Hai bước đến không hai
1. Đây không phải là Pháp tu “rửa đít biết đang rửa đít”, mà “rửa đít với Biết là một”
Thầy Trong Suốt: Bây giờ Tu hài rồi, đúng không? Nghiêm túc gì giờ này nữa, đúng không?
Giờ chỉ có làm ăn với ăn chơi thôi hai thứ thôi.
Pháp Tâm: Tình và tiền.
Thầy Trong Suốt: Tình và tiền thôi. Ngày xưa tu, bây giờ bỏ rồi, chỉ có tình và tiền. Tu bây giờ chỉ hài thôi, tu là giải trí thôi. Bây giờ chỉ có tình và tiền.
Pháp Tâm: (Cười hihi)
Thầy Trong Suốt: Còn gì nữa… Mỹ Nhân: Nói vậy mà không phải vậy.
Thầy Trong Suốt: (Cười ha ha) Tu hài còn gì nữa!
Tu giờ chỉ là giải trí, tình tiền là chính.
Một bạn: Giải trí trước.
Pháp Tâm: Sư phụ cứ hay nói đùa thế, xong rồi Sư phụ nói cái gì, lại cứ phải nghĩ. (Các bạn cười)
Thầy Trong Suốt: Nói đùa nhiều quá, đúng không? Bây giờ nói đùa người ta không tin nữa.
Đau! Giờ làm thế nào đem tu vào tình và tiền ấy, chứ không đem tu tách ra một chỗ nữa. Đấy, con có Pháp Biết rồi, đem tu vào tình và tiền.
À, Trung phát biểu cảm tưởng của bạn về nhóm Biết, lớp Biết đi.
Minh Trung: Kiểu là nó vượt xa những cái trước đây mà con biết ạ. Thực ra thì con thấy cái Biết… không biết mọi người như thế nào, cái Biết này nó hơi bị quá so với con ạ. Khi con thực hành Vô ngã với Không có thật, thì nhiều lúc thấy không có thân tâm này, không phải của tôi, không có thật.
Rõ ràng là khi mà con tin vào cái Biết ấy thì con thấy cơ thể này nó an lạc…
Thầy Trong Suốt: Ừ. Học đi, học thêm đi! Học thêm thôi.
Minh Trung: Vâng, con đang chờ để học lớp Vô ngã ạ.
Thầy Trong Suốt: Sóng biển xuất phát từ đâu?
Minh Trung: Nếu mà con ngồi yên thì con chỉ biết thôi, vẫn biết. Nhưng mà khi chân tay con vận động, khi con nói hay là bắn ra một cái gì thì thì lúc đấy con không biết là con…
Thầy Trong Suốt: Đấy là quên, chứ không phải không biết. Quên rằng đang biết, chứ vẫn biết, không thì làm sao nói được. Đúng chưa?
Minh Trung: Lúc đầu con tin là con vẫn biết, nhưng con không nhận ra cái Biết đấy.
Thầy Trong Suốt: Không nhớ ra, chứ còn vẫn đang biết, không làm sao con nói được? Tại vì con bị quá tập trung vào hành động và lời nói.
Minh Trung: Đúng rồi ạ.
Thầy Trong Suốt: Quá tập trung vào suy nghĩ.
Minh Trung: Đúng rồi, khi con nói thì con thấy suy nghĩ nó phải thế này thế kia.
Thầy Trong Suốt: Con quá tập trung, chứ bản chất nó chỉ là âm thanh bay ra thôi mà. Lời nói con khác gì là một âm thanh bay ra trong không gian đâu.
Minh Trung: Thế mà mình biết thì những cái mình nói ra mình không phải kiểm soát.
Thầy Trong Suốt: Ừ, đúng rồi, mình không phải kiểm soát, nhưng mà yên tâm đi, tâm trí nó vẫn làm. Con không phải kiểm soát, tâm trí nó vẫn chọn lời này lời kia nói rất là hay ho như thường.
Pháp Tâm: Sư phụ bảo đưa Biết vào trong đời sống ấy, nhưng mà con thấy nó khó lắm. Ví dụ như những hôm nào con nghỉ, con không làm cái gì cả thì nó rõ ràng hơn rất nhiều. Chứ nếu mà cứ quay cuồng vào trong công việc ấy, nhất là khi nó thuận lợi thì chẳng nhớ gì đâu. Khi nào nó gì gì đấy… (Bạn cười)
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, con nói đúng tình trạng bắt đầu ai cũng thế đấy. Đấy là bắt đầu tập thôi, đưa dần thôi. Vội làm gì! Làm sao mà thành tựu ngay được, đúng không?! Ai cũng bắt đầu như thế thôi. Ai cũng bắt đầu như con cả, sau rồi từ từ, dần dần nhận ra rằng mình không đưa vào thì đời mình khổ. Tối thiểu nó là một chỗ mà ích lợi cho con khi con khổ là cái chắc. Tối thiểu là con tập khi khổ. Đúng không?
Pháp Tâm: Vầng.
Thầy Trong Suốt: Nhưng dần dần con nhạy cảm hơn là con thấy mình khổ liên tục ấy mà. Khổ càng nhiều thì tập ngày càng nhiều. Đấy là một cách. Đầu tiên con phải có niềm tin mọi thứ là biểu diễn của Biết. Cái đấy phải có trước, nếu chưa thì chưa tập được. Phải thấy tất cả mọi thứ là Biết. Còn nếu con tách Biết với cái hiện ra thì không bao giờ tập được, nên đoạn đấy phải xảy ra trước. Tất cả là Biết hết. Không phải có cái Biết biết thế giới Không phải! Mà là tất cả diễn biến, hoạt động đều là Biết, thì lúc đấy cái Biết nó mới liên tục được với các con. Còn nếu mình tìm một cái trạng thái nào đấy Biết tách với cả thế giới - thì lúc làm việc làm sao con làm được?!
Minh Trung: Không tách cái hiện ra với cái Biết được ạ?
Thầy Trong Suốt: Ừ, con phải đến đoạn là: Hiện ra và Biết là một. Nghĩa là, mọi hành động của con đều là Biết, dù con có đang uống nước, ăn cơm, làm việc thì cái hiện ra đấy chính là cái Biết.
Lúc đấy không rời được nữa. Chứ không phải là mình lùi lại để mình biết Không phải! Hiểu nhầm là mình phải lùi lại để biết thế giới này, biết hoạt động, lời nói, âm thanh Đấy là hiểu sai! Đấy là lý do sư phụ chưa muốn dạy con cái gì nhiều, vì sư phụ muốn con hiểu đúng đã. Hiểu đúng thì tất cả mọi thứ hiện ra đều là Biết, nghĩa là nó không tách rời hoạt động. Hiểu sai thì mình phải tách cái gì đó ra để biết cái gì đó, đúng không? Mình tách thế giới làm đôi. Nên đoạn đầu con phải đến cái đoạn là hiện ra và Biết là một thứ đã, thế thì mình mới tập Biết được chứ. Nếu không thì suốt ngày tách ra thế giới để nhìn cái gì, tách khỏi công việc để nhìn công việc thế thì… Không phải chỉ con mà tất cả các nhóm khác, sư phụ chưa dạy đến cái đoạn đấy mà. Phải dạy cái đoạn đấy và phải xác quyết cái đấy đã. Sau đấy thì mới tập trong cuộc sống bình thường được.
Chứ vừa trong cuộc sống đang làm phải tách ra để nhìn cái việc mình làm thì đố ai làm được?! Có làm được thì cũng không phải cái sư phụ nói. Có làm được thì cũng chỉ là cái Pháp tu tầm thường, thông thường thôi. Pháp tu này nó ghê hơn nhiều! Nó làm cho con quẫy đạp trong Biết được, quẫy đạp nghĩa là con sống một cách tự do, tự tại thật sự luôn. Làm ăn, la hét v.v… vẫn là Biết.
Lúc đấy thì con phải hoà nhập toàn bộ Biết với mọi thứ xảy ra. Và cái đấy thì mới có thể tự do, tự tại thật sự.
Còn phải ngồi tách ra xem mình hoạt động trong Biết, xem thân tâm hoạt động trong Biết, thế thì rất hạn chế. Và thứ hai là tách đôi là sai rồi. Thế giới không tách đôi, tách đôi chỉ nằm trong suy nghĩ thôi. Suy nghĩ tách thế giới ra làm cái Biết và cái được biết, còn kinh nghiệm có tách bao giờ đâu. Kinh nghiệm của con ấy, đây này, mọi thứ hoà vào nhau, có gì tách khỏi cái gì đâu? Bàn ghế không tách khỏi thân thể luôn. Con nhìn xem, thân thể và mọi người, bàn ghế có tách nhau đâu, chỉ suy nghĩ bảo tách nhau thôi. Nên là mình phải hoà nhập vào cuộc sống, hoà nhập với mọi thứ để biết. Chứ không phải mình tách ra để biết thế giới. Nên là khi nào đến đoạn đấy rồi thì mới tập được.
Cứ bình tĩnh thôi, vội gì! Sư phụ bảo không vội là thế mà. Khi nào con chưa có cái kiến đấy, con không tập được đâu. Vì cái việc tập của con nó chống lại cuộc sống này. Cứ bình tĩnh thôi, ba tháng mà, cứ từ từ thôi.
Một bạn: Bây giờ quan trọng là con tập thiền để cảm nhận cái Biết. Thầy Trong Suốt: Ừ, bây giờ con phải cảm nhận có cái Biết đấy đã. Minh
Trung: Con đang cảm nhận.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, xong rồi cái gì tách rời cái gì, cái gì là một tính sau, nhưng phải có cái Biết đấy đã chứ. Phải đồng ý có cái Biết đấy đã.
Có hai bước đấy: Một là, có cái Biết đấy, nó luôn ở đây, không bao giờ mất đi, nó vững bền. Đấy, nó không bị ảnh hưởng bởi cái gì cả.
Hai là, nó với mọi thứ là một. Từ Bước 2 trở đi mới tập được, mới hoà nhập cuộc sống được.
Lúc đấy thì rửa đít cho con cũng là gì? Cái rửa đít đấy cũng là Biết. Chứ không phải là con rửa đít mà con biết mình đang rửa đít. Đấy là cái Pháp tu tách thế giới làm hai nửa, đấy gọi là Pháp tu nhầm lẫn.
Không! Đây không phải là Pháp tu rửa đít biết đang rửa đít, mà rửa đít với Biết là một. Khi đấy con mới đưa Biết vào cuộc sống được. Lúc đấy con mới tập liên tục được và mới có thể thành tựu trong một đời được. Chứ còn lúc nào cũng phải tách ra để biết cái gì đó, vừa khó vừa sai; vừa khổ, vừa sai. Khổ vì…? Khổ quá còn gì nữa, đang làm phải tách ra nhìn chính mình làm, khổ không? Nhưng mà nó sai vì nó tách thế giới làm đôi, một cái Biết và cái được biết, trong khi hai cái là một. Hình trong gương và mặt gương là một, hình trong ti vi, mặt trong ti vi là một, đúng không? Nó là hai từ khác nhau để nói cùng một mặt ti vi thôi. Khi con sờ vào hình trong ti vi, thực chất đang sờ thẳng vào đâu? Đúng không? Khi con sờ vào con sư tử trong ti vi thì con sờ thẳng vào đâu?
Một bạn: Màn hình.
Thầy Trong Suốt: Vào màn hình. Khi con đang sờ vào màn hình thì con đang sờ vào đâu?
Một bạn: Cái hình con sư tử.
Thầy Trong Suốt: Cái hình con sư tử. Nên là có hai đoạn đấy, nó gọi là: “Hai bước đến không hai”. Vì cái thật sự này nó không có hai, nó chỉ một thôi, nhưng mà phải có hai bước. Khi tập phải có hai bước, là hai bước đến không hai. Hay không? Chơi chữ đấy “Hai bước đến không hai”.
2. Thế nào là “Hai bước đến Không hai”? Con đang ở bước nào?
Thầy Trong Suốt: Các bạn đang hỏi là làm thế nào để tập trong cuộc sống? Khó quá! Sư phụ bảo là không tập được đâu! Khi nào mà thấy Biết và mọi thứ tách rời nhau ấy, phải cố gắng tách ra để biết cái gì đó đúng không, thì còn lâu mới tập được. Làm sao con tập trong cuộc sống được?!
Làm sao con tập trong cuộc sống hàng ngày mà con cứ phải tách ra, biết biết này nọ… được.
Bạn Pháp Tâm với bạn Minh Trung đều nói là tập trong cuộc sống này là rất khó, làm thế nào tích hợp được trong cuộc sống? Làm này, làm kia là quên hết. Sư phụ bảo là: đúng rồi, nếu con chưa thấy là Biết và cái con làm là một, thì con sẽ không tập được. Con phải cố lùi ra, tách rời ra để mà biết một cái gì đó thì con làm ăn thế nào?
Vừa làm, vừa phải nhìn mình làm Đấy, không làm được, mà rất là khó, và thứ hai là nó sai. Khổ là một phần, nhưng nó còn sai nữa. Sai vì con tách đôi thế giới ra, có một cái được biết và cái đi biết, trong khi bản chất nó là một.
Giống như hình trong gương và mặt gương ấy, không thể là hai thứ được. Khi con sờ vào màn hình thì con sờ vào hình trong gương, con sờ vào mặt gương, đúng không? Khi con đang sờ vào mặt gương, con sờ vào chính hình trong gương.
Hay là, màn hình và hình trên màn hình không thể là hai thứ được. Khi con sờ vào cô gái trên màn hình là con sờ vào màn hình, đúng không?
Hoặc là khi con sờ vào màn hình chính là con đang sờ vào cái hình cô gái đấy. Ở cái chỗ đấy chỉ một thứ thôi. Ở chỗ con sờ chỉ một thứ thôi, không có hai thứ. Ở chỗ đấy không tách làm đôi là có một cái hình và một cái màn hình bên dưới.
Nên là các con chỉ có thể tu trong đời được khi nhận ra rằng: cái con làm và Biết là một. Chứ không phải là có một cái Biết biết con đang làm.
Lùi lại để nhận ra cái con đang làm bằng cái Biết tất cả những cái đấy nó gọi là giáo lý có hai, Nhị nguyên đấy. Còn cái giáo lý sư phụ dạy con là giáo lý Bất nhị Không hai không có hai thứ. Tin có hai thứ chắc chắn là có vấn đề. Nên là các con chưa sẵn sàng, chưa sẵn sàng tập trong đời. Bây giờ phải cố hiểu cho đúng đã. Sư phụ chưa dạy con tập trong đời, đã dạy tập trong đời bao giờ đâu. Đã dạy tập cái gì đâu! Vấn đề bây giờ là hiểu cho đúng đã. Hiểu cho đúng đã, mất thời gian, mất ba tháng, sư phụ cho là mất ba tháng, ba tháng là ít.
Gọi là “Hai bước đến không hai”. Bước 1 là, nhận ra trên đời có cái Biết này. Cái Biết này nó thường trụ, không bị ảnh hưởng bởi vô thường.
Nó không bị bất kỳ cái gì ảnh hưởng hết. Nó là tài sản thực sự của con. Đấy là Bước 1, gọi là xác quyết được cái nền tảng. Cái Biết này là nền tảng để mọi thứ hiện ra. Hiện ra trong Biết và tan vào Biết. Nó là nền tảng của cả Luân hồi và Niết bàn luôn. Nó là nền tảng của các con và của Chư Phật. Nó là nền để mọi thứ hiện ra. Thì đoạn này các con là đang xác quyết vào đấy. Đấy là Bước 1, bước đầu tiên: Xác quyết rằng từ xưa đến nay có một thứ chưa từng thấy bao giờ cả. Chẳng biết quý trọng nó như thế nào, không biết giá trị nó ở đâu. Kho vàng nhưng mà lại không được biết đến. Đấy là bước đầu tiên.
Bước này thì con chưa tập được gì mấy. Cái tập của con duy nhất là nhận ra là có cái đấy, giống như là: ʻCó đang biết hay không?ʼ này, ʻXảy ra ở đâu và tan vào đâu?ʼ, đúng không. Nhắm mắt lại và cảm nhận nó. Tất cả điều ấy để con đồng ý được bằng cả kinh nghiệm lẫn nhận thức rằng:
“Ồ, có cái Biết đấy. Biết viết hoa đấy. Nó ở đây cùng con mãi mãi, từ xưa đến nay và mãi mãi về sau. Nó là nền tảng để mọi kinh nghiệm hiện ra”.
Đấy, thì gọi là Bước 1. Ba tháng đến sáu tháng.
Nhưng chưa tập được gì mấy, mà nói cách khác tập là gì? Tập là phải nhận ra cái Biết đấy, ở trên đời có cái Biết đấy, nhưng mọi hoạt động khác trong cuộc sống của con thì sao? Vẫn là tôi chạy qua chạy lại, làm ăn rồi luân hồi sinh tử, đúng không? Đúng không? Nhận ra cái Biết đấy thì vẫn còn tôi ở đấy mà, vẫn còn đồ vật ở dưới. Ở trong cái Biết đấy vẫn còn có tôi, có vật và tôi vẫn đang đối diện các vật, yêu đương, học hành, tu hành v.v… luân hồi sinh tử. Thế thì đến đoạn Bước 2.
“Hai bước đến Không hai” thì Bước 1 là nhận ra có cái nền Nhận Biết đấy. Bước 2 là gì? Nhận ra mọi thứ chính là Biết. Hình trong gương chính là mặt gương, hình trong ti vi chính là mặt ti vi. Cái hiện ra trong Biết chính là Biết. Đấy, con phải đến đoạn đấy. Nhận ra tất cả cái hiện ra đều là Biết. Lúc đấy không còn hai nữa, chỉ còn một thôi, Biết thôi. Xong cái đấy rồi thì con mới tập được. Nhận thức xong rồi thì con không phải tách mình làm đôi để biết cái mình đang làm nữa, mà cái con đang làm chính là Biết. Con ăn một miếng ăn thì miếng ăn ấy chính là Biết. Con nhìn vào cái hình đây, cái hình là Biết; con nghe âm thanh thì âm thanh là Biết. Con có một nỗi buồn trong lòng, nỗi buồn đấy là Biết. Vậy thì không phải tách cái gì ra cái gì nữa. Đúng không?
Con nhận ra rằng mọi thứ là Biết, vậy thì con không cần phải tách nữa. Con có thể sống cuộc sống bình thường, ngập tràn Biết. Cuộc sống bình thường của con ấy, rất tầm thường: ăn, ngủ, ỉa các loại… nhưng ngập tràn Biết. Đúng chưa?
Thì có hai bước:
Bước 1 là có cái nền tảng Biết.
Bước 2 là cái gì hiện ra trong Biết cũng chính là Biết, hay nói cách khác là chỉ có Biết không có cái gì khác. Khi nào con đến đoạn ʻchỉ có Biết không có gì khácʼ thì mới đem vào đời sống được.
Nên là các con chưa đến đoạn đấy, hoặc chưa xác quyết được đến đoạn đấy, chưa làm được điều đấy hoặc chưa xác quyết được điều đấy thì phải xác quyết điều đấy. Nếu con xác quyết được rồi thì làm gì cũng là Biết hết. Nó không còn sự chia tách nào nữa. Con không còn phải tách mình ra để tập một cái gì nữa. Con hua tay hua chân, con nghĩ một suy nghĩ, con ra một quyết định rất sai lầm, con nổi một cơn điên, con ghét bỏ cả thế giới này thì tất cả đều là…
Một bạn: Biết.
Thầy Trong Suốt: Chứ không phải con biết tất cả những thứ đấy. Nó khác hẳn nhau nhé. Lúc đầu là biết thứ đấy, nhưng đến Bước 2 thì đấy là Biết.
Thế giới của con không còn hai nữa, chỉ còn một thôi, còn Biết thôi. Đấy, sư phụ chưa dạy các con đến đấy hoặc một số bạn sư phụ dạy rồi nhưng phải đến điểm xác quyết. Xác quyết xong mới tập được. Chưa xác quyết không tập được đâu. Chưa xác quyết thì mình vẫn muốn tách ra khỏi cái thế giới này để biết cái gì đấy. Xác quyết được rồi thì hình trong gương chính là mặt gương, cái ở trong Biết chính là Biết. Xác quyết được rồi thì lúc đấy chỉ sống và làm quen thôi. Xác quyết được rồi, thực sự đồng ý rồi thì đời sống của con là đời sống để làm quen điều đấy. Vì kinh nghiệm nào cũng giúp con làm quen được. Lúc đấy chẳng kinh nghiệm nào phản lại sự tu hành của con nữa.
Khi xác quyết được rồi thì mọi kinh nghiệm đều giúp con làm quen. À, hoá ra Biết là thế này, là này, là cái này này. À, cái lâu nay mình ghét hết sức này, một cơn sân hận trong lòng mình ghét hết sức này, hoá ra nó là Biết. Một sự chán nản tu hành của mình nó cũng là Biết. Như vậy tất cả những thứ bên trong lòng mình hiện ra ấy, nó giúp mình làm quen, cho dù nó có tệ đến mấy đi nữa. Mọi thứ hiện ra đều chỉ là thực tập của chứng ngộ. Đấy là hai bước, nó gọi là “Hai bước đến không hai”.
Các con cơ bản đều đang ở Bước 1: xác quyết có nền tảng đấy. Hoặc là đang chấp chới giữa một và hai. Đang chấp chới nghĩa là gì? Không biết có thực sự tất cả đều là Biết không? Chấp chới thì phải làm rõ, làm rõ bằng kiến, làm rõ bằng thiền.
Rồi khi nào con đã xong Bước 2 rồi thì lúc đấy… dễ, bắt đầu đem vào cuộc sống được. Hoạt động nào con cũng thấy là Biết hết, đấy mới là giải thoát được. Còn trước đấy thì phải hiểu đúng đã.
Hiểu đúng, cần thì có thể thiền thêm để mình đồng ý được với điều đấy. Khi đấy thì con chẳng vấn đề gì với tất cả những cái mà lâu nay con cho là không ổn, không tốt trong lòng con hay bên ngoài con. Con hiểu rằng là, nhận thức được rằng đây là Biết. Và khi con nhận thức được thì kinh nghiệm của con bắt đầu dần dần thay đổi, cái Biết bắt đầu đè lên những thứ khác. Cái vị Biết nó bắt đầu mặn hơn các vị khác, rõ hơn các vị khác. Hoặc các vị khác tan trong vị Biết, vị Biết thì không tan. Các vị khác chính là vị Biết. Thế giới của con dần dần chỉ còn một vị: Vị của Biết.
Đấy, gọi là phi lộ cho các con về Con đường và biết luôn là mình đang ở đâu. Một là phi lộ, hai là biết mình đang ở đâu. Nếu mình chưa đến đến cái đoạn xác quyết được rằng chỉ có Biết không có gì khác, tất cả là Biết, thì mình phải xác quyết điều đấy. Lúc đấy chưa phải là đem vào đời tập cái gì. Mình phải nghe thêm Pháp, thực hành thêm, hỏi thêm Thầy, phá cho mình các nghi ngờ. Cái đấy không dễ tin mà, phá cho mình các nghi ngờ. Cần thì xin lời khuyên của Thầy xem là làm như thế nào. Nếu mình còn chưa xác quyết là có cái Biết thực sự tồn tại, phi thường, phi thời gian, vượt khỏi vô thường, vượt khỏi huỷ diệt… thì mình phải đến cái đoạn đấy.
Như vậy là nghe như này các con biết tự giác và tự lực. Tự giác biết mình đang ở đâu, tự lực là mình tập trung vào tập cái gì. Nên không có tiến độ chung nào của ai nữa. Con biết mình đang ở đâu thì mình cứ tập đúng cái mà con đang tập thôi. Con không cần phải theo tiến độ chung của bất kỳ ai. Đấy gọi là “Hai bước đến không hai”.
Mà đấy là cách mà sư phụ sẽ dạy cho tất cả các con, nhóm…
Một bạn: Phát triển bản thân.
Thầy Trong Suốt: Phát triển bản thân. Đấy, nó chỉ đơn giản thế thôi, cách bây giờ đơn giản hết cỡ rồi. Sau khi con đã xác quyết xong thì con chỉ có sống thôi. Sống và cảm nhận dần cái điều đấy hoặc là làm quen dần với cả cái điều đấy. Lúc đấy thì con không thấy khó nữa, càng ngày càng không khó nữa, vì kinh nghiệm nào của con cũng là Biết, chứ đâu có cái Biết nào tách ra để mà kinh nghiệm đâu. Thì hai đoạn khác nhau, các con cứ bình tĩnh! Nghe xong biết mình đang ở đâu rồi đúng không? Thì tập trung chỗ mình đang ở đâu ấy, đừng với vội. Đúng không? Hoặc là củng cố cái mình đã vững chắc, mở rộng sang cái mình sẽ tiến tới. Hoặc thấy mình chưa chắc, tập trung để mình vững chắc. Chẳng ai theo tiến độ của ai cả, cứ thế mà tập thôi. Sư phụ cứ thế mà thác nước đổ xuống thôi. Hôm nay là một thác nước nữa này, cứ đổ thôi, đón được bao nhiêu thì đón, tu bao nhiêu lâu cũng được.
Bích biết chuyện hôm qua chưa? Giải tán cái gọi là: “Hành giả lao thẳng về đích” chưa?
Ngọc Bích: Rồi ạ.
Thầy Trong Suốt: Tối qua là kết liễu hết cả các hành giả lao thẳng về đích. Từ nay cứ từ từ mà tu, tu theo tiến độ của mình. Đấy, tất cả hành giả lao thẳng về đích “Từ nay trở đi, tôi là một hành giả lao thẳng về đích giác ngộ” đúng không? Một đao chém chết hết rồi, hội đấy chém chết sạch rồi. Bây giờ chỉ còn là những người bình thường, tu hài thôi.
Còn tất nhiên các con muốn đi nhanh thì gặp sư phụ bảo “Con muốn đi thật nhanh”. Nguyên tắc chỉ thế thôi nhưng mà con muốn có phương pháp, phương tiện sư phụ dạy con cách nào thật nhanh, chứng ngộ thật nhanh thì sư phụ sẽ chỉ kiểu đấy. Còn không, bảo: “Thôi con cứ muốn từ từ, làm ăn sinh sống, nuôi con nuôi cái” Ok. Cả hai cái sư phụ đều đáp ứng bình thường. Cả hai đều giác ngộ được mà. Trong lịch sử giác ngộ có nhiều kiểu mà. Đấy, hành giả lao thẳng về đích là ra đi nhé. Ngày mai cứ thích lao thẳng về đích thì sao?
Một bạn: Vẫn cứ lao.
Thầy Trong Suốt: Sư phụ là tuýp là lao thẳng về đích. Tức là sư phụ, ngày xưa ai bảo đừng lao mình vẫn lao như thường. Quan Âm Bồ Tát hiện ra trong mơ bảo đừng có lao. (Các bạn cười) Nói thẳng sư phụ luôn, vì lao là sẽ đánh mất, bỏ lỡ nhiều thứ. Nhưng mình có dừng lao đâu. Quan Âm bảo mình mà mình còn không dừng lao? Vì trái tim mình hát ở gì?
Các bạn: Lao.
Thầy Trong Suốt: “Đừng có lao thẳng về đích như thế vì lao thẳng như thế sẽ đánh mất rất nhiều thứ trên đường đi” nghe cũng hay phết mà đúng không? Cứ lao thôi. Vì sao?
Một Bạn: Vì thích lao.
Thầy Trong Suốt: Trái tim hát ở lao cơ mà.
Nhưng mà ngược lại các con bắt chước sư phụ làm gì nếu con thuộc loại gì?
Một bạn: Thích hưởng.
Thầy Trong Suốt: Nếu con thuộc loại hưởng hoa thơm cỏ lạ trên đường thì sao?
Một bạn: Thì hưởng thôi.
Thầy Trong Suốt: Hưởng thôi. Đúng không?
Thầy Trong Suốt: Đấy, gọi là “Hai bước đến Không hai”, con đường ngày càng ngắn lại, đơn giản. Còn tất nhiên Pháp bổ trợ rất nhiều. Nếu mà muốn học thì rất nhiều, nhưng mà nguyên tắc tu thì chỉ hai đoạn vừa xong thôi. Bước 1 con nhận ra cái nền tảng của Biết này, Bước 2 là nhận ra cái gì hiện ra trong biết cũng là Biết, chỉ một thứ thôi. Sau đó thì con làm quen với điều đấy.
Đấy, gọi là bước ba cũng được, làm quen với điều đấy. Nhấc tay, nhấc chân, một suy nghĩ hiện ra, tất cả đều là Biết. Hiện ra trong Biết, nhưng mà cũng gì?
Một bạn: Tan vào biết.
Thầy Trong Suốt: Mà cũng gì? Không phải tan vào Biết mà chính là Biết, đấy là Bước 2. Bước 1 là tan vào Biết, đang học tan vào Biết. Đúng rồi, để chứng minh là Biết đang ở đây, Biết không tan. Nhưng Bước 2 là gì? Ok, hiện ra trong Biết, tan vào trong Biết và cũng chính là Biết luôn, thêm cái nữa vào. Nó không phủ nhận việc tan vào nhưng cũng chính là Biết luôn. Khi đấy con làm quen rất là dễ, vì có phải làm gì đâu, ông cứ sống thôi. Sống với cả cái cảm nhận đấy thôi.
Đấy, cảm nhận dần nó sẽ mạnh lên, cảm nhận về vật, về tôi nó sẽ yếu dần đi. Cảm nhận về Biết nó sẽ tăng dần lên. Cuối cùng cảm nhận về Biết nó ôm lấy cảm nhận kia. Nó không phủ nhận cảm nhận kia, nó ôm lấy. Giống như sư phụ ngồi đây sư phụ vẫn có cảm nhận “Tôi ngồi đây”, nhưng mà nó như là một cơn gió thoảng so với cái Biết sáng rực này. Nó không tiêu diệt mà nó ôm, cái Biết ôm trọn mọi thứ. Mọi thứ trở thành mây bay trong bầu trời. Cái kinh nghiệm “tôi ngồi đây” nó chỉ là một cơn gió bay ngang qua thôi, giống như cơn gió bay trên bầu trời rồi tan ra, còn bầu trời ở đấy mãi. Giống như hình trong gương thôi, hiện rồi tan, còn mặt gương luôn ở đây này.
Đấy, như vậy là cái kinh nghiệm về Biết, tất cả dần dần thay thế kinh nghiệm khác. Cuối cùng đời sống con chỉ còn Biết. Mọi thứ vị khác đều tan vào vị Biết này. Lúc đấy con không còn lo lắng sợ hãi nữa, vì con biết mọi thứ chỉ còn vị này thôi. Về kinh nghiệm mà nói, thì con thấy rõ: “Ờ, chỉ có vị này thôi”. Bây giờ mà có đứt đầu, vứt xuống sông thì cũng thế, lúc đấy con không còn sợ nữa. Lúc đấy mới thực sự thấy được bình đẳng của bát phong. Chứng ngộ thực sự thấy được sự bình đẳng của bát phong, vì nó cùng một vị là vị Biết. Khen với chê cũng cùng một vị, đúng không? Là vị Biết. Khen thì mặt hớn lên, chê thì mặt trầm xuống, cả hai đều là Biết, thấy nó bình đẳng với nhau. Hay là sướng hay khổ cũng thế?
Đấy, thì nó là như thế đấy.
Các con nghe xong biết mình đang ở đâu, đúng không? Thì củng cố cái mình đang ở đấy, đừng nhìn các bạn nữa. Đúng không? Bây giờ mình là hội Tu hài còn gì nữa, có cái gì mà phải nhóm với cả cùng tốc độ nữa, đúng không? Còn sư phụ thì sẵn sàng dạy kiểu thác nước mà, ai nhận được bao nhiêu thì nhận, kể cả muốn dạy kiểu riêng cũng được. Giống Huệ Năng gặp riêng Hoàng Nhẫn ấy, nhớ không? Nửa đêm gõ ba, canh ba ấy.
Dạy kiểu đấy cũng được.
Một bạn: Nửa đêm mò đến nhà Sư phụ bấm ba tiếng chuông.
Thầy Trong Suốt: Ừ… Nên các con thoải mái đi, đừng lo. Quan trọng là có nguyên tắc đúng rồi.
Có đường thênh thang thì cứ thế mà đi thôi.
Hải Minh: Minh Nga đang bảo là nửa đêm đến nhà Sư phụ bấm ba tiếng chuông ting ting ting mà Sư phụ không trả lời thì cũng là Biết.
Thầy Trong Suốt: À được.
Một bạn: Đó là bài học.
Thầy Trong Suốt: Cũng được, cũng được… “Hai bước đến không hai”.
Hải Minh: “Không hai” hiểu nghĩa là không có hai thứ ạ.
Thầy Trong Suốt: Không có hai thứ. Ừ, chỉ có Biết thôi. Bất nhị đấy, ngày xưa gọi là Bất nhị. Hai bước đến không hai. Chơi chữ mà nếu mà Bất nhị thì nghe nó không hay, chơi chữ phải là “Hai bước đến không hai”. Hai bước mà đến không có hai. Chơi chữ đấy. Hai bước đến không hai, còn nếu hai bước đến Bất nhị thì lại phải là nhị bước đến bất nhị. Nhị bước đến bất nhị thì được.
3. Dấu ấn quan trọng trong đời con
Sáu tháng nữa thì tất cả cái mà gọi là “Hai bước đến không hai” là phổ hiến hết. Ba tháng là Bước 1, ba tháng còn lại là Bước 2. Sáu tháng nữa tất cả các con đều đồng ý là “Hai bước đến không hai”. Nhưng mà đang ở đâu thì phải tự củng cố ở đấy, chứ không phải học xong thì mình đã ngay ở chỗ bước cuối của Bước 2, không phải. Đấy, hôm nay phi lộ cho các con toàn bộ cái giáo lý dạy cho thế giới rồi đấy, chỉ hai bước đấy thôi. Còn tất cả các Pháp khác mang tính bổ trợ: Vô ngã, Không có thật, Vấn tư, 6 Bước vô thường… là bổ trợ.
Bước 2 thường là khó hơn Bước 1. Bước 1 dễ, Bước 1 không khó vì cái Biết nó sờ sờ ở đây, kiểm chứng rất dễ. Nhưng mà cái hiện ra trong Biết cũng là Biết, cái đấy cần nhiều bổ trợ hơn rất nhiều. Thế tại sao cần học Vô ngã, Không có thật, v.v…? Nó bổ trợ cho Bước 2. Nó bổ trợ cho Bước 2, còn Bước 1 chả cần bổ trợ gì. Các con hoàn toàn có thể… đấy, bây giờ Sư phụ dạy thoải mái rồi gì nữa, có nhiều bạn chẳng học được tí gì từ Hoa sen phát học luôn. Vì nó là Bước 1, con xác quyết vào nền tảng Biết thì không cần phải bổ trợ, nhưng Bước 2 là bước vượt ra khỏi tâm trí thông thường.
Tâm trí thông thường muốn nhận thức thế giới phải có hai phần. Đấy, nó phải có một cái A và cái khác A mới nhận thức được cái A. Nên hai cái là một ấy nó không phải là tâm trí thông thường có thể dễ dàng tiếp thu được, nó cần phải kinh nghiệm nhiều nữa. Thế tại sao bổ trợ là bổ trợ Bước 2? Còn Bước 1 bây giờ chả cần bổ trợ gì cả, sư phụ dạy thế này con vẫn hoàn toàn đồng ý được là có cái nền Biết đấy, đúng không? Không cần biết đến Vô ngã, không cần biết đến Không có thật con vẫn đồng ý là có cái nền Biết trên đấy mọi kinh nghiệm khởi tác, đúng chưa? Nhưng mà cái hiện ra trong Biết vẫn là Biết đây này, dễ hay khó, Trung?
Minh Trung: Dạ khó.
Thầy Trong Suốt: Nghe đã thấy khó, đúng không? Quái tại sao cái bát này lại là Biết khó quá!
(Thầy cười) Đúng không?
Minh Trung: Con chỉ biết đây là cái Biết, còn đây là nội dung của Biết.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, Bước 1 là thế. Bước 1 là mình chấp nhận là A, cho dễ hiểu. Chấp nhận là có Biết và nội dung của Biết. Nội dung thì hiện tan trong Biết, còn Biết thì…
Một bạn: Không tan.
Thầy Trong Suốt: Luôn ở đây, không bao giờ tan cả Bước 1. Bước 2, mình sẽ xét thêm là cái nội dung này có là Biết không? Ba tháng nữa mình sẽ xét, nếu xét xong con đồng ý rồi thì đời con trở nên rất đơn giản thôi. Chỉ còn là Biết thôi. Và toàn bộ đời sống bao nhiêu năm của con là làm quen với sự thật đấy. Làm quen, đấy là một sự thật đấy, nhưng mà không làm quen thì mình cứ phân thế giới làm hai mảnh mãi, có tôi có vật mãi.
Bước 2, sau cái Bước 2 này gọi là làm quen, cứ làm quen đến lúc nào giác ngộ thì thôi. Còn bao lâu thì là tùy duyên mỗi người, chả ai quyết định được bao lâu, đó là kịch bản riêng của mỗi người. Nhưng nếu con hết Bước 2, nghĩa là Bước 2 con đã xác quyết là hiện ra trong Biết cũng là Biết ý, thì kể cả con chết trong đời này thì đời sau con sẽ tìm một giáo lý ngang cỡ này, con không có nhu cầu học giáo lý thấp hơn nữa. Khi con đã đồng ý xác quyết chính trong tâm thức của con là “Ừ, Biết và cái hiện ra là một” thì mọi giáo lý khác thấp hơn, con đều không muốn học nữa.
Đấy, thì con lại quay lại tìm một ông thầy kiểu sư phụ để học cái giáo lý “không hai” này, còn giáo lý “hai” không học nữa. Cái hai là gì? Tôi có một cái tôi cố gắng này, tôi sẽ đạt kết quả này. Rồi tất cả các giáo lý liên quan đến niềm tin có tôi và có vật ấy… nó đều tự nhiên làm con mất đi khao khát.
Nên kể cả đời này con không giác ngộ được thì cái dấu ấn đấy vẫn là một dấu ấn quan trọng cho con. Để gặp sư phụ mà con tin được sư phụ ấy, nó là dấu ấn quan trọng. Tin những cái mà sư phụ đang nói đây này, cái niềm tin này cũng là hạt giống để con tìm đến một giáo Pháp mà sư phụ đang giảng cho con gọi là “Toàn Thiện thừa”, gọi là Bất Nhị cũng được, mà gọi là Toàn Thiện cũng được. Vì không có hai thứ nên gọi là Bất Nhị. Toàn Thiện vì bất kì lúc nào nó cũng là Biết, cũng là xịn hết, không có thời điểm nào không xịn trong đời con, đấy là Toàn Thiện, hay gọi là Quả thừa Quả thừa là ngay từ đầu đã là quả rồi, từ quả đến quả. Thế thì nếu con tin những lời sư phụ thì dấu ấn đấy rất là mạnh mẽ.
Bước 2 là bước khó nhất, nên tại sao phải mất nhiều thời gian để sáng tạo những thứ hỗ trợ như thế, vì những thứ là “vật” này, “tôi” nó làm mình không tin nổi. “Ôi, cái gì hiện ra trong Biết cũng là Biết” vô lý quá! Nên là những giáo Pháp kia nó mài mòn cái sự chấp thật vào “vật” và “tôi”, mở đường cho việc đồng ý tất cả là Biết, không có gì khác!
4. Cách tu của chó – Cách tu của Sư tử
Một bạn: Ví dụ như con tập Pháp Biết thì biết cảm giác đi, biết hình ảnh…
Thầy Trong Suốt: Ừ, tất tất tất.
Hạnh Vũ: Cho con hỏi khi tập Pháp Biết thì con thấy rõ cái biết âm thanh, biết hình ảnh, biết cảm giác, thế nhưng con rất là nhanh tin vào suy nghĩ.
Cái đoạn suy nghĩ thì con thấy rất là khó, cứ tin vào suy nghĩ rất nhanh. Có cách nào để bọn con nhận ra cái Biết về suy nghĩ để…
Thầy Trong Suốt: “Có đang biết hay không?” - Câu hỏi đơn giản thôi. “Có đang biết hay không?” Câu hỏi đấy là câu hỏi làm con biết là có Biết đang ở đây không. Khi đang nghĩ hỏi là “Có đang biết hay không”.
Bạn đó: Con thường gán vào suy nghĩ rất là nhanh.
Thầy Trong Suốt: Ở đây nó chẳng sợ suy nghĩ, vấn đề là khi nghĩ con có đang Biết hay không.
Chẳng sợ cái gì cả. Cái Biết nó đã thực sự vô địch thì nó sợ gì, nó không sợ con nghĩ.
Một bạn: Nhưng nó cứ bắn ra.
Thầy Trong Suốt: Đâu, sao sợ bắn ra. Cái Biết nó có sợ suy nghĩ đâu. Mặt gương đâu có sợ hình trong gương. Cái Biết nó đang ngay ở giữa suy nghĩ nó vẫn đang ở đấy. Nó không hề biến mất khi con đang nghĩ, nếu không thì con nghĩ thế nào được? Nếu không đang biết, đố con nghĩ nổi đấy! Con muốn suy luận gì thì con phải biết nội dung A, xong rồi suy ra nội dung B. Nếu con chẳng biết nội dung A là cái quái gì thì suy ra B thế nào? Thế nên cái Biết nó luôn ở đấy, dù con có nhận ra nó hay không nhận ra nó. Ở góc độ của Biết ấy, thì con nhận ra Biết hay không nhận ra Biết thì như nhau, vẫn biết như thường. Đúng không? Biết không tăng giảm chất lượng. Không tăng chất lượng khi con nhận ra nó, không giảm chất lượng khi con quên mất nó. Ở góc độ của Biết thì mọi thứ là bình đẳng.
Đoạn này là đoạn mà con nhận ra cái nền Biết đấy, luôn ở đây. Con đồng ý với điều đấy, luôn ở đây, thế thôi. Đoạn này chỉ thế thôi! Chứ không phải là yêu cầu con phải biết cái này, biết cái kia.
Đấy, nếu hiểu thế là hiểu lầm ý sư phụ! Sư phụ không yêu cầu con phải biết suy nghĩ, biết âm thanh, hình ảnh… sư phụ có bảo thế đâu. Chắc là con không nghe mấy buổi hỏi đáp của sư phụ rồi đúng không? Sư phụ không bảo con đi làm những việc đấy, không bảo con đi biết cái A, cái B, cái C. Đấy là cách tu mình tạm gọi là thấp, thấp hơn cái thứ mà sư phụ đang dạy. Tạm gọi thôi, vì nó có giá trị nhất định, tạm gọi bởi vì nó không phải là cái sư phụ đang dạy. Nó vẫn là bị đối tượng, nó bị chạy theo cái đối tượng, chạy theo suy nghĩ, chạy theo âm thanh, hình ảnh, đúng không?
Đấy là cách tu của chó, vì nó ném cái gì ra thì chạy theo cái đấy. Con ném một suy nghĩ ra thì cắn cái suy nghĩ, con ném một hình ảnh thì cắn một hình ảnh. Còn cách tu sư phụ đang dạy con ngay từ đầu đã là sư tử rồi. Nếu một suy nghĩ bắn ra, một âm thanh bắn ra, một nỗi buồn bắn ra thì xem nó hiện ra ở đâu. Đấy, hiện ra ở Biết, đúng không? Như vậy là con tìm được cái nguồn của những thứ đấy, chứ con không chạy theo những thứ đấy. Nên con biết cái này, cái kia chẳng quan trọng, sư phụ chẳng quan tâm. Vấn đề là Biết có ở đấy không. Hiểu không?
Giống như con cá nhảy lên khỏi mặt nước ấy, con bảo “Ờ, đây là con cá vàng, nặng 2kg, có mấy cái vảy, mấy chục cái vảy…” thì đấy gọi là chó. Con bảo nó nhảy lên từ nước, đấy là sư tử. Cái nào dễ hơn? Đúng không? Một con cá vàng biết nó có bao nhiêu cái vảy, nặng bao nhiêu cân dễ hơn hay là con biết nhảy lên từ nước dễ hơn?
Một bạn: Nhảy lên từ nước.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Nên là vấn đề ở đây không phải là con biết cái gì, mà con có nhận ra cái Biết ở đấy không. Không phải là con biết con cá nhảy ra khỏi mặt nước và nó hình gì, mà nó nhảy từ đâu hoặc là rơi lại vào đâu. Đấy! Nên là cái cách tu này nó hoàn toàn khác với các cách tu mà con đọc được trong sách. Ngày xưa người ta gọi là Kiến Tánh. Kiến là nhận ra, Tánh chính là Biết. Nhận ra cái Biết, gọi là Kiến Tánh. Không phải nhận ra suy nghĩ, hình ảnh, âm thanh. Đấy gọi là những cái Pháp nhận ra suy nghĩ, hình ảnh, âm thanh người ta gọi là Kiến cẩu. (Mọi người cười) Kiến cẩu, con chó còn đây Kiến Tánh cơ mà. Hiểu không nhỉ?
5. “Kiến Tánh thành Phật” – hiểu thế nào cho đúng?
Con nhận ra cái bản tính, Tánh ở đây là Tánh Biết đấy, chứ không phải nhận ra những thứ hiện ra trong Biết. Con đã rất giỏi cái môn nhận ra những thứ hiện ra trong Biết rồi, đúng không?
Con đã giỏi môn đấy lắm rồi! Thậm chí là những đời trước con đã có thể tu những cái môn là quán thân, quán thọ, quán tâm, quán Pháp, … con đã quá giỏi rồi. Kết quả là con vẫn luân hồi khi mà không nhận ra bản Tánh của nó. Hay trong trường hợp của con là cái Biết này, đang ở đây. Đấy, Kiến Tánh là nhận ra cái Biết chứ không phải nhận ra cái hiện ra trong Biết.
Được, câu hỏi của con rất hay đấy. Bài hôm nay ghi âm này cũng có thể là hay. Đấy, Kiến Tánh là nhận ra cái Biết, cái tánh Biết này, chứ không phải nhận ra cái hiện ra trong Biết, đúng không?
Con chó thì nó cắn cái que, con sư tử thì vồ người ném. Con chó thì cắn những cái hiện ra trong Biết, con sư tử vồ cái Biết. Cái các con cần là nhận ra cái tánh Biết, nhận ra cái Biết. Nghe Kiến Tánh nghe rất là cao xa, nhưng mà nhận ra cái Biết ấy dễ không? Đâu có khó đâu, đúng không?
Nghe Kiến Tánh tưởng là cái gì đó khủng khiếp lắm – “Kiến Tánh thành Phật” mà. Đấy, nhưng mà đơn giản thôi, cái sư phụ đang giảng đấy chính là Kiến Tánh đấy. Nhận ra cái tính Biết này nó đang ở đây, thế thôi, bước 1 đấy! Có hai bước thì bước 1 thì nhận ra cái tính Biết này nó đang ở đây trong mọi trường hợp. Con không quan tâm đến nội dung là cái gì cả, không phải biết suy nghĩ, hình ảnh, âm thanh… chẳng cần quan tâm.
Có biết rằng đang Biết không? Có nhận ra cái Tánh Biết đang ở đây không?
Còn bước 2 là nhận ra rằng cái gì ở trong Biết cũng là Biết. Không chỉ Kiến Tánh chưa đủ, chưa thành Phật, mà phải nhận ra tất cả là Tánh mới thành Phật. Kiến Tánh thì chưa thành Phật được, đó là bước đầu thành Phật. Còn Bước 2 nhận ra tất cả là Biết. Tất cả thế giới này, mọi hình ảnh, hoàn cảnh, sự vật hiện tượng… chính là cái Tánh đấy ở trên cái Biết đấy. Nhận ra xong hai cái đấy thì gọi là thành Phật đấy gọi là “Kiến Tánh thành Phật”. Còn Kiến Tánh thì chưa đủ. Kiến Tánh thì chỉ gọi là khởi tu thôi.
Kiến Tánh khởi tu rất là hợp. Kiến Tánh rồi nhận ra là có cái bản tánh đấy, dùng nó để mà tu.
Trước đây mình dùng suy nghĩ để tu, suy nghĩ là những thứ vô thường hiện ra trong Biết. Dùng cái vô thường để tu thì kết quả vô thường, đúng không? Mình dùng thẳng cái thường mà tu. Cái thường này nó gọi là Tự Tánh, tự nó có, tự tính Biết nó tự có, gọi là Tự Tánh. Dùng cái Tự Tánh mà tu, hay là trong kinh Lăng Nghiêm nói là Tự Tánh bổn định. Thay vì mình tập các loại thiền định để cho suy nghĩ nó ổn định thì mình thấy cái tính Biết nó ổn, tự định sẵn, khỏi phải tu thiền luôn, khỏi phải thiền đấy gọi là Tự Tánh bổn định.
Được, câu hỏi của con rất là tốt, làm cho rất rõ, vì nhiều người vẫn đang gặp câu hỏi như con, là cố biết cái A, cái B, cái C, mà Sư phụ nói là biết cái Biết. Đức Quan Thế Âm nói là “phản văn, văn tự tánh”. “Phản văn” là quay cái nghe về nghe Tự Tánh. Tự tính này này, tính Biết này này. Đấy, chứ không phải là nghe âm thanh, không phải mình đi biết âm thanh, mà là biết cái Biết này, nhận ra cái Biết này.
Cái Biết này nó không hình, không tướng, đúng không? Nó không có chất thể gì, thậm chí nó còn không có tên, tên là một cách gọi thôi. Nó chỉ là như nó là thôi, đang là này. Nên người bình thường không nhận ra được. Người không học cái Pháp mà sư phụ đang dạy này thì không nhận ra được, cả đời chỉ theo đuổi những cái hiện ra trong Biết, còn không nhận ra cái Biết.
Thế còn con học Pháp này thì nhận ra cái Biết, nhận ra Tự Tánh của mình, nhận ra bộ mặt xưa nay của con đấy, kho tàng vốn có của con.
Nhưng nhận ra chưa đủ! Có hai bước. Ngày xưa các vị tổ không chia rõ như sư phụ chia. Các ông ấy cho rằng cái đó ở ngoài suy nghĩ, nói nhiều làm quái gì. Nói nhiều chỉ tổ làm người ta lập nhiều mô hình thôi, các ông chỉ nói đến thế thôi “Kiến Tánh thành Phật” thôi!
Nhưng mà sư phụ hiểu người hiện đại. Người hiện đại mà không nói rõ thì thành lờ mờ. Người hiện đại lại ngược lại, nói càng rõ càng tốt, xong rồi mỗi người tự tìm con đường riêng mà đi. Nên sư phụ nói nó có hai bước. Bước 1, nhận ra cái Biết. Bước 2 là nhận ra tất cả hiện ra trong Biết chính là Biết. Vì thế nó dễ hơn nhiều. Mà thực ra đường tu của ai cũng có hai đoạn đấy mà. Kể cả những người không nói, là những người mà không viết ra điều đấy, nhưng mà họ tu kiểu đấy mà: Nhận ra Tánh và thứ hai là nhận ra cái gì cũng là Tánh hết. Nhận ra Biết và nhận ra cái gì cũng là Biết. Cái gì hiện ra trong Biết cũng là Biết. Đời chỉ có Biết thôi, không hai, không còn hai thứ nữa. Không còn Biết và cái được Biết nữa.
Nhưng con vẫn đang phân ra là Biết và suy nghĩ, đúng không? Nhưng mà đến đoạn sau thì chỉ còn Biết. Cái suy nghĩ ấy là Biết, hình hiện ra trong gương chính là mặt gương.
Nhưng đoạn 1 này đừng quan tâm cái đấy, quan tâm là có cái Biết đấy không đã! Cái mà sư phụ nói từ nãy giờ có ở đây không? Có phải cái Biết có đặc tính là luôn ở đây không? Vượt ra khỏi vô thường, hủy diệt, đúng không? Không bị ảnh hưởng bởi bất kì điều kiện gì, đúng không? Đấy, có nó ở đây không đã chứ! Mình dựa vào nó để tu thì mình phải xem nó có ở đây không? Sau đó mình đồng ý nó ở đây rồi thì mình xem là những thứ hiện ra trong nó có phải là nó không? Đấy, hai đoạn rõ ràng đấy. Đường tu của con thực chất là rất rõ ràng, thực ra rất là rõ ràng. Và ai cũng có thể tham gia cái vụ này hết. Nó dễ ấy mà! Thực ra là đâu có khó lắm đâu!
Đoạn 1 nhận ra cái Biết này thì không hề khó.
Đoạn 2 thì đúng rồi, không phải là quá dễ! Bài này có thể gõ lại được. Những câu hỏi rất hay và có thể gõ được, làm nhiều người hiểu rõ hơn.
Nên các con về ai lập nhóm gõ này đi.
Một bạn: Dạ, vẫn đang gõ tiếp ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ vào luôn đi, cứ gõ đi, khi nào cho vào đâu thì cho. Nhưng bài này là bài rất rõ ràng, đúng không? Làm bất kì ai nhìn vào con đường tu của mình cũng biết mình đang ở đâu, biết mình củng cố cái gì, biết là sư phụ muốn truyền đạt cái gì, đúng không?
Hạnh Vũ: Cho con hỏi thêm một câu là…
Thầy Trong Suốt: Hỏi đi.
Hạnh Vũ: Dạ, cái Biết này nó hiện ra, nhưng mà vậy vì mình không nắm bắt được cái gì cả. Khi con nói chuyện với Sư phụ thì âm thanh cứ hiện ra, nó không nắm bắt nội dung gì hết.
Thầy Trong Suốt: Nắm hay không nắm chẳng quan trọng, cái Biết này nó mặc, chấp tất. Con vẫn đang hình dung một cái Biết mà có điều kiện, còn sư phụ đang nói về một cái Biết không điều kiện. Con đang nói về một cái Biết mà phải làm gì, làm gì thì mới có; còn sư phụ đang nói về một cái Biết mà kiểu gì cũng có, dù con điên nó cũng có; con nghĩ gì, nắm bắt gì nó vẫn ở đấy.
Hạnh Vũ: Nhưng ví dụ cái Biết mà không nắm bắt nội dung Sư phụ thì nó sẽ…
Thầy Trong Suốt: Con nắm bắt cái Biết thì Biết nó vẫn thế, con không nắm bắt cái Biết nó vẫn thế. Cái Biết nó không thay đổi gì hết, nó không tăng giảm chất lượng.
Hạnh Vũ: Nó hoạt động thế nào trong đời sống ạ?
Thầy Trong Suốt: Nó không hoạt động gì cả, nó chỉ biết. Hoạt động là tâm trí, Biết nó chỉ biết thôi, nó chả hoạt động gì. Nó ngồi đây, nó biết.
Con đang ngồi đây, con đang biết, đúng không?
Hoạt động cũng biết, không hoạt động cũng biết. Cái Biết này không phải là một thứ trong sáu thứ. Nó không phải là thứ hiện ra rồi tan mất.
Nó là nền tảng. Giống như tờ giấy là nền tảng của chữ, đúng không? Thế tờ giấy có làm gì không?
Đọc chữ rất nhiều chữ, thế tờ giấy có nội dung gì? Nó chẳng có nội dung gì. Vì nó không có nội dung nên ngày xưa người ta dùng từ “Không” để nói về nó. Nhấn mạnh cái tính là không nội dung gì. Đấy, nên ngày xưa gọi là tính Không đấy, có một cách gọi là tính Không. Cái Biết này nó không có nội dung, nó không có hoạt động và quan trọng nhất, nó có mặt ở đây dù con làm cái quái gì đi nữa, dù con loạn thần đi nữa, dù con có nắm bắt hết cỡ đi nữa thì nó vẫn đang ở đây, nó luôn ở đây. Con cần xác quyết về cái đấy.
Cái Bước 1 trong Hai bước là cái đấy. Con phải xác quyết có cái Biết đấy. Còn tất cả hình dung của con về cái Biết lâu nay, vứt hết. Vì tất cả hình dung của con về cái Biết lâu nay là cái Biết mà nó phải đi kèm nội dung, nó đi kèm người đi Biết - tôi biết nó. Còn cái Biết sư phụ nói chẳng có tôi, không cần có tôi, không cần có, nó vẫn Biết. Và có tôi, có nó cũng vẫn Biết. Nó bất chấp các loại nội dung bên trong. Tôi biết cái bàn thì vẫn là Biết, đúng không nhỉ? Tôi chả biết cái gì hết, cũng là Biết. Chả có tôi nào hết ở đây cả, trong cả ba trường hợp đều biết. Thế nên cái Biết này hoàn toàn không phải là một thứ có thể nắm bắt theo kiểu nếu A thì B, thì nó xảy ra, nếu cái A không xảy ra thì nó không xảy ra. Nó là vô điều kiện! Mà chính vì nó không có điều kiện cho nên nó mới vượt khỏi vô thường và hủy diệt. Chứ nếu có điều kiện phát thì mất điều kiện là nó tan, thì làm sao con nương tựa vào nó được?! Nên là cái Biết là diệu thường và chân thường là thế.
Nhưng cái Biết nó luôn ở đây, kiểm tra được. Con không cần phải hình dung về nó cho nó mệt. Đây này, đang biết đây này, đúng không? Không cần phải hình dung vì đang Biết. Còn hình dung hết cỡ thì cũng chỉ có một cái gọi là mẫu thôi, khuôn mẫu. Nên là ngày xưa người dốt họ giác ngộ nhiều vì thế, giác ngộ cái môn này rất nhiều. Thì cứ ngồi lập kế hoạch với hình dung làm quái gì, nó đang sờ sờ đây này, đúng không? Con không biết về nó, nó vẫn biết. Ông có đang nắm bắt thế giới, vô minh hết cỡ nó vẫn biết. Ông có đang gây gổ, giận dữ, kiêu ngạo, ghen tị, tham lam, mê mờ… thì nó vẫn biết. Cái Biết nó vẫn đang ở đây.
Hiểu chưa? Nên là bước đầu tiên con phải xác quyết với cái Biết đấy đã. Xác quyết chưa xong thì chưa thể sang Bước 2 được. Nên cứ loanh quanh Bước 1 đã. Ba tháng mà, vội gì! Xác quyết cho xong đã, có cái Biết này đã.
Cái đấy ngày xưa gọi là Phật tính đấy. Hiểu không? Như vậy, nếu con đang nghĩ rằng phải có một điều kiện gì đó mới biết thì con đang bị lừa rồi. Cái Biết này là cái Biết vô điều kiện. Lúc nào cũng biết, vô điều kiện. Nên là con có mờ mịt đến mấy chăng nữa thì vẫn biết. Thậm chí con ngất vẫn biết, chẳng qua là con không nhận ra điều đấy thôi. Con bị chết vẫn biết, vô điều kiện mà. Đức Phật nói đấy “Cái hình của ông mất thì nó vẫn còn ở đây”. Cái Biết nó vẫn luôn ở đây.
Thân thể này nổ tung thì cái Biết luôn ở đấy. Nó vô điều kiện thật sự. Nó là thứ duy nhất trên đời vô điều kiện mà lâu nay con không hề biết. Còn tất cả những thứ xưa nay con biết thì đều có điều kiện.
Hiểu không nhỉ? Nó giống như không gian ấy.
Không gian này thì mọi vật có hiện ra, tan mất… đủ thứ thì không gian vẫn ở đây cái đấy là hình ảnh ẩn dụ đấy. Cái Biết cũng thế thôi. Người ta hay dùng không gian để làm hình ảnh ẩn dụ với cái Biết này. Không gian thì nó lúc nào cũng ở đây thôi, nó vô điều kiện, đúng không? Con nổ bom nguyên tử trong không gian thì không gian vẫn là không gian; con xây lâu đài tuyệt đẹp hay là con làm một hố cứt to đùng vẫn là không gian, vì nó vô điều kiện. Nếu con tin vào một thứ vô điều kiện này là con bắt đầu ra khỏi suy nghĩ rồi, vì suy nghĩ lâu nay chỉ tin vào những thứ có điều kiện thôi, còn đây là vô điều kiện.
6. Tại sao Biết ôm trọn mọi kinh nghiệm?
Minh Dũng: Sư phụ cho con hỏi?
Thầy Trong Suốt: Hỏi đi.
Minh Dũng: Sư phụ cho con hỏi là lúc con hỏi cái câu “Có Biết đang ở đây hay không?” thì một lúc sau con thấy là cái sự Biết ấy, nó bao trùm tất cả các thứ. Kể cả mình không chỉ biết cái gì thì nó cũng bao trùm tất tần tật, nhưng mình không bị chia tách mình với từng thứ một, hoặc là suy nghĩ là cái gì chi tiết, mà thấy cái sự Biết đấy nó bao trùm cả mình luôn. Nghĩ cái nhỏ, cái gì đấy chăng nữa thì cũng là cái Biết này bao trùm luôn tất cả vũ trụ.
Thầy Trong Suốt: Mọi thứ luôn xảy ra trong Biết, cách nói của con cũng được, gọi là bao trùm, tại vì mọi thứ luôn xảy ra trong Biết, đúng không?
Con nghĩ nhỏ, nghĩ to hay là không nghĩ gì… thì sao? Cái đấy ở trong Biết, đúng chưa? Nó bất chấp tất cả các loại suy nghĩ. Vì không nghĩ cũng biết; nghĩ nhỏ, nghĩ to, thậm chí nghĩ điên loạn… Theo con người điên có biết không?
Mọi người: Vẫn biết.
Thầy Trong Suốt: Không biết thì không điên được.
Các bạn: Không biết thì không điên.
Thầy Trong Suốt: Không biết, đúng không?
Không biết thì sao mà nghĩ, sao chạy qua chạy lại, sao hát hò, làm sao cài hoa lên tóc, làm sao tè giữa đường, đúng chưa? Như vậy điên vẫn biết bình thường. Như vậy, thậm chí điên… là luôn biết. Đấy, cái Biết này là Biết nó ôm tất cả cũng được, ôm trọn mọi kinh nghiệm, vì mọi kinh nghiệm xảy ra trong Biết. Con kiểm tra đời con mà xem, mọi cái gọi là kinh nghiệm đều xảy ra trong Biết. Đấy, các con cần xác quyết về cái Biết này, cần đồng ý là có cái này, cần cảm nhận được cái này. Dễ hay khó? Thực ra là dễ, đúng không?
Thực ra là dễ. Ngồi phân biệt, ngồi tính toán, ngồi phân tích thì khó, còn không phân biệt, không tính toán, không phân tích, luôn ở đây, dễ chứ, đúng không? Nên sư phụ cho rằng, cái này dạy tất cả các con được bởi vì nó dễ.
7. Lòng tin và sự thông minh – cả hai đều có thể đến được kết quả. Cách kiểm tra để biết mình thuộc loại nào?
Cái đoạn một ấy là dễ, đoạn hai thì sư phụ không nghĩ là dễ. Đoạn hai là, tất cả hiện ra trong Biết là Biết. Thế giới đang từ nhiều mảnh chỉ còn một Biết thôi. Đấy, cái đấy thì không dễ. Đấy là lí do mà phải có tám năm ngồi nghĩ ra phương pháp cho nó, giúp hỗ trợ việc đấy. Nhưng mà đoạn một này thì vẫn dễ. Các con mùa này không cần học Vô Ngã, không cần học Không Có Thật, không cần Sáu Bước Vô Thường, chẳng cần Nhân quả, vẫn có thể thấy được cái Biết sư phụ nói, đúng không? Thậm chí đứa trẻ con cũng biết được, thấy được cái đấy chứ cần gì phải người lớn, dốt đến mấy, dốt cực kì luôn, hoặc là ông bà già… Ở đây có ai bố mẹ già đi học không?
Một bạn: Có Vũ Trang.
Thầy Trong Suốt: Đấy, vẫn có thể nhận ra cái mà sư phụ đang nói. Đoạn 1 là cực dễ, chỉ cần có lòng tin vào ông thầy mình thôi là có thể thấy được. Đoạn 1 chỉ cần lòng tin thôi. Đoạn 2 thì tuỳ: có người trong lịch sử chỉ cần tin thôi cũng được; có người rất thông minh cũng được, cả hai đều có thể đến được. Thông minh thì phân tích thấy đúng quá rồi, thầy nói đúng quá rồi, phân tích một lúc thấy chuẩn hết rồi: Làm gì có tôi, làm gì có vật, chỉ có Biết thôi Đấy, đấy là thuộc tuýp thông minh: làm gì có tôi, làm gì có vật. Loại thứ hai là thầy nói gì cũng đúng, là chỉ có Biết, chắc chắn chỉ có Biết thôi, bất chấp. Đấy, hai loại đều có thể đến được kết quả cùng một lúc.
Một bạn: Tin vô điều kiện ạ?
Thầy Trong Suốt: Tin thì phải rất tin. Đấy, ông Rongjom gọi là một trong các vị Tổ sư Đại Toàn
Thiện nói là: “Giáo Pháp của ta chỉ cần lòng tin là đủ”. Ông còn dùng hẳn câu đấy, rất là đầu gấu luôn. Còn sư phụ thì thấy người hiện đại tin là khó nhất, (Thầy và mọi người cười) người ngày xưa đơn giản, tin là dễ nhất. Người hiện đại thì suy nghĩ mà, lật qua lật lại, ngờ ngờ vực vực – “Thôi, đã thế mình dạy cho cái giáo pháp mà bẻ chính cái suy nghĩ đấy luôn. Dùng chính suy nghĩ bẻ chính nó. Nó tin logic, đúng không? Mình dùng logic đấy để bẻ chính cái tin của nó, thế nên mới sinh ra các giáo pháp khác nhau của sư phụ. Nhưng thực ra bây giờ đối với bố mẹ, ông bà, các con thì tin ông thầy mình là đủ rồi. Ông bà, bố mẹ còn lí luận cái gì nữa, đúng không? Giờ này còn ngồi phân tích, phá mô hình cái tôi mấy chục lần rồi, (Mọi người cười) đúng không? Rồi phân tích đủ chuyện mấy năm… “Thôi, tin sư phụ đi!” Đúng không? “Ông bảo là cái hiện ra trong Biết cũng là Biết đấy”.
Thế thì chúa Giê-su là kiểu đấy đấy Ông không phân tích gì hết, ông vẫn có 13 học trò giác ngộ.
Đấy là ví dụ lòng tin nó có sức mạnh như thế nào. Ông không có giáo pháp phân tích như sư phụ là Vô Ngã, rồi Không Có Thật chẳng có tí phân tích nào, ông cứ thế giảng xong mấy năm, xong rồi ông có 13 học trò giác ngộ. Không, nhầm, một ông không giác ngộ.
Một bạn: Một ông thì là…?
Thầy Trong Suốt: Ừ, một ông thì tưởng Chúa là kẻ giả mạo, thế là đi báo công an. (Mọi người cười) Còn lại 12 ông kia thì giác ngộ, sau truyền giáo lý của Chúa khắp thế giới. Thì ông không hề phân tích cái gì cả Đấy, cho con ví dụ luôn. Lịch sử cũng có những trường hợp chẳng phân tích gì, không có đoạn lí luận phân tích vẫn đầy người giác ngộ. Nhưng bù lại 12 người kia thì có lòng tin vào Chúa là tuyệt đối thì nó lại bù lại, nó đổi lại.
Còn Đức Phật thì lại ngược. Đức Phật xịn như vậy rồi nhưng mà tăng đoàn vẫn tách làm đôi. Vẫn có một bang, ông Đề Bà Đạt Đa, ông ấy đủ sức tách tăng đoàn của Đức Phật làm hai phần, nghĩa là một nửa tin Phật, một nửa không tin Phật. Đấy, Ấn Độ toàn hội nghĩ rất nhiều. Ấn Độ mà, triết học rất nhiều. Hội đấy bảo dạy bằng lòng tin thì nó lại không nghe, nó lại phân tích, lí luận. Mà đã là triết học phân tích, lí luận thì có đúng có sai, nên là Đề Bà Đạt Đa có thể kéo một nửa tăng đoàn đi chỗ khác. Đấy, cho thấy là gì? Lí luận nó có điểm yếu của nó, đấy là con dao hai lưỡi. Đến Đức Phật còn không thuyết phục nổi một nửa tăng đoàn đi theo mình. Nên đấy là điểm yếu của lí luận. Cái gì cũng có điểm yếu của nó.
Sư phụ bản chất là tuýp trực giác, chứ không phải tuýp lí luận đâu. Bản chất ấy, sư phụ dùng trực giác rất nhiều. Ngày xưa đi tìm thầy ấy nhất là ông thầy nổi tiếng, sư phụ chỉ đến trực giác cảm nhận, tự cảm thấy thôi, ông này không có cái vị gì cả, là mình không học, chứ không cần phải lí luận. Thực ra sư phụ là tuýp trực giác, là tuýp lòng tin đấy, chứ sư phụ không phải tuýp lí luận đâu. Chẳng qua lí luận nhiều vì sư phụ nhìn ra cái thế giới này thấy rằng người hiện đại, cái hiếm nhất là lòng tin, hiếm hoi, khó khăn nhất, thành ra là mình phải nghĩ ra đủ các loại lí luận.
Chứ còn chính sư phụ là tuýp trực giác, nên là sư phụ bỏ qua nhiều ông thầy nổi tiếng lắm, có cơ hội nhưng bỏ qua, chỉ vì đơn giản, cảm nhận xem ông này có dạy được mình không? Rất đơn giản thôi, rất đơn giản, mình cảm nhận xem liệu dạy được mình cái gì ra hồn không? Mình cảm thấy không, thôi, chẳng có lí luận gì cả.
Đấy, muốn kiểm tra lòng tin đơn giản thôi, sư phụ bảo là: “Cái gì hiện ra trong Biết cũng chính là Biết”, người nào đồng ý luôn, không mảy may nghi ngờ thì đấy là thuộc tuýp lòng tin. Đồng ý ngay tắp lự, không nổi lên “Có đúng không nhỉ?” luôn, không nổi lên là “Có đúng không nhỉ?” luôn thì đấy là tuýp lòng tin. Còn tuýp “Có đúng không nhỉ?” là tuýp lí luận. Đấy test nhanh đấy, từ nãy tới giờ ai đồng ý? Nghe phát sư phụ nói đúng rồi – “Cái hiện ra trong Biết chắc chắn là Biết rồi”, khỏi phải lí luận kiểm tra Đấy, đương nhiên là thế rồi, đấy là tuýp lòng tin. Ở đây có ai thuộc tuýp lòng tin không?
(Một số bạn giơ tay)
Thầy Trong Suốt: Ờ đấy, thì những người này thuộc tuýp gọi là “Thôi, cứ thế mà tin”.
Một bạn: Dốt có cái hay của nó.
Thầy Trong Suốt: Ờ, thôi, đúng không?
Một bạn: Đỡ nghĩ nhiều.
Thầy Trong Suốt: Thôi, mình dốt thì mình cứ gì?
Các bạn: Cứ tin.
Thầy Trong Suốt: Cứ tin. Đấy, đấy là một kiểu.
Kiểu thứ hai là “Không, phải có bằng chứng, phải có lí luận, phải có logic”, đúng không? Sao có chuyện tự nhiên cái bàn này là Biết được Khó tin kinh khủng luôn, đúng không? Quá khó tin không? Thì hội đấy là thuộc lí luận. Thế thôi!
Minh Thảo: Kiểu cái mặt gương ấy, cái hình trong gương với mặt gương là một ấy. Khó tin, phá mô hình.
Thầy Trong Suốt: Tuỳ người, mỗi người một kiểu khác nhau. Nhưng không sao, kiểu nào sư phụ cũng dạy được hết. Bất chấp, kiểu nào cũng dạy được. Nên đừng lo, con tuýp nào cũng ok hết. Bảo cái bàn là Biết khó tin nhỉ, đúng không?
Khó tin nhỉ, cái bàn này là Biết khó tin không?
Khó quá nhỉ… Rồi, có ai hỏi thêm gì không?
Vũ Nga: Sư phụ, con không biết con là tuýp gì nữa nhưng sư phụ nói là con thuộc tuýp dễ tin. Nhưng mà khi Sư phụ nói “cái bàn này là Biết” thì con không biết con là tuýp gì nữa? Con nghĩ là đương nhiên nó là Biết rồi, vì nếu mà không có Biết làm sao có bàn thì không biết như thế là con nghĩ chuẩn chưa?
Thầy Trong Suốt: Nó là Biết cơ mà.
Vũ Nga: Là Biết.
Thầy Trong Suốt: Là Biết chứ không phải là không có. Cái câu của con tương đương với Biết là nền tảng cho cái bàn hiện ra. Còn sư phụ đang nói nó là Biết cơ mà. Nó là Biết luôn chứ không phải là trên cái nền Biết cái bàn hiện ra, không có Biết thì làm gì có bàn. Mà sư phụ nói thẳng là Biết luôn, con sờ cái bàn, gõ phát là đang sờ vào Biết.
Vũ Nga: Sờ được vào Biết?
Thầy Trong Suốt: Sờ thẳng vào Biết luôn, đấy.
Pháp Tâm: Tin hay không tin nói một câu thôi.
Thầy Trong Suốt: Đấy. (Mọi người cười) Vũ Nga: Tin luôn.
Thầy Trong Suốt: Đấy.
Các bạn: Tin, tin luôn…
Thầy Trong Suốt: Thì đấy, tin luôn với cả chưa tin Thế thôi, không sao! Kiểu gì sư phụ cũng dạy được.
Một bạn: Có phải Sư phụ lấy ẩn dụ là cái màn hình, cái ví dụ màn hình ấy, Sư phụ bảo con sờ vào cái màn hình giống là con cũng đang sờ vào cái hình, mà con sờ vào cái hình cũng là đang sờ vào cái màn hình.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi.
Một bạn: Cái hình chính là màn hình. Thế thì nếu mà, khi Sư phụ nói như thế thì con đồng ý luôn, thấy luôn, thế thì có tin không?
Các bạn: Lí luận rồi, lí luận…
Một bạn: Nhưng mà con là cái loại nào ấy?
Thầy Trong Suốt: Lí luận, lí luận. Con phải qua cái ẩn dụ ấy mới tin, đúng không? Còn sư phụ nói thẳng luôn đây là Biết đây này. (Mọi người cười)
Minh Canh: Khó tin quá.
Thầy Trong Suốt: Ờ.
Các bạn: (Mọi người nói chuyện) Con cũng tin… Tin luôn… Lí luận, con lí luận…Đương nhiên rồi… Quan trọng gì…
Thầy Trong Suốt: (Thầy cười) Giống như Bát Nhã Tâm Kinh là thuộc loại lòng tin đấy. Vì ông không lí luận tí gì cả, sư phụ còn giải thích, lí luận cho con nhé, giải thích cho con là gì? Sờ vào màn hình thì chính là sờ vào hình, sờ vào hình nghĩa là sờ màn hình. Như hôm nọ, con nghe Bát Nhã Tâm Kinh xem có một câu giải thích nào không?
Các bạn: Không ạ.
Thầy Trong Suốt: Từ đầu đến cuối khẳng định thôi “Sắc là không, không là sắc, sắc bất dị không, không bất dị sắc”. Quan Âm Bồ Tát không nói thêm là tại sao cả, nhớ Bát Nhã Tâm Kinh không?
Các bạn: Rồi ạ.
Thầy Trong Suốt: Đấy, khi ông nào tin điều đấy được cứ tin. (Một bạn cười) Cả bản Kinh ấy không có lời giải thích nào hết, chỉ có khẳng định thôi.
Đấy, sự thật là như thế đấy, ông tin thì tin.
Một bạn: Sắc là Biết.
Thầy Trong Suốt: Sắc là Biết, Sắc là Không, Không là Sắc, Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc. Còn không nói thêm là vì sao. Còn cái màn hình là vì sao rồi. Màn hình là giải thích rất rõ ràng vì sao, đúng không? Sờ màn hình thì chính là sờ hình, sờ hình là sờ màn hình. Hình và màn hình chỉ là hai từ khác nhau của cùng một thứ - Đấy là giải thích rồi. Còn con xem Bát Nhã Tâm Kinh là kiểu trực tiếp đấy – “Tôi giảng thế thôi, đấy, ông Xá Lợi Phất tin thì tin”. Nhưng trong lịch sử Xá Lợi Phất không tin, trong lịch sử ấy.
Một bạn: Trong lịch sử ạ?
Thầy Trong Suốt: Ừ, không tin. Không, nghĩa là không ngộ ngay được ở đấy, nên là ông ấy cũng thuộc loại lí luận. (Mọi người cười)
Pháp Tâm: Phá mô hình…
Thầy Trong Suốt: Sau này về phá mô hình các loại thì mới tin.
Pháp Tâm: Phá mô hình ba năm…
Một bạn khác: Sư phụ hôm qua…
Thầy Trong Suốt: Hả? Không, trong đấy rất nhiều người ngộ. Trong cái hội chúng hàng nghìn, khi Đức Phật giảng trên đỉnh Linh Thứu ấy, thì không chỉ có A La Hán với cả người thường nghe, mà trên trời Chư Thiên với cả Bồ Tát bay xung quanh này. Gọi là đỉnh Kền Kền bởi vì ngoài việc nó có cái viên đá hình con chim ấy thì cái hội Bồ Tát bay quanh Đức Phật giống một đàn Kền Kền ấy. (Mọi người cười) Nên đấy là lí do gọi đỉnh Kền Kền đỉnh Linh Thứu, vì trong đấy Chư Thiên, Bồ Tát ngộ rất nhiều. Quan Âm Bồ Tát giảng xong thì Xá Lợi Phất không ngộ ngay, nhưng cái hội bay bay thì nhiều ông lại ngộ ra.
(Mọi người cười) Vì cái đấy trực giác rất là mạnh.
Các bạn: Hội bay bay… Bầy đàn…
Thầy Trong Suốt: Giống như kinh Kim Cương có người đọc phát ngộ luôn, như Huệ Năng ấy. Đấy, Huệ Năng là ví dụ, đọc kinh Kim Cương ngộ. Kinh Bát Nhã cũng thế thôi, nhiều người ngộ vì nó bắn thẳng từ sự thật ra, trực tiếp và không giải thích.
Còn nên nhớ là nếu giải thích phát là tâm trí ngay. Cái đoạn màn hình rồi hình này, sờ phát là một – tất cả là suy nghĩ thôi. Sư phụ sinh nó ra để giải tỏa cái nhu cầu khó tin của con, hiểu không nhỉ? Nhưng nó là tâm trí rồi, nghĩ một lúc rồi còn gì nữa. Con bây giờ con nghe thử xem “Sắc bất dị Không, Sắc tức thị Không, Sắc chính là Không, Không chính là Sắc, Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc” thì nó có giải thích gì đâu, đúng không?
Các bạn: Không, vì sao… Vì sao?
Thầy Trong Suốt: Nó không vì sao cả, nó bắn thế thôi. Quan Âm Bồ Tát nói như thế thôi.
Nhưng không sao mà, các con có gì đâu, kiểu nào Biết nó cũng chơi hết, đúng không?
Một bạn: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Loại lí trí hay là niềm tin thì cũng là Biết cả thôi chứ là cái gì, đúng không?
Nhậu cả hai.
Vũ Nga: Hôm qua lúc mà Hồng Thủy đọc ấy, có bà vợ của đức Liên Hoa Sanh nói…
Thầy Trong Suốt: À đấy, bà Tsogyal cho con một ví dụ là không giải thích, đấy là một ví dụ, bài hôm qua ấy. Nói là gì nhỉ? Gây gổ và giận dữ chính là Đại viên cảnh trí. Không giải thích tại sao cả. Bài hôm qua là bài không giải thích Bài ca Chứng Ngộ không giải thích. Thường những bài ca Chứng Ngộ không ai muốn giải thích cái gì cả. Tôi vừa chứng ngộ tôi phát biểu bài thôi mà, (Mọi người cười) giải thích cái gì nữa, đúng không? Tôi tuyên bố thôi. Bài hôm qua là một bài giống hệt kiểu Bát Nhã Tâm Kinh, nói thẳng sự thật và không giải thích một câu nào cả, đúng không? Nhìn vào gây gổ, giận dữ sẽ thấy mặt Đức Kim Cang Tát Đỏa, hiểu không? Hiểu thế quái nào được? Chỉ có khi sư phụ giải thích con mới hiểu thôi, đúng không? Thì đấy là bài hôm qua, cũng là một bài thuộc loại không giải thích đấy.
Con hình dung không giải thích là như thế nào.
Vũ Nga: Cái đoạn đấy thì con có lẽ cần giải thích, nhưng mà con thấy cái đoạn này là con đồng ý ngay lập tức “Ngu dốt, vô minh, mê mờ cũng là giác ngộ” Ô đúng rồi.
Thầy Trong Suốt: À được, tại sao lại đúng?
Không biết đúng không?
Vũ Nga: Dạ. (Mọi người nói và cười) Khi đấy giải thoát luôn.
Thầy Trong Suốt: Đấy, thì đấy gọi là thuộc tuýp niềm tin. Đây kiểu của Chúa toàn là đánh cá này, thợ mộc này, gái điếm này… toàn những người có học gì đâu, giải thích một đống cái mà sư phụ vừa giải thích thì sao?
Một bạn: Chịu.
Thầy Trong Suốt: Chắc cũng ngất hết, đúng không? Bỏ Chúa mà đi luôn, giải thích nhiều quá.
Đấy, bài này cứ gõ đi, bài này nó mang mấy cái tinh thần quan trọng của cách truyền Pháp của sư phụ. Hai bước này, đúng không? Bài trên quan trọng, nói rõ hơn về Biết nó là cái gì, nói từng Bước 1 đấy, rõ Biết là cái gì… Đấy, có ai hỏi gì không? Buổi này hay đấy, buổi này làm rõ hơn, kết thúc một chuyến ăn chơi và một bài tử tế, đúng không? Đấy, chuyện quan trọng toàn bàn ở đâu?
Các bạn: Trên bàn nhậu.
Thầy Trong Suốt: Bàn nhậu, cảnh toàn bàn nhậu. Hả? Nhưng mà có vẻ mọi người “cắt xuyên qua mọi nhầm lẫn rồi” (Mọi người cười) Hiện giờ tôi… chẳng ai hỏi câu gì cả.
Giác Tấn: Chẳng biết hỏi gì. Không có gì để mà hỏi. Có tập đâu, tập đã. Tập đã, có hứng mới hỏi được chứ.
Hà Vũ: Ông mà chổi quét ấy Sư phụ cũng giác ngộ có bằng Biết không?
Thầy Trong Suốt: Không, không. Ông đấy chỉ là A La Hán bình thường thôi.
Một bạn: Tiểu thừa.
Thầy Trong Suốt: A La Hán là người xác quyết là không có tôi, chưa giải thoát hoàn toàn. Những ông đấy phải lên một cõi trời, gọi là cõi của các vị A La Hán xong rồi đi tiếp.
8. Cái trói con nhiều nhất là gì?
“Cắt xuyên qua mọi nhầm lẫn. Hiện giờ tôi không còn câu hỏi nào. Nền tảng và gốc rễ của tâm đã tan”. Tâm là suy nghĩ đấy, nền tảng và gốc rễ của suy nghĩ đã tan biến. Tất cả suy nghĩ nhận ra rằng chỉ là Biết thôi, tất cả thế giới nhận ra chỉ là Biết, nên là suy nghĩ không biết nắm bắt cái gì nữa. Nếu tất cả là Biết đương nhiên không thể có cái bàn thực sự được để mà nắm bắt về cái bàn, đúng không? Tất cả là Biết rồi mà, làm sao còn cái bàn thực sự trên đời để mà nắm bắt? Tất cả là Biết thì suy nghĩ nó không còn chỗ nắm bắt, không còn vật nào để nắm bắt, không còn vật để nắm bắt thì gọi là nền tảng và gốc rễ đã tan biến.
Đấy, không là ngay lập tức câu sau là “Không còn chỗ trụ, không còn nắm bắt” đúng không?
Không còn chắc chắn, không bảo cái này là cái kia, tất cả là Biết rồi thì còn cái gì là cái gì nữa.
Đấy, nên khi con chứng ngộ được rằng tất cả là Biết thì suy nghĩ nó mất đi nền tảng, nó không còn gây chuyện được nữa. Nó chỉ là Biết thôi, suy nghĩ biến thành Biết luôn nên là mất đi nền tảng và gốc rễ. “Nền tảng và gốc rễ của suy nghĩ, của tâm đã tan biến không còn chỗ trụ, không còn nắm bắt, không còn chắc chắn, không bảo cái này là cái kia, chỉ có một dòng chảy liên tục, không gián đoạn, rộng mở và trùm khắp” Dòng chảy của Biết đấy. Ông ấy không dùng từ Biết thôi, nhưng đấy là Biết, cái dòng chảy của Biết liên tục đúng không? Biết có liên tục không? Biết có gián đoạn không? Biết có rộng mở không?
Biết có trùm khắp mọi thứ không? Đấy, hồi đấy ông ấy mà viết thêm “của Biết” nữa thì ngon nhỉ.
Các bạn: Quá ngon.
Thầy Trong Suốt: Chỉ có dòng chảy của Biết, đấy, nếu nói ra là Biết ấy, chỉ có là Biết thôi, liên tục, rộng mở, không gián đoạn, trùm khắp. Đấy, khi con nhận ra là tất cả mọi thứ là Biết thì suy nghĩ mất đi chỗ nắm bắt, chỗ trụ. Suy nghĩ bản thân nó chính là Biết luôn, mất cả suy nghĩ luôn chứ không phải là mất cái sự nắm bắt, mà mất luôn cả suy nghĩ chỉ còn lại Biết thôi. Vì suy nghĩ biến thành Biết, nhận ra là Biết. Giống hôm qua sư phụ bảo sư phụ không nghĩ gì ấy, không có suy nghĩ tại vì trong kinh nghiệm của sư phụ thì chỉ có Biết thôi. Cái mà gọi là suy nghĩ thì nó là Biết, nên không thể có suy nghĩ được… Chỉ còn một dòng chảy liên tục của Biết, không gián đoạn bao giờ hết, rộng mở và trùm khắp mọi thứ, đúng chưa?
Trong khi tất cả là Biết thì con không làm gì nữa.
Các con bây giờ bị trói một cái, trói rất nặng vào tôi, tôi là người làm – các con ấy, cái trói con nhiều nhất. Tôi là người làm đương nhiên tôi là người chịu đúng không? Tôi tạo ra cái này cái kia, đương nhiên tôi phải chịu hậu quả của nó. Tôi là người làm đương nhiên tôi phải tính toán hoặc kiểm soát, trong khi bản chất là con không làm gì hết, không có người đi làm luôn, chỉ có Biết thôi. Mọi thứ chỉ hiện ra, chỉ xảy ra trong sự hiện diện của con, con là Biết đấy, trong trường hợp này con nghĩa là Biết. Mọi thứ chỉ xảy ra trong sự hiện diện của con, con không làm gì cả. Giống xem màn hình tivi ấy, mọi thứ xảy ra trong hiện diện của con, trong hiện diện của con đúng không? Thế con có làm gì đâu, có đúng không?
Đúng không? Giống xem phim ấy, đây chỉ là màn hình to hơn màn hình bình thường tí thôi, mọi thứ cũng chỉ hiện ra trong sự hiện diện của con, con không làm gì cả. Đấy là đoạn cuối. (Thầy cười).
Vũ Minh: Nhận ra mình là ai? Con chính là Biết.
Thầy Trong Suốt: Nhận ra mình là ai, ờ đúng rồi, đoạn cuối. Nhận ra mình là ai rồi thì mọi thứ chỉ xảy ra hay là chỉ biểu diễn ra, chiếu ra trong sự hiện diện của con, con không làm gì cả. Đấy gọi là thác đổ, sư phụ giảng từ nãy tới giờ là đủ các loại trình độ đấy. Kể cả bắt đầu là nhận ra đây là Biết, đến đoạn xác quyết rằng chỉ có Biết không có gì khác, đến đoạn cuối cùng là chẳng làm gì nữa, chẳng nghĩ gì và không làm gì. Đấy, hôm nọ đọc cho nhóm nào đấy, không tham gia vào hành động và suy nghĩ đấy. Nhóm nào ấy nhỉ?
9. Trạng thái tự nhiên này tự có, không cố gắng gì vẫn có
Một bạn: Nhóm hai ạ.
Thầy Trong Suốt: Đại Toàn Thiện 2 đấy, cái đoạn mà sư phụ vừa nói là cái đoạn không tham gia, không có liên quan, không can thiệp luôn. Mọi thứ chỉ xảy ra trong suy nghĩ của con, con không làm gì cả. Con không nghĩ, mà con cũng không hành động. Sư phụ chỉ hành động trong tâm trí của con thôi. Ở trong thế giới của sư phụ thì sư phụ không hành động gì cả, trong thế giới của con thì sư phụ hành động thôi, đúng không? Làm rất nhiều chuyện đúng không? Đúng không nhỉ?
Như vậy, sư phụ chỉ hành động trong thế giới của con thôi, còn trong thế giới sư phụ thì sư phụ không làm gì. Mọi thứ chỉ hiện ra trong sự hiện diện của sư phụ, của Biết, còn sư phụ chẳng làm gì cả.
Nãy giờ cái mà nói năng này, này nọ này là radio, không phải là sư phụ. Nói năng, vung tay vung chân này này, lắc đầu, lắc đầu này này là cái radio nó làm. Radio truyền thông điệp, nhưng không có ai ngồi trong đó điều khiển thông điệp, đúng không? Các con cũng thế thôi, sư phụ nói thế để con hiểu: Các con cũng chỉ là cái radio thôi, nó khoa chân múa tay, nhưng có ai ở đấy điều khiển đâu, đúng không? Nhưng cái khoa chân, múa tay hiện diện ở đâu? Ở trong Biết, đấy, tức là mọi thứ chỉ xảy ra trong hiện diện của con, chứ con không làm gì cả Không phải đúng với sư phụ đâu mà đúng với tất cả mọi người. Chỉ có người nhận ra người không nhận ra thôi, đúng chưa?
Rồi, đoạn vừa xong hơi quá trình độ rồi nên là thôi, lại quay lại đoạn sau. Thác đổ là thế đấy, hiểu không? Ngày xưa sư phụ không giảng kiểu này đâu, nhưng đây gọi là thác đổ, thời đại thác đổ đã đến, cứ giảng ai nhận bao nhiêu thì nhận.
Trong lịch sử thì kiểu thác đổ này nhiều ông giác ngộ khi thác đổ đấy, cứ đổ thôi, ông nào ngộ thì ngộ.
Rồi, về chưa? Cắt xuyên qua mọi nhầm lẫn còn gì nữa, hiện giờ con không còn câu hỏi nào. Các con thường là ngồi trước mặt sư phụ không có câu hỏi nào đâu, (Mọi người cười) bị ảnh hưởng mà. Ảnh hưởng bởi cái trạng thái của sư phụ nó lan rất nhanh, về nhà thì câu hỏi sẽ… tâm trí quay trở lại. Ôi dồi, một đống câu hỏi trùng trùng điệp điệp. (Mọi người cười) Nên là phải ngồi cách xa sư phụ ra hiểu không? Đấy, cho bớt bị ảnh hưởng.
Minh Việt: Đi ra để có câu hỏi nào.
Thầy Trong Suốt: Hoặc đi tè đi, đúng không? Ai đi tè đi tè đi cho nó có câu hỏi, đấy.
Duy Tuệ: Sư phụ, cái Lão Tử với Trang Tử… giảng cũng giống, giống…
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, mấy ông ấy dạy giống hệt sư phụ đang giảng bây giờ, nhưng mà không dùng từ Biết mà dùng từ Đạo, khó hiểu hơn nhiều Đạo, nhưng nguyên tắc thì giống hệt nhau, cái nguyên tắc thì giống hệt nhau nhưng cách tiếp cận ông ấy dùng cái từ Đạo nó… Nó không tiếp cận dễ bằng từ Biết thế thôi, thế còn nguyên tắc giống hệt thôi mà. Không làm gì cả, Vô Vi đấy, không làm gì cả mà làm mọi thứ, đấy.
Hay không? Đúng đoạn vừa xong sư phụ giảng đấy, không làm gì cả nhưng mà vẫn làm mọi thứ.
Thân thể, suy nghĩ vẫn làm bình thường nhưng cái Biết thì nó lại không làm gì. Lão Tử, Trang Tử, chúa Giê-su….
Cắt xuyên qua mọi nhầm lẫn rồi gì nữa! Hiện giờ con không còn câu hỏi nào. Các con thường là ngồi trước mặt sư phụ thì không có câu hỏi đâu, bị ảnh hưởng mà. Ảnh hưởng bởi cái trạng thái sư phụ, nó lan rất nhanh. Về nhà thì câu hỏi sẽ… tâm trí nó quay trở lại, lúc đấy câu hỏi trùng trùng điệp điệp. (Mọi người cười) Nên là, nên là phải ngồi cách cách xa sư phụ ra hiểu không?
Cho bớt bị ảnh hưởng.
Giác Tấn: Đi ra để có câu hỏi đây. (Mọi người cười)
Thầy Trong Suốt: Đi tè đi đúng không? Ai đi tè đi tè đi cho nó có câu hỏi.
Quý Phúc: Sư phụ, cái Lão Tử…
Thầy Trong Suốt: Cầm mic, cầm mic.
Quý Phúc: Lão Tử với Trang Tử giảng cũng giống giống…
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, mấy ông đấy giảng giống hệt sư phụ đang giảng bây giờ. Nhưng mấy ông đấy không dùng từ Biết, mà dùng từ Đạo, khó hiểu hơn nhiều Đạo, nhưng nguyên tắc thì giống hệt nhau. Cái nguyên tắc giống hệt nhau nhưng cách tiếp cận thì dùng từ Đạo, nó không tiếp cận dễ bằng từ Biết, thế thôi, chứ còn nguyên tắc giống hệt thôi mà. Không làm gì cả, đấy, “vô vi” đấy. Không làm gì cả mà làm mọi thứ. Đấy, hay không? Đúng đoạn vừa xong sư phụ giảng đấy, không làm gì cả nhưng mà vẫn làm mọi thứ. Thân thể, suy nghĩ vẫn làm bình thường, nhưng cái Biết thì nó lại không làm gì.
Lão Tử, Trang Tử, Chúa Jesus, Pitago, nhiều…trong lịch sử, chẳng qua là cách diễn đạt, từ nó khác nhau. Khổng Tử thì không phải, Khổng Tử thì rất là…
Một bạn: Trang Tử là ai ạ?
Thầy Trong Suốt: Trang Tử là… Vũ Trang đẻ con, gọi là Trang tử. (Mọi người cười) Vũ Trang đẻ con gọi là Trang tử.
Giác Tấn: Con có câu hỏi.
Thầy Trong Suốt: Nói đi!
Giác Tấn: Sau khi… Một số bạn: Sau khi đi tè về…
Thầy Trong Suốt: Tránh mặt sư phụ thì câu hỏi nó hiện ra.
Giác Tấn: Con có thắc mắc là vừa Sư phụ vừa nói là: “Trong thế giới của Sư phụ, thì Sư phụ không hành động gì. Nhưng trong thế giới của tụi con thì Sư phụ đang hành động.”.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi.
Giác Tấn: Nhưng mà Sư phụ chỉ là cái hiện ra trong Biết thôi, làm sao mà thế giới của Sư phụ với thế giới của con tách nhau được?
Thầy Trong Suốt: Cách nói, đó là cách nói. Bản chất là không có hai thế giới đâu, nhưng mà cách nói, bằng chứng là con vẫn đang nhìn thế giới bằng hai nửa, đúng không? Con vẫn tin có sư phụ không?
Một số bạn: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Thế đương nhiên là tin có thế giới của sư phụ chứ. Đúng không? Khi nào hết tin là có sư phụ thì ok, nó chỉ là một thế giới. Nhưng là vì con đang tin là có con và sư phụ nên phải nói như vậy.
Hải Minh: Có nghĩa con tin là có Biết của con và Biết của Sư phụ.
Thầy Trong Suốt: Ừ, đấy là cách tin nhầm lẫn.
Không có Biết của con, không có Biết của sư phụ, không có hai cái Biết. Không có một cái Biết nốt!
Cái Biết nó không phải là một cũng không phải là hai. Nó vượt ra khỏi một và hai. Nếu con tin một cái Biết con cũng bị lừa, mà hai cái Biết cũng bị lừa. Hiểu không nhỉ? Chỉ Biết thôi! Chỉ có Biết thôi! Một cái, sao lại là “cái” được? Biết nó chỉ là một trạng thái thôi. Nó không phải là một cái, hay là hai cái, hay là ba cái. “Cái” là suy nghĩ đấy.
Nên là Huệ Năng có bài là “Xưa nay không một vật đấy”, vẫn tin là có vật thì vẫn là bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ. Cái Biết nó chẳng có một hay chẳng có hai, chẳng có không! Nó là gì? Không thể nghĩ bàn! Thấy chưa, phải nhớ. Không thể nghĩ bàn, nó vượt ra khỏi một và hai, nó vượt ra khỏi mọi khuôn khổ và cách nghĩ nào đấy.
Con bảo có một cái Biết cũng sai, không có cái Biết nào cũng sai, hai cái Biết cũng sai. Nó chỉ biết thế này thôi. Đây này, đang biết đây này! Cái việc con đang biết có rõ ràng không? Chỉ suy nghĩ bảo là có mấy cái Biết, nhưng mà cái Biết con đang biết thì cần gì suy nghĩ bảo. Đồng ý không? Cái việc con đang biết thế này có rõ ràng không? Có cần phải có mấy cái Biết không? Cần không? Suy nghĩ nhảy vào nó bảo là có một, có hai, có ba, có không, đúng không nhỉ? Còn cái Biết này nó đâu có một, hai, ba, hoặc không đâu? Đấy là cái trực tiếp nhất để thấy. Một cũng sai mà hai cũng sai.
Một bạn: Có con với Sư phụ nữa.
Thầy Trong Suốt: Có con với sư phụ là sai chắc rồi! Đúng không? Những người đi dạy như sư phụ ấy, là đã phải hết sức gọi là khéo léo để tìm cách diễn tả cái không thể nghĩ bàn. Tất cả những người ở vai trò sư phụ đều phải làm việc đấy hết.
Kiểu Lão Tử nói là gì? “Đạo khả đạo” ngay đầu tiên đã nói câu đấy. Đạo thường, đạo thật sự đấy, chắc chắn đó chỉ là khái niệm thôi, đấy cảnh báo ngay từ đầu. Hiểu chưa?
Giác Tấn: Không hiểu gì.
Thầy Trong Suốt: (Cười lớn) Không hiểu gì nhưng cái sư phụ nói có hiểu không? Cái Biết này có quan tâm là mấy thế giới không? Đúng không nhỉ? Cái Biết nó cứ Biết thôi, còn suy nghĩ nó mới quan tâm là có mấy thế giới. Như vậy cái thế giới thì nằm ở đâu?
Giác Tấn: Suy nghĩ.
Thầy Trong Suốt: Hiểu không? Hiểu chứ đúng không? Đấy, có mấy thế giới chỉ là suy nghĩ nó bảo thôi.
Giác Tấn: Câu hỏi vừa rồi là con tin là có vật Biết.
Thầy Trong Suốt: Con tin Biết là vật. Biết không phải là một vật. Biết nó không có chất thể gì và nó không phải là một vật. Nó không thể nắm bắt được bằng khái niệm. Nó không thể nghĩ bàn. Nó siêu việt lên mọi suy nghĩ, không có hình tướng.
Nhắc lại, nó không phải một vật đâu, Biết không phải một vật, nên là trong Đại Toàn Thiện người ta dùng từ “Trạng thái tự nhiên”. Nó là trạng thái tự nhiên, nó không phải cái vật gọi là vật Biết. Nó là cái trạng thái mà con đã sẵn như vậy rồi, không cần cố, đúng chưa? Thế nên nếu mà lúc nào đó mà nghĩ về Biết như một vật thì nhớ từ “Trạng thái tự nhiên” ấy, để hiểu rằng nó không phải vật, nó là một cái trạng thái. Trạng thái Biết này, tự có, không cố gắng gì vẫn có, có từ xưa.
Gọi là không có sinh, tự nó có thế, nó không có thời điểm sinh ra, không có điểm diệt đi. Nó gọi là trạng thái tự nhiên.
Trong Đại Toàn Thiện người ta gọi là chứng ngộ trạng thái tự nhiên. Nếu mà con Giác ngộ gọi là chứng ngộ trạng thái tự nhiên, chứ không phải là chứng ngộ Biết. Biết là từ mà sư phụ tuy không phải sáng tác ra nhưng mà nhấn mạnh từ Biết đấy để cho dễ hình dung. Còn đâu mỗi con đường có một từ khác nhau. Đại Toàn Thiện gọi là trạng thái tự nhiên, nó là trạng thái thôi - Trạng thái tự nhiên, gần với kinh nghiệm hơn không? Gần với kinh nghiệm. Trạng thái tự nhiên cũng gần với kinh nghiệm. Đấy, trạng thái tự nhiên của con, lúc nào cũng biết, đấy. Nó không phải một vật, không phải hai vật.
Một bạn: Tiếng Anh của từ Biết… Thầy Trong
Suốt: “Awareness” đấy. Bạn đó: Còn “Consciousness”?
Thầy Trong Suốt: Conscious là khác, consciousness là ý thức. Nhận Biết với Ý thức là hai cái khác nhau. Ý thức là giống suy nghĩ của các con đấy. Còn Nhận Biết là cái chẳng nghĩ, không nghĩ vẫn biết. Còn đâu nhận thức, con nhận thức được không, thì là con phải nghĩ rồi, đúng không? Còn Biết thì nó ôm cả ý thức bên trong. Không ý thức thì nó vẫn biết mà. Giống như khi con ngủ sâu là không có ý thức nhưng vẫn có biết. Khi con thức thế này thì có cả hai.
Con vừa ý thức vừa biết. Nhưng cái Biết nó bất chấp có ý thức hay không ý thức, luôn ở đây, vô điều kiện.
10. Biết là cái sinh ra Phật, Chúa và cũng là mồ chôn Phật, Chúa
Minh Vi: Con hỏi luôn ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Minh Vi: Hôm bữa Sư phụ nói là nội dung biết của hai người thì khác nhau ấy. Thế thì màn hình biết của hai bậc Giác ngộ có khác nhau không Sư phụ?
Thầy Trong Suốt: Đấy, quay lại câu chuyện một, hai rồi đấy. Con đã quay lại một, hai rồi.
Minh Vi: Con chỉ muốn hỏi là nội dung với lại màn hình…
Thầy Trong Suốt: Thực chất cái màn hình nó không phải là của ai cả. Trong một bộ phim, có hai nhân vật, hai nhân vật đã giác ngộ, hỏi màn hình của ai? Trong bộ phim có Đức Phật và Chúa Jesus, hỏi màn hình của ai?
Một bạn: Của chung.
Thầy Trong Suốt: Chẳng phải của chung, chứ sao lại của chung. Hai ông đấy là hai cái ảo ảnh hiện ra trên Biết, các ông ấy không tồn tại, làm sao của ông đấy được? Màn hình của chung cũng không đúng nhé! Trong bộ phim, có ông Phật nói chuyện với ông Chúa, vậy màn hình là của ai?
Con bảo của chung là con sai rồi, con bị lừa rồi!
Hai ông ấy là của chung thì được, của chung Biết thì được, cùng là cái hiện ra trong Biết, chứ Biết chẳng của ai cả, chẳng của Phật, chẳng của Chúa, đúng không nhỉ?
Biết là cái sinh ra Phật và Chúa, và là mồ chôn Phật và Chúa luôn. Phật và Chúa tan trong đấy, thế Biết là của ai bây giờ? Cái thứ mà Biết sinh ra, xong rồi tan trong Biết, thì cái Biết là của cái thứ nào trong đấy? Hài hước chưa? Hiểu không nhỉ?
Biết nó sinh ra Phật, sinh ra Chúa, rồi hai ông đấy cũng tan vào trong Biết thì Biết là của ai? Của ông nào?
Một bạn: Không của ai.
Thầy Trong Suốt: Hai ông đấy chỉ là cái ảo ảnh hiện ra trong Biết thôi! Không xứng đáng để nói Biết của hai ông đấy luôn. Đúng chưa? Tâm trí nó quá quen cái gì là phải của ai rồi, nên nó dịch là phải của ai chứ. Chẳng của ai cả, thậm chí không có ai để mà của cả. Đúng không? Ai chỉ là cái ảo ảnh hiện ra trong Biết thôi, làm sao cái Biết của ai?
Đấy, tại sao môn Vô Ngã lại quan trọng, tại sao môn Không Có Thật lại quan trọng. Những câu hỏi này… nếu con có nền tảng đó rồi, con không bao giờ hỏi câu này nữa. Hoặc nếu con hỏi, con cũng có thể trả lời được luôn. Nhưng không sao!
Kể cả không có nền tảng, cái này sư phụ giảng con rồi, chỉ có Biết cũng được. Nếu con có lòng tin rồi thì làm gì có ai nữa mà của ai. Nếu chỉ có Biết thì rõ ràng Phật và Chúa hiện ra cũng chỉ có Biết, thì Biết của ai? Thấy ngay chẳng của ai.
Cũng được, nếu không có nền móng thì con phải tin, có lòng tin. Hoặc là cả hai, mình cứ tin rồi từ từ mình xây nền móng dần dần.
Cách bây giờ đấy. Cách bây giờ bản chất là mình cứ tin đi, tạm ứng niềm tin đã, xong xây móng dần. Xây đến đâu tin dần đến đấy. Chỉ tạm ứng để đi theo, để học thôi chứ không phải tin sư phụ toàn bộ. Mà tạm ứng đủ để mình tham dự lớp, đủ để mình mở lòng ra mà học. Còn nếu mình vừa ngồi bảo “ông này nói dối, ông này nói dối” thì không học được. Thế thôi, chứ còn đâu học rồi mình sẽ mở rộng nhận thức ra và kinh nghiệm mình tăng trưởng thì lòng tin nó sẽ đến. Chứ không, chẳng bắt con phải tin sư phụ quá nhiều đâu.
Một bạn: Tạm tin để mà đi học đã.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, tạm tin để mà đi học. Thế thôi. Sư phụ chỉ cần con tin thế thôi.
Thực dụng mà! Thôi lúc này tạm tin, đi học. Học cho có nền tảng, nền tảng tự phát triển kinh nghiệm, tự tin! Mà cuối cùng con cũng chẳng tin sư phụ đâu, con tin vào Biết. Suy cho cùng ấy, các con không phải tin ông thầy này đâu, mà con phải tin vào cái Biết – cái mà tạo ra ông thầy này này. Cái đấy mới đáng tin thực sự. Đúng không?
Cái đấy mới đáng tin thực sự! Ông thầy chỉ là cái công cụ Biết nó hiện, biểu diễn ra, thế thôi.
Giống cái radio ấy, nó không phải cái nguồn của trí tuệ, nó chỉ là cái máy phát thôi. Cái thân tâm này cũng thế thôi, nó không phải nguồn của trí tuệ. Nhưng mà không có thân tâm này phát ra thì con cũng chả nghe được cái gì. Đúng không?
Thế thôi. Đây chỉ là cái radio thôi. Ngay cả trong thế giới sư phụ thì cái này cũng chỉ là cái radio.
Thế giới của sư phụ ấy, thì cái này là cái radio!
Phát âm thanh, để phát âm thanh. Cái thân tâm này này, nó cũng chẳng có giá trị gì, lất phất lất phất, lất phất. Ngửa mặt lên trời thì sao, tan béng rồi. Không nói một phát thì sao, mất luôn.
Ngay cả thế giới sư phụ thì cái này cũng chỉ cái radio, lất phất lất phất hiện ra rồi tan mất.
Vậy thì hôm nay con biết thêm từ mới là từ “trạng thái tự nhiên” đúng không? Với những ai mà nghĩ nó là một vật ấy, một cái ấy, của ai ấy, thì nhớ là “trạng thái tự nhiên”, chả của ai cả, thế thôi, tự thế thôi. Ôm trọn tất cả các loại ai vào trong. Ôm Chúa, ôm Phật đúng không? Đúng không nhỉ? Ôm đất, ôm trời, ôm tất. Biết mà - “Ai” hiện ra trong nó, chứ nó không phải của ai cả. Đúng chưa? Đấy, đấy là cách hình dung dễ hiểu hơn rồi đấy.
Một bạn: Con thấy khó tin.
Thầy Trong Suốt: Khó tin à? Thác đổ là thế đấy, bây giờ sư phụ dạy kiểu này. Tất cả các con trình độ khác nhau hẳn không? Cứ đổ thôi, ai nhận được phần nào thì nhận, xong rồi mình tiến bộ thì cái bình chứa của mình to ra. Còn cứ đổ thác thế thôi.
Quý Phúc: Dạ thưa Sư phụ lúc trước Sư phụ giảng là cái sự kiện đó xảy ra thì cái sự kiện này mới xảy ra, thì đó là một cái Đại Toàn Thiện hả Sư phụ?
Thầy Trong Suốt: Ừ, Đại Toàn Thiện là thế đấy.
Trong cái thế giới của sư phụ ấy thì cái gì cũng toàn thiện, nghĩa là nó tuyệt đẹp, đầy đủ, đúng đắn, chứ nó không phải là một sự kiện tệ, gây chuyện. Nó không gây chuyện gì cả. Nó còn đẩy cái tốt tăng lên một lần nữa. Đúng không? Các con được lợi quá từ việc này còn gì nữa? Không ai thấy được lợi à?
Một số bạn: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Đấy, sư phụ nói từ nãy giờ chỉ nói một cái lợi, còn nhiều lợi khác nữa, đúng không? Để con thấy là khi nhìn thế giới là Đại Toàn Thiện rồi không cái gì có thể dập tắt cái Đại Toàn Thiện đấy được. Không cách nào có thể dập cái Đại Toàn Thiện đấy đi cả.
Hạnh Vũ: Sao Sư phụ không dạy bọn con sớm để bọn con khổ quá trời luôn. (Mọi người cười)
Thầy Trong Suốt: Chắc gì con đã lĩnh hội được, nếu mà dạy sớm ấy. Bình chứa của con chưa sẵn sàng, nói thế thôi. Đoạn này vẫn còn dễ, đoạn mà tất cả là Biết ấy. Đây này Pháp Tâm học rồi mà vẫn thấy khó, đúng không?
Pháp Tâm: Khó Sư phụ ạ.
Thầy Trong Suốt: Thấy chưa! Nên đừng nghĩ là dễ. Đừng nghĩ kiểu dễ là kiểu cứ giảng một phát là được. Thác đổ rồi nhưng cái bình chứa của người đi chứa khác nhau, có người một vốc, có người cả một bình.
Pháp Tâm: Cho đến bây giờ là chưa thể vừa làm, vừa biết được.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Vì con chưa xác quyết được nó là một. Con cần phải xác quyết rằng cái hiện ra trong Biết chính là Biết đã. Sau đấy thì con làm gì cũng được. Sau đấy làm gì cũng là tiến bộ, làm gì cũng là thực tập để mà tiến bộ. Đúng chưa? Con nhìn về phía trước con cũng thấy thực tập để tiến bộ, đấy. Con gãi đầu, gãi tai, con thấy cái gãi đầu, gãi tai đấy là Biết.
Nên gãi đầu, gãi tai là một thực tập để tiến bộ.
Như vậy là con phải có cái bước 2, con phải xác quyết xong.
Xác quyết nó cần cả 2, con cần phải có kinh nghiệm nhất định. Không nhất thiết phải là trọn vẹn. Và thứ 2 là con phải có lòng tin tuyệt đối.
Rất tuyệt đối, rất cao.
Ai cũng có thể thực hành để an lạc và hạnh phúc ngay giữa đời thường.
Để hiểu rõ hơn cách thực hành như thế nào, bạn có thể tham gia vào Câu lạc bộ UNESCO Thiền –
Yoga Trong Suốt: http://trongsuot.com/ hoặc liên hệ qua địa chỉ email: tradamtrongsuotvn@gmail.com Cùng nhau, chúng ta sẽ về nhà bạn nhé!