Phân biệt giữa tốt nghiệp và chưa tốt nghiệp

Sư phụ Trong Suốt: Rồi, buổi trước mình học về gì ấy nhỉ?

Hồng Anh: Dạ, buổi trước Sư phụ cho phá mô hình xong rồi giới thiệu các cái mô hình cái tôi.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ!

Hồng Anh: Hôm nay Sư phụ bảo là giảng cho các bạn là: “Cái gì của tôi bị động vào?”

Sư phụ Trong Suốt: Ừ! Rồi! Trước khi mình học về phá mô hình thì mình nên thấy giá trị của nó. Thấy giá trị của nó thì cái việc phá mô hình nó sẽ có giá trị hơn. Nên là, ngày hôm nay sư phụ định giảng là vì thế. Mình đã học 6 bước vô thường rồi đúng không?

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Trong khi mình học 6 bước vô thường, mình thấy rằng là “khổ là do mình có cái kỳ vọng” đúng không?

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Kỳ vọng đấy nó trái với nhân quả, vô thường, bất toại nguyện nên là khổ. Đúng không? Nhưng mình chưa hiểu tại sao mình có cái loại kỳ vọng đấy, mình tự nhiên mình có một cái kỳ vọng. Ví dụ, mình không bao giờ kỳ vọng con nhà hàng xóm học giỏi. Đúng không? Chẳng bao giờ mình kỳ vọng là con nhà hàng xóm học rất giỏi, xong rồi mình đau khổ khi nó học không giỏi.

Đúng chưa? Đấy, hay là mình ít khi kỳ vọng bác tổ trưởng dân phố phải khỏe mạnh. Kỳ vọng đấy ít lắm, đúng không? Nhưng bố mình thì mình kỳ vọng. Đây nhé: bác tổ trưởng tổ dân phố ốm thì mình không đau lòng, nhưng mà mình nghe tin bố mình ốm thì mình đau lòng. Thế thì mình cần hiểu sâu sắc hơn. Mình hiểu “ừ mình khổ do kỳ vọng”, nhưng mà tại sao lại kỳ vọng? Đấy! Mình phải nhận thức được, tại sao mà kỳ vọng.

Thế thì hôm qua, liên quan tới một việc là hôm qua có một bạn, bạn ấy không thoải mái khi có một người, cũng nói những điều giống sư phụ nói, tự nhận rằng họ làm như thế để giúp người khác. Sư phụ nói: Ừ nhưng trên đời có biết bao nhiêu người như vậy, trên đời đang có rất nhiều người cũng làm những hành động như vậy, tại sao bạn lại không khó chịu? Sư phụ hỏi một lúc thì thấy tại vì người ấy ảnh hưởng đến cái gì đấy liên quan tới bạn ấy.

Thế bây giờ mình cũng thế thôi! Mình nhìn lại cuộc sống của mình xem. Tại sao mình lại khổ? Mình nhận ra rằng là: Ừ đúng rồi, mình không khổ vì những thứ không liên quan tới mình. Mình khổ vì có một cái gì đó của mình bị động chạm vào: tiền bạc, danh dự, thậm chí là tu hành của mình. Đúng không? Mình khổ vì mình bị động vào những thứ liên quan đến mình, thứ mình cho là của mình. Mình không khổ vì cái của người khác bị động vào, mình không khổ vì những cái thứ chung chung trên đời bị động vào. Mình khổ vì những thứ mình cho là của mình, bị ảnh hưởng. Thế thì mọi người có thể suy ngẫm lại. Cái này, nhận thức này dẫn mình đến cái nhận thức rất quan trọng là: Mình sẽ còn khổ mãi, nếu mình tin rằng trên đời này có cái mình và cái của mình.

Trước đây mình nói khổ là do kỳ vọng, đúng rồi. Nhưng bây giờ mình tìm hiểu sâu sắc hơn mới thấy rằng gì: Mình chỉ kỳ vọng những thứ liên quan tới mình thôi. Nên là cái khổ nó đến một cách trực tiếp nhất từ việc là cái gì đó của mình bị ảnh hưởng, bị động vào đấy! Mình bị động vào nên nghĩ là bị ảnh hưởng, bị làm hại đấy. Thì ở đây có thể có vài bạn phát biểu ví dụ xem có đúng không?

Mình xem sư phụ nói có đúng không? Có đúng là mình khổ khi cái gì đó của mình bị động vào không?

Hồng Anh: Có bạn Lê Hưng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ! Nói ví dụ đi xem nào.

Hưng nói đi!

Lê Hưng: Dạ, con chào Sư phụ ạ.

Lê Hưng: Dạ, vì từ trước… lúc trước con chưa tập pháp 6 bước vô thường. Kể cả sau khi tập cái pháp 6 bước vô thường ấy ạ, thì con cảm thấy mình rất khổ. Khi những cái gì là của mình, những cái gì liên quan đến mình, ví dụ như con mình, công việc của mình. Công việc của mình nó không như… ngày xưa là con bị trong cả một cái thời gian rất dài, công việc nó không như ý, nó quá áp lực và căng thẳng.

Con cảm thấy là vừa sợ hãi, vừa khổ vì nó không như kỳ vọng của mình. Và cho đến bây giờ sau khi tập Pháp 6 bước vô thường rồi, sau khi mà con thay đổi công việc rồi, con chuyển sang một cái ngành nghề mới con đang làm.

Thì hiện nay con học… một cái khoảng thời gian để tiếp cận với công việc mới. Nhưng mà công việc thì nó vẫn chưa đâu vào đâu. Thì lại thấy khổ vì mình học mãi mà mình vẫn chưa làm được. Vì những cái công việc của mình ấy, mình cứ kỳ vọng mình đã cố gắng như vậy thì cái kết quả nó sẽ phải tốt lên. Công việc của mình nó liên quan, con chủ yếu tới công việc, lại một công việc mới. Mình kỳ vọng công việc của mình nó phải tốt lên. Mình học thì mình trình độ nó phải được nâng lên, mình phải làm việc phải được tốt hơn. Con thấy cái nỗi khổ của con nó như vậy!

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Ở đây ý sư phụ là, nó của người khác thì mình không ảnh hưởng, chỉ của mình thôi.

Lê Hưng: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng không? Trong trường hợp này con khổ vì cái gì của con bị động vào, bị ảnh hưởng?

Lê Hưng: Vì công việc của con ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Công việc của tôi đúng không? Chứ công việc của bạn tôi thì tôi không bị khổ đúng không?

Lê Hưng: Dạ. Rồi ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng không? Trong cái Biết ấy, hiện ra một cái công việc.

Lê Hưng: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng không? Thế bên cạnh bạn mình cũng hiện ra công việc mà?

Lê Hưng: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Mình ngồi đây, bạn mình ngồi kia đúng không? Thế thì hai cái công việc đấy, tại sao một cái gây khổ, một cái không gây khổ? Mặc dù trong Biết hiện ra bình đẳng đúng không? Cùng là hai người ngồi gõ máy tính, hai người cùng bị sếp mắng, ví dụ thế. Thì tại sao mà cái công việc kia thì không gây khổ, công việc này thì lại gây khổ? Vì sao?

Lê Hưng: Vì con mới thấy là những công việc đấy nó là của con, nó liên quan đến con.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi, vì nó là của con. Của tôi! Nhé! Ở trong Biết có phải bình đẳng không? Trong một cái mặt gương, cả hai người cùng gõ máy tính, thì hai công việc đấy bình đẳng không?

Lê Hưng: Dạ vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nhưng tại sao sếp mắng người này thì mình khổ, mà sếp mắng người kia mình không khổ? Thấy ngay đúng không?

Lê Hưng: Dạ vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Vì mình tin là cái người này là mình, công việc này là công việc của mình.

Lê Hưng: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Còn cái người kia thì không phải là mình, không phải công việc của mình thì kệ thôi.

Lê Hưng: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy là bằng chứng rõ nhất của việc là gì? Mình chỉ khổ ấy khi cái gì đó là của mình, mình tin là của mình ấy, bị động vào thôi.

Lê Hưng: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng chưa? Còn nếu mình không tin nó là của mình phát thì sao?

Chẳng sao cả. Đấy! Bằng chứng rõ chưa?

Lê Hưng: Dạ vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Còn hai việc đấy nó đều hiện ra một cách bình đẳng ở trong Biết.

Đúng không? Hai cảnh là hai người nhân viên ngồi gõ máy tính, một ông sếp mắng hai người, là bình đẳng với nhau. Nhưng, có một cái mình tin là của mình nhưng không phải là của mình. Cũng ra đường, mình thấy hai đứa bé ngã, nhưng nếu con mình thì mình sẽ đau lòng. Đúng không?

Lê Hưng: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Cũng cái chỗ đấy có hai đứa bé cùng ngã, nhưng nếu con mình thì đau lòng, đúng không? Còn đứa bé kia thì cũng, chỉ hơi khó chịu, không thoải mái thôi đúng không?

Lê Hưng: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Cùng lắm thì ra thương nó tí thôi nhưng không bị đau lòng, không khổ.

Lê Hưng: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thế tại sao hai cái ảnh hiện ra trong Biết như nhau, mà lại một cái gây khổ, cái không gây khổ? Vì mình cho rằng một cái là của mình, cái đứa con, em bé là của mình. Đúng không?

Lê Hưng: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy! Như vậy mình khổ vì sao? Vì những cái mà mình cho là của mình bị ảnh hưởng. Đúng không?

Lê Hưng: Đúng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy! Bằng chứng rõ chưa? Mình phải tin đứa bé kia là của mình, đúng không? Công việc đấy là của mình, được chưa?

Lê Hưng: Mình vẫn nghĩ là mình kiểm soát được và vì nó là của mình.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Vì nó là của mình đúng không? Thì nó phải gì đó theo ý mình.

Đầu tiên mình kỳ vọng theo ý mình, thứ hai là mình hy vọng rằng mình kiểm soát được phần nào nhưng mà thực chất, bản chất là không kiểm soát được cái gì.

Lê Hưng: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Bất kỳ khi nào, cuộc sống có bằng chứng cho con thấy là không kiểm soát được, mình sẽ đau khổ. Thậm chí là công việc nó chưa hỏng nhé, nhưng mà trong tương lai nó có thể hỏng, mình đã khổ rồi.

Lê Hưng: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Không cần đợi nó hỏng mới khổ, đúng không?

Lê Hưng: Dạ đúng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Công việc của tôi, tôi phải kiểm soát được gì đấy chứ. Nó là của tôi cơ mà? Đúng không?

Lê Hưng: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Của tôi thì tôi điều khiển được, đúng không? Mình học phá mô hình rồi đúng không? Nó của tôi.

Lê Hưng: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Tôi phải làm gì được nó chứ. Đây tôi không làm gì được, có những bằng chứng tôi không làm gì được cả. Đấy, đau khổ không?

Lê Hưng: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Tại sao người yêu mình thích người khác thì mình đau khổ? Trong khi người yêu của người khác, cũng thích người khác nữa, thì mình không khổ? Hồng Anh!

Hồng Anh: Vì là mình muốn khống chế người yêu của mình mà không được ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Vì người này của mình.

Của mình thì mình phải làm gì được chứ, đúng không?

Hồng Anh: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Của mình mà. Tại sao không gì là của mình? Tại sao cái này, tay này là tay của tôi? Bởi vì sao? Tôi muốn nâng lên thì nâng lên, hạ xuống thì hạ xuống. Đúng không?

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Cái ảo giác của tôi nó đến từ việc là gì? Có vẻ khống chế được.

Lê Hưng: Mình có cảm giác mình điều khiển được, khống chế được, kiểm soát được.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi! Đúng rồi! Thế nên là khi nó không khống chế được, không điều khiển được thì mình đau khổ. Vậy mình đau khổ ấy, vì sao? Nếu mà nói về mặt tuyệt đối hơn ấy, thì là đầu tiên mình tin là có cái mình đã. Đúng không?

Lê Hưng: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Mình đây. Xong mình tin rằng, tiếp tục do mình tin cái này cái kia là của mình. Có đúng không?

Lê Hưng: Dạ, vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thế khi cái của mình trở nên không điều khiển, không kiểm soát được, mình đau khổ. Hoặc cái của mình bị xâm hại, ảnh hưởng là mình đau khổ. Đấy!

Thế thì toàn bộ cái khổ nó xây dựng trên tiến trình đấy. Tại sao nhà Phật có câu :“Vô ngã là vô ưu” là vì thế. Để hết khổ ấy, chỉ cần là không thấy cái gì là mình, không cái gì là của mình, là hết khổ luôn. Chưa cần phải chứng ngộ Biết là cái gì. Đấy! Mà thấy như thế là: không có gì là mình, không cái gì của mình - thế là hết khổ. Thì các con cần phải suy ngẫm xem có đúng là mình khổ vì mình thấy rằng cái gì đó của mình bị động vào hay không?

Đấy! Trong trường hợp của Hưng là công việc đúng không?

Lê Hưng: Dạ vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy. Còn bạn khác có ví dụ khác đi. Bạn Nhật Hằng đi.

Nhật Hằng: Con chào Sư phụ ạ.

Nhật Hằng: Vâng. Con thì con nói đến cái trường hợp của con là: Mình sở hữu con của mình, coi đấy là đứa con của tôi. Con nói ví dụ như là hôm trước thì con gái của con bị ngã, xong bị trượt chân. Thì bị trật chân xuống thì bạn ấy báo về cho con là bạn ấy bị rạn xương cổ tay. Thế là tự nhiên lúc đấy là con cảm thấy rất là khổ. Vì là thấy tự nhiên con mình bị rạn xương tay như thế và phải vào bệnh viện. Thì lúc đấy con cảm thấy là… con mới ngồi con cũng suy nghĩ. Sau này con có suy nghĩ con thấy là: tại sao mà hàng ngày mình đọc rất là nhiều tin tức, rất là nhiều các trường hợp mà diễn ra các tai nạn xung quanh mình ấy. Mình lại cảm thấy không thấy đau, mình cảm thấy nó cũng cũng thấy bình thường hơn là cái việc là con mình bị ngã và bị trầy tay. Đấy, thì con thấy được là khi mà mình thấy mình coi đấy là đứa con của mình và mình sở hữu nó thì mình cảm thấy là mình rất là khổ, cảm thấy rất là khổ. Thì đấy là cái sở hữu về con cái.

Nhật Hằng: Hoặc là khi mà giả dụ như là, bạn ấy ngã xong rồi bạn ấy vào bệnh viện, xong rồi lại phải chờ đợi xếp hàng. Xong con cũng cảm thấy khổ. Vì con nghĩ là tại sao mà xếp hàng lại không được đến lượt luôn? (Cười)

Nhật Hằng: Thế thì, nếu như mà bình thường mình đi,mình cũng chứng kiến thường là ai đến trước làm trước, ai đến sau làm sau.

Nhưng tại sao mà cái đấy diễn ra với con mình thì mình cứ sốt ruột như thế. Mình cứ muốn đến một cái là phải được bác sỹ khám ngay.

Mà chờ đợi một tí thôi thì mình cũng cảm thấy sốt ruột mà cũng cảm thấy… thì ngay giây phút đấy thì con cũng thấy khổ rồi. Thì con thấy là cái sở hữu của mình về con cái ấy, vẫn mình coi đấy là đứa con của mình. Đấy, chứ còn những người khác, mà ví dụ có những đứa trẻ xung quanh mà mình không coi đấy là con mình đẻ ra. Thì nó vẫn có những cái không bằng cái mối lo hoặc không bằng cái mà mình nghĩ mình đang sở hữu và mình đang điều khiển được ấy ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Tốt!

Nhật Hằng: Thì con thấy cái đấy rõ nhất với bản thân con.

Sư phụ Trong Suốt: Con mình, đúng không?

Con của tôi.

Nhật Hằng: Vâng ạ, đấy là con của tôi.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Vậy thì phải có hai thứ đấy. Một, để có con của tôi, phải có tôi.

Nhật Hằng: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Cặp “tôi và của tôi” nó mới sinh chuyện, đúng không? Vì không thể nào có cái của tôi mà không có cái tôi nào cả, hiểu không?

Nhật Hằng: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Như vậy là cái việc mà con tin là có cái Tôi và có cái của Tôi ấy, nó là cái lý do để làm con đau khổ, đúng không?

Nhật Hằng: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Được, đấy, ví dụ rất tốt.

Con của tôi bị sao đó, đúng không?

Nhật Hằng: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Được, bắt đầu hiểu vấn đề rồi đấy. Vũ Hương nói xem nào.

Vũ Hương: Dạ con chào Sư phụ ạ.

Vũ Hương: Vâng. Con thì cũng giống như là các anh chị vừa phát biểu ấy. Thì có những cái ví dụ như là công việc của tôi, con của tôi, thậm chí đến cả những cái đồ vật của tôi mà liên quan gì đến tôi là con cũng… nếu có ai mà động đến ấy, mà ấy thì con cũng cảm thấy khó chịu. (Cười) Ví dụ như là, có một lần là có một chú hàng xóm ấy. Chú ấy cứ ra chú ấy ngồi lên cái xe của con, xong chú ấy nghịch, xong rồi chú ấy cứ kiểu là, kiểu dạng như là, kiểu nghịch là con cảm thấy như kiểu cái xe của con nó sắp bị, cái xe máy của con nó, kiểu nó sắp bị đổ, rồi là nó hỏng. Xong trong đầu của con, tự nhiên con cứ nghĩ rất là khó chịu.

Con khó chịu lắm ấy ạ! Tại vì là, cái xe này của mình mà người ta lại ngồi lên, nhỡ nó đổ hay nó hỏng của mình thì mình cảm thấy rất là khó chịu. Mà cũng trong cái tình huống như thế, hôm khác thì chú lại ngồi lên cái xe của người khác thì con lại thấy bình thường, không thấy khó chịu gì cả.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Được rồi.

Vũ Hương: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Đồ vật của tôi. Đúng không?

Vũ Hương: Vâng. Đồ vật của mình ấy ạ. Ai động chạm đến là mình cảm thấy rất là khó chịu luôn ạ. Cho dù cái là nhói nhất là của mình.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, được. Rất tốt!

Vũ Hương: Vâng, vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ngày xưa mình học 6 bước vô thường mình thấy là kỳ vọng đúng không, nó gây khổ. Nhưng tại sao mình lại không kỳ vọng cái việc… ví dụ mình không kỳ vọng khi bác ấy ngồi trên xe của người khác? Mình lại không vấn đề gì?

Vũ Hương: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Mà lại ngồi xe mình mới có vấn đề?

Vũ Hương: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Như vậy cái kỳ vọng ẩn dưới bên nó là gì, có một cái gì đó động vào của tôi.

Vũ Hương: Của tôi. Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Thế là Vô ngã này nó sâu sắc hơn Vô thường ở cái chỗ đấy. Là mình bắt đầu nhận ra rằng: À, mình chỉ bị ảnh hưởng khi cái gì đó mình tin là của tôi bị động vào thôi. Đúng không?

Vũ Hương: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đồ vật của tôi, công việc của tôi, thế thôi. Chứ mình không kỳ vọng cái thứ không phải của tôi.

Vũ Hương: Dạ, vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Có liên quan đến tôi.

Ok, rất tốt! Bạn khác đi.

Vũ Hương: Dạ, vâng ạ. Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Mạnh Tấn đi.

Vũ Hương: Con cảm ơn Sư phụ.

Mạnh Tấn: Dạ thưa Sư phụ: Con có một cái ví dụ điển hình ảnh hưởng tới cái việc tu hành của mình.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Tốt!

Mạnh Tấn: Đó là anh con ấy, thì khi trước có bắt một con chó về nhà nuôi, nhưng mà anh không có nuôi. Thì mấy tháng nay thời gian này thì nó sinh ve, ve rận ấy. Thì nó bò tràn lan cả nhà luôn, thì bắt buộc là con phải xịt thuốc.

Thì con nghĩ cái vấn đề đó, thì con có khó chịu về cái vấn đề đó là làm cho mình là phải vô tình, mình phải giết hại những cái sinh mạng đó, thì con cảm thấy khó chịu. Khó chịu vì làm ảnh hưởng tới sự tu hành của mình, cái nghiệp của mình và phần nữa là khó chịu vì cái sinh hoạt của mình.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Ảnh hưởng tới sự tu hành của tôi, đúng không?

Mạnh Tấn: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Chứ nếu nghe một bạn trên mạng phát biểu là có nhiều ve rận ở quanh nhà lắm, con thấy khó chịu không?

Mạnh Tấn: Dạ, không.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Đươc rồi, rất tốt!

Được! Ví dụ rất tốt! Rồi, thêm một bạn nữa đi.

Minh Tiền đi.

Minh Tiền: Dạ, con xin chào Sư phụ ạ.

Minh Tiền: Dạ, con cũng có khổ của con ạ.

Lúc nào cũng nghĩ là con của con, con nuôi con ăn học tử tế mà con nó không theo ý của con, mà cũng không làm việc theo ý con. Mà nó cứ… nghĩa là nó không đi theo con đường con, thế thì đâm ra lúc nào con cũng nghĩ khổ về con ạ. Còn ví dụ con hàng xóm thì nó cũng nó cũng ăn học nhưng nó cũng mải chơi như thế thì con cũng không thấy khổ ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Thế thì mình cứ tưởng là mình khổ vì con, cái đứa bé đấy nó không ăn học tử tế, hay nó không theo ý mình.

Minh Tuyền: Dạ, con cũng nghĩ con của tôi.

Sư phụ Trong Suốt: Nhưng mà mình khổ, không phải là vì thế. Mình khổ vì mình tin rằng nó là của mình. Đúng không? Mình khổ không phải vì cái đứa bé đấy nó không nghe lời. Mình khổ không phải vì đứa bé ấy nó không theo ý mình, mà mình khổ vì đứa con của mình ấy, nó là con của mình nhưng không theo ý mình. Nên cái mình khổ đến từ việc mình cho rằng “nó là đứa con của mình”.

Đúng không? Nhưng mà cơ sở nào, điều gì bảo nó là con của mình? Mình nghĩ thử xem có gì bảo nó là của mình không? Ngoài tờ giấy đúng không? Tờ giấy khai sinh bảo nó của mình. Nhưng có cái gì khác chứng minh nó là của mình không? Đấy, hay bản chất nó cũng là một chúng sinh trong luân hồi thôi, nó chẳng phải của ai cả, cứ thế mà đi thôi.

Đúng không? Có duyên thì đến thôi, có duyên thì đẻ ra ở nhà mình. Chứ nó không phải là của mình, nó xuất hiện ở nhà mình thì không có nghĩa là của mình, đúng chưa? Đấy!

Minh Tiền: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng không? Cái gì xuất hiện ở nhà mình thì không có nghĩa là nó là của mình.

Minh Tiền: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ví dụ thế. Nhưng mà mình tin nó của mình thì sao? Thì khi nó trái ý mình, nó của mình mà. Của mình nghĩa là nó nằm trong khả năng điều khiển của mình mà nó lại trái ý mình, không theo ý mình thì mình khó chịu. Đấy, thế như vậy ấy mọi thứ nó đều đến từ việc là gì? Mình tin rằng cái mà bị ảnh hưởng đấy là cái của mình. Đúng không? Ví dụ danh dự có phải của mình không? Minh Trưởng đi. Danh dự có phải của con không? Minh Trưởng phát biểu đi. (Minh Trưởng máy lỗi không nói được mic) Thôi, Khánh Nguyệt nói đi.

Khánh Nguyệt: Dạ vâng, con thưa Sư phụ ạ.

Khánh Nguyệt: Con nghĩ là trước khi mà con học Pháp, thì con nghĩ là danh dự nó là một cái gì đó thuộc về con ạ.

Khánh Nguyệt: Nó là của con ạ. Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nếu nó là của mình thì mình phải gì? Mình phải làm gì được nó đúng không? Ví dụ mình giữ nó không mất được.

Khánh Nguyệt: Dạ vâng, dạ vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng không?

Khánh Nguyệt: Vâng, dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nhưng có giữ được không?

Khánh Nguyệt: Dạ, nhiều lúc con cũng rất là muốn nhưng mà không… không thể làm được cái chuyện đấy ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Ai cũng sợ mất danh dự đúng không?

Khánh Nguyệt: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Vì ai cũng tưởng danh dự là của mình, đúng không?

Khánh Nguyệt: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Con có sợ mất cái ống bơ ở ngoài đường không?

Khánh Nguyệt: Dạ không ạ. (Cười) Sư phụ Trong Suốt: Vì các con không nghĩ rằng ống bơ đấy là của con, đúng không?

Khánh Nguyệt: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Nhưng con sợ mất danh dự vì sao?

Khánh Nguyệt: Dạ, con nghĩ nó là của con ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi, nhưng mà cái danh dự nó khác gì ống bơ ngoài đường, ai đá nó phát chẳng được.

Khánh Nguyệt: Dạ. (Cười) Sư phụ Trong Suốt: Đúng không? Ai muốn đá nó một phát chẳng được, còn ai muốn nói xấu con có dễ không?

Hồng Anh: Dễ.

Khánh Nguyệt: Dạ dễ.

Sư phụ Trong Suốt: Lên mạng nói đôi dòng đúng không?

Khánh Nguyệt: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy, họ hoàn toàn có thể bịa chuyện về con mà.

Khánh Nguyệt: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Cái danh dự khác gì cái ống bơ, nhưng mà các con đau khổ vì con tin là danh dự của con. Tất cả các con đều đau khổ vì danh dự bị động vào vì con tin rằng cái danh dự đó… đầu tiên nó là của con. Sau đấy con tin rằng phải có con chứ, đúng không?

Hay nói ngược lại là gì: con tin có con, xong có danh dự là của con.

Khánh Nguyệt: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy, thế cái việc tin rằng có tôi với cái của tôi ấy, nó là nguồn gốc của đau khổ. Chính cái đấy nó tạo ra kỳ vọng.

Đấy, nên 6 bước vô thường ấy… ngày xưa sư phụ dạy cái đấy nhưng mà sư phụ cũng nói nó chưa đủ sâu sắc vì thế. Nếu mà so với cái này nó vẫn là bề nổi, tại vì sao mình không kỳ vọng cái này kỳ vọng cái kia, tại mình chỉ kỳ vọng những cái mà là của mình thôi. Đúng không? Con của mình, công việc của mình, sự nghiệp của mình, sức khỏe của mình, tài sản của mình đúng không? Danh dự của mình.

Con có ví dụ nào không?

Khánh Nguyệt: Dạ, con có nhiều lắm ạ.

Khánh Nguyệt: Đợt trước con ở bên Nhật thì con rất là lo lắng về sức khỏe của bố mẹ con, nhất là cái thời gian Covid ấy ạ.

Khánh Nguyệt: Thì ví dụ như là bố mẹ con hay kể là trong xóm, trong xóm là có người này bị, người kia bị dương tính. Thì con cũng rất là lo nếu mà bố mẹ con bị dương tính thì thế nào.

Khánh Nguyệt: Thì con cũng suy nghĩ là nếu mà bản thân con bị dương tính ấy, thì chắc là con cũng không lo nhiều bằng là con nghe tin bố mẹ con bị dương tính. Thì con mới suy nghĩ là nếu mà… tại khi mà mình nghe tin những người khác thì mình cảm thấy rất là bình tĩnh.

Khánh Nguyệt: Nhưng mà… nếu mà mình nghe được cái tin là bố mẹ của mình bị thì con sẽ cảm thấy rất là hoang mang chứ con không giữ được bình tĩnh như khi mà con nghe được tin những người khác.

Khánh Nguyệt: Hoặc là gần đây thì khi mà con học Pháp thì… à con cũng nói chuyện với chồng con về, về con… con học Sư phụ chẳng hạn. Thì… thì tự nhiên chồng con cũng không có hiểu về Sư phụ nhiều ấy.

Khánh Nguyệt: Thì chồng con cũng bảo không biết là Sư phụ Trong Suốt là ai.

Khánh Nguyệt: Thì tự nhiên mình nghe như vậy thì mình cảm thấy rất là động chạm. Bởi vì mình biết là, như con là con cứ nghĩ là Sư phụ của mình thì tất cả mọi người đều biết.

Sư phụ Trong Suốt: Thật ấy hả? (Thầy cười)

Khánh Nguyệt: Nhưng mà chồng con tự nhiên nói một câu như vậy ấy.

Khánh Nguyệt: Nhưng mà con nghĩ là chồng con thì cũng không phải có ý gì.

Khánh Nguyệt: Nhưng mà chồng con chỉ nói một cách là đơn giản là chồng con không biết thôi, đấy thì con tự nhiên con cũng cảm thấy tự ái kinh khủng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, vì sao?

Khánh Nguyệt: Vâng thế con, vì con nghĩ…

Sư phụ Trong Suốt: Cái gì của con bị động vào.

Khánh Nguyệt: Dạ, Sư phụ của con. (Cười)

Sư phụ Trong Suốt: Sư phụ của tôi bị động vào, đau quá chứ đúng không?

Khánh Nguyệt: Dạ. (Cười) Khánh Nguyệt: Con thì chuyện đó là chuyện gần gần, mới đây nhất luôn ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ được, tốt! Thế nên con sau khi suy ngẫm ấy con sẽ nhận thấy rằng là cái khổ ấy nó đến trực tiếp từ việc con tin rằng là có Tôi và có của Tôi.

Khánh Nguyệt: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Cái này cái kia là của tôi.

Khánh Nguyệt: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Tôi đây, tôi đây này.

Đúng không? Và cái này cái kia là của tôi, đấy.

Thế hai cái đấy luôn đi với nhau, hai cái “tôi” và “của tôi” luôn đi với nhau, đúng không?

Tối thiểu các con cho rằng thân thể là của con, đúng không? Nếu không có cái tài sản gì thì vẫn tin là thân thể của con. Như vậy là gì?

Kể cả con không có tài sản đi, con vẫn tin rằng thân thể là của tôi. Đúng không? Đấy!

Rất nhiều người không có tài sản gì nhưng vẫn tin là gì, là danh dự là của tôi. Đấy, như thế nghĩa là gì: "tôi” và “của tôi” nó luôn đi với nhau. Mà đã có cái “của tôi” thì sẽ có bị động vào thôi, đúng không? Trên đời này làm gì có cái gì không động vào được? Đúng không? Thế nên con khổ vì thế! Con khổ vì tin rằng là cái này là tôi và cái này là của tôi.

Trong khi thực tế thì mình thử kiểm tra xem có cái gì là của mình thực sự không?

Nếu bảo nó là của mình thì mình phải làm gì được, đúng không? Mình phải muốn làm gì thì làm được. Nhưng mình phá mô hình mình thấy rồi, đầy thứ mình muốn làm mình không làm được, kể cả cái thân thể này. Nhiều lúc mình muốn nhấc cái tay lên không nhấc được. Đúng không? Lúc đấy mình thấy cái tay như của ai chứ không phải của mình. Nếu thực sự của mình thì phải làm gì được nó chứ, đằng này mình muốn làm mình không làm được. Nên mình sẽ nhận ra rằng: Thực ra chẳng cái gì của mình thật sự cả. Ví dụ lúc nãy đấy, hiện ra trong nhà mình có nghĩa là của mình không? Đúng không? Cái hiện ra trong nhà mình tự nhiên trong nhà mình có nghĩa là của mình không? Rõ ràng là không, đúng không? Đấy, tuy nhiên ai cũng tin rằng có mình và có cái của mình, thế nên nguồn gốc của khổ là như vậy.

Đấy, nên là để hết khổ chỉ đơn giản thôi.

Không cần phải gì… nếu mà chỉ đơn giản là hết khổ ấy chỉ cần nhận ra rằng là: Không có cái gì là mình, không có gì là tôi mà cũng không có gì là của tôi cả. Thế thôi, chỉ cần thế thôi! Thế nhưng mà con đã ngập sâu vào trong đấy lắm rồi, đúng không? Bây giờ bảo tự nhiên thấy rằng không có gì là tôi, không có gì là của tôi thì sao?

Khánh Nguyệt: Con cảm nhận, con cảm giác tất cả mọi thứ là mình với lại xung quanh mình nó rất là thật.

Khánh Nguyệt: Vâng, nó đã gắn liền với mình rất là mạnh.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi! Bây giờ bảo là không phải là tôi, không phải là của tôi thì… quá là khó đi! Đúng chưa? Đấy, vì thế nên là sư phụ không dạy cái bài này… để ép các con phải cảm nhận rằng là không có gì là tôi, không có gì của tôi. Sư phụ chỉ giúp các con hiểu thôi, hiểu rằng đấy là một sự nhầm lẫn, thế thôi! Đấy, hiểu thế nào là nhầm lẫn thì hệ quả của nó là con bớt dành sự quan tâm quá nhiều cho cái gọi là “tôi”, “cái của tôi” đi. Để mình khám phá ra một cái mà nó bao trùm lên cả tôi lẫn của tôi, cái bản chất thật sự của thế giới này. Đấy, thế ngày xưa sư phụ giảng cái Pháp này, mặc dù là cũng là cái tên là “cái gì của tôi bị động vào?” nhưng động cơ ngày xưa là để giúp con giải trừ đau khổ.

Nhưng bây giờ thì không. Bây giờ sư phụ không cần các con giải trừ đau khổ bằng cách đấy luôn. Sư phụ chỉ cần các con nhận thức được rằng là: “Đây con đang nhầm lẫn này”. Khi con nhận thức được nhầm lẫn thì chính là giải trừ đau khổ. Đấy, thế nên là về sau ấy, nếu mà con có lúc nào con khổ sở ấy, thì kiểm tra xem là cái gì của con bị động vào, để nhận ra cái sự nhầm lẫn ở đây. Ở đây không yêu cầu các con phải thay đổi cái gì cả, chỉ cần con nhận ra sự thật thôi! Đấy, thế ở đây có ai đang có nỗi khổ nào không? Mình sẽ ngồi phân tích thử xem, để mình hiểu cái sự thật đấy thôi. Khi mình hiểu sự thật đấy thì mình sẽ thấy rằng mình đang nhầm lẫn như thế nào, thế thôi. Rồi, Thanh Huệ nói thử xem nào.

Thanh Huệ: Dạ, dạ con chào Sư phụ Thanh Huệ: Dạ con đang có một cái nỗi khổ rất là lớn ạ.

Thanh Huệ: Là chồng con không chịu chích Vắc-xin ấy Sư phụ.

Thanh Huệ: Dạ à… mặc dù là tổ cũng đã kêu gọi hết cách ạ và có hăm dọa rồi. Nhưng mà chồng con cũng không có chịu đi chích ạ. Nên là con, mấy bữa nay con cũng bị rất là khổ.

Sư phụ Trong Suốt: Bây giờ phân tích đi, vì sao con khổ?

Thanh Huệ: Dạ, thì con cũng cảm giác là con lo là: ví dụ như là lỡ ví dụ chồng con bị thì có thể lây cho con, hoặc là con thì cũng chích rồi lo tính mạng của ba đứa nhỏ ở nhà con.

Sư phụ Trong Suốt: Rồi.

Thanh Huệ: Ví dụ như là lỡ mà tụi con có bị dính là cơ quan con cũng khiển trách ấy ạ.

Con làm nhà nước thì họ sẽ… Sư phụ Trong Suốt: Như vậy là ở đây, ở đây những cái gì của con có thể bị động vào, nói thử xem nào.

Thanh Huệ: Dạ, sức khỏe của con, sức khỏe của chồng con và sức khỏe của con con và cả tính mạng nữa ạ, bị động vào ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đầu tiên là gì, sức khỏe của con, đồng ý.

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng không? Sức khỏe của con con bản chất là gì? Là những đứa con đấy phải là của con.

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Còn đứa con hàng xóm thì… bố nó có Covid cũng chẳng vấn đề đúng không?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Như vậy là con của con bị động vào.

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng chưa?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Sức khỏe của con này, đứa con của con bị động vào này, chồng của con đúng không?

Thanh Huệ: Dạ đúng rồi.

Sư phụ Trong Suốt: Gì nữa?

Thanh Huệ: Rồi, sức khỏe tính mạng và ngay cả những cái người hàng xóm của con, hoặc là đồng nghiệp của con, sếp con. Nếu mà mình chẳng may mình dính, mình lây cho họ thì họ cũng sẽ ảnh hưởng tới cái… cái uy tín của mình ạ.

Sư phụ Trong Suốt: À, như vậy đây không phải là mình lo cho họ, mà mình lo cho cái gì của mình?

Thanh Huệ: Dạ. Con lo cái… sợ là họ nói mình ấy ạ. Họ nói là mình không có trách nhiệm với cộng đồng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi, uy tín của mình đúng không? Cái trách nhiệm của mình bị động vào. Đúng không?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Trông thì mình tưởng mình lo cho họ, đúng không? Thực chất mình lo cho cái uy tín và cái trách nhiệm của mình.

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Hiểu không nhỉ?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ở đây sư phụ không cần các con sửa, chỉ cần con hiểu thôi. Thay vì con hiểu là “Ôi, mình rất lo cho mọi người” - Không! Mình lo cho cái danh dự của mình bị động vào, đúng không? Nếu mình chẳng may chồng mình lây cho mình xong mình lây cho mọi người thì mình mang tiếng quá.

Thanh Huệ: Dạ đúng ấy, xong sếp con cũng khó ạ. Con cũng sợ là trường, cơ quan trường rồi khiển trách ấy ạ.

Sư phụ Trong Suốt: A, như vậy mình sợ bị khiển trách, đúng không? Khiển trách thì mình bị ảnh hưởng tới cái gì của mình?

Thanh Huệ: Họ sẽ có thể là đem ra mà nhắc nhở, hoặc là mạnh hơn là có thể là kỷ luật hoặc… Kỷ luật thì chắc không tới, nhưng mà công đoàn rồi sẽ nói tới nói lui, nói tới nói lui.

Sư phụ Trong Suốt: Nói! Nói thì ảnh hưởng cái gì của mình?

Thanh Huệ: Uy tín danh dự của mình ạ.

Sư phụ Trong Suốt: À, uy tín danh dự của mình ở cơ quan đúng không?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thấy chưa? Con bắt đầu nhìn rõ hơn là cái gì bị động vào chưa?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Uy tín danh dự của tôi ở cơ quan bị động vào, đúng không?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Sức khỏe của tôi, tính mạng của tôi, sức khỏe của con tôi, tính mạng của con tôi.

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy là những cái làm con lo lắng, có đúng không?

Thanh Huệ: Dạ, dạ đúng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ít nhất là mình đã không bị lừa là gì: là mình lo cho sức khỏe của cái thế giới này. Đúng không? Mình không bị lừa rằng là mình lo cho sức khỏe của cơ quan, đúng chưa?

Thanh Huệ: Dạ đúng.

Sư phụ Trong Suốt: Ở đây sư phụ chỉ cần các con nhìn một cách rõ ràng đúng đắn hơn, chứ không phải cần các con phải thành bậc thánh. Hiểu không?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nhận ra rõ ràng: À mình thực sự đang… có vấn đề ở đâu, thế thôi! Có thấy sáng sủa hơn không? Nó chỉ sáng sủa hơn thôi.

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Chứ không bảo con là đừng có làm như thế nữa. Hiểu không?

Nhưng ít nhất là con đã biết rõ là con đang lo lắng vì sao. Con đang lo lắng vì rất nhiều thứ của con có thể sẽ bị ảnh hưởng. Chồng này, đúng không? Sức khỏe của tôi này, tính mạng của tôi này, sức khỏe con tôi, tính mạng con tôi này, danh dự của tôi ở cơ quan này, đúng không? Rất nhiều thứ “của tôi” đấy thì bị mất đi, đúng không? Con của tôi mất đi, sức khỏe tôi mất đi, danh dự tôi mất đi đúng không?

Mình lo sợ vì những thứ của mình bị mất đi.

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Con thấy sáng sủa hơn không?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nó chỉ thế thôi!

Thanh Huệ: Con cũng lo thêm một cái nữa.

Là vì cái chỗ con đang ở là…Tại hiện tại là con đang thuê một cái nhà cũng lớn để mà con làm ăn kinh doanh ấy ạ. Mà tổ trưởng nói họ sẽ gây cái sức ép lên chủ nhà, là tại vì sợ là mình sẽ ảnh hưởng tới cộng đồng ấy ạ. Và họ có gây sức ép với chủ nhà là sẽ không có cho mình tiếp tục thuê nữa. Thì nếu mà không cho mình tiếp tục thuê nữa thì sẽ ảnh hưởng tới công việc làm ăn của mình ấy ạ. Ngay cả chỗ ở và cái chỗ các con con đang đi học yên ổn, con làm ăn nữa ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Kinh không? Dọa đến tận cả… cả ông chủ nhà.

Thanh Huệ: Dọa về kinh tế luôn ấy ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Kinh tế luôn, đánh thẳng vào kinh tế, đúng không?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Chồng con đầu gấu nhỉ?

Thanh Huệ: Bướng lắm Sư phụ!

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Chắc lên mạng đọc nhiều đúng không?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thuyết âm mưu. Ừ, đọc thuyết âm mưu nhiều.

Thanh Huệ: Chính xác! Chính xác Sư phụ, nghe ở bên mấy cái video của nước ngoài dạng phản động ấy Sư phụ.

Sư phụ Trong Suốt: Thì đấy, thuyết âm mưu mà!

Thanh Huệ: Không bao giờ, không bao giờ đi xét nghiệm hết ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Ở đây mình thấy rõ là gì: Mình thật là khổ!

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Con người quá khổ đi, đúng không?

Thanh Huệ: Dạ, chính xác ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Bất kỳ lúc nào cái của mình cũng có thể bị động vào hết, bất kỳ lúc nào.

Thanh Huệ: Dạ đúng.

Sư phụ Trong Suốt: Nghĩa là con, con ở hoàn cảnh lúc nào, người ta gọi là lúc nào cũng là ngàn cân treo sợi tóc hết. Đúng không? Con đang ngồi này, tất cả cái con vừa lo ấy, bất kỳ lúc nào cũng có thể bị động vào ngay lập tức.

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Con con có thể ngã một phát là đau ốm, con khổ ngay, sức khỏe con chỉ cơn gió là con đau khổ ngay.

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Danh dự ở cơ quan thì thôi rồi! Có một người nói xấu phát là tan nát ngay. Cái nhà con đang ở thôi rồi! Ông chủ nhà có ý định đuổi phát là đuổi ngay.

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Khi mình nhìn thấy như vậy, nghĩa là mình quá dễ nếu mà vẫn giữ niềm tin rằng tôi và của tôi ấy; có cái này là tôi, những cái kia là của tôi ấy khổ quá đi!

Có đúng không? Đúng không?

Thanh Huệ: Dạ đúng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy, thì cái tác dụng của cái việc này ấy. Đầu tiên cho mình thấy là cái nguồn gốc của khổ, vì mình tin rằng cái này là tôi và cái kia là của tôi. Đấy! Khi đấy mình thấy là: À, thế phá mô hình cái tôi hay những cái giáo pháp nào đấy, nó có giá trị của nó.

Nếu không, mình thấy là: “Ừ thế học cái đấy làm quái gì, đúng không? Học phá mô hình cái tôi liên quan gì đến đời tôi?” Nhưng nếu ngày hôm nay mình thấy rằng là gì: “Ừ, mình sẽ duy trì cái trạng thái khổ này đến mãi mãi, nếu mình còn tin rằng cái này là tôi và cái kia là của tôi.” Thì những cái tôi cái của tôi đấy động vào quá dễ đi, đúng không?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nói cách khác là bất kỳ lúc nào con cũng sẵn sàng để cho nó khổ, nó ập vào đời mình, các con ấy. Đúng không?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy, thì đấy là cái nhận thức mà sư phụ muốn chỉ cho con. Nhận ra rồi không hết khổ được, vẫn khổ. Vẫn tin là của tôi làm sao mà hết! Vẫn tin đây là tôi, kia là của tôi ấy thì không bao giờ hết. Con vẫn tin rằng cái thân thể đấy là tôi và những đứa con này của tôi ấy, thì từ giờ đến lúc con chết con không hết khổ. Bởi vì bất kỳ lúc nào con con có thể gặp chuyện mà, thì cứ nó gặp chuyện cái mình khổ ngay. Nếu vẫn tin rằng đây là tôi và kia là danh dự của tôi thì từ giờ đến chết con không hết khổ được. Con đang nằm hấp hối có một người đến chửi một trận, đúng không? Kể chuyện xấu ngày xưa của mình ra, đã từng gì gì đó...

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thì thôi rồi lại khổ ngày trên giường bệnh ngay. Hiểu không nhỉ?

Thanh Huệ: Dạ. (Cười) Sư phụ Trong Suốt: Con hiểu là khi mình còn giữ cái niềm tin đấy thì mình còn khổ tận lúc chết không?

Thanh Huệ: Dạ đúng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nhưng vấn đề đây không phải chỉ lúc chết, mà tiếp tục khổ tiếp sang đời sau. Đấy! Đau không? Nó tiếp tục khổ tiếp sang đời này, đời này hoặc là vô số đời, vô tận. Thế nên là gì? Nên có những con đường với chủ trương là không có tôi là vì thế đấy. Không thấy cái gì là tôi, không thấy cái gì là của tôi. Một phát hết khổ là vì thế!

Được rồi! Hôm nay, không phải là cách giải quyết vấn đề, mà cách giải quyết vấn đề thực sự là con phải nhận ra tất cả là biểu diễn của Biết. Nếu mà nói cách giải quyết vấn đề ấy, một cách sâu sắc nhất, con nhận ra rằng là gì, tất cả những chuyện này này: Chồng có tiêm hay không tiêm này, con có bệnh hay không bệnh này, tôi có bị mất danh dự hay không mất danh dự này, cơ quan có chửi hay không chửi này, bác cho thuê nhà, chủ nhà có đuổi hay không đuổi đều là biểu diễn của?

Của Biết. Biết mới là cái mà điều khiển mọi thứ, chứ không phải là con.

Nên là để thoát khổ đơn giản thôi nhé.

Đây tiện nói luôn cho con hiểu cách thoát khổ. Biết mới là cái làm ra mọi thứ, không phải là con. Không phải là con cố gắng thì là chồng con đi tiêm. Chồng có đi tiêm hay không là do? Biết biểu diễn! Không phải là chồng không tiêm thì con mình sẽ bệnh, hay là mình sẽ bệnh. Mình có bệnh hay không là do? Biết biểu diễn! Không phải là mình vận động thì chồng sẽ đi tiêm, hay là chồng bị dọa dẫm thì sẽ đi tiêm. Chồng dọa dẫm, chồng có đi tiêm hay không là do Biết biểu diễn. Khi con thực sự thấy rằng là Biết mới là người tạo ra mọi chuyện, thì con không thấy con có vai trò gì nữa. Con hoàn toàn bất lực, không có vai trò gì trong câu chuyện này khi đó thì con hết khổ. Đấy! Thử ngẫm mà xem!

Thử ngẫm xem là sư phụ nói đúng không?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Có đúng là con thực ra là chẳng có vai trò gì không?

Thanh Huệ: Con cũng đang, đang sáng cũng tập tí, thực ra là bữa nay là con cũng nhẹ nhàng hơn ấy ạ. Ngày hôm qua tổ trưởng tới cũng nói quá trời, nhưng mà thôi con cũng nói mà không được thì thôi, chứ con cũng…

Sư phụ Trong Suốt: Ừ!

Thanh Huệ: Chứ nếu mà như ngày xưa thì chắc con cũng căng lắm, nhưng bây giờ con cũng chỉ một phần cũng như Sư phụ nói đó là con… con có giả vờ là căng với ông thôi.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi em sẽ cố hết sức, đúng rồi!

Thanh Huệ: Bên trong con thả lỏng hơn. Dạ!

Sư phụ Trong Suốt: Em sẽ cố hết sức em sẽ đánh cho lão một trận, mắng lão một trận.

Nhưng mà con hiểu rằng là có đánh có mắng ấy là một chuyện, còn lão ấy có đi tiêm hay không lại là gì?

Thanh Huệ: Là Biết biểu diễn ạ!

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi! Biết biểu diễn.

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy là cách để tất cả các con thoát khỏi đau khổ. Đấy! Nhắc lại nhé, để thoát khỏi đau khổ ấy, con cần nhận ra rằng: con cần phát triển cái lòng tin rằng là đây là biểu diễn của Biết, đây này. Vì thế chồng có đi tiêm hay không là gì? Biểu diễn của Biết.

Một mặt về đời ấy con vẫn cố như thường, vẫn cố khuyên bảo chồng đúng không? Dọa dẫm chồng, trừng phạt chồng nếu con thấy cần thiết. Nhưng về mặt tu con phải nhận ra rằng mình có làm một tỷ thứ như vậy ấy, thì ông ấy có tiêm hay không lại là gì?

Thanh Huệ: Dạ, Biết biểu diễn.

Sư phụ Trong Suốt: Biết biểu diễn được chưa?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Bằng cách nghĩ đấy, con sẽ ra khỏi đau khổ. Hành động cũng là hết cỡ của con, nhưng trong tâm con thấu hiểu rằng cuối cùng ông ấy có tiêm hay không là Biểu diễn của Biết. Biết đang muốn ông tiêm thì sẽ tiêm, Biết không muốn thì sao?

Thanh Huệ: Dạ không tiêm ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thì sẽ không, ừ không tiêm sợ chưa? Có thể từ giờ đến lúc chết ông không tiêm phát nào.

Thanh Huệ: Dạ chắc không đâu Sư phụ.

Sư phụ Trong Suốt: Có thể, đúng không?

Mình vẫn cố làm hết sức mình có thể. Mình vẫn làm theo cái mình cho là đúng nhất.

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng không? Khuyên bảo, can ngăn, dọa dẫm, trừng phạt… nhưng lại phải trong lòng mình thấu hiểu: Nhưng có xảy ra không là Biết biểu diễn. Đấy là cách để con để con ra thoát khỏi đau khổ. Đúng không?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy! Mình cho rằng là chồng là của mình, nhưng bằng chứng nào?

Bây giờ mình bảo ông không nghe thì sao bảo ông là của mình, đúng không?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Trong khi đứa khác bảo lại nghe. (Vài bạn cười) Có khi đứa khác bảo lại nghe thì lại hóa ra là của đứa khác à?

Đúng không?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Không phải! Đấy thế cái quan trọng ở đây là gì? Ở đây là cái nhận thức đúng về Sự thật: “À, đây là biểu diễn của Biết thôi!” Đúng không?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thế tương lai liệu con có bị nhiễm Covid hay không? Theo con?

Thanh Huệ: Dạ cũng có thể chứ ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Có hay không là do?

Thanh Huệ: Biểu diễn của Biết ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Biết biểu diễn! Hiểu chưa?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy! Mấu chốt nằm ở đây! Khi con nghĩ được như vậy thì con sẽ yên lòng. Yên lòng hơn không? Nghe nói từ nãy giờ yên lòng hơn không?

Thanh Huệ: Dạ, à… con thật ra trước khi nghe Sư phụ giảng ấy thì con cũng tập Pháp Biết, rồi con cũng nghĩ theo ý Cô ấy ạ.

Thanh Huệ: Ở ngoài thì con nói nhẹ nói nặng con cũng làm hết cách rồi. Nói nhẹ thì nó lâu rồi. Ngày hôm qua tổ trưởng cũng tới nói cái chuyện, con kêu nếu bây giờ nó ảnh hưởng đến kinh tế với ba đứa nhỏ, ông không nghe.

Thì con ở ngoài con cũng làm ghê lắm nhưng mà bên trong con thì con cũng thả lỏng rồi ạ.

Tại con nghĩ mọi thứ nó cũng theo ý Cô ấy ạ.

Thanh Huệ: Nhưng mà con cũng lo lo , con còn lo lo cái… ví dụ cái chuyện rồi kinh tế đại loại... Nhưng mà thực sự là con vô cùng biết ơn, cái dịp này nếu mà không có cái Pháp Biết ấy, không có cái theo ý Cô, thì chắc là con cũng căng lắm ạ. Nhưng mà…

Sư phụ Trong Suốt: Tốt!

Thanh Huệ: Nhưng mà con thấy con cũng đỡ, ở ngoài thì con cũng làm ghê lắm nhưng mà bên trong thì con cũng thả lỏng nhiều.

Sư phụ Trong Suốt: Được! Rất tốt! Đấy là cách tất cả các con tiến bộ. Bên ngoài các con tiếp tục sống như một người bình thường, bên trong con bắt đầu đồng ý với Sự thật, là tất cả là biểu diễn của Biết. Cố gắng của con không là cái gì so với biểu diễn của Biết, đúng chưa?

Thanh Huệ: Con thấy bất lực hoàn toàn ấy.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ! Con sẽ làm cái gì cũng là biểu diễn của Biết nốt. Hãy phát triển cái lòng tin thế đi! Không chỉ là chồng con sẽ làm gì nhé, mà chính con có làm gì tiếp ấy, thì cũng là biểu diễn của Biết. Đúng không?

Thanh Huệ: Dạ!

Sư phụ Trong Suốt: Ví dụ bây giờ con bảo:

Không, tôi không bắt chồng, không mắng không bắt gì nữa. Nhưng đấy là con bảo bây giờ thôi, chứ còn lúc 10 giờ ấy thì con làm cái gì lại là… Bây giờ sư phụ rất muốn lên ngủ với Tara lúc 10 giờ, nó vừa hỏi đấy “Khi nào ba lên ngủ với con?”. Nhưng mà lúc 10 giờ ấy, sư phụ có lên hay không lại là gì?

Thanh Huệ: Là biểu diễn của Biết ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Biểu diễn của Biết. Đấy!

Như thế mình rất là thả lỏng trong lòng. Mình không có sự bắt buộc, căng thẳng nào trong lòng mình hết, vì mình hiểu mà! Đúng không?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Kể cả bây giờ con có hứa hẹn với ông hàng xóm là đúng 10 giờ em sẽ bắt lão ấy ký giấy. Kể cả thực sự có muốn thế thật ấy, thì cũng không biết là 10 giờ cái gì xảy ra, vì 10 giờ cái gì xảy ra lại là gì?

Thanh Huệ: Biểu diễn của Biết ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi! Thấy chưa?

Đấy là cách để tất cả các con ra khỏi đau khổ.

Đấy! Nếu tất cả là ý của Biết, thì tôi còn vai trò gì ở đấy nữa. Đấy là cách mà tất cả các con ra khỏi “tôi”. Đấy là cách mà đạt đến Vô ngã của Đạo Thiên Chúa. Thiên Chúa đạt đến Vô Ngã bằng cách là thấy tất cả là ý Cha hết, con không có vai trò, không có ý nghĩa gì hết cả. Cách đạt đến hết Khổ của Đạo Phật là nhận ra không có tôi, không có người bị ảnh hưởng. Cách đạt đến Vô Ngã của Đạo Thiên Chúa là gì? Là không có vai trò gì của tôi.

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Cả 2 đều có kết quả như nhau. Bằng chứng là trong lịch sử hai bên đều có những bậc giác ngộ vô ngã. Thế còn hỏi là áp dụng vào cuộc sống như thế nào?

Thì sư phụ thấy cả hai đều tốt. Cả hai đều ích lợi cho con hết, vì thế con nên thấu hiểu cả hai cái. Các con khổ vì con tin rằng có tôi và có cái của tôi và hai cái đấy bị động vào phát là khổ ngay. Đúng chưa? Các con thoát khổ bằng cách nhận ra rằng mọi thứ là biểu diễn của Biết. Khi nhận ra là biểu diễn của Biết ấy, thì có tôi hay không có tôi cũng chỉ là biểu diễn của Biết mà thôi. Con không có vai trò gì. Đấy!

Trong câu chuyện của con thoát khổ bằng cách là gì: Tôi cố hết sức hay là không cố hết sức hay tôi có làm gì đi nữa, thì cuối cùng chuyện chồng có tiêm hay không lại là gì?

Biểu diễn của Biết! Mà dù chồng có không tiêm đi nữa thì tôi có bị sao hay không cũng lại là gì?

Thanh Huệ: Là biểu diễn của Biết ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Con tôi có bị sao hay không cũng là?

Thanh Huệ: Biểu diễn của Biết.

Sư phụ Trong Suốt: Biểu diễn của Biết! Cơ quan tôi có mất danh dự không cũng là?

Thanh Huệ: Biểu diễn của Biết.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ đúng rồi! Bác chủ nhà có đuổi tôi ra khỏi nhà không cũng là?

Thanh Huệ: Dạ là trên lý thuyết là mình hiểu vậy Sư phụ, nhưng mà nó vẫn… (Cười)

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi!

Thanh Huệ: Vẫn cứ lo lo ạ!

Sư phụ Trong Suốt: Đầu tiên thì con phải hiểu đúng cái đã, lý thuyết đã. Nhưng con chưa tin hẳn tại vì con chưa có kinh nghiệm sống, vì thế con lo. Con lo vì sao? Vì kinh nghiệm sống của con từ xưa tới nay nói rằng là nếu mình không làm cái A cái B thì chết.

Đúng không?

Thanh Huệ: Dạ!

Sư phụ Trong Suốt: Nhưng nếu con bắt đầu được học những cái điều này rồi con tiếp tục sống như thế này. Con thấy rằng là mình không làm cái A cái B vẫn chẳng chết.

Thanh Huệ: Dạ!

Sư phụ Trong Suốt: Con nghĩ rằng là chồng con không đi tiêm thì ông ấy sẽ bị Covid.

Nhưng không, đấy là một loại nhầm lẫn.

Hoàn toàn có thể ông ấy không đi tiêm và ông không bị. Còn con tiêm hai mũi rồi con lại bị. Thật mà!

Thanh Huệ: Dạ!

Sư phụ Trong Suốt: Vì bị hay không lại là biểu diễn của…

Thanh Huệ: Của Biết ạ!

Sư phụ Trong Suốt: Chứ không phải là do tiêm hay không tiêm. Thế nên là gì? Bên ngoài con vẫn sống như một cái người bình thường. Con vẫn đi tiêm, con vẫn khuyên bảo người đi tiêm; thậm chí con vẫn trách mắng, trách cứ những người không tiêm. Nhưng bên trong con phải dần dần suy ngẫm, thấu hiểu cái sư phụ đang giảng; nếu không thì không thể giải thoát. Nếu không suốt ngày chỉ có lo thôi! Nhưng khi con đã thấu hiểu cái sư phụ giảng ấy, thì dần dần con bắt đầu thấy rằng bên trong có sự thả lỏng ra. Từ từ thôi không vội!

Thanh Huệ: Dạ!

Sư phụ Trong Suốt: Nó đến đâu là do con xác quyết được bao nhiêu rằng đây là biểu diễn của Biết. Nếu con càng xác quyết đây là biểu diễn của Biết ấy, thì con chẳng phải lo gì cả, Biết sẽ làm hết cho con. Đúng không?

Đúng mấy giờ ấy, đúng chín rưỡi chẳng hạn, Biết sẽ tự dựng con dậy đi mắng chồng một trận, bắt phải ký giấy. Đúng không? Kề dao vào cổ bắt ký. Đấy! Nếu Biết nó biểu diễn như thế, sẵn sàng biểu diễn như vậy. Đấy! Nếu con có lòng tin ấy, là Biết biểu diễn thực sự đấy, thì dần dần lo sẽ yếu dần đi. Thường đơn vị nhanh phải 6 tháng, lâu thì vài năm.

Thì con mới thật sự đồng ý được cái điều sư phụ đang giảng. Đấy! Khi đấy thì giả sử nếu con có lo đi nữa, con “ừ lo thì vẫn lo” nhưng mà nhưng vẫn hiểu rằng là “ừ nhưng mà có gì xảy ra vẫn là Biết biểu diễn”. Ngay cả cái lo đấy cũng là biểu diễn của Biết, đúng không?

Thanh Huệ: Dạ!

Sư phụ Trong Suốt: Nên là con cũng chẳng phải làm gì cái lo đấy cả. Biết biểu diễn thế, thì Biết biểu diễn mà! Theo cách cũ thì con phải giải quyết lo lắng bằng một cái Pháp nào đó, đúng không? Không, không cần! Khi con học Pháp Biết này rồi ấy, con cũng chẳng cần giải quyết lo lắng bằng cái Pháp gì luôn.

Nếu lo thì nhớ rằng lo là biểu diễn của Biết.

Thế thôi, con không cần phải giải quyết nỗi lo. Lo tiếp đi! Ok! Thế thì Biết vẫn đang biểu diễn thì biểu diễn tiếp đi! Con hoàn toàn vượt ra ngoài luôn. Con không phải là một cái Tôi ở đây, đánh nhau với một cái cơn lo. Con là cái Biết, cho phép lo xảy ra bên trong Biết.

Đấy thì con đường này nó rất đơn giản! Và nó chỉ thế thôi, không phải đánh nhau với gì cả. Không phải là giải quyết cái gì cả! Đồng thời thích đánh nhau thì đánh nhau, thích giải quyết thì giải quyết – chẳng sao cả. Bởi vì làm gì thì làm, không phải là con làm mà là? - Biết biểu diễn. Nên giả sử con bảo không tôi không đánh nhau với lo nữa nhưng 5 phút sau vẫn đánh nhau thì sao?

Thanh Huệ: Do Biết biểu diễn ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thì có sao đâu! Chẳng sao cả!

Thanh Huệ: Dạ mình chỉ nhận ra thôi ạ.

Sư phụ Trong Suốt: À chỉ nhận ra thôi! Đấy con đường này rất là dễ, nếu mà mình hiểu đúng rất là dễ. Hay nói cách khác con thích đánh nhau với lo thì cứ đánh đi, mà không thích thì không đánh. Nhưng dù thích - không thích, dù lúc đánh hay không ấy, thì lại không phải là do con thích, không thích mà quyết. Mà đến ngày đấy, tháng đấy Biết sẽ biểu diễn cái đấy. Nhé! Ví dụ sư phụ rất đang, nãy giờ Misscall (gọi nhỡ) mấy lần rồi, ví dụ thế đúng không? Cú điện thoại quan trọng liên quan đến cái công việc quan trọng, nhưng sư phụ thấy chẳng có vấn đề gì cả. Vì sao lại không vấn đề gì? Theo con vì sao?

Thanh Huệ: Dạ vì do Biết biểu diễn thôi ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Chuyện gì xảy ra là Biết biểu diễn. Không phải là do mình không nhấc cú điện thoại thì hỏng việc, đúng không?

Cũng không phải là nếu mình nhấc cú điện thoại, nếu mình nhấc lên thì sẽ Ok, sẽ ngon.

Không! Cả hai đều sai! Hoàn toàn có thể nhấc cú điện thoại lên và việc nó hỏng bét đúng không?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Hoàn toàn có thể là mình không nhấc cú điện thoại đấy lên người ta vẫn giải quyết hộ mình. Đấy là sự thật!

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Vì chuyện gì xảy ra là Biết biểu diễn, nên sư phụ không có lo lắng gì cả, dù đấy là cú điện thoại rất quan trọng.

Hoàn toàn có thể ngủ một giấc ngon lành, chiều mai 2 giờ mọi việc giải quyết xong hết rồi. Hoàn toàn có thể mình cầm điện thoại nhấc lên thỏa thuận xong hết rồi và chiều mai nó hỏng hết, tan bén, tan hết. Đấy khi con hiểu thật sự là Biết biểu diễn đi, con có loại tự tin mà sư phụ vừa nói. Đúng chưa?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thì lúc đấy đời con có trải qua sóng gió gì thì con cũng chẳng vấn đề gì. Ờ sóng gió thì sóng gió, đấu tranh vẫn đấu tranh nếu con thích, nếu con muốn, nếu Biết nó muốn. Nhưng đồng thời sâu thẳm bên trong con hiểu rằng gì: Cuối cùng cái gì diễn ra là biểu diễn của Biết.

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Cái mà sư phụ truyền cho con là cái lòng tự tin đấy. Cái sự tự tin đấy là cái cứu con.

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Và cái tự tin đấy nó lại chẳng có mâu thuẫn đến việc là con làm gì cả! Con thích làm gì thì làm, con thích chống lại, thích đuổi chồng, đánh chồng hay ủng hộ chồng, tùy con. Con làm cái mà con thấy đúng nhất. Đúng không?

Thanh Huệ: Dạ. Hồi trước ấy thì con có bạn thân, mà chồng con thì rất là nghe lời cái bạn này, rất là nể ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, gọi cho bạn ấy, đúng không? Bảo thuyết phục anh hộ chị.

Thanh Huệ: Dạ. Hôm bữa mà bạn con nghe tin như vậy, thì bạn con hỏi là vậy chồng mi tiêm chưa? Cái con cũng nói là à… ờ ngày xưa mà ví dụ có chuyện gì lo lắng là con cũng hay tâm sự với bạn con.

Thanh Huệ: Nhưng mà bữa nay con học Pháp cái con cũng không tâm sự luôn.

Thanh Huệ: Cái xong rồi bạn con mới hỏi, xong cái bạn con nghe như vậy, thì mới nhắn tin để tâm sự gì đó. Vì chồng con rất là nể bạn đó nên là cũng nói là sẽ suy nghĩ lại. Nhưng mà trong lòng con cũng nghĩ đó là một cách nói khéo thôi. Thì ngày hôm qua bạn đó cũng hỏi là sao rồi? (Cười) Cái con cũng kể lại là tổ trưởng tới, rồi ông cũng đuổi tổ trưởng về rồi.

Xong bạn con cũng nhắn nhắn vài câu. Xong bạn gọi cho con. Ý là nghĩ là chắc con cũng buồn con cũng cần phải xả, thế này thế kia… xong con không nghe máy luôn. Tại vì con, nay con thấy là con cũng tập Pháp được ấy ạ.

Và con không có cái nhu cầu phải kể lể với bạn luôn. Và con cảm giác là mọi thứ nó ổn. Xong bạn kêu có ổn không? Xong kêu: Ổn thôi không sao đâu. Chứ nếu mà như bình thường ngày xưa là chắc con sẽ tâm sự, con kể lể để cho nó xả phải vài tiếng. Bữa nay con thấy bên trong con nó nhẹ nhiều rồi.

Sư phụ Trong Suốt: Được rất tốt! Đấy là điểm bắt đầu một khi con bắt đầu có lòng tin.

Lòng tin vào sự thật đấy. Lòng tin vào Biết biểu diễn tất thì con bắt đầu tự do hơn trong cách sống. Ở đây sư phụ không dạy con một cái chuẩn mực sống nào hết. Con thích sống theo kiểu đầy trách nhiệm cũng tốt. Đúng không? Nhưng mà kể cả con sống con có những quan điểm khác thế giới cũng chẳng sao cả, nếu con nhớ rằng đây là biểu diễn của Biết. Trong mắt sư phụ thì chồng con hoàn toàn bình thường, đúng không? Thì ông có một loại niềm tin thế thôi, giống như con có niềm tin thế thôi.

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng không? Nhưng mà tất nhiên, hỏi sư phụ thì chồng con không tiêm cũng bình thường mà con đi tiêm cũng bình thường. Thế thì hỏi vậy sư phụ tiêm hay không tiêm? Thì tôi sẽ đi tiêm đúng không?

Tôi quan điểm tôi là thế này. Đấy, tiêm thì tốt cho cả cái cộng đồng hơn là không tiêm, thì tôi sẽ đi tiêm. Tôi vẫn chọn việc đi tiêm như bình thường, tôi tiêm đầy đủ các mũi như thường. Nhưng tôi không có cái nhận thức rằng cái người không tiêm đấy họ có vấn đề gì cả. Trong mắt tôi cả cái thế giới này không vấn đề gì cả. Nhưng khi bảo làm cái gì tôi vẫn làm cái mà tôi cho là đúng nhất. Hiểu cách sống không?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thế thôi! Chẳng ai có vấn đề nhưng mình vẫn làm những việc mình thấy đúng nhất. Chứ không phải là làm việc xuề xòa, bỏ qua mọi thứ. Không! Mình vẫn làm những việc mình cho là đúng nhất, phù hợp nhất nhưng đồng thời mình có cách nhìn, mà trong cách nhìn của mình cả thế giới này đều ổn. Đúng không?

Thanh Huệ: Dạ. Con hồi trước mà nếu như cái chuyện này thì chắc là con sẽ kiểu giận và kiểu hay nói móc, nói mỉa chồng lắm. Nhưng mà con cũng nhớ ra Sư phụ nói là thực ra là ông cũng là biểu diễn của Biết và ông không có kiểu như là không phải ông làm ấy ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Được, rất tốt!

Thanh Huệ: Con nghĩ là ông không có quyền quyết định những cái việc làm.

Sư phụ Trong Suốt: Rất tốt! Rất tốt!

Thanh Huệ: Nên thực ra là con, con giả đòn con giận thôi.

Sư phụ Trong Suốt: Được!

Thanh Huệ: Mấy ngày nay, con không nói chuyện gì với ông. Cần làm gì thì con mới nói thôi. Còn không con không nói gì hết.

Sư phụ Trong Suốt: Được.

Thanh Huệ: Nhưng mà con, thực ra bên trong con, con không có bực như ngày xưa. Chứ ngày xưa là con dễ gây sự, nếu mà mình bực mình dễ gây sự.

Sư phụ Trong Suốt: Nhưng mà đồng thời con phải hiểu rằng là: Kể cả con có gây sự, bực thì cũng chẳng có gì sai cả.

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thế mới đúng! Thế mới đủ! Con chọn cách không gây sự, nhưng con phải nhận thức rằng là: Nếu con gây sự thì gây sự đấy là biểu diễn của Biết.

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy! Thế thì con mới thực sự là tự do, thoải mái được. Đúng không?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nếu con chọn cách gây sự thì cách chọn đấy cũng không có gì sai cả.

Nếu con chọn cách không gây sự thì cái không gây sự không có gì sai, bởi vì cả hai là biểu diễn của Biết. Nhận thức như vậy, còn khi hành động con hành động theo cái mà con cho là đúng nhất, tốt nhất cho con, cho mọi người, theo quan điểm của con.

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng chưa? Mặc dù sư phụ đi tiêm nhưng sư phụ không phê phán những người không tiêm. Đúng chưa?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nhưng nếu cần phê phán, sư phụ chẳng ngại phê phán. Nếu cần đứng trước công luận phê phán rất kịch liệt, sẵn sàng đứng ra kịch liệt, nếu cần thiết, nếu một cái lý do nào đó cần phải xảy ra. Hiểu sự tự do không nhỉ?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Tự do là như vậy đấy.

Thanh Huệ: Theo hoàn cảnh.

Sư phụ Trong Suốt: Tự do là gì? Là mình, đây này, chỗ này nhắc lại nhé: Mình đi tiêm nhưng mình không phê phán những người không đi tiêm. Đấy là một loại tự do. Nghĩa là gì? Đấy là tự do trong nhận thức. Mình nhận thức rằng: thế nào cũng Ok hết, thế nào cũng là biểu diễn của Biết hết. Nên mình đi tiêm thì biểu diễn của Biết là đi tiêm. Họ không đi tiêm là biểu diễn của Biết là họ không đi tiêm. Không cái gì có vấn đề cả! Mình không có vấn đề và họ cũng chẳng có vấn đề. Đấy là tự do trong nhận thức. Đồng ý chưa?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nhưng mà sư phụ tự do cho cả hành động nữa. Là thế nào? Nói với con thế này thôi, nhưng 5 phút nữa hoàn toàn sư phụ có thể lên mạng chửi cái bọn không đi tiêm không ra gì luôn. Vô ý thức, vô trách nhiệm! Nếu cái việc đó thực sự cần phải xảy ra. Hiểu không nhỉ?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ở đây mình không cản trở mình hành động. Mình tự do trong hành động. Mình nói: Ừ, tôi thấy chẳng vấn đề gì.

Nhưng nếu mình cần bảo nó có vấn đề cũng chẳng sao cả. Đấy! Đấy là tự do trong cả nhận thức và hành động. Cả hai cái đấy nó chỉ dựa trên nền tảng “Tất cả là biểu diễn của Biết” thôi. Tại sao 5 phút nữa mình lại chửi được bọn nó, cái bọn không tiêm. Đấy là biểu diễn của Biết, chứ mình có làm được cái gì đâu. Hiểu không nhỉ?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng không?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Không cần biết là có lý do gì, nhưng trong lòng mình rộng mở với chuyện đấy. Đấy, thì đấy, đây sư phụ đang giảng cho con: Thế nào là cái sự giải thoát và tự do. Cái pháp Biết này ấy, nó là pháp tuyệt đối. Nó là pháp cao đấy, pháp cao nhất trong các loại pháp. Vì thế, nó ôm tất cả những pháp tương đối bên trong. Nghĩa là gì? Nó cho phép tất cả những cái tương đối xảy ra.

Ông đi tiêm cũng được, thì đi tiêm là biểu diễn của Biết. Không tiêm cũng được, không tiêm cũng là biểu diễn của Biết. Hiểu không?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy, sư phụ giảng hơi dài cho các con. Nhưng mà nó liên quan đến một việc rất quan trọng: giữa nhận thức và hành động. Đấy, nên là sư phụ giảng cho con để làm mẫu cho các bạn khác, gặp hoàn cảnh như con thì nên thế nào. Đúng chưa?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Bên trong mình phải thả lỏng ra. Bên trong mình thả lỏng, mình nhận thức rằng: Biểu diễn của Biết có vấn đề gì đâu. Bên ngoài mình siết chặt, mình làm cái điều mình thấy ích lợi nhất, đúng đắn nhất cho mình, cho mọi người. Thấy rằng đấy là một phương châm. Nhưng, phương châm đấy vẫn là phương trâm chưa đầy đủ. “Bên ngoài thì siết chặt, bên trong thả lỏng” là một phương châm rất tốt để con hành động.

Nhưng, đầy đủ hơn là gì: Ngay cả hành động, ngay cả cái phương châm vừa xong ấy, cũng hoàn toàn có thể bị đảo ngược, nếu cần thiết.

Hiểu không?

Thanh Huệ: Dạ. Là do Biết biểu diễn ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Cần một phát thì tôi, bên ngoài tôi cũng thả lỏng theo; hoặc cần cái bên trong siết chặt theo. Hiểu không?

(Thầy cười) Hiểu không nhỉ?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Biểu diễn của Biết mà!

Nên là nếu hoàn cảnh cần thiết thì tôi thả lỏng bên ngoài. Nếu hoàn cảnh cần thiết thì tôi thả lỏng bên trong, siết chặt bên trong.

Phương châm chỉ là lối đi thôi mà. Hướng thôi mà, có ai bắt con phải đi thế đâu! Thế mới đầy đủ!

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy, trong câu chuyện của con là gì? Con đang làm đúng rồi. Bên ngoài con giận này, dỗi này, đúng không? Gọi cho người này, gọi cho người kia. Bên trong con chấp nhận rằng là: Thì ông có tiêm hay không là biểu diễn của Biết là rất đúng rồi.

Con đang đi đúng hướng rồi, không sai tí nào.

Nhưng, bổ sung thêm: Con phải nhận thức được rằng là gì? Đấy là con đang nghĩ thế thôi, nhưng lúc cần thì con có thể làm khác hẳn cái con đang nghĩ. Bởi vì làm cái gì là biểu diễn của Biết, không phải là ý chí, quyết tâm của con. Thế mới đủ!

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đã đúng rồi nhưng không có nghĩa cứ phải thế mãi. Đấy, ý thế cho dễ hiểu hơn. Ồ đúng rồi, nhưng không có nghĩa cứ phải thế mãi. Đúng của hôm nay có thể là sai ngày mai. Vì thế nên là gì: Tấm lòng mình rộng mở ra. Ok, hiện giờ mình đang rất đúng rồi. Sư phụ đã khen mình rồi, chắc đúng hướng rồi. Nhưng vì tất cả là Biết biểu diễn, nên có thể ngày mai mình lại siết chặt kinh khủng luôn. Lễ lạy, lục đục, đúng không? (Mọi người cười) Quỳ xuống lạy chín lạy: Anh ơi, đi tiêm cho em. Đấy! Thậm chí mình có thể là gì? Tự kè dao vào cổ mình: Anh không đi là em tự sát. (Mọi người cười) Đấy!

(Thầy cười) Thì thế mới thể hiện là gì? Là con mới thực sự hiểu cái sư phụ giảng. Bất kỳ cái gì xảy ra cũng được vì là biểu diễn của Biết.

Hoặc là ngày mai mình bảo: Anh ơi, thôi anh đừng có tiêm nữa. Em quyết định là, anh đừng có tiêm nữa. Anh không tiêm mới là đúng. Đấy, tự do đến mức độ như vậy. Đấy là mình tự do bên trong, hiểu không?

Thanh Huệ: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Còn bên ngoài thực chất là có ai quyết được là con sẽ làm gì đâu. Bản thân con có quyết được ngày mai con sẽ làm gì không? Nghĩ thử xem? Đúng không? Con có quyết là mai con lạy anh ấy hay con dọa không?

Thanh Huệ: Con không biết. Tại vì thực ra cái chuyện này nó cũng lâu rồi. Tổ trưởng gọi vài lần rồi, nói chung là con cũng chấp nhận rồi.

Nhưng mà, đúng ra ngày hôm qua là con cũng nói nhẹ, nhưng khi mà tổ trưởng tới xong rồi, nói nhẹ không được xong con cũng có đùng đùng lên và nổi giận lên. Sau đó con bảo: Sao mình đã chấp nhận rồi mình còn nổi giận? Sau đó thì đúng là con hiểu rằng là mình, rồi mọi sự là... Con cũng tự thấy là nổi giận lên trước mặt con ấy ạ. Xong rồi mình tự thấy cảm giác mình có lỗi, nhưng sau đó mình nghĩ: Mọi sự là biểu diễn của Biết ấy ạ.

Thanh Huệ: Xong rồi con cũng thấy nó dễ chịu hơn. Mà đúng là con thấy không… không biết. (Cười) Bạn con thì nó vẫn kêu là thuyết phục đi, thuyết phục đi mà con giờ con cũng nhác (lười) nói.

Sư phụ Trong Suốt: Được! Đúng rồi! Đấy, con bắt đầu hiểu hơn rồi đấy. Tốt! Rồi!

Thanh Huệ: Dạ con cảm ơn Sư phụ ạ.

Hồng Anh: Tiếp là bạn Dương Hiền ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ở đây sư phụ muốn nhấn mạnh là gì? Là mình sẽ còn khổ, nếu mình còn tin cái gì đó là mình và của mình.

Còn cách thoát khổ thế nào lại là một chuyện khác. Chuyện mình sẽ bàn, mình vừa bàn với cả bạn Huệ đấy. Nhưng ở đây mình mang trong mình cái nhận thức mới, về cái lý do đau khổ của mình là gì? Trước đây, mình nhận thức rằng đau khổ là do kỳ vọng, cái đó không sai, đúng hoàn toàn. Nhưng, ẩn dưới nó tại sao mình lại có kỳ vọng? Tại sao mình kỳ vọng cái này mà lại không kỳ vọng cái kia?

Đấy! Mình nhận ra rằng, hôm nay mình nhận ra rằng là gì: À, mình khổ vì mình, vì những cái của mình. Mình tin thân tâm này là mình và cái này cái kia là của mình. Cái đấy làm mình khổ. Vì của mình mình không giữ được, của mình lại bị xâm hại, ảnh hưởng. Đấy là một niềm tin nhầm lẫn! Vì mình thấy nó là nhầm lẫn, nên dần dần mình mới muốn là mình không ở trong nhầm lẫn nữa. Nếu mình không thấy điều đấy là nhầm lẫn, thì mình sẽ muốn tiếp tục ở trong nhầm lẫn.

Rồi, mình cứ nói chuyện đi. Có nhiều ví dụ hơn thì sẽ dễ hiểu hơn. Cái mà sư phụ nói là lý thuyết thôi. Còn bạn nào cứ kể chuyện đi mình sẽ thấy là: Tại sao con lại khổ? Được rồi, Minh… Trước bạn Minh Thủy là bạn nào?

Hồng Anh: Dương Hiền ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Hả?

Hồng Anh: Bạn Dương Hiền ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Dương Hiền hả? Rồi, nói đi.

Dương Hiền: Dạ, con chào Sư phụ ạ.

Dương Hiền: Dạ, thưa Sư phụ gần đây là con có một cái việc là con rất là… rất là khổ ấy ạ.

Tự nhiên ông chồng con lại bảo là gia đình con chuyển đi Canada sống ạ.

Dương Hiền: Vâng. Những năm gần đây thì gia đình bạn bè con cũng có một số người cũng di cư đi nước ngoài. Tuy nhiên là, khi mà nghe họ nói cái chuyện của gia đình họ thì con thấy cũng bình thường thôi. Nhưng mà, đến lúc chồng con nói như vậy thì con rất là sốc ạ.

Dương Hiền: Tại vì thực ra là cuộc sống gia đình con ở Việt Nam bây giờ thì cũng bình thường, cũng tạm thời ổn định ạ. Tức là vợ chồng đều có công việc, cũng có nhà cửa, rồi mọi thứ cũng bình thường, không có cái gì ghê gớm hay là phải, cũng không có nhiều những cái gì biến cố hay gì hết. Thế mà tự nhiên ông ấy nói như thế. Thì ban đầu khi mà mới nghe tin như vậy ấy, thì con nghĩ ngay là: Sẽ đi thì sẽ không học được Pháp cẩn thận, bởi vì là Canada rất xa và cách Việt Nam rất xa và cách Việt Nam tận mười mấy tiếng đồng hồ.

Sư phụ Trong Suốt: Cái gì của tôi bị động vào?

Dương Hiền: Việc tinh tấn học Pháp của con ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Tu hành của tôi bị động vào.

Dương Hiền: Tu hành của tôi ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Rồi, tốt! Tiếp.

Dương Hiền: Sau đấy thì con nghĩ là con, con và... Tại vì con là ở Hà Nội nhưng con sống ở Đà Nẵng cùng với chồng. Tại vì chồng con là người Đà Nẵng ấy. Cho nên là nhiều năm nay là con cũng sống xa nhà. Cũng có một cái tâm lý là, nói chung là lo cho bố mẹ ấy, tại vì ở xa con cái. Thế mà bây giờ lại cho đi tận xa nữa thì con thấy rất là buồn.

Sư phụ Trong Suốt: Bố mẹ của tôi.

Dương Hiền: Dạ, bố mẹ của tôi.

Sư phụ Trong Suốt: Sức khỏe bố mẹ của tôi bị động vào.

Dương Hiền: Dạ. Sau đó là… sang bên kia con thấy rất là mơ hồ luôn. Ở Việt Nam thì đến thời điểm này cũng đã có công việc mọi thứ rồi, mà tự nhiên sang bên kia, tức là mình phải làm lại từ đầu hết ạ.

Dương Hiền: Cho nên là ảnh hưởng trực tiếp đến cái bản thân con luôn. Tức là con sẽ phải học tiếng anh này, rồi thậm chí là sẽ phải vất vả làm việc khổ sở, trong khi là ở Việt Nam thì con cũng nhàn thôi. Đấy, thì ảnh hưởng trực tiếp đến con, là con sẽ vất vả hơn.

Sư phụ Trong Suốt: Sự nhàn nhã của tôi bị động vào.

Dương Hiền: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Bị mất đấy. Nên động vào ở đây là mất, đúng không?

Dương Hiền: Mất luôn. Vâng. Với cả sự ổn định ấy ạ. Tức là sang bên kia thì mình còn là một cái người nhập cư thì mình rất là mất thời gian và nhiều điều kiện thì mới có thể có thẻ xanh rồi v.v... Thì nói chung là nó rất là mơ hồ và bấp bênh ấy ạ. Cho nên là con lo lắng vô cùng luôn.

Sư phụ Trong Suốt: Rồi.

Dương Hiền: Những ngày đầu tiên thì con rất là sợ luôn ấy. Vì tự nhiên mà anh chồng nói rất là nghiêm túc, chứ không phải nói theo cái kiểu là cho vui. Thành ra là, con rất là, rất là sốc luôn. Sau đấy thì con cũng ngồi im trong phòng ấy, xong con cũng nghĩ đến Biết. Thì con thấy là Biết đang biểu diễn ra cảnh là một người phụ nữ đang rất là khổ sở vì như thế và biểu diễn ra cảnh một người đàn ông thì nói là như thế. Thế là xong con cũng tập và con cũng... nói chung con cũng suy nghĩ hàng ngày về cái vấn đề là “Có ai ở đây? Có cái tôi nào ở đây để chịu những cái này hay không?” Nhưng mà nó vẫn rối bời lắm ạ. (Cười)

Sư phụ Trong Suốt: Ở đây nhé, mình chưa bàn đến giải pháp vội. Mà mình phải xem tại sao mình khổ?

Dương Hiền: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Mình, nói chung là không nhìn ra nguyên nhân thì không bao giờ có giải pháp. Vì thế, mình xem tại sao mình khổ, đúng không? Vậy thì xem tại sao mới biết lý do con khổ. Con khổ vì những thứ, những cái con cho là của con có thể bị mất.

An nhàn này, đúng không?

Dương Hiền: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ờ… dễ dàng này, bố mẹ này, tu hành những thứ đó hoàn toàn có thể bị mất đi. Những thứ của con, đúng không?

Bố mẹ của con, người khác con đâu có mất đâu, có lo đâu. Tu hành của con chứ, chứ tu hành của các bạn xung quanh thì đi Canada thoải mái, đúng không?

Dương Hiền: Dạ. (Cười) Sư phụ Trong Suốt: Đúng không? Sự an nhàn của con. Vậy thì tất cả những thứ mà con cho là con và của con bị động vào. Vì thế nên con rất là khổ sở và lo lắng, đúng không?

Đồng ý không?

Dương Hiền: Dạ đúng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nếu mà bố mẹ người khác, con có khổ thế không?

Dương Hiền: Dạ, không. (Cười) Sư phụ Trong Suốt: Đúng không? Nếu mà tu hành của con không bị động vào, tu hành của bạn bên cạnh bị động vào, con có bị khổ thế không?

Dương Hiền: Dạ, không ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thấy chưa? Thế ở đây mình gì? Mình thấy mình khổ vì mình tin rằng: Ờ, đây, tôi đây và cái của tôi kia. Công việc, tu hành, ổn định, v.v… Đúng không? Có đúng mọi thứ kia là của tôi không?

Dương Hiền: Dạ, vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng không? Nhưng đầu tiên mình hiểu rằng, sau khi mình thấy, nhưng thực ra những thứ đấy có phải của mình không? Bố mẹ, đúng không? Nếu của mình thì mình phải làm gì được, thì mới là của mình chứ? Đây là hai người họ đang sống ở Hà Nội và cái gì động vào họ cũng được, thì tại sao là của con? Đúng không? Ngoài cái tờ giấy nói rằng: Đây là bố tôi, mẹ tôi ra. Đấy gọi là của theo pháp luật quy định, đúng không?

Thì cái điều khiển, cái khả năng điều khiển nào của con cho thấy họ là của con? Con hoàn toàn không có khả năng điều khiển gì vào cuộc đời họ. Đúng không? Số mệnh muốn đem họ đi lúc nào thì đi, thì đấy không thể gọi là của con, đúng chưa?

Dương Hiền: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Bây giờ, con đang có sự an nhàn, nhưng liệu nó có phải là của con không? Hay là số mệnh, hay là Cô đấy, hay Biết đấy, búng tay một cái là con tất bật ngay lập tức, ngay khi đang ở Đà Nẵng. Nếu là của con, thì con phải có khả năng khống chế, điều khiển bất kỳ nào đó; nhưng ở đây con không có khả năng điều khiển, đúng không?

Đúng chưa? Bất kỳ lúc nào, nó có thể biến đổi ra thành một cái khác. Đang rất là an nhàn ở Đà Nẵng nhưng mà chỉ có chuyện gì đấy xảy ra phát là tất bật ngay, đúng không?

Dương Hiền: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thế thì sự an nhàn cũng không phải là của con, bố mẹ cũng không phải của con, sự tu hành cũng không phải của con. Vì nếu sự tu hành này là của con, thì con cũng phải điều khiển gì được gì nó.

Nguyên tắc căn bản thôi, đúng không? Nó là của mình, thì mình phải làm gì được nó chứ.

Nhưng mà bất kỳ lúc nào, một cái búng tay của Biết, của Cô, búng tay của duyên, của định mệnh, của số phận, búng tay một phát là nó biến mất. Thế thì tất cả những thứ hiện ra ở đấy thôi, chứ nó không phải của con. Một thứ hiện ra trong Biết không có nghĩa là của con, đúng không? Ok, bố mẹ hiện ra trong Biết, thân thể hiện ra trong Biết, sự tu hành hiện ra trong Biết, nhưng không phải là của con. Đấy, thì đấy là cái nhận thức của con bị sai.

Nhận thức rằng là: Nó là của tôi và vì thế tôi phải giữ nó bằng được sai rồi! Vì nó không phải của con. Nó như một cơn gió thoảng qua, bất kỳ lúc nào cũng tan mất. Vì thế nên là gì? Khi con nhận thức được điều đấy, con mới hiểu rằng là: À, nó chỉ là những cái biểu diễn của Biết mà thôi. Những thứ đấy, những cái mà bố mẹ, tu hành, an nhàn, ổn định là những thứ hiện ra trong Biết. Nó chẳng thuộc về ai cả! Vì nó hiện ra trong Biết, không thuộc về ai, thì cũng chẳng ai điều khiển được nó. Biết muốn làm gì thì nó biến thành cái đấy. Đúng không?

Dương Hiền: Dạ, đúng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nghĩa là gì? Biết muốn con đi Canada, một phát bay sang Canada luôn. Biết muốn con quay lại Việt Nam, đang bay dở đến Thái Lan quay lại Việt Nam. Ở đây đã từng ai đi máy bay bị quay lại bao giờ chưa? Muốn đến thành phố này không được luôn. Đang đi đường xong mưa bão, bắt phải quay trở lại, hạ cánh lại sân bay cũ luôn. Đấy, ai đi máy bay nhiều sẽ gặp những cảnh như vậy, đúng không? Như vậy toàn bộ những cái mà lâu nay con gọi là cuộc đời của con ấy, công việc của con, gia đình của con, bố mẹ của con, nơi ở của con không phải của con.

Tất cả là biểu diễn của Biết, nằm trong sự khống chế của Biết. Con không có vai trò gì hết! Đấy, đấy là cái hiểu về nhận thức. Thế cái hành động của con sắp tới, thì là của ai?

Hành động sắp tới của con liên quan đến việc này này, là của ai? Ai làm? Ai biểu diễn? Con hay là Biết biểu diễn?

Dương Hiền: Dạ cũng là Biết biểu diễn ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ồ, hóa ra hành động tiếp tới phải làm gì, cũng lại là gì? Biết biểu diễn nốt! Nếu con nhận thức được điều đấy, bắt đầu có tự do. Nếu thế thì con sợ gì không làm cái mà con cho là đúng?

Dương Hiền: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nếu hành động tiếp tới của con là Biết biểu diễn, thì có gì mà ngại.

Nếu con cảm thấy rằng là con buộc phải ở lại Việt Nam thì con tìm cách ở lại Việt Nam.

Đúng không? Quỳ lạy, lễ lạy chồng, đúng không? Dọa các loại dọa, đúng không?

Dương Hiền: Dạ. (Cười) Sư phụ Trong Suốt: Nếu mà dụ dỗ không được, dụ dỗ không được thì đe doạ. Đúng chưa? Con thích ở lại Việt Nam, con tìm mọi cách ở lại Việt Nam.

Dương Hiền: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nhưng đồng thời con phải hiểu rằng là gì: nhưng có ở lại Việt Nam được hay không ấy, lại là gì?

Dương Hiền: Biết biểu diễn.

Sư phụ Trong Suốt: Biết biểu diễn, đúng chưa? Như vậy là con, đầu tiên là con không ngăn ngại trong hành động. Hành động của con là Biết biểu diễn, con ngăn ngại cái gì?

Con sẵn sàng lạy chồng 100 lạy không? Nếu cảm thấy muốn ở lại Việt Nam, có lạy 100 lạy không?

Dương Hiền: Dạ, được ạ.

Sư phụ Trong Suốt: 200 không?

Dương Hiền: Dạ sẵn sàng luôn Sư phụ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi. Có dám dọa chồng chuyện kinh khủng không?

Dương Hiền: Dạ có luôn. (Cười) Con đã dọa rồi đấy ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thấy chưa? Đúng không? Đấy là biểu diễn của Biết cơ mà.

Hành động tự do nhưng mà cái tâm con nó cũng tự do. Tự do, thế nào là tâm tự do?

Dương Hiền: Chuyện gì xảy ra cũng được ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, thực chất thì đúng không, mình biết rồi, cuối cùng xảy ra chuyện gì là?

Dương Hiền: Là Biết ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Là Biết cơ mà, đấy. Thì khi con càng phát triển lòng tin vào cái điều đấy, thì con càng thấy mọi chuyện bắt đầu không còn thực sự là đáng ngại như trước đây nữa.

Dương Hiền: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nếu con hiểu cái sư phụ nói ấy, con hoàn toàn được quyền làm gì tiếp thì làm. Nhưng đồng thời con cũng không bắt nó phải như thế này thế kia. Nó có thể ra một cái hoàn toàn trái ý hoặc là hoàn toàn đúng ý, đúng không?

Dương Hiền: Dạ đúng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng chưa? Thậm chí nhé, có những người sẽ không làm gì cả, vẫn ở lại Đà Nẵng. Thật đấy! (Bạn Hiền cười) Có những chuyện trên đời mình không làm gì cả, nó mới giải quyết được. Không biết được, không biết chuyện gì xảy ra cả. Vì thế nên là gì? Cái chỗ nương tựa của con chính là cái nhận thức. Con không thể nương tựa vào việc là: Ơ, thế ông cho mình đi hay cho mình ở?

Nhưng con có thể nương tựa việc là gì: Tất cả là biểu diễn của Biết. Đấy là nơi nương tựa của con! Từ cái nương tựa đấy, con sẽ ý thức là mình làm gì cũng được và con sẽ hành động một cách thoáng đạt, tự do hơn rất nhiều. Đúng không? Đấy, thậm chí là hôm đấy, hôm mà đi Canada ấy, con ở nhà, thế thôi. (Vài người cười) Một mình ông sang đấy, một mình con ở đây, đúng không? Có khi ông ấy mê con quá, ông lại quay lại thì sao, đúng không? (Bạn Hiền cười) Đúng chưa? Đến giờ đấy thấy vợ không xuất hiện ở sân bay nữa, có một tỷ cách khác nhau mà, biểu diễn của Biết mà. Đúng không?

Dương Hiền: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nếu Biết đã muốn con ở Việt Nam ấy thì sẽ biểu diễn một tỷ cách để con ở lại Việt Nam. Biết muốn con đi thì có một tỷ cách để con đi. Vì thế nên con chỉ làm cái mà con thấy đúng nhất thôi. Thế thôi!

Nguyên tắc căn bản của cuộc sống mà. Sư phụ sống kiểu đấy, sư phụ làm cái mà thời điểm này làm cái cho là đúng nhất. Nhưng mà không có một cái mối… gọi là lo lắng thật sự nào về kết quả. Vì kết quả nó không phải do hành động này của mình quyết định mà do biểu diễn của Biết quyết định. Đấy! Thì đấy là cái mà nhận thức đấy.

Dương Hiền: Dạ. Thưa Sư phụ là trong cái lúc mà con lo lắng quá ấy ạ, thì con vẫn tập Biết.

À, xong rồi con nhớ cái câu là: “Khi mà bạn có niềm tin thì không có gì là không thể” ấy ạ.

Thế là con vẫn đặt niềm tin hoàn toàn vào Biết ạ.

Dương Hiền: Thế xong rồi con cũng nói với ông chồng con về cái việc là đi thì sẽ khó khăn như thế nào, rồi có những cái sẽ rủi ro ra sao ấy. Con cũng nói hết nhưng con vẫn tin là Biết biểu diễn cho nên là con vẫn nói. Nhưng mà bên trong con cũng thả lỏng là thì đi hay không thì cũng là Biết, và có đi được hay không thì cũng là Biết. Và nếu mà có đi chăng nữa thì sang bên kia có yên ổn hay là như thế nào đi nữa thì cũng là Biết. (Cười) Vâng, con vẫn tập thế.

Sư phụ Trong Suốt: Được, tốt! Rất tốt! Cái các con cần tăng trưởng lòng tin đấy, chứ không phải là cái gì khác. Tăng trưởng cái lòng tin “Đấy là biểu diễn của Biết”. Đấy là vũ khí tối thượng vượt qua mọi hoàn cảnh, chứ có gì đảm bảo là con sẽ ở lại được đâu.

Dương Hiền: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng không? Nhưng cũng chẳng có gì đảm bảo con đi được.

Dương Hiền: Dạ đúng ạ. (Cười) Sư phụ Trong Suốt: Thế thì nương tựa vào cái chỗ đấy, cái vũ khí tối thượng đấy.

Dương Hiền: Dạ. Dạ vâng ạ, con cảm ơn Sư phụ ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, rồi! Minh Thủy.

Minh Thủy: Dạ thưa Sư phụ, con đây.

Minh Thủy: Dạ Sư phụ mấy ngày nay là con có nhiều drama (sự kịch tính) ấy Sư phụ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, kể đi.

Minh Thủy: Con làm cái… (Cười) Con khổ dễ sợ! Tự nhiên ví dụ như con đang tập Biết thì tự nhiên con nghĩ tới ngày xưa con bị đánh ấy Sư phụ. Con bị đánh như thế nào, rồi người ta họ đối xử với con ra sao. Ôi, con nằm mà con khóc tức tưởi luôn! Thế tự nhiên con nghĩ là đó thì cũng là biểu diễn của Biết, mà cái khoảnh khắc con mệt quá thì con kệ, nó cũng là nhân quả. Tại là chắc con đối xử với người khác như thế nào, chồng con mới tệ, mới đập lại. Rồi có gì thì cũng là sự biểu diễn của Biết. Nhưng mà con vẫn hiểu được điều đó, nhưng mà con vẫn thấy đau khổ, con vẫn thấy đau trong người.

Rồi là con cho hai đứa nhỏ con con ấy, là về ở với nhà bà ngoại hai tháng. Ở hết hai tháng là đúng là tháng 9 vào năm học, con trở về nhà nội. Sư phụ biết không, mấy cô là xúm lại chửi con: “Ôi trời ơi, mày là khốn nạn, mày bỏ con mày”. Rồi con không nghe được, con khóc tức tưởi, con khóc quá chừng luôn, con đau dễ sợ luôn. Con tự nhiên cái con tự trách mình dễ sợ. Con kêu: Tại sao mình vô dụng, mình đẻ con mình lại không nuôi con được, để con lại cho chồng là… để cho là mẹ chồng cũng chửi.

Họ là ghét con ấy, họ qua họ chửi con con, con con đau khổ lắm Sư phụ. Ví dụ như ăn mà hắn để cái chén đó thôi, họ bảo xuống mà cũng đặt chén đó đó.

Sư phụ Trong Suốt: Tại sao người ta mắng, người ta gây chuyện với những người khác thì con lại không khổ, mà gây chuyện với con của con đến tai con của con ấy, con mới khổ?

Minh Thủy: Tại vì đó là con của con. Con cứ tin rằng đó là có cái tôi, con đẻ ra 4 đứa nó.

Rồi vì hắn bị người khác chửi cho nên là con đau.

Minh Thủy: Con đau mà con tự trách bản thân mình là…

Sư phụ Trong Suốt: Con đau vì đứa con của con bị ảnh hưởng, đúng không?

Minh Thủy: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thế còn con người khác cũng bị chửi chắc con cũng chẳng đau đâu, bị nói thế chắc không đau đúng không?

Minh Thủy: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Mình tưởng là mình đau vì chuyện đấy không phải! Mình đau vì nghĩ rằng chuyện đấy là chuyện của mình. Đấy, ý nghĩa của bài ngày hôm nay thế đấy. Con tưởng là đau vì chuyện A, chuyện B nhưng không phải. Con không đau vì A, B, con đau vì con tin rằng A, B là của con, là con, là của con. Cái gì đó của con đã bị động vào rồi thì mới đau. Đấy là một cái thay đổi về nhận thức. Bài hôm nay là bài thay đổi về nhận thức. Sư phụ không định dạy con phương pháp, mà dạy con nhận thức. Hồng Anh không đau vì bạn gái mình đi chơi với người khác. Một bạn gái đi chơi với một người khác có vấn đề gì đâu?

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Mình đau vì bạn đấy là của tôi. Chẳng phải của tôi thì đi thoải mái.

Đấy, con cũng thế thôi! Vì đấy là con của tôi.

Còn con người khác thì liên quan gì.

Đấy là cái thay đổi về nhận thức. Khi thay đổi về nhận thức cho mình thấy rằng là gì: Mình tin rằng cái gì đó là mình và của mình. Đúng là nguồn gốc của đau khổ rồi! Khổ quá rồi!

Khổ vì là cái của mình bị động vào, bị ảnh hưởng, bị làm hại. Đấy! Khổ không phải vì cái việc đấy, mà khổ vì cái đấy của tôi. Khi mình nhận thức mình thấy rằng: “À, đau khổ đến từ như thế”. Mình nhận ra rằng là cái cách sống cũ của mình tin rằng “đây là tôi, kia là của tôi” nó là vấn đề, nó có vấn đề rồi không đúng, để mình nhìn nhận ra cách mới. Cách mới là đơn giản sư phụ dạy con đấy: “tất cả là biểu diễn của Biết”. Tất cả hiện ra trong Biết, tan vào Biết. Đúng không? Cái đấy nó tự nói rằng chẳng có cái gì của con cả.

Minh Thủy: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Cũng chẳng có con, cũng chẳng có của con. Biểu diễn của Biết thôi mà! Đấy.

Minh Thủy: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy là lý do mà cách sống mới, cách sống nhận thức “đây là biểu diễn của Biết”, nó giải quyết cho các con các vấn đề. Nhắc lại nhé, ở đây đầu tiên là gì: là phải nhận ra đang bị lừa. Mình không khổ vì bà cô bà nói, mình khổ vì cái gì đó của mình bị đụng vào, khác hẳn nhau, nhận thức khác hẳn nhau. Danh dự của mình bị động vào, trong trường hợp của con đúng không? Danh dự, hình ảnh người mẹ tử tế, đấy, đúng không? Cụ thể là hình ảnh, danh dự hình ảnh người mẹ tử tế của con bị đụng vào.

Minh Thủy: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Chứ không phải là cái chuyện bà đấy nói. Cái hình ảnh của con bị động vào làm con khổ. Nhưng mà suy nghĩ xem thế hình ảnh có phải của mình không?

Mình thấy rằng hình ảnh không phải của mình. Vì nếu là của mình phải làm gì được nó, đúng không, mình phải điều khiển được nó. Nhưng bất kỳ lúc nào nó cũng có thể bị tấn công, bị làm mất, thì không thể là của mình được. Hình ảnh là miệng lưỡi của thiên hạ, không phải của con. Vì nó không phải của con, nên là bất kỳ lúc nào cũng có thể bị suy suyển, lay động, bị mất. Thế vậy thì làm thế nào bây giờ? Nếu một thứ mà không phải của mình, nó lúc nào cũng có thể bị mất đi, thì mình nên đối xử như thế nào? Đấy, thì mình thấy rằng cái cách đối xử cũ của mình ấy, là phải giữ bằng được này, nó phải theo ý mình này. Cách đấy sai rồi! Nó có phải của mình đâu, có điều khiển được nó đâu, mà nó phải theo ý mình.

Minh Thủy: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy, nên chi bằng nhận ra rằng là: Ừ, danh dự này chẳng phải của mình, người ta muốn nói gì người ta sẽ nói được hết, người ta muốn thay đổi nó là người ta thay đổi được. Đấy, chi bằng nhận ra rằng “đấy chỉ là biểu diễn của Biết” thôi. Không phải của mình, đấy là biểu diễn của Biết.

Nhận ra như vậy, thì nó đến rồi nó đi là việc của Biết. Xong! Còn động vào mình đúng không? Ví dụ như chuyện con cứ ngồi khóc nói chuyện ngày xưa người ta đánh mình ấy, suy cho cùng cũng vì tin rằng thân thể này là của tôi. Trong trường hợp này thân thể là tôi luôn, không phải là thân thể của tôi mà thân thể là tôi.

Minh Thủy: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thì sai rồi! Thân thể là biểu diễn của Biết, nó không phải là con. Nếu vậy con là ai? Khi con nhận ra rằng: “À, không phải là tôi. Không phải của tôi thì tôi là cái gì, tôi là ai?”

Minh Thủy: Con là biểu diễn của Biết.

Sư phụ Trong Suốt: Không! Con là biểu diễn của Biết, nhưng con là ai? Con là cái Biết, sự biểu diễn đấy.

Minh Thủy: À!

Sư phụ Trong Suốt: Đúng không? Bằng chứng con biết nó suốt mà! Con là cái đi biết cái biểu diễn đấy. Mọi thứ là biểu diễn của Biết, vậy con là ai? Khi đấy con sẽ nhận ra con là ai. Con là cái thứ mà lâu này vẫn xem tất cả các loại biểu diễn đấy, mà không hề suy suyển bao giờ hết. Con xem từ lúc mới sinh, cha sinh mẹ đẻ đã bắt đầu xem rồi, đúng không? Khi oe oe, tè dầm là bắt đầu xem rồi. Con xem cái sự biểu diễn đấy của Biết. Nhưng con không phải là nó, mà là đứa bé, đúng không? Hôm trước con xem cái sự khóc lóc, con xem cái sự đau khổ, con xem cái sự nhớ lại ngày xưa bị đánh. Nhưng con không phải là cái người khóc đấy, con là cái Biết, cái Biết đang xem sự biểu diễn của chính nó, thưởng thức biểu diễn của chính nó.

Đấy! Thì đầu tiên, bắt đầu bước đầu tiên của việc nhận ra mình là ai, là nhận ra rằng “mình không phải là ai”. Cái bài ngày hôm nay là bài “con không phải là ai” đấy. Để nhận ra mình là ai, thì lâu nay mình tin mình là cái tôi này rồi, thì phải nhận ra mình không phải là cái tôi này. Cái hôm mà con ngồi khóc đấy, con không phải là cái người ngồi khóc, con là cái Biết nó đang biết cái sự khóc.

Được rồi, hôm nay nói thế đã, để con nhận thấy rằng là những thứ lâu nay cho là con, là của con không phải đâu. (Một đoạn nhạc vang lên) Đấy, bạn nào hài hước vui quá bật nhạc đấy. Được, tốt! Cứ nghe đi. (Hồng Anh cười) Đấy là biểu diễn của Biết mà thôi! Không phải, người ta không đánh con, người ta không nói xấu con, không nói xấu con của con. Đấy tất cả là biểu diễn của Biết! Con không phải là cái người đấy, cái người phụ nữ bị mắng, bị đánh, bị nói xấu đấy. Không có gì là con và cái gì là của con trong câu chuyện này hết. Tất cả là “biểu diễn của Biết” mà thôi, đấy là một loại nhận thức mới. Nhờ nhận thức này mà con thấy rằng là “ừ làm cái, làm cái tôi trong cái luân hồi này nó quá khổ đi”. Làm cái người ấy, khổ lắm! Sư phụ trải qua rồi ấy, không thể thoát nổi, nếu mà không có cái trí tuệ này. Mình còn tin mình là một người, kể cả tu hành có tiến bộ cũng không thoát khỏi đau khổ. Thì vẫn là một người đau khổ thôi, tu hành tiến bộ thì chỉ là một người tiến bộ thôi. Cái người tiến bộ đấy thì vô thường nó đến thì mất tiến bộ là khổ ngay.

Ít nhất con nhận ra rằng con khổ không phải là vì cái bà cô bà ấy nói đâu. Con khổ vì cái gì đó của con, danh dự của con bị động vào. Ít nhất là cái bài ngày hôm nay ấy, giúp con nhận ra điều đấy. Còn cao nhất là gì: Là thế có của mình thật không? Sao nó là của mình, mình chẳng làm gì được, chẳng điều khiển được. Thế liệu danh dự của mình không? Cao nhất con thấy rằng thực ra chẳng có gì của mình, nên là cái việc động vào hay động ra, mất là đương nhiên. Đấy! Thế thôi, chứ nếu không con cứ mỗi lần nhớ lại là sẽ khổ thôi. Bị đánh, nhớ lại nó đánh tôi, thì làm sao giải thoát được, đúng không? 90 tuổi nhớ lại, lúc 90 tuổi vẫn khổ. 80 tuổi nhớ thì 80 tuổi khóc, 70 tuổi nhớ 70 tuổi khóc. Khi nào con nhớ mà không phải là con thì con thoát. Khi nào con nhớ con thấy “đây là biểu diễn của Biết” thì con thoát.

Hóa ra chẳng có ai đánh tôi gì cả, “đấy là biểu diễn của Biết” hết. Không phải là nó đánh tôi, đấy là một cái hình ảnh biểu diễn trong Biết. Biết biểu diễn cảnh một người đàn ông đánh một người phụ nữ, chứ không phải nó đánh tôi. Thì đấy là lúc con hết! Còn con còn nhận thức rằng con là cái người phụ nữ bị đánh đấy, thì không bao giờ hết. 90 tuổi nằm trên giường bệnh nhớ đến một cái là nước mắt chảy ra không bao giờ hết. Vì những chuyện xảy ra đã xảy ra hết rồi, đúng không? Các con đều phải chịu bất công hết rồi, sư phụ đã chịu đầy bất công rồi. Bây giờ nhớ lại những bất công đấy thì… nó lại nghĩ rằng đấy là tôi, thì lại khổ kinh khủng luôn.

Con đừng nghĩ là sư phụ không gặp bất công, sư phụ còn gặp bất công có khi nhiều hơn con, mà nghĩ lại đấy là tôi một phát thì thôi rồi. Nhưng con nghĩ rằng “À Biết biểu diễn cảnh: có một người đàn ông bị gặp chuyện bất công, phụ nữ bất công” thì bình thường có gì đâu, đúng không?

Giống như con xem phim thôi, trong phim đầy người bất công con có bao giờ con khổ đâu, mỗi lần nhớ lại chuyện bất công trong phim con ngồi con khóc đâu, đúng không?

(Hồng Anh cười) Bất công trong phim là vì màn hình biểu diễn cảnh đấy thế thôi. Tại sao ngày đấy chuyện đấy xảy ra vì Biết biểu diễn cảnh đấy, hết. Chứ không phải là nó đánh tôi, không phải người ta nói xấu tôi, nói xấu con tôi, nói xấu chuyện của tôi. Không! Biết biểu diễn cảnh một người phụ nữ bị đánh. Biết biểu diễn cảnh một người phụ nữ A nói xấu người phụ nữ B, không có gì dính đến Tôi ở đấy cả, không có gì của Tôi và dính đến Tôi ở đấy cả. Nó chỉ là biểu diễn của Biết mà thôi.

Khi con nghĩ như vậy thì con sẽ hết khổ.

Khi sư phụ nghĩ lại chuyện đời của sư phụ, sư phụ thấy: “Ừ, Biết biểu diễn tuyệt vời quá!” Đúng là sống động, phong phú, đa dạng, đầy drama (kịch tính), đầy sáng tạo, thấy rất là vui. Sư phụ thấy những chuyện đã từng xảy ra với sư phụ ấy, bị hiểu lầm, bị coi thường, bị sỉ nhục rất là sáng tạo của Biết.

Chẳng có gì là xấu ở đấy cả, nó rất là thú vị ở đấy! Đấy, nhưng nếu mình nghĩ đấy là tôi thì căng ngay. Tôi bị hại căng. Đúng không?

Không, đấy chẳng phải là con, cái người phụ nữ bị đánh đấy không phải là con, đấy là một cảnh ở trong Biết. Đấy, khác rất lớn đấy! Có sự khác biệt rất lớn giữa việc người phụ nữ bị đánh là con, với cả là cái người phụ nữ bị đánh là một cái cảnh hiện ra trong Biết. Khác như trời với đất luôn ấy! Giữa giải thoát và đau khổ luôn.

Đấy là một cảnh hiện ra trong Biết mà thôi. Con đã xem hàng trăm, hàng nghìn cảnh rồi. Đúng không? Những cảnh trong đời này cũng chỉ là một loại cảnh thôi. Con đã xem hàng vô số, vô tận các cảnh trong các đời trước và sẽ còn xem vô tận các cảnh trong các đời sau. Nhưng mà mãi mãi chỉ là cảnh thôi, nó không phải là con, không phải là của con. Con không bao giờ bị động chạm vào cả, con chỉ đang là cái Biết này mà thôi. Con chính là cái Biết này! Chẳng gì động vào con được. Còn con lại được quyền xem đủ các loại cảnh. Đấy, thì khi con nhớ về quá khứ như vậy thì con thấy là quá khứ rất thú vị. Khi nghĩ về tương lai như vậy thì thấy tương lai chẳng có gì nguy hiểm. Thế thôi! Còn con nghĩ mình là người phụ nữ đấy thì con khổ chắc rồi! Không thoát được đâu, 90 tuổi nghĩ lại vẫn khóc cho mà xem. Đấy thì con tùy con thôi, đúng không? Tiếp tục khổ đến tận 90 hay là nhận thức ngay từ bây giờ?

Ai chẳng có quá khứ đúng không? Trong nhóm mình ai chẳng có quá khứ đau khổ, nếu không đã không ngồi đây. Nhưng mà hãy nhớ lại đi, cái người đau khổ đấy không phải là con. Đấy là một cảnh hiện ra trong Biết thôi! Con đã chứng kiến cảnh đấy, giống con xem tivi có một người bị đánh, thì không có nghĩa là con bị đánh. Con chứng kiến cảnh đấy không có nghĩa là con là người chịu cái đấy. Từ lúc cha sinh mẹ đẻ, con đã chứng kiến vô số chuyện, thế thôi. Đấy là cách mà con có thể nhìn nhận lại. Vì thế niềm tin rằng có tôi, tin rằng đấy là tôi, tin rằng có cái của tôi, tin rằng cái của tôi bị hại. Tất cả những thứ đấy nó cộng vào, nó làm đau khổ xuất hiện. Nhưng nhận ra mình là ai, cái kia chỉ là cảnh thôi thì hết đau khổ.

Minh Thủy: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Rồi tiếp đi!

Minh Thủy: Dạ. Con cảm ơn Sư phụ.

Tô Thị Hoa: Dạ, con chào Sư phụ ạ.

Tô Thị Hoa: Con thì… trong cái thời gian vừa qua thì con cũng có mấy cái mà con cho là con cũng lo nghĩ nhiều ấy ạ. Thứ nhất là con thì cũng làm cái ngành y và con thì hiện nay cũng đã về nghỉ hưu ấy. Và cũng có một cái phòng khám để khám cái bệnh về mắt. Con là chuyên khoa về mắt ạ.

Tô Thị Hoa: Thì trong cái mùa dịch vừa qua ấy, con cũng lo nghĩ rất nhiều về cái việc mà mình có nên tiếp tục mở cái phòng khám để khám mắt trong cái mùa dịch hay không ạ.

Tô Thị Hoa: Thì lúc đầu con cũng nghĩ là: vì là mình làm cái nghề này, mà nhỡ mà khám bệnh mà nó lại để lây lan ra cái dịch Covid cho mọi người ấy. Thì mình cũng là mang tiếng danh dự của mình. (Cười) Cũng… người ta bảo, tại mình mà lây ra bệnh tật cho người ta.

Hoặc là cái chỗ mà con làm phòng khám ấy, thì có thể lây cho những người trong gia đình ở đấy, thì cũng là mang tiếng với người ta.

Cho nên là lúc đầu thì là con cũng không khám bệnh. Và cũng lý do là vì là Covid, cho nên là tạm thời đóng cửa như thế. Thế xong rồi là con cũng qua một cái học cái pháp Biết.

Rồi là, thì con cũng nghĩ là: Ơ vậy thì việc cái dịch bệnh này nó lây lan ra ấy, thì cũng có khi cũng không phải do mình.

Sư phụ Trong Suốt: Đúng rồi!

Tô Thị Hoa: Vâng. Thì… con cũng dần dần, thì con cũng quyết định là mình thôi cứ mở phòng khám. Lúc đầu thì con vẫn cứ mở là hai tuần con mở một lần thôi.

Tô Thị Hoa: Xong rồi là dần dần thì con cũng lại bảo là: Thế bây giờ dịch bệnh tất cả như này mà người ta cứ gọi mình, mình lại không khám, thì cũng… thấy lại lăn tăn với người ta.

Thế xong con cũng quyết định đi khám. Thì đối với việc của con, thì con cũng nghĩ là, lúc đầu thì mình cũng cho là, cái như lúc nãy các bạn, Sư phụ đã phân tích cho các bạn. Nên con cũng thấy là: Cái này chắc là do là mình sợ ảnh hưởng cái danh dự của mình là chính thôi.

Tô Thị Hoa: Cho nên là con cũng bảo là cái việc mà Covid nó có xảy ra ở chỗ cái phòng khám của mình thì cũng có thể là, mình có mở hay không ấy thì mình cũng, cái người đấy người ta bị bệnh thì người ta cũng vẫn cứ bị.

Cho nên là… con cũng quyết định là mở phòng khám lại cho mọi người ấy. Và cái mối lo của con lúc đầu là vì vậy. Con lo nghĩ rất nhiều là mình sẽ làm ảnh hưởng đến cái danh dự của mình. Hoặc là ngay cả người thân của mình cũng bảo là "À cái cô đấy là con nhà cái bà đấy, là làm lây lan dịch bệnh ra hàng xóm" hay cái gì. Thì cuối cùng là con cũng thấy là mình, mình đã tập về cái pháp Biết này và cái... cho nên là con cũng không thấy lo lắng lắm ạ. Con cũng thả lỏng ra. Và gần đây thì là con cũng khám thường xuyên cho bà con, nhưng mà con cũng cố gắng là làm những cái việc mình cho là làm đúng ấy. Thí dụ cái khẩu hiệu của chính phủ là 5K chằng hạn, thì cũng cố gắng làm đầy đủ 5K.

Tô Thị Hoa: Và rồi mình nghĩ là "À thế thì mình đã làm như thế rồi ấy, còn cái việc gì mà nó xảy ra thì đấy là cho Biết biểu diễn chứ chắc là cũng không phải do mình nữa".

Tô Thị Hoa: Thì là cái thời gian vừa qua là con cũng có cái việc như vậy. Còn cái việc thứ hai nữa ấy là: vì là con cũng có bố mẹ rất là già rồi, cũng 90 tuổi hơn rồi. Thế thì cái việc mà mùa Covid ấy, là cũng có mất hai tuần là cái khu vực mà bố mẹ con ở thì là bị phong tỏa theo cái chỉ thị 15, 16 cho nên là con cũng không về được với bố mẹ. Thì là cũng rất là lo lắng làm sao mà, nhỡ mà trong khi mà đang phong tỏa như vậy, mình không về được, bố mẹ già quá thì… nhỡ có cái việc gì thì mình không biết là giải quyết như thế nào. Thế thì cũng là, lúc đầu cũng là rất là lo lắng và dần dần thì con cũng tập, cũng phải tập là mình cũng phải thả lỏng ra. Bảo bây giờ nếu mà mình có ở bên cạnh bố mẹ thì nếu bố mẹ mình xảy ra cái gì thì mình cũng… cũng không phải là do mình. Thế là cái, nhưng mà vẫn là cứ lăn tăn là vì bố mẹ mình đã già quá rồi mà bây giờ mình không về được, thế mà… nhỡ mà nó xảy ra cái gì thì cái việc lo cho bố mẹ thì cũng vẫn là thấy lo lắng nhiều ấy ạ.

Thế thì cái thời gian sau đấy độ khoảng 2 tuần, con cũng có được về với bố mẹ, thì lắm lúc là mình nằm, mình lo làm các thứ để phục vụ bố mẹ. Nhưng có lúc thì đang đêm thì con dậy thì cũng thấy hai ông bà là chăm nhau.

Cũng bảo: "Ơ sao mình lại không dậy, tự nhiên lúc đấy là mình lại nằm im". Xong cũng chẳng dậy là nâng bố đi cái gì cả. Xong cũng trách mình là tại sao mà mình bảo về chăm bố, mà cuối cùng lại là đến lúc mà đêm ấy thì bố dậy đi thì mình lại không dậy được. Thế thì có những cái lúc như thế thì con cũng thấy là:

Sao bên trong mình thì mình lại không nhận ra được cái việc là mình đã đi về để giúp bố mẹ, thì cuối cùng mình lại không làm được cái việc đấy và cũng đau khổ, rồi cũng suy nghĩ.

Thế sau đấy thì con cũng có tập lại cái pháp Biết thì con cũng thấy là: "À thì ra cái lúc mà… cái đấy là một cái biểu hiện với cảnh, một cái cảnh mà hiện ra của Biết, mà một người con đang nằm để nhìn thấy cái cảnh mà mẹ đi chăm bố". Thì lúc đấy thì con cũng thấy nó cũng bớt đi một cái phần, dịu dịu đi một cái phần mà mình thấy là mình buồn vì mình ấy ạ. Thế thì qua cái việc mà học thì con cũng thấy được có mấy cái vấn đề là... Vậy thì qua cái pháp Biết thì mình cũng, làm cho mình nó bớt đi cái đau khổ của mình, hoặc là bớt đi những cái suy nghĩ dằn vặt về cái việc là mình không chăm sóc được bố mẹ.

Sư phụ Trong Suốt: Luẩn quẩn trong việc là của mình ấ,y nó khổ lắm! Bố mẹ tôi, đúng không, danh dự của tôi. Nhìn đấy cho con ví dụ rất tốt là gì? Cuộc đời mà lúc nào cũng lo lắng vì tôi ấy, thực ra cuộc đời rất là khổ.

Đúng không? Lúc thì lo danh dự của tôi, lúc thì lo bố mẹ của tôi, lúc thì lo hình ảnh của tôi trong mắt bố mẹ, đủ thứ cả. Đúng không?

Các con, đời các con thế mà. Các con luẩn quẩn trong việc là cái này, cái kia của tôi.

Tô Thị Hoa: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Thì suy cho cùng chất lượng cuộc sống nó chỉ thế thôi. Hết chuyện này sang chuyện khác vì các con có bao nhiêu thứ của tôi thì bấy nhiêu mối lo. Có bố mẹ thì lo cho bố mẹ, đúng không? Có danh dự thì lo danh dự, có cửa hàng lo cửa hàng, có thân thể lo thân thể, nên càng thêm nhiều thứ của tôi chỉ có càng thêm lo thôi. Đúng không?

Tô Thị Hoa: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Nhưng mà suy cho cùng đấy là của con không? Hay chỉ là một cảnh hiện ra trong Biết thôi? Đúng không? Ví dụ con bị cả một cái... Ví dụ đi, con bị cả cái xóm nó chửi cho, bà này thế này thế kia. Đấy là cảnh trong Biết hay nó là danh dự của con?

Tô Thị Hoa: Đấy cũng là một cái cảnh ở trong Biết thôi ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Thế ở đây các con cần phải xem lại hết. Những chuyện đấy là chuyện của con hay là những cảnh trong Biết? Đấy! Khi con nhận ra rằng là chẳng có chuyện của con gì hết, toàn cảnh trong Biết.

Toàn là cảnh trong Biết, chẳng có chuyện, chẳng có cái gì là cái của con, hết cảnh này cảnh khác hiện ra trong Biết thì con thoát khỏi đau khổ, thoát khỏi mọi ràng buộc. Thế thôi! Được!

Tô Thị Hoa: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Tốt! Con nhận thức thế tốt! Cái việc mà nhận ra đây là biểu diễn của Biết dần dần nó sẽ thay thế cho cái tính “của con”. Biểu diễn của Biết mà! Thì liên quan gì đến con? Đúng không? Một cảnh ở trong Biết giống như con là khán giả ngồi xem cái tivi, thì chuyện trong tivi liên quan gì đến con?

Đấy, thì cái nhận thức rằng là biểu diễn của Biết nó dần dần nó dẫn đến nhận thức là "Ô thế hóa ra cuộc đời này chẳng có gì là của tôi hết à? Cũng chẳng có gì là tôi hết à? Thì khi đấy khổ nó sẽ kết thúc. Và ngược lại, nếu con vẫn tin rằng đấy là “chuyện của con, đấy là tôi, đấy là của tôi “thì con sẽ khổ đến lúc chết.

Tô Thị Hoa: Dạ. Con thì cũng, về mặt nhận thức thì con cũng nhận thức được ra như vậy.

Nhưng mà về cái thực hành nhiều lúc là mình cũng vẫn chưa...

Sư phụ Trong Suốt: Thực hành thì con phải nhớ rằng đây là biểu diễn của Biết: "À hóa ra...". Tại sao thực hành phải có cái "À hóa ra ..." ở đấy. Thực hành nghĩa là làm để nhớ.

Tô Thị Hoa: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Thế thôi, cứ "À hóa ra ..." dần dần ấy. Vì các con mới học một thời gian ngắn thôi nhưng mà thêm thời gian nữa, 6 tháng 1 năm nữa thì nó sẽ khác rất nhiều.

Nên con tiếp tục, tiếp tục củng cố cái, cái nhận thức này ấy, thì càng ngày thế giới càng chỉ là một cái cảnh trong Biết mà thôi. Nó không phải là con nữa! Đấy! Không phải là con, không phải chuyện của con, mà là những cảnh này ghi trong Biết. Các con phải có thời gian, nhưng mà đây sư phụ đang nói với con hình dung là gì xảy ra.

Nếu con tiếp tục nhắc mình rằng đây là hóa ra, đây “À hóa ra là Biết biểu diễn cảnh…”, dần dần cái mà lâu nay con gọi là của con, hay là con, cái gì của tôi: danh dự, công việc, bố mẹ… dần dần chỉ là cảnh trong Biết thôi. Ngay cả bố mẹ con cũng chỉ biến thành cảnh trong Biết thôi. Lâu nay cái mà con gọi là bố mẹ của con, cuối cùng con chỉ thấy “đấy là một cảnh trong Biết”. Lâu nay cái mà thấy là thân thể của con, hóa ra đấy chỉ là một cảnh trong Biết. Lâu nay con gọi là danh dự của con, người ta chửi con hay khen con - bây giờ chỉ là những cảnh trong Biết thôi.

Người ta có đến nhà khen con lên tận mây xanh thì cũng là cảnh trong Biết. Người ta có đến bảo bà này là nguồn gốc của mọi bệnh tật thì cũng là cảnh trong Biết. Cái tính “của con”, nó sẽ không còn nữa. Vì thế không động vào con được nữa, cảnh trong Biết mà thôi.

Còn đời các con dễ khổ vì có quá nhiều thứ của con, mỗi thứ của con là một cái tiềm ẩn của đau khổ. Đúng không?

Tô Thị Hoa: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Thế nên tiếp tục kiên trì cái việc là "À hóa ra ..." Như con, như cách trình bày của con rất tốt, con chịu khó nhớ.

Cứ khi nào nhớ thì con sẽ giải trừ bớt được cái nhầm lẫn, bớt đau khổ. Quên thì lại khổ, thế thôi! Cứ nhớ nhớ, quên quên.

Tô Thị Hoa: Vâng. Dạ con cảm ơn Sư phụ.

Sư phụ Trong Suốt: Xong lúc nào mà cái phần nhớ nó chiến thắng phần quên là xong.

Tô Thị Hoa: Vâng ạ. Con cố gắng sẽ thực hành để làm cho nó bớt đi.

Sư phụ Trong Suốt: Tốt, tốt, tốt! Cái trình bày của con là chứng tỏ đi đúng hướng đấy.

Tô Thị Hoa: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Cái đấy không đòi hỏi cái gì cao cả với cả kinh khủng. Không cần phải hành động gì đấy phi thường không cần. Các con không cần phải trở thành những con người phi thường hoặc làm những hành động phi thường. Các con chỉ cần nhớ sự thật thôi.

Tô Thị Hoa: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Rồi sự thật đấy sẽ giải cứu con, giải phóng con. Ừ, tốt! Tiếp đi!

Tô Thị Hoa: Dạ vâng. Con cám ơn Sư phụ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, tốt. Hồng Phúc đi.

Hồng Phúc: Con chào Sư phụ ạ.

Hồng Phúc: À, Sư phụ ơi, đợt vừa rồi con tiêm vắc xin mũi một ấy Sư phụ. Thì con, xong thì con đau đầu và đau người. Xong là con nằm im một chỗ, nằm bẹp luôn ấy Sư phụ.

Hồng Phúc: Thế xong rồi là con, con tập pháp Biết Sư phụ dạy ấy ạ. Xong rồi là, con mới nhớ ra là "À hóa ra Biết đang biểu diễn một cái cảnh một cô gái đang nằm bẹp ở giường và không làm được gì khác nữa”. Thì tự dưng, tức là trong quá trình đấy con tập thì con thấy, tự dưng con có cảm giác như thể là con có những cái góc nhìn khác nhau về cái cô gái đó ấy ạ.

Sư phụ, tức là con, có lúc con thấy là con đang đứng ở cửa và con nhìn thấy cô gái đấy đang đắp cái chăn đỏ đỏ và nằm bẹp dí dưới giường. Và có lúc thì con nghe thấy tiếng ở bên hàng xóm họ, kiểu họ cúng ấy Sư phụ, thì con lại cảm thấy mình lao ra cửa sổ và nghé.

Tức là con không biết, tức là con cảm thấy mình cứ không phải là nằm ở đó mà cứ loăng quăng ở trong nhà ấy Sư phụ. (Cười) Thì không biết con có bị ảo tưởng không Sư phụ?

Sư phụ Trong Suốt: Chắc chắn rồi!

Hồng Phúc: À thế ạ?

Sư phụ Trong Suốt: Biết nó đơn giản là chỉ Biết thôi, nó không đi loăng quăng trong nhà.

Hồng Phúc: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, nên con nhầm. Thì là, phải là cái gì đó tưởng tượng ra rồi.

Hồng Phúc: Vâng ạ. Sư phụ, con thấy tức là cái đợt dịch vừa rồi ấy con cũng bị ảnh hưởng nhiều ấy Sư phụ. Tức là con kiểu con, tức là con rất sợ phải trở về quê sống với bố mẹ con ấy Sư phụ. Thế là con tìm đủ mọi cách, từ tháng 6 tháng 7, tầm tháng 7. Bắt đầu từ tháng bảy là con cố gắng nỗ lực hết sức ấy, tháng 7 tháng 8 tháng 9. Nhưng mà con thấy con tìm đủ mọi cách nhưng nó đều cảm thấy bất lực ấy Sư phụ. Thế xong rồi cuối cùng con mới thấy rằng là: À có thể là đây là một cái cảnh mà… ví dụ là, con cảm giác như thể là Biết đang cố gắng cho con hiểu là con phải học một cái bài học nào đó, mà con phải quay lại đối diện với gia đình mình. Tức là con, con rất là sợ về quê và sợ sống với bố mẹ. Nên là, con thấy là con phải đối diện với cái nỗi sợ này và con phải đối diện với những cái điều mà mình không thích. Thế là con chấp nhận, con chấp nhận trở về nhà.

Thì con, tức là, mới mấy hôm trước thì con có nhảy múa trên Facebook ấy Sư phụ. (Cười) Thì con đăng cả trên Zalo và Facebook nữa, thì khả năng là bố con xem được. (Cười)

Hồng Phúc: Con về thì bố con, có một câu chuyện là, cái sổ đỏ của con thì bị lỗi một cái tên ấy Sư phụ, cái tên của thôn ấy ạ. Thế là bố con mới bảo, mới gọi con xuống, con đang ở trên tầng, bố con gọi con xuống thì con biết là có chuyện rồi. Thế xong rồi con xuống, xong rồi bố con lại: "Thế mày định thả thính ai?".

(Cười) Tức là con cảm giác như thể đây là một cái cớ để bố con nói cái chuyện mà con nhảy múa hôm trước ấy Sư phụ. Tức là, tức là con mới cảm thấy, con chỉ cười thôi và con lên tầng. Con lên tầng con nằm. Tức là cái lúc đấy con cũng rất là, cảm giác nó rất là thốn ấy Sư phụ, nó thốn kinh khủng. Thế là, xong rồi là con nằm.

Sư phụ Trong Suốt: Được, rất tốt!

Hồng Phúc: Vâng, vâng. Và con thấy nó có một cái gì đó rất là đau. Thế xong rồi là con mới nhớ ra là "À hóa ra cái lúc đó là Biết đang biểu diễn một cô gái bị bố mắng như thế, bị mất hình ảnh trong mắt bố từ trước đến giờ là một đứa con gái ngoan" ấy Sư phụ. Và bây giờ là cái con đau đó là cái việc mà hình ảnh của mình bị mất trong mắt bố. Và con cảm thấy nó rất là đau khổ. Sau lúc, lúc ý con bảo là con định, cũng muốn khóc nhưng mà con bảo:

Ủa… Thế khi mà tập được nhiều, xong rồi con thấy là mỗi một phút nó là một cảnh thì nó giống như thể là một cuốn Album ấy Sư phụ.

Một cuốn Album sưu tập những cái cảnh đó, cảnh đó, mỗi cái đấy nó rời rạc và nó không có liên quan gì đến nhau hết.

Thì con bảo là, thế cái giây trước, phút trước đó bố có mắng mình nhưng mà phút sau con, con cảm thấy con quên luôn ấy Sư phụ. Và con nghĩ là, nếu là Biết biểu diễn cảnh như thế thì cái phút trước và phút sau nó không ảnh hưởng gì đến nhau, cái cảm xúc, cảm xúc mà mình link (liên kết) từ cái phút trước vào phút sau nó cứ sai ấy Sư phụ ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Tốt, rất tốt!

Hồng Phúc: Và con thấy kể cả việc mà con yêu người này xong rồi chia tay, hoặc là có những lúc mà mình cảm thấy mình vẫn yêu họ nhưng mà mình lại nói chia tay Sư phụ ạ. Thì con mới bảo là, thực ra mình không hề muốn, mình không hề muốn chia tay nhưng Biết biểu diễn điều đó và con mới thấy là "À Biết đang biểu diễn cái cảnh là cái vai diễn của cái người này họ đến với cuộc đời mình đến đây là hết rồi". Và con không còn cái cảm giác là… à kiểu cũng có đau khổ và nuối tiếc một cái mối tình nào đó, nhưng mà con cảm thấy nó cũng dần dần đúng ấy Sư phụ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Được! Tốt, rất tốt!

Hồng Phúc: Nói chung là con thấy, tức là tự dưng con mới có một cái con nảy ra trong đầu là: Nếu như là, toàn là những cảnh cảnh, giống như cái cuốn album xếp chồng lên nhau. Nó không hề liên quan cảm xúc tí gì giữa quá khứ và hiện tại. Thì rõ ràng là quá khứ nó không thể làm mình tổn thương được và quá khứ nó không thể làm mình đau khổ được.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Tốt!

Hồng Phúc: Con tự dưng có cái suy nghĩ đó Sư phụ ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Được! Như vậy là nhảy múa là một cái rất tốt, đúng không? (Hồng Phúc cười) Thật đấy!

Hồng Phúc: Vâng. (Cười) Sư phụ Trong Suốt: Những cái nhận thức của con không hề dễ dàng, không phải là nhận thức thông thường đâu. Nhận thức con là nhận thức rất sâu sắc về Pháp. Làm sao quá khứ ảnh hưởng đến con được, nếu mà nó chỉ là cảnh? Chính cái sư phụ giảng cho bạn Thủy lúc nãy đấy. Đúng không? Nếu con hiểu điều đấy thì quá khứ chỉ là cảnh, không thể gây chuyện được.

Hồng Phúc: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Tốt, rất tốt nhé! Đấy thấy không, nhảy múa trông thế mà lợi hại không?

(Hồng Phúc cười) Đấy, vượt ra được khỏi những cái khuôn mẫu của tâm trí ấy, con sẽ đến vùng đất mà tâm trí nó không đến được.

Tâm trí nó sẽ bảo là gì: Làm gì có chuyện cảnh này không liên quan đến cảnh kia, phải cảnh này xảy ra thì cảnh kia mới xảy ra chứ, đúng không? Đấy, tâm trí nó không thể nào hiểu nổi “Ô chỉ có hai cái cảnh thôi à, chẳng động chạm gì đến nhau à”

Hồng Phúc: Vâng, đúng rồi Sư phụ.

Sư phụ Trong Suốt: Không, không thể hiểu được đâu! Chỉ có Biết hiểu thôi! Biết nhìn thấy rõ điều đấy. Đối với Biết thì mọi thứ chỉ là cảnh. Còn đối với tâm trí thì nó tìm mọi cách để liên lạc, kết nối và nó đau khổ, mới đau khổ, đúng không? Ví dụ hai cảnh đấy thì chung, điểm chung là gì? Điểm chung là tôi chứ là cái gì, đúng không? Thế là thôi rồi, đau khổ vì có tôi phát là “hữu ngã hữu ưu” ngay!

(Hồng Anh cười) Đúng không? Đấy!

Hồng Phúc: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Điểm chung của hai cảnh là tôi thì chết rồi. Tâm trí nó làm chuyện đấy, nó làm trò đấy, tôi có hai cảnh nhưng điểm chung là Tôi.

Hồng Phúc: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Giống như hồi xưa, hồi bé mình có cái trò lật một cái ảnh, lật một cái như bức tranh ấy. Xoẹt phát đúng không?

Thấy một người chạy qua chạy lại. Nhưng mà thực ra có người nào chạy qua chạy lại đâu.

Nó chỉ là một trăm cái ảnh thôi, đúng không?

Thế thôi! Điểm chung của các cảnh không phải là Tôi. Thì cái mà sư phụ đang nói với con ấy, là con nhận thức sâu sắc vì thế. Tại vì là những người bình thường nghĩ là: “Ờ, tất cả các cảnh nhưng điểm chung của cảnh là tôi” thì người ta khổ tới tận ngày hôm nay.

Người ta khổ mãi mãi về sau, không phải ngày hôm nay đâu mà mãi về sau. Nhưng nếu con nhận thức rằng hai cảnh chẳng điểm chung gì hết, thì tôi còn đâu nữa? Đúng chưa? Mà đã không còn tôi thì làm gì còn “của tôi”, đúng không? Không còn tôi, không còn của tôi thì động vào cái gì để đau bây giờ, để khổ bây giờ? Thế nên là được, con nhận thức như thế là đúng rồi đấy. Đấy là cái sư phụ mới giảng cho con đấy.

Hồng Phúc: Con cảm ơn Sư phụ. Sư phụ ơi cho con xin phép đọc bài thơ hôm trước.

Sư phụ Trong Suốt: À, ừ đúng! (Mọi người cười) Đúng, đúng, đúng! Giữa các cảnh không có điểm chung nhưng vẫn có bài thơ là chung đúng không? (Mọi người cười) Ok, tốt thôi, hôm nọ vẫn bài thơ, hôm nay vẫn bài thơ đấy đúng không?

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Điểm chung giữa hai cái là bài thơ.

Hồng Phúc: Hôm trước Sư phụ bảo là… Sư phụ Trong Suốt: Hả?

Hồng Anh: Hôm trước Sư phụ bảo là đọc thơ thì không có cờ.

Hồng Phúc: Con muốn kiếm cờ Sư phụ ạ.

(Cười) Sư phụ Trong Suốt: Ừ, thì đấy điểm chung của hai cảnh là bài thơ. (Mọi người cười) Đúng không? Không có tôi chung nhưng mà bài thơ thì vẫn chung. Hôm nọ vẫn bài thơ đấy, hôm nay vẫn bài thơ đấy. Ok, rồi đọc đi!

Hồng Phúc: Vâng ạ. À, con xin phép Sư phụ cho con đọc ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ!

Hồng Phúc: À… À hóa ra Biết đây rồi Biểu diễn cảnh đứng, cảnh ngồi, cảnh đi Cảnh hội ngộ, cảnh chia ly Cảnh con, cảnh mẹ tức thì nhân sinh Biết hóa ra cảnh chúng mình Hóa trên, hóa dưới, hóa tình đôi ta Lầm yêu lầm tưởng những là Lầm say, lầm sướng của ta vơ vào Tức thì đau khổ lao đao Cánh chim chao liệng ba đào nổi trôi

Sư phụ Trong Suốt: Kinh quá! (Hồng Anh cười) Hồng Phúc:

Sự thật có Biết mà thôi Cái tôi tan biến đây rồi trời xanh.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, được, hay, rất hay!

Đấy, rất sâu sắc! Được cho con… bình thường cho mấy cờ ấy nhỉ? (Hồng Phúc cười)

Hồng Anh: 4 hoặc 5 cờ ạ.

Sư phụ Trong Suốt: 4 cờ nhé.

Hồng Phúc: Con cảm ơn Sư phụ ạ. (Cười) Sư phụ Trong Suốt: Đấy cho con thấy là một cái nhận thức về Pháp mà nó đúng đắn nó dẫn đến giải thoát là như nào.

Hồng Phúc: Con cảm ơn Sư phụ. (Cười) Sư phụ Trong Suốt: Đấy, thế thôi! Nhiều lần như vậy thì dẫn đến giải thoát.

Hồng Phúc: Vâng ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Được rồi, rất tốt!

Hôm nay nó có 2 ý, bài hôm nay nó có 2 ý.

Một là con khổ vì cái gì đó của con bị động vào, bị ảnh hưởng, bị tổn hại. Thứ hai, con thoát khổ bằng cách thấy rằng là chỉ là cảnh thôi, chứ không phải là con và của con. Đấy, thế nó có 2 ý. Nó không chỉ có 1 ý đâu. Ứng dụng cuộc sống là gì? Khi con khổ, đau khổ ấy thì con kiểm tra xem là cái gì của con bị động vào. Xưa nay, con ở cơ quan con bị người ta nói xấu: “Tôi khổ vì bị con bé kia nói xấu tôi” – đấy là nhận thức nhầm lẫn. Không!

Con bé nói xấu con không gây đau khổ mà con cho rằng danh dự là của con, danh dự của con nó bị động vào. Con khổ vì danh dự nó bị động vào, chứ không phải vì con bé nói xấu. Đấy, hay là người yêu con đấy, đi chơi với người khác, con khổ không phải là người ta đi chơi với người khác, con khổ vì người yêu “của tôi”.

Hồng Anh: Người yêu của tôi.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, bị động vào. Trong trường hợp này có thể bị mất, bị cuỗm đi mất.

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Hoặc là tình yêu của tôi, có thể không phải người yêu, tình yêu bị mất.

Thì đấy là nhận thức, nhận thức mới. Nhưng hôm nay nó có một cái ý mới mà sư phụ chưa giảng, ngày xưa sư phụ không giảng đó là gì:

Thế thoát bằng cách nào, thoát khỏi cái đấy bằng cách nào? Bằng cách nhận ra đấy chỉ là cảnh thôi, Biết biểu diễn thôi. Khi thấy chuyện đấy là cảnh thì không phải là con, của con nữa thì hết khổ. Đấy là cách thoát khổ ở thời đại mới thời đại của Biết. Con không thoát khổ bằng cách lý luận một lúc xong thấy không có tôi, không có của tôi.

Không thoát được đâu! Đấy. Rất tiếc, tin buồn là cách đấy không thoát được! Không phải cách đấy nó vô dụng, mà vì các con không hợp nữa rồi. Thời đại mới nó không còn đúng nữa, nó không còn hợp nữa. Nó vẫn đúng nhưng nó không hợp nữa. Con thoát khổ bằng cách nhận ra “đấy là biểu diễn của Biết”. Vì thế nên không phải là con, không phải của con. Đấy, hôm nay có 2 cái ý mới.

Một số bạn nói với sư phụ là tập phá mô hình cái tôi nó cũng khó khăn quá, nó chán.

Chán thì thôi bỏ! Chẳng sao cả! Chẳng bắt con tập! Ai thích tập cứ tập, ai không thích tập thì thôi. Sư phụ không có thấy rằng là cứ phải… mỗi người giác ngộ theo kiểu của mình. Đấy, có bạn nhắn tin xin sư phụ cho con không học, bảo không cần, không cần phải xin. Không học thì không học thế thôi.

Không học thì loại ra khỏi danh sách bầu cử ấy cũng được, để cho những bạn học bạn vẫn được học. Bạn không học thì thôi khỏi học.

Có rất nhiều con đường dẫn đến giác ngộ và cái phá mô hình cái tôi nó chỉ củng cố nhận thức về không có tôi thôi chứ nó không có gì là bắt buộc cả.

Nhưng bài hôm nay sư phụ giúp con nhận ra rằng là “Vì sao con khổ?”. Và giúp con nhận ra luôn là con đường thoát khổ. Con khổ vì con tin rằng có tôi và có của tôi. Khi cái tôi và cái của tôi đấy bị động vào thì con khổ, bị ảnh hưởng đấy thì con khổ. Con đường thoát khổ là nhận ra rằng “tất cả là biểu diễn của Biết”, nó chỉ là “cảnh được Biết biểu diễn”. Không phải là tôi, không phải là của tôi, mà chỉ là “cảnh được Biết biểu diễn” thôi. Vì thế con thoát khổ. Đấy, đấy là 2 cái mới của bài hôm nay. Nhận thức càng sâu sắc về điều này thì cái khả năng thoát khổ của con càng lớn.

Nhận thức một cách nông cạn, mơ hồ thì khả năng thoát khổ của con yếu.

Ví dụ khi bạn Hồng Phúc bạn nhận ra rằng là: cảnh cũ và cảnh mới chỉ là hai cảnh thôi, giống hình trong album, không liên quan đến nhau; thì quá khứ không làm bạn khổ được.

Đấy là nhận thức mạnh. Ngược lại, nếu mà nhận thức rằng ngày xưa cái người bị làm gì đó là tôi và bây giờ tôi vẫn đang ngồi đây, cái người đấy vẫn là một người, không phải hai cái cảnh mà vẫn là một người đấy, thì khổ là chắc. Nên khi có tôi thì sẽ có của tôi. Có tôi và có của tôi khi bị động vào là sẽ khổ. Khi nhận ra rằng đấy chỉ là cảnh được Biết biểu diễn, không phải là tôi, không phải của tôi, không phải là tôi làm, Biết biểu diễn, mất tôi, mất của tôi thì hết khổ. Đấy, tóm tắt bài ngày hôm nay là như vậy.

Đấy, còn tiện nói luôn cách học mới là không bắt buộc nữa. Cái này tiện nói thêm thôi. Bạn nào không thích học lớp Vô Ngã gì đấy thì thôi không học là xong. Sư phụ không có vấn đề gì cả, sư phụ vẫn tin rằng các con có thể giác ngộ mà không cần học lớp đấy. Có thì hỗ trợ tốt, không có thì tìm cách khác mà tiến bộ. Mỗi người tự mà nhận thức cái cách hợp với mình nhất.

Hồng Anh: Tự lực, tự giác.

Sư phụ Trong Suốt: Tự lực, tự giác, tự biết chính mình, đúng không? Đấy, tinh thần của câu lạc bộ mình bây giờ là thế mà. Đấy, thế nên là thoải mái đi! Được chưa? Chứ đừng ép nhau phải phá mô hình cái tôi. Thích thì phá, không thích thì thôi! Thích học thì đi học, không thích thì thôi, out (rời) ra để các bạn bầu cho dễ. Còn vẫn học thứ khác mà! Đấy, tóm tắt trong buổi hôm nay đấy. Thế thôi, hôm nay chỉ học thế thôi. Tóm tắt thế thôi!

Mà tinh thần chung của cái lớp Biết này là như thế. Sư phụ sẽ giảng, sẽ nói chuyện để mở nhận thức con ra. Còn con mới quyết định là con định đi theo rèn luyện môn gì, đúng không? Đấy, nếu mà định luyện thì kéo bạn kéo bè vào mà luyện cùng nhau. Đấy, nếu không định luyện thì thôi, thì out (rời) khỏi cái lớp, ít nhất là out (rời) khỏi cuộc bầu cử để mọi người biết rằng tôi không tham gia bầu, để cho những bạn muốn học vẫn học được. Không có cái nguyên tắc nào hết! Được chưa? Câu lạc bộ mình thế rồi: tự lực, tự giác, tự biết chính mình rồi. Đấy, thoáng rồi, rất thoáng! Đấy còn những buổi này thì kiểu gì thì kiểu, con cũng sẽ nhận thức được một điều gì đó nên là sư phụ sẽ giảng theo kiểu này, tinh thần này.

Rồi, có ai phát biểu gì không? Không thì hôm nay dừng ở đây thôi. Có ai hỏi gì không, đúng hơn là phát biểu. Có ai thắc mắc ấy, hỏi cái kiểu: ôi tôi có, con có thắc mắc ấy, con có vấn đề này. Đấy! Đúng không? Xong hôm nay, xong buổi hôm nay có khi mấy lớp mô hình giảm một nửa cũng nên ấy chứ.

Hồng Anh: Chắc giảm. (Cười) Sư phụ Trong Suốt: Càng tốt! Đấy mới là tự lực, đấy là tự giác, đấy tự biết chính mình.

Đúng không?

Hồng Anh: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Yên tâm đi! Sư phụ có rất nhiều cách để giúp các con. Cách đơn giản nhất là giảng pháp như này này. Thật đấy!

Những buổi giảng pháp này nó còn hơn nhiều những cái… Nhiều khi nó là, nó thay thế luôn rất nhiều thứ. Tại vì nếu mà may mắn trong buổi này con đánh thức được một cái gì đấy trong con ấy, thì đủ luôn rồi, cả buổi này là đủ. Nên là sư phụ cho là cách này, cách đang nói sự thật này là cách hợp lý, cách phù hợp nhất. Còn sau đó luyện tiếp cái gì thì tùy con, bằng cách tự lực đi đúng không? Tự giác, tự biết chính mình mà luyện tiếp. Đấy, còn một buổi như thế này thì nó đã xóa rất nhiều nhầm lẫn trong con rồi.

Hồng Anh: Có bạn Minh Trưởng hỏi ạ. Dạ. Con chưa hiểu như thế nào là Chấp không ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ôi, thôi bỏ qua đi!

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Chưa phải buổi ngày hôm nay. Buổi khác, buổi “Không có thật”.

Nếu nói về “không có thật” để buổi sau.

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Câu hỏi của buổi hôm nay con hãy hỏi, còn câu hỏi của buổi như là “Chấp không” này nọ tính sau đi.

Bạn nào hỏi gì thì hỏi cứ gõ đi, nếu sư phụ thấy đáng trả lời sư phụ sẽ trả lời, không thì thôi.

Một bạn: Dạ, thưa sư phụ cho con hỏi ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Cứ gõ đi. Gõ gì đáng hỏi thì cho thì hỏi, sư phụ trả lời không thì thôi.

Cứ gõ vào đấy đi.

Hồng Anh: Dạ, bạn Hải Yến hỏi ạ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, đọc thử xem nào.

Hồng Anh: Dạ, làm thế nào để tăng nhanh xác quyết “tất cả đều là sự biểu diễn của Biết” ạ?

Sư phụ Trong Suốt: Ừ! Buổi khác.

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Buổi “Biểu diễn của Biết” sẽ giảng. Bởi vì giảng cái này rất là mất thời gian, nên thôi.

Hồng Anh: Dạ, bạn Tuệ Chân ạ. Con nhờ Sư phụ giảng thêm “Con chính là cái Biết không bao giờ bị động vào” nghĩa là như thế nào ạ?

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, được! Cái này liên quan đến Vô Ngã. Được!

Khi con càng nhận ra rằng là “không có cái tôi nào ở đây”. Cái tôi lâu nay con tưởng là cái thân tâm này ấy, đây chỉ là thân tâm không phải tôi. Con hỏi “thế cái gì đang biết những thứ này”, con nhận ra cái Biết đấy.

Đúng không? Con nhận ra cái mà “À hóa ra cái biết mọi thứ này lâu nay vẫn ở đây”. Cái mà biết mọi thứ ở đây này, thì lâu nay vẫn ở đây. Những thứ này thì nó không ở đây, lúc này ở đây, lúc sau nó mất. Nhưng cái mà biết những thứ này, cái Biết ấy thì nó luôn ở đây.

Đấy! Đấy là cái bước tiến rất quan trọng do nhờ việc nhận ra rằng không có tôi mà con nhận ra rằng ờ Ok, nhưng mà cái biết mọi thứ thì vẫn luôn ở đây. Thì đấy nó là một tiến trình, tiến trình nhận thức. Từ việc tin rằng là “Ơ tôi là thân tâm này” hay nhận ra rằng chẳng có tôi nào là thân tâm này hết. Thân tâm nó vẫn vận hành thế thôi thì lúc đấy con sẽ có một câu hỏi rất tự nhiên “thế tôi là cái gì?” hoặc “cái gì đang biết những thứ này?” Thì con nhận ra cái Biết. Cái mà xưa nay, từ xưa đến nay nó vẫn biết mọi thứ, từ lúc con đẻ ra, đấy lúc nãy sư phụ nói đấy. Từ khi con đẻ ra thì Biết nó biết mọi thứ này. Cái được biết thì tan hết rồi, đúng không? Cái đứa bé mà lúc sinh ra bây giờ đâu rồi, chẳng thấy đâu. Nhưng cái Biết thì nó vẫn thế, nó vẫn tiếp tục biết tiếp, vô tận, vô thủy vô chung.

Đấy! Đấy là mấu chốt! Thì khi nói như vậy, khi nhận ra như vậy thì có hai cách nói. Cách nói thứ nhất, nói là “chẳng có con nào hết, chỉ có Biết thôi”; “chẳng có cái tôi nào hết, mỗi cái Biết thôi”. Mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan biến vào Biết, chẳng có cái tôi nào hết. Cách nói này rất tốt, cách nói của đạo Phật. Đạo Phật hay nói như vậy. Đạo Phật phủ nhận triệt để bất kỳ vào cái tôi nào.

Đại ngã, tiểu ngã, cứ tôi là chết, là sai. Nên là cách nói tốt nhất của đạo Phật là “Ôi chẳng có tôi nào hết, chỉ có Biết thôi”. Mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết. Rất tốt! Đấy, cách nói rất Ok! Cách nói đấy tạo rất nhiều bậc giác ngộ. Thế nhưng cách nói đấy không phải cách nói duy nhất đúng, thì là nó chỉ là cách nói thôi. Cách nói thì có nhiều cách để nói. Cùng một sự thật có nhiều cách để… giống như là con trỏ ngón tay mặt trăng thì con đứng ở chỗ này con trỏ kiểu này, đứng ở chỗ khác trỏ kiểu khác. Con trỏ bằng ngón trỏ, ngón phải cũng được, ngón trái cũng được, ngón giữa cũng được. Thế nên đấy là cách nói rất tốt, nhưng không phải cách nói duy nhất.

Trong lịch sử, các con đường tâm linh dẫn đến giác ngộ thật sự ấy, nó còn những cách nói khác nữa. Đấy! Trong cách nói khác đấy thì nó không ngại nói về Tôi. Nhưng Tôi là cái gì mới quan trọng. Chứ không phải cái từ “tôi”, từ “tôi” nó là một ngôn từ, một cái danh, một cái gọi là đại từ. Đấy! Vấn đề ý nghĩa nó là gì mới quan trọng. Thế nên là cách nói khác thì nó không ngại dùng từ tôi như là Phật giáo. Nó không cần phải nói là chẳng có tôi nào hết, chỉ có Biết thôi không cần. Nói cách khác, nói cách sư phụ vừa nói lúc nãy đấy: “Tôi chính là cái Biết này. Con chính là cái Biết này. Mọi thứ hiện ra trong con rồi tan biến vào con. Con không cần phải làm gì cả.” Đấy, cách nói khác. Cách nói đấy cũng đúng, cũng dẫn đến rất nhiều bậc giác ngộ. Hiểu đúng thì hai cái cách nói đều trỏ về cùng một mặt trăng. Hiểu sai thì cách nói thứ nhất là Vô ngã, cách nói thứ hai là có Ngã. Thì đấy là do trình độ của người nghe.

Hiện giờ như các con mà nói, thì cách thứ nhất tốt hơn. Chẳng có tôi nào hết, chỉ có Biết thôi, tất cả hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết. Nhưng mà một ngày nào đó, khi mà con đã hiểu đúng rồi, hiểu một cách sâu sắc, thì sư phụ bảo là “con chính là cái Biết này”. Con không hình dung rằng có một cái tôi nào đứng sau cái Biết, điều khiển cái Biết, không còn cái tôi đấy nữa thì khi nói con là cái Biết này chẳng sao. Nó tương đương với cái câu rằng là “không có con nào hết, chỉ có Biết”.

Thế nên là các con, trong quá trình sư phụ nói, cái câu nào hợp với con thì nghe. Các con ở đây mỗi người có một cái nhận thức khác nhau, nên là sư phụ không ngại nói hai cách.

Nếu mình cảm thấy là vẫn tin rằng có một cái tôi là cái người đứng sau cái Biết này, quyết định biết hay không biết, quyết định làm A làm B làm C đấy là niềm tin nhầm lẫn. Thì cái câu mà “con là Biết” ấy, nó không hợp với con. Hãy nhớ câu là “chẳng có con nào hết, chẳng có tôi nào hết, chỉ có Biết”, “mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan biến vào Biết”.

Ngược lại, đến một trình độ nhận thức nhất định con hiểu rằng là: Ừ, cái Biết này nó chẳng có phải là một cái tôi; nó không có cái ý chí của riêng nó, quyết định cái này quyết định cái kia, không làm A, không làm B. Cái Biết nó chỉ đơn giản đơn thuần là… ở đây, biết và tỏa chiếu ra mọi thứ. Chứ không không quyết định cái gì cả! Đấy, khi nhận thức như thế về Biết, thì nói là “con là cái Biết” chẳng có gì sai cả! Đấy thì sư phụ nói cả hai cách. Đấy tùy các con, mỗi bạn nhận thức khác nhau.

Thế thôi, đấy là trả lời cho câu hỏi của Tuệ Chân. Nên là con không cần phải lăn tăn chỗ này. Nếu mà nghe là: tôi là Biết, hóa ra tôi là Biết, tôi là cái tôi đằng sau cái Biết, xong rồi quyết định cái gì đó, có quyền quyết định, có quyền đưa ra quyết định, có quyền làm hoặc không làm cái này cái kia thì bị lừa rồi. Thì không! Thì nhớ là không có tôi nào hết, chỉ có Biết thôi. Biết tự biểu diễn rồi tự xem. Đấy!

Được rồi, tiếp đi!

Hồng Anh: Dạ tiếp là bạn Bá Toàn ạ.

Hồng Anh: Sư phụ cho con hỏi: Nếu mọi thứ đều là Biết biểu diễn thì có phải mọi việc đều đã là định mệnh không ạ?

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Định mệnh là một cách nói, lại cũng tương tự như vừa xong.

Nhà Phật thì không dùng từ định mệnh bao giờ cả. Nhà Phật nói là: đấy là biểu diễn tự nhiên, tự phát của Biết, chẳng định trước gì hết. Tự nhiên nghĩa là gì? Nó không có định trước. Không bảo là tôi sẽ lập kế hoạch ABC, nó tự nhiên nó thế. Tự phát là vì nó không có kế hoạch, không có lập trình, nó tự phát, tự biểu diễn thế thôi. Nhưng Thiên Chúa nói gì, là Chúa Thượng Đế đấy, có kế hoạch riêng cho mỗi người. Đấy! Hay không? (Thầy cười) Hai người nói sự thật, nói hai ngón tay chỉ vào mặt trăng. Một ông nói là tự nhiên và tự phát, một ông nói là có kế hoạch riêng, cả hai ông đều đúng. Vì sao hai ông đều đúng? Nếu con hiểu định mệnh theo kiểu là gì: là Biết lập một kế hoạch sẵn, xong rồi nó thực hiện kế hoạch đấy thì con bị lừa rồi không phải.

Nhưng nếu con hiểu “định mệnh” theo kiểu là không cưỡng lại được, thì lại đúng, hoàn toàn đúng, chẳng ai cưỡng được cả! Đấy! Thế nếu con hiểu là: A, định mệnh nghĩa là gì? - Là những thứ không thể cưỡng lại được. Thì lại quá chuẩn luôn!

Ở đây, kể cả sư phụ, cả con, mà không phải chỉ thế, kể cả chư Phật không cưỡng được cái biểu diễn này. Biểu diễn tự nhiên của Biết này không ai cưỡng được. Nên hiểu “định mệnh” theo nghĩa là không cưỡng được mà cứ biểu diễn thế thôi, thì lại quá chuẩn. Còn nếu hiểu định mệnh là gì: là Biết lập kế hoạch, viết chi tiết xong bắt đầu thực hiện từng phần kế hoạch đấy thì cái định mệnh đấy nó không phải sự thật nó không phải thế. Đấy, thế thì là cũng thế thôi. Cái chữ định mệnh hay không ấy, cũng là do trình độ người hiểu. Nói chung nếu con còn tin rằng là “có một cái ông Biết ông ấy lập kế hoạch”, thì sai rồi, nên là đừng dùng từ “định mệnh”.

Nhưng nếu con hiểu rằng cái chữ “định mệnh” chỉ nói lên rằng là gì: Mọi thứ là không thể cưỡng được. Không thể! Không ai can thiệp vào cái tiến trình biểu diễn này cả! Biểu diễn như thế thôi! Và con gọi tiến trình biểu diễn đấy là “định mệnh” thì Ok.

Giống như con gọi cuộc đời các con là định mệnh. Con nhìn lại 30 năm đúng không?

40 năm. Thấy tự dưng chuyện nó xảy ra như thế không ai cưỡng được cả. Nó cứ thế thôi!

Thì bảo đấy là định mệnh của con, đấy rất Ok. Hoặc bảo đấy là cách Biết biểu diễn, cũng rất Ok! Đúng chưa? 40 năm cuộc đời con, con gọi đấy là định mệnh của con; hoặc con nói là đấy là cách Biết biểu diễn, đều ok cả! Vì không ai can thiệp vào nó được. Không ai tham gia quá trình đấy, biến đổi quá trình đấy được, nó cứ thế mà biểu diễn. Hiểu thế thì định mệnh hay là không định mệnh đều đúng. Sư phụ bản chất là gì: là không định dạng các con đạo Phật nữa rồi. Sư phụ giảng cho các con về Biết, cái vượt ra khỏi đạo Phật. Nên là sư phụ không còn dạy các con những cái khuôn khổ như là những khuôn khổ đạo Phật, mà sư phụ nói cái sự thật tuyệt đối. Con có trình độ bao nhiêu con ngấm bấy nhiêu. Đấy!

Bản thân là Biết nó nằm ngoài đạo, nó không nằm trong đạo nữa rồi. Đạo là một con đường cụ thể. Còn Biết nó bao trùm tuyệt đối. Nó là không gian. Không gian thì không thể nằm trong con đường nào cả. Vì thế nên là các con ở trình độ cảm nhận nào thì cảm nhận như vậy. Miễn là hiểu đúng là được. Nếu khó khăn, đấy, câu hỏi như câu hỏi vừa xong rất tốt! Nếu khó khăn về hiểu đúng thì cố gắng hiểu. Cố gắng hỏi những câu hỏi để mình hiểu đúng. Như vậy nói định mệnh cũng được. Nếu hiểu theo nghĩa là không có gì biến đổi được nữa, không có gì can thiệp vào được nữa, nó cứ thế mà biểu diễn thôi - thì tốt. Mà nói là tự nhiên, tự phát không có kế hoạch gì cũng đúng luôn. Biết nó không lập kế hoạch để biểu diễn, mà nó tự nhiên tự phát. Cả hai đều đúng! Tiếp đi.

Hồng Anh: Dạ có bạn Minh Quyên với bạn Thu An hỏi giống nhau, con đọc chung luôn ạ.

Hồng Anh: Dạ thì khi tập “À hóa ra Biết đang biểu diễn cảnh một người phụ nữ abc…” thì con nghĩ đến mình, là tôi (là của bạn Minh Quyên và bạn Thu An) thì con không thấy thuyết phục là Biết biểu diễn. Thì bạn hỏi là: lúc đó hỏi tiếp tập là “thế mình có quyết định được gì không?”, xong rồi tập tiếp thì có được không ạ?

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, rất tốt! Rất tốt! Nếu không phải là Biết biểu diễn thì mình làm gì trong cái chuyện này? Khi mình nói Biết biểu diễn, bản chất mấu chốt là mình phủ nhận hoàn toàn cái vai trò của tôi. Chứ con nói Biết biểu diễn cũng được, con nói đây là đạo cũng được. Đạo Lão nói “đây là Đạo”. Chẳng nói Biết biểu diễn! Đấy là Đạo! Đây này, cái này là Đạo. Không nói là Biết biểu diễn, chẳng sao cả, mà vẫn đúng mà! Đây là Đạo! Tại sao kẻ ác lại giết người? Đấy là Đạo. Một cách nói hay không? Tại sao người tốt lại đi cứu người?

Đấy là Đạo. Tại sao con gà, con chó nó lại… con con gà lại ăn thóc? Đấy là Đạo. Tại sao nước lại chảy vào chỗ trũng? Đấy là Đạo. Tại sao lại đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối? Đấy là Đạo. Thấy chưa? Đây không cần dùng từ Biết biểu diễn, “đấy là đạo” là được mà.

Nên là sư phụ rất thoáng thôi! Nếu con chưa xác định được Biết biểu diễn, thì con hãy dùng cách nào khác. Để con thấy là tất yếu, là đương nhiên, đấy là biểu diễn của sự thật, đấy là Đạo. Đạo ở đây là gì? Là biểu diễn của sự thật chứ có gì đâu! Tất cả là Đạo, tất cả là sự thật! Tuyệt đối! Tại vì, trong bản chất là gì: là mọi loại giải thích đều không đúng. Giải thích là những nội dung của suy nghĩ, thực tại vượt ra khỏi suy nghĩ. Nên là giải thích nó chỉ là phương tiện để cứu người thôi. Ngón tay chỉ mặt trăng thôi! Mọi loại giải thích đều không đúng tuyệt đối! Nhưng miễn là cứu được người, thì nó đúng. Thế thôi! Nên là nếu các con quá căng thẳng khi phải thấy Biết biểu diễn, thì các con hoàn toàn có thể từ từ cũng được. Còn cách nào đấy là cách giải thích để cho thấy rằng là không có “cái tôi” nào can thiệp vào cái tiến trình này hết. Chỉ có Đạo mà thôi, chỉ có Biết mà thôi!

Thôi được rồi, còn dài. Yên tâm! Sẽ còn quay lại chủ đề này nhiều. Giống bạn lúc nãy định hỏi sư phụ bảo thôi từ từ, buổi sau cũng được. Bạn tiếp theo đi!

Hồng Anh: Tiếp theo là bạn Hải Tú ạ Sư phụ.

Hồng Anh: Thưa Sư phụ là nếu tất cả mọi thứ là biểu diễn của Biết, tất cả sự việc xảy ra là do Biết biểu diễn, thì việc mình cố hết sức là để làm gì ạ?

Sư phụ Trong Suốt: Chẳng để làm gì cả!

(Hồng Anh cười) Con cố hết sức cũng chẳng phải con cố hết sức, Biết biểu diễn cảnh tôi cố hết sức. Đồng ý chưa?

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Biết biểu diễn để làm gì?

Tự nhiên và tự phát chẳng để làm gì! Tự nhiên mình ở cảnh đấy, cũng chẳng phải để làm gì! Có nhiều chuyện cố hết sức cũng chẳng được, có nhiều chuyện chẳng cố gì vẫn được. Đấy! Thế nên là hiểu phải hiểu như vậy là nhận thức. Nhưng hành động thì không phải! Hành động của con thì lại khác, vì con vẫn ảnh hưởng nặng nề của suy nghĩ. Nên nếu con không làm gì, con không cố gắng nó mới sinh chuyện. Giống như là thấy chết mà không cứu thì mà ân hận cả đời. Thế thì cứu đi, đúng không? Thế thôi! Nên là tư duy, suy nghĩ phải rất là cao như bầu trời, nhưng hành động phải mịn như bột là như thế. Nên con phải hiểu con đang ở đâu, con là cái trình độ nào. Đấy! Về bản chất là cố gắng chẳng để làm gì hết, nhưng về mặt tương đối cố gắng tạo ra rất nhiều thứ. Không có cái kết quả nếu không có sự nỗ lực. Vì thế nên con phải hiểu rõ mình đang ở đâu, một cách thực dụng phải nỗ lực. Trong khi bản chất thì nó chẳng để làm gì, hiểu chưa?

Cái môn này, đoạn này thấy nó bắt đầu ra khỏi suy nghĩ chưa? Rồi, không sao! Dần dần con thấy nó mâu thuẫn không phải là mâu thuẫn. Tiếp!

Hồng Anh: Dạ bạn Bạch Tuyết Mai ạ. Thưa Sư phụ, hai tuần trước con có một trải nghiệm khi có cơn đau trên thân thể. Con thấy mình có tâm thế chấp nhận, con cảm thấy cơn đau đến là do đủ duyên, là ý Cô, là biểu diễn của Biết. Con không có vai trò gì nên đau hay hết đau là ý Cô, cho nên đau thì vẫn đau nhưng con không thấy khổ và con cảm giác đây là cơ hội để tập. Nhưng mà khi quan sát thì con vẫn thấy có mong muốn cơn đau này chóng hết.

Con thấy cơn đau này hiện rõ trên thân thể này, hiện ra rất rõ ràng. Nhưng con không thấy tan đi trong Biết, con không thấy cơn đau này đi và cơn đau khác đến, mà dường như cơn đau vẫn y nguyên và vẫn ở đó. Con thấy bị ảnh hưởng bởi cơn đau và không tập trung để nghe Pháp hay làm các hoạt động như thường ngày. Con thấy mình chưa ôm ấp cơn đau được như cảm giác Biết ôm ấp mọi thứ ấy ạ. Sau đó thì trời đã tối nên con nghe nhạc thư giãn và đi ngủ. Ngày hôm sau thì con đi khám và uống thuốc. Như vậy có phải là con đang chạy trốn, đang chống lại cảm giác đau không ạ?

Sư phụ Trong Suốt: Không. Con trong cả bài trình bày của con, có một từ rất là quan trọng là từ “con thấy”. Con đọc lại mà xem: con thấy, con thấy, con thấy con thế này, con thấy con thế kia. Như vậy là con đang làm hành động rất là quan trọng là hành động thấy, hành động biết đấy. Con thấy chính là con Biết. Đúng không? Con chẳng chạy trốn gì cả, con luôn luôn biết. Con chẳng sai gì hết! Biết biểu diễn cảnh con đi uống thuốc, Biết biểu diễn cảnh con không tập trung nghe Pháp được, Biết biểu diễn cảnh con tập trung vào nỗi đau, Biết biểu diễn cảnh có một cô gái cảm thấy rằng “tôi là thân thể này”. Tất cả những thứ đấy là biểu diễn của Biết. Không có gì sai! Và trong cả tiến trình đấy thì luôn luôn có chữ “con thấy” nghĩa là lúc nào cũng có cái Biết ở đấy. Con đã không sai một tí nào luôn, mà còn hoàn toàn đúng.

Đấy! Nên là rất nhiều người hiểu rằng là tu hành nghĩa là gì: là phải có những cái trạng thái đặc biệt. Ví dụ như là đau nhưng mà lại không kêu, đúng không? Không cảm thấy có tôi nữa. Bình an, hạnh phúc, gì gì đó. Đấy là những người bị lừa! Tu hành hay chưa tu hành nó vẫn có thể có những cảm giác như vậy. Phật cũng có lúc đau đầu lăn lộn - chuyện bình thường. Vì đấy là biểu diễn của Biết nhớ điều đấy. Phật đầy lúc trong kinh viết đau đầu, ôm đầu. Biểu diễn của Biết làm sao mà ai cưỡng được! Làm sao mà Phật hay là con hay ai cưỡng được! Nên là vấn đề ở đây nó không phải là con điều chỉnh được thân tâm để theo ý của con, nhiều khi nó là một cái tôi tâm linh nó muốn điều đấy! Cái tôi nó muốn thực hành tâm linh thành công, nó muốn điều đấy. Càng là Biết thì càng rộng mở, càng là Biết thì càng thế nào cũng được.

Trong câu chuyện của con chẳng có gì sai cả! Con thích thì la. Sư phụ nhiều lúc đau bụng cũng la hét này. Đau quá hét thì sợ gì!

Đúng không? Đau không chịu được nữa thì cứ la hét, sợ gì! Nhưng mấu chốt là gì? Cái Biết nó luôn ở đây. Con có nhận thức được điều đấy không? Con có đang biết hay không? Mọi thứ có hiện ra rõ ràng không? Nên lần sau nếu con như vậy con hỏi câu đấy: Cơn đau có hiện ra rõ ràng không? Đấy sư phụ giảng một lần rồi đấy. Chứ đừng cố gắng là không đau, không cảm thấy đây là tôi, cố gắng không la hét, không lăn lộn. Thích la hét lăn lộn thoải mái. Nhưng hỏi là: cái đấy có thể là cơn đau, có thể là cái sự la hét của con nó hiện ra rõ ràng không? Nếu nó hiện ra rõ ràng thì yên tâm quá còn gì nữa, cái Biết đang ở đấy sờ sờ đây nữa. Đúng không? Còn cái còn lại là biểu diễn của Biết. Tại sao con lại điều khiển và khống chế? Tại sao con phải đạt được một trạng thái này hơn trạng thái kia? Đấy, đấy chỉ là những nhận thức nhầm lẫn mà thôi!

Con chẳng trốn tránh gì hết! Con đi uống thuốc thoải mái, thích thì uống thoải mái, uống hết các loại thuốc trên đời cũng được.

Nhưng khi uống thuốc có biết không?

Đấy! Được rồi! Tiếp.

Hồng Anh: Dạ bạn Lê Hưng hỏi: Cảm giác cái tôi và những thứ của tôi nó vẫn đang rất thật trong con, thì con có cần phải chống lại cảm giác đó không ạ?

Sư phụ Trong Suốt: Không. Nếu con hiểu tất cả những cái sư phụ giảng thì con thấy rằng là: cái đấy là biểu diễn của Biết. Thứ nhất là không cần chống. Nhưng thứ hai là không thể chống. Chống mới là ngu dốt! Con chống thế nào biểu diễn của Biết? Ngày mai Biết thích búng phát là con là con lại cảm giác “có tôi” lại. Cảm giác “có tôi” thì có gì sai? Con hiểu thì con thấy chẳng sao. Con vô cùng rộng mở cho phép mọi loại cảm giác, mọi loại suy nghĩ hiện ra. Tại vì có cảm giác “có tôi” hay không cảm giác “có tôi” thì vẫn đang biết. Cái Biết nó không hề bị suy chuyển chút nào khi cảm giác có tôi. Cái Biết là “mẹ” sinh ra tất cả mọi thứ. Không có vấn đề gì nếu người con nó, người con ấy những cái thứ sinh ra trong Biết ấy, có một cái cảm giác có tôi hay là cảm giác vô ngã. Trong cái nhìn của Biết thì có ngã hay vô ngã là như nhau, là hai nội dung của Biết.

Vì thế nên sư phụ bảo là đoạn này quan trọng nhất là con phân biệt giữa Biết và nội dung của Biết. Khi con phân biệt được giữa hai cái đấy con thấy rằng chẳng có vấn đề gì với nội dung của Biết cả. Những cái câu hỏi kiểu như là “phải điều khiển nội dung thế nào” ấy, nó không còn giá trị nữa. Thích điều khiển thế nào thì điều khiển, thích không điều khiển thì không điều khiển. Vì kể cả điều khiển hay không điều khiển đều là Biết nó biểu diễn. Đấy, thế nên không sao hết! Con thích cảm giác thì… tùy con! Đừng chống lại!

Mà thích chống lại cũng được. Bởi vì đấy không phải mấu chốt. Mấu chốt nó không nằm ở đấy. Mấu chốt nằm ở chỗ là gì: con có nhận ra rằng Biết đang ở đây hay không? Biết đang rõ ràng ở đây không? Đấy mới là mấu chốt. Chứ không phải là có tôi hay không có tôi là mấu chốt. Có tôi thì là Biết biểu diễn có tôi, không có tôi Biết biểu diễn là không có tôi. Nhưng Biết có đang ở đây hay không? Có rõ ràng không? Vì nếu con thấy Biết rõ ràng ở đây thì con tăng sự tự tin. Nếu con không thấy Biết rõ ràng ở đây thì con không có sự tự tin chỉ thế thôi, khác nhau thế thôi.

Rồi, sẽ còn quay lại nhiều lần. Các con sẽ con hỏi những câu như này rất nhiều lần. Vì thói quen của luân hồi, thói quen của các cái tôi là tìm cách điều khiển để tôi đạt được cái cảm giác mà tôi muốn. Trong khi cái sư phụ dạy nó lại chẳng liên quan đến việc là có cảm giác này cảm giác kia. Sư phụ dạy một cái bao trùm lên cảm giác, không lệ thuộc vào cảm giác, có cảm giác nào cũng được, không sợ bất kỳ cảm giác nào cả, không bị đánh bại bởi cảm giác nào cả. Đấy là cái mà biết một điều mà giải phóng tất cả. Còn các con biết rất nhiều điều nhưng không biết điều đấy thì vẫn không giải phóng được. Rồi, tiếp đi!

Hồng Anh: Dạ bạn Ngọc Phan hỏi ạ. Có người họ thiền họ bảo họ điều khiển được suy nghĩ, có thể tách được suy nghĩ. Vậy suy nghĩ là của họ đúng không ạ?

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Câu này tự nhận định mà trả lời đi. Nha? (Hồng Anh cười) Câu này sư phụ không trả lời, con phải tự tìm cách trả lời.

Hồng Anh: Dạ bạn Đặng Trần An Sư phụ. Sư phụ cho con hỏi có cách nào cảm nhận trực tiếp Vô ngã vượt khỏi suy nghĩ giống như cảm nhận trực tiếp “Có đang biết hay không?”. Nếu chỉ thấy Vô ngã đúng trong suy nghĩ thì Vô thường đến vẫn làm cho nhận thức thay đổi ạ?

Sư phụ Trong Suốt: Cảm nhận vô ngã là một điều không thể cảm nhận được. Con chỉ có thể cảm nhận được Biết. Giống như là đố con cảm nhận được là “không có ai”. Con phải cảm nhận, con phải cảm nhận cái việc là…Ví dụ con nhìn trong phòng đi, có vợ con trong phòng hay có bạn con trong phòng không?

Sau khi nhìn một lúc con thấy là: À có tường, có bàn, có ghế… con mới suy ra rằng là không có vợ hay không có bạn. Khi con cảm nhận chỉ có Biết thì con suy ra rằng không có tôi. Trên đời này không ai cảm nhận được cái gọi là “không có” mà chỉ là cái “có”, từ đó suy ra là “không” thôi. Thế nên là gì? Để cảm nhận cái gọi là cảm nhận trực tiếp về Vô ngã ấy, con cần phải cảm nhận là tất cả chỉ là Biết. Khi con cảm nhận tất cả chỉ là Biết thì tự con thấy chẳng có cái tôi nào hết. Vì thế nên sư phụ mới nói là gì? Chứng ngộ vô ngã xảy ra ở đây, ở cái Biết này này, chứ không nằm trong suy luận. Cái chứng ngộ Vô ngã ấy, đơn giản đến từ việc là gì? Con cảm nhận tất cả là Biết, cảm nhận thấy, tự con thấy chẳng có Tôi nào ở đây cả. Đấy, đấy giải thích cho con là cái chứng ngộ Vô ngã nó đến như nào. Nó đến khi con cảm nhận được tất cả là Biết. Rồi, tiếp đi!

Hồng Anh: Dạ, tiếp là bạn Hà Phương ạ.

Hồng Anh: Lúc con tập “À hóa ra” có lúc ví dụ tụi trẻ nghịch loanh quanh bàn dưới nhà, dọn xong mệt phờ lên nhà thì chứng kiến cảnh nhà tắm lênh láng nước ra ngoài. Hóa ra tụi trẻ nghịch nước. Suy nghĩ bắn ra luôn: biểu diễn gì mà biểu diễn toàn cảnh hỗn độn thế không biết. Nó bắn ra trước cả câu “À hóa ra”. Thì con có cảm giác tức giận, tức bọn trẻ và tức cả Biết mới kỳ chứ. Mổ xẻ tình huống đó con đang lăn tăn. Bắn ra cảnh luôn tưởng không Tôi mà tức có khổ là có Tôi lù lù, đúng không ạ?

Sư phụ Trong Suốt: Bắn ra có Tôi chẳng sao cả. Bạn nào mà tức có Tôi, có gì chăng nữa cũng không sao. Mấu chốt là con có thấy mọi thứ rõ ràng không? Nếu con thấy mọi thứ rõ ràng chứng tỏ Biết đang ở đây. Biết đang ở đấy, biểu diễn mọi thứ thì cũng chẳng sao, thì thứ gì xảy ra cũng chẳng sao. Còn nếu con tin rằng là: tôi biểu diễn, chuyện này là lỗi của tôi, do tôi làm, do tôi cho bọn trẻ nó nghịch, do tôi đẻ ra hai đứa bé đấy. Đấy, những thứ đấy nó mới gây chuyện. Chứ còn nếu thấy Biết biểu diễn thì sao, có gì? Biết biểu diễn ra một cô gái tức giận cũng chẳng sao cả. Thế mấu chốt đây là gì? Con có nhận ra đấy là biểu diễn của Biết hay không? Đấy, muốn nhận ra đây là biểu diễn của Biết thì đầu tiên con có nhận ra Biết đang ở đấy hay không. Nếu con nhận ra Biết đang ở đấy, con thấy rằng tôi chẳng có vai trò, chẳng có tôi, chẳng có vai trò gì cả thì tự nhiên thấy đây là biểu diễn của Biết. Thì ở đấy còn vấn đề gì nữa? Biết biểu diễn cảnh một cô gái đang tức giận, thì có gì đâu. Thế nên là liều thuốc nó cũng chính là cái mà con vừa nói đấy. Con bảo là biểu diễn của Biết Ok rất tốt! Đấy chính là liều thuốc. Rồi, tiếp đi!

Hồng Anh: Dạ. Tiếp là bạn Hồng Phương ạ.

Hồng Anh: Khi con gặp khổ và tập Vô ngã, thấy các nội dung nó hiện lên rồi tan đi trong Biết. Con nhắc mình “À hóa ra Biết đang biểu diễn…” Có lúc con tự hỏi: nếu Biết là một cái chung bao trọn tất cả, thì tại sao nội dung nó hiện lên ở mỗi người lại khác nhau mà không Biết chung cho tất cả. Con vẫn thấy có những cái Biết cá nhân trong mỗi người, chứ chưa nhận ra được cái Biết chung mà không gắn với lại cái Biết của tôi.

Sư phụ Trong Suốt: Ai bảo với con rằng là có mỗi người để mà có cái nhận thức riêng của mỗi người? Mắt con thấy hình, làm sao con thấy là mỗi người được. Ngay bây giờ con thấy sư phụ hay là con thấy một cái hình?

Đúng không? Con thấy mỗi cái hình chứ làm sao thấy sư phụ được? Để con nói là mỗi người có nhận thức riêng? Thế câu “mỗi người có một nhận thức riêng” là do Ngã chấp, do niềm tin là có tôi nó mới bịa ra. “À đây là tôi, vậy thì kia là người khác. Nay cục này là hình tôi, vậy thì cái hình kia là sư phụ.” Cho rằng mỗi người có nhận thức riêng đấy là một loại nhầm lẫn. Con chỉ tin như vậy thôi!

Mắt không thể thấy được sư phụ, con không thể thấy được có mỗi người. Con nhìn miệng sư phụ cử động, con tin rằng sư phụ có nhận thức riêng. Con chỉ tin là có nhận thức đấy thôi. Còn liệu có sư phụ, có nhận thức riêng hay không ấy, nếu con đi tìm hiểu ấy, con thấy là không. Đấy, con chỉ bị lừa là mỗi người có nhận thức riêng mà thôi.

Đấy, suy cho cùng cũng là vì tin là có Tôi.

Đây! Từ cái Tôi của con ấy, con tin là sau cái thân thể này là Tôi. Tôi có nhận thức riêng thì suy ra sau thân thể mỗi cái đó có một Tôi, mỗi cái đấy có một nhận thức riêng. Đấy là sự suy đoán! Còn kinh nghiệm trực tiếp của con cho thấy rằng là chỉ có Biết và những thứ hiện ra trong Biết. Kinh nghiệm quá trực tiếp luôn, đúng không? Kinh nghiệm trực tiếp của con là đang biết. Những thứ hiện ra trong Biết, hết! Đâu có kinh nghiệm nào là có người khác và có Tôi đâu. Cả hai con đều không kinh nghiệm được. Giống như con xem trên màn hình tivi có ba người nhé, đồng thời là có ba người nào đâu? Con xem màn hình ba tivi có ba người mỗi người nói một chuyện khác nhau, đúng không? Xem bao giờ chưa?

Hồng Anh: Rồi.

Sư phụ Trong Suốt: Đầy ý chứ! Nhưng mà có ba người nào ở đấy mỗi người nghĩ khác nhau đâu? Có ba người nào có nhận thức riêng đâu? Toàn là lừa cả! Tối nay con mơ ra năm người, mỗi người nhận thức riêng, vậy có bao nhiêu người thực sự? Hay chỉ có một giấc mơ nó mơ ra cảnh năm người? Đúng chưa? Đấy, cho con bằng chứng đấy. Như vậy nói tin rằng là mỗi người có một nhận thức riêng đấy là bị lừa mà thôi. Khi con tìm hiểu con thấy rằng đấy là một cái suy nghĩ nó bịa đặt. Không có năm người riêng biệt nào hết.

Mà cũng không có năm cái nhận thức riêng nào hết. Chỉ có một cái sự biết rõ ràng đang ở đây, trong Biết đấy hiện ra rất nhiều nội dung. Tất cả nội dung đều hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết. Cái đấy là cái kinh nghiệm trực tiếp của con, chứ nó không đến từ suy luận.

Còn việc là nói là có năm người, có một người, hai người, ba người… mỗi người một nhận thức riêng đấy mới là bị lừa, đấy là suy luận của con. Đấy là cái giá trị của Vô ngã. Khi con học được về Vô ngã, thì con sẽ thấy những cái lâu nay con tin là có một cái Tôi sau lưng mỗi cái hình là lừa, bị lừa chắc rồi.

Không có Tôi nào sau lưng cái hình làm sao lại có nhận thức riêng của từng cái Tôi một được? Càng lừa hơn, đúng chưa? Còn con so với kinh nghiệm trực tiếp của con xem, có một cái hình hiện ra trong đấy rồi mà. Rồi, tiếp đi!

Hồng Anh: Dạ, câu của bạn Linh Linh cũng giống vậy, con thấy có hướng phá mô hình nên con đọc ạ.

Hồng Anh: Con thưa Sư phụ cho con hỏi, nếu không có cái Tôi thì vì sao mỗi người lại có cảm nhận khác nhau gắn với thân tâm riêng của mỗi người ạ? Mỗi hình ảnh về thân thể khác nhau, suy nghĩ khác nhau, cảm xúc khác nhau ạ?

Sư phụ Trong Suốt: Khi con hỏi màn hình tivi xem: Tại sao ông lại biểu diễn ra một trăm cái người mà mỗi người một cảm xúc riêng?

Tại sao? Màn hình tivi sẽ nói là: “Ô? Một trăm người nào nhỉ? Nãy giờ chỉ có mình tôi ở đây thôi.” Các con tin rằng mỗi người có một cái Tôi khác nhau, cảm xúc riêng v.v… Đấy là con tin như vậy thôi!

Giống như con xem tivi con tin là trong đấy có 100 người. Sự thật thì không phải như vậy! Sự thật nó không có cả sư phụ luôn! Các con chỉ thấy có một cái hình nhấp nháy, nhấp nháy đúng không? Trắng trắng, vàng vàng chuyển động. Thế mà các con vẫn nghĩ là có hẳn ông sư phụ ngồi đây. Cái con nhìn chằm chằm vào cái màn hình, màn hình máy tính hoặc là màn hình điện thoại, lấy đâu ra sư phụ? Trên đấy có một cái hình mà nó xung quanh nó đủ các loại hình khác, đúng không?

Nhìn mà xem, nhìn vào cái điện thoại của con mà xem, nhìn vào máy tính của con mà xem, không thấy nổi sư phụ luôn. Thấy một cái hình xung quanh một đống hình khác, nên con tin rằng đấy là sư phụ và sư phụ có cảm nhận riêng, có suy nghĩ riêng. Đúng chưa?

Trong khi chính sư phụ không thấy như vậy.

Trong thế giới của sư phụ ấy, chỉ có Biết thôi.

Và những cái hình ảnh, âm thanh, suy nghĩ nổi lên trong Biết. Nó chẳng phải của ai cả!

Đấy, đấy là thế giới của sư phụ. Thế giới của con: cái hình đấy là Tôi, hình kia là bạn - người khác, mỗi người có một hệ thống suy nghĩ cảm nhận riêng. Và đấy là hoàn toàn là suy luận. Giống như con xem một bộ phim, con thấy trên màn hình có ba người. Con suy luận ba cái hình đấy là có ba người, mỗi người có một cảm nhận riêng, một tính cách riêng hoàn toàn là suy luận. Tưởng tượng đấy, một cách nói dễ hiểu hơn là hoàn toàn là tưởng tượng. Trong thế giới của sư phụ chỉ có Biết, hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết.

Không có ba người, một người, năm người, không có một người. Không có cái gì là riêng cả! Rồi, tiếp đi!

Hồng Anh: Dạ, Hải Triều hỏi ạ Sư phụ.

Hồng Anh: Sư phụ cho con hỏi: con nhớ Sư phụ có nói là không quan trọng là sứ mệnh nào, mà tự do với sứ mệnh đấy hay không. Thì con hiểu là sứ mệnh đấy là biểu diễn của Biết.

Sứ mệnh vô minh hay giác ngộ, sứ mệnh chẳng ra gì hay sứ mệnh tội đồ, thì đấy là giải phóng để giúp con mất cái Tôi, không trách mình. Vì con là biểu diễn của Biết, diễn ra sứ mệnh này sứ mệnh kia. Đây là giai đoạn xác quyết tất cả là biểu diễn của Biết, ý Cô, phá mô hình Tôi, thiền “À hóa ra” v.v… Là giúp bọn con không tìm thấy cái tôi ở đâu cả để xác quyết “đấy là biểu diễn của Biết”. Sau đấy, nhận thức tiếp theo của con là vậy không có cái tôi độc lập, tất cả là biểu diễn của Biết. Rồi hỏi cái gì Biết những cái này thì thấy cái Biết luôn biết mọi thứ, cảnh này cảnh kia. Chính cái Biết đấy sẽ giúp con thoát khổ đúng không ạ?

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, được. Bạn ấy mô tả rất tốt. Chính cái nhận thức rằng là “chỉ có Biết” thôi ấy, “mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết” sẽ giúp con thoát khổ. Và chính nhận thức rằng “đây là tôi, đây là của tôi” sẽ làm con khổ. Cái nhận thức là “chỉ có Biết” ấy thay cho nhận thức "tôi, của tôi”. Rồi, tiếp đi.

Hồng Anh: Dạ, có bạn Huỳnh Băng Tuyền ạ.

Sư phụ cho con hỏi có lần con cãi nhau quyết liệt với mẹ của mình, sau đó con nhớ đến “À hóa ra Biết vừa biểu diễn cảnh một người phụ nữ cãi nhau quyết liệt với mẹ”. Đồng thời con tự hỏi liệu mình có lấy Pháp ra để lấp liếm cho hành động cãi nhau với mẹ không, để cho mình đỡ tội. Xin Sư phụ cho con biết làm thế nào để nhận ra được mình đang lấy Pháp để lấp liếm cho hành động của mình ạ?

Sư phụ Trong Suốt: Hoàn toàn có thể! Vì thế nên là làm gì cũng phải kiểm tra động cơ là vì thế. Tập thói quen đi! Sư phụ đã giảng nhiều lần rồi đấy. Tại sao mình lấy Pháp ra? Đúng không? Để tăng chứng ngộ hiểu biết, hay là để làm cho mình cảm thấy bớt tội lỗi? Chính con mới là người trả lời. Đấy là tự biết chính mình! Nhưng mà bằng cách là làm gì kiểm tra động cơ ấy, thì con sẽ bớt bị lừa hơn. Còn chuyện bị lừa là đương nhiên! Đừng cho rằng bị lừa là cái gì đấy kinh khủng. Các con bị lừa suốt mà! Đúng không? Những cái thói quen kiểm tra động cơ làm cho con bớt bị lừa đi, làm mình cảnh giác hơn. Cảnh giác hơn không có nghĩa là không bị ăn trộm, đúng không? Không có nghĩa là không móc túi.

Nhưng thói quen đấy tốt, thói quen cẩn thận cảnh giác thì tốt. Đặt câu hỏi: “Động cơ của mình khi lấy Pháp là gì?” Quen, biến thành thói quen. Hãy biến cái câu hỏi thành thói quen, thì khả năng con bị lừa sẽ giảm đi rất nhiều. Còn thỉnh thoảng bị nó lừa xong thì thôi, lừa xong thì rút kinh nghiệm thôi, biết làm thế nào. Biết biểu diễn cảnh bị lừa thôi mà!

Rồi, tiếp đi.

Hồng Anh: Dạ, bạn Bá Toàn ạ.

Hồng Anh: Con đọc trong kinh điển Phật giáo thì bảo nơi nào có Bát Chánh Đạo thì nơi đó có những bậc thánh. Nhưng học Biết thì con lại thấy không như vậy. Phải chăng con đã bị lừa?

Sư phụ Trong Suốt: Bậc thánh chỉ là một suy nghĩ. Nên ở đây không ai muốn làm thánh cả!

Muốn làm thánh thì đi chỗ khác. Rồi, chuyển đi.

Hồng Anh: Dạ tạm hết rồi Sư phụ.

Hồng Anh: À, có bạn Thư Nguyễn hỏi ạ Sư phụ.

Hồng Anh: Sư phụ cho con hỏi: Biểu diễn của Biết với mỗi người là khác nhau thì có đúng không ạ? Ví dụ con đang thấy Biết biểu diễn cảnh xung quanh con, nhưng người khác lúc đấy lại thấy Biết biểu diễn cảnh khác. Hay ví dụ như màn hình tivi nhà con đang chiếu cảnh này, thì tivi nhà hàng xóm chiếu cảnh khác.

Con hiểu như vậy có đúng không ạ?

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, sai hoàn toàn rồi! Con phải tìm xem cái mà con gọi là “mỗi người” là ai? Con nói là Biết biểu diễn với mỗi người khác nhau, vậy biểu diễn với con, đúng không? Thì con là ai? Con là cái gì? Tìm phát thấy không thấy ai cả. Nên Biết nó chẳng biểu diễn với ai cả. Con, cái niềm tin nhầm lẫn tin rằng có một người mà chứng kiến cái biểu diễn của Biết là bị lừa. Câu hỏi của con là con tin rằng “À, Biết biểu diễn với Tôi, cảnh này hiện ra hiện ra với Tôi”. Không! Cảnh này hiện ra với Biết, chẳng hiện ra với ai cả. Hãy đi tìm xem là ờ, Biết biểu diễn ra với mỗi người thì một người đấy là ai? Cái người mà được Biết biểu diễn đấy là ai? Là cái gì? Tìm không thấy đâu mà! Chỉ thấy Biết thôi! Như vậy là Biết không biểu diễn với mỗi người, Biết biểu diễn với Biết, hết! Còn cái mỗi người là suy nghĩ nó bảo thế, bịa ra thế. Nó tưởng tượng ra là có nhiều người, có mỗi người và có nhiều người. Còn Biết chỉ biểu diễn với Biết mà thôi! Lúc nào cũng chỉ có Biết mà thôi! Không có mỗi người nào hết!

Hồng Anh: Có bạn Đặng Trần An hỏi tiếp theo.

Hồng Anh: Sư phụ cho con hỏi: Con hiểu rằng Biết biểu diễn không giới hạn như mặt gương không từ chối hình ảnh nào và không phụ thuộc vào ý muốn, nên Biết là Vô ngã. Vậy có đúng không ạ?

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, được, rất tốt! Hiểu thế rất tốt! Đằng sau cái Biết này chẳng có một cái Tôi nào cả, đứng đấy điều khiển, khống chế cái cảm nhận này. Biết chỉ là Biết thôi!

Không có một cái Ngã của Biết, không có một cái Tôi đứng sau Biết. Bản thân Biết thì nó chẳng phải là một cái Tôi. Biết nó là Biết tại sao lại là một cái Tôi? Biết nó không lập kế hoạch, nó không lựa chọn, nó không ra quyết định, nó không từ chối cái này cái kia vì thế nó Vô ngã.

Thậm chí là, nhắc lại là Vô ngã là từ mà Đạo Phật sáng tác ra. Còn những con đường tâm linh khác không cần giảng về Vô ngã, vẫn đầy người đạt được Giác ngộ. Sư phụ giảng Vô ngã cho các con như một sự bổ trợ. Nhé, Đạo Lão không giảng Vô ngã đầy người giác ngộ. Đạo Thiên Chúa không giảng về Vô ngã - đầy người giác ngộ. À… Ấn Độ giáo, Vệ Đà Bất Nhị không giảng Vô ngã đầy người giác ngộ.

Hồi Giáo không giảng về Vô ngã, đầy người giác ngộ. Mỗi Đạo Phật giảng về Vô ngã.

Tại sao Đạo Phật giảng về Vô ngã? Vì đó là con đường trực tiếp dẫn đến hết khổ. Đạo Phật là đạo cứu khổ, khác bốn cái Đạo kia.

Đạo Phật là đạo rất thực dụng, mang tính cứu khổ, nên bất kỳ cái gì dẫn đến cứu khổ nó sẽ dạy. Vì thế nên Đức Phật giảng đủ các chuyện. Giảng cách sống, vợ chồng sống với nhau thế nào cho đúng, con cái sống với bố mẹ thế nào. Đạo Lão chẳng bao giờ dạy những chuyện đấy cả. Thế nên Đạo Phật là đạo cứu khổ, vì thế nên là những cách khác nhau dẫn đến cứu khổ thì dạy. Và trong đấy thì cách Vô ngã là cách cực kỳ hiệu quả, cách cứu khổ. Thế nên mới sinh ra một khái niệm là Vô ngã.

Chỉ có Đạo Phật mới có khái niệm là giác ngộ nó từng bậc từng mục một, nào là A La Hán rồi Bồ Tát rồi này nọ. Các Đạo khác không hề có khái niệm đấy hết. Giác ngộ là giác ngộ, không có loại giác ngộ lại chia làm nhiều bậc.

Cái gì đã nhiều bậc thì không phải là giác ngộ. Đã nhiều bậc… đấy bậc thánh thì không phải luôn. Không! Bậc thánh nó là cái gì? Bậc thánh là một cái suy nghĩ hiện ra trong Biết.

Chỉ có Đạo Phật mới sinh ra đủ các loại bậc thánh khác nhau thôi. Nhưng mà vì động cơ của sinh ra đấy là động cơ của lòng từ bi, lòng thương người của chư Phật, muốn cứu người, thế thôi. Chứ còn cái đấy là cái giống như cái bè qua sông ấy. Bậc thánh là một loại bè. Bát Chánh Đạo cũng chỉ là bè. Đấy!

Thế thôi, giờ các con đã bị gặp sư phụ đúng không? Gặp con đường Phật Giáo thì con phải hiểu. Còn hơn là cứ mơ mơ hồ hồ, đấy. Thế cho nên vẫn giảng là vì thế. Thế nhưng mà giảng thế nhưng mục tiêu không phải sư phụ giảng là để các con kẹt. Các con nên biết một điều giải phóng tất cả, đấy là Biết. Những điều khác bổ trợ, hỗ trợ. Mà đã gọi là hỗ trợ, bổ trợ nghĩa là không có cũng được. Thế mới gọi là hỗ trợ với bổ trợ chứ.

Nếu không thì buộc phải có chứ.

Trong số các con những ai không thấy hợp môn Vô ngã ấy, trực tiếp không học lớp này, sư phụ thấy rất hài lòng. Đấy, còn tất nhiên đã học thì phải hiểu cho đúng. Rất tốt! Những bạn hỏi từ nãy đến giờ tuy rằng sư phụ có thể hơi có vẻ chê, nhưng bản chất là sư phụ thấy rất hài lòng. Vì con có hỏi con mới hiểu được chứ? Không hỏi sao con hiểu? Đúng không?

Con hỏi đi. Nếu đã đi vào thì học, hỏi đi, hỏi cho ra hồn, rất tốt. Nhưng mà sư phụ nói rồi, nó chỉ bổ trợ thôi. Con hoàn toàn không có nó con vẫn đạt đến Giác ngộ giống như các cái con đường tâm linh khác. Và nhớ rằng, lần nữa nhắc lại rằng là: Biết nó không phải Đạo Phật. Biết nó chẳng có cái đạo nào cả! Nó là sự thật tuyệt đối bao trùm lên mọi thứ, làm sao có thể đạo, đạo gì? Vì thế nên là các con tự tin mà học, tự biết chính mình mà học.

Thế thôi, tốt! Các con cứ hỏi đi không vấn đề gì đâu! Kể cả bị sư phụ chê thì cũng hiểu rằng đấy là một cái bè qua sông mà thôi. Cái chê của sư phụ ấy, nó là cái bè mà thôi.

Nếu con hiểu rằng tất cả là biểu diễn của Biết, thì nó bao gồm cả Vô ngã ở trong đấy rồi. Đồng ý chưa? Có Ngã, không có Ngã đều là cảnh biểu diễn, Biết biểu diễn ra, thì nó chính là Vô ngã còn gì nữa. Đấy, hiểu như thế rồi thì không cần học lớp Vô ngã này cũng được. Ngược lại, vẫn hiểu rằng là gì: Biết biểu diễn ra với mỗi người khác nhau, với mọi thứ khác nhau, thì chứng tỏ là vẫn cần phải học Vô ngã. Đấy, trong này rất nhiều câu hỏi kiểu đấy.

Biết biểu diễn mỗi người khác nhau, mỗi cảnh khác nhau, thế thì chắc chắn rằng niềm tin ấy nhầm rồi. Chỉ có biểu diễn của Biết thôi! Biết biểu diễn ra cảnh có 100 người khác nhau hiểu 100 thứ khác nhau. Nếu mà hiểu được như vậy thì không cần phải học Vô ngã nữa, vì cái hiểu đấy nó tự bao gồm Vô ngã. Giống ví dụ: cái màn hình tivi nó chiếu ra 100 người, mỗi người có một lịch sử khác nhau, có một cách nhận thức khác nhau. Nếu hiểu như vậy thì cần gì Vô ngã nữa, vì con đã đồng ý rằng tất cả chỉ là màn hình tivi thôi.

Đúng không? Nhưng nếu con tin rằng có 100 người thực sự ngồi đấy, ở trong đấy, mỗi người một nhận thức khác nhau. Và con cho rằng là, với mỗi người khác nhau, Biết biểu diễn ra một thứ khác nhau, thì con chưa hiểu rồi. Con không hiểu rằng cả 100 người đấy, chỉ là biểu diễn của Biết. Vì thế, nếu những người như vậy thì nên tham gia. Hiểu rõ về cái Vô ngã này hơn để thấy rằng đây là một cái nhận thức nhầm lẫn. Hiểu không?

Đấy, nhắc lại một lần nữa nhé. Trong số các con, có những người này sư phụ miễn học Vô ngã này. Miễn luôn ngay từ hôm nay này. Nếu con nhận thức, hiểu rằng là gì? Biết nó biểu diễn ra 100 người, hay 1 tỷ người, hay 9 tỷ người, Biết nó biểu diễn ra cảnh đấy. Cái cảnh đấy có 9 tỷ người, nhớ là cảnh thôi nhé.

Biết biểu diễn cảnh có 9 tỷ người chạy qua chạy lại, mỗi người một nhận thức khác nhau, hiểu biết khác nhau, tất cả đều là Biết biểu diễn ra toàn bộ cái cảnh đấy. Cảnh rằng là gì? có 9 tỷ người đi lại, và mỗi người có một nhận thức riêng, hiểu biết riêng, toàn bộ cảnh đấy là Biết biểu diễn; và nó chỉ là cảnh thôi, thì cái nhận thức đấy, bản chất nó đã ôm lấy Vô ngã rồi. Không cần học lớp Vô ngã nữa cũng không sao hết! Nó bao trùm cả Vô ngã bên trong rồi. Vì đấy chỉ là cảnh thôi thì làm gì có 9 tỷ người nữa, để mà phân biệt là có Ngã hay không có Ngã. Nếu toàn bộ đấy là cái cảnh trong bộ phim thì làm gì có 9 tỷ người để mà phân biệt ra là Ngã với Vô ngã.

Xong luôn, ôm luôn cả Vô ngã! Những người nhận thức đấy có thể nghỉ học từ buổi hôm nay luôn.

Ngược lại, những người nhận thức rằng là gì: có 9 tỷ người và mỗi người được Biết biểu diễn một thứ khác nhau. Đây, rất nhiều người hỏi từ nãy giờ như thế. Biết biểu diễn riêng với người này một cách này, riêng người kia một cách kia. Những người hỏi câu đấy, nghĩa là gì? Đã không hiểu rằng là 9 tỷ người đấy chỉ là cảnh biểu diễn của Biết. Đây, như bạn Thư Nguyễn đây: Cho con hỏi biểu diễn của Biết với mỗi người là khác nhau. Đấy, những người hiểu như vậy là đã không hiểu được rồi, thì tiếp tục học cái lớp Vô ngã này.

Để xem xem có thực sự có người nào không?

Đấy, thì các con sẽ tự biết, đấy là tự biết chính mình đấy. Những bạn như vậy chắc chắn là sẽ phải học lớp Vô ngã tiếp. Lớp Vô ngã này giải trừ cho con cái niềm tin là “ô, có 9 tỷ người, xong mỗi người là được Biết biểu diễn một cách khác nhau”. Làm gì có 9 tỷ người? Mắt con làm gì thấy sư phụ? Đấy, sư phụ giảng từ nãy đến giờ đấy. Mắt con còn không thấy nổi sư phụ làm sao thấy 9 tỷ người, một người còn không có. Thế cần thời gian, những người ấy cần thời gian.

Hầu hết mọi người sẽ giống trường hợp thứ hai. Tin rằng có nhiều người, tin rằng mỗi người có một cái Biết riêng, tin rằng là Biết biểu diễn riêng biệt khác nhau ở mỗi người.

Chưa hiểu rằng là “À, tất cả chỉ là một cảnh” mà thôi. Trong cảnh đấy, giống như màn hình ti vi ấy, nó chiếu ra rất nhiều người, nhưng thực ra chẳng có người nào. Màn hình tivi chiếu thôi làm gì có ai ở đấy. Đấy, thì nhân tiện đây sư phụ nói luôn này, con hình dung là cái nhận thức cao nó ôm lấy cái thấp luôn.

Nhận thức Vô ngã không phải là nhận thức cao nhất. Ngay cả trong Phật Giáo ấy, thì nhận thức Vô ngã cũng là một nhận thức gọi là gần như thấp nhất thôi, trên Vô Thường một chút thôi. Đấy, còn càng cấp cao lên, ví dụ như là trong nhà Phật có cái phần Không có thật thì bản thân nó đã ôm cả Vô ngã rồi.

Đấy là cái Biết này nó còn cao hơn cả Không có thật, nên nó ôm cả Không có thật lẫn Vô ngã bên trong. Nếu con hiểu rằng đây là biểu diễn của Biết, thì nó ôm luôn cả Không có thật, chứ không chỉ là Vô ngã. Chỉ biểu diễn của Biết thôi làm gì là thật được. Đấy, thì tùy con.

Đây thì tiện nói luôn để các con hình dung là có tiếp tục học lớp Vô Ngã này không, là do cái nhận thức của con nó ở mức độ nào. Và bất kỳ lúc nào, nghỉ lúc nào cũng được, chẳng sao! Nếu hiểu rằng là có Ngã thì là Biết biểu diễn cảnh có Ngã, Vô ngã là biểu diễn cảnh Vô ngã, thì chẳng quan tâm gì. Đấy Bá Toàn Nguyễn đấy, Biết biểu diễn ra các bậc thánh luôn thì… làm gì có quái bậc thánh nào đâu mà quan tâm.

Hồng Anh: Bạn Tuệ Ngân hỏi ạ Sư phụ.

Hồng Anh: Dạ bạn Tuệ Ngân: Con tập pháp lớp trầm cảm gần hai năm nên khi hỏi “Có đang biết hay không?” thì con chú ý vào nội dung của Biết hơn là cảm nhận Biết. Thì con có thể tăng nhận ra hằng ngày là “À hóa ra Biết đang biểu diễn” được không ạ?

Sư phụ Trong Suốt: “À hóa ra Biết đang biểu diễn” nó chỉ đúng nếu con đồng ý thôi. Con không nên tập nói như một con vẹt như kiểu “Ôi sư phụ bảo thế thì nói thế”. Đồng ý thì tập nó có hiệu quả, nếu không thì thà cứ ngồi phân tích lý luận đi, xem tại sao nó thế cũng được. Khi con đồng ý rồi thì cái câu đấy nó mang tính nhắc, chứ không phải mang tính là kiểu phải ép. Thì con tự biết đấy là con đang ép hay con đang nhắc. “À hóa ra” cái bản chất chính là cái câu nhắc đấy. “À hóa ra” có nghĩa là chợt nhớ ra “À, thật ra là thế” thì là một lời nhắc. Còn nếu con bảo: “Ôi giồi ơi, đây là sư phụ bảo tôi buộc phải nhắc, tôi phải ép mình thế thôi chứ tôi cũng chẳng biết là nó có đúng sự thật không” thì thôi, con tự biết thôi. Còn nếu là nhắc thì nhắc nhiều càng tốt. Nếu đã đồng ý nhắc rồi thì nhắc càng nhiều càng tốt. Rồi tiếp đi.

Hồng Anh: Dạ, bạn Tuệ Nga ạ. Sư phụ ơi vậy học lớp Vô ngã đến mức mình hiểu được mình không điều khiển được suy nghĩ, thân thể và nhận thức được rằng kia chỉ là hình ảnh thì mình có thể dừng học lớp Vô Ngã được, phải không ạ?

Sư phụ Trong Suốt: Khi nào con nhận thức rằng là tất cả đều là của Biết, nó không phải là có mỗi người khác nhau, có mỗi cái Biết khác nhau thì con rời khỏi lớp Vô ngã được.

Còn nếu con vẫn tin rằng mỗi người khác nhau có một cái Biết khác nhau, nội dung khác nhau thì chứng tỏ con chưa được. Thì con vẫn phải học lớp Vô ngã.

Đấy, khác nhau đấy. Hôm nay là cái ngày có những câu hỏi của các con rất tốt, vì nó tạo điều kiện cho sư phụ trả lời cho con.

Phân biệt được giữa việc là đã nhận ra được “thế nào là biểu diễn của Biết” hay là chưa.

Nằm ở chỗ là gì? Nếu con vẫn tin rằng có mỗi người khác nhau, có một cái Biết khác nhau, có sự biểu diễn khác nhau của Biết; nghĩa là con vẫn ở trong trình độ là Ngã chấp, vậy thì học lớp Vô ngã đi. Còn con đã xác nhận được rằng, xác quyết được rằng là: không có bao nhiêu người khác nhau cả, chẳng có biểu diễn Biết khác nhau của mỗi người khác nhau, không có mỗi người nào có một cái Biết riêng cả. Nó chỉ có cái Biết này và trong cái đấy có rất nhiều cảnh khác nhau nó hiện ra thôi. Trong cảnh ấy thì có thể có cảnh 100 người, 1000 người. Có thể trong cảnh ấy có cảnh mỗi người khác nhau, biểu diễn khác nhau, v.v… Tất cả những cái đấy cứ thoải mái đi, nhưng nó chỉ hiện ra trong cái Biết này thôi. Thì con đã vượt qua trình độ cái lớp Vô Ngã rồi. Con hoàn toàn có thể để học tiếp hoặc không học lớp Vô Ngã nữa.

Còn nếu con đang ở giữa thì học tiếp đi.

Đúng không? Con chông chênh lúc này lúc kia ấy, chập cheng, chập cheng. Lúc thì đồng ý là ờ tất cả là biểu diễn của Biết, lúc thì “ôi mỗi người khác nhau có một cái Biết riêng” thì lúc ấy con vẫn đang chập cheng. Chập cheng thế thì học đi, học tội gì không học, đúng không. Chập cheng, nghĩa là mình chưa sẵn sàng và mình chưa thoát ra được, thế thì học tiếp đi. Để cho mình càng xác quyết được rằng là gì: Có cái người nào riêng biệt ở đây?

Cái kinh nghiệm hằng ngày của con ấy, nó đâu có người nào đâu nó chỉ có hình ảnh, âm thanh, màu sắc, suy nghĩ, cảm xúc và xúc chạm. Cái kinh nghiệm hằng ngày của con nó đâu nói đến có người nào đâu, chỉ có suy nghĩ nó bảo là có người thôi. Đấy, con bị lừa quá lâu rồi nên là con tin rằng có người.

Giống như là có một lời nói dối, nói mãi thì thành sự thật. Đấy là đối với con thôi, đối với nhận thức này thôi. Thế thôi!

Thế thì với cái sự chập cheng của con ấy, thì con học tiếp để thấy rằng đấy là nói dối đi. Xong! Học Vô ngã để chứng tỏ càng thấy rõ ràng rằng đấy, bảo tin vào lời nói có tôi là một lời nói dối. Thế thôi! Khi nào con đồng ý rằng là đấy là một lời nói dối rồi thì lời nói ấy không còn sức mạnh. Nó không còn sức mạnh nữa thì sớm muộn gì nó cũng được giải quyết, tan rã, mất đi sức mạnh. Cái lời nói dối ấy nó vẫn có thể xảy ra nhưng con không còn tin nó nữa. Giống thằng lừa đảo, nó đến lừa đảo con, nhưng mà con không tin nó nữa.

Tiếp đi!

Hồng Anh: Hết câu hỏi rồi Sư phụ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ. Được rồi, thế hôm nay mọi người thấy sáng sủa ra không?

Hồng Anh: Bài hôm nay quá hay ạ Sư phụ.

Sư phụ Trong Suốt: Quá hay ở đoạn cuối, đúng không? Đoạn cuối sư phụ nghĩ rằng, những bạn mà hỏi những câu mà riêng, tách riêng ấy thì cho 2 cờ. Những bạn hỏi những câu đấy là những câu rất là quý. Những bạn hỏi là riêng riêng riêng đấy, có Hồng Phương, rồi à…

Hồng Anh: Linh Linh, Thương Nguyễn… Sư phụ Trong Suốt: Nhiều lắm, nhiều bạn.

Những bạn ấy cho hẳn 2 cờ vì những câu ấy là những cây hỏi đinh. Đấy là ví dụ rất tốt để sư phụ giảng cái Pháp này.

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy, nghe xong, bạn nào thấy tốt nghiệp được thì tốt nghiệp luôn đi, nhá. (Hồng Anh cười) Có ai nhận ra luôn là tốt nghiệp được luôn thì nhận luôn đi, đừng ngại!

Hồng Anh: Dạ, vậy con làm cái Form (mẫu) cho nhận tốt nghiệp.

Sư phụ Trong Suốt: Ờ, cho tự nhận tốt nghiệp.

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Cho tự nhận tốt nghiệp luôn! Để cho đỡ vào đúng không? Đỡ vote viếc, đỡ ảnh hưởng đến cái chung. Tốt nghiệp! Thì đơn giản thôi, những người chưa tốt nghiệp là người vẫn tin rằng là gì: Là mỗi cá nhân có một cái Biết riêng, Biết biểu diễn riêng khác nhau với mỗi người khác nhau.

Những người đấy chắc chắn là chưa tốt nghiệp. Tốt nghiệp rồi là gì: Chỉ có cái Biết này thôi, trong đấy có vô số cái hình ảnh, âm thanh, v.v… hiện ra và có vô số cái cảm nhận rằng đây là tôi, đây là tôi, đây là tôi. Nhưng nó chỉ là biểu diễn từ Biết ra xong tan vào Biết. Đấy! Cái hiểu cái khái niệm là “mỗi người khác nhau, Biết khác nhau” hoàn toàn là hài hước, những người ấy tốt nghiệp luôn. Thật đấy! Cứ cho vote đi nhé, cho bớt bớt người đi.

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Cho bớt bớt người đi để cho bầu biếc nó dễ đúng không?

Hồng Anh: Vâng.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, những bạn mà tốt nghiệp rồi thì ở lại làm gì? Còn bạn nào chập cheng khi tập thì sau sư phụ vẫn khuyên là cứ đi học tiếp. Chập cheng nghĩa là chưa phải là xác quyết lắm, học tiếp đi.

Ừ. Nhắc lại đấy, các tôn giáo khác có dạy Vô ngã đâu, người ta vẫn giác ngộ ầm ầm ấy.

Nên đừng nghĩ Vô ngã là một cái gì nó quá kinh khủng. Tự nhận biết chính mình đi, nhé.

Câu hỏi kinh điển đấy nhỉ? Mỗi người khác nhau có một cái Biết khác nhau đúng không?

Hồng Anh: Dạ.

Sư phụ Trong Suốt: Đấy, những bạn ấy được cờ là vì thế đấy. Câu này là câu kinh điển, câu này có thể sẽ là mấu chốt để phân biệt ra nhận thức đúng hay chưa đấy.

Thôi, tạm dừng ở đây nhá!

Hồng Anh: Dạ. Thôi, hôm nay chắc không bốc bài nữa Sư phụ.

Sư phụ Trong Suốt: Ừ, thôi, hôm nay dừng ở đây.

Hồng Anh: Hôm nay tên bài là gì được Sư phụ.

Sư phụ Trong Suốt: Tên bài ấy hả? Phân biệt giữa tốt nghiệp và chưa tốt nghiệp. (Hồng Anh cười)

Hồng Anh: “Phân biệt giữa tốt nghiệp và chưa tốt nghiệp” là được rồi đúng không Sư phụ?

Ai cũng có thể thực hành để an lạc và hạnh phúc ngay giữa đời thường.

Để hiểu rõ hơn cách thực hành như thế nào, bạn có thể tham gia vào Câu lạc bộ UNESCO Thiền – Yoga Trong Suốt:

"http: //trongsuot.com/" http://trongsuot.com/ hoặc liên hệ qua địa chỉ email:

"mailto: tradamtrongsuotvn@gmail.com" tradamtrongsuotvn@gmail.com Cùng nhau, chúng ta sẽ về nhà bạn nhé!