Pháp Biết giúp tự do với nỗi sợ như thế nào?

(SauphimConlắctàthuật) SàiGòn,4/2021

Thầy Trong Suốt: Rồi! Phim hay không? Hay không?

Một bạn: Hay ạ!

Thầy Trong Suốt: Ai thấy hay giơ tay nào! Ai thấy hay giơ tay? Rồi! Ai thấy không hay mà bình thường, giơ tay! Chứng tỏ hay rồi, đúng không? Ít! Đa số đánh bại…?

Một bạn: Thiểu số. (Mọi người cười)

Thầy Trong Suốt: Sợ không? Những ai sợ, giơ tay? Rồi! Có ai tập được tí Biết nào không? Giơ tay!

Một bạn: Có!

Thầy Trong Suốt: Tập thế nào, thử nói thử xem nào! Con tập Biết như thế nào trong đoạn vừa xong? Ai nói, ai chia sẻ đi! Ai cầm mic nói đi! À…! Thịnh nói đi! Thịnh nói trước đi! Ưu tiên Sài Gòn, đúng không? Bây giờ ưu tiên Sài Gòn. Hà Nội chỉ ăn ké thôi đấy, đúng không? Sài Gòn vẫn là nhất. Rồi! Nói đi, Sài Gòn!

Minh Thịnh: Dạ thưa Sư phụ là lúc đấy xem phim ấy, thì con chỉ biết là hình ảnh nó hiện ra thôi ạ.

Minh Thịnh: Thì lúc những cái âm thanh với cảnh nó hiện ra, cái cô gái Song Min mà bịt đầu ấy. Con không thấy giật mình gì hết.

Minh Thịnh: Nó cứ xảy ra xảy ra liên tục à. Và con thấy được là… nó như Sư phụ nói là cái cảnh nó thay đổi liên tục.

Minh Thịnh: Thực sự là cuộc đời nó cũng như vậy.

Thầy Trong Suốt: Ừ! Cuộc đời cũng thế nào?

Minh Thịnh: Nó cũng thay đổi xoành xoạch, liên tục như vậy.

Thầy Trong Suốt: Cuộc đời cũng thế, đúng không?

Minh Thịnh: Dạ!

Thầy Trong Suốt: Cũng đổi cảnh, đổi cảnh, đúng không? Trong Biết.

Minh Thịnh: Dạ đúng rồi!

Thầy Trong Suốt: Hết cảnh này sang cảnh khác, đúng không? Hết sợ này sang sợ khác.

Đúng không? Những ai sợ, giơ tay lại xem nào! Rồi! Đấy! Những người sợ xong ai tập được Pháp, nói thử xem nào, ngoài Thịnh ra.

Ưu tiên Sài Gòn. À! Dương!

Vũ Dương: Dạ thưa Sư phụ là lúc mà con giật mình là con biết là con đang giật mình mà sợ.

Vũ Dương: Xong rồi lại chuyển sang một cái cảnh khác là hồi hộp. Hồi hộp khi nhìn thấy những cái bóng tối như thế, xong rồi lại sang một cái cảnh khác. Nó liên tục liên tục như thế và con nhận rằng con chỉ thấy những cái cảnh nó di chuyển như thế thôi nhưng con không kịp suy nghĩ gì hết. Cứ nhận… cứ thấy mọi thứ nó cứ thay đổi, nó cứ thay đổi liên tục như thế.

Và ngay cả trạng thái cảm xúc của con cũng có những cái thể hiện ra. Và con cũng nhận thấy rằng là cái cảm xúc bên trong con nó cũng thay đổi một cách liên tục. Lúc thì giật mình, lúc thì hồi hộp, lúc thì sợ.

Thầy Trong Suốt: Rồi! Tiếp! Bạn nào? Bạn nào tập được cái gì đó? Bạn Sài Gòn nào không? Con nói đi!

Một bạn: Dạ thưa Sư phụ! Con thấy nhân vật trong phim ấy, nếu mà mọi lần gặp ảo giác như vậy mà họ biết ấy, thì họ sẽ không có chống lại, không có hành động… để gây lại những cái hậu quả sau đó của họ. Nếu mà họ chỉ biết lúc đó thôi. Cái cô gái đó cô ấy biết đang bóp cổ và cô ấy biết đó thôi và cô ấy ngừng như vậy cô ấy không có hành động ấy.

Thì khi cô ấy tỉnh lại là cô ấy không có bị dẫn đến những cái sợ hãi đưa cô đến hành động sai lầm, thì mọi người đều sẽ thoát được cái câu chuyện này.

Thầy Trong Suốt: Ừ! Tốt. Bản thân cái người ta nhìn thấy là cái gì?

Một bạn: Là suy nghĩ.

Thầy Trong Suốt: Là suy nghĩ của họ. Chứ lúc đấy thì có ai đâu? Cô So Min nào ở đấy đâu? Đúng không nhỉ? Cái họ nhìn thấy là cái nội dung suy nghĩ của họ. Ở đây ai đã từng mơ ngày bao giờ chưa? Mơ ngày là thế này này: Mắt mình mở nhưng mình thấy một cảnh khác, không phải cảnh trước mặt. Ảnh ở công ty là việc, đúng không? Ảnh xin phép xếp để được đi bám càng. (Mọi người cười) Những cảnh khác, đúng không? Đấy người ta gọi là mơ ngày. Vì sao? Mắt con đang ngồi và con mở thế này nhưng mà trong cái kinh nghiệm của con lại thấy một cái cảnh gì?

Không phải là cảnh cảnh này. Đã ai trải qua như thế bao giờ chưa? Giơ tay xem nào! Phải nhiều mới đúng cơ. Những ai chưa giơ tay là những người chưa nhận ra, chưa hiểu ý sư phụ. Con ngồi thế này nhé, con mở mắt nhé và con thấy một cái cảnh khác. Ví dụ con thấy cảnh con đang đi ở quê, đúng không?

Con đi đâu đó trên một con đường quê. Hay con thấy cảnh là ngày mai con phải làm gì đó ở cơ quan, có thấy cảnh đấy. Hay là con thấy con nói chuyện với cả sếp để xin nghỉ phép.

Một bạn: Mắt đang mở hay mắt đang nhắm?

Thầy Trong Suốt: Không! Mắt mở mắt thế này luôn. Nhưng trong kinh nghiệm của con, thì là con thấy cảnh đấy chứ không phải cảnh trước mặt. Đã ai trải qua bao giờ chưa nhỉ?

Một bạn: Rồi ạ!

Thầy Trong Suốt: Phải nhiều rồi, phải nhiều rồi cơ. Những ai chưa giơ tay vẫn chưa hiểu ý sư phụ rồi. Thứ hai, con rất thường xuyên ngồi đây mà như mình đang ở đâu ấy, ngồi đây nhưng đang ở đâu đấy. Đúng không?

Một bạn: Dạ đúng ạ!

Thầy Trong Suốt: Đúng không? Ngồi đây nhưng mình đang ở trong cái cảnh mà mình đang đang nghĩ.

Một bạn: Đang nghĩ, đúng.

Thầy Trong Suốt: Đã trải qua bao giờ chưa?

Các bạn: Rồi ạ!

Một bạn khác: Ám ảnh.

Thầy Trong Suốt: Không phải ám ảnh. Chả ám ảnh gì cả. Đấy là chuyện thường xuyên của con người. Đấy là một kinh nghiệm rất bình thường của loài người, của con người.

Chứ không phải là một cái gì bất thường cả, rất bình thường. Nó gọi là mơ ngày. Con ngồi đây nhưng mà chính con thấy con đang ở cảnh… trong cảnh đấy. Mắt con ngồi vẫn mở thế này, nhưng con thấy con đang trong một cái cảnh trong suy nghĩ đấy. Con không biết đấy là suy nghĩ, con thấy đấy là cảnh đấy luôn. Đúng không? Con thấy cảnh… ví dụ như thường… thường khi mình đang lo cái gì đấy, thì nó hay xảy ra. Hay lo lắng chuẩn bị cái gì đấy, đúng không? Ví dụ ngồi đây có thể thấy HaHa ở nhà sao nhỉ? Thấy luôn cả cảnh ở nhà luôn. Còn cảnh mọi người trước mặt thì lại như ở đâu ấy, không thấy nữa. Mình sống trong một cảnh khác dù mắt mình đang mở.

Mơ đêm thì ai cũng hiểu, đúng không? Đêm là mắt con nhắm và con sống trong một cảnh khác. Một đường phố, một cây cối rồi một cái thân thể khác. Nhưng mơ ngày là như thế.

Mắt con đang mở mà con thấy con sống trong một cái khung cảnh khác, ở trong khung cảnh khác. Không ai nhớ à? Những ai nhớ… giơ tay lại xem nào! Sau khi miêu tả xong.

Cứ lo lắng là chuẩn bị cho cái gì đó là thế ngay ấy mà.

Các bạn: Đúng rồi! Đúng rồi!

Thầy Trong Suốt: Đúng không? Thường xuyên. Thường xuyên. Thường xuyên.

Một bạn: Nhập tâm.

Thầy Trong Suốt: Nhập tâm, mình gọi là nhập tâm, đúng không?

Một bạn: Vâng.

Thầy Trong Suốt: Mắt con vừa mở bình thường thế này nhưng mà con lại sống trong cái thế giới của cái suy nghĩ. Đúng chưa?

Nhưng con thường mơ ngày không quá dài, thường vài phút. Đấy! Đấy là gì? Nghĩa là khi con ngồi đây thì nội dung suy nghĩ nó chạy, và con chú tâm vào toàn bộ nội dung suy nghĩ. Đến mức là con cảm thấy không ở đây nếu mà con ở trong cái nội dung đấy. Đấy!

Thì cho con hình dung thôi miên là thế nào.

Thôi miên mấy người này này, là thế thôi, nhưng mà sống rất dài, đằng đẵng trong cái đống đấy. Đằng đẵng luôn. Mắt họ mở thế này nhưng mà có thấy cảnh này đâu. Đúng không nhỉ? Mắt họ mở trong phim mà, đúng không? Thấy cảnh cô gái đến bóp cổ, đủ các truyện khác. Đấy! Thì đấy là họ đã sống trong một cái cảnh của suy nghĩ, nội dung của suy nghĩ. Và vì họ đầy tội lỗi, họ có cảm giác đầy tội lỗi của họ, nên là đối với họ cảnh đấy rất đáng sợ, cảnh đấy cảnh trừng phạt. Con tưởng tượng người ta đã từng giết người thì ai chả lo trừng phạt. Nếu không là công an trừng phạt thì lương tâm, đúng không?

Những người đến trả thù v.v. Thế nên họ sống trong một cảnh đầy tội lỗi thôi. Rồi!

Đang nói dở cái gì ấy nhỉ?

Một bạn: Tập Biết thế nào.

Thầy Trong Suốt: Ừ! Tập Biết thế nào? À đúng rồi! Bài học của của Trúc đúng không?

Thế lúc đấy mà mình biết rằng đây chỉ là Biết thôi. Biết nó trong suy nghĩ thôi, biết cái cảnh này thôi, thì sẽ không phản ứng. Còn không biết là phản ứng ngay. Không biết thì tưởng là thật, tưởng thật phản ứng ngay. Rồi!

Người khác đi! Con tên là gì ấy nhỉ? Sen Sen Sen!

Bạn Sen: Con thưa Sư phụ là lúc mà bắt đầu phim ấy, thì con thấy có chi tiết là ông cảnh sát ông ấy thôi miên anh nhân vật chính lần đầu.

Bạn Sen: Xong anh nhân vật chính bước qua cái thang máy. Xong bắt đầu đi thôi miên lần nữa. Thì con thấy phim này giống như là các bạn ấy bị thôi miên tầng tầng lớp lớp ấy. Thì con thấy là giống như là một đợt là con cũng mơ nhưng mà trong mơ là con lại thấy con mơ tiếp. Và vì là con biết là con mơ tiếp cho nên trong cái giấc mơ đấy là con điều khiển suy nghĩ của con trong mơ để con mơ những cái mà con sẽ nghĩ ra.

Bạn Sen: Thì con thấy là giống như cái phim này là chẳng qua các cái cảnh các bạn ấy thấy ấy thì cũng giống như là suy nghĩ của… nó tầng tầng lớp lớp và chỉ là những cái suy nghĩ nó thay đổi hết lần này đến lần khác thôi. Nên là trước đấy thì con vẫn hay sợ những cái cảnh ghê, thế nhưng mà khi thấy là mình biết là cái đấy chỉ là cái suy nghĩ thôi thì mình tự nhiên mình lại không thấy sợ nữa.

Thầy Trong Suốt: Con biết là lúc con đang ngồi đây con xem phim và con sợ ấy, con biết là con đang nhìn vào đâu không?

Bạn Sen: Vào cảm xúc ạ.

Thầy Trong Suốt: Không! Nhìn vào đâu?

Một bạn: Suy nghĩ.

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Ai, ai bảo… ai ai phát biểu xem nào! Lúc mà con sợ, đố biết đang nhìn vào đâu đấy? Con tưởng nhìn vào cảnh nhưng không phải đâu? Không nhìn vào cảnh. Nhìn vào đâu?

Các bạn: Suy nghĩ!

Thầy Trong Suốt: Con nhìn vào cái suy nghĩ của con. Thì mới sợ. Cảnh làm sao sợ, cảnh là cái tivi màn hình, làm sao sợ? Cảnh là gì? Là cái tivi, một đống các hình hiện ra, sao lại sợ được? Nếu mà nói mắt nhìn thấy cái gì? Lúc đấy, lúc con sợ, mắt con nhìn thấy cái gì? Mắt con đang mở, nhìn thấy cái gì?

Một bạn: Màn hình tivi.

Thầy Trong Suốt: Màn hình tivi, một đống hình, đúng không? Vậy nếu con sợ thì không thể nằm ở đấy được, vì mắt con nhìn thấy cái màn hình tivi và đống hình. Nhưng con sợ vì con nhìn vào đâu?

Các bạn: Suy nghĩ!

Thầy Trong Suốt: Khi con mắt con nhìn vào tivi và màn hình thì bắt đầu suy nghĩ nó chiếu ra một cảnh khác. Trong cảnh đấy thì là gì? Không phải là cái màn hình tivi nữa, mà là gì? Cậu thanh niên đi trong một căn nhà tối tăm, rồi một cô gái bao tải trùm đầu đi ra.

(Mọi người cười) Miêu tả sợ không? Mô tả cũng sợ. Khi mà con sợ, là nhìn vào đâu?

Một bạn: Suy nghĩ.

Thầy Trong Suốt: Mắt con nhìn thấy sư phụ, (Các bạn cười) nhưng mà trong suy nghĩ của con thì là cái gì? Cảnh mà sư phụ nói. Và con nhìn vào đâu?

Các bạn: Suy nghĩ.

Thầy Trong Suốt: Con nhìn vào suy nghĩ.

Thế nhìn vào trước mắt thấy sư phụ ở đây, sao sợ? (Các bạn cười) Thế mà mô tả một phát, mọi người giật cả mình, đúng không?

(Các bạn cười) Chuẩn chưa? Như vậy lúc đấy con nhìn chằm chằm vào…?

Các bạn: Suy nghĩ.

Thầy Trong Suốt: Suy nghĩ. Con không khác người thôi miên này đâu. Trông thế thôi, con khác gì đội thôi miên này. Nếu con sợ là con bị thôi miên rồi. Đúng không? Con bị nội dung này thôi miên. Con tập trung vào suy nghĩ trong đấy có cảnh rất ghê, xong sợ.

Chuẩn chưa? Như vậy là con đang nhìn chằm chằm vào cái suy nghĩ. Thế tại sao biết thì lại ra được? Tại sao lúc đấy “Có đang biết hay không?” lại ra được? Nếu ai hỏi “Có đang biết hay không?” sẽ ra được, vì sao? Vì cái Biết nó nằm trong hay ngoài suy nghĩ?

Các bạn: Ngoài suy nghĩ.

Thầy Trong Suốt: Nên khi “Có đang biết hay không?” nó bật ra khỏi cái suy nghĩ, con chỉ biết suy nghĩ đấy thôi. Chứ con không bị ở trong suy nghĩ đấy nữa. Hiểu không nhỉ? Con chỉ biết cái suy nghĩ thôi thì có gì đáng sợ đâu, giống như con xem một cái cảnh thôi.

Nhưng con phải ở trong cái suy nghĩ đấy mới ghê chứ. Mọi khi sư phụ giảng cho nhóm nào, hay nhóm này nhỉ? Khi con thấy cảnh đấy thì tự nhiên nhé, nếu con bị chìm vào cảnh đấy thì con biến thành một người thứ 3 ở trong cảnh luôn. Cậu ấy trước mặt con, cô gái đi ra và con nằm ở chỗ người quay phim ấy.

Một bạn: Đúng rồi ạ.

Một bạn khác: Đúng rồi ạ.

Thầy Trong Suốt: Sợ không?

Các bạn: Sợ ạ.

Thầy Trong Suốt: Đấy là hôm… giảng nhóm nào nhỉ? Các con hay nhóm nào?

Một bạn: Nhóm chính thức.

Thầy Trong Suốt: Đấy là trình độ, là tài năng của đạo diễn. Ông đạo diễn biết thừa rằng người dùng sẽ ở đâu trong cảnh này, ông đạo diễn giỏi ấy. Ông ấy biết là người dùng sẽ cảm thấy mình đứng đúng cái chỗ ông ấy quay phim. Nên ông ấy chọn góc quay, chọn vị trí, chọn khoảng cách để người dùng đứng vào chỗ đấy luôn. Con mới chết chứ. (Các bạn cười) Đúng không? Hiểu không nhỉ?

Một bạn: Giật hết cả mình.

Thầy Trong Suốt: Nhé! Khi con bị chìm vào cảnh ấy, thì không phải là con cảm thấy con đang ngồi ngoài ở trên ghế nhìn vào cảnh ấy đâu. Con là cái người thứ 3 đang đứng trong căn phòng đấy, ở đúng cái vị trí cái máy quay ấy. Người đang quay quay thế nào giống như đang ngồi đây này, con ngồi kia nhìn trước mặt thấy sư phụ không, thấy các bạn không?

Thì con đang ngồi ở đâu? Con đang ngồi ở chỗ này này, đúng không? Trước mặt là một đống cảnh và con tính h một lúc con thấy là con đang ngồi ở đây, ở chỗ con đang ngồi ấy.

Mắt mở thì có một đống cảnh hiện ra, đúng không? Nhưng con ở đâu trong cảnh? Con đang ngồi ở chỗ mà con tính và con nghĩ là con đang ngồi. Dựa trên hình ảnh, dựa trên màu sắc, đúng không? Dựa trên vị trí chân tay con. Con nhìn xuống chân tay, thấy chân tay. Con nghĩ rằng mình đang ngồi ở cái chỗ này, chỗ mà con đang ngồi ấy. Đúng không?

Cái dựa trên hình ảnh đấy. Con ngồi đâu trong căn phòng to này? Chỗ này, chỗ con đang ngồi đấy, đúng không? Vì sao con lại ngồi chỗ đấy? Vì sao con cho rằng con ngồi chỗ đấy? Mà không ngồi trên nóc nhà?

Một bạn: Hình ảnh nó sẽ bắn ra.

Thầy Trong Suốt: Sao không nghĩ con ngồi trên nóc phòng? Mà con nghĩ ngồi trên ghế.

Dựa trên hình ảnh, đúng không? Nếu mà con ngồi trên nóc trên thì nó phải thấy đầu mọi người, thấy một cái góc độ khác. Nhưng vì con ngồi trên ghế nên góc độ khác. Có phải dựa trên nội dung hình ảnh không? Con tính toán, con suy đoán và con tin là con ngồi trên ghế. Nhìn chân tay, nhìn ghế màu đỏ, v.v… Như vậy dựa trên hình ảnh thì con biết là con đang ngồi đâu. Nên khi con xem phim mà con nhập tâm ấy thì, dựa trên cái hình ảnh đấy mà con cảm nhận rằng con đang đứng ở trong cảnh. Ở vị trí của cái gì?

Một bạn: Vị trí máy quay.

Thầy Trong Suốt: Camera. Thì nó mới sợ chứ. Còn nếu con đứng ngoài phòng thì sợ gì.

Mình trong căn phòng đấy thì mình mới thấy kinh chứ. Thậm chí đạo diễn giỏi nó còn cho con tưởng con là nhân vật chính luôn. Lúc camera để chỗ hai mắt này này. (Có bạn cười) Thì sao? Nhân vật chính nó chạy, con thấy gì?

Một bạn: Hình ảnh con đang chạy.

Thầy Trong Suốt: Con đang chạy. Con thấy con ở trong vị trí đấy luôn. Nên là khi nhập tâm là con chui thẳng cảnh đấy luôn. Ở cái vị trí nào? Vị trí cái camera luôn. Thì mới sợ.

Hiểu không nhỉ? Hiểu không?

Một bạn: Cũng có lúc mà là nhân vật chính ấy.

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Nếu mà đạo diễn muốn làm thì con là nhân vật chính dễ không thôi mà. Cái camera biến thành mắt nhân vật chính, đúng không? Nhân vật chính đi, camera di chuyển, thế là con cảm giác con đang di chuyển trong căn phòng đấy luôn. Ở đây ai xem phim thực tế ảo sẽ hiểu ngay, đúng không? Cái thực tế ảo làm con tưởng con trong căn phòng đấy luôn. Chỉ bằng cách đeo kính vào thôi. Đấy là cách họ làm đấy.

Thế tóm lại là gì? Nhập tâm nghĩa là gì?

Nghĩa là con nhìn thẳng vào nội dung suy nghĩ, mà con quên luôn cảnh trước mặt. Và con thấy cái con đang đứng trong cái cảnh đấy, ở vị trí cái camera đấy. Đúng chưa? Thế là sợ hết cỡ chưa? Hiểu không? Thế nhưng nếu bây giờ con biết thì sao? Nếu con đang ở trạng thái là ừ, con biết suy nghĩ thì sao? Thì con chỉ biết là có suy nghĩ thế thôi, nội dung thế thôi, hết. Con không có nhập tâm được nữa luôn ấy. Nếu hỏi là "Có đang biết hay không?" nó bật ra luôn. Có ai hỏi thử lúc đấy không?

Vài bạn: Có!

Thầy Trong Suốt: Có bật ra không?

Vài bạn: Có!

Thầy Trong Suốt: Nó bật ra. Mình biết suy nghĩ thì không ở trong suy nghĩ được. Đơn giản mà.

Một bạn: Lúc sau lại chui vào.

Thầy Trong Suốt: Hiểu tai sao sư phụ bảo ghét nhất là phim kinh dị, phim sợ ma chưa?

Một bạn: Dạ! Hì…

Thầy Trong Suốt: Vì mình không vào trong đấy được, thế mới đau. (Các bạn cười) Trả tiền để vào, giờ không vào được. Mình trả tiền để sợ đúng không? Thì muốn sợ thì phải làm gì?

Vài bạn: Chui vào.

Thầy Trong Suốt: Phải chui vào. Bây giờ mình đang ở trong Biết, làm sao mình vào được? (Các bạn cười) Ở trong Biết thì thấy có cảnh đấy hiện ra thôi, mình không nhảy vào cảnh đấy được luôn. Hiểu không? Nó không sợ được luôn. Nên đấy là trả tiền vô ích. Nhé!

Nhắc lại, muốn sợ thì con phải chui được vào cảnh đấy. Chứ con là một người thứ ba nhìn vào màn hình, làm sao con sợ? Muốn chui vào cảnh thì phải làm gì? Phải ở trong suy nghĩ. Muốn chui vào cảnh nghĩa là gì? Con phải chui vào trong cái nội dung suy nghĩ, đúng không? Là căn phòng này, con phải đứng ở chỗ cái camera. Có đúng không nhỉ?

Hiểu tại sao đứng camera chưa?

Một bạn: Rồi!

Thầy Trong Suốt: Nhắc lại nhé! Muốn sợ thì thế này này: Một là gì? Con đang tưởng tượng… nếu mà con nhớ là con đang ngồi nhìn màn hình, con có sợ không? Không! Vậy thì con phải nhập tâm vào cái cảnh phim đấy. Chuẩn chưa? Mắt thì con nhìn vào màn hình, nhưng thực chất sự chú ý của con lại nằm ở đâu?

Một bạn: Nội dung suy nghĩ.

Thầy Trong Suốt: Nội dung suy nghĩ. Con dồn toàn bộ chú ý của con vào cái nội dung suy nghĩ. Đúng chưa? Thế khi con tập trung vào cái nội dung suy nghĩ thì cảnh nó là cảnh nào? Gọi là cảnh các bạn ngồi xung quanh mình và mình đang ngồi trên ghế nữa không?

Mà chính là cảnh gì?

Một bạn: Cảnh phim.

Thầy Trong Suốt: Cảnh phim. Đồng ý chưa?

Cái suy nghĩ của con ấy, nội dung của nó là cảnh phim đấy. Đồng thời con muốn sợ con lại phải cảm thấy mình ở trong cảnh đấy.

Đúng không? Vậy con ở chỗ nào trong cảnh đấy?

Một bạn: Vị trí quay phim.

Thầy Trong Suốt: Con ở vị trí của cái camera quay phim. Như vậy trong thế giới của con ấy, lúc đấy không còn là con ngồi trong rạp nữa. Mắt con mở chằm chằm nhìn vào cái màn hình, nhưng thực chất thế giới của con là gì?

Một bạn: Đang ở trong rạp.

Thầy Trong Suốt: Là có cảnh đấy thật và con đang ở cái chỗ camera đấy. Sợ hết cỡ chưa?

(Các bạn cười) Thảo nào các con…, bây giờ hiểu tại sao sợ chưa? Hiểu tại sao là… người ta gọi là gì nhỉ? Điện ảnh là trò lừa dối đẹp nhất. Nó lừa dối nhưng mà rất nó rất đẹp vì con trả tiền để bị lừa. Các trò lừa dối khác là con không trả tiền để bị lừa, mà con bị lừa thật. Còn điện ảnh là con trả tiền để bị gì…?

Một bạn: Bị lừa.

Thầy Trong Suốt: Để bị lừa. Nên nó rất là đẹp. Đấy! Đấy là để sợ nếu con muốn sợ, xem phim mà sợ ấy, thì con phải nhập tâm vào cái nội dung phim và con phải ở trong bộ phim đấy một cách tự nhiên. Con không cố tình đâu mà cái camera là cho con cảm giác đấy.

Hiểu chưa? Thế muốn hết sợ thì sao?

Một bạn: Ra khỏi suy nghĩ.

Thầy Trong Suốt: Ra khỏi cái đấy là xong.

Khi con hỏi "Có đang biết hay không?” ấy, lập tức con quay trở lại thực tại, nơi mà con biết cái cảnh đấy. Chứ không phải con trong cảnh đấy. Con biết cái nội dung đấy, chứ không trong cảnh đấy. Đấy! Bí kíp hết sợ. Từ nay xem phim nhé, bây giờ có một công nghệ hết sợ rồi đúng không? Lúc nào sợ làm gì?

Một bạn: "Có đang biết…?"

Thầy Trong Suốt: "Có đang biết hay không?" Xong bật ta khỏi suy nghĩ cái, hết sợ. Còn muốn sợ thì lại gì?

Một bạn: Chui vào.

Thầy Trong Suốt: Chui hết cỡ đi, đúng không?

Được rồi! Có ai bài học gì nữa không? Bây giờ nói bài học cũng được hoặc là nói liên quan đến Biết cũng được. Tùy các con. Từ giờ Hà Nội, Sài Gòn nói thoải mái đi! Nguyên Hà nói đi!

Nguyên Hà: Dạ! Con thưa Sư phụ là trong bộ phim này thì cũng có một đoạn là con bị nhập tâm vào bộ phim. Là con cũng bị… như kiểu bị thôi miên luôn ấy ạ. Cái đoạn cô gái mà bị cô ấy tự tử thì tận cái lúc mà cảnh cô ấy nghe âm thanh, xong cô ấy… một cách sợ hãi và các âm thanh nó cứ lách tách ấy, thì con cũng bị bị như thế và con thấy là tai mình bị ù đi và con bị… Lúc đấy là con… con thấy mình là…

Thầy Trong Suốt: Bị thôi miên?

Nguyên Hà: Vâng! Con cũng thấy là con bị thôi miên giống cô gái đấy.

Thầy Trong Suốt: Ừ! Hoàn toàn có thể.

Nguyên Hà: Xong thì… tự dưng lúc đấy là con nhớ đến… Sư phụ. Thế xong sau đấy thì con lại nói được cái câu là… “Con đang biết gì?”

Nguyên Hà: Thì là… tự dưng thì… bắt đầu con dần dần con đối diện được ấy và con biết là mình đang xem một bộ phim. Và con ra… ra khỏi được cái kiểu cái cảnh bị thôi miên đấy.

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi!

Nguyên Hà: Lúc đấy là con nhớ là chân tay con cũng bị… bị bị ôm lấy như kiểu bị giống hệt cái cô gái ở trong cái bô phim đấy.

Thầy Trong Suốt: Kinh chưa? Kinh… kinh dị không? Ừ! Chui vào suy nghĩ phát là thôi.

Không khác gì thôi miên luôn.

Nguyên Hà: Thì tại vì là con rất là sợ tiếng động.

Nguyên Hà: Mà trong đây thì rất là nhiều cái hình ảnh về tiếng động. Bình thường là con hay trốn chạy. Trong bộ phim cái cảnh đầu tiên ấy, thì là con không dám nhìn, cứ đến cái cảnh mà con đoán là sẽ ghê ghê một tí là con sẽ nhắm mắt. Sau thì lúc sau con bảo là mình phải đối diện, thì là con tập trung vào con xem. Thì con lại bị thôi miên giống cô gái đấy.

Nguyên Hà: Thì lúc đấy thì là con mới nhớ đến… Sư phụ thì con lại…

Thầy Trong Suốt: Rồi! Rồi! Rồi!

Nguyên Hà: Nhớ được đến pháp Biết.

Thầy Trong Suốt: Tốt! Tốt! Rất tốt!

Nguyên Hà: Con lại ra được khỏi suy nghĩ.

Thầy Trong Suốt: Một ví dụ rất tốt về việc ra.

Các con nếu có sợ là do con chui vào cái suy nghĩ sợ về cái con tưởng tượng ấy. Đúng chưa?

Nguyên Hà: Dạ!

Thầy Trong Suốt: Nên là nếu con nhớ Biết thì con ra.

Nguyên Hà: Dạ!

Thầy Trong Suốt: Biết là ra khỏi mọi vấn đề.

Đọc bài mới của Ngân Hoa chưa?

Các bạn: Rồi ạ!

Thầy Trong Suốt: Đấy! Ví dụ đấy! Ngân Hoa thì khác gì thôi miên, đúng không? Thấy một thằng tây lông lá nằm bên cạnh. Đấm đá nó không đi, đúng không? (Các bạn cười) Đúng chưa? Thôi miên quá còn gì nữa? Lúc đấy nhớ sư phụ cũng chả giải quyết cái gì mà con phải nhớ đến Biết. Biết mới ra được. Hiểu chưa? Đọc cái đấy chưa?

Một vài bạn: Rồi ạ!

Thầy Trong Suốt: Đấy!

Thầy Trong Suốt: Đấy! Nên là từ nay con có một bí kíp mới để chống sợ, xem phim ma mà không sợ, đúng không? Nói chung là sống trong cuộc đời mà không sợ. Phải nhớ là gì? Sợ là do suy nghĩ, con chui vào một cảnh trong tưởng tượng. Chứ còn khi con ngồi đây con không thể có cái gì đáng sợ được. Ngồi thế này có gì đáng sợ không? Rạp thì an toàn đúng không, các bạn xung quanh hàng đống đúng không? Ma sao nhảy vào con được đúng không? Đúng chưa? Ghế thì êm nữa chứ! Vậy thực chất là gì? Không đáng sợ! Đúng không? Thế nhưng con vẫn sợ. Con sợ vì con chui vào cái nội dung suy nghĩ đấy.

Thế nên là con ra khỏi nội dung suy nghĩ ấy là nỗi sợ sẽ biến mất. Nỗi sợ nó chỉ hiện ra ở đấy, nó không mất theo kiểu là mất hẳn mà nó hiện ra trong Biết, con không bị tưởng là con ở trong cảnh đấy nữa. Đấy! Còn sợ chẳng sao cả! Nỗi sợ chẳng vấn đề. Nỗi sợ hiện lên trong Biết không vấn đề. Con là người nằm trong cảnh đấy mới là vấn đề.

Sau ngày hôm nay mọi người để ý xem có hay mơ ngày không nhé. Đơn giản thôi mà. Ở cái chỗ sư phụ đang ở bây giờ ấy, có một căn phòng rất là đẹp, có một cái giường, cái giường đấy có có bốn chân màu đen. (Mọi người cười) Đấy! Bắt đầu thôi miên chưa? (Mọi người cười) Đấy, thấy chưa? Có thấy dễ vào không? Dễ không? Chui béng vào luôn đúng không? Nên con cực kỳ dễ... mơ ngày ấy. Chứ không khó như con tưởng đâu.

Một lúc nữa là ra hẳn căn phòng luôn đúng không? Mà cái giường đấy rất dễ rung. Chỉ cần hơi… hơi rung một phát là rung bần bật bần bật ngay. (Mọi người cười) Đấy! Thấy chưa? Bắt đầu tưởng tượng chưa? Đấy, thấy hết chưa?

Mọi người: Thấy hết rồi ạ!

Thầy Trong Suốt: Đấy, hiểu mơ ngày là gì chưa? Đấy, thế thôi! Lúc đấy phải gì? "Có đang biết hay không?" Bật ra đúng không? Đấy! Rồi, có ai có bài học gì cũng được, hoặc chia sẻ gì cũng được!À... Tri Nam!

Tri Nam: À, con thưa Sư phụ là con có một cái trải nghiệm mà lần đầu tiên ấy ạ. Tức là bình thường con xem phim này chắc là con xem một mình thì con không dám xem.

Thầy Trong Suốt: Thật ấy hả, đàn ông mà sợ ấy hả?

Tri Nam: Vâng, Con... nhưng mà lần này ấy, con xem lúc đầu con cũng hơi sợ, sau cũng bị cuốn vào nhưng mà con...con nghĩ đây là một cơ hội để con tập.

Tri Nam: À, Tập Pháp. Thì... con bắt đầu con bình thường thì như Sư phụ có giảng là cứ khoảng 5 phút thì tự nhắc mình là "con có đang biết hay không?" Thì đợt này gần như là con con nhắc mình gần như là liên tục. Con nhắc mình... con nhắc mình xong rồi bắt đầu con dừng lại và con cảm nhận rõ là cơ thể con... hình ảnh nó như này

Tri Nam: ...và cơ thể con, tim con đập nhanh như nào

Tri Nam: Và bị lập nhanh da gà nổi lên ấy ạ!

Tri Nam: Và sau đó con lại tiếp tục nhắc tiếp mình tiếp: "Con có đang biết hay không?" Và con cứ, con trụ lại từ đầu đến cuối. Và gần như là con lần đầu tiên... tức là con cũng vẫn cảm nhận mọi thứ cơ thể con, nhưng mà con trụ lại trong một cách... tức là không còn sợ hãi ấy ạ!

Thầy Trong Suốt: Tốt đấy!

Tri Nam: Mặc dù là con... cơ thể con vẫn đang báo là con đang con đang sợ

Thầy Trong Suốt: Cơ thể sợ mà không sợ!

Tri Nam: Vầng, nhưng con trụ lại...

Thầy Trong Suốt: Hay thế!

Tri Nam: Mà từ đầu đến cuối luôn ạ!

Thầy Trong Suốt: Cái Biết ấy, nó biết cái sợ, nhưng cái Biết nó có sợ không?

Một số bạn: Không!

Thầy Trong Suốt: Nên là ở đây nó bất chấp luôn. Đây không phải mình ngồi xem phim mà không sợ. Mà là sợ gì mà không sợ? Kinh không? Dũng cảm, Biết nó dũng cảm không?

Sợ gì mà không sợ? Cứ sợ đi! Đấy, Biết có khả năng như vậy luôn, nó cho phép cái sợ xảy ra ngay trong Biết. Vì thế nó mới là mạnh, nó mạnh nó bất chấp cái luân hồi, bất chấp các chuyện xảy ra. Nó vẫn hoàn toàn vững vàng trong khi cảnh cực kỳ là không vững vàng, cực kỳ xao động, mà Biết vẫn vững vàng.

Muốn thế thì có khả năng là gì? Thưởng cảnh mà không... chìm vào cảnh. Đấy, các con phải... Đọc bài thơ đó chưa?

Mọi người: Rồi ạ!

Thầy trong suốt: Đọc chưa? Ai đọc lại bốn câu ấy đi!

Nhận biết rạng rỡ giống màn hình Muôn vàn cảnh vật...

Mọi người: Chiếu lung linh...

Thầy trong suốt: Thưởng cảnh mà không ...

Muôn vàn cảnh vật chiếu lung linh Thưởng cảnh mà không chìm vào cảnh Đại lạc ...tiên sư...hiện rõ rành.

Tiên sư kiểu vỗ đùi một cái đấy. Ồ, đại lạc chỉ đơn giản thế thôi à. Còn tất nhiên với nhóm ngoài thì là "Đại lạc" gì? Vô cầu, mình có cầu đâu mà nó vẫn đến. Như vậy là gì, thưởng cảnh mà không chìm vào cảnh, cái gì có thể thưởng cảnh mà không chìm vào cảnh? Cái Biết, đúng không? Khi con biết thì nó chỉ biết cảnh thôi, nó không chìm vào cảnh, nó không tin nó là một người trong cảnh đấy.

Đấy, chứ còn cái suy nghĩ là nó sẽ chìm vào cảnh ngay. Thì cái mà Tri Nam vừa nói chính là cái đấy đấy. Cái đó gọi là thưởng cảnh, thưởng ở đây là thưởng thức đấy, “thưởng cảnh mà không chìm vào cảnh”. Biết có cảnh đấy nhưng mình không bị tập trung toàn bộ vào cảnh đấy và chui vào trong cảnh đấy, thì tim có đập, chân có run người có sợ thì vẫn đang ở đây, đúng không? Biết vẫn đang biết, cho nên thực chất là sợ gì mà lại không sợ?

Mình trả tiền để sợ cơ mà! Thì phải sợ chứ đúng không? Tội gì mà không sợ! Đấy, được rồi, còn ai có bài học gì nữa không? À... Ưu tiên Sài Gòn đi, hai bạn, Hoàng Minh trước đi!

Hoàng Minh áo đỏ, đấy!!!

Hoàng Minh: Thưa Sư phụ, khi con xem phim này thì có ba lần... tức là con cũng dùng "có đang biết hay không" liên tục, tại vì con...con...cảm giác sợ

Thầy trong suốt: Sợ đúng không? Được rồi không sao, các con tập đi

Hoàng Minh: Thì ...con...

Thầy trong suốt: Cái phim này quá hay để tập cái Pháp "có đang biết hay không?", đúng không. Mai kịch không biết có sợ như này không nhỉ? Kịch có ma không, kịch ma không?

Hồng Anh: Dạ ma là chính kịch nhưng mà nó...

Thầy trong suốt: Chính kịch à?

Hồng Anh: Nhưng mà nó cũng hấp dẫn, kịch tính.

Thầy trong suốt: Ờ, cứ tưởng có kịch ma cho mọi người sợ.

Khi con xem phim là một cơ hội rất tốt, nó rất hợp để tập cái này, để con thấy sức mạnh của cái "có đang biết hay không?", đúng chưa? Phim này đến có hợp lý không? Hợp lý không? Phim này đánh cược đấy, hôm nay Hồng Anh bảo sư phụ là đánh cược vì không biết phim có hay hay không, thấy điểm rất là kém. Nhưng mà phim này nó hay ở chỗ là gì, nó làm cho con tập Pháp, cái sức mạnh là việc bật ra khỏi suy nghĩ đúng không? Ở trong Biết thì nó sướng thế nào, nó không khổ thế nào? Nó vượt được, nó vượt lên khỏi sợ hãi như thế nào?

Hoàng Minh: Dạ, thì trong ba lần con tự hỏi mình: "Con có đang biết hay không?" thì trong cái lần đầu tiên ấy, thì khi mà con đang bị cuốn vào cái nỗi sợ thì con hỏi mình như thế thì tự nhiên có cái cảm giác, tức là khi con nhận ra là con đang biết và con nhận ra mình đang là cái người xem phim. Tức là con thoát ra khỏi cái nỗi sợ đấy và con nhận ra là à, mình cũng chỉ là người đang ngồi xem phim thôi.

Thầy trong suốt: Ừ!

Hoàng Minh: Thì lúc đấy nó có cái cảm giác tự nhiên rất là an yên, nhưng mà nó cũng chỉ khoảng một phút thôi, sau đó con lại bị cuốn vào bên trong.

Thầy trong suốt: Ừ, thưởng cảnh...ừ... mà ham chìm vào cảnh. Ham đúng không? Các con là ham chìm vào cảnh mà. “Hem” thì lại ngon nhưng mà “ham” mới đúng chứ, ham mới đau chứ. Rồi, tiếp đi!

Hoàng Minh: Dạ, đến lần thứ hai thì con có trải nghiệm khác là con cũng hỏi mình là: "Có đang biết hay không? Thì nó không có cái cảm giác an yên như cái lần đầu tiên,

Thầy trong suốt: Ừ!

Hoàng Minh: Mà nó là... mình biết là mình đang sợ và con...tự nhiên lúc đấy con lại định lại và con nói rằng là, con nghĩ rằng là mình đang sợ cái gì?

Hoàng Minh: Con tự hỏi mình là mình đang sợ cái gì thì lúc đấy con nhận ra là "à, mình vẫn đang là người ngồi xem phim và cái mình đang sợ là mình sợ mình chính là cái người ở trong phim đó, mình chính là cái người ở trong cái cảnh đó, thế cho nên mình mới sợ.

Thầy Trong Suốt: Chuẩn rồi!

Hoàng Minh: Thế là đến lần thứ hai thì con hết, nhưng mà đến lần thứ ba thì con cũng tự hỏi mình như thế nhưng mà không thể nào mà ở trong Biết được. Tức là, lúc đấy là cái đoạn cuối, khi mà liên tục những cái cảnh giết, những cái cảnh mà bị chết, liên tục rất là đáng sợ như vậy thì con thấy đến lần thứ ba con con tự hỏi mình: "Có đang biết hay không?" nhưng mà nó vẫn cứ bị cuốn vụt đi ấy. Thì con không có cách nào để con nhận ra là mình đang biết nữa. Thì những lúc như vậy thì làm thế nào ạ?

Thầy trong suốt: Đấy, không ra được đấy.

Không phải ai lúc nào hỏi câu đấy cũng ra được đâu. Đúng không? Nếu mà chìm vào suy nghĩ quá mạnh ấy, thì nó cuốn mình đi luôn. Câu đấy nó không làm mình ra được.

Hoàng Minh: Dạ!

Thầy Trong Suốt: Không, chẳng có làm cách nào cả, con tập quen dần dần thì sức mạnh ra, sức mạnh ở trong Biết con mạnh lên, thì ra được thôi, chứ con chẳng có cách nào khác. Hoặc là 6 bước vô thường, tập cho tâm nó bình tâm lại. Đúng không? Tập cái gì đó mà sư phụ hay dạy cho nó bình tâm lại.

Hoàng Minh: Vâng!

Thầy Trong Suốt: Sau đó thì hỏi "có đang biết hay không?" để ra. Đừng nghĩ là hỏi lần nào cũng ra, tại vì nếu con bị cuốn mạnh quá, hỏi "có đang biết hay không?" thì sao?

Chả si nhê gì luôn, vì đang ở trong suy nghĩ quá mạnh. Đấy, đấy là lý do tập đấy, là do cái định lực ấy, khả năng tập của con. Con tập tốt, tập nhiều, tập quen dần thì ra mới dễ, còn nếu không thì có thể hoàn toàn bị cuốn vào đấy như bình thường.

Hoàng Minh: Dạ!

Thầy Trong Suốt: Nhưng dù sao cũng được hai lần rồi đúng không?

Hoàng Minh: Dạ!

Thầy Trong Suốt: Đấy là tốt rồi. Rồi tiếp đi,bạn con tên gì ấy nhỉ?

Vũ Thanh: Dạ thưa Sư phụ con là Vũ Thanh ạ!

Thầy Trong Suốt: Vũ Thanh nói đi con!

Vũ Thanh: Dạ! Khi mà con có những cảnh sợ trong phim này á, thì con nghĩ liên tục về bản thân mình ấy thì con nghĩ con sợ vào những cái lúc mà con ngủ mơ buổi tối ấy!

Còn như hiện tại, bây giờ con xem cái này, thì con vẫn thoát, nếu như con đang suy nghĩ thì con rất là sợ. Nhưng mà khi con thoát ra được suy nghĩ, khi mà con hỏi là: "Mình có đang biết hay không?” thì con thoát được cái suy nghĩ đó thì con vẫn hết sợ. Trước khi mà con chưa biết về Biết ấy thì buổi ngày con vẫn mơ như Sư phụ nói ấy nhưng mà nó mơ ngắn hạn và mình tự thoát được. Nhưng mà vào buổi tối ấy, thì trước đây con cũng mơ nhiều thứ rất là kinh khủng mà con cũng bị lặp lại nhiều lần...

Thầy trong suốt: Ừ!

Vũ Thanh: Trong mơ con thường là nhớ là khi mà mình sợ, mình đọc Ommani và sau đó thì con có suy nghĩ là: "À, cái này không phải là sự thật đâu, mình đang mơ, thì mình sẽ mở mắt ra để nhìn sự thật", nhưng mà đến buổi sáng con tỉnh ra thì à không phải, khi đó mình nói mở nhưng mà thật ra mình không có mở để mình thoát trong cái đoạn mơ đó. Nhưng khi mà biết về Biết rồi ở ngoài thực tế thì con muốn hỏi là nếu như vậy thì trong mơ, thì mình có áp dụng được cái Biết đó không?

Thầy Trong Suốt: Được, có thể được! Như là Mỹ Nhân là chuyên tập kiểu đấy đấy, trong mơ ấy, hay mơ ra cảnh hãi hùng, cảnh biến thái, thế là hỏi ngay là gì?

Mọi người: Có biết hay không?

Thầy trong suốt: Tập Pháp phát, thế là biết, thế là ra khỏi cảnh. Cái này tập tương đương nhau trong mơ và khi thức, bởi vì bản chất thức này cũng là cái gì đâu, cũng là mơ, đang mơ thôi mà. Cái này tập được mọi lúc. Con tập trong mơ cũng được. Nếu con nhớ được trong mơ, thì tập nó cũng hiệu quả như đang thức này. Ừ! Đây chỉ là một giấc mơ thôi, cái cảnh này này, đây chỉ là giấc mơ khác thôi.

Đây gọi là giấc mơ dài, giấc mơ tối nay mình gọi là giấc mơ ngắn, tại vì nó chỉ kéo dài mấy tiếng thôi. Còn đây là giấc mơ dài vì nó kéo dài bao nhiêu? Một đời người, đúng không, đây lại là giấc mơ dài, nhưng mà cũng chỉ là mơ mà thôi.

Bản chất là lúc nào cũng mơ, kể cả từ đây con có lên cõi Cực Lạc ấy, thì bản chất đấy là một giấc mơ đẹp. Mà con rơi xuống địa ngục thì cũng là một giấc mơ gì? Ác mộng! Gọi là hảo mộng và ác mộng, thế thôi, lúc nào cũng là mộng. Và lúc nào cũng biết, đấy, hay ở chỗ đấy! Đúng không? Khi con thức thì gọi là giấc mơ thức. Đúng không? Thì đây, đây này, giấc mơ thức. Khi con ngủ, gọi là... giấc mơ ngủ, thế thôi. Lúc nào cũng là trạng thái biết một cái cảnh gì đấy.

Trong hai trường hợp thì là luôn là biết cảnh, đúng không? Trong hai trường hợp thì có phải là mọi thứ hiện ra trong Biết rồi biến mất không? Mơ thức hay mơ ngủ, hay là ngồi đây này, hay là ngủ trong mơ đều là mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan... hoặc là biến mất trong Biết không? Mọi thứ đến và đi trong Biết, dù con thức như này, hay tối nay con ngủ mơ thì có phải trạng thái chung vẫn là gì? Cái Biết này, xong mọi thứ đến và đi trong Biết không? Đúng quá rồi còn gì nữa?

Như vậy khác gì nhau? Nếu con nhìn ở góc độ đấy thì khác gì nhau? Nếu con nhìn ở góc độ đấy thì con thấy mơ và tỉnh chẳng khác gì nhau cả. Cũng chỉ là Biết rồi mọi thứ đến và đi trong...?

Mọi người: Biết ạ!

Thầy Trong Suốt: Có khác gì không? Con thử nghĩ mà xem, nó không khác tí nào luôn. Đấy gọi là trạng thái căn bản của thực tại đấy.

Trạng thái tự nhiên! Như vậy lúc đấy là mơ và thức thực ra chả khác gì nhau. Trong mơ có phải là Biết không? Có biết không hay không biết? Cũng biết, xong rồi cảnh các thứ hiện ra đến trong Biết không? Có đúng không? Thì đây, ở đây cũng thế này, thì khác gì nhau?

Nghĩ mà xem. Với cái lúc mà con đang mơ, với người đang mơ thì cái cảnh đấy thật nhất trên đời. Và cảnh này ấy, thì nó lại chả thật gì cả! Đúng không? Trong mơ con là nhân vật nào đó thì có phải đấy là cảnh thật nhất không? Còn cảnh xem phim tối nay có khi chả nhớ gì hết luôn. Đúng không? Còn khi tỉnh như này thì cảnh trong mơ là cảnh mờ nhạt. Thậm chí không nhớ gì, còn cảnh này là gì? Thật nhất! Vậy cảnh nào thật hơn cảnh nào? Trong cả hai trường hợp thì đều tin là thật thôi. Nhưng bản chất thì là Biết này, cái Biết đúng không? Biết là cái nền tảng mà trong đấy mọi thứ đến và đi trong Biết. Thế thôi, sự thật tuyệt đối chỉ đơn giản mỗi như thế thôi. Nó đúng cả trong mộng lẫn đúng ở ngoài đời. Đúng không? Giả sử con bị ung thư trên giường bệnh, bị xạ trị v.v… rất là đau đớn thì cũng chỉ là gì thôi: Biết và gì? Mọi thứ hiện ra biến mất, đến và đi, hiện ra biến mất trong gì? Trong Biết!

Có phải là trong mọi trường hợp, thì cái thực tại là Biết và mọi thứ hiện ra và biến mất trong Biết là giống nhau không? Lúc con nhắm mắt lại thực hành pháp thiền như sư phụ nói thì cũng chỉ là gì: Biết này đúng không, và mọi thứ hiện ra biến mất trong gì? Trong Biết! Có phải là, cái việc mà cái trạng thái mà có cái Biết nền tảng này, cái biết này này, Biết nền này này, xong mọi thứ hiện ra và biến mất trong Biết là cái trạng thái chung trong mọi trường hợp không?

Đúng chưa?

Đấy, thì ba tháng tới quay đi quay lại chuyện này thôi. Các con không vội vì thế. Có ba tháng tới sư phụ chỉ nói chuyện này thôi, để các con hiểu là à, hóa ra bản chất thực tại hay là trạng thái tự nhiên của con ấy, trạng thái vốn có của con chỉ là Biết và mọi thứ hiện ra biến mất trong Biết mà thôi. Con đồng ý được như vậy, hiểu được như vậy là các con đã hiểu được bản chất thực tại. Cái này vượt ra khỏi toán học hay là với cả hình học với cả vật lý không? Đúng không? Toán học, hình học vật lý là cố gắng giải thích cái hiện tượng ở trong Biết. Đúng không? Tại sao nó hiện ra đúng không? Tại sao mặt trăng mặt trời, cái gì quay quanh nhau. Tại sao lại chỗ này sáng, chỗ kia tối?

Còn cái mà giáo lý sư phụ dạy các con ấy, nó sẽ giải thích được bản chất của thực tại. Nó không nói về cách hiện ra thế nào. Mà nó nói về bản chất đấy là cái gì? Đúng chưa? Nó không nói về cách hiện ra nó nói về bản chất.

Hiểu nó hiểu bản chất thực tại. Hiểu được bản chất thực tại thì ra khỏi được suy nghĩ.

Ra khỏi suy nghĩ thì hết mọi đau khổ. Cách sống, cách thực hành là thế đấy. Nên là mình dành 3 tháng để hiểu những cái như thế, nghĩa là ba tháng tới thì con cũng chỉ hiểu cái sư phụ nói hôm nay thôi. Hiểu rõ ràng, hiểu rõ ràng thì thấy nó rất dễ dàng. Rồi, có ai có bài học gì nữa không?Vũ Đăng, à thôi bạn này, con trước đi, con tên gì?

Mỹ Duyên: Dạ thưa Sư phụ con tên là Mỹ Duyên ạ!

Mỹ Duyên: Dạ con xin phát biểu bài học hôm nay của con. À, dạ trước trước khi gặp Sư phụ thì con đã có rất là nhiều hoàn cảnh khổ rồi. À cho nên là ...con...cơ thể của con...thân thể của con nó bị bệnh...

Mỹ Duyên: Nên nó thường xuyên đau. Và trước đây trước khi con gặp Sư phụ thì mỗi lần cơn đau xuất hiện ấy, thì con rất là khổ. Còn sau khi mà con tập sáu bước rồi ấy thì con không thấy khổ nữa nhưng mà nó vẫn đau.

Những những lúc mà cơn đau nó tới con không thấy khổ nữa, nhưng mà có khi nó đau quá mức chịu đựng của con ấy thì con có rất là nhiều suy nghĩ trong đầu. Cho nên là con luôn thắc mắc trong lòng là không biết làm sao để mà thoát khỏi những cái suy nghĩ đau đó. Thì qua ngày hôm nay thì nhờ Sư phụ dạy cho con pháp Biết thì con đã hiểu được là làm sao để mà chịu được cơn đau đó. Dạ hiện tại là con vẫn đang đau nhưng mà hiện tại ngay lúc này thì con biết là mình đang đau thôi chứ con không có suy nghĩ tới những cái hoàn cảnh khác sẽ xảy ra sau cái cơn đau này nữa.

Thầy Trong Suốt: Tốt! Rất tốt!

Mỹ Duyên: Dạ con xin hết ạ!

Thầy Trong Suốt: Rất tốt, rất tốt! Khi đau ấy, thì con kích hoạt một cơ chế, gọi là cơ chế tưởng tượng. Thôi mình sẽ đi về đâu, mình sẽ bị sao đấy. Đúng không? Nhiều khi đau bụng quá nghĩ đến chuyện chết luôn rồi. Đúng không, ai đã trải qua chưa?

Mọi người: Rồi ạ!

Thầy Trong Suốt: Đau bụng rồi nghĩ chuyện chết, giơ tay xem nào? (Mọi người giơ tay) Đúng không? Nhiều khi đau răng cũng nghĩ chuyện chết cũng nên ấy, đúng không? Hoặc là nghĩ chuyện tương lai mình chắc là không ăn được gì nữa rồi, ví dụ thế. (Mọi người cười).

Chết còn gì nữa. Đau nó kích hoạt một cơ chế gọi là cơ chế hoảng sợ. Cái hoảng sợ đấy nó bắt đầu tưởng tượng về những cái hậu quả tệ hại của cái đau này. Và hoàn toàn có thể hậu quả là chết đúng không? Đúng chưa? Hiểu cơ chế hoảng sợ của đau chưa? Thế mà nếu như con chìm vào trong hoảng sợ đấy thì sao? Thì cái gì kinh khủng hơn? Cái đau kinh khủng hơn hay cái đống hoảng sợ nó kinh khủng hơn?

Mọi người: Hoảng sợ!

Thầy Trong Suốt: Cái hoảng sợ mới kinh khủng chứ. Đau thì chỉ đau bụng thôi, đau thì đau thôi mà. Nhưng hoảng sợ nó mới là kinh khủng. Nó có khả năng làm con tê liệt luôn.

Đầy sợ hãi, hoảng loạn, có không? Đấy, thế là kích hoạt cơ chế đấy. Thế nếu lúc đấy con Biết thì sao? Nếu con nhận ra là: "có đang biết hay không?" con thấy là ơ, nếu con biết thì biết cái gì? Có cơn đau hiện ra này, có cái hoảng sợ, cái suy tính hiện ra. Đúng không?

Nhưng con ở ngoài cái suy tính đấy hay ở trong cái suy tính đấy?

Mọi người: Ngoài suy tính!

Thầy trong suốt: Ngoài. Con biết cái đống suy tính ấy mà. Con biết suy tính, sợ hãi, hoảng loạn mà, thì làm sao nó khống chế được con. Con ở ngoài, khi con biết cái gì đó, con nhớ là nguyên tắc căn bản, biết cái gì thì mình không thể ở trong đấy được. Đấy! Thế thì con, có những người sẽ dừng quá trình hoảng loạn đấy luôn. Còn có người sẽ hoảng loạn cho đã. Trong Biết sợ gì! Con hoàn toàn được quyền hoảng loạn đi cho đã. Tưởng tượng ấy, hiểu không nhỉ? Tưởng tượng cảnh mình chết thế nào, đúng không? Người nổ tung, óc bắn tứ tung thế nào chẳng hạn. Đấy!

Nhưng trong hai trường hợp, con ngừng cơ chế hoảng loạn hoặc con tiếp tục suy nghĩ, suy nghĩ cho đã thì con vẫn ở trong Biết. Nên nó không thể gây hại.

Nên sư phụ mới bảo là cái Pháp này, ai đang đau thân thể, ai đang đau ốm, bệnh tật thân thể sẽ được lợi ngay lập tức. Tối thiểu là nó có thoát được khỏi cái cơ chế hoảng loạn.

Đúng chưa? Tối đa là con thấy rằng không phải con bị đau luôn. Có đau hiện ra và biến mất trong Biết chứ không phải con bị đau.

Con bị đau chỉ là một suy nghĩ bảo là con bị đau thôi. Bản chất là gì? Cái đau hiện ra và biến mất trong Biết. Cái suy nghĩ tôi bị đau đây này cũng hiện ra và biến mất trong Biết.

Cái tưởng tượng đau thế này rồi đời sẽ tan nát cũng hiện ra và tan trong Biết. Khi con thấy được tất cả thứ sư phụ vừa nói thì con thoát hoàn toàn khỏi đau.

Đây theo nghĩa là gì? Đau vẫn xảy ra mà con không bị ảnh hưởng, đấy gọi là tự do đấy, hiểu tự do không? Tự do là cái đấy vẫn xảy ra mình không sao, chứ không phải tự do là nó không xảy ra nữa. Vẫn cho rằng xảy ra, vẫn cho tưởng tượng xấu xảy ra mà vẫn hoàn toàn tự do. Đấy, thì cái Biết có sức mạnh kinh khủng không? Thế những bạn nào đang đau sẽ ích lợi ngay lập tức từ cái Pháp này của sư phụ. Những bạn nào đang khổ cũng thế, đang đau và đang khổ sẽ thấy ngay giá trị của nó. Được rồi, tốt, rất tốt, bạn khác đi. Bạn Hải Đăng nhé. Ừ, hình ảnh đại diện của rất nhiều bạn (Mọi người cười). Rồi, Tuệ Nguyên đâu rồi, có đây không? Tuệ Nguyên không có đây à, rồi.

Vũ Đăng: Dạ con có bài học về lúc con tập, trong một tình huống mà con tập được ạ. Vừa được phần thưởng mà vừa tập được Pháp là cái đoạn là ma cũng sợ.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Vũ Đăng: Và cái đoạn mà 2 người hôn nhau ấy, thì là có 1.

Thầy Trong Suốt: Đoạn nào nhỉ?

Vũ Đăng: Ở phòng tập ấy ạ.

Một bạn: Phòng tập mà cái anh…Anh nằm mơ đấy. Anh nằm mơ, hôn rồi ói ra. Phun mực đen.

Thầy Trong Suốt: À phun mực đấy (Sư phụ cười), phun máu, ok ok. Cảnh đấy chỉ nhớ sự phun máu, không nhớ đoạn hôn nhau.

Vũ Đăng: Vâng.

Thầy Trong Suốt: Có Vũ Đăng nhớ giỏi mới nhớ được hôn nhau. (Mọi người cười)

Vũ Đăng: Cái cảnh đấy thì con thay cả diễn viên chính và diễn viên phụ luôn.

Thầy Trong Suốt: Ừ, con là gì? Con là chính hả?

Vũ Đăng: Vâng, thay cả 2 diễn viên luôn.

Thầy Trong Suốt: Còn phụ là ai?

Vũ Đăng: Phụ thì…. (Vũ Đăng cười).

Thầy Trong Suốt: Chấm chấm, rồi ok (Sư phụ và mọi người cười).

Vũ Đăng: Sau nữa là đến cái đoạn đấy thì con.

Thầy Trong Suốt: Thôi phụ, phụ có đây không? Phụ có đây không, chắc có đây đúng không?

Vũ Đăng: Vâng. (Sư phụ và mọi người cười) Thì sau đấy thay xong thì con hưởng cái cảnh đấy xong, hưởng cái cảnh đấy xong thì đến.

Thầy Trong Suốt: Ai là phụ tự biết nhé. Ai là phụ tự biết, chính thì là Vũ Đăng rồi.

Vũ Đăng: Vầng.

Thầy Trong Suốt: Còn phụ thì tự biết nhé. Ai nhạy cảm thì tự biết là Vũ Đăng nói phụ là ai nhé, trong phòng này, trong phòng này. Rồi.

Vũ Đăng: Sau đấy là con thấy cái đoạn mà nó không tốt cái con bảo là, con hỏi luôn là: “Có đang biết hay không?”

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Vũ Đăng: Thế là con nhảy ra luôn, xong.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Vũ Đăng: Thì con thấy cái đoạn tập Pháp ấy thì nếu mình thích cái cảnh nào thì mình hưởng, còn không thì mình ra ngoài (Mọi người cười).

Thầy Trong Suốt: Kinh quá, cảnh đấy mà hưởng được cũng giỏi đấy nhỉ. Quá giỏi, cảnh mà nó hôn trong máu.

Vài bạn: Khúc đầu, khúc đầu.

Hồng Anh: Khúc đầu, khúc đầu phun trong máu xong ảnh nhảy ra.

Thầy Trong Suốt: À đoạn nào, con hưởng đoạn nào?

Vũ Đăng: Hưởng cái đoạn hôn, sau đấy đoạn kia là nhảy ra luôn.

Thầy Trong Suốt: À ok, rồi rồi rồi (mọi người cười). Được được được, thế cũng thông minh chứ đúng không? Tưởng là hưởng được cảnh kia kinh quá, giỏi quá.

Vũ Đăng: Tại vì đọc được đoạn thơ của Sư phụ nên là đoạn này là hưởng thôi, còn đoạn sau kinh quá thì nhảy ra.

Thầy Trong Suốt: Rồi, ok ok ok. Đấy là may nhảy ra được đấy đúng không? Quả không nhảy được mới đau, đúng không? (Mọi người cười) Không bao giờ, không bao giờ dám nghĩ đến đoạn đấy nữa. Nếu mà con không nhảy ra được ấy!

Vũ Đăng: Vầng.

Thầy Trong Suốt: Thì lúc nào con nghĩ đến bạn kia con cũng có cảnh gì? Hôn nhau ộc máu ra (mọi người cười), không bao giờ dám nghĩ đến việc hôn nhau nữa, đúng chưa?

Vũ Đăng: Vầng.

Thầy Trong Suốt: Nhảy ra là may đấy, đúng không? Đấy! Kiểu mình ăn đồ, ăn cơm ngon mà đứa bên cạnh cứ bảo cứt cứt cứt ấy (Mọi người cười), đúng không? Hàng khác gì ăn cứt đâu vì mình ăn tưởng tượng mà. Thử một lần, hôm nào thử mà xem, thử nhé. Ăn ngon và xong bảo đứa bên cạnh bảo cứt đi, cứ tưởng tượng đi. Đằng nào mình ăn gì cũng là tưởng tượng, nên là nói đến cứt thì mình sẽ gì, mình sẽ trộn trộn cứt với cả đồ ăn của mình ngay (Mọi người cười). Rồi rồi chúc mừng nhé, may quá, nhảy ra kịp. Ừ rồi, rồi.

Còn ai có bài học gì không? Môn Biết này rất hay là gì? Là con hoàn toàn có thể cho kinh nghiệm xảy ra được, con không phải chống lại kinh nghiệm. Tất cả các môn khác trên đời đều phải chống lại kinh nghiệm ở mức độ nhất định, nhưng môn này con có thể, tùy trình độ của con, cho phép các cái kinh nghiệm, ví dụ như vẫn sợ, vẫn run rẩy thân thể mà vẫn biết được 1 lúc, cùng 1 lúc. Đấy, nên là môn này nó, nó gọi là rất tự do. Con được là chính mình mà con vẫn tiến bộ trong Pháp. Rồi, hết chưa, hết bài học chưa? Ờ, Đại Dương.

Đại Dương: Alo ạ.

Thầy Trong Suốt: Tên gốc của con Đại Dương thế này hay là, hay là.

Đại Dương: À, tên gốc của con là Đại Dương ạ.

Thầy Trong Suốt: Òa, tên đấy là tên đại dương còn gì nữa, giống bài thơ của sư phụ không? Nhận biết gì? Thẳm sâu tựa đại dương. Thôi chết rồi, phải học Pháp này đúng rồi, đúng không? Thôi, rồi, kể đi. Đại Dương nói chuyện đi Đại Dương (Sự phụ cười).

Đại Dương: À thưa Sư phụ là phim này con xem thì đầu tiên con không thấy sợ đâu.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Đại Dương: Tại vì con thấy hơi chán.

Thầy Trong Suốt: Đại Dương làm sao lại sợ những cơn sóng, đúng chưa? Ok tốt.

Đại Dương: Nhưng mà về sau thì con nghĩ là con đi xem phim con bỏ tiền ra thì xem thì hơi chán thì con bắt đầu con tưởng tượng là con, à, là cái bạn ở trong phim thật luôn.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Đại Dương: Xong rồi nếu như mà cái cảnh này nếu mà xuất hiện trong đời thật của mình thì như thế nào. Thì ví dụ như mình có thể bị hoang tưởng hay là bị sao đó, thì con đầu tiên là con, à không sợ đâu, con cũng nghĩ thế, nhưng mà về sau là con thấy con tưởng tượng một lúc là con thấy sợ thật (mọi người cười).

Thầy Trong Suốt: Chìm vào cảnh phát thì sao? Thưởng cảnh thì không sợ nhưng mà chìm vào cảnh thì sao? Đảm bảo là sợ.

Đại Dương: Sợ lúc nào không biết luôn Sư phụ ạ, xong rồi,

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, chìm vào cảnh sợ, chắc chắn tất cả các con ở đây nếu đã chìm vào cảnh là sợ.

Đại Dương: Vâng.

Thầy Trong Suốt: Nhưng mà Biết nó có 1 lực rất đặc biệt, Biết ấy là thưởng cảnh mà không chìm vào cảnh. Biết nó tự ra được cái đấy luôn, không cần luyện gì cả. Nói đi.

Đại Dương: À xong 1 lúc sau thì con hỏi là, có suy nghĩ là mình có đang biết hay không? Thì cái cảm xúc sợ nó vẫn xảy ra xong rồi cái suy nghĩ sợ nó vẫn xảy ra, con vẫn xem phim như bình thường, xong nhưng mà con cảm giác như kiểu là con đang ngắm nhìn những cái kiểu, cái cảm xúc sợ như thế. Con, nó vẫn sợ nhưng mà cảm giác như kiểu là mình đang hưởng thụ nó ấy Sư phụ. Xong rồi có một đoạn con giật bắn cả vào ghế luôn.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Đại Dương: Nhưng mà con thấy rất là phê.

Thầy Trong Suốt: À được.

Đại Dương: Như kiểu là đang chơi cái cảm giác mạnh ấy ạ.

Thầy Trong Suốt: Được, thưởng cảnh đấy.

Đại Dương: Vâng.

Thầy Trong Suốt: Ừ, con có thể thưởng thức cảnh đấy, thưởng cảnh không phải chỉ là nhìn nó đâu mà có thể tận hưởng các cảm xúc ở trong đấy luôn.

Đại Dương: Vâng ạ.

Thầy Trong Suốt: Ừ được rồi.

Đại Dương: Thì bài học của con là như thế ạ.

Thầy Trong Suốt: Được, tốt, giá mà đời nào mình sống được như thế, đời này mình sống được như thế đúng không? (Mọi người cười) Có phải sướng không?

Đại Dương: Thế thì sướng quá ạ (cười).

Thầy Trong Suốt: Ừ đúng rồi, mà hoàn toàn có thể làm được. Các con hoàn toàn có thể làm được, đấy không phải là một cái mơ mộng hão huyền. Các con học được Pháp Biết này, có thể làm được điều đấy, có thể thưởng cảnh mà không chìm vào cảnh. Con vẫn tận hưởng tất cả các cái nội dung của cảnh, ví dụ như nhân vật chính trong cảnh nó buồn, ví dụ như con là nhân vật chính đi thì con, cái Biết nó có cảm thấy buồn không, cảm thấy nỗi buồn đấy không? Có chứ, nó vẫn cảm thấy bình thường chứ, nó biết mà, nó chỉ không chìm vào, nó chỉ không nghĩ tôi là người đấy buồn thôi, chứ nó hoàn toàn tận hưởng toàn bộ nỗi buồn, đúng không nhỉ?

Thế nhân vật chính sướng thì Biết nó cảm nhận được cái sướng không?

Đại Dương: À có ạ, cảm nhận được.

Thầy Trong Suốt: Có chứ, nó là Biết mà, Biết thì đương nhiên nó phải gì? Phải biết chứ.

Biết đương nhiên phải biết, ví thế nên là cái nhân vật chính có thể buồn, có thể vui thì cái Biết nó biết cái buồn và biết cái vui đấy. Nó chỉ, đấy gọi là thưởng cảnh, nó thưởng thức cái đấy, đúng không? Nhưng nó không chìm vào, chìm vào là gì? Tin rằng tôi là cái nhân vật chính này. Đấy, khổ đến từ, bắt đầu đến đoạn đấy: Tôi là cái nhân vật chính này nên mới khổ chứ. Cái màn hình mà nó biết tất cả các cảnh trên màn hình đúng không? Nhưng nó không chìm vào cảnh, nó không tưởng nghĩ rằng nó là nhân vật nào đấy hết.

Đại Dương: Thì mới hưởng thụ được ạ.

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, thì sẽ thưởng cảnh mà không chìm vào cảnh, hưởng đại lạc, đại lạc vô cầu. Vô cầu là con không cần cầu cái lạc đấy mà nó vẫn hiện ra rõ ràng.

Đấy thì cái thực hành là như vậy. Nếu con tập có đang biết hay không và những Pháp sau này sư phụ hướng dẫn các con đủ lâu thì con dần dần con chuyển sang chế độ mới là thưởng thức cảnh này nhưng không tin mình ở trong cảnh này, không chìm vào cảnh, không cho mình là cái thân tâm trong cảnh này. Trong cảnh đấy của con có 1 nhân vật chính gọi là nhân vật Tôi đi qua đi lại, nhưng con không phải nhân vật đấy thì tất cả cảm xúc nhân vật tôi vẫn gì, cái Biết nó vẫn gì?

Cảm nhận bình thường, đúng không, nhưng nó không chìm để đau khổ. Nếu có đau khổ hiện ra thì nó biết đau khổ chứ nó không là người bị đau khổ nữa. Rồi, bây giờ mô tả cho các con để các con về con hình dung thôi chứ còn cứ tập luyện đi, dần dần sẽ đến. Rồi, còn ai có. À, Vũ Huế nói đi.

Vũ Huế: À con thì vừa xem phim thì cũng vừa sợ ấy ạ.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Vũ Huế: Và lúc đấy thì cũng tỉnh ra một tí là có đang biết hay không?

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Vũ Huế: Xong rồi con quan sát và biết và quan sát được quang cảnh được một lúc. Con nghĩ là chỉ được tầm mấy chục giây hoặc 1 phút là cùng, sau đấy thì con lại thấy mình hơi bị gồng lên ấy ạ, thì con lại thả lỏng ra thì lại bị chìm vào cảnh.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Vũ Huế: Thế xong rồi nó cứ như thế, mình cứ bị đi bị lại ấy ạ. Còn con thấy, nhưng mà tuy nhiên con cũng có cảm giác là mình không bị chìm tiếp vào cái suy nghĩ, suy nghĩ của cái nhân vật đấy nữa.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Vũ Huế: Còn cái ích lợi thứ 2 là câu chuyện này là ở ngoài, lúc mà con đưa con gái con đi học ấy, thì hôm trước là bị chìm vào suy nghĩ, con không biết suy nghĩ liên miên cái gì mà nghĩ khoảng 1 cây số.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Vũ Huế: Đi nhầm đường để đi làm ấy ạ.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Vũ Huế: Nhưng trong khi đấy đưa bạn ấy đi học, thế là bạn ấy cứ đứng đợi ở dưới hầm, xong rồi đi được 1 lúc thì may tỉnh ra thì lại quay lại. Quay lại xong thì lại thấy buồn cười ấy ạ, tại vì là tự nhiên con cũng thấy mình kinh nghiệm được là trong cái lúc mà mình lơ đơ, lơ đơ nghĩ nhiều ấy, thì mình cũng đang biết. Thế xong quay lại xong thì con bảo hôm sau sẽ rút kinh nghiệm là trên đường đi học sẽ hỏi nhiều câu có đang biết hay không?

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Vũ Huế: Thế hôm sau thì con đi đưa con gái con đi học thì con lại hay hỏi câu đấy, thế thì không bị lạc.

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi.

Vũ Huế: Ý là không bị quên mất cái chuyện đưa bạn ấy đi học nữa.

Thầy Trong Suốt: Quên nghĩa là mình lạc vào 1 dòng suy nghĩ.

Vũ Huế: Vầng.

Thầy Trong Suốt: Thế thôi, quên đấy. Đúng không? Ví dụ mình quên đón con rồi mình lạc vào suy nghĩ công việc hay việc cái gì đó.

Được rồi, tốt. Hết chưa? Hôm nay mình sẽ về sớm nghỉ ngơi để sáng mai còn gì? Còn ăn chơi tiếp đúng không? Nên là hôm nay sư phụ không có ý định ngồi lâu đâu, mình ngồi 1 lúc nữa, 11 rưỡi là đi thôi. Mấy giờ rồi?

Mọi người: 12 giờ kém.

Thầy Trong Suốt: Ôi 12 giờ kém (Sư phụ và mọi người cười). Thôi người cuối cùng đi, người cuối cùng. Còn nhiều yên tâm, còn rất nhiều. Sư phụ còn giảng 3 tháng cơ mà.

Trong 3 tháng này chắc phải vào Sài Gòn vài lần đúng không? Đấy, không thì các con làm sao hiểu được. Thậm chí…

Một bạn: 1 tháng 2 lần ạ.

Thầy Trong Suốt: Hả, 1 tháng 2 lần ấy hả?

Đấy người ta gọi là gì nhỉ? Lòng tham không đáy (mọi người cười). Nghe được vào Sài Gòn phải vui lại còn đòi 1 tháng 2 lần. Bạn nào nói câu đấy? Ai nói câu đấy nhỉ?

Một bạn: Vũ Dương ạ.

Thầy Trong Suốt: Đấy, hôm nay hiểu thế nào là lòng tham không đáy chưa? Rồi, ai đang nói dở ấy nhỉ? À, Liên Liên đúng rồi, lúc nãy Liên giơ tay. 3 tháng tới sẽ rất là vui vẻ, bận rộn, vừa bận rộn vừa vui vẻ. Học hành vui không, học môn này vui không?

Mọi người: Vui ạ.

Thầy Trong Suốt: Môn này thực chất là, bản chất là môn rất nhàn vì có ép con làm gì đâu?

Một bạn: Đúng, không cần suy nghĩ nhiều.

Thầy Trong Suốt: Đúng không, không lại còn không phải nghĩ nữa. 6 bước vô thường còn khó hơn môn này mà, nên 3 tháng tới rất vui, đấy. Ừ, cũng có thể thấy hơi bận, bận, bận nghe, bận đọc nhưng mà cũng vui. Rồi, Liên nói đi.

Bích Liên: Con thưa Sư phụ, con có 3 bài học, 3 bài học ấy.

Thầy Trong Suốt: 3 bài học ấy hả? (Mọi người cười) What, mấy giờ rồi?

Mọi người: 12 giờ kém.

Thầy Trong Suốt: Ui rồi.

Bích Liên: Con thấy là cái bộ phim này nguyên nhân để có những cái cảnh đấy là do xuất phát từ cái việc là giám đốc của cái trường học của bọn trẻ con đấy là vì ông ấy có 1 cái hình như có 1 cái nỗi hận ấy là con gái ông đã bị những cái bạn học bắt nạt. Thế là ông ấy đưa ra 1 cái chương trình nghiên cứu là phác đồ điều trị tâm lý cho những cái trẻ em mà bị bạo lực, bằng cách là gieo rắc vào tâm lý của nó bằng 1 cái nỗi sợ.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Bích Liên: Thế nhưng mà bởi vì là cái cách giáo dục của ông ấy là sai lầm, thế nên là khi mà bọn trẻ con nó quá sợ thì nó sẽ gieo rắc nỗi sợ cho người khác. Thế nên chính con gái của ông là nạn nhân trong cái thảm cảnh đấy và tất cả những cái diễn biến về sau là ông ấy, bản thân ông cũng bị chết và ông ấy trả thù những cậu bé đấy khi những cái cô bé cậu bé đấy lớn lên thì là bị bà mẹ trả thù. Thì con thấy là…

Thầy Trong Suốt: Trước khi chết ông ấy bàn với vợ là mình phải thôi miên bọn này, sau này bà ấy sẽ phải dẫn 2 thằng gặp nhau.

Bích Liên: Vâng.

Thầy Trong Suốt: Và phải gọi điện thoại cho nghe bản nhạc đấy.

Bích Liên: Dạ.

Thầy Trong Suốt: Đấy, kế hoạch sắp đặt từ lúc ông ấy sắp chết, hiểu không?

Bích Liên: Vâng, thì con thấy cái giá…

Thầy Trong Suốt: Phim này nếu mà nói về con người thì quá kinh khủng. Bọn trẻ con thì giết bạn, mấy ông bà người lớn thì thôi miên nó, lập kế hoạch để nó giết lẫn nhau, để nó tự chết. Phim này nói về lòng người thì chán đúng không?

Bích Liên: Dạ!

Thầy Trong Suốt: Ừ rồi, ghê quá.

Bích Liên: Thì con thấy là cái giá trị với may mắn của những lớp Phụ huynh Trong Suốt với Nhi đồng Trong Suốt ấy ạ.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Bích Liên: Nếu mà giả sử như là họ được tham gia lớp Biết của Sư phụ ấy (Sư phụ cười) thì chắc là họ chỉ làm, lúc đấy là họ dùng Pháp Biết họ thấy là cái suy nghĩ hoặc là cái sự tức giận với cả bọn trẻ con với con gái mình ấy, thì là nó xuất hiện và tan biến trong Biết, thì lúc đấy chắc là họ có cái sự bình tĩnh để họ có 1 cái phương pháp nó phù hợp hơn để giáo dục cho bọn trẻ ấy.

Thầy Trong Suốt: Ừ trả thù phù hợp hơn đúng không? (Sư phụ cười) Trả thù này dã man quá nhỉ?

Bích Liên: Vâng, với lại cái phần thứ 2 con thấy là các cô bé cậu bé lớn lên bởi vì họ đã có sẵn là cái ký ức kinh khủng là họ đã gây ra cái tội lỗi rất là ghê gớm đối với lại cái người bạn ấy, thế nên là khi mà họ bị thôi miên là chìm trong suy nghĩ thì các suy nghĩ ABCD là nó giống như domino ấy, nó sẽ xảy ra liên tục, thì là thôi miên nằm trong thôi miên.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Bích Liên: Thì là con thấy là bởi vì lúc đấy họ cũng không có pháp Biết rồi thì là nó sẽ bị tình trạng như thế. Thế nhưng mà họ cũng, tiếp về sau có 2 cậu, cậu ấy cũng muốn đi tìm sự thật là giống như đi tìm 1 cái sự thật tương đối. Tức là họ dùng một cái suy nghĩ mạnh mẽ hơn để mà điều chỉnh cái dòng chảy mạnh mẽ của suy nghĩ của họ ấy. Thì là họ cũng quay về cái ngôi trường cũ để họ tìm ra là lý do tại sao mà họ lại gặp những ký ức hoặc những cảnh đấy.

Thầy Trong Suốt: Ừ Bích Liên: Thì con thấy là nếu mà dùng cái phương pháp giống như buổi chiều nay Sư phụ dạy ấy thì dùng cái Pháp tương đối để điều chỉnh dòng suy nghĩ thì được, thế nhưng mà sau đó phải cộng thêm cả Pháp Biết ấy.

Để kiểu như là mình có một cái giải thoát khổ thật sự ấy. Thì là các cậu đấy cậu ấy chỉ mới dừng lại được cái phần là điều chỉnh cái dòng suy nghĩ bằng cái tìm ra sự thật tương đối thôi.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Bích Liên: Nhưng mà họ cũng không có may mắn để học pháp Biết để họ thoát hẳn ra khỏi cảnh đấy nên là họ mới bị chết.

Thầy Trong Suốt: Ai bảo sinh ở Hàn Quốc đúng không? Sao không sinh ở Việt Nam đúng không? Ok, rồi. (Sư phụ cười)

Bích Liên: Vầng vầng vầng, dạ đấy là cái bài học thứ 2 của con.

Thầy Trong Suốt: Rồi!

Bích Liên: Với lại cái phần thứ 3 thì cái phần là con tập ấy thì là chưa đến cái cảnh mà giết chóc thì ngay lúc đầu là cái lúc mà cảnh đầu tiên là các cậu ấy bị, có 1 cậu đầu tiên bị thôi miên thì con nhìn thấy những cái bánh xe nó quay thì lúc đấy con đã thấy là hơi chóng mắt rồi, thì lúc đấy con nhận ra là nó chỉ là 1 cảnh xuất hiện và tan biến trong Biết thì từ đấy trở về sau những cái cảnh khác xuất hiện thì con cũng có hơi sợ nhưng mà không bị chìm vào trong những cái cảnh về sau nữa.

Thầy Trong Suốt: Ừ. Mấy đứa bé này đều bị bệnh, bị cái bệnh gọi là gì? Bệnh gọi là cái gì bạo lực ấy nhỉ?

Mọi người: Rối loạn nhân cách bạo lực.

Thầy Trong Suốt: Ừ rối loạn nhân cách bạo lực nên là có cậu đấm đấm đấy nhớ không?

Thằng kia mới chỉ nhìn nó một phát là đấm 2 thằng ngất xuống đất rồi đấy, đúng không?

Hiểu không nhỉ? Bọn ấy được điều trị ở cái trại đấy nên không phải ai lớn lên cũng đầy bạo lực, bằng chứng chứng tỏ điều trị có thành công chứ không phải không thành công. Nếu chỉ thất bại ấy, điều trị thất bại thì lớn lên bọn này đầy bạo lực, đánh đấm khắp nơi rồi, đúng không? Nhưng rõ ràng cô này đâu có bạo lực gì đâu. Cậu này cũng đâu có bạo lực gì đâu, đúng không nhỉ? Để ý mà xem, mấy nhân vật đấy là rất ít bị, đúng chưa?

Thực ra đấy là 1 thành công của ông giám đốc, ông điều trị cơ bản thành công còn gì nữa, có cậu kia thì là còn bị quay lại thôi, cái cậu đấm đấm thôi. Cậu mà đấm đá ấy thì còn thấy thằng kia nó nói mấy câu là đấm đá thôi, chứ nhìn 4 người còn lại mà xem, cơ bản là không thấy bị ảnh hưởng nữa, đúng không? Nên thực ra là điều trị thành công chứ không phải thất bại đâu, nhưng mà trong cái điều trị đấy thì lại tai nạn chết 1 đứa bé và ông giám đốc bị tố cáo là người giết. 2 thằng đấy phối hợp với nhau đấy, chỉ mặt ông ấy ra, nhớ không? Đúng không, 2 cậu ấy, cậu Jin Ho và cậu nhân vật chính hợp tác với nhau và chỉ ông ra ông này.

Ông này ông ấy uất ức đúng không? Uất ức không? Con lập kế hoạch cứu người xong con gái con bị chết rồi còn con, chính con cũng bị cho là kẻ giết người, nên là trong sự uất ức đấy ông ấy quyết định là gì? Không sống nổi nữa đành phải gì? Tự tử. Nhưng mà mình không thể phủ nhận là ông có thành công mà, đúng không? Đấy! Và tất nhiên là ông ấy đã lập kế hoạch trả thù, ghê chưa? Lập kế hoạch chứ còn gì nữa. Ông phải thôi miên bọn này đúng không, xong phải nói là khi nào mà Jin Ho gặp lại nhân vật chính và nghe bản nhạc đấy thì tất cả mọi thứ thôi miên sẽ bật, kích hoạt trở lại, kích hoạt thôi miên, thấy ảo giác. Và bà mẹ này làm 1 cái việc duy nhất là gì? Là cho 2 người đấy gặp nhau. Nếu bà nói tôi chỉ làm một việc thôi, là gì, tôi không phải người thôi miên các cậu. Tôi chỉ làm một việc là cho Jin Ho gặp lại nhân vật chính tên là gì đấy, do gì đấy đúng không?

Hiểu phim chưa?

Phim này rất kinh khủng, nghĩa là phim này là 1 phim đen tối, đúng không? Quá đen tối luôn, bạn bè thì giết nhau, ông hiệu trưởng thì lập kế hoạch để trả thù đến bao nhiêu năm sau. Thế nhưng đúng rồi vì họ không có Biết thì họ chỉ có suy nghĩ thôi. Không có Biết thì có gì? Có mỗi suy nghĩ đúng không? Nếu chạy theo dòng suy nghĩ thì kinh lắm, dòng suy nghĩ rất là kinh khủng. Một khi suy nghĩ trả thù đã lên thì nó cũng thôi thúc người ta làm hành động, rất kinh khủng. Nên nếu không có pháp Biết này ấy thì các con cũng chưa chắc đã thoát được đống suy nghĩ kinh khủng đâu. Nhưng có pháp Biết này chỉ cần nhớ ra thôi là thoát. Nên là phải nhớ ra đúng không, phải tập Pháp. Chứ còn nếu không tập Pháp thì cũng chả có gì cả. Rồi, sợ chưa?

Một bạn: Sợ ạ.

Thầy Trong Suốt: Sợ lắm, thế giới này không màu hồng như con tưởng, vì thế con phải có vũ khí để sống, có phương pháp, có sức mạnh để sống. Thế giới này thực chất không dễ dàng lắm đâu, nhưng nếu con có sức mạnh, có sự thật thì không sợ nó, đúng chưa? Sức mạnh sự thật thì sợ cái gì? Nó không giết nổi con luôn, thế giới này không giết nổi con. Cái gì giết được Biết bây giờ? Cái gì phá hủy được Biết? Thân thể có thể tan nhưng mà cái Biết có phá hủy được không?

Mọi người: Dạ không ạ.

Thầy Trong Suốt: Đấy, nếu con có sức mạnh sự thật thì con chả sợ. Thân thể mất cũng không sợ. Thân thể mất, danh dự, uy tín mất thì cũng chả sao vì Biết thì ảnh hưởng gì?

Nghĩa là con phải có áo giáp. Sống trong thế giới này, vũ khí là áo giáp, chính là cái Biết này. Còn không biết được, không có cái Biết này thì gặp hoàn cảnh đủ xấu là đời con tan tác ngay, tan hoang ngay, toang không?

Mọi người: Toang ạ.

Thầy Trong Suốt: Ừ, bây giờ ngồi đây vui vẻ thì hoàn cảnh chưa xấu xảy ra thôi. Nếu con gặp hoàn cảnh xấu, chỉ có Biết cứu được con thôi, đúng chưa? Không là toang, đấy. Nên cái Biết này rất là trân quý, thực chất là vô cùng đáng quý luôn, nó gọi là liều thuốc chữa bách bệnh, vì nó ra khỏi tất cả các loại bệnh. Đấy, nên hôm nay là ngày đánh dấu cho các con đấy, hôm nay là ngày con nhận ra được rằng hóa ra mình có cái thứ đáng quý đến như vậy, có thể giúp mình thoát ra khỏi mọi vấn đề trên đời này. Có mừng không?

Mọi người: Mừng ạ.

Thầy Trong Suốt: Ừ, đây là 1 dịp rất tốt. Rồi, thế thôi nhé. Chúng ta sẽ lên đường và nghỉ ngơi để mai gì?

Mọi người: Ăn chơi tiếp.

Thầy Trong Suốt: Ừ ăn chơi tiếp, đấy, nhé.

Được rồi, thế có nói chuyện tiếp đúng không?

Hôm nay tới đây là đẹp rồi nhé, mọi người về hân hoan ăn mừng đi, tối ngủ mơ hết cỡ vào nhé. (Mọi người cười) Ừm, tận hưởng đi, tận hưởng những năm tháng còn vô minh đi, giác ngộ có thể gì?

Mọi người: Ập tới bất cứ lúc nào.

Thầy Trong Suốt: Ừm, một ngày nào đó con xem phim ma không sợ nữa, phí không? Tận hưởng những năm tháng xem phim ma con sợ đi, một ngày xem phim ma không sợ nổi nữa, đau không? Nên tận hưởng đi nhé, rồi.

Đi, lên đàng.

Một bạn nữ khác: Con cũng nhận ra những cái suy nghĩ của mình ấy, mỗi một lần có một cái suy nghĩ hiện lên ở trong giấc mơ, thì con nhận diện ra nhưng xong nó cứ nối tiếp, nối tiếp như thế, thì như thế có phải là con đang làm đúng không hay là do con đang bị cuốn vào các suy nghĩ khác?

Thầy Trong Suốt: Cuốn vào, cuốn vào.

Bạn nữ đó: Cuốn vào ạ?

Thầy Trong Suốt: Đương nhiên rồi, con lại cuốn lại vào nội dung.

Bạn nữ đó: Nhưng mà mỗi một lần mà có những cái suy nghĩ mới nó nổi lên thì con cũng biết là ừ đây nó là.

Thầy Trong Suốt: Ừ, thế tốt, nếu mà thế thì rất tốt.

Bạn nữ đó: Nhưng mà cái dòng đấy nó cứ liên tục như thế ạ?

Thầy Trong Suốt: Chả sao cả nếu con biết liên tục, nếu dòng suy nghĩ liên tục, con biết liên tục thì được. Không có vấn đề với liên tục, có biết hay không thôi. Thông thường thì không liên tục về Biết được, một lúc sau cuốn hết vào nội dung.

Bạn nữ đó: Vâng ạ!

Thầy Trong Suốt: Nên là nếu mà con nói như thế thì nghe kiểu rất là khó tin, khó tin là trình độ con lại cao thế, hiểu không? Thường là một lúc sau chui vào suy nghĩ hết.

Bạn nữ đó: Đúng rồi.

Thầy Trong Suốt: Biết được một lúc thôi, thế nó mới thật chứ, cái kia nghe nó sai sai, hiểu không?

Bạn nữ đó: Vâng bởi vì con thấy xong con lại tiếp tục lại mơ tiếp ấy.

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi đấy, thế chứ, thế mới đúng. Rồi, phải mơ tiếp mới đúng chứ.

Tuệ Hoa: Cho con hỏi về thực hành ấy ạ, thì là cho đến hôm nay Sư phụ giảng ấy, thì con hình dung kiểu như là khi mà mình hỏi câu hỏi là có đang biết hay không ấy, thì con thấy cảm giác con bị tách ra khỏi những cái suy nghĩ đấy.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Tuệ Hoa: Thì khi như hôm trong phim cũng thế, con cũng rất là sợ ấy, và những cái nỗi sợ nó nổi lên, lúc đấy con hỏi là có đang biết hay không, thì tự nhiên lúc đấy mình cảm giác là mình tách hẳn cái suy nghĩ của mình là mình có những lời nhắc là à đây chỉ là suy nghĩ thôi.

Thầy Trong Suốt: Được.

Tuệ Hoa: Thì đấy có phải là là ra… không?

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, ra khỏi dòng suy nghĩ. Nhảy một phát ra khỏi dòng suy nghĩ luôn, sau đấy thì có những suy nghĩ mới nó đến.

Tuệ Hoa: Vâng đúng rồi ạ, nó lại suy nghĩ tiếp.

Thầy Trong Suốt: Ừm, nhưng mà những suy nghĩ mới thường là không do dòng suy nghĩ kia điều khiển, những suy nghĩ mới thường là chánh kiến, thường là nhiều cái tốt đẹp hay ho nó mò đến.

Tuệ Hoa: Thế là ngay cả cái suy nghĩ của con là đây chỉ là suy nghĩ thôi, cũng là một cái chánh kiến nó ở trong Biết luôn ạ?

Thầy Trong Suốt: Ờ, khi đấy con ra khỏi cái dòng suy nghĩ kia, thì cái dòng mới nó đến, nó hỗ trợ cho cái việc thực hành của con, còn nếu không ra nổi, thì con không thể nào con suy nghĩ chánh kiến được, cứ ào ào ào kéo đi đúng không? Thôi miên là ví dụ đấy, hôm nay thôi miên là quá rõ, nó bài học rất là rõ ràng chui vào suy nghĩ là như thế nào? Bị thôi miên là nó bị chui thẳng vào dòng suy nghĩ luôn, suy nghĩ không ra nổi luôn, nằm la hét ở đấy luôn đúng không? Ngã trong đấy luôn.

Vũ Đăng: Chết trong đấy luôn,

Thầy Trong Suốt: Có thể chết trong đấy luôn, có thể kinh khủng nhất là chết trong đấy luôn, có những người sẽ chết trong thôi miên. Chết trong thôi miên thì ngoài chết luôn.

Vũ Đăng: Ngày xưa con đã suýt định tự tử ấy.

Thầy Trong Suốt: Đấy!

Vũ Đăng: Thì cái đoạn mà cái năm 2010, thực ra hồi đấy là mình chỉ suy nghĩ thôi, thực tế nó chả có vấn đề gì xảy ra cả.

Vũ Đăng: Nhưng mình cứ suy nghĩ là mình sợ cái này, sợ cái kia ấy.

Thầy Trong Suốt: Lúc sau kinh khủng đúng không?

Vũ Đăng: Vâng, con định tự tử rồi ấy, định nhảy cầu rồi đấy.

Thầy Trong Suốt: Đấy, kinh chưa.

Vũ Đăng: Đấy nhưng mà không biết sao, may mắn, chứ còn nếu mà cái đoạn ấy chỉ cần, tức là nó có một cái tác động gì đấy, đợt đấy con tắt hết điện thoại nhé, xong con đi, con sợ thế này thế kia nhé, xong vào Nha Trang, Nha Trang trên cầu suýt nhảy xuống rồi, nhưng mà chắc là do vẫn còn may, nên là không nhảy, đấy là hoàn toàn suy nghĩ điều khiển, là về sau con, về sau biết đến pháp thì những cái chuyện đấy chả có gì xảy ra cả, chả ai làm hại mình cả.

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, và tưởng tượng thì kinh khủng luôn.

Vũ Đăng: Tưởng tượng kinh khủng luôn.

Thầy Trong Suốt: Tưởng tượng và chui vào trong tưởng tượng.

Vũ Đăng: Vâng đúng ạ, sợ.

Thầy Trong Suốt: Đau khổ của loài người là toàn đến từ đấy thôi, chứ ngồi đây, đứng đây thì sao khổ, đứng đây mà khổ là do tưởng tượng, đúng chưa? Đứng đây sao khổ được, đứng đây gió mát trăng thanh, cảnh đẹp thế này, các bạn xung quanh, sư phụ ở đây sao mà sợ, chui vào phát khổ ngay. Ngày mai mình phải chấm chấm các loại, khổ không, khổ luôn không?

Mọi người: Khổ luôn.

Thầy Trong Suốt: Chán không?

Một bạn nữ: Chán.

Thầy Trong Suốt: Đấy, nên là chui vào suy nghĩ là khổ, ra khỏi suy nghĩ thì hết khổ.

Hoàng Minh: Sư phụ ơi, tại sao mà con người lại có thể liên tục cái dòng suy nghĩ đó nó cuốn theo như vậy?

Thầy Trong Suốt: Vô minh nó thế, mải chơi quên mất đường về, suy nghĩ nó có vui mà, đừng nghĩ suy nghĩ chỉ khổ đâu, suy nghĩ có lúc mình nghĩ là mình sướng đúng không? Ôi các bạn khen mình, vỗ tay cho mình thế là sướng đúng không, thế là mải vui, vô thường mò đến, suy nghĩ đổi chiều, suy nghĩ nó chảy theo cái dòng vui, nó đổi được không?

Một bạn nam: Đổi được.

Thầy Trong Suốt: Chảy một phát sang dòng buồn thế là gì? Mải vui rồi, mải chui vào suy nghĩ rồi không ra được nữa, quên đường về.

Hoàng Minh: Như vậy những con vật, những con mèo này kia nó sướng hơn mình đúng không?

Thầy Trong Suốt: Không, nó cũng có suy nghĩ khổ chứ đâu phải là…

Hoàng Minh: Nó cũng có suy nghĩ ạ?

Thầy Trong Suốt: Ơ sao lại không có suy nghĩ, con mèo không biết nghĩ à? Quá coi thường con mèo, con kiến, con giun, con mèo, con thấy Đức Phật kể chuyện đấy, ở các kiếp trước Ngài ấy, Ngài là con cò, Ngài là con cua, tất cả đều nghĩ hết, bình thường. Kiểu con là con người mới coi thường nó thôi, chứ nó cũng có cái cách nghĩ của nó chứ, hiểu không?

Mai Vũ: Sư phụ ơi cho con hỏi chút! Khi mà con, mỗi lần con bị bóng đè ấy, thì con biết lúc đấy là mơ rồi, và lúc đấy là con cố trợn cả mắt lên để đây là mơ rồi để để dậy đi, dậy mà không thể dậy nổi luôn.

Thầy Trong Suốt: Tập trung vào suy nghĩ, bóng đè là lúc con bị tập trung vào suy nghĩ.

Mai Vũ: Nhưng mà cái đoạn mà mình biết đấy là mơ rồi, mình muốn cố đấm đá để đẩy ra rồi, thì con tưởng là nó thoát ra được cái đoạn ấy rồi, nhưng mà hóa ra vẫn…

Thầy Trong Suốt: Nếu biết là mơ sao lại cố đấm đá, buồn cười chưa? Nếu biết là mơ sao lại cố đấm đá, cố đấm đá chứng tỏ chưa biết, vẫn tưởng thật.

Hồng Anh: Vẫn là thấy bóng đè hay sao?

Thầy Trong Suốt: Vẫn là thấy bóng đè, vẫn đủ thứ, chưa biết gì cả, lúc đấy vẫn chưa biết gì, nếu lần sau bị bóng đè ấy, cho mày bóng đè thoải mái đi, thế mới là thực hành thật sự, trong nhóm nào sư phụ nhớ các bạn kể sư phụ đấy, bạn thực hành thế là hết luôn, bóng đè cho mày bóng đè đi, mày chỉ là cái hiện ra trong Biết và tan vào Biết, tao sợ gì mày, đè thoải mái đi, đè nghiêng thoải mái, thì lại xong. (Bạn nữ đó cười) Còn cố đấm đá chứng tỏ là gì, con chả biết cái gì cả.

Mai Vũ: Xong cố trợn mắt lên.

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, cố trợn mắt, lúc đấy là làm gì làm đi, đè thoải mái đi, thế mới thực sự là con biết thì là biết, bóng đè chỉ là một thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, tại sao phải sợ mày, tao phải đánh nhau với mày làm gì, đè đi, càng chống chứng tỏ càng thật.

Con chống lại cái gì nghĩa là con đang bảo là mày thật cực kì, mày đáng sợ cực kì luôn, tao phải chống mày chứ, đè thoải mái đi.

Vũ Đăng: Con ngày xưa con bị bóng đè nhưng mà con hồi mà sư phụ.

Thầy Trong Suốt: Ở đây ai bóng đè ấy, cách đơn giản nhất là cứ vừa Biết vừa cho đè.

Vũ Đăng: Vầng, nhưng mà tập pháp Om mani cũng được Sư phụ ạ, cái đoạn đấy là tự nhiên con nhớ…

Thầy Trong Suốt: Om mani cũng có thể chống lại, đấy, nếu ai bị bóng đè ấy, ở đây những ai bị bóng đè thì để bóng đè thoải mái đi, con ngồi con đọc pháp Biết thôi, đè hết cỡ luôn. Cái hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết thì sợ gì, được chưa, thấy đấm đá là sai chưa?

Mai Vũ: Sai rồi ạ.

Minh Trưởng: Sư phụ con hỏi là, con thấy là con, khi con biết cái mới con cảm thấy sợ, sợ mất cái cũ ấy.

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi.

Bạn nam đó: Con cảm thấy sợ cực kì luôn, và con cảm thấy nguy hiểm nữa.

Thầy Trong Suốt: Cái gì nguy hiểm?

Minh Trưởng: Dạ?

Thầy Trong Suốt: Cái gì nguy hiểm?

Minh Trưởng: Con cảm thấy là không biết cái gì là sắp tới.

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, đấy là nỗi sợ căn bản, không biết cái mới có phá tan tất cả cái cũ của mình không?

Minh Trưởng: Vâng, tại vì con sợ không biết là gì, con sẽ nghèo và mình có…

Thầy Trong Suốt: Không biết nghĩa là gì?

Đây trong trường hợp này có phải không biết mà là không kiểm soát được.

Minh Trưởng: Dạ.

Thầy Trong Suốt: Bây giờ mọi thứ mình rõ hết, mình biết kiểm soát thế giới của mình, nhưng mà cái gì mới đến nó cũng làm cho mình có cảm giác là không kiểm soát được, đúng chưa?

Minh Trưởng: Dạ.

Một bạn nữ: Sư phụ ơi cho con hỏi là khi mà ra khỏi suy nghĩ ấy ạ thì, thế thì khi đấy cần phải biết nội dung của suy nghĩ đấy thì nó mới ra khỏi nhanh, còn nếu mà chỉ biết không thôi thì…

Thầy Trong Suốt: Không, chỉ biết không là ra luôn, không cần ở trong suy nghĩ.

Vũ Đăng: Ở trong suy nghĩ là bắt đầu nghĩ rồi.

Thầy Trong Suốt: Không cần nội dung suy nghĩ.

Bạn nữ đó: Con có một nỗi sợ cụ thể.

Thầy Trong Suốt: Con không biết suy nghĩ của con vẫn có thể xảy ra được, còn biết thì ra được, biết là ra ấy mà, không biết nó cũng ra, chỉ cần Biết chung thì nó cũng ra mà, con đang trong vòng của suy nghĩ, chỉ cần biết âm thanh rồi nó cũng ra, cần gì phải biết là đang ở trong suy nghĩ.

Bạn nữ đó: Vầng!

Thầy Trong Suốt: Con đang mải suy nghĩ, con chỉ cần nghe âm thanh coong một cái, tiếng chuông nó vang boong một cái, con ra được mà. Nên là cái Biết ấy, cái Biết nó không nhất thiết phải biết nội dung đâu.

Bạn nữ đó: Vầng!

Thầy Trong Suốt: Biết nội dung là cái khả năng phân biệt của suy nghĩ thôi, kiểu gì con cũng biết thôi.

Hà Vũ: Hình như có người nói là có bầu ấy Sư phụ.

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, bầu giả luôn, muốn có bầu phát là có bầu giả luôn, ghê không? Nhưng nó lại xóa cái phần nó không muốn và nó thêm những phần nó muốn vào, sợ chưa? Niềm tin vào suy nghĩ khủng khiếp không, kinh lắm? Nên giải pháp phải ra khỏi suy nghĩ, chứ còn đâu lắp ghép sửa suy nghĩ một ngày nào đó nó đổi công thức, nó cắt ghép linh tinh phát là rối loạn, còn ra khỏi suy nghĩ chả sợ gì cả, nó thích nói gì thì nói, kệ.

Hà Vũ: Mà cái kiểu đó là nó lập trình từ từ hay là tự nhiên ngủ một giấc dậy là nó đổi luôn Sư phụ?

Thầy Trong Suốt: Thì có cả hai chứ, có cả từ từ lẫn đổi, tóm lại là cuối cùng quan tâm cái gì, nó đổi mà.

Hà Vũ: Như khi trong phim ấy, nếu bình thường thì mình sẽ thấy rất là phi lý, làm sao mà họ có thể quên, tất cả quên, đám người đều quên, không hề nhớ được những kí ức ngày xưa đó, thì về tâm trí thì theo con thấy trong bộ phim này cái thứ nhất ấy, cái giải pháp thứ nhất là cái giải pháp xóa đi những cái đoạn mình không muốn, hoặc là thêm vào những cái đoạn mà mình muốn.

Thầy Trong Suốt: Không phải ai cũng quên, cô này vẫn nhớ mà, Cô này không quên, hiểu không? Có người quên, không phải ai cũng quên, có người xóa hết, có người xóa gần hết, có người không xóa được.

Hồng Anh: Sư phụ ơi, tính ra phim này cũng hợp với lớp vấn tư đúng không Sư phụ?

Thầy Trong Suốt: Đoạn nào?

Hồng Anh: Lớp vấn tư ấy ạ, Sư phụ giảng về thứ nhất là về trả thù, thứ hai là về những cái tự nhiên kí ức mình tự xóa vì mình không thừa nhận được ấy.

Thầy Trong Suốt: Ờ, đúng rồi, về cái phần tối của suy nghĩ, lớp tối, đúng là phần sửa đấy, tự sửa và tự xóa, ghê không? Con tin vào một thứ, con tin vào suy nghĩ đúng không? Nó có khả năng là gì, tự bịa đặt, tự sửa, tự xóa, sợ không? Tin vào đấy có nguy hiểm không?

Chưa kể là lúc nãy Vũ Đăng kể nó dẫn con đến tự tử luôn, tưởng tượng xong sợ hãi mà, tin vào thứ nguy hiểm như vậy mà vẫn tin đúng không, nhưng vì trước đây mình không có gì khác cả, có suy nghĩ thì phải tin đúng không? Nếu con không được học không gian của Biết, nơi mọi suy nghĩ đến rồi đi và không ảnh hưởng gì, thì con chỉ thấy có tiến trình của suy nghĩ và chịu hậu quả từ tin nó.

Nếu không dạy pháp Biết này cho con thì bảo con đừng tin suy nghĩ thì con cũng chẳng làm nổi.

Tuệ Anh: Chẳng biết bám vào đâu.

Thầy Trong Suốt: Ừm.

Hồng Anh: Sư phụ ơi con hỏi…

Thầy Trong Suốt: Hỏi đi.

Hồng Anh: Cái lúc mà coi, ví dụ như là con với Thảo coi thì hai đứa sẽ sợ, hai cái chỗ rất là khác nhau, ví dụ con là sợ cái cảnh mà ngập đầu vào trong cái nước sôi mà bình thường con rất hay sợ nóng.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Hồng Anh: Thảo thì hay sợ bị kim chích dô người thì rất là sợ cái đoạn mà nhai cái thủy tinh.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Hồng Anh: Thì nó là giống như cái dạng là mình sợ vì mình tưởng tượng là cảnh đó đang xảy ra với mình ấy, thì nó có giống cái đoạn Sư phụ nói là giống như là mình phải đang ở trong cái chỗ camera không?

Thầy Trong Suốt: Chuẩn, chuẩn rồi, trong đấy.

Hồng Anh: Dạ!

Thầy Trong Suốt: Lúc nào có lúc mình ở trong camera nếu mà nó quay vào góc thứ ba, nhưng đôi khi nếu quay góc thứ nhất ấy, nghĩ là góc ông kia, ông nhân vật chính ấy, thì mình là nhân vật ông ấy luôn. Tóm lại là con ở trong cảnh đấy chắc chắn là nỗi sợ đấy đến với việc nếu con ở trong cảnh đấy. Ngay cả khi con ở trong Biết ấy thì con không có vấn đề gì với sợ, không phải là không sợ nữa, đấy ý hôm nay là thế đấy.

Hồng Anh: Dạ!

Thầy Trong Suốt: Sợ gì, Biết thì sợ gì, nó chả sợ cái gì. Sợ ở đây là thói quen suy nghĩ mà.

Hồng Anh: Dạ!

Thầy Trong Suốt: Cho sợ, sợ gì mà không sợ.

Con Biết rồi thì sợ gì mà không sợ, nhưng mà không ở trong Biết, thì sợ, sợ hết cỡ, sợ cái nỗi sợ đấy hết cỡ đúng không? Con sợ quá, thì phải sợ thôi, sợ quá, sợ chống lại nó.

Hồng Anh: Con thấy những lần mà con sợ mà nhắc Biết được ấy là cái tay mình nó gồng, nó tự nhiên nó co lại.

Thầy Trong Suốt: Ờ co.

Hồng Anh: Thả ra được cái thì nó lại hết.

Hà Vũ: Tự nhiên lúc đó con nhớ lại bài báo mà hồi trước con đọc lúc con coi những căn bệnh mà kì lạ nhất thế giới ấy, trong đó có một cái bệnh là, bệnh đó là bệnh rối loạn nhận dạng toàn diện cơ thể.

Thầy Trong Suốt: Ừ.

Hà Vũ: Ý là những người này là họ luôn muốn cắt bỏ một phần cơ thể vì họ cảm giác là những phần như tay hay chân là bộ phần thừa, không phải là thuộc cơ thể của họ.

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, chuẩn rồi.

Hà Vũ: Họ luôn có, hầu hết là họ đều có những bộ phận cơ thể bị cắt đứt, họ còn tự phẫu thuật để khỏi bệnh, bởi vì họ bị, người ta giải thích là những bệnh nhân này, họ bị thiếu hụt cái phần hình ảnh cơ thể trong não bộ của họ.

Hà Vũ: Do đó một số phần cơ thể không được não ghi nhận, khiến cho họ luôn khao khát là cắt bỏ nó đi.

Thầy Trong Suốt: Được, chuẩn rồi đấy.

Hà Vũ: Tự nhiên nhớ lúc Sư phụ nói là nó chỉ là cái suy nghĩ bảo cái phần này là của tôi gì đúng không?

Thầy Trong Suốt: Đúng rồi, nó bảo phần này không phải của con là con vứt nó đi rồi, sợ chưa?

Hà Vũ: Ghê ha.

Thầy Trong Suốt: Đấy, thân thể đấy, bài này gửi cho các bạn.

Hồng Anh: Nhưng mà khi nó bảo không phải của mình, vậy là mình gọt, mình đâu có thấy đau, giống như gọt bút chì thôi đúng không Sư phụ?

Thầy Trong Suốt: Hoàn toàn có thể luôn, hoàn toàn có thể như gọt bút chì luôn, ghê không?

Hồng Anh: Ghê.

Thầy Trong Suốt: Kinh lắm, nói chung là…

Một bạn nam: Tưởng tượng ghê nhờ.

Thầy Trong Suốt: Toàn tưởng tượng thôi mà, cái này sau này hợp với môn Không có thật, bây giờ gửi cái này lên làm nhòe cái pháp Biết đi, hoặc đăng gửi cho các bạn nhóm không có thật ấy, để các bạn Không có thật hiểu như thế nào là không có thật.

Ai cũng có thể thực hành để an lạc và hạnh phúc ngay giữa đời thường.

Để hiểu rõ hơn cách thực hành như thế nào, bạn có thể tham gia vào Câu lạc bộ UNESCO Thiền – Yoga Trong Suốt: http://trongsuot.com/ hoặc liên hệ qua địa chỉ email: tradamtrongsuotvn@gmail.com Cùng nhau, chúng ta sẽ về nhà bạn nhé!