Hành động bất chợt không trù tính

Hành động bất chợt không trù tính Sông Đuống,

Sư phụ Trong Suốt: Các con nên có những bản nhạc mà nó làm cho con mở rộng ra ấy.

Những cái bản như vừa xong ấy. Con hòa vào không gian dễ hơn nhiều, đúng không? Lúc đầu nên có những bản nhạc thế mà tập. Còn nhiều bản hay lắm nhưng mà thôi, hôm nay tạm dừng ở đây. Bây giờ mọi người thích làm gì? Hả? Hả? Rút kinh nghiệm ấy hả? Nghe giảng nhé. Chứ còn thiền nãy rồi, đúng không? Ngồi nghe nốt đoạn hôm qua. Hôm qua sư phụ quên giảng một thứ. Sư phụ sẽ dạy con một lời cầu nguyện nhé. Nghe không hay thôi?

Mọi người: Có ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Rồi. Đây là cái lời cầu nguyện sư phụ dạy cho Mỹ Nhân lâu rồi. Sư phụ đọc cho con để con ghi lại. Các con ghi lại xong mình sẽ cầu nguyện luôn. Ngày Phật Đản mình cầu nguyện một lần. Ghi điện thoại trước đi nhé. Xong tý mình sẽ đọc cùng nhau.

Sư phụ không nhớ cái này đâu nhưng mà trước đây sư phụ dặn Mỹ Nhân là, sau này nếu mà một dịp nào đó có cơ hội, học trò nhiều nhiều một tý. Cái này dạy cho Mỹ Nhân lâu lắm rồi, nhiều năm rồi đúng không? Thì nhắc lại để sư phụ dạy. Thì Mỹ Nhân đúng Phật Đản lại nhớ ra và nhắc Sư phụ. Kì diệu không? Đấy. Chứ không phải nhớ ra hôm qua, mà lại nhớ ra hôm nay.

Rồi. Con tin bất kì đối tượng nào thì con có thể cầu đối tượng đấy. Ví dụ con có thể tin Quan Âm Bồ Tát thì cầu Quan Âm Bồ Tát. Tin Biết thì cầu Biết. Cái đối tượng con tin không quan trọng. Cái lời cầu nguyện như sau này:

“Vì lợi ích của chúng sinh”. Đấy lấy ai thì tùy đúng không, theo mẫu của Đỗ Tuệ lạy Biết còn nếu con thích lạy ai cũng được. “Vì lợi ích của chúng sinh”.

Lợi ích chúng sinh này. “Xin cho những gì đã chứng ngộ trong tâm con sẽ không bị thối chuyển và ngày càng vững mạnh. Những gì chưa chứng ngộ sẽ phát sinh và nảy nở mãnh liệt trong tâm con”. Rồi ai đọc lại xem nào.

Một bạn: Con xin đọc ạ. “Vì lợi ích của chúng sinh, xin cho những gì đã chứng ngộ trong tâm con sẽ không bị thoái chuyển và ngày càng vững mạnh”.

Sư phụ Trong Suốt: Dùng thối chuyển. Bất thối chuyển.

Một bạn: Thối chuyển ạ?

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Bạn đó: “Những gì chưa chứng ngộ sẽ phát sinh và nảy nở mãnh liệt trong tâm con”.

Sư phụ Trong Suốt: Rồi, được chưa?

“Những gì đã chứng ngộ sẽ không bị thối chuyển và ngày càng tăng trưởng. Những gì chưa chứng ngộ sẽ phát sinh và nảy nở mãnh liệt trong tâm con”. Đấy. Đấy là lời cầu nguyện mà các con nên dùng nó mỗi khi con cầu nguyện. Ngoài những cầu nguyện khác thì, các con là những người đã học nhóm Đại Toàn Thiện 3 rồi, nghĩa là những người đã quyết định là giác ngộ trong đời này, dồn sức lực cho giác ngộ thì đây là lời cầu nguyện nên có. Đúng không? Đấy. “Vì lợi ích của chúng sinh đấy, xin cho những gì đã chứng ngộ trong tâm con sẽ không bị thối chuyển và ngày càng vững mạnh. Những gì chưa chứng ngộ sẽ phát sinh và nảy nở mãnh liệt trong tâm con”. Nhé.

Đấy con có thể bổ sung vào các cái lời cầu nguyện thông thường của con. Ví dụ như là đi phóng sinh cuối buổi hồi hướng công đức ấy, có thể đọc thêm cái lời cầu nguyện đấy. Đấy là lời cầu nguyện của những hành giả quyết tâm giác ngộ để cứu độ chúng sinh. Thì đấy là lời cầu nguyện để hướng đến việc là mình giác ngộ ngay trong đời này và cứu độ người khác, bằng cái chứng ngộ của chính mình.

Chứ không phải chỉ là bằng lòng tốt. Đấy.

Được rồi, may quá Mỹ Nhân nhắc sư phụ. Mọi người ghi lại chưa? Đọc 3 lần nhé.

Đưa sư phụ bản mẫu đây, sư phụ cần bản mẫu để đọc.

Có mấy bạn biết tin sư phụ gieo xúc xắc nhắn tin xin nhưng chẳng bạn nào có lý do ra hồn cả. Nên là các bạn đấy chắc chắn là không được. Chắc là ai đấy gấp gấp quá nên nhắn tin bảo các bạn đúng không? Nhưng mà lý do không ra hồn luôn. Rồi. Chúng ta sẽ cùng cầu nguyện nhé. Các bạn thích cầu ai thì cầu. Cầu Biết cũng được. Bảo mấy đứa bé im lặng đi.

Ai ra bảo mấy đứa bé im lặng đi. (Tiếng mọi người xì xào) “Vì lợi ích của chúng sinh”.

Mọi người: “Vì lợi ích của chúng sinh”.

Sư phụ Trong Suốt: “Xin cho những gì đã chứng ngộ trong tâm con”.

Mọi người: “Xin cho những gì đã chứng ngộ trong tâm con”.

Sư phụ Trong Suốt: “Sẽ không bị thối chuyển”.

Mọi người: “Sẽ không bị thối chuyển”.

Sư phụ Trong Suốt: “Và ngày càng vững mạnh”.

Mọi người: “Và ngày càng vững mạnh”.

Sư phụ Trong Suốt: “Những gì chưa chứng ngộ”.

Mọi người: “Những gì chưa chứng ngộ”.

Sư phụ Trong Suốt: “Sẽ phát sinh”.

Mọi người: “Sẽ phát sinh”.

Sư phụ Trong Suốt: “Và nảy nở mãnh liệt trong tâm con”.

Mọi người: “Và nảy nở mãnh liệt trong tâm con”.

Sư phụ Trong Suốt: “Nhân ngày Phật Đản”.

Mọi người: “Nhân ngày Phật Đản”.

Sư phụ Trong Suốt: “Vì lợi ích của chúng sinh”.

Mọi người: “Vì lợi ích của chúng sinh”.

Sư phụ Trong Suốt: “Xin cho những gì đã chứng ngộ trong tâm con”.

Mọi người: “Xin cho những gì đã chứng ngộ trong tâm con”.

Sư phụ Trong Suốt: “Sẽ không bị thối chuyển”.

Mọi người: “Sẽ không bị thối chuyển”.

Sư phụ Trong Suốt: “Và ngày càng vững mạnh”.

Mọi người: “Và ngày càng vững mạnh”.

Sư phụ Trong Suốt: “Những gì chưa chứng ngộ”.

Mọi người: “Những gì chưa chứng ngộ”.

Sư phụ Trong Suốt: “Sẽ phát sinh”.

Mọi người: “Sẽ phát sinh”.

Sư phụ Trong Suốt: “Và nảy nở mãnh liệt trong tâm con”.

Mọi người: “Và nảy nở mãnh liệt trong tâm con”.

Sư phụ Trong Suốt: “Nhân ngày Phật Đản”.

Mọi người: “Nhân ngày Phật Đản”.

Sư phụ Trong Suốt: “Vì lợi ích của chúng sinh”.

Mọi người: “Vì lợi ích của chúng sinh”.

Sư phụ Trong Suốt: “Xin cho những gì đã chứng ngộ trong tâm con”.

Mọi người: “Xin cho những gì đã chứng ngộ trong tâm con”.

Sư phụ Trong Suốt: “Sẽ không bị thối chuyển”.

Mọi người: “Sẽ không bị thối chuyển”.

Sư phụ Trong Suốt: “Và ngày càng vững mạnh”.

Mọi người: “Và ngày càng vững mạnh”.

Sư phụ Trong Suốt: “Những gì chưa chứng ngộ”.

Mọi người: “Những gì chưa chứng ngộ”.

Sư phụ Trong Suốt: “Sẽ phát sinh”.

Mọi người: “Sẽ phát sinh”.

Sư phụ Trong Suốt: “Và nảy nở mãnh liệt trong tâm con”.

Mọi người: “Và nảy nở mãnh liệt trong tâm con”.

Sư phụ Trong Suốt: “Nhân ngày Phật Đản”.

Mọi người: “Nhân ngày Phật Đản”.

Sư phụ Trong Suốt: “Vì lợi ích của chúng sinh”.

Mọi người: “Vì lợi ích của chúng sinh”.

Sư phụ Trong Suốt: “Xin cho”.

Mọi người: “Xin cho”.

Sư phụ Trong Suốt: “Những gì đã chứng ngộ trong tâm con”.

Mọi người: “Những gì đã chứng ngộ trong tâm con”.

Sư phụ Trong Suốt: “Sẽ không bị thối chuyển”.

Mọi người: “Sẽ không bị thối chuyển”.

Sư phụ Trong Suốt: “Và ngày càng vững mạnh”.

Mọi người: “Và ngày càng vững mạnh”.

Sư phụ Trong Suốt: “Những gì chưa chứng ngộ trong tâm con”.

Mọi người: “Những gì chưa chứng ngộ trong tâm con”.

Sư phụ Trong Suốt: “Sẽ phát sinh”.

Mọi người: “Sẽ phát sinh”.

Sư phụ Trong Suốt: “Và nảy nở mãnh liệt”.

Mọi người: “Và nảy nở mãnh liệt”.

Sư phụ Trong Suốt: “Nhân ngày Phật Đản”.

Mọi người: “Nhân ngày Phật Đản”.

Sư phụ Trong Suốt: “Vì lợi ích của chúng sinh”.

Mọi người: “Vì lợi ích của chúng sinh”.

Sư phụ Trong Suốt: “Xin cho”.

Mọi người: “Xin cho”.

Sư phụ Trong Suốt: “Những gì chưa chứng ngộ trong tâm con”.

Mọi người: “Những gì chưa chứng ngộ trong tâm con”.

Sư phụ Trong Suốt: “Sẽ phát sinh”.

Mọi người: “Sẽ phát sinh”.

Sư phụ Trong Suốt: “Và nảy nở mãnh liệt”.

Mọi người: “Và nảy nở mãnh liệt”.

Sư phụ Trong Suốt: “Những gì đã chứng ngộ”.

Mọi người: “Những gì đã chứng ngộ”.

Sư phụ Trong Suốt: “Sẽ không bị thối chuyển”.

Mọi người: “Sẽ không bị thối chuyển”.

Sư phụ Trong Suốt: “Và ngày càng vững mạnh”.

Mọi người: “Và ngày càng vững mạnh”.

Sư phụ Trong Suốt: Được rồi. Đấy, các con đã phát nguyện trong ngày Phật Đản rồi. Kì diệu không? Đúng lúc mình học các loại thiền xong. Chứng ngộ đến từ việc con thực hành thiền. Đấy. Và những cái niềm tin vững chắc, sâu sắc vào sự thật thì khi các con cầu nguyện nó sẽ không bị thối chuyển và vững mạnh. Còn những gì chưa chứng ngộ thì sẽ được sinh ra và nảy nở trong tâm con. Rồi.

Xong rồi đấy. Về chưa?

Còn gì nữa nhỉ? À hôm qua chỉ một đoạn sư phụ quên chưa giảng thôi. Cái hành động của sư phụ hôm qua ấy, nếu con nhìn vào con sẽ thấy là sư phụ không có tính trước chuyện gì cả, đúng chưa? Đến đâu thì tính đến đấy. Có ai thấy không? Đến đâu thì sáng tạo thêm đến đấy, hành xử đến đấy cho nó phù hợp nhất, chứ không có tính trước. Sư phụ không ngồi tính trước là, đến phút bao nhiêu phải đổi luật, đúng không? Đến bao nhiêu thì xúc xắc, mà là cái gì đến thì có một hành động nó đáp ứng phù hợp với cái đấy. Thì đấy gọi là hành động bất chợt không trù tính.

Nhưng mà khi con nhìn vào một cái tổng quát thì con thấy là cái hành động bất chợt đấy nó có ích hay là có hại cho cái tổng chung? Rất có ích đúng không? Rất là hoàn hảo. Không cần phải trù tính mà vẫn hoàn hảo. Đấy, thì đấy là cách sống mà khi con hiểu sự thật. Thế thôi, sư phụ chỉ muốn bổ sung cái đấy thôi. Khi hiểu sự thật rồi thì càng ngày con có thể sống kiểu đấy, sống kiểu hành động bất chợt không trù tính. Nhưng khi con nhìn một cái sê ri hành động con, sẽ thấy rằng tuy không trù tính nhưng mà nó lại là sự phối hợp rất hoàn hảo, đúng không? Để tạo ra một cái câu chuyện tuyệt đẹp của cái trò chơi ngày hôm qua. Nó không thể thiếu hoàn hảo chỗ nào được nữa, mặc dù là không tính gì. Cứ thế mà sinh thôi, đến đâu thì sinh đến đấy. Ví dụ là sinh đoạn nào? Phát sinh từ đoạn nào? Cấm Vũ Đăng phát biểu.

Đúng chưa? Sau đấy là gì nữa? X2 đúng không? Ừ, x2 một lần đấu, gì nữa? Xóa vai trò của phù thủy. Gì nữa? Xóa vai trò người được chọn, biến thành xúc xắc để xem ai được chọn. Gì nữa? Xúc xắc người thắng. Gì nữa?

Đấy, tức là những cái sê ri đấy theo con sư phụ có tính từ trước buổi chơi không? Và theo con sư phụ mất bao lâu để ra một quyết định như vậy. Ngay ở đấy luôn hay là ngồi cân nhắc vẽ bút tính toán một lúc xong rồi quyết định như thế. Đúng không? Thì đấy là một hành động bất chợt không trù tính. Thứ nhất là nó bất chợt, chính mình cũng không ngờ chứ không phải là thế giới không ngờ.

Không phải là thế giới không ngờ còn tôi thì ngờ hết rồi. Thì đấy không phải bất chợt. Bất chợt là bất chợt cả với hành giả luôn, với con ấy. Nghĩa là cái người thực hành, hành động nó ấy, chính mình thấy bất chợt luôn.

Đấy là bất chợt. Không trù tính thì dễ hiểu rồi. Đúng không? Thì kể cả khi con sống như vậy nó trái với cả lẽ thường là hành động phải có chuẩn bị, phải trù tính, đúng không? Lẽ thường là chuẩn bị và trù tính. Nhưng khi con bất chợt và không trù tính con sẽ thấy rằng cuối cùng ấy, mọi hành động nó vẫn là hoàn hảo, nó vẫn tuyệt đẹp. Đấy. Thì con bắt đầu có một loại tự tin mới trong cuộc sống.

Bởi vì bản chất là, cái đấy nó xảy ra có phải do mình tính không? Do trù tính không? Cái xảy ra có phải do mình trù tính không? Nó chưa bao giờ do mình trù tính cả. Kể cả nó có vẻ nó xảy ra đúng như mình trù tính ấy, thì cũng không phải là do mình trù tính mà do gì? Biết biểu diễn. Vì thế nên là các con không nhất thiết phải sống kiểu cũ mà con có thể sống bất chợt hơn. Đấy. Ý sư phụ là thế.

Dạy cho con để con sống bất chợt hơn, sống không trù tính hơn. Chứ còn đâu trù tính cũng chẳng có gì sai cả. Điều đấy không có nghĩa là trù tính là sai. Nhưng mà trù tính nó sẽ không dễ dàng đến chứng ngộ, thế thôi.

Chứ còn trù tính cũng đúng mà. Trù tính cũng là biểu diễn của Biết. Nhưng mà mình trù tính nhiều thì mình cho rằng mình là người kiểm soát tình huống. Mình sẽ không cảm nhận được ai là người biểu diễn. Còn mình không trù tính thì mình sẽ thấy là ừ thì mình cũng chẳng giỏi giang gì, biểu diễn của Biết cả thôi mà. Mình càng trù tính mà thành công thì mình càng thấy là mình giỏi. Nếu mình càng trù tính mà không thành công là mình kém. Trong hai trường hợp thì vẫn là mình làm. Đúng không? Nhưng nếu con không trù tính và con bất chợt mà mọi thứ con vẫn thấy một dòng chảy hoàn hảo thì con sẽ hiểu là thực ra không phải là con, chỉ là biểu diễn của Biết thôi.

Đấy thì đấy là ý mà bổ sung vào câu chuyện hôm qua. Hôm qua cũng không phải dễ dàng gì con thấy sư phụ hành động kiểu đấy. Mặc dù bản chất hành động nào của sư phụ cũng thế. Nhưng các con lại có thể nghĩ là ôi sư phụ trù tính hết rồi. Buổi giảng này dự tính hết rồi. Phút nào nói cái gì, đấy. Nhưng nếu con theo sư phụ đủ lâu con sẽ thấy là bất kì buổi giảng nào sư phụ cũng sáng tạo mới hết. Đủ lâu quan sát sẽ thấy, đúng không?

Bạn nào theo sư phụ lâu sẽ thấy. Chẳng bao giờ sư phụ lại có một cái mẫu cũ xong rồi cố đem áp vào các con cả. Hoàn cảnh nó sẽ sinh ra giáo pháp. Thế thôi. Và tiếp tục hoàn cảnh mới sinh ra pháp mới. Nó tự phù hợp với hoàn cảnh mới.

Thế thì đấy là một cách, một lời khuyến khích các con là có thể khi mình hiểu cái sự thật rồi, mọi thứ nó là Biết, biểu diễn của Biết thì mình có thể bắt đầu hành động có tính bất chợt và không trù tính hơn. Để chứng ngộ là chẳng phải mình, chẳng phải do mình tính mà ra. Mà tự nó thế thôi. Mà nếu không phải do mình tính mà ra thì thấy mình không làm.

Còn nếu mình cho là do mình tính mà ra thì nghĩ mình làm. Sau này nếu các con, các con ở đây ai giác ngộ thì cũng giác ngộ một cách không trù tính hết. Không ai tính được đêm đấy hay sáng đấy, hay là chiều đấy mình tự nhiên mình ngộ ra cả. Đấy. Thế thì không phải do mình làm chắc rồi.

Nếu con làm thì ngộ con phải tính được cái thời điểm đấy chứ. Từ xưa đến nay, chẳng có ai, Đức Phật cũng chẳng tính nổi. Đức Phật có tính được ngồi cây bồ đề xong rồi giác ngộ không? Không. Chỉ có là ngồi hoặc là giác ngộ hoặc chết. Chứ không biết là có ngộ được không luôn. Nếu mà giác ngộ thì tốt không thì thôi, chết. Đấy. Chẳng ai cả… Huệ Năng cũng thế. Huệ Năng có ai nghĩ là nghe câu kinh thì ngộ ra đâu. Mà chẳng ai từ xưa đến nay, chẳng có bậc giác ngộ nào lại bảo tôi biết trước ngày này, tháng này. Nên sự giác ngộ nó vốn bất chợt không trù tính rồi. Đấy, các hoạt động khác cũng hệt như vậy.

Đấy thì cái cách sống này nó giảm bớt tính kiểm soát đi, quan trọng là nó giúp con thả lỏng hơn. Tại vì cái việc trù tính nhiều nó làm mình siết, gọi là tính toán quá nhiều, bó quá chặt. Đây sư phụ không nói là 100% hành động nào của con cũng thế. Tùy vào tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Nhưng mà nếu có cơ hội nào làm thì… Đấy. Ví dụ như là Mai ngồi cạnh bạn nào trong rạp thì lúc đấy hoàn toàn có thể gì?

Hành động bất chợt không… Đấy. Hiểu ý không? Cho con một ví dụ là thế, để cho con hình dung là tuổi nhỏ làm việc nhỏ là như thế nào. Con đang ngồi trong rạp cái, tự nhiên nắm lấy một số chỗ. Đấy. Thì đấy gọi là gì?

Đúng không? Xong bảo: “Sao chị làm thế?”.

“Ơ chị đang học Đại Toàn Thiện”. (Mọi người cười) Hành động phải là gì?

Mọi người: Bất chợt.

Sư phụ Trong Suốt: Bất chợt, không… Mọi người: Không trù tính.

Sư phụ Trong Suốt: Trù tính. Đấy. Hôm nay nếu con nghe đến đây rồi thì con sẽ hiểu một cái câu... Rút bài Trong Suốt ấy, có mấy câu liên quan đến hành động bất chợt không trù tính. Câu gì ấy nhỉ? Bích có nhớ không? Câu gì hành động bất chợt không trù tính ấy nhỉ?

À, đúng rồi. “Chỉ Biết không có gì khác là Kiến”. Tức là nhìn quanh quẩn khắp nơi chỉ thấy Biết thôi. Chính là quả cầu pha lê trong suốt hôm qua đấy. Con nhìn đâu thì nhìn, thì cũng chỉ là quả cầu đấy thôi, chứ không phải có một cái khác. Thì gọi là chỉ Biết không có gì khác chính là Kiến. Đấy, những ai chưa biết câu này thì nên ghi lại nhé. Đây là tóm tắt Đại Toàn Thiện cho con nghe. Tóm tắt sự thật cho con nghe. Chỉ Biết không có gì khác chính là Kiến. Kiến là cái hiểu đấy, hiểu sâu sắc gọi là Kiến. Ghi đi, xuống dòng. Nhìn đi nhìn lại thấy quả cầu pha lê trong suốt thôi.

“Chỉ Biết không có gì khác chính là Kiến”.

“Chỉ Biết không có gì khác chính là Kiến”. Rồi.

Xuống dòng.

“Không điểm quy chiếu chính là Thiền”. Mọi người cứ ghi xong sư phụ giải thích cho.

“Không điểm quy chiếu chính là Thiền”. Hôm qua khi con ngồi ở trên quả đồi, hay là hôm trước con ngồi ở bờ biển, hay hôm trước nữa con ngồi ở Đà Nẵng, trước nữa con ngồi ở Ba Vì. Bất kì lúc nào con mở rộng ra với không gian. Đấy. Cảm nhận cái không gian bao la ngập tràn nhận biết đấy. Trong đấy không phải là con đang ngồi giữa không gian. Chỉ có không gian thôi, không phải con ngồi giữa không gian thì đấy chính là không điểm quy chiếu. Còn nếu vẫn còn con ngồi giữa không gian thì nó vẫn là có điểm quy chiếu. Hình dung không? Đấy.

Thì đấy Thiền là không điểm quy chiếu, không điểm quy chiếu chính là Thiền. Rồi.

“Hành động bất chợt không trù tính. Đấy là Hành”. Ừ chính là hành. Đấy. Hành, cuộc sống con thế nào. Đấy con hiểu tất cả điều đấy con sống như nào? Bất chợt không trù tính. Hãy nhớ tấm gương của? Không, sư phụ đương nhiên rồi, hãy của? Vừa ví dụ đấy.

Mọi người: Mai Vũ.

Sư phụ Trong Suốt: Mai Vũ. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Sư phụ thì đương nhiên nhưng mà con tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Chẳng ai bắt con mọi việc đều phải thế, nhưng mà cứ lúc nào mà bất chợt không trù tính được thì bất chợt không trù tính. Ví dụ như? Mai Vũ trong? Rạp phim, ừ. Nhưng cuối cùng có làm gì đâu đấy thôi. Đúng không Mai? Có làm gì không?

Bạn Mai Vũ: Không ạ. Hôm đấy là không trù tính…

Sư phụ Trong Suốt: Không trù tính thì không làm gì. Trù tính thì chắc là làm rồi đúng không? (Mọi người cười) Đúng rồi, không làm gì cũng là một loại làm rồi đấy. Loại không trù tính. Làm một cách không trù tính. Không làm gì chính là làm một cách không trù tính.

Còn nếu trù tính đã gì rồi? Đã làm những việc quan trọng rồi, đúng không?

“Tận hưởng cái đang là, không chấp nhận và chối bỏ. Đó là Quả”. Không chấp nhận hay chối bỏ. Đó là Quả. Ừ, đó là Quả. Ví dụ cho dễ hiểu nhé, con ngồi đây con rất tức. Thì con tận hưởng luôn cái cơn tức đấy, con chẳng từ chối nó và con cũng không chấp nhận nó.

Nghĩa là con thế nào cũng được. Chấp nhận hay chối bỏ nghĩa là mình chọn cái này và bỏ cái kia. Chấp nhận hay chối bỏ nghĩa là gì? Là mình lựa chọn một kinh nghiệm và mình bỏ một kinh nghiệm khác. Lúc đang giận thì làm thế nào cho hết giận. Thì đấy là mình lựa chọn kinh nghiệm hết giận hoặc bỏ kinh nghiệm giận. Đúng không?

Thế còn đâu mình tận hưởng đang là nghĩa là giận thì tận hưởng cái giận, tức tận hưởng cái tức. Cảm thấy tôi ngồi giữa không gian thì tận hưởng cái tôi ngồi giữa không gian. Đấy là mình không chấp nhận hay chối bỏ. Thì đấy là Quả. Kết quả của con đường nó chỉ thế thôi. Vì thế nên kết quả của con đường là con rất tầm thường vì thế. Vì không ai biết là con là thể loại nào nữa. Ngày xưa là con không nóng giận người ta bảo con là cao đạo. Đúng không? Ăn không tham người ta bảo là cao đạo. Bây giờ thì vừa nóng giận vừa ăn tham.

Thì đấy gọi là không chấp nhận hay chối bỏ.

Thì đó là Quả. Cái hay là Quả ở chỗ đấy, người bình thường không nhìn ra được nữa.

Hay là ông thầy của Patrul là đi săn bắn.

Kể nhiều lần rồi đúng không? Xong rồi say rượu, xong đánh học trò. Đấy lại là gì? Đấy lại là Quả. Hay Tế Điên là ví dụ, đúng không?

Hay là Thang Tong Gyalpo như mấy ông điên ấy. Đấy. Tất nhiên là những ông ngồi trên tòa sen giảng Pháp vẫn có thể là Quả. Vì đấy là cách sống của ông ấy nó thành thói rồi. Đấy nhưng mà, ý không chấp nhận hay chối bỏ nó có cả những cái người hành xử như là Tế Điên, hành xử như là Thang Tong Gyalpo.

Hành xử như Tuệ Trung Thượng Sĩ cũng là một loại điên đấy. Đấy. Thì đấy là Quả. Con tận hưởng cái đang là, có cái gì thì hưởng cái đấy. Con không chấp nhận hay chối bỏ nữa.

Là Quả. Thế nên mọi người cứ tưởng là đoạn cuối Quả phải là tỏa hào quang rực rỡ đúng không? Biết hết mọi chuyện trong thiên hạ đó là Quả. Không, chẳng phải… Không chấp nhận hay chối bỏ đấy là Quả.

Đấy, ngắn gọn đơn giản chưa? Thậm chí là con bỏ chữ “tận hưởng cái đang là” đi cũng được. Không mọi người lại tưởng một cái gì đó cao cấp. Bỏ luôn từ đấy đi, cho mọi người thấy nó rất tầm thường. Không chấp nhận hay chối bỏ đó là Quả. Nhưng mà để thêm vào thì hiểu rõ hơn. Nhưng mà thôi bỏ đi, bỏ đi cho ngắn gọn. Bạn nào thích mở ngoặc cũng được. Không chấp nhận hay chối bỏ đó là Quả. Và Quả này là gì? Nó trong suốt luôn.

Sau khi Quả này đến thì người ngoài nhìn vào không ai biết là con là có Quả hay chưa nữa vì con trở lại như ngày xưa. Hiểu không? Chỉ có con biết là con chấp nhận hay không… chấp nhận hay chối bỏ thôi. Hình dung không?

Đấy. Đang sợ vợ thì tiếp tục gì?

Mọi người: Sợ vợ.

Sư phụ Trong Suốt: Sợ tiếp. Đang xem phim thấy sợ thì? Sợ tiếp. Sợ tiếp. Không còn cái vẻ gì của một hành giả cao đạo nữa. Nhung bên trong con, bên trong cái hành giả đấy nó rất tự do. Vì nó chỉ đang xem và tận hưởng thôi.

Cái đang là này thôi. Đấy. Chứ nó không phải là ngồi chống lại cái này, bắt cái kia. Cái dòng chảy thế nào thì nó chảy như vậy. Đúng không? Cái dòng chảy nó vô minh hết cỡ cho vô minh hết cỡ. Đấy. Đấy gọi là vượt khỏi suy nghĩ. Người bình thường không hiểu nổi, sư phụ giảng giải cho con thế thôi, chứ còn suy nghĩ thông thường nó không hiểu được những cái điều sư phụ đang giảng.

Con trở lại cái vỏ của cái điều bình thường nhất nhưng mà con không còn là cái vỏ đấy nữa. Con là? Không gian bao la gì?

Một người: Ngập tràn nhận biết.

Sư phụ Trong Suốt: Ngập tràn nhận biết.

Còn cái biểu hiện bên trong thì vẫn tiếp tục hiện ra và biến mất trong con. Giống màn hình tivi nó có chối bỏ cái gì đâu. Nó có bảo là không được biểu diễn ra cảnh này không?

Nó bảo là phải ra cảnh này không? Đấy, cái màn hình tivi là rõ nhất. Hay là mặt gương cũng rõ. Mặt gương nó có từ chối cảnh nào không? Đấy. Nó chẳng từ chối hình ảnh nào và nó chẳng bảo là phải tẩy hình ảnh này và tạo hình ảnh kia. Thì cái đấy theo thuật ngữ của Đại Toàn Thiện gọi là “không chấp nhận hay chối bỏ”. Hiểu chưa? Thuật ngữ thế thôi chứ còn con phải hiểu cho đúng ý sư phụ.

Rồi, tiện thì giảng luôn. Đấy, hành động thì bất chợt không trù tính. Đúng không? Không chấp nhận hay chối bỏ, cái gì xảy ra hưởng cái đấy. Cái không chấp nhận hay chối bỏ này nó rất là khó hình dung bởi vì như thế này:

Cái không chấp nhận hay chối bỏ này nó hoàn toàn dung chứa được sự chấp nhận và chối bỏ. Có ai hiểu ý sư phụ vừa nói không?

Không chấp nhận hay chối bỏ nghĩa là chấp nhận cũng được mà chối bỏ cũng được. Chứ không phải là không chấp nhận hay chối bỏ nghĩa là không chấp nhận và không chối bỏ.

Không chấp nhận hay chối bỏ nghĩa là chấp nhận cũng được, chối bỏ cũng được. Hiện ra cái gì thì ok với cái đấy. Và không ok với cái đấy cũng được. Hoàn toàn vượt ra khỏi suy nghĩ. Thôi cứ viết thế để con hình dung thôi, còn khi nào nó đến thì sẽ đến. Đấy. Nói con hiểu thế thôi. Quả là cái không cưỡng ép được. Nếu mình thực hành tốt thì mình sẽ cảm nhận được điều đấy.

Đấy. Còn đâu Kiến thì rõ ràng rồi. Kiến các con phải tiếp tục đào sâu và có cái lòng tự tin sâu thẳm vào Kiến đấy. Chỉ Biết không có gì khác. Đúng chưa? Hiểu không? Thiền ấy, Thiền các con cứ tập dần thôi, không ai bắt con là phải mất đi cảm giác có điểm quy chiếu. Nhưng nếu con mở rộng đủ nhiều. Ví dụ hôm qua Mỹ Nhận nói đi trong không gian mà lại không thấy đi trong không gian. Đúng không? Thì đấy là một ví dụ không điểm quy chiếu đấy. Hôm qua lúc con đi bộ ấy, có ai cảm thấy mình không đi trong không gian không? Giơ tay xem nào? (Một số bạn giơ tay) Đấy. Đấy là không điểm quy chiếu. Không gian, đúng không? Mọi thứ bên trong hiện ra biến mất trong Biết. Nhưng không phải là con đi giữa không gian hay xuyên qua không gian. Thì đấy gọi là không điểm quy chiếu.

Đấy những bạn giơ tay là những bạn hiểu cái gọi là Thiền là thế nào đấy. Thiền là không điểm quy chiếu hoặc là không điểm quy chiếu là Thiền. Đúng chưa?

Còn những ai cảm thấy thì không sao hết.

Khi mình cảm thấy như vậy thì mình phải hiểu rằng gì? Cái cảm giác đó cũng là? Cũng là biểu diễn của Biết chứ không phải là con đi trong không gian thật. Mà là trong cái không gian của Biết nó hiện ra cái cảm giác tôi đi giữa không gian. Thế thôi. Nếu con hiểu một cách sâu sắc điều đấy thì tự nhiên dần dần, cái điểm quy chiếu của con nó không còn tác dụng nữa.

Được chưa? Đấy, nói thế để con hình dung thôi. Con có thể chia sẻ với cả những bạn khác nữa cũng được. Hôm nay sư phụ không định giảng kĩ. Nhưng cho con hình dung là không điểm quy chiếu là thế nào. Hoặc là khi con ngồi một chỗ cũng được, không nhất thiết phải đi trong không gian. Con ngồi một chỗ con thấy mỗi không gian thôi, không thấy thực sự mình là tôi ngồi giữa không gian nữa. Dù cảm giác có tôi vẫn có thể vẫn ở đấy.

Mình không cần diệt cảm giác có tôi. Mình hiểu cảm giác có tôi nó là cái gì. Cảm giác tôi ngồi đây này, thì cũng chỉ là một cảm giác thôi. Nếu con hiểu một cách thực sự sâu sắc thì cũng chỉ còn không gian thôi, không còn tôi ngồi giữa không gian. Thì những cái đấy người ta gọi là không điểm quy chiếu. Hiểu không? Cầm mic.

Bạn Tuệ Chân: Dạ Sư phụ như khi nãy là con thiền thì… lúc mà… con có cảm giác như thế thì con lại nghĩ, lại nghĩ là cái cảm giác này là nó chỉ là một cái biểu diễn của Biết thôi ấy.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi, đúng rồi.

Bạn Tuệ Chân: Thì… thì cứ nghĩ là lúc thiền mình nghĩ vẫn được đúng không ạ?

Sư phụ Trong Suốt: Được, có gì đâu. Ở đây không phải là mình đánh giá theo kiểu là “thiền mà không có cảm giác đấy là sai”.

Nhưng nếu có cảm giác đấy thì cũng không có gì kinh khủng cả. Nó là một cái biểu diễn của Biết trong cái Biết này thôi. Nghĩ như con là đúng, mới là tốt đấy, nghĩ thế là tốt. Và không bị bám chấp vào kinh nghiệm.

Bạn Tuệ Chân: Vâng con sợ là lúc thiền không… không được nghĩ về Kiến ấy.

Sư phụ Trong Suốt: Không. Nếu con nghĩ thì con phải nghĩ thế nào? Kể cả cái nghĩ của con vừa xong ấy, nó cũng hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết. Cái Kiến của con sâu sắc ấy, thì cái nghĩ chẳng vấn đề gì. Khi Kiến của con sâu sắc thì nghĩ thoải mái. Kiến càng sâu sắc thì nghĩ càng tự nhiên. Thì dần dần con cảm nhận được cái Biết trong suốt đang ở đây.

Đấy, thì cảm nhận càng sâu sắc thì điểm quy chiếu nó càng mất. Hiểu không? Con càng cảm nhận sâu sắc cái Biết trong suốt đang ở đây ấy, cộng với một cái Kiến chắc chắn ấy, thì dần dần cái điểm quy chiếu nó sẽ yếu đi.

Mất đây theo ý sư phụ là gì? Là nó yếu đi. Nó không còn sức mạnh, nó không còn làm con bị tin nữa. Đấy. Kể cả cảm giác có tôi ngồi đây thì cũng chỉ là một cái cảm giác nở ra trong không gian.

Cái đấy đi bộ là dễ thấy nhất. Đi bộ dễ hơn là ngồi luôn ấy. Vì khi ngồi, cảm giác tôi đang ngồi đây nó vẫn tiếp tục ở đấy. Chứ còn khi con đi bộ thì cảm giác tôi đang đi nó có thể bị thay thế bằng một âm thanh, thay thế bằng một cái hình ảnh, thay thế bằng một cơn gió.

Có rất nhiều thứ. Vì thế nên là cảm giác có tôi nó sẽ yếu đi rất mạnh khi mà con đi bộ. Và lúc đấy con có thể cảm nhận chỉ có không gian và mọi thứ hiện ra liên tục và biến mất thôi. Thì đấy là một cách rất dễ. Sư phụ nhấn mạnh nhiều lần vì thế, để mình cảm nhận được cái Biết nó không điểm quy chiếu.

Đấy. Còn tất nhiên là con mà giỏi thì con ngồi một chỗ và con mặc kệ cho cảm giác có tôi cũng chẳng sao. Cảm giác có tôi thì là cái gì đâu, nó chỉ là một cái cảm giác hiện ra trong Biết tan vào Biết. Cái đấy cũng đủ sức để giải quyết cái ảo giác là tôi đang ngồi đây.

Thế thì những cái Thiền như vừa xong ấy, tuy rằng là cái kinh nghiệm đấy nó chỉ là ảo ảnh trong Biết thôi. Nhưng mà nó lại củng cố một sự tự tin rất quan trọng. Các con tự tin được được là vì đi những chuyến như vừa xong.

Đúng không? Và trong những chuyến đi đấy mình bắt đầu cảm nhận được, à cái sư phụ nói nó như nào. Kết quả của nó không phải để ngày nào mình cũng có kinh nghiệm đấy.

Nhưng kết quả của nó là tự tin tăng trưởng.

Đúng không? Đúng không? Đấy thì cái đấy gọi là: “Những gì đã chứng ngộ sẽ không bị thối chuyển và ngày càng vững mạnh”. Thế còn hoặc là thỉnh thoảng con sẽ có một kinh nghiệm mới, ví dụ như Ngân Hoa. Ngân Hoa đâu rồi? Nói mấy câu đi để cho con hình dung là thế nào là: “Những gì chưa chúng ngộ sẽ phát triển và nảy nở mãnh liệt trong tâm con”. Kể một vài câu đi.

Bạn Ngân Hoa: À… con kể chuyện hôm qua đúng không ạ?

Sư phụ Trong Suốt: Thiền hôm qua. Ừ, ừ.

Bạn Ngân Hoa: Vâng ạ. Thì con cũng đi học thiền với sư phụ rất nhiều lần rồi. Không phải là hôm nay mà Paragon này, rất là nhiều lần nhưng mà hôm qua là cái lần mà con thấy nó rực rỡ nhất ấy ạ. Tức là khi mà Sư phụ bắt đầu dẫn đến quả cầu này, xong là dẫn qua đến cái không gian rộng lớn hơn này. Ngay cái đoạn đầu ấy, là con có một cái cảm giác là đầu mình ấy, kiểu như là nó nổ tung luôn ấy. Xong đến… xong tiếp theo thì Sư phụ dẫn tiếp, dẫn tiếp thì sau đấy là đến thân thể ấy. Tự nhiên là mình cảm giác như là nó nhẹ bẫng đi và… mình… mình tin chắc là mình không phải là cái thân thể đấy nữa ấy. Và cảm giác như là… mọi thứ nó… nó bao trọn trong… trong Biết ấy ạ. Biết bao trọn hết tất cả ấy ạ. Nói chung là… một cảm giác rất là mới mẻ. Kiểu vậy ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Tiếp đi.

Bạn Ngân Hoa: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Thế thôi à? Mỗi thế thôi à?

Bạn Ngân Hoa: Con quên rồi, Sư phụ nhắc.

Sư phụ Trong Suốt: Sau đó thế nào?

Bạn Ngân Hoa: Sau đó… Sư phụ nhắc, con quên rồi. (Cười)

Sư phụ Trong Suốt: Sau đó nó mất luôn hay là nó tiếp tục một lúc nữa?

Bạn Ngân Hoa: À. Thì khi mà con đi dạo thì con vẫn có cái cảm giác đấy. Nó chưa mất luôn đâu ạ. Sau đấy thì nó rất là nhẹ nhàng.

Còn đâu hôm nay tngồi đây thì con cũng… cảm giác đấy nó cũng mất rồi. (Cười)

Sư phụ Trong Suốt: Đấy.

Bạn Ngân Hoa: Vâng. Nó không còn nữa nhưng mà mình…

Sư phụ Trong Suốt: Cái mình tăng trưởng được là gì? Là cái…

Bạn Ngân Hoa: Cái lòng tin ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Lòng tự tin vào tất cả cái sư phụ giảng.

Bạn Ngân Hoa: Vâng. Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng không?

Bạn Ngân Hoa: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Mình không đánh giá kinh nghiệm quá cao đến mức là mình bám chấp vào kinh nghiệm. Nhưng rõ ràng những kinh nghiệm như vậy nó gọi là chứng ngộ mà chưa từng có đấy. Nó nảy sinh mãnh liệt trong tâm con. Đúng không?

Bạn Ngân Hoa: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Cuối cùng thì nó cũng chẳng phải để giữ lại cái đấy.

Bạn Ngân Hoa: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Đã là kinh nghiệm thì nó đến và đi. Cuối cùng nó chỉ là một lòng tin mãnh liệt hơn nữa vào sự thật thôi.

Bạn Ngân Hoa: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy.

Bạn Ngân Hoa: Dạ. Với có một cái nữa là, tự nhiên khi mà ngồi đấy thiền như vậy thì tự nhiên… con cũng… khi mà về ấy thì con không có nhu cầu kiểu như là bình thường là phải ra hồ Tây hoặc là ra chỗ nào mà có không gian rộng lớn ấy. Thì lúc đấy thì cảm thấy là mình có thể thiền được ở bất cứ đâu.

Sư phụ Trong Suốt: Được. Đấy là dấu hiệu tốt. Đấy là một loại tăng trưởng chứng ngộ đấy. Không cần phải cần một không gian lớn nữa, đúng không? Khi mình đã nhận ra là cái Biết trong suốt nó luôn ở đây rồi thì lúc nào chẳng thấy nó. Đấy, lại còn tăng trưởng mạnh hơn cả cái trước. Cái kia là một kinh nghiệm vỡ òa còn đây là một cái sự tăng trưởng mạnh hơn là ở đâu tôi cũng thấy nó.

Bạn Ngân Hoa: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Thì cho các con hình dung đấy. Những cái kinh nghiệm như thế nó sẽ đến làm con tăng trưởng sự chứng ngộ, lòng tin vào sự thật hơn. Có thể đến một cách mạnh mẽ như vừa xong, nhưng có thể đến một cách từ từ và nhẹ nhàng. Không phải ai cũng nổ bùng cái đầu ra như thế. Đúng không? Có thể nó từ từ nhẹ nhàng nhưng một ngày nào đó mình thấy ừ đúng tất cả cái sư phụ mô tả là sự thật. Và lúc đấy là cái sự thật này là tôi đã từng trải nghiệm và nếm nó chứ không phải là mấy cái tôi cứ đọc rồi tin, xong rồi chẳng biết nó là cái gì thật. Đấy, đây biết nó là cái gì.

Thì những hoạt động như là chuyến đi như này này, và những chuyến đi trước. Và chắc là sẽ còn những chuyến đi khác sẽ giúp những người trong các con tăng trưởng dần chứng ngộ. Thì đấy là đang nói về “thiền là gì?” Không điểm quy chiếu, đúng chưa? Hành động bất chợt không trù tính là cái hành động mà khi mình đã có lòng tự tin rất cao vào Biết. Tại sao lâu nay mình không dám hành động kiểu đấy. Vì mình không có lòng tự tin vào Biết. Mình chỉ tin vào mình thôi.

Đấy tin vào mình thì lúc nào chẳng sợ. Mình thì làm gì chẳng sai, chẳng nhầm, chẳng dễ chết, đúng không? Nên là mình không thể bất chợt và không trù tính mà mình tính thật kĩ. Phải trù tính và phải lập kế hoạch rất kĩ.

Nhưng cuối cùng đầy thứ cũng tan nát mà, có được đâu.

Đấy, có bầu là bất chợt không trù tính. Đầy người thế đúng không? Chứ đâu phải cứ tính, rồi ngày này tháng kia có bầu được đâu. Có người tính mãi thì không ra. Có người thì bất chợt, không trù tính, đùng cái gì? Thì đấy là ví dụ. Đấy là chứng ngộ đấy. Có bầu là bất chợt không trù tính. Những hoạt động khác của các con là bất chợt không trù tính. Thế ở đây là gì? Nó thể hiện mình hành động là gì? Nó thể hiện của sự tự tin vào Kiến và Thiền. Con tự tin vào Kiến hay là Thiền thì hành động của con dần dần trở nên không trù tính. Đấy, những ông Lama, những ông thầy điên chắc chắn là ông ấy không trù tính. Người ta gọi ông ấy điên. Ông ấy tính toán bình thường người ta đã chẳng gọi ông ấy điên đâu. Đấy.

Thế còn Quả thì vừa giảng nãy rồi đấy. Không chấp nhận hay chối bỏ. Đó là Quả. Đấy, sư phụ tóm tắt cho các con toàn điểm mấu chốt của con đường. Kiến, Thiền, Hành và Quả. Mà đây cách dùng của Phật giáo. Chứ còn chẳng ai dùng cái này đâu. Chỉ có Phật giáo mới dùng cái kiểu này thôi. Rồi. Hình dung chưa?

Phật Đản một phát là tự nhiên học được đủ thứ đúng không? Đấy. Thôi tiếp tục thôi.

Nghĩa là có những chuyến như này tiếp. Có thích đi kiểu này nữa không?

Mọi người: Có ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Thế thì đi tiếp nhé.

Tăng trưởng chứng ngộ thôi. Nhưng hơi tốn kém, đúng không? Cờ quạt. Tốn kém. Kể cả tu hành cũng phải mất cờ đúng không? Cũng tốn kém, biết làm thế nào? Không thì vào nhóm Biết đi khỏi mất gì. Nhóm Biết thì không mất gì.

Một bạn: 50 cờ, 50 cờ.

Sư phụ Trong Suốt: À không đi được mà, không đi thì thôi mà. Nhóm Biết thì không đi thì thôi mà. (Thầy cười) Biết làm thế nào. Đời không có mọi thứ. Mọi thứ dễ dàng lại trở thành Kim Cương (Kim Cương là tên một bạn đã bị Sp mắng do phạm lỗi). Đấy ví dụ đấy, sư phụ không mắng câu nào thì chẳng hiểu ra cái gì cả. Không mất cái gì mà được thì lại coi thường. Cuộc sống nó thế. Tâm lý con người, tâm lý của tâm trí nó thế. Không mất gì thì lại coi thường. Mắng nhẹ nhàng mấy câu thì nghĩ là không nghiêm trọng. Đúng chưa?

Đúng không? Đảm bảo Kim Cương nãy giờ vẫn ngồi nghĩ mình đúng lắm. May ra một ngày nào đó sáng ra đi hỏi một ai đó ở đây thì may ra mới nhận ra. Đấy. Thì cái gì nó cũng thế thôi. Các con không mất gì thì chắc gì đã quý. Đúng không? Mà không quý thì lại coi thường, coi thường lại hời hợt ngay. Cái gì nó cũng có cái hay của nó, cái dở của nó hết.

Được rồi. Nhưng chuyến đi này có đã không?

Mọi người: Có ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Phật Đản phải đã chứ đúng không? Nhưng mà riêng Thu Huyền.

Bây giờ sư phụ nghĩ ra một cách, công nghệ mới rồi. Bây giờ sẽ có công nghệ là đuổi khỏi nhóm Tu hài giống Kim Cương ấy, vẫn phải đuổi. Nhóm Biết thì không phải đuổi nữa nhé. Biết là không đuổi nhưng mà Nhóm Tu hài vẫn đuổi. Để cho nó tăng chất lượng của nhóm nhé. Đồng ý không? Nghĩa là những người mới vào ấy. Nhưng mà sư phụ thấy cái biểu hiện của việc không sẵn sàng thì lại đuổi ra ngoài thôi, ra ngoài nhóm Biết thôi. Gọi là đuổi thôi nhưng mà mình sẽ dùng từ nhẹ nhàng hơn là gì nhỉ? Tạm dừng đúng không?

Tạm dừng nhóm Tu hài vì nhóm Tu hài quá hài, đúng không? Mà bạn này thì chỉ muốn tu thôi không muốn hài. Thế là bạn được ra nhóm Biết. Đấy. Lý do thế thôi. Chứ không thì các con cũng sẽ hời hợt hết, nông cạn hời hợt thì chắc chắn… đi xa được.

Đấy chuyến này của mình ngoài thiền lại còn có buổi thiên sứ tối qua. Xuất sắc không?

Thấy biểu diễn của Cô rực rỡ không? Càng ngày Cô càng quý các con đúng không?

Thương quý. Xong lại có màn của Phương Thảo nữa chứ, đúng không? Nghĩa là trong tuyệt đối đừng quên tương đối. Đấy. Cái màn đấy là… cái chuyến đi nó hoàn hảo. Cô nhắc cho gọi là không còn chỗ nào mà quên đúng không? Sư phụ kể sư phụ quên cũng chẳng sợ vì sao? Đấy, hôm nay sư phụ có định nhắc gì về phóng sinh là tích lũy công đức rồi đừng làm việc ác đâu? Có định không? Theo con sư phụ có định không? Nhưng đùng một cái thì sao? Xảy ra chuyện đấy tự nhiên mình nói.

Hiểu là bất chợt không trù tính chưa? Thế cho nên mình sống rất thoáng vì thấy mình không cần phải làm. Cái gì cần thì Cô sẽ làm, đúng không? Còn lúc đấy mình sẽ phối hợp với Cô. Thế thôi, đúng không? Mình đóng trọn vai mình nhất. Mình có thể là vai của ông thầy, có thể vai của Phương Thảo, có thể vai các bạn vỗ tay. Hiểu gánh hát của Thang Tong Gyalpo chưa? Con dần dần thời gian nữa sẽ hiểu thế nào là gánh hát. Mỗi người một vai. Hiểu không? Phương Thảo phải đóng cái vai là gì? Cắn mảnh chai. Vai đấy khó nhưng mà vai đấy hay. (Mọi người cười) Cô gửi đúng không? Cô gửi siêu quá còn gì nữa. Đúng không? Mảnh chai lại có móc câu nữa chứ. Cô thế là quá sáng tạo, drama hóa hết cỡ.

Ừ đúng rồi. Hôm qua cô bảo là: “Tao làm tất”.

Nhưng hôm nay bảo: “Mày không cẩn thận mày chết”. Đấy đừng có Pháp cao mà quên.

Cái Thấy mà như bầu trời mà hành động mà lại thô như cục đá thì chết. Vẫn phải phóng sinh đúng không? Vẫn phải làm điều tốt, vẫn phải tránh sát sinh, vẫn phải giữ giới, vẫn phải… Tất cả những điều tốt nhỏ nhặt nhất mình vẫn phải làm. Đấy, cho thấy chuyến đi kì diệu không? Mà thực ra Thảo có trù tính không? Theo các con ngày đấy, tháng đấy cắn miếng đấy có tính không? (Mọi người cười) Thảo cũng là hành động bất chợt…

Mọi người: Không trù tính.

Sư phụ Trong Suốt: Mà không biết.

Bạn Thảo: Trù tính không được ấy chứ.

Sư phụ Trong Suốt: Thì đấy.

Bạn Thảo: Hết bàn này đến bàn khác.

Sư phụ Trong Suốt: Thấy chưa? Đi chọn 3 bàn liền cuối cùng ngồi đúng bàn đấy. Tính giỏi không?

Bạn Thảo: Quá giỏi ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thế ai tính? Đúng không? Nếu mà Thảo nghĩ là mình tính thì đứt rồi. Đi 3 cái bàn chọn đúng cái đấy. Xong lại phải cắn đúng miếng nem có mảnh chai đấy. Sao không chia cho các bạn tất cả nem?

(Mọi người cười) Mà đúng đến miếng đấy mình phải cắn. Cái đĩa đấy có nhiều miếng nhé. Có nhiều bạn sao lại mình, chính mình cắn? Đấy. Nên là bản chất hành động đấy của Thảo cũng là bất chợt và không trù tính. Đấy.

Chỉ có là… Tế Điên đến nơi rồi à? Ừ.

Bạn Vũ Trang: Tự nhiên khi Sư phụ giảng hành động bất chợt con nhớ con có mang theo.

Sư phụ Trong Suốt: Đây Tế Điên đây. Cho con có thể thấy Tế Điên cười rất sảng khoái, ngồi bắc chân như này. Thấy miếng thịt chó thì ăn, xong rồi chó nó đuổi thì chạy. Thấy bất chợt không trù tính hết cỡ chưa? Đấy.

Xem phim Tế Điên rất vui. Ngày xưa có phim Tế Điên hay lắm nhưng bây giờ bị gỡ khỏi youtube rồi. Bây giờ còn cái bản trù tính thôi.

Còn bản không trù tính bị gỡ mất rồi. Ừ.

Nghĩa là cái người mà hiểu được Tế Điên là bất chợt không trù tính rất ít. Cơ bản tất cả mọi người đều nghĩ những bậc giác ngộ là phải tính rất nhiều. Con người ta nghĩ thế mà.

Giác ngộ hiểu biết nhiều phải nghĩ nhiều chứ.

Không hiểu bản chất là ông ấy chẳng trù tính.

Tính nhiều chỉ là cái vỏ thôi. Thế nên có những bộ phim rất hay về Tế Điên… không tính gì cả. Nhưng có những phim ông ấy tính hết từ đầu đến cuối. Đấy. Bản chất là không tính gì đâu. Các con giác ngộ còn ngồi tính cái gì nữa, kiểm soát cái gì nữa. Đúng chưa?

Rồi.

Bát Nhã Tâm Kinh hôm nay có giảng nữa không hay thôi?

Một bạn: Sư phụ giảng luôn đi ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Giảng luôn ấy hả?

Mọi người: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Phật Đản ấy hả? Mấy giờ rồi, xem còn giờ không? Tối nay còn bao nhiêu chuyện, nhà bao chuyện.

Một bạn: Tám giờ mới có phim ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Mấy giờ có phim?

Một bạn: Tám rưỡi ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Bây giờ xúc xắc xem Cô có cho giảng không nhé. Ừ. Bát Nhã Tâm Kinh. Đấy sướng không? Cứ hỏi Cô, hỏi Biết.

Rồi. Chẵn là giảng, lẻ là chưa nhé.

Một bạn: Lẻ ạ. Ba.

Sư phụ Trong Suốt: Cô bảo thôi, nghe quá nhiều lý thuyết không vào đâu. Lần sau nhé.

Lần sau Vu Lan chẳng hạn. Đúng không? (Mọi người vỗ tay) Một ngày gì đó nhé. Được chưa?

Tết Thiếu nhi. (Thầy cười) Hôm nay bao nhiêu rồi?

Một bạn: Nay 14 tháng 5 âm ạ, 15 tháng 5 dương ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Mùng 5 tháng 5 à?

Một bạn khác: 15 ạ.

Sư phụ Trong Suốt: 15 rồi á?

Một bạn: Vâng 15 tháng 5 ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Wow, nhanh thế. Nhanh thế. (Thầy cười) Thôi được rồi cứ bình tĩnh.

Hành động bất chợt không trù tính tính trước làm gì? Đúng chưa? Nếu con tính thì tính cho vui thì được. Thực ra bản chất là hành động bất chợt không trù tính ấy, nó không loại trừ sự trù tính. Hiểu không? Đấy không cẩn thận lại bị hiểu lầm. Nó tính thoải mái nhưng mà nó lại không bị bám chấp vào cái tính. Cần gì vẫn tính mà, có gì đâu. Nhưng mà nó không bám vào cái tính. Tính được thì ra mà ngày nào đấy nó xảy ra ngược lại cũng chẳng sao cả. Lại làm một hành động mới. Đấy. Chứ không phải là không trù tính nghĩa là mình bỏ hết các loại trù tính đi. Mà con tính nhưng con không thực sự bám vào cái kết quả của cái tính đấy. Nó phải ra như vậy, không ra được như vậy thì tôi thất vọng.

Đấy sư phụ giảng cho thêm về không trù tính một tý nữa. Cô bảo không giảng Bát Nhã chắc là giảng cái này. Nhé, cái không trù tính các con nghe con cứ tưởng là mình trù tính là sai. Không. Con chỉ cần là đừng bám vào kết quả thôi. Tính xong nhưng mình phải hiểu luôn là gì? Tính… vừa tính xong phải hiểu luôn là gì? Kết quả là gì Biết làm. Tính cho vui. Tính cho vui thế thôi. Cuối cùng các con cuộc đời tính bao nhiêu lần rồi? Tại sao vẫn ngồi đây? Vì tính thành công quá nên ngồi đây hay tính thất bại vì thế mình ngồi đây?

Thất bại tính mới ngồi đây chứ, đúng không?

Có ai tính là mình khổ sở đâu. Nên là mình tính cũng được không sao. Đừng nghĩ tính là sai. Cứ tính đi nhưng mà cái sai là do mình bám chấp vào cái tính, phải ra cái đấy nếu không tôi khổ, tôi khó chịu. Chứ còn nếu con tính mà con được thì tốt không thì có phương án khác. Đấy chính là bất chợt không trù tính. Hiểu không?

Cái bất chợt không trù tính nó không loại trừ sự tính. Hiểu không? Nhưng mà tính bất chợt rất là mạnh. Nếu mà con tiếp tục sống kiểu đấy thì con đổi xoành xoạch cũng được.

Con tính một đằng một lúc sau làm một nẻo là chuyện bình thường. Thì cái phần này là phần bất chợt. Bỗng dưng muốn đổi, đúng không? Bỗng dưng thấy ngồi ghế này ê mông quá, lập tức gì? Đứng dậy. Thế thôi. Nó chỉ đơn giản thế thôi, là không trù tính, có gì đâu. Bất chợt không trù tính. Con tưởng cái gì kinh khủng à? Không phải. Nhưng người bình thường bảo là không, tôi đã ngồi đây rồi, tôi là ông thầy thì tôi phải có một dáng vẻ uy nghiêm và ngồi thật lâu chứ. Con hiểu ý sư phụ đang giảng đấy không? Đấy, nên là các con cũng đừng căng thẳng quá. Trù tính cũng được nhưng mà đừng bám chấp vào kết quả.

Thì vẫn là bất chợt không trù tính.

Thế thôi, chuyến đi này cơ bản là thành công rực rỡ không? Rồi, tối nay có về đi xem phim nữa hay thôi về đi ngủ nhỉ.

Một bạn: Có.

Sư phụ Trong Suốt: Vẫn xem à? Ok được rồi.

Nghỉ ngơi tý. Thế về sớm nghỉ ngơi tý rồi tối nhé.

Một bạn: Ok ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Rồi. Anh em chúng ta lên đàng nhé. Thành công rực rỡ không? Cho một tràng pháo tay cho Biết nhé. (Mọi người vỗ tay) Cho Cô. À chụp ảnh cái. Rồi, chụp ảnh cái. Đấy chụp đi, tất cả mọi người làm thế nào đấy chụp từ dưới lên cũng được. Đây, ngồi quay lên đây.

Ai cũng có thể thực hành để an lạc và hạnh phúc ngay giữa đời thường.

Để hiểu rõ hơn cách thực hành như thế nào, bạn có thể tham gia vào Câu lạc bộ UNESCO Thiền – Yoga Trong Suốt: http://trongsuot.com/ hoặc liên hệ qua địa chỉ email: tradamtrongsuotvn@gmail.com Cùng nhau, chúng ta sẽ về nhà bạn nhé!