CLB Trong Suốt Bài giới thiệu về Biết

I. CON TÌM GÌ? TÌM THỨ CÓ THỂ MẤT HAY TÌM THỨ KHÔNG BAO GIỜ MẤT?

1. Nếu tin mình là thân tâm này, thì luôn khổ

Sư phụ Trong Suốt: Nhiều người tham gia vào các hoạt động của nhóm chủ yếu là để bớt khổ. Kiểu như đi phóng sinh, rồi nghe Trà đàm, rồi những bài học về tình yêu, về kinh doanh. Nhưng cơ bản những điều đó chỉ giúp mọi người bớt khổ thôi, chứ không hết được.

Bởi vì những kỹ năng cuộc đời dựa trên một cái nền tảng: Tôi là cái người này. Tôi cải tiến chính tôi, hoặc cải tiến hoàn cảnh của tôi, để tôi hạnh phúc.

Cải tiến chính tôi như là học hành thông minh, khôn ngoan lên, bớt nóng giận đi, rồi từ bi yêu thương hơn, v.v… Hoặc là cải tiến hoàn cảnh như làm thế nào để kiếm nhiều tiền hơn, làm thế nào để cô ấy thích mình trở lại… để hạnh phúc xuất hiện.

Có phải môn học nào cũng thế không? Từ học kinh doanh, học kỹ năng, học các loại học. Tôi là cái người này, nếu tôi cải tiến tốt chính tôi hoặc hoàn cảnh thì hạnh phúc sẽ đến. Ai cũng nghĩ thế hết và tất cả mọi người đang nghĩ như vậy, đúng không?

Thế nhưng cái nền móng đấy nó không thoát khỏi một thứ rất quan trọng là vô thường. Ừ cứ cho cải tiến được một đoạn đi, xong rồi vô thường đến thì sao? Mất cái cải tiến đấy, thậm chí là còn quay ngược lại mạnh hơn. Cũng tương tự như vậy, cải tiến hoàn cảnh đi! Hôm nay lên chức giám đốc đi, ngày mai có thể vào tù. Vô thường mà!

Cứ cho là cô ấy yêu mình đi. Rồi ngày mai cô ấy lại nhìn thấy một anh khác bên cạnh, hấp dẫn hơn, đúng không? Anh ấy nắm tay giỏi hơn, và thế là gì? Cô ấy đưa tay cho anh ấy.

Có phải mình đau khổ không?

Cái nền móng của việc tôi là cái người này, nếu tôi cải tiến thì tôi sẽ hạnh phúc ấy, chính cái nền móng đấy đem lại sự không hạnh phúc. Giống như mình đặt hy vọng của mình vào những thứ mà có thể mất bất kỳ lúc nào thì mình không thể hạnh phúc được, đúng Ví dụ tôi hy vọng vào sức khỏe, tôi đi tập các loại tập để cho nó khỏe, thì hạnh phúc được không? Trong khi cái sức khỏe đấy một cơn gió đến một cái là nằm liệt ra luôn.

Vậy nếu đặt hy vọng của mình vào những thứ liên tục biến mất thì mình không thể có hạnh phúc. Thế nhưng mà cả thế giới này đặt hy vọng vào đâu? Thử nhìn bố mẹ mình mà xem! Bố mẹ muốn con cái học giỏi, ngoan, sau này thành đạt. Học giỏi, ngoan, thành đạt có biến mất được không? Biến mất dễ hay khó?

Một bạn: Dễ!

Sư phụ Trong Suốt: Quá dễ! Vì thế nên bố mẹ lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, nó đang ngoan ngày mai tự nhiên nó có bầu thì sao? Đang rất ngoan, tự nhiên gì? Có bầu, hoặc làm một đứa khác có bầu. Thế là đang rất ngoan biến thành gì?

Một bạn: Hư!

Sư phụ Trong Suốt: Hư rồi, đúng không?

Đang khỏe mạnh, ngày mai bị tai nạn thì sao?

Có phải bố mẹ lúc nào cũng lo nơm nớp về con cái không? Những người có kinh nghiệm sống, đặc biệt trải qua đau khổ nhiều rồi thì sẽ hiểu cái sư phụ nói dễ hơn. Kể cả mình có tài ba đến mấy đi nữa thì những cái mình muốn đạt được, nó cũng có thể tuột khỏi tay mình bất kỳ lúc nào, mình có là một ông thần đi nữa thì cũng thế, nữa là con người.

Vì thế cái mô hình là nếu tôi cải tiến, tôi đạt được cái A, cái B, cái C bên trong hoặc bên ngoài tôi thì tôi sẽ hạnh phúc ấy, là cái mô hình bản chất nó đã chứa sự đổ vỡ rồi.

Hay nói cách khác là bản chất nó chứa sự không hạnh phúc. Phải đạt được cái A, cái B, cái C thì mới hạnh phúc thì nghĩa là gì? Nếu mất cái A, cái B, cái C thì sẽ gì? Sẽ bất hạnh.

Có đúng không?

Nên là con người khổ mãi vì thế, tất cả mọi người lớn lên đều được dạy như vậy, được học như vậy, hầu như là thế, kể cả trong đời lẫn trong đạo. Ví dụ trong đời thì thì dễ hiểu rồi, nhưng trong đạo thì mình đi tìm một cái trạng thái đặc biệt nào đó. Lúc mình đẻ ra mình có trạng thái đấy chưa? Chưa!

Nên là khi nó đến bằng cách mình cố gắng xây dựng thì một ngày nào đó có thể mất, đúng không? Cái gì có sinh thì cái đấy nó phải có diệt. Trong cả đời, trong cả đạo cũng thế thôi, nếu chúng ta đặt hạnh phúc của mình vào một thứ mà nó biến mất dễ dàng hoặc là nó có thể biến mất thì chắc chắn cuối cùng là bất hạnh.

Làm ăn giỏi thì dễ biến mất hay khó biến mất?

Một bạn: Dễ ạ.

Sư phụ: Dễ biến mất, đúng không? Được những người khác đồng ý với mình, dễ mất hay là khó mất?

Một bạn: Dễ.

Sư phụ: Quá dễ mất, đúng chưa? Mọi người nhìn mà xem, và hãy nhìn vào thứ mình đang cố mà xem! Đừng nhìn vào bạn khác, nhìn chính mình đi! Nhìn thứ mình đang cố. Mọi người ở đây ai chắc cũng phải đang cố đạt được một cái gì đấy, kể cả cố giác ngộ nhé!

Thì thử hỏi xem là cái mà mình cố đạt được đấy nếu nó không có sẵn của mình thì nó có mất đi dễ dàng không? Nếu cái mình cố mà không phải của mình có sẵn, nó phải đến mới có, vậy thì mất được không?

Một bạn: Có ạ.

Sư phụ: Mất được! Đúng không? Vì thế nên là gì? Cái sự cố gắng ấy nó đã tiềm ẩn một việc là mình sẽ khổ rồi, đấy! Thế nên mình không đặt hy vọng vào những thứ đấy được. Chỉ khi nào mình nhận ra rằng những thứ đấy nó chỉ đến cho vui thôi thì được. Còn nó đến để mình đặt hết hy vọng vào nó thì không được, mình sẽ khổ. Còn cho vui thì không sao. Đấy!

Yêu cho vui thì không sao đâu nhưng mà yêu để được hạnh phúc ấy, mà nếu không có tình yêu đấy sẽ bất hạnh ấy, thì chắc chắn là sẽ có vấn đề. Chứ còn nếu yêu cho vui thì có vấn đề gì đâu?

Huy Nam: Nhưng mà… Nhưng mà yêu cho vui em thấy giống như là kiểu không chân thành. (Bạn cười). Yêu cho vui là có thể yêu được nhiều người.

Sư phụ: Yêu chân thành cho vui, được không? Yêu chân thành cho vui?

Huy Nam: Cái đó thì em cũng...

Sư phụ: Yêu chân thành cho vui, được không? Yêu rất chân thành nhưng cũng chỉ cho vui thôi. Em có thể hoàn toàn yêu rất chân thành mà cũng chỉ vẫn là cho vui.

Giống như là em đóng một vở kịch ấy, em đóng rất chân thành, trên sân khấu em khóc sướt mướt, nhưng vẫn chỉ là để gì? Để cho vui thôi, đúng không? Yêu chân thành cho vui.

Làm cho vui được không? Khó quá, đúng không? Làm sao lại cho vui được? Làm phải làm thật chứ? Nhưng mà làm thật cho vui được không?

Một bạn: Làm thật cho vui?

Sư phụ: Ừ! Làm thật cho vui. Yêu chân thành cho vui. Thực hành cho vui, được không?

Thực hành cho vui khó quá, đúng không?

Thực hành phải cho thật chứ ai lại cho vui, đúng không? Đúng rồi! Vì nếu mình là cái người này ấy, là thân thể này này thì những chuyện quan trọng mình không thể gọi là cho vui được. Mình nói cho vui với những chuyện không quan trọng thôi. Còn những chuyện quan trọng mình không thể nói từ “cho vui” ra được nữa. Có đúng không? Vì mình tin mình là cái người này. Cái người này nó bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cái chuyện đấy, làm sao cho vui được? Đúng chưa?

Nên nói cho vui nghe tưởng là dễ. Nói cho vui chỉ khi mình nhận ra mình không phải người này. Nhưng mình cứ là người này xem, có những chuyện mình không thể làm cho vui được. Đúng không? Nói cho vui là nói cho nó vui thế thôi. (Sư phụ cười) Đúng không? Cái người này ấy, chịu ảnh hưởng rất nặng nề của mọi chuyện, rất nhiều chuyện, nên trong những chuyện nặng nề ấy nó không thể làm cho vui được. Thế nên mấu chốt của con đường tâm linh thành thật ấy, nó phải làm cho người ta thấy rằng: “Họ là ai?” Nhận ra mình là ai, sẽ thấy mình luôn ổn, ổn vô điều kiện, đó mới là mấu chốt.

Mình không chỉ là cái thân này, vì thân này làm sao nó lại biết buồn. Cái gì biết buồn?

Suy nghĩ đúng không? Thân này có buồn được không? Thân làm sao biết buồn đúng không? Thân có thể biết nóng lạnh v.v… nhưng không thể buồn được. Nhưng mình lại nói là: mình buồn. Buồn là một suy nghĩ, một cảm xúc. Vậy mình đang tin là gì? Mình phải đang tin rằng hoặc mình là cảm giác buồn đấy, hoặc cảm giác đấy là của mình, có đúng không? Mình phải là người chủ, người sở hữu hoặc người tạo ra cái buồn đấy, đúng không?

Đấy là cái trạng thái sống chung của mọi người, tin rằng mình là thân thể này và tâm trí này. Thế thì câu hỏi tiếp theo là khi nào mình sẽ hết khổ, nếu mình là cái thân tâm này? Theo mọi người đoán thì khi nào mình sẽ hết khổ? Khổ bệnh, khổ thân lẫn khổ tâm, khi nào sẽ hết? Không có bệnh nữa, sống một cách cực kỳ khỏe mạnh? Hoặc là không phải lo buồn chuyện gì nữa? Khi nào?

Chết hết không? Ai vừa nói chết, chết có hết buồn không? Theo mọi người, chết có phải hết buồn ngay không? Đang rất buồn khổ, chết phát tự nhiên cười ha hả, tự nhiên bay đi, có không?

Một bạn: Không ạ.

Sư phụ: Không có gì đảm bảo đúng không?

Còn thân thể này có hết bệnh được không?

Không, đúng không? Thế một trạng thái sống mà lúc nào cũng hoặc đang khổ hoặc sẵn sàng khổ, thì có thể nói là một cuộc sống hạnh phúc được không?

Vậy thì khi nào hạnh phúc được? Nếu mình là thân tâm này, bất kỳ lúc nào nó cũng có thể bị bệnh, tinh thần mình bất kỳ lúc nào cũng có thể bị khổ, đồng ý không? Ví dụ đang ngồi đây, hạnh phúc như thế này, làm thế nào tinh thần khổ bây giờ? Một tin nhắn, đúng không? Tin nhắn gì thì mọi người sẽ thấy khổ ngay? Mọi người tưởng tượng xem, một tin nhắn gì đó thì sẽ khổ ngay.

Một bạn: Chồng tai nạn ạ.

Sư phụ: Chồng tai nạn nặng quá. Ok chồng tai nạn, một tin nhắn. Còn tin nhắn nào nhẹ nhàng hơn không? Đọc phát khổ ngay.

Một bạn: Mất tiền.

Sư phụ: Mất tiền, được. Khổ ngay, đồng ý. Từ sáng đến tối mình nghĩ rằng mình là thân thể này, là tâm trí này, có đúng không? Kết quả là sướng hay khổ? Cái thân thể, tâm trí này nó bị chi phối bởi quá nhiều các thế lực bên ngoài, nên là bất kỳ lúc nào cũng có thể khổ được. Một con kiến có thể làm mình khổ không? Mình to khỏe thế này nhưng con kiến làm mình khổ được không?

Một bạn: Có ạ!

Sư phụ: Con muỗi?

Một bạn: Có ạ!

Sư phụ: Con muỗi không đốt mình vẫn khổ, vì sao? Vì nó cứ vo ve một cái là mình lại sợ bị đốt đúng không? Mình khó chịu. Như vậy là mình to khỏe như thế này thôi, nhưng con kiến con muỗi cũng có thể gây khổ. Tinh thần của mình cũng như vậy. Đang ngồi đây vui vẻ hạnh phúc thế này, một tin nhắn đến hoàn toàn có thể biến mình thành khổ sở ngay. Ví dụ như là gì? Nhiều lắm luôn, chồng tai nạn này, mất tiền này. Nhẹ hơn là gì? Nhẹ hơn tí đi, toàn mấy chuyện ghê quá, nhỉ. Sếp mắng đúng không? Sao giờ này chưa xong báo cáo, đúng không? Rồi còn gì nữa?

Bạn đó: Ứng viên từ chối đề nghị ạ.

Sư phụ: Ừ, hoặc tin nhắn khách hàng từ chối mua hàng của mình. Đấy, mọi người thấy dễ khổ không? Thậm chí có những chuyện mình chỉ cần nghĩ đến là mình khổ luôn. Nghĩa là mình ngồi đây hạnh phúc vui vẻ nhưng mà gia đình mình có thể có chuyện không? Gia đình có chuyện này, công việc có thể có chuyện không? Chẳng qua mình không nghĩ đến thôi, mình nghĩ đến một cái là gì?

Một bạn: Khổ luôn.

Sư phụ: Khổ luôn, đúng chưa? Từ lúc đẻ ra đến giờ, trên đời mình chỉ có thân và tâm thôi, cứ thế mà khổ thôi, vì có hai thứ để sống thôi, đúng không? Mình là thân này tâm này thân tâm này khổ, mình cũng chả có gì khác để mà nương tựa vào. Nên cái khổ rất là dai dẳng, thậm chí đến chết cũng không hết khổ được.

2. Có một thứ mình có sẵn, không bao giờ mất

Nhưng hôm nay mình sẽ được giới thiệu về một thứ mà hóa ra từ bé đến giờ mình cũng có và thứ đấy nó lại không bao giờ khổ. Con muốn nghe về cái đấy không? Nhé, mình có thân này, tâm này, hai thứ là từ bé có rồi nhưng mà lúc nào cũng khổ. Tuy nhiên, trong đời mình còn một thứ nữa, mình cũng có từ nhỏ luôn, nhưng mà cái thứ đấy lại không bao giờ khổ, mà thứ đấy lại là gì? Lại là của mình mãi mãi. Con muốn biết nó là gì không?

Một bạn: Có ạ.

Sư phụ: Nghe nhé, thử nhé. Chứ còn thân tâm này đã chán chưa? Bạn nào đã thấy hơi chán thân tâm này rồi giơ tay nào? Chán lắm rồi, hoặc là hơi chán nó rồi giơ tay xem nào?

(Một số bạn giơ tay) Con làm cái thân tâm này hơi chán rồi. Bây giờ hỏi câu chán lắm rồi thì chắc phải già mới chán đúng không? Chứ còn trẻ làm sao chán được. Làm cái thân tâm này khổ, chán lắm rồi. Không sao, hơi chán cũng được, chán lắm cũng được. Nhưng chắc chắn là gì? Chắc chắn là khổ, đúng không? Vậy thì hôm nay mình sẽ tìm xem là trên đời mình có một thứ gì mà nó lại không khổ, đồng ý Rồi, bây giờ có ai có cái chuông không?

Chuông hoặc là cái điện thoại mà có cái app kêu được tiếng chuông ấy. Kiếm cho sư phụ cái app mà nó kêu được keng một cái. (Sư phụ gõ chuông bằng cách ấn vào cái app) Nghe thấy gì không?

Một bạn: Có ạ.

(Tiếng chuông ngừng) Sư phụ: Còn nghe thấy gì không? Hết, đúng không? Lại nhé, có nghe thấy gì không? (Sư phụ ấn chuông)

Một số bạn: Có ạ.

Sư phụ: Những ai “có”, giơ tay. (Một số bạn giơ tay) Rồi, cứ giơ lên. Khi nào không nghe thấy gì nữa thì thả xuống. (Một số bạn bỏ tay xuống) Lại nhé, có nghe thấy gì không? (Sư phụ ấn chuông) (Một số bạn giơ tay) Khi nào không nghe thấy gì thì bỏ tay xuống. (Một số bạn bỏ tay xuống) Rồi, lại lần nữa này, có nghe thấy gì không?

(Sư phụ ấn chuông) (Một số bạn giơ tay) Khi nào không nghe thấy gì nữa thì bỏ tay xuống.

(Một số bạn bỏ tay xuống) Lần cuối nhé, có nghe thấy gì không? (Sư phụ ấn chuông) (Một số bạn giơ tay) Khi nào không nghe thấy gì nữa thì bỏ tay xuống.

(Một số bạn bỏ tay xuống) Ai còn giơ tay xem nào? Tai thính thế, bạn nào vẫn còn giơ, giơ cao lên. Thính không?

Con thấy các bạn này có thính không? Mình không nghe thấy gì nữa nhưng mà các bạn vẫn giơ tay, hay là tai các bạn có vấn đề?

Chắc có vấn đề rồi đúng không? Không giống mình đúng không? Khác mình quá, chắc là có vấn đề rồi. (mọi người cười) Được rồi, mọi người bỏ tay xuống đi. Sau cái màn vừa xong, phe nào đúng sẽ được cờ.

Theo các con phe nào được cờ? Nhắc lại, đầu tiên sư phụ gõ một tiếng chuông, xong hỏi là có nghe thấy gì không? Thì cơ bản là mọi người nghe hết đúng không?

Khi tiếng chuông hết, hỏi có nghe thấy gì không? Thì lẽ ra phải gì? Hạ tay xuống chứ, tại sao một số người lại giơ tay? Mình phỏng vấn thử nhé. Những ai vừa xong vẫn nghe giơ tay nào?

Một bạn: Dạ, lúc nãy Sư phụ có hỏi là ai còn nghe giơ tay? Nhưng mà Sư phụ không có hỏi là nghe tiếng chuông hay là nghe tiếng, những âm thanh khác, cho nên là con vẫn nghe tiếng quạt quay, cho nên là con vẫn giơ tay.

Sư phụ: Sao? Ai đúng? Sư phụ hỏi là còn nghe thấy gì không? Hay là sư phụ hỏi còn nghe thấy tiếng chuông không?

Bạn đó: Còn nghe thấy gì không?

Sư phụ: Thế ai đúng bây giờ? Phe nào đúng?

Một bạn: Phe còn giơ tay đúng.

Sư phụ: Những bạn giơ tay được cờ mỗi người. (Mọi người vỗ tay) Đúng chưa? Hóa ra đây mới là người thông minh này.

Sư phụ hỏi là còn nghe thấy không cơ mà.

Nếu không nghe thấy gì thì làm sao nghe được lời sư phụ? Đúng không nhỉ? Sư phụ hỏi còn nghe thấy gì không, nếu con không nghe thấy tí gì hết thì con có nghe nổi những lời sư phụ để mà giơ tay lên hay bỏ tay xuống

Một bạn: Dạ không.

Sư phụ: Không, đúng không? Như vậy con vẫn đang nghe như thường, chuẩn không?

Vẫn đang nghe chứ không phải không nghe, có đúng không? Con chỉ không nghe thấy cái gì?

Một bạn: Tiếng chuông.

Sư phụ: Không nghe tiếng chuông thôi, nhưng cái khả năng nghe của con có mất đi không? Cho dù là âm thanh tắt đi, thì khả năng nghe còn hay mất? Còn đúng không?

Hay nói rộng ra một chút, nghe là một khả năng của biết thôi. Khả năng biết của con ấy, nghe chính là biết âm thanh đúng không?

Cái khả năng biết của con còn đấy hay mất đi khi âm thanh tắt? Vẫn còn đúng không? Bây giờ câu này khó hơn nhé, giả sử không có âm thanh nào nổi lên, ví dụ mình vào một căn phòng cách âm, thì câu hỏi là còn nghe

Một số bạn: Còn.

Sư phụ: Vào một căn phòng cách âm hoàn toàn, cách âm tuyệt đối thì câu hỏi là còn nghe không?

Một số bạn: Còn.

Sư phụ: Không có âm thanh sao nghe được.

Ai cảm thấy là vẫn còn gnhe, giơ tay? (Một số bạn giơ tay) Wow! Hết âm thanh rồi sao còn nghe? Nếu không còn nghe thì làm sao biết là gì?

Một số bạn: Hết âm thanh.

Sư phụ: Cái việc mình nghe thấy sự không có âm thanh gì, mình biết rằng không có âm thanh, chứng tỏ mình còn đang nghe. Bằng chứng nhé, khi mình đang không nghe âm thanh gì, tự nhiên có một âm thanh nổi lên, có nghe không?

Một số bạn: Có.

Sư phụ: Như vậy cái khả năng nghe phải đang ở đấy. Nên khi âm thanh nổi lên, nó mới biết là có âm thanh. Cái khả năng nghe ấy, đúng không nhỉ?

Như vậy có thể nói là khả năng biết của mình, nó có liên tục từ sáng đến tối hay không?

Câu hỏi này bắt đầu khó hơn. Từ lúc mình thức dậy, xong đi làm, xong tối về đi ngủ, có phải lúc nào mình cũng có khả năng biết hay Ai thuộc trường phái là “không” giơ tay xem nào? “Không, làm gì có chuyện lúc nào cũng có khả năng biết. Mải làm việc quá khôn biết gì cả. Hợp lí không? Chồng mình gọi xong mình không thưa , . “Em mải gì? “Em mải lướt Facebook quá, không biết gì cả”, có đúng không? Mải lướt Facebook quá phải biết cái gì?

Một số bạn: Biết lướt Facebook.

Sư phụ: Biết lướt Facebook chứ. Làm sao không biết gì đúng không? Tối thiểu khi mình đang lướt Facebook hay ngắm một người con trai đẹp thì vẫn biết cái gì? Hình ảnh. Không thể nói không biết gì hết được, đúng không?

Khi đang thức mình có luôn biết hay không?

Vậy mọi người thử kiểm tra xem, có đúng là khi mình đang rất sống bình thường thế này thì mình luôn luôn biết hay không? Thử nhớ lại trong cuộc đời mình, có khoảnh khắc nào khi mình đang thức bình thường thế này, mà mình lại chẳng biết gì cả không? Hay là lúc nào mình thức bình thường, mình cũng đang biết. Những ai nhớ được một đoạn mà lúc đấy mình đang thức bình thường nhưng mình chẳng biết gì hết, giơ tay?

Một bạn: Nhiều lúc buồn ngủ con chỉ thấy lờ mờ, không biết gì hết.

Sư phụ: Con vừa nói là con có cảm giác rằng?

Lờ mờ không biết cái gì hết, đúng không?

Một bạn: Vâng.

Một bạn: Chứng tỏ con biết cái gì? Có cảm giác lờ mờ không biết gì hết. Vậy chứng tỏ trong khoảng thời gian đấy phải biết cái gì?

Một bạn khác: Biết cái lờ mờ.

Sư phụ: Biết cái lờ mờ chứ. Vậy trong khoảng thời gian đấy, mình biết cái lờ mờ hiện ra chứ không bảo là không biết cái gì hết. Không biết gì hết là nó không biết một tí cảm giác nào.

Hải Minh: Mắt thì nó vẫn mở nhưng mà lúc đấy là không biết cái gì.

Sư phụ: Mắt vẫn mở?

Hải Minh: Vẫn nhìn.

Sư phụ: Biết mắt mở, biết đang nhìn. (Mọi người cười) Tại sao không biết gì hết?

Hải Minh: Nhưng mà lúc đấy con nghĩ là mọi thứ dừng lại hết ấy.

Sư phụ: Biết đang nghĩ là mọi thứ dừng lại hết. (Mọi người cười) Ô chứng tỏ là càng ngày biết càng nhiều đúng không? Biết mắt mở, biết đang nhìn, biết là một suy nghĩ bảo là gì?

Không biết cái gì hết, mọi thứ dừng lại hết.

Như vậy vẫn biết đúng không? Mình biết cái lờ mờ chứng tỏ mình đang…? Mình biết một suy nghĩ là không biết gì hết, chứng tỏ là…?

Hải Minh: Đang biết cái gì đấy.

Sư phụ: Đang biết cái gì đấy. Được rồi, như vậy mọi người đồng ý là cái khả năng biết này luôn ở cùng mình, tối thiểu là khi mình thức không?

Lúc đang ngủ có biết hay không?

Câu hỏi khó hơn này, vậy lúc ngủ mình còn có khả năng biết không? Hay là ngủ cái là mất luôn khả năng biết? Ai thuộc trường phái là ngủ mất luôn khả năng biết, chẳng biết gì cả, giơ tay xem nào? Khi ngủ tôi chẳng biết cái gì, mất sạch khả năng biết luôn. (Một bạn giơ tay) Rồi, bằng chứng nào con nói là ngủ không biết gì hết?

Một bạn: Lúc con ngủ mà con không mơ con sẽ không biết gì hết xung quanh.

Sư phụ: Nếu con không có khả năng biết lúc đấy, thì người ta vỗ vai con, con có biết không? Có tỉnh được không?

Bạn đó: Có tỉnh.

Sư phụ: Vô lý! Không biết cái gì hết, không có khả năng biết?

Bạn đó: Thì đang ngủ rồi, còn người ta vỗ vai là tỉnh rồi.

Sư phụ: Không, con đang ngủ chưa tỉnh. Mà nếu con không có khả năng biết gì hết, liệu người ta vỗ vào con, con có cảm nhận được

Bạn đó: Không.

Sư phụ: Không, đúng không? Người ta dội nước lạnh vào mặt, có tỉnh được không? Vẫn tỉnh đúng không? Nếu mình không có khả năng biết, thì làm sao mình lại biết vỗ vai, biết nước lạnh vào mặt, đúng chưa? Như vậy là gì? Lúc mình ngủ ấy, mình không thể nói là mình mất khả năng biết. Bằng chứng là ai cũng có thể gì? Vỗ vai, dội nước, thậm chí là đánh mình một cái là mình tỉnh dậy. Thậm chí không đánh luôn, mà chỉ cần gọi thôi cũng tỉnh đúng không?

Như vậy cái khả năng biết có mất khi đi ngủ không? Nó đang không biết những cái thứ xảy ra xung quanh, chứ không phải là nó không biết cái gì hết. Nó không biết là góc phòng có con muỗi hay không? Nó không biết là trên giường có người nào khác nằm cạnh không. Nhưng nó vẫn biết là ai đấy vỗ vai nó một cái. Ai đấy dội nước vào mặt, nó vẫn biết. Như vậy khả năng biết còn hay không khi ngủ? Nếu mất sạch khả năng biết thì sao? Không gọi được, đúng chưa? Như vậy ngay cả khi ngủ thì sao? Vẫn đang biết. Ai đồng ý giơ tay? (Mọi người giơ tay) Ai vẫn thấy mơ hồ giơ tay?

Sư phụ nói rõ hơn. Khi ngủ khả năng biết vẫn ở đấy và vẫn có thể biết bằng chứng là vỗ vai, dội nước, giật điện, gọi… thì vẫn tỉnh.

Như vậy cái khả năng biết đang ở đấy. Vì nếu không biết gì hết, không có khả năng biết gì hết thì không gọi dậy nổi nữa luôn, đúng chưa? Ở đây ai đã từng ngủ mà ở ngoài có một âm thanh, xong mình mơ về âm thanh đấy luôn chưa? Ví dụ ở ngoài có tiếng ti vi nói chuyện gì đấy, xong mình mơ chuyện đấy luôn. Hoặc là tiếng mẹ mình nói gì đấy, xong mẹ mình đi vào trong mơ mình luôn, có Minh An, khi ngủ con khóc có biết không?

Nếu không biết thì làm sao mà dậy để chăm nó được. Như vậy chứng tỏ khi ngủ vẫn gì?

Minh An: Vẫn biết ạ.

Sư phụ: Nếu không thì không nuôi được con luôn. Nhờ khả năng biết đấy mà mới có thể nuôi được con đúng không? Mới có thể mơ màng, những âm thanh bên ngoài vẫn chui vào tai. Ở đây đã ai đã từng trải qua chuyện âm thanh bên ngoài đi vào giấc mơ mình chưa? Con lấy ví dụ xem nào?

Bạn Tâm: Dạ thưa Sư phụ, có một lần con ở ký túc xá, bạn con đang nói chuyện điện thoại với người nhà của bạn ấy ở Việt Nam, nhưng mà lúc con đang ngủ con lại cứ nghĩ rằng bạn ấy đang nói chuyện với con trong mơ luôn.

Thế là bạn đấy hỏi đến đâu con trả lời đến đấy luôn như là…

Sư phụ: Như thật luôn?

Bạn Tâm: Vâng. Như thật luôn, nên là con trả lời trong mơ, nên kể cả miệng con cũng nói luôn.

Sư phụ: Đấy, tốt. Như vậy khi mình ngủ âm thanh vẫn đi vào giấc mơ của mình được.

Nếu mình mất khả năng biết khi ngủ, thì liệu âm thanh có vào trong mơ được không?

Không, đúng không? Như vậy cái khả năng biết, nó phải tiếp tục xảy ra khi đang ngủ, đồng ý chưa?

Chết rồi có biết hay không?

Bây giờ câu hỏi này hơi khó hơn nữa vì phải chịu khó đọc sách. Chết rồi còn biết không?

Tâm nói xem nào.

Bạn Tâm: Dạ, theo như con được biết, nếu như lúc mình chết rồi mà cái tâm thức của mình, nó vẫn biết.

Sư phụ: Chết sẽ có trung ấm, xong rồi có tái sinh. Thì suốt quá trình trung ấm và tái sinh đấy, có biết không?

Bạn Tâm: Dạ có ạ.

Sư phụ: Trung ấm là gì? Trung ấm là quá trình mình có một cái gọi là ý sinh thân. Chết xong thì mình không còn thân. Mình tưởng tượng rằng mình có một thân thể, xong rồi mình gặp chuyện này chuyện kia, trong 49 ngày. Sau 49 ngày đấy thì mình lại tái sinh đến một chỗ mới, có thể là một người ở chỗ khác, hay là mình lên cõi Phật, hoặc cõi người, hoặc xuống cõi thú, thì trong 49 ngày đấy có biết không? Có biết đúng không? Nếu không biết thì làm sao mà trải qua một tiến trình trung ấm, các loại cảnh vật hiện tượng hiện ra.

Tái sinh có biết không? Theo con khi tái sinh, một cái bào thai trong bụng mẹ, nó có biết gì không? Ở đây ai đã từng có tí kinh nghiệm nào. Theo con bào thai trong bụng mẹ có biết không?

Minh Huyền: Theo con thì là có, bởi vì là khi mà mẹ làm việc bị mệt quá hoặc như nào đấy thì em bé ở trong bụng thì cũng sẽ có phản ứng.

Sư phụ: Đúng rồi. Có ai có kinh nghiệm đẻ con nói thử xem nào. Theo các con thì em bé trong bụng có biết gì không? Hay là đẻ ra mới biết chứ, trong bụng thì biết cái gì.

Minh Huyền: Dạ, theo con là em bé trong bụng biết. Ví dụ mình uống đồ nóng hoặc lạnh quá em bé sẽ đạp. Hoặc là mình coi phim hành động thì em bé cũng đạp luôn.

Sư phụ: Thế à? Ở đây ai đã từng có bầu, theo Minh An thì sao? Con con được mấy tháng rồi ấy nhỉ? Thử nói xem nào. Trong bụng mẹ, em bé có biết cái gì không?

Minh An: 2 tháng ạ. Bình thường thì con ít khi quát to. Có hai lần con quát to thì em bé ở trong bụng giật mình luôn.

Sư phụ: Đấy, thấy chưa?

Minh An: Như kiểu là nó nhắc luôn là mình đang cáu ấy.

Sư phụ: Đúng rồi. Em bé biết, đầu tiên là biết cái trạng thái của mẹ đúng không? Hoặc là nghe thấy âm thanh đấy luôn. Có ai nói chuyện thử với em bé trong bụng bao giờ chưa?

Minh Dung: Dạ thưa Sư phụ, con có một kỷ niệm là cái hồi con có bầu được tuần ạ, con đi siêu âm, thì bé quấn nhau thai hai vòng cổ. Ngày nào con cũng nói chuyện là, bây giờ nếu mà con quấn cổ như thế thì sinh con sẽ rất là khó. Cho nên là con chịu khó gỡ ra đi, cái vòng đấy không đẹp đâu. Nói hầu như hằng ngày ạ, thì đến cái lần siêu âm tiếp theo thì khoảng hay tuần con không nhớ nữa, đi siêu âm thì bạn đã tháo được cái vòng đấy luôn rồi ạ.

Sư phụ: Kinh không?

Minh Dung: Bạn ấy lộn lộn vòng hay tháo sao đấy không biết.

Sư phụ: Thấy chưa? Kì diệu chưa? Đúng

Minh Dung: Dạ.

Sư phụ: Đấy, em bé hoàn toàn có thể nghe được đúng không? Thậm chí có thể hiểu được luôn. Nhưng mình chưa nói đến khả năng hiểu, mình chỉ nói khả năng biết đã.

Vẫn biết được đúng không? Uống nước nóng lạnh này, trạng thái của mẹ này, lời mẹ nói ảnh hưởng đến em bé. Như vậy là ngay trong bào thai, cũng đã gì rồi? Biết.

Vừa đẻ ra oe oe biết không? Biết gì? Biết mình khóc oe oe, khóc nghe âm thanh đúng không? Biết gì? Vỗ mông thì nó khóc, chứng tỏ nó phải biết cái vỗ mông đấy chứ, đúng không nhỉ? Tè ra bỉm có khóc không? Ị ra có khóc không? Nó phải biết đúng không? Nó phải cảm nhận được nóng lạnh. Có thể nó chưa hiểu thôi, nhưng mà nó gì? Vẫn biết.

Như vậy là gì? Từ lúc mình đẻ ra đến lúc mình chết, kể cả lúc mình ngủ, lúc nào mình cũng có một cái khả năng, gọi là khả năng biết.

Khả năng này có ai đem cho mình không?

Như vậy có phải là thứ luôn có, có sẵn trong mình không? Tất cả chúng ta, tuy rằng trí thông minh, khả năng suy nghĩ có thể khác nhau. Nhưng chúng ta đều có điểm chung là gì? Chúng ta đang gì? Đang biết.

3. Thứ luôn sẵn có và giống nhau giữa mình, đứa bé và con chó là gì?

Không chỉ chúng ta có điểm chung với nhau, mà chúng ta với một con chó, có điểm chung gì? Tuy rằng khẩu vị khác nhau, đúng không?

Nhưng cái gì chung nhau? Cái khả năng biết giống nhau. Khả năng biết của chó với của con người là như nhau. Có thể con người phân biệt được nhiều mùi, nhiều màu hơn, đúng không? Cách phân biệt, gọi là khả năng phân biệt thì khác nhau. Nhưng khả năng biết thì giống nhau.

Mình và một đứa bé, khả năng biết của ai cao hơn? Khả năng phân biệt đương nhiên mình hơn nó rồi, đúng không? Nó chưa chắc nhìn ra được người quen họ hàng, đúng không?

Nó chưa chắc đã đọc được chữ, thì đấy là khả năng phân biệt, khả năng nghĩ. Nhưng cái khả năng biết một cái gì đó hiện ra, thì ai hơn ai? Một cái hình hiện ra trước mặt nó, nó có biết không? Nó không phân biệt được cái hình gì. Nhưng con nghĩ là mắt nó thấy toàn màu trắng không? Hay nó thấy cái hình hiện ra? Thấy hiện ra được chứ, đúng không?

Như vậy là khả năng biết của mình với đứa bé, trông thế thôi, thực ra là giống nhau. Khả năng phân biệt là khả năng nghĩ khác nhau.

Như vậy mình, đứa bé, con chó đều có chung một cái gì? Khả năng biết, hay đều có tính Biết, đúng không? Đều có tính là biết-cái- gì-đó. Mọi người đồng ý không? (Một số bạn giơ tay) Rồi, theo con cái tính Biết này, nó có rời khỏi con được không?

Nó là một cái có sẵn rồi, nhưng mà nó có trốn được không? “Tao chán mày lắm rồi, tao sẽ đi chỗ khác”? Ở đây tất cả mọi người thử cố hết sức dừng khả năng biết của mình lại đi, đừng biết gì nữa đi. “Tôi quyết định không biết gì hết”, thử xem nào. Ở đây có ai làm nổi không?

Dùng hết tài năng sức mạnh của mình đi, “tôi sẽ không biết gì hết”. Có ai làm được không?

Như vậy khả năng biết này ấy, không những là sinh ra cùng mình, mà nó không bao giờ rời đi đâu hết, đúng chưa?

Như vậy đời mình không chỉ có cái thân thể, tâm thức này, đời mình còn có một cái nữa, là gì? Là cái Biết này, khả năng biết này, mọi người đồng ý không?

Đời mình có thân thể, suy nghĩ và Biết đúng không? Suy nghĩ có thể mất không? Có chứ đúng không? Nhưng Biết có mất không? Khi không có suy nghĩ thì Biết có ở đấy không?

Biết biết cái gì? Biết không có suy nghĩ đúng không? Khi không còn tay nữa, ví dụ như là bị tai nạn mất tay, thì Biết nó biết cái gì? Biết là không có tay. Như vậy là thân thể có thể bị mất, suy nghĩ có thể mất nhưng có một thứ không thể mất, đó là cái gì? Thậm chí chết rồi mà còn biết. Thậm chí là chưa sinh ra đời mà đã biết. Như vậy đấy có phải là kho tàng xưa nay của mình không?

Nó là một cái kho tàng mà mình có sẵn từ đầu, từ xưa tới nay, chứ không phải là ai mang cho mình, đúng không? Cái hiểu biết mình đang có thì là do sư phụ, do thầy cô, do bố mẹ mang cho mình. Nhưng cái khả năng biết, cái tính Biết có phải do bố mẹ hay là sư phụ hay thầy cô đưa cho mình không? Nó là khả năng tự có, có sẵn của mỗi người. Và nó không rời mình đi đâu bao giờ cả, nó luôn ở đây. Thậm chí chân tay mất, suy nghĩ mất, thì Biết vẫn không mất, vẫn đang biết. Mọi người đồng ý không?

Như vậy đời của các con không phải chỉ có thân và tâm, mà có một thứ mới nữa, gọi là mới, nhưng nó mới hay cũ? Nó cũ lắm rồi, cũ đến mức độ nào? So với thân và tâm cái nào cũ hơn? Cái Biết khi còn chưa có thân thể này ra đời thì nó đã biết rồi đúng không? Đấy là thứ mà xưa nay mình có. Cái khả năng biết là một thứ mà lâu nay mình có nhưng mình không nhận ra mà thôi.

4. Thứ không bao giờ khổ

Sư phụ: Câu hỏi khó hơn này, cái Biết này nó có khổ không? Thân thì có khổ, tâm thì có khổ rồi đúng không? Vậy thì cái Biết này nó có bị khổ không?

Ví dụ như là khổ đến, “khổ quá chẳng muốn biết nữa”, cái Biết nó có thế không? Tôi khổ lắm rồi, tôi chả muốn biết cái gì nữa. Có bao giờ cái Biết nó bị thế không? Hay là khổ đến thì nó biết khổ, sướng đến thì nó biết sướng?

Một cách dễ hiểu hơn này, trong một cái mặt gương, mặt gương đại diện cho khả năng biết nhé, có một cục cứt hiện ra, hỏi mặt gương có buồn không? “Tự nhiên cứt hiện ra trong mặt tôi” – Hỏi mặt gương có buồn không, có khổ vì cứt không? Hay là cứt hiện ra thì biết là gì? Cứt hiện ra, đúng chưa? Xong một đóa hoa đứng trước mặt gương, mặt gương có vui không? Tôi vui quá vì trong tôi có bông hoa.

Hay là bông hoa hiện ra thì biết là có bông hoa?

Thì cái Biết cũng như vậy, khi nỗi buồn hiện ra, cái Biết nó có buồn không? Nó bảo là ôi trời ơi, sao tôi lại đi biết cái buồn thế này? Cái Biết nó có bảo là tôi buồn quá vì biết cái buồn này không? Tôi thích biết bông hoa cơ, thích biết niềm vui cơ, hay là buồn đến thì biết là buồn, và vui đến thì biết là vui. Theo các con thì sao? Cái Biết này nó có khổ khi bị buồn và sướng khi bị vui không? Hay buồn đến thì biết là buồn, sướng đến thì biết là sướng?

Minh Thu: Dạ, theo con thì không.

Sư phụ: Vì sao?

Minh Thu: Dạ vì khi nó hiện ra thì nó biết có bông hoa, có cứt thì nó biết có cứt ạ.

Sư phụ: Ừ, đúng rồi. Cái Biết có bao giờ phát biểu “tôi buồn quá các bạn ơi” không? Nó chỉ đơn thuần làm việc đơn giản thôi là gì? Là biết thôi. Buồn hiện ra thì? Biết buồn. Cứt hiện ra thì? Biết cứt. Đúng không?

Như vậy trong ba thứ mình có là thân thể, suy nghĩ và Biết thì cái nào có thể bị buồn, vui, đau khổ? Cái nào không thể bị buồn, vui, đau khổ?

Thân tâm có thể khổ và đau. Nhưng thân đau, Biết có đau không? Thân đau thì Biết nó biết là có đau. Giống như là trong gương hiện ra cục cứt thì mặt gương phản ánh hình cục cứt, nhưng có thể bẩn không? Khi mình buồn, cái Biết có mờ đi không? Hay là nó vẫn biết rõ là đang buồn? Khi mình vui cái Biết nó có rõ hơn không? Hay nó vẫn biết là đang vui?

Bạn đó: Con thấy nó vẫn thế, vẫn biết. Biết cái gì biết cái đấy thôi, chứ nó không rõ lên hay là mờ đi.

Sư phụ: Ừ, không rõ lên, không mờ đi, đúng

Bạn đó: Dạ.

Sư phụ: Như vậy trong đời con khi đau khổ đến, thì thực ra cái gì không bị ảnh hưởng bởi đau khổ? Có thân thể, có suy nghĩ, có Biết.

Bạn đó: Con nghĩ mình nhận biết được cái đau khổ đấy.

Sư phụ: Biết cái khổ. Vậy thì cái Biết nó bị khổ không?

Bạn đó: Cái Biết nó không bị khổ.

Sư phụ: Đúng rồi, bằng chứng nhiều khi con đang tức, mà con vẫn biết rõ con đang tức.

Đang buồn biết rõ đang buồn. Nếu cái Biết kém đi làm sao biết được nữa?

Nhưng vẫn biết bình thường, đúng chưa? Tức mà biết rõ đang tức. Buồn biết rõ đang buồn. Nghi ngờ biết rõ nghi ngờ. Khó chịu biết rõ đang khó chịu.

Như vậy trong cả bốn trường hợp đấy, cái Biết vẫn rõ ràng bình thường. Nó không hề bị ảnh hưởng bởi nghi ngờ khó chịu bực tức đúng không? Nó biết rõ những cảm xúc tiêu cực nhưng nó lại gì? Không bị ảnh hưởng đúng không? Bắt đầu thấy kì diệu chưa?

Con có ba thứ trên đời này, hai thứ rất dễ khổ, còn một thứ thì sao? Không bị ảnh hưởng bởi khổ. Nếu khổ đến nó biết là khổ, nếu sướng đến nó biết là sướng. Bây giờ con bắt đầu thấy nó quý chưa? Nó quý vì sao? Nó không khổ trong khi những thứ khác khổ. Nó không bị ảnh hưởng trong khi những thứ khác?

Một bạn: Bị ảnh hưởng.

Sư phụ: Bị ảnh hưởng. Bắt đầu thấy kho tàng có sẵn này quý chưa? Những ai thấy hơi quý giơ tay nào? (Một số bạn giơ tay) Rồi, mọi người biết chuyện “Chàng ăn mày giàu có” chưa?

Ngày xửa ngày xưa ở vương quốc nọ, có một… Ai muốn làm ăn mày nào? Có một nàng ăn mày tên là Vũ Dương. Nàng ăn mày Vũ Dương sinh ra trong một hoàn cảnh vô cùng khổ sở. Đó là gì? Bố mẹ chết hết, để lại cho nàng đúng một mảnh đất bằng cái chỗ ngồi luôn. Vũ Dương quá đau khổ, suốt ngày ngồi ở chính mảnh đất đấy, lạy ông đi qua lạy bà đi lại, cho tôi một gì?

Một bạn: Một xu.

Sư phụ: Ừ, một xu đúng không? Tôi nghèo đến nỗi gì? Không có một xu dính túi. Nếu con là Vũ Dương, con thấy khổ không? Rồi, bây giờ cần một cần một đại sư. Đại sư nữ cho nó oách? Nữ đại sư Diệu Tâm.

Có một đại sư tròn tròn, đúng không? Nữ đại sư tròn tròn béo béo, trông rất là phúc hậu, đi qua nhìn thấy Vũ Dương và nói: “Trời ơi, bố mẹ của con là bạn của sư phụ. Bố mẹ con trước khi mất có nói với sư phụ là để lại cho con một kho tàng vô cùng lớn. Một hũ vàng rất lớn, chôn ở ngay dưới mảnh đất mà con đang ngồi”. Thế là Vũ Dương cảm thấy thế nào? Sung sướng quá, đào cật lực. Kết quả là gì? Đúng là dưới mảnh đất mình đang ngồi có một gì? Hũ vàng to, tiêu mười đời không hết.

Sướng không? Chúc mừng Vũ Dương cái nhỉ?

(Mọi người vỗ tay) Nếu con là Vũ Dương con có mừng không? Hũ vàng giải cứu tất cả khó khăn khổ sở, tiêu mười đời không hết.

Sướng đúng không?

Câu hỏi là thế từ đầu, từ lúc đẻ ra ấy, Vũ Dương giàu hay nghèo?

Một bạn: Giàu.

Sư phụ: Vì sao lại giàu? Vì lúc đấy đã sở hữu gì rồi?

Một bạn: Hũ vàng.

Sư phụ: Hũ vàng. Vì là khi mà mình chưa sinh ra, bố mẹ đã để cho mình hũ vàng, chôn dưới mảnh đất đó rồi. Như vậy đẻ ra đã giàu hay nghèo?

Một bạn: Giàu.

Sư phụ: Thế tại sao lại sống khổ sở như vậy bao nhiêu năm? Giàu mà không biết mình giàu. Cứ tưởng mình là?

Một bạn: Nghèo.

Sư phụ: Nghèo đúng không? Vậy thì cái người mang cho bạn sự giàu có, có phải là đại sư Diệu Tâm không? Ai là người mang lại giàu có cho Vũ Dương? Cái sự nhận ra là mình có sẵn hũ vàng hay là đại sư Diệu Tâm mang hũ vàng đến cho bạn? Như vậy là bạn ấy đã giàu sẵn rồi. Chẳng qua là không gì thôi?

Một bạn: Không biết.

Sư phụ: Không nhận ra là mình đang giàu.

Đến một ngày có người chỉ cho mình biết là mình đã giàu rồi thì sao? Mình nhận ra mình đã giàu, thế là giàu có. Như vậy giàu có phải là quyền lợi bẩm sinh của Vũ Dương không?

Vũ Dương đã giàu sẵn rồi nhưng mà không biết rằng mình có tài sản đấy. Khi có người chỉ cho mình biết mình có tài sản đấy, mình khai thác một cái thì sao? Giàu luôn, đúng Ở đây ai nghe bắt đầu cảm thấy mình hơi giàu rồi, giơ tay? (Một số bạn giơ tay) Chuyện này là chuyện ẩn dụ thôi nhưng mà nghe xong thấy hình như mình cũng hơi giàu. Vì mình cũng có một hũ vàng, chôn dưới đất đã lâu rồi, nhưng chưa ai chỉ cho mình là mình có vàng, đúng chưa? Hình như giàu, nhưng mình chưa đào lên, hoặc là chưa khai thác.

Trạng thái hạnh phúc thật sự Hôm nay là ngày chúng ta nên ăn mừng, vì sao? Hôm nay có người chỉ cho mình biết là:

Ô mình giàu rồi, mình có một cái tính Biết, mà cái tính Biết nó lại không thể khổ được, không thể mất được. Tài sản này xịn hơn cả hũ vàng nhé. Hũ vàng còn bị cướp được, nhưng cái Biết này có ai cướp được không?

Không thể cướp được, không thể mất được, mà lại không khổ được. Nếu như có ai chỉ cho cách khai thác để dùng cái Biết này một cách trọn vẹn, liệu mình có sướng được không? Có thể được.

Các con khổ vì tin mình là thân tâm này. Nếu ngày nào đó, con nhận ra rằng mình là cái Biết, không phải cái thân tâm này, thì con hết khổ. Đấy là con đường trực tiếp để ra khỏi khổ. Con đường gián tiếp là đổi cách suy nghĩ, đúng không? Ví dụ con nhiều kỳ vọng thì con tập cái gì? Bước vô thường đúng không? Con hay ghen con tập gì? Ghen tập gì bây giờ? Bước vô thường, ok được. (Sư phụ cười) Con hay sân hận tập gì? Cũng Bước vô thường à? Rồi, tóm lại là mình dùng cách đổi suy nghĩ, để mình có những suy nghĩ đúng hơn, tốt hơn. Mình sống rất là thoải mái tinh thần, mình nghĩ toàn những điều tốt đẹp, không kỳ vọng gì… nghe rất là oách đúng không? Đấy là một trạng thái.

Loại thứ là gì? Suy nghĩ đến thì biết là đến, đi thì biết là đi, vui biết là vui, buồn biết là buồn. Mình không bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ, còn suy nghĩ hoàn toàn có thể tích cực hoặc tiêu cực. Một ngày nào đó, tưởng tượng đi, mình có một trạng thái mà không bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ. Chỉ biết suy nghĩ thôi, mà không bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ. Hỏi trạng thái nào là hạnh phúc thật sự?

Giống như ngày xưa có một bậc giác ngộ là Marpa. Khi con ông ấy chết, ông vẫn khóc bình thường. Học trò hỏi: “Tại sao sư phụ dạy chúng con đời là một giấc mơ, mà sư phụ thực hành lại kém thế? Sư phụ dạy đời là một giấc mơ mà con sư phụ chết sư phụ lại khóc như gì”.

Thì Marpa nói: “Nếu đời là một giấc mơ, thì đây là một đại giấc mơ”. Thế là khi vợ ông chạy đến, thấy ông đang ngồi khóc, muốn khóc cùng, định xông vào lu loa cùng, thì sao? Ông đứng dậy mỉm cười, đọc bài thơ rồi đi mất.

Tự do khỏi cảm xúc là như vậy, biết cảm xúc mà tự do. Muốn khóc thì khóc, muốn cười thì cười nhưng không bị ảnh hưởng. Đấy là một trạng thái. Trạng thái kia là gì? Là mình toàn suy nghĩ tích cực thôi. Lúc nào mình cũng mỉm cười, trong đầu mình toàn nghĩ những điều tốt đẹp. Mình không muốn bám một cái gì hết, sống rất là thanh thản. Trạng thái nào là hạnh phúc thật sự? Và vì sao? Đấy, câu này là câu quan trọng.

Một bên toàn là những điều tốt, sau khi đã tập nhiều rồi nên tôi đổi được cách suy nghĩ.

Sau 20 năm thực hành, tôi đã toàn nghĩ được những suy nghĩ gì? Tốt đẹp, không bám chấp, không kỳ vọng v.v… Một bên là sau 3 năm thực hành, tôi đã tự do với suy nghĩ tốt hoặc xấu. Suy nghĩ đến thì biết là suy nghĩ đến, không đến thì biết là không đến, chỉ biết thế thôi, không bị ảnh hưởng bởi nội dung của suy nghĩ nữa. Trạng thái nào là trạng thái hạnh phúc thật sự?

Và vì sao nữa? Cái vì sao rất quan trọng, có ai trả lời được không? (Một số bạn giơ tay)

Minh Trưởng: Theo con là ở trạng thái thứ hai ạ. Trạng thái mà mình tự do khỏi cảm xúc và suy nghĩ.

Sư phụ: Ừ, vì sao?

Minh Trưởng: Vì cái việc mình suy nghĩ tích cực chỉ khi nào mình có sức khỏe thôi. Hay là cuộc sống mình có tốt thì mình có thể suy nghĩ tích cực thôi chứ ví dụ mình mệt mỏi thì cái tích cực nó yếu hơn mà có thể là tiêu cực luôn.

Sư phụ: Tích cực thì nó thường hay vô thường?

Minh Trường: Vô thường.

Sư phụ: Hôm nay mình toàn nghĩ tốt, mình học Pháp rất giỏi, sau 30 năm… Mọi người biết chuyện “Nhẫn” chưa nhỉ? Muốn nghe chuyện không?

Mọi người: Có ạ.

Sư phụ: Minh Trưởng là một đại sư nổi tiếng.

Ông nổi tiếng về khả năng nhẫn nhục của mình. Sau 30 năm thực hành, ông có thể gọi là đệ nhất nhẫn nhục ở một ngôi chùa nọ, oách chưa? Ngày nào cũng ngồi trước cửa chùa viết chữ gì?

Một số bạn: Nhẫn.

Sư phụ: Nhẫn. Và thập phương bá tánh đi qua, ông liền tặng cho một chữ. Danh tiếng của ông đồn xa đến mức, khắp vùng xung quanh, rất nhiều người muốn đến để học về sự nhẫn nhục. Và mỗi lần họ đến, chỉ cần nhìn dáng ngồi đẹp đẽ trước sân của Minh Trưởng, mà trong lòng họ dâng lên một sự nhẫn nhục không thể tả nổi. (Mọi người cười) Và một ngày kia… cần một nhân vật, dốt đặc cán mai, không biết chữ. Ở đây có ai đóng vai không biết chữ không?

Một bạn: Amo.

Sư phụ: Amo không biết chữ á? Ở đây có ai dốt thật ấy, ở đây văn hóa thấp nhất là ai? Có ai lớp không? Lớp có ai không? Con lớp mấy?

Minh Hương: Lớp 10.

Sư phụ: Lớp 10, rồi, được. Ngày kia, ở trong vùng có một bà bán kẹo kéo. Trình độ chỉ… Không, trong chuyện này trình độ chỉ mẫu giáo. Lớp biết chữ rồi còn đâu nữa. Minh Hương, một cao thủ bán kẹo kéo, trình độ mẫu giáo, đi qua nghe tiếng đại sư Minh Trưởng đã lâu bèn đến gần, trong lòng tràn đấy kính phục, hỏi : “Sư phụ ơi, sư phụ viết chữ gì thế?”, không biết chữ mà!

Theo con Minh Trưởng trả lời thế nào? Giọng phải rất là đại sư từ bi chỉ bảo cho Minh

Hương: “Ta viết chữ Nhẫn đấy”. Thế là Minh Hương thán phục quá xoa xoa tay thế này, đứng bên cạnh nhìn. Còn Minh Trưởng cứ tiếp tục viết chữ.

Năm phút sau Minh Hương lại vỗ vai sư phụ hỏi: “Sư phụ ơi, sư phụ viết chữ gì thế?” Thì Minh Hương đang không biết chữ mà, không biết chữ thì học tí là quên ngay đúng không?

Minh Trưởng trả lời: “Đương nhiên rồi, nãy giờ ta vẫn viết chữ Nhẫn”. Minh Hương lại xoa tay kính trọng, đứng bên cạnh.

Năm phút sau lại gì? Vỗ vai: “Sư phụ ơi, sư phụ viết chữ gì thế?”. Nếu con là Minh Trưởng thì sao? Bắt đầu gằn giọng đúng không? “Ta viết chữ Nhẫn!”. Còn gì nữa, hỏi ba lần mà thầy vẫn trả lời đúng không? Minh Hương đi đi một vòng, bắt đầu xoa tay sung sướng, rất là cảm phục. Còn Minh Trưởng viết tiếp, hết tờ này đến tờ khác. Một lúc sau, Minh Hương lại cầm một tờ lên lật ngang lật dọc, nhìn qua nhìn lại, xong nhìn vào thẳng mặt sư phụ nói là gì? “Sư phụ ơi, sư phụ viết chữ gì thế?”. Sao, Minh Trưởng, nếu là con, con sẽ nói câu gì?

Minh Trưởng: Con nghĩ là lúc đó con sẽ giật luôn cái chữ khỏi tay của chị Minh Hương, bảo: “Bỏ đây cho ta, đừng có xem nữa!”

Sư phụ: Minh Trưởng giật lại tờ giấy và ném thẳng vào mặt Minh Hương: “Nhẫn, đồ ngu, Nhẫn!!!” (Mọi người cười) “Đồ ngu, nhẫn, đây là nhẫn, đồ ngu!!!” Sao, còn nhẫn được

Minh Trưởng: Hết rồi ạ.

Sư phụ: Vì sao hết nhẫn? Vì vô thường thôi đúng không? Vô thường thì hôm nay nhẫn ngày mai gì?

Một bạn: Hết nhẫn.

Sư phụ: Vậy cái gì nhẫn thực sự? Trong toàn bộ câu chuyện, đúng là ông Minh Trưởng này không nhẫn, nhưng có một thứ nó vẫn nhẫn?

Minh Trưởng: Đó là tính Biết.

Sư phụ: Vì sao con lại nói là nó vẫn nhẫn?

Minh Trưởng: Bởi vì là cho dù chị có nói thế nào thì con vẫn biết được điều mà chị ấy nói.

Sư phụ: Cho dù là Minh Hương nói làm cho Minh Trưởng hài lòng, hay dù Minh Hương làm cho Minh Trưởng tức giận, thì cái Biết nó vẫn chấp nhận. Nó biết cả hai thứ, đúng

Minh Trưởng: Đúng ạ.

Sư phụ: Nó nhẫn đến mức là gì? Có nói gì nó vẫn biết, nó không từ chối bảo là bà này dốt quá, tôi không biết nữa. Nó có bảo thế

Minh Trưởng: Không ạ, không bao giờ từ chối.

Sư phụ: Không từ chối gì hết, đúng chưa? Hỏi một trăm lần thì biết một trăm lần. Tức hay là không tức thì vẫn gì?

Minh Trưởng: Vẫn biết.

Sư phụ: Như vậy trong câu chuyện vừa xong, tưởng là không có ai, không có cái gì nhẫn.

Nhưng có một thứ rất nhẫn là gì? Cái Biết nó rất là nhẫn đúng chưa?

Như vậy những trạng thái tinh thần, nó đến rồi đi. Các con học bao nhiêu Pháp sư phụ rồi, bao nhiêu người đạt được trạng thái là trong lòng không có một chút lo toan giơ tay? (Mọi người cười, không ai giơ tay) Vì sao lại không đạt được? Đúng rồi, vô thường thôi đúng không? Cứ cho hôm nay không lo đi, ngày mai vô thường đến lại gì?

Một bạn: Lát nữa lại lo thôi ạ.

Sư phụ: Lát nữa là lo toan ngay. Nhưng có một thứ nó không bị ảnh hưởng bởi lo toan.

Không lo toan thì nó biết là không lo toan. Có lo toan nhưng chỉ đơn giản biết là có lo toan.

Một lúc sau lại hết lo, nó lại biết gì? Hết lo toan, đúng chưa? Cái thứ đấy có phải là nó hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc Bây giờ quay lại hai trạng thái, theo con trạng thái nào thực sự hạnh phúc, hạnh phúc vô điều kiện? Trạng thái mà toàn những suy nghĩ tốt đẹp, hiểu biết, có gọi là vô điều kiện không? Vì sao lại không vô điều kiện? Phải rất thông minh hiểu biết thì con mới đạt được như vậy, rồi nó cũng có thể đến thì cũng có thể lại đi, đúng không?

Còn cái Biết thì nó vô điều kiện hay có điều kiện? Tại sao nó lại vô điều kiện? Con rất ngu dốt thì cái Biết nó có biết không? Con rất thông minh, có biết không? Con rất già, rất trẻ, đúng không? Rất điên… Đố con biết, người điên có biết không? Người điên khác người thường ở chỗ nào? Người điên khác người thường ở chỗ là cách nghĩ của họ ngược với cách nghĩ người thường. Ví dụ như là, Amo đang ngồi đây, tự nhiên bốc đất ăn, điên hay thường?

Một bạn: Điên.

Sư phụ: Tại sao bảo bạn điên? Bạn ăn đất trong khi mình ăn gì? Cơm. Vậy thì bất kì con giun nào cũng điên, đúng không? Vì nó ăn đất mà, đúng không nhỉ? Như vậy người điên khác người thường ở chỗ nào? Nó chỉ khác cách nghĩ thôi.

Người điên khi họ nghĩ rằng ăn được đất thì họ cũng đang…?

Người thường nghĩ là đừng có mà ăn đất, ăn đất là điên, thì người đó cũng đang…?

Đang biết suy nghĩ đấy, đúng không?

Như vậy việc Biết không bị ảnh hưởng bởi buồn với vui, cái an ổn đấy nó mới thực sự là vô điều kiện. Còn hạnh phúc mà cứ phải vui thì mới hạnh phúc, cứ phải suy nghĩ tích cực thì mới hạnh phúc, vẫn là hạnh phúc gì? Rất là điều kiện, đúng không?

Vậy thì bây giờ mình thử nhìn xem, Cái Biết này nó có kì diệu không? Vì sao lại kì diệu?

Mình cảm nhận xem có gì kì diệu không? Và vì sao?

Một bạn: Dạ thưa Sư phụ, con thấy tính Biết rất là kì diệu vì nó có sẵn, nó luôn ở đó và không bao giờ bị mất đi.

Sư phụ: Ừ. Không những thế mà nó còn không hề bị ảnh hưởng…?

Bạn đó: Dạ, bởi những sự kiện ở bên ngoài.

Sư phụ: Đúng rồi, bởi cảm xúc của chính mình, bởi môi trường bên ngoài. Nóng biết nóng, lạnh thì biết lạnh, buồn biết buồn, đúng không? Nếu con có ba tài sản: một là thân này, hai là suy nghĩ, ba là Biết thì tài sản nào bây giờ con thấy nó quý hơn?

Bạn đó: Dạ con thấy tài sản Biết là cái quý nhất ạ.

5. Con tìm gì? Tìm thứ có thể mất hay tìm thứ không bao giờ mất?

Thế cái gì trên đời này không bao giờ mất, không bao giờ khổ? Khi trong lòng mình bắt đầu có một câu hỏi: Ô! có gì không bao giờ có thể mất không nhỉ? Thì đấy là ngày mọi người bắt đầu đi tìm sự thật, gọi là gì cũng được, gọi là Ala cũng được, gọi là Thượng đế cũng được, gọi là Đạo cũng được, tìm một thứ mà không bao giờ mất.

Khi nào mình đặt câu hỏi đấy thì mình bắt đầu đi tìm Đạo, hay tìm sự thật. Dù không biết gì về Đạo hết nhưng trong lòng mình muốn tìm một thứ không mất được. Giống như ngày xưa sư phụ đi tìm cái hạnh phúc không mất được. Mình khổ quá, mình cảm thấy là phải tìm một loại hạnh phúc không mất được. Ngay lúc đấy mình không định nghĩa là hạnh phúc không mất được đâu, mình chỉ nói là mình muốn tìm một cái loại hạnh phúc mà nó vô điều kiện, nó tuyệt đối thôi. Nhưng bản chất là nó không mất được.

Khi mình bắt đầu tìm một thứ không thể mất được thì gọi là bắt đầu đi tìm Đạo, bắt đầu bước vào con đường Đạo. Khi nào mình tìm những cái mà nó có thể mất được thì mình chưa tìm Đạo.

“Nếu bạn đi tìm sự thật thì sự thật sẽ đi tìm bạn.” Sự thật sẽ đến, cái mà mình tìm nó sẽ tìm mình. Nó tìm mình không nhất thiết là khi mình cứ phải đang đẹp đẽ đâu, có khi là mình phá sản đã, đúng không? Tìm mình nhưng đầu tiên là bằng trải nghiệm phá sản để khẳng định một lần nữa là chỉ có cái tuyệt đối đấy nó mới không thể mất. Nó tìm mình bằng cách là tình yêu tan vỡ chứ không phải cứ tìm mình theo kiểu tuyệt vời đâu, để lại thấy rằng tình yêu là thứ tan vỡ được còn nó không thể tan vỡ được, đúng chưa? Nó tìm mình có thể bằng cách cho mình ô nhục để nhận ra điều gì? Đấy, bao nhiêu danh tiếng, sự nghiệp cũng tan biến dễ dàng.

Nên là khi bạn bắt đầu tìm Đạo, thì Đạo bắt đầu tìm bạn. Nhưng đừng nghĩ là Đạo tìm bạn lúc nào cũng là một con đường sáng long lanh, có khi phải trải qua nhiều chuyện kinh hoàng. Nhưng nếu mà mọi người vẫn tìm thì Đạo bắt đầu hiện dần dần ra và biểu hiện rõ nhất của Đạo đấy là có một ông sư phụ nói về sự thật tuyệt đối cho mình nghe. Không phải bất kỳ ông sư phụ nào, mà phải cái ông sư phụ nói cho mình về sự thật tuyệt đối cơ. Có ông sư phụ nói mình về là con hãy từ bi hỉ - xả đi thì không phải, vì đấy là từ bi hỉ xả có thể mất được không? Hôm nay từ bi hỉ - xả, ngày mai có thể bị gì?

Một vài bạn: Bị điên.

Sư phụ: Điên luông đúng không?

Hãy kiểm tra xem mình đang đi tìm một thứ có thể mất hay mình đang tìm một thứ không thể mất? Nếu mình vẫn đến đây để tìm một thứ có thể mất thì mình đang đứng ngoài cửa nhìn vào. Nếu mình bắt đầu tìm một thứ không thể mất, dù nó mơ hồ đến mấy đi nữa, dù không biết nó là cái gì, không nhất thiết phải rõ ràng, định nghĩa được như sư phụ nói đâu, rất mơ hồ nhưng mà vẫn tìm, thì khi đấy dù ngồi qua trên Internet vẫn là ngồi ở đây.

Ngược lại, ngồi đây nhưng mà vẫn là ở ngoài, hoàn toàn có thể, vì mình vẫn đến đây để tìm một thứ có thể mất. Còn thích gọi nó tên là gì cũng được thôi. Con thích tìm Sự thật, con thích tìm Tình yêu vô điều kiện. Có không?

Một bạn: Có.

Sư phụ: Đúng không? Đấy, con thích tìm một cái nắm tay vĩnh cửu. (Mọi người cười) Ơ, vĩnh cửu là đúng rồi, không thể mất mà.

Một vài bạn: Vâng.

Sư phụ: Bạn Nam bảo con muốn được nắm tay vĩnh cửu, cái nắm tay mà không bao giờ mất. Con muốn nắm tay bạn ấy trọn đời trọn kiếp, kiểu kiểu đấy, mãi mãi về sau không bao giờ rời ra. Đúng rồi. Kể cả cái mong muốn là nắm tay một người mà trọn đời trọn kiếp mãi mãi về sau ấy thì ở đó cũng phải có sự thật, nếu không làm sao nắm người ấy được.

Một vài bạn: Vâng.

Sư phụ: Đúng không? Vừa nắm tay một cái bảo mặt em trông như con khỉ. Thế là người ta gì? Giật tay lại tát mình một cái, rồi bỏ đi.

(Mọi người cười) Thế là coi như mất còn gì nữa, đúng không?

Đấy, nhưng nếu như bạn Nam tìm một cái nắm tay không thể mất thì đang đi tìm Đạo. Thì sư phụ đề nghị mọi người thử suy ngẫm xem. Những người đang ở đây và những người online, mình đang tìm cái gì?

Bắt đầu chỉ cần thế thôi, nó mơ hồ cũng được. Giống như ngày xưa sư phụ đi tìm cái gọi là hạnh phúc không mất được nữa. Khổ quá mà. Nhiều khi vì lí do mình quá khổ mình mới tìm hạnh phúc mà không mất. Thế thôi.

Mình mất nhiều quá rồi. Hạnh phúc, bình an.

Có bạn tìm sự thật vĩnh viễn cũng được.

Bạn nào nói là tâm không thù hận nữa. OK rất tốt. Nhưng cái không thù hận đấy bạn muốn không thù hận kiểu nào? Không thù hận mãi mãi, không thù hận thực sự, không thù hận dù người ta làm gì mình cũng được, thì cái đấy là cái không bao giờ mất. Bạn Thiện Huy đúng không?

Một bạn: Dạ.

Sư phụ: Còn nếu không thù hận theo kiểu là, ừ hôm nay không thù hận nhưng ngày mai nó mà tấn công mình một trận, đánh mình một trận, chửi mình một trận, đào mồ, đào mả tổ tiên mình lên chửi thì mình trở lại mình thù hận, thì cái đấy không phải cái sư phụ đang nói.

Đấy, cho các con một ví dụ nhé là các con đừng nghĩ rằng nghe Đạo là kinh khủng, như bạn Thiện Huy nói là muốn là tâm không thù hận nữa. Sư phụ chỉ hỏi con là cái không thù hận kiểu nào thôi. Kiểu người ta làm gì mình cũng không thù hận thì là đúng cái sư phụ đang nói rồi. Nhưng mà kiểu đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên để không thù hận ấy, kiểu lúc nào mình cũng phải mỉm cười, tâm lúc nào cũng an lạc, xong nó chửi ông bà mình phát là sao?

Một vài bạn: Điên lên.

Sư phụ: Đầu điên lên rồi. Nhẫn nhẫn nhẫn ấy. Thì đấy không phải cái sư phụ nói. Chứ còn rất OK với việc là không thù hận nữa, rất đúng.

Quỳnh Giang nói là gì? Con muốn tâm mình bình lặng đón nhận mọi thứ đến với mình. Cũng hệt như vậy, cũng rất OK nhưng câu hỏi của sư phụ là: thế bình lặng kiểu nào? Dù bất kỳ sóng gió nào cũng bình lặng hay là một thứ bình lặng nào đó mà con cảm thấy mất được?

Ví dụ nhé, có một cái câu chuyện rất hay của phương Đông là Tây du ký. Biết Tôn Ngộ Không khởi đầu con đường Đạo bằng tìm cái gì không? Tôn Ngộ Không có ai nhớ

Một bạn nam: Có ạ.

Sư phụ: Cậu ấy đi tìm cái gì?

Một bạn nam: Phép thuật.

Sư phụ: Không phải phép thuật, nhầm rồi.

Thế chưa đọc truyện đấy rồi. Trước khi cậu đi tìm sư phụ dạy phép thì động cơ của cậu ấy là gì? Lý do cậu tìm cái gì?

Trong một buổi tiệc, Tôn Ngộ Không mở tiệc rất lớn, thì có một con khỉ già uống rượu lăn ra chết. Ngộ Không mới hỏi những người xung quanh là liệu ta có thoát chết được không? Đúng không?

Một bạn nam: Trường sinh bất lão.

Sư phụ: Đúng rồi. Thì bầy khỉ bảo, không, Đại vương kiểu gì chả chết. Sống 500 năm là cùng. Kể cả Đại vương từ đá sinh ra sống 111 5000 năm rồi cũng chết thôi. Ngộ Không hoảng quá và thôi không làm Đại vương nữa.

Đúng không? Đóng bè ra biển đi tìm cái gì?

Một bạn: Trường sinh.

Sư phụ: Trường sinh bất tử.

Nên là tác giả Ngô Thừa Ân ấy, ông ấy là cao thủ đạo Phật. Mà không phải đạo Phật kiểu như là đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên. Nó thành đạo Phật bị tầm thường hóa rồi. Đạo Phật thật sự ấy là đi tìm cái sự thật cuối cùng.

Một bạn nam: Trường sinh bất lão.

Sư phụ: Ừ trường sinh bất lão, ở mức cao nhất là không sinh không diệt. Ngộ Không đi tìm cái trường sinh bất lão, nhớ không? Sau này Ngộ Không mới đóng bè vượt biển đi tìm sư phụ.

Đầu tiên là gì, sợ chết và tìm trường sinh bất lão. Như vậy lúc đấy Ngộ Không không nghĩ được là sau này thành Đấu Chiến Thắng Phật đúng không?

Bạn nam đó: Dạ.

Sư phụ: Nhưng lúc đầu có định nghĩa là đi tìm chân lý tuyệt đối, tìm chân như không?

Ngộ Không có biết gì đâu. Cậu tìm một cái thứ không diệt được là trường sinh bất tử đúng không? Thế là đi hỏi mọi người, ở đâu có người dạy cái trường sinh bất tử. Họ không biết.

Khi cậu đóng bè vượt biển ấy, lên bờ biển, mới lấy quần áo của người thường mặc vào, xong rồi bị chê là con khỉ, thì mới hỏi ở đây có ai dạy trường sinh bất tử không? Họ không biết, chỉ có một người nói có một ông Bồ Đề Tổ sư ông ấy dạy Pháp thôi, cậu lên đấy mà hỏi. Nhưng trước đấy cậu vẫn hỏi mọi người là đi tìm trường sinh bất tử. Đấy, điểm bắt đầu của con đường, con đường đạo thật sự nhé. Thế gian này rất nhiều con đường đạo, ai cũng bảo là đạo hết. Sư phụ chỉ nói về cái tuyệt đối này thôi này. Để bắt đầu con đường đạo chân chính, đi tìm sự thật tuyệt đối là mình tìm thứ không thể mất được. Đấy, truyện Tây Du Ký nó ẩn dụ quá hay luôn.

Một bạn nam: Hay.

Sư phụ: Con dùng từ gì cũng được. Con muốn gọi là viên mãn cũng được. Con thích thì gọi là hạnh phúc thực sự, cái gì cũng được. Câu hỏi là cái con tìm có mất được Con tìm một cái như là sống thật thọ thì cũng được nhưng mà câu hỏi là cái sống thọ con nói theo ý nào. Thọ theo kiểu là tuổi, tuổi hay là tuổi, hay là cái thọ không biến mất được, không chết được?

Con tìm tình yêu thực sự, OK. Thực sự là thế nào? Thực sự là khi người ta đánh mình, đuổi mình là mình hết yêu họ hay thực sự là người ta có làm điều xấu thì mình vẫn yêu họ.

Nếu con tìm cái loại thực sự theo kiểu là người ta làm gì mình mình cũng yêu họ thì đấy là cái sư phụ nói rồi đấy, không mất được. Đúng không? Còn con tìm một cái mà người ta đánh đấm, chửi con, thậm chí là người ta hại đến thân thể hoặc là người thân của con là con quay sang không yêu nữa thì đấy là cái mất được.

Nếu con tìm một thứ mất được thì không phải chỗ này rồi, không phải sư phụ này rồi.

Có hàng vạn sư phụ khác có thể nói cho con về cái đấy nhưng mà cái không thể mất được ấy thì chỉ có một số người nói cho con thôi.

Nên mỗi người thử hỏi xem là con tìm cái gì?

Hồng Anh: Dạ. Bạn Giang Nguyễn ạ: “Em muốn mình có thể góp một phần nhỏ vào việc giúp người khác hạnh phúc thật sự vĩnh viễn ạ. Trước tiên em cần tìm sự thật cho chính mình đã ạ .”

Sư phụ: Chuẩn rồi, bạn nói rất đúng. Muốn giúp người khác hạnh phúc vĩnh viễn thì mình phải biết cái vĩnh viễn nó là cái gì chứ?

Hồng Anh: Bạn Minh Hảo ạ: “Tìm cách để sống không đau khổ nữa ạ.”

Sư phụ: Loại không đau khổ nào? Không đau khổ vô điều kiện hay không đau khổ có điều kiện. Bạn Hảo hỏi thêm với chính mình, thế mình tìm loại không đau khổ nào? Có điều kiện hay vô điều kiện?

Hồng Anh: Dạ. Bạn Khánh Đan: “Tìm sự tự do ạ.”

Sư phụ: Cũng tương tự như vậy. Những cái từ như là: “ không đau khổ” này, “tự do” là những từ rất hay, nó mô tả cái trạng thái của sự thật. Trạng thái của sự thật tuyệt đối, nó không có đau khổ, nó rất tự do. Nhưng câu hỏi là thế cái bạn tìm đấy có thể mất được không? Tự do mà không mất được thì khác với tự do có thể mất.

Hồng Anh: Bạn Khoa Võ ạ: “Tìm hết khổ ạ.”

Sư phụ: Được, hết khổ thì hết khổ có thể mất hay hết khổ không thể mất? Hết khổ có thể mất thì dễ ấy mà, cố gắng suy nghĩ tích cực.

Thế là xong, cần gì phải tìm sư phụ, đúng không? Ví dụ thế. Nên câu hỏi là gì? Là bạn tìm cái có thể mất hay không?

Hồng Anh: Bạn Lâm Hương ạ: “Ban đầu thì con muốn sống hạnh phúc, không còn vật lộn với cuộc đời này nữa. Giờ thì con muốn biết hạnh phúc thật sự là như nào ạ?”

Sư phụ: Được. Cái hạnh phúc thật sự là cái mà không bị ảnh hưởng bởi điều kiện bên ngoài dù đó là cái gì? Đúng chưa? Nếu mà bạn hỏi là hạnh phúc nào là thật sự. Thì cái thật sự là cái không thể mất. Cái có thể mất thì nó không thật sự.

Hồng Anh: Bạn Hà Thu ạ: “Con muốn tìm sự thỏa mãn cho bản thân một cách vĩnh viễn trong mọi hoàn cảnh, mọi sự việc.”

Sư phụ: Được. Thỏa mãn vĩnh viễn. Rất tốt.

Hồng Anh: Bạn Thanh Xuân ạ: “Con muốn tìm một hạnh phúc không thể mất.”

Sư phụ: Được.

Hồng Anh: Bạn Khánh Nguyệt: “Con muốn tìm bình an không điều kiện ạ.”

Sư phụ: Được. Rất tốt.

Hồng Anh: Bạn Tùng Bùi: “Con muốn tìm sự tĩnh lặng trong tâm hồn.”

Sư phụ: Tương tự như thế. Tĩnh lặng nó có hai loại. Tĩnh lặng trong tâm hồn như kiểu ngồi thiền một lúc nó tĩnh lặng hay là cái tĩnh lặng vô điều kiện? Lúc nào cũng tĩnh lặng.

Không cần phải đợi ngồi thiền, không cần phải có điều kiện gì, và cũng chẳng sợ cái gì cả. Đấy. Con phải tìm xem tĩnh lặng nào. Phát biểu rất tốt nhưng mà con hỏi mình một cách sâu sắc hơn: là mình tìm cái có thể mất hay

Hồng Anh: Dạ, bạn Minh Thùy ạ: “Con muốn tâm luôn được bình an.”

Sư phụ: Đấy. Con hãy hỏi thêm câu: loại bình an nào? Có điều kiện hay vô điều kiện? Có thể mất nghĩa là gì? Nghĩa là điều kiện thay đổi cái là mất, thì mình gọi là có thể mất. Vô điều kiện là gì? Là thay đổi nó cũng không mất. Mình tìm loại bình an có điều kiện hay vô điều kiện, có thể mất hay không thể mất?

Hồng Anh: Dạ, bạn Đức Hiệu ở Nha Trang:

“Con chỉ muốn tìm bình an. Hiện tại con chỉ bình an một thời gian ngắn rồi lại bất an khi gặp sóng gió mới. Vậy bình an thật sự ở đâu để đi tìm ạ?”

Sư phụ: Bình an thật sự không bị ảnh hưởng bởi sóng gió bên ngoài, ý bạn là thế đúng không? Bạn ấy tìm cái loại bình an thật sự mà không bị ảnh hưởng bởi sóng gió. Còn bình an mà bị ảnh hưởng bởi sóng gió thì nó không gọi là gì?

Hồng Anh: Bình an thật sự.

Sư phụ: Không thật sự nữa, đúng không? Nó là bình an giả tạm. Tạm là đương nhiên rồì nhưng mà nó không thật sự nên gọi là giả.

Hồng Anh: Bạn Thúy Nguyễn ạ: “Con muốn tâm mình không bị dao động vào những chuyện vui buồn trong cuộc sống ạ.”

Sư phụ: Tâm bất biến gì?

Mọi người: Giữa dòng đời vạn biến.

Sư phụ: Giữa dòng đời vạn biến. Được. Câu đấy cũng có thể hiểu hai nghĩa đấy. Theo kiểu là tương đối thì là kiểu như mình đắc đạo rồi thì mình hạnh phúc, nhưng nó chỉ là tương đối thôi. Làm thế nào mà tâm biến động như gì mà vẫn hạnh phúc, vẫn bình an như thường, đấy mới là tuyệt đối. Đúng Bình an tương đối và bình an tuyệt đối Để sư phụ phân tích lại cho dễ hiểu. Có hai loại bình an. Bình an tương đối là gì? Là tâm con nó bình an, theo kiểu mà con hay nghĩ là bình an, thấy trong lòng nhẹ nhàng, không căng thẳng, không lo lắng, không oán trách giận hờn, thế là nó bình an.

Loại thứ hai là con đang rất nóng giận vẫn bình an. Rất lo lắng mà vẫn bình an. Hay nói cách khác là gì? Sự nóng giận xuất hiện mà vẫn bình an, sự lo lắng xuất hiện mà vẫn bình an.

Loại thứ nhất gọi là bình an tương đối. Vì sao? Vì đang không lo lắng tự nhiên có lo lắng hiện ra là mất, là bất an. Đang không nóng giận, nóng giận hiện ra là bất an. Loại thứ hai mà sư phụ nói đến là bình an tuyệt đối. Dù nóng giận hay không nóng giận vẫn bình an như thế. Dù lo hay không lo vẫn bình an như thế. Đấy gọi là cái bình an tuyệt đối.

Đấy. Sư phụ giúp con phân biệt. Khi nào con thấy rằng bây giờ cái quái gì hiện ra ấy thì tâm con vẫn bình an. Thì đấy là bình an tuyệt đối. Suy nghĩ gì hiện ra đi nữa con vẫn tĩnh lặng thì là tĩnh lặng tuyệt đối. Cảm xúc gì, đến đi thế nào đi nữa con vẫn tự do, thì là tự do tuyệt đối.

Khi hỏi: Khi nào bạn bình an? Trả lời: Khi nào tôi không nóng giận nữa, tôi không lo lắng nữa thì tôi bình an. Có phải điều kiện của nó là không nóng giận, không lo lắng không?

Vậy mất đi điều kiện đấy thì sao? (Mọi người xì xào) Lại bất an. Vậy thì bạn chưa hiểu thế nào là bình an tuyệt đối rồi. Bình an tuyệt đối là gì? Chửi người khác như rươi mà vẫn bình an. Có thể không? Nghe khó tin quá đúng không? Đánh đập, chửi mắng, la hét vẫn bình an, đúng không? Trong lòng suy nghĩ chạy cuồn cuộn vẫn bình an như thường. Sóng gió bên trong lòng, bão giông lòng ta mà vẫn bình an như thường. Thì đấy là bình an tuyệt đối.

Mà cái bình an tuyệt đối đấy thì nó chỉ có trong một chỗ duy nhất thôi, đó là cái sự thật tuyệt đối thôi. Còn tất cả cái tương đối nó không thể làm được.

Đây chỉ là gợi ý thôi, để mọi người hình dung là trên đời có cái đấy. Mình nghe khó tin đúng không? Quái! Sư phụ nói thế nào trong lòng đang lo lắng mà vẫn bình an á? Nghe thấy ảo quá. Đúng rồi sư phụ bảo trong lòng đang lo lắng mà vẫn bình an đấy. Tin không? Không tin đi chỗ khác. (Mọi người cười) Người nào tin ở lại nghe tiếp. Đúng không? Nhưng cái loại ấy rất khó tin, tại vì sao? Vì ông ấy nói cái gì nó vô lý thế? Đang nóng giận sao gọi là bình an? Đang lo lắng sao lại bình an? Ừ thế mà lại có đấy. Có Đại bình an.

Giống như là trong bộ phim có cảnh đánh nhau giết người, thì cái màn hình nó vẫn bình an, nó chẳng lay động gì cả. Đúng không?

Không phải hình trong đấy đánh nhau thì tôi bất an, xong đến cảnh hòa bình thì tôi bình an. Mà có cảnh gì đi nữa thì cái màn hình ấy nó vẫn bình an. Sư phụ đang nói về trạng thái của cái màn hình. Màn hình dù nó chiếu ra vô vàn cảnh nhưng nó không bị ảnh hưởng bởi bất kì cảnh nào hết. Vì thế nó bình an. Đúng chưa? Cái màn hình nó có thể hạnh phúc dù trong đấy có cảnh đau khổ. Đúng không?

Ví dụ như là, ở đây mọi người có thế thấy một người đang khóc mà người ấy vẫn bình an, có tin được không? Đang khóc lóc, kiểu ôi chết rồi, chết rồi ngày mai sống thế nào bây giờ, thế mà vẫn bình an. Quá khó tin đúng không?

Đấy. Nhưng nó là thế đấy, sư phụ đang nói về cái đấy đấy. Cái nào dưới cái đấy thì không phải cái sư phụ nói. Cái nào nói rằng bạn tập một thời gian thì tâm bạn sẽ bình lặng thì không phải cái sư phụ nói.

Hồng Mão: Con muốn thưa Sư phụ là con nghe pháp của Sư phụ nhiều rồi , con cũng thực tập nhiều, con thấy là từ khi học Sư phụ thì cuộc sống của con nó khác hẳn ạ. Cho nên là con thấy là mọi thứ bây giờ là mình nhận rõ là Biết nó biểu diễn ra thì tất cả mọi sự việc nó xảy ra ở cuộc đời mình, nếu mà tự tại, nếu mà chấp nhận nó và mình hiểu rằng đấy chỉ là nó biểu diễn thôi. Cho nên là cuộc sống của con hay là các con của con, hay là các cháu của con, nó có vấn đề gì đấy thì con vẫn thấy bình thường, con vẫn thấy là, đấy nó chỉ là biểu diễn, và rồi nõ cũng sẽ luôn luôn như thế. Thế nhưng mà nó hết cảnh này rồi nó sang cảnh khác thôi. Cho nên là mình cũng không phải nặng nề hay không phải… nên từ ngày mà con theo Sư phụ mà con học nhiều thì con thấy cuộc sống của con chẳng có gì mong cầu cái gì hay là…

Sư phụ: Ừ thế là con quá chủ quan rồi. Quá chủ quan. Một hoàn cảnh xấu hơn đến liệu con còn có sự bình an con vừa nói hay

Bạn Hồng Mão: Vâng.

Sư phụ: Con phải đặt cho mình câu hỏi đấy.

Một hoàn cảnh khó hơn, kinh khủng hơn, kinh hoàng hơn liệu mình còn giữ cái bình an hay không?

Bạn Hồng Mão: Con thưa Sư phụ là nhiều khi là hai mẹ con hay ngồi tranh luận các thứ thì bạn ấy cũng có hỏi con là: “Mẹ có thực như thế không? Mẹ có thực là…”

Sư phụ: Cho ví dụ nhé, hòn đá đập vào đầu con, quên sạch cái sư phụ đã giảng.

Hồng Mão: Vâng.

Sư phụ: Thế liệu con còn được như thế nữa không? Hòn đá đập vào đầu con, con quên béng cái sư phụ đã từng giảng, thì liệu con còn cái mà con vừa nói hay không? Thì con mới hiểu là cái mà con đang có là dễ mất hay khó mất. Đúng không? Sư phụ có thể tự tin nói rằng hòn đá đập vào đầu, sư phụ sẽ không mất những cái mà sư phụ không thể mất. Nhưng con thì sao? Con có tự tin như thế không? Đấy là sự khác nhau đấy, con hiểu không? Nghĩa là mình chủ quan không được đâu. Mình đi vào con đường này mình không nên chủ quan. Hỏi những câu như vừa xong, hòn đá đập vào đầu mình quên hết các lời sư phụ dạy thì mình còn có cái loại bình an mình nói không? Cái bình an của sư phụ thì hòn đá đập vào đầu vẫn như cũ. Nhưng bình an con vừa nói đến ấy, hòn đá đập vào đầu là con sẽ không còn như cũ nữa. Đúng chưa? Có cảm nhận được không? Có đồng ý không?

Hồng Mão: Đúng ạ.

Sư phụ: Thế thì chứng tỏ là chưa ăn thua.

Hãy tìm cái mà không thể mất. Nếu con tìm nó, nó sẽ tìm con. Nếu con không tìm nó mà con thỏa mãn với những cái mà con đang có thì nó cũng không tìm con. Đấy. Nên chưa ăn thua đâu, chưa có gì đặc biệt ở đấy cả, chưa có gì cả luôn. Có thể mất thì có cái gì? Những cái con vừa kể nó là một cái trạng thái đập hòn đá vào đầu là mất. Có gì mà đáng để giữ nó, đáng để quan tâm lớn đến nó.

Hồng Mão: Vâng.

Sư phụ: Con phải hỏi những câu như thế.

Cho các con ví dụ về bạn Mão nhé, bạn ấy theo sư phụ khá lâu rồi đúng không? Bạn ấy cũng thay đổi rất nhiều rồi đấy. Thế mà sư phụ nói rằng cái đấy chẳng là cái gì cả. Hãy tìm thứ không thể mất. Cái đấy sẽ tìm con. Sư phụ chỉ là công cụ của cái đấy, Sự thật đấy, tìm đến con bằng hình thức một cái ông sư phụ.

II. GIỚI THIỆU VỀ BIẾT.

1. Cảm nhận trực tiếp Biết

Sư phụ: Bây giờ, mọi người thích cảm nhận Biết không? Nãy giờ mình nói lý thuyết rồi.

Sư phụ sẽ dẫn thiền, mọi người sẽ làm theo lời sư phụ, được không? Mọi người ngồi tư thế thoải mái đi. Tại sao phải ngồi thoải mái?

Khi mình căng thì mình sẽ nghĩ tôi đang điều khiển thân thể này. Tư thế nào mà căng, ví dụ như cố thẳng lưng, rồi khoanh chân, tạo ra sự cố gắng, mình sẽ ảo tưởng rằng một cái tôi đang khống chế thân thể này. Còn ngồi thoải mái thì nó mất sự ảo tưởng đấy. Nên là ngồi thoải mái vào.

Bây giờ mình để hơi thở thoải mái, thích thở kiểu gì thì thở, chứ không phải tôi cố giữ hơi thở điều hòa, cố đọc thần chú. Thân thể thoải mái, hơi thở cũng thoải mái. Hơi thở thoải mái cũng làm cho mình mất đi cái ảo giác có một cái tôi điều khiển hơi thở này.

Thứ ba nữa là mình thả lỏng suy nghĩ ra, cho nó nghĩ gì cũng được, đừng bắt nó phải nghĩ về những điều nghiêm túc. Để suy nghĩ thoải mái nhất có thể. Muốn nghĩ gì thì nghĩ. Sau đó mình từ từ nhắm mắt lại. Nhắm mắt lại , để thân thể thoải mái, để hơi thở thoải mái và để suy nghĩ thoải mái.

Hãy kiểm tra xem con có đang nghe hay không? Hay nói cách khác, con có đang biết âm thanh hiện ra hay không? Âm thanh này hiện ra rồi tan biến, rồi lại một âm thanh khác hiện ra, rồi lại tan biến. Âm thanh hiện ra trong Biết, rồi biến mất trong Biết. Hết âm thanh này đến trong Biết, rồi âm thanh khác lại đến trong Biết. Âm thanh đến rồi đi, Biết không đến và không đi. Hãy cảm nhận việc âm thanh đến rồi đi trong Biết. Còn Biết thì không đến và không đi. (Có tiếng chó sủa) Tiếng chó vang lên trong Biết, rồi biến mất trong Biết, nhưng Biết thì không biến mất, Biết luôn ở đây.

Không chỉ âm thanh mà các cảm nhận xúc chạm thân thể cũng hiện ra trong Biết, rồi cũng biến mất trong Biết. Xúc chạm đến rồi đi trong Biết, còn Biết vẫn luôn ở đây, không đến và không đi. Âm thanh, xúc chạm, suy nghĩ cũng như vậy. Suy nghĩ đến rồi đi trong Biết, Biết không đến và không đi. Biết luôn ở đây và luôn biết. Hình ảnh cũng vậy, tuy nhắm mắt nhưng con rõ ràng vẫn thấy màu đen. Trong màu đen này, thậm chí có cả màu trắng. Màu vẫn hiện ra trong Biết, dù con nhắm mắt. Màu đến, màu hiện ra, rồi đổi thành màu khác trong Biết, nhưng Biết vẫn ở đây, không đi chỗ khác.

Con hãy cảm nhận mọi thứ hiện ra trong Biết, rồi tan biến trong Biết. Còn Biết thì không biến mất.

Biết đang ở đây, mọi thứ đến và đi, còn cái tính Biết này không đến và không đi. Nó luôn ở đây, đón nhận mọi thứ. Mọi thứ đến và đi trong nó, còn nó không đi đâu cả. Những thứ có thể thấy rõ nhất là âm thanh, là suy nghĩ, hiện ra rồi biến mất, còn Biết thì vẫn ở đây.

Cảm giác thân thể này cũng vậy, cảm giác mát, cảm giác ê mông v.v… cũng hiện ra trong Biết rồi biến mất. Biết vẫn tiếp tục. Biết đang ở đây, mọi thứ hiện ra rồi biến mất, còn Biết thì vẫn ở đây. Âm thanh hiện ra biến mất, suy nghĩ hiện ra biến mất, còn Biết thì vẫn ở đây. Giữa sự đến và đi của âm thanh, của suy nghĩ, của cảm giác, vẫn ở trong Biết.

Mọi thứ hiện ra trong Biết, rồi tan biến, Biết vẫn đang ở đây. Hay nói cách khác vẫn luôn biết, dù những thứ đến và đi, thì vẫn luôn biết.

Cái khả năng biết không mất đi. Giữa những thứ đến và đi, thì cái khả năng biết của con không mất đi. Biết đấy vẫn đang ở đây, ngay bây giờ ở đây. Không hề bị ảnh hưởng bởi những thứ đến và đi. Giống như là một mặt gương, không bị ảnh hưởng bởi hình trong gương. Cái Biết không bị ảnh hưởng bởi những thứ đến và đi trong nó, nó vẫn luôn biết.

Bây giờ chuẩn bị từ từ mở mắt, các con vẫn tiếp tục cảm nhận mọi thứ hiện ra, biến mất trong Biết. Nhưng mình sẽ từ từ mở mắt ra để thấy rằng không phải chỉ lúc nhắm mắt thì mọi thứ mới hiện ra rồi tan biến trong Biết, Biết luôn ở đây, mà kể cả khi mở mắt thì hình ảnh âm thanh, mọi thứ vẫn hệt như lúc nhắm mắt. Hiện ra trong Biết, rồi tan biến trong Biết, còn Biết thì vẫn luôn ở đây.

Mọi người từ từ mở mắt ra, mở từ từ thôi. Cảm nhận mọi thứ vẫn hiện ra trong Biết, Biết vẫn đang ở đây. Mọi thứ vẫn tiếp tục hiện ra, đến rồi đi trong Biết, nhưng Biết vẫn đang ở đây.

Đấy, cái Biết mà sư phụ nói, nó chỉ đơn giản thế thôi. Nó không phải cái gì cao siêu hết.

Nó là cái vừa xong các con cảm nhận đấy. Có đúng là Biết luôn ở đây không? Có đúng là hằng ngày con đi lại, làm việc, ăn nói thì sao?

Biết vẫn luôn ở đây. Mọi thứ hiện ra trong Biết rồi biến mất trong Biết nhưng Biết thì sao? Nó không tắt và bật, nó vẫn ở đây, đúng không? Ai đồng ý giơ tay? (Mọi người giơ tay) À được rồi, như vậy con đã có cảm nhận trực tiếp về Biết.

2. Phật tính – Biết tính

Mọi người được nghe câu này bao giờ chưa nhỉ? “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính”.

Bây giờ hiểu Phật tính là gì chưa? Tất cả chúng sinh đều có Biết tính. Cái khả năng biết này tất cả chúng sinh đều có như nhau, đúng không? Cái lâu nay Đức Phật gọi là Phật tính, chính là cái Biết tính này, thì mọi chúng sinh mới có chứ, đúng chưa? Gà có Biết tính không? Giun có Biết tính không? Có tánh Biết này không? Con gà có khả năng biết không? Con giun có khả năng biết không? Con sâu có khả năng biết không? Con kiến có khả năng biết không? Như vậy, đấy chính là tất cả chúng sinh đều có Phật tính.

Phật tính đơn giản thôi, là khả năng biết của mỗi chúng sinh.

Phật có nói tất cả chúng sinh đều bình đẳng, vì đều có khả năng gì? Đều biết. Khả năng biết như nhau, khả năng phân biệt thì khác nhau. Đứa bé thì phân biệt kém hơn mình.

Con giun thì phân biệt kém hơn con người.

Nhưng khả năng biết thì là hiện ra thì biết.

Giống cái mặt gương, cái gì hiện ra thì nó phản chiếu. Mặt gương nào cũng có khả năng phản chiếu. Mặt gương to phản chiếu không? Mặt gương nhỏ có phản chiếu không?

Mặt gương vĩ đại này có phản chiếu không?

Mặt gương nhỏ tí này nó phản chiếu không?

Như vậy cứ là mặt gương thì có khả năng phản chiếu, bất kể là to hay nhỏ, đúng không? Thậm chí mặt gương cong có phản chiếu không? Mặt gương lõm, cong, to, nhỏ đều có khả năng phản chiếu. Biết cũng như vậy. Con gà, con người, con giun, con kiến thì đều có khả năng biết.

Đấy là cái gọi là Phật tính mà lâu nay mọi người hay nghe. Lâu nay nghe Phật tính mình tưởng là gì?

Một bạn nữ: Cao siêu lắm.

Sư phụ: Cái gì nó cao siêu lắm đúng không?

Cái gì đó gọi là “Phật”, kinh khủng quá. Phật chỉ là khả năng biết này mà thôi. Phật tính là tính biết của mỗi người. Chính nhờ cái tính Biết này mà người ta có thể nghe được, đi lại, học pháp được. Nên là nếu không có Phật tính này thì sao? Không chỉ không tu được mà sống cũng chả sống được. Không biết làm sao mà sống? Đúng chưa?

Đấy, tất cả chúng sinh đều có Phật tính. Mọi người rất yên tâm là dù con già hay là con trẻ, dù con thông minh hay là con dốt nát, dù tai con có điếc đi nữa, thì con vẫn có khả năng gì? Khả năng biết.

3. Nền tảng trên đó mọi thứ đến và đi

Sư phụ: Bây giờ mình sẽ chơi một trò chơi nhỏ lấy cờ nhé, thử không? Trò này gọi là “Đố con biết sư phụ vẽ cái gì?” Trả lời đúng sẽ được cờ.

Cho con nghĩ thoải mái nhé, bậy bạ cũng được, hoặc trong sáng cũng được. Ai cũng chơi được, trẻ con cũng chơi, người già cũng chơi nhé! Đây già nhất bao nhiêu tuổi nhỉ?

Mẹ Như Hiền bao nhiêu tuổi? 75! Người đi học trẻ nhất bao nhiêu? Ai dưới không? Ai 18? Con của con hả?

Một bạn: Dạ!

Sư phụ: Rồi tuổi, với 18, xem ai thông minh hơn nhé! Đố mọi người biết sư phụ vẽ cái gì?

Rồi, hết giờ chưa? Ai có đáp án bắt đầu đi.

Minh Đạt: Alo, thưa Sư phụ là con không biết Sư phụ vẽ cái gì cả!

Sư phụ: Hà, hà, hà … Khả năng cao là không điểm rồi. (Sư phụ cười) Người khác, câu trả lời quá an toàn tới mức là gì? Không thể an toàn hơn được nữa đúng không? Rồi!

Thanh Dung: Dạ con thấy là con én ạ!

Bạn Bằng: À, con nghĩ là cây cỏ ạ!

Bạn Sen: Con nghĩ là Sư phụ đang vẽ hình Sư phụ nghĩ trong đầu ạ!

Sư phụ: Hình sư phụ nghĩ trong đầu! Được, câu trả lời an toàn. Khả năng cao không được điểm đâu!

Bạn Hương: Dạ, con nghĩ đấy là chỉ đơn giản là đường cong và được đặt cạnh nhau như là chữ V và có những cái gạch.

Hoàng Minh: Thưa Sư phụ, con nghĩ là Sư phụ vẽ, chỉ đơn giản là đường kẻ màu đen thôi ạ!

Minh Hương: Thưa Sư phụ con nghĩ là đôi cánh!

Bạn Khoa: Dạ! Con chỉ nghĩ đơn giản là Sư phụ vẽ cái đường cong, thực ra có rất nhiều ý nghĩa!

Sư phụ: Oa, trong sáng kinh khủng thế hả?

Ừ, được rồi, bạn Nha Trang khác xem nào, xem Nha Trang hơn Sài Gòn hay Sài Gòn hơn nào.

Bạn Tấn: Đó là cái viền cổ áo ấy!

Sư phụ: Viền cổ áo! (Mọi người cười) Trong sáng quá! (Mọi người cười) Ở với miền Nam trong sáng không? Rồi, Phương đến từ Nha Trang đúng không? Con thấy cái gì?

Bạn Phương: Con, con thấy cái vệt, cái tấm vỏ trám!

Bạn Khoa: Thưa Sư phụ con có thể thay đổi đáp án?

Nếu mà bậy bạ ấy…Con nhìn ra giống như là một người mặc cái quần lót!

Sư phụ: Rồi! Bắt đầu có tí bớt trong sáng rồi đúng không? Rồi! Bộc lộ bản chất hơn rồi đúng không? Rồi còn ai nữa? Sài Gòn đi, còn ai nữa?

Các bạn: Giống nhau ạ! Cùng quan điểm ạ!

Sư phụ: Cùng quan điểm là gì?

Một bạn: Cùng quan điểm đó là cái đường kẻ cong, xong rồi nó có một vạch ở trên.

Một bạn nữ: Dạ, thưa Sư phụ con nghĩ là trong tất cả mọi người ở đây thì đều ở khắp mọi nơi ấy! Giống như vẽ hai bên, giống như Bắc và Nam chung một điểm, kiểu như nó tụ họp ấy.

Sư phụ: Bắc Nam sum họp một nhà!

Bạn nữ đó: Dạ, xong rồi mọi người đều cùng, có chung một cái điểm chung là đi tìm sự thật!

Sư phụ: Ôi dồi ôi! (Mọi người cười) Giỏi quá, thán phục không? Thán phục không? (Mọi người vỗ tay)

Sư phụ: Thán phục quá gì nữa. Nhìn này mà ra là Bắc và Nam cùng đi tìm sự thật! Quá giỏi, con học quá giỏi, con học văn thường được mấy điểm? Giỏi văn không? điểm văn, thảo nào!

Một bạn: Dạ thưa Sư phụ, lúc đầu thì con nghĩ nó là một con chim, nhưng sau đó con nghĩ nó là cái gì là do người suy nghĩ thôi và con…

Một bạn nữ: Dạ thưa Sư phụ ban đầu con nhìn ra nó là một cánh chim bay!

Sư phụ: Cánh chim bay! Được rồi! Những ai thấy cánh chim bay giơ tay xem nào! Cánh chim bay, những người rất trong sáng đấy, rồi! Còn ai thấy khác không? Không phải cánh chim bay không, thấy gì khác không?

Quý Phúc: Thì con cũng nghĩ là cánh chim hoặc một cái đàn chim bay!

Trần Hoài: Con nhìn cái hình đó là con cũng không suy nghĩ gì hết. Thấy là suy nghĩ con lúc nghĩ thế này, lúc nghĩ thế khác, con không có suy nghĩ cố định! Lúc đầu thì con nghĩ là cái mỏ con gà, sau này là…Sau này con nghĩ là ngọn núi, núi bị lật ngược lên! Thế con tiếp tục, Sư phụ dẫn dắt, con cảm thấy…

Sư phụ: Dẫn dắt hả? (Sư phụ và mọi người cười)

Trần Hoài: Suy nghĩ của con không cố định, cứ nhảy tới nhảy lui.

Sư phụ: Rồi, sau khi bị dẫn dắt thì con thấygì?

Trần Hoài: À, con thấy nó không có ý nghĩa gì hết trơn! Sư phụ: Vô nghĩa! Sư phụ không biết vẽ gì hết!

Sư phụ: Nghe đáp án không? Rất nhiều người ở đây nói đúng được… một nửa, những bạn nào chọn phương án cánh chim giơ tay xem nào? (Các bạn giơ tay) Các con đã đúng được bao nhiêu rồi? Đúng một nửa rồi. Một nửa của sự thật… thì rất tiếc nó lại gì? Không phải sự thật mới đau! Sư phụ vẽ cánh chim bay giữa bầu trời! Con thấy cánh chim mà con không thấy gì?

Mọi người: Bầu trời!

Sư phụ: Đúng không? Nếu không có bầu trời chim có bay được không? Không, đúng không? Đây là cánh chim bay giữa bầu trời!

Có ai đoán đúng không? Không ai đúng à?

Cánh chim bay giữa bầu trời, đấy, cái sư phụ vẽ đấy! Vì mình quá trong sáng đúng không?

Rồi, đơn giản không? Chỉ là cánh chim đang bay giữa bầu trời. Suốt ngày mình nhìn thấy chim nhưng mình có thấy trời không? Ít khi mình để ý bầu trời, không phải mắt mình không thấy bầu trời, mà mình tập trung quá vào cánh chim nên trên đời mình chỉ có cánh chim thôi, còn mắt mình vẫn đang nhìn thẳng bầu trời, đúng không? Hàng ngày trong cuộc sống, mình có biết không?

Một bạn: Có ạ!

Sư phụ: Nhưng mình chỉ tập trung vào cái gì?

Một bạn khác: Vào suy nghĩ!

Sư phụ: Vào những cái hiện ra ở trong Biết, ví dụ như người yêu, gia đình, suy nghĩ, cảm xúc, v.v… mà mình không để ý vào cái nền của nó. Cái nền của những thứ ấy là cái gì?

Cái nền của yêu đương, tình cảm, khoẻ yếu, v.v… là cái gì? Cái Biết đúng không? Hàng ngày mình thường để ý vào cái gì và không để ý vào cái gì? Hàng ngày để ý vào những cái hiện ra trong Biết mà không để ý rằng mình có cái gì? Cái đơn giản hơn cái đấy là cái gì?

Cái gì tính, Phật tính đấy, là cái gì?

Một bạn: Tính Biết!

Sư phụ: Biết tính… Cái tính Biết mà thôi.

Như vậy cái tính Biết nó gần hay nó xa mình?

Nó quá gần đúng không? Thậm chí là mình đi lại trong nó, nghĩ ngợi trong nó đúng không?

Hàng ngày con nghĩ ngợi trong Biết không?

Đi lại trong Biết không? Ăn ngủ trong Biết không? Ỉa trong Biết không?

Một bạn: Có ạ!

Sư phụ: Suy nghĩ, ăn, ngủ, ỉa trong Biết nhưng mình lại không nhận ra là gì? Là có cái Biết đấy! Cũng như là mình nhìn thấy cả cái bảng này chứ, đúng không? Ở đây có ai chỉ nhìn thấy cánh chim mà không nhìn thấy bảng không? Có ai bảo con chỉ nhìn thấy mỗi cánh chim còn cái bảng thì không nhìn thấy không? Tất cả đều nhìn thấy cả nhưng mình chỉ chú ý đến cái gì? Cái hình thôi, còn cái nền để nó hiện ra thì lại…?

Một bạn: Không chú ý đến!

Sư phụ: Không thấy, đúng chưa?

Cuộc đời mình cũng như vậy thôi! Mọi người nghe thử xem câu này sư phụ nói có đúng không? Bản chất cuộc đời các con chỉ là gì?

Biết và những thứ hiện ra rồi tan mất trong Biết, có đúng không?

Đời con chỉ có gì? Biết, cái Biết ấy và những thứ hiện ra, biến mất trong Biết, có đúng không? Không phải là từ hôm nay đâu nhé, mà từ lúc con đẻ ra đến giờ, đời con cũng chỉ có Biết và những thứ hiện ra rồi biến mất trong Biết, những ai đồng ý giơ tay xem nào?

Đây là bản chất cuộc đời của con. Cuộc đời con có Biết xong rồi bên trong nó có gì? Hết hiện ra cái này, rồi lại hiện ra cái khác. Cái gì hiện ra? Gia đình, bạn bè, cuộc sống, mọi thứ… hiện ra, nhưng mà nó có ở đấy mãi không? Người yêu hiện ra trong Biết rồi cũng tan mất trong Biết, để nhường chỗ cho một người yêu mới, đúng không? Như vậy, người yêu thì có đến và đi, nhưng đến và đi ở đâu?

Bầu trời có bao nhiêu cánh chim có thể bay qua? Vô số cánh chim, cánh chim đến và đi, nhưng đến và đi ở đâu? Trong bầu trời. Một ngày các con có bao nhiêu cảm xúc và suy nghĩ? Nhưng nó đến và đi trong gì? Trong Biết.

Như vậy có phải là Biết là nền tảng để mọi thứ trong đời con đến và đi không? Nhờ có nền tảng đấy thì mọi thứ mới đến và đi được, đúng không? Nếu không có nền tảng Biết thì con làm sao biết là đến và đi, đúng chưa?

Như vậy, cuộc đời của con, nói một cách đơn giản chỉ là gì? Biết.

Lúc nào cũng có cái Biết và những thứ khác, mọi thứ đến và đi trong Biết không? Có đúng là câu tóm tắt căn bản cuộc đời không? Đúng với cả đứa trẻ con, lẫn một người trưởng thành lẫn một người già, đúng không? Mẹ của Như Hiền, có đúng là một ngày của con là Biết và trên cái Biết đấy thì sao? Cái gì đến và đi?

Mẹ Như Hiền: Mọi thứ hàng ngày mình biết đến rồi đi.

Sư phụ: À, giỏi quá!

Mẹ Như Hiền: Dạ, tức là mọi thứ mà hàng ngày mình biết, các cái thứ đến rồi đi nhưng trên cái nền tảng là Biết.

Sư phụ: Quá giỏi! Hoan hô nhỉ! Bác tuổi vẫn nhận ra vấn đề đúng không?

Đúng rồi! (Mọi người vỗ tay) Trên cái nền tảng Biết này, mọi thứ đến và đi, đấy gọi là “cuộc đời tôi”. Thế sang cuộc đời khác có thế không? Ví dụ tái sinh thành người khác thì vẫn hệt như thế không? Trên cái nền tảng Biết ấy, mọi thứ sao? Đến rồi đi chứ!

Như vậy, hoá ra cuộc đời con đơn giản chỉ thế thôi à?

Bản chất cuộc đời con chỉ thế thôi! Đấy, bản chất cuộc đời con đấy! Trên cái Biết này, đang ở đây này, mọi thứ đến và đi, đấy là bản chất cuộc đời con! Cuộc đời của con con cũng thế, cuộc đời của bố mẹ con cũng như thế, cuộc đời của sư phụ cũng thế. Theo con đời Phật thế không? Hay đời Phật có gì khác cái đấy? Đời Đức Phật cũng thế, cũng là trên nền tảng Biết ấy, mọi thứ đến rồi đi. Cái đến và đi giữa người này, người kia, khác nhau hay giống nhau? Có thể khác nhau đúng không? Nhưng tất cả đều gì? Đều đang đến và đi trong Biết.

Cái Biết là nền tảng, trên đó những thứ được biết đến rồi đi nhưng cái Biết có đến rồi đi không? Con xuống địa ngục thì khác ở đây ở chỗ nào? Cái đến và đi trong Biết ở trong địa ngục thì khác cái đến và đi trong Biết khi ở đây! Nếu con lên cõi Cực Lạc Tây Phương thì khác ở đây chỗ nào? Cái nội dung đến và đi khác nhau, nhưng vẫn giống nhau chỗ nào?

Địa ngục, cõi người và Tây Phương Cực Lạc có điểm gì giống nhau? Ai phát biểu xem nào.

Tuệ Nhân: Thưa Sư phụ là giống nhau là cái Biết thì luôn ở đó!

Sư phụ: Đúng rồi, giống nhau là gì? Cái Biết là luôn ở đó, ở đây đấy, còn mọi thứ khác thì sao? Mọi thứ hiện lên trong cái nền tảng của Biết này rồi tan vào…?

Tuệ Nhân: Biết ạ!

Sư phụ: Giống hệt nhau ở cả ba cõi, đúng chưa? Đời sống của con và đời sống con chó khác nhau ở đâu, giống nhau ở đâu?

Tuệ Nhân: Thưa Sư phụ, con và con chó thì giống nhau đều có tánh Biết!

Sư phụ: Trên cái nền tảng Biết ấy thì…?

Tuệ Nhân: Trên nền tảng Biết thì mọi thứ đến và đi ạ!

Sư phụ: Rồi! Giả sử sau này con đẻ con thì con và con của con giống nhau ở đâu?

Tuệ Nhân: Dạ, thưa Sư phụ cũng giống nhau ở tính Biết!

Sư phụ: Tất cả đều gì? Đều có tính Biết, trên cái nền tảng Biết ấy…

Tuệ Nhân: Trên nền tảng Biết ấy thì mọi thứ đến và đi!

Sư phụ: Đấy chính là bản chất cuộc đời đấy!

Nếu con hiểu điều đấy, con đã thấu hiểu bản chất cuộc đời, đúng không? Đời con với nhà bác học, khác nhau ở chỗ nào?

Tuệ Nhân: Thưa Sư phụ khác nhau là những thứ đến và đi trên nền tảng Biết!

Sư phụ: Ông bác học thì biết là trái đất quay quanh mặt trời, đúng không?

Tuệ Nhân: Dạ!

Sư phụ: Ông ấy biết ví dụ như trọng lực của trái đất là bao nhiêu đúng không? Ông biết quá nhiều thứ đúng không? Nhưng con thì chẳng biết gì cả, ví dụ như con là shipper đi, con cũng chẳng biết là thực ra trái đất có quay quanh mặt trời không? Ở đây bao nhiêu người tin chắc là mình biết rõ tại sao trái đất quay quanh mặt trời nào? Hay là cũng chỉ tin thế, nghe nói thế? Ở đây, có ai chính mắt nhìn thấy trái đất quay quanh mặt trời không? Trong mắt của sư phụ nhé, là mặt trời chạy từ chỗ này sang chỗ khác, còn trái đất đứng yên. Con thấy trái đất đứng yên không? Trong thế giới của con trái đất đứng yên không?

Mọi người: Có!

Sư phụ: Có, còn mặt trời mới là thứ gì? Chạy từ đầu đông sang tây, ngày nào nó cũng tập thể dục đúng không? (Mọi người cười). Chạy hết từ ngày này sang ngày khác. Như vậy cứ cho là con dốt đến mức không biết cái gì quay quanh cái gì đi, thì điểm chung con có với ông bác học là gì?

Một bạn nam: Biết.

Sư phụ: Đấy là đặc điểm chung, đấy là cách mà thế giới nó hoạt động. Đừng lạc vào sách vở xem họ viết gì, mà hãy nhìn vào kinh nghiệm của con. Có đúng là cuộc đời con có nền tảng Biết, và mọi thứ đến rồi đi trong Biết không? Trên cái nền Biết này, mọi thứ đến rồi đi, có giống, có đúng với đời con không? Có thể những năm tháng khác nhau, thì sinh ra những cái biết nội dung khác nhau, nhưng cái nền tảng Biết lúc nào cũng biết, đúng không?

Cái mà con vừa được sư phụ chia sẻ chính là cuộc đời con đấy. Bản chất cuộc đời con chỉ thế thôi, chỉ là cái Biết, lúc nào cũng ở đây.

Trên nó thì hiện ra cái này và cái khác, giống như một người xem phim, thì có một cái luôn ở đây là cái gì? Cái màn hình, còn trên nó thì sao? Muôn vàn câu chuyện. Thậm chí hết phim này xong thì lại có phim khác, nhân vật chính ở phim này “tái sinh” thành nhân vật chính ở phim khác? Nhưng có một thứ không hề tái sinh, nó chỉ ở đấy mãi thôi, nó là cái gì?

Đấy, đây là ẩn dụ để con hình dung về cái Biết mà sư phụ nói.

Giống như con chim bay giữa bầu trời ấy - mọi hoạt động của con, suy nghĩ, hành động, lời nói đều hiện ra trong Biết và biến mất ở trong Biết, có một thứ không hề biến mất trong toàn bộ câu chuyện là cái gì? Cái Biết, đúng không? Theo con cái sự thật ai cũng có, là trong cuộc sống của mình, chính là cái Biết, trên đấy hiện ra rồi biến mất mọi thứ, thì người dốt với người giỏi ai có khả năng lĩnh hội tốt hơn?

Diệu Tâm: Dạ thưa Sư phụ, theo con thì con nghĩ là người dốt.

Sư phụ: Vì sao?

Diệu Tâm: Tại vì họ không suy nghĩ nhiều, họ không suy luận nhiều như người giỏi. Người giỏi là họ sẽ có nhiều cái sự Biết lại để tạo thành cái suy nghĩ, từ đấy họ suy diễn ra nhưng người dốt thì họ chỉ biết và biết thế thôi, họ cũng không có suy diễn ra nhiều.

Sư phụ: Theo sư phụ là bằng nhau, tại vì kiểm tra giống y hệt nhau. Ai kiểm tra cũng thấy thế cả, đúng không? Bà già với một đứa bé ai là sẽ là người lĩnh ngộ tốt hơn? Bằng nhau, cả hai cùng đi kiểm tra thì đều thấy là gì? Đúng rồi, từ sáng tới tối cuộc đời của mình là Biết, đúng không? Trên đấy mọi thứ hiện ra rồi biến mất, giống như khi nãy nhắm mắt, các con đều giơ tay cả, chứng tỏ là không liên quan giữa giỏi với dốt, già với trẻ, bạn cũng giơ tay mà bà già cũng giơ tay, đúng chưa?

Trong lịch sử những người chứng ngộ Pháp này là những người rất bình thường. Có rất nhiều người là tiểu nhị này, chăn ngựa này, gác cổng cho gái điếm này, thậm chí có hai vị tổ sư của con đường này là hai vị gái điếm luôn, kinh không? Hai cô gái điếm mà giác ngộ bằng phương pháp này. Đây là thứ mà nó dễ đến mức là trẻ với già đều cảm nhận được như nhau, thông minh với cả ngu độn đều cảm nhận được như nhau, làm nghề nghiệp gì cũng có thể cảm nhận được như nhau. Nếu con nhận ra được cái Biết này thì con bắt đầu có cái nền tảng, con bắt đầu hiểu rằng là cuộc đời con thật ra là cái gì.

Cuộc đời con thật ra là gì, Duy Tuệ?

Duy Tuệ: Cuộc đời con là mọi thứ đến và đi trong nền tảng của cái Biết.

Sư phụ: Chuẩn rồi, đấy, cuộc đời thế thôi.

Cuộc đời các con là gì? Là mọi thứ đến và đi trong Biết, hay trong nền tảng của Biết, ngắn gọn là trong Biết. Cuộc đời con quá đơn giản, chỉ là mọi thứ đến rồi đi trong Biết. Bao nhiêu người đồng ý giơ tay nào? Cuộc đời con chỉ thế thôi. Cuộc đời con con có thế không, bố mẹ con có thế không? (mọi người đều giơ tay)

Bây giờ là câu hỏi: Tại sao sự thật này có thể giải phóng các con?

Con tự nhận mình là cái gì? Thân tâm này.

Nhưng thân tâm này nó cũng chỉ là gì thôi?

Thân tâm này cũng chỉ là cái đến và đi trong Biết, đúng không? Khi tối nay nằm ngủ con mơ, trong mơ còn thân này nữa không? Hoàn toàn có thể là thân khác, đúng không? Khi con chết, con còn thân này nữa không? Vậy cái gì thực sự vẫn còn? Biết! Khi con buồn, con có suy nghĩ này, khi con vui thì còn suy nghĩ buồn nữa không? Không. Như vậy thân tâm cũng chỉ là những thứ đến rồi đi trong Biết, đúng không?

Nếu như có một người nào đó nói với con rằng, thân tâm đến rồi đi trong Biết, nó không thể là con được, mà con chính là cái Biết này! Con không phải là cái thân tâm chạy qua chạy lại này, mà con là cái Biết muôn đời ở đây này, nó không bao giờ khổ được, mà nó chỉ thưởng thức các cảnh phim khác nhau. Con tưởng tượng đi, ngày nào đó con thấy rằng con giống như cái mặt gương, mọi thứ chỉ chạy qua chạy lại trong gương, không ảnh hưởng gì tới mặt gương cả. Thử nghĩ xem, khi đấy con khổ nữa không?

Khi mà con thấy rằng đau khổ, tình yêu, tình bạn, gia đình… mọi thứ đến rồi đi trong Biết, kể cả thân tâm này cũng đến rồi đi trong Biết, nhưng cái Biết này không bị ảnh hưởng, thì liệu con còn đau khổ nữa không?

Ví dụ cụ thể hơn nhé, ví dụ bây giờ có người đến bảo là mày là đồ con chó, buồn không?

Ví dụ người đấy là người rất thân và quý mình đi, ai nói câu đấy con sẽ buồn? Chồng nói có buồn không? Vợ, người yêu nói, buồn không?

Tại sao con lại buồn? Mình rõ ràng là như thế này mà nó lại bảo mình là chó đúng không?

Con buồn vì con tin con là thân thể này, thân thể này sao là chó được? Nhưng một ngày nào đó con nhận ra rằng là ờ, trên cái màn hình của Biết, có một cảnh một người đàn ông nói một người phụ nữ: mày là chó. Người phụ nữ trong cảnh đấy không phải là con, con chỉ là cái màn hình đang ngắm cảnh đấy thôi, thì con có còn buồn không? Hóa ra trên cái màn hình đấy có một cảnh người đàn ông mắng một người phụ nữ, còn con không phải người phụ nữ đấy, con là cả cái màn hình này, thì còn buồn nữa không, hết ngay đúng Giờ khó hơn một chút, ví dụ ngày mai con nhận tờ giấy là bạn đã bị ung thư, sợ hơn chưa? Làm thế nào để hết buồn nếu mình bị ung thư? Ai thử trả lời xem nào, cùng nguyên tắc vừa xong. Nếu con nhận ra gì? Trên cái màn hình Biết này, có cảnh một người cầm tờ giấy và ghi là bị ung thư, đúng không? Nhưng tờ giấy có đến và đi không, ung thư có đến và đi không? Nhưng con không phải người phụ nữ đấy mà con là cái màn hình đang ngắm cái người phụ nữ đấy, cái mặt gương đấy, thì còn buồn nữa không?

Đấy, thì con đường ra khỏi đau khổ là gì? Là con nhận ra rằng mình thật sự là cái gì. Lâu nay con tưởng mình là cái người này. Con không hề biết rằng con chính là cái Biết đang biết cái người này, đang biết cái thân tâm này. Vì con tưởng rằng con là cái người này nên là đau khổ của người này con chịu hết.

Ung thư đến là con chịu khổ ngay, ung thư ngay. Nhưng con nhận ra rằng con không phải là thân tâm này, con chỉ là cái Biết đang biết cái thân tâm này thôi. Nếu nhận ra điều đấy thì mọi đau khổ có hết không? Kể cả đau khổ thân thể luôn. Chắc là hết đúng không?

Trên màn hình nhân vật chính bị chuyện này, chuyện kia, hỏi màn hình sẽ bị sao? Không bị sao hết!

Nếu con nhận ra được rằng là con thật sự là ai, thì toàn bộ những gì con đã xem chỉ là trò biểu diễn, trò chơi thôi, giống như các vị Phật...?

Mọi người: Đang chơi một trò chơi.

Sư phụ: Tất cả các cảnh mà con đang gặp phải trong cuộc đời ấy, buồn vui lẫn lộn ấy, chỉ là cái trò chơi diễn ra trên màn hình của Biết thôi, đồng ý không? Nhưng vì con tưởng là con nằm trong trò đấy, nên mới khổ. Nếu con nhận ra con là màn hình, thì làm sao khổ được nữa?

Nếu con nhận ra con là cái màn hình, là cái mà đang xem mọi thứ biểu diễn này, chứ con không phải là cái nhân vật đang ngồi trong đấy, chịu ung thư, chịu người yêu bỏ v.v… thì liệu con còn khổ nữa không, hay là con sẽ hạnh phúc hoàn toàn? Hạnh phúc đúng Cái kho báu ấy cái Biết này của con ấy, nó không phải là một thứ dùng để lý luận, mà nó để con thực hành và thực chứng. Nếu con thực hành được thì sẽ có ngày con nhận ra được cái điều sư phụ vừa nói: con là cả cái màn hình to đùng này, cái Biết vô hạn này, trong đấy mọi thứ hiện ra và tan biến, nhưng cái Biết nó không hề bị ảnh hưởng chút nào hết. Nếu con thấy được như vậy thì đau khổ chấm dứt, hạnh phúc vô điều kiện xuất hiện.

Vì nếu con là cái màn hình thì cảnh gì chẳng được, đúng chưa?

4. Nhận ra và sống trong trạng thái vốn có của mình

Sư phụ: Cái trạng thái biết, trên đấy mọi thứ hiện ra và biến mất, có phải là trạng thái tự nhiên hay trạng thái vốn có của con, có đúng không? Đẻ ra đã có luôn, sống lúc nào cũng thế, đấy là trạng thái vốn có hay tự nhiên của con.

Thế trạng thái nào không tự nhiên? Nếu trạng thái tự nhiên thì ai cũng thế mà, tự nó thế đúng không, thì trạng thái nào là không tự nhiên? Việc mình có cái Biết nền tảng này, mọi thứ hiện ra rồi biến mất trong đấy có phải tự nhiên không, vốn có không? Vốn có vì sao? Vì tự nó có thế. Tự nhiên vì mình có phải làm gì để nó luôn biết như thế không?

Vậy thì trạng thái sống hàng ngày của con có tự nhiên không? Hàng ngày con sống có phải trạng thái tự nhiên, trạng thái vốn có không?

Trạng thái “Tôi ngồi đây này, tôi đi qua đi lại, tôi yêu đương, tôi học hành…” nó có phải là trạng thái vốn có của con không? Nếu nó vốn có thì đứa bé sinh ra, nó cũng phải làm hàng ngày như thế, đúng không? Nó cũng phải yêu đương, cũng phải học hành, nhưng nó chỉ khóc oe oe thôi, đúng không? Nếu con bảo là niềm vui đời này là trạng thái vốn có của con, thì lúc nào cũng phải vui, nhưng bằng chứng đầy lúc con buồn. Nếu khỏe mạnh là trạng thái vốn có của con, thì lúc nào cũng phải gì?

Mọi người: Khỏe mạnh.

Sư phụ: Nhưng mà nhiều lúc con lại gì?

Mọi người: Đau ốm. Bệnh.

Sư phụ: Một cái trạng thái mà không tự nhiên nó có như vậy, phải có điều kiện xảy ra, thì không thể gọi là vốn có được, đúng chưa!

Như vậy khỏe mạnh không thể là vốn có.

Hiểu biết không phải là trạng thái vốn có của con. Mà trạng thái vốn có tự nhiên của con chính là cái này, Biết và mọi thứ đến rồi đi trong Biết. Đấy chính là trạng thái vốn có của con. Con vốn là như vậy. Con sinh ra là như vậy, con chết đi cũng là như vậy, con xuống địa ngục cũng là như vậy, con lên cõi trời cũng là như vậy, đúng không? Có phải là vốn có không?

Một cái trạng thái lúc nào ở đâu con cũng như vậy, đấy là trạng thái vốn có của con.

Còn tất cả các trạng thái khác, nó không vốn có, buồn không phải lúc nào cũng buồn, vui không phải lúc nào cũng vui. Thân người có phải vốn có của con không? Nhiề u lúc chẳng phải thân người đúng không? Hạnh phúc có phải là trạng thái vốn có của con không? Có lúc con hạnh phúc, có lúc con không. Nhưng cái trạng thái là Biết và mọi thứ đến rồi đi trong Biết, chính là trạng thái vốn có của con, đồng ý chưa? Đấy mới là trạng thái thực sự, vốn có của con, còn tất cả những trạng thái khác nó đến và đi, đúng không?

Nếu con nhận ra rằng trạng thái vốn có của con là gì, thì con không còn đau khổ. Nếu con nhận ra trạng thái vốn có của con là Biết, và mọi thứ đến rồi đi trong Biết, thì con có vấn đề gì với đến và đi đấy không? Con đã hiểu con đường thoát khổ chưa? Cách thoát khổ đơn giản thôi: Con nhận ra trạng thái vốn có của mình, hóa ra mình là như vậy, sư phụ chỉ giúp mình là cái gì đấy. Hóa ra mình là cái gì?

Cái trạng thái vốn có mình là cái gì? Biết và mọi thứ đến và đi trong Biết, đấy là trạng thái vốn có của con, trạng thái tự nhiên của con.

Thực hành đơn giản là nhận ra trạng thái vốn có của mình và sống trong trạng thái vốn có đó. Nếu con sống được với trạng thái vốn có như vậy, con thử nghĩ xem đau khổ có hại được con không? Khổ đến – biết khổ, buồn đến – biết buồn, buồn khổ đến đi trong Biết, còn Biết thì không ảnh hưởng. Giống như trạng thái vốn có của cái màn hình là gì? Là trên cái màn hình đấy, mọi thứ hiện ra rồi biến mất, thì liệu cái màn hình có khổ được không? Vì sao không khổ được? Có ảnh hưởng gì đâu đúng không? Phim có kinh khủng đến mấy, bom nguyên tử nổ thì nổ trên cái màn hình đấy, có làm màn hình bị hại không?

Nếu con chứng ngộ được cái trạng thái vốn có của con, và con sống bằng trạng thái vốn có đấy thì con thoát khỏi mọi đau khổ. Các con bây giờ đang khổ, vì không nhận ra trạng thái vốn có của mình. Khi mình không nhận ra trạng thái vốn có thì mình theo đuổi một trạng thái đến rồi đi, đúng không? Ví dụ như con theo đuổi sự hạnh phúc, con theo đuổi sự vui vẻ, chán ghét sự buồn bã. Con theo đuổi việc được tôn trọng, và con chán ghét việc bị người khác coi thường, đúng chưa? Con theo đuổi sự đồng thuận, con chán ghét việc bị người khác phản đối. Ví dụ ngay cả hai vợ chồng thôi nhé, cũng theo đuổi sự đồng thuận đúng không? Và rất đau khổ khi người kia phản đối mình, đúng chưa? Mẹ con thôi, người mẹ cũng cần con mình phải tôn trọng, và rất khó chịu với trạng thái gì? Không được tôn trọng.

Các con theo đuổi những trạng thái không vốn có, thảo nào chẳng khổ, đúng không?

Thế được tôn trọng có phải vốn có không?

Không, bằng chứng đẻ ra có được tôn trọng không? Phải xây dựng mãi mới được tôn trọng đúng không, phải làm đủ chuyện hay ho cho người khác xem. Được đồng thuận có phải là trạng thái vốn có không? Đầy lúc con làm gì người ta cũng không đồng thuận với con, đúng không? Thậm chí con luôn khao khát được yêu thương, có đúng không?

Nhưng có phải là trạng thái vốn có của con không? Đầy lúc người ta không yêu thương con.

Con theo đuổi những thứ không vốn có, thì con sẽ đau khổ, thất vọng khi nó mất đi, đúng không? Nhưng nếu con sống trong trạng thái vốn có, thì có mất được không? Ví dụ cái trạng thái mà con ngồi đây, mọi thứ hiện ra trong Biết rồi biến mất trong Biết, thì cái trạng thái đấy có đau khổ được không?

Vì sao lại không? Cái trạng thái đấy không cái gì làm ảnh hưởng nó được. Còn trạng thái buồn vui có mất được không? Có, đúng không? Nhưng cái trạng thái con ngồi đây, mọi thứ hiện ra trong Biết và tan trong Biết, không cái gì có thể phá hủy cái trạng thái đấy được. Nếu bom nổ đùng một cái ngay đây, thì nó có thể phá hủy mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan biến trong Biết không? Theo con bom nổ có phá được trạng thái ấy không? Cứ cho thân này tan đi, đúng không, hiện ra một thân mới, hoàn toàn một cái cảnh giới mới, thì vẫn là cái trạng thái gì? Mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan trong Biết.

Giờ mọi người ném đầy cứt vào mặt mình đi, nó có phá được cái trạng thái là mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan trong Biết không? Vì sao

Diệu Tâm: Theo suy nghĩ của con thì nó là mình chỉ nhận biết rằng là ờ thì có một người ném cứt vào mình thôi, xong là thôi cái cảnh đấy qua đi ạ.

Sư phụ: Ừ, mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, cái trạng thái đấy nó không hề bị mất đi, dù người ta có ném cứt. Bây giờ người ta khen mình, trạng thái có mất không?

Diệu Tâm: Có, mình chỉ cần làm một điều gì trái ý người ta là mất.

Sư phụ: Ừ, trạng thái được khen thì mất, nhưng mà cái trạng thái khen chê hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết có mất không?

Diệu Tâm: Không.

Sư phụ: Không, đúng không? Đấy là trạng thái thực sự của các con, hay còn gọi là trạng thái vốn có của con. Con vốn là cái trạng thái đấy, chứ con không phải là cái người đang chịu đau khổ này. Cái người chịu đau khổ này cũng chỉ là một cái hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết. Thậm chí cả cuộc đời của con cũng chỉ là những cái hiện ra, đến và đi trong Biết thôi. Nhưng con không phải là cái thứ đấy, đến rồi đi mà. Cái trạng thái thực sự của con không phải là trạng thái đến rồi đi đấy. Trạng thái thực sự của con là trạng thái Biết, mọi thứ đến rồi đi trong Biết.

Con thử nghĩ xem sư phụ nói đúng không? Có đúng là trạng thái Biết là trạng thái thực sự của con không?

Mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, mọi thứ đến và đi trong Biết. Đấy là trạng thái đúng từ lúc con bé đến giờ, còn mọi trạng thái khác con thử nghĩ xem có phải là thực sự không? Trạng thái vui có phải thực sự không? Trạng thái vui có phải trạng thái vốn có của con không, bằng chứng là nhiều lúc không vui đúng không?

Như vậy nếu con chứng ngộ hay trực tiếp nhận ra trạng thái vốn có này thì đấy là sự kết thúc của mọi vấn đề. Mọi vấn đề không hại con được nữa, mọi vấn đề không thể hại được trạng thái vốn có đấy, đúng không?

Mọi vấn đề đến và đi trong trạng thái vốn có đấy, giống như mọi câu chuyện dù drama (bi kịch) đến mấy đi nữa thì nó đến đi trong màn hình nhưng không thể hại được màn hình. Đời con có bao nhiêu drama (bi kịch) đi nữa, có bao nhiêu chuyện khủng khiếp đi nữa thì cũng không thể hại được trạng thái vốn có của con.

Lâu nay có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về thực hành đúng không? Thậm chí có người còn tin thực hành là sửa để có rất nhiều suy nghĩ tốt, nhưng không phải. Đấy không phải bản chất thực hành. Thực hành thực sự là gì? Nhận ra trạng thái vốn có của mình và sống trong trạng thái đấy, chứng ngộ chỉ là gì? Chứng ngộ chỉ là sống một cách trọn vẹn và không quên. Thế mà mọi đau khổ không còn ảnh hưởng được nữa. Đây là cách mà con thoát ra mọi khổ đau.

Ở đây ai đã làm điều gì sai trong quá khứ chưa? Nhưng cái sai đấy cũng chỉ là gì thôi?

Hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, nó không phải trạng thái vốn có của con. Trạng thái vốn có của con thì sao? Có vấn đề gì không?

Từ góc độ của Biết, cái việc mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết thì trạng thái đấy có gì sai không? Có gì xấu không? Hay nó luôn luôn thanh tịnh? Hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, không thể có vấn đề gì cả. Chỉ có tâm trí suy nghĩ mới bảo rằng có vấn đề mà thôi. Bảo bạn là cái người này này, thân tâm này này, bạn làm đầy những thứ sai lầm này, đúng không? Suy nghĩ bảo thế đúng không?

Nhưng cái suy nghĩ đấy có mất không? Cái suy nghĩ hiện ra ở đâu? Hiện ra trong Biết rồi mất vào Biết . Vậy thì cái suy nghĩ đấy nó có thực sự là đúng không? Nó nói một thứ rồi nó biến mất, còn trạng thái thực sự của con không thể mất.

Con có tái sinh bao nhiêu kiếp đi nữa thì vẫn là gì? Trên cái màn hình của Biết này chiếu hết phim này sang phim khác, đúng không?

Thân thể hỏng, nhưng cái trạng thái màn hình có bị hỏng không? Có phải do chiếu phim tái sinh vào địa ngục thì cái màn hình nó yếu đi bị bẩn đi không? Trong màn hình chiếu một cảnh nóng đỏ thì màn hình có bị nóng đỏ không? Nếu con bị tái sinh vào cõi thú đi nữa thì trong màn hình có cảnh cõi thú, màn hình có hóa thành con thú không?

Cái trạng thái tự nhiên của con là trạng thái không bao giờ thay đổi được, không ai cướp của con được. Nếu một ngày nào đó con sống ở trạng thái đấy, con không bị lừa rằng mình là thân tâm này nữa thì con hết sạch đau khổ. Tất cả các con ở đây vẫn khổ vì vẫn tin mình là thân tâm này nên có quá nhiều thứ đe dọa mình. Nếu con nhận ra trạng thái tự nhiên của con chỉ là Biết, mọi thứ chỉ là cảnh hiện ra rồi tan vào Biết thì có gì đe dọa con được nữa, đúng không? Con có thể sống tự do không sợ hãi, thậm chí con không sợ cả những cảm xúc tiêu cực luôn. Nếu con nhận ra trạng thái tự nhiên của con là Biết, mọi thứ chỉ là cảnh đến đi trong Biết ấy thì con không sợ cả những cảm xúc tiêu cực. Vì sao? Vì tiêu cực cũng chỉ là cảnh, không có thật, chỉ hiện và tan trong Biết thôi. Vấn đề của các con là không nhận ra được trạng thái tự nhiên của mình. Vì không nhận ra được nên mình tưởng rằng mình là cái thân tâm này, đang sống cuộc đời này và chịu mọi đe dọa cuộc đời, đúng không?

Nếu con nhận ra trạng thái tự nhiên của mình thì con trở về với sự thật. Từ bỏ cái…?

Một số bạn: Cái tôi.

Sư phụ: “Từ bỏ cái tôi. Trở về với bản tính tự nhiên”. Con đọc bài kệ phóng sinh đấy bao nhiêu năm nay rồi, con đã hiểu bản tính tự nhiên là gì chưa? Bản tính tự nhiên là cái Biết của con. Cái Biết của con chính là cái trạng thái tự nhiên đấy, nơi mà mọi thứ hiện ra rồi biến mất trong nó.

Nếu con về được trạng thái đấy thì tất cả chỉ còn là trò chơi thôi. Trò chơi hiện ra trong màn hình của Biết. Con không phải cố gắng để đạt được cái gì nữa, con không phải cố gắng để được người ta yêu mến hay có tiền bạc nữa, vì sao? Những thứ đấy chỉ là ảnh trong gương, đến thì đến, đi thì đi, không đi thì thôi, không đến thì thôi. Con không phải cố gắng có bằng được nữa, vì sao? Vì trạng thái tự nhiên của con nó đã đầy đủ rồi, nó ok rồi, đúng không? Có thêm cho vui thôi, có thì vui, không có thì vẫn biết bình thường, đúng không? Con không phải theo đuổi cái này cái kia nữa vì trạng thái tự nhiên của con nó đã đủ tốt hoàn toàn rồi. Có thêm một vài viên ngọc trang điểm vào trong cái màn hình cũng được mà không có thì sao? Màn hình vẫn gì? Vẫn sáng như màn hình bình thường.

Thực hành là nhận ra cái trạng thái tự nhiên vốn có của mình. Định nghĩa trước đây thực hành là sửa này sửa kia đúng không? Nhưng mà sau khi học lớp Biết này rồi thì không phải nữa. Thực hành đầu tiên là nhận ra cái trạng thái vốn có của mình. Đơn giản không?

Nhận ra và gì nữa, sống trong đấy. Chứ như bây giờ nhận ra xong tí về quên mất thì mình là người như cũ. Nhận ra và sống trong cái trạng thái vốn có của mình. Trạng thái tự nhiên hay là trạng thái Biết của mình. Có thể nói là nhận ra và sống trong cái tính Biết của mình cũng được. Thay vì trạng thái tự nhiên thì mình cũng có thể nói là nhận ra và sống trong tính Biết. Con nhận ra tính Biết này, con sống trong nó, con thấy mọi thứ đến và đi trong Biết. Đấy là thực hành.

Vậy tỉnh thức là gì? Nhận ra và không bao giờ quên điều đấy. Con ở trong nó, không quên nữa. Đơn giản chưa? Thế mà lại hạnh phúc.

Chỉ thế thôi mà rất hạnh phúc, con sẽ có cảm giác là đời con không thể khổ được nữa. Khổ có thể hiện ra và biến mất nhưng mà con không thể khổ được nữa. Dù trời sập xuống nữa con không khổ, trời sập thì là cái gì? Là cái cảnh hiện ra rồi biến mất trong Biết, là sự biểu diễn để trang hoàng cho Biết thêm rực rỡ. Cái Biết nó có bị ảnh hưởng bởi cảnh trời sập không? Không, đúng không, cái Biết nó cứ biết thôi. Hết cảnh này sang cảnh khác.

Đây là cách mà từ xưa đến nay cuối cùng con đường tâm linh nào cũng phải đi đến chỗ này. Lúc bắt đầu trên đường nó có thể phải qua rất nhiều đoạn sửa suy nghĩ, giống sư phụ dạy các con rất nhiều về cách sửa suy nghĩ đúng không? Bước vô thường là một loại, dạy con vấn tư các loại, đúng không?

Đấy là những cách khác nhau để con biết cách hiểu suy nghĩ và sửa suy nghĩ. Nhưng cái ngày hôm nay nó vượt ra khỏi những thứ đấy.

Nó không cần con phải sửa suy nghĩ mà vẫn có thể hạnh phúc được. Trạng thái tự nhiên này của con, cái Biết này của con ấy, nó không bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ.

5. Có đang biết hay không?

Bây giờ làm thế nào để nhớ nó hàng ngày?

Sống như thế nào đúng không? Câu hỏi thực dụng ngay. Hai bạn này hỏi ngay: “bây giờ sư phụ nói thế, con phải sống như thế nào chứ?” Nếu không thì rời khỏi đây thì sao?

Mình lại quên ngay. Mình lại là thân thể này ngay, thế thì bao nhiêu nỗi khổ thân thể nó lại mò đến ồ ạt. Nên sư phụ sẽ chỉ con cách để nhớ.

Các con sau ngày hôm nay có hai việc cần làm. Một là con phải tiếp tục nghe những bài giảng mà sư phụ giảng để con hiểu đúng về cái kho tàng sư phụ muốn nói. Thứ hai là con phải nhớ và kinh nghiệm về kho tàng mà con có. Sư phụ sẽ còn giảng rất nhiều, để các con hiểu đúng về cái sư phụ giảng, có thể mất 3 tháng. Mình sẽ có rất nhiều buổi hỏi đáp, làm thật rõ. Mình sẽ làm rõ trong ba tháng, cái đấy thì không cần con phải làm gì, con chỉ việc lắng nghe thôi. Suy ngẫm thôi.

Còn cái thứ hai thì con phải nhắc bằng cách này. Con tự hỏi chính mình luôn nhé: “Có đang biết hay không?" Con hỏi chính mình xem, “có đang biết hay không?” Ai trả lời xem nào? Con có đang biết không?

Hoàng Minh: Dạ con biết là con đang ngồi nghe Sư phụ giảng ạ.

Sư phụ: Con có đang biết hay không?

Hoàng Minh: Dạ đang biết là mình đang nghe Sư phụ giảng.

Sư phụ: Chưa, chưa được. Câu hỏi là con có đang biết hay không mà, có đang biết hay

Một bạn khác: Có ạ!

Sư phụ: Cứ nói không thử xem nào. Có đang biết hay không?

Hoàng Minh: Không ạ.

Sư phụ: Thấy thế nào? Khi con nói “không” con có đang biết không?

Hoàng Minh: Có ạ.

Sư phụ: Đúng không? Như vậy cái câu hỏi đấy nó có phụ thuộc vào câu trả lời không?

Hoàng Minh: Không ạ.

Sư phụ: Cái Biết này nó vượt khỏi suy nghĩ luôn. Con thử nghĩ con không biết đi, tất cả thử nghĩ không biết đi. Có đang biết hay không? Thử nói “không” đi.

Mọi người: Không.

Sư phụ: Sao? Khi nói không thì sao? Vẫn thấy là gì?

Mọi người: Mình đang biết.

Sư phụ: Đúng không? Như vậy câu hỏi này không cần câu trả lời “có” mà câu trả lời là “không” cũng được. Quan trọng là lúc đấy con đi kiểm tra xem có đang biết hay không?

Bất chấp câu trả lời không và có thì con vẫn đang biết.

Như vậy cái Biết này nó vượt ra khỏi suy nghĩ thông thường, đúng không? Cái Biết này nó vượt ra khỏi cái có, cái không của suy nghĩ, suy nghĩ bảo gì nó vẫn biết. Thông thường hàng ngày con sống bằng suy nghĩ đúng không? Bảo có thì làm mà bảo không thì không làm. Nhưng cái thứ sư phụ đang giảng cho con ấy, nó vượt ra khỏi suy nghĩ. Bảo có thì vẫn biết, bảo không thì vẫn biết. Bảo không bao giờ biết thì…

Một bạn: Vẫn biết.

Sư phụ: Đúng không? Đang lơ mơ buồn ngủ thì có biết không?

Một bạn: Biết là mình lơ mơ buồn ngủ.

Sư phụ: Con phải thấy mình lơ mơ chứ, đúng không? Con biết là đang lơ mơ, đúng chưa?

Như vậy cái Biết này vượt ra khỏi giới hạn của suy nghĩ, suy nghĩ không thể bảo được nó, đúng không? Suy nghĩ bảo không thì nó vẫn biết, suy nghĩ không phủ nhận được nó.

Trên đời con rất ít thứ mà lại vượt ra khỏi suy nghĩ. Các con thông thường là nô lệ của suy nghĩ, đúng không? Suy nghĩ bảo đúng thì làm, bảo sai thì thôi. Nhưng cái Biết này nó vượt ra khỏi suy nghĩ, nó không bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ. Hay nói cách khác nó sẽ không bị ảnh hưởng bởi đau khổ. Vì suy cho cùng đau khổ nằm ở đâu, nằm ở tay hay chân hay là tóc? Nằm ở trong suy nghĩ!

Nhưng cái Biết này có bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ không? Không. Vì thế nó vượt ra khỏi mọi đau khổ của con. Nên nếu con nhận ra trạng thái tự nhiên của con là cái Biết này, chắc chắn con sẽ không còn đau khổ. Vì Biết nó không bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ mà. Ở đây có ai lúc nào thấy điên đầu chưa, nghĩ nhiều chưa? Lúc đấy là lúc nên hỏi câu: “Có đang biết hay không?”. Khi con hỏi như vậy con trực tiếp thấy cái Biết nó đang ở đây. Đấy là khoảnh khắc mà con ra khỏi suy nghĩ. Khi con hỏi có đang biết hay không? Trong khoảnh khắc đấy con trực tiếp thấy cái Biết đang ở đây thì sẽ ra khỏi suy nghĩ. Nếu mà ở đây ai đang điên đầu đau khổ ấy thì nên hỏi câu gì?

Một bạn: Có đang biết hay không?

Sư phụ: Có đang biết hay không? Hỏi câu đấy con thấy gì? Điên đầu hay đau khổ cũng chỉ là gì thôi, những suy nghĩ chạy ra và chạy vào trong Biết. Nếu con tiến bộ một chút, con ở trong trạng thái đấy, thì suy nghĩ còn hại được con không? Tiến bộ thêm một chút, mình thấy suy nghĩ chạy ra chạy vào, suy nghĩ buồn suy nghĩ vui chạy qua chạy lại trong Biết thì liệu con còn bị hại bởi suy nghĩ đấy nữa không? Tự con sẽ thấy, con không ở trong dòng suy nghĩ đấy thì làm sao nó hại được con. Con còn bị hại vì làm sao, vì con tin theo suy nghĩ, nghĩ tiếp và bao nhiêu chuyện buồn khổ lo lắng đến, đúng không?

Tại sao ngồi đây mình toàn lo những chuyện ở trong suy nghĩ thôi? Mình lo ốm bệnh, già, chết, mình lo đủ chuyện, nhưng chuyện ấy hiện giờ có đang ở đây không? Mình đang ngồi tưởng tượng. Đã ai từng lo một chuyện mà về sau nó không xảy ra chưa, giơ tay xem nào? Lo một chuyện và về sau nó không xảy ra, điều ấy chứng tỏ là cái mình lo nó xảy ra ở đâu? Ở trong suy nghĩ của mình chứ nó không xảy ra ở thực tế. Nếu cái gì mình lo nó sẽ xảy ra ở thực tế thì cái gì mình lo nó cũng phải xảy ra chứ. Đầy chuyện mình lo cuối cùng cả đời nó không xảy ra, đúng không?

Thế nếu lúc đấy mình biết thì giải thoát khỏi lo luôn không? Lúc đang lo ấy, mình ở trong trạng thái Biết. Trong cái Biết đấy nó thấy suy nghĩ lo lắng chạy qua chạy lại, có phải là thoát khỏi lo ngay đấy không? Mình không cần phải đợi đến ngày đấy nó không xảy ra mình mới hết lo, và mình cũng không cần hết lo luôn. Mình chỉ cần gì? Ở trong trạng thái Biết, nơi cái lo nó đến và đi, có phải là thoát khỏi lo ngay ở đấy không? Ở ngoài cơn lo. Mình gọi thoát khỏi lo nghĩa là gì? Mình ở ngoài lo, đúng chưa? Khi con hỏi là “có đang biết hay không?” là con có một cơ hội thoát ra khỏi dòng suy nghĩ. Vì cái gây hại cho con chính là dòng suy nghĩ đấy, cái mà làm khổ con là đống suy nghĩ. Nên khi con ra khỏi dòng suy nghĩ thì con hết khổ.

Đấy là cách giải thoát ngay lập tức chứ không phải đợi ngày giác ngộ mới giải thoát. Ngay ở đấy nếu con hỏi “có đang biết hay không?”, con thoát khỏi cái dòng suy nghĩ đầy lo lắng đau khổ của con ấy chính là con đã ra khỏi suy nghĩ. Con đã giải thoát khỏi dòng suy nghĩ ngay lúc con hỏi câu đấy chứ không cần đợi một ngày nào giác ngộ. Ngày giác ngộ chỉ là cái ngày trạng thái quên sự thật không bao giờ quay lại nữa thôi. Chứ còn khoảnh khắc ra khỏi suy nghĩ đấy chính là khoảnh khắc giải thoát. Còn một giây sau chui vào thì lại khổ lại, đương nhiên rồi, đúng không?

Nhưng tưởng tượng đi, nếu một ngày nào đó con không quay lại nữa. Suy nghĩ chạy qua chạy lại thoải mái đi, kệ, lo cho nó lo. Lo, buồn, giận dữ... không sợ vì con không cuốn vào cái dòng đấy nữa. Con chỉ là không gian, là cái Biết này, nơi mà những thứ đấy chạy qua chạy lại thôi thì liệu còn đau khổ nào trên đời nữa không?

Thực hành là như vậy, thực hành là nhận ra cái Biết là trạng thái thực sự của con, trạng thái xưa nay của con. Bạn nào mà bây giờ muốn định nghĩa thực hành, thì thực hành là nhận ra cái Biết này là trạng thái vốn có của con, hoặc còn gọi là trạng thái tự nhiên của con, và sống trong trạng thái đấy.

Có hai đoạn đấy, ngày hôm nay là đoạn nhận ra. Ngày hôm nay sư phụ giúp con nhận ra Biết một cách trực tiếp, ngày hôm nay và trong 3 tháng tới các con không phải vội. Cái này là cái mà nói thế thôi vừa dễ vừa rất khó.

Khó vì nó ở ngoài suy nghĩ, không phải là nghĩ được là biết được, mà phải kinh nghiệm mới biết nó là cái gì được. Dễ vì nó lúc nào cũng ở đây, dễ dàng cảm nhận được. Nên cái này phải tập, phải cảm nhận.

Khó vì nghĩ thì không phải là nó, nhưng cũng dễ vì nó ở ngay đây, nó vừa dễ vừa khó đúng không? Khó vì con cần cảm nhận nó chứ lý luận mãi vẫn chỉ là đống suy nghĩ loằng ngoằng thôi. Còn dễ vì nó ở đây rồi, con có phải làm gì đâu. Con có phải luyện cái gì để tạo ra cái Biết này không, con có phải ngồi thiền bao nhiêu tiếng một ngày không?

Không. Nó dễ đúng không? Nó quá dễ vì ngay ở đây, ngay bây giờ con đã ở trong trạng thái Biết này rồi. Con có đang biết hay không? Trả lời xem nào.

Một bạn: Không ạ.

Sư phụ: Trả lời “không” thì sao? Vẫn biết đúng không? Như vậy ngay bây giờ ở đây có phải con luôn biết không? Nó dễ vì sao? Bây 229 giờ con sửa suy nghĩ đến khi nào mới xong, mọi người trả lời đi. Các con sửa suy nghĩ đến khi nào con hết được các tính xấu, hết được các thói hư tật xấu trên đời này, bao giờ? 30 năm không? Mẹ của Như Hiền con còn thói xấu nào trên đời không hay toàn điều tốt trong đầu?

Mẹ Như Hiền: Dạ thưa Sư phụ vẫn còn nhiều những cái lo lắng ạ.

Sư phụ: Thế sửa khi nào mới hết?

Mẹ Như Hiền: Dạ sau khi học xong những cái này con nhận biết rõ được cái trạng thái tự nhiên của mình thì sẽ bớt đi, mất cái lo lắng đi.

Sư phụ: Đúng rồi, quá giỏi đúng không? Bây giờ thay vì cố sửa suy nghĩ chỉ cần biết suy nghĩ thôi. Khi biết một cái gì đấy thì mình đang ở trong nó hay ngoài nó? Mình nhìn thấy một cái bàn tay trước mặt thì mình ở trong bàn tay hay ngoài bàn tay?

Mẹ Như Hiền: Ngoài bàn tay ạ.

Sư phụ: Mình đứng ở trên mình thấy toàn bộ con sông thì mình đang ở giữa dòng sông hay ở ngoài dòng sông?

Mẹ Như Hiền: Ở ngoài dòng sông.

Sư phụ: Thế nếu mình đang bơi lội dưới sông thì mình có nhìn thấy toàn bộ con sông

Mẹ Như Hiền: Không ạ.

Sư phụ: Khi mình biết cái gì lập tức mình không còn ở trong nó nữa. Như khi con biết suy nghĩ lập tức con phải ở ngoài suy nghĩ, con phải ở trong Biết rồi, đúng chưa?

Nên cách này không phải là con cố sửa suy nghĩ để cho con một ngày nào đó con toàn suy nghĩ đẹp, suy nghĩ tốt. Mà con nhảy một phát ra khỏi dòng suy nghĩ luôn.

Đây là con đường trực tiếp đến tỉnh thức bởi vì nó không phải trải qua cái đoạn sửa rất nhiều suy nghĩ, mà nhảy một phát ra khỏi suy nghĩ luôn. Con giống như không gian của Biết ấy, nhìn thấy suy nghĩ nhưng không ở giữa đống suy nghĩ đấy mà đau khổ vì nó.

Đấy là cách trực tiếp không? Nếu so cái này với Bước vô thường theo các con cái nào dễ hơn.

Mọi người: Cái này dễ hơn ạ.

Sư phụ: Đúng rồi cái này còn dễ hơn cả Bước vô thường, kinh không? Con chỉ cần biết suy nghĩ một cái thôi là con ra khỏi suy nghĩ. Tất nhiên là sau đấy con lại gì? Rất tiếc là con quên mất nên con lại nhảy vào thì lại khổ. Nhưng nếu con tập đủ nhiều thì sẽ có một ngày suy nghĩ chạy qua chạy lại mà con không ở trong đấy nữa. Đấy gọi là ra khỏi suy nghĩ hoàn toàn, không thể khổ được nữa luôn. Còn trước đấy thì con sẽ chập cheng, đúng không? Tức là ra tí rồi lại chui vào xong lại nhớ là Biết thì lại chui ra.

Trăm năm trong cõi người ta… Sao?

Một số bạn: Cuộc đời chỉ có chui ra chui vào.

Sư phụ: Cuộc đời chỉ có chui ra chui vào thôi.

Nói đùa thế thôi, không phải, mà sẽ đến ngày con không phải chui vào nữa. Đối với con thì mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, cái dòng suy nghĩ cũng không có gì khác. Tất cả các con đều khổ vì chính những dòng suy nghĩ đấy, nên là rời khỏi dòng suy nghĩ đấy là hết khổ. Đấy là cách thoát khổ nhanh nhất.

Nhưng cách thoát khổ này đòi hỏi con phải nhận ra một thứ, thứ gì ở ngoài suy nghĩ bây giờ? Cái Biết. Nếu con không có thứ gì ngoài suy nghĩ thì cả đời con chỉ có một thứ đấy là gì? Nghĩ hết cái này sang cái khác. Đúng chưa? Và vì thế nên mình tìm mọi cách để sửa suy nghĩ. Nhưng không! Hôm nay sư phụ tiết lộ cho con cái mới. Cái gọi là mới thôi nhưng thực ra có mới không? Nó là quá cũ rồi, cũ hơn cả sư phụ. Sư phụ mới gặp các con thôi đúng không? Còn cái Biết nó cũ, còn cũ hơn cả con luôn. Đúng không? Cũ hơn con không? Nó còn có cả trước khi con đẻ ra.

Thậm chí có cả trước khi có bào thai. Đúng chưa? Nhưng cái cũ này ấy nó lại là trạng thái tự nhiên của con.

Cái Biết này này, nó mới là trạng thái tự nhiên của con. Còn các trạng thái khác đều là vay mượn. Buồn, vui, sướng, khổ, hân hoan hay là thất vọng, đều đến rồi đi. Nó không phải là cái tự nhiên vốn có, đúng chưa? Cái Biết này này mới là trạng thái tự nhiên vốn có của con. Ở trong trạng thái tự nhiên vốn có này thì không có đau khổ. Còn ở trong trạng thái “tôi là thân tâm này” thì sẽ đầy đau khổ.

Ngày hôm nay mình gọi là nhận ra nhưng sau đấy thì sẽ phải gì? Phải sống trong nó. “À, đây là trạng thái thật của tôi, là Biết, mọi thứ đến rồi đi trong Biết. Chứ không phải trạng thái tôi là cái than thể này, đi lại trong đời, yêu đương v.v… Theo đuổi những thứ mà vô cùng dễ mất”.

Khi con nhận ra và con sống với trạng thái đấy đủ lâu thì con không quay về với trạng thái cũ nhầm lẫn ngày xưa nữa. Đấy gọi là giải thoát. Gọi là giác ngộ hay giải thoát đều đúng. Và trong lịch sử một ông già hay là một đứa bé đều có thể giải thoát bằng cách này.

Tí nữa sẽ nói bạn nào đọc cho các con cái bài để thấy được một ông già có thể giác ngộ như thế nào? Trong lịch sử thì chăn ngựa này, canh cổng này, gái điếm này, vẫn giác ngộ bình thường. Vì cái trạng thái này đúng ở tất cả mọi người. Không phải là con làm những nghề thấp kém thì con kém những người làm nghề cao quý. Đúng không? Không phải là con đang đầy đau khổ thì cái Biết của con kém người đang đầy hạnh phúc. Vì thế nó là tin vui cho tất cả mọi người vì mọi người đều có thể giải thoát được. Đồng ý không?

Bất kì lúc nào kiểm tra “có đang biết hay không?” thì con vẫn đang biết. Bất kì lúc nào thì cũng biết, đấy là đủ mạnh rồi. Cái mạnh mẽ nhất, thuyết phục nhất chính là cái đấy. Giả sử con suy ngẫm một thời gian đủ lâu con thấy rằng cái Biết này nó lúc nào cũng ở đây, không sinh không diệt, thì con bắt đầu mới xác quyết nó là cái tuyệt đối.

Nếu con xác quyết nó là cái tuyệt đối, không mất đi được, thì mới gọi là có nhận thức đúng về Biết.

Nói tuyệt đối nghĩa là nó không sinh không diệt, nó chân thường vượt ra khỏi thường lẫn vô thường, nó ở ngoài thời gian, nó không thể mất được. Đấy, nếu con chưa xác quyết điều đấy được, thì con chưa có nhận thức đúng về Biết. Còn Biết thì rất dễ tiếp xúc, đây con kiểm tra có đang biết hay không là thấy ngay.

Nhắm mắt lại là rõ nhất, rõ ràng thấy là mọi thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, đúng không. Đấy, nó vẫn đang biết rõ như thế này, mở mắt thì cũng thấy đang biết, và mình kiểm tra suốt ngày từ sáng đến tối, thì cũng thấy Biết. Dần dần bên trong lòng mình mới xuất hiện lòng tin rằng: ừ cái Biết này là cái lúc nào cũng ở đây, nó có sẵn, không sinh không diệt. Tiếp tục nghe bài giảng của sư phụ, để mình tới được cái quyết định đấy, đúng rồi, nó là như vậy.

Sau khi con xác quyết được cái Biết này rồi, con đồng ý rằng: “Ừ cái Biết này là cái tuyệt đối như vậy rồi” thì mình sẽ đi khám phá những cái tính chất khác của nó. Ví dụ như: mọi thứ trong Biết hiện ra rõ ràng mà không tồn tại thực sự. Biết nó có những đặc tính của riêng nó mà mình càng tìm hiểu, mình càng có lòng tin, vì thế mình sẽ còn tìm hiểu tiếp.

6. Ông già đã giải thoát như thế nào?

Nghe thử một bài về ông già được học cái này như thế nào không? Theo con ông già được học thế này có khả năng thoát được khỏi đau khổ không? Hải Nam đọc nhé? Câu chuyện này tên là “Chỉ cây gậy vào trái tim người già”.

Nói về Đức Liên Hoa Sanh, ngài dạy phương pháp này cho một ông già như thế nào. Nghe

Các bạn: Có ạ.

Sư phụ: Xem người già có học được không nhé? Ở đây có ai thấy mình hơi già già giơ tay nào? Trẻ thế kia mà hơi già già ấy hả?

Một bạn: rồi Sư phụ ạ.

Sư phụ: Thôi, tin vui là gì? Dù con có hơi già già cũng gì? Hoàn toàn có thể giác ngộ được.

Rồi. Hải Nam đọc xong chuyện này, sư phụ sẽ đọc cho con chuyện Đức Phật dạy một người trẻ, dạy Anan như thế nào. Cùng một cách.

Con thích nghe chuyện người già trước hay chuyện người trẻ trước?

Các bạn: Người già trước ạ.

Sư phụ: Rồi, thế người già nhé. Hải Nam trước sư phụ nhé, người già trước mà. (Sư phụ cười)

Hải Nam: Thưa sư phụ con đọc ạ.

Chỉ cây gậy vào người già.

Khi vị đại sư Liên Hoa Sanh lưu lại chỗ ẩn cư Núi Lớn ở Samye, thì Sherab Gyalpo Ngog, một ông già tuổi thất học và có niềm tin tột độ và ngưỡng vọng mạnh mẽ đối với Sư.

Sư phụ: Ông này không chỉ đâu, còn gì?

Thất học, không biết chữ. Mọi người nhớ là chuyện này xảy ra ở thế kỷ thứ 8. 61 tuổi là già lắm hồi đấy rồi. Bây giờ bao nhiêu tuổi là già?

Một bạn: tuổi.

Sư phụ: Bây giờ phải mới là già đúng không? Nhưng mà ngày xưa là già lắm rồi.

Đã già còn không biết chữ.

Hải Nam: Hầu hạ Sư trong một năm. Trong thời gian này, Ngog không hỏi xin một lời dạy nào, và Sư cũng không ban cho ông điều gì.

Sau một năm, khi đại sư định rời đi, ông Ngog dâng cúng một đĩa mạn đà la trên đó ông đặt một bông hoa bằng một lượng vàng. Rồi ông nói: “Thưa Đại sư, xin từ bi nghĩ đến tôi. Trước hết, tôi là một người thất học. Thứ hai, trí thông minh của tôi cạn hẹp. Thứ ba, tôi đã già, thân tâm đã mòn mỏi. Tôi cầu xin ngài ban một giáo huấn cho một ông già ở gần ngưỡng cửa của cái chết, giáo huấn ấy thật dễ hiểu, có thể chặt đứt mọi nghi lầm, dễ dàng thực hiện và áp dụng”.

Sư phụ: Rồi. Ông già thì cần một giáo lý dễ hiểu, dễ dàng chặt đứt nghi lầm và dễ áp dụng. Cái Biết dễ hiểu không? Quá dễ hiểu, đúng không? Mẹ Như Hiền tuổi nghe hiểu ngay. Có dễ chặt đứt nghi lầm không? Có dễ không? Nó quá dễ vì nghi lầm toàn suy nghĩ thôi. Cái này nó ở ngoài suy nghĩ, chặt tất cả nghi lầm. Và thứ ba là dễ thực hành, vì nó đang ở đây. Cái gì mà luôn ở đây dễ thực hành chứ, cái gì mà phải cố gắng mới đạt được thì khó thực hành. Đúng chưa? Nên lúc đấy, ông già này già lắm rồi và không biết chữ, ông cần một cái giáo lý dễ hiểu, chặt được nghi lầm và dễ thực hành.

Hải Nam: “Dễ dàng thực hiện và áp dụng, có một cái thấy hiệu quả và sẽ giúp tôi trong những đời sắp tới”. Đại sư chỉ cây gậy đi hành cước của mình vào tim ông lão và ban cho lời dạy thế này: “Nghe đây, hỡi ông lão! Hãy nhìn vào cái tâm tỉnh giác của Giác Tánh nơi ông”.

Sư phụ: Rồi, đoạn này hơi chuyên môn. Con biết chữ Biết trong tiếng Hán Việt gọi là gì không? Giác. Biết là giác.“Cái tâm tỉnh giác của giác tánh nơi ông”. Giác tánh là gì? Tính Biết. Tánh là tính mà, mình gọi là tính Biết thì trong văn bản cổ người ta gọi là gì? Giác tánh. Tâm tỉnh giác Awakened mind hay giác tánh Awareness đều nói về cái Biết này.

Đấy là cách gọi văn bản cổ, có thể gọi là tâm tỉnh giác – hoặc là giác tánh. Còn bây giờ mình gọi cách gì cho người nào cũng hiểu được? Biết. Như vậy câu đấy tương đương “Hãy nhìn vào tính Biết của ông. Ông hãy nhìn vào cái Biết nơi ông. Hãy nhìn vào tâm tỉnh giác của giác tánh nơi ông”. Buổi ngày hôm nay ấy, mình sẽ gọi là “Nhìn vào cái Biết của con, cái Biết nơi con”. Được chưa?

Hải Nam: Nó không có hình tướng cũng không màu sắc.

Sư phụ: Cái Biết có hình tướng, màu sắc không? Không, đúng không?

Hải Nam: Không trung tâm cũng không biên bờ.

Sư phụ: Nó ở đâu? Trong người con hay là ngoài người con? Hay là rìa bầu trời? Cái Biết ở đâu? Không ở trung tâm, cũng chẳng ở biên bờ. Nó không có hình tướng nhưng mà nó lại gì? Lại biết, đúng không? Nó không có hình tướng nhưng nó biết hình tướng không? Nó biết các hình tướng khác nhau, đúng không?

Vì thế gọi là nó không trung tâm, không biên bờ.

Hải Nam: Ban sơ, nó không có khởi thủy mà lại trống không.

Sư phụ: Khi nào nó bắt đầu? Cái Biết này khi nào bắt đầu? Có điểm bắt đầu không? Khi nào con bắt đầu biết? Con thì có bắt đầu nhưng nó có bắt đầu không? Con thì sinh ra, rồi chết đi. Cái Biết này trước khi con sinh ra đã biết, sau khi con chết đi rồi vẫn biết. Như vậy nó không có điểm bắt đầu, đúng không?

Hải Nam: Tiếp theo nó không có chỗ trụ mà lại trống không. Cuối cùng, nó không có chỗ để đến mà lại trống không.

Sư phụ: Cái Biết này có đến đâu không? Hay luôn ở đây? Đúng chưa?

Hải Nam: Cái Không này không do nhân duyên gì tạo ra và trong sáng, thông tỏ.

Sư phụ: Cái Biết này luôn trống không, mọi thứ hiện rõ ràng ra nhưng không thực sự có thứ gì cả. Giống như ảo ảnh trong một tấm gương. Kinh điển gọi đó là tính Không, mật điển gọi đó là tính Biết, hai cái danh từ khác nhau nhưng cùng trỏ về một thực tại tuyệt đối.

Cái Không này có do nhân duyên gì tạo ra hay không? Hay nó tự thế thôi? Con có tìm được nguyên nhân gì của Biết không? Mọi thứ trên đời ấy thông thường đều có nhân duyên của nó đúng không? Con đến đây phải có nhân duyên của đây. Nhưng cái Biết này rất đặc biệt, là nó chẳng do cái nhân duyên gì tạo ra hết. Nó tự có như vậy. Đấy là một thứ đặc biệt nhất trên đời. Cái thân tâm này có nhân duyên tạo ra không? Thế nhân duyên tạo ra thì mất đi được không? Phật dạy “Tất cả những Pháp có điều kiện thì vô thường”.

Cái thân tâm này do nhân duyên tạo ra bố mẹ v.v… thì nó sẽ mất. Nhưng cái Biết vì nó không do nhân duyên gì tạo ra nên nó không mất đi, không chịu ảnh hưởng của vô thường.

Hải Nam: Khi ông thấy cái này và nhận ra nó, ông biết được bản lai diện mục của ông.

Sư phụ: “Khi ông thấy cái Biết này, nhận ra nó, ông biết được bộ mặt xưa nay của ông”.

Hay là lúc nãy sư phụ nói là nhận ra cái trạng thái vốn có của ông. Đúng không? Hóa ra xưa nay ông không phải là cái mặt thịt này. Mặt này thì có phải xưa nay có không? Hồi bé có cái mặt này không? Ngay hồi bé đã không có mặt này rồi đúng không? Lúc già còn mặt này nữa không? Là gương mặt khác rồi đúng không? Đời trước mặt này không? Càng không. Như vậy cái mặt này có phải mặt xưa nay không? Nhưng cái Biết là cái xưa nay nó luôn ở đây. Có bao nhiêu mặt đi nữa ấy thì mặt đấy hiện ra ở đâu? Hiện ra trong Biết, đúng không? Biết mới là bộ mặt xưa nay của ông. Hay Biết là trạng thái tự nhiên vốn có của ông.

Hải Nam: Ông hiểu được bản tánh của mọi sự vật. Bấy giờ ông thấy bản tánh của tâm.

Sư phụ: “Khi mà ông hiểu cái Biết này thì hiểu được bản tính của mọi sự vật”. Hóa ra mọi sự vật lâu nay mình cứ tưởng là vật chất, theo vật lý, toán học, hóa học, theo quy luật này nọ. Trái đất quay quanh mặt trời v.v… nhưng thực chất bản tánh của nó chỉ là gì thôi? Hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, và cũng chính là Biết, cũng chính là Không.

Giống như hình ảnh trong một mặt gương cũng chính là mặt gương. Có đúng bản tính cuộc đời con chỉ thế không?

Mình có rất nhiều công thức toán học, rồi vật lý để mô tả cuộc đời này nhưng đặc điểm chung là gì? Mọi thứ đều hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, và là một với Biết. Mọi việc đến rồi đi trong Biết và chính là Biết giống như hình trong mặt gương đến đi trong gương và cũng chính là mặt gương. Đó chính là bản tính của cuộc đời. Đồng ý không? Biết ở mọi nơi, nó là chất liệu chung của mọi thứ hiện ra. Đúng là bản tính không? Chứ còn bây giờ quả táo rơi xuống đất là do gì?

Một bạn: Trọng lực ạ.

Sư phụ: Ai bảo thế? Đấy là con nghĩ trọng lực chứ đúng không? Nhỡ một ông thần phép cho rơi xuống thì sao? Là gì thì do suy nghĩ, đúng không? Nhưng bản tính cuộc đời, dù là trọng lực hay không phải trọng lực thì đều là cảnh đến rồi đi trong Biết. Như vậy là việc nhận ra cái Biết này có phải là hiểu được bản tính cuộc đời không? Ngày hôm nay ấy, con hiểu một cái mà những người thông thường, thậm chí bác học cũng không hiểu được. Con hiểu về bản tính cuộc đời.

Sau này con con hỏi: “Mẹ ơi bản tính cuộc đời là gì?” mình trả lời thế nào? Mọi thứ chỉ là cảnh đến và đi trong Biết, thì nó thấy đúng ngay. Chứ con bảo bản tính cuộc đời ví dụ như là “ở hiền gặp lành”, nói thử thế xem nó thấy không? Nó thấy nhiều khi nó ở hiền mà lại gặp dữ. Nó bảo: “Mẹ chẳng hiểu bản tính cuộc đời gì cả”. Đúng không? 500 năm trước mà con nói là: “Trái đất quay quanh mặt trời” thì con bị hỏa thiêu rồi. Sẽ có người bảo là con chẳng hiểu gì bản chất cuộc đời cả.

Nhưng nếu con nói mọi thứ chỉ là cảnh đến rồi đi trong Biết thì sao? Chuẩn luôn không?

Đấy, đấy mới là bản tính cuộc đời.

Ông già này cần một giáo Pháp đơn giản, dễ hiểu, Ngài Liên Hoa Sanh dạy luôn giáo pháp gì? Giác tánh hay tính Biết. Hóa ra bản tính cuộc đời chỉ là gì? Mọi thứ chỉ là cảnh đến rồi đi trong Biết. Thế theo con cái Biết này thường hay vô thường?

Một bạn: Thường ạ.

Sư phụ: Tất cả các pháp có điều kiện thì vô thường. Vậy Biết có phải là pháp có điều kiện

Các bạn: Không ạ Sư phụ: Có điều kiện là phải có điều kiện gì đó mới sinh ra, mất điều kiện nó diệt đi.

Nhưng Biết là một thứ vô điều kiện. Tí nữa sư phụ đọc một bản Kinh khác của Đức Phật, Đức Phật gọi nó là “Diệu thường” – tức là một cái thường rất kỳ diệu. Nó vượt ra khỏi giới hạn thường và vô thường. Nó là cái vô điều kiện mà. Cái Biết này là cái vô điều kiện. Nếu con nương tựa vào những thứ có điều kiện thì mất điều kiện, cái đấy tan. Đúng chưa? Nếu con nương tựa vào sư phụ, sư phụ có điều kiện hay vô điều kiện?

Một số bạn: Có điều kiện.

Sư phụ: Ông thầy này biến mất, đi mất, đúng không? Là tất cả các con mất chỗ nương tựa.

Đúng chưa? Nhưng nếu con nương tựa vào một thứ vô điều kiện, là gì? Là Biết thì không lo ông ấy đi mất gì cả. Ông Biết này không bao giờ đi mất. Đúng chưa? Đấy mới là chỗ nương tựa thực sự của con. Nhà con ở đâu?

Một bạn: Vũng Tàu ạ.

Sư phụ: Vũng Tàu. (Sư phụ cười) Thế trước khi nhà ở Vũng Tàu con chuyển nhà thì nhà ở đâu?

Bạn đó: Sài Gòn ạ.

Sư phụ: Sài Gòn. Vậy nhà nào là nhà thật của con? Lúc thì ở Vũng Tàu, lúc Sài Gòn. Vậy nhà nào là nhà thật của con? Nhà là nơi con luôn ở. Luôn ở đâu?

Bạn đó: Ở trong Biết.

Sư phụ: Con luôn ở đâu? Ở trong Biết. Vậy nhà thật con là cái gì? Cái Biết này. “Cùng nhau chúng ta sẽ về nhà bạn nhé”. Có phải là “Cùng nhau chúng ta sẽ về Vũng Tàu bạn nhé” không? Hay là “Cùng về Hà Nội bạn nhé” ? Không. Con thấy trang Trong suốt, ở dưới chân trang có câu “Cùng nhau chúng ta sẽ về nhà bạn nhé”. Vậy nhà này là ở đâu?

Nhà con chính là…? Là Biết. Quê con ở đâu?

Một bạn: Hải Phòng.

Sư phụ: Hải Phòng. Vì sao nói quê Hải Phòng? Vì con sinh ra ở Hải Phòng nhưng thực chất con có sinh ra ở Hải Phòng không?

Đời trước con sinh ở đâu? Không biết đúng không? Nhưng có một chỗ chắc chắn con sinh ra ở đấy. Là gì? Con sinh ra trong gì?

Bằng chứng là đẻ ra cái oe oe khóc ngay đúng không? Thấy lạnh ngay. Nhà con chính là nơi con ở, luôn luôn ở, chính là Biết. Quê con là nơi con sinh ra, nơi con sinh ra luôn luôn là Biết. Như vậy ngày hôm nay con có được thấy quê nhà chưa? Sống bao nhiêu năm rồi mới biết là gì? Hóa ra quê mình ở đâu? Nhà mình ở đâu? Đây là cái “Nhà” mà sư phụ nói đấy. “Cùng nhau chúng ta sẽ về nhà bạn nhé”. Rồi, con nghe đọc tiếp đi.

Hải Nam: Bấy giờ ông thấy bản tánh của tâm, xác định trạng thái căn bản của thực tại và chặt đứt mọi nghi ngờ về sự hiểu biết. Tâm tỉnh giác của tánh Giác không tạo tác từ bất kỳ chất thể nào.

Sư phụ: Tâm tỉnh giác của tính Giác, tất cả các từ đấy nói về cái Biết. Cái Biết ấy, nó chẳng tạo ra từ chất thể nào hết. Bây giờ chất của Biết là gì? Ôxi, nitơ hay là cái gì? Ở trong nó thì mọi chất thể hiện ra, nhưng nó làm bằng chất gì? Biết ấy, con không thấy nó là chất gì hết, đúng không?

Hải Nam: Nó tự tại và sẵn đủ nơi ông.

Sư phụ: Nó tự do với mọi chuyện – gọi là tự tại. Và nó sẵn ở nơi con, đúng chưa?

Hải Nam: Cái này là bản tánh của mọi sự, nó dễ chứng ngộ vì không phải tìm ở đâu khác.

Sư phụ: Chuẩn chưa? Cái Biết này mới tự chứng ngộ được chứ. Khi mà hỏi là “Có đang biết hay không?” con cảm thấy ngay được là gì? Đang biết đúng không? Con có hiểu “tính Không” là gì không?

Một bạn: Không ạ.

Sư phụ: Phải học khá nhiều mới hiểu được.

Chứng tỏ “tính Không” khó chứng ngộ hơn rất nhiều. Con phải học bao nhiêu lâu mới hiểu được tính Không. Còn có đang biết hay không thì sao? Hỏi một cái là thấy luôn.

Thậm chí là “Có hiểu nhân quả là gì không?” so với cả “Có đang biết hay không?” cái nào dễ hơn? Nhân quả học mãi mới ra đúng không? Còn Biết thì sao? Đây, đang biết đây.

Hải Nam: Cái này là bản tánh của tâm thức, nó không cần nương dựa vào một chủ thể nhận biết nào và một đối tượng được nhận biết nào.

Sư phụ: Có cần cái “tôi” đứng sau điều khiển cái Biết không? Bản thân các con điều khiển được cái Biết này không? Bảo “Đừng biết nữa”, có bảo được không? Có cái “tôi” nào đứng sau cái Biết không?

Như vậy đầu tiên là không cần một chủ thể sau lưng để sở hữu hay điều khiển cái Biết này, đúng không? Thứ hai, nó có cần một cái gì đó để biết không? Nếu mà có thì biết là có, không có thì biết là không có. Giống như âm thanh lúc nãy đấy. Có âm thanh biết là âm thanh, không âm thanh thì biết là không âm thanh. Nó không cần một đối tượng cụ thể nào. Như vậy là nó có thể tự nó tồn tại và không phụ thuộc vào tôi, vào than thể, hay là vào vật. Đúng không?

Hải Nam: Nó bất chấp những giới hạn của vô thường và hủy diệt.

Sư phụ: Cái sư phụ nói lúc nãy đấy, nó vượt ra khỏi vô thường và hủy diệt. Vì nó là vô điều kiện. Tất cả các Pháp có điều kiện thì vô thường. Cái Biết nó tự tồn tại vì nó vượt ra khỏi vô thường và hủy diệt.

Hải Nam: Trong nó không có cái gì để biết.

Sư phụ: Sau này con sẽ được học môn gọi là “Không có thật”, thì sẽ hiểu cái Biết này nó không có gì thực sự bên trong cả, dù mọi thứ hiện ra rất rõ ràng. Giống như nhà cửa trong một mặt gương hiện ra rất rõ ràng nhưng lại không thật có.

Hải Nam: Trạng thái tỉnh giác của giác ngộ chính là cái Biết của tự ông, nó vốn là tỉnh giác.

Sư phụ: Giác ngộ chỉ là cái Biết này thôi. Lâu nay mình cứ tưởng giác ngộ là cái gì khủng khiếp, đúng không? Giác ngộ chỉ là cái Biết này thôi.

Hải Nam: Trong nó không có cái gì để đi vào địa ngục, Tánh Giác vốn là thanh tịnh.

Sư phụ: Cái Biết này vốn thanh tịnh. Bên trong có bao nhiêu bẩn đi nữa thì Biết có bẩn không? Không, đúng không? Cái màn hình nó không đi vào địa ngục dù cảnh địa ngục hiện ra. Cái Biết cũng như vậy, thanh tịnh, không thể bị ô nhiễm bởi cảnh hiện ra bên trong.

Hải Nam: Trong nó không có sự thực hành nào để tiến hành.

Sư phụ: Con không cần phải thực hành để đạt được nó. Đúng không? Đây, nó đây rồi.

Hải Nam: Bản tánh nó vốn là thông tỏ. Cái thấy vĩ đại này về trạng thái bản nhiên vốn thường trụ nơi ông…

Sư phụ: Rồi. “Trạng thái bản nhiên vốn thường trụ nơi ông”: đây là trạng thái vốn như thế. Đúng không? Là trạng thái thật sự của con đấy. Con lâu nay cho mình là thân tâm này, vui buồn sướng khổ nhưng đấy không phải là trạng thái bản nhiên, đấy là trạng thái không tự nhiên, trạng thái “tôi là thân thể này” được gán vào bởi suy nghĩ. Còn trạng thái bản nhiên vốn có của con là gì? Là Biết. Trong đấy mọi suy nghĩ đến rồi đi. Đấy mới là trạng thái bản nhiên. Bản là xưa đấy, bản nhiên là xưa nay vốn tự nhiên thế. Đây là trạng thái nó vốn sẵn như vậy. Thế thôi.

Hải Nam: Phải biết rằng không thể tìm nó ở một nơi nào khác. Khi ông hiểu biết cái thấy như vậy và muốn áp dụng nó vào trong chứng nghiệm của mình, bất kỳ nơi đâu ông ở đều là cái thất ẩn cư trên núi cho thân ông. Bất cứ hình tướng bên ngoài nào ông thấy đều là như như và bổn lại không tịch; hãy để cho nó tự như, giải thoát khỏi mọi tạo tác của tâm thức. Các hình tướng vốn tự do, không vướng mắc ấy trở thành những người giúp đỡ ông, và ông có thể thực hành khi dùng những hình tướng ấy như là con đường giải thoát.

Sư phụ: Rồi. Đoạn này nói về cách tu, rất đơn giản. Không phải đi nhập thất gì hết. Con nhận thấy rằng: đây, Biết luôn ở đây là xong.

Đấy, việc con nhìn thấy hình ảnh chứng tỏ là con phải đang gì? Đang biết. Như vậy là dùng luôn hình ảnh để thấy Biết đang ở đây, để nhớ Biết đang ở đây. Nếu con đang rất tức giận, chứng tỏ con phải đang biết. Việc con đang rất buồn, chứng tỏ con?

Các bạn: Đang biết.

Sư phụ: Như vậy, con dùng chính những hình tướng hay là nỗi buồn, hay là cơn giận để nhận ra Biết đang ở đây. Đúng không?

Như vậy nó dễ đến mức gì? Con không cần phải dẹp trừ phiền não, mà tận dụng luôn phiền não để thấy là gì? Ngay khi phiền não vẫn đang biết. Cách mà sau này sư phụ sẽ chia sẻ, vô cùng dễ, dễ đến mức con không phải dẹp cái đống phiền não đi, nên con có thể tập bất kỳ lúc nào, trong cả một ngày của con luôn, lúc nào muốn tập là tập được ngay.

Ngược lại, khi những thứ đó hiện ra thì cái Biết càng hiện ra rõ ràng. Con càng tập thì càng thấy rằng: Ừ, trạng thái bổn nhiên, trạng thái tự nhiên vốn có của mình luôn ở đây, trong mọi kinh nghiệm, và chỉ là Biết mà thôi.

Rồi, sau này cách tập rất đơn giản: Bất kỳ lúc nào cũng tập được, bất kỳ trạng thái tâm thức nào cũng tập được. Không phải là khi mình đang rất tức giận, bực bội, mình phải tập Bước vô thường để cái đống tức giận đấy nó hết đi. Nếu con giỏi thì tập được ngay lúc bực bội đấy, còn con chưa giỏi thì con tập gì? Bước vô thường để giải quyết bớt đã, đúng chưa? Nghĩa là cả đều tốt, cả Pháp Bước vô thường hay các Pháp khác, lẫn cái Biết này đều cần thiết. Nhưng cái Biết này có thể tập bất kỳ hoàn cảnh nào cũng được, không từ chối bất cứ trạng thái gì, ý là như vậy.

Hải Nam: Bên trong, bất cứ cái gì khởi lên trong tâm ông, bất kỳ điều gì ông nghĩ, đều vô tự tánh và trống không. Tư tưởng nào xảy tới đều vốn là giải thoát vì không có tự tánh. Khi hiểu biết và chánh niệm bản chất của tâm mình, ông có thể dùng các tư tưởng như là con đường giải thoát và sự thực hành trở nên dễ dàng.

Sư phụ: Đấy, như sư phụ nói về hình trong gương ấy, khi mọi suy nghĩ khởi lên thì thấy bản chất suy nghĩ cũng chính là Biết luôn, không cần phải tránh suy nghĩ này suy nghĩ kia.

Hải Nam: Một lời khuyên sâu xa: Bất kể loại xúc động gì ông cảm nhận, hãy nhìn vào mối xúc động và nó biến mất không dấu vết. Xúc động như thế vốn là tự do, giải thoát. Điều này đơn giản để thực hành. Khi ông có thể thực hành theo như vậy, sự thiền định của ông không giới hạn trong những thời công phu.

Biết rằng mọi sự, thứ gì cũng là một người giúp đỡ, một thiện tri thức, kinh nghiệm thiền định của ông sẽ không biến đổi, tự tánh không gián đoạn, và cư xử của ông không vướng mắc. Dầu ở bất kỳ nơi đâu, ông cũng không bao giờ lìa khỏi tự tánh.

Sư phụ: Rồi. Dù ở bất kỳ đâu, cũng không bao giờ rời khỏi gì? Tự tánh chính là gì? Tính Biết của mình. Tự tánh là cái tính có sẵn. Tính Biết này.

Hải Nam: Một khi ông thực hiện điều này, thân xác của ông có thể già cỗi, nhưng tâm tỉnh giác ấy thì không có tuổi.

Sư phụ: Thân xác có thể già nhưng Biết thì không có tuổi.

Hải Nam: Nó không hề biết đến sự phân biệt trẻ, già. Tự tánh siêu việt khỏi phân biệt và thiên chấp. Khi ông nhận biết tánh Giác này, tự tâm tỉnh thức này, thường hằng hiện diện nơi chính ông, thì không có một sự khác biệt nào giữa lợi căn và độn căn.

Sư phụ: Khi đã nhận ra cái Biết này rồi thì thông minh với cả ngu dốt, chả khác gì nhau.

Đều biết cả. Đúng chưa?

Hải Nam: Khi ông hiểu rằng tự tánh, vốn thoát khỏi phân biệt và thiên chấp, thường hằng hiện diện nơi chính ông, thì không có một sự khác biệt nào giữa học nhiều và học ít.

Sư phụ: Thấy chưa? Yên tâm nhé. Trong số các con sẽ có người cảm thấy là mình dốt đúng không? Sợ theo sư phụ khó vì thấy học dốt quá. Nhưng Biết thì không có sự phân biệt nào, học nhiều cũng như học ít.

Hải Nam: Dầu cho thân thể ông, chỗ nương dựa của tâm thức, có tan rã, thì Pháp thân của trí huệ tỉnh giác vẫn thường trụ.

Sư phụ: Dù thân thể tan rã thì cái Biết này vẫn thường trụ. Đấy, hay không? Ngài Liên Hoa Sanh khẳng định cho các con rồi. Thân thể có tan thì Biết vẫn thường trụ.

Hải Nam: Khi ông an trụ trong trạng thái không biến đổi này, không có gì khác biệt giữa một cuộc đời dài lâu hay ngắn ngủi.

Hỡi ông lão, hãy thực hành ý nghĩa chân thực!

Hãy đem sự thực hành vào tâm! Chớ nhầm lần chữ và nghĩa. Chớ xa lìa bạn đạo. Hãy cần mẫn! Hãy ôm trọn mọi sự với chánh niệm tỉnh giác. Chớ buông theo những cuộc nói chuyện nhàn rỗi và những lời bàn luận suông. Chớ dấn mình vào những mục đích thường tục.

Chớ bận rộn lo toan về con cái. Chớ đòi hỏi thức uống và đồ ăn. Hãy dự định để chết như một người bình thường!

Sư phụ: Ông già này, sắp chết rồi. Đúng không? Bây giờ chỉ có thực hành cái này thôi, chứ đừng đòi hỏi đồ ăn, đừng quan tâm con cái nữa. Hãy dự định để chết như một người bình thường? Các con dự định chết như một người thế nào?

Các bạn: Bình thường.

Sư phụ: Đấy. Bình thường thôi. Khi con định chết như một người đặc biệt, thì con sẽ mất rất nhiều công sức để biến mình thành người đặc biệt. Còn nếu con chấp nhận là chết như một người bình thường, sẽ dồn toàn sức lực vào đâu? Nhận ra cái Biết này. Ông già này sắp mất, càng thấy điều đấy. Ở đây có ai muốn chết như một người bình thường không? Giơ tay xem nào? Bình thường thôi.

(Các bạn giơ tay) Được, đúng là học trò của sư phụ, đúng không? Thậm chí người hơi tầm thường một tí có được không? Miễn là gì? Giác ngộ thôi, nhỉ? Cần gì phải đặc biệt? Đúng không? Mà Giác ngộ đây là gì thôi? Ngày xưa cứ nghĩ Giác ngộ là kinh khủng, bay lên trời tỏa hào quang, vô cùng hiểu biết! Nhưng thực ra Giác ngộ chỉ là gì thôi? Lúc nãy thực hành là gì?

Nhận ra trạng thái vốn có này, sống ở trong nó. Giác ngộ là gì? Hết quên. Tự nhiên an trụ trong Biết, không quên nữa. Không quá khó đâu.

Hải Nam: Cuộc đời của ông đang hết dần, thế nên hãy kiên trì tinh tấn! Hãy thực hành lời chỉ dạy này cho một người già trên ngưỡng cửa của cái chết!

Bởi vì sự chỉ thẳng cây gậy vào tim của Sherab Gyalpo, lời dạy này được gọi là: “Sự khai thị chỉ thẳng cây gậy vào ông lão.” Sherab Gyalpo Ngog đã được giải thoát và đạt đến toàn thiện.

Sư phụ: Kinh không? Sắp chết, không biết chữ mà vẫn đạt đến toàn thiện. Bạn nào già yên tâm chưa? Ai nghe bài này xong yên tâm hơn giơ tay nào? (Các bạn giơ tay) Rồi, rất tốt. Đây không phải chỉ là già đâu mà những bạn mà kiểu gọi là hơi ngốc một tý, nghĩa là không học nhiều, không biết chữ, cũng yên tâm. Vì sao? Dễ mà. Cả cái đoạn văn này nếu mà con đọc kỹ, nó bao gồm cả con đường luôn; bao gồm cả cái hiểu biết, cả cách thực hành và nhắc lại là dành cho ông già sắp chết không biết chữ.

Nghe đoạn này con có tự tin hơn không? Nếu ông già sắp chết không biết chữ vẫn tập được thì một bà mẹ bận rộn với con cái có tập được không? Được chứ đúng không? Một người đi làm bận rộn có tập được không? Một người có nhiều tính xấu có tập được không?

Thậm chí một đứa bé tuổi tập được không?

Chẳng qua là không muốn thôi. tuổi nếu khao khát giác ngộ và được dạy cái này tập và giác ngộ bình thường. Vì nó bình đẳng mà, cái Biết này này.

Một người tâm thần tập được không? Khó nữa. Tất nhiên không có gì đảm bảo cả nhưng tâm thần thì khó hơn. Vì sao? Tập đây là phải nhớ. Tập là gì? Tập là nhớ. Nhớ là gì? Nhớ không phải là nghĩ về Biết mà phải kinh nghiệm trực tiếp cái Biết này. Nếu người tâm thần mà có khả năng nhớ như vậy thì tập được, người tâm thần mà không nhớ thì chịu.

Còn nhớ được thì tập được. Giống như sư phụ bảo con là tập: “Có đang biết hay không?” Nếu con nhớ tập thì sao? Tập được. Còn nếu con chẳng nhớ tập thì sao? Không tập được.

Vì thế sau buổi ngày hôm nay ấy, các con nên nhắc mình, 5 phút một lần, đặt chuông đi, nhắc một câu thôi: “Có đang biết hay không?”. Để kinh nghiệm xem Biết có đang ở đây không? Và hòi câu đấy là con ra khỏi được suy nghĩ rất nhiều.

Sư phụ: Ở Sài Gòn mình sẽ tổ chức một buổi hỏi đáp. Để khi nào con hiểu rõ ràng về nó thì thôi. Hiểu rõ về nó thì tập rất là dễ. Hiểu không rõ về nó thì rất khó tập. Hiểu rõ về nó thấy dễ như là ăn bánh, nhỉ?

7. Đức Phật nói về Biết trong Kinh Lăng Nghiêm

Sư phụ: Kinh Lăng Nghiêm rất là hay. Đức Phật tiên tri là sau này Đạo Phật mất đi thì Kinh đầu tiên sẽ mất là Kinh Lăng Nghiêm này, Kinh cuối cùng mất là Kinh A Di Đà. Sau đấy thì nhắc đến Đạo Phật chỉ còn nhớ được câu “A Di Đà Phật” và sau đấy người ta quên mất câu đấy là hết, đoạn cuối thời Mạt Pháp là như vậy. Kinh đầu tiên sẽ bị mất, bị quên lãng đấy, là Kinh sư phụ sắp đọc một đoạn.

Trong Kinh này nói về sự thật tuyệt đối rất mạnh, và phê phán những nhầm lẫn mắc phải trên đường tu cũng rất mạnh, nên khó như thế thường người ta quên trước. Thời Mạt pháp mà. Còn Kinh A Di Đà là Kinh dễ nhất. Ai đọc cũng có thể cảm nhận và hiểu được nên nó sẽ mất đi sau. Cuối cùng câu A Di Đà Phật là câu dễ nhất trên đời, cũng sẽ mất nốt. Đấy là đỉnh điểm của Mạt pháp, mất hoàn toàn Phật pháp.

Đây là một đoạn trong Kinh Lăng Nghiêm:

“Chỉ ra Tính Nghe là thường trụ” (Sư phụ vừa đọc vừa giảng giải nghĩa của Kinh Lăng Nghiêm) “Phật bảo ông Anan rằng: “Ông học về mặt nghe nhiều, chưa hết các điều lậu lạc, trong tâm chỉ biết suông cái nhân điên đảo mà cái điên đảo hiện thật trước đó thì chưa biết được, e rằng ông thành thật còn chưa tin phục. Nay tôi thử đem những việc trần tục để trừ cái nghi của ông.” Đây là một đoạn mà trước đấy Đức Phật đã giảng về tính Biết rồi, nhưng thấy Anan còn chưa tin lắm. Trước là Ngài đã giảng tính Biết cho rất nhiều người. Rất nhiều người đã nghe và hiểu ra. Nhưng Anan vẫn có vẻ chưa tin, Đức Phật nói như vừa xong: “E rằng ông thành thật còn chưa tin phục. Nay tôi thử đem những việc trần tục để trừ cái nghi của ông.” “Khi bấy giờ, Đức Như Lai bảo ông La Hầu La đánh một tiếng chuông, rồi hỏi ông Anan rằng:

Nay ông có nghe chăng? – giống các con lúc nãy đấy.

“Ông Anan và đại chúng đều nói:

Có nghe.

Chuông hết kêu, không tiếng, Phật lại hỏi rằng:

Nay ông có nghe chăng?

Ông Anan và đại chúng đều đáp:

Không nghe.” Giống lúc nãy không? Để xem có ông nào trả lời đúng được không nhé!

“Khi đó, ông La Hầu La lại đánh một tiếng, Phật lại hỏi rằng:

Nay ông có nghe chăng?

Ông Anan và đại chúng lại đều đáp:

Có nghe.

Phật hỏi ông Anan:

Thế nào thì ông có nghe, còn thế nào thì ông không nghe? Ông Anan và đại chúng đều bạch Phật rằng:

Tiếng chuông nếu đánh lên, thì chúng tôi được nghe; đánh lâu tiếng hết, tăm vang đều không còn, thì gọi là không nghe.

Như Lai lại bảo ông La Hầu La đánh chuông, rồi hỏi ông Anan rằng:

Theo ông, nay có tiếng không? Ông Anan và đại chúng đều nói:

Có tiếng.

Ít lâu tiếng dứt, Phật lại hỏi rằng:

Theo ông, nay có tiếng không?” Sao? Các con thì sao? Tiếng dứt rồi thì có nghe không? Không có tiếng không? Theo các con thì sao?

Các bạn: Có ạ.

Sư phụ: Làm sao lại không có? Mất tiếng chuông, nhưng mà gì? Các con còn nghe đủ các loại tiếng trên đời này. Làm sao lại bảo không có tiếng? Đúng chưa?

“Ông Anan và đại chúng đều đáp: “Không có tiếng.” – Phật vẫn kiên nhẫn, bảo ông La Hầu La đánh chuông.

Phật lại hỏi rằng:

Theo ông, nay có tiếng không? Ông Anan và đại chúng đều nói:

Có tiếng.

Phật hỏi ông Anan:

Thế nào, ông gọi là có tiếng, còn thế nào, thì ông gọi là không tiếng? Ông Anan và đại chúng đều bạch Phật rằng:

Tiếng chuông, nếu đánh lên, thì gọi là có tiếng, đánh lâu tiếng hết, tăm vang đều không còn, thì gọi là không tiếng.

Phật bảo ông Anan và đại chúng rằng:

Sao các ông lại nói trái ngược, lộn xộn như thế?

Đại chúng và A-nan đồng thời bạch Phật:

Làm sao Phật bảo chúng tôi trái ngược, lộn xộn?” Các ông ấy thấy rõ ràng hết tiếng thì bảo không có tiếng đúng không? Nhưng Phật lại chê là gì? Nói lộn xộn. Thế là mới bức bối hỏi

Phật là gì: “Làm sao Phật bảo chúng tôi trái ngược, lộn xộn?”

Phật dạy: “Tôi hỏi ông về nghe, thì ông nói là nghe, tôi hỏi về tiếng, thì ông nói là tiếng, chỉ cái nghe và cái tiếng mà trả lời không nhất định như thế, sao lại không gọi là trái ngược lộn xộn? Ông Anan, tiếng tiêu mất, không tăm vang, thì ông gọi là không nghe. – Anan nghĩ rằng là mất tiếng rồi thì gọi là không nghe.

“Nếu thật như không nghe, thì tính nghe đã diệt rồi đồng như cây khô, khi tiếng chuông lại đánh lên, làm sao ông còn biết được.” Nếu như không nghe được gì cả, thì tại sao hết tiếng chuông đấy, đánh một tiếng khác lại biết. Như vậy vẫn phải đang biết liên tục, đúng không? Vì khi không có tiếng, biết là không có tiếng, mà khi có tiếng, biết là có tiếng. Còn nếu mà cái Biết đấy nó diệt mất rồi ấy, thì sau khi nghe xong âm thanh, cái Biết diệt mất thì đánh một tiếng nữa lên, Biết nó còn ở đấy không?

Con nghe một tiếng chuông, hết tiếng chuông nếu khả năng biết biến mất thì làm sao mà tự nhiên đánh một tiếng chuông mới, Biết lại hiện ra được, nó phải chết rồi chứ?

Nhưng vì cái Biết nó luôn ở đấy nên là đánh chuông thì biết là có đánh chuông, hết tiếng chuông biết là hết tiếng chuông, đánh một tiếng mới lại biết là có tiếng mới. Còn nếu mà cái khả năng biết nó diệt khi tiếng chuông hết thì làm sao lại nghe được tiếng chuông mới bây giờ. Đồng ý không?

Phật nói Anan đấy. Ông ấy cho rằng tiếng chuông hết thì không nghe gì. Tại sao tiếng chuông mới lên ông ấy lại nghe? Chứng tỏ trong suốt tiến trình đấy ông phải luôn nghe thì mới biết được. Biết là gì? Chỗ này là không có tiếng rồi lúc sau lại có tiếng nổi lên.

Đấy là cách mà Đức Phật chỉ cho Anan. Là không có tiếng thì không phải là không nghe. Vẫn nghe. Đúng không? Chẳng qua là nghe cái gì? Nghe cái im lặng, nghe không có tiếng thôi. Và khi có tiếng thì là lập tức gì?

Nghe thấy ngay.

Thì cái Biết của con cũng thế thôi, giống như lúc nãy bạn Hải Minh nói đấy. Bạn ấy thấy rất lờ mờ chứng tỏ bạn phải biết gì? Phải biết là đang có lờ mờ, vậy Biết nó phải đang ở đấy, nếu không thì sao bạn lại nói là biết con thấy lờ mờ lắm sư phụ ạ! Đúng chưa? Thế theo con khi say rượu thì có biết không?

Một bạn: Có ạ!

Sư phụ: Nếu không biết thì sao? Sao biết là đang say đang lảo đảo, đang đầu như chong chóng? Đúng không? Rồi! “Nếu thật không nghe thì tính nghe đã diệt rồi đồng như cây khô khi tiếng chuông đánh lên làm sao ông còn biết được? Biết có biết không là tự cái tiếng có và không, đâu phải tính nghe kia vì đó mà có mà không.” Tính nghe là tính Biết tổng quát. Nói tính nghe cũng được mà tính Biết cũng được. Biết thì có cả hình ảnh, âm thanh, cảm giác, suy nghĩ… ở đây nói về cái nghe thì không phải là không có tiếng thì không nghe, đúng không? Mà có tiếng hay không có tiếng thì tính nghe vẫn gì? Vẫn ở đó, đúng chưa? Nếu mà con không có cái tính nghe thì làm sao biết là không có gì? Nếu lúc mà không có âm thanh ấy, con không có tính nghe ấy thì làm sao biết là không có gì đúng chưa? Con biết “không có gì” vì con vẫn đang biết.

Rồi! “Vậy nên Anan cái tiếng ở trong cái nghe…” Nhớ là cái nghe trong này là từ cái Biết sư phụ dạy các con, cái Biết là cái tổng quát của cái nghe. “Cái tiếng ở trong cái nghe tự có sinh có diệt, không phải vì ông nghe cái tiếng sinh diệt mà làm cho tính nghe của ông thành có thành không”. Tóm lại tính nghe, tính Biết ấy nó không bị ảnh hưởng bởi sinh diệt, của âm thanh đúng chưa? “Ông còn lộn lạo lầm cái tiếng làm cái nghe, lạ gì chả mê mờ, lấy cái thường làm cái đoạn”. Cái gì là cái thường? Tính Biết! Cái gì là cái đoạn? Âm thanh.

“Tóm lại ông không nên nói rằng rời các thứ động tĩnh, đóng mở không bịt thì cái nghe không có tính. Như người ngủ mê nằm trên giường gối, trong nhà có người, trong lúc người kia ngủ giã một cối gạo. Người ấy trong chiêm bao nghe tiếng giã gạo, lầm thành vật khác, hoặc cho là đánh trống hoặc cho là đánh chuông tức trong chiêm bao người đấy cũng lấy làm lạ rằng sao tiếng chuông lại vang lên như cây như đá, khi chợt tỉnh dậy liền nghe tiếng chày thì người ấy tự bảo người nhà rằng, chính trong lúc chiêm bao tôi đã lầm tiếng chày này là tiếng trống. Anan, người đó trong chiêm bao, đâu nhớ những chuyện động tĩnh đóng mở thông bịt, hình người kia tuy ngủ nhưng tính nghe không mờ”. Hay “Dầu cho thân hình ông có tiêu tan, thân mạng rời đổi diệt mất. Làm sao mà tánh nghe ấy lại vì ông mà tiêu tiêu diệt được?

Do các chúng sinh từ vô thủy đến nay, đi theo các thứ sắc thanh, truy đuổi theo vọng niệm mà lưu chuyển. Không hề khai ngộ bản tánh thanh tịnh diệu thường.” Thân người chỉ là một cái hình thôi mà. Hình người kia tuy ngủ nhưng mà cái tính Biết có mờ không? Bằng chứng vẫn nghe được âm thanh, đúng không? Câu này quan trọng này:

“Dầu cho thân hình ông có tiêu tan, thân mạng rời đổi diệt mất, làm sao tính nghe ấy, lại vì ông mà tiêu diệt được?”. Như vậy là không chỉ là lúc mình sống mà lúc mình chết rồi, thân thể tiêu tan thì tính Biết vẫn không thể mất đi được. Ở đây Phật khẳng định thế đấy. “Do các chúng sinh từ vô thuỷ đến nay đi theo các thứ sắc thanh, truy đuổi theo vọng niệm mà lưu chuyển”, các suy nghĩ đấy.

“Không hề khai ngộ, bản tính thanh tịnh diệu thường”.

Đức Phật gọi cái Biết là gì? Là bản tính.

Thanh tịnh không? Thanh tịnh vì không bẩn được , nhưng còn gì nữa? Diệu thường. Vì Biết vượt ra khỏi thường và vô thường.

Thường và vô thường là những suy nghĩ, bảo đây là thường, đây là vô thường, vậy nó vượt khỏi suy nghĩ không? Nên nó gọi là diệu thường vì thế. Nó không bao giờ mất, nhưng thậm chí nó vượt khỏi khái niệm thường và vô thường. Thường và vô thường vẫn còn phụ thuộc vào thời gian, còn Biết ở ngoài thời gian. Vì thế nó vượt khỏi thường và vô thường. Nó gọi là bản tính thanh tịnh diệu thường. Đấy, Đức Phật chỉ thẳng về nó như vậy.

“Do các chúng sinh từ vô thuỷ đến nay, đi theo các thứ sắc thanh, truy đuổi theo vọng niệm mà lưu chuyển”. Các con theo suy nghĩ mà lưu chuyển đúng không? Đuổi theo sắc, thanh, hình tướng không hề khai ngộ bản tính thanh tịnh, diệu thường. Hôm nay là một cơ hội để con khai ngộ cái gì? Bản tính gì?

Thanh tịnh diệu thường. Tại sao gọi là bản tính?

Một bạn: Vốn có.

Sư phụ: Vốn như thế thì gọi là bản tính. Sao gọi lại thanh tịnh? Không thể bẩn sạch được, đố con làm bẩn được cái Biết đấy? Cứt hiện ra trong Biết, Biết có bẩn không? Hoa hiện ra trong Biết, Biết nó có sạch không? Nó thanh tịnh vượt khỏi bẩn sạch.

Sao là diệu thường? Nó không bị ảnh hưởng bởi vô thường nhưng nó cũng không thể dùng khái niệm thường bảo nó được vì bảo thường nghĩa là chỉ là gì thôi? Là nghĩ rằng nó thường hằng mà thôi. Còn nó thì không cần nghĩ gì nó vẫn ở đây, đúng không? Vì thế Biết vượt ra khỏi vô thường, đương nhiên rồi nhưng mà nó là diệu thường, nó không phải cái thường thông thường. Cái thường thông thường là cái thường của suy nghĩ, còn tin vào có thời gian, có bắt đầu và có kết thúc.

Còn nó diệu thường vì nó ở đây, nó có mặt phi thời gian, không bắt đầu và kết thúc, nó tồn tại không theo thời gian, không sinh, không diệt, không có điều kiện gì cả. Vì tồn tại vô điều kiện, nó không thể bị phá huỷ được. Nó mới là cái diệu thường thực sự, diệu là kì diệu, cái thường một cách kì diệu.

Cái tính Biết này, là bản tính vốn có của con và nó thanh tịnh không thể nào lu mờ, không thể bẩn sạch được và nó diệu thường vượt khỏi thường và vô thường. Nó thường một cách kì diệu, phi thời gian. Nó không bị ảnh hưởng bởi vô thường, không thể huỷ diệt, đồng thời nó không bị phụ thuộc vào khái niệm thời gian, vào khái niệm là thường hay vô thường. Nó nằm ngoài suy nghĩ vì thế nên nó gọi là bản tính thanh tịnh, diệu thường.

Câu này rất hay, câu này nói về khổ và cách thoát khổ: “Do các chúng sinh, từ vô thuỷ đến nay đi theo các thứ sắc thanh, truy đổi theo vọng niệm” (theo suy nghĩ đấy) “mà lưu chuyển. Không hề khai ngộ bản tính thanh tịnh diệu thường, không theo cái thường chỉ theo cái sinh diệt do đó đời đời bị tạp nhiễm mà phải lưu chuyển” thẳng chưa? Không theo cái thường, cái thường là cái gì? Cái Biết này này, không theo cái thường mà lại theo những thứ sinh diệt, là gì: tiền, tài, danh vọng, tình yêu… do đó đời đời bị tạp nhiễm, nhầm lẫn đấy, mà phải lưu chuyển. Lưu chuyển là tái sinh. Câu này rất hay, “không theo cái thường”, lúc nãy Đức Phật gọi là diệu thường, đoạn sau gọi tắt là thường, “không theo cái thường”, cái Biết này này, “mà chỉ theo những thứ sinh diệt. Do đó đời đời bị tạp nhiễm mà phải lưu chuyển”.

Các con nếu không biết cái Biết này, thì theo cái gì? Theo sinh diệt đúng không? Thì đời đời sao? Bây giờ mình yêu một người, xong người đấy đi mất thì mình sẽ muốn gì? Muốn ngày nào đó lại gặp lại đúng không? Nghĩa là đời đời yêu đi yêu lại, tái sinh đi tái sinh lại để có được tình yêu của người ta. Trong khi cái thực sự có thật, cái diệu thường là cái gì? Cái Biết đang ở đây, thì mình không yêu nó, mình không quan tâm đến nó, vì thế phải lưu chuyển. Nếu con nhận ra được cái bản tính, cái Biết đang ở đây thì con không phải lưu chuyển nữa. Vì cái lưu chuyển xảy ra trong Biết, chứ Biết có lưu chuyển không? Cái Biết có tái sinh không? Cái tái sinh hiện ra trong Biết còn Biết nó không tái sinh, đúng chưa?

Nếu bỏ cái sanh diệt, giữ tánh chân thường, tánh sáng suốt chân thường hiện tiền. Thì các thứ căn, trần, thức, tâm phân biệt ngay đó đều tiêu mất.

Tướng vọng tưởng là trần, tính phân biệt là cấu. Hai cái đó đã xa rời, thì Pháp nhãn của ông liền được trong suốt. Làm sao lại không thành Vô Thượng Tri Giác?” Rồi, “Nếu bỏ cái sinh diệt”, à hay quá, “giữ tính chân thường”, Đức Phật còn gọi nó là chân thường. Lúc nãy gọi là diệu thường, giờ gọi là chân thường, chân thường là cái thường thực sự. Đấy gọi là chân thường. “Nếu bỏ cái sinh diệt, giữ tánh chân thường, tánh sáng suốt chân thường hiện tiền”. Cái gì là cái sáng suốt chân thường? Cái Biết này này, Biết là sáng suốt đúng không? Chân thường không? Hiện ra ở ngay đây gọi là hiện tiền, “Nếu bỏ cái sanh diệt, giữ tánh chân thường, tánh sáng suốt chân thường hiện tiền, thì các thứ căn, trần, thức, tâm phân biệt ngay đó đều tiêu mất. Tướng vọng tưởng là trần, tính phân biệt là cấu, hai cái đó đã xa rời, thì pháp nhãn…” pháp nhãn là cái thấy về sự thật tuyệt đối “…của ông liền được trong suốt”.

Đấy bây giờ Phật cũng dùng từ gì?

Một bạn: Trong suốt.

Sư phụ: Dùng từ trong suốt, “thì Pháp nhãn của ông liền được trong suốt” trong suốt là thấy mọi thứ rõ ràng, không bị che mờ, “làm sao lại không thành Vô Thượng Tri Giác?”. Vô Thượng Tri Giác chính là Phật, khi đó tại sao lại không thành Phật? Như vậy chỉ cần thấy rõ và giữ việc thấy rõ cái Biết này thì làm sao lại không thành Phật?

Lâu nay con nghĩ Phật là cái gì đó rất kinh khủng đúng không? Thấy cái Biết này luôn hiện tiền rõ ràng và hết quên thì gọi là Phật.

Phật là đã tỉnh ra rồi, đã nhận ra sự thật rồi, còn chúng sinh là mê chưa tỉnh ra. Mê thì tưởng những thứ giả này là thật, còn quên mất cái Thật thật sự. Ngộ rồi thì nhận ra cái Thật thật sự là cái gì. Là cái Biết. Còn những thứ này biến thành không có thật, nó chỉ là hình trong gương mà thôi. Hình trong gương thì có vẻ rất thật, nhưng mà lại không có thật. Hình trong màn hình tivi có vẻ rất thật nhưng mà lại không có thật đúng không? Ngộ là ngộ ra cái Biết này. Khi con ngộ ra cái Biết này thì tự con sẽ thấy những thứ mà lâu nay con cho có thật, nó không có thật nữa. Nó chỉ là trò biểu diễn thôi, trò chơi của cái Biết mà thôi.

Từ đoạn vừa xong là trong Kinh Lăng Nghiêm, con sẽ hình dung là thực ra cái sự thật này không phải là bây giờ mới nói mà từ xưa tới nay các cái vị Phật, các vị Tổ, Đức Liên Hoa Sanh cũng chính là Đức A Di Đà thôi, đã truyền tải từ lâu rồi. Nếu con đọc thêm các dòng phái khác nhà Phật ấy, con thấy họ cũng nói về nó, chỉ có không dùng từ Biết mà thôi. Ngay trong nhà Phật ấy cũng không dùng từ Biết mấy mà dùng từ gì biết không?

Dùng từ ví dụ như là “Chân như”. Hơi khó hiểu. Dùng từ “Bản lai diện mục” con nghe bao giờ chưa? Hơi khó hiểu đúng không?

Dùng từ “Như Lai Tạng”; “Pháp thân” con nghe bao giờ chưa? “Đại Thủ Ấn”; “Đại Toàn Thiện” con nghe bao giờ chưa? Sư phụ lúc đầu cũng định dạy con theo kiểu mấy từ đấy, nhưng sau nhận ra rằng người hiện đại mà nói mấy từ đấy thì không cảm nhận được.

Nên là cuối cùng sau bao nhiêu năm mình quyết định chọn từ Biết! Đơn giản, đúng Từ Biết này khi cất lên một cái, con cảm thấy gần gũi ngay không? So với từ Chân như thì sao?

Một bạn: Xa vời.

Sư phụ: Quá xa vời đúng không? Đấy! Ngay cả từ Phật tính thì sao? Phật tính cũng khá xa vời không? Tất cả chúng sinh đều có Phật tính, bao nhiêu năm nay con nghe có hiểu nó là gì không? Cái Biết này là từ rất gần gũi, dễ nhất, nói Biết một cái là cảm nhận được ngay, đúng không? Cảm nhận được thì con sẽ sống ở trong nó được.

Cái Biết này nó không phải là những thứ thông thường mà nó là trạng thái, gọi là bản nhiên, hay là trạng thái tự nhiên vốn có của con. Nghĩa là thực ra con là cái đấy; còn cái sinh diệt, cái thân tâm ấy, nó chỉ sinh diệt trên cái Biết thôi, không phải là con. Nên là nếu con quay trở về trạng thái tự nhiên ấy thì những thứ khác nó không làm hại con được nữa. Con bây giờ có cảm giác có thể bị làm hại không?

Một bạn: Có.

Sư phụ: Vì con chưa nhận ra được là trạng thái tự nhiên, trạng thái thực sự của con là không làm hại được. Cái trạng thái Biết này có ai làm hại nó được không? Con nhận những trạng thái như “tôi là thân thể này”, thì con cảm thấy có thể bị làm hại. Nhưng khi con nhận ra trạng thái tự nhiên của con là Biết , mọi thứ đến đi trong Biết như ảo ảnh trong một mặt gương, thì con sẽ không cảm thấy có thể bị tổn hại nữa. Đấy, con sống cuộc đời rất bình an, không sợ hãi và rất tự do. Tự do vì cái Biết này nó không cản trở cái gì hết. Nó không bảo bạn phải thế này thì mới biết, còn bạn không thế kia thì không biết. Cái Biết này là vô điều kiện thì làm sao mà lại phải thế này không thế kia? Nên là con sẽ có sự tự do vô điều kiện.

III. BIẾT VÀ NỘI DUNG CỦA BIẾT

1. Hiện ra rõ ràng mà không thực sự tồn tại

Sư phụ: (Chỉ vào màn hình đang tắt) Trên màn hình ti vi đang chiếu phim gì?

Một bạn: Không chiếu phim gì ạ.

Sư phụ: Không phải. Phim gì, nhìn đi.

(Một số bạn trả lời) Có không, có chiếu phim không? Ngay bây giờ con bảo là tắt rồi nhưng có nó có phải tắt không? Nó không tắt. Nó đang chiếu phim gì?

Một số bạn trả lời: Phim đen ngòm ạ.

Sư phụ: Nó vẫn đang chiếu đấy, đúng không?

Có thấy không?

Các bạn: Có ạ.

Sư phụ: Vậy câu hỏi là màn hình ti vi nó có bao giờ ngừng chiếu không? Con tưởng nó tắt rồi đúng không? Phim đây này, nó có hiện ra hình không? Con có thấy hình trên màn hình ti vi không?

Một bạn: Có ạ.

Sư phụ: Nó vẫn có bình thường. Đúng chưa?

Đấy, cái màn hình nó không bao giờ ngừng chiếu cả. Con bảo nó ngừng chiếu thôi chứ nó vẫn chiếu này. Trên đấy vẫn có hình ảnh bình thường sao bảo ngừng chiếu. Nó vẫn chiếu bình thường. Chuẩn chưa? Trong đời con có bao giờ kinh nghiệm được Biết nó ngừng chiếu không? Thử nghĩ xem, nhớ lại khoảnh khắc nào đấy Biết ngừng chiếu không? Amo có đây không đấy nhỉ? (Một số bạn trả lời) Amo hôm trước kể một cái đoạn là tiếng Biết ngừng chiếu đấy, nhưng lúc đấy con nghĩ là trong tiếng Biết ngừng chiếu, hay là con thực sự kinh nghiệm cái kinh nghiệm biết nó ngừng chiếu? Đã ai từng kinh nghiệm cảnh Biết ngừng chiếu là như thế nào chưa?

Con lục lại toàn bộ quá khứ của con xem kinh nghiệm nào là kinh nghiệm Biết nó ngừng chiếu? Suy nghĩ nó lừa con rằng trong tiếng vừa xong Biết nó không chiếu gì hết, đấy là nghĩ thế, đúng không? Nhưng mà con kiểm tra xem, lúc nào chẳng chiếu. Trong kinh nghiệm của con chẳng lúc nào Biết ngừng chiếu cả. Đúng không?

Rồi, bật ti vi lên đi. Bất kỳ cái gì cũng được, không cần tiếng đâu, chỉ cần có hình thôi. Có thế giới động vật là rõ nhất. Sư tử, hổ báo. ( một bạn bật ti vi lên) Con thấy hình trên này đúng không? Đố con biết là khi hình đang được chiếu, thì cái màn hình nó đang ở đâu?

Một bạn: Cái màn hình nó vẫn đang ở đấy.

Sư phụ: Nó trốn đi đâu? Nó bảo để các hình được chiếu lên thì tôi phải trốn đi, hay nó vẫn chình ình ở chỗ đấy, nó chẳng chạy đi đâu cả? Nhưng thông thường xem ti vi con có thấy màn hình không?

Một bạn: Dạ không ạ.

Sư phụ: Con thấy cái gì?

Một số bạn: Cái nội dung bên trong.

Sư phụ: Thấy màu, thấy hình, vân vân nhưng con không thấy màn hình. Nó chình ình ở đấy, không hề chạy trốn, mà con lại không thấy? Con lại thấy toàn là hình. Hiếm người xem ti vi bảo là tôi đang thấy màn hình lắm.

Hiếm lắm, đúng không? Tất nhiên có người nghĩ một lúc thì nó thế, nhưng mà thông thường thì các con thấy đống hình bên trong chứ. Đúng không?

Thế hỏi khi cái hình nó hiện ra đấy, thì cái chỗ hiện ra đấy nó là cái gì? Có phải các chàng trai đang khoa chân múa tay không?

Nếu, đúng là chàng trai đang khoa chân múa tay thì con ra sờ thử đi, xem có đúng không?

Ai ra sờ thử đi, xong phát biểu đi. Sờ đi, sờ mặt người đấy đi!

Sao, con sờ thấy gì? Sờ mặt mềm mềm không? Da mềm hay da cứng? Có cảm thấy da của bạn đấy không? Sờ tóc xem nào, xem thấy tóc không? Sờ áo xem nào, xem có thấy vải không?

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Sờ đất trong ti vi xem nào, xem có thấy đất không? Xem đất có cứng không?

Đấy, mặt đất đấy.

Thiện Huy: Dạ.

Sư phụ: Gạch đi, sờ gạch xem nào.

Thiện Huy: Gạch hoa luôn… Sư phụ: (Cười) Sờ gạch đi. Đấy, có cục gạch ở trên màn hình đấy.

(Các bạn chỉ với nhau cục gạch trên màn hình)

Sư phụ: Sờ đi. Sao, thấy gạch không? Cứng không? Thấy cảm giác gạch sao kể sư phụ nghe nào. Sờ vào cái chiếu này xem có ra chiếu không? Đấy, chiếu đấy đấy. Xem nào.

Thôi sờ lửa đi. (các bạn cười) Có nóng không? (mọi người cười lớn) Nóng không.

Thiện Huy: Dạ không thấy nóng.

Sư phụ: Đấy. Sờ chiếu xem nào, chiếu nó có gai gai không?

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Ok. Vậy thì con sờ thấy cái gì?

Thiện Huy: Thấy cái màn hình thôi à.

Sư phụ: Chỉ sờ thấy màn hình thôi. Dù nó có làm bao nhiêu cảnh khác nhau thì con chỉ sờ vào cái gì thôi? Màn hình thôi. Đúng chưa?

Đấy! Nhưng mà, mắt thì lại không nhìn thấy.

Mắt thường đấy, nhìn có thấy màn hình đâu.

Thiện Huy: Dạ thấy cái… Sư phụ: Thấy chàng trai cô gái chứ, đúng

Thiện Huy: Dạ.

Sư phụ: Thế câu hỏi của sư phụ là khi màn hình ti vi này nó chiếu cảnh thì màn hình nó đang ở đâu?

Thiện Huy: Nó…, hình như nó ẩn ở trong, nó biến vào ở bên trong.

Sư phụ: Ẩn bên trong, nếu ẩn thì con sờ nó phải không ra chứ? Con bảo là ẩn, nhưng mà con sờ xem, ra luôn không? Nó có trốn

Thiện Huy: Nằm ngoài cái nhân vật đó.

Sư phụ: Nếu nó nằm ở ngoài, nhân vật ở bên trong, thì nó đè lên nhân vật, hay là nó nằm ngay ở chỗ nhân vật đấy.

Thiện Huy: Dạ nằm ngay ở đó luôn ạ.

Sư phụ: Đúng rồi, nếu con nói nó nằm ngoài, nhân vật ở bên trong, nhưng bên trong nó có gì đâu? Con mở ti vi xem có hai ông ôm nhau không? Con mở tung hết cỡ không thấy hai ông ôm nhau đâu hết, đúng không?

Thiện Huy: Dạ đúng rồi.

Sư phụ: Đúng chưa? Như vậy, cái màn hình lúc chiếu phim đấy, thì nó đang ở ngay đấy rồi. Nó chẳng chạy đâu hết.

Thiện Huy: Nhưng mà mình cứ cảm giác như nó nằm ở phía trong, phía ngoài là cảnh…

Sư phụ: Mình cứ cảm giác như không có màn hình ở đấy, chỉ có con người thôi, đúng không. Giống con vừa cảm giác đấy. Con cảm giác ở đấy có người nhưng thực chất ở đấy có người không?

Một bạn: Dạ không.

Sư phụ: Sờ hết cỡ không thấy người, nhưng mà con vẫn cảm giác lại có người. Đấy, bằng chứng sống không? Con nhìn đi, con vẫn cảm giác có một cô gái trong cửa sổ, nhưng con sờ hết cỡ thì lại gì? Con tìm hết cỡ không thể ra được cô gái, con mở tung, tung ti vi ra, liệu có Bây giờ Huy mở tung ti vi ra, thì có chàng trai cô gái không?

Thiện Huy: Dạ nếu mà mở tung ti vi ra thấy, bên trong toàn là điện tử.

Sư phụ: Không thể thấy chàng trai cô gái được. Nhưng mà lại cảm giác là chàng trai đang ở đấy. Cảm giác thì rất rõ ràng, quá thật luôn đúng không. Nhưng khi con sờ vào thì lại không thể tìm thấy đâu hết.

Con có thấy là cảm giác rất thật, nhưng mà lại không có gì hết không? Cảm giác là nhìn thấy một chàng trai thật nhưng sờ vào thì lại… không có chàng trai gì. Đấy, màn hình ti vi đấy, nó giúp con hiểu hơn về Biết.

Tính chất này quan trọng: mọi vật biểu diễn ở ngay trong Biết và chính là Biết, đúng không? Và ngay khi nó đang biểu diễn đấy, thì nó nằm ở dưới hay nằm ở trên Biết? Hình ảnh trong màn hình thì nằm trên màn hình hay nằm dưới màn hình? Theo con, hình ảnh chàng trai nằm ở dưới màn hình hay nằm ở trên màn hình? Hay, hình ảnh chính là cái màn hình luôn?

Cái màn hình nó đổi sang màu đấy, chứ không phải là có một hình ảnh nào nó nằm ở dưới màn hình hoặc là lồi ra trên màn hình đấy. Màn hình nó chỉ đổi sang màu đấy mà thôi. Theo con thì sao? Màn hình nó đổi sang màu đấy, hay là có hình ảnh nằm ở dưới màn hình, hoặc là ở trên màn hình? Hay, hình ảnh chính là màn hình?

Đổi màu thôi. Thế con ngồi đây nhìn sang sư phụ đây này. Theo con, sư phụ nằm lồi lên Biết, hay nằm ẩn dưới cái Biết? Hay là Biết đổi màu thành sư phụ?

Một số bạn: Biết đổi màu.

Sư phụ: Giống hệt màn hình kia kìa, là Biết đổi màu thành sư phụ. Đúng không? Giống như bạn Thiện Huy lúc nãy sờ vào cô gái đấy, bạn có sờ mặt cô đấy đâu, bạn sờ cái gì? Sờ cái màn hình, đúng không?

Các con nhìn vào màn hình ti vi và cảm giác là ở đấy có các cô gái. Đúng không nhỉ?

Các con nhìn ra cuộc sống này và cảm giác rằng xung quanh mình có mọi người. Có giống nhau không? Nhưng con có tìm thấy có cô gái nào trong màn hình ti vi không? Con có tìm được người nào xung quanh con không? Nếu con nói không thì vì sao?

Không tìm được cô gái nào trong ti vi, ok.

Nhưng nhìn vào vẫn cảm giác ở đấy có cô gái.

Bây giờ cũng tương tự như vậy, cuộc sống, nhìn đi. Xung quanh con có các bạn, cảm giác rất rõ ràng có các bạn, nhưng có tìm được bạn nào ở đấy không?

Một bạn: Thưa Sư phụ là con không kinh nghiệm được các bạn vì chỉ là hiện lên, ở đây nhìn thấy Minh Canh, Minh An… cảm giác nó rất thật là có các bạn, có Minh Canh, Minh An, nhưng mà khi nhìn vào thì chỉ có hình ảnh và màu sắc thôi chứ không thể tìm được.

Sư phụ: Con ra đấy con sờ hết cỡ thì nó ra cái gì? Con sờ đi, cứ sờ đi, ra gì?

Bạn đó: Ví dụ con sờ Duy Tuệ… Sư phụ: Đấy, sờ đi

Bạn đó: Sờ được cái cảm giác là láng láng…

Sư phụ: Sờ hết cỡ thì ra được cảm giác láng láng.

Bạn đó: Sờ hết cỡ ạ?

Sư phụ: Thì hết cỡ, sờ hết cỡ đấy. (mọi người cười) Nó chỉ là láng láng hoặc là gì thôi?

Bạn đó: Mềm mềm.

Sư phụ: Mềm mềm thôi đúng không. Láng láng mềm mềm thôi. Con sờ hết cỡ thì con có sờ được Duy Tuệ không? Con có sờ hết cỡ, hết cỡ đi. Minh Hương nói đi, thì ra cảm giác gì?

Minh Hương: Thưa Sư phụ, chỉ ra các cảm giác. Da mềm mềm, xương thì cứng cứng.

Sư phụ: Ừ, thế thôi chứ gì?

Minh Hương: Dạ vâng.

Sư phụ: Được rồi, ok. Chỉ có mềm với cứng thôi.

Minh Hương: Vâng.

Sư phụ: Con không thể nào sờ được Duy Tuệ.

Con nhìn rất rõ ràng, ngay trước mắt con thôi. Nhưng con không thể nào sờ được Duy Tuệ. Con chỉ sờ ra được cái gì? Mềm mềm và cứng cứng. Con nhìn các cô gái kia có rõ ràng

Minh Hương: Có ạ.

Sư phụ: Nhìn rất rõ ràng, nhìn nó quá rõ, không thể nào bảo là không có được. Nhưng con chỉ sờ ra được cảm giác thôi. Chuẩn không? Đây bây giờ Minh Canh sờ vào Minh An đi. Lúc nãy tin là có vợ không?

Minh Canh: Dạ tin Sư phụ: Vẫn tin có vợ. Nhưng thử xem. Nhìn rõ ràng đúng không? Nhưng con sờ được Minh An không?

Minh Canh: Sờ được cảm giác.

Sư phụ: Không bao giờ sờ được một người nào cả. Con chỉ sờ ra được cái cảm giác đấy?

Chuẩn chưa? Như vậy là cảm giác người ta hiện hữu rất là rõ ràng. Nhưng thực sự thì có người ta không? Hay là con chỉ sờ được mềm mềm cứng cứng. Giờ, con nhìn được cái gì?

Minh Canh: Màu sắc.

Sư phụ: Màu màu, sắc sắc. Nghe được âm thanh thôi. Còn không bao giờ con tìm được cái người đấy. Không bao giờ con chạm người đấy được luôn. Nếu con hiểu cái đấy thì cái tivi này với cả cuộc đời này chẳng khác gì nhau. Cảm giác thì quá rõ luôn. Bảo không có gì ở chỗ cô gái thì vô lý quá vì cảm giác quá rõ. Nhưng con không bao giờ con tìm được cô gái ở đấy. Đúng chưa? Con không thể nào tìm thấy cô gái ở đấy được. Giống như ở ngoài này này, con không thể nào tìm được Duy Tuệ. Dù Duy Tuệ có nói hết cỡ đi, con cứ nói “Tôi là Duy Tuệ” đi.

Duy Tuệ: Tôi là Duy Tuệ .

Sư phụ: Thì con cũng không tìm được Duy Tuệ. Vì sao?.

Duy Tuệ: Tôi là Duy Tuệ.

Sư phụ: Cứ nói đi. Khi nào sư phụ bảo dừng thì hãy dừng.

Duy Tuệ: Tôi là Duy Tuệ… Sư phụ: Con cứ nghe xem có tìm được Duy Tuệ không? Dù bạn nói hết cỡ là “Tôi là Duy Tuệ”.

Duy Tuệ: Tôi là Duy Tuệ .

Sư phụ: Cái con có là cái gì?

Minh Canh: Âm thanh.

Sư phụ: Âm thanh. Cứ nói đi, nói đi.

Duy Tuệ: Tôi là Duy Tuệ, tôi là Duy Tuệ…

Sư phụ: Âm thanh, hình ảnh, kể cả trong đầu con nghĩ là Duy Tuệ đi nữa thì cái con có là cái gì? Là cái suy nghĩ “Kia là Duy Tuệ”. Con không thể nào tìm được Duy Tuệ trong cuộc sống. Dù con thấy sờ sờ trước mắt, dù thậm chí con sờ vào được. Đúng không? Và như vậy nó không khác gì cái màn hình kia. Con thấy sờ sờ trước mắt nhưng mà lại chẳng có gì ở đấy cả. Chẳng có người nào ở đấy cả. Đồng ý chưa?

Đấy. Đây là cái gọi là “Hiện ra rõ ràng mà lại không thực sự tồn tại”. Nó quá mâu thuẫn đi, nhưng mà nó là sự thật. Chàng trai kia trong phim kia hiện ra rõ ràng, cô gái trong phim, trong màn hình hiện ra rõ ràng nhưng không hề tồn tại. Chuẩn không? Có tồn tại ở đấy không? Hiện ra rõ ràng nhưng đấy chỉ là hình thôi. Duy Tuệ hiện ra rõ ràng nhưng lại gì? Không hề tồn tại. Cái này mới kinh này Minh Canh này. Minh An (vợ Minh Canh) hiện ra rõ ràng nhưng?

Minh Canh: Không hề tồn tại.

Sư phụ: Đau lòng không? Quá sợ hãi. (Mọi người cười) Đúng không? Hiện ra rõ ràng nhưng không hề tồn tại. Rất ghê. Đây, Minh An chỉ là cái màn hình thôi. Cô gái này hiện ra rõ ràng đúng không? Nhưng lại gì? Không tồn tại gì cả. Không có cô gái nào cả. Cô gái hiện ra rõ ràng nhưng chẳng có cô gái nào cả. Duy Tuệ hiện ra rõ ràng nhưng lại? Chẳng có Duy Tuệ nào cả. Vợ của Minh Canh hiện ra rõ ràng mà lại? Chẳng có vợ nào hết. Đau không?

Không đau à?

Minh Canh: Không đau.

Sư phụ: Hả? Quá đau chứ?

Minh Canh: Đau lòng quá.

Sư phụ: Đau lòng quá! Nhưng…?

Minh Canh: Nhưng sự thật là sự thật, vẫn không thực sự tồn tại.

Sư phụ: Đúng rồi. Nó hiện ra quá rõ đi mà lại không tồn tại. Giống như cái màn hình tivi của con ấy. Cái cảm giác có cô gái ở đấy nó rõ ràng. Rõ ràng không? Con cảm thấy cô gái đang đứng đấy, đúng không? Nhưng mà mình sờ thì lại chẳng thấy cô gái nào hết. Con cảm giác Duy Tuệ ngồi đây. Có không?

Một bạn: Có ạ.

Sư phụ: Nhưng mà, nếu tìm có ra Duy Tuệ không? Chỉ ra gì? Sờ thì ra cảm giác, xúc chạm, nhìn thì ra màu, nghĩ thì ra Duy Tuệ.

Nghĩ trong đầu ra chữ “Duy Tuệ”. Nhưng không thể tìm thấy Duy Tuệ ở đâu. Đấy gọi là hiện ra rõ ràng mà không hề tồn tại.

Các con ngồi trong căn phòng này cảm giác là “tôi ngồi trong căn phòng” rất rõ ràng không? Nhưng có tìm được tôi không? Có không? Ai cũng nghĩ rằng có tôi. Ai cũng thấy thân thể, đúng không? Nhưng cuối cùng có tìm ra cái “tôi” đấy không? Nó như thế nào?

Đấy. Thì đây là một chủ đề rất là đúng nhưng khó tin. Con cần phải suy nghĩ sâu sắc về cái sư phụ vừa giảng xong để đến một cái kết luận. Kết luận có thể không cần phải quá mạnh mẽ nhưng con phải đến cái đoạn mà con đồng ý với kết luận đấy: Là cái thế giới này hiện ra cảm giác rất rõ ràng, nhưng không hề có cái gì thực sự tồn tại hết. Hiện ra rõ ràng nhưng mà lại vắng mặt, đấy. Cô gái hiện ra rõ ràng, đúng không? Nhưng mà lại không tồn tại.

Cô gái hiện ra rõ ràng không? Nói về độ rõ ràng, cực rõ ràng không? Quá rõ ràng. Nhưng mà cô ấy lại không hề tồn tại. Cô ấy hoàn toàn vắng mặt ở trong căn phòng này. Cô hoàn toàn không tồn tại ở căn phòng này.

Nhưng mà cô hiện ra rõ ràng không? Đấy. Thế giới cũng thế, Duy Tuệ hiện ra rất rõ ràng ở trong căn phòng này nhưng hoàn toàn vắng mặt trong căn phòng này. Sao? Đau lòng không? Duy Tuệ tự thấy đau lòng không?

Hiện ra rõ ràng mà lại không tồn tại tí nào.

Duy Tuệ: Quá đau lòng nhưng mà sự thật thế biết làm thế nào?

Sư phụ: Ừ. Quá đau, vì thương yêu mình quá phải không? (Mọi người cười) Đấy. Thế thôi.

Các con cần nhận thức điều đấy. Các con cần phải đồng ý với điều đấy bằng cách suy luận, bằng suy ngẫm sâu sắc những ví dụ như vừa nói xong. Dù là nó khó tin mấy đi nữa nhưng nó vẫn là sự thật. Đồng ý không? Khi đấy thì sư phụ nói “chỉ là biểu diễn của Biết” thì con mới thấy nó gần gũi. Trước thời điểm đấy con nói “biểu diễn của Biết” con sẽ không thấy gần gũi đâu. Nhưng khi mà sư phụ bắt đầu nói đến điều này thì con thấy rằng “Ừ, hiện ra rõ như vậy nhưng mà có tồn tại đâu, chỉ hiện rõ ra thôi”. Thì con thấy “nó là biểu diễn của Biết” dễ hơn nhiều.

2. Biểu diễn của Biết. Biết chiếu cảnh.

Nhắc lại nhé, ở đây con có cảm giác mình ngồi trong căn phòng, có cảm giác màu trắng, màu vàng, màu đỏ. Cảm giác không?

Tất cả cảm giác con đều có như bình thường.

Cảm giác nó bảo con rằng là có tôi và thế giới này. Đúng không? Có căn phòng, có mọi thứ.

Cảm giác đấy nó rất là thật, mình không phủ nhận được. Đúng không? Nhưng tất cả những cái nó nói thì lại không tồn tại, không có thật.

Vì con đã được học môn “Không có thật” rồi, khi đi tìm thì chỉ thấy các ấn tượng giác quan và suy nghĩ hiện ra, chứ không tìm thấy vật đó? Đúng chưa?

Khi con thấy rõ không có tôi, không có vật, thế giới này hiện ra rất rõ ràng nhưng không thực sự tồn tại rồi thì mọi thứ chỉ là cảnh ở trong Biết. Những cảnh hiện ra đó gọi là biểu diễn của Biết, hay Biết chiếu cảnh.

Cái cảm giác Duy Tuệ ngồi đây thật không?

Nhưng cái gì không thật? Cảm giác bảo là có Duy Tuệ thì cảm giác rất là thật. Nhưng cái gì không thật?

Một số bạn: Duy Tuệ Sư phụ: Duy Tuệ là không thật. Chẳng có Duy Tuệ nào hết dù suy nghĩ nó cứ bảo “kia là Duy Tuệ”. Tương tự như vậy, cảm giác có tôi thật không? Dù suy nghĩ nó bảo là siêu thật đi nhưng thực ra thì sao? Có cảm giác có tôi nhưng mà gì? Chẳng tìm thấy cái gì là tôi.

Nhưng lại có cảm giác đấy. Vậy thì nếu có cảm giác có tôi rất rõ ràng, rất thật mà lại không thực sự có tôi. Vậy thực ra nó là cái gì?

Con nói từ kinh nghiệm của con xem. Thực ra cái gì thật?

Có một thứ không phủ nhận được là gì? Cái Biết. Đúng không? Thực ra Biết làm sao con phủ nhận được? Vì con bảo “Không biết gì hết” thì có biết không? Phủ nhận thế nào được! Bảo là “không biết gì hết” thì sao? Biết rõ ràng. Đúng không?

Thứ hai là có nội dung của Biết. biết cái gì đó, đúng không? Cái đấy không thể phủ nhận được. Mình không bảo biểu diễn của Biết là thực sự có thật nhưng mà sự biểu diễn của Biết có rõ không? Con có thấy biết mọi thứ rõ ràng không? Như vậy không chỉ là có Biết mà còn có gì?

Một bạn: Nội dung của Biết.

Sư phụ: À có nội dung của Biết. Chuẩn không nhỉ? Khi con ngồi đây, chắc chắn là có hai thứ là gì? Có Biết và có cái được biết đúng không?

Nội dung của Biết. Đúng chưa? Hiện ra rất rõ ràng, đúng chưa? Thế từ sáng đến tối đời con có cái gì? Từ sáng đến tối là có cái Biết, xong có các nội dung hiện ra. Nội dung thì vô vàn phong phú đúng không? Giống như cái màn hình tivi từ nãy đến giờ chiếu bao nhiêu phim rồi? Bao nhiêu cô gái rồi? Và liệu nó còn chiếu thêm bao nhiêu người nữa. Theo các con cái màn hình này khả năng chiếu được bao nhiêu người nữa?

Minh Canh: Vô tận.

Sư phụ: Vô tận. Như vậy nội dung của Biết nó vô tận không? Nó vô tận. Đời này chưa hết xong lại sang gì?

Một bạn: Đời khác.

Sư phụ: Đời khác. Nếu có cơ hội cho gặp lại thì Minh Hương đời sau có gặp lại Minh Trí

Minh Hương: Có khả năng.

Sư phụ: Nhưng nếu mà cho cơ hội thì có gặp không? Đời sau nghe tin Minh Trí đang hiện ra là một chàng trai ở xóm bên cạnh có sang gặp không? (Mọi người cười) Đấy dễ hiểu hơn đấy.

Minh Hương: Biết cho gặp thì gặp.

Sư phụ: À, chứ còn con thì không muốn gặp chứ gì? (Mọi người cười) Hay thế nào?

Minh Hương: Làm gì có con đâu mà gặp.

Sư phụ: Đấy. Trình cao không? Có Vũ Thái, có Vũ Trang ở đây không?

Vũ Thái: Có ạ.

Sư phụ: Nếu đời sau có cơ hội thì có gặp lại Vũ Trang không? Vợ không ở đây đâu, nói thoải mái đi nhé. (Mọi người cười) Ừ.

Vũ Thái: Dạ, gặp nhưng mà thực tế thì con với Vũ Trang bản chất thì, về bản chất ấy ạ...

Sư phụ: Ừ.

Vũ Thái: Thì không bao giờ tách rời được.

Sư phụ: Giỏi không? Rồi. Như vậy là trên cái màn hình của Biết này nó có thể chiếu vô số kinh nghiệm mà cái đời này của con chỉ là một đời thôi, một phim thôi. Đúng không nhỉ? Nó còn chiếu vô số phim, nó còn gặp vô số người.

Ở đây là một cảnh. Đủ các cảnh khác nhau, cảnh về nhà, cảnh với vợ. Thì đấy là thực tế cuộc đời con. Trên đời này có hai kiểu người, một là người không biết thực tế đấy và người biết cái sự thực đấy. Thế thôi. Hay nói cách khác là có hai loại phim, một phim là nhân vật chính không biết sự thật, và một phim là nhân vật chính biết sự thật.

Thế phim các con đang xem là phim gì?

Phim nào cũng có nhân vật chính hết. Đúng không? Nếu biết sự thật thì sẽ khác, còn không biết sự thật thì sẽ khác. Nếu không biết sự thật thì sẽ có hai loại nhầm lẫn. Đầu tiên tin rằng tôi là cái thân thể này này, hai là tin mọi thứ xung quanh có thật hết. Đời tôi đấy. Cuộc đời tôi có thật đấy, đúng không?

Đấy là tuýp không biết. Trong bộ phim đấy thì đau khổ ít hay nhiều? Ai đã từng làm tôi chưa? Ở đây ai đã từng làm tôi chưa? (Mọi người cười) Sao? Sướng hay khổ?

Một bạn: Khổ ạ.

Sư phụ: Quá khổ đi đúng không? Khổ

Bạn đó: Có ạ.

Sư phụ: Đấy. Phim đấy gọi là phim luân hồi, phim khổ. Tại vì trong phim đấy người ta không biết sự thật. Người ta tưởng mình là cái thân tâm này. Thế vậy ngày mai nó chiếu một cảnh mới thì mình sẽ tưởng mình là thân tâm mới. Đúng không? Cảnh đời sau là cái gì?

Là bộ phim khác. Và con cũng tưởng rằng mình là gì? Cái thân tâm trong bộ phim khác đấy. Thậm chí cần gì đời sau.

Tối nay con mơ, có nhà cửa cây cối thật hết và tôi cũng thật nốt. Mình tự nhận mình là cái thân thể trong cơn mơ đêm nay. Và mình thấy cảnh xung quanh mình là gì? Thật hết. Nó cùng một cách như bây giờ hiện ra, cũng là trên màn hình của Biết chiếu một cái gì đó, xong rồi nhận tôi là cái gì? Là cái thân thể này, xung quanh cảnh là thật hết. Có đúng không? Trong giấc mơ cái này là thật, thật hết đúng không? Trong khi ngay lúc đấy thì cảnh đấy có thật không? Các con có phải cái người của thời đại đấy không? Không.

Như vậy con thấy thực ra trong mơ lẫn ngoài đời thì thế giới cùng một kiểu không?

Kiểu đó là trên màn hình của Biết chiếu cảnh gì đó. Và có hai loại người, một loại là nhận tôi là thân thể này, và tất cả cái thế giới hiện ra này là thật hết. Loại đấy con quen không?

Một bạn: Có ạ.

Sư phụ: Quá quen rồi đúng không? Vậy theo con còn loại nào nữa? Theo con ông sư phụ này có thấy cảnh hiện ra không? Theo các con sư phụ ngồi đây có thấy màn hình, có thấy các con không hay là sư phụ không thấy gì luôn?

Các bạn: Có ạ Sư phụ: Hay là sư phụ mù béng rồi. (Mọi người cười) Chẳng thấy cái gì cả?

Ai đồng ý là sư phụ cũng thấy cảnh giống con giơ tay nào? (nhiều người giơ tay)Ai đồng ý sư phụ là thần thánh không thấy cảnh giống con giơ tay nào? (không ai giơ tay) Thế cảnh không khác gì nhau, vậy thì khác ở đâu?

Một đằng thì không biết sự thật là cái gì nên tin rằng tôi là thân thể này và mọi thứ xung quanh là có thật. Một đằng còn lại thì cũng có cảm giác giống những người khác, tất cả cảm giác. Vậy thì khác ở đâu? Con nghĩ khác ở đâu? Nếu con biết khác ở đâu thì con sẽ biết thực hành môn Biết này con sẽ đi về đâu.

Ở đây mọi người thử đoán xem nào. Cái gì khác nhau lớn nhất giữa sư phụ và các con?

Hoặc là con sau này và con bây giờ? Đấy dễ hiểu hơn đúng không? Sư phụ thì bây giờ, còn các con sau này cũng giống sư phụ thôi.

Vậy cái gì khác nhất giữa con bây giờ và con sau này? Con được quyền tưởng tượng mà. Đi thì phải biết đi về đâu chứ, đúng không? Đi trên một con đường bất kỳ mình nên biết mình đi về đâu. Cái gì khác nhất giữa con bây giờ và con sau này? Đoán thử đi, cứ tưởng tượng đi.

Minh Nguyệt: Con sau này khi nhận ra sự thật, sống trong trạng thái nhận ra sự thật thì, không thấy là có tôi, không có một cái tôi nào, không có thế giới, không có tôi nào tương tác thế giới nhưng mà nó vẫn hiện ra những cái nội dung như là trên màn hình vậy đó. Thì giống như là thưởng thức một cái bộ phim, một cái game, một cái trò chơi hơn. Chứ không phải là, cũng có những cảm xúc đau khổ, đau bụng, đau đầu nhưng nó là một cái giống như là Biết ôm trọn, nhận ra và tận hưởng cái điều đấy.

Sư phụ: Được. Ai khổ nên nói đi, bạn nào mà có gì khổ khổ nên tưởng tượng đi.

Minh An: Con nghĩ là ngày mà con hiểu ra sự thật, thì cái việc mà mình xa con, mất con, hay thậm chí là con nó ghét mình, phỉ báng mình, rất nhiều chuyện xảy ra thì nó tất cả đều là sản phẩm và là nội dung của Biết. Và lúc đó thì mình nhìn nó, mình hiểu nó là nội dung của Biết, thì nó hiện ra rồi nó sẽ tan, và quan sát thôi ạ.

Sư phụ: Ừ, được. Ai nữa, ai mà có chuyện gì khổ khổ thử tưởng tượng xem nào. Cảm giác đi, cảm nhận xem. Còn ai đang toàn sướng thì thôi.

(Mọi người cười) Chả có gì để nói. Sau này, các con cứ nghĩ rằng tỉnh thức là cái gì khủng khiếp. Không có gì cả, sau này có khi các con vẫn cảm giác như thế. Tin buồn là các kinh nghiệm có thể vẫn như cũ. Tỉnh thức xong còn đau bụng không? Còn khóc được không hay mất khả năng khóc luôn? Còn cười được không? Tất nhiên được đúng không? Có đau được không? Đau bỏ xừ đi được đúng không? Vậy cái gì sẽ khác, cái gì sẽ thay đổi? Nếu cảm giác vẫn thế thì cái gì thay đổi?

Minh An: Con nghĩ là theo thời gian thực hành Biết thì đến bây giờ cái trạng thái của con khi mà nghĩ đến cái cảnh mà sau này nếu có một ngày mẹ con gặp lại nhau, mà sự từ chối, sự ghét bỏ rồi hận, chắc chắn là lúc đấy sẽ rất là xúc động, sẽ rất là buồn. Nhưng mà nó ...

Sư phụ: Ừ, tốt. Tỉnh thức rồi nhân vật trong mơ còn xúc động, còn buồn không?

Minh An: Còn.

Sư phụ: Chuyện bình thường có gì đâu. Vì sao Tỉnh thức rồi vẫn xúc động và buồn? Vì sao?

Minh An: Nó là cảm xúc, cảm giác tự nhiên thôi.

Sư phụ: Biết nó chiếu như thế, có phải con khống chế đâu. Vì mọi thứ là Biết chiếu ra nên là con có giác ngộ hay không giác ngộ thì nó vẫn chiếu. Đúng không? Không phải do con điều khiển. Giống Marpa đấy, dạy học trò mọi thứ chỉ là ảo ảnh. Đến lúc con chết thì lại khóc như gì luôn. Vì sao? Vì có ai kiểm soát được thân tâm đấy đâu ngoài Biết nó cứ chiếu thôi. Đúng không? Người xem phim nhận ra đây là phim thì nhân vật trong phim vẫn buồn như thường, khóc ầm ầm luôn, đúng không? Vậy thì khác ở đâu?

Khi con tin mình là thân thể này và thế giới có thật thì đau khổ nó biến thành có thật. Nó hiện ra và nó có thật. Bây giờ sau khi tỉnh thức rồi, nhận ra đây là cái màn hình của Biết rồi, thì cảnh đau khổ nó vẫn hiện ra nhưng nó không có thật nữa. Đau khổ chỉ là cảnh chiếu trên màn hình thôi. Đau khổ chỉ là một cái ảo ảnh chiếu trên cái màn hình, một cái cảm giác trên cái màn hình, cái Biết này thôi. Cảm giác đấy sẽ lập tức thay đổi nhường cho một cảm giác khác. Giống Marpa đang khóc nhưng vợ đi vào, đổi sang cảm giác thôi cần dạy bà này một bài, thế là đứng dậy đọc bài thơ. Đúng chưa?

Thế đống cảm giác đau khổ có thể vẫn đến nhưng nó đến như các ảo ảnh trên mặt gương. Còn đối với các con là đến như một thứ có thật. Các con khác Sư phụ ở chỗ đấy.

Giả sử Sư phụ cũng ngồi đây và cũng đau, cũng khổ đi thì nó đến như một cảnh xuất hiện trong Biết và cũng chỉ là biểu diễn của Biết, không có thật. Còn các con là đến như một cảm giác cộng với cả một sự thật. Có tôi này, có bị ghét này, có đứa con này, khổ thân nó này, cảm giác đến kèm với sự chấp thật, còn Sư phụ chỉ thấy như một cảnh tự đến tự đi trong Biết thôi, chỉ là biểu diễn của Biết, không có thật, còn cái chân thật là Biết thì luôn thấy ở đây.

Nếu con con nó chửi vào mặt mẹ, trước mặt con luôn, có một cảm giác rất đau khổ nổi lên thì con thấy là có một cảm giác đau khổ nổi lên chứ con không thấy rằng thực sự đây là tôi, đây là đứa con đang chửi tôi và đau khổ quá. Con thấy rằng có một cảnh là một đứa bé chửi người mẹ và cảm giác đau khổ nổi lên. Xong rồi con quay sang phải là cảnh đấy mất luôn, nhường chỗ cho một cảnh khác. Cảm xúc cũng thế, tự sinh ra rồi tự giải thoát ngay vào Biết, không còn trói buộc được cái gì cả, vì không có gì để trói buộc cả.

Các con có cảm giác ngồi trong căn phòng này không? Thì đấy là một cảm giác hay là một sự thật?

Một bạn: Cảm giác.

Sư phụ: Cảm giác. Nhưng mà con đính kèm phần suy nghĩ là “vì cảm giác tôi ở trong căn phòng nên chắc chắn sự thật là tôi đang ngồi trong căn phòng”. Bị lừa chưa? Vì cảm giác đau lòng chứng tỏ có đứa con thật, nó đang làm tôi khổ thật. Còn cảm giác nổi lên rồi đi mất ấy mà. Cảm giác thì nhanh mà đúng Như vậy là những cảm giác nó vẫn đến nhưng đến như một cảm giác hay đến như một câu chuyện có thật, là sự khác nhau. Chứ còn cảm giác các con sẽ có từ giờ đến lúc chết. Chết xong lại có cảm giác mới vì trên màn hình của Biết này chiếu vô vàn cảm giác, hết cảm giác này lại sang cảm giác khác, làm sao tránh được. Đúng không nhỉ?

Suy nghĩ nó vẫn bảo đây là thật đấy. Cảm giác nó thế mà, như thật mà. Suy nghĩ nó bảo là bạn đang ngồi trong căn phòng này, đúng không? Hay mình buồn như thế này là do con mình nó không yêu mình. Nhưng nó bảo thế thôi, những thứ đó chỉ ở trong suy nghĩ, chứ không có trong thực tại. Nhưng khi con hiểu rồi, buồn có thực sự là do con nó không yêu mình không? Hay chỉ là Biết chiếu cái cảm giác buồn ra thôi. Đúng không? Vũ Thái.

Vũ Thái: Dạ.

Sư phụ: Con yêu vợ vì vợ có những phẩm chất tuyệt vời hay là đơn giản là Biết nó chiếu cảm giác yêu ra thôi?

Vũ Thái: Dạ, Biết chiếu cảm giác yêu.

Sư phụ: Đúng rồi. Các con cứ nghĩ là yêu là do chấm chấm chấm, không phải đâu. Yêu là do Biết đang chiếu cái yêu đó ra thôi. Nếu mà yêu do chấm chấm thì phải yêu tất cả những người mà có cái chấm chấm chấm đấy. Yêu do đẹp trai thì ai đẹp trai yêu hết đúng không? Yêu do tử tế thì yêu tất cả ai tử tế. Tại sao lại chỉ yêu một người thế thôi? Vì Biết chiếu ra cái yêu đấy. Nhưng mà nó chiếu kèm một đống loại lý giải: cảm giác này này chứng tỏ phải có tôi, có anh ấy, anh ấy yêu tôi, anh ấy đáng yêu, v.v...

Ngày gặp con mình, con có thể sẽ rất buồn, thực ra là Biết nó chiếu ra cái buồn.

Mỗi thế thôi, không còn gì hơn nữa. Nhưng nó đồng thời chiếu ra các suy nghĩ, bảo với con rằng là buồn này là do gì, chấm chấm chấm. Là vì có tôi, có con, rồi tôi đã làm chuyện này chuyện kia. Đấy là phần lừa dối, nhưng con tin phần lừa dối đấy. Đúng không?

Còn khi con ngộ ra sự thật rồi, con không tin vào phần lừa dối nữa, hoàn toàn tự do khỏi mọi suy nghĩ. Suy nghĩ thì bảo cứ bảo thôi, cho nó bảo. Khóc thì cứ khóc, nhưng con hiểu rằng khóc không phải vì tôi có thật và nó có thật nữa mà khóc vì Biết chiếu ra cái khóc, nên là một giây nữa Biết chiếu ra cảnh cười thì sao. Đang khóc phát cười được không?

Một bạn: Được.

Sư phụ: Được luôn. Vì con đã hiểu thế giới rồi nên con tự do. Cảm xúc đấy nó không còn sức trói buộc gì nữa dù nó vẫn đến. Tất cả những thứ mà cảm xúc nó bảo ấy, không còn năng lực trói buộc nữa. Vì con hiểu thật ra là cái gì rồi, suy nghĩ không lừa được nữa, nên suy nghĩ mày cứ nói gì thì nói đi! Các con ngồi đây là do mình lập kế hoạch tính toán hay là tự Biết chiếu cảnh ngồi đây?

Một số bạn: Biết chiếu.

Sư phụ: Tâm trí thì nó bảo là gì? Ngồi đây là phải lập kế hoạch đúng không? Phải mua vé máy bay rồi phải sắp xếp công việc. Tâm trí nó bảo thế. Nhưng con hiểu sự thật là gì?

Một số bạn: Biết chiếu.

Sư phụ: Thì con rõ Biết chiếu cảnh ngồi đây.

Đúng chưa? Có người nghĩ rằng mình ngồi đây là vì rất là có tâm cầu đạo, ví dụ thế đúng không? Chẳng phải đâu. Tí nữa đang có tâm cầu đạo Biết chiếu một chuyện gì đó có phải chạy về không? Quyết tâm cầu đạo ở đâu?

(Mọi người cười) Buồn ỉa quá.

(Mọi người cười) Hết quyết tâm cầu đạo luôn còn gì nữa đúng không?

(Mọi người cười) Đúng chưa nhỉ? Khi đấy cảm xúc nó vẫn hiện ra, con không sợ cảm xúc nữa. Các con ở đây không cần phải sợ cảm xúc nữa vì cảm xúc nó chỉ là cảm xúc được chiếu ở trong Biết rồi tan hết vào Biết. Còn những cái suy nghĩ bảo thì chỉ là bảo thế thôi chứ không có thật.

Hôm nay trời nhẹ lên cao, tôi buồn ... ?

Hiểu vì sao tôi buồn mới chết, vì bị suy nghĩ lừa (Mọi người cười).

Hiểu không nhỉ? Hiểu nên mình mới bị lừa. Hôm nay trời nhẹ lên cao, Thái buồn …

Vũ Thái: Không hiểu tại sao Thái buồn Sư phụ: Có vui không? Ở đây có ai đang vui không? Vui quá, sư phụ vui quá rồi đúng không? (Mọi người cười) Có ai đang vui

Một bạn: Có.

Sư phụ: Vì vui con sáo?

Hiền Minh: Dạ Biết diễn cảnh vui vậy thôi chứ không biết vì sao?

Sư phụ: Ừ. Nhưng đồng thời đi kèm cảm xúc vui, suy nghĩ nó sẽ giải thích. Nó giải thích là vui vì sao?

Hiền Minh: Vì có cảm giác là được ngồi đây cùng Sư phụ là một niềm vui.

Sư phụ: Ừ giải thích là vui vì tôi ngồi đây cùng Sư phụ. Như vậy phải có tôi và có Sư phụ đúng không? Nên là nó cho rằng cái niềm vui xuất hiện vì có tôi và có Sư phụ. Đó là bị lừa, con hiểu lừa chưa? Con tìm hết cỡ không ra được tôi, và tìm hết cỡ không ra được Sư phụ, nhưng cảm giác vui vẫn ở đây mà.

Con không cần từ chối cảm giác vui đấy nhưng con hiểu rằng suy nghĩ đang lừa là có tôi, có sư phụ, có sự vui… đấy. “Em ơi đừng nghe nó lừa đấy, nó ở nhà quê có vợ rồi.” Cái cảm giác là con ngồi đây với sư phụ rất thật, không cần phủ nhận cái cảm giác đó, đúng không, nhưng con hiểu bản chất không thực có con, không thực sự có sư phụ, chỉ là biểu diễn của Biết như vậy thôi. Đấy, trí tuệ chân thực là nằm ở đấy.

Sau này con khác vì sao? Vì con đã có trí tuệ chân thực đấy. Những lời lừa dối không còn xi nhê gì nữa, giống như trong một giấc mơ chợt nhận ra đây là mơ thôi, thì những lời lừa dối trong mơ vẫn có thể nó vẫn bắn ra hoặc không, tùy theo biểu diễn của giấc mơ.

Kệ nó thôi, nó là một phần của giấc mơ mà.

Đúng không? Trí tuệ chân thực nói với con là chả sao cả, chả có gì thực sự cả ngoài cái Biết đang biểu diễn này. Con có niềm vui là vì Biết chiếu ra vui thôi. Và con hiểu rằng, vì thế nên một giây nữa Biết búng tay một cái thì vẫn con ngồi đây và sư phụ ngồi đây có thể buồn được không?

Hiền Minh: Dạ có.

Sư phụ: Thấy chưa? Biết bắn ra cảnh con buồn thì buồn ngay, buồn không cần lý do luôn. Ai từng buồn không lý do chưa? Có gì đâu? Biết bắn ra cảnh buồn thì sao? Búng cái là buồn thôi. Đúng không?

Như vậy là, con cần học, suy ngẫm và thiền để dẫn đến một kết luận chắc chắn rằng, cho dù suy nghĩ và cảm giác có nói gì đi nữa, thì trong thực tế, tất cả những thứ hiện ra, kể cả tôi, đều không có thật, đều chỉ là cảnh trong Biết, đều là biểu diễn cuả Biết mà thôi.

3. Biết và nội dung của Biết là một

Sư phụ: Giờ, có cái âm thanh nào không?

Thế nào cũng được, âm thanh chuông vang lên các bạn cùng nghe luôn. To vào.

(Tiếng chuông vang lên) Thiện Huy nghe không? Lí do gì con nghe được.

Thiện Huy: À, tai con nghe được.

Sư phụ: Tai con nghe được. Theo con không có tai không nghe được? Không mắt không nhìn được. Rồi còn nghe không? (Tiếng chuông vang lên)

Thiện Huy: Con vẫn đang còn nghe.

Sư phụ: Còn nghe. (Tiếng chuông vang lên)

Thiện Huy: Còn.

Sư phụ: Dừng đi. Đừng đánh chuông nữa.

Rồi, còn nghe không?

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Thật á? Còn nghe không? Hỏi trên mạng xem còn nghe không?

Nguyên Thảo: Trần Nam “Còn nghe ạ”, Ngọc Tâm “Không nghe tiếng chuông nhưng vẫn nghe được các âm thanh khác”.

Thiện Huy: Không nghe tiếng chuông thôi, còn các tiếng khác vẫn có.

Sư phụ: Theo con tối ngủ còn nghe không?

Thiện Huy: Có.

Sư phụ: Vì sao?

Thiện Huy: Ờ, vì khi mà có cái tiếng chuông điện thoại giật mình tỉnh, tỉnh liền.

Sư phụ: À, được, tốt, tốt. Như vậy sao lúc nãy con lại bảo là không nghe.

Thiện Huy: Tại vì con tập trung cái tiếng chuông.

Sư phụ: Ừ. Cái nội dung của nghe mất thì con nói là không nghe. Cái nội dung của nghe hiện ra con bảo có nghe đúng không? Nhưng khả năng nghe có mất không?

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Ừ, như vậy cái nội dung nghe có thể mất? Cái khả năng nghe nó lại gì?

Thiện Huy: Vẫn còn.

Sư phụ: Nội dung nghe có thể thay đổi.

Nhưng cái khả năng nghe có thay đổi không?

Ví dụ như là nội dung nghe to lên thì chứng tỏ là khả năng nghe rõ, hoặc là nội dung nghe bé đi chứng tỏ khả năng nghe kém đi có

Thiện Huy: Khả năng nghe nó vẫn còn nhưng mà lớn bé vẫn cứ phân biệt.

Sư phụ: Âm thanh to lên chứng tỏ là khả năng nghe tôi xịn, còn âm thanh bé, vặn xuống chứng tỏ khả năng tôi kém, có phải thế không?

Thiện Huy: Nghe thì vẫn nghe còn không phân biệt nó lớn bé.

Sư phụ: Ừ, như vậy cái khả năng nghe của con, dù âm thanh thay đổi thì có mất không?

Từ bé đến giờ khả năng nghe của con có mất

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Cái thay đổi là cái gì?

Vũ Thịnh: Sư phụ, cái thay đổi là nội dung nghe.

Sư phụ: Nội dung nghe thay đổi. Nếu khả năng nghe biến mất thì làm sao mà nghe nhỏ hay nghe to đúng không? Làm sao còn to với nhỏ gì nữa? Khả năng nghe vẫn ở đấy nhưng cái nội dung nghe nó biến đổi đúng không? Ở đây ai mà phân biệt được cái đấy thì mới hiểu. Nội dung nghe thì hôm nay to, ngày mai nhỏ – ở đây có ai đảm bảo là ngày mai tai mình vẫn nghe to như bình thường thế này

Mọi người: Không ạ.

Sư phụ: Đúng không? Như vậy cái nội dung nghe biến đổi không?

Một bạn: Dạ có.

Sư phụ: Nhưng có mất khả năng nghe

Một bạn: Không.

Sư phụ: Ngày mai con điếc thì khả năng nghe có mất không?

Minh Trí: Dạ không.

Sư phụ: Vì sao? Tại sao con tự tin nói rằng:

“Ngày mai, kể cả có điếc đi nữa thì cái thay đổi vẫn chỉ là nội dung nghe thôi...

Tuệ Nhân: Thưa Sư phụ, nếu mà ngày mai có điếc đi nữa thì mình vẫn biết là không nghe được âm thanh gì thì cái khả năng nghe của mình vẫn còn ở đó, mình mới biết được.

Sư phụ: Đúng rồi. Nếu mất khả năng nghe thì làm sao là con bảo con biết đây là điếc được?

Nếu con mất khả năng nghe, làm sao con có thể nói là con đang điếc được? Điếc là không nghe âm thanh, vậy con phải biết rằng là không có âm thanh đúng không? Con phải nghe được rằng không có âm thanh gì thì mới nói là điếc chứ, kể cả con có điếc đi nữa thì khả năng nghe vẫn ở đấy – chỉ có nội dung nghe nó gì?

Minh Trí: Thay đổi.

Sư phụ: Nó biến thành gì? Tiếng im lặng đúng không – ví dụ thế, hoặc là có một số âm thanh mình gọi là gió thổi vi vu. Con thấy sư phụ mấp máy miệng nhưng mà lại không nghe được âm thanh gì, không cảm thấy được âm thanh gì hết thì con gọi đó là điếc.

Nhưng khả năng nghe con vẫn phải còn. Khi khả năng nghe con còn, con mới biết rằng là:

“Chẳng có âm thanh gì đến với tai tôi cả”. Con phải nghe được cái không âm thanh thì con mới biết là con đang điếc. Hiểu ý không?

Giống như là gì – khi con mù mắt thì khả năng nhìn còn không?

Minh Trí: Có ạ.

Sư phụ: Nếu mà con không có khả năng nhìn, sao con biết là con đang mù? Con phải nhìn thấy cái màn đen kịt thì con mới bảo là con đang mù chứ. Cái khả năng nhìn nó cũng không hề mất khi con mù. Con muốn bảo là mình đang mù thì con phải thấy cái gì?

Một bạn: Thấy cái sự mù.

Sư phụ: Thấy cái sự mù luôn. Thấy cái mảng đen, thấy mảng trắng, nếu không thì sao bảo đang mù?

Một bạn: Ừm.

Sư phụ: Cái thay đổi thực ra là cái gì? Là nội dung nhìn, nội dung nghe còn khả năng nhìn, khả năng nghe không mất. Làm sao con biết con đang mù được, nếu mà con không có khả năng nhìn. Chính nhờ khả năng nhìn, con biết là con đang gì?

Một bạn: Mù.

Sư phụ: Đang mù. Hài không? (Sư phụ cười) Vẫn đang nhìn mà lại bảo mình mù, hài đúng không? Như vậy khả năng nhìn nó không mất, khi con mù chỉ có một cái thay đổi thôi là cái gì?

Thiện Huy: Thấy một màn đen là chắc chắn.

Sư phụ: Đúng rồi, là cái nội dung nhìn thay đổi. Trước đây nội dung nhìn là sư phụ và các bạn, bây giờ nội dung nhìn là đen kịt nhưng cái khả năng nhìn còn hay không?

Thiện Huy: Dạ còn mới thấy...

Sư phụ: Nếu không còn thì làm sao thấy đen kịt được, hiểu vấn đề chưa? Như vậy cái khả năng nghe, khả năng nhìn nó không biến mất, dù là nội dung nó thì sao?

Thiện Huy: Thay đổi.

Sư phụ: Nội dung thay đổi đúng không? Có thể nội dung hôm nay rất rõ, ngày mai rất là mờ, có thể hôm nay đủ màu sắc, ngày mai đen kịt nhưng cái khả năng nghe, khả năng nhìn không mất đi được. Gọi là mù nghĩa là gì – khả năng nhìn vẫn còn nhưng nội dung nhìn nó chuyển thành gì?

Mọi người: Một màn đen.

Sư phụ: Một màn đen. Con đang điếc nghĩa là gì?

Thiện Huy: Dạ điếc nó là không biết tới cái nội dung nghe nữa...

Sư phụ: Không đúng, điếc thì vẫn biết nội dung nghe nhưng là nội dung nghe thay đổi đúng không? Có thể trước đây là rất nhiều âm thanh, bây giờ thì rất ít âm thanh đúng Thực ra những người điếc họ vẫn nghe thấy âm thanh, chẳng qua những âm thanh đấy không phải là âm thanh từ bên ngoài thôi.

Chứ không phải là không nghe âm thanh tí nào đâu. Nhưng tóm lại là kể cả không có âm thanh tí nào thì vẫn là OK, khả năng nghe vẫn còn, vì sao? Vì không thì làm sao con biết là không nghe âm thanh nào. Giống như khi mù ấy không thể nói là không có tí hình ảnh nào mà vẫn có hình ảnh gì?

Thiện Huy: Thấy một màu đen với màu trắng.

Sư phụ: Đúng rồi. Con nhắm mắt lại mà xem, lấy tay bịt kín lại xem thấy cái gì?

Thiện Huy: Màu đen... một màu hình vàng đen...

Sư phụ: Không chỉ đen đâu, còn thấy gì nữa?

Thiện Huy: Còn lưu lại những cái đốm màu...

Sư phụ: Đúng rồi, vẫn có đốm trắng-đốm màu.

Bây giờ con nhớ lại nhé. Từ bé đến lớn, cái khả năng gọi là nghe, nhìn hay khả năng chung-khả năng biết ấy, nó có đi cùng con

Thiện Huy: Dạ có, nó đi chung.

Sư phụ: Ừ. Cái gì thay đổi? Cái gì không thay đổi?

Thiện Huy: Cảnh xung quanh nó thay đổi.

Sư phụ: Nội dung của Biết thay đổi. Biết đây là nói chung cho nghe, nhìn… Biết suy nghĩ thì suy nghĩ cũng là nội dung của Biết đúng không? Biết đống hình ảnh lâu nay mình gọi là nhìn. Bản chất nhìn là biết hình ảnh. Nghe là biết âm thanh. Như vậy nghe, nhìn bản chất đều là biết nhưng mà nội dung thì khác nhau. Nội dung của nghe là âm thanh đúng không, biết âm thanh thì gọi là?

Sư phụ: Là nghe. Biết hình ảnh thì gọi là?

Thiện Huy: Thấy.

Sư phụ: Thấy. Đúng chưa? Vậy có phải là bản chất là nghe với nhìn cùng là biết. Cái khác duy nhất là khác cái nội dung mà thôi đúng

Một bạn: Đúng ạ.

Sư phụ: Cảm thấy buồn nói về cái gì?

Thiện Huy: Biết buồn... là một cảm giác.

Sư phụ: Ừ. Biết suy nghĩ đúng không, suy nghĩ buồn ấy. Lo quá – cảm giác lo đúng không? Như vậy có phải là tất cả các loại mà lâu nay con gọi là nghe, nhìn, thấy, ngửi chẳng qua là biết không? Ngửi là mình đang biết gì?

Thiện Huy: Biết một mùi gì đó.

Sư phụ: Biết mùi, ừ đúng rồi. Nếm con biết gì?

Thiện Huy: Biết một cái vị nào đó.

Sư phụ: Như vậy có phải cùng là biết, chỉ khác nội dung không?

Thiện Huy: Dạ đúng rồi.

Sư phụ: Như vậy thế giới này, con có nhìn, nghe này, ngửi, nếm này, xúc chạm và suy nghĩ – sáu thứ, có phải thật ra đều là biết mà khác nội dung không?

Thiện Huy: Dạ đúng rồi.

Sư phụ: Đúng chưa? Hóa ra sáu thứ bấy lâu nay con tưởng là sáu thứ, thật ra bây giờ chỉ là đang biết những nội dung khác nhau. Khi con ngồi đây con bảo là con mở sáu giác quan ra để nghe, nhìn,ngửi, nếm, xúc chạm, suy nghĩ, thực chất con chỉ có một giác quan duy nhất là giác quan biết mà thôi. Còn trong cái giác quan biết đấy, nó có sáu cái nội dung khác nhau. Đồng ý không?

Thiện Huy: Dạ đồng ý.

Sư phụ: Khi con ngồi đây thì con chỉ có Biết và nó có sáu nội dung khác nhau. Mình không chia làm sáu nữa, mình gộp chung một từ là từ “nội dung của Biết” – có phải ngay khi ngồi đây, chỉ có Biết và nội dung của Biết không, có đúng không?

Thiện Huy: Dạ đúng.

Sư phụ: Còn nội dung của Biết thì rất là phong phú: nó có âm thanh, hình ảnh đúng không, nó có cảm giác, có xúc chạm đúng

Thiện Huy: Dạ đúng.

Sư phụ: Nó có niềm tin rằng “đây là tôi”, “đây là Sư phụ”, tất nhiên niềm tin “đây là tôi”, “đây là Sư phụ” nó là gì?

Thiện Huy: Một cái cảm giác đó thôi.

Sư phụ: Ừ. Thế nó là cái gì? Nó-trong câu chuyện Biết và nội dung của Biết thì nó là cái gì?

Thiện Huy: Nội dung của Biết.

Sư phụ: Ừ, nó là một nội dung của Biết. Ở đây còn nội dung của Biết nào nữa không?

Thiện Huy: Nội dung là “có tôi ngồi đây”.

Sư phụ: Ừ, “tôi ngồi đây”. Khi con ngồi đây, mặc dù mình bảo “tôi nghe, tôi nhìn, tôi ngửi, tôi nếm, tôi xúc chạm, tôi nghĩ” – mình chia sáu thứ đấy ra nhưng cái chia đấy là chia trong nội dung của Biết, mình chia nội dung của Biết ra làm sáu phần. Cái Biết có chia được không?

Thiện Huy: Dạ không, nó chỉ... đồng thời cùng một lúc...

Sư phụ: Đúng rồi, giỏi. Bạn này rất thông minh. Cùng một lúc con thấy và con nghe hay là con thấy trước rồi nghe sau?

Thiện Huy: Nó cùng một lúc luôn chứ nó không có cái trước cái sau gì hết.

Sư phụ: Đúng rồi. Cùng một lúc con thấy, nghe và xúc chạm hay là phải đợi xúc chạm xong rồi mới thấy, thấy xong rồi mới nghe?

Thiện Huy: Không thể nào được.

Sư phụ: Như vậy là cùng một lúc Biết nó biết sáu thứ hay là từng thứ một xảy ra?

Thiện Huy: Dạ cùng một lúc luôn. Tại vì nó đợi thì... nếu mà bị chặt tay thì... một lúc sau mới đau. (Cười)

Sư phụ: Ừ đúng rồi. Chặt tay người thì khi cái tay rời ra phải đau cùng một lúc đúng không?

Thiện Huy: Dạ đúng rồi.

Sư phụ: Như vậy là gì? Nội dung của Biết đến cùng một lúc và Biết nó biết tất cả những thứ đấy. Con vừa thấy cảnh vừa nghe, vừa cảm nhận vừa nghe. Như vậy Biết nó biết tất cả mọi thứ, sau đó thì mới phân ra là trên đời này có sáu thứ. Cái phân ra sau hay là trước?

Thiện Huy: Dạ phân ra sau khi mà nó trải qua rồi.

Sư phụ: Ừ. Trải qua rồi nghĩ một khoảnh khắc thì nó mới phân ra sáu thứ đúng

Thiện Huy: Đúng rồi.

Sư phụ: Như vậy mình gọi chung sáu thứ là nội dung của Biết có gì sai không?

Thiện Huy: Dạ không có sai...

Sư phụ: Không sai. Như vậy có thể nói rằng là khi con ngồi đây thì chỉ có Biết và nội dung của Biết, có gì sai không?

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Bây giờ mới sai này: không phải chỉ Biết và nội dung của Biết mà còn có một thứ nữa, ví dụ như là ánh sáng. Theo con thì sao?

“Thưa Sư phụ, Sư phụ nói sai rồi. Khi chúng ta ngồi đây, có ba thứ: Biết, nội dung của Biết và ánh sáng.”. Đúng không?

Thiện Huy: Ánh sáng nó hình như cũng là nội dung của Biết luôn Sư phụ.

Sư phụ: Chuẩn rồi. “Không, Sư phụ ơi, Sư phụ nhầm rồi. Khi chúng ta ngồi đây, có Biết, nội dung của Biết và tiếng một đứa trẻ con.”.

Đúng hay sai, có ba thứ?

Thiện Huy: Dạ... nội dung của Biết nó ôm hết mấy cái...

Sư phụ: Ừ. “Không, Sư phụ nhầm rồi. Khi chúng ta ngồi đây, có Biết, nội dung của Biết và những suy nghĩ lung tung trong đầu con.”, đúng hay sai?

Thiện Huy: Những suy nghĩ đó nó cũng nằm trong nội dung của Biết luôn.

Sư phụ: Ừ, chuẩn chưa. Như vậy, cái việc mình bảo rằng: “Thế giới hóa ra chỉ có Biết và nội dung của Biết” có đúng không?

Thiện Huy: Dạ đúng ạ.

Sư phụ: “Không, Sư phụ nói thế nào chứ còn luật hấp dẫn – thứ vô hình nhưng mà đang kéo chúng ta xuống mặt đất”. Vậy luật hấp dẫn là gì? Nếu có luật hấp dẫn đi nữa thì là gì?

Thiện Huy: Cũng một nội dung...

Sư phụ: Ừ chuẩn rồi. Đúng không? “Sư phụ nói thế nào chứ. Khi chúng ta ngồi đây, có các thiên hà nó quay xung quanh, làm gì chỉ có Biết với nội dung của Biết – có Biết, nội dung của Biết và các thiên hà quay xung quanh trung tâm của cái dải ngân hà này”

Thiện Huy: Nhưng mà các tiểu hành tinh thì nó-nó đi lung tung lắm.

Sư phụ: Ừ. Chứng tỏ vẫn không phải là Biết và nội dung của Biết đúng không? Nó tận ba thứ.

Thiện Huy: Không, nó cũng là nội dung...

Sư phụ: Vì sao?

Thiện Huy: Vì nó muốn diễn sao nó diễn thôi.

(Cười) Sư phụ: Con phải nghĩ ra đúng không? Các dải ngân hà bây giờ nó là cái gì?

Thiện Huy: Nhưng mà cái đó là một cái nội dung trong mấy cái nhà khoa học nói rồi...

Sư phụ: Ừ đúng rồi, phải nghĩ mới có cái dải ngân hà, ngồi đây có thấy dải ngân hà nào đâu. Trong khi ngồi đây nó là cái gì?

Thiện Huy: Nó là một suy nghĩ thôi.

Sư phụ: Nó là cái suy nghĩ. Vậy nó là gì, suy nghĩ là gì?

Thiện Huy: Một nội dung.

Sư phụ: Nội dung của Biết. Kể cả con nhìn thấy một ngôi sao chổi nó bay qua trước mặt đi nữa – “Chúng ta có ba thứ, thưa Sư phụ:

Biết, nội dung của Biết và sao chổi.”, có đúng

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Vì sao chổi cũng là? Là gì?

Thiện Huy: Nội dung của Biết nó diễn...

Sư phụ: Rồi, chuẩn rồi. Như vậy nếu mà nói một cách tổng quát: “Đời tôi chỉ là...

Sư phụ: ...chỉ là Biết và...

Thiện Huy: ...nội dung của Biết.

Sư phụ: Vậy mấy chục năm cuộc đời con là cái gì?

Thiện Huy: Là một cái suy nghĩ, nó phóng xẹt ra.

Sư phụ: Nó là nội dung của Biết hay nó là Biết?

Thiện Huy: Dạ nó là nội dung.

Sư phụ: OK, được rồi. Thế trước khi con đẻ ra, theo con, biết có ở đấy không? Hay là vừa đẻ ra thì mới có biết mà trước khi đẻ ra thì

Thiện Huy: Dạ biết nó có sẵn rồi.

Sư phụ: Ừ, bằng chứng? Minh Ngân đâu rồi?

Minh Ngân: Dạ?

Sư phụ: Daka ấy, con của Minh Ngân còn trong bụng mẹ ấy – sờ vào bụng mẹ, nó phản ứng ngay. “Sờ tay vào hả? Ông đạp cho phát”.

Đấy, nó phải cảm giác thì nó mới đạp chứ đúng không?

Thiện Huy: Dạ đúng. Nó có cảm giác thì nó mới đạp.

Sư phụ: Đúng rồi. Những người chưa đẻ ra thì vẫn phải có gì?

Thiện Huy: Dạ biết...

Sư phụ: Theo con, thế đời sau có biết không?

Hay chỉ biết trong đời này thôi? Đời sau không có biết.

Thiện Huy: Chắc đó là chuyện của đời sau thôi, chứ còn...

Sư phụ: Nhưng theo con? Con đọc sách nhà Phật ấy, đời trước và đời sau có biết không?

Thiện Huy: Dạ vẫn biết thôi.

Sư phụ: Không biết thì sao?

Thiện Huy: Không biết là không cảm giác được.

Sư phụ: Ừ thế sao lại gọi là đời sau? Muốn gọi là đời nào đấy thì phải trải qua kinh nghiệm được đời đấy, muốn trải qua kinh nghiệm đấy thì phải biết. Như vậy biết nó có trước khi con sinh ra, hay là có sau khi con sinh ra, hay cùng một lúc khi con sinh ra?

Thiện Huy: Con nghĩ chắc là cùng một lúc luôn.

Sư phụ: Đứa bé trong bụng mẹ nó còn đang biết thì sao lại cùng một lúc được? Cái việc mà đứa bé nó biết chứng tỏ là khi chưa sinh ra...

Thiện Huy: Là nó biết rồi.

Sư phụ: Biết rồi đúng không? Sau khi chết đi có biết không?

Thiện Huy: Mình biết luôn chứ, mình mới biết mình chết chứ. (Cười)

Sư phụ: Như vậy đang chết thì biết nhưng sau khi chết thì có biết không?

Thiện Huy: Ờ nếu mà như trong sách thì chắc rằng là biết.

Sư phụ: Đúng rồi. Còn đủ các loại cảnh trung ấm, tái sinh – vẫn biết chứ.

Thiện Huy: Dạ đúng rồi.

Sư phụ: Như vậy cái tôi ấy thì có thể sinh và diệt, cái Biết nó có sinh và diệt không?

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Đấy, đây là mấu chốt. Trong cái Biết và nội dung của Biết có một cái có sinh và có diệt, một cái không sinh không diệt.

Thiện Huy: Dạ là Biết không sinh không diệt được, còn cái nội dung nó...

Sư phụ: Sinh sinh diệt diệt.

Thiện Huy: ...sinh sinh diệt diệt liên tục.

Sư phụ: Thế cuộc đời con có phần nào sinh diệt, phần nào không sinh diệt?

Thiện Huy: Cái Biết nó-nó đi qua ngũ quan của con... thì nó không sinh diệt được, còn cái nội dung thì sinh sinh diệt diệt...

Sư phụ: Ừ OK.

Thiện Huy: ...từ quá khứ cho tới hiện tại.

Sư phụ: Thế mà lúc nãy con còn bảo là không biết, không được giới thiệu. Đấy, giới thiệu đã xong rồi đấy. Con còn bảo là con nghe bao nhiêu chẳng hiểu gì hết, con vừa-chính con vừa chốt lại: Đời con chỉ có hai thứ thôi là gì? – Biết và?

Thiện Huy: Nội dung của Biết.

4. Đời con chỉ có hai thứ: Biết và nội dung của Biết

Sư phụ: Mà Biết thì là một thứ gì?

Thiện Huy: Không sinh không diệt.

Sư phụ: Không sinh diệt. Còn cái nội dung của Biết thì?

Thiện Huy: Nó sinh diệt.

Sư phụ: Đồng ý không?

Thiện Huy: (Cười) Đối với con đồng ý nhưng mà mình cảm nhận cái Biết đầu thì nó...nó lờ mờ.

Sư phụ: Được. Cảm nhận cái Biết xem, nó quá đơn giản. Con đang ngồi đây đúng không? Có biết không, có đang biết không?

Thiện Huy: Dạ có.

Sư phụ: Sao lại bảo lờ mờ? Mà cứ giả sử khi con đang lờ mờ đi, có biết không?

Thiện Huy: Chắc nó đang biết cái mơ hồ ấy.

Sư phụ: Đúng rồi, khi con đang mơ hồ con phải biết, vì nếu không thì làm sao con có thể nói là con đang mơ hồ. Vậy cái Biết nó có bị lờ mờ không? Cái biết cái lờ mờ ấy, nó có bị lờ mờ đi không?

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Nó biết rõ cái lờ mờ thì sao lại lờ mờ.

Đúng chưa? Cái nội dung của Biết thì có thể lờ mờ nhưng mà cái Biết thì có lờ mờ không?

Thiện Huy: Dạ không. Nó rõ ràng thì mình mới biết hết chứ.

Sư phụ: Đúng rồi. Như vậy con đã hiểu được hơn về cuộc đời của chính mình chưa? “Cuộc đời của tôi” nó là cái gì?

Thiện Huy: Một cái khung cảnh... giống như bộ phim thôi.

Sư phụ: Một cái Biết rất rõ ràng, không bị lờ mờ và trong cái Biết đấy thì vô số cảnh hiện ra – gọi là nội dung của Biết. Cảnh thì lúc tỏ lúc mờ còn Biết thì có mờ không?

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Ừ. Cảnh thì có sinh có diệt, Biết thì có sinh có diệt không?

Thiện Huy: Dạ chắc... là... chắc không.

Sư phụ: Nếu một lúc nào đó nó gọi là không biết gì đúng không? Mô tả xem nào, không biết gì nó như thế nào?

Thiện Huy: Con cũng không biết nữa... con...

Sư phụ: Con không biết hay chưa từng có cái đấy?

Thiện Huy: Chưa từng có.

Sư phụ: Con thử xem kinh nghiệm của con mà xem – chẳng bao giờ kinh nghiệm được lúc nào không biết, nếu có thì phải mô tả ra được.

Thiện Huy: Nhưng mà mình không biết thì làm sao mình mô tả được?

Sư phụ: Chuẩn rồi. Suy nghĩ tin rằng là có đầy lúc không biết nhưng chính con không thể nào kinh nghiệm một khoảnh khắc nào không biết được. Thú vị hơn rồi thấy không?

Như vậy con đồng ý rằng đời con chỉ là Biết và nội dung của Biết không?

Thiện Huy: Dạ đúng rồi.

Sư phụ: Và cái phần nội dung của Biết, chính là cái con gọi là “cuộc đời tôi”.

Thiện Huy: Nhưng mà cái nội dung nó thật quá, làm mình...

Sư phụ: Thật quá, ừ. Trong đấy nội dung rất thật, con gọi là “cuộc đời tôi”. Nhưng mà cái Biết thì nó là cái gì? Nếu cái nội dung của Biết là “cuộc đời tôi” thì Biết nó là cái gì? Biết ở đây nó vượt ra khỏi “cuộc đời tôi”, nó biết cả cuộc đời trước lẫn đời sau, nó biết mọi chuyện. Nó không thể chỉ đơn giản là “cuộc đời tôi” đúng không? Hay nói cách khác là con có một thứ vượt ra khỏi “cuộc đời tôi”.

Thiện Huy: Mình cảm nhận... không biết sao nữa... cảm nhận từ từ...

Sư phụ: Ừ. Cảm nhận thì rất đơn giản thôi, Bây giờ con có đang biết hay không?

Thiện Huy: Nó đang biết là nó đang ngồi đây.

Sư phụ: Không. Có đang biết không? Không hỏi là đang biết “ đang ngồi đây”. Có biết hay không cơ mà?

Thiện Huy: Chắc là có.

Sư phụ: Không phải “chắc là”, không thể “chắc là”. Con đang ngồi đây mà con bảo “chắc là”. Con có biết không, con đang biết hay không cơ mà?

Thiện Huy: Dạ có.

Sư phụ: Chắc chắn hay là “chắc là”?

Thiện Huy: Dạ cũng mơ hồ. (Cười) Sư phụ: Cái gì biết là mơ hồ?

Thiện Huy: Con... cũng cảm nhận đây là một cái nội dung của Biết...

Sư phụ: Mơ hồ. Vậy cái Biết có đang biết hay

Thiện Huy: Dạ vẫn đang biết.

Sư phụ: Đang biết thì mới biết mơ hồ chứ.

Vậy cái biết đấy có mơ hồ không? Nội dung của Biết thì mơ hồ nhưng Biết có mơ hồ

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Nó biết rõ sự mơ hồ. Thế câu kia con bảo là: “Sư phụ, con thấy rất mơ hồ” là con đang nói về cái gì?

Thiện Huy: Nói về biết nội dung đó.

Sư phụ: Ừ được đấy. Còn sư phụ có hỏi con nội dung không? Sư phụ hỏi là gì?

Thiện Huy: Có đang biết hay không...

Sư phụ: Ừ. Sư phụ không hỏi con là: “Nội dung của Biết có mơ hồ không?”, mà sư phụ hỏi con là: “Có đang biết hay không?”. Trả lời xem nào: Có đang biết hay không?

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Khi con nói “không” thì con có biết

Thiện Huy: Dạ có.

Sư phụ: “Dạ có” – có đang biết hay không?

Thiện Huy: Dạ có.

Sư phụ: Chắc không?

Thiện Huy: Không chắc lắm. (Mọi người cười)

Sư phụ: Khi con đang nói “không chắc” – có đang biết không?

Thiện Huy: Dạ có.

Sư phụ: Chắc không? (Mọi người cười) Con có chắc là khi con nói “không chắc” thì đang biết không?

Thiện Huy: Dạ đang biết.

Sư phụ: Chắc không?

Thiện Huy: Dạ chắc.

Sư phụ: Đấy (mọi người cười). Con chắc chắn là con đang không chắc, con chắc chắn là con đang biết là không chắc đúng không? Rồi con có đang biết hay không?

Thiện Huy: Dạ có.

Sư phụ: Chắc không?

Thiện Huy: Dạ chắc.

Sư phụ: Bao nhiêu phần trăm?

Thiện Huy: 70%, 80%. (Mọi người cười) 425

Sư phụ: Con có chắc chắn 70%, 80% không?

Thiện Huy: Dạ không được luôn.

Sư phụ: Ừm. Con biết chắc là gì? Có cái gì biết chắc nhất? Chắc chắn là “đang biết”.

Thiện Huy: Chắc chắn...

Sư phụ: Hay là gì? Con có chắc chắn là đang biết không? Nội dung của Biết thì không chắc chắn, nội dung của Biết là: “Tôi đang không chắc chắn”.

Thiện Huy: Dạ đúng rồi.

Sư phụ: Nhưng cái Biết sự không chắc chắn – nó có chắc không?

Thiện Huy: Cái Biết là chắc... chắc chắn luôn ạ.

Sư phụ: Bao nhiêu phần trăm?

Thiện Huy: 100%.

Sư phụ: Rồi, thấy chưa? Hiểu không? Xong rồi đấy. Con biết chắc chắn 100% là con đang không chắc chắn – 100%. Cái Biết là chắc chắn 100% vì thế, cái Biết luôn chắc chắn vì con đang biết mà. Con thử nói con không biết gì hết đi.

Thiện Huy: Con không có biết gì hết.

Sư phụ: Sao, có đang biết không? Khi con nói câu đấy con có đang biết không?

Thiện Huy: Dạ biết... toàn bộ cái nội dung này luôn.

Sư phụ: Ừ. Như vậy con chắc chắn là lúc đấy đang biết hay không? Hay lúc đấy không biết?

Thiện Huy: Đang biết luôn.

Sư phụ: Chắc không?

Thiện Huy: Dạ chắc.

Sư phụ: Bao nhiêu phần trăm?

Thiện Huy: ...ừm... 100%.

Sư phụ: Sao lại ừm hứm? 100% mà ừm hứm.

Lại đi. Có đang biết không?

Thiện Huy: Dạ có.

Sư phụ: Chắc không?

Thiện Huy: Chắc.

Sư phụ: Bao nhiêu phần trăm?

Thiện Huy: 100%.

Sư phụ: Thấy chưa? (Mọi người cười) Thành công rồi chứ gì nữa đúng không? Có gì lờ mờ ở đây không? Con mờ vì con đang nhầm giữa Biết và nội dung của Biết. Khi con bảo: “Con biết lờ mờ” ấy, là con đang nói rằng nội dung của Biết lờ mờ đúng không? Nhưng cái Biết thì nó không lờ mờ, nó biết rõ là “đang biết lờ mờ”.

Thiện Huy: Vẫn đang biết...

Sư phụ: Chứng tỏ là cái Biết nó không lờ mờ, luôn chắc chắn. Khi con nói: “Sư phụ ơi, con thấy lờ mờ” bởi vì con đang không phân biệt được, con đang nhầm lẫn giữa nội dung của Biết và Biết. Nội dung của Biết có thể lờ mờ

Thiện Huy: Dạ nội dung của Biết thì nó có hơi lờ mờ.

Sư phụ: Nhưng mà cái Biết biết “nội dung của Biết” đấy thì có mờ không?

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Lúc nào chẳng rõ. “Thưa Sư phụ, con biết rõ là con đang lờ mờ” – câu đấy rõ hay là lờ mờ?

Sư phụ: Khi đấy nội dung của Biết thì lờ mờ nhưng mà Biết thì nó lại rõ. Con biết rõ rằng con đang lờ mờ, vậy thì thật ra là cái Biết nó đang còn lờ mờ hay là rõ?

Thiện Huy: Dạ rõ ạ.

Sư phụ: Ừ, rõ đúng không? Thế đời con cái Biết lúc nào cũng rõ hay đời con cái Biết có lúc rõ lúc mờ?

Thiện Huy: Lúc nào cũng rõ.

Sư phụ: Chuẩn rồi, đấy, thành công rực rỡ.

Hóa ra đời con từ xưa đến nay, dù con có là thông minh hay là ngu dốt thì cái Biết lúc nào cũng rõ. Dù con có đau khổ, hay là thành công hạnh phúc, thì con vẫn không thay đổi được cái gì?

Thiện Huy: Biết...

Sư phụ: Cái Biết nó biết rõ cái đau khổ, nó biết rõ cái hạnh phúc đúng chưa?

Thiện Huy: Dạ đúng rồi.

Sư phụ: Đời con có một phần luôn luôn rõ ràng, đó là phần gì?

Thiện Huy: Phần Biết.

Sư phụ: Đúng rồi. Nếu chia cuộc đời con làm hai phần, có phần Biết và phần nội dung của Biết. Phần Biết thì như thế nào?

Thiện Huy: Phần Biết thì nó rõ ràng còn cái nội dung của nó thì nó chiếu tùm lum cảnh...

Sư phụ: Nội dung của nó thì lúc đau khổ, lờ mờ, lúc vui lúc sướng còn nó thì sao, Biết thì sao? Nó có khổ không?

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Nó sinh cảnh khổ nhưng mà nó không khổ, nó sinh cảnh lờ mờ nhưng nó có lờ mờ không?

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Đúng chưa? Như vậy có thể nói rằng là nếu đời con có hai phần thì có một phần vững chãi, không suy chuyển, không bị biến đổi, không đau khổ. Còn phần kia, là phần nội dung của Biết ấy không vững chãi, có thể suy chuyển, có thể biến đổi và có thể có nhiều đau khổ. Chuẩn không?

Thiện Huy: Dạ đúng rồi.

Sư phụ: Đúng không? Thế phần nào phần thật, phần nào không thật?

Thiện Huy: Dạ Biết là thật ạ.

Sư phụ: Ừ, còn nội dung của Biết là?

Thiện Huy: Nội dung của Biết là không thật.

5. Con khổ vì không biết phần chính, phần quan trọng của cuộc đời con

Sư phụ: Vậy đời con thực ra là sướng hay khổ? Theo con có khổ không?

Thiện Huy: Cái Biết nó không đau khổ nhưng cái nội dung của nó thì lại đau khổ.

Sư phụ: Nhưng đau khổ nó lại gì?

Thiện Huy: Cái nội dung của nó toàn là cảm giác...

Sư phụ: Nó không thật. Thực ra đời con có khổ không, thực ra?

Thiện Huy: Thực ra là không.

Sư phụ: Ừ. Nhưng tại sao con vẫn khổ thế?

Thiện Huy: Tại vì mình có cảm giác có tôi nó nằm ở đây.

Sư phụ: Ừ. Con khổ vì con không biết cái phần kia, con chỉ biết một phần duy nhất là phần khổ thôi. Đời các con có hai phần nhé – phần Biết và phần nội dung của Biết, phần Biết thì nó không khổ, nó an lạc. Còn phần nội dung của Biết thì sao?

Thiện Huy: Nó cứ khổ quài.

Sư phụ: Đầy đau khổ. Thế nhưng với con chỉ biết được nửa nào thôi?

Thiện Huy: Phần nội dung thôi.

Sư phụ: Thế ra kết quả là gì? Đời là bể gì?

Thiện Huy: Bể chìm luôn. (Cười) Sư phụ: Bể chìm luôn đúng không? (Mọi người cười) Vì con chỉ biết cái phần khổ thôi, nên là lúc nãy sư phụ bảo con cần một kiến thức chân thật. Con phải biết rõ cuộc đời con. Các con không hiểu cuộc đời mình là cái gì cả, con cho rằng đời con chỉ là phần nội dung của Biết thôi – thế mới tan nát. Nhưng nếu đời con là Biết và nội dung của Biết, cái phần nội dung của Biết thì nó lại không thật, nó sinh sinh diệt diệt, hiện ra và biến mất trong Biết. Nếu thực sự thấy như vậy thì đời con còn khổ nữa không?

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Làm sao khổ được đúng không? Con ngồi đây có một con chó vào nó sủa, nó bảo:

“Mày là con chó, mày là đồ con chó”, sủa ẳng ẳng ẳng...

Thiện Huy: Thì nếu mà mình là cái tôi này thì khổ...

Sư phụ: Đời con lúc đó không chỉ có phần nội dung của Biết, có phần gì nữa?

Thiện Huy: Phần Biết thì... Nếu mà Biết thì nó không khổ.

Sư phụ: Con biết rằng có một con chó chửi là: “Mày là đồ chó”, cái lúc chửi đấy trong mấy phút rồi tan mất.

Thiện Huy: Xong nó đi.

Sư phụ: Nếu biết như vậy có khổ không?

Thiện Huy: À dạ không.

Sư phụ: Chuẩn chưa? Hiểu không nhỉ? Các con khổ vì không biết cái phần còn lại kia, không biết cái phần chính của cuộc đời con là phần Biết mà lại chỉ biết cái phần nào?

Thiện Huy: Cái phần nội dung.

Sư phụ: Phần nội dung. Nội dung thì nó chiếu qua chiếu lại, hết cảnh này sang cảnh khác, hết đời này sang đời khác.

Thiện Huy: Nhưng mà mình cứ nhớ cái cảnh đó hoài luôn...

Sư phụ: Vì con không biết phần còn lại, con không biết phần chính. Đời con nó có hai phần, đời con gồm có Biết và nội dung của Biết đúng không? Thì cái phần chính nếu không gặp người chỉ ra cho thì chẳng bao giờ biết cả, con chỉ có phần nội dung của Biết thôi. Chuẩn không?

Thiện Huy: Chuẩn.

Sư phụ: Thậm chí ngay lúc nãy con còn đang nói là Biết lờ mờ đấy, vì con vẫn không biết cái phần chính. Đời con có Biết và nội dung của Biết: Cái nội dung của Biết thì nó liên tục thay đổi, không chắc chắn đúng không – chứa đầy đau khổ; phần Biết thì vững chãi, không ảnh hưởng bởi gì hết, không đau khổ tí nào. Nhưng nếu con chỉ biết một nửa thì sao, chỉ mỗi cái phần đau khổ thì sao, phần nội dung của Biết thì sao?

Thiện Huy: Khổ quằn...

Sư phụ: Khổ quá. Nhưng bây giờ nếu con bảo là: “Không! Đời tôi có hai phần: có phần Biết rực rỡ, sáng tỏ, trong lành, an tĩnh, đầy phẩm chất tốt, luôn ở đây; còn phần kia ấy, phần nội dung của Biết, chỉ chiếu lên cho vui thôi, hết cảnh này đến cảnh khác đến rồi đi cho vui thôi!”, thì lúc đấy đời con có còn khổ được

Thiện Huy: Dạ không ạ.

Sư phụ: Đúng rồi, khổ thế nào được. Kể cả có cảnh khổ hiện ra trước mặt thì con vẫn không sợ, nếu con thực sự biết con là cái gì. Nếu biết đời con là cái gì thì cảnh khổ đến, nó cũng hiện ra rồi xoẹt tan ấy mà – cái Biết nó vẫn luôn ở đấy. Lúc đấy chết cũng không sợ luôn, hiện ra cảnh chết không sợ. Chém phát bay đầu luôn thì cái gì vẫn còn?

Thiện Huy: Cái Biết vẫn còn đó.

Sư phụ: Ừ. Phần nội dung của Biết nó đổi thôi, có gì đáng sợ đâu. Cái màn hình TV nó có sợ nhân vật chính bị giết không?

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Nhân vật chính bị giết là một cảnh mới hiện ra sau cảnh cũ. Đấy, đời các con có hai phần là Biết và nội dung của Biết, nhưng nếu các con không gặp một con đường như thế này thì đời con chỉ có phần nào thôi?

Một bạn: Phần nội dung của Biết.

Sư phụ: Cái phần tuyệt vời hơn thì lại gì?

Một bạn: Quên.

Sư phụ: Quên béng nó mất, còn cái phần mà không xịn thì lại gì?

Thiện Huy: Lúc nào cũng nhớ.

Sư phụ: Lúc nào cũng nhớ, đau không? (Sư phụ và mọi người cười) Đúng không? Nhớ người yêu, nhớ quá khứ chứ mấy ai nhớ Biết.

Đấy, đời con-khi mà con được giới thiệu về Biết thì con nhận ra rằng: “À, hóa ra từ xưa đến nay đời mình nó có hai phần” là gì?

Thiện Huy: Là Biết và nội dung của Biết.

Sư phụ: Tất cả mà những thứ lâu nay mình gọi là tình yêu, rồi cuộc sống, rồi nhà cửa, bố mẹ, con cái, gia đình,... học hành, thi cử, v.v...

– nó là cái gì?

Thiện Huy: Nó là nội dung.

Sư phụ: Ừ, còn cái phần nào? Phần nào mà nó có thể không mất?

Thiện Huy: Phần Biết. Mình không mất Biết được.

Sư phụ: Phần Biết nó có tính chất gì?

Thiện Huy: Nó ôm cái nội dung...

Sư phụ: Hay quá, gì nữa? Ôm lấy nhưng có suy chuyển không?

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Ôm lấy nhưng mà không suy chuyển gì. Cái phần nội dung khổ hết cỡ đi thì cái Biết nó có bị sao không?

Thiện Huy: À dạ không bị gì hết, không bị gì hết.

Sư phụ: Trong một khung cảnh đẹp như thế này, có một người đau đớn thì Biết nó có bị sứt mẻ không?

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Trong khung cảnh này, có một người rất là nghèo thì Biết nó có nghèo không?

Thiện Huy: Dạ không, Sư phụ: Ừ được. Như vậy đời con nó có hai phần: cái phần nền tảng là phần nào, phần không dịch chuyển, không thay đổi, không bị ảnh hưởng gì là phần nào?

Thiện Huy: Là phần Biết ạ.

Sư phụ: Được rồi. Hiểu bản chất của cuộc đời con chưa? Đây gọi là kiến thức chân thật cho con hiểu bản chất cuộc đời con ấy, còn con hiểu là có bao nhiêu tỉ hành tinh vây quanh trái đất thì nó thuộc phần nào?

Thiện Huy: Nội dung...

Sư phụ: Nó có chân thật không?

Thiện Huy: Không.

Sư phụ: Cái sư phụ đang nói với con thì bất kỳ thời đại nào, thời nguyên thủy cũng đúng, thời tương lai cũng đúng. Khoa học có thể không đúng nữa, nhưng cái sư phụ nói với con có đúng không?

Thiện Huy: Dạ vâng luôn đúng.

Sư phụ: Luôn đúng. Nó là kiến thức chân thật vì thế nó đúng mọi lúc, còn kiến thức không chân thật là lúc nó đúng lúc nó sai. Cái này đúng ở mọi hành tinh hay chỉ đúng ở Trái Đất thôi? Con lên Sao Hỏa bảo là bây giờ chỉ có Biết và nội dung của Biết có đúng không?

Thiện Huy: Dạ đúng.

Sư phụ: Con xuống Địa Ngục bảo là đời chỉ có Biết và nội dung của Biết đúng không?

Thiện Huy: Dạ đúng Sư phụ: Kiến thức này đúng ở mọi cõi không?

Thiện Huy: Dạ đúng ở mọi cõi.

Sư phụ: Con lên cõi Trời con gặp chú tể các vị thần, con bảo ông thì chỉ biết mấy cái trò là trò làm chúa tể thôi, còn tôi biết cái đẻ ra ông là cái gì?

Thiện Huy: Là cái Biết.

Sư phụ: Cái Biết. Kiến thức này có đúng ở cõi Trời không?

Thiện Huy: Dạ đúng.

Sư phụ: Như vậy cái mà sư phụ nói nó đúng phổ quát không? Toàn vũ trụ không?

Thiện Huy: Dạ nó phổ quát ạ.

Sư phụ: Còn những cái khoa học thông thường theo con nó có phổ quát không?

Thiện Huy: Dạ không nó đúng một thời gian thôi ạ.

Sư phụ: Đúng trong một hoàn cảnh nhất định đúng không? Bởi vậy nó tại sao nói không thể phổ quát được, thì khoa học thông thường nó không thể đúng phổ quát được biết vì sao không? Vì khoa học thông thường nó là cái gì?

Thiện Huy: Nó là nội dung.

Sư phụ: Nội dung của Biết. Nội dung của Biết thì thay đổi một phát thì sao?

Thiện Huy: Thì nó đổi.

Sư phụ: Ví dụ như là lực hút Trái Đất đúng không, nhỡ các con đến hành tinh mà không có lực hút chỉ có lực đẩy thì sao, có khả năng đấy không?

Thiện Huy: Có thể.

Sư phụ: Vậy thì khoa học làm sao mà đúng ở khắp nơi được, tất cả công thức sẽ có lúc sai hết, nhưng cái sự thật rằng chỉ có Biết và nội dung của Biết có sai không?

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Hút thì cũng là?

Thiện Huy: Nội dung của nó.

Sư phụ: Đẩy cũng là?

Thiện Huy: Nội dung của nó.

Sư phụ: Thấy chưa, có phải con bắt đầu có một cái hiểu biết mới cuộc đời của chính con không? Sư phụ không giảng cái gì cao siêu hết, cái sư phụ nói là bản chất cuộc đời của tất cả các con, của cả Phật, Phật có thế không? Hay đời Phật khác đời thường?

Thiện Huy: Dạ Phật cũng nội dung cũng vậy thôi.

Sư phụ: Đúng rồi, đời Phật và đời con khác nhau phần nào và giống nhau phần nào? Nếu mà nói Biết và nội dung của Biết thì đời Phật khác đời con chỗ nào?

Thiện Huy: Phật nhớ đến cái Biết.

Sư phụ: Ừ nhưng nhớ đấy nó nằm trong phần nào? Nằm trong nội dung của Biết hay nằm trong Biết?

Thiện Huy: Nằm trong nội dung của Biết.

Sư phụ: Như vậy Phật và con chỉ khác ở phần nào?

Thiện Huy: Khác phần nội dung ạ.

Sư phụ: Ừ. Con với con chó khác nhau phần nào?

Thiện Huy: Khác nội dung.

Sư phụ: Tất cả các chúng sinh đều bình đẳng, nếu có khác nhau là khác ở phần nào?

Thiện Huy: Nội dung.

Sư phụ: Nội dung của Biết. Còn giống nhau ở phần nào?

Thiện Huy: Cái Biết.

Sư phụ: Đúng rồi, tất cả chúng sinh đều có Phật gì?

Thiện Huy: Phật tính.

Sư phụ: Phật tính, Biết đấy, Phật tính tức là tính Biết. Nếu hiểu Phật tính là tính ông Phật thế thì không phải là có Chúa tính, có Ala tính à, đúng không? Phật tính tức là cái tính Biết này, Phật gọi là Phật tính, nhà Phật gọi là Phật tính. Tất cả các chúng sinh đều có tính Biết, đúng chưa, suy cho cùng là cả con, cả con chó hay con ruồi chỉ khác nhau mỗi phần nào thôi?

Thiện Huy: Nội dung.

Sư phụ: Nội dung của Biết. Còn cái tính Biết thì không khác. Đời con cũng là Biết và nội dung của Biết, đời con ruồi cũng là Biết và?

Thiện Huy: Nội dung của Biết.

Sư phụ: Đúng không? Màn hình TV nó chiếu bộ phim khác nhau, bộ phim khác nhau đấy giống phần nào, khác nhau phần nào?

Thiện Huy: Có chung cái màn hình. Khác nội dung.

Sư phụ: Các con đã hiểu hơn về cuộc đời của mình chưa? Đời các con từ lớn đến bé luôn luôn là có Biết và…? Nhưng mà con lại chỉ có nhận ra một phần thôi, phần nào? Đấy xong rồi khổ sở vì cái phần gì?

Thiện Huy: Nội dung.

Sư phụ: Nếu như con nhận ra đời con có hai phần đấy thì con bắt đầu yên tâm chưa, cảm thấy yên tâm không?

Thiện Huy: Yên tâm hơn.

Sư phụ: Yên tâm hơn chưa? Nếu con nhận ra đời con lúc nào cũng có hai phần là Biết và nội dung của Biết chứ không phải một phần đâu, yên tâm hơn chưa? Yên tâm hơn không?

Thiện Huy: Dạ có.

Sư phụ: Kể cả bị ung thư con vẫn không sợ.

Ung thư cũng là gì?

Thiện Huy: Nội dung của nó thôi.

Sư phụ: Nội dung của Biết. Biết có bị ảnh hưởng không? Không. Đấy, sư phụ giúp các con hiểu được bản chất cuộc đời. Đời chỉ thế thôi! Thế mà từ khi hiểu bản chất, con sẽ sống khác. Cái người hiểu bản chất cuộc đời sẽ sống khác cái người chưa hiểu bản chất cuộc đời. Đấy gọi là giới thiệu về Biết theo một cách nữa, đời các con lâu nay nó luôn luôn chỉ có hai phần là gì?

Thiện Huy: Biết và nội dung của Biết.

Sư phụ: Nhưng con lại chỉ?

Thiện Huy: Nhớ tới cái nội dung.

Sư phụ: Ừ chỉ thấy một thứ thôi. Nếu một ngày nào đó con luôn luôn nhớ điều đấy. Con tưởng tượng được không, một ngày nào đó con luôn nhớ là, đời con luôn luôn có hai phần là Biết và nội dung của Biết, mà cái phần Biết thì vững chãi, ổn định không bao giờ sao hết, còn nội dung của Biết biến hóa vô cùng, thì con sống thế nào? Có sợ lấy vợ

Thiện Huy: Con thấy nó bình thường à, có thì có mà không có thì thôi.

Sư phụ: Ừ, vì sao?

Thiện Huy: Con thấy nó đến thì nó đến.

Sư phụ: Vì sao? Bây giờ có kiến thức mới rồi thì thế nào?

Thiện Huy: Thì nó giống như là nội dung của Biết.

Sư phụ: Nội dung của Biết thì sao? Đến rồi đi thôi, làm gì có cuộc hôn nhân nào lại không chia tay, sớm muộn gì một người phải chết đúng không?

Thiện Huy: Dạ đúng ạ.

Sư phụ: Đúng không? Đấy chia tay còn gì nữa, kể cả hai người chết cùng ngày cùng tháng cùng năm thì có đảm bảo là cưới nhau tiếp ở cõi âm phủ không?

Thiện Huy: Chắc không.

Sư phụ: Đúng không, nếu con xác quyết được cái sư phụ giảng ngày hôm nay, đời con có Biết và nội dung của Biết, phần Biết nó có phẩm tính rất quan trọng là không bị ảnh hưởng gì hết bởi các nội dung của nó, thì trên đấy con đã được hạnh phúc rồi. Đơn giản thế thôi. Ngay bây giờ đây này, đời con ngay bây giờ đây này, hai phần là gì, Biết và nội dung của Biết, thì cái phần Biết không bị ảnh hưởng gì hết, không sinh không diệt không bẩn không sạch không tăng không giảm, cũng không vô minh, Biết nó có vô minh

Thiện Huy: Dạ nó ôm lấy nó luôn. Nó ôm lấy vô minh luôn.

Sư phụ: Cái nội dung của Biết thì nó vô minh nhưng Biết nó có vô minh không?

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Biết nó có hết vô minh không?

Thiện Huy: Dạ nó không có.

Sư phụ: Nó có già không?

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Có chết không?

Thiện Huy: Không luôn.

Sư phụ: Nó có tái sinh không?

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Bát Nhã Tâm Kinh đấy, con đọc Bát Nhã Tâm Kinh chưa?

Thiện Huy: Dạ đọc rồi.

Sư phụ: Đấy, Bát Nhã Tâm Kinh nói về cái gì?

Thiện Huy: Cái Biết, tánh Không.

Sư phụ: Nói về cái thứ mà sư phụ đang giảng.

Không bẩn không sạch, không sinh không diệt, không già không chết, không tăng không giảm, không vô minh không hết vô minh, không trí tuệ không giác ngộ, Biết nó có giác ngộ không?

Thiện Huy: Dạ không.

Sư phụ: Nó có chứng đắc không?

Thiện Huy: Không luôn, nó cứ là nó thôi.

Sư phụ: Đúng rồi. Hay không? Đời con nó có hai phần, cái phần kia thì nó có tăng có giảm, phần nội dung của Biết ấy, có tăng giảm

Thiện Huy: Dạ có.

Sư phụ: Có già có chết không?

Thiện Huy: Có.

Sư phụ: Có bẩn có sạch không?

Thiện Huy: Có.

Sư phụ: Có khổ có sướng không?

Thiện Huy: Có.

Sư phụ: Có vô minh không?

Thiện Huy: Có luôn.

Sư phụ: Có hết vô minh không?

Thiện Huy: Có hết.

Sư phụ: Có giác ngộ không?

Thiện Huy: Có.

Sư phụ: Có chứng đắc không?

Thiện Huy: Có luôn.

Sư phụ: Thế đời các con nếu con biết nó có hai phần và cái gì xảy ra với phần nội dung của Biết cũng chẳng ảnh hưởng gì phần Biết, thì con bắt đầu cảm thấy bớt sợ, bớt lo, bớt hoảng đúng không Minh An?

Minh An: Dạ?

Sư phụ: Con con có nói gì với con đi nữa thì sao?

Minh An: Thì cũng chỉ là nội dung của Biết thôi ạ.

Sư phụ: Ừ. Còn cái phần Biết có bị ảnh hưởng gì không?

Minh An: Không ạ.

Sư phụ: Thế sợ gì đúng không?

Minh An: Vâng.

Sư phụ: Hiểu chưa? Đời con bắt đầu có một sự tự tin mới, tự tin vào Biết, tự tin vào cái phần mà lâu nay con không hề nhận ra nó.

Lâu nay con tưởng đời con chỉ có một phần không? Trên đời con không phải một phần mà có gì? Hai phần. Mà cái phần mới phát hiện ra thì sao?

Minh An: Nó hiện rồi nó tan.

Sư phụ: Không, cái phần mới phát hiện ra, cái phần Biết mới phát hiện ra ấy?

Minh An: Cái phần mà Biết luôn ở đây đấy ạ?

Sư phụ: Ừ. Con thấy xịn không?

Minh An: Xịn.

Sư phụ: So với phần còn lại nó xịn gấp bao nhiêu lần?

Minh An: Vô cùng tận.

Sư phụ: Đúng không, lâu nay có lúc con tưởng con là bãi cứt hóa ra con là gì? Bầu trời.

Minh An: Vâng.

Sư phụ: Con là bầu trời. Đúng không? Lâu nay có lúc con cứ tưởng mình là bãi cứt, hóa ra mình là bầu trời. Cái phần mà lâu nay con gọi là đời con thì cơ bản nó là cứt mà đúng không? Nghĩ lại đi, tỉnh táo lại đi, có cứt không? Chất lượng cũng không khá đâu, đời sư phụ còn cứt nữa là các con. (Mọi người cười) Đời là bể khổ mà. Nếu con không có phần còn lại, đời của con không có phần Biết ấy thì đời mình nghĩ lại đầy lúc như cứt không? Ở đây có ai cảm thấy cuộc đời mình đầy lúc như cứt không, giơ tay xem nào!

(nhiều người giơ tay) Nhưng mà nó chỉ là một phần nhỏ thôi, ảo ảnh thôi, còn phần chính lại là phần gì?

Minh An: Biết.

Sư phụ: Phần bầu trời. Lâu nay con tưởng mình chỉ là nội dung của Biết thôi, bây giờ mới nhận ra là mình chính là gì? Bao gồm cả hai, cả Biết lẫn gì?

Minh An: Nội dung của Biết.

Sư phụ: Thế mình có xịn không? Con ôm cả vũ trụ bên trong con luôn, bầu trời xanh kia nằm trong con hay con nằm trong bầu trời?

Huy? Bầu trời nằm trong Biết hay Biết nằm trong bầu trời?

Thiện Huy: Bầu trời nằm trong Biết.

Sư phụ: Vũ trụ nằm trong Biết hay Biết nằm trong vũ trụ?

Thiện Huy: Vũ trụ nằm trong Biết.

Sư phụ: Thấy con xịn chưa? Nếu đời con có một phần thì con quá nhỏ bé, quá dễ khổ, nhưng lúc con nhận ra đời con gồm hai phần là Biết và nội dung của Biết thì sao?

Thiện Huy: Thì nó không thấy khổ nữa.

Sư phụ: Con ôm cả vũ trụ này, thì sợ gì, nếu có gì kinh khủng hiện ra thì cũng là gì?

Thiện Huy: Nội dung của Biết thôi.

Sư phụ: Nội dung của Biết thôi. Tuệ Trung Thượng Sĩ viết là gì? “Nếu gặp Cồ Đàm quen cóng lạnh. Sao chẳng ngang lưng cho một đạp”. Phật đi ngang qua mà đòi đạp cho một phát, sợ không? Biết không sợ gì hết, kể cả Phật cũng là gì?

Thiện Huy: Cũng là nội dung của nó.

Sư phụ: Phật hiện ra thì Tuệ Trung Thượng Sĩ thấy chỉ là nội dung của Biết thôi. Đạp thì đạp chứ sợ gì, hiểu không? thấy Tuệ Trung Thượng Sĩ “láo” không? Phật đi qua mà đạp cho một phát có láo không?

Nhưng không láo đâu, đó là thơ phá chấp, chứ gặp Phật thì Tuệ Trung chắc không đạp đâu. Cái ông Phật mà đi qua trước mặt ấy, nghĩ lại xem nó là cái gì?

Thiện Huy: Nội dung.

Sư phụ: Nội dung của Biết thôi có gì kinh khủng đâu, đạp được không?

Thiện Huy: Dạ được.

Sư phụ: Đúng rồi. Nếu biết mình là ai rồi thì không sợ nữa. Các con khổ vì không biết mình là ai, tưởng là mình chỉ là cái gì? Con thậm chí tưởng mình là một phần nội dung của Biết. Con không nghĩ con là toàn bộ nội dung của Biết đâu, con là một cái phần, một cái góc của nội dung của Biết, khổ không?

Đời con có bao la rộng lớn như vậy mà con lại nghĩ mình là một góc của cái nội dung của Biết, góc đấy rất dễ bị khổ, con sâu con kiến nó đốt cho một phát cũng gì?

Thiện Huy: Khổ.

Sư phụ: Nhưng nếu con nhận ra rằng con là cả cái Biết và tất cả nội dung của Biết hiện bên trong thì sao? Ngon không? Nếu con nhận ra rằng mình là Biết và tất cả nội dung của Biết bên trong thì sao? Đã không?

Thiện Huy: Đã.

Sư phụ: Quá đã gì nữa. Nhưng rất tiếc bây giờ con đang nghĩ mình là phần nào?

Thiện Huy: Tất cả phần nội dung.

Sư phụ: Không không chỉ là tất cả nội dung mà con chỉ là phần nào?

Thiện Huy: Nhận làm tôi.

Sư phụ: Con chỉ nhận là phần nhỏ tí tẹo tẹo trong cái nội dung này này, mà cái phần đấy thì sao? Quá khổ đi đúng không? Thế nhưng nếu con đi vào con đường chân thật, đủ lâu, con nhận ra: ồ hóa ra đời con nó là cái gì. Lâu nay con bị lừa, tất cả các con bị lừa không biết là đời mình là cái gì, không biết cái phần quan trọng của đời mình là phần nào.

Nhưng nếu con nhận ra phần quan trọng đấy thì con sẽ thấy cái phần đấy nó còn mạnh hơn cái phần nội dung của Biết rất nhiều. Nó ở đấy mãi. Còn phần nội dung của Biết, nhắm mắt lại xem, có phải mất gần hết không? Tất cả hình ảnh v.v… mất sạch luôn.

Khi nhận ra thì đời các con sẽ khác rất nhiều!

Con tự tin rằng đời con có phần Biết này chưa?

Thiện Huy: Dạ rồi.

Sư phụ: Đây là lý thuyết đấy.

Hỏi các bạn trên mạng xem, con đã đồng ý được là đời con là lâu nay chỉ thấy phần nội dung của Biết. Nhưng đời con bây giờ đã thay đổi rồi, nó đã có một phần quan trọng hơn cả phần nội dung của Biết là phần Biết, vững chãi, không ảnh hưởng suy chuyển gì hết.

Nếu con nhận ra được rằng đời con là Biết và nội dung của Biết, và cái phần Biết này không sinh không diệt, không mất, nó không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ nội dung nào, thì buổi giới thiệu này của sư phụ thành công.

Nếu con không đồng ý được điều đấy là giới thiệu không thành công.

Còn đồng ý và kinh nghiệm thường xuyên là hai chuyện khác nhau, nhưng phần đồng ý rất quan trọng. Nếu trong cuộc sống con quên mất điều này thì con sẽ sống như bình thường, nếu con nhớ ra thì sẽ khác.

472 Ai đồng ý thì nói, đồng ý 100% thì nói, con phải đồng ý 100%, chứ hơi hơi đồng ý thì không được. Con đồng ý 100%, còn có thể là trong cuộc sống con chưa nhớ, hay quên v.v… thì con lại sống như người thường.

Nhưng con đồng ý là về mặt nhận thức với điều đấy 100% thì con được gọi là đã được giới thiệu vào Biết bằng nhận thức. Nhưng Biết không phải là cái gì xa lạ, Biết chính là cuộc đời con, là cuộc sống hàng ngày của con, là trạng thái xưa nay vốn có của con.

Được giới thiệu vào Biết cũng chính là được giới thiệu vào chính con.

6. Biết và nội dung của Biết là một

Bạn Minh Ngân: “Xin cho con một bài thơ đơn giản, ngắn gọn, dễ nhớ để có thể dễ dàng nhắc mình thường xuyên về Biết trong cuộc sống hàng ngày?”

Trong Suốt trả lời:

Tất cả đều là Biết
Không có gì khác Biết
Hình trong gương là gương
Hiện trong Biết là Biết.

Sau đó thầy Trong Suốt giải thích thêm:

Nhận biết tự nhiên hay còn gọi là Nhận biết trống không, hay gọi tắt là Biết, có mặt trong mọi kinh nghiệm như một sự nhận biết trống không, hoàn toàn rộng mở như không gian, nơi mọi kinh nghiệm hiện ra rất rõ ràng rồi tan biến không dấu vết. Nhận biết tự nhiên luôn luôn hiện diện và không biến đổi dù kinh nghiệm có thay đổi thế nào đi nữa.

Trong mọi khoảnh khắc dù tâm trí có tĩnh lặng hay đầy sóng gió thì Biết vẫn có mặt bình đẳng như nhau.

Gọi là tự nhiên bởi Biết tự động xảy ra, không phải do ai cố gắng tạo ra. Gọi là trống không vì Biết không làm bằng chất thể gì và không thể tìm được vật gì ở đó. Trống không như không gian, nhưng mọi sự vật hiện tượng vẫn hiện ra trong Biết và được thấm đẫm, trùm khắp bởi cái Biết này.

Giống như một mặt gương, Biết không bị ảnh hưởng bởi hành động, cố gắng, sinh trưởng, huỷ hoại của mọi thứ hiện ra bên trong nó.

Ngay từ vô thuỷ, nó đã tự nhiên hiện diện và không bao giờ rời xa con, dù con có nhận ra nó hay không.

Khi nhận ra cái Biết này, con sẽ không thể phân biệt được người biết, sự biết và cái được biết. Nó không có tên và vượt qua khả năng nắm bắt, mô tả của suy nghĩ. Nhưng nó lại rất rõ ràng, sống động và luôn ở đây trong mọi kinh nghiệm của con.

Mô tả như vậy, nhưng con phải hiểu rằng mọi suy nghĩ dù thông minh và trí tuệ thế nào cũng không thể nắm bắt được Biết, cái vượt khỏi mọi suy nghĩ và là không gian nơi mọi suy nghĩ xảy ra. Giống như một bàn tay không thể nào nắm bắt được không gian dù có cố gắng tới đâu.

Cái Biết này không thể truyền tải bằng lời, ngay khi nó được truyền tải bằng lời, cái được truyền tải trở thành một khái niệm, không còn là cái Biết tuyệt đối, ở ngoài mọi khái niệm này nữa.

Cái Biết tuyệt đối này Chỉ có thể nhận ra bằng kinh nghiệm trực tiếp Vì thế một trăm nghìn mô tả Không bằng một lần Kinh nghiệm trực tiếp Biết Không qua suy nghĩ Bắt đầu của kiến là giới thiệu trực tiếp vào Biết.

Kiến này chỉ có thể hiểu với những người đã kinh nghiệm trực tiếp Biết.

Nghịch lý về kiến là chỉ có thể “hiểu” bằng kinh nghiệm Chỉ người nào kinh nghiệm rồi nói mới hiểu Giống như con rùa mô tả với con cá về không khí trên bờ, mọi con cá đều chịu không thể hiểu trừ con cá đã từng mắc cạn.

Nếu chưa có kinh nghiệm trực tiếp hãy tìm một người thầy giúp con kinh nghiệm trực tiếp cái Biết này. Cho đến khi con có thể kinh nghiệm trực tiếp Biết không qua suy nghĩ, bài thơ Kiến quyết trên mới có tác dụng với con.

Không kinh nghiệm gì thì chẳng hiểu được Nhưng kinh nghiệm rồi, do thiếu chánh kiến, nên vẫn có thể hiểu sai như thường.

Sau khi đã được giới thiệu trực tiếp vào Biết, con nhận ra Biết không phải là cái gì xa lạ mà chính là trạng thái tự nhiên, hay trạng thái đích thực xưa nay vốn có của con. Nhưng không hề có “con” hay có bất cứ cái tôi, hay có một vật nào. Từ vô thuỷ tới vô chung, chỉ có sự biểu diễn tự nhiên, bất tận của cái Biết này.

Khi đó, con cần một điểm xác quyết quan trọng không thể thiếu:

“Tất cả đều là Biết.

Không có gì khác Biết.” Mọi sự vật, hiện tượng, các cõi Phật, các cõi luân hồi, môi trường, nhà cửa cây cối núi non… và những chúng sinh sống bên trong, tất cả đều hiện ra trong Biết và không phải là cái gì khác ngoài cái Biết tuyệt đối này. Giống như:

Hình ảnh hiện ra trong gương cũng chính là mặt gương Trăng sao trên mặt nước cũng chính là nước.

Trong quả cầu pha lê trong suốt hiện ra cả bầu trời, mặt đất và con người nhưng cả thế giới trong đó cũng chính là pha lê, không có gì khác với pha lê Với nhận thức nông cạn thì sẽ có một cái Biết và những thứ được biết bởi nó. Đó là loại nhận thức nhị nguyên, vẫn chia thế giới thành hai nửa.

Con cần thấy cả chủ thể và đối tượng của kinh nghiệm, cả tôi và thế giới, cả người nắm bắt và cái được nắm bắt, đều hiện ra trong Biết và là một với không gian của Biết. Giống như câu thơ:

“Hình trong gương là gương Hiện trong Biết là Biết” Nhận thức được điều này không dễ dàng nếu con còn tin tôi và vật là có thật. Nếu nhận ra tôi và vật chỉ là khái niệm, không có thật, không có tôi hay có một vật nào thực sự tồn tại dù hiện ra rất rõ ràng, sờ nắm được giống như trong một giấc mơ, con sẽ phá được nhận thức nhị nguyên về Biết và cái được biết này.

Một nhận thức đúng đắn và xác quyết là nền tảng không thể thiếu để thực hành có kết quả rốt ráo. Khi có kiến đúng thì con sẽ làm mọi thứ trên nhận thức đúng. Nếu không con sẽ thiền trên nền tảng “tôi đang thiền đây” và hành trên nền tảng “tôi đang làm”, “tôi đang tu”, “tôi đang chứng”… Từ xưa tới nay chưa bao giờ có hành giả, chưa bao giờ có luân hồi, có vô minh hay giác ngộ, đó chỉ là những biểu diễn huyễn ảo trang trí cho cái Biết trống không nhưng sáng tỏ, rực rỡ này.

Nhận thức sâu sắc cộng với kinh nghiệm trực tiếp Biết nhiều lần trong thời gian dài sẽ dẫn đến dòng chảy tự nhiên của không thiền định. Như thế nào? Khi đã thấy cái gì cũng là Biết thì hoạt động nào của con cũng là thiền, vì mọi thứ xảy ra như là sự biểu diễn tự nhiên của Biết và cũng là một với cái Biết tuyệt đối này. Giống như sóng và biển, sóng là hoạt động tự nhiên của biển và biển cũng không ở đâu khác ngoài sóng. Không cần làm gì đặc biệt, con bỗng thấy thiền đang tự động xảy ra rồi. Và không gì có thể làm con tách rời khỏi thiền được, bởi cả con lẫn cái làm phân tâm đều được nhận ra cũng chính là Biết luôn rồi.

IV. CON ĐƯỜNG ĐẾN THỰC TẠI TUYỆT ĐỐI

Con đường đến thực tại tuyệt đối có ba giai đoạn.

1. Giới thiệu trực tiếp vào Biết bằng kinh nghiệm

Đoạn đầu tiên là con phải được giới thiệu trực tiếp, bằng kinh nghiệm vào thực tại tuyệt đối. Thực tại tuyệt đối là cái gì? Đó chính là cái Biết này. Nhưng Biết không phải là cái gì đó xa lạ, nằm ngoài con mà nó là chính cuộc đời con, là bản tính của con, là trạng thái thực sự, trạng thái tự nhiên của con. Không chỉ nhận ra bằng nhận thức mà con phải nhận ra bằng kinh nghiệm, thường là do có một người thầy giới thiệu trực tiếp cho con. Nếu không có kinh nghiệm trực tiếp mà chỉ đọc lý thuyết, cơ bản con sẽ có một cái Biết trong tưởng tượng.

“Cái Biết tuyệt đối này chỉ có thể nhận ra bằng kinh nghiệm trực tiếp. Vì thế một trăm nghìn mô tả không bằng một lần kinh nghiệm trực tiếp Biết không qua suy nghĩ.

Bắt đầu của kiến – nhận thức là giới thiệu trực tiếp vào Biết. Kiến này chỉ có thể hiểu với những người đã kinh nghiệm trực tiếp Biết.

Nghịch lý về kiến là chỉ có thể “hiểu” bằng kinh nghiệm. Chỉ người nào kinh nghiệm rồi nói mới hiểu.

Giống như con rùa mô tả với con cá về không khí trên bờ, mọi con cá đều chịu không thể hiểu trừ con cá đã từng mắc cạn.

Nếu chưa có kinh nghiệm trực tiếp hãy tìm một người thầy giúp con kinh nghiệm trực tiếp cái Biết này.” Khi con đọc những dòng này, con mới chỉ có một cái hiểu về lý thuyết, cái Biết có thể vẫn bị hiểu dưới dạng một khái niệm “Biết” gồm những tính chất được mô tả, nhưng xa lạ với kinh nghiệm của con. Con hãy tìm một người thầy có đủ phẩm chất để được giới thiệu trực tiếp vào Biết bằng tha lực của người thầy ấy.

Tuy nhiên, nếu cuộc sống con không có điều kiện, không cho phép làm như vậy thì con có thể chỉ dùng tự lực để đột phá vào Biết. Nếu ở hoàn cảnh như vậy, con hãy đọc những gì sư phụ đã giảng, cảm nhận như đang ngồi ở trước mặt sư phụ. Sau đó suy nghẫm, kiểm nghiệm những điều đó bằng kinh nghiệm và thực hành theo các hướng dẫn của sư phụ mà con tiếp cận được. Nếu con có nỗ lực và may mắn, Biết vẫn có thể hiện ra với con như khi học trực tiếp với sư phụ vậy.

2. Làm quen với Biết bằng Kiến Thiền - Hành

“Không kinh nghiệm gì thì chẳng hiểu được Nhưng kinh nghiệm rồi, do thiếu chánh kiến, nên vẫn có thể hiểu sai như thường.” Biết là một từ dễ gọi, nhưng để hiểu đúng thì không dễ. Biết là một thứ vượt qua mọi khái niệm, không thể mô tả được, nhưng lại kinh nghiệm được dễ dàng. Vì vậy cũng có rất nhiều tà kiến về Biết và cũng có rất nhiều nghi ngờ về Biết. Để thực hành đúng vừa cần kinh nghiệm trực tiếp, thường xuyên, vừa cần học hỏi chánh kiến, suy ngẫm sâu xắc để xóa đi tà kiến và nghi ngờ.

Điểm quan trọng của Kiến là con xác quyết trên thứ và chỉ một thứ này. Nghĩa là con chắc chắn rằng thực tại tuyệt đối chính là cái Biết này, và chỉ có cái Biết này thôi, không có gì khác nữa. Mọi thứ hiện ra trong Biết, nội dung của Biết đấy, cũng không là cái gì khác ngoài Biết, giống như hình trong gương cũng chính là mặt gương.

Để đến được chỗ này con cần học hỏi, suy ngẫm và thiền để đến được xác quyệt triệt để về không có tôi và không có thật. Nếu còn tôi và mọi thứ còn có thật con không thể nào xác quyết được cái hiện trong Biết lại chính là Biết.

Điểm quan trọng của Thiền là kinh nghiệm trực tiếp Biết không qua suy nghĩ. Qua đó thấy Biết nằm ngoài suy nghĩ, không bị ảnh hưởng của khái niệm và an trụ trong Biết mà không đi kèm khái niệm hóa, phân biệt thế giới ra chủ thể và đối tượng.

Điểm quan trọng của Hành là thấy rõ không có người hành động. Mọi việc trong cuộc sống vẫn diễn ra, con vẫn làm mọi thứ như bình thường nhưng trong một trạng thái “không người hành động, tất cả là biểu diễn của Biết”.

Ở đây sư phụ chỉ nói vắn tắt về Kiến, Thiền, Hành thôi. Sau này có nhiều thơi gian hơn sẽ nói kỹ với các con từng thứ một.

Có Kiến, Thiền, Hành đúng đắn như vậy, con sẽ tiếp tục sống, làm quen với Biết và loại bỏ dần các nghi ngờ. Nghĩa là sau khi con kinh nghiệm lần đầu tiên Biết là cái gì rồi, thì con tiếp tục học để hiểu chính xác hơn, và kinh nghiệm nhiều lần nữa trong cuộc sống. Nghi ngờ sẽ giảm xuống, xác quyết sẽ tăng lên.

Nhưng không nghi ngờ ở đây không phải chỉ là trong suy nghĩ mình không nghi ngờ, mà là một cuộc sống kết hợp giữa sự hiểu đúng (gọi là kiến), lẫn với những kinh nghiệm trực tiếp về Biết (gọi là thiền), lẫn cách hành động trong cuộc sống hàng ngày để giúp tăng trưởng chứng ngộ (gọi là hành).

Cuộc sống khi đó sẽ là một quá làm quen với Biết hết lần này đến lần khác, cùng với sự hiểu đúng, sẽ dẫn đến sự xác quyết rằng Biết là như vậy, Biết là rõ ràng trong kinh nghiệm của con, tất cả là một với Biết, không thể khác được.

Bạn Tuấn: Nhận ra được cái đấy.

Sư phụ: Nhận ra trực tiếp là nó chỉ thế, nó không là gì khác nữa, nó chỉ thế thôi.

Bạn Tuấn: Dạ.

Sư phụ: Ví dụ cái tát của Mai với bạn Thái.

Thế nào là không nghi ngờ, thế nào là có nghi ngờ? Có nghi ngờ có nghĩa là gì? Ôi giời bạn lại tát mình à? Đấy, thế là có nghi ngờ rồi.

Không nghi ngờ là gì? Đây chắc chắn là biểu diễn của Biết rồi, không có tôi nào tát hay tôi nào bị tất, không có gì khác nữa, không phải nghi ngờ gì cả. Có khác nhau không nhỉ?

Bạn Tuấn: Dạ khác.

Sư phụ: Trông thế thôi chứ khác nhau nhiều đấy. Trông tưởng sư phụ mô tả đơn giản nhưng mà khác nhau nhiều. bên là con không nghi ngờ, thì con chỉ thấy có biểu diễn của Biết thôi chắc chắn không gì khác được.

Bạn Tuấn: bên là vẫn còn cái tôi.

Sư phụ: Ờ, nếu nghi ngờ thì lúc đó vẫn là tôi làm tôi chịu, lỗi của tôi rồi đủ các loại đúng không? Tại sao mình lại bị tát thế này, chắc là mình nhìn cô bên cạnh rồi. (Mọi người cười) Đúng không? Ví dụ thế, thế là thôi rồi. Đấy là nghi ngờ. Đấy vẫn là tiếp tục mà có nghi ngờ.

Chưa phải là Biết. Kể cả mình không nhìn cô bên cạnh nữa thì sao? Biết vẫn có thể biểu diễn cảnh tát như thường. Đấy, thế mới là hiểu. Đấy là tiếp tục mà không nghi ngờ. Còn nghi ngờ là gì? Chắc là do mình nhìn người này người kia, chắc là do chấm chấm. Có tôi, có người, mà không có biết. Không. Cái đấy nó chỉ là lý do tương đối. Còn lý do tuyệt đối và duy nhất là do Biết biểu diễn như thế. Cho cái tát là cho cái tát, hết. Đấy gọi là tiếp tục mà không nghi ngờ.

Ví dụ ngày mai con lại làm mất một số tiền, thì thông thường lỗi tại mình dốt rồi, mình nhầm rồi, mình dở rồi. Thế là vẫn có nghi ngờ. Không nghi ngờ là gì, biểu diễn của Biết thôi biết làm thế nào. Có tài thánh cũng mất tiền. Mình có kinh doanh giỏi nhất Việt Nam cũng mất tiền. Nếu Biết đã biểu diễn mất tiền thì?

Một số bạn: Thì là mất tiền.

Sư phụ: Đúng rồi. Thế thôi. Quá đơn giản luôn. Hiểu không?

Bạn Tuấn: Dạ.

Sư phụ: Như thế thì cái mất tiền ấy nó đến để thử thách con. Nó không phải đến hại đời con đâu.

Bạn Tuấn: Nó không hại được.

Sư phụ: Nó đến để làm con tiếp tục mà không nghi ngờ. Đấy. Những cái khổ nạn vẫn phải đến, nhưng đến để thử thách, để xem là gì? Bạn có tiếp tục mà không nghi ngờ hay không, hay là bạn lại nghi ngờ?

Bạn Tuấn: Vâng.

Sư phụ: Đúng chưa? Khi đấy, vừa nãy có bạn nào nói là chấp nhận ấy, thì khi đấy con chấp nhận cách tuyệt đối.

Bạn Tuấn: Vâng. Nó đến để con xác quyết cái việc là mình bất lực với cái đấy. Chứ còn không thì con vẫn cứ tin như thế.

Sư phụ: Đúng rồi.

Bạn Tuấn: Dạ, bất lực thật sự với cái đấy.

Sư phụ: Đúng rồi. Con phải thực sự bất lực.

Nếu con thấy con còn có lực… Bạn Tuấn: Lâu lâu bất lực, xong rồi đến lúc lại có lực.

Sư phụ: À há. (Sư phụ và các bạn cười)

Bạn Tuấn: Đấy, con bị cái trình trạng thế đấy…

Sư phụ: Không, sư phụ rất hiểu cái điều đấy.

Rất rất nhiều người bị như vậy. Và vì như thế nó phải đến tiếp. Vấn đề nó phải đến tiếp thì con mới đồng ý được rằng con bất lực.

Bạn Tuấn: Dạ.

Sư phụ: Chính khi con bất lực rồi thì không mất nữa đâu. Có kỳ diệu không? Nhưng mà con chưa thấy bất lực thì nó sẽ đến để để chứng minh cho con. Nếu con đi tìm sự thật, thì sự thật sẽ tìm con bằng cách mất tiền.

Bạn Tuấn: Dạ.

Sư phụ: Để con hiểu rằng con chẳng có cái vai trò gì hết. Không phải tài giỏi, không phải do kém. Không do tài cũng chẳng do con kém. Mất là mất. Đấy gọi là tiếp tục mà không nghi ngờ.

Bạn Tuấn: Cái gì nó đến nó sẽ đến.

Sư phụ: Ừ. Tiếp tục mà không nghi ngờ. Vì sao? Vì con có nghèo kiết xác nữa con vẫn có thể tỉnh thức được. Nhưng nếu con giàu hết cỡ, mà con lại nghĩ là mình giỏi, mình có thể làm được cái này được cái kia, thì con vẫn chẳng gần sự thật được tý nào hết.

Bạn Tuấn: Dạ.

Sư phụ: Thế con thấy cái nào thú vị hơn?

Bạn Tuấn: Nghèo kiết xác mà nhận ra sự thật sướng hơn.

Sư phụ: Vẫn hơn là ông giàu khú đế xong nghĩ là mình giỏi, đúng không?

Đây có hai ví dụ đấy, của Thái với của của Tuấn. ông thì bị tát xác định ngay là gì? Biết biểu diễn chứ có gì đâu? Còn ông mất tiền thì sao? Do Biết biểu diễn, mất thì mất thôi, có do mình giỏi mình kém gì đâu.

Lưu ý quan trọng là cái xác quyết đó phải dựa trên trí tuệ, dựa trên một quá trình phá ngã chấp, phá sự tồn tại thực sự của vật. Chứ không phải chỉ nghe sư phụ bảo đây là Biết biểu diễn rồi tin theo. Xác quyết theo kiểu nghe sư phụ nói rồi mình tin thì chắc chắn sẽ dẫn đến nghi ngờ, nhiều bạn đã bị rồi, khi có việc gì đến thì nói như một cái máy “Biết biểu diễn…”, mà không hiểu tại sao lại là Biết biểu diễn? Sau đó gặp chuyện thì mâu thuẫn vì tin là có tôi làm chứ sao lại là Biết biểu diễn được, dần dần phỉ báng và xa rời sự thật.

Để thấy là Biết biểu diễn con cần phải trải qua một quá trình học hỏi, suy ngẫm và thiền để thấy không có tôi, không có vật, nên mọi thứ chỉ còn là cảnh hiện ra trong Biết. Khi hiểu sâu sắc như vậy, con mới xác quyết được chỉ có Biết, không có gì khác cả.

Tóm lại, giai đoạn thứ hai con dùng kiến, thiền, hành để tiếp tục làm quen với Biết và dẫn đến sự xác quyết và hết nghi ngờ.

Còn hôm nay mình chỉ nói đoạn thứ nhất:

Giới thiệu trực tiếp vào Biết. Biết nó là một ngôn từ thôi. Các con cần được giới thiệu trực tiếp bằng kinh nghiệm, không chỉ dừng ở ngôn từ. Hiểu không đủ, mà con cần được giới thiệu trực tiếp. Con nhận ra à hóa ra Biết là cái này này. Nó không phải là cái lý thuyết sư phụ nói, mà nó là cái này này. Khi nào kinh nghiệm trực tiếp Biết và thấy Biết chính là cuộc đời con, là cả thế giới của con. Đấy mới gọi là được giới thiệu trực tiếp.

Sau đó là làm quen với Biết trong mọi kinh nghiệm sống. Ví dụ vừa nãy là rõ ràng rồi đúng không? Tát cái là biểu diễn của Biết hay là có tôi, có người yêu tôi ghét tôi v.v… Đấy. Tất nhiên con được quyền nghĩ rằng do người yêu tôi ghét, nhưng con phải hiểu đó chỉ “có vẻ là”. Còn “thực ra là” Biết biểu diễn, chứ ở đây không phủ nhận cách nghĩ thông thường. Con có thể nghĩ mất tiền vì con nhầm lẫn, cũng đúng, nhưng nó chỉ “có vẻ là” như vậy. Còn “thực ra là”?

Bạn Tuấn: Là Biết biểu diễn.

Sư phụ: Thực ra là gì chính là cái cần làm quen và xác quyết. Còn những cái tương đối cứ sống thôi, mất tiền thì cẩn thận để không mất nữa, bị tát thì học bài học để không bị tát nữa...

Bạn Tuấn: Dạ.

Sư phụ: Đấy, con hiểu vấn đề chưa nhỉ? Cái tuyệt đối nó không phủ định cái tương đối.

Cái tuyệt đối nó ôm trọn lấy cái tương đối.

Bầu trời thì không phủ nhận cái loại mây mưa giông bão. Nó ôm trọn các loại mây mưa giông bão. Đúng không? Màn hình ti vi thì không phủ nhận cảnh giết người hay cảnh cứu người. Ôm lấy cả cảnh giết người lẫn cứu người.

Bạn Tuấn: Nó biểu diễn ra cái cảnh nhầm lẫn ấy.

Sư phụ: Đúng rồi. Về tương đối, hay còn gọi là “có vẻ là”, thì vẫn là nói là tôi nhầm lẫn cũng chẳng sai. Nhưng về tuyệt đối con hiểu rằng “thực ra là” gì. Cái “thực ra là” đấy nó thể hiện con đã xác quyết trên thứ được hay chưa. Nếu con không có “thực ra là”, mà cuộc sống chỉ toàn “có vẻ là”, thì đấy là con vẫn chưa xác quyết trên thứ. Con vẫn tiếp tục và nghi ngờ. Và chuyện đấy là chuyện bình thường thôi, không có vấn đề gì đâu. Ai cũng phải trải qua quá trình làm quen với Biết. Có thể làm quen trong nhiều năm. Thế nhưng trong lịch sử có những người không cần làm quen, lần được luôn. Nhưng trong triệu hành giả thì may ra được người như vậy. Còn người nói chung thì thông thường là nhiều năm.

Cái nhiều năm nó có cái hay ở chỗ là sau này nó giúp được những người khác cũng có hoàn cảnh tương tự như mình. Nên nhiều năm không có gì xấu cả. Sau này con có nhiều kinh nghiệm cá nhân để chia sẻ cho người khác việc con đã vượt qua đoạn này thế nào.

3. Tự tin đến từ tự giải phóng

Đoạn thứ ba gọi là tự tin đến từ tự giải phóng. Đoạn thứ ba thì con thấy rằng chỉ có Biết trong kinh nghiệm sống của con. Đoạn trước con phải cố gắng làm quen, cố gắng xác quyết vào Biết. Nhưng khi đến một đỉnh điểm nhất định của xác quyết và kinh nghiệm, thì con thấy tự Biết nó thế, tự luôn ở đây, và mọi thứ hiện ra trong Biết tự nó cũng chính là Biết, không cần cố gắng xác quyết là như vậy nữa. Nó vốn dĩ như thế rồi chứ không phải là tôi phải xác quyết nó mới thế. Khi đó, kinh nghiệm mọi thứ tự giải phóng trong Biết, đặc Biệt là sự giải phóng hoàn toàn của suy nghĩ, sẽ trở nên tự nhiên.

Giai đoạn trước, khi Mai tát con cái, thì con phải nghĩ là đây là Biết biểu diễn ấy mà, không có gì khác cả. Đấy gọi là “xác quyết trên một thứ”. Đấy cũng gọi là “tiếp tục mà không nghi ngờ”. Nhưng mà ngày mai, hay đến ngày con tự tin vào tự giải phóng ấy, và Mai tát con cái đấy thì con sẽ các cảm xúc và suy nghĩ tự bắn ra, chứ không phải con nghĩ ra, rồi tự tan vào Biế. Con sẽ thấy: có gì đâu nhỉ, cái cảnh tát này hiện ra trong Biết, rồi tan ngay vào Biết. Đấy là cảnh hiện ra trong Biết, là biểu diễn của Biết, và khi hiện ra thì nó cũng là một với Biết, không có cái tôi nào ở đó để được lợi hay bị hại. Thế thì có gì mà kinh khủng đâu. Tự con khẳng định thế do thấy trực tiếp trong kinh nghiệm sự tự giải phóng của toàn bộ cảnh đó trong Biết. Con không cần phải cố gắng xác quyết rằng đây là cái biểu diễn của Biết và nó chính là Biết nữa.

Tự nhiên thôi, có gì đâu nhỉ, chỉ thế thôi mà.

Sau đoạn đó xong rất tự tin.

Cái tự tin đấy không phải đến từ ai dạy cho con cả. Mà đến từ kinh nghiệm sống của con.

Kinh nghiệm các suy nghĩ tự hiện lên, làm nhiệm vụ của mình rồi tự nhiên tan vào Biết, như những cơn sóng tan vào mặt Biển. Việc thấy suy nghĩ tự hiện rồi tự tan rất quan trọng, nó khiến con hoàn toàn không còn lệ thuộc vào suy nghĩ nữa.

Giai đoạn này con sẽ kinh nghiệm thấy là mọi thứ nó tự ổn sẵn rồi, mọi thứ tự giải phóng hay là tự tan luôn rồi đấy. Tự không có vấn đề gì, tự biến mất trong Biết, tự nó là một với Biết. Nó tự như thế rồi, không phải do tôi cố xác quyết gì nữa. Vốn cái tát đấy hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết đúng không? Kể cả mình có nóng giận hết cỡ đi, chẳng sao cả. Tự tin thì không sợ cả nóng giận. Vì nóng giận cũng hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết. Cuối cùng chẳng có dấu vết gì, và nó là biểu diễn của Biết mà thôi. Có thấy cái “mình” nào đâu mà phải sợ. Khi đấy con có sự tự tin. Tự tin vì con thấy rằng cái cảm xúc nóng giận đấy cũng không đáng sợ nữa. Vì nó là biểu diễn của Biết mà thôi. Biết biểu diễn cảnh có một người phụ nữ tát một người đàn ông, xong Biết biểu diễn người đàn ông nóng giận.

Con có cái loại tự tin mà người thông thường vẫn đang nóng giận thì không có được. Người bình thường không bao giờ có loại tự tin này.

Vì họ nghĩ rằng phải không nóng giận thì mới đúng chứ, và vẫn tin rằng có một cái tôi đang nóng giận.

Bạn Tuấn: Chính xác.

Sư phụ: Nếu phải lúc nào tâm cũng bình an thì mới đúng. Thì làm sao tự tin? Hành giả như thế không tự tin được, vì khi nóng giận đến sẽ mất tự tin. Đúng không? Sư phụ quen nhiều người, rất nhiều, những người thực hành 20, 30 năm vẫn không tự tin là bình thường. Tại vì sao? Vì họ vẫn còn cái tôi hành giả, tin là cái tôi đó sẽ kiểm soát được cảm xúc. Mà họ được học để không có nóng giận, không có ghen tị gì cả. Nhưng mà sao họ vẫn thấy mình lại nóng giận, ghen tị đến thế này, nên tự nhiên họ mất tự tin, đúng không?

Một bạn nữ: Đúng.

Sư phụ: Con vừa nói lúc nãy đấy, suy cho cùng tình yêu của con toàn là đến từ cái tôi, đúng không? Vậy khi con thấy tình yêu đến từ cái tôi, con mất tự tin, đúng không? Như vậy là nếu mình muốn đạt được trạng thái A, trạng thái B, trạng thái C khác với trạng thái đang là này, thì mình lúc nào cũng rất dễ mất tự tin. Chỉ khi nào mình thấy rằng là “ừ cái đang là nào thì cũng ổn, có gì đâu”, kể cả nóng giận cũng chẳng vấn đề gì hết, kể cả tình yêu đến từ cái tôi cũng chẳng sao cả. Vì mình trực tiếp thấy nó là biểu diễn của Biết, hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, đồng một vị với Biết, và đặc biệt là không do một cái tôi nào điều khiển cả. Khi đấy con có một loại tự tin mới, tự tin vào tự giải phóng, mà người bình thường không thể có được.

Người mà không đi vào con đường này thì đến đoạn nhất định không có tự tin nổi nữa. Vì còn cái tôi tâm linh, cứ mất cái này, cái kia là mất tự tin. Nhưng khi đó con mất con vẫn tự tin. Mất vui, mất an toàn, vẫn tự tin. Khó tin quá đúng không? Quái, sao đang buồn bực nhưng mà vẫn tự tin được hả?

Đúng không? Lo lắng hết cỡ vẫn tự tin.

Đấy, khi lo lắng hết cỡ mà con trực tiếp thấy rằng đây là biểu diễn của Biết, không phải đến từ tôi, và trực tiếp thấy nó tự hiện tự tan trong Biết, thì con sẽ tự tin. Thậm chí kể cả nó không tan, nhưng con trực tiếp nhìn thấy bản chất của lo lắng chính là trang hoàng rực rỡ của Biết, không cần chống lại lo lắng, thì con vẫn tự tin. Đấy gọi là tự tin đến từ tự giải thoát.

Tự tin đến từ việc gì? Từ việc thực chứng rằng kinh nghiệm của con luôn có một vị là Biết, nên tất cả những kinh nghiệm của con đều rất ok. Nói một cách dễ hiểu là gì? Tự tin đến từ việc thấy Biết luôn rõ ràng và mọi kinh nghiệm dù có hình tướng gì đi nữa thực ra đều là Biết, bình đẳng với nhau. Vì thế nên mọi kinh nghiệm đều ok hết, sướng hay khổ, vinh hay nhục, được hay mất, khen hay chê đều là biểu diễn của Biết, đều có chất là Biết, đều bình đẳng và cùng một vị với Biết. Nếu con đi được đến hết đoạn ba này, thì tất cả những cái ngọt ngào trong sách vở miêu tả sẽ tự đến với con. Còn nếu không, thì con vẫn chỉ là người hiểu cái sư phụ nói, con chưa sống như cái sư phụ nói, hãy đi tiếp.

Khi nào con thấy những thứ lâu nay, trước nay mình thấy không ok, thì giờ vẫn ok, con sẽ tự tin mà không cần sửa một chữ. Chỉ có tự tin đến từ kinh nghiệm mới thấy như thế được thôi. Nếu con không đủ tự tin ấy, con không thấy nổi cái đấy đâu. Không thể nào thấy những thứ lâu nay mình không cho là ok, bây giờ lại là ok được, không thể xác quyết được. Các con tạo ra chuẩn nhiều nhất là chuẩn với chính mình. Chuẩn với xã hội thì có rồi, nhưng mà với mình ấy, khoác lên mình một đống tiêu chuẩn. Một ngày nào đó, mình thấy mình khác chuẩn đấy thôi, thì mình mất tự tin.

Nhưng bây giờ khi con chứng kiến sự tự giải phóng của mọi kinh nghiệm trong Biết rồi thì sao? Khác hẳn chuẩn đấy mà vẫn tự tin, thì đấy gọi là tự tin dựa trên tự giải phóng, thuật ngữ gọi thế. Khi nào con tự tin vào tự giải phóng rồi thì hoa thơm, quả ngọt sẽ đến. Lúc đấy còn vấn đề gì nữa? Mọi thứ tự ổn, tự hoàn hảo rồi còn gì nữa, đúng không?

Ngày mai covid đến, con bị covid, con thấy ừ, có gì đâu, covid thì sao? Đúng không? Thì chữa đúng không? Chữa không khỏi chết thì sao? Covid là gì? Chết cũng là gì?

Mọi người: Biểu diễn của Biết.

Sư phụ: Biểu diễn của Biết thôi. Cái sự tự tin ấy, cái sự xác quyết trên một thứ ấy, cái sự sống liên tục trong Biết ấy, nó dẫn đến sự tự tin ấy. Con hiểu con đường chưa? Nếu con phải chia làm ba đoạn, thì ba đoạn vừa mô tả đấy.

Một là được giới thiệu trực tiếp, hai là làm quen với Biết.

Đoạn ba là gì? Là tự tin dựa trên tự giải phóng, cũng là một từ rất khó hiểu. Tự tin do thấy rõ mọi kinh nghiệm, đặc biệt là suy nghĩ, tự giải phóng trong Biết. Kinh nghiệm được là cái gì cũng là Biết nên rất ok. Đấy, lúc đấy thì sư phụ chửi con, con thấy ok ngay.

(Mọi người cười) Biểu diễn của Biết thôi có gì đâu đúng không? Mà con chửi sư phụ, con cũng thấy ok. (Mọi người cười) Không chỉ là sư phụ chửi con, con thấy ok, mà kể cả con chửi sư phụ thì chính con thấy gì?

Mọi người: Ok.

Sư phụ: Ok, sư phụ hay kể chuyện đấy, Thangtong Gyalpo, một bậc giác ngộ vĩ đại của Tây Tạng, đang ngồi thì có một thằng trẻ ranh tuổi đi vào. Các con nghe chuyện đấy chưa? Hai người đấy đều giác ngộ, Thangtong Gyalpo, hơn tuổi rồi. Còn cái ông trẻ ranh kia có hơn tuổi. Nhưng cả hai ông đều là hai bậc giác ngộ. Ông già thì đang giảng rất đông người. Ông kia nghênh ngang đi vào, không chào. Thế là ông Thangtong Gyalpo trợn mắt quát: “Nhà ngươi là ai mà vào đây hỗn láo thế?”. Đấy, quát cho vui thôi mà, quát cho vui, quát ông kia là, ngươi là ai vào đây hỗn láo thế, vào đây không chào, đúng không? Cả hội chúng toàn là sư đang ngồi nghiêm túc, mà ông trẻ kia cứ đi nghênh ngang đi vào.

Chưa hết, ông trẻ kia đến giật râu, nắm râu Thangtong và khen: Ôi râu đẹp thế nhỉ?

(Mọi người cười). Đã không thèm trả lời lại còn gì?

Mọi người: Giật râu.

Sư phụ: Giật râu. Thế là Thangtong bảo:

“Nhà ngươi cũng khá đấy, cúng dường ta cái gì đấy rồi đi đi”. Thế là khen đấy, khen thật đấy: “Ngươi cũng khá đấy, có gì cúng dường, cúng xong đi đi”. Thế có ai cần ai đâu, đúng không nhỉ? Hai ông giác ngộ thì cần gì nhau nữa. Xong ông trẻ kia bảo: “Không, ta muốn được cúng dường”. (Mọi người cười). Nói tôi muốn được cúng dường, xong giật luôn cái áo choàng của Thangtong Gyalpo, khen áo đẹp quá, lấy luôn. Kinh không?

Ông già bảo cúng dường đi, thế mà ông trẻ giật cả cái áo choàng, bảo ta muốn được cúng dường xong giật luôn, không cần, không xin phép. Đấy, cho con một ví dụ về việc là cái gì cũng ok là vì thế. Lấy cái áo choàng của một sư phụ giác ngộ đang ngồi giữa đại chúng, và vẫn thấy ok. Đấy, khi đấy con thấy cái gì nổi lên cũng ok, đấy gọi là tự tin, khi thấy cái gì cũng tự giải phóng trong Biết. Cái gì cũng ok.

Một bạn: Không ngán bất cứ thứ gì.

Sư phụ: Có thể nói như vậy, nhưng cái này mạnh hơn là gì, thực sự nhấn mạnh sự tự tin đến từ kinh nghiệm trực tiếp về tự giải phóng. Khi con kinh nghiệm cái gì cũng là Biết, thì lúc đấy rất tự tin. Còn khi con còn tin là có tôi, có thế giới, thì con thấy một cái nóng tính nổi lên, con sẽ cho là ôi cái này không ok rồi. “Mình hôm nay sao lại mình lại tham, sân, si thế này, không được.” (Vài người cười). Nếu con còn lo lắng mình hành xử thế này chuẩn hay chưa, hoặc người khác hành xử thế chuẩn hay chưa, thì có nghĩa là con chưa đến đoạn tự tin.

Xác quyết và kinh nghiệm liên tục về Biết thì dần dần con sẽ tự tin khi thấy cái gì cũng là Biết, cái gì cũng rất ok. Mọi thứ đã vốn hoàn hảo rồi, không cần sửa một chữ thì vẫn hoàn hảo. Khi đấy thì kể cả những rối loạn trong đời con, con cũng thấy ok luôn. Khi thấy mọi suy nghĩ, mọi sự vật hiện tượng tự hiện và tự tan trong Biết, thì đấy là thời điểm bắt đầu của giải phóng. Trong lịch sử gọi là tự tin dựa vào tự giải phóng, tự tin xây dựng trên sự tự giải phóng là như vậy.

Thế thì còn cái gì vương mắc nữa, con bắt đầu thấy trong lòng con rất thênh thang, rộng mở, giải phóng. Con bắt đầu có một cảm nhận thế nào là tự do vô điều kiện. Thấy cái gì cũng ok, thì vô điều kiện không?

Một bạn nam: Có.

Sư phụ: Chứ còn có cái không ok, cái ok, làm sao lại vô điều kiện được, đúng chưa? Buổi đầu tiên nhưng sư phụ nói luôn bước cuối cùng, cái gọi là từng bước đi là như thế nào, nó có ba đoạn như vậy.

Và ba đoạn đấy nó không đòi hỏi con phải lên núi hay ở đâu đặc biệt hết. Con vẫn sống giữa náo nhiệt của đô thị được vì bản chất cái nào nhiệt này cũng là cái Biết, là cái hoàn hảo.

Đấy là lý do mà sư phụ sống cuộc đời như thế này. Sư phụ hoàn toàn có thể bỏ hết mọi thứ cách đây nhiều năm rồi. Tại lúc đó may mắn mình đã kiếm đủ tiền để mình sống cả đời rồi. Nhưng mà mình thấy, thế thì còn biểu diễn gì được sự thật, truyền cảm hứng được gì nữa. Cứ thức tỉnh, nhận ra đây là mơ, là phải trốn lên núi à? Đúng không? Không, mình hoàn toàn có thể sống giữa tất cả các loại chuyện thị phi luôn, đúng không? Mình tham gia vào cuộc đời đầy thị phi, và mang vào thị phi của một con người. Thì nó mới chứng tỏ là cái gì cũng ok chứ.

Mọi người: Cho vui.

Sư phụ: Đây, các con thấy đời sư phụ như thế nào? “Đời tôi thanh tịnh lắm nên cái gì cũng ok.” (Vài người cười) Học trò tin thế nào được.

Đời tôi bất tịnh mà cái gì cũng ok, thì học trò mới thấy sức mạnh của sự thật chứ. Nếu thấy sư phụ cũng tham gia vào cuộc sống bất tịnh mà sư phụ vẫn ok, thì con tin sự thật hơn, hay là thấy sư phụ sống rất thanh tịnh và sư phụ bảo đời tôi rất ok, cái nào làm con tin hơn?

Một bạn nữ: Bất tịnh.

Một bạn nam: Bất tịnh ạ.

Sư phụ: Cái mấu chốt là gì? Là sư phụ nói về cái Biết tuyệt đối, là một cái mà nội dung nó thế nào thì nó cũng ok, không lay chuyển được! Đấy, cái mà thế nào cũng ok thì là cái mấu chốt. Cái mà phải lọc trạng thái này đi, bắt trạng thái kia xảy ra thì mới ok, thì là cái không mấu chốt.

Hôm nay sư phụ cho con biết con đường là như thế đấy! Nếu con thấy đúng thì con đi tiếp, không thì thôi. Nó có bước đấy. Hiểu luôn từ đầu. Trong cả bước này không có bước nào là bước phải lánh đời sống bất tịnh và sống một đời thanh tịnh cả. Con ngẫm xem trong bước có bước nào cần thanh tịnh

Một bạn: Không!

Sư phụ: Bước cần thanh tịnh không? Bước giới thiệu trực tiếp, con hiểu và kinh nghiệm cái sư phụ nói là được. Con già hay con dốt mà con kinh nghiệm cái sư phụ đã nói thì là xong. Không cần thanh tịnh. Làm quen với Biết thì cần làm quen cả trong thanh tịnh lẫn bất tịnh, để thấy bất tịnh cũng là Biết, vậy cũng chẳng cần thanh tịnh. Đúng không? Còn tự giải thoát thì càng không cần thanh tịnh. Đúng chưa?

Đấy! Thế nên là nếu sư phụ sống một cuộc đời quá thanh tịnh thì nó lại là tấm gương không tốt lắm cho chính những thứ mình giảng. Mình giảng là thế nào cũng được nhưng mình lại sống rất thanh tịnh, thì mình lại biến thành tấm gương không hiệu quả.

Tấm gương hiệu quả là gì? Là mình sống cuộc đời cũng chẳng gọi là thanh tịnh mà vẫn ok thì là tốt nhất, đúng không? Học trò mình sẽ có lòng tự tin.

Trong đoạn đấy thì việc con được giới thiệu Biết nó là cái gì, rất quan trọng. Vì từ xưa tới nay con chỉ biết những cái tương đối thôi, toàn những cái mà có thể mất thôi, đúng không? Chứ thực ra chưa bao giờ con biết cái gì là cái không thể mất. Không bao giờ mất.

Và rất nhiều người sinh ra trên trái đất này rồi chết đi mà không hề biết nó là cái gì.

Không có người thầy chỉ ra thì không bao giờ biết. Vì thế đoạn các con bắt đầu này là rất quan trọng. Con cần được giới thiệu trực tiếp nó là cái gì. Hoặc qua một vị thầy, hoặc thỉnh thoảng cũng có ngoại lệ. Ví dụ ngày xưa cũng không ai giới thiệu cho sư phụ hết, nên đành phải đọc sách và tự cố gắng. Nhưng mà tạm gọi là do đời trước mình đã thực chứng cái Biết này giờ mình quay lại chơi với nhiệm vụ này thôi, hoặc gọi thật ra là do Biết biểu diễn, nên là chuyện đấy nó thành khá dễ dàng. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm dạy của sư phụ thì thấy rằng thường không được giới thiệu thì sẽ không biết cái Biết là gì.

Anh Tuấn: Sư phụ tự nhận ra à?

Sư phụ: Một ngày nào đó con cũng sẽ tự thấy là ừ hoá ra mình đã xem những bộ phim gì.

Nếu mà nói mỗi cuộc đời là một một bộ phim ấy, thì trên tấm gương của Biết này nó có hàng triệu cuộc đời rồi, hàng triệu bộ phim rồi, vô số cảnh luân hồi lẫn niết bàn rồi.

  • Ai cũng có thể thực hành để an lạc và hạnh phúc ngay giữa đời thường.

Để hiểu rõ hơn cách thực hành như thế nào, bạn có thể tham gia vào CLB Phát triển bản thân Trong Suốt: trongsuot.com Cùng nhau, chúng ta sẽ về nhà bạn nhé!

Tải tài liệu