi, đúng không? Giống như đi ngủ đấy, có biết cái cụ thể gì đâu nhưng vẫn đang biết. Tương tự như vậy thôi, ngồi đây con không cần biết cụ thể gì hết. Con không phải cố lẩm nhẩm là biết A, biết B, biết C. Chả cần cố gì hết, con vẫn thấy đang biết.
Trong lịch sử Phật giáo cái Biết này nó gọi là Nhận biết đơn thuần, đơn thuần quá vì nó quá đơn giản, nó chẳng đi kèm một đối tượng nào hết, có đối tượng cũng là Biết mà không đối tượng, cũng là Biết, đúng không? Có âm thanh cũng biết, mà không âm thanh gì...? Đấy là cái Biết đơn thuần hay là một số vị Thầy gọi là cái Biết trần truồng, nghe khêu gợi không? Trần truồng nghĩa là không có cái vật gì bên trên hết, cái Biết này không cần biết cái gì hết thì vẫn là Biết. Đấy nó gọi là Nhận biết trần truồng, Nhận biết đơn thuần, được chưa? Con thử nghĩ xem cái Biết đơn thuần thì có dễ không?
Minh An: Thì đúng là dễ ạ, khi con đang tưởng tượng là anh Canh hỏi “Có đang biết hay không?” thì con bảo là biết nhưng thực ra là chả biết gì.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, chuẩn. Thực ra là chẳng biết cái quái gì cả nhưng mà vẫn biết, chuẩn không? Giống như mắt con mở về phía trước ấy, nhiều khi con chẳng phân biệt được ai vào với ai, nhưng mà vẫn biết là gì? Là các hình ảnh, đang có các hình ảnh. Con không phân biệt được không có nghĩa là không biết, nên đừng nhầm lẫn cái Biết và cái phân biệt.
Phân biệt ở đây là phải cố gắng rồi, con mở mắt trơ trơ như này vẫn biết mà, đúng không?
Nên là con phải trả lời là “Không” mới đúng, anh Canh hỏi là “Em có biết gì không?” thì trả lời là gì? Là “không”, nhưng khi trả lời là không thấy, thì là gì?
Một bạn: Thực ra là có biết.
Thầy Trong Suốt: Vẫn là đang biết. Khi trả lời là không, vẫn đang biết. Như vậy là cái Biết này có dễ không? Mọi người đã thấy dễ hơn chưa? Cái Biết này nó quá dễ đi. Trong lịch sử có câu là gì? Quá dễ, không thể tin nổi, đấy cái Biết này này. Quá gần không thể thấy nổi. Cái Biết nó gần quá nên cả đời con có biết đâu, cái Biết nó gần quá đúng không? Suốt ngày sống với con nên là con chẳng thấy được nó và đồng thời nó dễ quá nên sư phụ giảng từ nãy đến giờ con cứ cố nghĩ là cái Biết nó phải gì, phải biết cái gì cao siêu vĩ đại. Còn đây là cái gì quá dễ không thể…? Cái đứa trẻ con nó còn biết thì có dễ không? Bà già dốt đặc cán mai cũng biết, ông già không biết chữ cũng biết, trẻ con sơ sinh cũng biết thì nó phải dễ quá chứ. Nhưng vì dễ quá nên gì? Khó tin đúng không?
Rồi, vậy thì nếu con biết cái gì đó thì cũng là biết, mà con chẳng biết quái gì đó cũng là biết.
Vậy nó có dễ không, dễ không? Nó không loại trừ việc biết cái gì mà cũng chẳng vấn đề khi con chẳng biết cái gì chỉ biết nó khơi khơi như này thôi, dễ chưa? Rồi, có ai hỏi tiếp không?
Mình còn bao nhiêu phút nữa.
Một bạn: Tám phút nữa.
Thầy Trong Suốt: Tám phút nữa, một câu hỏi nữa, bạn nào hỏi đi.
Khi thấy mệt là con đang cố biết cái gì, đang muốn điều khiển kinh nghiệm nên mới thấy khó và mệt. Cái Biết rất tự nhiên, không cần cố gắng, nên rất dễ. Trong lịch sử Phật giáo, cái Biết được gọi là Nhận biết đơn thuần, vì nó rất đơn thuần.
14. Tại sao Pháp hỗ trợ vấn rất quan trọng?
Một bạn: Dạ cho con hỏi là thời gian trước thì bụng con có chút vấn đề đau đau chẳng hạn.
Thì con bắt đầu rất là lo sợ. Rồi con tập 6 Bước vô thường, nhưng dạo gần đây con cũng thấy rằng con cũng cảm nhận được nó, và con nhận ra “à à, đây rồi đây rồi, đây rồi, nó đến rồi”. Con lại không tập 6 Bước vô thường nhưng mà cảm xúc của con nó lại rất thoải mái khi mà con nhận biết được điều đấy thì không biết thì đấy có phải Nhận biết không ạ? Trước đấy thì suy nghĩ của con tiêu cực con thấy sợ lắm. Bây giờ con thấy thoải mái.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Biết nó có đặc điểm rất quan trọng là nó ở ngoài suy nghĩ, mà sợ thì ở đâu? Trong suy nghĩ. Con càng ở trong trạng thái Biết thì càng ít sợ. Đấy là lí do vì sao con tập cái này này thì bớt giận, bớt sợ, bớt lo.
Vì đơn giản là không ở trong dòng chảy của suy nghĩ nữa. Khi con là Biết, khi con biết thì con ở ngoài dòng chảy suy nghĩ nên con bớt đủ các loại, bớt như thế là giá trị của Biết nhé.
Nhưng 6 Bước vô thường nó làm gì? Nó làm con nghĩ đúng, nghĩ đúng cách, không nghĩ sai cách, đấy là chánh kiến đấy, chánh tư duy đấy.
Nên cả hai đều quan trọng, đúng chưa? Một bên là con ở ngoài dòng chảy của suy nghĩ, nhưng lại lỡ chui lại vào thì lại chết, đúng không? Nhỡ ngày nào đấy lại khổ quá chui lại vào suy nghĩ lại khổ, có phải ai cũng một phát nhảy ra ngoài được đâu.
Vậy thì con vẫn cần cái Pháp tương đối của Biết để mà uốn cái dòng chảy để cho nó bớt khổ. Chánh kiến, chánh tư duy cho bớt khổ, hai Pháp đấy quan trọng, đúng chưa? Một phát con nhảy một phát là ra khỏi dòng chảy luôn, Pháp Biết. Khi con nhảy ra khỏi rồi thì bớt hẳn các loại khổ v.v… Nhưng mà do thói quen suy nghĩ, tư duy của con, của cái tôi ấy mà bị đe doạ nó phải nghĩ ngay, thân thể đau là một loại đe dọa, là phải nghĩ, đúng không?
Danh dự mất bị, đe dọa nó phải nghĩ. Cái tôi nó sinh ra để an toàn mà. Vì thế nên cứ bị đe dọa, bất kỳ cái gì đe dọa đời con mất tiền, mất bạc v.v… Nó sẽ nghĩ và con lại chui vào suy nghĩ không thoát được. Lúc đấy mà con không có 6 Bước vô thường hoặc là những Pháp tương tự thì con không đời nào mà con thoát được ra khỏi dòng chảy của suy nghĩ. Vì lúc đấy cái Biết của con chưa đủ mạnh để mà con ra. Nó chảy cuồn cuộn ra thế nào?
Các con ngồi đây thế này thôi nhưng khi cái tôi bị đe dọa nghĩ không dừng được luôn, đúng không? Chảy cuồn cuộn luôn. Con ngồi đây vui vẻ được vì chưa bị đe dọa chứ không có gì đặc biệt cả. Khi bị đe dọa mà con không có cách nghĩ tốt thì con không thể nào làm dịu được dòng suy nghĩ đấy, không thể làm dịu con không thể nào nhảy ra được, hiểu không?
Nghĩa là con đừng chủ quan rằng từ nay trở đi tôi chỉ cần Biết là xong. Về lý thuyết mà nói, đúng là biết thực sự được thì ra khỏi suy nghĩ, nhưng dòng chảy cuồn cuộn mò đến có biết được không, có ra được không? Hay là vừa mới biết là chui vào lại luôn? Lúc đấy phải cần rất nhiều Pháp của sư phụ kể cả vấn tư luôn, đúng không? Kể 6 Bước vô thường, đủ các Pháp thì con mới có thể làm dịu bớt dòng chảy đấy để mà có cơ hội ra.
Nghe như này con có hiểu không? Hiểu giá trị của các pháp hỗ trợ không? Các pháp hỗ trợ làm con thấy rằng sao lại kỳ vọng thế nhỉ? Hay là có tôi đâu mà lo nhiều thế nhỉ? Cái này không có thật tại sao phải bàn nghĩ nhiều thế v.v… thì nó mới yếu dần dòng chảy ấy đi thì mới có cơ hội để ra.
Đấy các con cứ ngồi đây nghĩ xem, nếu mà một cái gì đó đe dọa đến tôi xem có khổ không? Có cuồn cuộn không? Cuồn cuộn nhất là khi tôi bị đe dọa. Vậy thì bệnh phát là cuồn cuộn, vì bệnh là cái đe dọa cực mạnh đến tôi, sợ chết, sợ đủ các loại sợ, đúng không? Sợ mất tương lai. Hay là bị ai đó nói xấu là một đe dọa lớn đúng không? Thì lập tức nghĩ nhiều ngay đúng không? hoặc là bị mất quyền lợi nào đó, kiểu như cuối tháng bị mất tiền, mất lương v.v…, cái tôi bị đe dọa lập tức là nghĩ cuồn cuộn ngay. Mọi người đồng ý với sư phụ không? Ai có trải nghiệm giơ tay nào, đã từng trải cái đấy?
Thế thì lúc đấy mà nhảy ra khỏi nghĩ một cách thông thường kiểu biết một phát là ra được không? Có ra được một phát thì cũng gì? Một giây sau lại nhảy như cũ. Thế nếu con không có chánh kiến, chánh tư duy, không có các pháp khác hỗ trợ của sư phụ, đố mà con ra được. Đấy là lý do vì sao pháp hỗ trợ vẫn rất quan trọng mà sư phụ vẫn dạy tiếp cho các con, chứ không phải có pháp Biết này xong là sư phụ không dạy cái gì nữa. Dạy song song cả Biết cả các pháp hỗ trợ thì mới cứu đời con được. Ông thầy thực dụng mà, sư phụ thực dụng mà. Ông thầy không thực dụng giảng pháp thật hay cho học trò vỗ tay sung sướng, đi về xong cả đời về nó không chứng ngộ được, quá đau khổ. Ông thầy thực dụng là phải tìm các pháp nào mà nó thực sự hiệu quả, kể cả pháp tương đối nhất đi nữa, kể cả là kỹ thuật dạy con, kỹ thuật nuôi chồng. Đấy tất cả kỹ thuật đấy mà giúp nó được thì mình dạy tất.
Ngày mai dạy cho nhóm nhi đồng đúng không, đúng không nhỉ? Nhi đồng sư phụ vẫn dạy, ông bà già có lớp phụ huynh sư phụ cũng dạy.
Đấy. Cái tư duy cứu khổ nó đòi hỏi phương pháp cụ thể, hiệu quả chứ không phải một cái phương pháp, nguyên tắc chung, ai tập được thì tập, không tập được mặc kệ. Còn sư phụ quá hiểu con người. Sư phụ hiểu khi nào không tập được, sư phụ cũng trải qua thời các con rồi, cứ cái tôi bị tấn công thì dòng chảy suy nghĩ trở nên cuồn cuộn không dứt. Sư phụ quá hiểu điều đấy, sư phụ không thể nào để các con tay không chống chọi với chúng được, cáccon phải có vũ khí. Con phải có 6 Bước vô thường, con phải có 6 Bước vô ngã, con phải có Không có thật v.v… thì con mới làm dịu dòng chảy ấy được, khi nó dịu rồi con có thể biết để ra khỏi nó hoàn toàn, đúng không?
Nếu chỉ pháp Biết mà cứu được người thì dạy nó từ 2012 rồi, tại sao bây giờ mới dạy? Tại vì sư phụ nhận ra là không đủ. Các con, đặc biệt những người vào đời, còn lâu mới biết một cái nhảy ra được luôn. Cái dòng chảy cuồn cuộn của cái tôi bị tấn công nhảy ra có dễ không?
Nhảy vào rất dễ, nhảy ra thì rất khó. Đấy, ai không tin thì cứ cho cái tôi bị tấn công đi, hiểu ngay. Tấn công chỗ nào cũng khổ, thấy cuồn cuộn ngay, đồng ý không? Các con sẽ cuồn cuộn nhất khi cái tôi bị tấn công, nên pháp Vô ngã rất quan trọng. Nên là ngay sau khi về Hà Nội sư phụ sẽ tổ chức học Vô ngã vì nó là pháp bổ trợ tốt nhất cho cái Biết này.
Dù sao hôm nay cũng phải rất rất đáng mừng, đúng không? Con tìm được kho báu kì diệu và có sẵn, đúng không? Cái kho báu này nó thường, diệu thường, nó không ảnh hưởng bởi vô thường, sướng không? Và con có thể nương tựa vào nó để đạt được giác ngộ. Sướng không?
Một bạn: Quá sướng.
Thầy Trong Suốt: Đáng ăn mừng không? Tí nữa phải đi xem phim ăn mừng nhỉ, đúng không? Sư phụ sẽ dành ba tháng, yên tâm. Kể cả bây giờ con thắc mắc hết cỡ đi. Ba tháng nghe như thế này xong rồi đọc các bài gõ lại.
Yên tâm chưa? Chưa kể môn này là môn dễ, môn này chỉ khó khi con ép, khi con không ép một phát là nó dễ.
Rồi, nhé, vậy bây giờ thôi bây giờ mọi người đi ăn đi nhé, tối nay mình xem phim xong sau khi xem phim xong mình có thể gì? Hỏi tiếp nhé.
Đấy, rồi, ăn mừng đi! Chụp ảnh hả? Ừ, chụp ảnh đi.
(Nhạc sôi động vang lên, mọi người cười) Pháp Biết làm con ra khỏi dòng chảy của suy nghĩ nên thoát khổ, nhưng khi suy nghĩ cuồn cuộn không thoát ra được thì con cần những pháp bổ trợ làm dịu dòng chảy như 6 Bước vô thường, Vô ngã, Không có thật. Sau khi dòng chảy dịu thì con mới có thể thoát ra. Đó là giá trị của pháp bổ trợ Ai cũng có thể thực hành để an lạc và hạnh phúc ngay giữa đời thường.
Để hiểu rõ hơn cách thực hành như thế nào, bạn có thể tham gia vào CLB Phát triển bản thân
Trong Suốt: trongsuot.com Cùng nhau, chúng ta sẽ về nhà bạn nhé!