Duyên sinh - nền móng của vô ngã

Hiểu đúng về nhân quả?

Nhân quả là gì?

Hiểu cơ bản, gieo nhân nào nhặt quả nấy.

Hiểu sâu hơn: Nhân rồi chưa đủ để ra quả, mà phải đủ duyên mới ra quả, gọi là nhân duyên. Chưa đủ duyên thì nhân gieo chưa trổ quả.

Tôi gieo nhân rồi tôi gặt quả có điều gì chưa ổn trong nhận thức này?

Có một chủ thể gieo nhân, và chủ thể đó tồn tại cho tới lúc chủ thể đó gặt quả. Hiểu theo cách đó là ngấm ngầm ẩn định là có cái tôi Như vậy phải hiểu thế nào về nhân quả cho đúng?

Nâng một cốc trà cần bao nhiêu người tham gia?

Ánh sáng, âm thanh, sành sứ, trái đất, không khí, sản
xuất máy móc, thời tiết không giông bão,

Mặt trời vẫn sáng, big bang, tầng ozon, các hành tinh bay
xung quanh, có không gian, quỹ đạo trái đất ổn định, các hệ
mặt trời khác, chưa có thiên thạch rơi xuống v.v…

Người trồng cây, người vận chuyển, người sản xuất, bố
mẹ, gia đình, đồng nghiệp, mọi người trên trái đất…

Con ong có liên quan gì? quang hợp, Con giun: tơi đất…
Mọi sinh vật liên quan

Những thứ to đùng, đến bé tí, có gì không liên quan không? Thử nghĩ
xem có 1 thứ gì không liên quan không?

Vậy có bao nhiêu duyên tham gia? Tỉ tỉ tỉ, hằng hà sa số duyên.

Không tưởng tượng hết được. Vô hạn.

Trong cuộc sống, những việc tưởng mình làm, thực chất là Ai làm?

04 Hiểu đúng về nhân quả duyên sinh Bao nhiêu nhân gây ra một quả bây giờ?

1000 nhân gây ra một quả đúng không? SAI!

Về đời, về tâm lý có thể nói là nhân này gây ra quả kia. Nhưng sự thật là vô số nhân gây ra một quả, không thể đếm hết. Cái này nương vào cái kia, cái kia nương vào các cái khác Nhân quả có tôi là nhầm lẫn:

Tin là một người gieo, một người nhận, tin là một số nhân gây ra một quả, Thực chất là không có ai gieo và không có ai nhận, và có vô số các nhân gây ra một quả 05 Duyên sinh là sự phụ thuộc lẫn nhau của cả thế giới này.

Không thể tách một sự việc ra và nói rằng nó là kết quả của một số hữu hạn các cái khác 06 Duyên sinh là gì?

Muôn vật từ duyên sinh Lại từ duyên mà diệt Bậc giác ngộ tuyệt vời Đã từng như vậy thuyết.

(Bài thơ đánh thức Xá Lợi Phất & Mục Kiền Liên 07 tìm tới Đức Phật) Duyên=điều kiện Mọi thứ trong vũ trụ này sinh ra là do duyên.

Cái này sinh thì cái kia sinh Cái này diệt thì cái kia diệt

Nhầm lẫn: Thường nghĩ là tôi sinh, nghĩa là tôi làm hoặc người khác làm.

Bất kỳ cái gì sinh, là do các điều kiện sinh. Không phải do tôi, người khác, thần linh sinh… Bất kỳ cái gì diệt, là do các điều kiện diệt. Không phải do tôi, người khác, thần linh diệt… 08 Sinh con cùng với sinh cha

Duyên sinh: không có gì tồn tại độc lập, mà không phụ thuộc vào các thứ khác

Trình độ thấp: cái A sinh rồi cái B sinh

Trình độ cao: cái A và B cùng phụ thuộc vào nhau mà sinh.

Không phải: “Sinh con rồi mới sinh cha" Mà là: “Sinh con cùng với sinh cha” = Cha con sinh cùng một lúc

Ví dụ: Không thể có người tốt mà mà không liên quan đến cách nhìn.

Nhận xét một người: Cái nhận xét và phẩm chất người đó cùng đồng thời sinh ra do phụ → thuộc. Cái nhìn và phẩm chất cùng sinh ra. KHÔNG CÓ SẴN PHẨM CHẤT Vô tự tính 10 Tôi làm hay duyên làm?

Ai đi bộ?

Các duyên, trùng trùng duyên khởi Quá trình đi, ko có ai hết, mà chỉ có các duyên đang thay đổi.

Đủ duyên thân thể mới đi, chứ ko phải thân thể có khả năng đi. Cả vũ trụ đi.

Duyên sinh quan trọng vì làm cho mọi thứ tồn tại được mà không có tôi.

Duyên sinh chứ không phải tôi sinh Không có tôi mọi thứ vẫn chạy bình thường.

11 Duyên sinh chứ không phải Tôi sinh Không có cái tôi nào được sinh ra, chỉ có duyên sinh ra thân thể, suy nghĩ...

Không có hành động nào đến từ một cái tôi, tất cả là duyên sinh Không có lời nói nào đến từ một cái tôi, tất cả là duyên sinh Không có suy nghĩ, cảm giác nào đến từ một cái tôi, tất cả là duyên sinh KHÔNG CÓ Ý CHÍ CÁ NHÂN, CHỈ CÓ DUYÊN SINH.

12 Câu hỏi về duyên sinh Bích hỏi:

“Trên đường đi xem phim James Bonds về, em có hỏi Sư Phụ là có phải anh James đã có sẵn những phẩm tính anh hùng rồi nhưng chỉ khi có người anh họ làm điều ác thì phẩm tính đó mới có dịp bộc lộ. Sư Phụ bảo ĐOẠN TRÊN LÀ SAI, đố mọi người vì sao?” 13 Bắt quả tang duyên thực hành trong cuộc sống Để thực hành duyên sinh thì cái cần nhất là BẮT QUẢ TANG DUYÊN Phải chánh niệm, nhớ ra bắt quả tang duyên: việc này là duyên sinh, không phải tôi sinh Nếu không nhớ ra, nếu đang ăn, không nhớ, thì chắc chắn sẽ tin là tôi đang ăn Chánh niệm bắt quả tang duyên là tối quan trọng, trong cuộc sống, thấy càng nhiều lần càng tốt Nhớ ra đây là duyên không phải tôi, tìm ra cụ thể duyên gì, gọi là bắt quả tang duyên 14 Ví dụ về bắt quả tang duyên Muốn bắt quả tang phải bắt cái đang xảy ra ở đây là tốt nhất.

Thấy rõ duyên gì sinh ra nó.

Để bắt quả tang nên đặt một câu hỏi, ví dụ “Ai đang làm”. Câu hỏi ấy buộc mình phải đi tìm.

Câu trả lời là gì không quan trọng, miễn là không có tôi là thành công. Càng trực tiếp càng tốt.

15 Ví dụ về bắt quả tang duyên Ví dụ:

Đi bộ, trông thấy cô bán tào phớ, nhớ đến wiser ball. Không phải tôi nhớ mà suy nghĩ sinh do duyên.

Xem quảng cáo Tiktok, Mua chăn Không phải tôi mua chăn mà hành động mua sinh ra do duyên.

V.v… Lưu ý: Tập bắt quả tang duyên trong việc trách cứ ai đó sẽ tiến bộ rất nhanh. Nên tập cho đến khi không thể trách cứ ai cả, vì hiểu họ không quyết định được gì hết, tất cả hành động của họ do duyên sinh. Không có cả họ, là thành công.

Muốn tập được như vậy thì cần thấy, bắt quả tang quyết định của mình cũng do duyên sinh, không phải tôi sinh.

16 Cảm giác có tôi cũng là duyên sinh, không sửa Cảm giác “có tôi” cũng là duyên sinh. Cảm giác đó không phải là vấn đề. Đừng diệt cảm giác đó, đó là vừa tập vừa kiểm soát quả. Hiểu đúng về duyên sinh chứ không phải tôi rồi cảm giác có tôi sẽ diệt hoặc không diệt.

Cảm giác có tôi chỉ là cái bóng.

Cái bóng trên tường, không cần diệt làm gì, mà chỉ cần nhận ra nó là cái bóng.

Cảm giác đó không có thật, chỉ là ảo ảnh, đánh nhau với nó làm gì, chỉ nhận ra.

Ai sinh ra cảm giác có tôi? Không phải là cái tôi. Mà là duyên sinh ra cảm giác 17 có tôi.

Ứng dụng của duyên sinh trong phá ngã chấp Duyên sinh là mọi thứ do hoàn cảnh điều kiện sinh ra. Như vậy không thể có vai trò của cái tôi nào trong đó cả.

Thường tin có tôi được củng cố bởi cuộc sống hàng ngày, tin là tôi làm một điều gì đó. Nhưng thấy mọi thứ là duyên làm thì không còn vai trò nào của cái tôi nữa 18 Ứng dụng của duyên sinh trong phá ngã chấp (tiếp)

Trong cuộc sống: bất kỳ hành động nào tin rằng sinh ra từ tôi, ngẫm về duyên sinh thì trong hành động mất dần cảm giác tôi sinh ra hành động đó.

Một ngày nào đó hành động đi không còn thấy là tôi đi; tương tự khi ăn, nằm, nghĩ Hiểu đúng, chánh niệm, thì từ đó duyên sinh sẽ giải quyết được ngã chấp.

19 Tôi có khả năng gì không?

Bí kíp phá mọi khả năng bằng duyên sinh 20 Phá khả năng bằng duyên sinh Tin tôi tồn tại vì tôi tin rằng tôi có một khả năng. Khi tin rằng có một cái tôi tồn tại thì nó có 3 tính chất: bất biến, tách rời và làm được cái gì đó (điều khiển thân tâm) Phá khả năng của cái tôi: Cái tôi tồn tại vì có niềm tin rằng nó có khả năng làm được cái gì đấy. Vậy có khả năng là như thế nào? Có khả năng là: Muốn làm thì làm, muốn dừng thì dừng. Vậy Tin rằng làm việc này 100% do cái tôi quyết định.

21 Phá khả năng bằng duyên sinh (tiếp) Phá là: kiểm tra xem có phải khả năng này do 100% cái tôi hay do các điều kiện mà sinh ra các hiện tượng.

Để 1 hiện tượng sinh ra được thì cần phụ thuộc vào vô số các điều kiện mà chứ không phải do cái tôi quyết định, do vậy tin rằng tôi có khả năng là không có cơ sở.

Nếu tôi đóng góp 1% trong các điều kiện này thì sao?

Kể cả trong 1% này, khi hiện tượng đó sinh ra thì cũng phụ thuộc vào vô số các điều kiện khác. Nên nói cái tôi có khả năng 1% cũng không có cơ sở.

Do vậy, tin rằng tôi tồn tại vì tôi có khả năng làm gì là không có cơ sở. Các hiện tượng vẫn xảy ra bình thường do duyên sinh mà không cần phải có tôi ở đấy.

22 Logic của việc phá khả năng Khi Bạn giơ tay được là nhờ các điều kiện khác nhau, trong đó có các điều kiện khách quan là những điều kiện bạn không thể điều khiển được.

Nếu các điều kiện khách quan này không xảy ra, thì dù muốn tay cũng không giơ lên được.

Nếu các điều kiện khách quan phù hợp xảy ra thì dù không muốn tay vẫn giơ lên.

23 Logic của việc phá khả năng (tiếp) Vì vậy, sự giơ tay của bạn được quyết định hoàn toàn bởi các điều kiện khách quan, chứ không phải bởi mong muốn của bạn.

Nói bạn có khả năng giơ tay là vô lý, mà chỉ có thể nói sự giơ tay xảy ra là do các điều kiện khách quan, hoàn toàn không phụ thuộc vào mong muốn của bạn.

24 Tôi có khả năng giơ tay Tôi giơ tay được 1. Cần những điều kiện nào để giơ tay được? Liệt kê.

Ví dụ: Tôi khỏe, tôi thở, tôi thích giơ tay. Có không khí, có trái đất, có mặt trời. Có thân thể. Bố mẹ đã sinh ra tôi… 2. Trong những điều kiện đó, những điều kiện nào bạn không điều khiển được (gọi là điều kiện khách quan)?

Có không khí, có trái đất, có mặt trời => không điều khiển được Có thân thể. Bố mẹ đã sinh ra tôi => không điều khiển được 29 Tôi có khả năng giơ tay (tiếp) 3. Không có những điều kiện khách quan đó, kể cả bạn muốn, bạn có giơ tay được không?

=> Không 4. Khi bạn không muốn giơ tay, nhưng có những điều kiện khách quan (điều kiện bạn không điều khiển được) buộc tay bạn phải giơ lên (ví dụ có ai đó khống chế cầm tay bạn nhấc lên) thì tay bạn có giơ lên không?

=> Có 30 Tôi có khả năng giơ tay (tiếp) 5. Kết luận Tôi muốn giơ tay + điều kiện khách quan phù hợp = giơ tay được Tôi muốn giơ tay + điều kiện khách quan không phù hợp = không giơ tay được Tôi không muốn giơ tay + điều kiện khách quan phù hợp = giơ tay được => Cái gì quyết định giơ tay được hay không?

=> Câu trả lời là: điều kiện khách quan phù hợp hay không quyết định giơ tay được hay không Giơ tay được hay không là do điều kiện khách quan phù hợp, không liên quan đến mong muốn của bạn.

31 Tôi có khả năng muốn Tạo ra ý muốn là do tôi quyết định, mong muốn này là do tôi tạo ra. 100% do tôi.

Nhưng để tạo ra được ý muốn cần phụ thuộc vào vô số các điều kiện.

Ví dụ: Để ý muốn đi học xuất hiện thì thầy phải tổ chức lớp học, phải có người thông báo với bạn. Để có người thông báo thì thời tiết Hà Nội phải không có giông bão lớn thì ban tổ chức mới tổ chức được, để thày tổ chức học thì thầy phải khỏe… Nếu một trong các duyên này không có, ví dụ thầy đi công tác nước ngoài, thì mong muốn đi học chiều nay cũng không sinh ra.

27 Tôi có khả năng muốn Vậy bạn có khả năng tạo ra ý muốn?

Điều kiện phù hợp = có mong muốn Điều kiện không phù hợp = không có mong muốn.

=> Cái gì quyết định mong muốn xảy ra?

=> Câu trả lời là: điều kiện phù hợp hay không phù hợp quyết định Có hay không có mong muốn là do điều kiện phù hợp hay không, không phải do tôi.

28 Truy cùng diệt tận, không cho cái tôi cơ hội Trong khi thực hành, bạn đừng dừng lại ở tập với khả năng giơ tay, bởi vì trong những điều kiện làm bạn giơ tay được, bạn vẫn còn tin bạn điều khiển được những điều kiện đó (ví dụ tôi giơ tay được vì ngoài không khí, trái đất ra còn vì tôi hay tập thể dục và tôi khỏe). .

32 Truy cùng diệt tận, không cho cái tôi cơ hội (tiếp) Điều đó chứng tỏ bạn vẫn còn nhầm lẫn ở chỗ đó, khi đó bạn hãy áp dụng phương pháp luyện tập trên cho từng niềm tin một (ví dụ tôi tập thể dục, tôi khỏe…), cho đến khi mọi niềm tin ngóc ngách trong tâm trí bạn được phơi bày và đều được thấy là không đúng với sự thật.

Bạn sẽ tự nhận thấy sự thật là mọi điều bạn làm, bạn nghĩ đều do duyên sinh, không phải do bạn sinh ra.

33