Nhận biết đơn thuần, Nhận biết tự nhiên
1. Tại sao lại nói là “Nhận biết đơn thuần” và “Nhận biết tự nhiên”?
Thầy Trong Suốt: Rồi! Đấy các con tiếp tục câu hỏi, hỏi cái gì cũng được. Đây là buổi nói chuyện thân mật, đúng không? Hỏi đáp thân mật sau buổi hôm trước. Có bất kì khúc mắc gì thì có thể hỏi. Mình sẽ có nhiều buổi như thế này nữa, để cho mọi người rõ hết, vỡ ra, hiểu đúng về cái mà sư phụ muốn truyền đạt. Được, bắt đầu đi!
Một bạn: Dạ, hôm trước Sư phụ có kêu là về hỏi:“Có đang biết hay không?”, thì con hiểu là câu đó hỏi là để kiểm tra xem là có đúng là cái Biết nó luôn ở đây.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi.
Bạn đó: Thì con có tập như vậy nhưng mà sẽ có những lúc cảm thấy mơ hồ. Ví dụ như là:
“Có đang biết hay không?” thì sẽ nhảy luôn đó là: “biết cái gì?”, xong rồi hỏi tiếp là “Có đang biết hình ảnh hay không?”. Giống như là có cảm giác là muốn biết cụ thể là biết cái gì? Hình ảnh hay âm thanh hay là...
Thầy Trong Suốt: Làm sao con biết được rằng là lúc đấy con thấy mơ hồ? Đúng không?
Con vừa nói là sau khi hỏi “Có đang biết hay không?” thì con hỏi là “biết cái gì?” Vậy làm sao con biết rằng con hỏi là “biết cái gì”? Nếu con không biết gì cả thì con có biết là con hỏi câu “biết cái gì?” không? Con vừa kể cho sư phụ nghe rằng lúc đấy con hỏi là “biết cái gì?”.
Bạn đó: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Lúc đấy mà con không biết gì cả, thì con có hỏi được cái câu là: “biết cái gì?” không? Con có nhớ được và con có hỏi một câu là “biết cái gì?” không? Khi hỏi câu “biết cái gì?”, thì con có biết cái gì không? Khi con hỏi câu “Có đang biết hay không?” thì con lại lập tức hỏi ngay câu là “biết cái gì?” đúng không?
Bạn đó: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Ý sư phụ là thế lúc con hỏi là “biết cái gì?” ấy, thì con có đang biết cái gì không?
Bạn đó: Dạ, có.
Thầy Trong Suốt: Biết, tối thiểu là biết cái gì?
Bạn đó: Biết cái suy nghĩ đấy.
Thầy Trong Suốt: Tối thiểu là biết cái suy nghĩ đấy đúng không? Như vậy là dù con trả lời thế nào ấy, dù con trả lời “có biết”, “không biết” hay “biết cái gì?” ấy, thì ngay khi con trả lời một cái, nó chứng minh cho con biết là con đang biết. Câu hỏi không phải là: “Có biết cái gì hay không?” mà là: “Có biết hay không?” cơ mà. Biết cái gì cũng được, vấn đề là “có biết hay không?”, chứ không phải câu hỏi là “có biết cái gì không?”. Vì cái “biết cái gì?” thì nó sẽ đi tìm hiểu là “cái gì”, nó tập trung vào chỗ “cái gì”. Còn “có đang biết hay không?” tập trung vào cái Biết, hiểu không nhỉ? Nếu con hỏi là “có đang biết hay không?” thì con sẽ đi tìm xem có “biết” không?
Bạn đó: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Còn nếu mà con hỏi “biết cái gì không?” thì con tập trung xem là biết cái gì bây giờ? Âm thanh, hình ảnh, suy nghĩ... Nhưng không phải, mục tiêu câu hỏi không phải thế. Mục tiêu câu hỏi không phải là để biết cái gì mà là hỏi “có đang biết không?” thôi, dễ hơn không? Cái Biết mà sư phụ giảng cho các con ấy, nó rất là bình thường và đơn giản.
Bạn đó: Vậy thì lúc nào kiểm tra thì cũng biết hết...
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Vậy thì không cần phải là xem “đang biết cái gì?”, mà xem “có đang biết không?”.
Bạn đó: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Mà con kiểm tra thấy ngay ra đang biết. Tối thiểu là con phải biết ví dụ như là vừa hỏi xong, biết là đang nghĩ, đúng không? Con phải đang biết thì con mới có thể trả lời là cái gì đó được, đúng không? Làm gì đó được. Mình chỉ kiểm tra “có đang biết không?” thôi, chứ không phải là mình đi tìm xem mình đang biết cái gì. Thì nó mới rất đơn giản chứ, cái Biết nó quá đơn giản, đơn giản đến mức là nó thậm chí còn không quan tâm là biết cái gì luôn.
Bạn đó: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Biết cái gì cũng là biết mà. Biết cái gì quan tâm làm gì. Nếu mà biết cái gì cũng là gì? Đang biết. Tại sao lại không quan tâm? Bởi vì con có biết cái gì đi nữa thì vẫn là đang biết. Biết hình ảnh, âm thanh, suy nghĩ, biết cái gì đi nữa, thì chỉ cần con kiểm tra xem vẫn đang biết là được. Mọi người hiểu không, hiểu sự rất đơn giản của nó không?
Câu hỏi của con rất tốt. Một số người bảo không biết làm thế nào để ra được cái kinh nghiệm sư phụ muốn nói. Một số bạn gặp sư phụ nói là con thấy rất căng vì không biết là hỏi xong làm thế nào ra được cái kinh nghiệm mà sư phụ muốn bảo con tìm đến. Sư phụ bảo: Không! Không quan trọng! Quan trọng là: “Có biết không?” thôi, còn kinh nghiệm gì cũng được, kinh nghiệm gì thì kinh nghiệm, cũng xảy ra trong Biết. Đúng không?
Con muốn đi tìm một kinh nghiệm. Nhưng sư phụ nói là: Không! Cái Biết này nó không phải là một kinh nghiệm, mà là kinh nghiệm xảy ra ở trong Biết. Đúng chưa? Hỏi “có đang biết hay không?” thì con kiểm tra vẫn đang biết, có phải mọi kinh nghiệm xảy ra trong Biết không? Kinh nghiệm buồn, kinh nghiệm vui, kinh nghiệm nghĩ, kinh nghiệm hình ảnh, kinh nghiệm âm thanh, mọi kinh nghiệm đều ở, xảy ra mà trong khi con đang biết. Đúng không? Như vậy, cái mà sư phụ đang nói ấy, cái Biết ấy, nó không phải là một cái kinh nghiệm để con tìm cách đạt được. Mà nó là cái nền tảng của kinh nghiệm, kinh nghiệm nào cũng xảy ra trong nó hết. Đúng không?
Đấy, thì cái khác của cái Biết là thế đấy. Các con hay đi tìm một cái kinh nghiệm và cố đạt được kinh nghiệm. Còn sư phụ đang nói một thứ mà nó lại không phải là kinh nghiệm, không phải cố đạt, mà nó có đây rồi. Hiểu khác nhau không? Sư phụ bảo con hãy tĩnh tâm nhé, thì tĩnh tâm mình là một gì?
Một bạn: Kinh nghiệm.
Thầy Trong Suốt: Một kinh nghiệm, đúng không? Hoặc là bình thường có khó không?
Bình thường con ngồi có tĩnh tâm không?
Các bạn: Không.
Thầy Trong Suốt: Thường là không tĩnh tâm, là tâm con xao động chứ. Bảo hãy tĩnh tâm đi nghĩa là bảo con hãy đạt được kinh nghiệm, đúng chưa? Bởi vì bình thường không có.
Nhưng mà cái Biết ấy, thì nó lại không phải là một kinh nghiệm, vì kinh nghiệm xảy ra ở trong Biết, là một cái biểu hiện thôi, đúng không? Thứ hai là nó luôn ở đây, không phải đạt được. Con không phải cố đạt được nó vì nó luôn biết, con ngồi đây luôn biết, con không cần phải đạt được kinh nghiệm nào hết. Nên là lời giảng vừa xong là dành cho những bạn mà tưởng rằng sư phụ đang đòi hỏi con một kinh nghiệm nào đó. Chẳng kinh nghiệm quái nào hết! Kinh nghiệm nào thì cũng đang gì? Cũng đang biết. Có suy nghĩ bao nhiêu đi nữa thì ngay khi suy nghĩ vẫn gì?
Một bạn: Đang biết.
Thầy Trong Suốt: Vẫn đang biết. Đúng không? Suy nghĩ xảy ra ở trong Biết. Đúng chưa?
Như vậy ở đây nó không phải là một kinh nghiệm. Đây là thứ không cần phải đạt được bởi vì nó có sẵn đây rồi. Đúng không? Đạt được những suy nghĩ tốt thì mới phải đạt được chứ.
Còn cái Biết nó đang ở đây rồi, đang biết suy nghĩ, nó ở đây rồi. Cho nên con chẳng đạt được cái gì cả, con chỉ quay về kiểm tra xem nó có đây không, chứ không phải là con đạt được một kinh nghiệm gì mới. Khi con hỏi xong con trả lời cái gì cũng được, con trả lời “tao điên lắm rồi”, không thèm trả lời nó nữa thì vẫn gì? (Có bạn cười)
Các bạn: Vẫn biết.
Thầy Trong Suốt: Vẫn biết, đúng không? Đúng không? “Thôi bỏ mẹ cái lớp này đi, không học nữa.” (Một bạn cười) Kể cả có nói như vậy nữa thì sao?
Một bạn: Vẫn biết.
Thầy Trong Suốt: Vẫn biết. Như vậy là cái Biết này ấy, nó không lệ thuộc vào kinh nghiệm. Bởi vì kinh nghiệm gì cũng biết nên là không lệ thuộc kinh nghiệm. Đúng không?
Con mới thấy là: À hóa ra cái Biết sư phụ nói chỉ đơn giản thế này thôi. Nó rất rõ ràng, rất đơn giản, và nó không phải là một kinh nghiệm để mình đạt được. Thì các quan điểm thông thường mà cuộc đời mình cố đạt được kinh nghiệm gì đấy, nó không có ở đây, thế nên lúc nào mình cũng thiếu thốn. Các con lúc nào cũng tìm một thứ đang không có ở đây.
Ví dụ như mình ngồi đây thì nghĩ là ngày mai thì mấy giờ về chẳng hạn, thế là tự nhiên mình tìm thứ không có ở đây. Đúng không? Hay là khi nào mình mới lấy chồng? Thì cái đấy không có ở đây. Khi nào mình mới giàu? Khi nào mọi người tôn trọng mình? Khi nào mình mới được mọi người đồng thuận, được mọi người yêu thương, mọi người tôn trọng?
Con luôn tìm những thứ không có ở đây. Khi nào mình hết điên? Không có ở đây, đúng không?
Mình luôn tìm những thứ không có ở đây nên là đời mình lúc nào cũng thấy thiếu cả.
Đúng không? Đời con lúc nào cũng xao động và thiếu thốn, tại vì mình luôn tìm một thứ nó không có ở đây. Nhưng hãy tưởng tượng đi, nếu con tìm một thứ luôn có ở đây thì thực chất là con chẳng phải tìm gì nữa vì nó luôn ở đây rồi. Con đầy đủ ngay, con không phải tìm thêm nữa. Nếu con tới với cái Biết này thì dần thấy đủ, dần dần theo thời gian đủ lâu.
Con sẽ thấy là: Ừ nhỉ, nó luôn ở đây mà, nó có chạy đi đâu đâu, lúc nào cũng là nó hết, bởi vì con đạt được nó rồi còn đâu. Đúng không? Chứ đâu phải con đạt được nó là thứ gì mới đâu. Giống như bài thơ chiều nay đấy. Ai đọc bài thơ chiều nay đi! Con voi ấy. Ừ! Bạn nào giọng to đọc đi!
Một bạn: Con đọc ạ.
“Con voi Thấy dấu chân voi trước hiên nhà Vội lần theo vết đến rừng xa Luẩn quẩn cả ngày về chốn cũ Tổ cha voi vốn ở trong nhà”.
Thầy Trong Suốt: Rồi, hiểu bài thơ này không? Con tưởng tượng đi, con có một ngôi nhà.
Con voi nó quý vì nó có sừng, đúng không? Con voi nó là con vật rất quý. Tự nhiên thấy trước nhà dấu chân voi, thế là con tin ngay rằng là gì?
Các bạn: Có con voi.
Thầy Trong Suốt: Ồ chắc nó phải đâu đấy trong rừng chứ, đúng không? Vì dấu chân trước nhà mình mà, thì chắc nó phải đâu đấy trong rừng. Thế là con bắt đầu lần theo chân voi vào trong rừng rất sâu, để tìm con voi để có thể lấy ngà, lấy cái gì quý từ nó. Thế con thấy là luẩn quẩn các dấu chân dần dần dẫn lại gì?
Một bạn: Về đến nhà.
Thầy Trong Suốt: Chính cái nhà của mình. Đấy! Con mở cửa ra con nhìn trong nhà thì sao? Con voi nó nằm béng trong đấy rồi. Con tức không? (Các bạn cười) Cả một ngày trời đi vào rừng rậm, đúng không? Muỗi, vắt, rồi có thể có cả ác thú nữa, vượt qua bao nhiêu nguy hiểm cuối cùng lại loanh quanh về đúng cái nhà mình bắt đầu lúc xuất phát. Và khi mở cửa ra thì sao? Hóa ra con voi đấy nó vốn ở trong gì? Nhà mình rồi, đúng không? Như vậy con có phải làm gì để đạt được con voi không? Con không cần làm gì để đạt được con voi. Vì sao? Nó vốn trong nhà, đúng không? Thế Biết này cũng thế thôi, các con cứ tưởng rằng phải làm gì đó thì mới có một cái Biết đặc biệt nào đó. Nhưng cái Biết sư phụ đang nói là cái mà khi con hỏi: “Có đang biết hay không?” thôi, nhận ra là Biết đang ở đây. Nó ở trong nhà sẵn rồi, đúng không? Lâu nay là con không chịu mở cửa mà nhìn thôi, vì con đang tưởng nó ở đâu xa. Còn khi con đã hiểu đúng rồi thì lúc nào con cũng nhìn thấy được.
Vì Biết nó luôn ở đây, đúng chưa?
Đấy, cho một ví dụ về nhà. Nên tất cả những ai ở đây mà tin rằng cái Biết sư phụ nói là một cái gì phức tạp, khó tìm, phải cố gắng mới đạt được là những người nhầm hết! Đấy, nhắc lại lần nữa này! Tất cả những người nghe xong bài hôm nọ mà tin rằng là cái Biết sư phụ nói rất đặc biệt, phải cố gắng mới đạt được nó, khó khăn, mạo hiểm, bất kì loại cố gắng nào thì mới có được nó thì tất cả các con đang nhầm. Cái Biết mà sư phụ nói là cái Biết rất bình thường. Đây nó đang ở đây. Hỏi con: “Có đang biết hay không?”, trả lời ngay là gì? “Không!” (Các bạn cười) cũng chẳng sao cả. Vì cái Biết này nó vượt ra khỏi câu trả lời, đúng không? Nó thậm chí không hề bị ảnh hưởng gì bởi câu trả lời, đúng không? Trả lời gì cũng được. Nó bảo: “Ôi Sư phụ, con mờ mịt lắm!”, đấy, con nói đấy, mờ mịt lắm.
Thì phải biết mới thấy mờ mịt chứ. Nếu mà không biết làm sao con thấy mờ mịt.
Một bạn: Đúng.
Thầy Trong Suốt: Đúng chưa? Cái Biết này nó đơn giản, đúng không? Một là đơn giản, hai là nó luôn ở đây. Con không phải đi tìm nó ở chỗ nào nữa, mà nó luôn ở đây rồi. Đúng chưa? Đấy, đọc bài thứ 2, bài “Cái giường” đi. Hôm nay sư phụ làm hai bài luôn, để con hình dung rõ về nó luôn. Ai đọc bài “Cái giường” đi!
Vũ Lập: Con đọc thơ đó nhé Sư phụ.
Thầy Trong Suốt: Ừ, đọc đi!
Vũ Lập: “Chiếc giường Giống như người mộng ngủ trên giường Thấy mình du lịch khắp bốn phương Chưa từng rời giường bao giờ cả Biết luôn bất động, hệt như giường”.
Thầy Trong Suốt: Ừ!
“Giống như người mộng ngủ trên giường, Thấy mình du lịch khắp bốn phương” Con đi ngủ con thấy mình đi khắp nơi không? Nhưng thực chất có bao giờ rời khỏi cái giường không?
Một bạn: Không.
Thầy Trong Suốt: Chưa từng bao giờ. Hóa ra con nằm trên giường, có rời nó bao giờ đâu.
Con chỉ tưởng mình chạy khắp nơi thôi. Đúng không? Thực chất con vẫn nằm trên giường.
Biết luôn bất động, cái Biết nó luôn ở đây, bất động nghĩa là nó luôn ở đây. Con thì tưởng rằng con đi khắp mọi nơi. Nhưng con để ý mà xem, con có đi đâu thì đi con vẫn ở trong Biết. Đúng không? Con hỏi: “Có đang biết hay không?” là đang ở đây, trong Biết. Đúng không? Giống Tôn Ngộ Không ấy, khi Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni nói là gì? Nhà ngươi có bao nhiêu thần thông thế có nhảy ra khỏi lòng bàn tay ta được không? Thì cậu ấy bay vèo phát hẳn một khoảng mười vạn tám nghìn dặm, một lần tương đương với cân đẩu vân của cậu ấy. Một lần niệm chú nhảy một cái là nhảy được mười vạn tám ngàn dặm. Ra khỏi bàn tay Phật chưa?
Một bạn: Dạ chưa.
Thầy Trong Suốt: Tay Phật bé thế này mà, thế mà sao? Cậu ta còn viết dưới cái cột đá, đúng không? Viết là: “Tôn Ngộ Không đã đến nơi đây”. Đúng chưa? Thế khi cậu quay trở lại cứ tưởng là ra rồi, nhưng mà thế hóa ra là gì? Nãy giờ vẫn ở trong gì?
Các bạn: Trong tay.
Thầy Trong Suốt: Tay Phật thôi. Vì chính cái cột đá nó viết là gì? Trên một ngón tay viết chữ gì? “Tôn Ngộ Không đã đến nơi đây”. Như vậy Tôn Ngộ Không thì không cách nào nhảy khỏi tay Phật, bởi vì bàn tay Phật tượng trưng cho Biết, không ai nhảy ra được. Phật là người chứng ngộ Sự thật, Tôn Ngộ Không chứng ngộ không nổi. Tôn Ngộ Không chỉ là người có nhiều thần thông thôi, không chứng ngộ được, nên là cậu ấy không thể nhảy ra khỏi cái sự thật tuyệt đối được. Phật ở đây đại diện cho Biết, bàn tay Phật đại diện cho Biết, đố con nhảy khỏi Biết được đấy. Con có là Tôn Ngộ Không hay Tôn Ngộ Khống thì… Thử nhảy xem! (Có bạn cười) Con nhảy quanh đường Đà Nẵng xem con có ra khỏi Biết được không?
Một bạn: Vẫn luôn biết ấy, Sư phụ.
Thầy Trong Suốt: Đúng chưa? Con chỉ mộng là con ra khỏi giường thôi. Cái nhân vật trong mơ tối nay mà con mơ ấy, mộng rằng là ra khỏi giường, nhưng bản chất nó lại luôn gì?
Một bạn: Ở trên giường.
Thầy Trong Suốt: Ở trên giường, đúng không? Con chỉ nghĩ rằng là con đi khắp muôn phương thôi. Thực chất con vẫn ở trong một thứ, đó là gì?
Một bạn: Đang biết.
Thầy Trong Suốt: Đang biết! Đấy. Bây giờ con hiểu truyện Tây Du Ký chưa? Tác giả là đại cao thủ, tác giả viết truyện đấy. Ông ấy hiểu Đạo đến mức là ông ấy có thể ẩn dụ hay như thế được. Đúng không? Ngày xưa sư phụ có bài thơ đấy, liên quan đến bàn tay của Phật đấy. Tôn Ngộ Không không thể nhảy khỏi bàn tay của Phật được. Các con không thể nhảy ra khỏi Biết được, không ai ở đây nhảy ra khỏi Biết được. Đấy! Thấy tác giả cao thủ không? Tác giả đấy phải trình độ mười điểm, đúng không? Thì mới viết được truyện hay như thế chứ.
Đấy! Các con luôn ở trong Biết mà không nhận ra. Đúng không? Nhưng có ai chỉ cho một cái, hỏi là: “Có đang biết hay không?” lập tức gì?
Một bạn: Nhận ra ngay.
Thầy Trong Suốt: Nhận ra ngay. Đấy! Và cái Biết mà sư phụ nói nó chỉ đơn giản thế thôi, nó đơn giản đến mức là khó tin. Ngày xưa có câu là: “Quá đơn giản nên không tin nổi”.
Quá dễ nên không tin nổi. Cái Biết mà sư phụ nói nó là Phật tính của các con. Tưởng là cái gì kinh khủng, hóa ra nó dễ đến mức là gì? Không tin nổi, hóa ra chỉ thế này thôi ấy hả? Ôi cái Phật tính mà lâu nay bao nhiêu sách vở viết, đúng không? Tưởng là một chuyện gì rất kinh khủng hóa ra chỉ là cái Biết đơn thuần này thôi ấy hả? Đúng rồi, nó chỉ là cái Biết đơn thuần này thôi. Hiểu không? Con hiểu điều đấy thì con có điểm bắt đầu rất tốt. À, hóa ra tất cả con voi mà lâu nay mọi người tìm kiếm, hóa ra chỉ là gì? “Ô hay voi vốn ở trong nhà”.
Nghĩa là nó luôn ở trong nhà sẵn rồi, nó chưa bao giờ ra khỏi nhà cả, nhưng có bao giờ chịu nhìn nó đâu. Nên là: “Ô hay voi vốn ở...?”.
Một bạn: Trong nhà.
Thầy Trong Suốt: “Trong nhà”. Đấy! Cái Biết mà sư phụ giảng các con, nó chỉ đơn thuần đến mức con tin nổi là con thành công. Đúng không? Còn muốn biết cái gì thì lại nhầm rồi, cái Biết nó không quan tâm là biết cái gì luôn. Như mặt gương ấy, mặt gương có quan tâm là phản chiếu cái gì không? Con xem mặt gương nó có ngồi bảo là: “Tôi sẽ phản chiếu A, không phản chiếu B” không? “Ông Ngọc Tấn này không đẹp trai tôi bỏ sang một bên, còn ông Minh Thịnh đẹp trai cho vào” không? Hay mặt gương là nó phản chiếu vô điều kiện?
Cái Biết nó biết vô điều kiện hay là nó lựa chọn để biết? Biết không lựa chọn, đúng không?
Biết thông thường này. Đúng chưa? Nó cứ phản chiếu thôi, có gì đến thì nó chiếu cái đấy thôi.
Giống như để mặt gương ở đây ấy, con đi qua nó phản chiếu 100% mặt của con hay là mụn nó không phản chiếu? (Các bạn cười) Đúng chưa? Nó phản chiếu 100% mặt của con, bất kì cái gì hiện trước mặt nó lúc này, đúng không? Cái Biết này nó biết không có lựa chọn. Cái gì nổi lên nó biết cái đấy. Cho nên nó rất đơn giản, nó rất đơn thuần, cái Biết này rất đơn thuần. Cái Biết này nó không có cái sự cân nhắc hoặc lựa chọn, không có sự phân biệt là tôi chỉ phản chiếu cái này, không phản chiếu cái kia. Trông thế thôi, nó rất nhiều phẩm tính tốt đấy. Đúng không?
Thông thường mình vào văn phòng mà thấy chỗ nào hôi hôi thối thối thì mình có đi nữa không?
Một bạn: Không.
Thầy Trong Suốt: Không! Nhưng cái Biết thì sao?
Một bạn: Biết thối.
Thầy Trong Suốt: Thối thì biết là thối, thế thôi. Nó có tránh đâu. Hiểu không? Vì thế đấy là cái Biết rất đơn thuần, và thứ hai là cái Biết có sẵn, đấy. Cả hai bài thơ đều nói về cái Biết này là nó có sẵn. Một cái thì là gì? Con ở trên giường mãi rồi, đúng không? Cứ tưởng là đi đâu đấy thôi nhưng thực ra là nằm trên giường. Một cái đi tìm voi mãi rồi cũng chỉ quay về nhà, ở trong nhà. Cái Biết nó đơn thuần không? Có phải con càng ngày thấy nó dễ dàng chưa?
Nhắc lại này, nếu ai đấy cảm thấy là khó khăn này, cảm thấy sư phụ đang nói một cái rất là kinh khủng, đặc biệt thì đã bị nhầm rồi. Con đã quá quen với việc là đi tìm một cái gì đấy quá vĩ đại rồi. Còn cái sư phụ đang giảng quá tầm thường. Tầm thường hơn cả...
Một bạn: Cân đường.
Thầy Trong Suốt: Cân đường hộp sữa, đúng không? (Một số bạn cười) Vì có thể con ở đây không có cân đường hộp sữa. Ở đây có phải ai cũng có cân đường hộp sữa không?
Nhưng ai cũng gì? Ai cũng có Biết. Chuẩn chưa? Thấy là cái nào tầm thường hơn? Biết tầm thường hơn, đúng không? Cái mà ai cũng có, tầm thường không? Nếu một cái mà chỉ có vài người có thì mới cao siêu, Phật đang có mình không có thì nó cao siêu. Còn cái Biết này ai cũng có nên tầm thường không? Tầm thường không? Đấy nó chỉ thế thôi, đơn giản thế thôi. Đơn giản nhưng các con lại không nhận ra. Vấn đề các con là không nhận ra. Nếu không có ai chỉ thì cả đời không nhận ra. Ai cũng sẽ tưởng là mình nghèo quá, thiếu cái này, thiếu kia.
Đoạn đầu thì các con cần phải hiểu rõ nó là cái gì? Nhận ra được nó là cái gì? Cái mà sư phụ đang giảng ấy. Đấy, nhắc lại nó chỉ là cái Biết rất đơn giản và bình thường thôi.
Đúng không? Trong Đại toàn thiện nó dùng một từ là Nhận biết tự nhiên. Tự nó có thế chứ không phải là tôi luyện thì có. Nó gọi là tự nhiên. Đấy, con có thể dùng từ gọi là từ gì… lúc nãy sư phụ nói là gì? Nhận biết bình thường, đúng không? Bình thường cũng được. Sư phụ gọi Nhận biết bình thường cũng được. Nhưng mà có một từ khác nữa là Nhận biết tự nhiên vì nó tự nhiên biết, nó tự nhiên, không phải do con cố, con định mà có. Tự nhiên sinh ra, cha sinh mẹ đẻ là có luôn, đúng không? Thậm chí là trong bào thai cũng có luôn, mà chết rồi cũng có. Rất tự nhiên bởi vì nó không phải là một thứ mà luyện mới ra. Không phải là thứ mà rèn luyện thì mới có, mà nó tự nhiên. Đúng không? Con ngồi đây có phải cố biết không?
Một bạn: Không.
Thầy Trong Suốt: Cứ ngồi không là biết rồi, đúng không? Phải tự nhiên không? Thế nên con có thể có một từ nữa vào trong từ điển nó gọi là Nhận biết tự nhiên. Cái từ “tự nhiên” là một từ rất hay tại vì nó phân biệt với cả cái loại là các cố gắng thông thường. Đây nhé, con cố gắng biết tên của cậu này là gì. Thì đấy nó không phải là cái Nhận biết tự nhiên sư phụ nói. Vì nó là suy nghĩ, cố gắng nghĩ xem cậu này là gì? Đúng không? Chứ không phải là Nhận biết tự nhiên vì con nhìn trước mặt con thấy tối thiểu là một hình hài trước mặt rồi, đúng không? Hình thể trước mặt, cần gì phải cố gắng gì. Nhưng mà con muốn biết đây là ai thì lại là không tự nhiên vì lúc đấy con lại phải ngồi phân tích. Đúng không? Lý luận, cố nhớ. Nhận biết này rất tự nhiên, nói là thông thường cũng được. Đấy! Con có thể gọi là Nhận biết thông thường hoặc là Nhận biết tự nhiên vì nó rất bình thường thôi.
Gọi là “Nhận biết đơn thuần” vì nó rất đơn giản, không phụ thuộc vào kinh nghiệm, mà mọi kinh nghiệm đều xảy ra trong Biết. Thứ hai là nó luôn ở đây, không cần cố để đạt được.
Trong Đại toàn thiện gọi là “Nhận biết tự nhiên” vì tự nhiên nó có chứ không phải rèn luyện mới có.
2. Biết thì tự nhiên và không cần phải cố, nhưng nhớ thì cần phải cố
Vũ Tấn (Minh Tấn): Biết thì không cần phải cố. Thế còn cái việc thường xuyên nhắc nhở mình là: “Biết có đang ở đây không?” thì mình sẽ cần cố để ý, cố nhớ…
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Quên thì phải nhớ! Tuy rằng nó tự nhiên, nó ở đây. Nó bình thường và tự nhiên, nó luôn ở đây nhưng con hay quên. Đúng không? Giống như là chuyện mà ẩn dụ của sư phụ về ông ăn mày mà có hũ vàng dưới chân ấy. Thì việc ông ấy giàu có là tự nhiên, tại vì bố ông ấy đẻ ra đã để cho ông hũ vàng rồi. Nhưng muốn nhận ra là mình có vàng thì việc của mình phải là gì? Phải đào lên! Chứ không phải cứ ngồi không xong rồi thấy vàng. Ông phải đào lên! Ông phải nhận ra, phải nhớ ra. Đúng không? Thì con cũng thế thôi. Cái nỗ lực là gì? Nỗ lực nhớ! Tài sản là của con rồi nhưng mà vì con không nhớ là con có tài sản nên con cứ sống như người nghèo. Đúng chưa? Vậy thì phải nhớ mình có tài sản! Tài sản lúc nào cũng là của con. Nghĩa là ngay khi con nghĩ là mình nghèo, cái ông mà trong chuyện đấy, thì con đang giàu hay nghèo?
Các bạn: Giàu ạ!
Thầy Trong Suốt: Bản chất là cái ông ăn mày này vẫn giàu dù ông ấy đang nghĩ mình nghèo. Đúng không? Vì bố ông ấy để cho ông ấy tài sản tự nhiên ông có, một hũ vàng.
Như vậy ông đã giàu sẵn rồi chứ không phải đợi một ngày một ai đó chỉ cho ông ấy thì ông mới giàu. Bản chất ông ấy giàu sẵn rồi. Đúng không? Nhưng nếu ông ấy không nhớ rằng ông ấy giàu, không ai chỉ cho ông ấy là ông giàu thì ông vẫn sống như gì?
Các bạn: Người nghèo!
Thầy Trong Suốt: Ừ! Thì đấy, Biết nó cũng thế thôi! Các con có cái Biết này rất là tự nhiên, ai cũng có sẵn. Nó là tài sản của con, không ai lấy được luôn. Nhưng nếu không ai chỉ cho con rằng con có cái Biết này thì con giống hệt ông ăn mày. Đúng không? Đấy, thì lúc nào có thể sư phụ sẽ làm một khổ thơ về ông ăn mày để con nhớ. Ẩn dụ nó có cái hay là nó sẽ nhớ rất lâu. Đúng không? Giống như ẩn dụ con voi đấy. Chẳng phải đi đâu tìm, nó ở ngay trong nhà rồi. Đúng không? Hay là cái giường đấy. Chẳng bao giờ rời khỏi cái giường cả, mặc dù là cứ tưởng tượng mình đi khắp nơi.
Vũ Thái: Sư phụ! Cái ẩn dụ của Sư phụ về chuyện một cậu bé cũng đi tìm kho báu, sau đấy thì cậu mơ một giấc mơ kho báu ở ngay trong nhà.
Một bạn: Nhà giả kim ạ.
Thầy Trong Suốt: Nhà giả kim. Đấy, có hẳn truyện Nhà giả kim đấy. Có một ông rất hay, ông ấy viết truyện đấy. Một cậu bé mơ một giấc mơ đi tìm kho báu. Đến nơi thì chẳng thấy kho báu gì hết. Đúng không? Mà có thằng cướp nó bảo là: “Tao thấy ở nhà mày có kho báu” đúng không?
Một bạn: Đúng ạ.
Thầy Trong Suốt: Xong rồi về nhà đào, đúng kho báu ở nhà mình.
Một bạn: À đúng. Kho báu thật như là…
Thầy Trong Suốt: Đúng chưa? Đấy! Truyện đấy rất hay, con nên đọc!
Một bạn: Zangthalpa có… trong Zangthalpa.
Thầy Trong Suốt: Zangthalpa! Tập bao nhiêu? Phần bao nhiêu? Có đúng không?
Một bạn: Hai phần.
Một bạn khác: Ba phần!
Thầy Trong Suốt: Ba phần! Đấy! Sư phụ thấy truyện đấy rất là hay, nên sư phụ cũng kể lại cho mọi người.
Một bạn: Sư phụ ơi, cho con muốn hỏi là...
Thầy Trong Suốt: Nói to lên để cho các bạn nghe!
Bạn đó: Sau cái buổi tập về Biết ấy thì con hay gắng tập, cố gắng để mà nhớ về cái đó.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn đó: Thì ví dụ như lúc bình thường con cố gắng nhớ, xong là lúc mà tập trung con cũng cố gắng nhớ, xong lúc con không tập trung con cũng thử xem mình có biết hay không? Tại vì nếu mà có tập trung hay không tập trung thì Biết nó vẫn phải có ở đó.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn đó: Thì khi đó con cứ thấy hơi bị gồng một ít ấy, tức là luôn luôn phải nhớ xem là việc gì đấy xảy ra.
Thầy Trong Suốt: Không! “Có đang biết hay không?” khác với “Chuyện gì đang xảy ra?” Khác hẳn nhau!
Bạn đó: Có chuyện gì đang xảy ra, tức là...
Thầy Trong Suốt: Không!
Bạn đó: Nếu có chuyện xảy ra thì mình đang biết.
Thầy Trong Suốt: Không! Con kiểm tra thấy ngay đang biết chứ! Nó bất chấp là có chuyện gì xảy ra hay không có chuyện gì xảy ra. Nếu không có chuyện gì xảy ra thì nó biết là không có chuyện gì xảy ra. Nếu có gì xảy ra, biết có gì xảy ra. Nó không có lệ thuộc vào việc là có gì xảy ra hay không có gì xảy ra cả. Con kiểm tra đơn giản mà. Con đang biết, đúng không? Có xảy ra chuyện gì thì con cũng biết mà không xảy ra chuyện gì con cũng biết. Giống như khi con vào nhìn màn hình tivi, hôm trước sư phụ có ví dụ đấy. Thì dù có phim hay ho con cũng biết mà tắt phụt một cái đen xì thì con vẫn biết chứ! Hay là không biết nữa?
Các bạn: Biết! Vẫn biết!
Thầy Trong Suốt: Như vậy cái Biết này nó không lệ thuộc vào nội dung. Đấy! Đúng không? Nhé! Tắt phụt một cái, con có biết không? Biết gì?
Một bạn: Đen xì.
Thầy Trong Suốt: Đen xì đấy, đúng không? Như vậy là có bao giờ con không biết đâu?
Dù có nội dung gì hay là không có nội dung gì. Bản thân không có nội dung gì chính là có một cái nội dung gọi là…
Một bạn: Không có nội dung gì.
Một bạn khác: Không có gì hết.
Thầy Trong Suốt: Con biết là chẳng có gì cả. Đúng không? Đấy.
Bạn đó: Con bị nhầm vào cái chỗ mà có cái gì mới gọi là Biết.
Thầy Trong Suốt: Không! Không cần có gì cũng gọi là Biết! Đấy là cái hay của cái Biết đơn thuần này. Đơn thuần đến mức là gì? Nó không lệ thuộc vào nội dung luôn.
Đấy! Con hỏi câu đấy rất hay! “Cái Biết này có lệ thuộc vào nội dung?” Câu trả lời là:
Có nội dung thì biết là có nội dung, không nội dung nó biết là?
Một bạn: Không nội dung.
Thầy Trong Suốt: Không có nội dung. Như vậy lúc nào nó cũng biết! Giống như là trong Kinh Lăng Nghiêm có đoạn Đức Phật đánh cái chuông “keng” một cái, hỏi: “Có nghe thấy không?”, bảo: “Có nghe thấy”. Xong rồi chuông hết kêu, thì Phật mới hỏi là: “Các ông có nghe thấy gì không?”, mọi người bảo: “Không nghe thấy gì”. Phật lại đánh chuông “coong” một cái, hỏi là: “Có nghe thấy gì không?”, mọi người bảo là: “Có nghe”. Chuông hết kêu lại hỏi: “Có nghe thấy gì không?”, lại: “Không nghe”. Phật bảo là: “Các ông điên đảo hết rồi!” (Các bạn cười) Nếu không nghe gì sao biết là không có âm thanh gì? (Các bạn cười) Đúng không?
Nếu không nghe thấy gì ấy, thì làm sao các ông biết là không nghe, không có âm thanh?
Các ông phải đang nghe nhưng không thấy âm thanh gì! (Các bạn cười) Hiểu không nhỉ?
Ông vẫn đang nghe thấy bình thường nhưng ông không thấy âm thanh gì. Chứ không phải là lúc đấy là không nghe thấy gì. Vẫn đang nghe bình thường. (Các bạn cười) Đúng không nhỉ? Cái nghe nó vẫn tiếp tục lúc có hay không có âm thanh. Đúng chưa? Thôi đọc luôn cho nghe nhé! Cho nó vui nhé!
Một bạn: Dạ!
Một bạn khác: Con vẫn thấy là, lúc đó thì con vẫn thấy là dùng sức để mà nhớ đúng không ạ?
Thầy Trong Suốt: Ừ! Nhớ thì phải có sự cố gắng nhất định. Nhưng khi con đã nhớ đủ lâu rồi ấy thì nó thành tự nhiên, không phải cố gì nữa. Giống như là lúc đầu đi xe đạp ấy, lúc đầu con phải rất cố, đúng không? Cố biết cách đi cho đúng cách, cố nghiêng phải nghiêng trái, cố đạp đúng chuẩn vẫn ngã. Nhưng mà khi đã quen rồi thì nó thành đúng. Quá tự nhiên luôn! Đúng không? Hay lúc bé bảo con là bò ra cửa đi! Bò mãi không ra cửa được.
Nhưng bây giờ thành tự nhiên không? Bảo đi ra cửa dễ không? Đấy! Nên là cái cố đấy nó không phải là cái cố mãi mãi. Khi con đã cố nhớ đủ lâu rồi thì nó thành cái điều rất tự nhiên trong cuộc đời con, đến mức con chẳng phải nghĩ về nó nữa.
Biết thì tự nhiên và luôn ở đây nhưng con hay quên, nên cần phải cố nhớ tới khi đủ lâu thành tự nhiên, không cần cố nữa.
Biết giống hũ vàng dưới chân con, là tài sản mà con luôn có, nhưng muốn nhận ra là mình có vàng thì việc đầu tiên là phải nỗ lực đào lên. Phải đào lên, phải nhớ ra!
3. Đức Phật đã giới thiệu về Biết trong Kinh Lăng Nghiêm như thế nào?
Thầy Trong Suốt: Đây này! Kinh Lăng Nghiêm mục số 12. Kinh Lăng Nghiêm này rất đặc biệt vì trong các lời tiên tri của nhà Phật thì Đức Phật nói là Kinh đầu tiên bị mất sẽ là Kinh này. Tức là khi Mạt Pháp đến ấy, thì Kinh đầu tiên bị quên mất chính là Kinh Lăng Nghiêm. Kinh cuối cùng bị quên chính là Kinh A Di Đà. Nghĩa là Đức Phật giảng là đến lúc mà người ta không nhớ được cả Kinh luôn. Đạo Phật lúc đấy chỉ còn đúng chữ A Di Đà Phật. Tức là nhớ về đạo Phật chỉ còn được một câu là niệm Phật. Còn người ta đã quên và đã thất truyền tất cả các loại Kinh sách. Nhưng mà Kinh đầu tiên bị thất truyền là Kinh này. Tại vì trong Kinh này có những sự thật tuyệt đối và không dễ dàng gì mà tiếp thu. Nên là thế giới sẽ lãng quên những loại Kinh kiểu này trước.
Đây! Mục 12 nhé! Nghe không?
Các bạn: Có ạ!
Thầy Trong Suốt: (Thầy đọc) Phật bảo ông A-nan rằng: “Ông học về mặt nghe nhiều, chưa hết các điều lậu hoặc, trong tâm chỉ biết suông cái nhân điên đảo mà cái điên đảo hiện thật trước đó thì chưa biết được, e ông thành thật còn chưa tin phục. Nay tôi thử đem những việc trần tục để trừ cái nghi của ông”. Khi bấy giờ, đức Như Lai bảo ông La-hầu-la đánh một tiếng chuông, rồi hỏi ông A-nan rằng: “Nay ông có nghe chăng?”.
Ông A-nan và đại chúng đều nói: “Có nghe”.
Chuông hết kêu, không tiếng, Phật lại hỏi rằng: “Nay ông có nghe chăng?” Ông A-nan và đại chúng đều đáp: “Không nghe”.
Khi đó, ông La-hầu-la lại đánh một tiếng, Phật lại hỏi rằng: “Nay ông có nghe chăng?” Ông A-nan và đại chúng đều đáp: “Có nghe”.
Phật hỏi ông A-nan: “Thế nào thì ông có nghe, còn thế nào thì ông không nghe?” Ông A-nan và đại chúng đều bạch Phật rằng: “Tiếng chuông nếu đánh lên, thì chúng tôi được nghe; đánh lâu tiếng hết, tăm vang đều không còn, thì gọi là không nghe”.
(Thầy giảng) Hợp lý quá, nhỉ! Chuông kêu thì gọi là nghe. Bây giờ thì hết cả tiếng rồi sao còn gọi là nghe nữa? Gọi là không nghe.
(Thầy đọc tiếp) Như Lai lại bảo ông La-hầu-la đánh một tiếng chuông, rồi hỏi ông A- nan rằng: “Theo ông, nay có tiếng không?” (Thầy giảng) Lúc nãy hỏi có nghe không? Giờ hỏi có tiếng không?
(Thầy đọc tiếp) Ông A-nan và đại chúng đều nói: “Có tiếng”.
Ít lâu tiếng dứt, Phật lại hỏi rằng: “Theo ông, nay có tiếng không?” Ông A-nan và đại chúng đều đáp: “Không tiếng”.
Lát sau, ông La-hầu-la lại đánh chuông, Phật lại hỏi rằng: “Theo ông, nay có tiếng không?” Ông A-nan và đại chúng đều nói: “Có tiếng”.
Phật hỏi ông A-nan: “Thế nào ông gọi là có tiếng, còn thế nào thì gọi là không tiếng?” Ông A-nan và đại chúng đều bạch Phật rằng: “Tiếng chuông, nếu đánh lên, thì gọi là có tiếng, đánh lâu tiếng hết, tăm vang đều không còn, thì gọi là không tiếng”.
Phật bảo ông A-nan và đại chúng rằng: “Hôm nay các ông sao nói trái ngược, lộn xộn như thế?” Đấy! Sao hôm nay lại nói trái ngược lộn xộn như vậy?
(Thầy lại đọc) Đại chúng và ông A-nan đồng thời bạch Phật: “Làm sao Phật bảo chúng tôi trái ngược, lộn xộn?” (Thầy giảng) Nói chuẩn thế sao lại bảo trái ngược, lộn xộn. Đúng không?
(Thầy đọc) Phật dạy: “Tôi hỏi ông về nghe, thì ông nói là nghe, tôi hỏi về tiếng, thì ông nói là tiếng. Chỉ cái nghe và cái tiếng mà trả lời không nhất định như thế, sao không gọi là trái ngược, lộn xộn? A-nan! Tiếng tiêu mất, không tăm vang, thì ông gọi là không nghe; nếu thật không nghe, thì tính nghe đã diệt rồi đồng như cây khô, khi tiếng chuông lại đánh lên, làm sao ông còn biết được? Biết có, biết không là tự cái tiếng hoặc không, hoặc có, đâu phải tính nghe kia vì đó mà có, mà không”.
(Thầy giảng) Hiểu không nhỉ? Khả năng nghe của ông A-nan ấy thì nó vẫn ở đấy, dù có không có tiếng. Chứ không phải là hết tiếng thì mất nghe khả năng nghe. Nếu hết tiếng, mất khả năng nghe tại sao đánh một cái lại nghe được? Mất rồi mà. Đấy, ý Phật là thế! Đúng không? Như vậy là trong đoạn này Phật nói là gì: “Biết có, biết không là tự cái tiếng hoặc không, hoặc có, đâu phải tính nghe kia vì đó mà có, mà không”. Tính nghe là tính Biết, sư phụ giảng cho con về tính Biết đấy. Nghe là một trong những cách biểu hiện của tính Biết. Thế thì tính Biết ấy, nghe ấy không phải là hết âm thanh là mất tính nghe.
Đúng không? Mà có âm thanh thì tính nghe nó bật lại. Mà tính nghe nó đang ở đấy. Có âm thanh thì nó nghe thấy âm thanh. Không âm thanh thì nghe thấy không âm thanh. Đúng không? Đoạn này là ý thế đấy!
(Thầy đọc) “Biết có, biết không là tự cái tiếng hoặc không, hoặc có, đâu phải tính nghe kia vì đó mà có, mà không; nếu tính nghe thật là không, thì còn cái gì biết là không nữa”.
(Thầy giảng) Nếu không có tính nghe thì làm sao biết được đoạn đấy không có âm thanh? Nếu không có khả năng nghe ấy, làm sao biết cái đoạn không có âm thanh là không có âm thanh? Cái nghe nó phải ở đấy thì mới biết là đoạn đấy là đoạn không có âm thanh.
Cái tính nghe ấy. Đúng không?
(Thầy đọc tiếp) “Vậy nên A-nan! Cái tiếng ở trong cái nghe tự có sinh, có diệt”.
(Thầy giảng) Cái tiếng ấy, âm thanh ấy, ở trong cái nghe ở trong cái Biết ấy, thì tự có sinh có diệt. Đúng không? Tiếng thì có sinh, âm thanh thì có sinh có diệt. “Cái tiếng ở trong cái nghe” nghĩa là gì: cái nội dung ở trong cái Biết ấy! Thì cái nội dung đấy là gì?
Các bạn: Có sinh có diệt!
Thầy Trong Suốt: Có sinh có diệt!
(Thầy đọc) “Không phải vì ông nghe cái tiếng sinh diệt, mà làm cho tính nghe của ông thành có, thành không”.
(Thầy giảng) Nhưng mà không phải do nội dung sinh diệt mà biến cái khả năng biết – khả năng nghe trở thành có hoặc không có. Cái tiếng cái nội dung của Biết ấy thì nó có sinh có diệt, nhưng không phải là vì cái nội dung đấy nó sinh diệt thì nghĩa là cái Biết nó cũng sinh diệt theo. Ý Đức Phật là thế. Đúng chưa?
(Thầy đọc) “Ông còn lộn lạo, lầm cái tiếng làm cái nghe”.
(Thầy giảng) Nhầm cái nội dung của Biết là cái Biết. Đấy! Đoạn này giống Thảo chưa? “Biết cái gì?” Đoạn này đúng Phật nói thẳng luôn! “Ông còn lộn lạo” luôn, nói thẳng, mắng luôn đấy! “Ông còn lộn lạo lầm cái tiếng làm cái nghe, lạ gì chẳng mê mờ”.
Đúng không? Phải biết cái gì thì mới có Biết! Có phải là ông lộn lạo chưa? Câu này là Thảo đấy! Ông còn lộn lạo, cứ nghĩ rằng là phải biết cái gì thì mới là có cái Biết. Còn không biết cái gì thì mất cái Biết. Thế là ông bị lộn lạo rồi! Đúng không? Phải có âm thanh thì mới gọi là nghe. Thế âm thanh không có thì là không nghe à? Đúng không? Con thấy lộn lạo chưa? Đấy!
(Thầy đọc) “Ông còn lộn lạo, lầm cái tiếng làm cái nghe, lạ gì chẳng mê mờ, lấy cái thường làm cái đoạn”.
(Thầy giảng) Cái tính Nghe ấy, lúc nào cũng ở đây, tính Biết đấy. Nhưng mà lại cho rằng nó sinh, nó diệt. Đấy là lấy cái thường làm cái đoạn. Đoạn là có diệt, còn thường là cứ thế thôi. Hiểu không? Đấy, đoạn này là đoạn phá thẳng cái Thảo đang hỏi đấy. Cho rằng phải biết cái gì thì mới là Biết. Đúng không? Không! Cái Biết nó ở đấy! Không có thì nó biết là không có, có nó biết là có. Không phải là cái nội dung biết biến mất thì nó biến mất luôn. Chuẩn chưa? Đoạn này nói thẳng luôn nên là Kinh này mất trước cũng đúng. Vì nó thẳng thắn, trực tiếp vào sự thật quá!
(Thầy đọc) “Ông còn lộn lạo, lầm cái tiếng làm cái nghe”.
(Thầy giảng) Nhầm cái nội dung biết là cái Biết. Nội dung biết biến mất thì cái Biết biến mất theo. Ông bị lộn lạo rồi!
(Thầy đọc) “Ông còn lộn lạo, lầm cái tiếng làm cái nghe, lạ gì chẳng mê mờ, lấy cái thường làm cái đoạn. Tóm lại, ông không nên nói rằng rời các thứ động tĩnh, đóng mở, thông bịt, thì cái nghe không có tính”.
“Như người ngủ mê, nằm trên giường gối; trong nhà có người, trong lúc người kia ngủ, giã một cối gạo; người ấy trong chiêm bao nghe tiếng giã gạo, lầm thành vật khác, hoặc cho là đánh trống, hoặc cho là đánh chuông. Tức trong chiêm bao người ấy cũng lấy làm lạ rằng sao tiếng chuông lại vang lên như cây, như đá. Khi chợt tỉnh dậy, liền nghe tiếng chày, thì người ấy tự bảo người nhà rằng chính trong lúc chiêm bao, tôi đã lầm tiếng chày này là tiếng trống. A-nan! Người đó, trong chiêm bao, đâu nhớ những chuyện động tĩnh, đóng mở, thông bịt; hình người kia tuy ngủ nhưng tính nghe không mờ”.
(Thầy giảng) Đúng chưa? Còn nếu không làm sao nghe tiếng chày nó chui vào tai được? Ông ấy ngủ nhưng tính nghe tính Biết ấy, trong tường hợp này tính nghe chính là cái Biết. Cái tính Biết nó có mờ không? Nếu mờ thì sao nghe tiếng chày nó chui vào trong mơ được? Ý Đức Phật là như vậy. “Hình người kia tuy ngủ nhưng tính nghe không mờ”.
Cái người nằm đấy thì trông có vẻ ngủ, nhưng cái khả năng nghe – cái tính nghe nó không mờ. Đúng chưa? Cái tiếng chày nó chui vào tai ông ấy xong rồi trong mơ ông mơ thành trống, chuông được. “Hình người kia tuy ngủ nhưng tính nghe không mờ”.
Đây này, câu này, đoạn này hay này:
(Thầy đọc) “Dầu cho hình ông tiêu tan, thân mạng dời đổi diệt mất, làm sao tính nghe ấy lại vì ông mà tiêu diệt được”.
Kinh không?
Các bạn: Dạ! Kinh! Kinh!
Thầy Trong Suốt: Như vậy dù hình ông có tiêu tan, thân mạng bị diệt. Thì con tiêu tan con lại thành một cái thân trung ấm, đúng không? Hay bất kỳ thân nào đấy thì cái tính nghe vẫn ở đấy.
Một bạn: Dạ
Thầy Trong Suốt: Vẫn trong trung ấm vẫn nghe. Trong mơ vẫn nghe. Đoạn này có hay không?
Các bạn: Hay ạ!
Thầy Trong Suốt: Đúng cái sư phụ đang giảng không?
Một bạn: Đúng ạ!
Thầy Trong Suốt: Đấy!
(Thầy đọc) “Hình người kia tuy ngủ nhưng tính nghe không mờ, dầu cho hình ông tiêu tan, thân mạng dời đổi diệt mất, làm sao tính nghe ấy lại vì ông mà tiêu diệt được”.
Con có tái sinh làm chó thì tính nghe còn không?
Một bạn: Dạ còn!
Thầy Trong Suốt: Thành bọ, tính nghe còn không? Thành Chư thiên, tính nghe còn không? Như vậy hình ông có tiêu tan không?
Một bạn: Tiêu!
Thầy Trong Suốt: Sinh mạng có diệt mất không?
Một bạn: Có!
Thầy Trong Suốt: Nhưng tính nghe có diệt không?
Một bạn: Không ạ!
Thầy Trong Suốt: Đấy!
(Thầy đọc) “Do các chúng sinh, từ vô thủy đến nay, đi theo sắc thanh, theo niệm mà lưu chuyển”.
(Thầy giảng) Toàn đuổi theo suy nghĩ, rồi theo hình sắc, âm thanh thôi. Còn cái mà… mà gia tài quý báu là tính nghe tính Biết ấy, thì lại gì? Bỏ qua.
(Thầy đọc) “Không hề khai ngộ Bản tính”.
(Thầy giảng) Đấy! Cái mà sư phụ đang giảng cho con, tính Biết đấy là Bản tính đấy!
(Thầy đọc) “Thanh tịnh diệu thường; không theo cái thường, chỉ theo các thứ sinh diệt”.
(Thầy giảng) Cái Biết là thường vì nó luôn ở đây. Các thứ khác thì sinh diệt. Đúng không? Hạnh phúc, tình yêu có sinh diệt không?
Một bạn: Có ạ!
Thầy Trong Suốt: Tiền bạc, sức khỏe… Cái thường thì không theo, đi theo sinh diệt.
(Thầy đọc) “Do đó đời đời bị tạp nhiễm mà phải lưu chuyển”.
(Thầy giảng) Vì thế nên là suốt ngày theo đuổi những thứ đấy thì phải tái sinh tiếp tục thôi. Lưu chuyển tiếp để mà hưởng những thứ vô thường. Hưởng thế nào được? Đúng không? Con đi yêu một cô xong rồi đời này người ta không yêu con thì muốn tái sinh đời sau để yêu cô ấy không? Có chứ đúng không? Đấy! Đấy là Đức Phật nói đấy!
(Thầy đọc) “Chúng sinh từ vô thủy đến nay đi theo sắc, thanh, theo niệm mà lưu chuyển. Không hề khai ngộ bản tính thanh tịnh diệu thường, không theo cái thường, chỉ theo các thứ sinh diệt. Do đó đời đời bị tạp nhiễm mà phải lưu chuyển. Nếu bỏ cái sinh diệt...”.
Đây ngài nói cách tu đây! (Thầy đọc tiếp) “Giữ cái chân thường”. Chân thường là cái gì?
Một bạn: Cái Biết.
Thầy Trong Suốt: Cái Biết này là chân thường. Nó lúc nào cũng thế này. Nếu bỏ sinh diệt, là đừng có theo đuổi nữa. Bỏ đi không phải vứt nó đi, mà đừng có theo đuổi, đừng có ví dụ như là đừng có trân trọng, đừng bám chấp vào nó thôi.
(Thầy đọc) “Nếu bỏ cái sinh diệt, giữ cái chân thường, cái sáng suốt, chân thường, hiện tiền”.
(Thầy giảng) Cái Biết hiện tiền. Nếu các con quan tâm đến cái Biết này thì dần dần cái Biết nó hiện tiền trước mặt con. Ví dụ với sư phụ chẳng hạn, thì cái thế giới nó là Biết chứ không phải là vật. Với các con thế giới là vật chứ không phải là Biết, đúng không? Nhưng mà vì các con cứ theo đuổi những thứ vật này thôi. Còn hết theo đuổi nó, mà con nhớ về cái Biết thì thế giới nó biến đổi luôn. Trong thế giới sư phụ thì đây toàn là Biết. “Nếu bỏ cái sinh diệt, giữ tính chân thường, cái sáng suốt chân thường hiện tiền”, thì nó sẽ hiện tiền hiện ra trước mặt con.
(Thầy đọc tiếp) “Thì các tâm niệm căn, trần, thức ngay đó đều tiêu mất. Tướng vọng tưởng là trần, tính phân biệt là cấu, hai cái đó đã xa rời thì Pháp nhãn của ông liền được trong suốt”.
Hay chưa? Phật cũng dùng từ gì?
Các bạn: Trong suốt (các bạn cười).
Thầy Trong Suốt: Trong suốt. Pháp nhãn là cái thấy về sự thật được trong suốt, mà thấy được Sự thật luôn. Khi mà trước mặt con mọi thứ hiện ra rõ ràng như là Biết, không bị lừa bởi những cái gọi là trần nữa, cái nhầm lẫn tin vào thế giới có thật nữa thì Pháp nhãn được trong suốt.
(Thầy đọc tiếp) “Làm sao không thành bậc Vô thượng tri giác”.
(Thầy giảng) Làm sao lại không thành bậc giác ngộ được? Đây là con đường tu, cái đoạn vừa đọc xong rất ngắn gọn của Đức Phật nói về con đường tu. Đọc lại nhé!
Một bạn: Dạ!
Thầy Trong Suốt: (Thầy đọc) “Do các chúng sinh từ vô thủy đến nay đi theo sắc, thanh, theo niệm mà lưu chuyển. Không hề khai ngộ bản tính thanh tịnh diệu thường”. Tính Biết đấy. “Không theo cái thường, chỉ theo các thứ sinh diệt, do đó đời đời bị tạp nhiễm mà phải lưu chuyển. Nếu bỏ cái sinh diệt, giữ tính chân thường, cái sáng suốt, chân thường hiện tiền thì các tâm niệm căn, trần, thức ngay đó đều tiêu mất. Tướng vọng tưởng là trần, tính phân biệt là cấu, hai cái đó đã xa rời thì Pháp nhãn của ông liền được trong suốt, làm sao lại không thành bậc Vô thượng tri giác?”.
(Thầy giảng) Đó là con đường dẫn đến giác ngộ. Rất dễ, bỏ cái giả đi, bỏ cái gọi là...
Một bạn: Vô thường.
Thầy Trong Suốt: À... vô thường đi mà theo cái Biết là cái thường đủ lâu thì tất cả mọi thứ hiện ra trước mặt một cách sáng sủa rõ ràng. Làm sao không thành bậc giác ngộ được?
Thật ra không có bậc giác ngộ đâu, cách gọi đấy là cách nói thôi. Chứ còn lúc đấy chỉ có Biết thôi, chẳng có bậc nào ở trong cả. Đấy là cái chương của Kinh Lăng Nghiêm, một chương rất quan trọng. Sau đấy Đức Phật mới hỏi mọi người là thế các ông tu kiểu gì? Sau cái đoạn này ấy, nó còn rất dài các con có thể đọc sau. Hỏi các Bồ Tát với cả các A La Hán thế ông tu kiểu gì để ra giác ngộ. Thì tất cả đều kể các Pháp tu mình ra. Quan Âm Bồ Tát nói là tôi nhờ chính cái tính nghe này mà giác ngộ. Rồi Phật mới ca ngợi cách tu của Bồ Tát Quan Âm là siêu việt nhất.
Còn đoạn hai phía sau nữa. Nhưng mà nó hơi thần kì, biến hóa nên sư phụ không muốn đọc. Nhưng đại loại là Đức Quan Âm Bồ Tát nương thẳng tính nghe, tính nghe chính là tính Biết đấy để tu và đạt được giác ngộ. Thì để con thấy là cái Pháp tu vừa đơn giản mà rất hiệu quả. Cuối cùng Phật phải ca ngợi đấy là cách hay nhất. Hiểu không nhỉ?
Đấy hỏi đi.
Đức Phật dùng tính nghe để giới thiệu về Biết, tính nghe chính là tính Biết. Dù có tiếng chuông vang lên hay không thì cái khả năng nghe vẫn ở đấy. Cái tiếng ở trong tính nghe thì có sinh có diệt, còn tính nghe thì không sinh không diệt.
Nếu bỏ cái sinh diệt giữ cái Chân thường thì cái Chân thường hiện tiền, tức là không theo đuổi nội dung của Biết mà quan tâm tới Biết thì dần cái Biết sẽ hiện tiền trước mặt con.
4. Biết có phải là “nhận ra” hay không?
Ngọc Tấn: Dạ, con hỏi Sư phụ là Biết có phải là nhận ra không ạ?
Thầy Trong Suốt: Không! Nhận ra và Biết khác nhau. Biết thì chẳng cần gì. Đây con ngồi thế này con có biết không? Con biết mọi thứ không?
Ngọc Tấn: Có biết ạ.
Thầy Trong Suốt: Con chẳng cần nhận ra nó là cái gì hết. Đúng không? Không cần nhận ra nó là cái gì hết. Nhưng mà con vẫn biết. Kể cả bây giờ đầu óc con rất mờ mịt. Con nói với sư phụ là: “Sư phụ ơi, con mờ mịt lắm!”, thì con vẫn biết, đúng không? Không biết thì sao con nói là mờ mịt? Vậy cái Biết này nó không lệ thuộc vào nội dung, còn nhận ra là nhận ra cái gì đó. Đúng không? Con nhận ra đây là Biết chẳng hạn, con nhận ra đây là v.v... ấy. Như vậy Biết không phải là nhận ra. Biết chỉ đơn thuần là biết mà thôi.
Còn sư phụ hay nói nhận ra nghĩa là gì? Con có cái Biết này mà con không nhận ra.
Sư phụ hay dùng từ đấy, đúng không? Con có cái Biết này mà con không nhận ra. Trong trường hợp này con có cái Biết này mà con không nhận ra nghĩa là gì? Nó ở đây rồi nhưng con không để ý, không nhìn vào nó. Đúng không? Thì gọi là con không nhận ra nó. Giống như là con có một gia tài khổng lồ ở dưới chân mà không nhận ra thì đây không phải là con không biết cái gì, con mờ mịt không biết gì hết. Mà con không nhận ra cái thứ đấy. Cho nên nhận ra là nhận ra một cái thứ gì đấy. Đấy trong trường hợp này các con cần phải nhận ra cái Biết này.
Ngọc Tấn: Khi mà con tự hỏi mình là: “Có đang biết không?” ấy ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Ngọc Tấn: Thì con tự nhiên con thấy một cái rất buồn cười ở đấy, và con phát hiện ra ví dụ như: “Ơ tại sao cái đùi mình này… mình lại rung chân nhỉ?”. Đấy, con thấy như thế.
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Ngọc Tấn: Mình đang ngồi rất nhẹ nhàng tự nhiên mình lại đi rung chân hay tự nhiên cái tay mình tự nhiên lại làm cái hành động nó trông buồn cười thế này nhỉ? Mình không hề có ý thức là mình làm cái đấy mà tự nhiên tay chân mình nó cứ làm như thế. Xong rồi hoặc là khi con bị đau, tức là cách đây mấy hôm con bị ngã đau lưng. Mới đầu con rất khó chịu với cái việc đau lưng đấy, bảo: “Thôi rồi quả này nằm yên một chỗ rồi....”.
Cái suy nghĩ của mình nó cuốn vào cái việc đau lưng. Và con cứ hỏi cái gì là con nhận ra con bị đau lưng. Về sau thì là con hỏi: “Con có biết, đang biết cái việc đau lưng không ấy?”
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Ngọc Tấn: Thì cái suy nghĩ nó không phải là: “Ôi giời ơi! Quả này là đau thế này rồi là mình ngồi mình phải để ý không được ngồi nghiêng hoặc là mình không thế nào đấy”, mà tự nhiên nó lại chuyển sang là: “À! Có đang biết là đang bị đau đấy, mình cứ kệ nó”. Tại vì con cứ kệ nó hoặc là con đang đi xe máy chẳng hạn, thấy bị ê mông, hoặc thấy bị mỏi tay, đau tay: “À, biết vậy, cứ kệ nó đã, cứ đi cái đã”. Thì tự nhiên con cảm giác là ngày xưa mình hay bị tập trung vào những chỗ này, chỗ kia, bây giờ mình không còn bị theo phản xạ là chú tâm vào những cái đấy.
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Ngọc Tấn: Mình cắt bớt đi. Ví dụ như là khi mà con đang làm một việc gì đấy thì thường thường là con hay bị phân tán chẳng hạn. Những cái dấu hiệu về cơ thể, hay là về âm thanh, hay là về cảm giác, xúc giác, hay là về khó chịu chẳng hạn. Thì tự nhiên mình đang làm, mình bị mất tập trung vào những cái việc kia nên là mình biết là có một cái tín hiệu gì nó về với mình ấy ạ. Thế bây giờ nó chuyển sang một cái xu hướng là khi nhận ra là mình đang bị chú tâm tới cái đó, thì tự nhiên mình không còn nhìn vào đấy. Cứ kệ nó thôi...
Tự biến mất, cứ kệ nó. Con không biết là cái xu hướng đấy của con thì nó có cái gì không ok không ạ?
Thầy Trong Suốt: Ừ, được! Bây giờ mình muốn nhận ra cái gì đầu tiên phải biết đã. Đúng không?
Ngọc Tấn: Đúng rồi ạ.
Thầy Trong Suốt: Như vậy là gì? Tuy rằng nhận ra không phải là Biết nhưng mà nhận ra được xây dựng trên cái Biết. (Thầy vừa nói vừa xoè bàn tay giơ lên trước mặt) Con nhận ra đây là số mấy thì con phải biết là, có cái hình ảnh hiện ra đã. Đúng không? Một lúc sau mới nhận ra đây là số năm hay đây là bàn tay sư phụ.
Ngọc Tấn: Dạ!
Thầy Trong Suốt: Đúng không? Nhưng mà con phải biết có một cái hình ảnh trước mặt con. Đúng chưa? Như vậy là cái nhận ra, bản chất nó là cái Biết. Đúng không? Cộng với việc là phân biệt được nó là cái gì, nghĩ được nó là cái gì? Được chưa? Như vậy là khi con nhận ra thì cũng là lúc con biết. Vì không biết làm sao nhận ra?
Ngọc Tấn: Vâng!
Thầy Trong Suốt: Nhận ra rằng là mình đang quá chú tâm vào cái đau. Đúng không? Như vậy phải biết là có cái đau, biết có sự chú tâm. Phải biết thì mới nhận ra được. Hiểu ý không? Thế thì khi mà mình đã biết, phải biết mới nhận ra được ấy, chứng tỏ là cái Biết nó phải ở đấy. Đúng chưa? Thì bây giờ mình xem là cái Biết với cái nhận ra cái sự việc ấy thì cái nào là mất, cái nào còn. Cái nào là ở đấy mãi, còn cái nào là rồi nó sẽ đi mất. Mình đã nghe tất cả những thứ mà các sự việc này nọ, xảy ra các thứ thì đi mất hết rồi. Đây, bây giờ bằng chứng là đời con bao nhiêu chuyện bây giờ đâu hết rồi? Yêu đương, thù hận, ân oán các thứ... bây giờ còn đâu nữa, đi rồi. Nhưng cái Biết nó không đi, đúng không? Như vậy là gì? Như vậy là mọi thứ khác đều tan vào Biết, còn Biết thì nó không tan. Tan hết rồi còn đâu nữa. Đúng không? Nhưng Biết có tan không?
Một bạn: Không!
Thầy Trong Suốt: Biết nó không tan. Thì mình biết là cái gì mới là cái thực và cái gì thực ra là cái giả. Đấy! Cái nhận ra đấy làm cho con thấy rằng thực ra những thứ này chẳng quan trọng. Mình đau lưng bao lâu rồi mình vẫn sống mà, vẫn biết mà. Thế khi con thấy cái gì là thật, cái gì là quan trọng thì tự nhiên con sẽ có sự chú tâm và nương tựa vào nó.
Và con sẽ rời khỏi những thứ mà con thấy nó không quan trọng, nó giả ra. Đấy! Thế là con bảo: “Ừ thì chỉ biết thôi, không làm gì cả”. Đấy, nhìn rồi. Vì cái Biết nó quan trọng, nó thật, còn cái kia là cái thứ hiện ra rồi biến mất. Thì cái nhận thức mà sư phụ giảng cho con đấy, dần dần nó sẽ tự làm cho con nhận thức, thay đổi nhận thức. Giống như hồi bé ấy, sư phụ nhớ là con nhà sư phụ chẳng hạn, đau xong rồi mẹ hay bảo: “Thôi đừng chú ý vào nữa”. Mà chính thế nên hôm sau nó cũng thấy nó không kêu đau nữa. Hồi bé con có được dạy kiểu đấy bao giờ không?
Một bạn: Có!
Thầy Trong Suốt: Đúng không? “Đừng chú ý vào nữa là hết đau”. Đúng không? Vậy thì cái Biết ấy thì nó luôn ở đấy, nhưng cái đau thì không bao giờ luôn ở đấy. Bằng chứng là con chú ý sang cái khác, con hết đau. Bây giờ chú ý sang cái khác là đau nó đi đâu mất ấy, đúng chưa? Như vậy là gì? Như vậy cái Biết nó thực sự là cái luôn ở đấy, còn tất cả thứ kia, đau rồi buồn v.v… bản chất nó giống như là mây trên trời hiện ra rồi tan. Sóng ở trên biển trồi lên rồi lại tan mất. Đấy! Khi đấy dần dần con mới nhận ra cái gì là cái thật, cái gì là cái đáng trân trọng, đáng chú ý vào. Và những cái gì là cái giả hiện ra rồi tan mất, đến rồi đi. Tự con dần dần có một cái sự chuyển tâm về cái thật.
Đoạn vừa xong Phật dạy đấy. Các ông chỉ theo đuổi những thứ “đoạn” thôi, sinh diệt, mà ông lại không biết quan tâm vào cái thứ “thường” là cái tính Biết, tính nghe, vì thế ông phải luân chuyển. Còn nếu ông mà tập trung vào cái thường, thì cái Biết ấy nó hiện ra sáng rõ trước mắt, ông được Pháp nhãn trong suốt, thấy rõ bản chất thế giới thì còn lo gì mà sợ cái gì nữa? Đúng chưa? Đây chỉ là bước khởi đầu thôi, cái con hỏi nó hơi xa mất rồi.
Sư phụ giải thích con tại sao sư phụ lại giảng về cái này. Giảng thế này rồi dần dần con thấy cái gì là thật và cái gì là giả. Trên đời chẳng ai muốn nương tựa vào cái giả, chẳng qua không biết nó là giả thôi nên mới nương tựa thôi. Còn đã biết cái thật và cái trường tồn ấy thì mình sẽ nương tựa vào nó. Đúng không? Chứ mình không muốn nương tựa cái giả nữa. Đấy!
Nhất là khi khó khăn đau khổ rồi con thấy ngay tất cả những thứ con đang nương tựa đều không nương tựa được hết. Tiền lúc khó khăn có giải quyết được không? Khổ có giải quyết được không? Sức khỏe không giải quyết được khổ, tiền không giải quyết được khổ.
Nhưng cái Biết ấy, khi con ở trong nó, con thấy khổ tan ra. Khổ như các đám mây tan ra trong Biết. Thì Biết là biết khổ mà, đúng không? Thế thì đây là đoạn đầu để con hiểu rằng:
“À trên đời có cái Biết kì diệu đấy”. Đoạn sau sư phụ sẽ dạy các con là thế bây giờ làm thế nào? Có Biết đấy thì giống như là đã trên đống vàng rồi thì khai thác thế nào? Thì từ từ, chưa cần vội. Bây giờ mình phải đồng ý là có cái này, phải hiểu nó là cái gì đã.
Rồi! Ai… Vũ Thái hỏi đi!
Biết và nhận ra là khác nhau. Nhận ra thì phải nhận ra cái gì đó, còn Biết thì chẳng cần cái gì, Biết chỉ đơn thuần là biết thôi. Nhận ra được xây dựng trên cái Biết, vì muốn nhận ra cái gì thì phải đang biết.
5. Tại sao Biết lại là kho tàng của con? Tại sao lại phải nương tựa vào Biết?
Vũ Thái: Dạ thưa Sư phụ là con thấy là lúc mà đầu tiên ấy, mình kiểm tra bằng câu hỏi rõ ràng xem là “Có đang biết hay không?”
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Vũ Thái: Đoạn về sau thì tự nhiên mình cảm nhận được luôn, thì tức là cảm nhận là có Biết ạ. Nhưng mà nó lại không cần phải trả lời có hay không. Những lúc sau đấy thì cũng chẳng cần hỏi, cứ tự nhiên cảm nhận luôn là có Biết ạ.
Thầy Trong Suốt: Kinh quá gì nữa, con tiến bộ quá nhanh. Thường là phải hỏi, vì sao? Vì tâm mình bị chú ý vào cái khác. Lí do đặt câu hỏi ấy, vì tâm mình đang nghĩ… nghĩ lung tung. Hiểu không nhỉ? Nghĩ lung tung thì phải dạy nó một cái cho quay về thực tại. “Có đang biết hay không?” để quay về thực tại vì Biết nó ở trong thực tại. Đúng không? Biết nó không ở trong suy nghĩ, không phải trong một quá khứ, tương lai, nó ở trong thực tại. Hỏi câu đấy tương đương với việc quay về thực tại đi! Đấy! Quay về cái đang là này này.
Vũ Thái: Dạ thưa Sư phụ có phải là có một cảm giác là nó có một cái khoảng trống giữa suy nghĩ của mình với lại cái Biết không ạ?
Thầy Trong Suốt: Cái Biết nó ôm lấy cái suy nghĩ giống như bầu trời và các đám mây ấy.
Rồi các suy nghĩ tan vào trong Biết. Biết thì không tan vào đâu hết. Nên nó cảm giác như thế. Cảm giác là ngay giữa suy nghĩ thì Biết vẫn đang ở đây. Biết nó vẫn ở ngay giữa các suy nghĩ. Suy nghĩ chạy qua chạy lại thì Biết vẫn ở đấy. Suy nghĩ chạy qua chạy lại trong trong Biết. Rồi suy nghĩ cũng tan hết trong Biết để nhường chỗ cho một suy nghĩ mới.
Đúng không? Nhưng Biết thì nó không tan vào đâu cả. Phải gặp khả năng tốt nhất là như sư phụ mô tả, nghĩa là Biết chẳng tan, nó ở đây, nó luôn ở đây, còn mọi thứ thì tan. Đúng không? Suy nghĩ là cái dễ tan nhất còn gì nữa. Nghĩ cái rồi tan luôn còn gì nữa.
Thế đây vấn đề không nói về khoảng cách, ở đây nói về là nó luôn ở đây. Mấu chốt nằm ở đấy, luôn ở đây. Đầu tiên là bước quan trọng nhất. Vì thế Biết như không gian ôm tất cả mọi thứ, Biết là thứ không mất được. Trong cái đoạn vừa đọc cho các con ấy, trong Kinh Lăng Nghiêm Phật nói là cái hình thân của ông ấy, thân thể của ông ấy tan, ông có mất mạng thì làm sao cái tính Biết này nó mất được. Đấy! Đấy là cái quan trọng nhất. Con nương tựa vào thứ mà không thể mất, tự nhiên con có chỗ nương tựa. Cho nên đoạn đầu tiên này quan trọng nhất, có đúng là có cái này không và nó có đúng là không mất được không? Mọi thứ tan trong nó mà nó không tan không?
Mà kiểm tra rất dễ, đúng không? Kiểm tra không hề khó tí nào. Còn sau này đoạn sau nữa sư phụ sẽ giảng cho con, thế cuối cùng Biết này nó thực sự là quý báu đến như thế nào. Phải có nó trên đời đã, đúng không? Còn nó quý thế nào thì cân nhắc. Như thế này phải đi thêm, nhưng đầu tiên mình xem có nó trên đời không đã, và nó đúng như các miêu tả mà Phật hay là sư phụ miêu tả không? Nhưng mà nó chỉ là cái Biết rất đơn thuần, không hề phức tạp. Đúng chưa?
Lúc nãy là Đức Phật dùng từ nghe đấy, tính nghe. Tính nghe chính là tính Biết, không có gì khác. Con bảo con nghe âm thanh, hay con bảo con biết âm thanh bản chất là một.
Đúng không? Nghe chỉ là một từ khác thôi, chứ còn bảo tôi nghe âm thanh với tôi biết âm thanh, giống nhau mà. Tính Biết thì nó rộng, tổng quát hơn tính nghe tại vì nó còn có thể biết được là cảm xúc này, biết được cả cảm giác vật lý trên thân thể v.v… Còn Đức Phật thì muốn mọi học trò của mình hiểu rõ hơn nên là mới dùng cái tiếng chuông vang lên để mà cho mọi người thấy cách đơn giản nhất. Các con có thể kiểm tra đúng đoạn Kinh vừa xong bằng cách kiểm tra xem là có đúng là khi không âm thanh thì cũng nghe. Có đúng không? Khi không âm thanh: nghe. Nhưng khi không có âm thanh có nghe không?
Các bạn: Có ạ!
Thầy Trong Suốt: Không nghe làm sao biết được là không âm thanh. Đúng không?
Không nghe thì làm sao mà âm thanh mới vang lên lại biết. Nếu cái khả năng nghe con tắt mất rồi thì làm sao âm thanh mới nổi lên lại bật lên được. Đúng chưa?
Đấy đoạn vừa xong mọi người đến muộn có thể nghe lại qua ghi âm. Đoạn này sư phụ cho là rất quan trọng. Nó có thể gọi là một trong các chìa khóa quan trọng để con đi vào.
Hay là Phật nói là đấy, khi ngủ thì vẫn nghe chơi giã chày, như vậy là ông ngủ nhưng mà cái Biết của ông không mờ. Đúng không? Phật còn đi xa hơn nữa, thì kể cả ông chết, thân hình ông chết, ông mất mạng thì cái Biết này không tắt nổi. Phật đi xa không kém gì sư phụ trong chuyện hôm trước. Đúng không? Có thể các con chưa trải qua cái chết nhưng mà đấy Phật nói luôn đấy, tắt thế nào được. Có lòng tin vào Phật thì là thấy: “Ừ, có thể mình chưa trải qua cái chết nhưng mà những lời Phật đã giảng làm sao mà lại chết xong lại hết biết được, lại vào trung ấm, lại tái sinh, Biết vẫn theo đến cùng thì thôi. Kể cả lên cõi A Di Đà thì sao? Biết không?
Các bạn: Biết ạ!
Thầy Trong Suốt: Xuống địa ngục có biết không?
Các bạn: Biết ạ!
Thầy Trong Suốt: Như vậy thì Biết nó bình đẳng ở cả hai cõi, cả cõi Phật lẫn địa ngục.
Đúng không? Không thể nào mất đi được.
Một bạn: Sư phụ con hỏi ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn đó: Sau hôm trước thì con cũng kiểm tra liên tục. Vẫn thấy đúng là cái Biết nó lúc nào cũng hiện ra. Nhưng mà con mới hỏi là: Thế thì tại sao mình lại phải theo đuổi những cái đấy? Con nghe Sư phụ nói là cái đấy nó đúng là kho tàng của mình ấy. Thì con cảm thấy con chưa ngấm tại sao nó lại là kho tàng của mình.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Bạn đó: Khi con tập Biết ấy thì con mới nhận ra rằng: Nếu mà trước đây mình không biết thì hoàn toàn mình đang theo đuổi những cái suy nghĩ. Thì nó toàn là tưởng tượng và con biết là về nhân quả, vô thường thôi thì nó cũng đều là những cái kì vọng, đều là những cái trong tương lai. Thực tế nó đều là tưởng tượng và nó không phải là thật. Nhưng mà về cái Biết ấy thì con không hiểu hoặc là chưa hiểu rõ ràng tại sao cái Biết nó lại là Sự thật.
Thầy Trong Suốt: Một cái mà nó có sinh, có diệt, nó không thể thật được. Đúng không?
Bạn đó: Vâng.
Thầy Trong Suốt: “Em có yêu anh không?”. Hôm nay có, mai bảo không, tình yêu có thật không? Đúng không? Một cái là thật thì nó phải thế mãi. Đúng chưa? Bất chấp hoàn cảnh.
Đồng ý không? Ví dụ như là sao con lại nghĩ cái bàn gỗ này cứng hay mềm? Cứng hay mềm?
Một bạn: Hôm nay cứng nhưng mà mai mềm... (Các bạn cười)
Thầy Trong Suốt: Hôm nay cứng mai lại mềm, vậy nó cứng hay mềm? Ví dụ nhé con dùng tay nó cứng, đúng không? Con đeo bằng cái gang tay sắt nóng bỏng nó lại mềm.
Một bạn: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Vậy thì con không thể bảo là cái tính cứng là thật được. Đúng không?
Con bảo cứng một cách tương đối với tay thôi, và mềm một cách tương đối với cái gì đó, đối với con mọt chẳng hạn. Đúng chưa?
Một bạn: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Thế nhưng mà cái không bao giờ đổi thì là cái thật. Biết là cái không đổi. Đấy, con kiểm tra lúc nào con cũng biết. Biết nó không tăng không giảm, khi ngủ thì cũng biết ngang với lúc thức. Thì cái đấy nó gọi là cái chân thật. Trong này Đức Phật dùng từ là “diệu thường”, nghĩa là nó thường một cách kì diệu. Đấy, chân thật và diệu thường. Khi con kiểm tra trong đời con thấy, mỗi thứ này để là thật, chân thật và diệu thường, nghĩa là cái thứ đấy nó ở đấy mãi. Còn tất cả thứ khác đều tan, đều sinh sinh, diệt diệt. Con mới thấy: “Ừ đúng rồi! Nếu phải nương tựa vào một thứ thì phải nương tựa vào thứ đấy”. Đấy là một cách, một cách cho thấy giá trị của nó.
Còn như hôm nọ sư phụ nói rõ hơn rồi đấy. Nếu các con nương tựa vào nó, à hôm nay đức Phật nói rõ này, thì nó hiện ra với con rõ ràng hơn. Bản chất là nó luôn ở đây nhưng mà mình không chú ý, giống như trên đời các con rất nhiều thứ không chú ý. Hơi thở là ví dụ nhé. Các con ai cũng thở, nhưng mấy ai chú ý vào hơi thở. Đúng không? Nên là cái hơi thở nó không hiện ra rõ ràng với con. Con sống cứ cảm giác như không thở ấy. Có không?
(Các bạn cười) Thực chất là gì? Thực chất là luôn thở. Nhưng mà có mấy khi cảm giác được mình đang thở đâu, đúng không? Vì vậy mới nói là gì? Nó không hiện ra một cách chân thật rõ ràng với con, chứ không phải nó không ở đây, hơi thở ấy, đồng ý không?
Đúng không? Nên cái Biết này cũng thế thôi, khi mà con chú ý vào nó, quan tâm đến nó, thì nó hiện ra chân thật, rõ ràng với con. Khi nó hiện ra chân thật, rõ ràng với con, thì những cái đặc tính của nó cũng gì? Phẩm tính của nó ấy, cũng hiện ra gì?
Một bạn: Chân thật rõ ràng.
Thầy Trong Suốt: Chân thật rõ ràng với con, đúng không? Các phẩm tính của nó có rất nhiều, trong đấy có sự bình an là rõ ràng nhất. Cái Biết rất bình an, vì nó có bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ đâu, đúng không? Nó có một cái gọi là không sợ gì hết. Cái Biết chẳng sợ cái gì cả. Bằng chứng là trong cái Biết, cái gì chẳng hiện ra được, đúng không? Cái tôi thì sợ đứt chân, đứt tay, nhưng cái Biết có sợ đứt chân, đứt tay không? Cái Biết chẳng ngán cái gì cả, cái gì đến thì biết cái đấy thôi. Đúng không? Như vậy nó có bình an nhé, nó có không sợ hãi nhé, đúng không? Những phẩm tính như thế, nó trở nên rõ ràng với con. Đúng không?
Thế nên là con chú ý vào cái gì thì cái đấy trở nên rõ ràng hơn với con trong đời thôi.
Nếu con chú ý vào Biết thì con thấy rằng: Ơ thế giới của con bình an, không sợ hãi, và nhiều phẩm tính nữa. Còn nếu không chú ý vào đấy thì con theo đuổi cái vô thường, thế giới của con là thế giới lúc nào cũng lo lắng, sợ hãi, sợ mất. Đúng không? Ví dụ như con chú ý vào danh dự, lúc nào cũng sợ mất danh dự, làm mọi thứ để giữ danh dự, kết quả là?
Cuối cùng có mất không?
Các bạn: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Đấy là con chú ý vào danh dự, nhưng mà con lại chú ý vào một thứ mà nó rất dễ mất. Dại chưa? Cả đời mình xây dựng một thứ mà thứ đấy lại gì?
Các bạn: Dễ mất.
Thầy Trong Suốt: Dễ mất, có phải dại không?
Một bạn: Dại.
Thầy Trong Suốt: Bây giờ sư phụ lại muốn bêu xấu ai cũng dễ ợt, đúng không?
Các bạn: Dạ. (Có bạn cười)
Thầy Trong Suốt: Đúng không? Mọi người ở đây muốn thử không? (Các bạn cười) Nói vài câu là cả hội này gì? Xa lánh ngay. Như vậy là cả đời con bỏ sức vào một thứ mà lại rất dễ mất, dại không?
Một bạn: Dại.
Thầy Trong Suốt: Còn nếu con bỏ sức vào một thứ mà không thể mất, thì đời con chỉ có sướng chắc thôi. Đấy. Mọi thứ đến rồi đi, nhưng mà cái Biết thì nó không đến đi, nó ở đấy mãi, thì nó rất là vững chắc. Thế rồi con nhận ra rằng: “Ồ hóa ra là không có tôi, chỉ có Biết”. Đấy. Mạnh hơn nữa. Cái sư phụ nói nãy giờ vẫn có con ở trong Biết.
Một bạn: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Nhưng nếu con đi xa hơn nữa, con thấy: “Ừ thế giới này chỉ có Biết thôi! Tôi cũng chỉ là một cái hiện ra ở trong Biết”. Cái cảm giác về tôi ấy, cảm giác đây là tôi này, tôi là người này cũng chỉ là một thứ hiện ra trong Biết rồi nó tan vào Biết. Đấy.
Khi đấy con thấy rằng là: “Ừ, hóa ra thế giới này chỉ có Biết mà thôi!” Thì lúc đấy con lại bình an tuyệt đối luôn. Còn sợ cái gì nữa. Đúng không? Không sợ bom nguyên tử. Giống màn hình nó sợ gì bom nguyên tử, nội dung phim. Không sợ cảnh phim nữa, đúng chưa?
Cái Biết thì nó sợ gì nội dung ở trong Biết đâu, vì rồi nó tan hết, Biết nó vẫn luôn ở đấy mà.
Cái mặt gương thì không thể bị ảnh hưởng bởi hình trong gương, đúng chưa? Hình trong gương nhé, nó có đủ các ảnh nổ tung, rồi đánh đấm nhau, mặt gương có nổ tung và đánh đấm nhau không? Nên là khi con nhận ra sự thật là chỉ có Biết chứ không có gì khác nữa, lúc đấy con hoàn toàn tự do. Nên là cái Biết nó có vô vàn các cái phẩm chất và cái cơ hội cho các con. Còn lâu nay các con nương tựa vào, ví dụ như vào suy nghĩ, ví dụ 6 Bước vô thường là suy nghĩ, đúng không? Cái đấy không phải là chỗ nương tựa cuối cùng được, nó là một phương tiện, là cái bè thì được. Nhưng làm sao con nương tựa vào suy nghĩ được, đúng không? Bằng chứng là có phải lần nào tập 6 Bước vô thường cũng thành công không? Con tập lần nào cũng thành công không?
Các bạn: Không ạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Nếu nó là chỗ nương tựa chắc chắn thì lần nào cũng thành công chứ. Nhưng nó chỉ là vài cái suy nghĩ thôi, có một suy nghĩ mạnh hơn là sao?
Một bạn: Hết.
Thầy Trong Suốt: Nó tan ngay, đúng không? Nếu con có một cơn tức giận kinh khủng, đúng không? Căm thù kinh khủng. 6 Bước vô thường có giúp được không?
Các bạn: Không ạ.
Thầy Trong Suốt: Không. Đúng không? Hoặc một cơn đau kinh khủng trên thân thể, có giúp được không? Không thể, tại vì nó chỉ là suy nghĩ thôi. Các con mà nương tựa vào suy nghĩ thì con có một thứ rất là dễ mất. Đấy! Thế nhưng cứ tưởng tượng đi, nếu con đau mà con lại an trú ở trong Biết thì cái Biết thấy đau rồi thấy hết đau. Đấy, đơn giản, đối với nó rất đơn giản thôi, nó không ngại cơn đau nữa. Đau đến rồi đi, kể cả đau có ở đấy thì nó không làm cho cái Biết có vấn đề, sinh chuyện được. Cái Biết nó có bị ảnh hưởng bởi đau không? Có phải vì tôi quá đau nên là tự nhiên tôi không biết đau là gì nữa không?
Một bạn: Không.
Thầy Trong Suốt: Có đau thì biết là có đau, đau nhẹ thì biết là đau nhẹ. Nên cái Biết này là cái thứ mà nó rất kỳ diệu. Khi con khám phá về nó, con càng khám phá càng thấy nó quá kỳ diệu. Nhưng quan trọng nhất là nó chân thật, nó là thứ thực sự có thật, còn những thứ khác thì tan biến trong nó. Đúng không? Nên dần dần con thấy là tự con sẽ lựa chọn hướng đi, hướng về cái gì. Còn bây giờ con mới biết nó thì con chưa thấy nó chân thật lắm đâu, con chưa thấy nó đặc biệt lắm. Vì thế nên sư phụ bảo cần ba tháng là thế đấy. Các con cần tối thiểu ba tháng để hiểu hết những cái sư phụ giảng. Dần dần tự con sẽ thấy là giá trị của nó, tự con thấy là nương vào đâu. Đấy. Thế còn người thầy chân thật của con chính là cái Biết đấy, còn sư phụ chỉ là biểu hiện của người thầy đấy thôi.
Cái Biết này, các con có cái thứ nương tựa còn mạnh chắc hơn cả sư phụ luôn. Phật thì đã mất rồi, đúng không? Nương tựa Phật thế nào được nữa. Nhưng mà Biết thì nó không bao giờ mất đi được. Đặc biệt là con khám phá ra rằng là chỉ có Biết mới cứu con, đấy là kinh khủng nhất, đấy là hết khổ đấy. Khi con khám phá ra rằng là tất cả chỉ là Biết thôi, không có tôi nào cả, thì mọi đau khổ tan sạch. Đấy là một bước rất quan trọng trên đường tu. Nhưng kể cả con chưa đến đoạn đấy thì nó vẫn có nhiều giá trị, ví dụ như là đau quá quay về Biết ấy. Ví dụ thế, ví dụ rất rõ ràng, đau quá, mệt quá quay về Biết. Quay về Biết thì tự nhiên thấy chẳng có gì. Mọi thứ hiện ra xong, hiện ra và tan mất trong Biết, đúng không?
Bây giờ con đau chân thì đau hiện ra và tan mất trong Biết thôi. Nhưng mà nếu con tập trung vào cái đau chân thì con nghĩ mãi về nó thì con sinh ra đủ chuyện. Đấy là giá trị tương đối của nó này. Tương đối của nó là gì? Là làm con ra khỏi được những cái suy nghĩ tiêu cực, ra khỏi được dòng suy nghĩ. Thế nhưng tuyệt đối nó là làm con nhận ra mình là ai. Không có cái tôi nào hết, chỉ có Biết thôi, đấy gọi là nhận ra mình là ai. Biết mình là ai thì giải quyết hết mọi vấn đề. Từng bước một, các con sẽ đi vào cái Biết. Nhưng đầu tiên con hiểu nó là cái gì đã. Hôm nay mình nhấn mạnh vào nó là cái gì, đúng không? Còn đoạn Kinh vừa xong ai chưa nghe thì phải nghe lại ghi âm, rất là rõ ràng, Đức Phật ca ngợi rất là rõ ràng luôn rồi.
Mọi thứ khác như tình yêu, danh dự thì đều sinh diệt, thay đổi, nhưng Biết là cái không bao giờ đổi, như Đức Phật gọi là cái chân thật, diệu thường. Khi đó con sẽ thấy nếu phải nương tựa vào một thứ thì chỉ có nương tựa vào Biết thôi.
Khi nương tựa vào Biết, thì Biết ngày càng trở nên rõ ràng trong đời con, mà khi Biết càng trở nên rõ ràng thì các phẩm tính của Biết cũng rõ ràng hơn với con, như là bình an, không sợ hãi.
Đi xa hơn nữa, con sẽ thấy là chỉ có Biết thôi, không có tôi nào cả thì mọi đau khổ tan sạch.
6. Cái “Biết” này khác gì với cái “biết” mà Sư phụ dạy nhóm trầm cảm?
Đức Thành: Dạ Sư phụ! Có thể nói cho con rõ hơn về biết của Sư phụ dạy về biết của những người tự kỷ không? Lúc đầu con hiểu Biết của Sư phụ, nói chung là nãy giờ con giơ tay thì con biết con giơ tay vậy thôi. Chứ con không có để ý là giơ tay mấy lần, nội dung giơ thì ra sao. Còn sau khi con nghe trong lớp Sư phụ dạy về tự kỷ chẳng hạn, cái biết của nhóm tự kỷ là khác với cái Biết Sư phụ dạy phải không ạ?
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Cái biết của nhóm tự kỷ nó vẫn chưa phải, nó vẫn là cái Biết mà sư phụ đang dạy cộng với cả một cái suy nghĩ nào đó. Ví dụ tôi biết là tôi đang nghĩ.
Đức Thành: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Vậy thì vẫn là cái Biết cộng với việc là phân biệt ra đây là tôi và kia là nghĩ. Đúng không? Tôi biết tôi đang nghĩ nhé.
Đức Thành: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Thì vẫn phải là cái Biết này chứ, không thì làm sao biết đang nghĩ.
Nhưng mà cái Biết này cộng với cả một cái phiên dịch, đây là tôi và đây là nghĩ. Hiểu không? Tôi biết là có âm thanh, thì vẫn là cái Biết này thôi.
Nhưng mà cộng với phiên dịch rằng đây là tôi và kia là âm thanh, đúng không? Như vậy nói cách khác cái Biết mà sư phụ dạy là cái Biết nó chưa cần phiên dịch. Chưa đi vào phiên dịch, chưa bảo cái này là cái kia, chưa bảo thế giới có mấy phần, chỉ Biết đơn thuần này thôi. “Có đang biết hay không?” thì biết, đúng không? Nhưng mà chưa nói là tôi này, ở đâu này, thế giới ở chỗ nào này. Thế còn biết vừa xong là biết cái gì? Con bảo con biết là biết cái gì, đúng không? Khi hỏi là: “Biết cái gì?” thì mới đi vào phân biệt, à biết âm thanh, à biết hình ảnh. Như vậy là đã có một suy nghĩ phân biệt sau khi đã nói là đã biết cái gì rồi.
Đức Thành: Cái đó là nội dung của Biết.
Thầy Trong Suốt: Ừ, đó là nội dung của Biết. Như vậy cái biết của nhóm tự kỷ là bao gồm là Biết này, cộng với nội dung của Biết. Đúng không? Biết có nội dung. Đúng chưa?
Còn cái Biết sư phụ đang nói là cái Biết đơn thuần thôi. Nó có nội dung cũng được, không nội dung cũng được, đơn giản là biết thôi. Đấy nó gọi là cái Biết đơn thuần, đơn thuần vì nó còn chưa thèm đi vào phân tích là biết cái gì luôn. Nó chưa thèm đi vào phân tích, nó chưa nói là: “Tôi biết cái suy nghĩ”. Như vậy là cái biết của nhóm tự kỷ cũng là cái Biết này, mà cái Biết sư phụ đang giảng là Biết này. Nhưng khác một chỗ là gì? Một bên là cái Biết đơn thuần ấy cộng với cả một cái nội dung, “tôi biết là tôi đang nghĩ”, vậy là nội dung là gì, nội dung của Biết là gì?
Một bạn nữ: Tôi đang nghĩ.
Thầy Trong Suốt: Tôi còn nghĩ, đúng không?
Đức Thành: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Còn đây có biết được hay không, chỉ đơn giản là biết thôi.
Đức Thành: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Hiểu không? Thì cái Biết mà có nội dung ấy thì nó cũng là cái Biết này thôi, nên là vẫn tập, cũng vẫn tốt. Khi mình nói về một cái Biết có nội dung thì mình càng làm rõ ra, chứng tỏ đang biết rồi. Con biết cộng với nội dung, chứng tỏ phải có biết rồi.
Một bạn: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng không? Như vậy là con không có gì sai nếu con bảo là tôi biết là tôi đang ngồi, hay là tôi biết là tôi đau. Điều đấy chứng tỏ Biết vẫn đang ở đây. Đúng không? Như vậy không có gì sai trong trường hợp con tập là con biết con đang đau, con biết là con đang buồn, con biết con đang nghĩ, cũng đúng hết. Điều đấy nó càng khẳng định Biết đang ở đây. Tuy nhiên cái Biết mà sư phụ giảng ở đây này, nhóm này này, nó khác ở chỗ là gì? Kể cả không có nội dung gì, chẳng sao cả. Đấy! Chứ không phải cứ có nội dung mới có Biết. Không nội dung gì thì nghĩa là Biết không có nội dung gì thôi, chứ không cần phải có một cái nội dung cụ thể gì cả. Vì thế nên nó mới gì, nó mới đảm bảo là gì, lúc nào nó cũng ở đây. Đúng không?
Ví dụ khi con ngủ sâu nhé, Biết nó vẫn ở đây, khi con ngủ sâu ấy, nhưng mà lúc ấy chẳng có nội dung, đúng nghĩa đen của nó luôn. Lúc ấy chỉ có cái Biết đơn thuần thôi. Biết thế này, không có nội dung bên trong. Thì vẫn có tồn tại ở cái trạng thái đấy, chứ không là cứ phải có nội dung thì mới có Biết. Hiểu không? Vì thế nên cái Biết này nó là gì? Bất chấp là có hay không có nội dung. Giống như Phật nói lúc nãy đấy, có tiếng, âm thanh có diệt mất thì nghe vẫn còn. Hay là nói cách khác là nội dung có diệt mất thì Biết vẫn còn, nói rộng ra. Đúng không? Nội dung mất thì Biết vẫn còn, cái Biết vẫn ở đấy thôi.
Thế tại sao lại dạy cho nhóm tự kỷ như thế? Vì dạy như thế thì mới dễ thấy, bảo là biết cái gì thì mới dễ hiểu chứ, đúng không? Bảo là: “Tôi đang biết cái này” thì chứng tỏ Biết đang ở đây rồi. Tại sao bạn nói đang biết? Vì tôi nói biết ví dụ âm thanh, thì nó quá rõ là đang biết rồi đúng không? Đúng không nhỉ?
Một bạn: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Nên là hiểu kiểu đấy cũng được. Nhưng mà nhắc lại là cái Biết đơn thuần này nó không cần phải có nội dung. Có nội dung cũng được, không có nội dung cũng được. Còn đâu thì không nội dung thì biết trạng thái không có nội dung, có nội dung thì biết cái trạng thái có nội dung. Tại sao phải dạy nhóm tự kỷ như vậy? Dạy thế thì mới tập được, tập thế mới tập được. Đấy. Còn “Có đang biết hay không?” thì cũng tập được, nhưng mà nó khó, nó gọi là gì nhỉ? Nó đơn giản quá sợ không tập được. Đúng không? “Đơn giản quá, có mỗi Biết, chỉ có Biết không thế này ấy hả?”. Đơn giản quá sợ con không tập được.
(Các bạn cười) Đấy! Thế thôi dạy phức tạp hơn để các bạn gì? (Các bạn cười) Tập được.
Nhưng bản chất thì đơn giản quá, càng đơn giản càng khó tin. Ngược đời. Gặp ông thầy tốt quá thì chẳng ai tin nổi nữa. Thà ông ấy xấu xấu tí ai cũng tin là ừ chắc là người bình thường đây! Ông ấy thánh quá chẳng ai muốn tin ông nữa. Đấy! Đời là thế đấy! Nên là thực ra các con càng đơn giản người ta càng không tin các con.
Một bạn: Nghi ngờ ấy, Sư phụ!
Thầy Trong Suốt: Nghi ngờ!
Một bạn: Không biết đúng chưa?
Thầy Trong Suốt: Không biết đúng chưa? Trong khi bảo là đang có âm thanh, biết ngay, đúng ngay, đúng không?
Một bạn: Dạ!
Thầy Trong Suốt: Đúng chưa? Nhưng mà quay lại cái Biết mà sư phụ giảng cho các con nó đơn thuần đến mức là gì? Ok, nó có nội dung thì biết là có nội dung, không nội dung gì biết không nội dung gì, thế thôi. Vậy thì lúc nào cũng biết. Thế mới đảm bảo chứ, đúng không? Còn nếu mà phải có nội dung mới biết, giống như Kinh vừa xong ấy, thì mất nội dung mất biết à? Phải có âm thanh thì mới nghe, thế mất âm thanh mất nghe à, mất khả năng nghe à? Quá kỳ quặc, đúng không?
Đấy, những bạn đến muộn thì sư phụ nhắc lại một chút, là trong Kinh Lăng Nghiêm có một đoạn Đức Phật cho A-nan nghe một tiếng chuông, bảo là: “Có nghe hay không?”. A- nan bảo: “Có!”, thế tiếng chuông tắt thì lại bảo là: “Không nghe”. Xong Phật lại bảo La- hầu-la gõ một cái, thì lại có âm thanh vang lên thì A-nan bảo “Có nghe”. Thì Phật mới mắng A-nan là ông nhầm hết rồi, nãy giờ điên đảo hết rồi. Khi không có âm thanh thì ông bảo là không nghe là ông bị nhầm rồi. Nếu không có âm thanh mà ông bảo không nghe, nghĩa là khả năng nghe ông mất đi rồi. Thì tại sao âm thanh vừa vang lên ông lại nghe luôn? Nếu không có âm thanh mà khả năng nghe mất đi thì có phải là đánh một tiếng chuông lên thì không thể nghe được nữa chứ. Nhưng mà vừa đánh chuông, tiếng chuông vang lên thì sao?
Các bạn: Nghe!
Thầy Trong Suốt: Nghe liền. Vậy thì khả năng nghe vẫn ở đấy. Đó là cách Phật chứng minh cho A-nan một cách rất dễ hiểu. Đúng chưa? Vậy khả năng nghe vẫn ở đấy, tính nghe vẫn ở đấy. Chứ nó không mất đi khi không có âm thanh. Đúng chưa? Bản thân con thấy im lặng nghĩa là con nghe thấy sự im lặng mà, con biết có sự im lặng, chứ không phải là con mất khả năng nghe. Thì đấy là đoạn rất quan trọng. Còn đoạn quan trọng số hai Đức Phật nói là gì? Kể cả khi ngủ cái khả năng nghe cũng không mờ đi. Bằng chứng là người ta giã gạo thì vẫn chui vào trong giấc mơ của ông. Đúng không? Vậy thì chứng tỏ khả năng nghe ông không mất kể cả khi ông đang ngủ, khả năng nghe không mờ khi ông đang ngủ. Phật nhấn thêm một bước nữa nói là gì? Kể cả thân hình ông mất đi rồi, tính mạng ông mất rồi ấy, thì làm sao cái tính nghe ấy mất được? Ý Phật nói là gì? Là cái tính nghe nó chẳng mất kể cả cái thân mạng mất.
Thế đây là những cái rất quan trọng để hỗ trợ cho việc hiểu Pháp sư phụ. Nhưng mà cái năng lực nghe, khả năng nghe, hay tính nghe đấy, nó luôn ở đây, dù có âm thanh hay không có âm thanh. Đúng không? Dù ngủ hay thức. Nhưng đặc biệt là nó vẫn có dù chết hay không. Phật nhấn mạnh là dù có sinh mạng hay không, thì cái tính Biết, tính nghe chính là cái tính Biết, nó luôn ở đây. Nhưng mà Phật nói là tất cả chúng sinh mà theo đuổi những thứ luân chuyển, những thứ còn mất, vì thế mình mới phải luân chuyển luân hồi.
Còn nếu biết về cái thường còn này, nó gọi là diệu thường này này, thì sẽ không sợ. Và khi đấy thì mọi thứ hiện ra rất rõ ràng. Và không lo là không giác ngộ. Đấy thì tóm tắt cho con cái đoạn Kinh Lăng Nghiêm rất là quan trọng. Hôm nào cần một đoạn gửi lên cái group nào đấy, sau này có group rồi ấy, tìm đọc, tìm hiểu.
Như vậy là quay lại cái khả năng biết, hay là cái tính Biết của các con ấy, nó luôn luôn ở đây, nó không mất đi được đâu. Đấy, nên nương tựa vào nó thì rất yên tâm. Nếu mà con điên thì chỉ có chỗ nương tựa vào đấy thôi. Vì điên bản chất là suy nghĩ chạy lung tung, nếu mà con không nương tựa vào một thứ mà không chạy lung tung thì là con chạy lung tung theo suy nghĩ. Đúng không? Lúc điên chỉ cần tập trung vào Biết thôi, “Có biết không?”, “Có biết hay không?”. Khi nào lên cơn ấy, hỏi “Có biết hay không?” thôi, cứ hỏi:
“Có đang biết hay không?” là ra khỏi suy nghĩ.
Minh Không: Các bạn bảo dễ quá nhưng con là vừa đủ ấy.
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Minh Không: Vì trước đây hỏi “Con đang có suy nghĩ gì?”, thì tôi biết tôi đang có một suy nghĩ.
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Minh Không: Nhiều lúc con không thực hành được luôn.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Làm sao lúc nào cũng biết được.
Minh Không: Nhưng mà “Có đang biết hay không?” thì con làm được. Nghĩa là với các bạn là quá dễ, còn với con là vừa đủ.
Thầy Trong Suốt: Vừa đẹp, đúng không? Được! Ok! (Các bạn cười) Thế được rồi, vừa đẹp là chuẩn rồi.
Cái “biết” của nhóm trầm cảm là cái “Biết” cộng thêm với việc phiên dịch ra đây là tôi và đây là suy nghĩ. Cái Biết thì chỉ đơn thuần, còn “biết”của nhóm trầm cảm thì là cái “Biết” kèm nội dung. Tại sao lại dạy nhóm tự kỷ như thế? Vì dạy như thế mới dễ thấy, bảo là biết cái gì thì mới dễ hiểu.
7. Biết có phải là một dòng chảy hay một không gian không?
Vũ Tấn: Con hỏi ạ! Con tò mò một cái là cái Biết thì luôn ở đây, biết mọi thứ hiện ra, sinh diệt ở bên trong đó. Hay nó là một cái dòng chảy liên tục Nhận biết, hết cái này đến cái khác?
Thầy Trong Suốt: Cái Biết này nó gọi là cái không thể nghĩ bàn, vì nó ở ngoài suy nghĩ.
Nên con bàn rằng là nó là một “cái”, hay “một cái dòng chảy” ấy đều sai. Con bảo nó là một vật hay một dòng chảy đều sai. Vì con đang nói một thứ mà suy nghĩ không nắm bắt được. Hiểu không nhỉ? Cái này nó giống như không gian ấy, còn suy nghĩ giống như bàn tay. Suy nghĩ bảo nó là một dòng chảy thì cũng chỉ là một suy nghĩ bảo nó là dòng chảy thôi.
Một bạn: Vâng!
Thầy Trong Suốt: Đúng không? Suy nghĩ bảo là nó là không gian ở đây thì cũng chỉ là một suy nghĩ bảo nó là không gian. Còn bản chất của nó ấy, vượt ra khỏi tất cả các loại suy nghĩ. Nên con bảo dòng chảy cũng được, bảo không gian cũng được, bảo không là cái gì cũng được luôn. Nhưng nhớ là cái con bảo chỉ là cái đống suy nghĩ thôi. Con cố mô hình hóa nó, để suy nghĩ nắm bắt được. Còn sư phụ đang cố truyền tải cho con một trạng thái ngoài suy nghĩ. Hiểu sự khác nhau chưa? Sư phụ đang cố truyền tải một cái trạng thái biết ngoài suy nghĩ. Con cố mô hình hóa nó, để nó biến thành một thứ trong suy nghĩ. Hiểu khác nhau không?
Vũ Tấn: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Vì thế nên tất cả cái đang nói đều sai. (Các bạn cười) Đúng không? Vì con cố mô hình hóa nó. Nó là phi mô hình, nó ở ngoài suy nghĩ rồi còn mô hình gì nữa.
Đúng không? Giống như con không thể mô tả được không gian, đố con mô tả không gian được đấy. Con chỉ có thể nói duy nhất là không gian là cái chứa tất cả mọi thứ. Chứ con không thể nào nói đây là một vật, hay một dòng chảy, hay cái gì được. Đúng không?
Không gian có phải một vật không? Không gian có phải một vật không?
Các bạn: Không!
Thầy Trong Suốt: Không thể, đúng không? Không gian có phải dòng chảy không?
Một bạn: Không!
Thầy Trong Suốt: Không, đúng không? Biết cũng như vậy. Biết là một cái trạng thái lúc nào cũng biết. Mình gọi là một trạng thái cũng được, lúc nào cũng biết.
Vũ Tấn: Chỉ cảm nhận nó chứ không mô tả được.
Thầy Trong Suốt: Ừ! Cảm nhận, không mô tả, bởi vì nó ở ngoài suy nghĩ. Nhé, tại sao không mô tả được? Tại vì suy nghĩ hiện ra tan trong nó, nên chứng tỏ nó phải ở ngoài suy nghĩ. Làm sao con mô tả một thứ ngoài suy nghĩ bằng thứ trong suy nghĩ được? Làm sao con bắt một thứ ngoài suy nghĩ vào trong suy nghĩ? Đố con làm nổi đấy! (Một bạn cười) Hiểu không nhỉ? Đúng không?
Vũ Tấn: “Đạo khả đạo vô thường Đạo”.
Thầy Trong Suốt: Ừ! Nên là trong Đạo Lão có câu là: “Đạo khả đạo phi thường Đạo”.
Ngay câu đầu tiên luôn, Đạo Đức Kinh đấy. Cái đạo ấy, mà có thể đạo, đạo đoạn sau là vẽ ra được ấy, cái đạo có thể vẽ ra được, chỉ đạo đấy, chỉ đường đấy. Cái đạo có thể chỉ đường ra được, chỉ ra được thì nó không còn là cái đạo thật sự nữa. Đấy! Ông Lão Tử là cao thủ, ông ấy nói ngay đầu. (Các bạn cười) Nói thế để khỏi có câu hỏi cố mô hình hóa, ông nói câu đầu tiên của Đạo Đức Kinh luôn. “Đạo khả đạo phi thường Đạo” nghĩa là gì?
Cái đạo, sự thật nào mà lại có thể chỉ vẽ ra được thành con đường ấy, thì nó không phải Đạo thật sự nữa. Kinh không? Cao thủ không? Nói thế nghĩa là gì, cái Biết này nếu con mô tả nó, mô hình hóa nó thành một cái Biết trong suy nghĩ, thì nó không phải là một cái Biết thật sự nữa, cái mà sư phụ đang giảng nữa, mà chỉ là một cái suy nghĩ của con thôi.
Tuy nhiên hãy cảm nhận đi, rất là dễ! Hỏi “Có đang biết hay không?”, biết luôn! Đúng không? Chẳng cần phải lý luận là dòng chảy hay là... Còn sư phụ có bốn ví dụ đấy, con đọc bài bốn ví dụ chưa? Bốn ví dụ là gì? Dù rằng đúng là nó ở ngoài suy nghĩ thật nhưng mình vẫn phải hình dung để mà hiểu cái sư phụ giảng. Đúng chưa? Hình dung chứ không phải khẳng định nhé. Sư phụ nói là gì? “Nhận biết bao la tựa bầu trời”, đúng không? Chứ không hề nói là Nhận biết chính là bầu trời được. Nó chỉ giống bầu trời chứ nó không phải bầu trời. Ngón tay chỉ mặt trăng thôi. Mình bảo là giống thì mọi người hình dung được, chứ mình bảo nó “là”, thì hỏng rồi. Giống như bảo nó là dòng chảy không được. Nhưng bảo nó giống như dòng chảy thì được, chấp nhận được. Giống như bầu trời thì được. Có vẻ như thế, giống như thế để dễ hiểu. Chứ nó không là cái gì cả, nó chẳng là cái gì cả luôn, mà nó bao tất cả vào bên trong.
Đấy, bạn nào đọc bài thơ đấy đi! Xong rồi hình dung dễ hơn, đọc bài thơ sẽ hiểu ý sư phụ hơn. Như vậy là gì? Từ xưa tới nay các vị thầy cũng dùng rất nhiều ẩn dụ, chứ không phải là chỉ có bảo là không là cái gì đâu. Nhưng ẩn dụ để cho các con hiểu. Giống như ngón tay chỉ mặt trăng ấy, thì ngón tay không thể là mặt trăng được. Nhưng mà nhìn vào ngón tay, đúng hướng ngón tay thì có thể thấy mặt trăng. Đúng không? Những lời mà sư phụ giảng hay là Phật giảng cũng thế thôi, chủ yếu là ngón tay, để con nhìn vào ngón tay, nhìn về hướng ngón tay chỉ rồi thấy xa xa là mặt trăng. Thế nên con bảo là nó là dòng chảy, đấy là một suy nghĩ của con thôi, một cái gọi là mô hình của con. Con bảo nó là gì, không gian, đấy là một mô hình của con. Còn nó vượt ra khỏi những thứ mà suy nghĩ có thể miêu tả được. Nó không phải là một thứ, một vật. Nó là một trạng thái vượt ra khỏi tất cả các loại miêu tả.
Nhưng mà nói thế xong chẳng biết cái gì, đúng không? (Các bạn cười) Nói xong thấy choáng luôn, đúng không? Nhưng mà hỏi là: “Có đang biết hay không?” một phát thì sao?
Các bạn: Biết luôn.
Thầy Trong Suốt: Đấy, một cách trực tiếp. Hoặc là nhắm mắt lại cảm nhận, cảm nhận được, đúng không? Nhắm mắt lại thấy rõ ràng là mọi thứ nó xảy ra trong cái Biết, đúng không? Rất dễ dàng, thì đấy, cái trực tiếp này nó quan trọng hơn. Rồi!
Nói Biết là dòng chảy hay không gian, hay bất cứ cái gì thì đều sai. Vì Biết nằm ngoài suy nghĩ, còn cố mô hình nó thành cái gì đi nữa thì cũng đều là trong suy nghĩ cả. Tuy Biết không thể mô tả được, nhưng có thể cảm nhận được bằng cách hỏi “có đang biết hay không?” rồi cảm nhận, hoặc nhắm mắt lại cảm nhận.
8. Có phải khi mình hòa làm một với Biết thì gọi là giác ngộ không?
Ngọc Tấn: Sư phụ ơi nếu khi mình hoà làm một với cái Biết thì gọi là giác ngộ ạ?
Thầy Trong Suốt: Mình gọi là hoà làm một với cái Biết, nhưng thực chất là không có cái mình nào hoà làm một với cái Biết cả. (Các bạn cười) Mà là gì? Nhận ra rằng là: “Ôi chỉ có cái Biết thôi, không có cái gì khác, không có cái mình, không có cái người, không có cái không gian, chỉ có Biết thôi”. Thì đấy gọi là hoà làm một với Biết, nhưng bản chất là không còn mình nữa để hoà, mà chỉ còn Biết thôi. Thì khi đấy, con muốn gọi là giác ngộ cũng được mà con gọi là vô minh cũng được. (Các bạn cười) Gọi thôi mà, đúng không?
Con bảo là: “Tôi chỉ là người tầm thường cố tu hành cho đúng” cũng được, mà bảo: “Tôi biết tất cả” cũng được, không sao hết. Cái trạng thái đấy tự nó rất là tự do, nó tự do đầu tiên là tự do khỏi mọi loại suy nghĩ, con nghĩ về nó thế nào cũng được tại vì nó ôm mọi suy nghĩ bên trong. Nó tự do khỏi sợ hãi nhưng nó chẳng sợ gì cả, cái Biết có sợ gì đâu.
Nên là cái gọi là giác ngộ bây giờ cũng phải xem lại. Ngày xưa mình gọi giác ngộ là mình cảm giác có một người nào đó, một thân tâm nào đó, đúng không? Xong đi thu nạp đủ loại kiến thức thì cái thân tâm đấy trở nên rất là tự do, hạnh phúc. Đúng không? Nhưng cái giác ngộ mà bây giờ mình đang nói nó mất cả thân tâm luôn. Nó chỉ còn Biết thôi, không có thân tâm nữa, không có người nào để giác ngộ nữa. Không có một người nào trở thành giác ngộ được nữa vì trong cái giác ngộ nó không có người nào cả. Nhưng mà, mình nói là trạng thái đấy nó tự do không? Có! Có an lạc không? Có! Đấy, nó có điều kiện gì không? Nó không. Có hạnh phúc vô điều kiện không? Có! Đấy, mình có thể mô tả nó bằng những cái trạng thái đấy. Chứ không có người nào trở thành giác ngộ được nữa. Bản thân giác ngộ đã phải mất người rồi, còn người thì cũng là hiểu nhầm về sự thật. Nên là mất đi mô hình người giác ngộ.
Thế các con nhìn sư phụ giống một người, đúng không? Tất cả đây tưởng là có một ông sư phụ đang ngồi, đúng không?
Một bạn: Dạ!
Thầy Trong Suốt: Như vậy các con vẫn tin sư phụ là một người.
Một bạn: Dạ!
Thầy Trong Suốt: Nhưng ở góc độ sư phụ nhìn ra lại khác, sư phụ không thấy người nào ở đây hết. Sư phụ chỉ thấy cái Biết đang bao la thế này thôi, và trong cái Biết đấy hiện ra một bộ phim. Bộ phim là gì? Bộ phim là giảng Pháp, trong bộ phim này có đủ các nhân vật khác nhau, mỗi nhân vật có một cá tính, một tính cách, một lịch sử riêng. Nhưng mà nhớ đây chỉ là phim thôi, chứ nó không có thật, nó chỉ là phim thôi. Cảnh phim này hết, chạy ra ngoài đường phát là gì?
Một bạn: Cảnh khác.
Thầy Trong Suốt: Lại là cảnh khác. Đấy, nó cứ như thế thôi, giống như xem bộ phim thôi. Thế nên trong cái ví dụ sư phụ có đấy, nó giống cái màn hình đấy. Đúng không? Ẩn dụ hôm qua về cái màn hình con đọc chưa?
Một bạn: Có.
Một bạn khác: Rồi ạ.
Thầy Trong Suốt: Cái màn hình đấy, mọi thứ hiện ra rạng rỡ nhưng mà gì? Đó chỉ là cảnh phim mà thôi.
Bản chất là không có mình nào cả, mà chỉ có Biết thôi. Không có người nào để giác ngộ, mà chỉ có cái Biết đang bao la thế này thôi, trong Biết hiện lên một bộ phim có các nhân vật khác nhau, cá tính khác nhau, lịch sử khác nhau.
Chỉ là phim thôi chứ không có thật, chiếu hết cảnh này tới cảnh khác.
9. Ba phẩm tính của Biết. Cảm giác sống của Sư phụ là thế nào?
Vũ Đăng: Con hỏi ạ!
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Vũ Đăng: Thưa Sư phụ, khi mà con tập cái Pháp Biết ấy thì tự nhiên con có một cái cảm giác là không biết là nó như thế này là thế nào. Tức là con có thể ở bất cứ nơi đâu. Tự nhiên nhé, mà bảo bất cứ ai… mà ở bất cứ bên cạnh ai và có thể là người đấy luôn. Thì con không biết là cái cảm giác đấy của con thì nó là như thế nào ạ? Tức là tự nhiên, ví dụ như con thích ở bên cạnh Sư phụ nhé.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Vũ Đăng: Là bởi vì trước đây là rất là khó, phải tưởng tượng rất nhiều. Nhưng mà chỉ vào cái là con ở bên cạnh Sư phụ được.
Thầy Trong Suốt: Được, được!
Vũ Đăng: Tức là con muốn hỏi lại cái cảm nhận của con ấy ạ. Trước đây con nhớ con không làm gì được, nhưng tự nhiên con tập đúng cái Pháp đấy thì con có cảm giác ở bên cạnh luôn.
Thầy Trong Suốt: Được được, cảm giác tốt, cảm giác không chia tách.
Vũ Đăng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Cái Biết nó chẳng chia tách cái gì hết. Nên cảm nhận được cái Biết ấy thì con sẽ có một cảm nhận về không chia tách. Đúng không? Biết nó tách cái gì với cái gì không?
Các bạn: Không ạ.
Thầy Trong Suốt: Biết nó bao la, cái gì muốn hiện trong đó thì hiện thôi. Nên là khi con cảm nhận cái Biết thì một cái phẩm tính của nó, gọi là phẩm tính không chia tách, con sẽ cảm nhận được. Có thể con diễn đạt hoặc là con muốn ở cạnh ai cũng được, đấy cách diễn đạt của con.
Vũ Đăng: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Nhưng đấy là một cái phẩm tính của Biết, đúng là không chia tách.
Thế nhé, một phẩm tính khác của nó là ở khắp mọi nơi. Cái Biết nó khắp mọi nơi không?
Các bạn: Đúng ạ.
Thầy Trong Suốt: Con nhìn căn phòng ở đây! Cái gì hiện ra góc phòng không, có hiện ra trong mắt con không? Góc kia kìa.
Một bạn: Camera ạ.
Thầy Trong Suốt: Camera hiện trong mắt con không? Có chứ, đúng không? Như vậy là với cái Biết nó khắp mọi nơi, nó đến với cả góc phòng luôn, thì con mới Biết cái camera chứ. Nó Biết ngoài đường không? Đấy, cho nên là cái Biết nó có một phẩm tính là khắp mọi nơi, không chỗ nào không có nó cả. Những phẩm tính đấy con sẽ dần dần cảm nhận được nó. Còn cái tâm trí nó sẽ diễn dịch. Thì cái loại mà con miêu tả là loại tâm trí diễn dịch.
Vũ Đăng: Đúng rồi ạ.
Thầy Trong Suốt: Nhưng mà sư phụ nói là cái đấy nó tốt bởi vì nó đến từ những cái phẩm tính của Biết. Chứ còn diễn dịch thì không đúng đâu. Diễn dịch thì nó lại là có tôi.
Vũ Đăng: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Có sư phụ, có con của tôi, v.v… thì lại là một thế giới cũ rồi.
Vũ Đăng: Không cái đấy nó chỉ là cảm…
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, đó là cách diễn dịch…
Vũ Đăng: Tan trong Biết thôi ạ…
Thầy Trong Suốt: Cách diễn dịch, một cảm giác.
Vũ Đăng: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Còn Biết ấy, nó có phẩm tính đấy, phẩm tính vừa xong khắp mọi nơi, chắc chắn là thế. Ví dụ các con thấy sư phụ ngồi giữa căn phòng. Đúng không? Còn sư phụ không thấy sư phụ ngồi giữa căn phòng. Sư phụ thấy mình đây, bao la đây, ôm trọn mọi thứ bên trong, ở khắp mọi nơi. Đấy là một ví dụ. Hay là phẩm tính là không ngăn cách, không chia tách. Đúng không? Chỉ có suy nghĩ nó mới tách ra là đây là cái này, cái kia thôi. Còn Biết thì nó có tách gì đâu, cái gì đến hiện ra thì hiện ra thôi, thì được.
Vũ Đăng: Ngày xưa sợ nhất là ăn cứt. Nên là… đến cái lúc mà con tập đến, tự nhiên cảm giác như là mình có thể ăn cứt rất bình thường...
Thầy Trong Suốt: Ừ được.
Vũ Đăng: Hoặc là…
Thầy Trong Suốt: Hôm nào thử đi nhé! (Các bạn cười) Có cảm giác thế… thì mình ăn thử đi chứ! Còn cảm giác thế… (Các bạn cười)
Vũ Đăng: Bởi vì ngày xưa nhé, khi mà chưa có cái Pháp này thì tự nhiên con nghĩ đến nó ấy là con thấy rất kinh.
Thầy Trong Suốt: Được.
Vũ Đăng: Rất là sợ, nhưng mà từ khi có Pháp này thì con cảm giác cái đấy nó… cái cảm giác cái đấy nó…
Thầy Trong Suốt: Rồi. Một phẩm tính nữa của nó là không ngăn ngại.
Vũ Đăng: Vâng. (Các bạn cười)
Thầy Trong Suốt: Chuyện quái gì xảy ra cũng được. Trong cái Biết ấy, cái Biết thì nó không ngăn ngại, cái tôi thì mới ngăn ngại vì bị tổn hại.
Một bạn: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Con kinh ăn cứt vì con sợ bị tổn hại bởi cái cục cứt đấy, sợ bị khổ, bị khó chịu, đúng không? Bị hại bởi giun sán gì đó.
Một bạn: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Còn cái Biết thì nó chẳng ngăn ngại, cái gì cũng được. Nên nó có một cái cảm giác là cái quái gì cũng được, gọi là không ngăn ngại. Cái quái gì xảy ra cũng được, chết cũng được, đứt chân, đứt tay, đứt đầu, v.v… cũng được nữa là ăn cứt. Ăn cứt còn là quá nhẹ so với những cái kia, đúng không? Bị mổ phanh thây ra cũng được. Đấy, nên đó là cảm giác không ngăn ngại, cái gì xảy ra cũng được. Thì đấy là những cái phẩm tính có sẵn trong Biết, nó không cần phải luyện. Nếu con cảm nhận được ấy, thì nó bắt đầu biểu hiện trong cuộc đời con. Còn cái phần sau là phần gọi là suy nghĩ nó mô tả. Bây giờ tôi có phẩm tính hiện ra, tôi phải mô tả nó thì nó thành là tôi cảm thấy gần sư phụ, gần các bạn, gì gì đó. Nhưng cái mô tả đó bản chất nó chỉ là những cái suy nghĩ thôi. Còn cái chính là những phẩm chất đấy nó hiện ra và dần dần con sẽ cảm nhận được, từ từ, dần dần.
Ngọc Tấn: Sư phụ ơi vừa nãy Sư phụ có nói về hai cái phẩm tính của Biết ấy. Một là, bao trùm tất cả...
Thầy Trong Suốt: Ba đấy, ba rồi đấy. Bao trùm tất cả này.
Ngọc Tấn: Dạ.
Một bạn: Không ngăn ngại.
Một bạn khác: Không ngăn cách.
Thầy Trong Suốt: Không chia tách.
Ngọc Tấn: Không chia tách.
Thầy Trong Suốt: Và không ngăn ngại.
Ngọc Tấn: Và không ngăn ngại ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Ngọc Tấn: Thì hai cái đầu tiên đấy ạ. Hai cái đầu tiên này thì… cách đây không lâu thì con xem một bộ phim gọi là “Lucy siêu phàm”.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Ngọc Tấn: Thế thì trong cái phần đấy thì đại khái là con sẽ nói nhanh một tí. Cái bộ phim đấy là giải phóng cái năng lượng của não.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Ngọc Tấn: Và kết phim là cái cô Lucy ấy nó không còn là cô Lucy này nữa. Cô ấy ở khắp nơi.
Thầy Trong Suốt: Ừ, đúng rồi.
Ngọc Tấn: Thì lúc đấy con rất có ấn tượng với cái phần đấy. Và tiếp theo là tối qua con xem một cái bộ phim con không nhớ tên. Thì có một cái ông đạo sĩ, ông ấy có một cái phong thái khá là ung dung và chỉ biết về hiện tại như thế này này, cho đến khi ông ấy bị chết. Bị chết thì ông đạo sĩ đấy gặp một ông đạo Phật.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Ngọc Tấn: Hai ông khác nhau. Thế thì một ông ở chùa ấy ạ, còn một ông thì vào núi luyện kiếm. Thì ông này gặp cái ông tu chùa ấy, thì ông tu chùa ông mới hỏi cái câu lúc mà trước khi ông ấy chết ấy. Trước khi chết thì ông ấy yêu một ông bạn cùng luyện cái bộ môn tu đấy.
Nhưng mà ông ấy day dứt chưa thoát được. Thì con xem tới cái đoạn đấy thì con tưởng là ông ấy buông bỏ hết rồi, ông ấy thoát luôn nhưng mà ông ấy vẫn còn đấy. Thì ông thầy chùa đấy mới bảo là: “Trước khi thí chủ chết thì thí chủ còn tiếc cái điều gì không?” Ông ấy bảo là ông ấy muốn gặp một người. Và lúc này ông ấy ngồi ông thấy là a ông này bị chết rồi. Thế thì ông thầy chùa này ông ấy mới bảo là: “Thế thí chủ có thấy người ấy ở trong tâm thí chủ hay không?”
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Ngọc Tấn: Thì con thấy là lúc đấy thì là trước cái mắt của cái ông đạo sĩ đấy thì tự nhiên là ông ấy hiện ra cái người kia. Và ông ấy ở trong trạng thái rất là thanh thản. Thế lúc đấy con gợi lên một cái thắc mắc là khi mà mình ở trong cái trạng thái mình biết mọi thứ rất là bình thường.
Thì cái Biết, cái thế giới quan của mình hay là cái cơ thể mình, hay là mọi thứ xung quanh mình thì nó có khác không?
Thầy Trong Suốt: Tò mò, đúng không? (Các bạn cười)
Ngọc Tấn: Cảm giác lúc đấy khác không?
Thầy Trong Suốt: Rồi! Tóm lại là tò mò, đúng không? (Các bạn cười) Rồi, ok. Được!
Câu câu hỏi rất tốt. Có chứ, khác rất nhiều, vừa giống vừa khác. Vừa giống rất nhiều và vừa khác rất nhiều, cùng một lúc. Ví dụ nhé! Lúc sư phụ đi, thì vẫn thấy thân thể này này, đúng không? Đúng không? Vẫn thấy thân thể này, không phải là bảo tự nhiên tôi không thấy thân thể nữa, tự nhiên chỉ thấy khoảng trống ở giữa. (Các bạn cười) Khoảng trống ở giữa, đúng không? Không, không có cái đấy, vẫn thấy bình thường. Nhưng đồng thời với nó đi kèm một cái cảm giác rõ ràng là nó giống như không gian mà thôi, cùng một lúc. Một mặt mình thấy là thân thể, một mặt là cảm giác như không gian, nó đến cùng một lúc luôn, chứ không phải là hai cái tách rời nhau. Như vậy cái thân thể này và cái không gian ấy, nó hòa vào nhau, nó không bị tách làm đôi. Không phải là cái thân thể này cứng đặc, xong rồi một không gian lỏng gọi là trống không bên ngoài, hai thứ tách ra. Mà nó không tách gì cả, thân thể cũng như không gian. Đấy là một ví dụ.
Nghĩa là có những cái rất giống, những cái rất khác. Hay là gì, biết rõ rằng gì? Tất cả những thứ này chỉ là tưởng tượng chứ không phải là có thật. Tự nó thấy. Đây chỉ là tưởng tượng thôi. Đây giống như là mình đang ngồi xem thưởng thức bộ phim. Đấy. Dễ hiểu nhất là xem phim, chứ không phải có những người này, có tôi, không phải có tôi, không có những người này, xong rồi đến học tôi, không phải. Bộ phim rất là thú vị, rất rực rỡ. Đọc bài hôm trước… hôm qua có cái bài đấy.
“Nhận biết rạng rỡ giống màn hình.
Muôn vàn cảnh vật chiếu lung linh” Cảm giác sư phụ thế luôn. Gì nữa?
Một bạn: “Thưởng cảnh mà không...”
Thầy Trong Suốt: À, nhưng mà mình chỉ thưởng cảnh thôi, thưởng thức thôi. “Mà không chìm vào cảnh”.
Các bạn: “…Chìm vào cảnh”.
Thầy Trong Suốt: Chìm vào cảnh là bụp phát thấy ngồi đây luôn. Là đang xem phim tự nhiên thấy mình ngồi trong phim. (Các bạn cười) Khổ lắm! Thằng nào đấy nó tát cho một phát thì sao? (Các bạn cười). Nó chửi mình phát thì sao?
Một bạn: Khổ.
Thầy Trong Suốt: Đấy! “Thưởng cảnh mà không chìm vào cảnh”. Thưởng thức tất cả các cái này nhưng không bị lừa rằng là tôi đang ngồi trong phim này. Đúng chưa? “Đại lạc tiên sư...”. À nhầm! (Các bạn cười) “Đại lạc...?”
Các bạn: Vô cầu.
Thầy Trong Suốt: Vô cầu. Chẳng cầu gì cả, mà lại gì?
Các bạn: Hiện rõ rành.
Thầy Trong Suốt: Hiện rõ rành luôn. Mình không cầu cái lạc đấy. Khi mình ngồi xem phim mình không bảo là tôi sẽ ngồi xem phim để hưởng lạc. Nhưng vì: “Thưởng cảnh mà không chìm vào cảnh”, thấy cảnh này mà không bị tin rằng tôi trong cảnh này thì tự nhiên lòng mình rất là lạc. “Đại” là vì sao? “Đại” là vì nó không bị suy chuyển. Ví dụ nhân vật chính này, nó bị cắt chân thì vẫn lạc, đại lạc như thường. Vừa đau vừa sướng đấy, vừa đau vừa Đại lạc. (Các bạn cười) Vẫn cảm nhận đau nhưng mà lại thấy cái lạc của việc là: à, thì chỉ có nhân vật chính trong phim bị cắt chân thôi. Đấy gọi là Đại lạc vô cầu vì mình không cầu cái lạc đấy mà vẫn hiện rõ rành, hiện ra rõ rành rành. Hiện rõ rành tức là hiện ra rõ rành rành.
Một bạn: Hiện rõ rành....
Thầy Trong Suốt: Đúng không? Hả?
Một đó: Hiện rõ rành....
Thầy Trong Suốt: Hay là… Đúng. Các con thì nhìn sư phụ như một con người, như một cái thân thể này. Sư phụ thì biết cái thân thể này nhưng mà sư phụ không thấy mình là thân thể này. Khác chỗ đấy. Còn sư phụ vẫn biết thân thể này, nó đau vẫn biết đau, nó đi lại biết đi lại. Nhưng mà “Thưởng cảnh mà không…”
Một bạn: Chìm vào cảnh.
Thầy Trong Suốt: “Chìm vào cảnh”. Mình xem cảnh này, rất thú vị nhưng mà không… chìm vào nghĩa là gì? Mình chui vào trong bộ phim và làm nhân vật. Các con, bản chất nhé, cũng là thưởng cảnh giống sư phụ. Đúng không? Thì từ sáng đến tối có biết mọi thứ không? Từ sáng đến tối có biết không?
Các bạn: Dạ biết.
Thầy Trong Suốt: Thế có phải thưởng cảnh không? Thưởng cảnh nghĩa là biết thôi mà.
Nhưng mà con lại thưởng cảnh mà lại… Các bạn: Chìm vào cảnh.
Thầy Trong Suốt: Tự nhiên nhận một phần của cảnh là tôi, đấy là khổ nhất. Còn cái màn hình đang rất hay, tự nhiên nhận cái cục này là tôi. Sau đấy thì sao? Thế bao nhiêu đau khổ của cái nhân vật đấy có phải tôi chịu hết không? Thế là tôi khổ, thế là tự nhiên con chìm vào đấy, quay cuồng trong đấy. Đúng không? Nếu như các con, nếu con thấy rằng là gì?
Thực ra chỉ có cái màn hình thôi, mọi thứ là chiếu lung linh trên đấy, thì con sẽ “Thưởng cảnh mà không chìm vào cảnh”.
Đấy thì đấy, các con thực hành đi! Cái đấy là một cái trạng thái mà các con, tất cả các con đều có thể làm được, thưởng cảnh thôi mà. Vấn đề các con là chìm vào cảnh. Cái phần thưởng cảnh là bằng nhau. Sư phụ khác các con là không chìm vào cảnh. Thưởng cảnh chỉ là biết thôi. Hiểu không?
Ngọc Tấn: Thưa Sư phụ là không… không phải dùng suy nghĩ để lý luận gì ạ?
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Tự mình thấy thế, nó tự sẽ thành trạng thái đấy.
Ngọc Tấn: Mà sẽ là cảm giác nó sẽ thành hai cái hòa quyện cùng một lúc.
Thầy Trong Suốt: Ừ, đúng rồi! Nó tự thành như thế chứ không phải là tôi nghĩ ra nó thế.
Tôi không cần nghĩ gì hết nó vẫn thế. Bởi vì bản chất nó thế, đấy là bản chất thế giới. Bản chất của không gian là trống không chứ không phải nghĩ ra trống không thì nó mới trống không. Đúng không? Bản chất của Biết là đang biết, không cần phải lý luận rằng nó đang biết hay không biết. Thế thì nếu con sống đúng bản chất thế giới thì con không cần nghĩ nữa. Các con phải nghĩ rất nhiều, cứ cố gắng chống lại bản chất thế giới. Ví dụ con thấy thế giới này thường hay vô thường? Đơn giản nhất đi.
Các bạn: Vô thường.
Thầy Trong Suốt: Nhưng các con muốn gì?
Các bạn: Thường.
Thầy Trong Suốt: Đúng không? Tất cả các suy nghĩ sinh ra để gì? Chống lại gì?
Các bạn: Chống lại vô thường.
Thầy Trong Suốt: Kiểm tra, đúng không? Đấy là một ví dụ đơn giản đấy. Con nghĩ rất nhiều vì sao? Vì con muốn chống lại cái bản chất thế giới. Còn nếu con sống đúng bản chất thế giới như sư phụ sống đúng bản chất thế giới chẳng thấy phải nghĩ gì cả. Sư phụ cảm thấy không cần phải nghĩ trong cái thế giới này. Cứ thế đi lại mà không cần phải nghĩ, có thể giảng Pháp mà không phải cần nghĩ!
Còn cái nhân vật này nó làm việc của nó. Nó có thể nó vẫn nghĩ, vẫn làm việc của nó.
Nhưng cái Biết nó không cần phải làm gì cả. Cái Biết ấy nó chỉ thưởng cảnh thôi. Nếu con không bị chìm vào cảnh ấy thì có phải làm gì đâu. Con ngồi ở dưới ở rạp, đúng không?
Mắt con nhìn màn hình, đúng không? Thưởng thức được rồi. Đúng không? Con cần gì phải làm cái gì nữa. Mọi thứ nó tự hiện ra cho con thưởng thức. Nhưng lúc đấy con chìm vào cảnh mất rồi nên là con tự nhiên tin rằng mình là một nhân vật, đúng không? Nhân vật đấy lúc nào cũng bị đe doạ bởi vô thường, có đúng không? Cái thân tâm này có phải lúc nào cũng bị đe dọa bởi vô thường, đúng không? Và tìm mọi cách để chống lại vô thường. Đúng không. Và khổ là chắc thôi vì có bao giờ chống lại được đâu. Đúng không?
Hãy tưởng tượng đi, đến một ngày nào đấy mà con không thấy mình trên màn hình nữa. Con thấy là: “Ừ hóa ra có cái màn hình to đùng, trên đấy đủ các loại cảnh, trong cảnh đấy có hẳn một nhân vật tên là tôi luôn. Cũng chẳng sao cả. Thì ngay đấy thì con không cần phải cố gì nữa! Con chỉ “Thưởng cảnh mà...” gì?
Các bạn: Mà không chìm vào cảnh.
Thầy Trong Suốt: “Mà không chìm vào cảnh. Đại lạc…”
Một bạn: Tiên sư...
Một bạn khác: Vô cầu.
Thầy Trong Suốt: “Vô cầu”. Con không cầu Đại lạc nữa mà vẫn Đại lạc, “hiện rõ rành”.
Đúng không? Trông thì có vẻ sư phụ giống, sống với cả cùng một thế giới với các con nhưng có phần khác, không phải phần nào cũng giống. (Các bạn cười) Nhưng trông thì rất giống, đúng không? Sư phụ cũng đi lại, nói năng, văng tục, chửi bậy cũng thỉnh thoảng, đúng không? Nên là các con sẽ có một suy nghĩ là sư phụ cũng giống các con, giống hệt luôn. Nhưng không phải, nó có những phần hoàn toàn khác.
Ngọc Tấn: Từ lúc Sư phụ tập đến lúc Sư phụ đạt được cái… (Các bạn cười)
Một bạn: Tò mò!
Thầy Trong Suốt: Gọi là đạt được thì nó dễ tin là có một người đạt được cái đấy. Mà nói một cách chính xác là cái trạng thái đấy tự đến.
Một bạn: Tự đến.
Thầy Trong Suốt: Tự đến. Nó không phải do cầu mà được. Vì nhân vật chính trong phim, nhân vật chính trong phim ấy tu thế nào để thành cái màn hình được? (Các bạn cười) Nếu con cho là nhân vật chính trong phim tu được thành màn hình thì nhầm rồi. Đúng không?
Nên trạng thái này không phải trạng thái đạt được, nó vô cầu, nhưng nó vẫn đến. Nếu mà con hỏi thế thì được. Sư phụ bắt đầu cảm thấy là sợ vô thường từ khoảng 2006. Sợ thực sự đấy, chứ không phải sợ… Sư phụ hay kể với các con như là dao đâm sau lưng ấy, lúc nào cũng sợ dừng lại là bị chết. Thì sư phụ tìm đường để thoát. Tại vì khi mình nghĩ về tương lai mình thấy là, cứ cho là mình thành một doanh nghiệp gọi là giàu nhất Việt Nam đi, hỏi mình có khổ không? Đúng không? Thì mình thấy mình quá khổ, vẫn khổ như thường thì mình không muốn làm cái đấy nữa.
Nên sư phụ đi tìm con đường thoát khổ, thoát khổ một cách tuyệt đối, chứ không phải thoát khổ một cách tương đối. Thoát khổ tương đối nghĩa là gì? Mình thông minh lên thì hết khổ. Thế thì hòn đá đập vào đầu một phát, thì thông minh nó biến thành gì? Điên dại luôn, hết thế nào được. Vì cái khao khát thoát khổ mãnh liệt của sư phụ ấy, nên sư phụ đi tìm con đường nó rốt ráo, chứ mình không tìm một con đường kiểu giữa chừng. Giữa chừng có nhiều loại lắm, có loại là lên được một cõi trời nào đó thì hết khổ này, lên được cõi Phật cũng hết khổ này. Đúng không? Tài ba, thông minh nên hết khổ, v.v... Nên là mình tìm cái trạng thái mà nó vượt ra khỏi khổ. Thì tìm đi tìm lại thì mình phải tìm cái nó ở ngoài khổ. Có mỗi cái Biết này ngoài khổ thôi. Vì khi khổ đến bên thì cái Biết nó không bị suy giảm, nó không suy giảm đi, nó không bị ảnh hưởng. Thì lúc đấy tự nhiên thấy rằng là: “Ừ đúng rồi! Đây là cửa con đường của mình”. Thì mất khoảng 4 năm.
Một bạn: Wow!
Thầy Trong Suốt: Ừ, bốn năm, đến khoảng 2010. Nhưng mà đấy là may mắn nhé, chứ không phải cố gắng. Nhé, nhắc lại! Là do may mắn, nó tự sập xuống đầu mình thôi, rơi ập xuống của đầu mình. Mình có đi tìm và mình cố hết sức, đúng rồi. Nhưng không phải là cứ đi tìm và cố hết sức thì lại có kết quả. Mà cái mình cố hết sức cũng chỉ là một phần thôi, phần nữa là do duyên số.
Ba phẩm tính của Biết: Không chia tách, không ngăn ngại và ở khắp mọi nơi.
Lúc sư phụ đi thì vẫn thấy cái thân thể này, nhưng cùng lúc đó là thấy cảm giác như không gian luôn. Thân thể và không gian không chia tách mà hòa vào với nhau luôn.
Ngoài ra, sư phụ tự cảm thấy mọi thứ không có thật mà chỉ là tưởng tượng, cảm giác là “thưởng cảnh mà không chìm vào cảnh”, nên lúc nào cũng là Đại lạc.
10. Khi tự tách mình ra khỏi hoàn cảnh khó chịu để quan sát thì cần hỏi thêm câu gì?
Một bạn: Dạ thưa Sư phụ khi con gặp một cái vấn đề gì đấy, đang bị khó chịu chẳng hạn, thì trước đây là tập Sáu bước, nhưng mà bây giờ con sẽ thay bằng cách là tự dưng mình đặt mình ra khỏi cái cái hoàn cảnh đấy.
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Bạn đó: Tức là sao con cảm giác như sai sai thế nào. Vì con có cảm giác như mình đang ở trên cao và mình nhìn xuống dưới mình đang quan sát là có một cái nhân vật là con ở trong đấy...
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Bạn đó: Tức là con nhìn lại cả một cái quá trình của cái sự việc ấy. Tức là mình có một cái khoảng chững lại ấy ạ, là mình nhận ra là mình đang có một cái cảm giác như thế. Thì khi đấy mình không muốn tìm giải pháp nữa mà như kiểu là mình nhận ra là tất cả mọi thứ nó như kiểu vô thường ấy ạ. Bây giờ mình đang kiểu quan sát thôi ấy ạ. Lúc đấy con lại không muốn đi tìm giải pháp để làm cái gì nữa, mà nó xảy ra như thế nào cũng được. Và ngay cái tại thời điểm đấy con cảm giác có một cái trạng thái là nó rất an toàn và không sợ hãi, khó chịu nữa. Nhưng mà con không biết đấy có phải là đã nhận ra là cái đấy là tính Biết?
Thầy Trong Suốt: Được, gần được. Gần được rồi đấy. Nếu con hỏi thêm câu này là: “Ai đang quan sát?”
Bạn đó: Thì đấy, con thắc mắc là có phải còn là tôi nữa không ấy tại vì con, con chắc chắn là...
Thầy Trong Suốt: Ừ, đúng rồi. Hoặc con đặt câu hỏi là: “Cái gì đang quan sát?”, chuẩn nhất là: “Cái gì đang quan sát?”
Bạn đó: Thì con hỏi kiểu tập đấy có đúng không?
Thầy Trong Suốt: Đúng!
Bạn đó: Bảo là tôi đang đứng ở ngoài, thì tức là là có một cái tôi…
Thầy Trong Suốt: Nếu mà tôi đứng ngoài thì không phải.
Bạn đó: Thì con hiểu rằng là mình tập như thế có đúng không và cái kiểu mình đang quan sát đấy thực ra là con nghĩ là nếu như thế vẫn còn là một cái tôi ở đấy.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Thì phải hỏi câu là: “Cái gì đang quan sát?”.
Bạn đó: Mình biết cái cảm giác ấy là...
Thầy Trong Suốt: Thì con sẽ thấy “Đúng, có cái Biết đang quan sát”, thế thì đúng. Chứ không phải tôi đang quan sát. Nếu con không hỏi câu đấy thì con tưởng là con đang quan sát. Nhưng con hỏi là “Cái gì?” hoặc là “Ai đang quan sát?” Con không thể thấy cái tôi nào cả, con chỉ thấy Biết đang ở đây thôi.
Bạn đó: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Nhưng mà từ từ. Đến đoạn đấy lại quá nhanh rồi. (Các bạn cười) Sau khoảng một thời gian nữa sư phụ sẽ dạy con cách tập. Thì cách tập của con vẫn đúng, nhưng mà phải thêm câu là “Cái gì đang quan sát?” Cái gì đang biết đấy! Khi con hỏi “Cái gì đang biết?” thì không thấy tôi đâu nữa. Còn nếu con không hỏi câu đấy thì con sẽ nghĩ là con đứng ngoài nhìn vào cái con khác, hai cái con…
Bạn đó: Con đang bị phân vân bởi cái đấy… giống như kiểu mình đang đứng ở ngoài quan sát nhưng mình đang nghĩ là mình ở đây vẫn là một cái gì đấy nó cụ thể rồi.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi!
Bạn đó: Vậy thì nó không thể gọi cái đấy hoặc là cái gì đấy là…
Thầy Trong Suốt: Đấy là cái Biết. Cái Biết nó biết mọi thứ chứ không phải là con biết mọi thứ.
Bạn đó: Và kiểu là cái đấy thì mình sẽ là thế nào để mình bám chắc mỗi cái Biết? Tại vì nó bị bật ra quá nhanh ấy, con cứ bị đi ra khỏi cái trạng thái đấy nhưng mà…
Thầy Trong Suốt: Các con phải tham gia một lớp gọi là lớp Vô ngã là vì thế. Lớp Vô ngã nó giải quyết được rốt ráo cái vấn đề này.
Bạn đó: Vâng, vì là cứ một lúc mình có mình biết...
Thầy Trong Suốt: Đấy!
Bạn đó: Xong là lúc sau mình lại bật ra khỏi cái đấy.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Lớp Vô ngã làm cho con thấy là chỉ có Biết thôi, chẳng có cái tôi quái nào ở trong đấy cả. Khi đấy chỉ có cái sự Biết đang xảy ra ở đấy thôi. Khi con biết các suy nghĩ, cảm xúc của con thì chỉ có sự Biết đấy thôi chứ không phải có một cái tôi đứng sau cái Biết đấy nên mới biết cái thế giới này.
Bạn đó: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Đấy, nhưng mà nếu mình không học Vô ngã thì mình nghĩ rằng có một cái tôi đứng sau cái Biết để đi biết thế giới. Nhưng lúc đấy chỉ có cái Biết thôi, cái Biết nó biết thế giới có vấn đề gì đâu? Đúng không nhỉ? Cần gì phải có một cái tôi đứng sau cái Biết, điều khiển cái Biết nữa. Cái Biết thì nó cứ biết thế giới này thôi. Con nhắm mắt ấy, nếu con nhắm mắt thì Biết nó biết mọi thứ, cần gì có một cái tôi đứng sau điều khiển cái Biết này. Bản chất cái tôi không điều khiển được cái Biết. Đố con điều khiển được Biết!
Con nhắm mắt bảo không biết đi ấy, nó có làm được không? (Một bạn cười) Vẫn biết, đúng không?
Một bạn: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Nhưng mà cái Biết này nó tự xảy ra, thế mới gọi là Nhận biết tự nhiên.
Tự nhiên vì nó tự xảy ra, nó không phụ thuộc vào bất kỳ ai muốn hay là không muốn cả.
Đấy! Đấy là bằng chứng thấy rằng là sau lưng cái Biết này không có cái tôi. Tại vì con nhắm mắt bảo: “Đừng có biết nữa!” đâu có làm được. Đúng không? Như vậy là nó không có lệ thuộc mong muốn và điều khiển bởi cái tôi hay của ai cả, mà nó tự biết thế thôi. Đấy là một mấu chốt, một cái điều rất là mấu chốt. Cái Biết này rất tự nhiên, không bị ai điều khiển, không ai điều khiển nó cả. Tự nhiên chưa? Thì thế mới thấy không có tôi ở đấy nữa.
Còn ok, con thấy thế cũng rất ok, chỉ là con có thể hỏi thêm: “Thế ai đang biết? Cái gì đang biết?”, chỉ thấy mỗi cái Biết ở đấy thôi. Hỏi: “Ai đang biết?”, hỏi: “Cái gì đang biết?”, thấy mỗi Biết thôi.
Khi tự tách mình ra khỏi hoàn cảnh để quan sát, con cần hỏi thêm câu “Ai đang biết?”, hoặc “Cái gì đang biết?” thì con sẽ thấy chẳng có cái tôi nào cả, chỉ thấy cái Biết thôi. Còn nếu không hỏi câu đấy thì con có thể nghĩ là có một cái tôi đứng đằng sau cái Biết đi biết thế giới.
11. Khi con đi thì có một người đi xuyên không gian không?
Tuệ Hoa: Dạ Sư phụ cho con hỏi thêm.
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Tuệ Hoa: Sư phụ ơi, con có hai câu hỏi. Thứ nhất là con cảm giác như con chưa cảm nhận được rõ cái không gian của Biết ấy ạ.
Thầy Trong Suốt: Không cần! Cái từ “không gian của Biết” là cách nói. Cũng đừng cố gắng cảm nhận không gian tại vì lúc đấy con đang biến Biết thành một loại suy nghĩ rồi.
Tuệ Hoa: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Con đang muốn ép kinh nghiệm về Biết thành một cái loại kinh nghiệm chuẩn như không gian. Hiểu không nhỉ?
Tuệ Hoa: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Nên các con bỏ cái từ “không gian của Biết” đi, đừng dùng làm gì vội.
Cái đấy chỉ hợp với những người có nhiều kinh nghiệm thì mới nói thế thôi để họ trao đổi với nhau cho dễ. Còn câu hỏi quan trọng nhất là “Có đang biết hay không?” thôi.
Tuệ Hoa: Tại vì hôm Sư phụ dẫn mọi người tập ở Hà Nội ấy ạ. Sư phụ hướng dẫn là nhắm mắt vào và cảm nhận ấy, thì lúc đấy con cảm nhận được hơi thở, khi mà về âm thanh thì con cũng cảm nhận ra, nhưng mà lúc con quay lại hơi thở, con có những cảm nhận trên cơ thể. Nhưng mà khi Sư phụ hỏi là thế các con hãy cảm nhận không gian của Biết thì con cứ bị vướng mắc vào cái chữ không gian ấy luôn. Con cũng không biết là như thế nào...
Thầy Trong Suốt: Đấy, bạn nào giống bạn Hoa thì bỏ, loại cái từ không gian ấy đi. Ai xem cái livestream này ấy. “Có đang biết hay không?” thôi.
Tuệ Hoa: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Không gian là dành cho những người đã tập lâu và nó thành cái cảm nhận luôn, nhưng mà đấy là để sau. Tại sao gọi là không gian? Vì mọi thứ hiện ra trong đấy thì gọi nó là không gian. Không gian là nơi mọi thứ hiện ra mà, giống như tại sao lại gọi đây là không gian? Vì không gian là nơi mọi thứ hiện ra. Chứ có ai nhìn thấy được không gian đâu. Ở đây có ai nhìn thấy không gian? Mắt có nhìn thấy không gian đâu, con toàn thấy hình mà. Đúng không? Không gian là nơi mọi thứ hiện ra.
Khi mình gọi là “không gian của Biết” ý là gì? Là Biết ấy, là nơi mọi thứ hiện ra.
Nhưng mà thôi, cái từ đấy nó cũng gây hiểu lầm, thôi. Cố sắp đặt kinh nghiệm của mình thành một cái không gian. Tốt nhất là bỏ béng đi! “Có đang biết hay không?” thôi, thế là đủ rồi. Biết hay không thì không nói về không gian, đúng chưa? Ví dụ sáu tháng nữa có khi con lại dùng toàn từ không gian cũng nên, chưa biết được. (Các bạn cười) Nhưng khi cảm nhận mình nó rõ ràng hơn, mình thấy ừ, chẳng khác gì không gian cả, thế thì con lại dùng từ không gian.
Tuệ Hoa: Sư phụ ơi con chỉ cảm nhận được cơ thể mình, xung quanh âm thanh xong con lại quay về. Tức là con chỉ cảm nhận được cái cơ thể này thôi. Bên trong cái cơ thể nó hít thở như thế nào và rồi mưa rơi nó rơi vào đâu.
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Tuệ Hoa: Rồi tai mình nghe âm thanh ở đâu xong cái lúc mà quay lại như thế thì, tức là con vẫn có cái trụ trong hơi thở ấy Sư phụ.
Thầy Trong Suốt: Không sao, con biết hơi thở, đúng không? Thì cái Biết nó biết mọi thứ thì trong đấy có hơi thở, điều đấy chứng tỏ đang biết. Mấu chốt là có cảm thấy đang biết hay không? Nhắm mắt có cái hay là gì? Là mình thấy rõ cái việc mọi thứ hiện ra trong Biết. Bây giờ bỏ từ không gian đi nhé, nhưng mà nói là mọi thứ hiện ra trong Biết, ok không?
Một bạn: Dạ ok!
Thầy Trong Suốt: Rất ok, đúng không? Đấy! Thì cái nhắm mắt nó hay là rất dễ thấy mọi thứ hiện ra trong Biết. Đúng không? Nó mạnh hơn cái “Có đang biết hay không?” ở chỗ đấy. “Có đang biết hay không?” chỉ nói là có biết không thôi. Nhưng mà cứ nhắm mắt là thấy rõ mọi thứ hiện ra trong Biết. Đúng không? Làm quái gì có thứ nào mà lại không hiện ra trong Biết! Đã hiện ra thì phải hiện ra trong Biết chứ không sao con bảo nó hiện ra. Khi con bảo nó hiện ra thì phải biết nó rồi, đúng không? Khi con bảo nó hiện ra thì con đang phải biết nó chứ, không làm sao mà con dùng từ hiện ra. Khi con bảo ai hiện ra, hay hơi thở hiện ra thì có phải là con đang biết không? Không thì làm sao con nói lên câu đấy được? Nói hiện ra, nếu không biết tí nào thì làm sao mà nói từ hiện ra. Đúng không?
Như vậy là gì? Tất cả mọi thứ hiện ra trong Biết, xong rồi con biết nó. Nên là nhắm mắt lại thì thấy dễ nhất là mọi thứ hiện ra trong Biết. Thế thì khi mở mắt cũng thế, khi mình nhắm mắt lại mình thấy như vậy, khi mở mắt ra mình cũng thấy có khác gì đâu. Mọi thứ hiện ra trong Biết. Đúng không? Đây này! Đúng chưa? Ở góc đèn nháy… đôi khi nháy nháy một cái, lúc con thấy nháy nháy nó phải trong Biết chứ, nó phải biết chứ. Đúng không? Âm thanh hiện ra thì phải biết chứ, suy nghĩ hiện ra phải biết chứ. Như vậy tất cả hiện ra đều trong Biết cả. Thế nên mới ví Biết như bầu trời là vì thế đấy. Như bầu trời thì mọi thứ hiện ra ở trên bầu trời. Có mây nào thì mây, đúng không? Có bão hay là có sấm chớp, có mây đen thì nó vẫn hiện ra trong bầu trời. Nên ví nó như bầu trời vì thế.
Tuệ Hoa: Thưa Sư phụ! Nhưng mà thế thì là nó có giống kiểu như thiền không ạ? Tại vì là bình thường thiền, con mà quan sát cơ thể thì nhiều lúc mình cảm thấy mình như đang bơi, xong thì cũng thư giãn. Thì cái Biết nó là ngoài cả thiền hay là như nào ạ?
Thầy Trong Suốt: Cái thiền hiện ra trong Biết.
Một bạn: Thiền ạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Con thiền mà con biết là thiền, đúng không? Vậy thiền hiện ra trong Biết không? Biết nó ôm tất. Dùng từ không gian cũng thế, mà ôm trọn mọi thứ.
Nếu con thiền thì thiền hiện ra trong Biết, đúng không? Nếu không làm sao con nói con đang thiền?
Tuệ Hoa: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Đúng không? Như vậy nó vượt ra khỏi thiền vì nó ôm cả thiền luôn. Kể cả con không thiền ấy, thì nó cũng hiện ra trong Biết luôn. Con chạy nhảy, ca hát thì cũng gì?
Tuệ Hoa: Hiện trong Biết luôn.
Thầy Trong Suốt: Như vậy nói một cách khác là cái Biết này nó luôn thiền. Nói một cách khác là Biết này nó luôn thiền. Nó luôn luôn biết mà. Đấy, nên là trong Kinh Lăng Nghiêm có câu gọi là “Tự tánh ổn định”, cái Biết này nó luôn ổn định, nó luôn định. Không phải là cố thiền nó mới định, mà nó định sẵn rồi, ổn định sẵn rồi, nó không bị xao động. Ví dụ nhé! Kinh nghiệm sư phụ rất là định, ổn định. Các con thấy sư phụ đi trong không gian, đúng không? Sư phụ không thấy sư phụ trong không gian luôn. Các con thấy sư phụ đi trong không gian, cái thân thể này đi trong không gian không?
Các bạn: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Nhưng cái cảm giác sư phụ là bất động chứ không phải đi trong không gian. Trong cái bất động đấy có một bộ phim trong đấy một nhân vật chính đi trong không gian, đi trong màn hình. Nhưng mà mình có phải là cái nhân vật đấy đâu? Nên mình không có cái cảm giác là tôi là thực sự đi trong không gian nữa, dù nhân vật chính nó vẫn còn nghĩ là nó đi trong không gian. Nhưng mà sư phụ chỉ là cái màn hình thôi. Nó chiếu cảnh mới, chiếu cảnh, chiếu cảnh. Nếu sư phụ đi thì thấy cảnh mới, cảnh mới. Nếu sư phụ đi từ đây ra cửa ấy thì đối với sư phụ là cảnh mới, cảnh mới, cảnh mới. Chứ không phải là tôi đi xuyên qua không gian này ra cái cửa.
Các con hoàn toàn có thể làm như vậy được. Vì bản chất nếu con đi ấy, cái con thấy là cảnh mới, cảnh mới, cảnh mới. Xong suy nghĩ nó mới phiên dịch là tôi đi xuyên qua không gian. Đúng không? Con đi ô tô, taxi mà xem, con đi taxi con thấy cảnh mới, cảnh mới, cảnh mới không? Hôm nào đi taxi biết ngay, taxi mình ngồi yên một chỗ mà. Khi đi taxi là rõ nhất, con ngồi im một chỗ, cảnh mới hiện ra, đúng không?
Các bạn: Đúng rồi.
Thầy Trong Suốt: Đúng không? Xong cái suy nghĩ nó mới phiên dịch rằng tôi đi xuyên không gian từ A đến B. Nhưng bản chất là con mở mắt nhìn phía trước nhé, ngồi trong taxi còn thấy là gì? Là chỉ có cảnh mới thôi, cảnh mới, cảnh mới, cảnh mới. Có đúng không nhỉ? Ngồi taxi, ngồi cái chỗ nào ổn định ấy. Ngồi sau lưng một bạn nào chở đi cũng được, miễn là cái chỗ mình nó ổn định. Thì mình thấy là, cảm nhận là toàn cảnh mới hiện ra, cảnh mới hiện ra, cảnh mới hiện ra, đúng không? Sau đấy suy nghĩ mới phiên dịch là tôi là cái thân thể này nó đi xuyên không gian này. Hay là con bay từ Hà Nội vào Đà Nẵng. Ở đây những ai bay từ Hà Nội vào Đà Nẵng giơ tay nào?
(Một số bạn giơ tay)
Một bạn: Con ạ.
Thầy Trong Suốt: Con có thấy mình bay xuyên không khí đến đây không?
Một số bạn: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Có thấy không? Thấy cái cảnh đấy không? Hay là con thấy cái khoang máy bay rung, rung, rung. Cái con thấy nhiều nhất là khoang máy bay rung, rung, rung.
Một bạn: Đúng rồi ạ.
Thầy Trong Suốt: Xong mở cửa ra nhìn thấy cái sân bay khác.
Một bạn: Cảnh khác.
Thầy Trong Suốt: Cảnh khác. Hay là con thấy mình xuyên thẳng không gian gió rít, gió giật xung quanh? (Các bạn cười) Con thấy cái gì?
Một bạn: Cảnh khác hiện ra.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Con làm sao thấy được cái gió rít, rồi con bay… Ví dụ như máy bay của con toàn bay với tốc độ khoảng 1000km/h thôi, 800-1000km/h, con thấy được cảnh đấy không? Thấy tốc độ đấy không? Có ai thấy không? Có ai thấy mình bay một phát xoẹt xoẹt thấy không gian không?
Vài bạn: Không.
Một bạn khác: Chưa ạ.
Thầy Trong Suốt: Con chỉ tưởng tượng là mình… Ai thấy chưa? (Các bạn cười)
Một bạn: Chưa, con chưa thấy.
Thầy Trong Suốt: À đúng, chưa thấy, ok! Con chỉ tưởng tượng thôi còn cái con thấy là cái giống như cái màn hình, là một cái khoang máy bay ấy nó rung, rung, rung, rung, đúng không?
Một bạn: Đúng rồi!
Thầy Trong Suốt: Xong con suy luận rằng mình đang bay xuyên không gian đây này.
Xong mở cửa máy bay ra thì là một cái sân bay khác, con suy luận đây là Đà Nẵng. Đúng không? Thế nó lừa con, nó đưa con đi đến ví dụ là Cà Mau thì con cũng cứ tưởng Đà Nẵng. Đúng không?
Các bạn: Đúng ạ.
Thầy Trong Suốt: Con mở cửa con suy luận mà. Đúng chưa? Cái Biết thì nó biết mọi cảnh vật thay đổi, thế thôi, chứ nó không suy luận. Còn đâu nghĩ thì nó sẽ suy luận. Suy luận đầu tiên quan trọng nhất là đây là tôi này. Tức là trong một bộ phim này thì tự nhiên nó nhận một cục là tôi, là cái đầu tiên. Đấy! Mà khi có tôi thì tôi phải ở đâu chứ. Vì thế nó có không gian, tôi trước, xong là không gian sau. Hoặc là không gian và tôi hiện ra cùng một lúc cũng được. Nên nó phải tìm những cái như vậy. Còn nếu như con xem phim thông thường ấy, mà con không nhận mình là nhân vật chính, thì con thấy cả màn hình. Đúng không? Cái Biết ấy nó thấy cả màn hình. Đấy, và nó không bị lừa rằng nó là một nhân vật trong màn hình. Đúng không? Cái Biết là cả cái màn hình, nó không thể bị lừa nó là một nhân vật trong màn hình được. Còn cái nhầm lẫn thì nó có. Sau khi thấy toàn bộ màn hình rồi thì nó tự nhận một góc đây là tôi. Xong rồi đau khổ, sung sướng cùng cái tôi đấy, rất là khổ.
Ngọc Tấn: Sư phụ ơi, vậy thì mọi thứ nó vận hành theo nhân quả. Thì cái Biết, những cái thứ ở bên trong cái Biết thì vận hành theo nhân quả riêng?
Thầy Trong Suốt: Ừ, nói thế cũng được. Đấy là cách nói.
Ngọc Tấn: Nhưng mà phải có một cái gọi là cái nhân đầu tiên nào đấy…(các bạn cười).
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Đúng là nó có điểm mâu thuẫn là cái nhân đầu tiên là cái gì?
Không có. Vô thủy vô chung, không có điểm đầu không có điểm cuối. Nên nói là mọi thứ vận hành theo nhân quả cũng được, để hoạt động cho dễ. Đúng không? Mà để nói là mọi thứ nó cứ biểu diễn như vậy cũng được. Nên là dễ hiểu nhất, nhân vật chính trong phim đấm đá, có phải do cú đấm mà thằng kia ngã ngửa ra không? Ví dụ thế. Có phải do cú đấm đấy mà thằng kia ngã không? Hay là màn hình nó chiếu cảnh đấy ra thì chiếu cảnh đấy?
Ngọc Tấn: Nó chiếu ạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng không? Màn hình thích chiếu ra cái cảnh là 23 là thằng này đấm, 24 thằng kia ngã thì chiếu. Mà là 23 thằng này đấm, 24 thằng kia bay lên trời, cũng được đúng không? Nên là thôi… Với những người ở trong cái bộ phim ấy, thì là tin vào nhân quả hoạt động, hành động cho nó khỏi khác. Nhưng mà nhớ là đấy chỉ là một cách nói. Vì nhân quả ngay lập tức là gặp vấn đề, thế bắt đầu là cái gì, đúng không? Giống như là khoa học bây giờ nó phải sinh ra một vụ nổ lớn để cho có một điểm bắt đầu đấy. Nhưng mà rất tiếc là sự thật thì nó chẳng có đầu và có cuối.
Khi con đi thì chỉ có cảnh mới hiện ra, rồi sau đó suy nghĩ phiên dịch thành có một người đi xuyên không gian. Cái Biết thì chỉ biết cảnh hiện ra, còn suy nghĩ thì mới phiên dịch có tôi, có việc đi xuyên không gian.
12. Nếu con thấy sợ lý luận không học Vô ngã được thì làm cách nào?
Minh Không: Sư phụ ơi cho con hỏi là Sư phụ bảo là muốn tập Pháp Biết tốt thì phải học về Vô ngã. Và học Vô ngã thì con sợ cái suy nghĩ, lý luận các thứ mà con thì đầu óc thiếu căn ấy. Thế xong rồi Sư phụ bảo là tích phước ấy, mà con bây giờ chỉ có phóng sinh với tập Pháp Biết và chúc thầm thôi, con…
Thầy Trong Suốt: Tùy! Con học Vô ngã hoặc con rất tin cũng được. Một trong hai cách.
Hoặc là con học Vô ngã như các bạn khác.
Minh Không: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Con rất tin rằng là chỉ có Biết, không có tôi.
Minh Không: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Hai cái đấy đều dẫn đến kết quả được. Rất tin.
Minh Không: Vâng, con chọn rất tin Sư phụ ạ, vì nó dễ hơn.
Con có thể học Vô ngã hoặc rất tin là chỉ có Biết, không có cái tôi nào hết thì cả 2 cách đều dẫn đến kết quả.
13. Giữa 6 Bước vô thường và Biết thì Pháp nào tập dễ hơn? Tại sao muốn một cái gì đó là đã khổ rồi?
Nhật Hải: Sư phụ ơi cho con có 2 câu hỏi ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Nhật Hải: Câu hỏi thứ nhất là phương pháp tập sau khi mình học Pháp Biết này rồi thì tập Pháp 6 Bước vô thường hay là như thế nào ạ?
Thầy Trong Suốt: Như cũ. 6 Bước vô thường như cũ.
Nhật Hải: Trước đây thì Sư phụ có giảng là tập 6 Bước vô thường thì có cái bước 0 là khi mà có một cảm xúc tiêu cực xảy ra thì có biết cảm xúc đấy hay không, sau đó mình mới tập. Theo con hiểu là cái biết đấy vẫn chưa phải là cái Biết mà Sư phụ đang giảng. Tức là cái Biết đấy như Sư phụ nói cái Biết đấy cộng với cả nội dung của Biết ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Nhật Hải: Thì cái phương pháp tập thì...
Thầy Trong Suốt: Không! Cái bước 0 là bước ai sáng tác thôi, còn sư phụ vẫn chỉ dạy bước 1 thôi. Sư phụ dạy từ bước 1 trở đi thôi, còn bước 0 thì…
Hồng Anh: Sư phụ dạy. Sư Phụ luôn ấy… (Bạn cười)
Thầy Trong Suốt: Sáng tác à? Bước 0 là gì ấy nhỉ? Không nhớ.
Hồng Anh: Bước 0 là Sư phụ bảo trong cái không gian của Biết ấy, thì mình biết là mình có cái suy nghĩ, cảm xúc gì để cho cái đấy nó xảy ra trong tưởng tượng của mình.
Thầy Trong Suốt: Kinh thế cơ à?
Hồng Anh: Rồi bắt đầu mới tập…
Thầy Trong Suốt: Thật ấy hả, có hẳn Pháp đấy hả?
Nhật Hải: Vâng ạ. Sư phụ dạy Pháp đấy đấy ạ.
Hồng Anh: Nhưng mà nó chỉ cho nhóm Dự bị thôi chứ không phải là từ 6 Bước vô thường trở lên đều biết.
Thầy Trong Suốt: Thôi, thế thôi. Ai thích tập gì thì tập. (Các bạn cười) Từ bây giờ tập từ bước 1. Chuẩn đi, chuẩn mực đi. Còn cái sáng tác để lúc sau.
Nhật Hải: Nhưng con có được tập tiếp như thế không ạ?
Thầy Trong Suốt: Tùy con! Sư phụ vừa nói nó vẫn đúng thôi, thì cứ tập tiếp.
Nhật Hải: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Ừ! Còn đâu bản chuẩn, bản 1 nó là bước 1 rồi. Cái Biết này tập rất dễ, sau này thì thấy nó quá dễ luôn. Nhưng mà nó đòi hỏi con hiểu đúng. Đấy là lý do vì sao sư phụ dành thời gian để hiểu đúng. Còn hiểu không đúng thì mình tập sẽ khó. Tại sao tập lại khó? Nếu con tập khó vì sao? Vì mình muốn đạt đến một trạng thái nào đó thì luôn khó.
Giống như là lúc nãy nói là các con muốn chống lại vô thường thì luôn khó. Con đang ngồi thế này trạng thái A này, con muốn đạt trạng thái B, dù B là gì đi nữa thì cũng khó. Vì vô thường có thể không đạt được. Nó đơn giản là do vô thường. Đúng không? Nhưng nếu con đang là A, con nhận ra rằng đây chỉ là A thôi chẳng còn khó gì cả. Nếu con đang ngồi đây con cứ muốn ví dụ như là… “Thôi mình không chống lại vô thường nữa”, khó không?
(Các bạn cười) Khó không?
Các bạn: Khó ạ.
Thầy Trong Suốt: Nhưng con chỉ cần biết rằng con đang chống lại vô thường?
Một bạn: Dễ!
Thầy Trong Suốt: Thì lại dễ. Một bên là con muốn biến đổi trạng thái của con thành một trạng thái không chống lại vô thường nữa. Sáu bước vô thường bản chất là thế mà, bản chất là để con bớt chống lại vô thường đi. Đúng không? Chấp nhận nhân quả hơn. Nếu nói về độ khó nhé, thì 6 Bước vô thường vẫn khó hơn cái Pháp mà con biết rằng con đang chống lại vô thường. Cái nào dễ hơn?
Các bạn: Cái Biết ạ.
Thầy Trong Suốt: Một bên là mình tập để mình không chống lại vô thường sau một thời gian, một bên là biết rằng nếu chống lại vô thường thì biết là gì?
Các bạn: Biết đang chống lại vô thường.
Thầy Trong Suốt: Đang chống lại vô thường. Cái nào dễ hơn?
Các bạn: Biết.
Thầy Trong Suốt: Cái Pháp Biết nó dễ là vì thế. Nó dễ vì là con không cần phải biến đổi trạng thái của con thành A, thành B nữa. Con được như mình là, con là ai cứ đúng là thế.
Đấy! Sư phụ hay giảng là chấp nhận mình hoàn toàn, đúng không? Nhưng mà không có Pháp Biết này đố con chấp nhận mình hoàn toàn như con là đấy? Sư phụ hay giảng rất nhiều về mặt chấp nhận mình như mình là. Nhưng mà chỉ có cái Biết này này, thì mới chấp nhận được con như con là thôi. Còn tôi thì không thể chấp nhận được tôi như tôi là. Tôi thì… tôi bản chất là gì? Đã là một cái tôi thì là gì? Đầy sợ hãi, đầy mong muốn, ham muốn và sợ hãi. Tôi mà! Và đã ham muốn, sợ hãi thì không thể chấp nhận được cái đang là.
Đúng không? Còn cái Biết thì chấp nhận tất.
Nên là cuối cùng nếu đạt được trình độ chấp nhận mình như mình là ấy, thì con phải không phải là tôi, nghĩa là phải là Biết. Con có thể hòa được với Biết, hoặc là nhận ra là không có tôi nào hết, chỉ có Biết thôi. Thế nên là cái Pháp Biết này rất dễ nếu con hiểu đúng và rất khó nếu con hiểu sai. Đấy là lý do sư phụ nghĩ là phải tối thiểu ba tháng. Trong ba tháng này thì con đừng cố tập vội. Con tập cũng được, không ai cấm cả. Tập như sư phụ nói ấy, thì cứ tập đi. Tập kiểu: “Có đang biết hay không?”, rồi nhắm mắt ấy. Nhưng mà cái chính là hiểu đúng xem ông sư phụ ông muốn nói là cái gì. Nếu con hiểu đúng nhé, con thấy là con chẳng cần thay đổi chính là giúp chính mình luôn. Sợ chưa? Cái màn hình nó có cần thay đổi nhân vật nào trong phim không?
Một bạn: Không.
Thầy Trong Suốt: Hay nó cứ để phim diễn biến bình thường. Đúng không? Chỉ có nhân vật trong phim thì muốn đổi nhân vật trong phim. Đúng không? Nhân vật chính thì đổi nhân vật phụ, nhân vật phụ đổi thành chính, đúng không? Nhưng còn cái màn hình nó có bao giờ muốn là nhân vật này phải theo kiểu của tôi không? Có không?
Một bạn: Không.
Thầy Trong Suốt: Không! Nó thì nó chỉ thưởng thức thôi, xem thôi. Nếu con càng hiểu đúng ấy, con càng thấy là: "Ừ thực ra chẳng cần thay đổi nhân vật nào hết”. Đúng không?
Tưởng tượng đi, nếu con là Biết ấy thì con có muốn thay đổi cái gì không? Một bên là cảnh phim, con là Biết con là màn hình, con muốn thay đổi cái gì không?
Một bạn: Không.
Thầy Trong Suốt: Con không cần hết điên luôn, con hoàn toàn vừa điên vừa giác ngộ bình thường. Vừa điên vừa là Biết cùng một lúc, được không? Đúng chưa? Thì đây nếu con hiểu đúng ấy, dần dần con sẽ đến một cái chỗ vừa nói, là con không cảm thấy là mình phải biến mình thành một cái gì khác mình nữa. Con không muốn biến trạng thái mình, đang A thành hết A nữa, thành B nữa. Không muốn luôn, con thấy thậm chí không cần luôn. Đấy, hiểu đúng có giá trị đấy. Con cảm thấy không cần thiết. Thích thì cứ làm nhưng không cần thiết. Thích thì cứ làm thôi, con thích biến đổi thì cứ biến đổi nhưng con hiểu là đấy chẳng có nghĩa gì cả. Là mình hoàn toàn 100% được. Và khi đấy thì nó giải phóng cho con quá nhiều, rất nhiều nỗ lực biến mình thành một cái gì khác mà lâu nay con đã sống mấy chục năm. Tất cả các con đã quá khổ vì mấy chục năm nay cố biến mình thành một cái gì đó khác. Có đúng không? Đúng khổ hay sướng?
Các bạn: Khổ ạ!
Thầy Trong Suốt: Khổ quá luôn! Sư phụ cũng rất khổ, ngày xưa cũng khổ là vì thế. Vì sư phụ rất nhiều lý tưởng, lúc nào cũng muốn cái gì kỳ diệu hơn cái mình đang là. Khổ kinh khủng luôn. Chỉ cần muốn là đã khổ rồi. Vì khi muốn biến mình khác ấy, một là mình đã từ chối cái bây giờ rồi, mình đã coi thường, từ chối thì mình mới muốn cái khác, đúng không?
Một bạn: Dạ!
Thầy Trong Suốt: Thứ hai là mình đã sợ hãi rồi, vì chắc gì đã biến được.
Một bạn: Đúng rồi Sư phụ ạ!
Thầy Trong Suốt: Đúng không? Có phải là mình chỉ muốn biến mình thành cái khác, mình đã đánh giá thấp cái hiện tại của mình, cộng với cả mình đang đầy sợ hãi rồi không?
Một bạn: Dạ!
Thầy Trong Suốt: Cứ ham muốn đi kèm sợ hãi không? Sợ mình không đạt được, sợ mình không biến nổi. Các con muốn biến mình thành giác ngộ, sợ chưa? Sợ ngay gì? Ngay lập tức?
Một bạn: Không giác ngộ nổi!
Thầy Trong Suốt: Không giác ngộ được. Đúng không? Nhưng sau này con sẽ được học một cái câu gọi là cái đang là này chính là giác ngộ này, thì con chẳng cần biến gì nữa.
Đấy! Thế nó còn một giai đoạn nữa, cái sư phụ sẽ giảng cho con nó hoàn toàn mới, nó là cách mạng luôn, cách mạng với chính con ấy. Bởi vì con dần dần sẽ đến trạng thái là không muốn biến mình thành một người khác mình nữa. Không muốn. Cuối cùng là nó vẫn biến, thế giới mà, dòng nhân quả vẫn chạy thì nó vẫn biến thôi. Nhưng con không còn cái khao khát phải biến mình thành người khác nữa. Đến lúc đấy mới là tự do thực sự.
Giống Tế Điên ấy, ông ấy nói là “tôi nói tất cả những gì tôi nghĩ”, sướng không? Thích nói gì thì nói, Tế Điên ấy. Người ta bảo ông ấy bị điên đấy. Thế bây giờ con thử nói tất cả những điều mình nghĩ xem. (Các bạn cười) Điên không?
Các bạn: Điên ạ.
Thầy Trong Suốt: Con nói tất cả những điều con nghĩ thì là điên chắc, người ta bảo con là đồ biến thái đúng không. (Các bạn cười)
Ngọc Tấn: Sư phụ! Thế cái màn hình không muốn biến mình thành khác, không muốn mình phải thay đổi thành khác ấy…
Thầy Trong Suốt: Không bắt mình, gọi là không muốn, không bắt!
Ngọc Tấn: Khi mình có ý đồ xấu, khi mình định làm điều xấu chẳng hạn.
Thầy Trong Suốt: Ừ! Đấy là một điều rất kỳ diệu, cái Biết nó tự sinh ra… Cái Biết ấy nó rất là kỳ diệu, nó sẽ tự sinh ra nhận thức đúng đắn. Ví dụ con sắp ăn cắp thì con biết phát là tự rụt lại ngay, tự nó không muốn ăn cắp nữa.
Ngọc Tấn: Wow!
Thầy Trong Suốt: Đấy! Nó tự.
Ngọc Tấn: Xịn nhỉ!
Thầy Trong Suốt: Nó biết điểm mình dừng mà, nó tự biết tất cả thế giới tự biết, nó sẽ tự không cần phải làm cái điều đấy nữa. Chính không biết mới đi ăn cắp. (Các bạn cười) Thật đấy! Biết, chính biết rõ từng hành động một ấy, sẽ không ăn cắp đâu.
Ngọc Tấn: Vâng!
Thầy Trong Suốt: Nó tự dừng, tại vì thực ra nó sẽ không cần thế nữa. Con ăn cắp bởi một thứ mà con khao khát cái đấy, khi con thấy đầy đủ rồi tự con mất cái khao khát đấy luôn.
Có thì tiêu, thì hưởng, chứ nó không cần phải làm những điều không cần thiết, sai trái để đạt cái đấy nữa. Nhé, cái trạng thái ấy thì con tự thấy, con thấy rất đầy đủ. Khi con không cần biến mình thành cái khác ấy thì tự con thấy đầy đủ. Đúng không? Đầy đủ thì con không thiếu thốn nữa. Không thiếu thốn nữa thì mất đi cái động lực là phải để ăn cắp, để làm các cái chuyện khác.
Cái này giải quyết từ gốc, còn đâu mình răn mình là đừng ăn cắp là giải quyết từ ngọn.
Mình vẫn khao khát nhưng mình vẫn phải răn mình, đúng không? Cấm này, cấm kia vẫn là ngọn.
Ngọc Tấn: Nhân quả, nhân quả...
Thầy Trong Suốt: Đúng không nhỉ? Đúng rồi, vì mình đang chặt từ ngọn, còn đây chặt từ gốc. Con là Biết rồi, con có thiếu cái gì đâu mà phải làm thế?
Ngọc Tấn: Đúng rồi.
Thầy Trong Suốt: Con có thiếu cái vật ấy đâu mà phải cướp nó về tay con. Mà còn ngược lại là con thừa kìa, con cảm thấy rằng mình chẳng thiếu cái gì cả, mình có thể đem cho được. Đúng không? Mình không có tiền thì mình có thể cho sự chú ý, sự quan tâm của mình, tình thương của mình, thời gian, công sức… Nghĩa là cái gì muốn cho thì cho. Vì nó là cảm giác đầy đủ mà. Khi con không muốn biến con thành cái khác thì con mất luôn cảm giác thiếu, đồng ý chưa?
Một bạn: Dạ!
Thầy Trong Suốt: Đồng ý không?
Một bạn khác: Dạ!
Thầy Trong Suốt: Các con ở đây vẫn thấy thiếu vì vẫn muốn là biến kinh nghiệm A thành kinh nghiệm B. Các con ngồi đây này, nếu con thấy thiếu vì mình vẫn muốn là biến kinh nghiệm đời mình thành kinh nghiệm khác. Lập tức mình thiếu ngay cái khác đấy. Đúng không? Nhưng nếu mình không muốn biến nữa thì nó đầy đủ dâng lên ngay. Đầy đủ thì ăn cắp gì nữa? Giải quyết từ gốc không?
Một bạn: Có ạ!
Thầy Trong Suốt: Giải quyết thẳng từ gốc. Giải quyết đấy mới là giải quyết trọn vẹn, nghĩa là đến từ gốc chứ không phải đến từ ngọn. Còn các loại răn răn dạy dạy ấy, đấy mới là giải quyết từ ngọn. Vì thế nó không thể đảm bảo, đúng không? Kiềm chế tốt thì thành công, còn không tốt thì sao? Còn đây từ gốc luôn, tự thấy mình đầy đủ luôn.
Mình tập 6 Bước vô thường là để sau một thời gian không chống lại vô thường, còn tập Pháp Biết thì khi mình đang chống lại vô thường mình chỉ cần biết mình đang chống lại vô thường. Pháp Biết dễ hơn rất nhiều vì không cần phải biến đổi kinh nghiệm A thành kinh nghiệm B.
Khi muốn một cái gì đó thì đã khổ rồi vì một là mình từ chối cái bây giờ và hai là mình sợ hãi vì chắc gì đã đạt được. Sau này con được học “cái đang là” chính là giác ngộ thì con chẳng còn muốn biển đổi kinh nghiệm nữa.
14. Trong lịch sử có nhiều cách dùng từ khác nhau để nói về Sự thật, tại sao Sư phụ lại chọn từ “Biết”?
Nhật Hải: Sư phụ ơi con có một câu hỏi nữa ạ, tò mò ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Nhật Hải: Là trước Sư phụ có giảng là khi mình biết điều đấy thì ngay lập tức mình đã ra khỏi cái điều đấy rồi. Thì con tò mò là trạng thái Sư phụ ấy ạ, khi mà mình hòa vào Biết rồi thì cuối cùng cũng chẳng có Biết mà cũng chẳng có thấy… Tức là Biết và những cái đang diễn ra lập tức hòa làm một trong Biết đúng không ạ?
Thầy Trong Suốt: Biết là cách để giảng Pháp. Sư phụ chỉ thấy thế này thôi, đấy, dùng từ chuẩn nhất: thế này thôi. Tôi thấy mỗi thế này! Nhưng mà để truyền đạt thì vẫn phải dùng một từ, danh từ nào đó để truyền, đúng không? Còn nếu mà nói không thì nhà Phật có từ Như như đấy. Nó chỉ thế này thôi, như thế này thôi, không mô tả được, không nắm bắt nó, đặc biệt là không nắm bắt nó, không bảo rằng nó là cái này hoặc cái kia. Cái suy nghĩ ấy thì nó muốn bảo là đây là Biết hay đây không phải là Biết.
Nhật Hải: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Suy nghĩ thì muốn nắm bắt. Còn đâu cái trạng thái biết ấy, bản thân nó chẳng nắm bắt gì cái gì cả. Biết nó không tự bảo tôi là Biết được. Nó chỉ như thế này thôi.
Tuy nhiên để truyền đạt thì nó phải có một từ nào đó. Thì sư phụ cân nhắc rất lâu xem cái từ nào hợp, phù hợp nhất với các con. Vì trong lịch sử người ta dùng rất nhiều từ khác nhau, không phải từ Biết, từ Biết không phải là từ phổ biến đâu. Trong lịch sử người ta dùng từ như Đạo này, đúng không? “Đạo khả đạo phi thường Đạo”, là từ Đạo ấy. Nhưng mà từ Đạo khó, khó tiếp nhận lắm. Các con hãy cảm nhận Đạo đi! (Các bạn cười) Khó không?
Các bạn: Khó ạ!
Thầy Trong Suốt: Quá khó! Cảm nhận Biết thì được ngay, đúng không?
Các bạn: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Cảm nhận Đạo phát là bắt đầu khó chưa?
Một bạn: Rồi ạ!
Thầy Trong Suốt: Một từ nữa hay dùng đấy là: “Hãy cảm nhận Chân như đi!” (Các bạn cười) Ngày xưa dùng từ Chân như rất nhiều. Nhưng mà trên đường thử nghiệm ấy, có một đoạn mà “Chân như chỉ lộ”, nhớ không?
Một bạn: Nghe sợ chết đi được.
Thầy Trong Suốt: Sợ không?
Một số bạn: Sợ ạ.
Một số bạn: Nghe sợ thế!
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi. Nghĩa là trên đường dạy các con ấy, thì sư phụ phải thử nghiệm. Tại vì ở thế kỷ XXI không biết từ gì để hợp với cái hội thế này cả. Nếu dùng những từ Đạo này, Chân như này là bắt đầu các con là bối rối rồi, đúng không? “Các con hãy cảm nhận Đại thủ ấn đi!” (Các bạn cười) lại càng khó, đúng không? “Các con hãy cảm nhận Thượng đế đi!” Chúa Giê Su rất hay là dùng từ Tình yêu, phải không? Đấy là ông ấy rất sáng tạo. Sư phụ dùng từ Biết còn ông ấy dùng từ Tình yêu. Bản chất là Biết, cái Biết này nó ôm trọn mọi thứ bên trong. Biết ấy nó không loại trừ cái gì hết, không tách rời cái gì, nên nó là Tình yêu chân chính nhất. Yêu thông thường phải là loại trừ cái này, yêu cái kia, đúng không?
Đức Thành: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Không ôm ghét được, cái gì nó ghét thì nó không ôm được. Đúng không? Nhưng cái Tình yêu mà Chúa Giê Su nói ấy nó luôn ở đây, ôm hết mọi thứ bên trong, không tách cái gì khỏi cái gì cả, chấp nhận được mọi thứ như...
Các bạn: Nó là.
Thầy Trong Suốt: Cái Biết là cái duy nhất chấp nhận mọi thứ như nó là. Còn cái suy nghĩ nó nhảy vào nó đánh nhau ngay, đúng không? Thấy mình béo phát, nếu mà chỉ biết mình béo thì có chấp nhận không?
Một bạn: Không ạ!
Thầy Trong Suốt: Không! Nếu chỉ biết béo thì chấp nhận chứ.
Bạn đó: Dạ!
Thầy Trong Suốt: Nhưng “Béo rồi, không được!” Đấy Suy nghĩ nhảy vào, đúng không?
“Chết! Béo thế này không được!”, thế là không chấp nhận được cái thân thể như mình là nữa.
Cái Biết nhé, có thể yêu được con như con là, chấp nhận được con như con là. Đúng không? Nhưng cái tôi ấy thì nó không chấp nhận được con như con là. “Mình phải béo lên, phải gầy đi, mình phải giỏi hơn, mình phải giác ngộ, mình không thể vô minh được”. (Một bạn cười) Chuẩn không?
Một bạn: Chuẩn!
Thầy Trong Suốt: Như vậy là nó không chấp nhận được con như con là, cái hiện giờ đang là. Vì thế Chúa Giê Su ông ấy rất sáng tạo dùng từ Tình yêu, quá thông minh luôn. Đấy là một cái sáng tạo lịch sử rất lớn. Đương thời người ta vẫn dùng từ Thượng đế, thế mà ông hẳn dùng hẳn từ Tình Yêu luôn, khác hẳn luôn. Và ông làm cho rất nhiều người cảm nhận được nó. Vì tình yêu thật sự là chấp nhận người ta như người ta là mà. Các con mà được ai chấp nhận mình như mình là thì sướng lắm. Nếu người yêu các con mà chấp nhận được con như con là thì sao?
Các bạn: Sướng!
Thầy Trong Suốt: Sướng không?
Các bạn: Sướng!
Thầy Trong Suốt: Con mà chấp nhận được mình như mình là thì sao?
Một bạn: Sướng quá!
Một bạn khác: Đại sướng!
Thầy Trong Suốt: Đại sướng. (Các bạn cười)
Một bạn khác: Vãi cả đại sướng
Thầy Trong Suốt: Đúng chưa? Thế thì trong lịch sử những người thầy như kiểu như Chúa Giê Su này, như sư phụ, những ông thầy khác ở mỗi thời đại đều tìm cách sáng tạo cho hợp với thời đại đấy. Thời Chúa Giê Su là gì? Con chiên học trò Ngài ấy, toàn những người dốt, rất là dốt. Toàn nông dân thôi, nông dân, đánh cá, tiều phu, rồi xây dựng, những người rất bình thường trong xã hội. Nên là nếu mà giảng giáo lý cao siêu này là không chấp nhận được, nên ông ấy dùng cái từ “Tình yêu” cho dễ chấp nhận nhất. Đấy, cho con ví dụ. Nghĩa là con dùng từ Tình yêu viết hoa cũng được. Cái “Tình yêu luôn ở đây” sư phụ hay nói ấy.
Nhớ cái đấy không?
Các bạn: Nhớ ạ.
Thầy Trong Suốt: Là cái Biết này chứ là cái gì? Thật đấy! Hôm nay hiểu chưa?
Các bạn: Rồi ạ.
Thầy Trong Suốt: Chỉ có cái Biết này luôn ở đây thôi, mà chỉ có cái Biết này mới ôm được mọi thứ vào trong, chấp nhận được mọi thứ như nó là thôi. Đây là tình yêu thật sự.
Đấy nếu mà con hiểu bài “Tình yêu luôn ở đây” là Tình yêu này này. Chứ tình yêu nam nữ luôn ở đây không?
Các bạn: Không.
Thầy Trong Suốt: Thậm chí tình yêu mẹ con luôn ở đây không?
Các bạn: Không.
Thầy Trong Suốt: Mình ghét nó bỏ xừ đi được. (Các bạn cười) Nhiều lúc ghét nó, đúng không? (Các bạn cười) Đúng không? Nhưng Tình yêu viết hoa là cái Biết này luôn ở đây.
Thế trong lịch sử các vị thầy đều phải đi sáng tác, sáng tạo. Những vị thầy mà khai trương một cái gì đấy thường phải sáng tạo.
Cũng thế thôi, vì trong lịch sử cũng có người gọi là Biết rồi, ở trong quá khứ rồi. Sư phụ phải cân nhắc thôi chứ từ này không phải là từ sư phụ sáng tạo ra nhưng mà sư phụ phải tìm kiếm và thử nghiệm nó. Thì cuối cùng thấy là gì? Cảm nhận Biết là dễ nhất trong các loại cảm nhận. “Cảm nhận Thượng đế đi!”, khó chưa?
Một bạn: Khó ạ.
Thầy Trong Suốt: “Cảm nhận Đại toàn thiện đi!”, khó không?
Các bạn: Khó ạ.
Thầy Trong Suốt: “Cảm nhận Đại thủ ấn đi!”, (Các bạn cười) khó không? “Cảm nhận Chân như đi!”, nghĩa là tất cả những thứ đấy đều gì?
Một bạn: Khó.
Thầy Trong Suốt: Quá xa lạ! Trong khi cái Biết này nó quá tầm thường, bình thường. Dễ dàng tiếp cận đến mọi người. Sư phụ tin là giảng cái này xong có thể đến hàng nghìn người được. Nhưng sư phụ chỉ đổi từ phát thôi, hay giảng về Chân như phát là thôi rồi, lập tức là chỉ giảng cho chục người. Đúng không?
Đấy thì cuối cùng là từ Biết thôi. Sau khi đã thử nghiệm khá lâu đấy, thì sư phụ thấy rằng là nó là từ mà hợp nhất với cả cái cái thế kỉ XXI này. Nên là dùng Biết. Biết có phải cảm nhận được ngay không? Dễ dàng không? Quý hơn các từ khác không? Trong trường hợp các con không? Đấy! Quý cực kì luôn.
Ngọc Tấn: Nếu không ngày xưa lúc con nghĩ về giác ngộ ấy, thì con thấy nó đáng để theo nhưng mà con không hiểu được. Nó là một cái gì rất là long lanh, nó rất là kì bí. Đấy, nhưng mà nó giống như là chức học sinh giỏi để mình hướng tới. Còn cái này thì không phải phấn đấu, nó là một cái gì đấy tự nhiên giống như kiểu như là khám phá rất là sướng.
Thầy Trong Suốt: Ừ! Cái này giống cái giường ấy, bản chất mình nằm trên giường béng rồi còn đâu nữa. Nhớ bài thơ chiều nay không? Ai đọc bài thơ đấy đi! Đây, cái Biết này giống cái giường ấy. Tất cả các con đều đang nằm ở đâu rồi?
Các bạn: Trên giường ạ.
Thầy Trong Suốt: Nhưng lại cứ tưởng mình đang…?
Một bạn: Ngồi chơi.
Thầy Trong Suốt: Chu du thiên hạ. Tỉnh ra thấy là nằm trên giường là xong. Đúng không? Khi mình tưởng mình chu du mình mất an toàn ngay, đúng không? Trong mơ mà con chu du, mất an toàn hay an toàn?
Một bạn: Mất an toàn.
Thầy Trong Suốt: Mất an toàn. Nhưng con thấy con nằm trên giường thì sao?
Một bạn: An toàn.
Thầy Trong Suốt: An toàn ngay. Đấy, một bạn nào đọc bài thơ cái giường đi.
Vũ Lập: Con đọc nhé Sư phụ!
“Giống như người mộng ngủ trên giường”.
Thấy mình du lịch khắp bốn phương, Chưa từng rời giường bao giờ cả, Biết luôn bất động hệt như giường”.
Thầy Trong Suốt: Cái Biết là cái rất dễ, nó luôn ở đây. Đúng không? Con chỉ tưởng tượng rằng là mình đi khắp nơi, mình làm người này, người kia thôi. Chứ còn nhận ra Biết luôn ở đây thì hết luôn vấn đề. Đúng chưa? Nên là đấy là một cách khác. Cái vấn đề ở đây dễ, trụ vào rất dễ. Biết này dễ lắm, dễ nhất trong các từ mà người hiện đại có thể chấp nhận được.
Đúng không? Tại vì dễ hơn cả từ Tình yêu luôn.
Một bạn: Đúng ạ.
Thầy Trong Suốt: Nói thế chứ “Hãy cảm nhận Tình yêu đi!” thì… cũng căng đấy, nhỉ?
Một bạn: Dễ bị nhầm.
Thầy Trong Suốt: Ừ! Căng! Người hiện đại nó quá là phức tạp rồi, không thể cảm nhận Tình yêu nổi nữa.
Trong lịch sử, có nhiều từ được dùng để mô tả về Sự thật như Đạo, Chân như, Thượng đế, Tình yêu, Đại toàn thiện. Sau khi thử nghiệm khá lâu thì sư phụ thấy từ “Biết” hợp với thế kỷ XXI nhất, dễ cảm nhận được nhất.
15. Nội dung của Biết đến từ đâu?
Vũ Tấn: Sư phụ ơi cho con hỏi. Con nghe ghi âm cái khổ thơ mà Sư phụ ẩn dụ về biển… về đại dương ấy…
Thầy Trong Suốt: Đọc đi, đọc đi! Đọc các bạn nghe luôn để hình dung cho dễ. Các con nên nghe bài thơ ấy để hiểu ý sư phụ nói về Biết là như thế nào. Con đọc đi! Đọc về đại dương, con đang quan tâm đến đại dương đọc đại dương đi.
Vũ Tấn: Dạ con đọc ạ!
Thầy Trong Suốt: Đọc chậm thôi!
Vũ Tấn: “Nhận Biết thẳm sâu tựa đại dương Ôm trọn muôn trùng nghĩ khởi tan Sóng nhỏ sóng to đều từ nước Nghĩ xuôi nghĩ ngược Biết là nguồn”.
Thầy Trong Suốt: Hỏi đi!
Vũ Tấn: Sư phụ cho con hỏi là cái nội dung của Biết ạ, là hình ảnh, suy nghĩ, rồi kể cả vật, người, tôi, các thứ thì nó đến từ đâu ạ? Thì như cái bài bài viết này thì con đang hiểu ẩn dụ nó cùng bản chất là nước và cái nguồn là cái Biết nó sinh ra như thế.
Thầy Trong Suốt: Ừ! Hiểu thế cũng được. Giống như là mọi hình ảnh trong màn hình thì đến từ màn hình.
Vũ Tấn: Vâng.
Thầy Trong Suốt: Hiểu thế cho đơn giản. Mọi hình ảnh trong mặt gương thì đều đến từ mặt gương. Đó là cách hiểu, một cách đơn giản. Thay vì nghĩ rằng nó đến từ một nguồn nào khác thì nó đến thẳng từ nó luôn. Hình ảnh trên màn hình đến từ màn hình chứ, đúng không? Vì khi mình nhìn một cách đơn giản như vậy thì mình sẽ không còn nhiều thắc mắc. Còn không thì cứ đến từ đâu đấy, điểm bắt đầu là điểm nào? Mà không hiểu rằng tất cả đấy là mình nghĩ vào thôi.
Bản chất thế giới nhé là nó chẳng đến từ đâu hết. Đấy là bài thơ viết thế chứ bản chất chẳng đến từ đâu hết. Hiện ra thế thôi, đấy là bản chất của thế giới đấy. Mọi thứ nó hiện ra thế thôi chứ chẳng đến từ đâu cả. Đấy! Nhưng mà nếu mình chọn một cái để bảo nó đến từ đâu thì đến từ màn hình là rõ nhất. Chứ còn nó cứ tự hiện ra thôi, bảo đến từ đâu cũng chỉ là suy nghĩ bảo mà thôi. Đúng không? Có phải đấy là do mình nghĩ không?
Nhưng mà con kinh nghiệm trực tiếp nó hiện ra không?
Vũ Tấn: Có ạ.
Bản chất thế giới là mọi thứ nó hiện ra thế thôi chứ chẳng đến từ đâu.
Nhưng nếu mình chọn một cái để bảo nó đến từ đâu thì từ màn hình (cái Biết) là rõ nhất.
16. Sư phụ tự nhiên dạy con hay có lý do để dạy?
Hồng Hương: Sư phụ ơi con muốn hỏi một câu! Sư phụ hay nói là với Sư phụ thì cuộc đời với giấc mơ không khác gì nhau ấy ạ. Thì nếu như là Biết thì sẽ không muốn thay đổi hay sửa bất cứ một cái gì khác.
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Hồng Hương: Thì con muốn hỏi là thế thì lúc đấy Sư phụ muốn dạy cho bọn con hay là Sư phụ tự nhiên dạy cho bọn con?
Thầy Trong Suốt: Tự nhiên dạy thôi, tự nhiên hiện ra cảnh ông nhân vật chính này chạy đi chạy lại, dạy hết cỡ. (Các bạn cười) Đây này, thế thôi, tự thế thôi. Ông nhân vật chính này ông ấy có lý do của ông ấy, các con đến đây có lý do của riêng con, những cái này tự nhiên mà nhân vật nó vẫn có lý do. Nhưng nếu con là Biết thì nó chẳng lý do gì, nó chỉ thấy cảnh phim thế thôi. Hiểu không nhỉ? Các con đang đồng hóa mình với thân tâm này, thân tâm này thì nó làm gì chẳng có lý do. Đúng không? Nên mình không phủ nhận lý do đấy. Các con tu hành để giác ngộ, đúng không? Sư phụ ở đây dạy con vì ví dụ như là mình cảm thấy là mình thương người đi, thì cái đấy mình không phủ nhận nó. Nó không có gì sai trong cái đấy cả. Đúng không?
Nhưng đấy là hình tướng là như vậy. Nhưng mà nếu với cái Biết ấy thì nó tự thấy cảnh đấy hiện ra thôi. Trong đây phim có một cảnh ông sư phụ thương người và học trò muốn học, các cái đấy hiện ra. Nhưng nó không thực sự thấy rằng là nó có nhu cầu, nó là cái Biết ấy, nó không có nhu cầu phải dạy cho ai cái gì cả, mà nó chỉ xem bộ phim đấy thôi. Như vậy là giống như con xem bộ phim cuộc đời Đức Phật ấy, thì Đức Phật có rất nhiều lý do để tu hành, đúng không? Nhưng nếu con nhìn như con là cái màn hình thì con cần gì lý do gì. Chiếu cảnh đấy mà chẳng cần lý do. Đúng không? Mỗi người có lý do riêng mà cũng chẳng có lý do gì thực sự cả.
Đấy thì Biết là như vậy, Biết nó chỉ biết thôi. Nó không cần lý do để làm cái gì hết.
Thế nếu con tin sư phụ là cái ông thân thể này. Các con tin sư phụ là thân thể này, đúng không? Người này. Thì đương nhiên là phải có lý do chứ. Đúng không? Đương nhiên thân thể này làm gì cũng có lý do. Giống như là đói thì đi ăn. Vậy là lý do đi ăn là gì?
Một bạn: Đói.
Thầy Trong Suốt: Là đói. Thế nhưng bản chất thì không. Bản chất là trên một cái màn hình một bộ phim, trong bộ phim có rất nhiều nhân vật, mỗi nhân vật có một cái lý do riêng. Thực chất thì chẳng có lý do nào hết, chỉ có màn hình chiếu phim thôi. Nên là về tương đối thì vẫn có, sư phụ có đầy lý do để dạy, có một đống lý do. Nhưng về mặt tuyệt đối thì lại chẳng có lý do gì, cứ thấy cảnh này chiếu rồi xem, hết cảnh này đến cảnh khác.
Nó khác như thế. Thế nếu con đang ở trong tương đối thì con nên có các lý do mà nó chính đáng giúp mình đến giải thoát chứ đừng nên là không có lý do gì. Nhưng mà nếu con muốn đến dần dần với tuyệt đối thì dần dần con sẽ tự thấy rằng thực ra nó tự hiện ra thế thôi.
Đấy! Phim nó thế, lý do là phim nó thế. Đúng không? (Có bạn cười) Đấy là phim. Đấy, lý do là phim nó thế. Tại sao sư phụ dạy Pháp cho các con? Thì phim nó thế! (Có bạn cười) Được chưa? Cũng hợp lý chứ đúng không? Thì cảnh đấy nó thế thôi.
Cái Biết nó tự thấy cảnh có một ông sư phụ thương người, học trò muốn học thì cảnh dạy học diễn ra chứ tự nó không có lý do. Giống như trên màn hình có một bộ phim, trong bộ phim mỗi nhân vật có một lý do. Bản chất thì chẳng có lý do gì, màn hình chỉ chiếu phim thôi.
17. Khi mình hòa vào Biết rồi thì có còn lý do luân hồi trở lại để cứu chúng sinh?
Ngọc Tấn: Dạ thưa Sư phụ, trước đây khi mình ăn mình không thể tránh được sát sinh, mình có một cái lời thề là sau này mình sẽ lăn lộn ở trong luân hồi để mà mình cứu chúng sinh đấy. Thì bây giờ mình biết rồi, mình biết là mình hòa với tất cả vì nó bao trùm tất cả vật với trong luân hồi.
Thầy Trong Suốt: Thì câu hỏi của con là gì?
Ngọc Tấn: Thì câu hỏi của con là mình đã có một cái lời thề như vậy, đến bây giờ sau khi mình thay đổi trạng thái thì mình không có lý do gì để luân hồi trở lại. (Các bạn cười)
Thầy Trong Suốt: Mình. Con vẫn tin là mình thành cái màn hình. Không! Không có mình nào, cái mình biến mất. Cái mình biến mất chỉ còn màn hình, chứ không phải là mình biến thành cái màn hình. Hiểu không nhỉ?
Ngọc Tấn: Nếu mà như vậy khi mà con học Pháp Vô ngã ấy, con thấy là không có cái tôi nào cả, không có cái ông Ngọc Tấn nào đang ăn con châu chấu chẳng hạn. Thì mình chẳng cần phải làm những cái phép thực hành về không sát sinh, rồi từ bi với các kiểu đấy nữa ạ?
Thầy Trong Suốt: Không! Chưa! Nếu mà Vô ngã thì bản chất là vẫn tin thế giới là có thật, vẫn tin là đau khổ là có thật. Kể cả không ai chịu khổ thì đau khổ vẫn thật. Đúng không? Giống như là con tin là vô ngã con có dám là cắt chân con không?
Ngọc Tấn: Không ạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Đau bỏ xừ đi được, đúng không? (Các bạn cười) Không ai chịu đau vẫn đau mà, vẫn là việc không tốt, gây hại. Nên là chưa thể thấy vô ngã thì không thể hành xử như thế được. Thấy vô ngã thì nhiều khi có nhiều người vẫn còn phát tâm bồ tát ấy, vẫn còn đi cứu người mà. Giải quyết lớn nhất của vô ngã là gì? Giải quyết được cái đau khổ của con người. Nếu mà khổ xảy ra thì không phải là tôi khổ nữa. Đấy, thế thôi.
Chứ nó chưa giải quyết được cái việc là “Thế bản chất thế giới nó là cái gì?” Chưa giải quyết được. Nó vẫn tin mọi thứ có thật, vẫn có vật, vẫn có những sự vật, hiện tượng mà chưa thấy được rằng đấy chỉ là hình ảnh trong phim mà thôi. Chưa thấy được điều đấy.
Nên là con có vô ngã xong thì con vẫn sống bình thường.
Còn cái màn hình thì nó là khác. Màn hình nó tự do hoàn toàn với cả những thứ đấy.
Cái nhân vật chính cứ nguyện đi, nguyện cũng được, cầu nguyện cũng được. Màn hình nó không cản trở. Nó cũng không ủng hộ. Nó cứ ôm y nguyên thế, cứ thế đã, phim nó thế mà.
Nó chẳng mâu thuẫn, cái màn hình nó không mâu thuẫn với bất kì lối sống nào. Chứ nó không bảo là vì trước đây tôi vô minh nên tôi nguyện, bây giờ tôi hết vô minh rồi nên thì tôi không nguyện nữa. Không! Đấy là việc của cái ông nhân vật chính, của một cái hình trong phim. Đây chỉ có cái hình trong phim thôi, hình trong phim nên là cảnh gì thì cảnh đấy hiện ra. Chứ màn hình nó không tham dự vào cái gì hết.
Tất cả những câu hỏi là sẽ làm gì, rồi không làm gì, rồi có làm gì, nên làm gì v.v... là mất sạch đối với cái màn hình. Nhưng vì con tin rằng tôi biến thành cái màn hình nên mình vẫn còn câu hỏi đấy. Còn tôi mất rồi ấy thì câu hỏi đấy sẽ mất. Câu hỏi nhân quả đấy, cho dễ hiểu, vẫn xảy ra tiếp tục trong nhân quả. Ông đã thề rồi thì nhân quả vẫn đẩy đi, vẫn đẩy những lời thề đi tiếp, lời nguyện ấy. Đấy, nói nhân quả cho dễ hiểu cũng được. Con đã thề thì nhân quả vẫn đẩy dù con có chứng ngộ cái gì thì chứng ngộ. Hiểu không? Chứ không phải do chứng ngộ thì nhân quả không đẩy đi.
Cái trạng thái màn hình là trạng thái gọi là không thể nghĩ bàn vì thế. Tại vì con có nghĩ bàn gì thì nghĩ bàn, con nghĩ bàn dựa trên những cái con đã biết. Tất cả các con đều hiểu cái mới dựa trên cái đã biết, đúng không? Nhưng cái này là cái không, chưa từng biết bao giờ, cái trạng thái đấy ấy. Thì làm sao mà con hiểu nó được? Con chỉ có thể là nghe những người thầy mô tả bằng những cái hình tướng, hình tượng khác nhau để có một cái cảm nhận nhất định để mà đi về phía trước. Tất cả các mô tả trên, bản chất là để các con đi về phía trước, chứ không phải để định nghĩa cái trạng thái đấy làm gì cả. Mình không thể định nghĩa một trạng thái không định nghĩa nổi. Tất cả mô tả của sư phụ để cho con cảm hứng đi về phía trước. Giảng thế cho dễ hiểu nhất.
Lý do sư phụ mô tả này, viết văn, viết thơ ấy, là để gợi cảm hứng cho con, truyền cho con cảm hứng đi về phía trước, thế thôi. Đấy! Rất thực dụng. Chứ không phải định nghĩa ra một cái trạng thái, định nghĩa ra một sự giác ngộ nào đó. Không! Cái đó là không thể định nghĩa được. Nhưng mà vẫn mô tả để con đi về phía trước. Ngón tay chỉ mặt trăng để con nhìn thấy mặt trăng. Nên là các con thì cần cái quan trọng nhất là mình cần cái cảm hứng đi. Nếu con có cảm hứng đi là sư phụ sẽ cảm thấy rất thành công. Hiểu không? Thế còn tự đi thì mới tự cảm nhận được. Cảm hứng đi rồi thì mình tự đi, tự đi thì mình bắt đầu cảm nhận được, à hóa ra cái mà không thể mô tả là cái này đây. Đúng không? Khi mình đến đấy rồi mình hiểu, à, nó là thế này đây. Thế này đây, kinh nghiệm thế này đây. Thế thôi!
Con vẫn tin là mình biến thành cái màn hình nên mới có câu hỏi đấy. Không có mình nào cả, chỉ có cái màn hình. Trong cái màn hình mọi cảnh hiện ra, có cảnh nhân vật chính, còn màn hình không tham dự gì cả. Cái trạng thái màn hình là không thể nghĩ bàn, lý do sư phụ mô tả về nó để con có cảm hứng đi tiếp.
18. Tại sao 3 tháng tới con không nên cố gắng thực hành để trở nên xịn hơn?
Một bạn: Thưa Sư phụ thì bây giờ bọn con phải tập theo những cái tập giống như bài tập mà hôm trước Sư phụ hướng dẫn đúng không ạ?
Thầy Trong Suốt: Ừ, hai cái đấy là quá đủ rồi. “Có đang biết hay không?” này, nhắm mắt cảm nhận mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết. Đúng không? Đấy! Hai cái đấy là quá đủ rồi. Bởi vì nó rất là mạnh, tính cảm nhận rất là mạnh. Tính lý thuyết thì nó không có mấy đâu nhưng cảm nhận mạnh không?
Một bạn: Mạnh!
Một bạn khác: Có!
Thầy Trong Suốt: Thứ nhất lúc nào cũng thấy Biết nhé, ở đây nhé. Thứ hai là cảm nhận được thế nào là mọi thứ hiện ra trong Biết, cảm nhận một cách trực tiếp ấy. Mà nhắm mắt được thì mở mắt vẫn thế thôi. Có đúng mọi thứ con nhìn mọi thứ hiện ra ở trong Biết không? Xong cũng biến mất trong Biết không? Không hiện ra nữa, biến mất đấy. Con quay phải thì mọi thứ hiện ra, biết đúng không? Quay trái, hiện ra trong Biết. Đấy! Còn cái lúc nãy nhìn biến đâu rồi? Thì cái cảm nhận đấy là cảm nhận rất quan trọng. Lúc nãy trong kinh Lăng Nghiêm Đức Phật nói đấy, “nếu ông chú tâm vào cái đấy thì cái đấy hiện ra rõ ràng trong đời ông”. Còn con không chú tâm vào nó thì nó không hiện ra trong đời con.
Dù nó luôn ở đây nhưng nếu con không để ý vào thì nó có hiện ra bao giờ đâu. Giống như hơi thở luôn ở đây đấy, nhưng mà nếu không để ý thì sao? Nó cũng chẳng hiện ra trong đời con. Đúng không? Thỉnh thoảng con mới thấy mình thở, mặc dù lúc nào con cũng thở. Đồng ý không? Thế nếu mà con không để ý vào nó, không quan tâm gì đến nó thì nó không tồn tại trong đời con. Nếu nó không tồn tại trong đời con thì phẩm chất của nó cũng không tồn tại trong đời con. Đúng không? Giống như nếu con có một số tiền rất lớn mà không bao giờ quan tâm nó, vứt ở đâu không biết, thì phẩm chất của tiền là giàu có coi như chẳng bao giờ hiện ra trong đời con, dù có thể ở trong nhà con luôn. Đúng không?
Nên nếu con không để tâm, không chú ý, không biết gì về nó này, không quan tâm gì đến nó thì phẩm chất của nó chẳng hiện ra trong đời con được đâu. Con là rất giàu mà sống như người nghèo. Đúng không? Con có kho tàng châu báu mà lại sống như người lúc nào cũng thiếu thốn. Thiếu thốn nhất với các con là lúc nào cũng muốn biến trạng thái A thành B, chắc chắn các con có loại thiếu thốn đấy. Đúng không? Mỗi sư phụ ngồi đây là không muốn biến cái gì thành cái gì nữa. Còn các con kiểu gì cũng muốn biến một cái gì đó, trạng thái nào của mình ấy, thành một trạng thái mới hay hơn, tốt hơn, và đỡ tệ hơn. Đúng không?
Một bạn: Vâng!
Thầy Trong Suốt: Đúng không? Thế như thế thì khổ quá còn gì nữa? Riêng cái đấy đã khổ chưa? Khổ không?
Một bạn: Có.
Thầy Trong Suốt: Đấy là một loại khổ rồi. Tất nhiên có người không thấy khổ vì quen rồi thấy không khổ nữa. (Các bạn cười) Quen rồi, nói thế thôi nhưng nhìn kĩ lại đi, vẫn khổ.
Khao khát một cái gì khác cái đang là là khổ rồi. Đúng không?
Hỏi tiếp đi! Nay là buổi nói chuyện thân mật mà, hỏi cái gì cũng được. Bây giờ mình sẽ tiến hành rất nhiều buổi thế này, để mọi người hiểu rõ hơn: À Biết là cái gì. Đấy! Trong giai đoạn tới đừng quan tâm nhiều đến thực hành vì thực hành nó là biến A thành B mất rồi. Mà quan tâm là cách mình hiểu đúng chưa. Thực hành mang tính hỗ trợ thì được, hỗ trợ để mình hiểu đúng rất tốt. Thế còn thực hành để mình trở nên đặc biệt hơn thì không cần, chưa cần. Thực hành để thấy xịn hơn chưa cần. Bởi vì cái mong muốn xịn hơn bản chất nó là vấn đề rồi. Cuối cùng cái kết quả đạt được không phải là con xịn hơn, mà chấp nhận được mọi thứ như nó là thôi, chứ không phải là để xịn hơn. Con hãy nghĩ đi, ba tháng nữa trạng thái nào hạnh phúc hơn? Một bên là chăm chăm tập để xịn hơn, một bên chấp nhận được mình chẳng xịn gì cả. Cái nào sướng hơn? Cái nào tự do hơn?
Các bạn: Chấp nhận.
Thầy Trong Suốt: Cái nào tự do hơn?
Một bạn: Chấp nhận ạ.
Thầy Trong Suốt: Một bên là ba tháng nữa con chăm chăm tiến lên phía trước để mình trở nên xịn hơn, một bên là con thừa nhận với chính mình, và chấp nhận chính mình là mình chỉ như thế này thôi.
Một bạn: Thừa nhận.
Một bạn khác: Chấp nhận.
Thầy Trong Suốt: Cái nào mang lại tính tự do hơn? Cái nào trí tuệ hơn nữa? Chấp nhận mình như mình là trí tuệ hơn nhiều chứ. Đúng không nhỉ? Đấy, thì cái Giáo Pháp này nó hay ở chỗ là, không phải nói từ “hay” mà nói từ “khác”. Nó khác ở chỗ là nó không bắt các con phải biến con thành một cái khác cái con là. Con chỉ cần “đúng con là” là được rồi.
Đây là cái mà rất là cách mạng đối với các con vì con đã sống, đã quen với việc là biến mình thành người khác rồi. Bố mẹ bắt, xã hội bắt, thầy cô bắt, chồng bắt, vợ bắt...
Một bạn: Mình bắt nữa.
Thầy Trong Suốt: Mình bắt, mình tự mình bắt. (Các bạn cười) Đúng không? Tất nhiên là hệ quả là con trở thành rất tầm thường, hệ quả của cái lối sống không bắt mình thành cái đặc biệt ấy. Ít nhất xã hội nhìn con tầm thường, có thể con không nhìn con tầm thường.
Con chấp nhận thế nào thì thế thôi nhưng mà thế giới, xã hội nó có thể coi thường con, bởi vì con chẳng xịn theo chuẩn nào nữa. Đấy thế thì con phải cân nhắc con nên đi theo sư phụ tiếp không? (Các bạn cười) Thật đấy! Vì nó có thể ra một người rất tầm thường hơn cái người mà con mong muốn. Nên cân nhắc nhé! Đấy, phải cân nhắc.
Như một người tầm thường mà tự do hạnh phúc, thế thôi. Còn người phi thường thì lúc nào cũng sợ hãi lo lắng, con chọn đi. Mà chẳng biết có chịu được nổi không cơ? Nếu cố gắng mà phi thường cũng đáng cố gắng, đúng không?
Một bạn: Đúng rồi!
Thầy Trong Suốt: Nhưng mà sao? Thực chất là cố gắng con có phi thường nổi không?
Một bạn: Không ạ.
Thầy Trong Suốt: Có không?
Một bạn: Không ạ.
Thầy Trong Suốt: Chưa chắc.
Trong 3 tháng tới, con đừng nên quan tâm nhiều tới việc thực hành để trở nên xịn hơn, vì như vậy là biến A thành B rồi, mà nên quan tâm xem mình hiểu đúng chưa. Thực hành mang tính hỗ trợ hiểu đúng thì được.
19. Biết có phải một dạng năng lượng vũ trụ không?
Hồng Anh: Sư phụ, có bạn hỏi ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Hồng Anh: Câu đầu tiên của bạn Tiến Minh ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ.
Hồng Anh: (Đọc câu hỏi) “Nếu vậy thì con có thể dùng cách đặt chuông điện thoại để tạo thành thói quen thường xuyên kiểm tra cái Biết được không?”.
Thầy Trong Suốt: Được! Bây giờ là lúc mà con chưa bị thuyết phục hoàn toàn thì con phải kiểm tra. Khi nào thuyết phục rồi thì chẳng cần kiểm tra nữa cũng được. Nếu con chưa thuyết phục hoàn toàn cái Biết luôn ở đây, khi nào mà còn chưa thuyết phục hoàn toàn thì kiểm tra. Hoàn toàn nghĩa là gì? Chắc chắn rồi, không thể khác rồi. Còn đâu nghi ngờ thì chưa phải là hoàn toàn. Trước giai đoạn đấy thì con nên kiểm tra, năm phút một lần. Lý do thứ hai là cứ hỏi như thế là ra khỏi suy nghĩ. Cái câu mà “Có đang biết hay không?” ấy, con kiểm tra, con ra khỏi suy nghĩ ngay.
Vì cái Biết nằm ngoài suy nghĩ, kiểm tra đâu thì kiểm tra nó phải thoát khỏi suy nghĩ.
Nên đó là một thói quen rất tốt để con bớt bị cuốn theo suy nghĩ. Nên cũng được, có hai cái giá trị của nó. Một giá trị là để con thuyết phục. Lần nào hỏi mình cũng thấy nó ở đây thì chắc nó ở đây rồi. Đúng không? Giá trị thứ hai là để con có một cơ hội ra khỏi suy nghĩ, thỉnh thoảng ra khỏi suy nghĩ. Được! Nên là đặt chuông như thế tốt, đặt chuông năm phút một lần. Các con ở đây ai mà có cái phần mềm, ngày xưa gọi là phần mềm gì ấy nhỉ?
Một bạn: Mindfulness bell.
Thầy Trong Suốt: Ừ! Cái phần mềm gì mà năm phút nó kêu beng một cái. Lại ra. Đúng không? Ra xong lại vào. (Các bạn cười) “Trăm năm trong cõi người ta, cuộc đời chỉ có…”? (Thầy đọc thơ)
Các bạn: “Đi ra đi vào”. (Các bạn đọc nối theo)
Thầy Trong Suốt: “Trăm năm trong cõi người Lào”… (Thầy đọc tiếp)
Một bạn: “Cuộc đời chỉ có đi vào đi ra”.
Thầy Trong Suốt: Cũng chỉ đi vào đi ra thôi. “Chèo thuyền sang tận nước Nga”…
Các bạn: “Cuộc đời cũng chỉ đi ra đi vào”.
Thầy Trong Suốt: “Cuộc đời cũng chỉ”… Các bạn: “Đi ra đi vào”.
Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, “Cưỡi voi sang tận nước Lào. Cuộc đời cũng chỉ”…
Các bạn: “Đi vào đi ra”.
Thầy Trong Suốt: Thế thôi! Chán nhỉ? (Các bạn cười)
Minh Không: Cái điện thoại của con còn có chức năng là ghi âm cái giọng. Chẳng hạn như con đặt một cái đoạn mà Sư phụ đọc là: “Có biết hay không?” ấy xong nó vang lên cái câu có tiếng Sư phụ đấy. (Các bạn cười)
Thầy Trong Suốt: Để lúc nào cũng phải xem phiên bản mẫu đấy, (Các bạn cười) để xem cái Biết đấy, sư phụ đấy, “Có đang biết hay không?”.
Một bạn: Cảnh sát.
Thầy Trong Suốt: Mặt đầy đe dọa, đúng không? (Các bạn cười rồi bàn tán sôi nổi)
Minh Không: Tức là có những cái điện thoại thông minh mà nó có thể cài nhạc của riêng mình vào.
Thầy Trong Suốt: Rồi, rồi. Tiếp đi! Hỏi câu hỏi khác đi.
Hồng Anh: Dạ cũng bạn Tiến Minh luôn. (Hồng Anh đọc) “Hay là việc nhớ về và hòa nhập vào cái Biết phụ thuộc vào yếu tố gì?”.
Thầy Trong Suốt: Nhắc lại nhé, hòa nhập là cách nói. Nếu con hiểu hòa nhập là có một cái tôi xong rồi cố hòa với cái Biết là sai to. Hòa nhập là một cái trạng thái mình thấy rõ rằng là chẳng cái tôi nào hết, cái gì hiện ra trong Biết thì chính là Biết, nên là chỉ có Biết thôi. Thế là rất là cao cấp rồi đấy, mình thấy được cái đấy thì mình rất là cao rồi, rất xa rồi.
Nên bây giờ mong muốn hòa nhập của các con là sai. Hiểu không nhỉ? Bây giờ nếu con muốn hòa nhập nghĩa là con tin có con hòa nhập với nó. Trong khi bản chất là chỉ có Biết thôi, mỗi Biết thôi. Còn những cái hiện ra trong Biết ấy thì cũng là Biết. Vì thế nên trạng thái này là trạng thái là con. Có thể ba tháng nữa sau khi các con hiểu đúng rồi, sư phụ có thể giảng cái bài đấy. Bây giờ đừng quan tâm hòa nhập với cái gì hết. Phải hiểu đúng không đã. Đấy, để nhắc cho bạn nào muốn hòa nhập. Đấy là một cách nói, một cách dùng từ thôi.
Bản chất là không có cái gì hòa vào cái gì cả. Không có cái tôi hòa vào cái Biết, bản chất là chỉ có cái Biết này thôi. Đấy! Tất cả những cái gì hiện ra trong Biết thì cũng là Biết thế nên cái Biết là tất cả. Giống như tất cả những thứ hiện ra trong không gian đều là không gian. Con thử dùng kính hiển vi soi một lúc sẽ thấy toàn không gian ở trong đấy luôn, trong cái mà lâu nay con tưởng là vật ấy, soi soi hết cỡ ấy thì chỉ có không gian thôi.
Đấy là những cái hiện ra trong không gian rồi tan. Hay là tất cả mây trên trời đều là bầu trời. Đấy, nói thế cho dễ hiểu. Như vậy là không phải là đám mây nó hòa với bầu trời là một. Không phải đám mây nó tự to lên rồi hòa làm một, biến thành bầu trời, đúng không?
Mà là gì? Mây nó nhận ra rằng: Ồ hóa ra mình chính là bầu trời. Hóa ra chỉ có cái bầu trời này thôi, bầu trời ôm trọn lấy các đám mây. Chứ đám mây chẳng to lên, cũng chẳng nhỏ xuống.
Nên là cái gọi là hòa nhập, hòa tan, v.v..., tất cả các thứ đấy chỉ là từ để nói và không phải là một cái tôi đi hòa với cái Biết. Nhưng khi con nhận ra rằng không có tôi mà chỉ có Biết ấy, thì đấy gọi là hòa cũng được. Hoặc mình gọi là tôi biến mất trong Biết. Đúng không? Giống như là một giọt nước hòa vào đại dương ấy, giọt nước biến mất trong đại dương. Chứ không phải giọt nước tự nhiên to bằng đại dương. Đúng không? Giọt nước không thể to bằng đại dương được, nhưng nó có thể biến mất trong đại dương. Thế nên là bây giờ chưa cần tập cái gì để hòa hết và dài hạn cũng chẳng hòa cái gì cả. Mà cái nhận thức con đúng thì con dần dần thay đổi. Con mất dần trạng thái sống như một cái tôi. Tự nó từ từ, nó dần dần mất, và nó dần dần sống như Biết, tự thế. Giống sư phụ sống như Biết, sống như Biết thôi, cách tư duy của sư phụ cũng giống như Biết, cách nhìn thế giới như Biết.
Có những người nói là giống như nhìn cái màn hình chứ không phải nhìn vào tôi, nhìn vào các bạn. Cũng ngồi đây nhìn ra thế giới thì sư phụ nhìn giống như là cả màn hình to này, các con giống như nhìn vào tôi và sư phụ. Còn sư phụ thấy là một cái mình to trong đấy có nhân vật tôi chạy qua chạy lại, toàn là ảo ảnh. Như vậy là con ở trạng thái nào thì con nhìn thế giới kiểu đấy. Đấy, chứ không phải là cái tôi to lên, hòa với màn hình, hòa với cả cái gì đó, cái Biết. Vì thế nên là cái môn này các con phải làm theo đúng lời sư phụ dạy.
Môn này cũng là môn gọi là: “Sai lệch nửa đường tơ…”
Một bạn: “Đất trời liền xa cách”.
Thầy Trong Suốt: Đấy là lí do Sư phụ muốn dành thời gian nhiều để các con hiểu cho đúng. Ba tháng là ít, nếu cần thì sáu tháng để hiểu đúng. Không muốn các con bị nhầm lẫn.
Không sao, hỏi rất tốt, cứ hỏi đi! Hỏi thế để mình biết là chỗ này là chỗ mình chưa cần phải nghĩ vội nữa, đúng không? Thế thôi, cứ hỏi đi! Hôm nay buổi nói chuyện thân mật mà, đúng không? Đấy. Rồi, tiếp đi!
Hồng Anh: Dạ, Minh Thanh hỏi ạ. (Hồng Anh đọc) “Sư phụ cho con hỏi cái Biết có phải là một dạng năng lượng của vũ trụ không, nên nó mới nằm ngoài suy nghĩ và sinh tử”.
Thầy Trong Suốt: Rồi! Năng lượng vũ trụ chính là một loại suy nghĩ. Còn gì nữa, con cho đây là năng lượng vũ trụ là vì con nghĩ thế còn gì nữa? Đúng không? Con bảo là Biết là năng lượng vũ trụ, nhưng mà cái đang gọi là “năng lượng vũ trụ” có phải con nghĩ thế không?
Một bạn: Đúng.
Thầy Trong Suốt: Đúng không? Đây, năng lượng nhiều chưa này? (Các bạn cười) Thế là nghĩ rồi, đúng không? Cái Biết nó nằm ngoài mọi loại mô tả. Mọi loại mô tả của con là những khái niệm. Nên là nó không phải cái quái gì cả, nên bảo nó là cái gì phát là sai luôn.
Đúng không? Bảo nó là cái Biết cũng sai luôn. Thật đấy. Sư phụ bảo nó là cái Biết nghĩa là con đã có một khái niệm về cái Biết rồi, con định nghĩa trong đầu, trong suy nghĩ của con.
Nhưng cái Biết nó có phải thế đâu, nó bao trùm như thế này cơ mà, nó có phải cái định nghĩa trong đầu con đâu. Kể cả Biết là Biết, con cũng sai rồi, còn nói gì nữa, còn nói nó là cái gì được nữa.
Vì thế nên là tại sao con cần một sự cảm nhận trực tiếp, hiểu không? Và con cần những ẩn dụ khác nhau. Con cần cảm nhận trực tiếp để con hiểu được nó thực sự là như thế này này. Con cần ẩn dụ để con đừng hình dung nhầm lẫn về nó mà con có một hình dung đủ để mình đi về phía trước. Nên sư phụ sẽ làm nhiều thơ ẩn dụ vì thế, chứ còn không thể nào mà định nghĩa được luôn. Bảo là năng lượng vũ trụ cũng sai, bảo nó là Biết còn sai. Thế con bảo nó là Biết, có phải con đang nghĩ rằng nó là Biết không?
Các bạn: Dạ đúng rồi ạ.
Thầy Trong Suốt: Con đang khuôn trong một cái suy nghĩ là... đúng không? Mô hình suy nghĩ là Biết là thế này này, ở khắp nơi này, đúng không? Nhưng mà khi mô tả thì đúng thật, ở khắp nơi này, không ngăn ngại này… Gì nhỉ?
Một bạn: Không chia tách.
Thầy Trong Suốt: Không chia tách này. Gì nữa?
Hồng Anh: Bình an, không sợ hãi.
Thầy Trong Suốt: Bình an này. Sau đó con cho một đống khái niệm vào đấy. Nghĩa là làm một khái niệm mới, đâu phải Biết đâu. Biết nó ôm tất cả những cái bên trên, làm sao nó lại chui vào trong khái niệm nào được. Nhưng không sao, chẳng vấn đề gì hết, con có thể định nghĩa nó theo kiểu của con cũng được, để con đi về phía trước, nhớ là tính thực dụng. Nó như cái bè thì được, định nghĩa như cái bè. Thôi bây giờ mà nằm thì không biết nó là cái gì mà định nghĩa, mình định nghĩa tạm một cái để mình làm cái bè đi tiếp. Đồng thời mình hiểu rằng là gì, nó cũng chỉ là định nghĩa thế thôi, để dẫn đến chỗ đấy thôi, chứ mình không bị vướng vào đấy. Pháp như cái bè qua sông thì được. Sang sông rồi thì vứt, vứt bè. Đúng không?
Đến một ngày nào đó sư phụ bảo chẳng có cái Biết quái gì hết, các con phải chấp nhận chỗ đấy thôi. Vứt bè đấy, đấy gọi là vứt bè. Lúc đấy: Không! Làm gì có Biết nào? Đấy!
Thì đấy gọi là vứt bè đấy. Hiểu không? Khi mà con trực tiếp cảm nhận rồi thì con cần gì định nghĩa làm cái quái gì. Định nghĩa dành cho những người chưa cảm nhận một cách rõ ràng, đúng không? Còn con sờ sờ ở đây rồi thì định nghĩa làm cái quái gì, đúng không? Ở đây có bao giờ sống cố gắng nhận biết không khí không? Hàng ngày con cố định nghĩa không khí không? Có bao giờ con suốt ngày tìm cách định nghĩa không khí để giảng cho người khác không? Vì nó sờ sờ đây rồi, con cảm nhận nó dễ quá rồi, con chẳng cần định nghĩa nó là cái gì nữa. Trừ khi con vào lớp học dạy cho bọn trẻ con hay là dạy cho cấp mấy đấy thì con lại phải định nghĩa nó là O2 hay là gì đấy, nó bằng một đống thứ loằng ngoằng, đúng không?
Nhưng bản chất cái cuộc sống nó đã thấy, con đã cảm nhận dễ dàng rồi thì con chẳng cần định nghĩa nữa. Đúng không? Biết cũng thế thôi. Khi mà con chưa cảm nhận dễ dàng thì sư phụ định nghĩa cho. Hiểu không nhỉ? Để con có cảm nhận được. Còn khi mà con cảm nhận dễ dàng thì định nghĩa gì? Đúng chưa? Biết nó cũng giống không khí thôi. Các con không thể sống thiếu không khí, đúng không? Các con không thể sống thiếu không khí được. Đúng không? Không có Biết cái là không tồn tại ngay. Như vậy thực chất là Biết là cái luôn luôn gần gũi cực kỳ luôn. Đúng không? Thậm chí là thiếu không khí với cả thiếu Biết, cái nào chết trước? (Có bạn cười) Thiếu không khí lảo đảo một lúc, đúng không?
Thiếu Biết cái là con còn cái gì nữa?
Được rồi, như vậy là gì? Nếu con muốn định nghĩa về Biết thì hãy xem ẩn dụ, được chưa? Định nghĩa nhé. Nếu con muốn hiểu về Biết thì hãy xem các ẩn dụ, các bài thơ của sư phụ để có một loại hình dung nhất định. Đồng thời, nhớ rằng: “Đạo khả đạo...”
Các bạn: “Phi thường Đạo”.
Thầy Trong Suốt: Con không thể định nghĩa về nó vì nó nằm ở ngoài...?
Các bạn: Suy nghĩ.
Thầy Trong Suốt: Ngoài suy nghĩ. Định nghĩa gì thì thì định nghĩa, nó chỉ là...?
Các bạn: Suy nghĩ.
Thầy Trong Suốt: Được chưa? Nó là một dòng chảy hay nó là một vật, dù là bất cứ thứ gì đi nữa. Đấy, cái này rất quan trọng đấy. Nhưng mà các ẩn dụ vẫn nên có để con hình dung cho dễ. Ẩn dụ bầu trời là thứ dễ hiểu không?
Một bạn: Dễ hiểu.
Thầy Trong Suốt: Đấy, bầu trời ôm trọn mọi thứ bên trong. Mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết. Ngay giữa đám mây thì vẫn có suy nghĩ, vẫn có bầu trời. Ngay giữa đống nghĩ lung tung thì vẫn biết. Biết nó là một cái ẩn dụ đủ tốt để con dễ đi về phía trước, đúng không? Ai đọc lại bài Bốn ẩn dụ lên! Đấy, lý do tại sao phải ẩn dụ vì thế đấy. Tại sao hôm qua lại kỳ cạch làm bài thơ. (Thầy và mọi người cười) Hôm kia là cố làm thơ mà không được. Tuyên bố với vợ là “Anh sẽ làm một bài thơ về ẩn dụ”. Thế mà vì vợ nằm bên cạnh, xinh quá, (Các bạn cười) không thể nào sáng tác nổi cái gì nữa. Hôm qua tự nhiên Mỹ Nhân ốm. (Các bạn cười) Kỳ diệu không? Để bài thơ ra đời thì vợ mình phải ốm. Thế ốm thì đi lên phòng ngủ, thế là sư phụ cứ ngồi ở sảnh mới làm thơ được. Đấy kỳ cạch nhưng mà sư phụ rất là vui, cho các con đọc. Nhưng đấy chỉ là nhân vật, chỉ nhân vật này nó mới thấy kỳ cạch thôi, cái Biết thì nó chẳng kỳ cạch gì cả. Cứ thế nó tự nhiên bài thơ phóng ra với Biết, đúng không?
Có phải tự nhiên bài thơ hiện ra không? Với nhân vật thì có phải nó mô tả kỳ cạch làm thơ.
Còn với Biết thì nó: Ơ, thơ nó hiện ra mà!
Năng lượng vũ trụ là một suy nghĩ, còn Biết nằm ngoài mọi loại mô tả hay khái niệm. Con có thể định nghĩa nó theo kiểu của con cũng được, để con đi về phía trước. Nhưng khi con đã cảm nhận dễ dàng rồi thì con chẳng cần định nghĩa nữa. Giống như con không cần định nghĩa không khí, vì nó sờ sờ ở đây rồi, cảm nhận quá dễ.
20. Phân biệt Biết đơn thuần và biết hơi thở
Hồng Anh: Sư phụ ơi, sắp hết giờ nên có người muốn hỏi tiếp ạ.
Thầy Trong Suốt: Ừ, hỏi đi!
Hồng Anh: Dạ chị Minh Lâm hỏi: “Khi con tập thiền theo yoga, con hay dùng hơi thở để quay về với thực tại. Đôi khi con quan sát cảm giác cơ thể, để cho nó đến rồi đi. Còn bình thường, khi con nhận thấy một suy nghĩ xuất hiện, sẽ thấy một âm thanh từ bên ngoài, một chuỗi âm thanh như giai điệu một bài hát, hay thấy một chuỗi hình ảnh do con tưởng tượng ra, v.v... Thì con sẽ quay trở lại quan sát hơi thở để ngắt cái nội dung vừa xuất hiện khỏi suy nghĩ. Còn từ giờ, con sẽ thực hành theo cách mới: Khi biết là có âm thanh, có suy nghĩ, có tưởng tượng, có sự tê bì chân tay thì con sẽ thả lỏng cho chúng đến rồi đi một cách tự nhiên, không cần quay lại quan sát hơi thở nữa để xác quyết về Biết. Con hiểu như thế là cách thiền mà Sư phụ nhắc đến hôm trước đúng không ạ?”
Thầy Trong Suốt: Ừ, được! Tốt! Cái cách ngày xưa của con ấy, nó có một cái tôi ở sau lưng rất là mạnh, cố làm được thế này, cố thế kia, cố biết được suy nghĩ, cố biết được hơi thở, cố biết. Còn cái Biết mà sư phụ đang giảng chẳng cần cố. Phân biệt nhé. Con muốn biết là thở ra thở vào, có phải cố không?
Một bạn: Không.
Thầy Trong Suốt: Tự nhiên thế này, con phải cố biết là con đang hít ra, hít vào hay thở ra.
Còn cái Biết ấy, thì nó không quan tâm là đang thở vào hay thở ra, nó chỉ biết là đang biết thôi. Phân biệt được không? Cái trạng thái là biết hơi thở, là một trạng thái phải cố gắng.
Đồng ý chưa?
Một bạn: Đồng ý ạ.
Thầy Trong Suốt: Còn trạng thái biết không không này cần cố gắng gì không? Không cần? Thì cái mà sư phụ nói về Biết tầm thường, rất tầm thường, Biết tầm thường này này.
“Có đang biết hay không?” vẫn đang biết, thế thôi. Còn biết cái gì thì không cần quan tâm đến nữa, chỉ cần đang biết thôi. Còn cái bạn nói là cái đang biết cái gì? Nội dung gì?
Không phải, không bắt buộc phải là. Nếu bạn thấy dễ chứng tỏ là nó cũng giúp bạn ấy một cái gì đó, thì cứ làm đi. Còn nếu bạn thấy là phải cố gắng này, phải căng thẳng này, phải gì đấy thì thôi.
Bản thân cái Biết này nó không loại trừ việc là biết cái gì, cái Biết này ấy. Cái Biết này nó không loại trừ cái gì đâu nhé. Nó chỉ nói là biết cái gì cũng được, không biết gì cũng được, biết cái không có gì cũng được. Đấy. Cái Biết này nó bảo là ừ thì biết cái gì cũng được, mà biết là không có cái gì cũng được, còn biết là rất mờ mịt cũng được. Biết là tôi chẳng biết cái gì cụ thể cả cũng được. Hiểu cái Biết này không?
Một bạn: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Cái biết hơi thở hay biết suy nghĩ nó bắt con phải biết cái gì đó, cái đấy là biết viết thường. Biết viết hoa sư phụ nói này, nó không bắt con phải biết cái gì hết. Nó chấp nhận là gì? Nó ôm trọn. Biết cái gì cũng là Biết. Đúng không? Biết hơi thở cũng là biết, biết rằng tôi đang rất mờ mịt cũng là…?
Các bạn: Biết.
Thầy Trong Suốt: Biết là tôi chẳng phân biệt cái gì với cái gì hết...
Một bạn: Cũng là biết.
Thầy Trong Suốt: Cũng là biết. Như vậy là nó ôm hết các loại biết khác vào bên trong.
Đúng không? Mà nó không bắt con là phải biết cái gì hết. Đấy, sướng chưa? Nên Minh Lâm có thể dùng từ biết hơi thở cũng tốt, nếu mà bạn thấy dễ dàng, tập quen rồi. Nếu bạn biết hơi thở chứng tỏ bạn cũng đang biết. Đúng không? Nhưng bạn bảo là “Sư phụ, lúc đấy con mờ mịt lắm”, có đang biết không?
Các bạn: Biết.
Thầy Trong Suốt: Phải biết là gì?
Các bạn: Mờ mịt.
Thầy Trong Suốt: Đúng không? Như vậy là kể cả biết là mờ mịt cũng là…?
Các bạn: Biết.
Thầy Trong Suốt: Nên là nó ôm tất, ở đây nó không loại trừ. Cái Pháp tu này nó không loại trừ các Pháp tu khác, nó chỉ làm rõ thôi. Hiểu không nhỉ? Cái sư phụ dạy các con ấy, dần dần con thấy là gì? Con theo đạo Thiên Chúa tập cái này thoải mái. Đồng ý không?
Một bạn: Đồng ý!
Thầy Trong Suốt: Cái Biết này thì liên quan Đạo gì? (Có bạn cười) Chẳng liên quan Đạo gì, đúng không? Như vậy con theo đạo khác với đạo Phật con vẫn tập được thì những cái mà nó… Yoga tập được không?
Một bạn: Tập được.
Thầy Trong Suốt: Đấy! Ôm trọn các Pháp tu khác. Nó làm cho con hiểu rõ hơn về bản chất. Nó làm cho con không cưỡng ép mình nữa. Chứ nó không tiêu diệt các Pháp môn khác. Hiểu không nhỉ? Nó không bảo con là không được tập này, không tập cái kia. Tóm lại con biết cái gì thì cũng là biết mà biết cái không có gì thì cũng là…?
Các bạn: Biết.
Thầy Trong Suốt: Mà biết cái mù mờ hết cỡ thì cũng là…?
Một bạn: Biết.
Thầy Trong Suốt: Vậy thì Biết luôn ở đây và nó dễ dàng chứ, thế nó mới dễ chứ. Cái Pháp này bây giờ đã thấy dễ chưa?
Một bạn: Dễ rồi ạ.
Thầy Trong Suốt: Sau buổi hôm nay dễ hơn chưa?
Một bạn: Dễ hơn.
Thầy Trong Suốt: Ôi hóa ra Biết nó chỉ đơn thuần thế như thôi à? Đấy gọi là cái Biết đơn thuần hay cái Biết tự nhiên vì thế. Biết tự nhiên vì nó không phải cố gì cả vẫn biết. Cái Biết đơn thuần vì nó không cần nỗ lực đặc biệt gì cả. Đấy, câu hỏi rất tốt. Nó làm rõ hơn, đúng không? Rõ hơn cái Biết sư phụ đang giảng đấy. Rồi, tiếp đi!
Đang tự nhiên mà muốn biết đang thở ra hay hít vào thì phải cố gắng, còn cái Biết đơn thuần thì không cần cố gắng, nó chỉ biết thôi, biết cái gì cũng được mà biết không có cái gì cũng được.
21. Phân biệt 2 cách tập: Nhận ra Biết và nhận ra nội dung của Biết
Hồng Anh: Dạ, bạn Linh ạ: “Con cũng xin phép được hỏi là Biết có thể đến từ nhiều cái ví dụ như nhìn, như nghe hay xúc giác hoặc suy nghĩ, tùy lúc mà cái Biết khác nhau.
Nhưng có những lúc bình thường không có gì đặc biệt chú ý thì lúc đó nên tập trung vào cái nào ạ?”.
Thầy Trong Suốt: Không! Chẳng tập trung cái nào hết. Cái Biết ấy, nó được thể hiện thông qua việc con biết cái này, cái kia. Đúng không? Nhận ra biết âm thanh, biết hình ảnh, v.v… Đúng không? Nhưng đồng thời nó cũng thể hiện thông qua việc con biết là chẳng có cái gì cả. Con biết là con rất mờ mịt, con biết là mọi thứ hòa vào nhau, cả hai cái đều cảm nhận đây là cái Biết. Con biết có âm thanh nhé, thì thể hiện rõ là đang biết rồi, đúng không? Nhưng “Thưa Sư phụ, con biết là mọi thứ hòa hết vào với nhau, con thấy mọi thứ hòa vào nhau, chẳng phân được biệt cái gì với cái gì cả”. Con biết thì mới thấy được chứ?
Đúng không?
Như vậy cái Biết này có thể nó chỉ được thể hiện qua sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
Ok! Con dùng cái đấy cũng được. Khi mà con thấy mờ mịt hoặc con thấy nó hòa vào nhau, chẳng sao cả. Con biết rằng là đang thấy nó mờ mịt. Con biết rằng nó hòa vào nhau. Như vậy nó chẳng có loại trừ cái nào hết. Nên con thích tập thế nào cũng được, miễn là: “Có đang biết hay không?” Đúng không? Ở cái lớp Trầm cảm, tôi biết là tôi đang nghĩ, cũng được. Đúng không? Trong đấy có rất nhiều những phiên dịch, chẳng sao cả, vẫn biết được hết. Nếu bạn biết là bạn đang nghĩ chứng tỏ phải đang biết không? Có không? Tôi biết rằng là mọi thứ nó hòa vào nhau, chẳng phân ra cái gì, cái gì được. Thế có phải biết không? Phải biết chứ, đúng không? Tôi biết rằng tôi buồn ngủ lắm rồi, chẳng muốn học Pháp, thực hành Pháp gì nữa. Cũng phải gì…?
Các bạn: Biết ạ.
Thầy Trong Suốt: Tôi biết tôi chẳng biết cái gì hết. (Các bạn cười) Đấy, ai trả lời: “Có đang biết hay không?”, trả lời là “Không!” đấy, thì vẫn gì…?
Các bạn: Vẫn biết.
Thầy Trong Suốt: Vẫn biết. Như vậy con mới thấy cái Biết nó kinh khủng, sức mạnh nó như thế nào. Nó có mặt bất kỳ lúc nào. Thế con mới bị thuyết phục bởi những thứ mà nó luôn ở đây, là thứ cả đời con chưa bao giờ thấy đâu. Nếu không được gặp Giáo Pháp này, đố con thấy được cái thứ luôn ở đây đấy. Đúng chưa? Ở đây con toàn thứ sinh sinh, diệt diệt thôi nên là đời con mới bất an vì thế, không có gì để nương tựa. Còn từ nay trở đi, sau này trở đi, có thể ở đây ngay thì chưa nhưng mình cứ nhớ có cái Biết này mà con có thể dựa vào thực sự được. Như thế cuộc đời con thay đổi. Mỗi khi lo lắng, khủng hoảng xảy ra, hãy quay về Biết, cảm nhận, con sẽ có sự bình an.
Con nghĩ linh tinh thì quay về Biết, thoát khỏi được suy nghĩ. Cái Biết này nó không chạy trốn con nên con muốn nương tựa lúc nào thì nương tựa lúc ấy. Đúng chưa? Con muốn sử dụng nó lúc nào, sử dụng lúc đấy. Khác với cả thứ khác là phải cố mới đạt được, thứ này không cần cố, nó vẫn có ở đây. Mà sau này con sẽ hiểu cái Biết này chính là Phật.
Đấy. Sau vài buổi nữa, khi nào giảng hết ba miền ấy thì lại quay lại. Biết nó là cái gì? Biết là Phật. Thế thì yên tâm tha hồ mà nương tựa. Hôm trước mình học Biết là Phật tính rồi, đúng không?
Các bạn: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Thêm bước nữa, bỏ chữ tính đi, thế là thành Phật thôi. (Các bạn cười) Biết là Phật. Biết là mẹ của Phật. (Các bạn cười) Không chỉ là Phật, nó còn là mẹ của Phật. Sợ chưa?
Một bạn: Như vậy chứng ngộ là Phật.
Thầy Trong Suốt: Từ từ, từ từ, từ từ!
Hồng Anh: Có câu hỏi tiếp ạ. Câu của bạn Subi ạ: “Thưa Sư phụ, sau khi nghe về Pháp biết trong nhóm Dự bị năm ngoái, con có thực hành. Hiện tại thực hành của con gần như nghiêng hoàn toàn về việc nhận ra cảm xúc của mình”.
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Hồng Anh: “Gần như ngay lập tức sau khi nhận ra mình đang bực, đang buồn thì cảm xúc của con nó xẹp hẳn xuống trong một tích tắc. Con không biết liệu đó có phải con đang đè nén mà không biết không, thực hành vậy có sai ở đâu và sửa như thế nào ạ?”
Thầy Trong Suốt: Không sai đâu, không sai. Chẳng sai và chẳng phải sửa gì. Nhưng cái mới này nó khác. Cái mới này, cái mà con cần nhận ra không phải là cảm xúc. Mà cái con cần nhận ra là con đang biết. Con cần nhận ra cái tính Biết hoặc là cái Biết. Nhận ra gì cũng là nhận ra nội dung của Biết thôi. Còn đây là nhận ra Biết. Đấy, hiểu không nhỉ? Thì cũng là nhận ra hơi thở này, nhận ra cảm xúc này, suy nghĩ này, thì cái cũ. Cái đấy không sai, tốt. Cứ thực hành đi vì nhận ra cái đấy chứng tỏ phải đang biết. Nhưng thực hành mới trực tiếp hơn nhiều, nhận thẳng cái Biết này luôn.
Con nhận ra rằng có cái Biết đang ở đây, có cái tính Biết đang ở đây. Đúng không?
Nhận ra Biết, còn kia là nhận ra nội dung của Biết. Đúng không? Mà nội dung của Biết là vô thường. Còn đây là nhận ra Biết, là cái luôn luôn ở đây. Khác hẳn chưa? Gọi là khác hoàn toàn là không đúng vì nó vẫn là Biết. Nhưng mà cái con nhận ra là gì? Là cái thật sự luôn ở đây. Còn cái nội dung của Biết được nhận ra là cái vô thường, ở đây lúc thấy lúc không. Nên là cái này là cái thời điểm nhận ra Biết. Còn cái ngày xưa là thực hành để nhận ra nội dung của Biết. Cả hai đều có giá trị của riêng nó hết. Thật sự mà nói nếu con nhận ra suy nghĩ, con ở ngoài suy nghĩ đấy. Nên vẫn có giá trị của nó mà.
Nhưng mà cái cái mới này này, thầy bây giờ gọi là Biết này này, là nhận ra Biết, nhận ra cái tính Biết hay nhận ra Biết nó đang ở đây. Con nhận ra nó càng mạnh thì nó càng hiện rõ trong đời con. Giống trong đời sư phụ thì Biết nó trùm lên mọi thứ. Trong đời con là tôi hay là vật nó trùm lên mọi thứ. Đúng không? Còn trong đời sư phụ Biết nó trùm lên, vì mình thực hành đủ lâu nên nhận ra rồi, thấy rõ nó ở đây. Con cứ tập trung để ý cái gì, cái đó to lên trong đời con, đúng không? Con tập trung vào việc con thiếu thốn thì con thiếu thốn rất nhiều. Đấy. Con tập trung vào cái gì thì cái đấy trở thành hiện hữu với con, rõ ràng với con. Thì nếu con để ý vào Biết nhiều thì Biết nó hiện hữu với con và cùng lúc các phẩm tính của Biết nó hiện hữu với con. Đúng chưa? Con tập trung vào phim thì phim rất hay với con, các phẩm tính của phim nó hiện hữu với con, hồi hộp, gay cấn, v.v… Đúng chưa? Còn con tập trung vào Biết thì các phẩm tính của Biết hiện hữu với con.
Vậy việc khôn ngoan là tập trung vào cái gì thôi. Các con bây giờ tập trung vào nội dung của phim, còn bây giờ sư phụ nói tập trung vào màn hình. Đúng là lúc đầu thì hơi chán thôi, tập trung vào màn hình có gì hay? Ai dè màn hình có tất cả những nội dung của phim mà nó lại không có sợ hãi, không có lo lắng, không có buồn khổ. Hóa ra nó có tất.
Cái Biết này nó có tất, chứ không phải cái Biết chỉ là cái phần tẻ nhạt của cuộc sống. Mà cái Biết nó ôm trọn cuộc sống này. Sư phụ không phải là chỉ có thấy cái Biết mà thấy tất cả cảnh ở đây, vẫn sống và hạnh phúc như thường. Biết một điều mà có tất cả đấy. Có một thứ này thì con có tất cả. Còn con có những thứ khác thì có khi là mất, thì mất đi, đúng không? Con có màn hình là con có tất cả, đúng không?
Một bạn: Đúng rồi ạ.
Thầy Trong Suốt: Con vẫn ở đây, như bây giờ. Đồng ý chưa? Còn con có chiếu phim… phim này thôi thì cuốn trước là phim khác. Đây nhé, nhắc lại này! Cách của bạn Subi hay cách nói chung rất nhiều người dạy, không phải chỉ có trước đây đâu, là tập trung vào nội dung của Biết hoặc là nhận ra nội dung của Biết. Còn cách mà sư phụ đang dạy là nhận ra Biết, nhận ra cái Biết này hoặc là cái tính Biết này. Hiểu bản chất khác nhau chưa? Trông thì nó chỉ thiếu tí chữ thôi, đúng không? Một bên là “nhận ra Biết”, một bên là “nhận ra nội dung của Biết”, thiếu hai chữ. Nhưng mà nó khác như là trời và đất luôn. Rồi con sẽ thấy, giữa một bên là vô minh với giác ngộ khác nhau mỗi tí thôi. (Các bạn cười) Thế thôi! Nội dung của Biết thì vẫn là vô minh, còn Biết mới chính là giác ngộ. Giống như là màn hình ấy, thì mới thật sự là cái xịn chứ còn cái nội dung màn hình con hiểu hết tất cả nội dung của phim thì có gì đâu, ngày mai con chẳng có gì trong tay. Còn đâu con vác màn hình lên người thì con chiếu lúc nào chẳng được.
Một bạn: Chiếu gì cũng được.
Thầy Trong Suốt: Ừ! Nhưng cái hay ở chỗ là cái Biết nó không loại trừ nội dung của Biết. Vì con biết suy nghĩ chứng tỏ con phải đang…?
Một bạn: Đang biết.
Thầy Trong Suốt: Đúng không? Nên không có vấn đề gì nếu tập như vậy. Tập như vậy nó vẫn bổ sung cho con chứng tỏ là con đang Biết. Đúng không? Con chỉ hỏi thêm là: “Có đang biết hay không?” thôi. Thực ra bảo là con đang biết suy nghĩ chắc chắn là đang biết rồi. Đúng chưa?
Hồng Anh: Dạ! Subi có hỏi câu 2 nhưng mà con thấy là giống Sư phụ vừa nói rồi. Câu hỏi 2 là: “Ngoài Biết về cảm xúc thì con cần tập Biết về những thứ khác không ạ?”.
Thầy Trong Suốt: Ừ. Đấy, trả lời rồi đấy.
Hồng Anh: Dạ.
Thầy Trong Suốt: Con biết về cái gì thì con cũng là Biết. Con biết thẳng về cái Biết cũng là Biết. Bắt đầu hình dung hơn sự khác chưa? Đấy, nó khác cái nhóm Trầm cảm đấy.
Nhóm Trầm cảm cũng là con biết những cái nội dung ở trong đó, qua đó làm rõ là đang Biết. Còn cái này nó trực tiếp. Con biết nội dung nó cũng được mà con biết thẳng vào cái Biết này càng tốt, nó đều chứng tỏ là đang biết hết.
Khi tập nhận ra cảm xúc, suy nghĩ của mình thì đó là nhận ra nội dung của Biết, còn cách sư phụ đang dạy là nhận ra Biết. Nội dung của Biết thì vẫn vô minh, còn Biết thì là giác ngộ.
22. Sau khi hỏi “có đang biết hay không?” thì cần kiểm tra chứ không phải suy ngẫm
Minh Không: Sư phụ ơi cho con hỏi khi hỏi là: “Có đang biết hay không?” thì mình chỉ suy ngẫm về câu hỏi đấy... mà không…
Thầy Trong Suốt: Không! Chẳng suy ngẫm tý nào. Suy ngẫm là sai. Còn suy ngẫm gì nữa? Kiểm tra đây này, có đang biết không? Nó đơn giản đến mức mà không phải suy ngẫm mà.
Minh Không: Có thể là do con…
Thầy Trong Suốt: Con suy ngẫm là không biết thì vẫn biết mà.
Một bạn: Đúng rồi ạ.
Thầy Trong Suốt: Hiểu sự khác nhau chưa? Đây, đây là câu hỏi rất nhiều người hỏi và sư phụ nghĩ là vẫn nên nhắc lại nhiều lần. Khi con hỏi câu đấy xong, con kiểm tra xem có đang biết không? Và dù con có suy ngẫm là không biết thì cái việc kiểm tra con vẫn chứng minh cho con là đang biết. Thì cái Biết này nó mới mạnh chứ, nó vượt ra khỏi mọi loại suy nghĩ.
Hồng Anh: Còn nhiều câu hỏi online mà hết giờ của quán.
Thầy Trong Suốt: Hết giờ rồi. Thôi con hỏi đi! Hỏi câu cuối cùng thôi.
Minh Không: Con hỏi câu đấy thôi ạ.
Thầy Trong Suốt: À thế thôi. Thôi nhé! Sáng sủa hơn chưa?
Vài bạn: Rồi ạ.
Thầy Trong Suốt: Đây gọi là vén màn mây, thấy mặt trời, hiểu không? Nên là lúc đầu phải vén nhiều lắm. Đúng không? Xong từng tia sáng nhỏ lọt, chiếu xuống, vỡ ra một tí.
Nhưng nếu con tham gia khoảng ba tháng thế này thì con sẽ khác. Các con theo dõi những buổi này khoảng ba tháng nữa thì mới dẫn con về Biết được.
Vũ Đăng: Sư phụ ơi, con hỏi là hôm nay ở Đà Nẵng có các bạn đang tổ chức ở sân Chi Lăng ấy, có bóng trí tuệ ở đấy các thứ. Sư phụ có cảm hứng ra đấy không ạ?
Thầy Trong Suốt: Hiện giờ thì chưa, nhưng có thể 5 phút nữa có thì sao. (Các bạn cười)
Vũ Đăng: Con thông báo như thế ạ.
Thầy Trong Suốt: Rồi, con cứ đơn giản ý kiến vậy đi đã.
Vũ Đăng: Vâng!
Minh Không: Sư phụ ơi, Sư phụ vừa bảo là Biết rất là dễ hiểu nhưng mà Sư phụ lại bảo là thực hành cái này sai thì đất trời xa cách nghĩa là…
Thầy Trong Suốt: Hiểu nhầm về nó. Ví dụ như hiểu nhầm rằng là: “Tôi biết”, ví dụ thế.
Đầu tiên là cái Biết không có tôi với cái Biết có tôi thì đời lập tức là như đất với trời. Đấy là một ý định nói tại sao lại có vấn đề đấy. Nếu con cho là tôi biết thì thế đứt rồi, cái tôi sờ sờ đấy ở đấy thì... Biết này nó chẳng có tôi biết. Đấy! Tôi là một cái được biết, tôi là nội dung của Biết đúng không?
Một bạn: Đúng ạ.
Thầy Trong Suốt: Không phải tôi đi biết mà tôi là nội dung của Biết. Biết tôi ngồi đây, biết tôi là ai, như vậy tôi là nội dung của Biết. Chứ không phải cái tôi đi biết. Thấy cái tôi là nội dung của Biết không? Đấy! Ví dụ đấy. Ví dụ là gì? Đất trời xa cách nếu con tin rằng tôi là người biết những thứ này, tôi là người được cái Biết này thì đất trời xa cách. Còn con hiểu tôi chính là nội dung của Biết thôi. Tôi cứ nói, trên màn hình có hiện nhân vật, một nhân vật tôi. Có vấn đề gì đâu.
Một bạn: Sư phụ ơi, vậy trong mấy tháng đầu mình chỉ cần tập thế này. Tức là không phải tập mà mình chỉ biết tin là có một cái Biết và nhận ra là có một cái Biết đang ở đấy.
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Bạn đó: Và trong khoảng thời gian này mình chỉ tập thế.
Thầy Trong Suốt: Và mình cảm nhận về nó bằng cách nhắm mắt.
Bạn đó: Cảm nhận về...
Thầy Trong Suốt: Mình cảm nhận về nó. Một mặt thì mình kiểm tra mình thấy lúc nào cũng biết. Hai là mình cảm nhận về nó khi mình nhắm mắt lại, còn sau mở mắt ra cũng được. Cộng với quan trọng nhất là cái buổi như này. Độ quan trọng của buổi này số một.
Thì con mới hiểu đúng về nó chứ. Giống như là mình thiền, ngày nào cũng thiền nhưng mà thiền để thành chúa quỷ thì chết chắc rồi. Đúng không? Vì trong Kim Cương Thừa thì có những loại thiền mà con biến thành giống như quỷ luôn đấy, đầy sân hận, đúng không?
Nhưng bản chất nó là khác, khi mình hiểu bản chất của nó thì mình tập một lúc xong mình chuyển biến. Nên quan trọng không phải tập nhiều hay tập ít mà đầu tiên là đúng hướng đã, con hiểu đúng cái ý sư phụ muốn truyền đạt trước.
Tuệ Hoa: Sư phụ ơi con hỏi thêm một câu nữa là...
Thầy Trong Suốt: Ừ!
Tuệ Hoa: Bình thường khi mà con ngồi nhắm mắt lại ấy thì có phải nội dung Biết của con là nó sẽ nhiều hơn. Và khi mà con tập trung một công việc nào đấy thì cái nội dung Biết của con nó ít hơn, đúng không ạ? Chứ không phải là Biết nó ít, nó giảm đúng không ạ?
Thầy Trong Suốt: Ừ! Biết nó không giảm nhưng nội dung nó thay đổi. Nếu con nhắm mắt lại ấy thì cái nội dung nó không nhiều hơn đâu, mà là cái nền nó hiện ra rõ hơn, khi con nhắm mắt lại ấy. Còn khi con mở mắt ra con tập trung nhìn vào vật thì cái nền nó không rõ.
Giống như đọc trang sách ấy, nếu con mải mê đọc trang sách đấy thì con không thấy cái nền giấy ở dưới. Đúng không? Còn nếu con không mải mê đọc nội dung ấy thì lại thấy cái nền đấy. Thì lúc nhắm mắt lại ấy, là mình không tập trung vào một cái cụ thể nào hết, nên cái nền Biết nó lộ ra. Đúng không nhỉ?
Một bạn: Vâng ạ.
Thầy Trong Suốt: Đúng không?
Một bạn: Đúng ạ.
Thầy Trong Suốt: Còn khi mình mở mắt ra mình làm cái gì đấy thì mình tập trung vào cái vật, cái đối tượng đấy. Nên cái nền Biết nó vẫn đang ở đây thôi, nhưng nó không lộ rõ bằng khi con nhắm mắt. Đấy là lý do con nhắm mắt. Con nhắm mắt thì cái nền Biết, nơi mà mọi thứ hiện ra, trở nên rõ ràng hơn với con. Khi con mở mắt thì tập trung vào vật, thì cái nền nó không rõ. Lúc đầu nên nhắm mắt vì thế. Nhắm mắt thì cái nền nó rõ hơn, thế thôi.
Nhưng mà Biết là cái nền bởi vì cái gì cũng diễn ra trong Biết thì gọi Biết là cái nền.
Chứ còn nó không phải là một cái vật, vuông vức xong xây mọi thứ bên trên. Mà là cái gì…, ai dùng từ không gian ấy, đấy là không gian của Biết là vì thế đấy. Vì nó là cái nền, nó là cái không gian mà nơi mọi thứ hiện lên trên đấy. Khi nhắm mắt cái nền rõ hơn không? Cái Biết rõ hơn không?
Một bạn: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Có cảm giác được cái nền không?
Các bạn: Có ạ.
Thầy Trong Suốt: Vậy gọi là không gian cũng được, cái nền cũng được. Còn mở mắt thì con tập trung vào vật đấy còn đâu. Cái này nếu tập một thời gian con cảm nhận được cái nền. Mình phải nhận biết ra cái Biết, nhận ra cái Biết này. Nếu không con chẳng tin là trên đời này có nó đâu. Đúng không? Sư phụ giảng mãi mà con chẳng tin. Nhưng nếu con dùng kinh nghiệm nhận ra được thì con sẽ rất tin. Nên là tại sao mà cứ phải nhắm mắt, cứ phải này kia đấy. Nhưng rồi nếu nhắm mắt quen thì con mở mắt ra cũng thấy khác gì đâu.
Nhắm mắt quen rồi thì mở mắt giống nhắm mắt, giống hệt nhau. Nhắm mắt chỉ đúng một giai đoạn nhất định thôi, khi nào mở mắt, nhắm mắt cũng cảm thấy cái nền giống nhau, biết giống nhau thì ok, chẳng cần nhắm mắt nữa. Khi cần lại thích nhắm mắt cũng được.
Nhé!
Rồi, lên đường!
Khi con hỏi “Có đang biết hay không?” thì cần kiểm tra xem có đang biết hay không chứ không phải suy ngẫm, vì con suy ngẫm là không biết thì kiểm tra vẫn biết mà.
Ai cũng có thể thực hành để an lạc và hạnh phúc ngay giữa đời thường.
Để hiểu rõ hơn cách thực hành như thế nào, bạn có thể tham gia vào Câu lạc bộ UNESCO Thiền – Yoga Trong Suốt: http://trongsuot.com/ hoặc liên hệ qua địa chỉ email: tradamtrongsuotvn@gmail.com Cùng nhau, chúng ta sẽ về nhà bạn nhé!