Khi hỏi xảy ra với ai thì phải đi tìm Tôi - Giới thiệu về các mô hình cái tôi

Sư phụ Trong Suốt: Rồi, buổi trước mình học cái gì ấy nhỉ?

Hồng Anh: Dạ bữa trước là học về đưa Cô vào đời, xong rồi Sư phụ bảo về nghe bài phá mô hình ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Phá mô hình ấy hả? Buổi trước chỉ có thế thôi à?

Hồng Anh: Có bài tập nữa ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ thế thì có bài tập gì không?

Hồng Anh: Có cái phần mà khi có chuyện gì xảy ra thì hỏi xem là nó xảy ra với ai ấy ạ Sư phụ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Hồng Anh: Xong rồi Sư phụ gợi ý là cứ tìm đi, rồi để buổi sau mình sẽ nói là nó không thực sự xảy ra với ai.

Sư phụ Trong Suốt: Rồi, bạn nào thử nói xem mình tập cái môn xảy ra với ai như thế nào đi. Ai phát biểu sẽ được cờ đúng không? Ai trình pháp sẽ được 1 cờ nhé.

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Mùa này kiếm cờ khó khăn nên là trình gì cũng được, trình sai, trình đúng không quan trọng, cứ trình là được cờ, đấy, mình có zoom rồi, mình ấn nút giơ tay. Đấy, bạn nào phát biểu thì ấn nút giơ tay sư phụ sẽ gọi, con tập cái này xảy ra với ai đúng không?

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng thế không nhờ, đúng bài tập đấy không?

Hồng Anh: Sư phụ không giao hẳn đó là bài tập, Sư phụ chỉ bảo gợi ý về.

Sư phụ Trong Suốt: Gợi ý thôi, gợi ý cũng được, con tập cái này xảy ra với ai như thế nào?

Hồng Anh: Có Minh Hiển giơ tay ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Rồi, Minh Hiển nói đi, con tập môn này thế nào? Cái này xảy ra với ai đúng không? Thiện Huy là ai?

Minh Hiển cười: Dạ, Sư phụ có cái background lạ quá ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Background của sư phụ là mặt của Lan Anh hả? (Sư phụ, Lan Anh và Minh Hiển cười)

Minh Hiển: Con xin chia sẻ về phần con tập là chuyện này xảy ra với cơn đau này ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Minh Hiển: Hôm đấy Sư phụ có giảng về vô ngã, về bệnh tật thì con có thực hành khi mà con bị ốm ạ. Hôm qua thì con có bị đau đầu rất là nhiều, đau rất là dữ dội. Bình thường thì con cũng sẽ làm giải pháp gì đấy và gọi ai, như gọi chồng lên để làm gì đấy, ví dụ như là để massage đầu hay như thế nào đấy cho nó đỡ đau, vì cái chuyện này nó thường xuyên xảy ra. Nhưng mà lần này thì con muốn thử xem là, để thử mình một mình với cả anh Pháp, thì anh Pháp sẽ chăm sóc mình như thế nào? Thế nên là con cũng kệ không gọi chồng lên, con cũng tự một mình con thử quan sát xem là con sẽ hỏi ba câu hỏi, câu hỏi đầu tiên con tập là mình có đang biết hay không? Thì con thấy là cơn đau này vẫn đang, con vẫn đang biết, trong suốt cả quá trình thì con thấy con vẫn đang biết, và con hỏi là cơn đau này thì diễn ra ở đâu, thì nó, à cơn đau này có rõ ràng hay không? Cơn đau này có rõ ràng hay không, thì con cảm nhận là nó rất là rõ ràng, và con tập trung vào sự rõ ràng của cơn đau đấy, con chỉ tập trung vào rõ ràng, rõ ràng, rõ ràng.

Sư phụ Trong Suốt: Tốt.

Minh Hiển: Và sau đấy là con hỏi là thế cơn đau này xảy ra với ai, thì con thấy là, nếu như con không có những suy nghĩ áp đặt đây là con, thì con thấy là cơn đau này đơn giản là một cái cảm giác xuất hiện đau, nó rất là đau, đau và nó cứ dâng lên, dâng lên, dâng lên, và con kệ cho nó dâng lên hết cỡ thì thôi. Thế là con không hề có cái động thái là sẽ làm gì, ví dụ như là sẽ làm cái gì đấy, ví dụ như là khi mà con lên cơn nôn thì con cầm cái chậu xong rồi con, con dốc hết cả ra, nhưng mà con chỉ để hành động hết sức tự nhiên, con rất là mệt. Sau đó thì ai gọi con thì con vẫn tự động là để mọi thứ tự nhiên xem là nó sẽ như thế nào, thì ai gọi điện con cũng nhấc máy con nghe điện thoại, và ai nhắn tin, con vẫn nhắn lại được, nhưng mà kiểu như là con làm trong vô thức, và con biết là những chuyện này nó tự nhiên nó xảy ra, chứ con không có, cảm giác như con không hề làm cái gì ấy ạ, con có cảm giác là như thế.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, tốt.

Minh Hiển: Vâng, thì con thấy có một cái điều rõ ràng khi mà con tập ấy, đấy là cái cảm cái cảm giác đấy nó tự nhiên nó hiện lên, sau đó cơn đau nó rất đau, và sau đó nó kết thúc, nó dịu dần, và nó để kết thúc, đến không còn gì cả. Thì đúng là nếu như mà con không có can thiệp gì thì nó là một cảm giác đến xuất hiện và biến mất. Khi con nghĩ rằng không có ai ở đấy để chịu cơn đau cả, đấy là một lý thuyết, nhưng mà khi con tập thì con cũng cảm giác là cái cơn đau lần này, nó không đau đớn như những lần trước, và lần trước thì con cố gắng kiểu như là chống lại một chút khi mà mình sẽ dùng giải pháp B, giải pháp A, nhưng mà lần này con không chống lại gì cả, con cứ để cho mọi thứ nó diễn ra, cái gì cần làm thì làm, không làm thì kệ nó ấy ạ, cần cái gì thì làm cái đấy thôi. Thì con cảm thấy là nó diễn ra một cách hoan hỷ, dùng từ hoan hỷ có vẻ là hơi hơi, cũng hơi điêu ấy, (Minh Hiển cười) nhưng mà con cảm thấy sau cái vụ đấy xong ấy, là con cảm thấy mình có cơ hội tập pháp, thì con thấy vui vẻ, chứ con không cảm thấy rằng lo sợ là mình bị làm sao ấy mà, tự nhiên dạo này sức khỏe tệ như vậy, nhưng mà con cảm thấy rằng là cái cuộc đấy diễn ra xong thì con cảm thấy giống như một lời nhắc, và con có hội được tập pháp ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Được, tốt, hoan hỷ cũng đúng thôi, có nhiều người thực hành thấy sung sướng khi đau, thật đấy, vừa đau vừa hưởng.

Minh Hiển cười: Con thấy hoan hỷ thật ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, vừa đau vừa hưởng được, còn đấy là một khả năng của Biết, vừa đau vừa hưởng, chứ không phải chỉ có đau là chịu khổ đâu, vừa đau vừa hưởng, hưởng cái đau ấy luôn.

Minh Hiển: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Đau như một cái pháo hoa đấy, sư phụ hay nói bắn tung trên bầu trời đấy, được rồi, rất tốt, bạn khác đi, Minh Thủy.

Minh Thủy: Dạ con thưa Sư phụ.

Sư phụ Trong Suốt: Cơn giơ tay đúng không?

Minh Thủy: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ con nói con tập cái này xảy ra với ai, như thế nào đi?

Minh Thủy: Con xin trình pháp.

Sư phụ Trong Suốt: Nói đi.

Minh Thủy: Dạ, tuần vừa rồi là con rất lo lắng cho đứa con con đang học hành xa ở bên kia, mà con lo lắng có nhiều chuyện xảy ra mà nó ngoài tầm với, mà con lo dễ sợ luôn. Con, gia đình nói là dịch giã, thì con phải chịu, con rút tiền, mà con không có tiền, cho nên con, con bấn loạn, con ngủ không được, rồi là 2, 3 ngày sau con cũng lo, cái tự nhiên cái con hỏi là cái cơn lo này là xảy ra với ai? Và khi con nhìn xuống cái người con, con cũng thấy một bộ đồ, hai cái tay, hai cái chân, còn cái này nó chỉ xảy ra với hai cái tay, hai cái chân thôi chứ không có tôi, thì tự nhiên con thấy cái người con nó nhẹ dễ sợ luôn.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, tốt.

Minh Thủy: Không phải lo lắng chi nữa, sau cái cơn đó thì vẫn lo lại, nhưng mà là con thấy là khi mà con dựa vô pháp, tập được cái nó nhẹ đi, tới khoảng cỡ 40 tới 50%, và có thể là sau đấy nó quay lại, nó quay lại làm cho con lo lắng thêm, làm cho con lo sợ luôn, con cứ lo miết, cái con kêu là, con mới dùng đủ thứ để con tập Biết, con kêu là có đang biết hay không, có đang biết hay không? Thì con vẫn biết, nhưng mà khi con qua tập vô ngã, thì con nói nó là cái lo lắng này là đang xảy ra với ai thì con thấy là hiệu quả, con nhìn xuống, con nhìn xuống người con thì con chỉ thấy đúng là hai cái tay, hai cái chân của con, bộ đồ của con, thì con không thấy là có cái tôi để, giống như là con không, con không, giống như là con nhìn xuống con chỉ thấy là à, hai cái tay, hai cái chân với bộ đồ thôi, cái tự nhiên là con đỡ lo, bớt, bớt lo liền luôn, đỡ cái lo sợ cái lúc đó luôn, nhưng mà rồi lát hết rồi lát cũng lo lại Sư phụ, nhưng mà khi con lo là khi con tập, con thấy là có hiệu quả.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ được, rất tốt, khi con hỏi là nó xảy ra với ai thì con nên tìm xem, tìm xem nó xảy ra với ai, thì mình nhìn xung quanh thì chỉ thấy gì, thấy hình đúng không?

Minh Thủy: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Cứ cho là tay chân đi cũng được, nhưng mà không thấy tôi đâu cả, không thấy cái gì là cái tôi cả, đúng không? Mình nhìn xem cái gì là cái tôi trong lúc đấy, vì không thấy cái tôi là cái gì cả, đấy. Nếu mình nhìn khắp bầu trời đúng không, nhìn khắp mặt đất, sang phải, sang trái, thì mình chỉ thấy hình này hình kia thôi, chứ mình không thấy tôi đâu cả, đấy, thì khi đấy mình cố gắng tìm, mình không thấy tôi đâu, thế thôi, thì đấy, cái câu hỏi nó xảy ra với ai, mục tiêu của nó không phải là ra một câu trả lời là xảy ra với ai, mà bản chất mục tiêu là mất luôn cái ai đấy, khi con tìm không thấy ai hết thì cái ai đấy mất, đúng không? Không có cái gì là con trong lúc đấy cả, con nhìn khắp nơi xem cái gì là tôi, ngay lúc đấy đúng không?

Minh Thủy: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thân thể, đây nhìn thân thể đi, có phải là tôi đâu, đây là cái thân thể chứ, cái tay là cái tay, chân là cái chân chứ, thế tôi đâu, đúng không? Trần nhà là trần nhà, mặt đất là mặt đất, không có gì là tôi lúc đấy cả, con xem nó xảy ra với ai nhưng mà con không tìm thấy cái tôi nào ở đấy cả, đúng không? Không có gì là cái tôi ở đấy cả. Đấy, thì đấy chính là lúc mà con, cái người mà, cái ai đấy biến mất. Lâu này mình cử tưởng rằng cái chuyện này xảy ra với mình, khi mình lo mình tưởng là lo xảy ra với tôi, đúng không? Nhưng lo nó không xảy ra với ai hết, nó chỉ có một cơn lo nổi lên trong Biết mà thôi. Bản chất là gì? Trong cái sự Biết của con ấy, nó nổi lên một cơn lo, đúng không? Trong cái sự Biết của con nó biết một cơn lo, chứ không phải là cơn lo đấy là cơn lo xảy ra với tôi, đúng không nhỉ? Con đang ngồi đây tự nhiên thấy lo đúng không? Đang ngồi tự nhiên thấy lo.

Minh Thủy: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thì bản chất có phải là gì?

Trong cái Biết của con, thì nó hiện ra một cái lo không?

Minh Thủy: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng không, bản chất thế thôi. Chứ không phải là cái lo này xảy ra với tôi, mà trong cái Biết hiện ra một cơn lo. Đấy là sự thật! Các con ngồi đây ai mà lo ấy, thì bản chất chỉ là gì, trong cái Biết hiện ra một cơn lo mà thôi. Thế nhưng mà nhầm lẫn là gì? Là mình tưởng tượng rằng có một cái tôi chịu cơn lo đấy.

Đấy, cái nhầm lẫn nằm ở đấy, chứ còn cái việc mà trong cái Biết nổi lên một cơn lo thì chẳng có gì sai ở đấy cả, đúng không? Vì quy luật của thế giới này là vô thường, nên lúc nó bình an, lúc nó phải lo lắng, đúng không nhỉ? Lúc nó hạnh phúc, thì lúc nó đau khổ, đấy vô thường là thế mà. Lúc nó có cười thì phải có lúc nó khóc, lúc nó hát thì phải lúc nó im lặng. Đấy là cái sự diễn biến tự nhiên của vô thường, giống như sóng biển ấy, đã có trồi lên thì phải có hạ xuống, rồi nó lại trồi lên, nó lại hạ xuống.

Thế nếu sống như vậy thì nó gọi là vô ngã, vô ngã thì vô ưu, có gì đâu, nó đến rồi nó đi thôi mà.

Ngay khi nó đang đến, cơn lo của con đang đến, thì nó cũng chẳng đến với ai cả. Nó không tác động vào ai hết, không có một cái tôi nào ở đấy và chịu cơn lo này, bằng chứng là gì? Con đi tìm xem xảy ra với ai, con nhìn khắp nơi đi, nhìn thân thể thì chỉ là thân thể, không thể là tôi được, nhìn trần nhà chỉ là trần nhà, không thể là tôi được, nhìn căn phòng, thì chỉ là căn phòng, không thể là tôi được, vậy thì không có cái gì là tôi cả, thế tại sao lại bảo tôi là người chịu cơn đau này trong khi không thấy cái gì là tôi cả.

Đấy, khi mình đi tìm nó xảy ra với ai, thì mình mới chịu khó nhìn xem, tìm xem. Còn vì mình không bao giờ mình tìm, nên mình mặc định luôn luôn có một cái tôi, ở đâu không biết, nhưng cứ mặc định thế, nhưng không tìm nhé, đây, xung quanh con đều là hình đúng không?

Tôi nằm trong đầu con không? Con thử kiểm tra trong đầu có gì? Có thấy cái tôi đang ngồi đấy không?

Minh Thủy: Không.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi, trong đầu con chẳng thấy cái gì trong đầu con, con không cảm nhận cái gì trong đầu hết, đúng không? Không có gì vẫy tay bảo hello, tớ là tôi đây, tôi là cái tôi của bạn đây, đúng không, đúng chưa?

Minh Thủy: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng không, con xem vào trong người con, con bảo là cái tôi nằm trong người con, con xem chỗ nào trong người, nó nằm trong tim, gan, phèo, phổi, bụng, hay là trong khuỷu tay, khuỷu chân, hay ở đâu? Con để ý vào chỗ đấy xem, con chẳng thấy cái tôi nào nó bảo tôi là tôi cả, đúng không nhỉ? Khi con tìm khắp bên ngoài, bằng cách nhìn, và tìm khắp bên trong bằng cách kiểm tra xem tôi nằm ở đâu, từ đầu xuống cổ, xuống ngực, xuống bụng, xuống chân, tay, v.v… thì con đều không thấy tôi nào hết. Không thấy cái gì là tôi ở đấy cả, thì con mới thấy rằng là ừ, hóa ra cái cơn lo này nó chỉ xảy ra ở trong Biết mà thôi, chứ nó không xảy ra với ai cả. Đang ở trong Biết hiện lên một cơn lo, giống như là mặt biển đang bình yên thì hiện ra một ngọn sóng, rồi cái lo đấy biến mất, nó chỉ thế thôi. Lo hiện ra trong Biết, rồi lúc nào đó sẽ tan biến ở trong Biết, nhưng nó không xảy ra với tôi, với một người nào hết. Con càng hỏi cái đấy nhiều lần, con càng thấy rằng là từ xưa tới nay, mọi chuyện trong đời con ấy, nó đều là một cái biểu diễn rất là tự nhiên ở trong Biết mà thôi.

Cuộc đời con chỉ là gì, hiện ra trong Biết một nỗi lo, hiện ra trong Biết một âm thanh, hiện ra trong Biết một hình ảnh, hiện ra trong Biết một câu chuyện, đúng không? Hiện ra trong Biết một cảm xúc, hiện ra trong Biết một suy nghĩ, thế thôi. Cuộc đời con chỉ thế thôi, là series của những thứ hiện ra trong Biết, rồi tan vào Biết, mà không có ai ở đấy chịu cái đống này.

Khi mà con làm được như vậy thì con hoàn thành được mục tiêu của cái môn xảy ra với ai này. Con thấy rằng nó chẳng xảy ra với ai cả, nó chỉ xảy ra thế thôi. Và con thấy rõ rằng là nó hiện ra trong Biết, nó không xảy ra với tôi nào hết, nhưng nó hiện ra trong Biết thì quá rõ. Buổi trước khi sư phụ giảng xảy ra với ai, sư phụ chưa nhấn mạnh vào phần Biết, sư phụ chỉ nói phần “ai” thôi, nhưng mà cái này được cả hai. Một mặt là nó làm tan biến đi cái tôi, cái người hỏi, nhưng thứ hai là nó làm rõ ràng rằng là hiện ra ở trong Biết. Cái này xảy ra với ai, nhìn quanh không thấy ai, nhìn vào bên trong thân thể không thấy ai, cảm nhận xem ở đầu, ở chân, ở tay không thấy ai, nhưng đồng thời cái Biết, cái việc mình đang biết ấy, hiện ra một cách rất rõ ràng, như vậy là nó không xảy ra với ai hết, nhưng mà nó hiện ra ở trong Biết, đúng không?

Minh Thủy: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Cơn lo đấy, thế hóa ra cuộc đời con thực ra chỉ là cái gì, cuộc đời lúc nãy, cuộc đời của tôi, từ bé tới lớn thật ra là cái gì?

Bạn khác trình đi, Tuệ Ngân đi.

Tuệ Ngân: Con chào Sư phụ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Nói đi, con nói đi.

Tuệ Ngân: Vâng, lúc con thực hành cái cơn đau này xảy ra với ai ấy, thì lúc đầu tiên để cho, bởi vì thường thường cái cơn cảm xúc đấy xảy ra với con thì con sẽ lún xuống ngay, nên là con áp dụng thêm một cái Sư phụ bảo là nhắm mắt vào ấy, thế thì khi con nhắm mắt vào thì con biết những cảm xúc run run đấy, xong con hỏi là cái cơn cảm xúc này xảy ra với ai, thì con chỉ thấy đấy là một cái suy nghĩ nhận là ôi tôi đang bị thế này, tôi đang sợ hãi quá thôi, chứ khi tìma thì con không tìm thấy được cái tôi ở đâu nên là, còn cái cảm xúc này xảy ra đấy là do cái duyên, lúc đấy nó xảy ra như thế, chứ còn chỉ có cái suy nghĩ nhận vơ đấy là tôi thôi ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy là con nghĩ thế, nhưng mà con có đi tìm không?

Tuệ Ngân: Dạ con có, thì con hỏi xem là, con quan sát xem là cái tôi ở đây là nó nhận gì ở đấy, thì con chỉ thấy là nó nhận cái hình ảnh, màu sắc ở bên dưới, ví dụ là con đang vận động, thì con thấy cũng không phải là tôi ở đấy, thì con chỉ thấy rõ ràng nhất là cái suy nghĩ nhận tôi ở đấy thôi ạ, chỉ có mỗi suy nghĩ nhận đây là tôi thôi ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, cũng được, chỉ có suy nghĩ bảo đây là tôi thôi, chứ mắt con thấy hình chứ có thấy tôi đâu, thấy tờ ôi tôi đâu đúng không?

Tuệ Ngân: Con nhiều lần con chỉ thấy là cái duy nhất nó nhận đây là tôi, và lúc đấy thì tùy, nếu mà cảm xúc càng mạnh bao nhiêu thì cái suy nghĩ đấy càng gây ảnh hưởng đến con nhiều bấy nhiêu ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Cảm xúc bản chất là suy nghĩ thôi, không có gì khác cả.

Tuệ Ngân: Dạ!

Sư phụ Trong Suốt: Suy nghĩ ngầm, vận động ngầm con không nhìn thấy, khó chịu bực bội đấy chính là suy nghĩ, suy nghĩ bực bội. Đúng chưa, khi con nhìn xuống thân thể chỉ thấy hình thôi nhưng suy nghĩ nó bảo đây là tôi.

Tuệ Ngân: Dạ vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Nó tự nhận cái hình này là tôi, hình cục này này, phần này là tôi còn phần kia là bàn ghế nhà cửa.

Tuệ Ngân: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nhưng mà rõ ràng cái hình mà con nhìn xuống, con nhìn thử bây giờ xem, cái hình mà cái chân, tay của con nó cũng chẳng khác gì hình bàn ghế cả, nó cùng là mảng màu mà thôi, đúng không. Mắt giống như cái camera làm sao nó phân biệt được đây là chân hay là tay, nó nhìn thấy một mảng màu mà, các con nhìn xuống chân tay mình mà xem, thấy là mảng màu luôn, thì chỉ có suy nghĩ nó bảo cái phần này là tôi, phần kia là ghế, là bàn thôi.

Tuệ Ngân: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Mà nó bảo thế chẳng có cơ sở gì cả, bảo tôi là gì đưa đây, không biết. Tôi chỉ tin là tôi ngồi đây thôi, nhưng mà tôi thì, bạn có nhìn thấy tôi không? Không. Sờ vào tôi không?

Sờ vào tôi đây này. Đâu bạn đang sờ cái hình, sờ vào chân vào tay chứ không phải tôi, đúng không? Sờ đấy là sờ bụng, đâu đấy là sờ bụng chứ có sờ vào tôi đâu, đúng không? Sờ bụng khác gì sờ cái ghế cái bàn đâu, tại sao cái ghế cái bàn bạn không bảo là tôi? Đây cũng sờ đây, tại sao không bảo là tôi đây? Suy nghĩ nó cứ tự bảo thế thôi, nó tự nhận như thế thôi chứ không tìm thấy cái tôi nào cả, đấy là nhìn bên ngoài nhé.

Còn bên trong con, con kiểm tra trong đầu con, trong ngực con, trong bụng con, đấy, con nhắm mắt lại cũng tốt, kiểm tra xem có chỗ nào mà thấy tôi đang ở đấy không, có cái điểm nào sáng lóe lên trên đầu bảo đây là tôi đây không, tôi là tôi đây, tôi ở đây đây, chào bạn không, hay nó sáng lóe lên trong bụng đây tôi nằm đây đây này, đúng không?

Thì khi con tìm như vậy, con quét từ đỉnh đầu xuống bàn chân, con không thể thấy tôi đâu hết bên trong, con nhìn ra ngoài không thấy tôi đâu, nhìn vào trong không thấy tôi đâu, con hoàn thành cái việc tìm xem, hoàn thành cái việc đấy, và không nhìn thấy nó xảy ra với ai hết. Khi đấy con mới kết luận là ừ nó cứ xảy ra theo duyên mà thôi đúng không. Nó xảy ra như sóng trên biển mà thôi, hay kết luận chính xác hơn nữa là nó xảy ra trong Biết mà thôi, thế thôi! Thì con học được một bài học là mọi việc nó cứ xảy ra mà không xảy ra với ai cả, nhưng mà luôn xảy ra trong Biết, đúng không? Mọi việc xảy ra trong đời con ấy, đã xảy ra là xảy ra trong Biết, nếu không sao lại nói là xảy ra, đúng không.

Tuệ Ngân: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Được rồi, tốt, tiếp đi, Minh Vũ?

Minh Vũ: Con chào Sư phụ ạ!

Sư phụ Trong Suốt: Được, nói đi.

Minh Vũ: Dạ con thì con không có bệnh tật gì nhưng mà hôm vừa rồi con có một cảm xúc, có một cảm xúc rất là tiêu cực.

Sư phụ Trong Suốt: Với ai?

Minh Vũ: Với con ạ. Với nỗi sợ thôi ạ, chứ không có Drama gì.

Sư phụ Trong Suốt: Không Drama gì với người khác à?

Minh Vũ: Dạ vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Được rồi, nói đi.

Minh Vũ: Thì hôm sau con có một buổi thuyết trình rất là quan trọng, thì con rất là sợ, nói chung là có nhiều yếu tố khiến cho mình sợ, song cộng thêm cả buổi tối hôm đấy thuyết trình với mấy người trong nhà thì fail hoàn toàn, nên là mình cảm giác như là thế giới nó sụp đổ vậy, kiểu cảm giác rất là thất vọng, rất là sợ cái buổi thuyết trình hôm sau, đến độ là con, nhưng mà may là lúc đấy con nhớ Sư phụ dặn là khi nào mà tiêu cực quá không làm gì được thì nằm vật ra, thế là con nằm vật ra khoảng 30 phút, xong con gọi cho Lan Anh xong tư vấn thì nó mới đỡ được.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Minh Vũ: Nhưng mà hôm sau khi mà cái tiêu cực nó bớt bớt đi rồi ấy ạ, thì lúc đấy mình bắt đầu nhớ ra pháp, mình bắt đầu mình tập. Lúc đấy mình thấy rõ là từ lúc mình nhận công việc, cho đến cái buổi tối hôm đấy, cho đến hôm nay thì tất cả mọi thứ nó diễn ra, như kiểu nó cứ diễn ra vậy thôi ấy ạ, chứ không phải là bởi vì mình giỏi hay bởi vì mình dốt nên nó xảy ra những cái như vậy.

Nên tất cả mọi thứ nó như kiểu là có đủ duyên nó xảy ra như vậy, con thấy ý thức rất rõ điều đấy.

Những việc con làm đấy, nó cứ tự nhiên nó đến không phải do mình cố gắng hay do mình bị ép buộc gì mà nó xảy ra, nó cứ tự xảy ra vậy thôi.

Nên là với cái tâm lý đấy con thấy thoải mái hơn.

Cái buổi thuyết trình đấy thì được kiểu Cô cho ấy ạ, nó lại rất là thành công. Lúc mà kết thúc con tắt điện thoại, con nằm vật ra con cảm thấy rất là nhẹ nhõm, thì lúc đấy mình nhìn lại thì mình thấy là cái cảm xúc từ hôm qua đến bây giờ nó như là một bộ phim rất kịch tính, kiểu cái cảm xúc hôm trước nó tồi tệ một cách khủng khiếp, xong nó lên trở lại, xong đến hôm nay nó như kiểu lên mây luôn. Và lúc đấy con thấy rất là rõ mọi thứ xảy ra như kiểu một bộ phim vậy, và bên cạnh đấy mình cảm thấy rất là biết ơn vì Cô cho, Cô cho nên mọi thứ nó ok, nó suôn sẻ. Lúc sau mình bình tĩnh lại mình cảm thấy rất là thích ạ, nó cứ xảy ra vậy thôi chứ không phải là do mình yếu, mình giỏi, mình dốt hay là gì. Ccon cảm thấy nó là một cái trải nghiệm rất là mới, rất là thú vị ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Được, tuy rằng cái con nói nó không trực tiếp là nó xảy ra với ai mà nó nằm ở phần là có làm được cái gì không, đấy, cái con vừa nói là mình có làm được cái gì không, hay là tất cả cứ thế vận hành theo ý Cô.

Minh Vũ: Đúng rồi nó vận hành theo ý Cô hết luôn, nhưng lúc trước mình vẫn sợ, sợ đủ thứ.

Sư phụ Trong Suốt: Được rồi ok, tiếp bạn khác đi. Sư phụ đang muốn tập trung vào câu “xảy ra với ai?”. Bạn nào trình cái phần đấy ấy, bạn nào cảm thấy mình trình được cái phần nó xảy ra với ai, cái việc này nó xảy ra với ai thì giơ tay? Cát Linh.

Cát Linh: Chào thầy ạ!

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Cát Linh: Thì em là kiểu, em hôm nay là ngày thứ 8 bị covid, thì.

Sư phụ Trong Suốt: Thế à? Một trải nghiệm mới đúng không?

Cát Linh: Dạ thì đây là một cái sự gọi là rất trải nghiệm và có thêm trí tuệ rất là nhiều sau tám ngày này của em. Những ngày đầu tiên trong cái quá trình bị covid, em cảm thấy rất là mệt mỏi, hầu như không thể ngủ được và cái cơn đau họng nó đến, nó ập đến kiểu không thể ngủ được rồi nó cứ đau, đau đau như vậy. Thì cái khoảng thời gian từ một đến ba ngày đó nó rất là khủng khiếp. Lúc đó em chỉ nghi ngờ em bị covid thôi chứ em không có chắc, thì em mua cái thanh nhanh về thử. Ngày thứ 3 em test em thấy, cái hồi đầu khi thanh test nó lên 2 vạch là em cảm thấy rất là sốc, kiểu cảm thấy là ủa tại sao nó lại đến với mình, mình cứ trách là tại sao tại sao, cứ đi tìm câu hỏi cái này là tại ai, tại sao tôi ở nhà không mà tôi cũng bị, cảm thấy vô lý, kiểu mình hoang mang và lo lắng nhiều. Nhưng mà một hồi sau em đã nghe những cái bài trước, bài vô ngã rồi Cô như thế nào, mọi chuyện là do Cô, em mới ngồi ngẫm một hồi thì em thấy là cái chuyện này có thể là người nào đó trong nhà đã lây cho mình.

Nhưng mà rồi sao nữa, mình cứ ngồi đây mình trách, mình trách rồi thì mọi chuyện cũng đã tới, thì Cô cho mình bị covid thì mình nên đón nhận cái chuyện mình bị covid, chứ bây giờ mà mình cứ ngồi mình than là tại người này tại người kia nhưng mà họ cũng đâu có phải họ muốn như vậy, họ cũng từ Cô, cũng do Cô làm cho họ bị covid xong rồi lây cho em, em cũng từ Cô, được Cô trao duyên cho bị covid để được tăng thêm trí tuệ.

Sư phụ Trong Suốt: Được, tốt!

Cát Linh: Thì lúc đầu thì em kiểu em nghĩ là.

Sư phụ Trong Suốt: Mèo có bị covid không?

Cát Linh: Dạ?

Sư phụ Trong Suốt: Con mèo có bị covid không?

Cát Linh: Bị nguyên cả nhà luôn.

Sư phụ Trong Suốt: Cả nhà luôn, cả người cả mèo, ok, rồi.

Cát Linh: Em mới nghĩ là có những lúc mà cơn đau nó đến nó kiểu như là người nó mệt mỏi, nó cứ sốt rồi người nó đổ mồ hôi, nó cứ mệt mỏi như vậy. Nhưng mà, cái em nghĩ là mình có đang biết không. Em ngồi em nhắm mắt vào em nhìn em cảm nhận cái sự Biết đó. Thì em thấy là ồ mình đang đau nè, mình đang mệt nè, rồi nhưng mà mình nghe được tiếng quạt kêu các kiểu luôn xong rồi mình thấy, ủa rồi, mình đâu có điều khiển được, mình nhận ra là mình không thể điều khiển được cái thân thể này, mình không thể khiến nó hết đau được, xong rồi em mới thấy là ồ nó xuất hiện trong Biết thì nó cũng sẽ tan trong Biết thôi thì cũng chẳng có gì hết, mình cũng kệ nó. Mình cũng biết là nó mệt thì cho nó mệt luôn, em không ngủ được buổi tối thì em cũng tỉnh dạy rồi em thấy ờ mệt quá, cái thân thể này thì nó mệt trên thân thể này thôi chứ cũng chẳng có cái tôi nào ở đây hết.

Sư phụ Trong Suốt: Em nghĩ hay em đi kiểm tra trong kinh nghiệm?

Cát Linh: Dạ?

Sư phụ Trong Suốt: Em nghĩ như vậy hay em tìm xem cái này xảy ra với ai?

Cát Linh: Em cũng có tìm coi nó xảy ra với ai không, nhưng kiểu như em vừa thấy là nó chỉ diễn ra trên cái cơ thể của em thôi chứ thực sự ra là nó, một phần như em nói là cái thân thể này em cũng không thể điều khiển được, em nhận ra điều đó, với lại em thấy là nó chỉ diễn ra trên thân thể em và em đang nhìn thấy cái sự mệt mỏi rồi cái sự đau họng đó, ho đó thôi chứ không có cái tôi nào ở đó hết.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy là em định nghĩa, em nghĩ như vậy hay là em tìm? Khác nhau đấy!

Cát Linh: Dạ?

Sư phụ Trong Suốt: Em nghĩ như thế khác với em tìm và em không thấy.

Cát Linh: Dạ. Thì… Sư phụ Trong Suốt: Đấy là em tìm không thấy hay là em nghĩ như thế?

Cát Linh: Em thì em, em vừa nghĩ, em có nghĩ cái đó trước sau đó rồi em có cảm nhận thấy, nó chỉ cảm nhận được là ở cái chuyện mà….

Sư phụ Trong Suốt: Rồi em bị nhầm rồi, em đang nghĩ mất rồi, em chưa thực hành cái mà thầy nói lúc nãy đâu. Em nghĩ rằng nó không xảy ra với em khác với việc là tìm xem nó xảy ra với ai rồi không thấy.

Cát Linh: Dạ có lẽ là vậy.

Sư phụ Trong Suốt: Thì cái của em nó sẽ thuyết phục không mạnh bằng tìm rồi không thấy.

Cát Linh: Em thì em mới tìm ra được là cái chuyện đó nó xảy trên người em thôi.

Sư phụ Trong Suốt: Em nghĩ thế, em đang nghĩ trên người em.

Cát Linh: Chứ thật sự là em chưa có nhận rõ được cái Biết đó thật sự.

Sư phụ Trong Suốt: Không, thầy không nói về cái Biết, thầy đang nói về cái tôi.

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Em nghĩ rằng nó xảy ra trên người em, có đúng không?

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Vậy thì cái “em” ở đây là cái gì? Em tìm cái “em” đi. Xảy ra trên người em đúng không? Nó xảy ra trên người em, vậy em tìm thử cái tôi trong câu mà “nó xảy ra trên người tôi” thì nó là cái gì? Cái việc này xảy ra trên người tôi, ok vậy tôi là cái gì?

Cát Linh: Oh, không biết ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, em nhìn xem tôi là cái gì, em nhìn xem không thấy tôi là cái gì cả, bảo tôi đây, đây là cái thân thể chứ đâu phải tôi, đúng không?

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Tôi đây này, đây là cái hình đấy chứ, đây là cái thân thể đấy chứ, mà tôi cũng đang không nằm ở chỗ kia, đúng không?

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Tìm trong đầu cũng không thấy cái tôi nào trong đầu cả.

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy, nó rất đơn giản, cái phương pháp này rất đơn giản, em phải đi tìm thì em mới bị thuyết phục.

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Em chỉ nghĩ rằng: không nó không xảy ra với tôi thì nó chưa bị thuyết phục bằng em đi tìm không thấy, em phải đi tìm xem, em hỏi xong đi tìm xem nó xảy ra với ai.

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy. Em bảo nó xảy ra với tôi, thì tôi đâu? Ok tôi đâu? Tôi đây này, không đây là cái chân đây không phải là tôi. Tôi đây này, không đây là cái người, cái thân thể, không phải tôi. Tôi đâu? Tôi trong đầu luôn, nếu mà tôi trong đầu thì tìm xem có cái gì trong đầu nó bảo đây là tôi không. Đấy, tôi ở trong cái người này thì nhìn xem ở trong cái người này, đúng không, có cái gì nằm trong người nó bảo đấy là tôi không.

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thì rồi khi em tìm khắp nơi, tìm bên trong và bên ngoài, em sẽ thấy chẳng có cái tôi nào hết.

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ở đây chỉ có thân thể, ở đây chỉ có suy nghĩ thôi nhưng ở đây không có cái tôi, không thấy cái gì là tôi ở đây cả.

Cát Linh: Dạ Sư phụ Trong Suốt: Đấy, tiến trình tìm đấy, cái bài thầy đang giảng là rất quan trọng.

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nếu mà chỉ nghĩ rằng không có tôi thì sức thuyết phục chưa cao, mà phải tìm xem là gì “nó xảy ra với ai?” Đúng không? Xảy ra với tôi thì tôi là cái gì, cái gì là tôi, tôi là cái gì, thì ngay bây giờ nhìn không thể tìm thấy cái gì là tôi được rồi, đúng không?

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thế bảo tôi là thân thể này, thân thể chứ có phải tôi đâu.

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Cái bạn nhìn thấy là thân thể hay bạn nhìn thấy cái tờ ôi tôi, lúc nãy bạn nào nói cũng đúng đấy, chỉ có nhìn thấy thân thể thôi, xong suy nghĩ bảo đây là tôi, đúng không?

Đấy. Giống như là em có nhìn thấy có quả dừa này không?

Cát Linh: Dạ thấy.

Sư phụ Trong Suốt: Nhưng mà suy nghĩ bảo đây là quả bưởi em có đồng ý nổi không?

Cát Linh: Suy nghĩ, nếu suy nghĩ… Sư phụ Trong Suốt: Đây là quả bưởi không phải quả dừa em có đồng ý được không?

Cát Linh: Ừ, nếu suy nghĩ của em ấy hả thầy?

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Cát Linh: Thì nếu như suy nghĩ… Sư phụ Trong Suốt: Tất nhiên là không rồi chứ đúng không, đây là quả dừa, em thấy quả dừa.

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng không?

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thế bây giờ em nhìn xuống thân thể em đi, em nhìn thấy cái thân thể đúng không?

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nhưng em có thấy cái tôi đâu, em thấy cái gì?

Cát Linh: Em thấy… Sư phụ Trong Suốt: Em thấy một cái thân thể, khi em nhìn xuống em thấy một cái thân thể đúng không?

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng không? Nhìn xuống bàn tay, thấy bàn tay đúng không?

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nhưng mà đấy, đấy có phải là cái tôi không?

Cát Linh: Dạ không.

Sư phụ Trong Suốt: Em thấy bàn tay cơ mà, em thấy cái tờ ôi tôi đâu?

Cát Linh: Ừ.

Sư phụ Trong Suốt: Giống như em thấy quả dừa chứ thấy quả bưởi đâu.

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng không? Suy nghĩ thì bảo đây là tôi, nó cứ bảo đây là tôi, nó cứ bảo thế thôi.

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nó bảo đây là tôi đấy, nhưng em không thấy, giống như em nhìn quả dừa ấy, suy nghĩ bảo đây là quả bưởi nhưng em không thấy, em thấy quả dừa rõ ràng.

Cát Linh: Ừ.

Sư phụ Trong Suốt: Khi em đi tìm tôi em thấy rằng là em không thể tìm thấy tôi nào hết.

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Em nhìn khắp thế giới thì chỉ thấy nhà cửa cây cối, nhìn xuống thân thể thấy chân tay, người, nhìn bên trong thấy một khối đen kịt, chẳng thấy cái gì bên trong cả, thì có bao giờ nhìn thấy cái tôi đâu.

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy, đây là cái ý thầy muốn giảng. Nhưng suy nghĩ nó sẽ bảo là đây là tôi.

Đấy chứng tỏ là suy nghĩ nó bảo thế, đúng không? Giống hồi bé mình lừa bọn trẻ con đấy, trẻ con nó chơi đồ hàng nó bảo là: bác ơi cho cháu ít tiền, thì mình đưa cho nó mấy tờ giấy, nó bảo đúng là tiền rồi, trong đầu nó bảo là tiền.

Nhưng đấy có phải tiền đâu, đúng không?

Em không thể thấy tôi đang ở đâu hết. Em chỉ thấy hình thôi, thấy cảm xúc, cảm giác và suy nghĩ liên tục bảo: đây là tôi, đây là tôi. Em không thể tìm thấy tôi, em không tìm thấy được cái gì là tôi hết. Không có cái gì là tôi lẫn tìm nổi cái gì là tôi, thấy chả tìm nổi cái gì là tôi. Thân thể là tôi, không phải, thân thể là thân thể sao thân thể lại là tôi? Đúng không nhỉ? Sao bạn không bảo bàn là tôi, đúng không, đúng không? Muốn bảo gì thì bảo, đây là cái thân thể, không phải là tôi, đúng không. Giống như mình không thể nói cái điện thoại là tôi, nó là cái điện thoại, đúng không, nó không thể là tôi được, nó là cái điện thoại, thế thôi, thân thể nó là thân thể không phải tôi.

Mình đi tìm khắp trong cái cuộc sống của mình ấy, mình không thấy cái gì là tôi hết. Mình thấy là ừ, ok, một cái thân thể hoạt động, nói năng, một cái đống suy nghĩ chạy ra chạy vào, thế thì có.

Nhưng tất cả những thứ ấy đều không phải là tôi, đúng chưa? Vậy thì cái đấy xảy ra với ai, khi em không thấy cái tôi nào hết, về những chuyện này này, chuyện đang ngồi đây giảng pháp hay là nghe pháp này, hay đang bị covid, thì chuyện đấy xảy ra với ai? Ở đấy không có tôi, không thấy cái tôi nào hết.

Cát Linh: Không xảy ra với ai hết.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, không xảy ra với ai nhưng nó lại xảy ra rất rõ ràng ở trong…

Cát Linh: Trong suy nghĩ.

Sư phụ Trong Suốt: Hình ảnh không ở trong suy nghĩ được. Xảy ra rõ ràng ở trong…? Hình ảnh hiện ra rất rõ ràng ở trong…?

Cát Linh: Biết.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi. Không xảy ra với ai nhưng nó lại xảy ra rõ ràng ở trong Biết, đúng không. Khi đấy em mới thấy rằng: ừ đúng rồi, hóa ra sự thật là gì: Mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan biến vào Biết, chứ không thấy cái tôi nào ở đấy cả.

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy.

Cát Linh: A! Hiểu.

Sư phụ Trong Suốt: Hiểu chưa?

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Covid vẫn xảy ra nhưng nó không xảy ra với em, mà nó xảy ra ở trong gì?

Cát Linh: Xảy ra trong Biết Sư phụ Trong Suốt: Thế thôi. Hóa ra cuộc đời em rất đơn giản thôi. Đời em là gì? Là một chuỗi các sự kiện hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết.

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nhường chỗ cho một sự kiện mới, đúng không?

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy, đời em một chuỗi hình ảnh, âm thanh, suy nghĩ, cảm xúc hiện ra trong Biết rồi lại tan vào Biết để nhường chỗ cho một hình ảnh mới, âm thanh mới, suy nghĩ mới.

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy, đời em chỉ thế thôi.

Còn cái đống đấy nó không xảy ra với một cái tôi nào hết, không có người nào chịu đựng cái đống đấy hết. Đấy, thì đấy là cái giá trị của câu “Cái việc này xảy ra với ai?”. Khi mình hỏi “Cái việc này xảy ra với ai?” thực chất là mất luôn cái “ai” đấy, tìm không thấy mà.

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Và đồng thời là lộ ra cái Biết, đúng không? Ừ tuy là nó không xảy ra với ai hết nhưng nó xảy ra rõ ràng ở trong Biết mà. Đấy, hoá ra từ xưa đến nay không có “tôi” mà chỉ có Biết thôi.

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết chứ không phải là mọi thứ xảy ra với tôi.

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy, thì em nghĩ như vậy, em làm nhiều lần thì dần dần em thấy rằng thực ra đây giống như là em đang chỉ xem bộ phim thôi, hiện ra trong Biết mà, hiện ra trong Biết thì khác gì xem phim. Đang xem một bộ phim chứ không phải em chịu đựng bộ phim. Ở đây có ai xem phim mà lại bị phim làm cho cháy, cho nổ, cho đau khổ đâu, đúng không? Em vẫn xem được phim nhưng em không thể chịu cái bộ phim đấy được. Trong phim có một số viên đạn bắn ra vèo vèo vèo, thế em không thể là người trúng đạn được. Đấy, trong phim có những cảnh chia ly thì em cũng không phải là người bị chia ly, chỉ xem nó thôi, từ sáng đến tối, từ bé đến lớn, từ lúc không tuổi đến giờ, em luôn luôn xem phim, trong phim thì hết cảnh này đến cảnh khác đúng không? Cảnh Covid cũng chỉ là một cảnh để xem thôi, rồi cái cảnh đấy cũng hết đúng không?

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy, rồi nhường chỗ cho một cảnh khác, ví dụ cảnh gì?

Cát Linh: Thất tình!

Sư phụ Trong Suốt: Hả?

Cát Linh: Thất tình!

Sư phụ Trong Suốt: Thất tình. Đúng rồi, lại xem cảnh thất tình, đúng không? Ở đây mình chỉ thấy là gì, cái thất tình hay cái Covid nó không xảy ra với ai cả, nó cứ diễn ra như vậy nó không xảy ra với ai hết. Nó diễn ra ở trong Biết. Đấy và cái Biết nó xem tất cả bộ phim đấy. Nãy bạn nào nói đấy, rất là sướng đấy, thậm chí là vừa đau vừa sướng.

Nó xem nó vui vẻ thôi. Giống như xem phim người ta thất tình ấy, em có buồn không? Em xem bộ phim người khác thất tình em có buồn không?

Cát Linh: Dạ có.

Sư phụ Trong Suốt: Người khác thất tình em cũng buồn à?

Cát Linh: (Cát Linh cười) Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thật á, em nghe tin kẻ thù thất tình có buồn không? Cái đứa nói xấu em suốt ngày nó thất tình em có buồn không?

Cát Linh: Dạ không.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng chưa? Em thất tình em mới buồn chứ, còn nếu mà thất tình không xảy ra với em thì sao mà buồn?

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Sự thật xảy ra thế thôi. Biết mà thôi, đấy, thế thì đấy là cách mà mọi người nên tập. Đấy, ý của thầy khi hỏi “Nó xảy ra với ai?” ấy, không phải là để tìm ra một câu trả lời mà thực ra là gì, để mất cái “ai?” đấy. Nếu không hỏi câu đấy thì mình luôn luôn tin rằng nó xảy ra với tôi, ngầm tin. Khi mình hỏi câu đấy rồi, mình đi tìm không thấy tôi, mất luôn cái “tôi”, đồng thời cái Biết này hiện ra rất rõ ràng, tuy rằng nó không xảy ra với tôi nào cả nhưng nó hiện ra trong Biết rất rõ ràng, đúng không? Tuy rằng nỗi buồn này không xảy ra với tôi nào hết, vì có tìm nổi tôi nào đâu, nhưng mà vẫn rất rõ ràng nó hiện ra trong Biết. Đấy, một cách như vậy, dần dần, dần dần em mất đi cái sự nhầm lẫn rằng em là tôi, là cái thân tâm này. Khi em hỏi là “Thế xảy ra với ai?”, thì suy nghĩ nó cứ bảo là xảy ra với tôi, đúng không? Thế tôi là cái gì, tôi là người này này. Suy nghĩ nó bảo thế ngay lập tức đúng không? Nhưng khi em nhìn xuống cái người này này em thấy cái gì, thấy một cái thân thể, chứ không thấy tôi, đúng chưa?

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy, thế đây là thân thể đâu phải là tôi, đấy là suy nghĩ nó bảo thế chứ. Mắt em có thấy tôi nào đâu, tôi là thứ mà không có trên đời bao giờ cả, chẳng ai thấy nó bao giờ cả, đố ai thấy ở đây. Mô tả cho sư phụ cái tôi nó trông như nào. Hình dáng, màu sáng của cái tờ… ôi… tôi nó như nào? Chả ai thấy tôi đâu cả, mọi người chỉ nhận vơ thôi, tuy không thấy tôi nhưng vẫn nhận vơ gì? Cái này là tôi, đấy, thân này là tôi. Thực chất là gì, khi em là một đứa bé đỏ hỏn, đẻ mới sinh ra ấy, thì là trong cái Biết ấy, hiện ra âm thanh, hình ảnh, thế thôi. Nếu nhìn xuống thân thể mình thì chỉ thấy một đống màu, đúng không? Em thấy một đống màu, một đống hình ảnh, đống âm thanh, chứ không thấy tôi, ngay lúc đẻ ra cũng không thấy tôi rồi, đúng chưa?

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nhưng mà do nghiệp lực, đấy, do gọi là thói quen của vô minh đấy, thì một lúc nào đó em bắt đầu nghĩ rằng cái này là tôi.

Rõ ràng thấy một đống màu, một đống hình nhưng mà một lúc bắt đầu nghĩ cái này là tôi, cái thân thể này là tôi. Đấy, đấy là do thói quen của vô minh, tự nhiên bảo thân thể này là tôi. Lúc đầu chưa sinh, mới đẻ sơ sinh làm gì có tôi, làm gì có biết khái niệm về cái tôi. Nhưng một lúc nào đó tự nhiên nhận ra cái này là tôi này, cái phần này là tôi này và đương nhiên cái phần kia không phải là tôi, đấy.

Thế thì khi em học cái môn này em sẽ quay trở về lại. Với Thiền tông gọi là bộ mặt xưa nay. Xưa nay em cho mặt em là cái này, nhưng không, không phải, mặt em, đấy không phải mặt em.

Đấy đúng cái mặt thật, nhưng không phải mặt em. Đấy, em quay về sự thật là em thực sự không phải là cái này, cái thân thể này. Đấy, em nhận ra rằng, ừ hoá ra xưa nay, chuyện từ xưa đến nay em không phải là cái người, thân thể này đi làm việc này việc kia. Em chỉ là cái Biết, đang biết như này thôi. Đấy, lúc đấy thì em sẽ thay đổi, cách sống, cách nghĩ em sẽ thay đổi.

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Em không bị Covid, mà em đang ngắm cảnh Covid.

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng không? Em đang xem cảnh Covid, em không bị Covid, cái thân thể này bị Covid kệ nó nhưng em không bị Covid.

Cát Linh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Em đang xem cảnh Covid xảy ra đúng không? Xem cả hình ảnh, xem cả cảm xúc, xem cả cảm giác nóng lạnh, đúng không? Đang Biết đấy, em đang Biết cái đống đấy, chứ em không phải là cái thân thể này, đấy.

Được rồi, tốt, bạn khác đi.

Cát Linh: Dạ, em cảm ơn Thầy.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, Đặng Trần An đi.

Trần An: Dạ, Sư phụ nghe được con nói không ạ?

Sư phụ Trong Suốt: Được, nghe tốt.

Con nói đi, nói đi.

Trần An: Vâng, thưa Sư phụ là, vì hôm nay thấy Sư phụ bảo được một cờ nê con con nhút nhát lắm, nên…

Sư phụ Trong Suốt: Được.

Trần An: Con cố gắng lên để xin một cái cờ ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Tốt, tốt, giống bạn Luận ấy, bạn còn không, bạn còn bảo là không tập được vẫn được cờ (Mọi người cười). Giơ tay và nói là con không tập được. Ok, vẫn được một cờ như thường.

Trần An: Vâng ạ. Thì con xin trình bày Pháp của con như này ạ, tức là từ Tết đến giờ thì con ốm liên tục, tức là người cứ mệt mỏi, ví như là không muốn nhấc chân, nhấc tay gì cả, nhưng mà mỗi lần ốm như thế thì con lo sợ lắm bảo là “Úi giời ôi mình ốm như này, thì nhỡ mai mình lăn đùng ra chết thì làm thế nào, còn bao nhiêu việc cần làm, mà chưa, vừa mới ra bao nhiêu việc làm mà vẫn chưa thực hiện xong”. Thế nhưng mà gần đây thì có cái Pháp Vô ngã của Sư phụ ấy thì con đỡ hơn một chút, tức là khi có một cái cơn ốm đau hay mệt mỏi xảy ra ấy, thì con mới quán chiếu xem là “Cơn ốm đau mệt mỏi đấy xảy ra với ai, như thế nào?” ấy, thì con cảm thấy là nói chỉ xảy ra với cái thân này, với cái tâm này suy nghĩ thế thôi. Con chưa nhìn thấy một cái tôi nào trong đấy, đó cả.

Sư phụ Trong Suốt: Tốt, rất tốt.

Trần An: Tức là, là con lại nhớ lại một cái bài ở đâu đó, ở trong cái Trà Đàm mà Sư phụ đã nhắc ấy.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Trần An: Tức là tìm sẽ không tìm thấy một cái tôi nào ở đó, ở đây hay là ở giữa đây và đó. Tức là tóm lại con quán chiếu thì con sẽ thấy là không có một cái tôi nào ở đây cả. Tức là chỉ là một cái khái niệm gì đấy mình đặt ra thôi, mình nói thế thôi chứ còn thực ra nó chỉ, đương nhiên nó sẽ xảy ra với cái thân này hoặc là cái suy nghĩ của mình.

Nhưng mà cái thân này thì qua mấy buổi giảng con cũng hiểu là cái thân này cũng chẳng phải của mình, vì mình muốn kiểm soát nó nhưng mình có kiểm soát được nó đâu.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Trần An: Ừ, mình có kiểm soát nó 100% đâu mà mình bảo cái thân này của mình.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi.

Trần An: Thế là con thấy cái cơn ốm mệt ấy, thì tức là nó thấy đỡ hơn một tí, tức là nó không ảnh hưởng gì đến cái, cái suy nghĩ của mình, bởi vì ốm nó chỉ là ốm thôi, nó chỉ là cái tập hợp của seri hình ảnh, âm thanh, rồi suy nghĩ, rồi cảm xúc đau đớn, sợ hãi, nó, nó hiện lên trong Biết rồi tan trong Biết thôi.

Sư phụ Trong Suốt: Tốt.

Trần An: Chứ nó không phải là cái gì đó lớn lắm, nhưng mà sau đó thì con lại nghĩ lại một cái vấn đề khác, tức là “Ừ tuy vậy, nhưng mà cái thân và cái tâm này thì nó vẫn đang giúp cho mình để mình hiểu được những gì mà Sư phụ nói, hoặc là hiểu những cái gì để mình mang đến được cái sự giác ngộ, giải thoát. Thế là con lại đi tìm thuốc để con uống để bảo vệ cái thân và tâm.

Sư phụ Trong Suốt: Được.

Trần An: Bởi vì con nghĩ là nó vẫn rất là cần thiết, tuy rằng mình không thể mặc kệ nó được. Với hai nữa là trong cái thân tâm này thì cũng có rất nhiều những cái chúng sinh đang sinh sống, cho nên mình vẫn phải rèn luyện để bảo vệ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Trần An: Đấy là cái Pháp thứ nhất của con ạ.

Pháp thứ 2 của con là, tức là trước đây con hành thiền ấy, thỉnh thoảng con cũng có thiền định một chút thì con thấy là cũng có, tạm, được một chút cái an lạc ấy. Thì con cứ mong muốn sau này cứ mỗi lần mình thiền, thì mình lại phải có một cái sự an lạc đấy thì mình mới thích thú. Nhưng mà sau khi nghe được bài Pháp rồi, sau khi con hành thiền xong thì con thấy là “À cái cảm giác, cái thân và tâm an lạc đấy, thì nó cũng chỉ xảy ra một cách nhất thời thôi”. Nếu mà mình cứ mong cầu cái sự đấy xảy ra thì có nghĩa là mình lại đang tìm có một cái tôi nào đấy trong đấy, để mình được hưởng cái sự an lạc, cái điều đấy là không cần thiết. Cho nên là con, bây giờ khi hành thiền thì con luôn luôn nhắc nhở mình là mình hành thiền nhưng mình sẽ không bám chấp vào cái việc mà an lạc, sáng tỏ hay là vô niệm, mình chỉ hành thiền chỉ đơn giản là mình hành thiền thôi.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Trần An: Đấy, đấy là hai cái Pháp của con. Con trình với Sư phụ thế ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Được rồi. Sau này con sẽ thấy rằng là lúc nào con cũng đang thiền rồi. Cái việc mà phải cố được một trạng thái thiền ấy, nó mới là nguyên nhân của đau khổ, mình đang có một trạng thái A xong mình lại muốn là phải có một trạng thái B khác trạng thái A, đấy là nguyên nhân của đau khổ. Nhé, con đang ngồi thế này, con đang ở đây, xong con muốn là không, tí phải thiền cơ, thiền nó an lạc, nó mới sướng, mới tốt.

Bản chất là con đã bắt đầu gieo nhân của đau khổ rồi. Vì con cho rằng trạng thái hiện tại của con là bất thường, bất ổn, không ngon lắm, không ổn lắm nên mới cần đi thiền, đúng không?

Như vậy là ở một trạng thái A mà muốn đạt được trạng thái B ấy, đang ở A mà muốn được B, bản chất đã là đau khổ rồi. Kể cả, nếu tí nữa thiền có rất thành công đi nữa, thì ra khỏi thiền con lại quay trở lại trạng thái tầm thường, con lại khổ.

Con lại khổ theo cách nghĩ của con. Đấy, còn nếu thiền không thành công thì lại khổ tiếp một lần nữa, đã ngồi đây không thành công rồi, ngồi đây đã khổ rồi, xong lại thiền, 2 lần đúng không, lại khổ lần nữa.

Thế nên thực hành ấy, kết quả của thực hành cái con đường Biết này là gì? Dẫn đến trạng thái là con hài lòng với mọi trạng thái của con. Hài lòng đến mức là con không đi tìm trạng thái khác nữa. Con không cảm thấy cần phải có một trạng thái khác trạng thái này nữa. Nếu con ngồi đây và đang rất đau bụng thì con thấy đau bụng ok. Con không phải tìm một trạng thái là thiền để hết đau bụng, đấy, con ngồi đây mà thấy cơ thể mệt mỏi, con thấy mệt mỏi rất ok. Con không đi tìm một trạng thái hết mệt mỏi nữa.

Đấy, thì kết quả của tu hành là như thế. Con an lạc ngay với cái con đang có, con hài lòng với cái con đang có, con không phải đi tìm một cái khác nữa. Thì những cái đấy nó chỉ đến từ khi mình có trí tuệ thôi. Khi mình không có trí tuệ thì mình, tự mình phán xét trạng thái hiện giờ của mình.

Tự cho nó là dở không tốt và mình khao khát một cái mình đang không có.

Đấy, còn ngược lại khi có trí tuệ con thấy trạng thái hiện giờ của con tuyệt vời nhất rồi.

Con lúc nào cũng thấy mình ở đỉnh của thế giới, con không thấy kiểu phải tìm, tìm kiếm cái đỉnh nào hơn nữa. Đấy thì kết quả thực hành đến chỗ đấy cơ. Chứ nó lại không phải mình sẽ đạt được một trạng thái hơn trạng thái đang là này. Mà là chính xác, nói là gì, ngược lại là đang là thế nào cũng rất ok. Đấy, rất ok, rất ổn với cả cái đang là của con, dù cái đang là này nó là cái gì đi nữa. Ví dụ nhé, con đang rất là… Lúc nãy con kể là con đang gì? Con đang đau đầu hay là gì? Mệt mỏi, thì con rất ok với mệt mỏi. Đấy, kết quả của tu hành là thế, ừ thì mệt mỏi thì cứ mệt mỏi thôi.

Thứ nhất là mệt mỏi này nó không xảy ra với ai, đúng không? Đúng chưa? Thứ hai là hết mệt hay là không mệt ấy, nó là việc của thân tâm, thân tâm sẽ làm việc đấy, và có được hay không được là việc của Cô.

Đấy, còn đâu con là Biết, con luôn luôn hưởng cái đống mệt mỏi hay không mệt mỏi này. Con thấy chả có lí do gì con phải chống lại, trốn tránh khỏi nó. Còn thân tâm trốn tránh kệ nó thôi.

Thân thể vẫn đi uống thuốc, tâm trí vẫn khó chịu với sự mệt mỏi chả sao cả. Hai cái đấy nó chả có vấn đề gì, chả có mâu thuẫn gì cả, vì ở góc độ của Biết mà nói ấy, thì nó biết cả hai, nó biết cả việc là gì? Mệt mỏi. Nó biết cả việc chống lại mệt mỏi, nhưng Biết có bị mệt mỏi không? Biết chả bao giờ mệt mỏi cả, bằng chứng là ngay khi đang mệt mỏi vẫn biết. Chứ không làm sao con nói con mệt mỏi? Đấy, như vậy là cái kết quả của thực hành là mình mất đi cái khao khát có một cái trạng thái mà tốt hơn trạng thái bây giờ.

Trạng thái bây giờ luôn là tốt nhất dù nó có là cái gì đi nữa, đấy. Dù con đau đầu khủng khiếp đi nữa, thân thể con rất đau, tâm con muốn uống thuốc, ok, chả sao cả. Thân thể đau, tâm uống thuốc, rồi thân thể đi lấy thuốc uống cũng chả sao cả. Mà không uống thuốc, chả tìm thuốc nào hết cũng chả sao cả. Cả hai trạng thái đều rất ok, con ok với việc muốn uống thuốc lẫn ok với việc không có thuốc.

Đấy, còn tâm trí thông thường thì nó sẽ không ok, nếu tìm ra thuốc không được thì khó chịu chứ, đúng không? Tâm trí thông thường nhé, tìm ra thuốc không được khó chịu ngay, nhưng đây là gì, mình ok với việc thân thể đi tìm thuốc, nhưng mình cũng ok với việc tìm chả ra cái thuốc gì hết. Nằm đau mãi, cả hai đều ok.

Đấy, thì đấy là cái nó đến sau khi con đã hiểu sự thật. Thiền được cũng ok, không thiền được cũng ok, mà thiền kết quả tốt cũng ok mà thiền kết quả xấu cũng ok nhưng mà không có chỗ điều kiện để thiền cũng ok. Thế nào cũng ok.

Con hài lòng với cái đang là này một cách trọn vẹn. Con không vấn đề gì với cái đang là này hết.

Thế còn cái mà lâu nay làm mình khổ ấy, trong câu chuyện này là cái tôi ấy, đấy chỉ là câu chuyện cái tôi. Cái tôi thì nó luôn luôn chống lại cái gì mà làm hại nó, đấy bản năng của nó rồi mà, làm hại nó, nó phải từ chối chứ đúng không?

Đấy, đúng không nhỉ?

Tuy nhiên mình tìm xem tôi nó là cái gì thì lại không thấy, đấy, hoá ra lâu nay cái sự làm hại chả hại cái gì cả. Con đau đầu nhưng chả ai bị đau đầu hết, nói cách khác đấy. Con đau đầu nghĩa là gì? Trong Biết hiện ra một cái cảm giác đau đầu, thế thôi, đấy gọi là “Tôi đau đầu” đấy.

Cái câu “Tôi đau đầu” thực chất là gì? Trong cái Biết hiện tại này, có một cảm giác đau đầu hiện ra, chứ nó không phải là có một cái tôi ở đây và cái tôi đấy bị đau đầu, đúng chưa? Đấy, thế thì khi con hiểu đúng thì con thấy rằng đau đầu nó có hại ai đâu, tại sao mà phải làm gì. Đấy, tại sao phải chống lại, tại sao phải tiêu diệt, nó chả hại ai đâu. Đau, muốn đau tiếp thì đau, mà muốn không đau tiếp thì không đau tiếp, ví dụ có thuốc tiện uống thì tiện, đúng không? Uống. Có tiền để mua thuốc thì mua, đấy, nhưng giả sử không mua được thuốc hoặc là không tiện mua đúng không? Cửa hàng đóng cửa thì cũng rất ok, vì cái này có hay gây chuyện cho ai đâu, đấy. Như vậy là gì? Con chữa bệnh cũng ok mà con không chữa bệnh cũng ok, chứ không phải là tu hành tốt rồi không phải chữa bệnh nữa, đúng không?

Hay tu hành tốt là không muốn chữa bệnh nữa cũng không nốt. Tu hành tốt là ok với việc chữa bệnh lẫn không chữa bệnh.

Đấy, sư phụ nói để con hiểu vì có vẻ con đã học được cái gì đó trước khi gặp sư phụ rồi đúng không? Nên con mới hành thiền trước, sư phụ đang nói cho con để con hiểu cái con đường này đi về đâu, con đường này nó đưa mình đi đến chỗ là con ok với mọi thứ, chứ nó không dẫn đến cái việc là mình có một trạng thái hơn trạng thái hiện giờ của mình. Đấy, mà con đang hiện giờ thế nào thì con ok với cái đấy, vì thế người ngoài nhìn vào con sẽ thấy con rất là bình thường. Tại vì con vẫn đau đầu, vẫn nhăn nhó như cũ, chứ không phải là con giác ngộ xong con hết đau đầu, hết nhăn nhó. Nhưng mà khi con đau đầu con ok với đau đầu, khi nhăn nhó con ok với nhăn nhó. Còn trước đây là khi đau đầu con nghĩ “Không, phải uống thuốc chứ, không thì chết”, khi nhăn nhó con nghĩ là “Ôi tu hành mãi vẫn nhăn nhó thế này không được”, con không ok với đau đầu, con không ok với nhăn nhó.

Nhưng giả sử con nhận ra sự thật rồi ấy, ngộ đạo rồi ấy, thì con đau đầu vẫn đau đầu, nhăn nhó vẫn nhăn nhó. Nhưng khi đau đầu thì ok với đau đầu, khi nhăn nhó ok với nhăn nhó, khác mỗi tí thế thôi, con hiểu không? Nhìn bên ngoài không ai biết được vì vẫn thấy con đau đầu, vẫn thấy con nhăn nhó, vẫn thấy con đi tìm thuốc uống. Đấy, nó biến đổi cái trạng thái bên trong của con, con thấy rằng, ừ thì thứ nhất là nó chả xảy ra với ai, chả ai bị hại, thứ hai là nó hiện ra trong Biết thế thôi, rồi tan vào Biết, nên thế nào cũng được. Chứ không phải là nên phải thế này, phải thế kia, cái người càng tiến bộ thì càng không thấy phải cái gì cả.

Hay là Đạo Lão nói rằng “Đạo là rất tự nhiên”, người càng tiến bộ thì càng thấy không phải cái gì cả, người càng ít tiến bộ thì lúc này phải này, lúc này phải kia. Suốt ngày phải này phải kia.

Càng tiến bộ càng thấy thế nào cũng được, đau đầu cũng được, la ó, la hét cũng được, khóc lóc cũng được. Đấy, thì đấy là kết quả của cái con đường đến sự giải phóng và tự do tuyệt đối hoàn toàn. Nó không có vấn đề đến cái gì nữa, chứ không phải nó đạt được một trạng thái A hơn trạng thái B.

Con nói bật míc đi, sư phụ không nghe con nói gì đâu.

Trần An: Dạ vâng… Sư phụ ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ rồi, đã hiểu hơn chưa?

Trần An: Dạ vâng ạ, con hiểu rồi ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Được.

Rồi tiếp bạn khác đi, Tú Hân nói đi.

Tú Hân: Dạ, con chào Sư phụ ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Covid này ảnh hưởng gì đến làm ăn của con không?

Tú Hân: Dạ có ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, có đủ tiền sống không?

Tú Hân: Dạ, chồng nuôi ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Rồi, thành công quá rồi gì nữa đúng không? Đấy đã hiểu vì sao lấy chồng chưa? (Hồng Anh cười). Đấy

Tú Hân: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Lấy chồng để đề phòng những lúc… đúng không?

Tú Hân: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Rồi, con trình đi.

Tú Hân: Dạ vâng ạ, con xin trình Pháp của con thì, tức là khi mà con có cái cơn cảm xúc tiêu cực nó ùa đến ạ, thì lúc đó là con, con cảm thấy rất là khó chịu trong người thì bắt đầu con mới ngồi, con cứ ngồi thôi để con cảm nhận cái cơn khó chịu đấy.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Tú Hân: Xong rồi một loạt những cái suy nghĩ nó cứ đến, rồi nó trách móc, nó phán xét người này, người kia.

Xong rồi lúc đó thì con thấy, con cảm nhận thấy ngực mình nó thắt lại, người cảm giác như khó thở. Sau đó thì con cũng hỏi là: “Cái cảm xúc khó chịu này xảy ra với ai?”

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Tú Hân: “Những cái suy nghĩ này nó xảy ra với ai?” Thì xong rồi tự dưng con nhìn con thấy chỉ là:

Ừ, chỉ có hình ảnh chân tay rồi những cái cảm giác trên thân thể là nó đau thắt ở đâu hay là khó chịu như thế nào. Xong rồi, thì lúc đấy, thì con không thấy cái tôi nào cả. Nhưng mà tự dưng lúc đấy, con lại thấy có một suy nghĩ là: " Thực ra thì cái tôi, tức là con thấy là cái tôi ấy... nó chỉ là một cái, giống như kiểu một cái suy nghĩ nó đặt tên như vậy thôi chứ... nếu mà bây giờ con gọi nó là một cái lan, một cái huệ, thì có thể nó cũng sẽ là như thế.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Tú Hân: Nhưng mà, bởi vì từ trước đến giờ, mình cứ mặc định cái thân thể này là cái tôi lâu quá rồi và mình tin nó là như thế ạ. Sau đấy thì khi mà con hỏi, con quan sát như thế rồi, thì cái cơn khó chịu thì nó vẫn còn, nhưng mà con cảm thấy là nó không có bị ảnh hưởng nhiều nữa ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Con đi tìm không? Tìm cái Tôi đấy không? Có tìm xem nó xảy ra với ai? Có tìm xem cái ai đấy là cái gì không?

Tú Hân: À. Dạ có ạ. Khi mà con hỏi là: "Cái cảm xúc này xảy ra với ai? Xảy ra ở đâu?" Lúc đấy thì con chỉ thấy là, những cái cảm xúc, những cái suy nghĩ nó nổi lên, xong rồi những cái hình ảnh, chứ không hề thấy một cái Tôi nào cả.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi. Không thấy có gì là tôi cả.

Tú Hân: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng không? Đây, đố con cả ngày đi tìm tôi, đố tìm nổi luôn, tìm chân trời, góc bể luôn, đúng không?

Tú Hân: Dạ vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy. Cái chân tay, thân thể thì thấy, nhưng mà tôi, không bao giờ thấy cả, đúng không? Từ bé đến lớn chẳng ai tìm thấy cái tôi nào cả. Thì đấy, giáo lý Vô Ngã đơn giản thế thôi. Có gì là tôi đâu, đúng không? Có gì là tôi đâu. Bạn bảo:" Ừ, có tôi nhưng mà bạn thử tìm xem có gì là tôi không? Không thấy. Chả có gì là tôi cả, đấy. Dẫn đến việc mình thấy rằng là việc mình tin có một cái tôi nào đấy nó rất là vô lý vì không thấy có gì là tôi. Thế thì dần dần nó mất đi cái gọi là cái chấp, rằng: “Đây là tôi. Cái này là tôi. Cái kia là tôi.", đúng không? Bảo thân thể này là tôi đây. Bạn nhìn xuống thấy cái thân thể chứ, nhìn thấy tôi đâu? Thì sao lại bảo thân thể là tôi được. Đúng chưa? Tại sao bạn không bảo: “Cái bàn là tôi, cái điện thoại là tôi.” đúng không? Đấy là cái việc mà mình tìm không thấy tôi đâu.

Còn cái thứ hai là: "Mình có điều khiển được cái gì không?" Sư phụ đã giảng mấy hôm nay rồi đấy. Cô, rồi vân vân đấy. Cô làm hay Tôi làm, ý Cô hay ý Tôi đấy. Tôi có cái vai trò gì không? Thì không thấy có vai trò gì trong cuộc sống này hết.

Một thứ mà tìm không thấy nó đâu cả. Nhìn không thấy nó đâu hết. Cũng chả có vai trò gì trong cuộc sống này, thì đặt câu hỏi liệu rằng nó có tồn tại hay không? Đúng không?

Một thứ mà nhìn không bao giờ thấy đâu nhé, tìm không thấy đâu hết, mà nó cũng chả có cái vai trò gì cả. Mọi hành động quyết định đều không phải đến từ nó, thì cuối cùng là tự mình sẽ lung lay được: "Ừ, thế có cái đấy thật không? Hay chỉ là một suy nghĩ tưởng tượng nó bảo thế thôi.” Đấy. Giống bảo như đây là tôi đấy.

Rồi. OK, đúng rồi đấy. Tốt. Chuyển đi Tú Hân: Với lại con xin chia sẻ một chút ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ờ, con nói đi.

Tú Hân: Thì ở nhà con có hai thằng cu. Thì hôm, khi mà bọn nó trêu nhau ấy ạ. Thì con thấy là thằng cu anh thì nó cứ nói ra là một hình con ma, hay là có một con gì đang đậu ở trên người của thằng em. Thế là thằng cu em nó cứ rú lên. Thì lúc đấy, con mới thấy là: “Ừ nhỉ.” Con mới chợt nhớ đến cái câu, câu của Sư phụ nói là: “Tin rằng suy nghĩ là sự thật. Luân hồi muôn kiếp mãi chửa thôi". Thế xong rồi con mới bảo là: "Ừ, rõ ràng là không có cái gì. Nhưng mà thằng cu em, nó cứ nghĩ đấy là thật và nó hét ầm lên.” Tức là khi mình ở bên ngoài mình nhìn, mình thấy nó rất là rõ ràng ấy.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi. Đối với thằng cu em thì có cái đấy thật.

Tú Hân: Dạ vâng đúng ạ. Nó nghĩ là thật luôn ý ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nó tin vào suy nghĩ. Nó tin suy nghĩ của nó, đúng chưa?

Tú Hân: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Giống như là con đang tin là tôi thật ấy. Thì có tôi thật. Nếu nó tin là có con bọ trên người thì có con bọ trên người thật, đối với nó.

Tú Hân: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Được rồi. Tiếp đi.

Tú Hân: Dạ vâng. Con cảm ơn Sư phụ ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, vợ của Hồng Đạt đi.

Tuệ Chân: Con chào Sư phụ ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Chào con. Thế nào, đời sống gia đình có hạnh phúc không? Mới cưới hạnh phúc không? Cưới bao lâu rồi nhỉ?

Tuệ Chân: Dạ, vẫn còn trăng mật Sư phụ.

Sư phụ Trong Suốt: Ối giời, sướng thế còn gì nữa. Ok. Hạnh phúc không? Cuộc sống gia đình hạnh phúc không?

Tuệ Chân: Dạ, thấy vui Sư phụ. Vẫn còn trăng mật. (cười)

Sư phụ Trong Suốt: Rất tốt, rất tốt. Rồi. Toàn hạnh phúc thôi đúng không?

Tuệ Chân: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Không bị đau khổ nào. Đấy.

Tuệ Chân: (Cười) Dạ, thì thỉ thoảng vẫn cắn nhau một tí, nhưng con thấy cũng thú vị. Cũng chưa tới nỗi thấy khổ lắm ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Được. Vì Hồng Đạt nó hiền lành quá đấy. Hiểu không?

Tuệ Chân: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Bắt nạt được không?

Tuệ Chân: Con... cũng... bắt nạt được. (mạng chập chờn, không nghe rõ)

Sư phụ Trong Suốt: Khó nghe quá nhể?

Tuệ Chân: (Cười) Dạ, thì con đang gặp một vấn đề đó là: Hôm bữa con tư vấn cho khách ấy Sư phụ. Thì khách này sau đó thì lại từ chối. Thì... lúc đầu thì con. Lúc mà khách từ chối, thì mình cũng có sự thất vọng, nhưng mà lúc đó thì con có hỏi là: "Việc này thì nó xảy ra với ai? Và nó xảy ra ở đâu?"

Sư phụ Trong Suốt: Được.

Tuệ Chân: Cái cảm xúc của con nó rất là, gọi là nó bùng lên, xong rồi thôi, và nó lại tắt ấy. Thì con thấy là, ngay lúc đó, con tỉnh táo và sáng suốt và con rất là bình thường. Thì con, lúc đó con cũng có (nghe không rõ): "Không chốt thì thôi. Thì kiểu như con thấy chuyện không chốt rất là bình thường luôn ấy. Xong rồi, tự nhiên ngủ một giấc dạy, thì lại thấy cơn tức nó trào lên lại. Thì con lại lúc đó con cũng thấy hơi khó chịu. Con không muốn cơn tức nó trào lên. Xong rồi lại, lúc đó con cũng không tập. Con cũng không hỏi câu hỏi gì.

Xong rồi, cả hai ba ngày nay, thì mỗi lần thấy (nghe không rõ) đó thì con lại thấy cơn tức nó.rất là mạnh ấy.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Tuệ Chân: Con thấy rất là tức. Xong rồi, cơn giận nó nó mạnh lắm. Thì khi này, thì con cũng không ngờ là mình cứ giận như thế. Xong rồi là khi nãy, Sư phụ có nói với anh Trần An về cái việc là, mình cứ mong muốn là sẽ đạt một trạng thái nào đó, nó tốt hơn là cái trạng thái hiện tại của mình ấy.

Thì con cũng thấy là, đúng là mình quá mong muốn một cái trạng thái mà phải không có cái cơn giận nó xảy ra. Ý là mình tập thì nó phải hết giận. Mình phải là một người mà không có tu như thế, mà liên tục như thế. Thì con không muốn, con là một cái người như thế. Thì con cũng nhận ra là mình, mình đang bị chỗ đó là một. Nhưng mà cái cảm giác mà lúc đó con không thể, con vẫn thấy là nó vẫn rất là thật đối với con ấy. Thì con không có dứt ra được cái cảm xúc đó. Thì con không biết là làm cách nào để mình thực sự là mình nhận diện được cái cảm xúc đó, nó không thuộc về mình. Tại vì cái cơn trào lên nó rất là thật luôn ấy Sư phụ. Thì con muốn hỏi Sư phụ là có (mất tiếng)

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, được. Khi mà tức giận lên, thói quen của tâm trí là muốn từ chối ngay, đúng không? Tiêu diệt ngay. Không muốn điều đấy, đúng không?

Tuệ Chân: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Đó là thói quen cũ. Thói quen cũ là như vậy. Thế thì con cần tập một thói quen mới. Thói quen mới là gì? Lúc nãy bạn nào có tập đấy, là: “Cơn giận này có hiện ra rõ ràng không?” Thay vì mình tập trung vào cơn giận, tìm cách từ chối nó, thì tập trung vào sự rõ ràng.

Bằng cách đặt câu hỏi là: "Cơn giận này hiện ra có rõ ràng không? Hoặc "Cơn giận này có rõ ràng không?" Bạn Mẫn Hân hả? Cơn giận này có rõ ràng không? Con để ý vào sự rõ ràng. Con thấy gì? Nó rất rõ ràng. Có đúng không? Những cảm xúc mạnh, đặc biệt là tiêu cực ấy, nó cực kỳ rõ ràng. Thì thay vì để ý vào cơn giận và tìm cách chống lại nó, thì con để ý vào sự rõ ràng. Khi để ý vào sự rõ ràng ấy, bản chất là con đã chấp nhận được cơn giận rồi, đúng không? Con không chống lại nó là chấp nhận nó rồi đấy. Con để ý vào sự rõ ràng mà. Con thử hỏi là "Có rõ ràng không? Cơn tức có rõ ràng không?” Thấy rất rõ ràng. Đấy chính là cái để con chấp nhận nó. Con không còn muốn diệt nó để được cái mới nữa.

Rất tự nhiên đấy, rất tự nhiên, cái đấy rất tự nhiên thôi. Con tập trung vào sự rõ ràng thì con thấy nó rất rõ ràng. Thì việc mà con tập trung vào rõ ràng nghĩa là con đã chấp nhận được là “Ừ, mày cứ tiếp tục giận đi. Còn chị mày nhìn vào rõ ràng”. Đúng không?

Tuệ Chân: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy, thì con nhìn vào rõ ràng ấy thì một lúc sau ấy con thấy rằng là gì: "Ồ, cơn giận ở đây, hiện ra ở đây. Nó chỉ là một cái sự hiện ra rất rõ ràng trong Biết mà thôi. Nó không có gì khác cả. Một cái sự hiện ra rõ ràng trong Biết.” Giống như là niềm vui ấy. Nỗi buồn, niềm vui đối với Biết thì giống nhau. Vì nó chỉ là gì? Một sự hiện ra rất rõ ràng. Rất rõ ràng, rất sống động.

Đúng không? Và nó chả hại ai cả. Đấy. Khi con hỏi:" Nó xảy ra đối với ai?"

Tuệ Chân: Dạ, dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thì con thấy nó chẳng xảy ra với ai. Nó cứ xảy ra thế thôi. Nó không hại ai cả. Hóa ra nó đến không phải để hại con, đấy.

Tuệ Chân: Sao con cảm giác nó hại cái người con giận ấy Sư phụ (cười).

Sư phụ Trong Suốt: Nó không đến hại ai hết. Nó chỉ đến, để hiện ra một cách rõ ràng, trong Biết mà thôi.

Tuệ Chân: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Khi mà con để ý vào sự rõ ràng, thì con cho phép cơn giận được là chính nó. Còn trước đấy, nó đến phát, là con chỉ muốn diệt nó ngay. Đấy. Trước đấy, con đặt con là trạng thái thù địch. Nó là kẻ thù và con là tiêu diệt nó bằng Pháp, bằng cái gì đi chăng nữa thì vẫn là kẻ thù.

Tuệ Chân: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Còn khi con để ý vào sự rõ ràng ý, thì dần dần con thấy nó vô hại. Chả hại gì cả. Cứ hiện ra rất rõ ràng thế thôi. Đấy. Rất rõ ràng. Thậm chí nếu tiến bộ, con còn có thể hưởng được nó. Con hưởng được sự gì? Ví dụ sự nóng lên trong lồng ngực, đỏ bừng mặt, đúng không? Hưởng được các suy nghĩ chạy qua chạy lại tán loạn. Khi con để ý vào sự rõ ràng ấy, thì tối thiểu cơn giận trở thành vô hại. Còn tối đa mà nó biến thành một thứ mà có thể hưởng được. Đấy.

Thế thì lúc đấy rất hợp với câu là:" Cái cơn giận này có hiện ra rõ ràng không?". Đấy. Khi mà nó bắt đầu trở thành vô hại rồi, thì con dễ tập những cái khác hơn. Sẽ tập những cái như là:" Nó xảy ra với ai này? Xảy ra ở đâu này?"

Tuệ Chân: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Khi mà con để ý vào sự rõ ràng, thì cơn giận sớm muộn sẽ thành vô hại. Vì bản chất nó là vô hại sẵn rồi. Bản chất là pháo hoa bắn trên bầu trời thì hại ai? Nổ tung trên bầu trời, tỏa ra ánh sáng đẹp đẽ rực rỡ, rồi tan biến ở trong bầu trời. Thì pháo hoa đấy hại ai? Sân hận là một bông hoa đẹp. Đấy, sư phụ nói tinh thần ấy đấy. Sân giận là một trận pháo hoa đẹp. Nổ tung rực rỡ trên bầu trời, tiếng nổ rất oanh liệt, tia sáng rất chói mắt, rồi tan biến trong bầu trời.

Thì khi con hỏi: " Cái cơn giận này hiện ra có rõ ràng không?” Và con để ý vào sự rõ ràng, đấy.

Mấu chốt ở đây không chỉ đơn giản là có rõ ràng không nữa, mà thấy rất rõ ràng. Để ý, không thì hỏi thêm ba câu, bốn câu liên tục như vậy.

Một lúc sau, thấy cơn giận này vô hại. Nó chỉ đỏ bừng lên thôi. Nó chỉ làm cho cảm giác thân thể run bần bật… vân vân thôi. Nhưng nó chỉ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết thôi. Kể cả chưa tan đi nữa thì nó vẫn rất rõ ràng. Khi đấy, cơn giận nó đã trở thành vô hại. Nó chỉ đến để hưởng thôi.

Lúc đấy, con sẽ thấy là, thực ra đến để Biết nó hưởng đấy, Biết nó biết thế thôi. Đến chỉ để hưởng thụ cuộc sống này thôi. Giống như pháo hoa đến để ngắm, đến để ngắm thôi. Gọi là không để hưởng thì đến để ngắm. Đến để xem mà thôi, để ngắm mà thôi. Ngắm pháo hoa chính là hưởng pháo hoa đấy. Hưởng pháo hoa là gì khác ngoài việc ngắm pháo hoa? Hưởng cơn giận là gì khác ngoài việc ngắm cơn giận?

Đấy. Thì đấy là cái cách mà nếu con có cảm xúc mạnh, vừa xong bạn Mẫn Hân nói đấy, tiện sư phụ nói thêm vào đấy. Cái cơn giận này hiện ra rõ ràng không? Sau khi mà con thấy sự hiện ra rõ ràng của nó, con cảm nhận sự rõ ràng đấy, nó sẽ dần dần trở nên vô hại. Lúc đấy, con sẽ hỏi những câu như là:" Ừ thế nó xảy ra với ai?" Đấy, đi tìm cái ai đấy là cái gì? Hoặc là nó xảy ra ở đâu? Đấy, thì câu:" Có hiện ra rõ ràng không?" là câu trước, câu hỏi đi trước chuẩn bị, hỗ trợ hoặc là không cần hỏi thêm cũng được. Hỏi thêm cũng tốt cho những câu hỏi sau, cho nó dễ hóa các câu sau. Tại vì con nói đúng là gì, con vẫn đang bực tức, khó chịu ấy thì cái sức mạnh cơn giận nó có thể quá lớn đến mức con không thể nào thoát khỏi sự khống chế của nó, mà đi tìm xem: "Xảy ra với ai? Xảy ra ở đâu?" được rồi. Hiểu không nhỉ?

Tuệ Chân: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nghĩa là ở một cái trình độ nhất định, thì cảm xúc quá mạnh là con chịu.

Tuệ Chân: Đúng là lúc đó con … Sư phụ Trong Suốt: Không thoát được. Đấy.

Tuệ Chân: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Thế thì hỏi là: “Cái cơn giận này có hiện ra rõ ràng không?” Đấy. Hỏi ba, bốn lần, xong để ý xem có hiện ra rõ ràng không? Để ý vào sự rõ ràng ấy. Thì thấy hiện ra rất rõ ràng, rất rõ ràng, rất rõ ràng, rất rõ ràng. Thế là con thoát khỏi ảnh hưởng của nó. Vì đơn giản thôi, là con không để ý vào nó nữa, mà để ý vào sự rõ ràng. Lúc đầu chỉ cần thế thôi. Đấy. Giống như nhiều lúc, trên người mình đang đau, xong có chuyện đến quên béng luôn nỗi đau, cơn đau, đúng không?

Tuệ Chân: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Xong sau đó, hết chuyện đấy xong nó lại đau lại.

(Vài người ở đó cười) Sư phụ Trong Suốt: Con bị thế không?

Hồng Anh: Có.

Sư phụ Trong Suốt: Đang đau, tự nhiên có cú điện thoại khẩn cấp thế là, nói chuyện tự nhiên quên béng chuyện đang chảy máu chân cũng không biết gì luôn, không có cảm giác gì. Điện thoại đặt xuống xong. “Ôi, đau quá. Trời ơi, đau quá.” Chứng tỏ là cơn giận này nó chỉ có sức mạnh khi con đổ sự chú ý vào nó thôi. Bản chất là thế. Bản chất mọi thứ trên đời chỉ có giá trị với con khi chú ý vào nó thôi. Con mất sự chú ý vào nó, là nó mất sức mạnh luôn. Thế nên, ở đây là gì? Mình thay vì mình chú ý vào cơn giận, một cái cảm xúc tiêu cực, thì mình chú ý vào sự rõ ràng.

Bằng cách hỏi: “Nó có hiện ra rõ ràng không?" Càng để ý vào sự rõ ràng ấy, thì càng thấy rõ cái Biết. Sự rõ ràng đấy chính là Biết chứ có gì đâu. Và càng mất sự chú ý, rời sự chú ý ra khỏi cái tiêu cực. Và tiêu cực nó bắt đầu, về mặt hệ quả là gì? Nó trở nên vô hại. Lúc đấy, con hỏi thêm những câu như là: “Nó xảy ra với ai?”, sẽ dễ hơn nhiều. Đúng không? Hoặc "Nó xảy ra ở đâu?" Đúng không? “Đến đây để làm gì?” Đến đây để hưởng thôi, có gì đâu. Biết để hưởng, để ngắm thế thôi. Pháo hoa bắn lên bầu trời để ngắm chứ có gì đâu. Thì đấy, đây là để ý vào sự rõ ràng. Đây là cái chỗ mà cái Biết nó cứu con ngay ở chỗ đấy luôn. Cứu thẳng, trực tiếp luôn. Không phải cứu qua đường nào hết. Con để ý vào sự rõ ràng, chính là để ý vào Biết. Tự cứu, cứu luôn con khỏi cơn giận. Đấy. Được rồi. Cái này cần phải thực hành. Cái này sư phụ giảng thế thôi. Con thực hành xem nhé.

Tuệ Chân: Dạ. Con hiểu rồi. Con cảm ơn Sư phụ nhiều.

Sư phụ Trong Suốt: Cách tốt nhất là bây giờ, con vào phòng. Con tìm Hồng Đạt. Xong rồi trêu tức nó, để nó nói một câu nặng lời với con, để con đau lòng. Đấy, hiểu không?

Tuệ Chân: (Cười).

Sư phụ Trong Suốt: Cái này rất là dễ này: “Anh nói thật. Anh hãy nói một sự thật với em mà lâu nay anh không nói đi. Hoặc anh hãy nói về một suy nghĩ về em mà anh không nói bao giờ, chưa nói bao giờ với em đi, ít khi nói với em. Nói luôn cho em biết đi. Em khẩn nài anh. Em cầu xin anh nói cho em biết.” Thế là nó tưởng con, gọi là thật lòng, đúng không? Nó sẽ...

Tuệ Chân: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đàn ông rất là dại. Con hiểu không? Ngay khi phụ nữ nói thế, tưởng là phải nói thật. Lẽ ra, lúc đấy là lúc cảnh giác nhất thì... đàn ông lúc đó lại là lúc kém đề phòng nhất. Lúc đấy phải là lúc, cẩn thận không nói gì hết cơ, thì đấy mới là thông minh. Nhưng Hồng Đạt nó dại lắm, sư phụ biết tính nó, nên là con, con cầu xin đi. Kiểu gì nó cũng sẽ nói cho con một câu mà con đau lòng. Tập, rồi cứ thế tập, nhé.

Tuệ Chân: Con là con làm nhiều, thấy nhiều lần rồi Sư phụ. Con làm thấy nhiều lần rồi giờ thấy Hồng Đạt đề phòng rồi Sư phụ.

Sư phụ Trong Suốt: Đề phòng rồi hả?

Tuệ Chân: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thế! Không sao. Lần này hãy chân thành hơn, đúng không? Quỳ xuống.

Em xin anh, cầu xin anh cho em biết một điều mà anh thầm nghĩ về em đi. Đấy. Thế xong lại đau vài ngày, đúng không? Đau vài ngày cũng được. Tập Pháp luôn, nhé.

Tuệ Chân: Dạ. Tiện thì tập luôn Sư phụ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, được. Covid có gì làm đâu, kiếm trò mà chơi chứ?

Tuệ Chân: Dạ. Con chào Sư phụ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Rồi, Hoàng Thúy nói đi.

Hoàng Thúy xong rồi bạn nào giơ tay kia nhỉ?

Hồng Anh: Mai Ngọc Tú.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, Hoàng Thúy xong đến Mai Ngọc Tú. Hai bạn được không? Xong rồi chuyển chủ đề.

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Hoàng Thúy nói đi con.

Hoàng Thúy: Dạ, Con nghe được. Con chào Sư phụ ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Hoàng Thúy: Sư phụ. Con xin chia sẻ một cái. Cái này con không phải tập với cảm xúc đâu ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Được.

Hoàng Thúy: Nhưng mà có một buổi tối con đọc truyện cho con trai nghe ấy.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Hoàng Thúy: Thì lúc ấy con không biết là cái gì nó đẩy con đến cái trạng thái đấy nhưng mà con tự dưng con để ý xem là ai đang nói, ai đang đọc, thì tự dưng lúc đấy con chỉ thấy có một cái âm thanh nó phát ra chứ không cảm thấy cái đấy là do mình nói nữa.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, đúng.

Hoàng Thúy: Thì cái đấy có phải là lúc đấy là mình không còn, con chỉ cảm thấy là có cái âm thanh đọc ra và có một hình ảnh chữ hiện ra và một âm thanh nó cứ phát ra theo cái chữ ở trên câu truyện đấy.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Hoàng Thúy: Hoặc cái suy nghĩ đấy chứ không phải là tôi đọc nữa.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng.

Hoàng Thúy: Thì cái đấy nó có đúng như cái Sư phụ nói không ạ?

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi. Bản chất là các con không phải là cái người đang cố tình nói hay là người đang cố tình nghĩ mà ngược lại âm thanh nó bắn ra thì con nhận là con nói. Suy nghĩ bắn ra thì con nhận là con nghĩ. Thực tế là ngược lại. Trông thì có vẻ là con đang nói với sư phụ.

Hoàng Thúy: Đúng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nhưng thực chất là âm thanh bắn ra xong thì ngay lập tức suy nghĩ nhận “tôi vừa nói này”, nhận vơ.

Hoàng Thúy: Đúng ạ. Con có nhận ra được như thế.

Sư phụ Trong Suốt: Cái nhận vơ đấy biến mất thì lập tức mọi thứ trở nên tự nhiên. Bản chất là nó tự nhiên sẵn rồi. Bản chất Cô là cái lực lượng khiến âm thanh bắn ra. Cô là cái lực lượng khiến suy nghĩ bắn ra. Cô ở đây con có thể hiểu là nhân quả cũng được, duyên cũng được mà Biết cũng được. Mình gọi chung là Cô. Đúng không?

Hoàng Thúy: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Cô là cái thế lực làm cho suy nghĩ bắn ra, âm thanh bắn ra từ nãy đến giờ.

Nhưng mà cái sai lầm của tâm trí là gì? Cô vừa bắn ra xong thì nó nhảy vào bảo ôi tôi vừa nói xong đấy. Tôi là cái người bắn ra cái suy nghĩ này này. Tôi là cái người đã bắn ra cái lời nói này. Như vậy cái này được nhận vơ sau khi cái kia xảy ra rồi. Giống như sư phụ khoa tay một cái bản chất là gì, ai là người làm tay này khoa lên? Hay là mắt nháy này. Ai nháy mắt đi. Ai là người làm mắt nháy? Mắt con có nháy mắt bao giờ không?

Hoàng Thúy: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy vừa nháy xong. (Mọi người cười).

Ai là người làm nháy mắt? Có phải con hay Cô?

Hoàng Thúy: Cô ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nhưng mà khi vừa nháy xong thì nó lại nghĩ, con lại nghĩ rằng gì…

Hoàng Thúy: Tôi nháy ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Tôi vừa nháy mắt, đúng không? Mấy người nghĩ rằng là Cô vừa nháy mắt?

Ít lắm. Hầu như mọi người hỏi ai vừa nháy mắt thì con trả lời ngay là gì…“Thưa sư phụ, con vừa nháy mắt xong”.

Hoàng Thúy: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Thế có phải nhận vơ không?

Đấy con nháy mấy phát rồi đấy.

Hoàng Thúy: Vâng ạ, nháy liên tục mà không biết ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Kể cả con có biết, con nhìn vào màn hình đi. Con vẫn nghĩ là con, vì cái thói quen nhận vơ nó đã thành thói quen của hàng chục năm nay.

Hoàng Thúy: Thành thói quen ạ. Vâng. Tức là chỉ có khoảng một, tức là trong khoảnh khắc nào đấy mình nhận ra cái điều đấy ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Trong khoảnh khắc đó.

Hoàng Thúy: Chứ không phải liên tục ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Trong khoảnh khắc đó trí tuệ của con phát triển thì con thấy rằng cái này không phải là tôi nói mà là không nhận vơ nữa.

Hiểu không? Con không nhận vơ con là nó nữa thì con thấy sự thật thôi. Tại vì cái mà không phải sự thật là gì, là cái nhận vơ của con ấy. Chứ từ xưa đến nay hành động của con rất tự nhiên, hành động nào của con cũng tự nhiên hết, cũng là tự nhiên Cô bất chợt bắn ra. Đúng không? Đấy nháy mắt n lần toàn là Cô làm, đúng không?

Xong thì cứ nghĩ tôi làm.

Hoàng Thúy: Vâng thì cái cảm giác đấy cũng là tự nhiên nó xuất hiện chứ không phải do con cố tình tập hay là gì đâu ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Nhưng mà trong cuộc sống nếu con chịu khó cảm nhận nhiều hơn con sẽ thấy cái đấy. Sống nó có hai loại, hai cách sống.

Hoàng Thúy: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Con có hai trạng thái sống, trạng thái "làm” (doing) và trạng thái “là” (being). Nghe hiểu quá rồi đúng không?

Trạng thái “làm” ai cũng biết rồi. Hết làm cái này sang cái kia. Đúng không?

Trạng thái “là” nghĩa là gì? Chỉ cảm nhận thôi, cảm nhận mọi thứ. Không không cố tình là cái gì cả.

Hoàng Thúy: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy, không cố tình làm cái gì hết. Còn đâu chân tay nó vẫn gãi chân gãi tay, vẫn đứng dạy đi tè, kệ nó. Nhưng không cố tình là cái gì cả. Con “là” (being) nhiều hơn, con cảm nhận nhiều hơn. Con bớt “làm” (doing) đi, con bớt cố tình làm cái này cái kia đi.

Thì khi mà con ở trạng thái “làm” thì đương nhiên con nghĩ con là tôi rồi, đấy con đang kể chuyện cho con con nghe. Đương nhiên con là tôi, tôi kể chuyện chứ ai. Nhưng giả sử lúc con đang kể chuyện con being, vừa kể chuyện vừa cảm nhận. Đấy ngay bây giờ có thể làm được rồi.

Con cứ trình Pháp. Con đọc bài thơ cho sư phụ, con đọc bài thơ bất kỳ mà con thuộc làu đi, xong vừa đọc bài thơ con vừa cảm nhận. Cảm nhận thế giới thôi, cảm nhận cuộc sống, cảm nhận mọi thứ. Xem ai là người đang nói.

Con có thuộc lòng bài nào không? Hay là tốt văn đến mức là không có bài thơ nào thuộc lòng.

Hoàng Thúy: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Bài nào thuộc lòng?

Hoàng Thúy: Con không thuộc đâu ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Bài đơn giản, ví dụ như là bé lên ba, bé đi mẫu giáo. Cô thương bé vì bé không khóc nhè. Có bài thơ nào con thuộc lòng? Hoặc bài hát cũng được. Bài hát càng dễ. Bài hát càng dễ cảm nhận cái mà con vừa nói. Đây sư phụ đang dạy các bạn cảm nhận được luôn. Hát càng dễ cảm nhận được hơn là không phải con hát.

Khi con hát càng dễ cảm nhận hơn nữa vì đọc thơ vẫn phải cảm giác cố một chút nhưng hát không cố. Có bài gì không? Cháu lên ba đúng không?

Hoàng Thúy: Vâng ạ, để con.

Sư phụ Trong Suốt: Một con vịt xòe ra hai cái cánh. Đấy.

Hoàng Thúy: Con hát một bài “Một con vịt” vậy ạ.

Sư phụ Trong Suốt: “Một con vịt” và khi hát con cảm nhận, chỉ cảm nhận thôi.

Hoàng Thúy: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Hoàng Thúy: Một con vịt xòe ra hai cái cánh. Nó kêu rằng quác quác quác, quạc quạc quạc. Gặp hồ nước nó bì bà bì bõm, Lúc lên bờ vẫy cái cánh cho khô.

Sư phụ Trong Suốt: Sao, có cảm nhận được, có tí cảm nhận nào không?

Hoàng Thúy: Con cảm nhận thì là cái âm thanh phát ra có cái cơ miệng các thứ là nó hoạt động ấy ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, đúng rồi. Con cảm nhận đủ lâu, có thể 15 giây không đủ lâu. Con hát cái bài nào dài tý. Tý nữa sư phụ giảng con xong, con tự đứng hát một mình trong phòng. Đến một lúc con cảm thấy không phải con hát. Hát cả bài dài chắc chắn là, nếu con chỉ vừa hát vừa cảm nhận thì con thấy lúc nào đó con không phải là người đang hát mà mọi thứ đang diễn biến tự nhiên ở trong Biết.

Hoàng Thúy: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy. Còn bài ngắn quá thì con chưa kịp vào trạng thái đấy. Giống như con kể chuyện cho con con thì phải được một lúc thì Cô mới nhập vào con đúng không? Biết nó mới nhập vào. Thăng hoa đấy. Thăng hoa đấy. Thì con thấy ừ nó cứ làm thế thôi, tay chân làm, miệng nói, đầu óc nghĩ nhưng con không phải là người đấy. Con đang biết tất cả những thứ này nhưng con không phải là người đang nói, đang làm việc. Cái sự Biết đang xảy ra mà con không phải là cái người làm.

Hoàng Thúy: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Thì hát rất là dễ, lúc hát là dễ.

Hoàng Thúy: Tại lâu lắm rồi không hát Sư phụ ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Đóng cửa phòng vào hoặc là vào phòng vệ sinh.

Hoàng Thúy: Con hay đọc thôi ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đọc cũng được. Đọc cũng được mà. Con cầm quyển sách con đọc một cách vô thức. Cứ đọc thôi. Cũng được, đọc cũng được.

Đọc cũng là một cách không kém gì hát. Con cầm quyển sách con đọc. Nhưng mà con đọc to ra miệng.

Hoàng Thúy: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Con đọc to ra miệng cả quyển sách đấy, đến lúc nào đấy con không cố tình đọc mà con chỉ cảm nhận thì sau con thấy được ừ đúng nó tự hiện ra thôi.

Hoàng Thúy: Dạ vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy, tại vì bản chất từ xưa tới nay thế giới nó vẫn là như thế sẵn rồi. Nhưng mà sau khi hoạt động vừa xảy ra thì tâm trí nhảy vào bảo tôi vừa làm xong, tôi vừa làm xong. Hiểu không?

Hoàng Thúy: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy. Hôm nọ con có xem cái phim 6 giây trước không nhỉ, 6 giây ấy?

Hoàng Thúy: Có ạ, hôm trước con có xem ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Con đã lựa chọn trước 6 giây. Đấy, thế giới nó như thế đấy.

Hoàng Thúy: Cái phim đấy nói chung là có tác động rất lớn trong suy nghĩ của mình ấy ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy, cái ông đấy ông nghĩ rằng ông ấy là người chọn. Nhưng mà thực ra cái suy nghĩ, cái não nó đã chọn 6 giây trước rồi.

Ông ấy chỉ là người bảo tôi vừa chọn thôi.

Hoàng Thúy: Vâng, đúng rồi ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Chứ đã chọn từ 6 giây trước.

Sau tâm trí nó nhảy vào nó bảo tôi vừa chọn đấy.

Tôi vừa quyết định xong đấy. Nó lừa hết cỡ không. Nó lừa rằng tôi là người ra quyết định.

Trong khi 6 giây trước sự quyết định đã xảy ra.

Tôi vừa chọn xong, tôi vừa chọn xong. Toàn lừa thôi. Đấy. Mà cái này là 6 giây liền. Trong cuộc sống của con, con luôn luôn làm việc đấy. Con nhấc điện thoại lên, vừa nhấc điện thoại đã nghĩ là tôi nhấc điện thoại. Đấy, gãi đầu gãi xong mới nghĩ là ôi tôi vừa gãi đầu. Chứ bản chất là gì, các hoạt động của con nó thường xuyên diễn ra theo duyên, hay theo Cô, ý Cô. Thì một lúc nào đó cảm nhận được cũng bình thường thôi. Hay như sư phụ lúc nào cũng cảm nhận thế, lúc nào cũng thấy ngồi đây âm thanh nó bắn ra vèo vèo vèo vèo. Mình chả phải làm cái gì cả, sướng kinh khủng luôn. Nên sư phụ có thể giảng Pháp với làm mọi việc rất lâu mà không mệt vì thế. Vì có phải làm gì đâu mà mệt. Ít nhất là không mệt về tâm lý. Đúng không? Vật lý thì nó vẫn mệt thôi, tiêu hao năng lượng thì nó vẫn mệt, nó có thể vẫn là mệt, nhưng mà cái tâm lý của mình chả thấy mệt gì cả. Thì có làm gì đâu mà mệt? Cứ bắn ra thôi đúng không? Sư phụ không cần phải chuẩn bị sẵn một bài giảng Pháp cho con.

Hoàng Thúy: Đúng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Từ xưa tới nay sư phụ lên cái bục gọi là bục phát biểu của một cuộc lễ hội lớn, một đại hội lớn sư phụ cũng chả chuẩn bị gì cả.

Vì sao? Vì mình có phải làm gì đâu. Thân tâm nó sẽ tự chuẩn bị, nếu cần. Con không cần phải chuẩn bị, yên tâm ngày mai con đi họp, con bảo không phải chuẩn bị gì hết thì đúng giờ, ví dụ như là họp lúc 5 giờ, nếu mà sự lo lắng quá nhiều đến thì 2 giờ thân tâm tự tỉnh dạy và tự làm tất cả các trò để 5 giờ có tài liệu họp. Đấy không phải con làm. Thân tâm có khả năng tự lo chính nó, đói nó tự đi mò đồ ăn. Không phải con đi tìm đồ ăn luôn. Đói, lập tức nó vận động đi tìm đồ ăn. Đúng chưa? Đúng không?

Hoàng Thúy: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ra đường mà nhìn thấy ô tô đến nó tự tránh. Con ngồi đây có gì ném vào mặt con nó tự né.

Hoàng Thúy: Đúng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Cái sự vận động của thân tâm ấy, nó tự lo cho chính nó. Đói sẽ tự lo đồ ăn.

Buồn thì tự tìm trò giải trí mà chơi. Đúng không?

Thấy con khóc thì tự đến dỗ. Bản chất cái sự vận hành tự nhiên nó thế sẵn rồi, không cần phải điều khiển được đấy.

Từ xưa tới nay con không phải điều khiển thân tâm vì nó đã được tập luyện để điều khiển chính nó.

Hoàng Thúy: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy, đến tuổi cập kê là đi tìm người yêu. Tự nhiên. Không ai bảo, bố mẹ bảo mày phải đi tìm người yêu đi, nó tự đi tìm người yêu. Đấy, giống như đói đi tìm đồ ăn thôi.

Đấy, nó tự lo chính nó được. Con con nó bảo mẹ đọc cho con đi thì nó sẽ tự tìm phương án đọc cho con. Con không cần phải điều chỉnh, điều khiển nó đọc cho con. Đấy là sư phụ nói sự thật nhé. Là thân tâm này nó tự vận động được, tự lo, thân tâm nó tự lo. Đói là tìm đồ ăn yên tâm đi, khát là tìm đồ uống. Đấy, thế trình độ cao là nó gì? Nó còn chọn loại thức ăn nào phù hợp với nó nhất. Đang thiếu C, nó ăn cái gì, chất gì nhiều C nhất, tự thế luôn. Cơ thể nó thiếu chất gì nó sẽ tìm chất đấy nó ăn, đấy.

Hoàng Thúy: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Cái vận động thân tâm nó rất là có khả năng tự lo, không cần phải khống chế điều khiển nó. Còn cái khống chế điều khiển là một cái ảo giác xuất hiện sau khi cái đấy xảy ra. Đấy, hiểu không nhỉ?

Hoàng Thúy: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Khi sư phụ nói con hiểu rồi nhé, nhưng mà suy nghĩ nó bảo là tôi vừa cố hiểu xong là tôi đã hiểu, chứ nó không là ơ tự nhiên hiểu. Nó không bảo thế. Nó bảo tôi đã cố gắng nghe và tôi đã cố gắng hiểu, tôi đã hiểu được.

Chứ nó không bảo là tôi tự nhiên hiểu, sư phụ nói phát là hiểu luôn. Đấy, thì những cái ảo giác đấy rất là mạnh.

Như sư phụ ngồi đây nói chuyện với con thì sư phụ thấy rõ là cứ thế nó tuôn ra, đơn giản thế thôi, chả có phải lập kế hoạch, tính toán gì, kế hoạch gì, điều khiển gì.

Nhưng ngày xưa sư phụ cũng giống con thôi.

Sư phụ cũng phải nghĩ rằng mình phải nghĩ mới ra câu trả lời hay chứ, đúng không? Mình không chuẩn bị sao mà tốt được, đúng không?

Hoàng Thúy: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy. Thì khi mà hiểu rằng không có ai là người điều khiển, con sẽ thấy thế giới nó hoạt động một cách rất tự động. Và việc của con, thật sự ấy, chỉ có ngắm thôi. Đấy.

Con không phải đọc sách cho con con đâu vì chân tay sẽ cầm quyển sách lên, mắt nó tự nhìn và suy nghĩ nó sẽ tự chạy, xong tự phát ra âm thanh. Con không phải cố đọc sách cho con con.

Hoàng Thúy: Đúng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Con hoàn toàn được hưởng cái cảm giác đọc sách cho con con thật là vui vẻ, hạnh phúc, thoải mái. Hưởng tất cả những cái xảy ra đấy, gồm âm thanh đấy, hình ảnh đấy, cảm xúc đấy, hưởng hết. Biết nó hưởng hết mà.

Hoàng Thúy: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy. Thì đấy là cái sư phụ nói với con cái sự vận hành thật sự của thế giới này.

Nhưng mà suy nghĩ ấy, cái thói quen lầm lạc của suy nghĩ nó không đồng ý điều đấy. Nó sẽ bảo không, phải cố mới được, đấy. Chúa Giêsu có bài giảng rất là hay đấy. Hạt giống mà đem xuống mảnh vườn thì nó tự mọc lên. Đúng không? Cần gì con phải canh tác đâu. Nó vẫn mọc lên mà. Đúng chưa?

Hoàng Thúy: Đúng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Con chim thì tự nó có lông để nó che được nắng gió cần gì con phải làm gì.

Đấy, với những thứ rất tầm thường như hạt giống, con chim mà Thượng Đế, mà Cha đã lo đến như vậy thì đời con làm sao cha lại không lo cho con. Chúa nói ẩn dụ đấy. Tất nhiên nói thế trình độ quá cao rồi. Vì Cha đây là Biết. Biết đã lo cho mọi thứ thì không có lý do Biết không lo cho cái thân tâm này. Đúng chưa? Nhưng mà thôi đi hơi quá rồi đúng không? Nhóm này chưa giảng đến đấy đúng không? Đến đoạn Biết biểu diễn chưa ấy nhỉ?

Một bạn: Rồi ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Rồi ạ. Oa, thế quá xa rồi. Yên tâm đi, Biết sẽ biểu diễn cảnh. Con đói, Biết sẽ biểu diễn ra cảnh thân thể đi tìm thức ăn. Đúng không? Đến hạt giống trên đường, con chim ngoài trời, Biết nó còn lo nữa là con. Thân tâm này, Biết lo cho hết cỡ, yên tâm đi. Thôi rồi, hôm nay giảng thế hơi xa rồi, quay lại về không có tôi.

Bản chất là không phải có cái tôi nào điều động thân tâm này hết mà thân tâm nó tự vận động theo các cái nhân duyên của riêng nó hoặc là mình nói theo ý Cô. Nó tự vận động, đấy, theo nhân duyên, theo ý Cô, theo Biết. Tóm lại nó không phải là cần một người điều khiển. Cái thân tâm này không có cái nào cần người điều khiển hết, đấy.

Nếu sư phụ dọa con là mai mà không trình Pháp tử tế thì sư phụ đuổi thì tối nay nó sẽ tự lo tìm phương án trình Pháp ngày mai. Yên tâm đi, không cần phải lo. Vì con có đập đầu tao đi ngủ đây thì đến 10 giờ sẽ tự tỉnh dạy, không chịu nổi, nó không ngủ nổi luôn. Đúng không?

Hoàng Thúy: Đúng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nó không ngủ nổi, 10 giờ nó tìm phương án. Đúng chưa?

Hoàng Thúy: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Sếp mà gọi điện thoại cho con, dọa một câu gì đấy thì cái thân tâm nó tự lo giải quyết vấn đề. Tý nữa con quá đói, thì cái thân tâm nó tự mò tìm thức ăn. Cái thân tâm này không cần một cái Tôi đứng sau điều khiển. Nên không có tôi thì không chết được đâu.

Hoàng Thúy: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Được rồi, tốt.

Hoàng Thúy: Dạ vâng ạ, con cảm ơn Sư phụ ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Mỗi lần kinh nghiệm như vậy thì con sẽ càng tự tin vào Sự thật hơn.

Tý nữa nhé, đóng cửa vào nhà vệ sinh hát tướng lên. Hát một lúc xong thấy không phải mình đang hát chắc rồi.

Hoàng Thúy: Dạ vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy tất cả các con đều nên thử nhé.

Hoàng Thúy: Con sẽ tập kiểu đấy thường xuyên hơn ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Hoặc là sau này mắng chồng ấy, cứ mắng đi xong là kiểu theo bài ấy.

Lúc sau thấy không phải mình mắng rồi.

Chắc không mắng chồng bao giờ nên thấy ngơ ngác đúng không? Đùa thôi chứ chồng là đối tượng để yêu thương chứ ai lại mắng, đúng không?

Hoàng Thúy: Dạ vâng, con cảm ơn Sư phụ ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, rồi.

Bạn gì kia, bạn nam.

Hồng Anh: Dạ, bạn Mai Ngọc Tú.

Sư phụ Trong Suốt: Ngọc Tú. Con nói đi.

Ngọc Tú: Dạ, con chào Sư phụ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Ngọc Tú: Con chia sẻ con đi tìm cái Tôi. Và lại chả có cái Tôi nào để tìm Sư phụ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, tìm không thấy. Tưởng là có.

Ngọc Tú: Bình thường thì con hay nghĩ về cái mà tiêu cực ấy. Thì đấy là cái về sau nhưng mà lần này con thử con đi ăn kem. Con đi ăn kem xong rồi con thấy nó ngon. Thì con có đọc được là, thực ra cái bản chất cái việc kem ngon là do nó có một hàm lượng calo nhất định mà não nó bảo calo là tốt, con sẽ phải cần ăn thêm để bổ sung.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, ừ.

Ngọc Tú: Thế thôi, nó chỉ dừng ở đấy thôi. Thế là con mới nghĩ lại, ờ thế mà não mình có hoạt động như thế rồi, thì ở đây ai đang sướng.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Ngọc Tú: Thế là con lại thấy ở đây chả có ai đang sướng cả. Nó ngon mà ở đây không ai đang hưởng cái đấy cả. Thực ra bản chất của nó là không có cái tôi ở đây giống như Sư phụ giảng có một cái hình ảnh mình tự hình dung ạ. À, thằng này đang ngồi, ta đang ăn kem.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Ngọc Tú: Đấy xong rồi, tự thấy nó hay, tự thấy nó sướng. Chứ không phải là như thế. Vốn mọi thứ hoạt động nó nằm trong cái não này để mà. Cái não này thực ra nếu xét về bản chất nó cũng không phải là của mình. Nếu cái não này là của tôi thì đúng ra là khi mình ăn thì mình phải điều khiển được nó chứ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng.

Ngọc Tú: Mình không muốn nó ngon, hay mình muốn nó ngon thì mình phải điều khiển được chứ.

Nhưng mình lại không điều khiển được. Não này không phải là của tôi. Cái sướng này cũng không phải của tôi. Nó chả ảnh hưởng gì đến cái Tôi cả.

Cái Tôi nó không tồn tại. Đấy, đấy là con mới thấy.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Ngọc Tú: Thử cái khác, mà con bắt đầu nghĩ lại cái giai đoạn mà con bị trầm cảm. Con nghĩ lại tất cả, con sử dụng toàn bộ những cái ký ức về những cái đấy thì là con mới thấy tất cả những cái đấy nó hiện lên nó lại ảnh hưởng đến cái gì? Thì nó lại cũng chỉ là cái phản xạ ở trong bộ não thôi. Phản xạ khi mà cái ký ức nó hiện lên thì cái chất kích thích trong bề não nó phải hiện lên đủ đúng theo tuần tự theo cái phản xạ đấy. Nhưng mà cái vấn đề là cái gì ở đây nó đang bị chịu ảnh hưởng thì con lại thấy chả có cái gì chịu ảnh hưởng cả. Nó không có hình ảnh một cái tôi, không có hình ảnh thằng Tú nào hiện lên nó đang phải chịu khổ. Chỉ là một cái hiện lên thôi. Lúc sau thì nó hết. Thế là cuối cùng con nhận định được cái cuối cùng là mình ăn kem hay là mình đang bị đánh hay là mình đang bị cái suy nghĩ gì đấy nó dầy vò, không khác gì nhau cả.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Ngọc Tú: Mình cũng không hưởng cái sướng đấy mà mình cũng không chịu cái khổ đấy. À, mà cũng không có mình luôn. Dùng cái từ mình là sai.

Không có mình nào ở đây cả. Chỉ có cái vị của cái kem này, xong này có cái hình ảnh đấy nó hiện lên này. Xong cái cảm giác nó tác động vào ta.

Ví dụ con tập sờ, tập cấu người thì có phải là mình đang cấu mình không? Có phải cái Tôi đang chịu cấu không? Không thực ra thì cũng chẳng có cái Tôi nào. Nó chỉ là cái cảm giác thôi. Nó kích thích lên như vậy.

Sư phụ Trong Suốt: Một cảm giác hiện lên trong Biết. Cái con thiếu là hiện lên trong Biết.

Ngọc Tú: Vâng. Hiện lên trong Biết thôi.

Sư phụ Trong Suốt: Hiện lên trong Biết chứ làm sao hiện lên trong không Biết được. Nghe nó vô lý. Đúng không?

Ngọc Tú: Dạ vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Nên là hiện lên trong Biết để nhấn mạnh cái Biết bản chất nó hiện lên là đủ rồi nhưng mà nếu không…Đã hiện lên là phải trong Biết.

Ngọc Tú: Hiện lên trong Biết.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Ngọc Tú: Thế vừa nãy có mấy chị, chị bảo khen chẳng hạn. Con đọc được khen là bạn Tú đẹp trai thế. Thì bình thường phải thấy sướng chứ. Nhưng mà con cảm thấy nó chỉ là cái hiện lên trong đầu, à nhầm hiện lên trong Biết thôi. Hình ảnh nó đập vào đấy, nó hiện lên xong nó biến mất.

Sư phụ Trong Suốt: Đời con hóa ra quá đơn giản chỉ là thứ hiện lên trong Biết rồi tan vào Biết.

Ngọc Tú: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Đời thế thì có gì mà phải lo, phải ưu sầu, đúng không? Kể cả con có trầm cảm đi nữa.

Ngọc Tú: Cái lúc mà con… Sư phụ Trong Suốt: Trầm cảm thì nó cũng hiện trong Biết và tan vào Biết thì có gì phải sầu đâu.

Kể cả có Covid đi nữa thì nhiễm Covid thì cũng hiện trong Biết rồi tan vào Biết thì chả có gì phải ưu sầu.

Ngọc Tú: Vâng ạ. Nó không xấu mà cũng chả đẹp.

Nó không xấu không đẹp nó chỉ hiện lên thôi.

Sư phụ Trong Suốt: Hiện trong Biết rồi tan vào Biết. Đấy, giống như màn hình ti vi ấy, nó không phải lo nội dung phim làm hại gì nó cả. Nội dung nào thì nào, có xấu đến mấy đi nữa thì cũng hiện lên trong nó rồi tan vào nó.

Ngọc Tú: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Được rồi. Yêu đương gì chưa? Đã vợ con hay yêu đương gì chưa?

Ngọc Tú: Con chưa. Chưa có ai yêu.

Sư phụ Trong Suốt: Yêu đương đi. Vì thường người ta rất chủ quan khi không yêu đương, hiểu không? Yêu đương vào thấy trình độ của chính mình, đấy. Cảm xúc có sức mạnh đánh bại lý trí.

Ngọc Tú: Tức là con có thích 1, 2 người, nhưng mà không được nên con thấy mình lại đau khổ thôi.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy.

Ngọc Tú: Cái tôi mà, không được mà.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy, đấy.

Ngọc Tú: Nhưng mà bây giờ con thấy cũng chả khác gì việc mình đi ăn kem cả.

Sư phụ Trong Suốt: Được tốt, lý thuyết là như vậy.

Ngọc Tú: Nó không sướng mà nó cũng chẳng khổ.

Sư phụ Trong Suốt: Được, lý thuyết rất đúng, rất tốt, hãy thực hành.

Ngọc Tú: Chỉ hiện ra trong Biết thôi.

Sư phụ Trong Suốt: Ok bạn đã hiểu lý thuyết, bạn hãy đi thực hành, nhé.

Hồng Anh: Trong nhóm có mấy bạn khen bạn này đẹp trai làm con phân tâm quá.

Sư phụ Trong Suốt: Có bạn nào cảm thấy là người này có thể yêu được không nào? Giơ tay nào? Có thể thôi nhé, đúng không? Có thể yêu được người này không?

Tuệ Hoa rồi, Minh Thúy rồi, Hải Như. Đấy con nhìn đi, ít nhất là có hai bạn rồi đấy. Úi trời ơi Hải Triều, thấy chưa.

Bạn Tú: Khi con chẳng thấy cái tôi nào thì lúc mà con ngồi tập đàn ấy, thì bình thường con hay khắt khe theo kiểu là mình phải đánh thế nào cho nó hay ấy.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Bạn Tú: Phải tập thế nào đánh cho nó nghe được, nó phải hay, nó phải xuất sắc. Còn nếu không được thì cực kỳ khó chịu.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Bạn Tú: Xong rồi đến một lúc, lúc mà con đánh rồi con thấy “Nhạc Cô hôm nay không hay lắm nhỉ? Không kích thích lắm nhỉ?”. Thế thôi, cứ tập thôi.Còn nhạc của Cô, Cô thích thế nào kệ cô. Cô cứ đánh đi.

Sư phụ Trong Suốt: Được, được, được, tốt. Khi đang đánh đàn thì hỏi “Ai đang đánh đàn?”

Bạn Tú: Đấy thì con tập thì con thấy được vậy.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Bạn Tú: Khi mà con hiểu về cái Vô Ngã rồi thì con thấy cái Biết nó hiện lên còn rõ hơn.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Bạn Tú: Tại vì tất cả những cái nó chẳng va đập vào cái tôi, nó chỉ xảy đến cứ thế nó trôi thôi.

Sư phụ Trong Suốt: Hiện ra trong Biết rồi tan vào trong Biết.

Bạn Tú: Lúc mà mình bị chửi nó đập vào cái tôi thì mình thấy đau. Nhưng mà đến lúc mà nó cứ thế nó trôi mất thì mọi sự nó cũng như nhau hết.

Sư phụ Trong Suốt: Rồi. Đồng ý với con là lý thuyết, con đã nắm được lý thuyết. Sư phụ khuyên con hãy thực hành đúng không? Thực hành thẳng vào chỗ khó nhất, khó nhất trên đời, thực hành khó nhất chỗ nào biết không? Khi con tim đã lên tiếng thì lý trí nó lặng câm. Nghĩa là khi bắt đầu yêu đương rồi, những lý thuyết nó lặng hết, nó lặng sạch. (Mọi người cười) Nó chỉ còn những cảm xúc thôi. Đấy.

Bạn Tú: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nên là khi con tim lên tiếng, cái con vừa nói thuộc về lý trí, nhưng mà con tim lên tiếng thì gì? Đấy, có bạn giơ tay rồi đấy. Hải Như, rồi ai nữa nhỉ? Hải Triều, Hải Như, Tuệ Hoa.

Đấy, cho con vài cái tên đấy, để con có thể, đúng không? Mở trái tim nhé.

Bạn Tú: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Mở trái tim con ra, đúng không? Cho các bạn nhảy qua.

Bạn Tú: Cái khó đấy Cô cho thì không .... Tại vì hồi trước con cũng tỏ tình với cả một người rồi nhưng mà người ấy không thích. Người đấy bảo là không chấp nhận, thì thôi.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Bạn Tú: Ok, thì vẫn nói chuyện bình thường.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Bạn Tú: Có mấy người bảo con là nếu mà nói chuyện không được, crush không được thì thôi.

Đừng nhắn tin, xong rồi chặn hết các thứ con thấy không, người ta cũng là con người mà

Sư phụ Trong Suốt: Đúng. Cứ lao vào đi.

Bạn Tú: Tại sao anh lại chặn kiêủ ấy. Chặn thế làm gì?

Sư phụ Trong Suốt: Đúng, đúng, đúng.

Bạn Tú: Sau đấy đừng có nghĩ ngợi các thứ ấy, đừng có nói chuyện nữa, con cứ nói chuyện bình thường.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Rồi.

Hồng Anh: Vũ Lập cũng giơ.

Bạn Tú: Con thấy nó không khác nhau là mấy.

Sư phụ Trong Suốt: Được.

Bạn Tú: Lúc mà chưa tỏ tình với cả sau khi tỏ tình cũng chẳng thấy nó khác nhau gì.

Sư phụ Trong Suốt: Được, ok. Được rồi. Đấy, Vũ Lập cũng giơ tay, rồi, đấy. Con là ai giới thiệu vào đây ấy nhỉ? Bạn này mới toanh đúng không nhỉ?

Hồng Anh: Em họ của chị Viên Hạnh.

Sư phụ Trong Suốt: Em họ của Viên Hạnh. Rồi.

Được rồi, nhé. Vũ Lập giơ tay là xin trình Pháp hay là xin… xin thích giai đấy, Vũ Lập?

Bạn Tú: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Con hỏi Vũ Lập xem bạn giơ tay để trình Pháp hay là vì thích giai quá nên giơ tay.

Hồng Anh: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Mê giai hay trình Pháp?

Hồng Anh: Vũ Lập kìa. Mê quá không nói được gì nữa.

Sư phụ Trong Suốt: Lúc nãy có bạn nào ấy nhỉ?

Bạn nào giơ tay ấy nhỉ? Minh Thúy hay Hoàng Thúy à? Bạn nào giơ tay để trình Pháp ấy thì gọi bạn ấy.

Hồng Anh: Trình Pháp thì có Lê Hưng với Minh Thúy ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Minh Thúy?

Minh Thúy: Alo, con chào Sư phụ ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, con giơ tay là để trình Pháp hay là vì mê giai?

Minh Thúy: Không, con trình Pháp.

Sư phụ Trong Suốt: Có mê giai không?

Minh Thúy: Có ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, thế được rồi. Ok. Có gì sai khi mê giai nhỉ? Mê giai thì có gì sai?

Minh Thúy: Vâng. Vâng. Con xin trình Pháp thấy cái phần mà Sư phụ vừa giảng con mới nhận ra là ví dụ như sáng hôm nay con lễ lạy ấy ạ, thì con mới nhắm mắt và con hỏi là ai đang lễ lạy? Thì đến lúc mà con nhắm mắt và con cứ cứ lễ lạy thôi và mình… con chỉ cảm nhận thấy là có một âm thanh, tức là khi mà mình Nam mô Guru bê các thứ, cái âm thanh nó hiện ra trong Biết và tan vào Biết.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Minh Thúy: Xong rồi cái thân thể này nó cứ tự động nó lễ lạy thôi và con không thấy có một cái tôi nào lễ lạy ở đây cả. Tức là cái cảm giác nó rất rất là rõ ràng về cái việc mà âm thanh nó cứ hiện lên và cái thân thể này…

Sư phụ Trong Suốt: Được, bạn Hoàng Thúy có thể lễ lạy cũng được. Cũng là một cách rất là dễ để thấy rằng chẳng phải mình đang lạy.

Minh Thúy: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Rất tốt. Cái hoạt động nào lặp đi lặp lại tính một cách rất tự nhiên ấy, thì là càng thấy là không phải mình làm.

Minh Thúy: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Được rồi.

Minh Thúy: Thì nó lặp lại như thế thôi và nó cứ hiện ra như thế thôi chứ còn con không thấy có tôi hay là con cũng không điều khiển được. Mà sau khi cảm nhận được cái đấy xong con thấy cái việc lễ lạy nó rất là tự nhiên, nó không hề mệt một tí nào ấy.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Minh Thúy: Không có sự cố gắng ở trong đấy.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi.

Minh Thúy: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Được. Đấy, có bạn nào muốn thử kiểm tra thì có thể tập lễ lạy. Cách rất đơn giản. Lễ lạy là lúc rất dễ thấy là nó tự làm.

Thân tâm tự lo, các loại động tác tư thế nó tự làm hết. Được rồi. Thế thôi, đến đây dừng ở đây nhé, để còn giảng cái mới.

Minh Thúy: Vâng, cảm ơn Sư phụ ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Như vậy là mình đã ôn lại một chút đúng không? Là thế nào là “Cái này xảy ra với ai?”. Khi hỏi “Cái này xảy ra với ai?” thì các con phải có một thao tác là phải đi tìm xem xảy ra với ai? Chứ đừng đem lý luận vào, lý luận giống như một số bạn lúc trình Pháp ấy. Xem xem xảy ra với ai? Xem cái giới hạn thôi, xem xung quanh, xem ngoài người và trong người sẽ nhanh nhất. Ngoài người thì không thấy tôi đâu.

Nhìn xuống dưới thì thân thể không phải là tôi.

Tìm trong não, trong người chẳng thấy cái tôi nào nhấp nhổm ở đấy cả. Như vậy nó xảy ra nhưng phải có nghĩa là nó xảy ra với tôi. Nó xảy ra thế thôi. Mà khi đấy thì có thể hỏi thêm là “Xảy ra ở đâu?”, đúng không? Xảy ra trong Biết. Hoặc là không hỏi xem xảy ra ở đâu thì cũng thấy là đang xảy ra trong Biết. Đấy là một ý.

Ý thứ hai sư phụ muốn nhấn vào lúc nãy là, lúc nói chuyện với Tuệ Chân ấy là gì? “Cái này có hiện ra rõ ràng không?”. Đấy là một cách để con chuyển sự chú ý từ cảm xúc tiêu cực sang nhận ra cái Biết đang ở đây. Bằng cách đấy thì con không chống lại tiêu cực nữa. Sau khi mà không chống lại tiêu cực nữa thì nó sẽ, mọi thứ nó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Lúc đấy con có thể áp dụng các câu hỏi khác. Đấy là ý thứ hai từ nãy giờ đấy.

Ý thứ ba đấy là Vô Ngã nó là cái gì? Nó đơn giản thôi, chẳng có gì là tôi cả. Tìm mãi không thấy cái tôi nào. Không có gì là khó khăn trong cái Vô Ngã đấy cả. Con tìm không thấy cái tôi. Con không thể tìm thấy tôi được, con không thể tìm thấy cái gì là tôi được. Đấy. Vì thế nên là gì? Bảo rằng là có một cái tôi là niềm tin chẳng có cơ sở.

Cái đấy nó dẫn đến hệ quả là cuộc sống này ấy, mọi thứ vẫn diễn ra bình thường, nhưng nó không còn gây hại cho ai nữa mà nó chỉ hiện ra trong Biết và tan vào Biết. Không có người ở đây để mà chịu đựng những cái hoạt động của thân tâm này. Thân tâm vẫn đang hoạt động như cũ, thậm chí nó vẫn buồn vẫn vui, chỉ có là không xảy ra với ai mà thôi. Mà nó xảy ra trong Biết, hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết.

Như vậy không phải có vấn đề gì với việc cái thân tâm nó buồn hay nó vui. Thân tâm nó buồn hay nó vui nó không ảnh hưởng đến ai hết ấy, thì chẳng có vấn đề gì. Cái Biết nó luôn biết, thì mê giai không có gì sai vì sao? Vì sao? Vì mê giai chỉ là mê giai thôi, có gì đâu, đúng không? Nó có phải là tôi mê giai đâu, nó xảy ra với tôi đâu? Nó chỉ là mê giai thôi. Mê giai là một cái suy nghĩ, một cái khao khát, đúng không? Hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết. Có gì sai? Đúng chưa? Đấy là lý do mê giai không có gì sai. Nó là một suy nghĩ, một cảm giác, một mong muốn hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết.

Được rồi, hôm nay chủ định dạy là cái gì?

Hồng Anh: Hôm nay Sư phụ bảo với nhóm là phá mô hình ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Phá mô hình đúng không?

Thế thì thế này, khi mà các con học về cái không có tôi ấy, gọi là không thể có cái gì gọi là tôi ấy, gọi tắt là không có tôi, thì có hai thứ con cần phải học. Một là gì? Một là con không thể tìm thấy một cái tôi nào ở trong vũ trụ này hết, đấy. Ngày xưa chỉ dừng lại ở đấy là hết. Ngày xưa Phật chỉ dạy thế là hết. Ngày xưa là thế kỷ trước, những cái bậc Thầy khác chỉ dạy thế là hết.

Tuy nhiên, để đến cuối thế kỷ 20 có một cái, gọi là thảm họa xảy ra là công nghệ cao công nghệ thông tin ấy, bắt đầu xuất hiện. Công nghệ thông tin làm cho người ta có rất nhiều thông tin và người ta có nhiều công cụ và nó tăng lên cái cảm giác tôi điều khiển được. Đấy. Tôi điều khiển được cái cuộc sống này.

Ngày xưa một người ở xa nhé, hai người yêu nhau ấy thì phải gửi một cái lá thư đến hai tuần mới nhận được đúng không? Nên là cảm giác tôi điều khiển người kia rất là thấp. Đúng không nhỉ? Nếu con gửi một cái lá thư mà hai tuần người yêu con mới nhận được, xong hai tuần sau mới trả lời ấy, thì con có cảm giác điều khiển người kia mấy không? Không. Đúng không?

Nhưng bây giờ, người ta ở Sài Gòn, con ở Hà Nội, ngày xưa gửi thư mất hai tuần, bây giờ con cầm điện thoại lên con bảo: “Facetime đi” một phát.

Thế là gì? Gặp người ta luôn. Đố con biết tại sao lại tăng tính điều khiển đấy? Tại sao lại muốn nhìn thấy phát nhìn thấy luôn thì lại tăng cái cảm giác điều khiển lên? Có ai trả lời được không? Giơ tay trả lời xem nào? Tại sao ngày xưa gửi thư hai tuần thì lại không có tính cảm thấy điều khiển mấy? Mà ngày nay khi muốn nhìn mặt lúc nào cũng nhìn được thì lại tăng tính điều khiển lên cực mạnh? Bạn vừa giơ tay là bạn nào?

Hồng Anh: Dạ, Diệu Tâm ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Diệu Tâm trả lời.

Diệu Tâm: Dạ. Dạ thưa Sư phụ bởi vì là khi mà mình muốn Facetime mà mình Facetime được luôn cái ý muốn đấy nó xảy ra ngay lập tức nên là mình thỏa mãn được ý muốn đấy nó khiến cho mình nghĩ rằng là mình điều khiển được điều đấy.

Bởi vì là cái ý muốn mình xảy ra, mình mong muốn nó xảy ra là nó xảy ra luôn ngay lập tức, đạt theo thỏa mãn cái ý muốn mình nên là mình cho rằng là mình điều khiển được.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Cảm giác của con sẽ thế nào nếu mà Facetime người ta lại không hiện ra?

“Anh ơi Facetime đi”. “Anh đang có việc”. Lúc đấy là 10 giờ đêm, đấy. Cảm giác con thế nào?

Diệu Tâm: Thì lúc đấy sẽ xuất hiện một cái cảm giác nó rất là khó chịu, bực tức và cảm thấy là cái ý muốn của mình nó không được thỏa mãn nên lúc đấy tự dưng lại sản sinh ra một cái cảm giác là mình không điều khiển được.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi. Con càng mất điều khiển với anh ấy đúng không?

Diệu Tâm: Dạ?

Sư phụ Trong Suốt: Đúng không?

Diệu Tâm: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: “Không biết giờ này anh ấy làm gì? Liệu anh cái việc anh ấy đang làm có theo ý mình hay không? Hay anh ấy đang làm việc trái ý mình?”

Diệu Tâm: Dạ, dạ, đúng rồi ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ví dụ như thế.

Diệu Tâm: Đúng rồi ạ. Sẽ bắn ra cái suy nghĩ đấy luôn ạ.

Sư phụ Trong Suốt: 10 giờ anh làm gì trái ý mình?

Diệu Tâm: Thì tức là mình muốn anh ấy phải Facetime với mình nhưng mà anh ấy lại không Facetime với mình. Xong rồi mình sẽ suy nghĩ rằng “Ừ anh ấy đang… cố tình chống đối mình”.

Sư phụ Trong Suốt: Khi người ta làm trái sự điều khiển của con.

Diệu Tâm: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng không? Vì con có cảm giác điều khiển được nên khi trái sự điều khiển nên con càng bực tức khó chịu.

Diệu Tâm: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng chưa? Bây giờ con gửi thư cho anh ấy, bảo là “Anh nhận được thư này hãy trả lời ngay nhé”. Xong rồi con biết rằng là hai tuần nữa anh ấy sẽ nhận được. Xong rồi thư từ anh ấy gửi cho mình hai tuần. Con cảm thấy thế nào? Con cảm thấy căng thẳng vì nếu anh ấy gửi trả lời chậm con năm phút không? “Nhận được thư này anh hãy trả lời em ngay nhé”.

Nhưng con biết thừa là gì? Hai tuần nữa cái thư mà con gửi đến nơi. Ông trả lời xong mất hai tuần nữa đến với con thì có vấn đề gì khi mà bức thư đến chậm?

Diệu Tâm: Dạ, không ạ. Bởi vì mình biết là phải mất thời gian nó đủ cái thời gian hai tuần thì mình mới nhận được thư thì cảm thấy thoải mái với điều đấy ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi. Bạn Diệu Tâm trả lời rất đúng đấy. Khi mà cái con muốn nó xảy ra ngay lập tức, dần dần con có ảo giác rằng thế giới này xảy ra theo ý con, hoặc con thấy là thế giới nên xảy ra theo ý con. Đấy. Nếu không xảy ra theo ý con thì cũng nên xảy ra theo ý con. “Anh ấy phải nên trả lời tôi”. Ở đây ai từng mà người ta không nghe điện thoại thì cảm thấy khó chịu chưa? Khi gọi điện thoại người ta không nghe thì thấy khó chịu bao giờ chưa?

Diệu Tâm: Dạ con. Con thường xuyên bị Sư phụ ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Quá hài hước luôn đúng không? Một tỉ lý do để không nghe. Tại sao ngày xưa mình lại không khó chịu? Bây giờ khi có điện thoại mình mới khó chịu? Đúng không?

Diệu Tâm: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Vì cái ảo giác điều khiển thế giới được ấy, nó quá mạnh rồi, đến thời điểm này là rất mạnh. Các con nhờ có công nghệ thông tin nên là con có rất nhiều thông tin và thông tin tức thời. Thế nên con càng cảm thấy rằng là gì: Con muốn thế giới nó sẽ xảy ra theo ý con. Còn ngày xưa mọi thứ nó diễn ra chậm hơn, nó ít công cụ, phương tiện hơn. Con biết thừa là nhiều thứ con muốn nó không xảy ra theo ý con được. Nhưng bây giờ cái ảo giác đấy nó rất là mạnh. Mà nó lại không phát biểu thành một suy nghĩ như sư phụ đang nói. Mà nó chỉ ngấm ngẩm ngấm ngầm thôi.

Diệu Tâm: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy, vì thế nên là thời nay nếu mà chỉ dạy con Vô Ngã theo hiểu là không có cái tôi nào, không có gì là tôi ấy, không có gì là tôi hết, không có cái tôi nào hết, thì con vẫn có cái ảo giác là “Ừ tôi đang ở đây và tôi khống chế, điều khiển cuộc sống này”.

Diệu Tâm: Dạ, vâng, đúng rồi. Con vẫn đang bị luẩn quẩn vì cái suy nghĩ đấy nên là con vẫn… đang… đang vẫn… đang loay hoay với cái vấn đề là có cái… con đang bị thắc mắc cái tôi là cái gì? Cái gì là tôi? Xong rồi tại vì thấy là vẫn cảm nhận được rằng là mình là người điều khiển mọi thứ. Con vẫn đang bị sống trong cái cảm giác đấy ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thế nên là cái thời đại này ấy, cái cách dạy thời đại này theo sư phụ nó phải nhấn mạnh vào việc không điều khiển được. Con không phải là người điều khiển, mà cũng không điều khiển được cái gì hết. Cái đấy cộng với cả cái việc không thấy cái tôi đâu. Hai thứ mới đủ.

Vừa không thấy nó đâu, vừa không thấy nó là cái gì hết. Vừa thấy nó chẳng điểu khiển được cái gì hết. Mọi thứ xảy ra tự động hết. Mất hết vai trò đấy. Tước toàn bộ vai trò của tôi. Thì tôi lúc này bộc lộ ra là không có thật và cái Biết nó mới lộ ra rất là rõ ràng.

Đấy nên là hôm nay mình sẽ quay sang một cái chủ đề gọi là Mô hình cái tôi đấy. Đúng không?

Mình phá cái sự điều khiển, đặc biệt là phá cái việc điều khiển. Đấy. Xem xem là cuối cùng con điều khiển được cái gì trên đời này? Nếu con nhận ra rằng là chẳng có vai trò gì cả, chẳng điều khiển được cái gì hết. Đấy. Thì tôi bắt đầu biến mất khỏi câu chuyện, cuộc đời, cái cuộc đời này, cuộc đời tôi này. Hoặc là biến thành bộ phim, giống như khi con xem phim ấy, có ai nghĩ rằng mình điều khiển được bất kỳ một cái cảnh gì trong phim không? Có không?

Diệu Tâm: Dạ không.

Sư phụ Trong Suốt: Không. Nên xem phim mới vui. Thế là xem phim mới được vui như vậy. Biết vì sao không? Tại vì con không nghĩ rằng mình điều khiển được cái gì hết. Nên là gì? Thứ xảy ra trái ý con đến mấy thì con vẫn vui vẻ, con xem tiếp. Đúng không?

Diệu Tâm: Đúng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nhân vật chính đẹp trai thế, tự nhiên đúng không? Tự nhiên bị bạn gái phản bội. Tuy nhiên con cũng buồn nhưng mà sao?

Con biết là gì? Thì con có can thiệp gì được đâu, đúng không? Thôi, xem tiếp xem thế nào? Đúng chưa?

Diệu Tâm: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Cái cảm giác chung của con là gì? Có vấn đề gì đâu? Xem tiếp xem thế nào?

Có đúng không? Đúng không nhỉ?

Diệu Tâm: Đúng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nếu mình xem phim, các loại phim tình cảm đấy, đúng không? Nhân vật chính đâu có phải lúc nào cũng sướng đâu, nhưng mà thôi để xem tiếp xem thế nào? Nhưng nếu con có cảm giác là mình điều khiển được nội dung phim này, mà cuối cùng con không điều khiển tí nào hết thì con sẽ bực bội kinh khủng luôn. Vì nó không xảy ra theo ý con. Nếu con được ai đấy nói rằng là “Bạn có quyền thay đổi bộ phim này, nội dung phim này”. Nhưng mà con ngồi cả một buổi ba tiếng xem hì hục, cố đổi mãi mà nó vẫn chẳng theo ý con gì cả. Thì lúc đấy khổ, vui hay buồn?

Diệu Tâm: Cảm thấy rất là bực mình ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Bực mình đúng không?

Diệu Tâm: Khó chịu.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi. Đấy thấy chưa?

Nếu mà sư phụ bảo với con rằng là “Ôi, đời con yên tâm đi, mọi thứ đã định rồi. Cái gì đến sẽ đến, cái gì không đến sẽ không đến”. Thì con sẽ bình an hơn rất nhiều. Đúng không? Ngược lại bảo với con là “Bạn mà không cố thì bạn sẽ chết.

Bạn cố bạn sẽ được” Ảo giác.

Diệu Tâm: Vâng ạ. Nhưng mà từ lớn đến bé ai cũng dạy là phải cố.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi. Thế nên là cái cố gắng nó sẽ không vấn đề gì nếu mình hiểu rằng là “Cố thì cố nhưng kết quả đến hay không lại là gì?”.

Diệu Tâm: Dạ là do duyên ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Do Cô. Ừ. Thì lại vui vẻ thôi, có gì đâu. Cố được thì được, không thì thôi. Vì cuộc đời mình vận động có theo mong muốn của mình đâu. Đúng không?

Diệu Tâm: Đúng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đến cái chân cái tay mình muốn nhấc lên được ấy cũng không phải theo mong muốn của mình. Đấy. Tí nữa mình vào phá mô hình mình sẽ thấy. Cái tay mà nhấc lên được ấy cũng không phải do mong muốn của con. Nếu mong muốn của con là nhấc cái tay thì lần nào con muốn cái tay cũng phải nhấc lên. Đúng không? Đúng không nhỉ?

Diệu Tâm: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nhưng mà có một cái duyên gì xảy ra là không nhấc được nữa?

Diệu Tâm: Dạ thì ví dụ như là hôm đi tiêm về tay nó đau nó mỏi quá thế là nhấc lên cũng không nhấc được.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi. Có một cái duyên nào đó, có một người cầm một cái tiêm tiêm phát là không nhấc được nữa. Đúng không?

Diệu Tâm: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Tại vì cái nhấc này nó không thể phụ thuộc vào mong muốn của con. Bởi vì nếu phụ thuộc vào mong muốn của con thì con muốn nhấc thì nó phải nhấc, con không muốn nhấc thì nó phải không nhấc. Nhiều khi con muốn thì nó không nhấc. Nhưng có khi nào mình không muốn tay nó vẫn nhấc lên không?

Diệu Tâm: Không muốn mà tay nó vẫn nhấc.

Sư phụ Trong Suốt: Tay vẫn nhấc, ừ.

Diệu Tâm: Cũng có cái trường hợp là ví dụ như là đang ngồi tự dưng bị ngứa lưng. Mà ngứa lưng mà giải quyết ngứa lưng thì tay nó…

Sư phụ Trong Suốt: À được, tự nhiên nhấc, đúng không? Có một người vào cầm tay con nhấc lên, đơn giản thôi. Khoẻ gấp đôi con.

Diệu Tâm: À, dạ dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Không muốn cũng phải nhấc. Đúng không?

Diệu Tâm: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Như vậy là cái tay này, ngay cái tay mà con gọi là của con này mà nhiều lúc muốn thì nó không nhấc, lúc không muốn thì nó nhấc. Thì tại sao con lại cho rằng con là người điều khiển cánh tay này, con điều khiển được cánh tay này? Điều khiển được mà, định nghĩa điều khiển được là tôi phải nhấc được chứ, đúng không? Như vậy thì cái người điều khiển không phải là con mà là duyên các điều kiện ấy.

Diệu Tâm: Dạ.

Hồng Anh: Sư phụ cho nghe bài Pháp mình điều khiển thân thể.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Các điều kiện nó quyết định tay nâng hay không nâng chứ không phải là con, không phải là cái tôi nào đấy quyết định.

Các điều kiện quyết định là giơ tay hay không giơ tay. Con không phải là người quyết mà các điều kiện, nhà Phật gọi là các duyên nó sẽ quyết. Nó sẽ làm cho việc tay nhấc tay không nhấc. Đấy.

Thế con chẳng có vai trò ở đây. Bởi vì sao? Bởi vì mình đã học cái bài “Suy nghĩ không phải do mình” chưa ấy nhỉ?

Hồng Anh: Dạ rồi.

Sư phụ Trong Suốt: Cái suy nghĩ nhấc cũng không phải do con tạo ra mà là do duyên đúng không? Xong rồi từ cái suy nghĩ nhấc đến lúc nhấc được hay không cũng chẳng phải do cái suy nghĩ đấy, mà là do duyên. Thế con có vai trò gì ở trong câu chuyện nhấc tay?

Diệu Tâm: Không có vai trò gì ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi. Đấy. Thì khi mình hiểu điều đấy. Hiểu điều đấy mình thấy thực ra mình chẳng có vai trò gì hết. Cái ảo giác thì nó vẫn nói. Ảo giác giống như sư phụ nói ấy, giơ tay lên gãi đầu thì nó bảo “Tôi vừa làm xong”. Đấy.

Nhưng mà cái sự thật, đây là nói về sự thật không nói về ảo giác, sự thật là con chẳng có vai trò gì cả. Nó vận hành theo duyên. Đúng không?

Diệu Tâm: Dạ Sư phụ Trong Suốt: Theo các điều kiện thôi.

Điều kiện đến là nhấc tay, hết điều kiện là bỏ tay.

Thế thôi. Điều kiện đây có thể gồm chính các suy nghĩ cũng được, chứ mình không phủ nhận suy nghĩ. Các suy nghĩ, hoặc là các lực tác động bên ngoài như là tiêm, như là người nhấc tay lên v.v… Nhưng tổng các đống điều kiện đấy nó đến do duyên chứ không theo mong muốn của bất kỳ ai, không theo mong muốn của tôi. Nếu con nghe bài ghi âm đấy rồi thì tốt. Việc của các con ấy là mình tập luyện để thấy đồng ý với điều đấy.

Đấy, tranh luận, phân tích, tranh cãi để cùng thấy được cái điều mà, là sự thật đấy. Thế thôi.

Diệu Tâm: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Sự thật là con không điều khiển được cái gì cả. Còn ảo giác nó vẫn xảy ra kể cả con học xong hai năm trời cái môn gọi là Phá mô hình cái tôi nữa thì cảm giác nó vẫn đến từ sáng đến tối. Vì ảo giác nó rèn luyện hàng chục năm, chưa nói là nghiệp lực của mỗi người nữa.

Nghĩa là nó là, nó là gì đấy, tập quán nghiệp, tích lũy nghiệp hàng muôn đời nữa. Nên là cái việc mà con được học xong rồi cái ảo giác đấy vẫn còn là bình thường. Hiểu không nhỉ? Nhưng ít nhất, nó là cái bước, cái bước đi quan trọng để con tiến dần hơn với sự thật. Đấy. Nếu mà nó xảy ra ảo giác thì con cũng hiểu đấy là cái ảo giác thôi chứ con không đồng ý đấy là sự thật nữa.

Đúng không? Ảo giác nó nói là gì: “Ngày mai chuyện gì xảy ra là do ngày hôm nay mình chuẩn bị”. Nhưng mà thực tế ngày mai xảy ra chả ai chuẩn bị gì cả. Đùng cái nó diễn ra, đúng không?

Diệu Tâm: Dạ. Đúng rồi ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Giống như bạn gì nhỉ? Vũ Linh, bạn gì lúc nãy nhỉ? Bạn có biết trước là mình bị Covid đâu. Đúng không? Bạn đang ở nhà.

Diệu Tâm: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Bạn Cát Linh đúng không? Ở nhà suốt ngày, bạn tránh hết cỡ nó vẫn đến mà.

Diệu Tâm: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Như vậy nó đến không phải là do con quyết định, không phải do con chuẩn bị. Con không khống chế điều khiển được cái gì hết. Đấy, sự thật rất phũ phàng, nên dẫn đến cái tôi đau khổ lắm. Đúng không? Cái tôi nó sinh ra để khống chế, điều khiển cuộc sống này, cuối cùng nó chả có vai trò gì hết. Đấy, nhưng cái tôi biến mất thì cái Biết nó lộ ra rất rõ ràng. À, hóa ra từ đầu đến cuối chỉ có biểu diễn của Biết thôi.

Đấy. Nếu cái tôi biến mất thì Biết hiện ra rất dễ.

Còn cái tôi đang ở đấy ngáng đường, không cho cái Biết lộ diện ra. Nếu không có tôi thì có gì, có gì nhỉ. Ừ, thì vẫn đang biết mà. Ấy, câu hỏi của con lúc nãy đúng không?

Diệu Tâm: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Con bối rối không biết, không có tôi thì sao. Không có tôi hay có tôi đi nữa thì cũng đang biết đây này. Đúng không?

Không có tôi hay là có tôi đi nữa thì đời bạn giống như bộ phim, hết cảnh này đến cảnh kia hiện ra và cái sự hưởng thụ bộ phim ấy vẫn xảy ra bình thường. Không phải mất tôi là mất đi sự hưởng thụ. Mất tôi ăn có ngon nữa không? Câu hỏi đấy. Đúng không? Con ăn cơm thấy cay, giờ mất tôi thì còn cay nữa không?

Diệu Tâm: Có vẫn cay ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đương nhiên vẫn cay, có biết cay nữa không? Hay là mất tôi mất luôn cả biết?

Diệu Tâm: Không, vẫn biết ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thấy chưa. Thì có mất gì đâu. Vẫn biết, vẫn cay đúng không? Mất tôi thì có yêu đương nữa không? Bạn đẹp trai tên là gì?

Hồng Anh: Mai Ngọc Tú.

Sư phụ Trong Suốt: Ngọc Tú, mất tôi còn yêu đương nữa không? Không có tôi còn yêu đương nữa không?

Mai Ngọc Tú: Có chứ ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thấy chưa. Thế thì có gì đâu.

Mai Ngọc Tú: Yêu bình thường.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi. Thậm chí yêu còn sướng hơn bình thường. Yêu đương không có cái tôi sướng hơn bình thường.

Mai Ngọc Tú: Vì con chẳng khổ nữa.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, vì nói gì, vì nếu khổ có đến thì cũng hiểu là ừ thì nó đến, thế thôi. Hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, thế thôi, đúng không?

Mai Ngọc Tú: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Thế mất tôi có mất đẹp trai không? Theo các con? Làm sao mất được, đúng không?

Hồng Anh: Đúng.

Sư phụ Trong Suốt: Thấy chưa, cái Biết nó vẫn sờ sờ ở đây đúng không? Cái suy nghĩ vẫn sờ sờ ở đây. Đấy nên thực ra cái tôi nó chỉ là một cái ảo giác mà thôi. Ảo giác rằng có một cái tôi điều khiển thân tâm này theo ý nó. Đấy, ảo giác của cái tôi của con đấy. Các con ở đây ai cũng có cái ảo giác rằng có một cái tôi điều khiển cái thân tâm này theo ý nó. Đúng ảo giác thế không?

Đúng không?

Ai điều khiển cái thân tâm này? Tôi chứ ai? Đấy, đúng không? Có một cái tôi đang điều khiển thân tâm này theo ý nó. Thế, đấy là một cái ảo giác, ảo giác lớn, rất lớn. Thứ nhất là chả có cái tôi nào hết, tìm không thấy. Thứ hai là chả có cái gì điều khiển cái thân tâm này hết, mọi thứ vận động do Duyên. Không có, không thuộc vào cái điều khiển của bất kỳ một cái gì cả. Ấy. Khi con hiểu được hai cái điều đấy thì con sẽ trên một cái nền móng để đi xa hơn. Thế, để mà thấy rằng không có tôi, không có cái gì là tôi ấy thì rất đơn giản thôi, là tìm xem tôi là cái gì, tìm không ra.

Còn để thấy không điều khiển ấy thì mình có môn là môn phá mô hình.

Trong cái môn phá mô hình đấy mỗi người sẽ tự nhận ra là mình, mình làm cái trò gì. Tôi mà đúng không? Tôi làm được cái gì? Đấy. Và các bạn phá sẽ thấy, phá để thấy rằng là gì? Cái người mà bạn bảo bạn làm là cái gì đấy lại không có căn cứ, không có cơ sở. Thì có rất nhiều bằng chứng chứng tỏ bạn không làm, không phải bạn làm. Đấy, thì môn phá mô hình nó là như vậy. Cái phá mô hình ấy đặc biệt là phá tính điều khiển, có làm được cái gì không?

Thế rồi sau khi phá mô hình con thấy là gì? Một cái thứ, một cái tôi mà không thấy nó ở đâu hết, chả làm, tác động được gì đến cuộc sống này tại sao lại bảo rằng, nó có một cái tồn tại như vậy.

Đấy, thì đấy là cái tóm tắt cho các con về môn phá mô hình này.

Thế còn để thực hành nó thì tốt nhất là mình sẽ thực hành theo kiểu là có hai phe, một phe là những người, mình tạm gọi là những người tin vào có cái tôi, và một phe là những người tin vào sự thật để chứng minh rằng cái việc mà tin vào có cái tôi là của bạn kia là không có cơ sở gì hết.

Và nếu con tham gia vào tiến trình đấy, dần dần con sẽ được, chính con sẽ cảm nhận được rằng "ừ, bảo là có tôi đúng là không có cơ sở gì". Đấy thì muốn tóm tắt chỉ thế thôi, còn đâu phần sắp tiếp theo chỉ có thực hành. Đấy. Thực hành nghĩa là tổ chức cãi nhau ấy, tổ chức tranh luận.

Đã có nhóm nào sẵn sàng tranh luận chưa?

Hồng Anh: Bữa rồi cũng có nhóm học với nhau rồi ấy ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, làm một buổi demo cũng được, bây giờ luôn cũng được. Biểu diễn đấy, trình diễn để các bạn hiểu là sẽ làm gì. Sau đó, các con sẽ chia nhóm về làm. Làm xuềnh xoàng cũng được, sai cũng được, không quan trọng.

Quan trọng là mình tham gia vào quá trình đấy thì nó ngấm dần vào trong mình, nhận thức mình thay đổi dần. Thế có nhóm nào chưa, tổ chức ngay bây giờ luôn đi. Trên zoom nó có cho phép hai bên, hai phe ngồi ở xa cãi nhau không?

Hoặc là có công cụ nào cho phép việc đấy không?

Nguyên Thảo: Tranh thủ lúc nghỉ ngơi, tìm người.

Hồng Anh: À đúng rồi, Sư phụ, nãy có một số bạn trình cái đoạn,cái đoạn xảy ra với ai ấy ạ, con đọc ạ?

Sư phụ Trong Suốt: Được, đọc.

Hồng Anh: Dạ. Bạn Đức Thành ạ.

Đợt vừa rồi con làm ở nhà thì có một tình huống là, khách hàng của con gọi và nói là sao giờ này chưa giao hàng cho chị nữa. Thì lúc đó con hỏi là có đang Biết hay không và sau đó con cảm nhận tiếp, rồi sau đó con cảm nhận thấy một cảm giác nóng mặt nô nức hiện ra, và lúc đó con hỏi luôn là nó đang xảy ra với ai thì chỉ là cảm giác nóng mặt nôn nao hiện ra trong biết thôi, chứ không có cái tôi nào chịu cả. Nhưng mà có một suy nghĩ bay vào nhận là tôi. Rồi sau đó con cho nó cháy lên đi, tức các cảm giác nóng mặt nôn nao cứ xảy ra thoải mái chứ không như trước là mình sẽ đi giải quyết các cảm xúc nôn nao và nóng mặt nữa. Thì con cứ enjoy nó thôi chứ không có đuổi đánh nó nữa ạ. Và sau đó con xác quyết là Biết đang biểu diễn ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Cũng được. Cho nó xảy ra.

Rồi, tiếp đi.

Hồng Anh: Dạ. Tiếp tục có bạn Tuệ Đỗ ạ. Bạn Tuệ

Đỗ: "Thưa Sư phụ thời gian gần đây con có tập cả việc hỏi có đang biết hay không, cơn đau và cảm xúc này xảy ra với ai và con tập cả biết ơn với chúc thầm. Việc tập biết ơn, các anh chị nhóm trên nói rằng khi tập đủ lâu cái tôi sẽ ngày càng nhỏ lại.

Khi con tập liên tục như vậy trong một thời gian thì con bắt đầu nhận ra sự thay đổi. Đó là những ngày gần đây, khi con hoạt động chơi cầu lông, thì lúc đầu con vẫn thấy rằng tôi là người đang chơi, tôi điều khiển thân thể này để chân chạy, tay cầm vợt đỡ cầu và mình làm rất tốt. Nhưng sau đó có rất nhiều tình huống mà đầu con không hề suy nghĩ là con sẽ chạy qua bên này, hay bên kia, hay nâng tay lên để đỡ quả cầu thì con vẫn đỡ được rất tốt. Thậm chí khi con chạy tới sát tường để đỡ thì cũng không cần con nghĩ là khi đến sát tường hay chướng ngại vật thì cần dừng lại để không bị thương. Nhưng thân thể con vẫn tự động dừng lại. Chính điều đó làm con thấy rằng tôi không phải thân thể này, tôi không hề điều khiển hay tác động đến bất cứ việc gì con đã làm, mà cứ tự động biểu diễn ra trong Biết thôi.

Và ngay lập tức con thấy không hề có tôi nào ở đây, như từ trước đến giờ con vẫn nghĩ, rằng con điều khiển được thân thể này theo ý con, thì bây giờ chẳng có tôi nào điều khiển cả. Đặc biệt hơn khi con đánh cầu xong, tay, chân, cơ đau mỏi, và con bắt đầu hỏi cơn đau này xảy ra ở đâu, xảy ra với ai, thì cơn đau hiện ra rất rõ ràng và suy nghĩ bắt đầu nói tôi mỏi quá, đau quá. Còn nếu con không để ý vào nó nữa thì cơn đau giảm đi rồi sau một thời gian nó sẽ hết ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, được. Kinh nghiệm tin vào điều ấy rất tốt. Bổ sung vào cái lòng tin của con vào sự thật hơn.

Hồng Anh: Có chị Tâm Hảo thì hỏi là: "Thưa Sư phụ là, chỉ là thông qua thân tâm này để mọi thứ xảy ra phải không ạ?"

Sư phụ Trong Suốt: Để mọi thứ xảy ra chả cần thông qua cái gì cả, để mọi thứ xảy ra trong Biết.

Thân tâm không phải là tất cả, mà đây còn mọi thứ này, nhà cửa, cây cối... để nó xảy ra trong Biết. Rồi, tiếp đi.

Hồng Anh: Dạ livestream thì hết rồi, còn zoom có của bạn Hồng Mai.

Có chị Hồng Mai hỏi ạ, là: “Khi con thử hát thì con cảm nhận con không phải người hát, con vẫn hát nhưng con lại thấy mình quan sát và cảm nhận mọi thứ xung quanh. Con thấy căn phòng rồi con đang hát, rồi có tiếng người khác phát ra thì có đúng không ạ? Vì con đang thấy nó hơi giống như kiểu con làm việc này mà không tập trung lại làm việc khác ấy ạ?"

Sư phụ Trong Suốt: Hơi giống thế nhưng mà cho con cảm giác thế nào là không phải con hát.

Cái việc hát đang tự động xảy ra chứ không phải là con đang hát, con điều khiển việc hát. Và nó vẫn xảy ra bình thường được chứ không nhất thiết là cứ phải điều khiển nó mới xảy ra bình thường. Lễ lạy là rõ nhất, lễ lạy không phải dùng tâm trí mà dùng thân thể thôi là thấy rõ nhất.

Chả cần điều khiển vẫn đang lễ lạy bình thường.

Rồi, tiếp đi.

Hồng Anh: Chị Minh Hiển hỏi ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Hồng Anh: Là: "Khi con cố hát, cố để hát thì giọng bụng, con lại cảm thấy là mình đang điều khiển ạ. Tức là khi hát bình thường thì không, nhưng khi điều chỉnh thay đổi giọng bụng thì lại cảm giác như thế. Thì Sư phụ cho con hỏi nên hiểu thế nào ạ?"

Sư phụ Trong Suốt: Lúc nào cũng chỉ là cảm giác thôi. Cảm giác chính bạn trả lời đấy. Cảm giác như thế, chứ còn ai là người ra quyết định điều khiển giọng bụng, đâu phải bạn ấy đâu.

Đúng không? Ai là người quyết định lúc này hát nốt nhạc nào, bài nào? Không phải bạn ấy luôn.

Bất kỳ thời điểm nào con cũng không quyết định cái xảy ra này. Ví dụ khi sư phụ nói chuyện với con thế này thì không phải sư phụ quyết định nói câu gì, mà câu nói tự động bay ra. Đấy là sự thật, tự nó bật ra, nó bay ra.

Tất nhiên ảo giác thì có thể vẫn bảo là ừ bạn vừa nói, tôi vừa nói đây này nhưng mà nó chỉ là cái ảo giác thôi, kệ nó. Ở đây mình chả cần phải đánh nhau với ảo giác, nếu giả sử ảo giác xuất hiện thì ừ, ảo giác hiện ra trong Biết, thế thôi.

Còn mình vẫn biết sự thật là không phải là điều khiển. Thế là được rồi.

Rồi bắt đầu đi không thì không kịp đâu.

Hồng Anh: Rồi, nhóm Phật giáo là anh Minh Trường là nhóm trưởng. Nhóm ngoại đạo thì sao ạ?

Sư phụ Trong Suốt: Bà la môn cũng được nghe cho nó vui.

Hồng Anh: Dạ. Nhóm Bà la môn Sư phụ Trong Suốt: Sợ quá à, không nói gì?

(Mọi người cười) Hồng Anh: Em sẽ pin nhóm trưởng lên màn hình nha. Rồi.

Một bạn gái: Có Mai Vũ làm nhóm trưởng á.

Sư phụ Trong Suốt: OK.

Hồng Anh: Rồi. Thế mỗi nhóm cho xin đại diện bạn nào bật cam, bật míc đi để lên pin nhìn cho nó máu chiến. Năm cờ với lại hai cờ rưỡi.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Cho hết không phải một bạn mà nhiều bạn lên nhìn mặt, nhìn mặt nhau ấy nó mới khó chịu con hiểu không.

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nhìn thấy mặt nhau độ máu nó mới tăng.

Hồng Anh: Rồi.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy cởi trần ra nữa cho nó máu.

Tuệ Đức: Ơ Minh Trường cởi trần luôn Sư phụ, là biết chiến đấu thế nào rồi.

Sư phụ Trong Suốt: Tức quá, cởi thêm nữa là chị em sợ ngay. (Mọi người cười)

Hồng Anh: Dạ rồi, xin mời đội Bà la môn phát biểu trước ạ.

Mai Vũ: Tình huống của nhóm mình là: "Mình tin rằng có một cái suy nghĩ, à mình tin rằng có một cái niềm tin là: "hôm nay học nhóm, tôi có hứng thì tôi sẽ tham gia, còn tôi không có hứng thì tôi không tham gia"". Hết ạ.

Tuệ Đức: Vậy thì cái quyết định cái tôi của bạn, định nghĩa ở đây là tôi có hứng, tức là tôi có hứng thì tôi sẽ tham gia và tôi không có hứng thì tôi sẽ không tham gia. Có nghĩa là tôi có quyền quyết định cái chuyện có hứng hay không có hứng đúng không? Hay là mình hiểu sai?

Mai Vũ: Ở đây nghĩa là tôi có quyền cảm nhận cái cảm xúc của tôi có muốn tham gia hay không?

Nếu muốn, nếu có thì tôi tham gia, hào hứng thì tôi tham gia, không hào hứng thì tôi không tham gia.

Tuệ Đức: Không cái câu nói của bạn nó chưa rõ.

Một là bạn nói là bạn cảm nhận được là một, hai là bạn muốn. Cái đó là hai cái thứ khác nhau nhé.

Mai Vũ: À, ở đây là cảm nhận cái muốn ạ.

Tuệ Đức: Cảm nhận cái muốn đúng không, là một thứ. Rồi sau đó là bạn muốn nó làm hay không, là cái thứ hai đúng không? Là bạn có cả hai đúng không?

Mai Vũ: Ở đây thì tập trung vào cái cảm nhận ạ.

Tuệ Đức: Vậy là cơ bản là cảm nhận đúng không?

Tôi của bạn là cái tôi cảm nhận đúng không? Bạn có đồng ý với cái câu của bạn không?

Mai Vũ: Tôi đồng ý.

Tuệ Đức: Bên Minh Trường có nói gì không Minh Trường?

Minh Trường: Ờ, em muốn chị Mai Vũ confirm lại nhé. Tức là nhóm bọn em đưa ra là, tức là chị thì phát biểu rằng là: "Tôi tin rằng là tôi kiểm soát được cái việc là tôi tham gia hay không thông qua việc là tôi thấy có hứng thì tôi tham gia, mà không có hứng thì tôi không tham gia". Đúng không? Xong lúc đấy anh Đoàn Đức, anh Tuệ Đức có nói thì chị lại bảo là liên quan đến cái cảm nhận. Vậy thì em muốn chị định nghĩa rõ ở đây chị đang... Vì chúng ta thời gian có hạn nên là chúng ta sẽ chỉ chọn một cái để phá thôi. Mà chị phát biểu một cái rõ ràng mạch lạc giúp bọn em về cái mệnh đề "Chị tin đâu là cái tôi của chị hay cái nào là cái gọi là của tôi, đâu gọi là cái tôi?" thì chúng ta đi vào đấy nó dễ hơn.

Mai Vũ: À, cái mệnh đề của tôi là "Khi tôi cảm thấy vui thì tôi sẽ tham gia học"

Minh Trường: Vậy thì chị muốn phá là cái vui đấy, chị đang tin cái vui đấy là của chị hay chị đang tin là chị điều khiển được việc tham gia hay không tham gia? Chị chọn một trong hai.

Mai Vũ: Chị tin là cái vui là của tôi.

Tuệ Đức: Ờ, cái đầu ấy, mới nãy là chị Mai Vũ chị khẳng định rồi là cái, cái cảm nhận ấy Minh Trường. Mình đã xác nhận rõ ràng rồi. Xác định rõ ràng càng dễ đánh thôi mà (cười).

Minh Trường: Tức là chị Mai Vũ đang nói là cái vui là của chị ấy.

Tuệ Đức: Đúng rồi. Tức là vẫn, chị ấy nói là cái cảm xúc đó xảy ra đối với chị ấy. Vì cái cảm xúc đó xảy ra với chị ấy và chị ấy cảm nhận được cho nên chị ấy, cho nên cái tôi của chị ấy là cái thứ cảm nhận được cái đó. Đúng không chị?

Mai Vũ: Đúng.

Tuệ Đức: Rồi. Nếu như mà cái tôi của chị có thể cảm thấy được thì có nghĩa là. Ờ, nếu mà chị muốn nó cảm giác luôn thì sẽ luôn được đúng không? Còn nếu chị không muốn nó cảm giác thì nó sẽ không được đúng không? Tại vì tôi có phải đang cảm giác mà đúng không?

Mai Vũ: Đúng rồi, tôi có khả năng cảm giác và cảm giác của tôi có thể là có muốn và có thể không muốn thì nó sẽ …

Tuệ Đức: Rồi. Cái đồng nghĩa của cái chuyện mà cảm giác có khả năng, có nghĩa là chị làm tất, trong tất cả mọi trường hợp chị có thể điều khiển được nó. Đúng không?

Mai Vũ: Tôi không hiểu ý câu hỏi của bạn.

Tuệ Đức: Rồi. Ví dụ như, chị nói chị lái được cái xe máy đúng không? Thì có nghĩa là trong mọi trường hợp chị đều lái được cái xe máy đúng không? Bất kỳ trong hoàn cảnh nào

Mai Vũ: À, đấy là, đấy là hành động. Còn đây là cảm xúc.

Tuệ Đức: Không, nhưng mà chị nói chị có khả năng cảm xúc đúng không. Chị có khả năng cảm nhận cái cảm xúc này đúng không?

Mai Vũ: Đúng.

Tuệ Đức: Có khả năng nghĩa là chị có thể điều khiển được nó.

Mai Vũ: Không, tôi không nói là tôi điều khiển mà tôi chỉ nói rằng là tôi cảm thấy rằng tôi muốn học và tôi cảm thấy tôi không muốn học. Còn tôi không bảo tôi điều khiển gì hết.

Minh Trường: Ờ, Tuệ Đức ơi từ từ đã, bình tĩnh đã nhé. Tại vì mình cần phải làm rõ lại đã. Tức là chị Mai Vũ đang tin rằng là, là gì, cái vui là của chị đấy đúng không? Thì bây giờ chưa biết là điều khiển hay là gì cả, thế nhưng mà bây giờ, bây giờ em muốn chị mô tả, hay là chị đưa ra cái cơ sở nào mà chị bảo là cái vui đấy là của chị. Chị hãy đưa ra, chị bảo là của chị đúng không? Thì chị hãy đưa ra các bằng chứng đây. Tức là bằng chứng thể hiện rằng ừ, cái cảm xúc đấy là của chị.

Mai Vũ: Vì nó đang xảy ra ở phía bên trong tôi.

Minh Trường: OK, vì bên trong chị đúng không?

Vì cái cảm xúc vui xảy ra bên trong chị nên chị bảo rằng nó là của chị đúng không?

Mai Vũ: Đúng rồi.

Minh Trường: Thế nếu như mà một thứ xảy ra bên ngoài chị mà chị cũng nhận nó là của chị thì liệu rằng cái cơ sở chị đang đang dùng cơ sở là à bên trong hoặc bên ngoài. Thế một cái là bên trong chị nhận là của chị rồi. Thế bên ngoài chị cũng nhận là của chị thì liệu rằng …

Mai Vũ: Không không, ở bên ngoài tôi không nhận là của tôi. Tôi đâu có nói là tôi nhận bên ngoài là của tôi.

Minh Trường: Chồng có phải của chị không?

Mai Vũ: Chồng á?

Minh Trường: Ừ.

Mai Vũ: Ờ, trên ...

Minh Trường: Có hay không? Em hỏi có hay không?

Mai Vũ: Không, không phải của tôi.

Minh Trường: Không phải á? Con có phải của chị không?

Mai Vũ: Thì có mối liên hệ với tôi thôi chứ không phải của tôi.

Minh Trường: Ôi thế bình thường chị, thế cái ô tô có phải của chị không?

Mai Vũ: Ô tô thì chẳng qua là tôi có cái giấy đăng ký thôi chứ cũng chẳng phải của tôi.

Minh Trường: Thế, thế chị có cái gì là của chị không, ngoài cơ thể của chị ra. Toàn bộ mọi thứ.

Mai Vũ: Tôi có cái cảm nhận là của tôi.

Minh Trường: OK. Em chỉ hỏi là cái mà chị đang định nghĩa ở bên ngoài theo chị cái gì là của chị.

Mai Vũ: Cái mà tôi cảm nhận được ở phía bên trong tôi là của tôi.

Một bạn nam đội Bà la môn: Cho em xin hỏi một câu ạ. Thế chị Mai Vũ bảo là chị cảm nhận được cái bên trong thì nó là của chị. Khi nãy chị cảm nhận là cái bên ngoài thế nó có phải của chị không? Bởi vì chị bảo là cái cảm nhận được, chị bảo là cảm nhận được.

Mai Vũ: Tôi đâu có nói là tôi cảm nhận phía bên ngoài là của tôi, tôi chỉ đang nói là cái cảm xúc mà tôi muốn học là của tôi nó đang nẩy ra ở trong tôi thì nó là của tôi.

Hồng Anh: Trong lúc chờ đợi cho ban tổ chức comment xíu là các bạn ở nhà nghe thấy thích phe nào hơn thì, nếu thích phe nam thì bấm like, nếu thích phe nữ thì bấm tim để coi tình hình khán giả thấy như nào cho nó xôm đó mọi người.

Sư phụ Trong Suốt: Cá cược, cá cược, cá độ!

Chọn đúng phe thắng thì sẽ được 1 cờ, nhé!

Một bạn: Woah!

Sư phụ Trong Suốt: Chọn phải phe thua thì âm, âm 1 cờ! Cá độ luôn. Không chọn gì thì trừ 2 cờ.

(Mọi người cười) Tự nhiên, ngồi không tham gia gì. Đúng không?

Tuệ Phương: Ba phải!

Sư phụ Trong Suốt: Cá độ nhé!

Hồng Anh: Chọn phe nam thì bấm like, chọn phe nữ thì bấm tim ạ! Đang có 1 đều, 1 đều. Hai đội được 1 đều! Ủa, mất rồi! (Cười)

Sư phụ Trong Suốt: Được. Cứ chọn trước đi, tí nữa sẽ tính sau. Cứ chọn đi. Tiếp đi, tiếp đi.

Hồng Anh: Rồi! Bây giờ tới phe Phật giáo ạ! Đang bí ạ?

Minh Trường: Đang hội ý, đang hội ý, đang bàn!

Hồng Anh: OK.

Tuệ Phương: Mà thời gian là bao lâu, Hồng Anh ơi?

Hồng Anh: Nếu mà bàn ngưng, thì là bàn trong một phút ạ.

Tuệ Phương: Thời gian đến bao lâu?

Hồng Anh: Một phút để bàn.

Tuệ Phương: Không, ý là cái, cái demo này này, nguyên cả cái phá mô hình này này, thì diễn ra trong bao lâu?

Hồng Anh: Tới 11 giờ được không Sư phụ?

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, nửa tiếng thôi.

Hồng Anh: Dạ.

Một bạn: Phật giáo ơi, có cần support không?

Hồng Anh: Hả?

Hoàng Tùng: Thôi bây giờ cần phải khẳng định được cái định nghĩa, khái niệm của chị Mai Vũ là gì đã ạ. Bây giờ chị Mai Vũ bảo là ấy: Cái cảm xúc hiện ra bên trong chị thì là của chị, đúng không ạ?

Rồi, thế thì bây giờ em muốn hỏi thêm một cái ấy, là: Thế thì chị là ai ạ? Cái khái niệm của chị đang bảo rằng là: Chị bảo cảm xúc hiện ra bên trong tôi, là của tôi, vậy tôi là ai ạ? Tôi là cái gì ạ?

Khánh Nguyệt: Alo, chị Mai Vũ… Alo? Chị Mai Vũ ơi em trả lời được không? OK không ạ?

Dạ xin trả lời câu hỏi của bên Phật Giáo ấy ạ.

Thì là chị, chị Mai Vũ là gì, hay là tôi là gì ấy ạ. Thì ở đây thì bọn mình chỉ hiểu một cách rất là đơn giản là, cái gì mà mình cảm thấy, mình đang có ở đây đúng không? Và mình cảm thấy là mình có cảm xúc đúng không? Đấy, thì là cảm xúc bên trong hay bên ngoài thì mình không biết, nhưng mà mình biết ở đây có một cái cảm xúc này.

Ví dụ như là Sư phụ hỏi mình ấy là, mình có đang biết không, đúng không? Thì mình trả lời là mình biết đúng không, có đang biết đúng không?

Thì mình nghĩ cái đấy là mình đã khẳng định được mình rồi. Mình đã khẳng định. Ví dụ như đây là chị Mai Vũ đã khẳng định là chị Mai Vũ rồi, và mình cũng khẳng định được là mình rồi. Đúng chưa?

Hoàng Tùng: Chưa rõ ạ. Tức là chị bảo là những cái mà chị cảm nhận được, nó là của chị đúng không ạ?

Khánh Nguyệt: Đúng rồi, đúng rồi!

Hoàng Tùng: Nhưng mà em đang hỏi là chị… em đang hỏi là tại sao là chị lại nói là tôi cảm nhận được nó ở bên trong tôi? Vậy thì tôi là cái gì ạ?

Mai Vũ: Tôi không cần biết tôi là cái gì, nhưng mà tôi thấy rằng là nó, cái thời điểm nó xảy ra, tôi cảm nhận được rằng nó đang xảy ra, thì đó chính là tôi.

Khánh Nguyệt: Vâng, và chúng tôi cũng đang biết rằng là chúng tôi đang có những cảm nhận đấy.

Minh Trường: Cứ cái gì xảy ra thì đều cảm nhận được, thì chị bảo đấy là tôi đúng không?

Khánh Nguyệt: Đúng rồi!

Tuệ Đức: Mình trả lời tiếp được không? Vậy ấy, thì ví dụ như là chị đang có cảm giác gì, chị có thể nói được không?Một trong các chị thôi.

Mai Vũ: Khánh Nguyệt… Tuệ Đức: Chị Mai Vũ?

Mai Vũ: OK. Bây giờ mình cảm thấy vui.

Tuệ Đức: Vậy thì ai cũng cảm thấy vui thì, thì cũng là chị à?

Mai Vũ: Không, ai cảm thấy vui kệ người ta chứ.

Tôi chỉ biết là tôi cảm thấy rằng có cảm giác vui đang xảy ra.

Tuệ Đức: Em cũng có cảm giác vui vậy, em cũng có thể nhận em là chị.

Mai Vũ: Thì kệ em.

Tuệ Đức: Nhưng mà, nhưng mà chị đang nói là:

“Ai có cảm giác vui…” đúng không? Thì cũng là chị đúng không? Nhưng mà em cũng nói là em có cảm giác vui, thì có gì là em khác chị đâu.

Mai Vũ: Thì đấy là do em nói vậy thôi. Nhưng mà rõ ràng thì thời điểm này chị cảm giác thấy vui thì đấy là cái cảm nhận của chị, vì cái cảm giác vui đó. Còn đâu em cảm giác nó như thế nào, vào thời điểm nào, đấy là chuyện của em, không liên quan gì đến chị.

Tuệ Đức: Bây giờ mình không bàn đến chuyện cảm nhận, mình bàn về cái cơ sở của chị. Chị đang nói là chị đang cảm thấy vui, vì chị đang cảm thấy vui cho nên chị biết đấy là chị. Em nói lại là, em cũng cảm thấy vui. Thì cái điều gì nó làm cho cái chuyện đấy xảy ra khác giữa em với chị?

Mai Vũ: Thì đấy là kệ em thôi, còn đâu chị rõ ràng là chị đang thấy vui. Còn đâu em thấy vui thì kệ em.

Tuệ Đức: Không em đang hỏi câu hỏi khác mà.

Em đang hỏi câu hỏi là: Điều gì làm cho chị nghĩ cái chuyện em không phải là chị? Chị phải trả lời được cái câu hỏi đó cơ.

Mai Vũ: Thì, thì không nghĩ em là chị, mà chị cũng chẳng là em. Chị chỉ thấy vui thôi…

Tuệ Đức: Không không không không. Chị phải trả lời được cái câu hỏi của em chứ? Chứ không là chị cứ nói như vậy thì, thì, thì chị dựa trên cái cơ sở gì? Vì cái cơ sở của chị ấy, là vì chị cảm thấy vui, cho nên chị là chị. Bây giờ em nói, em cũng cảm thấy vui, cho nên em là chị. Thì cái cơ sở của chị nó đâu có đúng đâu đúng không?

Khánh Nguyệt: Không phải.

Mai Vũ: Chị chẳng hiểu cái gì!

Khánh Nguyệt: Không phải như vậy. Ừ. Không phải rồi, Tuệ Đức, Tuệ Đức nói lại cái câu vừa nãy đi. Em có thể lặp lại cái câu vừa nãy em vừa nói không?

Tuệ Phương: Thế cơ sở của chị sai ở chỗ nào? Em nói không đúng là sai ở chỗ nào? Em phải cho chị biết cơ sở của chị nó không đúng là nó sai ở chỗ nào chứ không phải là bây giờ chị…. (Cười) Chị chỉ tin thế thôi.

Minh Trường: Cho em nói phát nhé. Tức là nhé, cho em ấy tí. Bây giờ thì chúng ta sẽ không phải bàn là sai hay đúng, mà chúng ta chỉ bàn là gì?

Cái niềm tin của chị nó có cơ sở hay không. Tức là nếu như chị bảo là gì? Ừ, tôi là cái mà vui, và cái cảm nhận, thì bây giờ. Bây giờ chúng em sẽ đưa ra để tìm ra là gì? Chỉ cần ra một trường hợp mà không đúng, không đúng như thế, thì cả 99 lần đúng không thì không biết, chỉ có 1 lần không đúng thôi, thì chứng tỏ rằng là gì, cái niềm tin đấy nó không có cơ sở. Em chưa nói sai hay đúng, mà em chỉ bảo là, bọn em đang muốn là gì, phá mô hình để giúp cho chị thấy là cái niềm tin đấy không có cơ sở. Đúng không?

Mai Vũ: Thế em cứ phá đi, không việc gì phải 99 hay 98.

Khánh Nguyệt: Cái chỗ không quan trọng. (Cười)

Tuệ Ngân: Ơ, nhưng mà rõ ràng nhé. Niềm tin của anh nhé, thì kể cả bên em sai 1 lần, bên anh đúng 99 lần nhưng mà chắc gì đã đúng 100%

Tuệ Đức: Rồi rồi.

Tuệ Ngân: Anh phải phá từ 100% chứ? Anh lại bảo bên em là chỉ phá được 1 lần? Thế thì làm sao mà bên em thuyết phục được?

Tuệ Đức: OK. Để mình nói tiếp được không Minh Trường?

Minh Trường: OK anh.

Tuệ Đức: Rồi!

Hoàng Tùng: Bây giờ cần xác định lại cái khái niệm mà cái niềm tin của chị Mai Vũ là gì đã ạ.

Bây giờ phải khẳng định được cái niềm tin đấy xong rồi mình mới đi phá, không bây giờ cứ ra vòng tròn, bên chị ấy câu thời gian, bên mình thua mất.

Sư phụ Trong Suốt: Buổi đầu, thôi, buổi đầu không chơi thủ đoạn nhé! Buổi đầu rất chân thành, được chưa? Buổi đầu này mà thời gian ít nên bên Bà La Môn phải chân thành. Chân thành, cởi mở, không chơi thủ đoạn. Nhé! (Mọi người cười) Thì mới kịp.

Mai Vũ: Con chân thành mà?

Sư phụ Trong Suốt: Không, ít thời gian thì chơi chân thành vào, còn sau này có nhiều thời gian thì chơi thủ đoạn cũng được.

Tuệ Phương: Tại vì bên kia bảo là, tức là, phá được một lần…

Sư phụ Trong Suốt: Kiểu nghe bên kia có lý thì mình phải thấy đúng.

Tuệ Phương: Bên kia vẫn là phá được, nhưng mà bên này cũng bảo là…

Hoàng Tùng: Em khẳng định, bên em khẳng định sẽ phá được 100%

Tuệ Phương: 99 vẫn chưa phải 100.

Hoàng Tùng: Bên khẳng định sẽ phá được 100%.

Minh Trường: Không, bây giờ nhé. Không, em đang muốn confirm lại với cả chị Mai Vũ là gì. Chị đang nhận là gì? Cái mà chị cảm nhận được bên trong ấy, đó là chị đúng không? Cái cảm xúc ấy, mà chị cảm nhận được, và chị nhận đó là chị.

Mai Vũ: Chị chỉ nhận nó là cảm xúc của chị.

Tuệ Đức: Rồi. Vậy thì em, em khẳng định lại cái câu của chị lại như sau: Chị có những cảm xúc bên trong, và tất cả những cái cảm xúc đó chị đều cảm nhận được cho nên chị nghĩ đó là chị. Đúng không?

Mai Vũ: Chị nghĩ đó là của chị.

Tuệ Đức: Rồi. Bây giờ em cho một ví dụ thử. Có một cái máy, có một cái máy mà có thể kết nối, chị cảm nhận gì thì em cảm nhận y như vậy. Đồng đều cảm xúc. Chị cảm thấy vui, em cảm thấy vui.

Chị cảm thấy buồn, em cảm thấy buồn. Em có thể cảm nhận tất cả mọi thứ của chị, từ những cảm xúc chị cảm thấy, thì có phải là, em cảm nhận tất cả những cảm xúc bên trong của chị đó thì có phải là em cũng là chị đúng không?

Tuệ Phương: Đâu có máy đó đâu, máy đấy như nào?

Mai Vũ: Thực tế là… Tuệ Phương: Cái máy đấy là do em bịa ra chứ, đã có thế đâu? Ai biết được?

Tuệ Đức: Nhưng mà chị nói mà. Chỉ cần có một cái… tại vì sao chị nói là, tại vì miễn là chị cảm nhận được những cái cảm xúc đó nên chị khẳng định là chị.

Mai Vũ: Đúng rồi.

Tuệ Đức: Và có nghĩa là, trong tất cả mọi trường hợp.

Tuệ Đức: Trong tất cả mọi trường hợp, ai cảm nhận được những cái cảm xúc đó, cũng là chị. Thì bây giờ em giả định một cái giả, cái trường hợp là: Em có thể cảm nhận được tất cả những cái trường hợp đó như là một cái máy. Thì có nghĩa là trong trường hợp đó em là chị đúng không?

Tuệ Phương: Nhưng mà giả định đó nó không đúng! Giả định nó không có, không có, không có cái máy đó.

Tuệ Đức: Cái giả định đó không cần phải thực tế hay không. Mình đang ở trong cái trường phái của logic. Logic nghĩa là gì? Cái gì đúng ấy, nó phải đúng trong tất cả mọi cái giả định luôn. Nó không cần phải liên quan tới thực tế. Logic là, nếu như mà 1+1=2 đúng ở đây, thì bên ngoài trái đất 1+1=2 luôn.

Tuệ Phương: Nhưng trên đời này làm gì có cái đó? Không có cái đó thì làm sao mà tin được?

Mai Vũ: Giống như hai chị em sinh đôi ấy, có thể chỉ là nghĩ rằng là bên kia đang vui thôi chứ còn thực sự vui như thế nào ấy, thì chỉ có trong người chị cảm nhận được thôi. Còn đâu cái, cái thân thể, em đoán khuôn mặt chị hoặc em có thể em có những thần giao cách cảm giống như kiểu chị em sinh đôi thì có thể cảm thấy hơi hơi mờ mờ rằng là: “Ừ, chị ấy đang vui”. Nhưng thực sự nó vui như thế nào chỉ có chị mới biết được thôi, làm sao em biết được.

Minh Trường: OK, chị ơi. OK, cho em hỏi chỗ này nhé, cho em hỏi một chút chỗ này nhé! Vừa nãy chị phát biểu là gì? Chị phát biểu là, cái vui đấy chỉ có chị cảm nhận được đúng không? Thì bây giờ cho em hỏi chút là chị cảm nhận đấy là chị cảm nhận trong tâm trí của chị hay là chị cảm nhận trên thân thể của chị? Trong tâm trí hay…

Mai Vũ: Trong tâm trí của chị.

Minh Trường: Trong tâm trí đúng không? OK. Vậy thì chúng ta sẽ bàn là tâm trí. Vậy thì trong tâm trí của chị thì, thì nó có phải là suy nghĩ không?Thì cái vui của chị đấy có phải là suy nghĩ không?

Mai Vũ: Suy nghĩ hay là không suy nghĩ thì nó cũng nở ra ở trong chị.

Minh Trường: Nhưng em đang hỏi chị… Tuệ Đức: Em nghĩ là lạc đề rồi đó anh Minh Trường. Em đang đúng hướng rồi ấy anh Minh Trường ạ.

Tiến Minh: Em xin ngắt lời… Minh Trường: Đúng rồi, mình đang muốn chốt lại chị ấy để tránh chị ấy là, lúc thì lại bảo cảm xúc cảm nhận, lúc thì lại bảo biểu hiện ra thân thể thì mình sẽ bị lòng vòng, mình sẽ không chốt được.

Mình sẽ đưa họ vào để… mình muốn dựa trên cái phát biểu của người ta để mình đi vào cái đấy. Thì chị bảo là Ok, chốt lại…

Tuệ Phương: Thì nãy giờ Mai Vũ phát biểu từ đầu rất rõ ràng mà. Là, tức là những cái gì mà Mai Vũ cảm nhận được ở nơi Mai Vũ thì là của Mai Vũ.

Hoàng Tùng: Còn bây giờ?

Tuệ Phương: Từ đầu vẫn nói như thế, chưa có thay đổi.

Tuệ Đức: Đúng rồi, nó không có thay đổi gì hết, cho nên là mình chỉ cần quan trọng cái chuyện là, tại vì tất cả cái khẳng định của chị ấy là tất cả những cái gì cảm nhận của chị ấy là của chị ấy mà mình phá xong cái đấy là xong thôi mà.

Hoàng Tùng: Thôi cho em xin một lời nói tí nhé?

Cái mục đích của mình là mình phá mô hình điều khiển, chứ còn cảm nhận hay không cảm nhận đấy là việc của chị ấy.

Đây em chỉ hỏi là chị Mai Vũ, những cái cảm xúc mà chị, chị cảm thấy ở bên trong chị ấy, chị có điều khiển được cảm xúc ấy không?

Mai Vũ: Chị không nói là điều khiển, mà chị chỉ thấy là tất cả cái gì nó nở bên trong chị thì chị cảm thấy nó.

Hoàng Tùng: Nói chung là bây giờ mô hình của mình là phá mô hình không điều khiển được.

Mai Vũ: Em đang phá mô hình là chị đang cảm thấy các cái cảm xúc nở ra, luôn luôn cảm thấy cái vấn đề đấy. Thế thì, chị có bảo là chị điều khiển được đâu. Chị bảo là lúc thì chị thích muốn học, lúc chị bảo là chị không thích muốn học cơ mà.

Hoàng Tùng: Thì cái buổi học của mình mà phá mô hình, bây giờ chị bảo là chị cảm nhận…

Mai Vũ: Thì đó là cái cảm nhận của bên trong chị thì đó là của chị. Còn đâu bọn em thích chứng minh là nó là của em thì em chứng minh đi?

Tuệ Đức: Theo em, theo ý kiến của mình ấy thì cái chuyện điều khiển hay không nó không còn quan trọng nữa. Mình chỉ cần chứng tỏ là trong… có một trường hợp mà có một người nào đó cảm nhận được tất cả mọi thứ của chị Mai Vũ, thì sẽ là chị Mai Vũ thì là đủ phá mô hình của chị Mai Vũ rồi. Không cần đi xa hơn đâu, không cần điều khiển hay là không cần gì hết. Chỉ đơn giản là nãy giờ chị Mai Vũ đang đi lòng vòng, thủ đoạn thôi ấy mà.

Hoàng Tùng: Đúng rồi, chị Mai Vũ thủ đoạn.

Tuệ Đức: Bây giờ, nãy giờ em thấy có cái vote đó này, có cái máy đó chị. Chỉ cần trường hợp là, trong cái trường hợp cái giả tưởng đó, cái chuyện mà thần giao cách cảm, em cảm nhận được tất cả mọi thứ của chị thì có nghĩa là em cũng là chị đúng không? Chị có nghĩ là trong cái trường hợp đó đúng là như vậy không? Nếu có một người, cảm nhận được tất cả mọi trường hợp, mọi cái cảm xúc của chị nhưng mà không phải là cơ thể của chị, là cơ thể của em chẳng hạn, thì có phải trong trường hợp đó, em là chị đúng không?

Mai Vũ: Nếu trong trường hợp đó… đấy chỉ là đi ăn trộm cảm xúc, đi nghe lén cảm xúc..

Mai Vũ: Nghe lén cảm xúc của chị là cái máy đó.

Tuệ Đức: Không không không, em không nói chuyện nghe lén nhe, em không nói chuyện nghe lén, em nói là cảm nhận y chang như vậy luôn.

Mai Vũ: Y chang thì nếu như trong trường hợp chị…

Tuệ Phương: Cái đó thành của em rồi!

Mai Vũ: Ừ đấy, thành của em… trường hợp đấy em cảm nhận như thế nào…

Tuệ Đức: Đâu có, đâu có đâu có.

Mai Vũ: Em cảm nhận y chang… Tuệ Đức: Không không không không không. Chị Mai Vũ nói là, tất cả…

Tuệ Phương: Thì sang em tức là nó… Tuệ Đức: …chị cảm nhận được, là của chị ấy, cho nên chị ấy là cái tôi của chị ấy.

Tuệ Phương: Ừ!

Tuệ Đức: Thì có nghĩa là em cảm nhận được tất cả mọi thứ của chị Mai Vũ thì có nghĩa là em cũng là cái tôi của chị Mai Vũ rồi.

Mai Vũ: Không thể, nếu… ngược lại nếu như là trong trường hợp đấy thì…

Tuệ Phương: Không. Nó phải cảm nhận được nơi Mai Vũ, còn nó sang nơi em thì nó thành của em.

Tuệ Đức: Ôi, cái đó là liên quan tới không gian nha. Xin lỗi nhé, cái đó là liên quan tới không gian.

Tuệ Phương: Ừ.

Tuệ Đức: Chị ấy đang nói đây một cái… Tuệ Phương: Thì em chuyển nó sang không gian thôi.

Tuệ Đức: … hoàn toàn dựa vào cảm xúc thôi…

Tuệ Phương: Thì em chuyển nó sang không gian thì nó thành không gian.

Tuệ Đức: Cái đó là hai thứ. Mình không nhảy nhé?

Mình không nhảy, mình không chơi nhảy. Mình chỉ đi tới một thứ, và nếu như cái thứ đấy xong thì mình, chị được quyền nhảy sang cái khác nhưng mà bây giờ mình…

Mai Vũ: Không, mình thì mình hiểu ý của Tuệ Đức.

Nhưng mà bên trong trường hợp Tuệ Đức dùng cái máy đó, Tuệ Đức hiểu được tất cả những cái gì xảy bên trong chị, thì đấy là chuyện của Tuệ Đức đang, vừa cảm nhận cái của Tuệ Đức đang có, vừa cảm nhận được cái thì chị đang có, còn chị không biết đấy là chuyện… đấy là chuyện của Tuệ Đức. Còn đâu …

Tuệ Phương: Không biết nói có trung thực không.

Mai Vũ: … chuyện của chị là những cái xảy ra bên trong chị cơ mà?

Tuệ Phương: Không biết nó còn trung thực không nữa, nó lại diễn dịch thành cái khác nữa?

Tức là cái, cái phản ứng cơ thể của em ấy, nó sẽ diễn dịch cái cảm xúc bên kia chuyển sang thành một cái khác nữa, nó đâu có giống đâu? Còn đâu giống nữa mà bảo là…

Tuệ Đức: Có trung thực hay không nó đâu có quan trọng đâu đúng? Mình đang cần nói…

Mai Vũ: Không chắc gì những cái em nghe bằng cái máy đấy nó sẽ giống cái của chị? Chắc gì cái mà em nghe bằng cái máy đấy đã giống cái của chị? Mà chỉ nói là cái cách nhìn của em thôi, cái cách nhìn của chị thôi.

Tuệ Phương: Làm sao chứng minh được? Làm sao chứng minh được?

Mai Vũ: Giống như là xem một bộ phim ấy. Mỗi một người sẽ có cảm xúc khác nhau.

Tuệ Phương: Khó, ừ, đúng rồi!

Minh Trường: Nhưng mà bây giờ hỏi lại bên… bên đấy có tin vào “tha tâm thông” không nhỉ?

Tuệ Phương: Tha tâm thông là cái gì?

Mai Vũ: Mình là Bà La Môn, mình chẳng hiểu.

Tuệ Đức: Mình có cần nghĩ tới tha tâm thông đâu, mình chỉ cần tin là cái trường hợp đó có thật hay không.

Tuệ Phương: Ừ!

Tuệ Đức: Bây giờ giả định ra cái trường hợp như vậy, em cảm nhận được tất cả mọi thứ của chị, chị có tin cái trường hợp đấy có thật hay không? Chị tin có cái trường hợp đó không?

Mai Vũ: Chị thì chị chưa nhìn thấy cái máy đấy bao giờ.

Tuệ Phương: Không tin đấy. Không tin luôn đấy!

Mai Vũ: Chị chỉ có tưởng tượng rằng là nếu như mà chị xem một bộ phim mà chị tưởng là chị là nhân vật chính đấy, thì cũng hơi hơi mờ mờ cảm giác cái cảm xúc đang xảy ra trong cái con người nhân vật chính đấy, nhưng mà chị không chắc hẳn đấy là cái mà, mà đạo diễn muốn…

Tuệ Đức: Ủa, em đã nói là chị nghĩ là có cái máy đó có khả năng thật hay không thôi mà? Chứ em đâu có cần nói là hiện nay nó có hay không?

Mai Vũ: Chị nghĩ là kể cả có thể là nó sẽ …có khả năng truyền cảm giác, cảm xúc đấy, nhưng mà chưa chắc cái mà cảm xúc đến, đến chỗ đầu em để nó, nó xử lý, nó sẽ giống cái mà chị đang cảm nhận.

Tuệ Phương: Ừ.

Tuệ Đức: Tại sao chị nghĩ như vậy?

Tuệ Phương: Ví dụ em nói như đưa vào một cái xác chết, ví dụ em nói thế. Giống như là, Mai Vũ nối máy đó với một cái xác chết không có suy nghĩ gì nữa hết, đúng không? Thì nó sẽ sống lại y như Mai Vũ à? Hay sao? Ý em muốn như vậy hay là tại vì em? Nếu mà, đưa vào một thực thể sống như em thì nó sẽ suy nghĩ và, nó sẽ tác động vào, nó làm cho thay đổi cái đống đấy luôn thành cảm nhận khác rồi.

Tuệ Đức: Đâu có đâu có.

Tuệ Phương: Còn chị không hiểu ý em muốn là như thế nào.

Tuệ Đức: Em không hề nói cái máy đó nó tạo hay là thay đổi khác nhé. Em nói cái máy đó là, miễn sao Mai Vũ nghĩ gì, cảm giác gì thì em cũng nghĩ gì cảm giác gì, y như vậy. Em không còn một suy nghĩ khác gì nữa hết. Em y chang như vậy. Không có một tí…

Tuệ Phương: Được á? Em làm được vậy luôn?

Tuệ Đức: Đúng!

Tuệ Phương: Em làm được vậy luôn? Em làm được vậy luôn?

Tuệ Đức: Không, em không nói em làm được vậy luôn, nhưng mà em, em nói là có trường hợp như vậy, thì chị chỉ cần chấp nhận có trường hợp như vậy hay không thôi.

Tuệ Phương: Không. Không biết. Chưa thấy bao giờ, thật đấy!

Tuệ Đức: Không, em đang không nói là chưa thấy bao giờ. Em nói là chị… Không, chị nói thật đi, chị nói thật đi, không chơi, không chơi nói lòng vòng.

Nói thật đi.

Mai Vũ: Không. Chị nói thật này!

Tuệ Phương: Thật lòng luôn! Không, thật lòng luôn ấy!

Mai Vũ: Chị nói thật này, nếu như mà cái cảm xúc của chị nhé…

Tuệ Phương: Tại sao một người sống mà lại chuyển tia suy nghĩ cảm xúc ra mà lại đọc giống như người bên kia cảm thấy được? Thật là vô lý!

Không thể!

Giống như không thể ai nhét suy nghĩ của người khác vào đầu chị mà chị lại nghĩ giống nó được. Ý là vậy đó! Chị không thể tin được trường hợp đó.

Tuệ Đức: Vậy là chị nói là trường hợp đó không thể xảy ra trong hiện thực đúng không? Không thể có trường hợp đó được, đúng không?

Tuệ Phương: Đúng! Ừ, thì tạm thời tin vào suy nghĩ thật.

Tuệ Đức: Thế em hỏi mọi người đi. Mọi người nghĩ trường hợp đó có thật hay không? Có thể có thật?

Có cái trường hợp là, chị Mai Vũ cảm giác gì, em cũng cảm giác y như vậy.

Tuệ Phương: Là vote hả?

Tuệ Đức: Hỏi xem mọi người trên Zoom. Nói thử coi. Vote thử coi.

Tiến Minh: Bây giờ, nếu mà có…

Một bạn: Không tin. Làm sao có thể… Tuệ Phương: Có thể xảy ra luôn ấy hả? Gì mà ghê vậy?Thế chứng minh đi?

Tuệ Đức: Chỉ cần có thể thôi, em không cần nói có thật hay không.

Tuệ Phương: Được ấy hả? Được ấy hả?

Tuệ Đức: Hiện nay có thể không thật nhưng mà có thể 1000 năm nữa, có thể có hay không?

Mai Vũ: Kể cả tất cả mọi người ở trên Zoom bảo là có ấy, thì nó cũng chẳng có thể thuyết phục được bọn chị rằng là…

Tuệ Phương: Ừ.

Mai Vũ: Thế thì rõ ràng là chị đang… thế đố em biết, bây giờ đây chị đang cảm thấy gì?

Hoàng Tùng: Cảm thấy nó đâu có liên quan gì đến tôi đâu?

Mai Vũ: Đó, ý là tôi đang cảm thấy, đúng không?

Tuệ Đức: Em không cần biết là chị đang cảm giác cái gì vì em không có cái máy đó. Em chỉ cần chị chứng tỏ, chị công nhận là có cái máy đó hay không thôi.

Mai Vũ: Sao lại ép bọn chị?

Tuệ Phương: Không, thật đấy. Ví dụ như, cá nhân chị ấy, nói khách quan cái quan điểm của chị nhé, về cả khoa học, về tâm lý, cả những cái giáo pháp mà Sư phụ dạy ấy, chị không thể tưởng tượng được là có một cái máy nào đó mà nối vào chị xong rồi chị đọc được…

Tuệ Đức: Thôi đừng có nhắc giáo pháp ở đây, mình chỉ nói logic thôi.

Tuệ Phương: … chị cảm nhận được giống người kia mà chị không tác động được ấy.

Tuệ Đức: Mình không cần giáo pháp ở đây.

Tuệ Phương: Logic không logic được luôn. Ý là chị không có hiểu được một logic như vậy, khoa học cũng không luôn nhé. Khoa học cũng không hiểu được.

Tuệ Đức: Không.

Tuệ Phương: Thuần tuý khoa học chị cũng không tin có khoa học nào làm được 100% như vậy hết.

Khoa học bao giờ cũng là 9999 phẩy gì đó chứ không bao giờ được 100% được.

Tuệ Đức: Được rồi, được rồi. Không nói nhây như vậy được. Nếu chị tưởng tượng một cái phim…

Tuệ Phương: Không phải nhây, cái này là chị nói khoa học thật là như thế! Còn, còn.. còn nếu mà dùng, mà bảo không dùng pháp thì không được, còn nếu em bảo dùng pháp vô thường như Sư phụ nói chuyện gì cũng có thể xảy ra ấy, thì có khả dĩ là chấp nhận là tin mù quáng là vậy đi, tại vì không chứng minh được thì tin mù quáng.

Tuệ Đức: Đâu, em có nói chị tin mù quáng.

Tuệ Phương: Một câu trả lời mù quáng!

Tuệ Đức: Em chỉ nói là chị tin có khả năng đó xảy ra hay không thôi mà.

Tuệ Phương: Thì chị không tin đấy! Chị nói nãy giờ, chị chứng minh bằng khoa học cũng không được, bằng pháp cũng không được, bằng cảm nhận cá nhân cũng không tin được.

Tuệ Đức: Tất cả những người khác đang ngồi nghe cái buổi này đều nói là có khả năng xảy ra hết. Chỉ có mình chị nói là chị không tin thôi, có nghĩa là cái niềm tin của chị nó rất là vô lý.

Mai Vũ: Ừ. Thì em mang bằng chứng ra là có cái, cái…

Tuệ Đức: Em không cần mang bằng chứng, em cần cái suy nghĩ của chị để khẳng định thôi.

Tuệ Phương: Em chứng minh cho có lý đi, chị tin liền. Không, tại vì…

Tuệ Đức: Thôi được rồi, bây giờ chị tưởng tượng, có…

Tuệ Phương: Chị có cơ sở… khoa học… Tuệ Đức: … có một cái…

Tuệ Phương: Thì chị nghĩ nó không thể, còn các bạn kia mà nói là có thể thì chứng minh cho chị thấy, chị sẵn sàng học hỏi. Thật sự. Đấy! Còn chị đâu có phải là phủ đầu đâu. Chị nói là, chị đưa ra này, khoa học này không được 100% cũng không thể nói này. Về cá nhân, về tâm lý học cũng không thể nào mà một người nào tiếp nhận mà không xử lý gì này. Đó. Đó là chị có cơ sở khoa học đàng hoàng nhé. Còn mọi người nói có thể thì chứng minh cho chị chứ, tại sao lại bảo chị như thế là chị cùn hay nhây? Đó. Ý là vậy thôi.

Tuệ Đức: Vậy thì dễ thôi nha.

Tuệ Phương: Chị sẵn sàng học hỏi.

Tuệ Đức: Bây giờ, có trong… chị có thể tưởng tượng ra một cuốn phim khoa học viễn tưởng. Mà trong cuốn phim đó…

Tuệ Phương: Ừ, phim hả? Ừ!

Tuệ Đức: … có một nhân vật tên là Mai Vũ.

Tuệ Phương: Tưởng tượng đúng không?

Tuệ Đức: Đúng rồi.

Tuệ Phương: Ừ!

Tuệ Đức: Tưởng tượng trong cái phim đó có một nhân vật tên là Mai Vũ và một nhân vật khác tên là Tuệ Đức. Mai Vũ cảm nhận gì, Tuệ Đức cảm nhận y chang như vậy.

Một bạn: Cần gì tới máy đâu anh. Có một cái vong người ta nhập vào người mình ấy. Mình cảm nhận được gì thì họ phải cảm nhận được như thế mà.

Tuệ Đức: Thì trong trường hợp đó, có phải đúng là Tuệ Đức chính là Mai Vũ không?

Mai Vũ: Như này nhé, nếu mà lúc đấy Tuệ Đức cảm nhận được hoàn toàn trong đầu, trong đầu của Mai Vũ…

Tuệ Phương: Giống như phim avatar ấy hả?

Mai Vũ: Trong đầu của Mai Vũ xảy ra, nhưng mà nó lại cộng thêm cả những cái cảm nhận của Tuệ Đức đang sẵn có nữa thì chắc chắn hai cái thứ đấy không thể…

Tuệ Đức: Đâu có, em đâu có nói là tất cả những cảm nhận của Tuệ Đức đang sẵn có đó. Em nói là tất cả những cái cảm giác của Mai Vũ là y chang cảm nhận của Tuệ Đức mà.

Em đang nói cuốn phim của em là em cảm nhận y chang vậy mà.

Mai Vũ: À thế thì kệ em, thế thì cái vấn đề em đang hiểu rất là hiểu sâu sắc về chị. Ok, chả vấn đề gì cả.

Tuệ Đức: Không không không không không, em chỉ cần chứng tỏ trong cái cuốn phim đó em chính là chị thôi là chị đã thua rồi.

Mai Vũ: Em, em hiểu chị.

Tuệ Đức: Còn chị đang nói là tất cả những thứ chị cảm nhận được là chứng tỏ chị là cái tôi của chị mà, thì trong trường hợp đó em cũng là cái tôi của chị thôi.

Mai Vũ: Không, thế bây giờ em lại bảo là nếu mà em lại hiểu một người khác thì thì em lại là người đó à?

Tuệ Phương: À vâng, ý là chứng minh là chị có thể có hai chị đúng không? Tức là có thể có hai chị rồi cùng một cảm xúc, thì có sai có mâu thuẫn gì với của Mai Vũ đâu, ý bạn đó nói là phải có hai chị mà cùng một cảm nhận thôi.

Tuệ Đức: Hai người có cùng cảm xúc. Có, có, có, lúc đó đã có mâu thuẫn rồi.

Tuệ Phương: Thì hai người đều cùng nói là đây là cảm xúc của tôi. Đúng không? Thì vẫn là câu đó mà, vẫn là ai cũng tin là cảm xúc đó ở trong mình thì là của người đó.

Tuệ Đức: Tại vì cái lý của chị Mai Vũ là cái gì cũng xảy ra tất cả với chị ấy sẽ là chứng tỏ là cái tôi của chị ấy. Thì trong trường hợp tất cả những gì xảy ra với chị ấy đều xảy ra với em có nghĩa là em cũng là cái tôi của chị ấy, có nghĩa là cái tôi của em và cái tôi của chị ấy không có gì khác nhau cả.

Mai Vũ: Thế chị hỏi em, tất cả các cái vấn đề liên quan đến cuộc sống của chị có phải là liên quan đến cuộc sống sẽ là liên quan đến cuộc sống của em không?

Tuệ Phương: Thì có khác gì đâu, có sao đâu.

Tuệ Đức: Chị có biết cái chuyện mà...Ví dụ có những cái thế giới song song không? Em có một cuộc sống y chang như chị vậy đó.

Mai Vũ: Thì đấy là em cứ sống thôi, chị vẫn sống cuộc đời của chị.

Tuệ Phương: Nhưng mà cũng không biết, cái đó là tưởng tượng ở đâu ấy, không biết.

Tuệ Đức: Đâu có, em đang nói là có miễn sao có cái trường hợp có cuốn phim đó xảy ra thôi là em đã là chị rồi.

Tuệ Phương: Không, nhưng mà ý là bên kia đứa kia nó cũng tin là đứa đó là đứa đó thôi, nó cũng không biết về Mai Vũ. Còn ở đây Mai Vũ cũng biết về Mai Vũ không biết về đứa kia, thì có sao đâu.

Mai Vũ: Đúng rồi.

Tuệ Phương: Thì rồi sao? Thì rồi sao?

Tuệ Đức: Cái chuyện biết thì em không biết, nó không hề liên quan đến chuyện này.

Tuệ Phương: Cùng cảm nhận nhưng mà nó không…

Tuệ Đức: Không hề liên quan, em chỉ cần chứng tỏ là em không khác chị Mai Vũ thôi, còn cái chuyện biết hay không biết không hề ảnh hưởng tới cái chuyện này hay không.

Hoàng Tùng: Tuệ Đức ơi anh có ý kiến này.

Tuệ Phương: Em làm sao không khác chị Mai Vũ?

Em hoàn toàn khác chị Mai Vũ, nhỉ?

Tuệ Đức: Nói đi anh Hoàng Tùng.

Hoàng Tùng: Là bây giờ chị Mai Vũ bảo ấy, là những cái gì chị ấy cảm nhận được bên trong chị thì nó là của chị.

Tuệ Phương: Ừ…ừ… Hoàng Tùng: Nhưng mà giờ mình chỉ cần đi chứng minh ấy, là những cái gì chị cảm nhận đấy, nó không cần phải có một cái tôi, không cần phải có một cái tôi nào cả, mà chị ấy vẫn cảm nhận được, mình không cần phải đi sa vào những cái khác. Bây giờ chị Mai Vũ bảo là…

Mai Vũ: Chị chả biết cái tôi là cái gì, nhưng mà chị chỉ biết là nó ở bên trong chị thì nó là của chị thôi chứ còn chị cũng không biết cái tôi là cái gì.

Tuệ Đức: Vậy anh Hoàng Tùng có cái hướng nào để để chứng tỏ cái chuyện đó không?

Hoàng Tùng: Bây giờ chị ấy bảo là những cái mà ở bên trong chị thì nó là của chị. Thì cái của đấy nó có liên quan gì đến cái tôi đâu? Bây giờ cái mục đích cái mục đích là gì, bây giờ lúc đầu chị

Mai Vũ nói ra: “Tôi có một cái niềm tin rằng là lúc tôi có cái hứng muốn tham gia thì tôi tham gia, còn tôi không muốn tham gia thì tôi không muốn tham gia”. Đấy, tức là chị đang nói là cái chị có điều khiển được cái đấy.

Tuệ Phương: Không, không có nói điều khiển được, chị không có nói điều khiển được, chỉ nói là mình có một cái cảm xúc là mình muốn tham gia thôi. Chứ mình không nói là mình có điều khiển được cái việc là tham gia được hay không, đó.

Hoàng Tùng: Em còn ghi ra giấy mà. Chị Mai Vũ…

Tuệ Phương: Không, không có, bây giờ có thể hỏi lại chị Mai Vũ.

Mai Vũ: Không có điều khiển nhé, không có, trước đến nay không có điều khiển.

Một bạn: Không có chữ “điều khiển” trong đấy.

Tuệ Đức: Đúng rồi, mình không đi theo hướng điều khiển được ấy. Mình, mình dễ bị cua lạc hướng cái chuyện đó thôi.

Hoàng Tùng: Bây giờ thì… Tuệ Đức: Còn hướng nào nữa không anh Hoàng Tùng?

Hoàng Tùng: Bây giờ ấy, là ấy, chị Mai Vũ bảo ấy, là những cái gì mà chị cảm nhận ở bên trong chị thì nó là của chị.

Một bạn: Đưa bằng chứng đưa cơ sở ra.

Hoàng Tùng: Nhưng mà mình sẽ hỏi tìm để xác định xem là chị, cái mà chị đang nghĩ là chị ấy, nó là cái gì, thì mình đi phá cái đấy. Bây giờ cứ nói dông dài thì mất thời gian. Chị là cái gì?

Minh Trường: Đúng rồi, đúng rồi.

Hoàng Tùng: Bây giờ…Dạ?

Minh Trường: Cái hướng đấy rất là ok, nhưng bây giờ phải hỏi rõ chị, đúng một cái câu mạch lạc là gì, chị bảo là gì, cái cảm xúc xảy ra bên trong chị, mà chị cảm nhận được, nó là của chị, đúng không? Đúng không? Vậy thì chị hãy đưa ra cái cơ sở, đúng không, cái gì bên trong là của chị, chị đưa ra cơ sở ra, chứ còn nếu không thì chúng ta sẽ cứ chạy lòng vòng, sẽ không thể nào chốt được.

Tuệ Đức: Nhưng mà cái cơ sở chị Mai Vũ đưa ra rất là rõ ràng rồi mà?

Mai Vũ: Ví dụ như là, cơ sở như là lúc 10 giờ 50 phút thì tôi cảm thấy vui, tôi cảm thấy muốn học.

Tại thời điểm đấy thì tôi muốn học.

Tuệ Đức: Ừ. Thì trong cái cuốn phim đó 10 giờ 51 phút, em cũng cảm nhận y chang như chị vậy đó.

Mai Vũ: Thì đấy là chuyện của em, thì em cùng tham gia học với chị.

Tuệ Đức: Cũng có nghĩa là trong lúc đó em là chị luôn.

Một bạn: Bây giờ…Mọi người ơi, mọi người ơi…

Mai Vũ: Ừ. Đấy là đấy là bằng chứng là cái cảm giác đấy là của chị, bằng chứng đấy.

Một bạn: Mình đang thấy là…mình đang thấy là hai bên đang…đang đi…đang chẳng biết là hai bên đang làm cái gì nữa. Mình thấy là cái mục đích, mục đích là mình đang…mình đang…mình đang làm cái gì, tức là…

Tiến Minh: Không không không, vừa rồi Tùng ơi…Tùng ơi, nhưng mà mình thấy là cái mục đích là bây giờ mục đích của buổi nói chuyện này là bên kia đưa ra là định nghĩa tôi là gì?

Hoàng Tùng: Ừ. Thì đi phá mô hình.

Tiến Minh: Sau đó thì bên này sẽ xem cái mục đích cái định nghĩa đấy nó có đúng hay không, vậy thôi. Nhưng mà mình vẫn thấy chưa rõ ràng là bây giờ cái định nghĩa bên chị Mai Vũ, chị Mai Vũ, bên chị Mai Vũ định nghĩa rõ ràng tôi của chị là tôi là cái gì? Hay tôi là ai? Chị thống nhất bên chị thống nhất lại định nghĩa lại một câu. Tôi là cái gì?

Hoàng Tùng: Đúng rồi, thống nhất lại xem là các chị…Một người nói thôi ạ.

Mai Vũ: Mình không nói rằng tôi là ai, mình trong trường hợp này tôi đang, mình đang nói là ở cái tình huống là tôi muốn học thì tôi học, tôi không cảm thấy muốn học thì tôi không học, đấy thôi.

Tiến Minh: Có cái tôi mà? Nhưng mà mục đích, nhưng mà cái mục đích của mình là, mục đích của cả cái buổi nói chuyện này là để xem cái định nghĩa tôi, phá mô hình cái tôi mà?

Mai Vũ: Cái việc ở đây là cái mục đích của tôi là tôi luôn cảm thấy một cái cảm giác gì đó. Có ví dụ như là đang muốn học, đang không muốn học, luôn luôn cảm giác về cảm giác đấy.

Tuệ Đức: Ừ. Thì có phải là chị ấy đã định nghĩa rồi, cái tôi ở đây là cái tôi có thể cảm nhận được tất cả mọi cái cảm giác và những cái suy nghĩ xảy đến với chị ấy, là chị ấy đã có cái định nghĩa rất là rõ ràng rồi.

Mai Vũ: Đúng.

Tuệ Đức: Chỉ có vấn đề là em đang chỉ ra cái rõ ràng, cái vấn đề của cái luận điểm đó rồi mà chị không chịu nhận thôi, đó là miễn sao nếu có một cái thân thể khác hay là một cái gì đó khác mà có thể cảm nhận tất cả những cái thứ mà chị đang cảm nhận tại cùng thời điểm đó cũng là chị luôn.

Tuệ Phương: Không phải, tại…tại vì là bạn ấy chỉ nói là cái gì ở trong người bạn ấy là của bạn ấy, chứ bạn không nói là cái gì trong người của bạn ấy ở nơi khác cũng là của bạn ấy.

Tiến Minh: Cái mình đấy thì cần định nghĩa rõ ràng bởi vì là…

Tuệ Phương: Bạn ấy chỉ nói là cái gì trong người của bạn ấy thì là của bạn ấy thôi.

Tiến Minh: Chị Mai Vũ nói lại, chị Mai Vũ nói lại định nghĩa đi.

Mai Vũ: Định nghĩa là tất cả những cái gì cảm giác…

Tiến Minh: Phe chị Mai Vũ nói lại định nghĩa là phe em xác nhận lại theo cái hướng đấy. Em thấy là mọi người vẫn chưa hiểu nhau.

Mai Vũ: Tuệ Phương nói đúng đấy, mình không nói đến là yếu tố là ở nơi khác, cảm nhận như thế là tôi đang ở đấy mà tôi chỉ nói rằng là tôi cảm nhận được tất cả những cái thứ gì cảm xúc gì đang xảy ra trong lòng tôi.

Tiến Minh: Tức là định nghĩa tôi là cái người mà cảm nhận được tất cả…

Mai Vũ: Tôi có thể cảm nhận được tất cả các cảm xúc trong lòng.

Tiến Minh: Tôi có thể…nhưng định nghĩa đi, tức là tôi…

Tuệ Đức: Vậy thì đến đó mà em cảm nhận được tất cả mọi thứ của cảm xúc của của chị thì em cũng là tôi của chị đúng không?

Mai Vũ: Sometimes, thỉnh thoảng em có thể cảm xúc, nhìn nhận được cái cảm xúc của người khác.

Tuệ Đức: Không không không không, em không có sometimes gì hết, em always, em always chị, em always.

Mai Vũ: Em always, em always đấy là chuyện của em, có thể em quá thấu hiểu chị, đúng không?

Nhưng mà…em không phải là chị.

Tuệ Đức: Không không không, em không thấu hiểu, thấu hiểu là một từ rất là nhẹ nhàng, em đang nói cái từ mà nó nặng hơn kia kìa, em cảm nhận tất cả, chứ em không nói từ thấu hiểu gì hết ấy. Thấu hiểu là từ của yêu nhau rồi. Em không có cần yêu chị gì hết ấy. Em chỉ cần cảm nhận tất cả những cái thứ đó của chị thôi.

Mai Vũ: Thế thì bây giờ ví dụ như là. Thế cái thời điểm này cái em cảm nhận được là cái gì?

Tuệ Đức: Không không không, em đang nói trong cái cuốn phim đó, em sẽ cảm nhận được tất cả những cái thứ đó của chị.

Tuệ Phương: Nhưng người ta vẫn… Tuệ Đức: Thì chị có công nhận là lúc mà cảm nhận được cái đó, ví dụ như chị nghĩ rằng tôi là Mai Vũ, tôi cảm nhận được cảm xúc này, tôi cảm thấy vui, người đó cũng như vậy, tôi là Mai Vũ, tôi…

Mai Vũ: Nếu mà như thế thì em lại nói rằng là tôi là Tuệ Đức và đang cảm nhận được tất cả những gì trong…

Tuệ Phương: Tôi là giống Mai Vũ thôi. Tôi là chỉ giống Mai Vũ y chang thôi. Hai đứa Mai Vũ giống y chang giống hai con robot vậy thôi chứ sao lại gọi là tôi là Mai Vũ được.

Mai Vũ: Kiểu giống như là tôi tự nhiên tôi lại nhận ra một bản sao của tôi ở đâu đấy.

Tuệ Đức: Thế thì tôi là Mai Vũ luôn đúng không?

Vậy thì em là Mai Vũ luôn rồi. Em là Mai Vũ luôn rồi.

Mai Vũ: Không, lúc đấy thì nó là một cái bản sao do Doraemon, Doraemon tạo ra chẳng hạn.

Tuệ Đức: Chị có công nhận trong trường hợp đó em là Mai Vũ luôn không?

Tuệ Phương: Ủa thì nhưng mà có sao? Ý là…tại sao phải nói là chứng minh là, cái tôi đó là duy nhất hay là nhiều, nhiều hay là duy nhất thì có ảnh hưởng gì đến cái việc là tôi cảm thấy thế đâu.

Có nhiều đứa cảm thấy thế, cũng là, nó cũng sẽ nói trong trường hợp đó là tôi cảm thấy thế.

Tuệ Đức: Ý đó thì em còn nghĩ là có lý.

Tuệ Ngân: Thực ra bây giờ Tuệ Đức nói cái ví dụ đấy chẳng khác gì giống như kiểu là bây giờ chị sản xuất ra một loạt con robot, chị cho cùng một suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, xong rồi chị bảo tất cả cái đấy là một con robot, làm sao mà như thế được?

Tuệ Phương: 10 Đứa đó cũng nói y chang Mai Vũ luôn, rồi sao, ai cãi nhau với ai? Rồi cuối cùng ai cũng vô minh như nhau.

Tuệ Đức: Hiểu ý của chị rồi, không cần nhảy thêm, không cần nhảy thêm, bình tĩnh, bình tĩnh, bình tĩnh, để tụi em hỏi thêm nhau cái đã, em hiểu ý của chị rồi. Được chưa? Rồi.

Khánh Nguyệt: Mình mình có thêm một cái ý nữa là…

Tuệ Đức: Và chị cũng đồng ý trong lúc đó là em cảm nhận tất cả mọi thứ của chị là có 2 Mai Vũ giống hệt nhau rồi. Chờ bọn em đi tìm thêm thôi.

Mai Vũ: Tự nhiên có một cái bản sao nào đấy giống chị chứ còn đấy không phải là chị.

Tiến Minh: Mai Vũ ơi… Tuệ Đức: À đúng rồi bây giờ nha, chị nghĩ đơn giản ấy thôi… nói đi [ý để bạn Tiến Minh nói]

Tiến Minh: Rồi tức là tôi là, tức là, thực ra em vẫn thấy là chị cái định nghĩa của chị nó không phải cái định nghĩa, định nghĩa tức là tôi là, định nghĩa tức phải ở dạng là tôi là cái gì, chứ không phải là tôi có thể…

Mai Vũ: Không ở đây chị có bảo là nhờ em phá là tôi là cái gì đâu, chị chỉ nhờ em phá là tôi cảm thấy là tôi muốn học thì tôi học, tôi cảm thấy tôi không muốn học thì không muốn học.

Một bạn: Cái cái tôi nó có nhiều niềm tin.

Tuệ Đức: Cái giữa có một cái chữ tôi của chị ấy, chị tồn tại được có cái chữ tôi đó có nghĩa là chị không được giống với những thứ khác ví dụ như chị tưởng tượng thử trong cái phòng của chị…

Mai Vũ: Đúng rồi, chị là duy nhất luôn, không ai…

Tuệ Đức: Đúng rồi, chị là duy nhất đúng không?

Rồi ví dụ như… Khánh Nguyệt: Không không cho mình ý kiến một chút, cho mình ý kiến một chút.

Tuệ Đức: Rồi nói đi…là duy nhất đúng không?

Rồi.

Khánh Nguyệt: Ở đây là mình không không nói về cái vấn đề là tôi duy nhất hay là tôi bất biến, có nghĩa là không có nói về cái vấn đề là tôi là tồn tại duy nhất hay là không duy nhất hoặc là có bất biến hay không bất biến.

Tuệ Đức: Không không không không không chị sai rồi, chỗ này chị sai rồi, cái gì tồn tại được nó phải khác với những thứ khác chứ nếu không nó là y chang cái thứ đó. Chứ nó không có phải tồn tại. Ví dụ…

Khánh Nguyệt: Không, không phải, không phải.

Tuệ Phương: Những cái gì mà tồn tại là nó khác thôi.

Tuệ Đức: Chị, chị để ý hai cái ghế ở cạnh nhau, cái thứ mà duy nhất nó khác nhau là nó ở cái vị trí không gian khác nhau đúng không?

Mai Vũ: Nhưng mà rõ ràng đó là hai thứ khác nhau không phải là một ví dụ hai quyển vở giống hệt nhau không phải là một.

Tuệ Đức: Tại vì cái không gian của nó khác nhau.

Đúng không?

Tuệ Phương: Đúng rồi.

Tuệ Đức: Nhưng mà bây giờ chị đang định nghĩa là chị có tất cả những cái cảm xúc đó là chị thì em có tất cả những cảm xúc đó cũng là em có nghĩa là em y chang như chị có nghĩa là chị không tồn tại. Tại vì chị cũng y chang như em không.

Mai Vũ: Thì em giống như một con robot ...

Tuệ Đức: Không, em không cần nói chuyện robot hay không, em đang nói là tất cả những cái…

Mai Vũ: Thì bây giờ rõ ràng là em dùng một cái máy em sao chép tất cả các cái cái hành động của chị ra.

Tuệ Đức: Cái định nghĩa của chị ấy, cái định nghĩa của chị nó chỉ ở trong cái chuyện đó thôi.

Cái định nghĩa của chị là tất cả những cái cảm xúc liên quan tới chị…

Tuệ Phương: Thì cái đứa kia nó tin là thế chứ còn Mai Vũ nó không tin thế, cái đứa mà được cảm nhận giống Mai Vũ nó không tin thế. Mai Vũ chỉ nghĩ Mai Vũ cũng tin đây là Mai Vũ thôi.

Hồng Anh: Phe Bà La Môn còn một lượt nói. Một đại diện nói một lượt, và phe Phật Giáo một lượt nói cuối nữa là hết giờ ạ.

Một bạn: Khái niệm của chị Mai Vũ có rõ ràng đâu, lúc chị bảo là tôi muốn học thì học, tôi không muốn học thì tôi không học, lúc chị Mai Vũ lại bảo là tôi có cảm nhận tôi muốn học thì tôi học, tôi không muốn học là không học, khái niệm của chị Mai Vũ nó rất là nhập nhèm…

Mai Vũ: Không, khái niệm của chị rõ ràng là khi chị cảm thấy thế nào thì chỉ làm theo như thế và chị luôn luôn cảm thấy cái cảm giác đó.

Một bạn: Em ghi ở đây là em đã đi uốn cái khái niệm của chị rồi.

Mai Vũ: Đấy là do em ghi… Tuệ Phương: Trong mấy cái mà diễn đạt ra thôi, cái đó diễn đạt ra thôi chứ còn cái câu mà ý chính của Mai Vũ là tức là có khả năng cảm nhận những cái cảm xúc mà diễn ra bên trong, còn mà ví dụ thêm là ví dụ là cảm thấy muốn học thì sẽ học, hoặc là cảm thấy vui thì lúc đó là cảm xúc của Mai Vũ khi mà mọi người hỏi thêm thì bạn ấy sẽ giải thích như thế. Còn cái định nghĩa gốc của bạn ấy là bạn ấy là có khả năng cảm nhận những cái cảm nhận cảm xúc bên trong của bạn ấy.

Hồng Anh: Hết giờ.

Tuệ Đức: Hết giờ rồi hết giờ rồi không bàn nữa hết giờ rồi.

Sư phụ Trong Suốt: Thua rồi, thua rồi. Phe Phật Giáo thua rồi đấy, hôm nay mà chơi thật là thua chắc rồi. Mất 5 cờ rồi, đâu mất 3 cờ rồi.

Hồng Anh: Mất 2 cờ rưỡi.

Sư phụ Trong Suốt: Mất 2 cờ rưỡi rồi, đấy. Hôm nay mà chơi thật là phe Phật Giáo thua rồi.

Hồng Anh: Ơ không phải chơi thật ạ Sư phụ?

Sư phụ Trong Suốt: Không, chấm thế này thì thua chắc luôn còn gì nữa. Đấy là những người thiếu kinh nghiệm. Đúng rồi, chưa có kinh nghiệm thì... Các con có được gửi cho cái bảng không nhỉ?

Hồng Anh: Bảng nào ạ?

Sư phụ Trong Suốt: Mô hình cái tôi ấy.

Hồng Anh: Hội này chưa được gửi.

Sư phụ Trong Suốt: Nhé, việc đầu tiên con làm phải làm rõ ra, nghĩa là người ta có thể không rõ nhưng mà mình phe Phật Giáo đấy, phải làm rõ ra, người ta tin vào một cái mô hình là mô hình nào. Chứ không phải mình nhảy vào phá. Cái sai lầm đầu tiên là các con không làm rõ, các con phải làm rõ, làm rõ với nhau trong nhóm và cũng phải làm rõ với họ, là họ đang tin vào cái mô hình nào, một cái tôi nào, tôi làm cái gì? Còn cái tôi nó không thể khơi khơi được, cái tôi nếu mà nó khơi khơi thì chẳng ai trên đời tin là có một cái tôi nó khơi khơi không làm gì hết, chắc chắn họ đang tin là cái tôi đang làm gì đó. Thế nên con phải làm rõ ra họ đang tin vào cái tôi như thế nào.

Như vậy vừa xong là không ai làm chuyện đấy đúng không? Lập tức nhảy vào chiến đấu đúng không? Đấy, không làm rõ thì không được rồi. Vì các con phải làm xong cái đấy đã. Đấy, nhóm phải tìm cách làm cho ra cái đấy để trong nhóm cũng hiểu là họ đang như thế và họ cũng thừa nhận là họ đang tin như thế.

Cái tôi, một cái tôi khơi khơi ở giữa không trung, đúng không, không liên quan đến thân tâm này chẳng ai nhận cả, đúng không? Chắc chắn là cái tôi của Mai Vũ nó phải liên quan đến thân tâm này, hoặc là thân này hoặc là tâm này hoặc là cả hai, đúng không? Trên đời này không ai tin rằng cái tôi của tôi là một hòn đá đặt ở giữa đường cả, không ai tin thế cả. Mà nếu mà niềm tin tôi là hòn đá giữa đường thì tôi đây bảo đấy cũng là tôi, thì không thể nào mà phân biệt được. Chuẩn không nhỉ? Không ai tin rằng là tôi là một cái thứ mà chẳng liên quan gì đến thân tâm này. Hoặc là nếu một người nào đó tự nhiên tin một cái niềm tin như vậy, đúng không? Tôi là cái cột điện, thế thì đấy cũng là tôi đấy, hai bên tranh nhau, tranh luận với nhau, hoàn toàn là vô lý khi mà bạn bảo đấy là tôi mà tôi cũng bảo đấy là tôi được, bạn chẳng liên quan đến thân tâm này, nhận vơ hoàn toàn, đúng không? Hoàn toàn nhận vơ đấy, chắc chắn tất cả mọi người đều luôn tin rằng cái tôi là một cái gì đó liên quan đến thân tâm, vậy phải làm rõ ra cái mối liên hệ đấy là cái gì.

Nó liên quan đến thân tâm có nghĩa là nó đang làm gì thân tâm, hoặc là nó có thể làm gì thân tâm, đúng không? Ví dụ như thực tế là gì?

Các con tin con là người điều khiển thân tâm, quá rõ gì nữa, còn ai chẳng thế đúng không?

Mình chưa nói về Pháp, nói về đời ấy, ai chẳng tin là mình điều khiển thân thể và suy nghĩ của mình, chuẩn quá không? Đúng không? Đấy, đấy là một loại niềm tin, là tôi là cái gì? Tôi là cái thứ, cái người điều khiển thân tâm này. Còn không ai có niềm tin là tôi lại chẳng liên quan gì đến thân tâm. Vậy thì mình làm rõ ra. Ok, bạn tin là có bạn tồn tại đúng không? Có một cái tôi tồn tại, thì cái tôi đấy làm gì thân tâm này? Hay là bạn nói là tôi chẳng liên quan gì đến thân tâm cả? Thế nên nếu họ bảo là chả liên quan gì đến thân tâm cả thì thôi, kết thúc ở đấy, tại vì nhận vơ. Tôi là ai cũng nhận vơ được, đúng không? Nên chắc chắn là gì? Là người bình thường sẽ tin rằng cái tôi của họ, họ đấy, chính là họ đấy, mình gọi là cái tôi của họ, họ đấy, họ có thể làm gì được cái thân tâm này, họ sẽ nói ra, họ sẽ phát biểu ra, ví dụ như là gì? Tôi là người cảm nhận được các cái mong muốn của tôi. Đúng không? Như vậy thì họ cảm nhận được thân tâm.

Trong trường hợp này họ là người cảm nhận được tâm, là suy nghĩ đấy. Đúng không? Tôi cảm nhận được mà. Hoặc trong phát biểu của Mai Vũ không nói về thân đúng không, nhưng nói về tâm quá rõ rồi, tôi cảm nhận được các cái mong muốn, đúng không? Trong trường hợp này có hai cái mong muốn đấy, muốn học và không muốn học, vậy tôi là người cảm nhận mong muốn, có đúng không? À, tôi, có tôi, tôi làm cái việc gì? Tôi liên quan gì đến cái thân tâm này. Có, liên quan, liên quan gì? Tôi cảm nhận mong muốn, đấy, mô hình cái tôi quá rõ luôn còn gì nữa, cái tôi làm được cái việc gì chứ. À, cái tôi làm được một việc, tối thiểu là một việc là việc cảm nhận cái mong muốn, đấy, khi đấy thì mới gọi là có được mô hình cái tôi.

Mình muốn phá mô hình cái tôi đầu tiên mình phải tìm xem mô hình cái tôi của họ là gì? Họ, Bà La Môn họ không phát biểu được nhưng mình phải làm rõ ra, như vậy chị tin chị là người cảm nhận mong muốn đúng không? Đúng không? Chị tin chị cảm nhận được mong muốn đúng không, đúng không? Họ phải đồng ý thôi vì họ đang phát biểu thế mà, đấy không phải ép gì cả, đây chả có gì ép cả, đây mình hỏi xem có đúng là như thế không? Nếu mà bảo không chả tin thế thì họ phải phát biểu lại đi, ừ thế thì là cái gì, nếu chị bảo là chị không cảm nhận mong muốn tí nào hết thì người ta phải phát biểu lại.

Hoặc nếu mình nhầm mình bảo chị, chị tin chị là người tạo ra mong muốn đúng không, đúng không. Trong trường hợp khác, mình nghĩ rằng mô hình người ta là người ta tin người ta là người tạo ra mong muốn, thì hỏi có phải chị tin chị là người tạo ra mong muốn đi học hay không đi học không? Thì tùy, Mai Vũ có thể nói là ừ đúng rồi, tôi thích thì đi không thích thì thôi, đấy là chị tạo ra mong muốn đấy. Nhưng cũng có thể người ta bảo không, tôi chỉ là cảm nhận là có muốn đi hay không muốn đi chứ tôi cũng chẳng biết là tại sao tự nhiên lại muốn hay không muốn nữa, tôi cũng chả tạo ra nó. Thế vậy thì ta tập trung vào mô hình tôi là người cảm nhận được mong muốn. Đấy thì bước đấy là bước quan trọng nhất, đấy, con mất nửa tiếng để làm điều đấy cũng được, để mô hình nó rõ ràng ra.

Nhắc lại nhé, ai cũng có niềm tin là có tôi, Bà La Môn nào cũng thế, ai cũng có niềm tin là cái tôi đấy phải làm gì được cái thân tâm này, hoặc cả hai hoặc một phần, ok vì thế mình hỏi thẳng, đúng không? Thế thì nó có mấy thứ thôi, ví dụ như là, trong cái vừa xong người ta phát biểu người ta cảm nhận được, nhưng cũng có người người ta nghĩ rằng là người ta điều khiển được, kiểu như tôi quyết định đi thì đi không đi thì không đi, đấy là điều khiển đấy, như vậy nó có điều khiển nó có cảm nhận, đúng không? Có những cái, có người chỉ đơn giản, tôi nảy ra cái ý muốn đấy thôi, như vậy là tôi là người tạo ra mong muốn, tôi nảy ra mong muốn đấy, vậy thì bạn là người tạo ra mong muốn đúng không? Ừ đúng, đúng không. Vậy trong trường hợp vừa xong có thể là gì? Tôi tạo ra mong muốn hoặc là tôi điều khiển được mong muốn, hoặc là tôi cảm nhận mong muốn, thì con phải hỏi ra, cho ra nhẽ, đấy, nhưng nó chỉ có mấy cái mẫu đấy thôi.

Hoặc là Nguyên Thảo gửi cho các bạn mấy cái file ấy, sau một thời gian, ở đấy chỉ có mấy mẫu thôi. Vẽ cái mô hình đây là tôi, đây là thân tâm, đấy, một cục, cục này cục tôi, đây là cục thân, đây là cục tâm, thì nó phải có mối liên hệ gì đấy, con xác định xong mối liên hệ là xong, là con xong mô hình, hiểu chưa, sau đấy thì mới phá, sau đấy bàn phá sau nhé, nhưng mà các con còn phải học kỹ năng này đã, đấy. Đấy là bước 1.

Được không? mọi người đồng ý không? Như vậy các con học được kỹ năng là xác định ra mô hình đúng không?

Người ta không biết mô hình người ta là gì, nhưng mình hỏi một lúc thì chính người ta cũng phải nhận ra, thừa nhận là người ta tin điều đấy, tôi là người cảm nhận được mong muốn, đúng không? Một cái người phát biểu họ có thể có hai ba cái mô hình là bình thường, Họ có thể nói là tôi là người vừa mong muốn vừa cảm nhận mong muốn, ok, mình chỉ cần phá một trong hai mô hình là xong rồi, đúng không? Họ: tôi là người tạo ra mong muốn, xong người ta cảm nhận mong muốn, các con ai chả tin thế, bản chất là thế đúng không? Ai chả tin mình là quyết định mong muốn, quyết định đi hay không đi, tạo ra mong muốn và điều khiển mong muốn, đúng không?

Đấy, đấy là bước đầu đấy. Đấy làm lại đi, yên tâm môn này phải luyện, mình thì môn này là môn luyện rất nhiều, càng luyện càng tốt, càng tham gia luyện càng tốt. Vấn đề không phải thắng và thua, mình được rèn luyện, mình tham gia vào rèn luyện thì những cái giáo lý nó mới ngấm vào trong tâm của mình, còn nếu mình không tham gia rèn luyện mình chỉ ở ngoài mình ngắm, mình bảo, ồ, thì đương nhiên làm gì có tôi, thì đúng rồi lý thuyết thì mình đúng, nhưng nó không ngấm, không ngấm sâu vào trong tâm khảm của mình. Thế nên là con phải tổ chức vì thế đấy, tổ chức thi vì thế, tổ chức thi, tổ chức học, tổ chức những cái lớp, những cái buổi mà có những bạn đã có kinh nghiệm về phá mô hình rồi cùng tham gia. Nghe lại ghi âm, người phá nhiều ấy, nhưng mà nó chẳng có sức ép gì cả, con cứ làm thì nó ngấm dần thôi, ngẫm 10 năm nữa vẫn tốt mà, ngẫm 10 năm nữa vẫn tốt. Nó mang tính bổ trợ cho việc hiểu về Biết, càng ngấm thì con thấy rằng ừ đúng rồi, lâu nay con chẳng điều khiển, mà đấy là Cô, đúng không? Cô muốn cho con cảm nhận được thì cảm nhận được, Cô muốn cho con không cảm nhận được thì không cảm nhận được.

Ví dụ như vừa xong, Mai Vũ nói là tôi cảm nhận được suy nghĩ đúng không? Thế như vậy là gì, cái việc cảm nhận suy nghĩ là một tính năng, một khả năng của bạn đúng không? Đấy là khả năng của bạn. Đúng rồi vì tôi có thể cảm nhận suy nghĩ, đấy là khả năng của bạn đúng không? Hay là gì? Thế nào là một khả năng của bạn, đúng không? Cảm nhận suy nghĩ đấy là khả năng của tôi nghĩa là gì? Nghĩa là tôi lúc tôi muốn cảm nhận tôi vẫn cảm nhận được, còn lúc muốn cảm nhận lại không cảm nhận được thì sao lại bảo đấy là khả năng của bạn? Nếu mà khả năng của bạn nhưng mà muốn cảm nhận chả cảm nhận được gì hết thì đấy không phải khả năng của bạn. Ok?

Như vậy mô hình của bạn thực ra là bạn đang ngầm tin bạn là một người có khả năng cảm nhận được mong muốn, đúng chưa? Bạn có khả năng cảm nhận được mong muốn của bạn, đúng không? Thế là bạn có khả năng cảm nhận được mong muốn, vậy bạn muốn cảm nhận được mong muốn là phải cảm nhận được đúng không? Và lúc nào bạn không muốn cảm nhận nữa thì không cảm nhận được, đúng chưa?

Giống như bảo là tôi có khả năng điều khiển đám mây ấy, thì lúc nào bạn muốn mây bay thì mây nó phải bay muốn mây dừng phải dừng, đúng chưa? Còn nếu bạn bảo tôi muốn mây bay nó cũng không bay, muốn nó dừng nó không dừng thì không thể nói bạn điều khiển đám mây được, vì quá là nhầm lẫn. Nếu bạn có khả năng cảm nhận được mong muốn thì bạn muốn cảm nhận mong muốn phải cảm nhận được, muốn không cảm nhận nữa phải không cảm nhận được. Nếu không thì bạn chả khác gì là đám mây hết, đấy, đúng không? Thế thì người ta buộc phải đồng ý đấy là một logic rất là rõ ràng. Nếu không thì bạn giống như là điều khiển đám mây ấy, rất vô lý.

Thế sau khi mình đã làm cho người ta thấy cái đấy thì mình chỉ ra một trường hợp mà người ta muốn cảm nhận mà không cảm nhận được hoặc là không muốn cảm nhận thì cứ phải cảm nhận.

Chỉ một trong hai cái đấy xảy ra thôi chứng tỏ cái khả năng đấy không phải của bạn. Bạn chả làm gì được nó sao gọi nó là của bạn, đúng không?

Một thứ trên đời mà bạn chả làm gì được nó, mà khả năng trong đời cũng chả làm gì được nó cả thì sao lại của bạn? Bạn muốn bạn không làm được, bạn bảo bạn có khả năng cảm nhận được mong muốn, mong muốn là suy nghĩ chứ đúng không? Bạn cảm nhận được suy nghĩ, bạn cảm nhận được suy nghĩ nhưng mà lúc bạn muốn cảm nhận suy nghĩ lại không cảm nhận được, đúng không?

Giờ bạn vừa muốn cảm nhận suy nghĩ tôi đập vào đầu phát bạn cảm nhận được nữa không?

Chịu không cảm nhận được. Hoặc là hét rất to tự nhiên bạn chả cảm nhận được gì cả. Hoặc là khi bạn không muốn cảm nhận nữa nhưng bạn cứ phải cảm nhận, bằng chứng là bao nhiêu lúc đúng không? Bao nhiêu chuyện trên đời mình có muốn cảm nhận nó đâu. Chán lắm rồi! Nhưng mà cứ thấy cảm nhận. Đấy thì mình chỉ cho họ cái đấy họ thấy ừ đúng rồi. Cái việc cảm nhận đấy tự động diễn ra chứ không phải một cái khả năng mà được xảy ra theo mong muốn của họ.

Đấy thì trong trường hợp cảm nhận là như vậy đấy. Thật là vô lý khi bạn nói rằng bạn có khả năng cảm nhận được suy nghĩ nhưng lúc bạn muốn cảm nhận thì lại lúc được lúc không, cắc bụp, lúc muốn dừng thì cũng chả dừng được.

Không thể nói đấy là khả năng của bạn được mà có thể nói là gì, cái sự tự cảm nhận được suy nghĩ xảy ra theo duyên thôi. Đủ điều kiện thì xảy ra không đủ thì thôi. Hay nói cách khác là bạn không có khả năng đấy.

Bạn bảo có khả năng đấy nhưng mà người bạn bảo có khả năng đấy chẳng có cơ sở gì cả. Đấy, thế cái tôi, tước dần đi những cái khả năng của nó, dần dần nó lộ ra là ừ có một cái thứ mà tôi muốn chả làm được cái gì cả. Muốn cảm nhận thì phải đợi duyên đúng không? Muốn không cảm nhận nữa thì cũng phải đợi duyên thế làm được cái gì, đúng không? Tôi có thể làm mây bay nhưng muốn mây bay thì phải đợi đủ điều kiện, phải có gió cơ. Thế đâu phải là khả năng của bạn đúng không? Muốn dừng mây nhưng phải hết gió cơ, thế sao bạn lại bảo bạn người điều khiển mây bây giờ. Nếu bạn bảo là gì tôi sẽ có thể làm được dừng mây nếu mà không có gió. Vậy thì gió điều khiển đấy chứ, có phải là bạn điều khiển đâu. Hay là trong trường hợp cuộc sống nói chung này các cái điều kiện khác nhau nó tạo ra việc đấy chứ đâu phải bạn đâu. Cuối cùng bạn làm được cái gì? Thế bạn thực sự làm được cái gì?

Nếu bạn phải đợi đủ điều kiện thì bạn mới cảm nhận được suy nghĩ vậy thì đấy là điều kiện quyết định chứ không phải bạn quyết định. Nếu đợi hết điều kiện bạn mới hết cảm nhận được suy nghĩ vậy thì điều kiện quyết định chứ không phải bạn quyết định. Thế thì bạn làm được cái gì trên đời này?

Sư phụ đang tóm tắt cho con một tiến trình là như vậy. Hôm nào sẽ phá một buổi mẫu đi nhé, hôm nay thì không kịp rồi. Hôm nào sẽ làm một buổi mẫu của những người đã có kinh nghiệm để những người khác học tập. Còn trước đấy con cứ phá riêng cũng được nhưng mấy bước thôi. Đầu tiên là xác định rõ mô hình cái tôi bên kia là gì?

Đấy, xác định xong rồi thấy rất là dễ. Xác định xong rồi thì tìm cho họ vài ví dụ để họ thấy là họ không thực sự làm cái việc đấy. Xong, thế còn cái bảng ấy, gọi là cái hình đã vẽ ấy thì cơ bản nó chỉ có mấy loại mô hình thôi để cho mọi người, gọi là tốc độ nhanh hơn để đến cái làm rõ mô hình.

Đấy, có file ở đây không, chiếu luôn. Ừ, ngày xưa Hải Nam vẽ đấy đúng không?

Một bạn: Dạ, kêu Hải Nam mà Hải Nam không thấy trả lời.

Sư phụ Trong Suốt: Vào nhóm vô ngã ấy tìm đi.

Sư phụ Trong Suốt: Đây Hồng Nhung gửi trong nhóm vô ngã đây, gửi lên cho các bạn xem. Đây mô hình này đầy đủ nhất. Chiếu đi xong Sư phụ sẽ giảng qua cho. Đây cái bài độc lập nhất, Sư phụ giảng cho con một bài để con hình dung đã, rồi từ từ đi vào phá, phá tính sau đi, để con hình dung cho đúng đã. Đây là file đầy đủ nhất nên là mình sẽ đi từ trên xuống dưới nhé.

Ai cũng tin mình là tôi hết đúng không? Chả ai trên đời trừ những cái người mà đã hiểu, đã được sống trong sự thật rồi, còn lại ai cũng tin là tôi.

Đấy, tôi, cái sự tồn tại của tôi này là như thế nào?

Nó có 2 loại thôi: Một là nó tồn tại độc lập với kinh nghiệm sống hằng ngày của con, kiểu tôi là một vì sao cao vút trên bầu trời. Đấy, chả liên quan đến kinh nghiệm sống, nó cũng chả động chạm gì đến kinh nghiệm sống của con, đúng không? Tôi là một hành tinh ở xa cách trái đất một tỷ km. Tất nhiên là nghe cái ấy nó quá gọi là phi thực tế nhưng trong lịch sử có những người tin như vậy.

Đấy, thì cái đấy là một cái mà mọi người hay tin, có thể tin, đúng không? Nên là cái bản này nó sẽ làm tất cả các loại mô hình hiện ra hết nhưng các con ở đây chắc chắn là không tin đâu.

Chẳng ai tin rằng có cái tôi ở đâu đấy mà chả liên quan đến kinh nghiệm hằng ngày của con nên mình gạt cái này sang bên, đấy, bỏ sang một bên. Cái này rất dễ phá vì tôi cũng nhận cái đấy là xong. Thì tôi cũng là vì sao cách đây 1 tỷ km đấy. Tôi chính là cái bạn vừa nói đấy thế bạn chứng minh gì đấy là bạn không phải là tôi? Đấy thế là xong.

Loại thứ 2 là ai cũng tin là cái tôi đấy phải liên quan đến kinh nghiệm sống này chứ, đúng chưa? Cái người ấy phải liên quan đến kinh nghiệm sống hằng ngày này này. Thế kinh nghiệm sống hằng ngày của các con ấy nó có thể chia đôi ra là thân và tâm thôi, đúng không? Cái kinh nghiệm sống nó có 2 thứ thôi. Kinh nghiệm thân thể và kinh nghiệm tinh thần. Đấy, hay được nghe đúng không? Tâm hồn và thân thể.

Thế cái tôi ấy các con hoàn toàn có thể tin rằng nó chính là cái thân thể này. Đấy là niềm tin rất là căn bản của mọi người. Tôi nào? Tôi là thân thể này chứ gì nữa. Đấy là niềm tin căn bản luôn.

Mình sẽ có từng buổi khác nhau phá từng cái một. Niềm tin căn bản là: Tôi là thân thể này!

Đấy, đúng không? Còn niềm tin tôi chính là các suy nghĩ này rất hiếm người tin, nhưng mà thôi mình cứ liệt kê cho đủ nhưng mấy ai nghĩ tôi là cái suy nghĩ này, đấy. Nhưng thôi liệt kê ra cho đủ.

Tôi là thân thể này! Và có một số người tin là:

Ôi tôi là cái suy nghĩ bay ra này hoặc kia này.

Đấy, rồi mình sẽ đi từng cái một để phá. Thật ra ngày xưa Sư phụ giảng rất nhiều bài rồi nên là có thể thậm chí nghe lại là đã nghe hết cách phá rồi, nhưng mà phải có ai đi tìm nhé. Cái niềm tin tôi là thân thể này cũng không phải là hiếm thậm chí phổ biến: Tôi chính là thân thể này!

Đấy, nhưng mà niềm tin phổ biến không kém là gì: Tôi điều khiển, tôi đứng sau điều khiển thân thể này. Đấy, tôi không phải là thân thể này mà tôi là một cái gì đó đứng sau nó nghĩa là bên trong hoặc bên ngoài nó nhưng mà tóm lại nó không chỉ đơn thuần là cái thân thể này mà tôi, ví dụ: Tôi là người điều khiển thân thể này tiếp tục đi qua đi lại, đúng không? Tôi điều khiển đấy!

Tôi điều khiển thân thể ra mở cửa, đấy. Niềm tin đấy cũng không ít, không kém đâu, là niềm tin nhiều không kém đấy, niềm tin tôi là người điều khiển thân thể này. Hoặc tôi là người làm gì đó thân thể này. Tức tôi là người chủ của thân thể này, tôi điều khiển thân thể này, tôi quan sát, tôi cảm nhận thân thể này hoặc tôi chịu đựng những cái chuyện xảy ra trên thân thể này. Hoặc là tôi là người điều khiển các suy nghĩ này, tôi là chủ của các suy nghĩ này, tôi điều khiển các suy nghĩ này đây này, tôi là người quan sát các suy nghĩ này đây này. Hoặc tôi là người chịu đựng các suy nghĩ cảm xúc này.

Đấy! Thì đây là những mô hình mà những cái mô hình mà thông thường con người thường tin, file này chỉ là tổng quát hóa thôi. Tại sao lại là tổng quát hóa? Để cho con nhanh ghép người ta vào mô hình, nhanh làm con thấy rõ các mô hình của người ta. Đấy để cho đỡ đi mất thời gian.

Quay lại ví dụ vừa xong của Mai Vũ nhé. Thấy luôn là gì: Đầu tiên là rẽ nhánh bên trái, cái nhánh độc lập thì không phải rồi đúng không?

Bạn ấy nói rõ lên liên quan đến cảm nhận gì đó thế là bỏ nhánh độc lấp ấy đi. Như vậy là thuộc về nhánh bên phải là tồn tại có liên quan. Thế bạn có phát biểu bạn là thân thể này không?

Không, đúng không? Bạn phát biểu bạn chính là suy nghĩ này không? Cũng không. Vậy bỏ luôn nhánh bên phải đi, đúng không? Bạn chỉ đi vào phần là bạn là cái gì đó liên quan đến thân thể và suy nghĩ thôi. Đấy, vậy thì là đi vào nhánh đứng sau thân thể suy nghĩ. Hoặc là đổi chữ là “đứng sau” mọi người lại tưởng phía sau, mà thành “liên quan” đến thân thể suy nghĩ thì hợp lý hơn, đổi chữ “đứng sau” đi. Nó có liên quan, nó không phải chính là nhưng nó liên quan. Đấy nhé, đấy tý vẽ lại cái bản này để liên quan đến thân thể suy nghĩ. Vậy đúng không? Vậy thì phát biểu của bạn ấy liên quan đến thân thể hay suy nghĩ? Mình thấy ngay là phát biểu của bạn liên quan đến gì?

Mọi người: Suy nghĩ.

Sư phụ Trong Suốt: Suy nghĩ. Vì bạn ấy nói mong muốn mà, cảm nhận mà. Chắc là suy nghĩ rồi không phải là thân thể rồi vậy thì lại..., đúng không? Cái bản này phải vẽ lại này. Rẽ đôi của nó là thân thể suy nghĩ chứ không phải rẽ ở đây, rẽ thế này chưa đúng. Sau cái chỗ mà liên quan thân thể suy nghĩ ý, cái này phải vẽ lại nhé.

Một bạn: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thì rẽ nhánh tiếp theo là thân thể và nhánh là suy nghĩ đúng chưa? Suy nghĩ cảm xúc trong nhà Phật thì chữ cảm xúc cũng là một, ví dụ : tôi bực tức lắm thì đấy cũng là một loại suy nghĩ. Nên mình chọn chung là cảm xúc và suy nghĩ là 1 kiểu. Còn thân thể là gì?

Là những cảm giác, xúc chạm trên thân thể đấy.

Nóng này rồi là lạnh này rồi mệt mỏi này đấy, thế mới là thân thể. Vậy thì, khi con vẽ lại con phải tách đôi cái phần đấy ra, cái phần đứng sau thân thể suy nghĩ, chia đôi ra là liên quan đến thân thể suy nghĩ xong một bên là thế thân thể hay là suy nghĩ? Đấy thì xong rồi mình rẽ nhánh thấy ngay là liên quan đến suy nghĩ rồi, đấy.

Từ câu hỏi cái tôi liên quan đến suy nghĩ, vậy bây giờ liên quan như thế nào? Sau đấy thì mới là những cái chia nhỏ này xuống. À bạn là sở hữu suy nghĩ à? Nó là của tôi, đấy một loại. Một phát biểu của Mai vừa xong đấy, của Mai Vũ vừa xong nó có thể có cả sở hữu nữa. Tôi phải hiểu những suy nghĩ của tôi. Ok thì bạn sở hữu suy nghĩ, ok.

Cảm nhận suy nghĩ đúng không? Đấy thay chữ quan sát bằng chữ cảm nhận. Vậy bạn cảm nhận được suy nghĩ đúng không? A, hóa ra cái tôi của bạn là cái đang cảm nhận suy nghĩ. Trong trường hợp này là muốn hay không muốn cảm nhận suy nghĩ đúng không? Đấy, trong trường hợp của Mai Vũ phát biểu thì nó không liên quan đến điều khiển bởi bạn không nói tôi tạo ra suy nghĩ tôi tạo ra mong muốn, bạn chỉ nói tôi cảm nhận suy nghĩ thôi. Vậy nó không thuộc nhánh điều khiển.

Đúng không? Bạn không phát biểu là tôi muốn đi thì đi tôi muốn ở thì ở. Đấy là điều khiển đấy.

Đấy trong trường hợp này là bạn ấy không chịu đựng cảm xúc nên bỏ chữ chịu đựng ra. Như vậy là đi vào nhánh là gì, nhánh quan sát, đấy.

Hồng Anh: Nhánh cảm nhận ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nhánh cảm nhận đấy, quan sát chính là cảm nhận đấy. Hoặc là mình cảm nhận quan sát, nhưng mà ít người dùng từ quan sát lắm thường là cảm nhận suy nghĩ chứ không ai nói tôi quan sát suy nghĩ. Cảm nhận suy nghĩ, đấy, như vậy bạn thuộc nhánh cảm nhận. Nếu bạn nói là: Đây suy nghĩ của tôi thì bạn bạn thuộc cả 2 nhánh, sở hữu nữa thế là xong, thế là ra mô hình rồi. A, thế cái tôi của bạn là cái gì? Là cái có liên quan đến thân thể và suy nghĩ, bằng cách là gì? Nó cảm nhận, à có liên quan đến suy nghĩ bằng cách là gì? Tôi là cái thứ nó đi cảm nhận suy nghĩ. Tôi là cái người cảm nhận suy nghĩ.

Đấy, thế là mô hình cái tôi đã được hiện ra rồi đúng không? À, phát hiện mô hình của cái tôi của Mai Vũ là gì? Tôi là người cảm nhận suy nghĩ, đúng chưa? Thế xong mới phá đúng không? Mọi người đồng ý chưa? Đấy thế là nhờ cái mô hình, cái bản vẽ này và nhờ cái cách tư duy mà Sư Phụ mới nói xong cho các con đấy. Cái bản vẽ này chỉ làm mạch lạc tư duy ra thôi. Tư duy đơn giản thôi nếu bạn là cái gì, nó có liên quan đến thân tâm không? Không hay là có? Nếu có thì có như thế nào? Thân hay là tâm? Liên quan đến thân hay tâm? À liên quan đến suy nghĩ, vậy thì có cái liên quan gì? Sớm muộn thì bạn phát biểu ra được là tôi cảm nhận hay tôi điều khiển hay tôi chịu đựng v.v…Thế là xong, thế trong quá trình phá của con ấy, quanh quanh quẩn lại nó chỉ thế này thôi.

Đấy, và như vậy các con xây dựng được một cái kênh mà rất nhanh chóng nó ra mô hình, đúng không? Đấy, thì đến bước đấy con phải xong, Sư phụ nhớ làm cái đấy trong 2, 3 phút là xong nếu mà có thể quen tay rồi ấy. Một phát ghép luôn vào là bạn kia chịu cứng luôn. Đúng rồi mô hình là thế luôn, thay vì 30 phút như vừa xong thì chỉ cần 2, 3 phút. Khi người ta đã phát biểu xong rồi thì mình phải làm cho người ta thấy rằng cái niềm tin đấy người ta không có cơ sở.

Ví dụ bảo tôi là người cảm nhận, tôi là người có khả năng cảm nhận suy nghĩ đúng không? Tôi là người cảm nhận suy nghĩ đúng không? Vậy thì cảm nhận suy nghĩ là khả năng của bạn hay khả năng của người khác. Đấy khả năng của tôi chứ!

Đúng không, nếu không thì lấy đâu ra mà bảo tôi cảm nhận suy nghĩ, không phải là Đức Đoàn cảm nhận suy nghĩ mà tôi cảm nhận suy nghĩ. Vậy cảm nhận suy nghĩ là một khả năng của Mai Vũ đúng không? Một cái năng lực một cái khả năng của cái tôi của Mai Vũ, cái tôi của Mai Vũ có khả năng gì? Có khả năng làm cái gì? Khả năng cảm nhận đúng không nhỉ. Đấy! Mai Vũ có khả năng cảm nhận suy nghĩ đúng chưa? Đấy, tôi là người có khả năng cảm nhận suy nghĩ. Suy nghĩ hiện ra tôi cảm nhận được, “muốn đi” hiện ra tôi cảm nhận được “không muốn đi” hiện ra tôi cảm nhận được, đúng chưa?

Đấy, đấy là một cái cách rất nhanh chóng, nhất là sau khi có cái file này mà con làm quen vài lần thì trong vòng một nốt nhạc con có thể làm cho chính con và các bạn trong nhóm hiểu rõ là người ta tin là như thế nào? Hoặc là nó cũng thể hiện luôn là con hằng ngày cũng tin như vậy. Con tin rằng con là người cảm nhận suy nghĩ đúng không? Các con ở đây ai chẳng tin. Đúng không nhỉ, ai chả tin tôi là người cảm nhận suy nghĩ.

Các con ai chả tin tôi là người tạo ra suy nghĩ, đúng không? Các con ai chả tin tôi là người điều khiển suy nghĩ. Tạo ra là làm nó bay ra. Điều khiển là gì? Là làm nó vặn phải vặn trái nghĩ sang cái này, nghĩ sang cái khác. Bản chất là hai cái “tạo ra” và “điều khiển” là một thôi, đấy.

Vậy khả năng cảm nhận suy nghĩ là của bạn, đồng ý không? Cái tôi của bạn có khả năng cảm nhận được suy nghĩ đúng không? Đúng rồi! Các con ai chả tin thế, đúng không? Thế một cái bạn có khả năng thì bạn phải quyết định được nó tiếp tục hay nó dừng. Như là bảo tôi có khả năng nhấc bàn tay lên thì bạn phải quyết định nhấc được và khi nào dừng bạn có thể dừng được, đúng không? Còn nếu bảo nhấc lên cứ nhấc như thế này xong nhấc nhấc mãi, nhấc mãi không dừng được thì đấy không phải khả năng của bạn rồi đúng không? Bạn bảo tôi có khả năng nhấc bàn tay lên nhưng mà bạn nhấc xong rồi bạn chả dừng được bàn tay đấy, vẫn cứ thế này. Đấy, thì không phải khả năng của bạn được, đúng không? Đấy, thì thế bạn phải có khả năng dừng và nhấc được. Giống như bây giờ Đức Đoàn bảo với Mai nhấc tay lên phát Mai Vũ nhấc tay lên, Mai Vũ không dừng được tay ấy luôn thế thì khả năng nhấc tay lên là của ai? Có phải của Mai Vũ không? Ở đây có ai bảo nhấc lên, búng tay phát bảo tay của Mai Vũ nhấc lên Mai Vũ không dừng nổi luôn. Vậy thì nhấc lên cũng không phải Mai Vũ mà dừng lại cũng không phải Mai Vũ. Vậy thì có phải khả năng nhấc tay của Mai Vũ không?

Đương nhiên là không. Đúng chưa, hiểu không nhỉ?

Hồng Anh: Dạ hiểu.

Sư phụ Trong Suốt: Nếu mà Đức Đoàn bảo tay nhấc lên là nhấc lên, bảo nó dừng là nó dừng thì đấy là khả năng của Đức Đoàn, ít nhất không phải là khả năng của Mai Vũ, đúng không? Như vậy thì cái khả năng nhấc tay mà nếu muốn nói là của Mai Vũ ấy, thì muốn nó nhấc thì nó nhấc, muốn nó dừng nó phải dừng được; lúc muốn cần nhấc nó phải nhấc được, cần dừng nó phải dừng được. Còn không thì không thể nói đấy là khả năng của tôi được. Đúng không?

Tương tự như vậy, khả năng cảm nhận suy nghĩ là của Mai Vũ thì lúc đấy bạn mới bảo là: “Tôi muốn cảm nhận gì tôi cảm nhận, tôi muốn dừng cảm nhận là dừng cảm nhận”. Còn nếu bảo là:

“Tôi muốn cảm nhận nó chẳng cảm nhận được, tôi muốn dừng cảm nhận nó cứ thế cảm nhận”, thì đấy đâu phải khả năng của bạn đâu, đấy chỉ là đám mây bay trên trời thôi đúng không? Bạn hô nó dừng – lúc nó dừng lúc nó không, chứng tỏ là may, đúng không, nếu bạn bảo dừng lại đúng lúc có khi dừng thật, thỉnh thoảng đúng không?

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đang bay kiểu nó dừng lại, thế là nó dừng, thế nhưng mà lúc được lúc không.

Hồng Anh: Trùng hợp.

Sư phụ Trong Suốt: Thế trùng hợp chứ gì nữa đúng không? Đấy làm sao mà nói là khả năng của Mai Vũ được. Đấy chỉ là gì? Trùng hợp thôi.

Lúc bạn bảo bay phát thế là nó bay đúng rồi nhưng mà lần sau bạn bảo nó bay nó lại không bay, thì sao lại là khả năng của bạn được đúng không? Đấy là một sự trùng hợp ngẫu nhiên đấy chứ. Nếu lúc được lúc không thì ai chẳng nhận được tôi điều khiển đám mây đấy, đúng không?

Đúng không nhỉ? Cả hai cùng bảo: “Bay đi” nó đều bay, thì một người bảo dừng được thì nó mới là người dừng chứ đúng không?

Đấy thế thì bằng cái cách suy luận như vậy thấy rằng là gì? Nếu Mai Vũ tin là khả năng cảm nhận suy nghĩ của Mai Vũ thì Mai Vũ phải dừng nó được khi muốn và tiếp tục được khi muốn.

Đúng chưa? Nếu không thì không phải khả năng của Mai Vũ, nếu không thì chỉ là một chuyện trùng hợp ngẫu nhiên xảy ra thôi.

Ví dụ con chó đang ngáp xong con ruồi bay vào thế nó ngáp được con ruồi, nó ăn được con ruồi đúng không, thì không có nghĩa là gì? Cứ một lần như vậy chứng minh là, chứng tỏ là con chó nó có khả năng là gì? Bắt ruồi.

Hồng Anh: Bắt ruồi. (Cười) Sư phụ Trong Suốt: Không. Không phải đúng không? May, đấy là đấy may. Thậm chí là chín lần ngáp thì ruồi bay vào nhưng một lần thứ mười do ruồi nó không bay vào đúng không, đấy chứng tỏ là gì? Nó cũng may nốt, chứ không phải là nó có khả năng ngáp được con ruồi đúng không? Nếu nó có khả năng ngáp được con ruồi, cứ mở miệng ra ngáp ruồi là ruồi bay vào. Đấy như vậy là có chín lần ruồi bay vào, một lần ruồi không bay vào đấy cũng chứng minh rằng là gì?

Là năng lực bắt ruồi không phải của tôi.

Hay là con chỉ rằng trên trời chín lần bay đi phát nó bay nhưng lần thứ mười con cho bay đi nhưng nó cứ đứng im một chỗ, chứng tỏ con không có khả năng điều kiển mây đúng không nhỉ?

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Chín lần con bảo: “Bay đi” phát nó bay luôn, lần nào nó cũng bay, may kinh khủng nhưng lần thứ mười con bảo: “Bay đi bay đi bay đi” nó mãi đứng im mãi nó không bay, thì đấy chứng minh rằng tất cả những cái bay trước đấy là do các điều kiện, hoàn cảnh khác chứ nó không phải do quyết định của con đúng không nhỉ? Đúng không? Còn nếu con bảo là con điều khiển mây nghĩa là gì lần nào con nói mây bay là nó bay. Lần nào cũng thế, đứng trước đám đông, hội nghị nào bảo nó bay là nó bay đúng không? Hoặc là nó đang bay, con bảo: “Dừng” phát, nó dừng luôn. Còn chín lần con bảo nó dừng nhưng lần thứ mười con bảo nó không dừng, thì không thể nói khả năng dừng mây là của con được. Mọi người đồng ý không?

Đấy thì cái cơ sở mình để mình lập luận là như vậy. Thật là vô lý khi mà bạn bảo là: “Tôi có khả năng làm mây bay” hoặc là “dừng mây” nhưng mà bạn biểu diễn trước mặt tôi mười lần thì chín lần đúng là bạn bảo: “Mây bay” thì nó, thử phát nó bay, lần thứ mười bảo: “Bay đi, bay bay bay bay” nó đứng yên một chỗ. Không thể bảo bạn là người cho nó quyết định bay hay dừng được, chỉ nói là số bạn quá may mắn thôi. Đúng không?

(Hồng Anh cười) Đến mức là mười lần nói thì chín lần nó làm theo bạn thôi. Đấy đồng ý không?

Khi đến như vậy rồi thì chính người ta cũng thấy rằng là gì? Ừ thì đúng rồi, nếu mà nói khả năng... cảm nhận suy nghĩ của mình thì lúc nào muốn cảm nhận thì cảm nhận được đúng không, và lúc nào không muốn cảm nhận phát là dừng cảm nhận. Còn nếu không chỉ là ăn may thôi, giống như đám mây thôi. Còn nếu không thì chỉ có vẻ như vậy thôi. Giống như là gì? Khi con nói:

“Mây bay đi” mà chín lần con bảo nó đều bay thì nó có vẻ là: “Bạn điều khiển được mây” đúng không? Đấy, thế tính có vẻ thì mình không phủ nhận nhưng mà nó chỉ có vẻ thôi, nó không thật sự như vậy.

Đấy đến đấy xong hai bên thống nhất được với nhau hoặc là chính con phải làm cho người ta thấy đồng ý là điều đấy đúng, thì nó mới tự có tính thuyết phục, đúng không? Thế giờ bạn bảo là bạn cảm nhận được suy nghĩ, vậy thì bạn muốn cảm nhận được thì lần nào cũng cảm nhận phải được, chuẩn không? Chứ bảo mười lần muốn cảm nhận chỉ có chín lần cảm nhận, tám lần cảm nhận được thì không được, đúng chưa? Thứ hai là bạn muốn dừng cảm nhận thì phải dừng được, đúng không?

Thế trong trường hợp này, mình không nhất thiết, không cần phá cả hai, mình chỉ phá một trong hai là mô hình của người ta sai rồi: người ta bảo người ta điều khiển được nhưng mà muốn dừng không dừng được thì riêng thế đã sai rồi, chứng tỏ là việc cái mô hình mà “Tôi cảm nhận suy nghĩ” đã sai rồi. Chứ không cần phải phá cả hai cái là muốn cảm nhận là cảm nhận mà muốn dừng là dừng, mà chỉ một trong hai con phá được là cái mô hình kia đã chứng tỏ độ sai của nó rồi. Giống như bảo tôi điều khiển được mây nhưng lần nào tôi hô bay thì nó cũng bay nhưng mà tôi bảo dừng thì nó lại không dừng, thì đấy chứng tỏ là không phải điều khiển rồi. “Dừng đi, dừng đi” – Không, đấy. Còn tất nhiên nếu con giỏi, có thời gian nhiều, con phá cả hai cho người ta sợ luôn đúng không? Đấy là sư phụ đang phá cả hai đấy. “Bạn hãy cảm nhận suy nghĩ tiếp theo nhé” đúng không? “Hãy cảm nhận được suy nghĩ tiếp theo”.

Thế quay lại câu chuyện là gì? Trong trường hợp của Mai Vũ là gì? Muốn dừng cảm nhận thì không dừng cảm nhận được đúng không? Không ai dừng cảm nhận suy nghĩ được, đơn giản thế thôi – muốn dừng thì không dừng được. Thế nhưng có những người cùn, người ta nói là gì?

“Tôi tự đập vào đầu cho nó không cảm nhận được gì hết” đúng không, hay là: “Tôi tự... tôi tự bắn phát đạn vào đầu chết luôn, chẳng cảm nhận được”. (Hồng Anh cười) Đấy, đấy là kỹ năng phá mô hình sau này, sư phụ sẽ không nói ngày hôm nay vội, đấy là kỹ năng cùn của Bà La Môn.

Đấy thì đấy là nghệ thuật của Bà La Môn để kéo dài thời gian mà Phật Giáo phải giỏi thì mới phá được, nhưng nói chung cơ bản con người chẳng ai nghĩ kiểu đấy cả, ai lại tự sát để mà không cảm nhận được suy nghĩ nữa.

Đấy thì Mai Vũ sẽ thấy rằng là: “Ừ không dừng cảm nhận được”. Vậy cái sự cảm nhận này nó diễn ra một cách tự động chứ không phải là do mình quyết định, không thể nói là do mình làm được, đúng không? Do mình làm cái việc cảm nhận không phải. Cảm nhận tự xảy ra, giống như mây bay trên trời nó vẫn tự xảy ra chứ không phải do con quyết định đúng không? Bằng chứng bảo nó dừng lại đi nó không dừng thì sao mà nói là con quyết định được cái việc mây bay đúng không? Nó cứ bay thôi. Thế cảm nhận này thì nó tự cảm nhận thế thôi, chẳng dừng được.

Vậy thì đấy không phải là khả năng của Mai Vũ đúng không? Đấy không phải là một năng lực, không phải khả năng của Mai Vũ vì đấy là một cái chuyện tự động xảy ra như vậy.

Giống như đi trên đường thấy ô tô nó chạy qua chạy lại thì không thể nói là khả năng của con được đúng không? Nó cứ chạy qua chạy lại thôi, bảo do con làm nó chạy, thế thì kì quặc không?

Quá kì quặc. Đấy máy bay bay trên trời bảo tôi làm nó bay, không phải. Thì sự cảm nhận nó cứ xảy ra thôi, không dừng nó được. Con không thể dừng ô tô trên đường được, con không dừng mây bay trên trời được, tương tự như vậy – con không thể dừng cái sự cảm nhận suy nghĩ lại được, nó cứ xảy ra và con cảm nhận thôi. Thế thì không phải do con làm, cái tôi chẳng làm được cái gì ở đây cả, hay Mai Vũ trong trường hợp này không làm gì được cả.

Đấy thì đấy sư phụ tóm tắt cho con cách tập đấy, cách phá đấy nhưng còn cái này đến từ kinh nghiệm sống – kinh nghiệm phá đấy, phá mô hình với nhau. Đây nói thắng thua cho nó căng thẳng lên thôi chứ bản chất không phải. Bản chất là con tham gia vào một cuộc tranh cãi chính con sẽ ngộ ra cái gì đó. Đấy, có thể ngộ ít, ngộ nhiều nhưng mà cái việc tham gia một cuộc tranh luận ấy, thì sẽ ngộ gì đó.

Ở lịch sử Tây Tạng có những bậc Giác Ngộ là ngộ ngay khi đang tranh luận, đấy. Thế là có nhiều kiểu giác ngộ lắm – ngộ ngay tranh luận – những điều lâu nay mình đang tưởng nhầm tự nhiên trong lúc tranh luận với nhau nó lộ ra, đấy.

Đấy gọi là “hiểu ngộ” đấy, hiểu ngộ ngay khi đang tranh luận, mình không còn nghi ngờ về điều đấy nữa, trước đây vẫn hơi nghi ngờ một tí, có một điểm khúc mắc, sau khi tranh luận phát là hết nghi ngờ luôn, xong luôn, chốt luôn, hoàn toàn xác quyết luôn. Thì là giá trị của tranh luận, nó không dẫn đến giác ngộ theo kiểu là ra khỏi suy nghĩ nhưng mà dẫn đến hiểu ngộ nghĩa là hiểu một việc một cách sâu sắc, hoàn toàn, không còn nhầm lẫn, không còn quay lại nữa.

Thế thì các con nên tổ chức, nhé, hôm nay sư phụ chỉ là bài rất là căn bản thôi, tốt nhất là nghe ghi âm.

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng không? Sau đấy thì là tổ chức tự đấu đá. Cái kiểu đấu ngày hôm nay chứng tỏ là chưa nghe ghi âm rồi, chưa nghe những bài ghi âm của những nhóm trước đấu đá với nhau rồi.

Hồng Anh: Bữa mới cho nghe một bài của Vô Ngã...

Sư phụ Trong Suốt: Ừ thì nghe nhiều hơn, nghe nhiều hơn nhé. Nhưng mà nghe xong mà không tập thì cũng chẳng khác gì không nghe đâu.

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nghe xong rồi phải có người đến thực hành đúng không? Cứ hai người đấu nhau cũng được mà, không nhất thiết phải một đám to đấu với đám to đâu, hai người đấu nhau thành bạn, đúng không, đôi bạn cùng tiến. Các con tự lập, nhất là thời Covid này thì rất khó tập hợp, đầu tiên có thể luyện tập đôi, hai bạn, đôi bạn hoặc là ba bạn đúng không?

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Một nhóm cùng tiến. Đấy yên tâm đi làm một thời gian thấy trò này rất vui cho mà xem, đấy, các tôi sẽ lộ rõ hết. Trò này rất hay là cái phe Phật Giáo là phe đáng ra phải không có tôi thì lại tôi mạnh nhất, (Hồng Anh cười) cố thắng phe kia – “Tôi phải thắng”. Nhưng cũng vui mà, nó có sai gì đâu?

Hôm qua sư phụ giảng nhóm nào nhỉ, không phải nhóm này đúng không? Chẳng vấn đề gì trong việc tin là có tôi cả, chỉ cần hiểu rằng đấy là niềm tin thôi, nó chỉ là niềm tin, chẳng có gì cả.

Thật, thế thôi, chứ con có niềm tin đấy – nếu con nhận ra nó chỉ là một niềm tin biểu diễn trong Biết, hiện ra trong Biết, tan vào Biết, thế chẳng có gì đáng sợ cả. (Tiếng điện thoại kêu) Được rồi, hôm nay tạm dừng ở đây. Các con trong thời gian tới tập luyện với nhau đi đúng không? Bữa sau có thể thi thật nhé, bữa sau có thể thi đấu thật.

Hồng Anh: Sư phụ ơi buổi mẫu trước...

Sư phụ Trong Suốt: Buổi mẫu đã hả? Rồi bữa sau làm một buổi mẫu.

Hồng Anh: Thì cho nghe ghi âm luôn...

Sư phụ Trong Suốt: Cứ nghe đi, nghe, chịu khó chọn những bài tốt nghe. Xong làm một buổi mẫu nữa, xong rồi đấu cũng được, thi đấu cũng được. Có thể hỏi ý kiến các bạn đã từng trải qua mấy mùa thi rồi, ngày xưa là các con muốn qua là phải thi hẳn với sư phụ đoạn cuối đấy, nhỉ? Mà thi với sư phụ thì căng lắm, cố phải thắng, không thắng trong một thời gian quy định thì trượt. Sư phụ cho một tuần học, một tuần đấu đá, xong cuối tuần thi với sư phụ. Nếu không thắng xuống lớp khác, chuyển xuống nhóm dưới...

Nguyên Thảo: Thi trong một tháng luôn, miệt mài luôn.

Sư phụ Trong Suốt: Thi miệt mài trong một tháng. Đấy các con tưởng tượng ngày xưa học kiểu đấy đấy, thế mà các bạn vẫn qua, vẫn thắng sư phụ như thường. Kinh không?

Nguyên Thảo: Ghê.

Sư phụ Trong Suốt: Kinh khủng luôn. Sư phụ ngồi dọa cho các loại vẫn thắng, đấy. Nghĩa là khi con có một cái vũ khí sắc bén rồi đấy thì kể cả sư phụ, con cũng thắng như thường. Thế thì nhóm này thì sư phụ chưa quyết định là có thi với sư phụ không nhưng mà chắc chắn sẽ thi với các bạn không phải là sư phụ. Đó, cho nó vui, đây không có sức ép, thi không có trượt, tuy có thi nhưng không có trượt. Nhưng mà vẫn cứ thi cho nó vui.

Bây giờ không có cái... một thời nghiêm túc đã qua rồi, không có đuổi, trượt gì nữa. Thi thì bạn không đỗ, không đỗ thì có gì đâu, học tiếp tục những cái đã đang học. Nhưng mà đỗ thì bạn sẽ có sự tự tin. Cái lý do ngày xưa sư phụ cho các bạn thi ấy, không phải là để sát phạt đâu mà để cho tự tin, thắng cả sư phụ chứng tỏ cái giáo pháp nó phải phải là sự thật.

Rồi, nhé, bữa nay tạm dừng ở đây.

Hồng Anh: Sư phụ ơi ngày xưa lúc học vấn tư Sư phụ có nói về thái độ lúc mà tự luyện với nhau ấy...

Sư phụ Trong Suốt: Luyện với nhau thì tinh thần phải cầu thị hiểu không? Không phải để thắng thua, cầu thị thôi, giống như lúc nãy sư phụ nói đấy – cầu thị. Nhưng mà hôm nay thì không thể nói là phe nào... hôm nay chưa nói phe nào được. Tại vì không ai có cái quan điểm là phải tìm ra mô hình cả, nên là chưa nói được, lúc nào phải đợi làm đúng đã rồi biết được là cầu thị hay không.

Chẳng lẽ phe Bà La Môn lại bảo là bạn ấy khai:

“Tôi có mô hình, tôi tự khai mô hình ra xong bạn đi ép hộ tôi” à? (Hồng Anh cười) Đời nào đâu. Bà La Môn đâu có sẵn mô hình đâu, nó phải đợi phe kia đưa ra mô hình chứ, xong lúc đấy mới thấy đúng chứ. Chứ không thể nào là làm hộ được đúng không, bảo: “Bạn ơi mô hình của tôi là điều kiển suy nghĩ” à? Không được, đúng không? Nó phải lòng vòng, bước đầu phải lòng vòng đúng rồi, nó phải giả vờ gãi đầu gãi tai lòng vòng. Nếu giả sử trong đầu nó có tin là, nó có biết là nó đang tin vào mô hình điều khiển suy nghĩ nhưng mà nó cũng không thể nào mà tự nhiên lại... lại...

Nguyên Thảo: Lại khai được.

Sư phụ Trong Suốt: Lại khai được, không đánh đã khai được. (Hồng Anh cười) Đó bên kia phải khảo, không khảo mà xưng đấy, phải khảo lại.

Được rồi.

Hồng Anh: Tức là không có cờ gì hết hả Sư phụ?

Sư phụ Trong Suốt: Hôm nay không cờ gì hết, hôm nay xí xóa, nhé.

Hồng Anh: Đội comment cũng không có cờ luôn hả Sư phụ?

Sư phụ Trong Suốt: Ừ nay xí xóa hoàn toàn vì chưa... hôm nay chỉ mới là một buổi demo để mọi người hiểu rằng là không có phương pháp thì nó ra thế nào đấy. (Hồng Anh cười) Cố tình để các con làm nửa tiếng để thấy là chẳng có phương pháp gì thì nó cứ rối loạn.

Nguyên Thảo: Hồi xưa cũng đấu mấy tiếng đồng hồ luôn Sư phụ.

Sư phụ Trong Suốt: Đầu tiên là phải ghép được vào mô hình, đấy nhớ cái đấy, sau đó thì phá mô hình. Thế thôi, nó chỉ có hai bước đấy thôi. Còn nếu Bà La Môn giỏi nó còn không ghép được vào mô hình nữa. Kinh không? (Hồng Anh cười) Nếu con không cứng tay, Bà La Môn giỏi nó còn chạy, coi như ghép mãi không được mô hình luôn. (Mọi người cười) Sợ không? Đấy loại Bà La Môn đấy mới ghê đấy, bữa nào gọi Minh Hải đấy, cho nó làm Bà La Môn. (Hồng Anh cười)

Hồng Anh: Buổi mẫu kêu anh Minh Hải...

Sư phụ Trong Suốt: Chạy hết, đảo lộn đúng vặn về: “Không, mô hình của tôi nó phải như này này”, thế là không ra mô hình nào cả. (Mọi người cười) OK nhưng mà con yên tâm đi, con thắng được cả sư phụ nghĩa là gì? Nghĩa là nếu mà con hiểu đúng về phương pháp đấy thì chạy thoải mái. Sư phụ là chạy giỏi nhất rồi, nhưng không chạy nổi.

Đấy, cái này là cái bổ trợ thêm cho cái pháp Biết. Khi mà con bảo là: “Tôi ngồi đây, tôi ngắm thế giới này” thì con rất khó đồng ý rằng là mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết. Nhưng khi con chẳng có tôi nào hết, mọi thứ nó cứ hiện ra, diễn ra diễn ra thì con lại rất dễ thấy là: “Ừ mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết”. Nên là đây là môn bổ trợ quan trọng, nhé.

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Được rồi. Có ai hỏi gì không, trước khi kết thúc ngày hôm nay, có ai hỏi gì không? Cho các con 15 phút để hỏi, từ giờ đến 12 giờ để hỏi.

Hồng Anh: ...Minh Trường ạ, Sư phụ... Minh Trường ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Hỏi đi.

Minh Trường: Dạ Sư phụ ơi, con hỏi ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Minh Trường: Tức là nhóm con thì... lúc nãy phá có cũng tranh luận về cái vấn đề tức là khi mà đối phương ấy, khi mà phe Bà La Môn đưa ra cái cơ sở là: “Tôi thấy nó ở bên trong tôi, xuất hiện bên trong tôi. Tôi cảm nhận được bên trong tôi thì nó là của tôi”. Thì bọn con mới bảo là nếu mà cơ sở dùng cơ sở là bên trong bên ngoài thì bọn con đưa ra một ví dụ ở bên ngoài mà người ta cũng nhận, thì dựa vào cái đấy có thể khẳng định được là: “Vậy thì bạn còn phải có cái niềm tin vào cơ sở khác, chứ không chỉ là cơ sở về không gian ở bên trong bên ngoài” được không ạ?

Sư phụ Trong Suốt: Không. Hôm nay ta chưa phát biểu đến mức đấy, đến mức nó là của tôi.

Bạn nói là của tôi đâu, trong tôi khác của tôi mà.

Còn nếu người ta phát biểu của tôi thì lại đơn giản thôi – nếu của bạn thì bạn phải làm gì được nó chứ đúng không, mới là của bạn chứ đúng không? Ví dụ như bạn bảo cái nhà của bạn thì phải bán được nó đúng không, cái xe của bạn bạn phải... bạn phải bán được nó đúng không, tay chân của bạn bạn phải làm gì được nó, thế thì nó của bạn thì bạn làm gì được nó?

Chứ không phải là bên trong bên ngoài, cái này không liên quan đến bên trong bên ngoài. Quan trọng là bạn làm gì được thân tâm? Nhé, cái tôi của bạn liên quan đến thân tâm, vậy nó làm gì được thân tâm này? Nó không liên quan đến trong ngoài, con đánh vào trong ngoài là sai rồi, sai chỗ rồi. Nó liên quan đến thân tâm – có, vậy thì nó làm gì được thân tâm?

“Ừ đấy của tôi” “Thế của bạn bạn làm gì được nó chứ? Mới là của chứ”.

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng không? “Chứ bạn nhận vơ là các vì sao trên trời là của tôi, nhưng chẳng làm gì nó cả. Tại sao lại nhận là của tôi?

Bạn phát biểu đi, nếu của bạn bạn làm gì được?”.

Nó phải phát biểu ra. Đấy.

Minh Trường: Thưa Sư phụ lúc đấy thì bọn con cũng có nói thì chị... thì phía đối phương lại quay về, lại bảo: “Thì tôi cảm nhận được nó diễn ra bên trong tôi...

Sư phụ Trong Suốt: Chuẩn rồi. Vấn đề người ta nói là cảm nhận được, ở đây nó không phải là của tôi nữa, người ta nói người ta cảm nhận được rồi. Vậy phải bắt được ngay: “À mô hình của chị đúng không?”. Trong đầu con phải nhận ra ngay.

“À mô hình của chị là gì – chị là người cảm nhận được suy nghĩ”. Còn con bị vướng ở trong ngoài, đấy là vấn đề của các con ấy: cứ tập trung vào bên trong bên ngoài. Cần gì bên trong đúng không?

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đầy thứ bên ngoài con vẫn bảo là của con mà, cần gì phải bên trong con mới là của con. Nên đây không phải của, đây không phải bên trong mà đây là tôi cảm nhận được. Đấy. (Tiếng chuông vang) Như vậy là: “Chị ấy có khả năng cảm nhận được cái suy nghĩ của chị ấy”. Thế thôi, đơn giản thế thôi. Con lạc vào cái phần kia mới là cái phần mà cuối cùng cái phần nó rất là mông lung. Bà La Môn giỏi thì là con thua rồi đấy, họ dành nửa tiếng để phân tích trong ngoài xong rồi “Ừ, tôi nhầm, bên ngoài cũng có thể của tôi”. (Hồng Anh cười) Đấy thế là con mất béng nửa tiếng.

Cứ thi đấu rồi sẽ biết, môn này thi đấu sẽ biết.

Thi đấu nó có một giá trị đấy là con phải sắc sảo, con không thể... tư duy của con không thể mờ mờ mờ mờ xong lại quyết định thắng hay không.

Mặc dù là kiểu gì cũng sẽ mất thời gian, rất sắc sảo, tìm được điểm mấu chốt. Đành rằng họ phát biểu vài điểm này: ʻbên trong tôiʼ này, ʻcủa tôiʼ này và ʻcảm nhậnʼ nhưng mấu chốt nằm ở chỗ ʻcảm nhậnʼ chứ không nằm ở ʻbên trongʼ và ʻcủaʼ. Thì con đánh vào hai cái kia thì nó sai, con mất thời gian rồi. Cùng lắm họ dành nửa tiếng ra để phân tích thế nào là trong ngoài xong đồng ý với con hết “Ừ đồng ý rồi. Thế này là trong, kia là ngoài”. Thế là mất nửa tiếng rồi còn đâu nữa, con đánh điểm không mấu chốt.

Giống như là sau này con làm thầy giáo cho người khác ấy, con mà lại chỉ cho người ta những cái sai... là những cái sai... vớ vẩn ấy, còn cái sai gốc con không chỉ được ấy, người ta chẳng nghe lời con đâu đúng không?

Ví dụ thế này: Lập cáo trạng Minh Trường là một tên xấu xa, bỉ ổi, chẳng ra gì cả. Bằng chứng là gì? Ra đường thấy chó đái không đuổi, đúng không? Ra đường thấy chó đái không đuổi, nó đái bậy không đuổi chó, chứng tỏ là do bỉ ổi đúng không? (Hồng Anh cười) Thứ hai: Gặp trẻ con không cười. Xấu xa, bỉ ổi. (Mọi người cười) Thế làm sao con phục được đúng không?

Nhưng mà chỉ ra gì Minh Trường là về nhà đánh vợ phát. Đầy người bảo là đây là người xấu, ra đường ở ngay đúng không? Điểm mấu chốt người ta nghe, người ta tin ngay. Còn chó đái thì không đuổi với lại thấy trẻ con không cười đúng không, gặp người lớn không gập người lại chào thì...

Hồng Anh: Tào lao. (Cười) Sư phụ Trong Suốt: Tào lao cả, đúng không nhỉ?

Vậy thì con phải tìm được cái điểm mấu chốt, nói chung là đời cũng thế mà Pháp cũng thế. Khi con tìm được điểm mấu chốt thì con làm việc rất hiệu quả, khi con tìm được điểm không mấu chốt thì con rất tào lao. (Hồng Anh cười) Tao ghét con bé Hồng Anh lắm. Vì sao? Suốt ngày mặc quần đùi. (Hồng Anh cười) Thế thì có gì đáng ghét đúng không? Đấy là điểm tào lao đúng không? Nhưng bảo gì nó ghen lồng ghen lộn lên đúng không? Mỗi lần người yêu nó chỉ cần viết chữ HA trên tường thôi đúng không, trong khi chữ HA là chữ Hồng Anh. Thấy nó ngu chưa? (Hồng Anh cười) Ừ thì đúng rồi, ngu quá gì nữa, HA là Hồng Anh mà còn ghen lồng ghen lộn.

Đấy, khác hẳn nhau. (Hồng Anh thở dài) Yên tâm đi. Đối với cái môn này thì nó thực tế, thực tiễn trải nghiệm lắm nhé.

Hồng Anh: Tuệ Ngân giơ tay Sư phụ ơi.

Sư phụ Trong Suốt: Hỏi gì hỏi đi.

Hồng Anh: Chắc lại đi bênh cho đội nữ. (Cười) Tuệ Ngân nói đi ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Không nói. Chuyển Hồng Mai nói đi.

Hồng Anh: Thôi ai nói tự bật mic đi ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Hồng Mai tự nói đi.

Hồng Mai: Alo mọi người, Sư phụ có nghe thấy không ạ?

Sư phụ Trong Suốt: Được, chim sẻ nghe rõ.

Hồng Mai: Vâng.

Hồng Mai: Tức là lúc nãy Sư phụ có giảng là:

“Nếu mà con tin là con có khả năng thì nghĩa là cái việc... tức là lần nào con cũng phải thực hiện được”, thì con nghe cái... cái bài phá mô hình của anh Vũ Thái ấy thì...

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Hồng Mai: Lúc đấy anh ấy phát biểu ví dụ như có cái là: “Con chỉ cần một lần con có khả năng thì con vẫn tin là có cái tôi tồn tại ở đấy” ấy ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Hồng Mai: Thì con đang thấy cái phần này con chưa được rõ ràng lắm ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi, mọi người hay tin như thế. Thành ra mình phải chỉ cho người ta cái đấy không đúng. Mọi người tin rằng là gì? Mười lần nhấc lên thì chín lần nhấc được, chứng tỏ là khả năng nhấc tay. Đấy, đấy chính là cái chỗ mà xưa nay các con bị lừa.

Hồng Anh: Chuẩn.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng không?

Hồng Mai: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Xưa nay bị lừa vì thế con phải làm rõ ra. Đấy sư phụ cho ví dụ đấy, bạn nói chín lần mây bay nhưng lần thứ mười bạn nói nó không bay, thế thì chín lần trước phải xem lại cả chứ may hay là khả năng của bạn, tài năng của bạn, năng lực của bạn? Nếu bạn có khả năng làm mây bay thì bạn nói lần nào nó cũng phải bay, chứ bạn nói mười lần, chín lần nó bay, lần cuối cùng nó chẳng bay gì cả. Thì vậy chín lần trước chỉ có thể nói là do các điều kiện chưa đủ hoặc là nó đủ rồi thì nó bay thôi, chứ đâu phải do bạn muốn được, bạn muốn nó bay thì nó bay được.

Bạn muốn nó bay thì nó bay nếu bạn nói là bạn có khả năng làm nó bay, thế nhưng mà có lần bạn bảo: “Bay đi, bay đi” chẳng bay gì cả.

Thì con nghi ngờ cái đấy không?

Hồng Mai: Có ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thấy chưa? Chính con... cuộc đời con cũng nghi ngờ đúng không? Ví dụ như là: “Tôi là một chuyên gia về toán học, tính toán cộng trừ từ 1 đến 100 thì rất giỏi”. Thế thì một lần nó sai, tôi còn tin nó giỏi nữa không?

Hồng Mai: Không ạ. (Cười) Sư phụ Trong Suốt: Không, đúng không? Chín cộng mười bằng bao nhiêu chín cộng mười sẽ là bằng 90. Trời ơi thôi thế thì dốt như bò đúng không? Nhưng mà 100 lần tính thì sẽ tính không đúng hết, vấn đề là gì? 99 lần trước tính đúng hết, lần nào cũng tính đúng nhưng chỉ cần một lần sai thôi thì nó không thể là người thực sự giỏi cái môn đấy nữa. Chứ không phải đợi nó sai 99 lần đúng không?

Hồng Mai: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng chưa? Đấy thế đây nó hơi mang tính logic một chút. “Tôi có khả năng điều khiển tay” nhưng mà gì? Mười lần tôi bảo nó nhấc lên thì chỉ được chín lần thôi, còn một lần chẳng hiểu sao lại không nhấc lên, thì sao? Làm sao điều khiểu tay được, đúng không nhỉ?

Hồng Mai: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Tôi bảo tôi đang điều khiển bàn tay nhưng mà mười lần tôi bảo nhấc lên thì chín lần nhấc, còn lần cuối cùng chẳng hiểu sao lại không nhấc mà tôi đã bảo đi bảo lại mãi. Kể cả tôi hiểu tại sao nhưng tôi bảo nó không nhấc thì vẫn là không khả năng... không phải khả năng điều khiển, đấy.

Thế mới thấy rằng là gì? À những lần trước ông nhấc được do đủ điều kiện thôi, còn lần thứ mười không nhấc nổi chẳng qua là vì mình không đủ điều kiện. Đấy vậy thì các điều kiện hay các duyên mới là thứ quyết định tay nhấc nổi hay không chứ không phải là ông vì nếu ông quyết định thì ông muốn nhấc là nhấc, đúng không?

Hồng Mai: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Nhưng mà chín lần trước ông nhấc được vì điều kiện xấu nó chưa đến.

Hồng Mai: Đúng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Cái này dẫn đến việc là chẳng ai trên đời có khả năng gì, chứ không chỉ đơn giản là con mà bất kì ai trên đời, chẳng ai trên đời có khả năng quái gì cả. Tất cả là điều kiện quyết định. Đấy nó dẫn đến một cái kết luận sửng sốt như thế luôn. Đức Phật cũng không có khả năng gì luôn, không phải chỉ sư phụ, nếu mà còn thì Đức Phật cũng chẳng có khả năng gì. Các điều kiện đủ thì đủ.

Nếu Phật là toàn năng đúng không, thì muốn cứu ai thì cứu. Đầy người Đức Phật chẳng cứu được, gặp Phật còn phỉ báng đúng không? Thế chứng tỏ luôn đấy đâu phải khả năng cứu người là khả năng của Phật. Nếu Phật có khả năng cứu người thì gặp người muốn cứu là phải cứu được, đầy người Phật muốn cứu, giảng cho một buổi dài xong về nó phỉ báng chẳng ra gì. Vậy thì ngay cả khả năng cứu người cũng không phải khả năng của Phật, đủ duyên thì cứu được người, không đủ duyên không cứu được người. Phật cũng nói: “Có bốn điều ta không làm được” đúng không? Đại diện đấy. “Bốn điều ta không làm được” “Thứ nhất là không thể thay đổi định nghiệp của người khác”. Người ta có cái định nghiệp như vậy, mình không... tôi không thay đổi được.

Đúng không?

“Thứ hai là không thể cho người khác trí tuệ, người ta phải tự tu.

Thứ ba là Sự thật tuyệt đối không thể miêu tả được.

Thứ tư, không thể độ người không có duyên.” Thế đầy điều Đức Phật không làm được mà.

Thế khi mà mình đi vào môn này đến tận cùng ấy, thì không ai có khả năng trên đời hết, không ai có khả năng làm cái gì cả. Mọi việc nó tự diễn tiến thế mà thôi. Đấy kết luận rất là gây sốc, sốc toàn tập luôn nhưng mà cái sốc này nó phủ nhận luôn là: “Ừ như vậy là có một cái tôi đứng sau thân tâm này điều khiển được nó”. Không. Thân tâm này tự diễn tiến, tự biểu diễn theo, ví dụ mình hiểu là theo duyên cũng được, theo duyên, đấy. Sau này mình hiểu tất cả là biểu diễn của Biết thì là theo Biết, Biết biểu diễn như thế.

Thế tóm lại là không có cái tôi nào đứng sau quyết định nó cả, thế thì con người hay bị nhầm chỗ này này: “Nếu mà mười lần tôi muốn mà chín lần được thì chắc là khả năng của tôi”. Đấy, con sống như thế mà đúng không?

Các con ai cũng nghĩ là mình tài năng, chắc chắn mình là một người tài năng nhưng mà đầy lần con làm này kia có thành đâu, thế sao con cho là con tài năng? Thế tài năng thực sự thì làm thành chứ đúng không? Đầy lúc con làm có thành được đâu mà. Nhiều lúc sư phụ tính số trong đầu còn sai ấy. Tưởng là sư phụ giỏi toán nhưng mà có gì đâu đầy hôm cộng trừ nhân chia tầm thường còn sai. Vậy thì lần trước mình đúng không phải do mình giỏi mà do gì? Hôm trước đúng không phải do mình có một tài năng là tính toán mà do cái gì? Hôm trước tính đúng ấy?

Hồng Anh: Do may.

Sư phụ Trong Suốt: Do gì? Ông bà mình bảo là may, may hơn khôn. (Hồng Anh cười) Đúng rồi, do đủ điều kiện lúc đấy tính đúng thôi. Đấy vợ hiện ra trước mặt xinh quá quên hết mọi thứ, tính sai ngay. (Hồng Anh cười) Đấy ví dụ thế, điều kiện là gì? Vợ vẫn chưa xuất hiện, chứ vợ xuất hiện phát là quên, tính sai. Đấy.

Hồng Mai: Con hiểu rồi ạ, con cảm ơn sư phụ ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ đấy. Cái này là cái con phải suy ngẫm nhiều, cái đoạn vừa xong ấy, vì đấy là cái bị đánh lừa nhiều nhất của con người.

Mười lần muốn dừng suy nghĩ, nghĩ sang chuyện khác thì chín lần được, nghĩ rằng mình có khả năng dừng suy nghĩ. Đúng không? Nhưng các con đầy lúc nghĩ những chuyện nghĩ mãi, không muốn nghĩ nữa thì sao?

Hồng Anh: Cũng vẫn nghĩ. (Cười) Sư phụ Trong Suốt: Vẫn cứ nghĩ đúng không?

Nhất là khi ghen tuông thì sao? (Hồng Anh cười)

Hồng Anh: Chịu luôn. (Cười) Nguyên Thảo: Chẳng nghĩ khác được.

Sư phụ Trong Suốt: Chẳng nghĩ khác được luôn tí nào nữa đúng không?

Nguyên Thảo: Thật.

Sư phụ Trong Suốt: Thế vẫn cứ nghĩ. Thế thì làm sao mà nói con có khả năng dừng suy nghĩ, lèo lái suy nghĩ được, khi mà con bảo lúc con muốn dừng nhất thì lại chẳng dừng được đúng không?

Hồng Anh: Đọc tên mình còn không nổi nữa.

(Cười) Sư phụ Trong Suốt: Thấy chưa? HA là cứ ra người khác, không ra mình. (Hồng Anh cười) Thấy không? Đấy cho con ví dụ đấy. Đấy con bảo điều khiển suy nghĩ, lúc con muốn dừng nó nhất là lúc con nghĩ lung tung, bậy bạ, khổ sở mà con có dừng được đâu. Vậy thì con không có khả năng dừng suy nghĩ như con tưởng đâu. Hoặc là con nghĩ là con có khả năng tạo ra suy nghĩ, nhiều lúc con không tạo ra suy nghĩ được. “Mày nghĩ cho tao một cái gì đó đi” đúng không? Nghĩ không ra nổi luôn, nghĩ mãi không ra cái gì cả đúng không? Ví dụ bao giờ trải qua cái đoạn cố nghĩ mà không ra chưa?

Hồng Anh: Quá trời luôn.

Sư phụ Trong Suốt: Đầy đúng không? Vậy thì làm sao được? Như vậy là những lần trước con nghĩ mà ra được là do lúc ấy đủ điều kiện, những lần sau con nghĩ không ra được vì nó không đủ điều kiện nữa để mà nghĩ ra. Những lần trước con dừng được là đủ điều kiện, ví dụ như chuyện nó nhẹ nhàng đúng không?

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nhưng lần sau con không dừng được vì điều kiện nó khác quá rồi đúng không? Không phải người ta đi chơi với nhau nữa mà người ta lại nhìn nhau đắm đuối, thành ra mình không thể nào...

Đấy giống như Hồng Mai, câu chuyện ghen đấy đúng không?

Hồng Mai: Vâng ạ. (Cười) Sư phụ Trong Suốt: Đấy, toàn ra điều kiện chứ có mình giỏi giang gì đâu đúng không? Cứ tưởng là mình giỏi, tu hành giỏi lắm rồi không ghen nữa, ai dè mình đi tin vào một cái Facebook post thế là...

Hồng Anh: Tham gia sinh nhật. (Cười) Sư phụ Trong Suốt: Sinh nhật một phát là gì, điên ngay. Thế thì do ai, ai điều khiển cái điên đấy và ai điều khiển cái không điên ngày xưa?

Hồng Mai: Duyên ạ Sư phụ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi đấy. Thế con thấy không?

Hồng Mai: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Thế thì cái này nó đòi hỏi mình một cái sự suy nghĩ sâu sắc, đấy dần dần mình không bị lừa nữa. Ví dụ nếu sư phụ có thành công thì cũng không thấy tài năng tí nào, không thấy mình có tài năng gì; nhưng nếu mình có thất bại cũng chẳng trách mình cái gì. Sướng, sống thế rất sướng. Nhưng mà nếu thành công mà tự vỗ ngực mình khen mình hay thì chắc chắn thất bại thì sao?

Hồng Anh: Tự trách mình.

Sư phụ Trong Suốt: Tự chê mình dở, khổ sở ngay lập tức. Còn thành công là Cô ban đúng không, thất bại cũng là Cô ban. Có gì đâu?

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Mình chỉ hưởng thôi chứ gì nữa? Mình chỉ có hưởng cái đống ban đấy thôi.

Mình không phải là cái tôi này đâu, cái Biết nó hưởng cái đống ban đấy, thế thôi. Sướng lắm.

Được rồi. Hết chưa? 12 giờ đúng rồi nhé. Đấy.

(Hồng Anh cười) Hồng Anh: Tuệ Ngân biện luận xin cờ...

Mai Vũ: Sư phụ ơi cho bọn con... (Hồng Anh cười) biện minh một tí tại vì phe Bà La Môn hôm nay bảo vệ thành công mà ạ. Tại vì do các bạn...

Sư phụ Trong Suốt: Không, tại vì phe Phật Giáo quá dốt. Không... thắng nó không vẻ vang thắng làm quái gì. (Hồng Anh cười)

Tuệ Ngân: Không. Nhưng mà Sư phụ ơi, bọn con trước đấy, bên đấy còn chưa xác định mô hình bọn con...

Hồng Anh: Đã tự khai.

Tuệ Ngân: ...đưa ra quan điểm xong bọn con còn xác định ngay mô hình với nhau là cái gì rồi ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Tuệ Ngân: Và có bằng chứng Sư phụ ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Được rồi, chứng tỏ con giỏi.

OK, bái bai. (Thầy và mọi người cười) Tuệ Ngân: Không, Cô cho ạ. Có được cờ không ạ Sư phụ?

Sư phụ Trong Suốt: Ừ thì con nói chứng minh con giỏi thì OK đồng ý con giỏi được chưa? Thỏa mãn chưa?

Hôm nay không phải là Bà La Môn giỏi mà là Phật Giáo quá dốt, thế thôi. Phật Giáo không có phương pháp gì hết đúng không?

Hồng Anh: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Chưa có phương pháp.

Không sao, bữa sau phục thù, bữa sau cho chính những người đấy nhé.

Nguyên Thảo: Phục thù...

Sư phụ Trong Suốt: Phục thù. Bữa sau cho cả Bà La Môn và Phật Giáo đúng hôm nay lại. Được chưa?

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nếu vẫn còn muốn tham gia, còn ai sợ quá thì thôi nhé. Đấy đấu lại khi có phương pháp xem nó khác nhau như thế nào.

Đồng ý không, phe Phật Giáo đồng ý không?

Hồng Anh: Phe Phật Giáo hồi nãy là quá ham thắng chứ cũng... cũng không tới nỗi là quá dở...

(Cười) Sư phụ Trong Suốt: Không có phương pháp gì, không có phương pháp gì. Phải đúng phương pháp, có phương pháp thì dễ hơn nhiều và làm nhanh hơn nhiều.

Thôi rồi, hẹn gặp lại các bạn trong... buổi đấu đá đúng không, lần sau nhé.

Sư phụ Trong Suốt: Buổi sau chỉ chuyên cho đấu đá nhé. Buổi sau dành riêng cho đấu đá. Đấy cho nó có kỹ năng.

Hồng Anh: Bài hôm nay tên gì ạ Sư phụ?

Sư phụ Trong Suốt: Bài hôm nay ý chính là gì?

Hồng Anh: Ý chính là nó xảy ra với ai thì không tìm thấy ai hoặc là phá mô hình để...

Sư phụ Trong Suốt: Có hai ý chính đúng không?

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Một là nó xảy ra với ai thì phải đi tìm chứ đừng hỏi xong đem lý luận vào.

“Khi hỏi xảy ra với ai ấy thì phải đi tìm “tôi” – đấy là ý một đúng không?

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Còn đi phá mô hình thì thôi, mình cho buổi sau cũng được.

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Hoặc đây là buổi: “Giới thiệu về phá mô hình”.

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Hôm nay mình chỉ giới thiệu thôi đúng không? Đoạn vừa xong cuối cùng....

Giới thiệu về các mô hình cái tôi Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thì ý đấy phụ thôi nhưng mà ý chính là lý thuyết nhé.

Hồng Anh: Dạ. “Khi hỏi xảy ra với ai thì phải đi tìm tôi”.

Sư phụ Trong Suốt: Tìm tôi.

Hồng Anh: Dạ. Gạch ngang “Giới thiệu về các mô hình cái tôi”.

Sư phụ Trong Suốt: Rồi. Rồi chúc các... cái tôi hạnh phúc nhé, thân tâm an lạc. (Mọi người cười) Đúng không?

Hồng Anh: Thân tâm an lạc. (Cười) Sư phụ Trong Suốt: Ừ chúc thế thôi nhưng mà cuối cùng là quyết định lại là ai?

Hồng Anh: Cô ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ Cô.

Hồng Anh: Dạ. Hôm nay học đông kỷ lục đó Sư phụ.

Sư phụ Trong Suốt: Thế à? Bao nhiêu?

Hồng Anh: Hai trăm rưỡi ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ tốt, hôm nay bài này quan trọng đấy. Hai trăm rưỡi cơ à?

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ.

Hồng Anh: Đến lúc tối tối lúc nãy thì còn một trăm rưỡi nhưng mà lúc chiều... lúc hồi nãy lúc Sư phụ giảng thì hai trăm rưỡi.

Sư phụ Trong Suốt: Rồi các con tự đi đóng cửa.

Ai cũng có thể thực hành để an lạc và hạnh phúc ngay giữa đời thường.

Để hiểu rõ hơn cách thực hành như thế nào, bạn có thể tham gia vào Câu lạc bộ UNESCO Thiền –

Yoga Trong Suốt: http://trongsuot.com/ hoặc liên hệ qua địa chỉ email: tradamtrongsuotvn@gmail.com Cùng nhau, chúng ta sẽ về nhà bạn nhé!